Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
Ví dụ: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút. (SGK. GDCD 10 Tr.31)
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu của sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác (SGK . GDCD 10 Tr.30)
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu của sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác (SGK . GDCD 10 Tr.30)
Tính kế thừa: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Bởi vậy, nó không phủ định sạch trơn, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới. Tính kế thừa này cũng là tất yếu và khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục. ( SGK GDCD 10 Tr.35)
Giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là độ. (SGK. GDCD 10 Tr.31)
Khi biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. (SGK GDCD 10 Tr.31)
Mọi sư vật, hiện tượng trên thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có cửa sự vật và hiện tượng, không thể có chất và lượng "thuần túy" tồn tại bên ngoài các sự vật và hiện tượng, cũng như không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại. (SGK. GDCD 10 Tr.31)