Đột biến

Đột biến

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đột biến

Lý thuyết về Đột biến

Đột biến

Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp vì tần số đột biến gen của từng locut gen thường rất nhỏ ( \[{{10}^{-6}}{{10}^{-4}}),\]nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến gen lại giữ vai trò chủ yếu tạo nên nguồn biến di di truyền (nguyên liệu sơ cấp) cho quá trình tiến hoá.

Di – nhập gen

Các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau, do đó giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể: hiện tượng này gọi là di nhập gen hay dòng gen. Di nhập gen làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc làm thay đổi tần số alen của quần thể Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.

Chọn lọc tự nhiên

- Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình qua nhiều thế hệ dẫn đến chọn lọc kiểu gen (duy trì những kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi và đào thải những kiểu gen qui định kiểu hình không thích nghi với môi trường)

- CLTN là nhân tố qui định chiều hướng tiến hóa.

- CLTN làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:

 + Alen chịu sự tác động của CLTN là trội hay lặn.

 + Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội

 + Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Các nhân tố tiến hóa bao gồm ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
sgk lớp 12 cơ bản trang 114

Câu 2: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối của các alen thuộc một gen là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tần số đột biến của từng gen là rất nhỏ (khoảng 10-6 đến 10-4) nhưng ở một số gen dễ đột biến, tần số đột biến có thể lên tới 10-2

Câu 3: Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân tố tiến hóa: là những nhân tố làm biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể

Câu 4: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các yếu tố ngẫu nhiên đến bất ngờ (lũ lụt, cháy rừng…) làm cho một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

Câu 5: Hiện tượng di nhập gen là một nhân tố tiến hóa vì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mang đến các alen mới và các alen có sẵn trong quần thể làm phong phú và thay đổi tần số alen với tần số kiểu gen của quần thể phù hợp với định nghĩa nhân tố tiến hóa.

Câu 6: Nhân tố di - nhập gen được gọi là ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dòng gen là cách gọi khác của di nhập gen

Câu 7: Cho các nhận định sau: I. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống. II. Chọn lọc chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn alen lặn. III. Chọn lọc tự nhiên tác động không phụ thuộc kích thước quần thể. IV. Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một alen lặn ra khỏi quần thể. Nhận định đúng về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các ý đúng là: (II), (III).

Ý (I) sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc các kiểu hình thích nghi với môi trường.

Ý (IV) sai vì CLTN không thể đào thải hoàn toàn 1 alen lặn ra khỏi quần thể vì nó còn tồn tại.

Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ hỗ trợ. Vì đây là hai cá thể cùng loài.

Câu 8: Tác dụng chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
lý thuyết sgk lớp 12 cơ bản trang 115

Câu 9: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng duy nhất: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể, thông qua đó tác động lên kiểu gen. 

Câu 10: Các nhân tố tiến hoá phát huy vai trò chủ yếu trong quần thể nhỏ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quần thể nhỏ rất dễ chịu tác động lớn từ di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên , nó gây biến đổi tần số alen mạnh mẽ

Câu 11: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối của các alen thuộc một gen của cả hai quần thể là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Di nhập gen làm biến đổi tần số alen của cả quần thể cho và nhận

Câu 12: Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá. Làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về các nhân tố tiến hóa:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen trong quần thể

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về tác động của chọn lọc tự nhiên là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà tác động đối với toàn bộ kiểu gen, trong đó các gen tương tác thống nhất; CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động lên toàn bộ quần thể. (SGK NC tr 153 đoạn gần cuối trang, bên dưới câu hỏi)

Câu 15: Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có thể làm thay đổi nhanh tần số tương đối của các alen về một gen nào đó trong quần thể nhanh nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Giao phối không làm thay đổi F alen, đột biến làm biến đổi tần  số alen rất nhỏ, CLTN làm biến đổi tần số alen nhanh nhất.

Câu 16: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến thường có hại, một số ít có lợi cho sinh vật.

Câu 17: Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đột biến là nhân tố tiến hóa vì đột biến làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể

Câu 18: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa vì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Lý thuyết cơ bản sgk cơ bản lớp 12 trang 114

Câu 19: Hiện tượng nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi tần số alen của 1 quần thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu 20: Theo quan điểm hiện đại, mặt chủ yếu (thực chất) của chọn lọc tự nhiên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Xem SGK CB tr 114, phần 3. Thực chất tác dụngcủa CLTN là phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây không đúng về tính chất và vai trò của đột biến?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến  là những biến đổi trong vật chất di truyền, bao gồm đột biến gen và đột biến NST. Trong các dạng đột biến, đột biến gen thường có vai trò quan trọng hơn đối với tiến hóa so với đột biến NST.

Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể, một số ít có lợi.

Phần lớn alen đột biến là alen lặn xuất hiện ở một giao tử nào đó, alen lặn sẽ đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh alen trội ở trạng thái dị hợp nên không biểu hiện ra kiểu hình. Qua giao phối, alen lặn có thể đi vào thể đồng hợp và biểu hiện thành kiểu hình.

Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, ở tổ hợp này là có hại nhưng ở tổ hơp khác lại có lợi.

Đột biến là nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống, không phải chỉ đột biến gen trội mới được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu.

=> A chưa chính xác. ( Xem lại các đặc điểm của đột biến trong Tư liệu bài giảng, SGK 12 NC tr 149, SGK 12 CB tr114)

Câu 22: Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân tố vừa làm phong phú vốn gen của quần thể vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể là hiện tượng di nhập gen.

Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên là các yếu tố làm nghèo vốn gen của quần thể.

Câu 23: Nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng tiến hóa của sinh giới theo hướng thích nghi

Câu 24: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quá trình đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa chứ không phải thứ cấp

Câu 25: Xét trên từng gen riêng lẻ, tần số đột biến tự nhiên trung bình trong khoảng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tần số đột biến trên từng gen riêng lẻ là rất nhỏ: khoảng 10-6đến 10-4   (SGK cơ bản trang 114)

Câu 26: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa là đột biến.

Câu 27: Phát biểu KHÔNG đúng về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp là quá trình?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến làm phát sinh các đột biến có lợi sai vì theo thuyết tiến hóa hiện đại, đa số đột biến tự nhiên là có hại tuy nhiên giá trị thích nghi của đột biến đó còn phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường.

 

Câu 28: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên có khả năng làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.

Câu 29: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là: di nhập gen, đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 30: Hiện tượng di- nhập gen làm ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Di nhập gen chỉ có vai trò Làm thay đổi tần số alen của quần thể

Câu 31: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể tạo ra các alen mới cho quần thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu 32: Chọn lọc tự nhiên tác động đến sinh vật như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, từ đó tác động lên kiểu gen và các alen, do đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 

Câu 33: Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hóa?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân tố tiến hóa chỉ gồm 5 nhân tố là chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và đột biến, không gồm chọn lọc nhân tạo

Câu 34: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chọn lọc tự nhiên tác động đến từng gen riêng lẻ, làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể sai vì chọn lọc tự nhiên không tác động đến từng gen riêng lẻ mà tác động đến toàn bộ kiểu gen, làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.