1. Dao động điều hòa: Là dao động được mô tả dưới dạng hàm sin hoặc hàm cos theo thời gian.
2. Dao động tuần hoàn: Là dao động mà trạng thái dao động lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian như nhau
3. Dao động tự do: Là dao động mà chu kỳ của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ
4. Dao động duy trì: là dao động có biên độ không đổi theo thời gian trong đó sự cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao do ma sát ma không làm thay đổi chu kỳ riêng của nó thì dao động kéo dài mãi mãi và gọi là dao động duy trì.
5. Dao động cưỡng bức: là dao động chịu sự tác dụng của ngoại lực biến đổi điều hòa $F = {F_0}c{\rm{os}}\left( {\Omega t + \varphi } \right)\left( N \right)$
+ Biên độ Fo của ngoại lực
+ Phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực
+ Lực cản môi trường.
Hiện tượng cộng hưởng: khi biên độ A của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại. người ta nói rằng có hiện tượng cộng hưởng.
6. Phân biệt dao động duy trì và dao động cưỡng bức:
Dao động cưỡng bức |
Dao động duy trì |
Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc bất kỳ. sau giai đoạn chuyển tiếp thì dao động cưỡng bức có tần số góc của ngoại lực. |
Dao động duy trì cũng xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực, nhưng ở đây ngoại lực được điều khiển có tần số góc bằng tần số góc của dao động tự do của hệ |
Dao động xảy ra trong hệ dưới tác dụng của ngoại lực độc lập đối với hệ |
Dao động duy trì là dao động riêng của hệ được bù thêm năng lượng do một lực điều khiển bởi chính dao động ấy thông qua một hệ cơ cấu nào đó. |
Sự cộng hưởng xảy ra khi tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
Tần số của dao động cưỡng bức có thể không bằng tần số dao động riêng của hệ
Sự cố trên liên tưởng đến hiện tượng cộng hưởng.
Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ thuộc vào pha của ngoại lực.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới