Huỳnh quang và lân quang

Huỳnh quang và lân quang

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Huỳnh quang và lân quang

Lý thuyết về Huỳnh quang và lân quang

  • Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự huỳnh quang.
  • Từ nhiều thí nghiệm, người ta đã rút ra nhận xét: Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: ${{\lambda }_{hq}}>{{\lambda }_{kt}}$ hay năng lượng ánh sáng huỳnh quang nhỏ hơn năng lượng ánh sáng kích thích.
  • Sự phát quang của nhiều chất rắn lại có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự lân quang. Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất lân quang.
  • Một số loại sơn xanh, đỏ, vàng lục quét trên các biển báo giao thông hoặc ở đầu các cọc chỉ giới đường là các chất lân quang có thời gian kéo dài khoảng vài phần mười giây.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phát quang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi nói về sự phát quang các phát biểu sau là đúng:
+ Hiện tượng phát quang của các chất rắn đã được ứng dụng trong việc chế tạo các đèn huỳnh quang.
+ Sự phát quang còn gọi là sự phát sáng lạnh
+ Sự huỳnh quang của chất khí và chất lỏng và sự lân quang của các chất rắn gọi là sự phát quang.
Vậy lựa chọn chính xác là tất cả các phương án đưa ra đều đúng.

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu đúng là:
Ánh sáng phát ra do hiện tượng lân quang tồn tại lâu sau khi ánh sáng kích thích tắt, còn ánh sáng huỳnh quang tắt ngay.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng huỳnh quang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi nói về hiện tượng huỳnh quang các phát biểu sau là đúng:
+ Khi chiếu chùm tử ngoại vào bình đựng dung dịch fluôrexêin trong rượu, hiện tượng huỳnh quang chắc chắn sẽ xảy ra.
+ Năng lượng phôtôn ánh sáng huỳnh quang bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng phôtôn ánh sáng kích thích.
+ Trong hiện tượng huỳnh quang, ánh sáng huỳnh quang sẽ tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Vậy lựa chọn chính xác là tất cả các phương án đưa ra đều đúng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự lân quang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ Sự lân quang là sự phát quang của các tinh thể khi bị kích thích bằng ánh sáng thích hợp.

+ Ánh sáng lân quang có thể tồn tại MỘT THỜI GIAN sau khi tắt ánh sáng kích thích.
+ Phát biểu sai là: "nguyên nhân chính của sự phát sáng lân quang là do các tinh thể bị nóng lên quá mức". vì: Nguyên nhân gây ra hiện tượng lân quang là do các phân tử chất lân quang hấp thụ ánh sáng, chuyển hóa năng lượng của các photon thành năng lượng của các electron ở một số trạng thái lượng tử có mức năng  lượng cao nhưng bền trong phân tử để sau đó electron chậm chạp rơi về trạng thái lượng tử ở mức năng lượng thấp hơn, và giải phóng một phần năng lượng trở lại ở dạng các photon.