1. Hiện tượng quang điện
Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài)
Tia tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm còn ánh sáng nhìn thấy thì không.
2. Lượng tử năng lượng
Lượng tử năng lượng: $\varepsilon =hf=\dfrac{hc}{\lambda }$
3. Thuyết lượng tử ánh sáng
Nội dung:
+ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
+ Với mỗi ánh sáng đớn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.
+ Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ $c={{3.10}^{8}}m/s$ dọc theo các tia sáng.
+ Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn.
Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.
Chú ý: Thuyết lượng tử giải thích tốt những hiện tượng sau: sự phát quang và hiện tượng quang hóa, hiện tượng quang điện (ngoài), hiện tượng quang điện trong. Tuy nhiên thuyết lượng tử không giải thích tốt hiện tượng giao thoa ánh sáng và tán sắc ánh sáng.
Năng lượng của phôtn ứng với ánh sáng này: $\dfrac{hc}{\lambda }.$
Hiện tượng electron bật ra khổi mặt kim loại khi bị chiếu sáng là hiện tượng quang điện.
Theo phương trình : $ {{K}_{0\max }}=\dfrac{hc}{\lambda }-\dfrac{hc}{{{\lambda }_{0}}}=\varepsilon -A $
$ {{K}_{0\max }} $ phụ thuộc
+ $ {{\lambda }_{0}} $ ( $ {{\lambda }_{0}} $ chỉ phụ thuộc bản chất của kim loại nên )
+ $ \lambda $ ( bước sóng ánh sáng chiếu tới)
Tư biểu thức trên nhận thấy $ {{K}_{0\max }} $ không phụ thuộc cường độ chùm sáng
$ \dfrac{hc}{{{\lambda }_{0}}} $ luôn lớn hơn 0 $ \Rightarrow {{K}_{0\max }} $ < $ \dfrac{hc}{{{\lambda }_{0}}} $
Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon.
Dòng điện được tạo bởi các electron tự do là dòng điện dẫn. Do đó phát biểu sai là dòng điện được tạo bởi các electron tự do được gọi là dòng điện dịch.
Trong điều kiện lí tưởng thì mỗi photon chiếu tới sẽ sinh ra một electron quang điện và truyền toàn bộ năng lượng cho electron đó do đó công suất của dòng quang điện bão hòa sẽ bằng với năng lượng của phôtôn đến catốt trong một giây
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới