Bộ đề thi giữa kì 2 công nghệ 10 năm học 2021-2022

Bộ đề thi giữa kì 2 công nghệ 10 năm học 2021-2022

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bộ đề thi giữa kì 2 công nghệ 10 năm học 2021-2022

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ 1

Thuvienhoclieu.com

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN CÔNG NGHỆ 10

Câu 1: Biện pháp nào sau đây là biện pháp cơ giới vật lí trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

A. Gieo trồng đúng thời vụ

B. Bắt bằng vợt, bẫy ánh sáng

C. Bón phân cân đối

D. Dùng ong mắt đỏ

Câu 2:Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

A. Sử dụng giống kháng bệnh

B. Cắt cành bị bệnh

C. Bón phân cân đối

D. Dùng ong mắt đỏ

Câu 3: Biện pháp nào sau đây là biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

A. Bón phân cân đối

B. Dùng ong mắt đỏ

C. Phun thuốc trừ sâu

D. Bẫy mùi vị

Câu 4:Biện pháp nào sau đây được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất?

A. Biện pháp kỹ thuật

B. Biện pháp hóa học

C. Biện pháp cơ giới vật lý

D. Biện pháp sinh học

Câu 5:Biện pháp nào sau đây sử dụng các sản phẩm từ côn trùng?

A. Biện pháp kỹ thuật

B. Biện pháp hóa học

C. Biện pháp cơ giới vật lý

D. Biện pháp sinh học

Câu 6:Trường hợp nào sau không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học?

A. Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao và phân giải nhanh

B. Dùng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều, đúng thời điểm

C. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học

Câu 7:Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật là:

A. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ những loài sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

C. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

D. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

Câu 8: Vì sao sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?

A. Thuốc có phổ độc rất rộng

B. Thuốc đặc hiệu

C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường

D. Thuốc có thời gian cách li ngắn

Câu 9:Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường là:

A. Thuốc bị phân huỷ trong nông sản

B. Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người

C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường

D. Sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên

Câu 10:Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

A. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh mới phát sinh

B. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch

C. Sử dụng thuốc có thời gian cách li dài

D. Sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng với một đối tượng sâu bệnh hại

Câu 11:Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

A. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng

B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc

C. Phá vỡ cân bằng sinh thái

D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Câu 12: Nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật là:

A. Sử dụng khi có dịch hại

B. Sử dụng đúng hướng dẫn, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường

C. Thuốc có phổ độc rộng để đạt hiệu quả cao

D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Nên phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi:

A. Trước khi gieo trồng

B. Phát hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng

C. Dịch hại đạt đến ngưỡng gây hại

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 14:Mục đích của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản là

A. duy trì những đặc tính ban đầu

B. để buôn bán

C.để làm giống

D.để nâng cao giá trị

Câu 15: Mục đích của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản là

A. để làm giống

B. duy trì, nâng cao chất lượng

C. duy trì những đặc tính ban đầu

D. tránh bị hư hỏng

Câu 16:Hoạt động nào sau đây là chế biến nông, lâm, thủy sản?

A. Cất khoai trong chum.

B. Ngâm tre dưới nước.

C. Làm măng ngâm dấm

D. Tất cả đều đúng.

Câu17:Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể:

A. Sâu trưởng thành

B. Sâu non

C. Nấm phấn trắng

D. Côn trùng

Câu 18: Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?

A. Dùng vi khuẩn gây nhiễm lên sâu để sản xuất thuốc trừ sâu

B. Là chế phẩm chứa các vi khuẩn gây bệnh cho sâu

C. Là chế phẩm chứa các vi khuẩn gây độc cho sâu

D. Nuôi sâu hàng loạt để cấy vi khuẩn

Câu 19: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là

A. giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.

B. tránh đông cứng rau, quả.

C. tránh lạnh trực tiếp.

D. tránh mất nước.

Câu 20:Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:

A. Chế biến rau quả.

B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.

C. Chế biến xirô.

D. Bảo quản rau, quả tươi.

Câu 21:Có mấy dạng kho bảo quản thóc, ngô?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 22: Đặc điểm của nhà kho ?

A. Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh.

B. Dưới sàn kho có gầm thông gió

C. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô

D. Tất cả đều đúng

Câu 23: Nhiệt độ kho bảo quản lạnh được điều chỉnh từ:

A. 0oC – 4oC

B. -1oC – 2oC

C. 0oC – 15oC

D. -5oC – 15oC

Câu 24:Gạo sau khi tách trấu gọi là gì ?

A. Tấm

B. Gạo cao cấp

C. Gạo lật (gạo lức)

D. Gạo thường dùng

Câu 25:Tác dụng của đánh bóng hạt gạo là gì?

A. làm hạt gạo bóng, đẹp

B. làm sạch cám bao quanh hạt gạo

C. giúp bảo quản được tốt hơn

D. Cả A và C

Câu 26:Thế nào là đánh bóng hạt gạo ?

A. Làm hạt gạo đẹp

B. Làm sạch cám bao quanh hạt gạo

C. Giúp bảo quản tốt hơn

D. Làm sạch trấu dính trên hạt gạo

Câu 27: Thế nào là xát trắng hạt gạo?

A. Làm hạt gạo trắng, đẹp

B. Làm sạch cám bao quanh hạt gạo

C. Làm sạch vỏ cám bao quanh hạt gạo

D. Làm sạch trấu dính trên hạt gạo

Câu 28: Gạo tấm là gì?

A. Gạo được chế biến theo phương pháp truyền thống

B. Hạt gạo bị gãy khi chế biến

C. Gạo lức được chuyển sang giai đoạn chế biến đặc biệt

D. Gạo và cám trộn chung với nhau

Câu 29:Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp gồm mấy bước?

A. 13

B. 12

C. 14

D. 11

Câu 30: Phương pháp chế biến nào sau đây không phải chế biến rau, quả:

A. Đóng hộp

B. Sấy khô

C. Chế biến tinh bột

D. Muối chua.

--------------------------HẾT-----------------------

ĐỀ 2

Thuvienhoclieu.com

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN CÔNG NGHỆ 10

Câu 1: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là

A. làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch. B. làm giảm độ ẩm trong hạt.

C. làm tăng độ ẩm trong hạt. D. diệt mầm bệnh, vi khuẩn.

Câu 2: Mục đích của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản là

A. duy trì những đặc tính ban đầu. B. để buôn bán.

C. để làm giống. D. để nâng cao giá trị.

Câu 3: Mục đích của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản là

A. tránh bị hư hỏng. B. duy trì những đặc tính ban đầu.

C. để làm giống. D. duy trì, nâng cao chất lượng.

Câu 4: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

A. Phá vỡ cân bằng sinh thái. B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc.

C. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản.

Câu 5: Tại sao trong điều kiện lạnh, rau quả được bảo quản tốt hơn?

A. Hoạt động sống của rau, quả tăng lên. B. Làm tăng cường độ hô hấp của rau, quả.

C. Hoạt động sống của rau, quả và các sinh vật hại bị chậm lại.

D. Hoạt động sống của rau, quả bị giảm.

Câu 6: Tại sao nói tồn dư thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi ?

A. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật bị phân huỷ trong môi trường và đi vào các sinh vật khác cuối cùng vào cơ thể con người.

B. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật làm cây trồng sản sinh ra chất độc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi.

C. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật tồn dư trong đất, nước và đi vào các sinh vật khác cuối cùng vào cơ thể con người.

D. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật bị phân huỷ trong nông sản và đi vào các sinh vật khác cuối cùng vào cơ thể con người.

Câu 7: Trong quy trình chế biến chè xanh, công đoạn diệt men chè nhằm mục đích gì?

A. Đình chỉ hoạt động của enzim. B. Tạo hương thơm cho chè.

C. Tạo hình cho cánh chè. D. Làm dập tế bào lá.

Câu 8: Trong quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt thì ngâm ủ loại bỏ phần nào sau đây?

A. Vỏ quả. B. Vỏ thịt. C. Vỏ trấu. D. Nhân.

Câu 9: Phương pháp chế biến nào sau đây không phải chế biến rau, quả:

A. Đóng hộp. B. Sấy khô. C. Chế biến tinh bột. D. Muối chua.

Câu 10: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần

A. giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%. B. giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%.

C. giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường. D. giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40%.

Câu 11: Nguyên lí nào không đúng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

A. Trồng cây khỏe. B. Nông dân trở thành chuyên gia.

C. Thăm đồng thường xuyên. D. Bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây.

Câu 12: Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản

A. hạt giống. B. rau, hoa, quả tươi. C. thóc, ngô. D. củ giống.

Câu 13: Trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, biện pháp nào không an toàn với môi trường và con người?

A. Biện pháp cơ giới, vật lý. B. Biện pháp sinh học.

C. Biện pháp kỹ thuật. D. Biện pháp hóa học.

Câu 14: Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể

A. sâu trưởng thành. B. nấm phấn trắng. C. côn trùng. D. sâu non.

Câu 15: Trong quy trình công nghệ chế biến chè xanh theo quy mô công nghiệp thì sau khi làm héo rồi tới bước nào sau đây?

A. Vò chè. B. Diệt men. C. Đóng gói. D. Làm khô.

Câu 16: Mục đích của việc bảo quản hạt giống là

A. bảo quản để ăn dần. B. tăng năng suất cây trồng cho vụ sau.

C. giữ được độ nảy mầm của hạt. D. giữ nguyên lượng nước để hạt nảy mầm.

Câu 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là

A. chọn tạo các giống cây trồng khỏe mạnh. B. cải tạo đất, gieo trồng đúng thời vụ.

C. sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý.

D. phun thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên.

Câu 18: Công đoạn xử lý nhiệt trong quy trình chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp có tác dụng gì?

A. Không có tác dụng. B. Làm mất hoạt tính các loại enzim.

C. Làm nhỏ nguyên liệu. D. Diệt sinh vật.

Câu 19: Hoạt động nào sau đây là chế biến nông, lâm, thủy sản?

A. Làm măng ngâm dấm. B. Phun hóa chất lên quả.

C. Cất khoai trong chum. D. Ngâm tre dưới nước.

Câu 20: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản:

A. Thóc, ngô. B. Khoai lang tươi. C. Sắn lát khô. D. Hạt giống.

Câu 21: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là

A. không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống vi sinh vật hại.

B. xử lí chống vi sinh vật gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm.

C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm.

D. xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải.

Câu 22: Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật không hợp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quần thể sinh vật?

A. Tồn dư trong nông sản. B. Phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật.

C. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người. D. Tích lũy trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

Câu 23: Sâu bị nhiễm chế phẩm Bt, thì cơ thể sẽ

A. mềm nhũn rồi chết. B. trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bi rắc bột.

C. bị tê liệt, không ăn uống rồi chết. D. cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết.

Câu 24: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

A. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp. B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

C. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. D. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

Câu 25: Tác dụng của chè xanh là

A. ngăn ngừa ung thư và chống quá trình lão hóa. B. càng uống càng tốt.

C. có nhiều vitamin E nên tăng sức đề kháng của cơ thể. D. chống đột quỵ và ngừa ung thư.

Câu 26: Cà phê sau khi sau khi xát bỏ vỏ trấu gọi là cà phê gì?

A. Cà phê nhân B. Cà phê thóc.

C. Cà phê thóc thành phẩm. D. Cà phê bột.

Câu 27: Trong quy trình chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp bước ‘xử lí nhiệt’ có tác dụng là

A. làm chín sản phẩm. B. làm mất hoạt tính các loại enzim

C. tiêu diệt vi khuẩn. D. thanh trùng.

Câu 28: Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật nên sử dụng thuốc khi nào?

A. Trước khi gieo trồng. B. Phát hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng.

C. Dịch hại tới ngưỡng gây hại. D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 29:Biện pháp điều hòa là biện pháp...

A. Giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định

B. Dùng ánh sáng, bẫy, mùi, vị để phòng trừ dịch hại

C. Sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ dịch hại

D. Chọn và trồng các loại cây khỏe mạnh

Câu 30: Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

A. Gieo trồng đúng thời vụ.

B. Sử dụng giống kháng bệnh.

C. Sử dụng thuốc hóa học.

D. Bắt bằng vợt.