Đề thi học kì 1 môn công nghệ 10 năm 2021-2022 có đáp án

Đề thi học kì 1 môn công nghệ 10 năm 2021-2022 có đáp án

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi học kì 1 môn công nghệ 10 năm 2021-2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GD-ĐT .............. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG ............... .............. Môn: CNNN Lớp: 10

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề

Đề KT chính thức

(Đề có 03 trang)

Mã đề: 001

Họ và tên học sinh:………………..……………. Lớp:…………………………

I. Phần I: TNKQ (7,0 điểm)

Câu 1: Biện pháp quan trọng hàng đầu để cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là:

A. Canh tác theo đường đồng mức.

B. Bón phân.

C. Bón vôi.

D. Trồng cây phủ xanh đất.

Câu 2: Sử dụng loại phân nào sau đây để chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, bả mía, rác hữu cơ… thành phân bón?

A. Phân hoá học.

B. Phân vi sinh vật cố định đạm.

C. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân.

D. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Câu 3: Loại phân bón nào sau đây là phân vi sinh vật cố định đạm?

A. Nitragin, Azogin.

B. Photphobacterin.

C. Phân ure.

D. Lân hữu cơ vi sinh

Câu 4: Phân hữu cơ chủ yếu bón lót vì:

A. Hiệu quả nhanh.

B. Không gây chua.

C. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.

D. Hiệu quả chậm.

Câu 5: Bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ có tác dụng:

A. Cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây.

B. Cố định ni tơ tự do thành đạm cho cây.

C. Phân giải xenlulô thành các hợp chất đơn giản cho cây sử dụng.

D. Chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ.

Câu 6: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do:

A. Nước ngầm hoặc sự tràn vào của nước biển.

B. Lượng mưa lớn, địa hình dốc và chặt phá rừng.

C. Sự phân hủy của xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

D. Do địa hình thoải dốc và canh tác lạc hậu.

Câu 7: Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật là:

A. Phân lập vi sinh vật -> phối trộn với chất nền -> nhân giống.

B. Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu -> nhân giống -> phối trộn với chất nền.

C. Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu -> nhân giống -> phối trộn với chất hữu cơ.

D. Phân lập chủng vi sinh vật đặc biệt -> phối trộn với chất vô cơ -> nhân giống.

Câu 8: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là:

A. Duy trì độ thuần chủng của giống.

B. Tạo số lượng lớn giống cung cấp cho sản xuất đại trà.

C. Đánh giá và công nhận giống mới.

D. Tạo ra giống cây trồng mới.

Câu 9: Dùng biện pháp nào sau đây để khử chua cho đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:

A. Bón phân.

B. Bón vôi

C. Luân canh cây trồng.

D. Trồng cây họ đậu.

Câu 10: Sinh vật nào sau đây không gây bệnh cho cây trồng?

A. Sâu đo.

B. Vi khuẩn.

C. Vi rút.

D. Nấm.

Câu 11: Phân hữu cơ dùng để bón cho cây trồng có đặc điểm nào?

A. Dễ tan.

B. Gây chua cho đất.

C. Hiệu quả chậm.

D. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.

Câu 12: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào diễn ra theo trình tự nào dưới đây?

A. Chọn vật liệu → tạo rễ → tạo chồi→ trồng cây trong vườn ươm → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích ứng.

B. Chọn vật liệu → khử trùng → tạo rễ → tạo chồi → cấy cây vào môi trường thích ứng. → trồng cây vườn ươm.

C. Chọn vật liệu → tạo chồi → tạo rễ → khử trùng → trồng cây trong vườn ươm → cấy cây vào môi trường thích ứng.

D. Chọn vật liệu → khử trùng → tạo chồi → tạo rễ → cấy cây vào môi trường thích ứng→ trồng cây trong vườn ươm.

Câu 13: Phân hóa học dùng để bón cho cây trồng có đặc điểm nào?

A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.

B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.

C. Chứa vi sinh vật sống.

D. Chứa rác hữu cơ.

Câu 14: Dùng biện pháp nào sau đây để tăng tầng đất mặt cho đất xám bạc màu:

A. Luân canh cây trồng.

B. Tưới tiêu nước hợp lý.

C. Bón vôi.

D. Cày sâu kết hợp bón phân.

Câu 15: Cho các yếu tố: 1- Nguồn sâu, bệnh hại; 2 - Năng suất cây trồng; 3 - Điều kiện khí hậu, đất đai; 4 - Giống cây trồng và chế độ chăm sóc.

Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố:

A. 1,3,4.

B. 2,3,4.

C. 1,2,3.

D. 1,2,4.

Câu 16: Đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá KHÔNG có đặc điểm nào sau đây?

A. Vi sinh vật đất ít, hoạt động yếu.

B. Đất chua hoặc rất chua.

C. Phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.

D. Đất nghèo chất dinh dưỡng và nghèo mùn.

Câu 17: Phân lợn bón cho cây trồng thuộc loại phân nào?

A. Phân hoá học.

B. Phân vi sinh vật.

C. Phân hữu cơ.

D. Phân hữu cơ vi sinh

Câu 18: Nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là do:

A. Sự phân hủy của của xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

B. Nước ngầm hoặc sự tràn vào của nước biển.

C. Lượng mưa lớn, địa hình dốc và chặt phá rừng.

D. Do địa hình thoải dốc và canh tác lạc hậu.

Câu 19: Độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng là:

A. Nơi cư trú của sâu bệnh.

B. Vòng đời của sâu bệnh.

C. Lượng nước trong cơ thể sâu bệnh và thức ăn của chúng.

D. Xâm nhập của sâu bệnh.

Câu 20: Loại phân bón nào bón nhiều trong thời gian dài làm hại đất?

A. Phân hữu cơ.

B. Phân hóa học.

C. Phân hữu cơ vi sinh

D. Phân vi sinh vật

Câu 21: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo khác gì với tự thụ phấn (sơ đồ duy trì)?

A. Vật liệu khởi đầu.

B. Yêu cầu về số lượng hạt giống.

C. Số vụ sản xuất.

D. Số lần đánh giá dòng.

Câu 22: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – nhân giống cho sản xuất.

D. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

Câu 23: Những phần tử có kích thước nhỏ < 1 micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì?

A. Keo đất.

B. Sét.

C. Limon.

D. Sỏi.

Câu 24: Khi sử dụng phân hoá học cần định kì bón vôi vì:

A. Vôi có tác dụng khử chua do phân hữu cơ gây ra.

B. Vôi có khả năng khử chua do phân hoá học gây ra.

C. Vôi có tác dụng diệt khuẩn.

D. Vôi chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Câu 25: Nguyên nhân làm cho đất có độ chua hoạt tính là:

A. Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

B. Do H+ trong dung dịch đất gây nên.

C. Do các muối kiềm trong đất thuỷ phân gây nên.

D. Do Al3+ trong dung dịch đất gây nên.

Câu 26: Điều kiện để sâu, bệnh hại cây trồng phát triển thành dịch là:

A. Có ổ dịch; đủ thức ăn; nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

B. Đủ thức ăn; nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

C. Có ổ dịch; nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

D. Có ổ dịch; đủ thức ăn.

Câu 27: Cho các cách sử dụng phân bón: 1- Bón lót; 2 - Tẩm hạt giống, rễ cây trước khi gieo trồng; 3 - Bón thúc; 4 - Bón trực tiếp vào đất.

Cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm và chuyển hóa lân là:

A. 1, 3.

B. 2, 4.

C. 1, 2.

D. 2, 3.

Câu 28: Hệ thống sản xuất giống cây trồng trải qua các giai đoạn nào?

A. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

B. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt siêu nguyên chủng

C. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

D. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt nguyên chủng.

II Phần II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Ruộng rau nhà bác A canh tác theo tiêu chuẩn RAT (rau an toàn), anh con trai bác A mang xô chứa phân chuồng tươi pha loãng tưới cho rau liền bị bác A nhắc. Em có biết tại sao bác A lại không đồng ý với cách bón trực tiếp phân chuồng tươi cho cây trồng? Theo em nên sử dụng phân chuồng như thế nào cho đúng?

Câu 2: (1 điểm) Gia đình bác D được giao 1 quả đồi để bảo vệ và sử dụng. Tuy nhiên quả đồi này bị xói mòn mạnh, đất chua, nghèo dinh dưỡng. Em hãy đề xuất biện pháp cải tạo và hướng canh tác trên mảnh đất đó để đạt hiệu quả kinh tế cao.

-----------------HẾT---------------------

Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm.

SỞ GD-ĐT .............. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG ............... .............. Môn: CNNN. Lớp: 10

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề

Đề KT chính thức

(Đề có 03 trang)

Mã đề: 002

Họ và tên học sinh:………………..……………. Lớp:…………………………

I. Phần I: TNKQ (7,0 điểm)

Câu 1: Đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá KHÔNG có đặc điểm nào sau đây?

A. Vi sinh vật đất ít, hoạt động yếu.

B. Đất chua hoặc rất chua.

C. Phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.

D. Đất nghèo chất dinh dưỡng và nghèo mùn.

Câu 2: Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật là:

A. Phân lập vi sinh vật -> phối trộn với chất nền -> nhân giống.

B. Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu -> nhân giống -> phối trộn với chất nền.

C. Phân lập chủng vi sinh vật đặc hiệu -> nhân giống -> phối trộn với chất hữu cơ.

D. Phân lập chủng vi sinh vật đặc biệt -> phối trộn với chất vô cơ -> nhân giống.

Câu 3: Loại phân bón nào sau đây là phân vi sinh vật cố định đạm?

A. Lân hữu cơ vi sinh

B. Photphobacterin.

C. Nitragin, Azogin.

D. Phân ure.

Câu 4: Dùng biện pháp nào sau đây để khử chua cho đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:

A. Bón phân.

B. Bón vôi

C. Luân canh cây trồng.

D. Trồng cây họ đậu.

Câu 5: Phân hữu cơ chủ yếu bón lót vì:

A. Hiệu quả chậm.

B. Không gây chua.

C. Hiệu quả nhanh.

D. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.

Câu 6: Cho các cách sử dụng phân bón: 1- Bón lót; 2 - Tẩm hạt giống, rễ cây trước khi gieo trồng; 3 - Bón thúc; 4 - Bón trực tiếp vào đất.

Cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm và chuyển hóa lân là:

A. 1, 2.

B. 1, 3.

C. 2, 3.

D. 2, 4.

Câu 7: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do:

A. Do địa hình thoải dốc và canh tác lạc hậu.

B. Sự phân hủy của xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

C. Lượng mưa lớn, địa hình dốc và chặt phá rừng.

D. Nước ngầm hoặc sự tràn vào của nước biển.

Câu 8: Nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là do:

A. Sự phân hủy của của xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

B. Nước ngầm hoặc sự tràn vào của nước biển.

C. Lượng mưa lớn, địa hình dốc và chặt phá rừng.

D. Do địa hình thoải dốc và canh tác lạc hậu.

Câu 9: Phân hữu cơ dùng để bón cho cây trồng có đặc điểm nào?

A. Dễ tan.

B. Hiệu quả chậm.

C. Gây chua cho đất.

D. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.

Câu 10: Những phần tử có kích thước nhỏ  1 micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì?

A. Sỏi.

B. Limon.

C. Sét.

D. Keo đất.

Câu 11: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào diễn ra theo trình tự nào dưới đây?

A. Chọn vật liệu → tạo rễ → tạo chồi→ trồng cây trong vườn ươm → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích ứng.

B. Chọn vật liệu → khử trùng → tạo rễ → tạo chồi → cấy cây vào môi trường thích ứng. → trồng cây vườn ươm.

C. Chọn vật liệu → tạo chồi → tạo rễ → khử trùng → trồng cây trong vườn ươm → cấy cây vào môi trường thích ứng.

D. Chọn vật liệu → khử trùng → tạo chồi → tạo rễ → cấy cây vào môi trường thích ứng→ trồng cây trong vườn ươm.

Câu 12: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Chọn cây trội – khảo nghiệm – nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

C. Khảo nghiệm – chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

D. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

Câu 13: Phân lợn bón cho cây trồng thuộc loại phân nào?

A. Phân hoá học.

B. Phân hữu cơ vi sinh

C. Phân vi sinh vật.

D. Phân hữu cơ.

Câu 14: Khi sử dụng phân hoá học cần định kì bón vôi vì:

A. Vôi có tác dụng khử chua do phân hữu cơ gây ra.

B. Vôi có khả năng khử chua do phân hoá học gây ra.

C. Vôi có tác dụng diệt khuẩn.

D. Vôi chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Câu 15: Cho các yếu tố: 1- Nguồn sâu, bệnh hại; 2 - Năng suất cây trồng; 3 - Điều kiện khí hậu, đất đai; 4 - Giống cây trồng và chế độ chăm sóc.

Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố:

A. 1, 3, 4.

B. 1, 2, 3.

C. 2, 3, 4.

D. 1, 2, 4.

Câu 16: Bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ có tác dụng:

A. Phân giải xenlulô thành các hợp chất đơn giản cho cây sử dụng.

B. Chuyển hoá lân hữu cơ thành lân vô cơ.

C. Cố định ni tơ tự do thành đạm cho cây.

D. Cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây.

Câu 17: Biện pháp quan trọng hàng đầu để cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là:

A. Bón phân.

B. Bón vôi.

C. Canh tác theo đường đồng mức.

D. Trồng cây phủ xanh đất.

Câu 18: Hệ thống sản xuất giống cây trồng trải qua các giai đoạn nào?

A. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt siêu nguyên chủng

B. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

C. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.

D. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt nguyên chủng.

Câu 19: Loại phân bón nào bón nhiều trong thời gian dài làm hại đất?

A. Phân hữu cơ.

B. Phân hóa học.

C. Phân hữu cơ vi sinh

D. Phân vi sinh vật

Câu 20: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo khác gì với tự thụ phấn (sơ đồ duy trì)?

A. Vật liệu khởi đầu.

B. Yêu cầu về số lượng hạt giống.

C. Số vụ sản xuất.

D. Số lần đánh giá dòng.

Câu 21: Nguyên nhân làm cho đất có độ chua hoạt tính là:

A. Do Al3+ trong dung dịch đất gây nên.

B. Do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

C. Do các muối kiềm trong đất thuỷ phân gây nên.

D. Do H+ trong dung dịch đất gây nên.

Câu 22: Phân hóa học dùng để bón cho cây trồng có đặc điểm nào?

A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.

B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.

C. Chứa rác hữu cơ.

D. Chứa vi sinh vật sống.

Câu 23: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là:

A. Đánh giá và công nhận giống mới.

B. Tạo số lượng lớn giống cung cấp cho sản xuất đại trà.

C. Duy trì độ thuần chủng của giống.

D. Tạo ra giống cây trồng mới.

Câu 24: Sử dụng loại phân nào sau đây để chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, bả mía, rác hữu cơ… thành phân bón?

A. Phân vi sinh vật cố định đạm.

B. Phân hoá học.

C. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

D. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân.

Câu 25: Điều kiện để sâu, bệnh hại cây trồng phát triển thành dịch là:

A. Có ổ dịch; đủ thức ăn; nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

B. Đủ thức ăn; nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

C. Có ổ dịch; nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

D. Có ổ dịch; đủ thức ăn.

Câu 26: Sinh vật nào sau đây không gây bệnh cho cây trồng?

A. Vi khuẩn.

B. Sâu đo.

C. Vi rút.

D. Nấm.

Câu 27: Độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng là:

A. Nơi cư trú của sâu bệnh. B. Vòng đời của sâu bệnh.

C. Lượng nước trong cơ thể sâu bệnh và thức ăn của chúng.

D. Xâm nhập của sâu bệnh.

Câu 28: Dùng biện pháp nào sau đây để tăng độ dày tầng đất mặt cho đất xám bạc màu:

A. Tưới tiêu nước hợp lý.

B. Bón vôi.

C. Cày sâu kết hợp bón phân.

D. Luân canh cây trồng.

II. Phần II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nghe bác B kể về việc sử dụng phân hóa học bón cho lúa, anh khuyến nông của xã ngao ngán lắc đầu vì sử dụng không khoa học từ đó làm lúa bị cháy, phân bị rửa trôi…Theo em nên sử dụng phân hóa học như thế nào cho đúng?

Câu 2: (1 điểm) Gia đình bác C lập trang trại trên đất dốc để trồng cây ăn quả tuy nhiên đất bị chua, nghèo dinh dưỡng, khô hạn, lớp đất mặt mỏng. Em hãy đề xuất biện pháp cải tạo và hướng canh tác trên mảnh đất đó để đạt hiệu quả kinh tế cao.

-----------------HẾT---------------------

Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm.

SỞ GD-ĐT .............. ĐÁP AN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG ............... .............. Môn: CNNN. Lớp: 10

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề

I. Phần I. TNKQ (7,0 điểm)

Câu

001

002

1

D

D

2

D

B

3

A

C

4

D

B

5

C

A

6

D

D

7

B

C

8

C

C

9

B

B

10

A

D

11

C

D

12

D

D

13

A

D

14

A

A

15

D

A

16

A

A

17

C

D

18

C

C

19

C

B

20

B

B

21

B

A

22

A

A

23

A

A

24

B

C

25

B

A

26

B

B

27

B

C

28

A

C

II. Phần II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

ĐỀ SỐ 001

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Không nên bón phân chuồng tươi cho rau vì :

+ Gây hại cho rễ cây, gây ô nhiễm môi trường.

+ Chứa nhiều VSV gây bệnh và hạt cỏ dại.

+ Khó phân giải, hiệu quả chậm.

- Cách sử dụng phân chuồng:

+ Chủ yếu bón lót.

+ Cần ủ phân chuồng hoai mục mới sử dụng.

+ Bón phân cần lấp ngay.

0,25

0,25

0,5

0,25

0,5

0,25

Câu 2

(1 điểm)

- Tăng cường trồng cây phủ xanh đất.

- Nên sử dụng canh tác nông lâm kết hợp như bố trí trồng tràm, cây ăn quả, sắn, nuôi gà, lợn...

- Bón phân, tưới nước cho cây trồng.

- Bón vôi khử chua...

0,25

0,25

0,25

0,25

ĐỀ SỐ 002

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

Sử dụng phân hóa học:

- Chủ yếu bón thúc (trừ lân).

- Bón ít, chia nhiều lần.

- Cần định kỳ bón vôi.

- Nên bón vào buổi chiều mát.

- Bón phân phù hợp cây trồng, thời điểm sinh trưởng phát triển của cây.

- Kết hợp các loại phân bón cho hợp lý.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(1 điểm)

- Xây dựng hệ thống tưới tiêu để tăng độ ẩm cho đất.

- Cày sâu dần kết hợp bón phân hữu cơ, bón phân hóa học nhằm tăng độ dày cho tầng canh tác và tăng độ phì nhiêu cho đất.

- Bón vôi cải tạo độ chua.

- Luân canh cây trồng: trồng cây họ Đậu, cây phân xanh nhằm tăng số lượng vi sinh vật trong đất. Sau đó trồng cây ăn quả.

0,25

0,25

0,25

0,25

Hết