Giáo án tự nhiên xã hội 3 cánh diều học kỳ 1

Giáo án tự nhiên xã hội 3 cánh diều học kỳ 1

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tự nhiên xã hội 3 cánh diều học kỳ 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 1

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.

- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

- Vẽ, viết hoặc cắt dán hình ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và mối quan hệ trong họ hàng nội, ngoại

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?

+ Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con.

+ Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được các thành viên thuộc họ nội, họ ngoại.

+ Giới thiệu được một số người thuộc họ nội và họ ngoại của em.

+ Biết cách quan sát và trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong họ hàng nội, ngoại.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Bạn An và bạn Lan đã cho xem ảnh của những ai?

+ Kể những người thuộc họ nội của bạn An và những người thuộc họ ngoại của bạn Lan?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

+ Ông bà bố và cá anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.

+ Ông bà mẹ và cá anh, chị, em ruột cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và ttrar lời 2 câu hỏi:

+ Bạn An đã cho xem ảnh của ông bà nội chụp cùng với bố và chị gái của bố.

+ Bạn Lan đã cho xem ảnh của ông bà ngoại chụp cùng với mẹ và em trai của mẹ.

+ Người thuộc họ nội của bạn An: ông bà nội, chị gái của bố (o hoặc bá) và Lan, Hoa.

+ Những người thuộc họ ngoại của bạn Lan: ông, bà, em trai của mẹ và An Bình.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.

+ Hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình dưới đây:

. Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?

. Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?

. Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Bố An là con trai, mẹ Lan là con gái của ông bà.

+ Mẹ An là con dâu, bố Lan là con rể của ông bà.

+ An Bình là cháu nội, Lan Hoa là cháu ngoại của ông bà.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành nêu cách xưng hô của em với những người thuộc họ nội, họ ngoại. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nêu cách xưng hô của mình với những người thuộc họ nội, họ ngoại.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm một số cách xưng hô tuỳ theo địa phương.

VD: ở Miền trung vợ của chú gọi là mự (chú mự); ở miền Bắc, vợ của chú lại gọi là thím (chú thím),...

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày theo cách xưng hô của gia đình, địa phương mình.


- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của bạn An.

- Cùng trao đổi với HS về sơ đồ

+ GV yêu cầu HS về nhà dựa vào sơ đồ gợi ý này để vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại của mình

- HS quan sát sơ đồ.

- HS cùng trao đổi về sơ đồ.

- Về nhà tự làm sơ đồ theo mẫu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 01: HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được những việc làm thể hiện tình cảm , sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại.

- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.

- Đưa ra được cách ứng xử thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS đưa sản phẩm đã làm (sơ đồ hộ hàng của em) đã học ở tiết trước để khởi động bài học.

+ GV nhận xét từng em, tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh làm đẹp, đúng

- GV Nhận xét, tuyên dương chung bài về nhà.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS nộp sản phẩm.

- lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Kể được một số tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại.

+ Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tình cảm, sự gắn bó của em với họ hàng nội, ngoại. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nói về những việc làm thể hiện tình cảm, sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương đồng thời nêu câu hỏi phụ chung cho cả lớp:

+ Em đã làm gì để bày tỏ tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng nội, ngoại?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Một số học sinh trình bày.

- Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày:

Hình 1: Bạn Hà gọi điện hỏi thăm ông bà.

Hình 2: Bạn An thăm dì bị ốm.

Hình 3: Bạn Hà nhường phòng cho các em họ đến chơi nhà.

Hình 4: Bạn An cùng người thân mua quà biếu ông bà.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- HS trả lời cá nhân theo kết quả mình đã làm trông cuộc sống với những người trong họ hàng nội, ngoại.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu: Đưa ra được cách ứng xử thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Em sẽ ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây. (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung).

- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu là các bạn trong mỗi tình huống ở bên.

+ Em sẽ chạy ra khoanh tay chào hỏi bác Long, cất mũ, túi cho bác ấy và vào rót nước mời bác Long uống và cùng trò chuyện với bố.

+ Em sẽ không xử lý như bạn trong tranh mà em sẽ đồng ý về quê đón giao thừa cùng ông bà. Vì giây phút giao thừa là rất quan trọng nên cả nhà cần phải đoàn viên bên nhau.

- Các nhóm trình bày.

- 3-5 HS đọc thông điệp:

Hãy yêu quý, quan tâm và giúp đỡ những người họ hàng, nội ngoại của mình các bạn nhé!

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai?

+ Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai?

+ Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai?

+ Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai?

+ Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì?

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Đó là bà ngoại.

+ Đó là chú.

+ Đó là dì.

+ Đó là anh họ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 2

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 02: MỘT SỐ NGÀY KỈ NIỆM, SỰ KIỆN CỦA GIA ĐÌNH (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó.

- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.

- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện quan trọng và sự thay đổi của gia đình theo thời gian.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Nụ cười của bé chính là niềm vui của ai?

+ Tác giả bài hát đã ví gia đình nhỏ là hạnh phúc như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

? Hãy kể về một dịp gặp mặt họ hàng mà bạn nhớ nhất?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Nụ cười của bé chính là niềm vui của cha.

+ Trả lời: Tác giả bài hát đã ví gia đình nhỏ là hạnh phúc rất to lớn.

- HS trả lời theo ý hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được tên và hoạt động diễn ra trong sự kiện của gia đình bạn Hà và bạn An.

+ Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện của gia đình bạn Hà và bạn An.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Một số ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng của gia đình. (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời HS quan sát và trình bày kết quả.

+ Bạn Hà và bạn An đã có những sự kiện đáng nhớ nào trong gia đình?

+ Vậy tình cảm của 2 bạn đối với những kỉ niệm đó ra sao?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Trong cuộc sống của chúng ta diễn ra rất nhiều những sự kiệ, những kỉ niệm đáng nhớ. Đó chính là những kỉ niệm bên gia đình thân yêu của chúng ta.

- 1HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

+ Bạn Hà và bạn An đã có những sự kiện đáng nhớ chính là lễ mừng thọ bà, chuyển từ ngôi nhà cũ sang ngôi nhà mới trong gia đình.

+ Tình cảm của 2 bạn đối với những kỉ niệm: vui mừng khi được chúc thọ bà, luyến tiếc khi phải rời xa ngôi nhà cũ và vui vẻ, hào hứng khi đến với căn nhà mới.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ giới thiệu được một số nagyf kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em.

+ Nêu được ý nghĩa cuuar những ngày kỉ niệm hoặc sự kiện quan trọng của gia đình em

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Chia sẻ về ngày Kỉ niệm hay sự kiện của gia đình em.

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời HS thảo luận cặp đôi, cùng trao đổi, nêu những kỉ niệm của mình.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV chốt: Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm đẹp gắn với gia đình chúng ta.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia cặp đôi, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày những kỉ niệm của mình.

+ Mình thích nhất là được về quê nội.

+ Mình thích nhất là được đi du lịch cùng gia đình.

+ Mình thích nhất là được đi tắm biển

của bố mẹ mình.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS cùng chia sẻ lại nhiều những kỉ niệm mà em đã được tham dự cùng với gia đình

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn dò: nhắc HS chuẩn bị tiết 2 của bài.

- HS chia sẻ cùng vi cả lớp..

- Về nhà tự làm sơ đồ theo mẫu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 02: MỘT SỐ NGÀY KỈ NIỆM, SỰ KIỆN CỦA GIA ĐÌNH (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về những sự kiện quan trọng và sự thay đổi của gia đình theo thời gian.

- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.

- Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Cả nhà thương nhau” để khởi động bài học.

? Hãy kể về sự thay thổi theo thười gian của mọi người trong gia đình mà e cảm nhận được?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS trả lời theo ý hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ.

+ Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình sự thay đổi của gia đình theo thời gian.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự thay đổi của gia đình. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời HS quan sát và trình bày kết quả.

+ Nói về các sự kiện của gia đình bạn An trong các hình?

+ Hãy nêu sự thay đổi của gia đình bạn An theo thời gian?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Gia đình sẽ có sự thay đổi theo thời gian, cũng như chúng ta lớn lên theo năm tháng, vì vậy chúng ta cần trân trọng những kỉ niệm và những tình cảm của gia đình..

- 1HS đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

+ Các bức ảnh chính là những kỉ niệm mà gia đình bạn An đã trải qua.

+ Hình 1 là lễ cưới của bố mẹ An

+Hình 2 là hình ảnh An chào đời.

+ Hình 3 là e gái An chào đời.

+ Hình 4 là An bắt đầu vào học lớp 1.

+ Hình 5 là cả gia đình An đi du lịch.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kể được một số sự kiện của gia đình theo thười gian.

+ Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.

+ Làm được món quà tặng người thân nhân dịp một ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Vẽ đường thời gian (Làm việc theo nhóm 6)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nêu những kỉ niệm của mình.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV chốt: Mỗi gia đình đều có những mốc thời gian thay đổi, có những sự thay đổi theo thời gian.

Hoạt động 3. Thực hành làm món quà tặng người thân. (Làm việc theo nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

?Em hãy suy nghĩ mình sẽ làm món quà gì, tặng cho ai và nhân dịp gì?

- GV yêu cầu HS cùng thảo luận nhóm 4 và hoàn thành sản phẩm.

- GV yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm của mình.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia cặp đôi, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày những kỉ niệm của mình.

Cả nhà em cùng đi du lịch

Em vào lớp 1

2022

2020

2014

Em trai em được sinh ra

2018

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân

+ HS trả lời theo ý kiến của mình

- HS thảo luận và hoàn thành sản phẩm.

- HS chia sẻ và trưng bày sản phẩm của mình trước lớp.

- HS nhận xét

Mỗi gia đình có những ngày kỉ niệm, sự kiện quan trọng khác nhau. Trong những dịp đó, mọi người dành thời gian thăm hỏi, chia sẻ và cùng nhau tham gia các hoạt động. Từng kỉ niệm hay sự kiện của gia đình đều mang lại ấn tượng khó quên cho mỗi người.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS mang những món quà mà mình làm hoàn thành trên lớp về tặng những người thân của mình.

- GV nhắc nhở HS chưa hoàn thành về nhà hoàn thành sản phẩm của mình.

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò: nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- HS chia sẻ cùng vi cả lớp..

- Về nhà hàn thành snar phẩm mà mình chưa hoàn thành

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 03: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà.

- Điều tra, phát hiện được những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy trong nhà.

- Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức có liên quan

- Cách tiến hành:

- GV chiếu tranh sgk

+ GV nêu câu hỏi: Hãy nói về những gì em nhìn thấy trong hình?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát tranh

Hs trả lời theo suy nghĩ cá nhân

+ Trả lời: lửa cháy rất lớn, khói đen bốc lên nghi ngút.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Kể được một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà

- Cách tiến hành:

Tìm hiểu một số nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà.

(làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài : Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời :

+ Hình 1: Bén lửa từ bếp ga.

+ Hình 2: Bàn là chưa tắt.

+ Hình 3: Chập điện từ ổ cắm.

+ Hình 4: Trẻ con nghịch lửa trong nhà.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà

+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà

- Cách tiến hành:

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về:

+ Kể thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến cháy nhà

+ Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương và cung cấp thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hỏa hoạn xảy ra gần đây qua video

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết:

+ Cháy nhà do hút thuốc.

+ Cháy nhà cho đốt nến, diêm, hương.

+ Cháy nhà do các hóa chất như xăng, dầu, gas,…

Những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà:

+ Nhà cửa bị cháy hết.

+ Tổn thất về tài sản.

+ Thiệt hại về tính mạng.

+ Nguy hiểm đến những người xung quanh.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Điều tra, phát hiện được những thứ ( đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy nhà.

+ Thu thập được thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu Phiếu thu thập thông tin

- Cùng trao đổi với HS về nội dung phiếu

STT

Những thứ có thể gây cháy trong nhà em

Một số thông tin về cách phòng cháy

1

2

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- HS quan sát phiếu

- HS cùng trao đổi về nội dung phiếu

-Hs thảo luận nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

STT

Những thứ có thể gây cháy trong nhà em

Một số thông tin về

cách phòng cháy

1

Bàn là

- Tránh đặt bàn là gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Sử dụng cẩn thận trong suốt quá trình là quần áo.

- Không để trẻ nhỏ sử dụng bàn là.

2

Máy sấy tóc

- Tránh đặt máy sấy tóc gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Sử dụng xong, tắt và cất máy sấy.

- Không để trẻ nhỏ sử dụng máy sấy.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 03: PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra

- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS chia sẻ thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà

+ GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS chia sẻ

- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những việc cần phải làm và những việc không được làm khi có cháy

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu những việc cần phải làm, không được làm khi có cháy (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng quan sát các hình 1 và 2 ( SGK-trang15, 16): Nêu những việc cần phải làm và những việc không được làm khi có cháy

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc phải làm khi có cháy

- Một số học sinh trình bày.

- Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày:

Tình huống 1

Những việc phải làm

Những việc không được làm

Kêu cứu, có cháy.

Trốn trong nhà tắm.

Gọi 114.

Dùng khăn ướt bịt mồm và mũi.

Phải thoát khỏi đám cháy càng sớm càng tốt.

Tình huống 2

Những việc phải làm

Những việc không được làm

Kêu cứu, có cháy

Vào lấy cặp sách và đồ chơi

Chạy ra khỏi nhà ngay

Gọi 114

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu

3. Luyện tập.

- Mục tiêu: Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra.

Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây.

(làm việc nhóm 6)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung).

- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu em và người thân gặp các tình huống

- Tình huống 1: Em sẽ dừng việc học để xem nhà hàng xóm có vấn đề gì. Khi biết nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa và cứu người bị thương ra ngoài (nếu có).

- Tình huống 2: Em và người thân sẽ dừng việc xem phim và ra ngoài xem mùi khét bắt nguồn từ đâu. Nếu phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa, cứu người bị thương (nếu có).

- Các nhóm trình bày.

- 3-5 HS đọc thông điệp:

Để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà, chúng ta cần phải chú ý sắp xếp, sử dụng cẩn thận và an toàn các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy nổ.

Khi có cháy xảy ra, chúng ta cần bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự trợ giúp

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”:

+ Hãy kể những việc cần phải làm khi có cháy ?

+ Hãy nêu những việc không được làm khi có

Cháy

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Những việc cần làm: kêu cứu, gọi điện thoại số 114, tìm lối thoát hiểm...

+ Những việc không được làm: trốn trong nhà khi có cháy, tìm đồ đạc khi có cháy...

-Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 04: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ Ở (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- Làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, yêu quê hương, đất nước

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức có liên quan

- Cách tiến hành:

- Hs chia sẻ hiểu biết

+ GV nêu câu hỏi: Xung quanh nhà ở của em có sạch sẽ không? Vì sao em lại nhận xét như vậy?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

- Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở thông qua quan sát tranh, ảnh và thực tế.

- Biết nhận xét về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở thông qua quan sát tranh, ảnh và thực tế

- Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc làm giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

(làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+Những người trong tranh đang làm gì?

+ Những việc làm đó có tác dụng gì?

+ Em và các thành viên trong gia đình đã làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và đọc câu hỏi :

-HS chia sẻ câu trả lời:

+ Hình 1: Quét sân nhà

+ Hình 2: Cắt tỉa cành cây, phát quang bụi rậm

+ Hình 3: Bóc tờ quảng cáo dán trên bờ tường

+ Hình 4: Cọ rửa chuồng lợn

+ Hình 5: Tham gia dọn vệ sinh ở khu xóm

Những việc làm đó có tác dụng làm sạch môi trường xung quanh, giữ vệ sinh môi trường luôn xanh sạch đẹp.

Liên hệ em và gia đình: quét dọn nhà cửa; dọn cỏ ở vườn; vệ sinh chum,vại nước khi không sử dụng;….

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2: Nhận xét về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở trong tình huống cụ thể

(làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về:

+ Em có nhận xét gì về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở trong hình?

+ Nếu sống ở ngôi nhà trong hình, em và các thành viên trong gia đình sẽ làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở ?

+ Vì sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở ?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

* Đại diện các nhóm trình bày

- Việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở chưa tốt, vì xung quanh nhà ở còn rất bẩn, bừa bộn:

+ Nhà cửa không sạch sẽ: chổi, rác thải,… bừa bãi khắp nơi.

+ Cây cối không được cắt tỉa: Cây trước nhà mọc lan ra cổng, cỏ cây mọc um tùm, không gọn gàng.

+ Khu giếng nước rất bẩn: gàu múc nước,… vứt vương vãi, 

+ Khu chuồng gia súc còn rất nhiều rác, có một đống rác lớn ở chuồng.

+ Khu vực trước cửa nhà còn bẩn: Đống rác nằm trước nhà chưa dọn, còn vỏ chuối trước cửa, tường nhà bị tróc, khu vực mương nước bốc mùi, nước bẩn chảy lênh láng,…

- Nếu sống ở ngôi nhà trong hình trên, em và các thành viên trong gia đình sẽ:

+ Dọn dẹp lại nhà cửa.

+ Cắt tỉa cây gọn gàng.

+ Vệ sinh khu chuồng gia súc.

+ Vệ sinh khu vực giếng nước.

+ Dọn dẹp cửa và khu vực trước cửa.

+ Xây lại mương nước.

+ Sơn sửa lại tường.

-Cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở vì:

+ Xung quanh nhà ở sạch sẽ giúp phòng trách bệnh tật.

+ Giúp tinh thần thoải mái.

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Đảm bảo sức khỏe.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học xong bài học

- Cách tiến hành:

-Gv yêu cầu hs chia sẻ một số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn một số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- GV nhận xét chung, tuyên dương

-HS chia sẻ trước lớp

- Lắng nghe

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

Bài 04: GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ Ở (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Đưa ra được cách xử lý tình huống để đảm bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- Tự đánh giá việc thực hiện bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, yêu quê hương, đất nước

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS chia sẻ một số việc em đã và sẽ làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS chia sẻ

- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Luyện tập.

- Mục tiêu: Đưa ra được cách xử lý tình huống để đảm bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Xử lý tình huống

(làm việc nhóm 6)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, em và sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây ( nhóm 1;2 thực hành ứng xử tình huống 1

nhóm 3;4 thực hành ứng xử tình huống 2)

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung).

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 6, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử như thế nào nếu em gặp các tình huống

- Tình huống 1: Em sẽ nhắc nhở bạn không được xả nước bẩn từ trên xuống lòng đường. Vì như thế sẽ gây mất mĩ quan, có thể đổ nước trúng người qua đường và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở chú đây là hành động không đúng, chú không được xả rác tại nơi cấm đổ rác. Vì như thế vừa gây mất mĩ quan đô thị, vừa gây ô nhiễm môi trường trong khi đã có biển cấm đổ rác tại đây.

- Các nhóm trình bày.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Tự đánh giá việc thực hiện bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4: Tự đánh giá việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- GV yêu cầu HS kể 1 số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

- GV phát phiếu tự đánh giá theo mẫu cho hs

- Mời HS trình bày.

GV nhận xét và hỏi HS: “ Em cần thay đổi gì để thực hiện việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở”

( nếu HS chưa thực hiện hoặc thỉnh thoảng thực hiện việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở)

- GV mời HS đọc thông điện chú ong đưa ra

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS kể: quét sân, dọn vườn,đổ rác đúng nơi quy định

Học sinh tự đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở bằng cách:

+ Đánh dấu x vào cột “ thường xuyên” nếu em thường xuyên thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng

+ Đánh dấu x vào cột “ thỉnh thoảng” nếu em thỉnh thoảng thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng

+ Đánh dấu x vào cột “ không làm” nếu em không thực hiện việc làm được đưa ra trong bảng

-1 số HS trình bày kết quả trước lớp

- 3-5 HS đọc thông điệp:

Hãyluôn giữ vệ sinh xung quanh nhà ở để phòng tránh bệnh tật, đảm bảo sức khỏe các bạn nhé!

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 5

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Gia đình: họ hàng nội, ngoại; một số ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.

- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Thực hành

- Mục tiêu:

+ Biết thu thập và chia sẻ thông tin về một số người trong họ hàng nội, ngoại.

+ Lựa chọn và giới thiệu được về một sự kiện trong gia đình.

-Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Giới thiệu về họ hàng nội, ngoại và sự kiện của gia đình.

- GV mời HS đọc yêu cầu 1; 2 của bài Ôn tập chủ đề Gia đình.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện yêu cầu 1;2 vào VBT.

- GV chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

+ Nội dung thảo luận: Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về họ hàng nội, ngoại và sự kiện của gia đình theo kết quả làm các câu 1,2 của bài Ôn tập chủ đề Gia đình trong VBT.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) theo các tiêu chí: chia sẻ nhiều thông tin, có tranh, ảnh minh họa, trình bày rõ ràng, lưu loát và truyền cảm,...

- Bình chọn những HS giới thiệu ấn tượng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thực hiện yêu cầu 1;2 vào VBT.

+ Họ và tên.

+ Họ nội hay họ ngoại.

+ Cách xưng hô.

+ Nghề nghiệp.

+ Sở thích.

...

- HS chia nhóm theo sự phân công của GV.

- HS lắng nghe yêu cầu thảo luận.

- HS trình bày theo các nội dung:

+ Giới thiệu về họ hàng nội, ngoại (theo yêu cầu 1; 2 đã thực hiện).

+ Chọn và giới thiệu về một sự kiện trong gia đình em:

Đó là sự kiện gì?

Sự kiện đó diễn ra khi nào và ở đâu?

Những ai tham gia sự kiện đó?

Có những hoạt động nào diễn ra trong sự kiện đó?

Cảm xúc của mọi người tham gia sự kiện đó như thế nào?

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS bình chọn.

- HS lắng nghe, theo dõi.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- Những việc em đã làm để thể hiện tình yêu thương đối với gia đình của mình?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn bài.

- HS nêu ý kiến.

- Hs theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Phòng tránh được hỏa hoạn khi ở nhà và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.

- Xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong gia đình và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.

- Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS khởi động, hát theo video bài: Cả nhà thương nhau.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS theo dõi, hát.

- HS lắng nghe.

2. Thực hành:

- Mục tiêu:

+ Phòng tránh được hỏa hoạn khi ở nhà và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.

+ Xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong gia đình và giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về cách phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, liệt kê những việc phải làm và không được làm để phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà.

- Yêu cầu HS hoàn thành bảng theo gợi ý trang 23/SGK trong VBT.

- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV cùng HS hoàn thiện kết quả trình bày của các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

- GV chia lớp thành các nhóm 4 (có nhóm chẵn / nhóm lẻ).

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm chẵn: Quan sát tình huống 1 (Hình 1/T23 SGK), thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

+ Nhóm lẻ: Quan sát tình huống 2 (Hình 2/T23 SGK), thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

- Mời các nhóm đóng vai trước lớp.

- Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống đó.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV củng cố lại kiến thức.

- HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện.

- Đại diện trình bày trước lớp.

Việc

phải làm

Việc

không được làm

Để phòng cháy khi

ở nhà

Trông coi bếp suốt quá trình đun nấu

Không khóa bình ga sau khi nấu xong

Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện ...

Đặt bếp ga gần các thiết bị điện.

Khi có cháy xảy ra

Bình tĩnh, nhanh chóng thoát khỏi đám cháy.

Đứng xem.

Gọi sự trợ giúp.

Quấn các vật dễ cháy quanh người (khăn, chăn,...)

- HS theo dõi.

- HS chia nhóm theo sự phân công của GV.

- Các nhóm lắng nghe nhiệm vụ.

- Một số nhóm đóng vai trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- Em đã có những việc làm như thế nào để phòng tránh hỏa hoạn trong gia đình?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 6

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VỚI XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG HỌC

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được tên, ý nghĩa một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được các hoạt động đó.

- Nêu được một số việc làm thiết thực để hưởng ứng Giờ Trái Đất và ý nghĩa của hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu trường lớp.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS kể tên một số hoạt động do nhà trường tổ chức mà em đã được tham gia.

- GV cùng HS nhận xét.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

-Mục tiêu:

+ Nêu được tên, ý nghĩa một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học và mô tả được các hoạt động đó.

-Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Xác định một số hoạt động xã hội của trường học và ý nghĩa của hoạt động đó.

- GV cho HS quan sát hình 1-3 trang 25 SGK.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nói tên và nêu ý nghĩa của các hoạt động do trường học tổ chức?

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Gọi các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV nhấn mạnh các hoạt động trên được gọi là những hoạt động kết nối với xã hội. Vậy em hiểu hoạt động kết nối với xã hội là hoạt động gì?

- Hãy kể tên những hoạt động kết nối với xã hội ở trường em? Những hoạt động đó diễn ra vào dịp nào?

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh HS tham gia các hoạt động kết nối với xã hội do trường mình tổ chức.

- HS quan sát hình vẽ.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Hình 1: Trong hình, các bạn đang sinh hoạt với chủ đề: Kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam... Hoạt động này giúp giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào với những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc ta.

+ Hình 2: Các bnaj nhỏ cùng nhau đến thăm gia đình của một liệt sĩ ... Hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

+ Hình 3: Các bạn nhỏ cùng chung tay quyên góp sách ủng hộ HS vùng bão lụt. Hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu: Hoạt động kết nối với xã hội là hoạt động được thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng. Thông qua hoạt động này, chúng ta có cơ hội giúp đỡ mọi người, tăng thêm sự hiểu biết, được phát triển bản thân, được trau dồi các kĩ năng, được làm quen với nhiều bạn mới.

- HS liên hệ thực tế.

- HS quan sát hình ảnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất của nhà trường

- GV dẫn dắt: Một trong những hoạt động kết nối với xã hội của trường học mang quy mô lớn trên toàn thế giới đó là hưởng ứng Giờ Trái Đất.

- HS yêu cầu HS quan sát hình 1-3 trang 26 SGK và kể tên các việc làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất?

- GV cùng HS nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS quan sát tranh và nêu:

+ Hình 1: HS tham gia biểu diễn văn nghệ để hưởng ứng Giờ Trái Đất.

+ Hình 2: HS được nghe giới thiệu về các hoạt động và ý nghĩa của Giờ Trái Đất.

+ Hình 3: HS vẽ tranh để hưởng ứng Giờ Trái Đất.

- HS theo dõi.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

Nêu được một số việc làm thiết thực để hưởng ứng Giờ Trái Đất và ý nghĩa của hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất.

- Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Nêu ý nghĩa của các việc làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất?

+ Nói về một số việc làm của em để hưởng ứng Giờ Trái Đất?

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV gọi 2 HS đọc mục “Em có biết?”.

- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày:

+ Ý nghĩa của các việc làm trên: kêu gọi mọi người tiết kiệm năng lượng để bảo vệ Trái Đất.

+ HS liên hệ bản thân.

- HS khác nhận xét.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

- HS đọc mục “Em có biết?”

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

+ Là học sinh, chúng ta cần làm gì để tích cực hưởng ứng Giờ Trái Đất?

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài.

- HS trình bày ý kiến.

- HS theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VỚI XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG HỌC

(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận xét được sự tham gia của HS trong một số hoạt động xã hội của trường học.

- Làm được một số việc thiết thực, phù hợp để đóng góp cho hoạt động kết nối xã hội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu trường lớp.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS nhắc lại Hoạt động kết nối với xã hội là gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận xét được sự tham gia của HS trong một số hoạt động xã hội của trường học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Sự tham gia của HS trong một số hoạt động xã hội của trường học

- GV cho HS quan sát hình vẽ 1-5 SGK trang 27, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Giới thiệu và nhận xét về sự tham gia của HS trong Ngày hội An toàn giao thông.

- Gọi đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời các cặp khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Em đã tham gia những hoạt động nào trog Ngày hội An toàn giao thông ở trường? Hãy nói về một trong những hoạt động đó?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát hình vẽ, thảo luận.

- Đại diện một số nhóm trình bày.

VD: Các bạn trong hình vẽ rất nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, lắng nghe cô công an giới thiệu về Luật An toàn giao thông, thực hiện ngồi sau xe máy đúng cách, giới thiệu tranh cổ độngt hực hiện ATGT, thi hùng biện về ATGT.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến.

- HS theo dõi.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Xác định được các hoạt động kết nối với xã hội của trường em.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Thực hành

* Thảo luận nhóm:

- GV mời HS đọc yêu cầu số 1 trang 28 SGK.

- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4.

Mỗi nhóm tự chọn một trong số những hoạt động kết nối với xã hội của nhà trường mà các em được tham gia và thảo luận về ý nghĩa của hoạt động đó. Đồng thời nhận xét về sự tham gia của HS lớp mình, nhóm mình trong hoạt động đó.

- Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 4 theo các gợi ý:

+ Tên hoạt động.

+ Ý nghĩa của hoạt động.

+ Những việc em và các bạn đã tham gia.

+ Nhận xét sự tham gia của các bạn.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- HS theo dõi.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: Tự đánh giá sự tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của bản thân.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc trên Phiếu tự đánh giá ở câu 5 VBT để tự đánh giá sự tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của bản thân.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.

- Gọi 1 số HS trình bày.

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS đọc lời con ong trang 28 SGK.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ với bạn cùng bàn.

- 3-5 HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lời con ong T28/SGK: Chúng mình cùng tích cực tham gia các hoạt động kết nối với xã hội của trường học các bạn nhé!

- HS theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 7

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 06: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Giới thiệu được một cách đơn giản về truyền thống nhà trường.

- Đặt được một số câu hỏi để tìm hiểu về truyền thống nhà trường.

- Xác định được một số nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết bày tỏ được tình cảm mong ước của bản thân đối với nhà trường.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?

+ Tác giả bài hát đã viết bạn nhỏ cặp sách đến trường như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: bạn thân, cô giáo

+ Trả lời: Trong muôn vàn yêu thương.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Xác định được một số nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường.

+ Chọn được một trong số các nội dung để tìm nguyên nhân truyền thống nhà trường.

+ Đặt được câu hỏi để tìm về nội dung đã chọn và lập kế hoạch để thu thập thông tin trả lời cho các câu hỏi.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Đề xuất nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường. (làm việc nhóm)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu yêu cầu. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương các đề xuất của HS.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS hoành thành bài trong nhóm

- Đại diện nhóm thu thập kết quả từ các thành viên các ý kiến, đề xuất nội dung để tìm hiểu truyền trống nhà trường:

- Đại diện nhóm trình bày

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2. Lựa chọn nội dung và lập kế hoạch tìm hiểu truyền thống nhà trường. (làm việc nhóm )

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV YC các nhóm cùng thảo luận để lựa chọn một trong các nội dung đã được đề xuất để tìm hiểu truyền thống nhà trường.

- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện, các nhóm truyền thống khác nhau:

- GV hướng dẫn các nhóm các đặt các câu hỏi như:

- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm điền thông tin vào phiếu.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận lựa chọn nội dung:

+ Chọn một nội dung để tìm hiểu về truyền thống trường em: Lịch sử nhà trường

- Đại diện các nhóm trình bày:

Các câu hỏi như:

- Đại diện các nhóm nhận xét.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thu thập thông tin về những nội dung được phân công.

+ Ghi chép lại những thông tin đã sưu tầm được.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hiện các việc làm để thu thập các thông tin về truyền thống nhà trường.(Làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV HD hs thu thập thông tin theo mẫu theo nhóm 2.

- HD học sinh những lưu ý khi đi thu thập thông tin.

- Báo cáo thu thập vào tiết 2.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành tìm hiểu thu thập thông tin.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- HS nhắc lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị thu thập thông tin để báo cáo vào giờ học sau.

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 06: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được những việc làm thể hiện tình cảm , sự gắn bó của bạn Hà và bạn An với họ hàng nội, ngoại.

- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.

- Đưa ra được cách ứng xử thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ hàng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Mái trường mến yêu” để khởi động bài học.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS nghe và hát cùng.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Hình thành kĩ năng phân tích, tổng hợp.

+ Trình bày được kết quả thu thập thông tin tìm hiểu truyền thống nhà trường.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Xử lý kết quả thu thập thông tin (làm việc nhóm)

- Mời từng cá nhân báo cáo kết quả quan sát và ghi chép của nhóm mình trong nhóm.

- YC nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận

- YC thảo luận lựa chọn các thông tin phù hợp với nội dung nhóm đã lựa chọn.

- Mời các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu về truyền thống nhà trường trên giấy A0.

Hoạt động 5: Báo cáo kết quả.

- GV mời các nhóm báo cáo trình bày về kết quả của nhóm mình.

- Mời các nhóm khác nhận xét.

- Gv đặt câu hỏi:

+ Em ấn tượng nhất với thông tin nào về truyền thống nhà trường? Vì sao?

+ Hãy nói về tình cảm hoặc mong ước của em đối với nhà trường.

- Mời HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- Từng cá nhân trình bày trình bày.

- HS thảo luận.

- HS lựa chọn thông tin phù hợp.

- Các nhóm trình bày trang trí trên giấy A0

- Đại diện các nhóm giới thiệu kết quả tìm hiểu về truyền thống nhà trường của nhóm mình qua các nội dung đã lựa chọn.

- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

+ HS trả lời theo suy nghĩ riêng.

+ Em rất yêu quý và tự hào khi được học tập tại trường.

- HS nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: GV nêu câu hỏi về truyền thống lịch sử nhà trường.

+ Ngôi trường e đang học có tên là gì?

+ Ngôi trường được xây dựng vào năm nào?

+ Ngôi trường nằm ở địa chỉ nào?

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Đó là trường Tiểu học.....

+ Năm.......

+ Khu .... xã.......huyện.....tỉnh.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 8

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 7: THỰC HÀNH: KHẢO SÁT VỀ SỰ AN TOÀN CỦA TRƯỜNG HỌC (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Trình bày được về sự an toàn trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực quanh nhà trường.

- Lập được kế hoạch khảo sát về sự an toàn của phòng học, tường rào, sân chơi, bãi tập hoặc khu vực xung quanh trường theo mẫu.

- Khảo sát được về sự an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường hoặc khu vựa xung quanh trường theo sự phân công của nhóm.

- Làm báo cáo, trình bày được kết quả khảo sát và đưa ra được ý tưởng khuyến nghị với nhà trường nhằm khắc phục, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với các bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở các hình ảnh gắn với ngôi trường đang học:

+ GV nêu câu hỏi:

+ Bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nào trong buổi học?

+ Những cảnh nào được chụp?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: giờ ra chơi.

+ Trả lời: sân trường, lớp học, cổng trường.....

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Xác định được khu vực, và đối tượng để khảo sát về sự an toàn của trường

+ Xây dựng phiếu khảo sát.

+ Phân công nhiệm vụ khảo sát cho mỗi thành viên trong nhóm.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Lựa chọn khu vực và đối tượng để khảo sát về sự an toàn của trường học. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Mời HS quan sát tranh.

- YC các nhóm thảo luận để lựa chọn khu vựa khảo sát.

- Mời nhóm trưởng điều khiển các bạn lựa chọn đối tượng để khảo sát.

- GV gợi ý lựa chọn đối tượng:

- Mời các nhóm báo cáo kết quả

- Mời nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh.

- HS thảo luận nhóm.

- Các thành viên nghe theo điểu khiển của nhóm trưởng.

- Lựa chọn đối tượng.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét.

- Lắng nghe.

Hoạt động 2. Lập kế hoạch khảo sát. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV hướng dẫn HS xây dựng phiếu khảo sát.

- YC nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Nhóm xây dựng phiếu kkhaor sát theo gợi ý của GV.

- Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ Bạn A: khảo sát bề mặt trường.

+ Bạn B: khảo sát các phòng học.

+ Bạn C:.....

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Quan sát thực trạng của các đối tượng trong khuôn viên hoặc xung quanh trường đã được phân công khảo sát.

+ Ghi chép lại những gì đã quan sát được.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành đi khảo sát. (Làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi nhiệm vụ phân công dựa trên kế hoạch khảo sát của mỗi nhóm.

- GV lưu ý HS khi đi khảo sát:

+ Mang theo phiếu khảo sát.

+ Mang theo giấy bút.

+ Chú ý an toàn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 2, trao đổi về nhiệm vụ được phân công, tiến hành đi khảo sát.

- HS lắng nghe và thực hiện.


4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc học sinh tiến hành khảo sát để chuẩn bị báo cáo ở tiết học sau.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TUẦN 8

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 7: THỰC HÀNH: KHẢO SÁT VỀ SỰ AN TOÀN CỦA TRƯỜNG HỌC (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Trình bày được về sự an toàn trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực quanh nhà trường.

- Lập được kế hoạch khảo sát về sự an toàn của phòng học, tường rào, sân chơi, bãi tập hoặc khu vực xung quanh trường theo mẫu.

- Khảo sát được về sự an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường hoặc khu vựa xung quanh trường theo sự phân công của nhóm.

- Làm báo cáo, trình bày được kết quả khảo sát và đưa ra được ý tưởng khuyến nghị với nhà trường nhằm khắc phục, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với các bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở các hình ảnh gắn với ngôi trường đang học:

+ GV nêu câu hỏi:

+ Bức ảnh được chụp vào khoảng thời gian nào trong buổi học?

+ Những cảnh nào được chụp?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: giờ ra chơi.

+ Trả lời: sân trường, lớp học, cổng trường.....

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Hình thành kĩ năng chia sẻ, trao đổi thông tin về kết quả kahor sat của nahf trường.

+ Trình bày được kết quả khảo sát trường học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Chia sẻ kết quả khảo sát. (Làm việc nhóm 4)

- Mời từng cá nhân báo cáo kết quả quan sát, phát hiện và đề xuất (nếu có)

- YC nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày kết quả khảo sát và đưa ra đề xuất.

- Từng cá nhân trình bày trình bày.

- HS thảo luận.

Hoạt động 2. Báo cáo kết quả. (làm việc nhóm 4)

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả khảo sát.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả khảo sát và các đề xuất để đảm bảo sự an toàn của trường học, phòng tránh tai nạn có thể xảy ra thông qua các đối tượng cụ thể mà nhóm đã quan sát trực tiếp.

- HS nhận xét, góp ý.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TUẦN 9

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 08: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC(T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được các việc làm để giữ vệ sinh trường học.

- Đánh giá được việc giữ vệ sinh trường học của HS.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ gìn và làm một số việc phù hợp để giữ vệ sinh trường học và khu vực xung quanh trường.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Sạch hay chưa sạch?” GV cho HS chơi theo cặp đôi một bạn hỏi một bạn trả lời theo tình hình thực tế của trường mình.

VD: + Một bạn hỏi: Sân trường của chúng ta sạch hay chưa sạch.

+ Một bạn trả lời: Sân trường của chúng ta sạch rồi.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

- HS lắng nghe

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những việc làm để giữ vệ sinh trong trường học và khu vực xung quanh.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1.Một số việc làm để giữ vệ sinh trường học. (làm việc nhóm 2 )

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.

+ Các bạn trong những hình dưới đây đang làm gì?Ở đâu?

+ Những việc làm đó có tác dụng gì?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Hình 1: - Một số bạn đang nhặt rác.Hai bạn đang cho rác vào thùng rác ở sân trường.

-Tác dụng: Giữ sạch sân trường.

+ Hình 2: - Một bạn đang xả nước sau khi đi vệ sinh.

-Tác dụng: Giữ sạch nhà vệ sinh.

+ Hình 3: - GV và một nhóm HS đang quét rác và chuẩn bị hót rác.

-Tác dụng: Giữ sạch xung quanh trường.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những việc em và các bạn đã làm để giữ vệ sinh trường học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2.Liên hệ thực tế về việc làm của HS để giữ vệ sinh trường học.( làm việc cả lớp).

* GV mời HS đọc yêu cầu câu hỏi số 1.

- GV nêu câu hỏi, sau đó mời học sinh liên hệ thực tế các việc làm của bản thân để giữ vệ sinh trường học.Liên hệ và trình bày kết quả.

+ Em và các bạn đã làm gì để vệ sinh trường học?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

* GV mời HS đọc yêu cầu câu hỏi số 2.

- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi số 2 vào VBT.

- GV chia sẻ bài tập và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Hãy tự đánh giá việc giữ vệ sinh trường học của em theo gợi ý dưới đây.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS ghi lại phần đánh giá đúng vào VBT.

* GV mời HS đọc yêu cầu câu hỏi số 3.

- GV nêu câu hỏi sau đó mời học sinh suy nghĩ và trình bày.

+ Em cần thay đổi gì để thực hiện việc giữ vệ sinh trường học?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh đọc yêu cầu bài và

trình bày:

+  Những việc làm em và các bạn đã làm để giữ vệ sinh trường học:

• Vứt rác đúng nơi quy định.

• Không khạc nhổ bừa bãi.

• Không dẫm lên cây cỏ, hoa xung quanh khuôn viên trường.

• Tổng vệ sinh trường học thường xuyên.

• Không khắc, vẽ lên thân cây.

• Lau bàn ghế và bảng học trong lớp học hàng ngày.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu.

- HS thực hiện lấy VBT.

- Cả lớp quan sát và trả lời:

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- HS thực hiện.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời của mình.

+ Em cần thực hiện các việc giữ vê sinh trường học thường xuyên hơn.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS chia sẻ những việc nên và không nên làm để thực hiện việc giữ vệ sinh trường học.

- GV nhắc nhở HS từ việc giữ vệ sinh trường học liên hệ thực tế tới giữ vệ sinh nơi em đang sinh sống.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị những dụng cụ cần thiết khi làm vệ sinh như hình trong mục “chuẩn bị” trang 39 SGK để phục vụ cho tiết học sau.

- HS chia sẻ theo suy nghĩ của bản thân.

+ Những việc HS nên làm: nhặt rác bỏ vào thùng rác nếu thấy, thường xuyên quét dọn lớp, lau chùi dọn dẹp lớp ngăn nắp, sạch sẽ,..

+ Những việc HS không nên làm: không vứt rác bừa bãi, không tham gia các hoạt động vệ sinh của trường lớp,...

- HS lắng nghe và liên hệ thực tế.

- HS về nhà chuẩn bị.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……………………………………………………………………………………….......

…………………………………………………………………………………………...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 08: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC(T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được các việc làm để giữ vệ sinh trường học.

- Đánh giá được việc giữ vệ sinh trường học của HS.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ gìn và làm một số việc phù hợp để giữ vệ sinh trường học và khu vực xung quanh trường.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS đưa những dụng cụ cần thiết khi làm vệ sinh đã được dặn chuẩn bị từ tiết trước để khởi động bài học.

+ GV nhận xét từng em, tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh có sự chuẩn bị chu đáo.

- GV Nhận xét, tuyên dương chung về sự chuẩn bị bài của cả lớp.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS trưng bày dụng cụ.

- lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Biết được những dụng cụ cần thiết khi làm vệ sinh ở trường và xung quanh trường.

Hoạt động 1.Nhận biết dụng cụ cần thiết khi làm vệ sinh. (làm việc nhóm 4)

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 4, quan sát và trình bày kết quả.

+ Những dụng cụ cần thiết khi làm vệ sinh ở trường và xung quanh trường.

+ Tại sao lại cần sử dụng các dụng cụ đó?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương đồng thời nêu câu hỏi phụ chung cho cả lớp:

+ Em đã sử dụng những dụng cụ đó khi dọn dẹp tại nơi mình sinh sống chưa?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Những dụng cụ cần thiết khi làm vệ sinh ở trường và xung quanh trường là khẩu trang, găng tay, khăn lau,túi đựng rác, cây lau sàn.

+ Các dụng cụ đó có tác dụng hỗ trợ công việc dọn dẹp trở lên dễ dàng hơn.

- Các nhóm nhận xét.

- HS trả lời cá nhân với những việc mình đã làm trong cuộc sống hàng ngày.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết làm vệ sinh trong trường và xung quanh trường.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2.Thực hành làm vệ sinh. (làm việc cả lớp)

- GV yêu cầu HS thực hiện làm vệ sinh ở trường và xung quanh trường.

- GV phân công các nhóm thực hiện làm vệ sinh ở một số khu vực phù hợp với dụng cụ được chuẩn bị.

- GV nhắc nhở HS phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi dọn vệ sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần làm việc của các nhóm.

- HS chuẩn bị những dụng cụ đã được chuẩn bị trước.

- Các nhóm nhận phân công và thực hiện làm vệ sinh.

- HS lắng nghe thực hiện.

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai đúng-Ai sai”: Gv mô tả về một số HS thể hiện những việc làm nên và không nên giữ vệ sinh trường học,yêu cầu HS chỉ ra bạn đó làm đúng hay sai khi giữ vệ sinh trường học.

+ Bạn Nam ăn kẹo xả vỏ kẹo ra sân trường.

+ Bạn Tùng đã nhặt rác khi thấy trong lớp học.

+ Các bạn đã lau chùi dọn dẹp lớp ngăn nắp.

+ Bạn Cường đã viết ra bàn học.

+ Bạn Lan đã ngồi chơi khi các bạn trong lớp dọn dẹp sân trường.

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà luôn nhớ thực hiện lời con ong “ Các bạn nhớ giữ vệ sinh trong trường học và khu vực xung quanh nhé”

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

- Việc làm sai.

- Việc làm đúng.

- Việc làm đúng.

- Việc làm sai.

- Việc làm sai.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 10

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 09: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC(T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: một số hoạt động kết nối với xã hội; truyền thống nhà trường; khảo sát về sự an toàn của trường học; giữ vệ sinh trường học.

- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết phân tích vấn đề và xử lí tình huống liên quan tới việc quan sát phát hiện những gì chưa an toàn, chưa vệ sinh ở trường học.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát bài hát “Mái trường mến yêu” để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS cùng hát bài hát: “Mái trường mến yêu”

- HS lắng nghe.

2. Thực hành:

- Mục tiêu:

+ Hệ thống lại những kiến thức đã học về một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học.

+ Củng cố,rèn luyện kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Thi “Hái hoa dân chủ”(làm việc theo nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.

+ Cùng các bạn chia sẻ về một hoạt động kết nối với xã hội của nhà trường học theo gợi ý dưới đây.

- GV gợi ý cho HS tên hoạt động: Cuộc thi“Lên tiếng vì thiên nhiên” để hưởng ứng Giờ Trái Đất.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài.

- HS nhận tên hoạt động và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Ý nghĩa: Nâng cao ý thức của con người đối với tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

+ Việc làm: Vẽ tranh về Giờ Trái Đất, hùng biện về các việc làm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, trình diễn thời trang làm từ các sản phẩm tái chế như chai nhựa, giấy báo, bìa carton,...

+ Đánh giá sự tham gia của em và các bạn: Các bạn rất thích thú, vui vẻ và sôi nổi tham gia hoạt động.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2.Thi “Giới thiệu về truyền thống nhà trường”(làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV nêu câu hỏi sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 4 và trình bày kết quả.

+ Trường em có những truyền thống nào?Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống đó?

+ GV gợi ý cho HS: Sử dụng lại kết quả tìm hiểu về truyền thống nhà trường ở tiết học trước để trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày:

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Trường em có truyền thống đoàn kết, tôn sư trọng đạo,...

+ Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó, em phải:

* Chăm chỉ học tập, học thật tốt để xứng đáng là một học trò chăm ngoan học giỏi.

* Phải đoàn kết, hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh mình.

* Biết ơn thầy cô giáo.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu cho HS xem một số video ngắn nói về các hoạt động kết nối với xã hội của nhà trường từ đó HS nêu được ý nghĩa của các hoạt động đó.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS xem video và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC

Bài 09: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC(T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: một số hoạt động kết nối với xã hội; truyền thống nhà trường; khảo sát về sự an toàn của trường học; giữ vệ sinh trường học.

- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết phân tích vấn đề và xử lí tình huống liên quan tới việc quan sát phát hiện những gì chưa an toàn, chưa vệ sinh ở trường học.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Giữ gìn vệ sinh trường lớp” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?

+ Những bạn học sinh trong bài hát đang làm gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Bài hát nói về những bạn học sinh.

+ Trả lời: Dọn vệ sinh trường lớp.

- HS lắng nghe.

2. Thực hành:

- Mục tiêu:

+ Nhắc nhở và hình thành thói quen giữ vệ sinh trường học cho HS

+ Phát hiện chỗ chưa an toàn của cơ sở vật chất của nhà trường và nói với người có trách nhiệm để xử lí.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1.Xây dựng cam kết giữ vệ sinh trường hoc. (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ gợi ý và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập vào VBT.

+ Xây dựng cam kết giữ vệ sinh trường hoc.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh thực hiện làm trong VBT

- Cả lớp quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Những việc làm để giữ vệ sinh trường học:

* Vứt rác đúng nơi quy định.

* Quét dọn sân trường.

* Lau bàn ghế và bảng học trước mỗi buổi học.

+ Những việc không nên làm để giữ vệ sinh trường học:

* Vứt rác vào gốc cây.

* Khắc tên lên thân cây.

* Vẽ viết ra bàn học.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2.Đóng vai.(làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.

+ Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống dưới đây?Vì sao?

+ Hãy cùng bạn đóng vai xử lí các tình huống đã chọn.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV tổ chức cho các nhóm đóng vai xử lí tình huống trên lớp.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét từng nhóm, tuyên dương nhóm đóng vai tốt.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Nếu gặp các tình huống, em sẽ:

*Tình huống 1: Khi thấy tường và trần của lớp học có dấu hiệu bị nứt và bong tróc, em phải ngay lập tức báo cho thầy cô giáo hoặc bác bảo vệ để khắc phục ngay lập tức. Nếu không các mảng tường có thể sẽ gây nguy hiểm cho các bạn học sinh vì không được sửa chữa kịp thời.

*Tình huống 2: Khi thấy 2 bạn nam vứt rác bừa bãi ra sân trường và gốc cây, em sẽ ra nhắc nhở các bạn làm thế là vi phạm nội quy của trường và làm mất mĩ quan trường học. Nếu hai bạn không nghe em có thể báo với thầy cô giáo để kịp thời nhắc nhở.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

+ Các nhóm lên đóng vai xử lí các tình huống.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu lại những bài đã học và nội dung của các bài đó trong Chủ đề: Trường học.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 11

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 09: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể được tên, lợi ích và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Thu thập được thông tin về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Giới thiệu được một số sản phẩm nông nghiệp của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Chia sẻ với người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi kể:

+ Trong các bữa cơm hằng ngày bạn thường ăn những món ăn gì?

+ Những món đó được làm từ nguyên liệu nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

+ HS Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Kể được tên, lợi ích và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp. (làm việc cặp đôi)

- GV chia sẻ các bức tranh từ 1 đến 8 và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát, làm việc cặp đôi và mời đại diện một số cặp trình bày kết quả.

+ Kể tên các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong hình?

+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại: Tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm

- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành trình bày:

Tranh 1: Trồng lúa – cung cấp lương thực cho con người...

Tranh 2, 4: Nuôi lợn- nuôi gà – cung cấp thực phẩm, xuất khẩu tăng thêm thu nhập, cung cấp phân bón cho cây trồng...

Tranh 3: Trồng rừng- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn. - Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

Tranh 5: Trồng cà phê – Cà phê giúp người dân có thu nhập, ổn định đời sống, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta

...

HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Hãy xếp những hoạt động trong các hình trên vào các nhóm gợi ý dưới đây.

(Làm việc cá nhân)

Gv cho HS nêu yêu cầu. Sau đó hoàn thành bài vào VBT và trình bày kết quả.

- GV mời HS trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

HS đọc yêu cầu, trả lời

Trồng trọt và chăn nuôi

Hình 1, 2,4,7,5

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Hình 6,8

Trồng và chăm sóc rừng

Hình 3

HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Thực hành

- Mục tiêu:

+ Nêu được tên và sản phẩm của các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác.

+ Kể tên được một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Hãy kể được tên, lợi ích và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp khác mà em biết (làm việc nhóm 4)

- GV cho HS đọc yêu cầu, nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận (Mỗi HS nêu ít nhất một hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của hoạt động đó) và trình bày kết quả.

+ Kể tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp khác mà em biết. Nói tên sản phẩm của hoạt động đó ?

- GV mời đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt nội dung HĐ3 và mời HS đọc lại:

Hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất lớn, bao gồm trồng trọt (trồng cây lương thực như: trồng lúa, ngô, khoai, sắn, ...; trồng các loại rau, củ, trồng cây ăn quả,...); chăn nuôi (chăn nuôi gia súc bò, lợn, dê, trâu, ...; chăn nuôi gia cầm gà, vịt, ngan , ngỗng, chim bồ câu, chim cút, ...; nuôi thả cá, tôm; ...) trồng, khai thác, bảo vệ rừng, nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản.

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung ghi nhớ SGK-Tr44

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Trồng trọt (trồng cây lương thực như: trồng lúa, ngô, khoai, sắn, ...; trồng các loại rau, củ, trồng cây ăn quả,...); chăn nuôi ( chăn nuôi gia súc bò, lợn, dê, trâu, ...; chăn nuôi gia cầm gà, vịt, ngan , ngỗng, chim bồ câu, chim cút, ...; nuôi thả cá, tôm; ...) trồng, khai thác, bảo vệ rừng, nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ3

HS đọc

Hoạt động 4. Tìm hiểu một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp. (làm việc nhóm 2)

- GV chia sẻ các bức tranh từ 1 đến 3 và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát, làm việc nhóm 2 và mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

+ Kể tên những sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các hình dưới đây

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS kể những sản phẩm khác của hoạt động sản xuất nông nghiệp mà em biết

- GV chốt HĐ4 và mời HS đọc lại: Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ra các sản phẩm để phục vụ cuộc sống con người (thức ăn, đồ uống, trang trí nhà cửa, thuốc,...), làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác (sản xuất thủ công, công nghiệp), đem bán hoặc xuất khẩu thu lại lợi ích kinh tế, ...

- Một số học sinh trình bày.

Hình 1: Gạo, thịt, trứng, sữa, rau của quả.

Hình 2, tôm, cua, cá, mực…

Hình 3: Cây trồng cung cấp gỗ,các loại dược liệu, chống xói mòn

- HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- Học sinh lắng nghe.

- HS kể

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

GV tổ chức Trò chơi “Ghép cặp”

Ghép ô chữ tên “hoạt động sản xuất nông nghiệp” với ô chữ “ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp” cho phù hợp.

GV hướng dẫn cách chơi: Gv chia nhóm. Mỗi nhóm được nhận 10 thẻ chữ, 5 thẻ tên “hoạt động sản xuất nông nghiệp” và 5 thẻ “ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp”. Khi GV hô “Bắt đầu” các nhóm sẽ ghép các thẻ tên “hoạt động sản xuất nông nghiệp” với thẻ “ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp” cho phù hợp. Nhóm nào ghép xong thì hô “Xong”. Nhóm thắng cuộc là nhóm ghép đúng và nhanh nhất.

- GV các nhóm trình thực hiện trò chơi.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Lắng nghe

1- a; 2-d; 3- e; 4- d; 5- a

- HS nhận xét nhóm bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 09: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Thu thập được thông tin về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Giới thiệu được một số sản phẩm nông nghiệp của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Chia sẻ với người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe và vận động theo bài hát để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Thu thập được thông tin về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Thu thập thông tin, tranh ảnh, vật thật và giới thiệu về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương. (làm việc cặp nhóm- kĩ thuật phòng tranh)

Chia sẻ về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương em theo gợi ý dưới đây.

- GV cho HS chia sẻ thông tin đã thu thập được về một số hoạt động nông nghiệp ở địa phương trong nhóm 6. Sau đó hoàn thành sản phẩm theo bảng gợi ý trang 46 SGK.

- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm của nhóm.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- Học sinh đọc yêu cầu bài, trao đổi cặp đôi

HS trao đổi và hoàn thành bảng

HS giới thiệu

- Nhận xét

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Thực hành - Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Giới thiệu được một số sản phẩm nông nghiệp của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm.

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Giới thiệu một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương em (Làm việc cả lớp)

GV yêu cầu HS dán các tranh, ảnh (đã chuẩn bị trước ở nhà) về các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương vào bảng nhóm.

- GV cho HS trưng bày sản phẩm, mỗi nhóm cử 1 bạn để giới thiệu. Các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhóm bạn

- GV mời các nhóm khác nhận xét – Bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất”

- Yêu cầu nhóm ấn tượng nhất trình bày sản phẩm trước lớp.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” trang 46 SGK.

- Nhận xét bài học.

- Dặn dò về nhà.

HS thực hành dán tranh theo nhóm 6.

- Học sinh tham quan

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- 1-2 HS đọc

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 09: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Chia sẻ với người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Chia sẻ với người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi kể:

+ Kể một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương em?

+ Em thích sản phẩm nào nhất?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

+ HS Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường..

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Nếu là bạn Hà em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây. (làm việc cặp đôi)

- GV cho HS đọc yêu cầu . Thảo luận nhóm 4 tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai xử lí tình huống trước lớp

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại: Cần tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm để giảm lượng chất thải, bảo vệ môi trường, tiết kiệm được tiền của...

- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận đóng vai trong nhóm

VD: Cần lấy lượng thức ăn vừa đủ để tránh gây lãng phí, giảm lượng chất thải ra môi trường...

HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.

- HS thực hành

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Thực hành – Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Chia sẻ với người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh (làm việc nhóm 4)

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV cho HS chọn một vấn đề liên quan đến tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp (ví dụ: lãng phí thức ăn) rồi thảo luận nhóm 4 thể hiện ý tưởng bằng cách viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh để chia sẻ với mọi người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- GV mời đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt nội dung – Giới thiệu thêm một số hình ảnh, khẩu hiệu về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- HS đọc

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

+ Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp: Không dùng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hóa học, hạn chế sử dụng phân bón hóa học; nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, không xả nước thải, phân từ vật nuôi ra môi trường, ra nguồn nước, ...

+ Tiêu dùng tiết kiệm: Sử dụng các sản phẩm nông nghiệp tiết kiệm: Không mua, nấu quá nhiều thức ăn, sử dụng các bộ phận của thực vật để làm thức ăn cho vật nuôi hoặc làm phân bón; tiết kiệm nguồn nước trong tưới tiêu;...

- Đại diện các nhóm trình bày:

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ3

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 10: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THỦ CÔNG (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể được tên, ích lợi và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công ở địa phương.

- Giới thiệu cho HS biết thông tin về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương và ở một số vùng miền.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết trân trọng yêu quý các sản phẩm công nghiệp và thủ công.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức liên quan đến tiết học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS thực hiện yêu cầu: Em hãy kể tên một số đồ dùng, thiết bị có trong gia đình em?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS nối tiếp kể.

- Ví dụ: Ti vi, xe máy, quạt, điều hoà, rèm cửa, giường tủ...

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Kể được tên, ích lợi và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công ở địa phương.

+ Giới thiệu cho HS biết thông tin về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương và ở một số vùng miền.

  • Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất công nghiệp. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.

+ Kể tên những hoạt động trong hình dưới đây. Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm: chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng máy móc; khai thác khoáng sản;...Những hoạt động đó tạo ra đồ dùng, thiết bị, nguyên vật liệu,... phục vụ đời sống sản xuất của con người và xuất khẩu.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS thảo luận nhóm và lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Hình 1: Cô chú công nhân đang may những bộ quần áo

- Hình 2: Cô chú công nhân đang chế biến tôm để xuất khẩu

- Hình 3: Các chú công nhân đang sản xuất những chiếc phích để đựng nước

- Hình 4: Các chú công nhân đang sản xuất ô tô

- Hình 5: Những chiếc tàu đang khai thác dầu khí ở ngoài biển khơi

- Hình 6: Những chiếc quạt khổng lồ để sản xuất điện

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất thủ công. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 4, quan sát và trình bày kết quả.

+ Hãy nói về những hoạt động sản xuất thủ công trong các hình 1-3

+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Hình 1: Các cô đang chăm chỉ dệt luạ

+ Hình 2: Nghệ nhân đang tỉ mỉ khắc hình người trên đá

+ Hình 3: Người thợ đang khéo léo tạo ra các sản phẩm từ gốm.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu: Biết về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương và ở một số vùng miền.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

+ Hãy kể tên và ích lợi của một số hoạt động công nghiệp và thủ công mà em biết?

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng suy nghĩ tìm hiểu thêm tên và ích lợi một số hoạt động công nghiệp và thủ công.

- Mời đại diện trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

VD: khai thác thuỷ sản, sản xuất hàng điện tử, khai thác than (Quảng Ninh, Kinh Môn – Hải Dương), da giày,...

- Hàng thủ công: gốm Chu Đậu- Nam Sách – Hải Dương, làm trống Đọi Tam - Hà Nam, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận, làm thuyền thúng Phú Yên...

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh thảo luận nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS kể những đồ dùng trong gia đình được làm thủ công hay qua sản xuất công nghiệp.

- GV cho HS xem một số hình ảnh hoạt động sản xuất công nghiệp đang phát triển mạnh ở nước ta và một số làng nghề truyền thống của địa phương.

- GV dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau: sưu tầm tranh ảnh, vật thật 1 số sản phẩm thủ công của địa phương

- HS nối tiếp kể

- HS nhận xét câu trả lời của bạn

- HS theo dõi

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 10: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THỦ CÔNG ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận biết được sản phẩm công nghiệp và sản phẩm thủ công.

- Thu thập được thông tin về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương.

- Giới thiệu được một trong các sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật sưu tầm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết trân trọng yêu quý các sản phẩm công nghiệp và thủ công.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số lợi ích của hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS nêu lợi ích của các hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công:

+ Các hoạt động đó tạo ra đồ dùng, thiết bị, nguyên vật liệu... phục vụ cho đời sống, sản xuất của con người và xuất khẩu...

2. Luyện tập:

Hoạt động 3. Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng?” (làm việc nhóm 6)

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được sản phẩm công nghiệp và sản phẩm thủ công.

  • Cách tiến hành:

- GV mời HS đọc yêu cầu trò chơi.

- GV hướng dẫn HS cách chơi: Mỗi nhóm sẽ được nhận 9 thẻ hình (hình 1-9 trong trang 50 SGK), khi GV hô: “bắt đầu” các nhóm sẽ xếp thẻ thành 2 nhóm: “Sản phẩm công nghiệp và “sản phẩm thủ công”. Nhóm nào xếp xong thì hô “xong”

- GV gọi trưởng nhóm các nhóm lên nhận bộ thẻ hình.

- GV hô “bắt đầu” để các nhóm thi xếp các thẻ hình vào nhóm.

- GV và cả lớp cùng nhận xét và đánh giá xem nhóm nào xếp đúng.

- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp lắng nghe cách chơi.

- Nhóm trưởng lên nhận bộ thẻ hình.

- Các nhóm tham gia thi xếp các thẻ hình vào nhóm.

- Các nhóm nêu kết kết quả đúng:

+ Các sản phẩm thủ công là hình: 1, 5, 9.

+ Các sản phẩm công nghiệp là hình: 2, 3, 4, 6, 7, 8.

3. Vận dụng

* Mục tiêu:

- Thu thập được thông tin về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương.

- Giới thiệu được một trong các sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật sưu tầm.

* Cách tiến hành

Hoạt động 4. Thu thập thông tin, tranh ảnh vật thật về hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương (làm việc nhóm 6)

- GV mời HS đọc yêu cầu của hoạt động 4.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 chia sẻ thông tin đã thu thập được về một hoạt động công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương trong nhóm để hoàn thành bảng gợi ý sau:

- GV đi hỗ trợ các nhóm hoàn thành sản phẩm của mình.

- GV yêu cầu các nhóm chọn một trong số các sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương mà nhóm mình đã sưu tầm được để giới thiệu trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày các sản phẩm công nghiệp và thủ công của nhóm mình sau đó sử dụng kĩ thuật phòng tranh để học sinh các nhóm đi tham quan các sản phẩm mà nhóm bạn sưu tầm được.

- GV tổ chức cho HS bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất” theo các tiêu chí: Chọn đúng sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công của địa phương, trình bày sáng tạo, cách giải thích thuyết phục.

- GV bổ sung và tuyên dương nhóm được bầu chọn là nhóm “Ấn tượng nhất”, yêu cầu nhóm đó lên.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

- GV gọi HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 50 SGK.

- GV dặn HS về nhà đọc và chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Từng cá nhân học sinh chia sẻ thông tin đã thu thập được về một hoạt động công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương trong nhóm (đã được yêu cầu chuẩn bị trước) để hoàn thành bảng gợi ý.

- Các nhóm hoàn thành bảng của nhóm mình .

- Đại diện một số nhóm mang các sản phẩm mà nhóm mình sưu tầm được lên để giới thiệu trước lớp (các nhóm có thể sử dụng các sản phẩm bằng tranh ảnh hoặc vật thật để giới thiệu trước lớp).

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện luân phiên nhau ở lại để giải thích với các bạn đến tham quan sản phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm bình chọn nhóm: “Ấn tượng nhất” theo các tiêu chí GV đã đưa ra.

- Đại diện HS nhóm được chọn lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- HS nhận xét.

- HS đọc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 10: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THỦ CÔNG ( TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết trân trọng yêu quý các sản phẩm công nghiệp và thủ công.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở 2 tiết trước.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS giới thiệu được một trong các sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật sưu tầm.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- 4-5 HS nêu.

- HS nhận xét, bổ sung.

2. Luyện tập

* Mục tiêu:

+ Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 5: Xử lí tình huống

(làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc tình huống ở trang 52 SGK.

- GV yêu cầu HS thảo luận và đóng vai nhóm 4.

- GV theo dõi và hướng dẫn nhóm chưa chủ động thảo luận, đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống theo nhóm 4.

- GV tổ chức chữa bài:

+GV gọi đại diện các nhóm đóng vai.

+ GV và cả lớp cùng nhận xét và đánh giá xem nhóm nào đóng vai tốt nhất. Đồng thời giúp các nhóm để hoàn thiện yêu cầu.

- GV tuyên dương nhóm xử lí, đóng vai tốt.

- 2 HS đọc tình huống và cả lớp đọc thầm tình huống nhiều lần, xác định yêu cầu.

- HS thảo luận và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm đóng vai vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét

3. Vận dụng:

* Mục tiêu:

- Chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

*Cách tiến hành:

Hoạt động: Viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh (làm việc nhóm 6)

- GV mời HS đọc yêu cầu của hoạt động 6.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 chọn một vấn đề liên quan đến tiêu dùng sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công (ví dụ: tiết kiệm điện...) rồi chia sẻ với những người xung quanh.

- GV đi hỗ trợ các nhóm hoàn thành sản phẩm của mình.

- GV yêu cầu các nhóm chọn một trong số các sản phẩm mà nhóm mình đã sưu tầm được để giới thiệu trước lớp.

- GV bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, tuyên dương nhóm có sản phẩm sáng tạo và ý nghĩa.

- Yêu cầu HS đọc lời nhắc nhở trong SGK.

- GV dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên để chuẩn bị học bài sau.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS thảo luận nhóm 6 thảo luận thể hiện ý tưởng bằng cách vẽ, viết hoặc sưu tầm tranh, ảnh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Đại diện các nhóm chia sẻ với các bạn về sản phẩm của nhóm mình.

- Nhận xét.

  • HS đọc lại.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TUẦN 14

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 11: DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể được tên một số di tích – văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Biết đặt câu hỏi và thu thập về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cacnh3 quan thiên nhiên ở địa phương.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS kể tên một số địa điểm em từng đến tham quan.

- GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- GV hỗ trợ, củng cố câu trả lời của HS, tuyên dương nhưng em mạnh dạn, xung phong chia sẻ.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe yêu cầu.

- Một vài HS chia sẻ trước lớp

Một số địa điểm em đã từng đến tham quan:

+ Lăng Bác và bảo tàng Hồ Chí Minh.

+ Chùa Một Cột.

+ Bảo tàng Phòng không - Không quân.

+ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

+ Côn Sơn - Kiếp Bạc.

+ Nhà tù Hỏa Lò.

+Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Kể được tên một số di tích – văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Khám phá di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam và ở địa phương. (Làm việc nhóm 4).

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV chia HS thành nhóm 4, yêu cầu các em quan sát từ hình 1-5 trang 53, 54 và thảo luận để trả lời các câu hỏi:

1. Tìm hiểu một di tích lịch sự - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

+ Hãy nói về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên của đất nước Việt Nam.

+ Trong những địa danh trên, địa danh nào là di tích kịch sử - văn hóa, địa danh nào là cảnh quan thiên nhiên.

- GV yêu cầu HS kể tên một số di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương và chốt hoạt động 1.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4, quan sát từ hình 1-5 trang 53, 54 để trả lời các câu hỏi gợi ý:

+ HS1(Hình 1): Đây là Văn Miếu-Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội. Nơi đây thờ Khổng Tử và thầy giáo Chu Văn An. Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người thường lên đây để xin chữ đầu năm với mong muốn mình trong năm mới sẽ học hành đỗ đạt và giỏi giang hơn.

+ HS2(Hình 2): Phố cổ Hội An, Quảng Nam. Là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi lưu giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống. Ngày 4 tháng 12, UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.

+ HS 3(Hình 3): Bến nhà Rồng, Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngày 5/7/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến nhà Rồng. Nơi đây trưng bày rất nhiều hình ảnh về Bác, các hiện vật liên quan đến Bác,…

+ HS 4(Hình 4): Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Vịnh Hạ Long đã vinh dự hai lần đươc UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và 2000. Vịnh Hạ Long lọt vào top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới năm 2011.

+ HS 5(Hình 5): Động Thiên Đường, Quảng Bình. Nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Động Thiên Đường có chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất lên đến 150m.

+ Trong các địa danh trên:

* Địa danh là di tích lịch sử - văn hóa là: Văn Miếu -Quốc Tử Giám; Phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam; Bến Nhà Rồng, Thành Phố Hồ Chí Minh.

* Địa danh là cảnh quan thiên nhiên ở địa phương là: Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Động Thiên Đường, tỉnh Quảng Bình.

- Một số di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em: Chùa Một Cột; Lăng Bác; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Hồ Hoàn Kiếm; Chùa Trấn Quốc; Nhà tù Hỏa Lò; Phố cổ; Hoàng thành Thăng Long; Quảng trường Ba Đình; Nhà hát lớn Hà Nội; Thành Cổ Loa; Đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc; Vườn quốc gia Ba Vì,...

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, dổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Đặt được câu hỏi và thu thập đươc thông tin về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tìm hiểu về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương (làm việc nhóm 6).

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV chia HS thành nhóm 6 dựa vào sơ đồ ở trang 54 SGK và yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 địa danh(di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương), đặt câu hỏi để tìm hiểu về địa danh đã chọn.

2. Đặt câu hỏi để tìm hiểu về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em theo gợi ý dưới đây.

* Lưu ý: Tùy thuộc vào trình độ, HS có thể đặt nhiều hay ít câu hỏi, không nhất thiết đặt cả 6 câu hỏi.

2. Thu thập thông tin.

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 6 , quan sát hình từ 1-6 trang 55 SGK và trả lời các câu hỏi như gợi ý dưới đây:

+ Hình 1 các bạn thu thập thông tin bằng cách nào?

+ Hình 2 các bạn thu thập thông tin bằng cách nào?

+ Hình 3 các bạn thu thập thông tin bằng cách nào?

+ Hình 4 các bạn thu thập thông tin bằng cách nào?

+ Hình 5 các bạn thu thập thông tin bằng cách nào?

+ Hình 6 các bạn thu thập thông tin bằng cách nào?

- GV yêu cầu các nhóm thu thập thông tin trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 6 dựa vào sơ đồ ở trang 54 SGK thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS dựa vào sơ đồ để đặt câu hỏi về một địa danh di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương đã chọn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 6 , quan sát hình từ 1-6 trang 55 SGK và trả lời các câu hỏi như gợi.

+ Hình 1 các bạn thu thập thông tin qua đọc sách báo.

+ Hình 2 các bạn thu thập thông tin bằng cách hỏi người lớn.

+ Hình 3 các bạn thu thập thông tin bằng cách tra cứu In-tơ-nét.

+ Hình 4 các bạn thu thập thông tin bằng cách nghe hướng dẫn viên giới thiệu.

+ Hình 5 các bạn thu thập thông tin bằng cách quan sát mô hình.

+ Hình 6 các bạn thu thập thông tin bằng cách đọc bảng thông tin.

- Nhóm trưởng phân công HS trong nhóm thu thập thông tin trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS kể nhanh một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà em biết và yêu cầu trả lời các câu hỏi gợi ý:

+ Ở địa phương em có những di tích lịch sử -văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên nào?

+ Em đi đến nơi đó khi nào? Cùng đi với ai?

+ Em thích điều gì ở nơi đó? Vì sao?

- GV mời HS lên nói trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiết sau.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 11: DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Tổng hợp được một thông tin về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Giới thiệu được mọt di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa”. HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi trong mỗi bông hoa.

+ Hãy kể tên 1 số di tích lịch sử-văn hóa.

+ Kể tên một số cảnh quan thiên nhiên.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe, xung phong tham ngia trò chơi và trả lời.

- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Tổng hợp được một thông tin về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

+ Giới thiệu được một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương (làm việc nhóm 6).

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

3. Tổng hợp và trình bày kết quả.

* Báo cáo và tổng hợp thông tin trong nhóm.

* Trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu từng thành viên trong nhóm báo cáo kết quả thu thập thông tin.

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm để tổng hợp thông tin và xây dựng báo cáo của nhóm mình về địa danh đã chọn.

Hoạt động 2: Giới thiệu về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quann thiên nhiên ở địa phương.

- Gv yêu cầu HS quan sát tranh.

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh. Mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm tại một vị trí trong lớp(được GV quy định).

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS ở lại để giải thích với các bạn đến tham quan sản phẩm của nhóm mình.

- GV tổ chức dẫn HS cả lớp đi tham quan các sản phẩm của các nhóm khác.

- GV yêu cầu HS trở về nhóm và bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất”.(Tiêu chí: Chọn đúng di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương; Trình bày sáng tạo; Cách giải thích thuyết phục.)

- GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm; tuyên dương nhóm “Ấn tượng nhất”.

- 1 hS đọc yêu cầu bài

- Từng HS báo cáo kết quả thu thập thông tin trong nhóm.

- Các em trao đổi trong nhóm để tổng hợp thông tin và xây dựng báo cáo của nhóm mình về địa danh đã chọn.

- HS quan sát tranh.

- HS các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.

- Mỗi nhóm cử 1 HS ở lại thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.

- HS cả lớp đi tham quan các sản phẩm của các nhóm khác.

- HS các nhóm thi đua bình chọn thao tiêu chí GV đưa ra.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV mời nhóm”Ấn tượng nhất” trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp.

- Nhận xét bài học.

- Dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Bài 11: DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.

- Thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan.

- Biết xử lí tình huống phù hợp khi đi tham quan.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa”. HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi trong mỗi bông hoa.

+ Hãy giới thiệu về một số di tích lịch sử-văn hóa.

+ Hãy giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe, xung phong tham ngia trò chơi và trả lời.

- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan.(Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

2. Tôn trọng di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan.

- GV yêu cầu HS quan sát từ hình 1-3 trang 56, 57 SGK và trả lời các câu hỏi

+ Hãy nói những việc nên làm và những việc không nên làm ở mỗi hình.

+ Vì sao em lại chọn như vậy?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> Kết luận: Khi đi tham quan các em nên xếp thành hàng và nghe theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên và cô giáo vì trong khu di tích rất đông người, nếu các bạn không xếp thành hàng sẽ dễ đi lạc.

Các em không nên giờ vào hiện vật vì các hiện vật đã được bảo quản và lưu giữ rất cẩn thận, có hiện vật lên đến cả nghìn năm. Nếu sờ vào hiện vật là vi phạm nội quy và có thể gây hỏng hóc, xước và không còn nguyên như trạng thái ban đầu.

Sau khi tham quan về, chúng ta nên thu gom hết rác thải để tránh làm ô nhiễm và giữ cảnh quan thiên nhiên luôn sạch sẽ và đẹp đẽ.

Hoạt động 2: Tôn trọng di tích lịch sử-văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi:

+ Em và các bạn đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên?

+ Em và các bạn đã làm gì để giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> Kết luận: Những việc làm để thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan đó là: Vào các khu vực trang nghiêm thì không nói chuyện, không đùa nghịch. Không sờ vào hiện vật hay trèo ra hàng rào để vào khu vực cấm. Xếp thẳng hàng khi đi tham quan. Không vứt rác bừa bãi trong các khu di tích. Thu dọn rác thải, chai nhựa, lon nước trước khi ra về.

- 1 hS đọc yêu cầu bài

- HS quan sát từ hình 1-3 và trả lời câu hỏi:

+ Những việc nên làm và những việc không nên làm trong mỗi hình.

+ Hình 1: Các bạn nhỏ nên xếp thành hàng và nghe theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên và cô giáo vì trong khu di tích rất đông người, nếu các bạn không xếp thành hàng sẽ dễ đi lạc.

+ Hình 2: Bạn nhỏ không nên giờ vào hiện vật vì các hiện vật đã được bảo quản và lưu giữ rất cẩn thận, có hiện vật lên đến cả nghìn năm. Nếu sờ vào hiện vật là vi phạm nội quy và có thể gây hỏng hóc, xước và không còn nguyên như trạng thái ban đầu.

+ Hình 3: Các bạn nhỏ nên thu gom hết rác thải sau khi ra về để tránh làm ô nhiễm và giữ cảnh quan thiên nhiên luôn sạch sẽ và đẹp đẽ.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nhận xét, bổ sung.

HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- Các em trao đổi trong nhóm để tổng hợp thông tin và xây dựng báo cáo của nhóm mình về địa danh đã chọn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4 và trả lời các câu hỏi.

- Những việc làm để thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan:

+ Vào các khu vực trang nghiêm thì không nói chuyện, không đùa nghịch.

+ Không sờ vào hiện vật hay trèo ra hàng rào để vào khu vực cấm.

+ Xếp thẳng hàng khi đi tham quan.

+ Không vứt rác bừa bãi trong các khu di tích.

+ Thu dọn rác thải, chai nhựa, lon nước trước khi ra về.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết xử lí tình huống phù hợp khi đi tham quan.

+ Thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3: Xử lí tình huống.(Làm việc nhóm 4)

- Gv mời HS đọc yêu cầu bài.

+ Em xử lí như thế nào khi nhìn thấy tình huống dưới đây?

- GV yêu cầu HS quan sát tình huống trang 57 SGK, thảo luận và tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí.

- GV mời đại diện nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS đọc thông điệp con ong trong SGK, trang 57.

Chúng mình cùng tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan nhé!

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát tình huống trang 57 SGK, thảo luận và tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí.

- Đại diện các nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp.

+ Khi gặp tình huống trên em sẽ khuyên hai bạn đây là khu di tích, các bạn không nên trèo qua hàng rào để vào chụp ảnh cùng hiện vật. Việc này có thể làm hỏng hóc, xước xát lên hiện vật trong bảo tàng. Nếu muốn chụp ảnh thì có thể đứng ngoài hàng rào và chụp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 3-5 HS đọc.

4. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS trả lời.

+ Em và các bạn đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên?

+ Em và các bạn đã làm gì để giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan?

- Nhận xét bài học.

- Dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: một số hoạt động sản xuất, di tích lịch sử - văn hoá và cảnh quan thiên nhiên.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với quê hương.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV treo ảnh vùng núi phía Bắc

+ GV nêu câu hỏi: Qua bức tranh, em thấy quê hương của chúng ta như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Hệ thống được nội dung đã học về hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công.

+ Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Thảo luận về hoạt động sản xuất ở địa phương em.

-GV chia nhóm 6, yêu cầu HS trong nhóm trao đổi theo sơ đồ gợi ý trang 58 SGK

- Mời đại diện nhóm trình bày sản phẩm.

- GV đưa ra các tiêu chí.

* Tiêu chí nhận xét: Chia sẻ nhiều thông tin, hình ảnh phản ánh đúng về hoạt động sản xuất ở địa phương; Trình bày rõ ràng, lưu loát và truyền cảm, ...

- Yêu cầu HS khác nhận xét và bình chọn những nhóm giới thiệu ấn tượng về địa phương mình.

-GV nhận xét, , bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, tuyên dương HS.

- GV kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với một số HS thế hiện chưa tích cực tham gia trong quá trình làm việc nhóm hoặc những HS yếu hơn các bạn.

-Mỗi HS làm câu 1- 3 VBT -> Chia sẻ trong nhóm -> Thống nhất cách trình bày sản phẩm chung.

-Các nhóm trình bày sản phẩm.

-HS đọc tiêu chí.

-HS nhận xét và bình chọn những nhóm giới thiệu ấn tượng về địa phương mình.

-HS trả lời theo câu hỏi của GV.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem video về vẻ đẹp của đất nước qua các địa danh.

-> Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước, địa phương – nơi mình sinh sống.

+ GV yêu cầu HS về nhà tìm tranh ảnh hoặc vẽ, tìm thông tin một địa danh của địa phương.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS xem video.

- Về nhà tự tìm tranh ảnh hoặc vẽ, tìm thông tin một địa danh của địa phương

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát, thu thập, xử lí thông tin và trình bày sản phẩm.

- Xử lí tình huống hướng đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với quê hương.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Biết thực hiện việc làm vừa sức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV treo ảnh vùng núi phía Bắc

+ GV nêu câu hỏi: Qua bức tranh, em thấy quê hương của chúng ta như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết thu thập, giới thiệu về một địa danh ở địa phương.

+ Xử lí tình huống hướng đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Giới thiệu về một địa danh (di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên) ở địa phương

- GV chia nhóm 6, yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, giới thiệu về một địa danh ở địa phương theo các gợi ý:

+ Tên địa danh đó là gì?

+ Địa danh đó ở đâu?

+ Ở đó có những gì?

+ Em ấn tượng nhất điều gì khi đến nơi đó?

- Mời các nhóm trưng bày sản phẩm.

- GV đưa ra các tiêu chí, yêu cầu HS bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất”:

* Tiêu chí đánh giá: Chọn đúng địa danh (di tích lịch sử - văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên) ở địa phương; Trình bày sáng tạo; Cách giải thích thuyết phục.

- GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, tuyên dương nhóm “Ấn tượng nhất”.

- GV trưng bày sản phẩm của nhóm “Ấn tượng nhất” trước lớp.

-Mỗi HS giới thiệu về địa danh mình biết trong nhóm-> Nhóm trao đổi tạo ra sản phẩm của nhóm (có cả thông tin và hình ảnh)

- Các nhóm trưng bày sản phẩm, mỗi nhóm cử 1HS luân phiên nhau ở lại giải thích sản phẩm nhóm mình, các bạn khác đi tham quan sản phẩm nhóm khác.

-HS đọc các tiêu chí, bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất”.

-HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

-HS quan sát.

Hoạt động 2. Xử lí tình huống

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia nhóm 4, mời các nhóm quan sát các tình

huống, giao việc cho các nhóm:

+ Nhóm lẻ thảo luận tình huống 1.

+ Nhóm chẵn thảo luận tình huống 2.

- GV mời các nhóm trao đổi, trả lời câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm

­- Giáo dục HS sử dụng tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, quan sát

tình huống và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Kun bảo vệ môi trường”

- Cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát, về những hành động giúp bảo vệ môi trường.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS theo dõi.

- HS cùng trao đổi về nội dung bài hát, về những hành động giúp bảo vệ môi trường.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Tự nhiên và xã hội

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 12: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ

CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói được tên một số bộ phận của thực vật.

- Trình bày dược chức năng của các bộ phận cơ thể thực vật.

- So sánh được ( hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau.

- Biết cách phân loại thực vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của thân ( cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ ( rễ cọc, rễ chùm,...).

- Tìm ra được điểm chung về đặc điểm của thân (cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ (rễ cọc, rễ chùm,...) để phân loại chúng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất”: GV chia lớp thành các nhóm 4 và phát cho mỗi nhóm một giỏ đồ là các bộ phận của cây ớt. Trong thời gian 2’ nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất các bộ phận hoàn chỉnh của cây đậu tương sẽ là đội thắng cuộc:

- GV Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Với chủ đề 4: Thực vật và động vật. Cô và cả lớp cùng tìm hiểu bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng. (T1)

- HS HS chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất”

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm.

+ Phân loại được thực vật dựa theo đặc điểm của rễ cây.

- Cách tiến hành:

*RỄ CÂY

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm của rễ cây. (Làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Chỉ ra sự khác nhau giữa rễ cây hành và rễ cây tỏi?

- Gv đưa ra hình ảnh một số loại cây khác nhau: Cây rau dền, cây đậu xanh,... Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hai loại cây này rê có gióng cây hành hay cây rau cải không?

- GV chiếu thêm một số HS cho HS quan sát về rễ một số loại cây:

+ Rễ chùm: Cây hành, cây tỏi, cây ngô, cây lúa,..

+ Rễ cọc: Cây rau cải, cây rau dền, cây cam non, cây chanh non...

=>Kết luận: Có hai loại rễ chính là rê chùm và rê cọc. Rễ chùm không có cái, từ gốc thân mọc ra nhiều rễ con dài gần bằng nhau. Rễ cọc gồm một cái rễ to dài, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con.

Hoạt động 2. Phân loại rễ cây theo đặc điểm của rễ (Làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.

+ Cây nào có rễ cọc, cây nào có rễ chùm trong các hình?

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp câu hỏi.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV cho HS quan sát cây thật (nếu có)

- Liên hệ: Kể tên một số cây khác có rễ cọc, rễ chùm mà em biết?

- GV nhận xét, tuyên dương HS nêu đc nhiều loài cây.

- Yêu cầu HS quan sát mục: Em có biết và giới thiệu HS một số loại cây có rễ đặc biệt.

+ Cây cà rốt: Rễ củ: Rễ cái phình to thành củ dự trư chất dinh dưỡng.

+ Cây đước; Rễ chống: Rễ mọc ra từ thân cắm xuống nước, giúp cây đứng vững trong nước.

+ Cây trầu không: Rễ bám: Giúp cây bám vào tường để leo lên.

- GV yêu cầu HS nhắc lại: Rễ cây có hai loại chính: Rê cọc và rễ chùm.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi:

+ Cây hành: Thuộc loại rễ chùm. Đặc điểm không có rê cái. Từ gốc thân mọc ra nhiều rễ con dài gần bằng nhau.

+ Cây cải; Thuộc loại rễ cọc. CÓ một cái rễ ( rê chính) to, dài. Từ rễ cái moc ra nhiều rễ con.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

+ HS quan sát và TLCH.

- HS quan sát.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

+ Rê chùm; Cây lúa, cây ngô.

+ Rễ cọc: cây đậu tương, cây cam.

- Đại diện các nhóm trình bày:

- Từng HS trong cặp chỉ vào bảng phân loại và nói tên những cây có rễ cọc, những cây có rễ chùm.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- HS nêu:

+ Rễ chùm: Cây hành, cây tỏi, cây ngô, cây lúa,..

+ Rễ cọc: Cây rau cải, cây rau dền, cây cam non, cây chanh non...

- HS lắng nghe.

- Lớp quan sát và ghi nhớ.

- 3-4 HS nhắc lại.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nêu được chức năng chính của rễ cây là hút nước và chất khoáng, giúp cây bám chặt vào đất.

+ Giải thích được vì sao phải tưới nước và bón phân cho cây.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Tìm hiểu về chức năng của rễ cây.

(Làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Rễ cây có chức năng gì?

+ Ngoài chức năng hút nước và muối khoáng, rễ cây còn có chức năng gì?

+ Cây muốn đứng vững, không bị gió cuốn đi cần có rễ gắn hay dài?

=>GV kết luận: Rễ cây hút nước và muối khoáng trong đất để nuôi cây. Rễ cây đâm sâu xuống đất giúp cây bám chặt vào đất.

Hoạt động 4. Tìm hiểu vì sao phải tưới nước và bón phân cho cây. (Làm việc chung cả lớp)

- GV hỏi và gọi một số HS trả lời:

+ Vì sau khi trồng cây, người ta phải tưới nước và bón phân cho cây?

+ Vì sao cây ở nơi khô cằn, rễ cây thường dài và ăn sâu xuống đất?

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Yêu cầu HS đọc thông tin trong mục: Kiến thức cốt lõi.

- GV chốt và khắc sâu kiến thức: Rễ cây có hai loại chính: rễ cọc và rễ chùm. Rễ hút nước và chất khoáng có trong đất để nuôi cây. Ngoài ra, rễ còn giúp cây bám chặt vào đất.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Cả lớp quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Rễ cây có chức năng hút nước và muối khoáng.

+ Rễ cây còn giúp cây bám chặt vào đất, giúp cây đứng vững.

+ Rễ cây dài, sẽ bám sâu vào đất để giúp cây trụ vưng, không bị đổ khi có gió lớn.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Khi trồng cây, người ta phải tưới nước và bón phân cho cây để cung cấp đủ nước và chất khoáng cho cây.

+ Vì đất khô cằn thiếu nước, rê cây phải đâm sâu xuống đất để hút nước.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 3-4 em đọc.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV hỏi HS một số câu hỏi để đánh giá HS:

+ Nêu tên hai loại rễ cây chính?

+ Rê cây có chức năng gì?

- GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh trả lời đúng.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe câu hỏi trả lời.

+ Rễ cây có hai loại chính: Rễ cọc và rễ chùm.

+ Rễ cây hút nước và muối khoáng trong đất để nuôi cây. Rễ cây đâm sâu xuống đát giúp cây bám chặt vào đất.

- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------

TUẦN 17

Tự nhiên và xã hội

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 12: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ

CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói được tên một số bộ phận của thực vật.

- Trình bày dược chức năng của các bộ phận cơ thể thực vật.

- So sánh được ( hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau.

- Biết cách phân loại thực vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của thân ( cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ ( rễ cọc, rễ chùm,...).

- Tìm ra được điểm chung về đặc điểm của thân (cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ (rễ cọc, rễ chùm,...) để phân loại chúng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV hỏi HS một số câu hỏi đã học ở tiết trước để khởi động bài học.

+ Nêu tên hai loại rễ cây chính?

+ Rê cây có chức năng gì?

- GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh trả lời đúng.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe câu hỏi trả lời.

+ Rễ cây có hai loại chính: Rễ cọc và rễ chùm.

+ Rễ cây hút nước và muối khoáng trong đất để nuôi cây. Rễ cây đâm sâu xuống đát giúp cây bám chặt vào đất.

- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được đặc điểm của thân cây như thân gỗ, thân thảo, thân đứng, thân leo, thân bò.

+ Biết cách phân loại cây dựa vào đặc điểm của thân cây.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 5. Tìm hiểu về đặc điểm của thân cây.

(Làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS quan sát các bức tranh: 1- 8 trong SGK trang 64.

- GV hướng dẫn HS cách quan sát: Chỉ và nói cho nhau nghe:

+ Tên các loài cây?

+ Cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo?

+ Cây nào có thân mọc đứng, cây nào có thân leo hoặc thân bò?

+ Nhận xét và so sánh về thân của cây trong các hình vừa quan sát?

+ Bộ phận nào của cây giúp nâng đỡ lá, hoa, quả?

- GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Thân cây rất đa dạng, thường mọc đứng, một số cây thân leo, thân bò. Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.

- 2-3 em nêu yêu cầu của bài.

- Lớp quan sát các hình.

- HS chỉ và nói cho nhau nghe

+ Tên các cây có trong các hình:

1. Cây phượng vĩ.

2. Cây tía tô.

3. Cây bí ngô

4. Cây mướp.

5. Cây dưa hấu.

6. Cây bằng lăng.

7. Cây bí đao.

8. Cây hướng dương.

+ Cây thân gỗ: cây phượng vi, cây bàng. Cây thân thảo: Cây tía tô, cây bí ngô, cây mướp, cây dưa hấu, cây bí đao, cây hướng dương.

- HS nêu.

+ So sánh thân gỗ, thân thảo:

. Thân gỗ: Thân cứng, thường cao to.

. Thân thảo: Thân mềm, yếu, thường nhỏ.

+ So sánh thân đứng, thân bò, thân leo:

. Thân đứng: Thân thẳng, mọc vươn thẳng lên cao.

. Thân leo: Thân mềm, yếu, phải bám vào vật khác hay cây khác để leo lên.

. Thân bò: Thân mềm, yếu, không vươn được lên cao được mà mọc bò lan trên đất.

+ Thân cây giúp nâng đỡ lá, hoa, quả.

- Các nhóm trình bày.

- HS nhận xét ý kiến của nhóm bạn.

- Lớp lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Nêu được chức năng vận chuyển các chất của thân trong đời sống của cây.

+ Giải thích được vì sao khi cắm hoa vào nước, hoa sẽ tươi lâu.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 6. Phân loại một số cây dựa vào đặc điểm của thân cây. (Làm việc chung cả lớp)

- GV nêu yêu cầu hoạt động.

- GV hỏi và gọi một số HS trả lời:

+ Kể tên một số cây khác có thân gỗ hoặc thân thảo mà em biết?

+ Chúng có thân đứng, thân leo hay thân bò?

+ Hoàn thành bài tập theo gợi ý sau:

- Gv gọi HS nêu kết quả bài tập theo gơi ý.

- GV hoàn thiện các câu trả lời của HS.

Hoạt động 7. Tìm hiểu về chức năng của thân cây. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV mời học sinh thực hành làm thí nghiệm nhóm 4theo hướng dẫn: GV chuẩn bị săn cho các nhóm 3 bông hoa và 3 lọ nước khác nhau.

- GV hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm: Từ 3 bông hoa và 3 lọ nước GV phát. Chúng ta cắm hoa trắng vào lọ nước pha màu thực phẩm xanh và đỏ hoặc tím. Quan sát và nêu hiện tượng sảy ra và TLCH:

+ Em hay cho biết màu sắc các bông hoa thay đổi như thế nào?

+ Qua thí nghiệm, hãy cho biết thân cây có những chức năng gì?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV cho HS quan sát kết quả thí nghiệm đã làm trước 1 ngày để so sánh với kết quả của HS.

- GV giải thích: Thân cây đã vận chuyển nước màu đến các cánh hoa nên cánh hoa chuyển màu giống màu thực phẩm. Như vậy thân cây đa vận chuyển nước và các chất từ dưới lên.

- Yêu cầu HS đọc mục em có biết.

- GV hỏi:

+ Ngoài chức năng vận chuyển nước, chất khoáng từ dưới lên (từ dễ lên các bộ phận khác của cây). Thân cây còn vận chuyển các chất dinh dưỡng theo chều nào nữa?

- Nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

Hoạt động 8. Tìm hiểu vì sao cắm hoa vào nước, hoa sẽ tươi lâu. (Làm việc cả lớp)

- GV hỏi cả lớp, sau khi tìm hiểu về chức năng của thân cây, hãy giải thích:

+ Vì sao cắm hoa vào nước giúp hoa tươi lâu?

- Gv lắng nghe, hoàn thiện câu trả lời cho HS.

- Yêu cầu HS đọc phần nội dung trong mục kiến thức cốt lõi.

- HS lắng nghe.

- Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn.

- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát và TLCH.

- Các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm trước lớp.

- HS quan sát, so sánh.

- 2-3 em đọc.

- HS trả lơi:

+ Thân cây còn vận chuyển chất dinh dưỡng theo chiều từ trên xuống dưới ( từ lá đến tất cả các bộ phận của cây)

- HS lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Hoa nếu để lâu ngoài không khí sẽ mất nước và héo. Khi cắm hoa vào nước, thân cây sẽ dẫn nước lên toàn bộ phần trên như các lá, hoa làm cho hoa tươi.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- 3-4 em đọc: Thân cây thường mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Có loại thân gỗ, có loại thân cây thảo. Thân cây vận chuyển các chất từ rê lên lá và từ lá đến các bộ phận khác để nuôi cây. Ngoài ra, thân cây còn giúp nâng đơ tán lá, hoa, quả.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv chuẩn bị 2 giỏ đồ đựng hình ảnh các loài cây. Chi lớp thành 2 nhóm lớn thi ghép hình ảnh các loài cây đúng với kiểu thân của chúng, Nhóm nào nhanh sẽ giành thắng cuộc.

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi: “Ai nhanh-Ai đúng”:

- Lớp lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

Tự nhiên và xã hội

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 12: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ

CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói được tên một số bộ phận của thực vật.

- Trình bày dược chức năng của các bộ phận cơ thể thực vật.

- So sánh được ( hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau.

- Biết cách phân loại thực vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của thân ( cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ ( rễ cọc, rễ chùm,...).

- Tìm ra được điểm chung về đặc điểm của thân (cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ (rễ cọc, rễ chùm,...) để phân loại chúng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV hỏi HS một số câu hỏi đã học ở tiết trước để khởi động bài học.

+ Nêu tên ba cây có thân khác nhau. Thân của chúng thuộc loại thân nào?

+ Thân cây có chức năng gì?

- GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh trả lời đúng.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe câu hỏi trả lời.

+ Cây phượng vĩ – thân đứng; cấy mướp – thân leo; cây dưa hấu – thân bò.

+ Vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của cây. Vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá đi khắp các bộ phận của cây.

- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận xét, so sánh về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số lá cây.

+ Nhận xét, so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số lá cây xung quanh nơi em sống.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 9. Tìm hiểu về đặc điểm bên ngoài của lá cây.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh: Chỉ và nói tên các bộ phận của lá trầu không?

- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình 2-4/SGK-67 và nêu nhận xét và so sánh về hình dạng, độ lớn màu sắc của các lá cây. (làm việc nhóm 2)

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Nhân xét, rút kinh nghiệm.

- GV chốt: Lá cây thường có màu xanh lục. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá; trên lá có gân lá. Lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau.

- Yêu cầu HS đọc mục em có biết – SGK-67

Hoạt động 10. Tìm hiểu về đặc điểm bên ngoài của lá cây nơi em sống (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu các nhóm đặt sản phẩm đã chuẩn bị trước về bộ sưa tập các lá cây.

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày sự giống nhau, khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số lá cây sưa tầm được trước lớp.

- Gv nhận xét, tuyên rương, rút kinh nghiệm cho các nhóm.

- Một số học sinh trình bày: Lá trầu không gồm có gân lá, cuống lá và phiến lá.

- Lớp thảo luận nhóm 2, đưa ra kết quả trình bày.

- Đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hình

Tên lá cây

Hình dạng

Kích thước

Màu sắc

1

Lá trầu không

Lá hình tim

Trung bình

Xanh

2

Lá sắn

Lá xẻ nhiều thùy

Trung bình

Xanh

3

Lá khế

Lá kép gồm nhiều lá nhỏ

Trung bình

Xanh

4

Lá sen

Lá tròn

To

Xanh

5

Lá tía tô

Lá hơi hình tim

Nhỏ

Màu tía

6

Lá chuối

Lá dài, to bản

To

Xanh

- HS nhận xét ý kiến các nhóm.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc: Màu xanh lục của lá cây do chất diệp lục trong lá tạo nên. Chất diệp lục giúp cây quang hợp.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- các nhóm lắng nghe, rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Nêu được các chức năng của lá cây.

+ Giải thích được vì sao nên trồng nhiều cây.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 11. Tìm hiểu về chức năng của lá cây.

(Làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS quan sát tranh:

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, và TLCH:

+ Chỉ và nói quá trình quang hợp và hô hấp của cây?

+ Nêu chức năng chính của lá cây?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV giải thích: Lá cây trong quá trình quang hợp đã sử dụng ánh sáng mặt trời, khí các-bô-níc trong không khí và nước để tạo ra chất dinh dưỡng cho cây và khí ô-xi. La cây còn có chức năng thoát hơi nước, khi lá cây thoát hơi nước đa tạo ra một lực hút giúp rễ cây hút được nhiều nước. Thoát hơi nước còn giúp giam nhiệt độ của lá cây...

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Hoạt động 12. Tìm hiểu vì sao nên trồng nhiều cây. (Làm việc cả lớp)

- GV nêu câu hỏi chung cho cả lớp: Sau khi tìm hiểu về chức năng của lá cây, hãy giải thích:

+ Vì sao chúng ta nên trồng nhiều cây xanh?

+ Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung).

- GV mời HS đọc mục kiến thức cốt lõi – SGK/68

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi và TLCH.

+ Quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm. Quá trình uang hợp của cây diễn ra dưới ánh sáng mặt trời.

+ Lá cây có chức năng qung hợp dưới ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất dinh dưỡng, trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước.

- Các nhóm trình bày.

- Lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

+ Trồng nhiều cây xanh có lợi ích cho môi trường, vì lá cây kh quang hợp sẽ sử dụng khí các-bô-níc và thải khí ô-xi giúp môi trường không khí trong lành, lá cây còn thoát hơi nước làm mát không khí,...

- HS nêu theo ý hiểu.

- 3-5 HS đọc mục kiến thức cốt lõi: Lá cây thường có màu xanh lục. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá; trên phiến lá có ngân lá. Lá cây có nhều hình dạng và độ lớn khác nhau. Lá câ có chức năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv chuẩn bị 2 giỏ đồ đựng hình ảnh các loài cây. Chi lớp thành 2 nhóm lớn thi ghép hình ảnh các loài cây đúng với kiểu lá của chúng, Nhóm nào nhanh sẽ giành thắng cuộc.

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi: “Ai nhanh-Ai đúng”:

- Lớp lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TUẦN 18

Tự nhiên và xã hội

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 12: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ

CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói được tên một số bộ phận của thực vật.

- Trình bày dược chức năng của các bộ phận cơ thể thực vật.

- So sánh được ( hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau.

- Biết cách phân loại thực vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của thân ( cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ ( rễ cọc, rễ chùm,...).

- Tìm ra được điểm chung về đặc điểm của thân (cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ (rễ cọc, rễ chùm,...) để phân loại chúng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội ngoại.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Nhanh tay, nhanh mắt” để khởi động bài học: GV chuẩn bị các giỏ đồ chứa lá và giỏ đồ chứa tên các loại lá. Trong thời gian 3 phút các nhóm thi ghép hình ảnh các loại lá đúng với tên gọi của chúng. Nhóm nào ghép đúng các loại lá nhất se giành chiến thắng.

- GV Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS chơi trò chơi: “ Nhanh tay, nhanh mắt’

- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được các bộ phận của hoa. So sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của một số hoa.

+ So sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của một số hoa xung quanh nơi em sống.

+ Nhận biết được các bộ phận của quả. So sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 13. Tìm hiểu về đặc điểm của hoa. (Làm việc cả lớp)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh: Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa bưởi?

- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình 2-5/SGK-69 và nêu nhận xét và so sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của các hoa trong nôi hình. (làm việc nhóm 2)

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Nhân xét, rút kinh nghiệm.

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về kích thước, màu sắc, mùi hương của các loài hoa trong mỗi hình?

- GV chốt: Hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa. Các loài hoa có màu sắc, mù hương...khác nhau.

Hoạt động 14. Tìm hiểu về đặc điểm của một số hoa ở nơi em sống. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu các nhóm đặt sản phẩm đã chuẩn bị trước về bộ sưa tập hoa.

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày sự giống nhau, khác nhau về, kích thước, màu sắc, mùi hương của một số loài hoa sưa tầm được trước lớp.

- Gv nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm cho các nhóm.

- Yêu cầu HS đọc mục kiến thức cốt lõi – SGK-69

Hoạt động 15. Tìm hiểu về đặc điểm của quả.

(Làm việc cả lớp)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh: Chỉ và nói tên các bộ phận của quả đu đủ?

- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình 1-4/SGK-70 và nêu nhận xét và so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả trong các hình. (làm việc nhóm 2)

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Nhân xét, rút kinh nghiệm.

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước, màu sắc của các loại quả trong mỗi hình?

- GV chốt: Quả thường có vỏ quả, thịt quả và hạt. Các loại quả có hình dạng, kích thước, màu sắc,...khác nhau.

Hoạt động 16. Tìm hiểu về đặc điểm của một số loại quả ở nơi em sống. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu các nhóm đặt sản phẩm đã chuẩn bị trước về bộ sưa tập các loại quả.

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày sự giống nhau, khác nhau so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc các loại quả sưa tầm được trước lớp.

- Gv nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm cho các nhóm.

- GV hỏi: Kể tên một số loại quả em đã từng ăn và so sánh hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi, vị của chúng?

- Yêu cầu HS đọc mục kiến thức cốt lõi – SGK-70

- Một số học sinh trình bày: Hoa bưởi gồm: Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa.

- Lớp thảo luận nhóm 2, đưa ra kết quả trình bày.

- Đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hình

Tên hoa

Kích thước

Màu sắc

Mùi hương

1

Hoa râm bụt

Lớn

Vàng

Không

2

Hoa hồng

Trung bình

Đỏ

Thơm

3

Hoa li

Lớn

Tím hồng

Thơn hắc

4

Hoa sen

Lớn

Trắng

Thơm

5

Hoa ban

Trung bình

Tím hồng nhạt

Không

- HS nhận xét ý kiến các nhóm.

- HS trả lời

- Lớp lắng nghe.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS đọc: Hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa. Các loài hoa có màu sắc, mù hương...khác nhau.

- Một số học sinh trình bày: Quả đu đủ gồm: Hạt, thịt quả, vỏ quả, cuống.

- Lớp thảo luận nhóm 2, đưa ra kết quả trình bày:

Hình

Tên quả

Hình dạng

Kích thước

Màu sắc

1

Quả đu đủ

Bầu dục

To

Vỏ vàng xanh...

2

Quả dưa hấu

Tròn/ bầu dục

To

Vỏ xanh...

3

Quả cam

Tròn

Trung bình

Vỏ xanh...

4

Quả bơ

Thuôn hơi dài

Trung bình

Vỏ xanh...

- Đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS nhận xét ý kiến các nhóm.

- HS trả lời

- Lớp lắng nghe.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Các nhóm lắng nghe, rút kinh nghiệm.

+ HS nêu ý kiến cá nhân.

- HS đọc: Quả thường có vỏ quả, thịt quả và hạt. Các loại quả có hình dạng, kích thước, màu sắc,...khác nhau..

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được chức năng của hoa và quả.

+ Giải thích được vì sao người ta cần lưu trữ hạt giống.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 17. Tìm hiểu về chức năng của hoa, quả. (Làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS quan sát tranh 1-6/SGK/70: và mô tả quá trình từ hạt cà chu trở thành cây cà chua có quả chín:

- GV mời học sinh thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi, và TLCH: Mô tả quá trình từ hạt cà chu trở thành cây cà chua có quả chín.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV chốt: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa tạo thành quả và hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt se mọc thành cây mới.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Hoạt động 18. Tìm hiểu vì sao cần giữ lại hạt giống. (Làm việc cả lớp)

- GV nêu câu hỏi chung cho cả lớp: Sau khi tìm hiểu về chức năng của hoa, hãy giải thích:

+ Vì sao cần lưu trư lại hạt giống?

- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung).

- GV mời HS đọc mục kiến thức cốt lõi – SGK/70

- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 2, cùng trao đổi và TLCH:

+ Hình 1: Hạt cà chua được gieo xuống đất.

+ Hình 2: Gặp đất ẩm,hạt cà chua nảy mầm thành cây cà chua non.

+ Hình 3: Cây cà chua non đã lớn hơn, có ít lá.

+ Hình 4: Cây cà chua lớn thành cây to và ra hoa.

+ Hình 5: Cây cà chua có hoa và quả xanh.

+ Hình 6: Cây cà chua có quả chín.

- Các nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

+ Hoa tạo ra quả và hạt. Hạt khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm mọc thành cây mới. Vì thế, người ta phải giư lại hạt để làm giống gieo trồng vào mùa sau.

- 3-5 HS đọc mục kiến thức cốt lõi: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa tạo thành quả và hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt se mọc thành cây mới.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv chuẩn bị 2 giỏ đồ đựng hình ảnh các loài cây. Chia lớp thành 2 nhóm lớn thi ghép hình ảnh các loài cây đúng với loại quả của cây. Nhóm nào nhanh sẽ giành thắng cuộc.

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi: “Ai nhanh-Ai đúng”:

- Lớp lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 13: CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐỘNG VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

-Sử dụng hình vẽ hình vẽ có sẵn để chỉ, nêu tên một số bộ phận bên ngoài của động vật và chức năng của chúng.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về chức năng một số bộ phận của động vật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, quan sát.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Bày tỏ được tình cảm yêu quý các loài động vật.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc, bảo vệ các loài động vật.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức của học sinh đã chuẩn bị.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học.

+ Ví dụ: Con gì ăn no, bụng to, mắt híp, miệng kêu ụt ịt?

+ Con gì vốn rất hiền lành

Xưa được chị Tấm dỗ dành nuôi cơm?

+ Con gì mắt hồng, lông trắng, tai dài, đuôi ngắn?

+ Con gì chân ngắn

Mà lại có màng

Mỏ bẹt màu vàng

Hay kêu cạp cạp?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt: Như vậy, các em thấy thế giới loài động vật rất phong phú. Đặc biệt cơ thể của chúng chúng rất đa dạng. Vậy động vật chúng có bộ phận và chức năng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

- Mỗi HS chuẩn bị 2 câu đố về loài vật->vài HS chia sẻ câu đố đã chuẩn bị cho bạn tìm đáp án

-> cả lớp nhận xét bổ sung

-con lợn

-cá bống

-con thỏ

-con vịt

- HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Thông qua quan sát tranh ảnh, HS chỉ và nêu tên một số bộ phận bên ngoài của động vật.

+ Nêu được chức năng của bộ phận đó.

-Cách tiến hành:

Hoạt động nhóm

-GV cho HS quan sát các hình 1-3 trang 71 SGK

+ Chỉ và nói trên một số bộ phận của con vật trong các hình.

+ Nêu chức năng của một số bộ phận của các con vật?

- HS làm việc nhóm 4

->HS quan sát các hình 1-3 trang 71 SGK và TLCH

-Đại diện hóm báo cáo ->Lần lượt từng nhóm lên chỉ vào hình và chia sẻ về tên bộ phận và chức năng của chúng

+ HS lắng nghe và bổ sung ý

Con vật

Tên bộ phận

Chức năng

vẹt

lông vũ

Bảo vệ cơ thể

cánh

Di chuyển

mỏ

Để ăn,hót,tự vệ

ngựa

lông mao

Bảo vệ cơ thể

mũi

Để ngửi

cá chép

vảy

Bảo vệ cơ thê

vây

Di chuyển

-GV có thể cho HS trả lời theo gợi ý sau, nếu HS lúng túng:

+ Động vật có các giác quan giúp chúng nhận biết được thế giới xung quanh đó là bộ phận nào?

+Động vật có các bộ phận giúp nó di chuyển đó là gì?

+Động vật bảo vệ cơ thể mình nhờ bộ phận nào?

=>GV chốt, chỉnh sửa bổ sung thêm

Cơ thể động vật vô cùng đa dạng. Nhiều loài động vật có những bộ phận rất đặc biệt và khả năng đặc biệt. Như mũi của chó béc-giê có khả năng ngửi mùi rất giỏi nên sử dụng truy tìm tội phạm, người gặp nạn,..Cáo châu Phi chạy nhanh như gió(như chiếc ôtô),...

kiến (có thể chia sẻ theo bảng hệ thống sau)

+ con vẹt: đầu(mỏ, mắt), cánh, lông vũ, chân, đầu, mình,..

+con ngựa: đầu(mũi, mắt, tai,..), mình, chân, đuôi, lông mao,...

+con cá chép: đầu, mình, đuôi, vây, vảy,...

-mắt để nhìn; mũi để ngửi; tai để nghe; lưỡi để nhận biết vị thức ăn; da cảm nhận nóng lạnh,...

- chân, cánh, vây,...di chuyển

-lông vũ, lông mao, vỏ cứng, vảy,...

-HS QS và lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS củng cố kiến thức thông qua nhiệm vụ-> GV cho HS giới thiệu các con vật nuôi ở gia đình mình(hoặc em biết)

- Cùng trao đổi với các bạn về cơ quan di chuyển và lớp bao phủ của con vật đó

-GV nhận xét, tuyên dương

+ GV yêu cầu HS về nhà dựa vào những điều đã học quan sát và nói cho chị em, ông bà hoặc bố mẹ nghe về bộ phận con vật QS và chức năng của bộ phận đó.->Tìm hiểu thêm về các bộ phận bên ngoài của động vật, so sánh tìm ra đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau.

- HS cùng bạn chia sẻ về con vật nuôi ở gia đình mình.

-> chỉ ra bộ phận con vật vừa nêu và chức năng của bộ phận đó.

- Về nhà thực hành theo yêu cầu của GV

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------