Giáo án môn toán 3 cánh diều học kỳ 2 rất hay

Giáo án môn toán 3 cánh diều học kỳ 2 rất hay

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn toán 3 cánh diều học kỳ 2 rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 19

TOÁN

Bài 59: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 – Trang 4

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000

- Nhận biết được 10 nghìn = 1 chục nghìn, nhận biết được các số tròn nghìn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Phản xạ nhanh”.

- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

+ 1 HS đọc một số bất kì trong phạm vi 10 000. HS dưới lớp viết nhanh số đó ra bảng con...

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS chơi trò chơi ôn lại nhận biết, đọc, viết các số trong phạm vi 10000.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000

- Nhận biết được 10 nghìn = 1 chục nghìn, nhận biết được các số tròn nghìn.

- Cách tiến hành:

Bài 4. Đếm, viết rồi đọc số khối lập phương (Theo mẫu). (Làm việc cá nhân)

a) GV cho HS quan sát mẫu và trả lời miệng.

- GV giới thiệu số 2 468, hướng dẫn cách đọc và cách viết số: Khi đọc số hoặc viết số chúng ta đọc hoặc viết số lần lượt từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

+ Đọc: 2 468

+ Viết: Hai nghìn bốn trăm sáu mươi tám.

- GV Mời HS nhắc lại cách đọc và viết sô 2 468.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Ý a,b GV cho HS quan sát tranh đếm, viết rồi đọc số khối lập phương và làm vào bảng con. 2 HS lên bảng.

- Cả lớp quan sát, nhận xét.

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về số trong phạm vi 10000

- GV nhận xét chung, tuyên dương,

Bài 5:

a) Làm bảng con

Viết các số sau: một nghìn hai trăm sáu mươi chín, năm nghìn tám trăm mười ba, chín nghìn bốn trăm bảy mươi lăm, sáu nghìn sáu trăm chín mươi, ba nghìn hai trăm linh sáu.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách viết số.

- Yêu cầu HS làm vào bảng con

b) Làm việc cặp đôi

Đọc các số sau: 4 765, 6 494, 3 120, 8 017.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc số.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 6. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a.

- Hãy đọc năm sinh của các thành viên trong gia đình ở bức tranh sau:

- Gọi HS nêu kết quả.

- Em có nhận xét gì về năm sinh của các thành viên trong gia đình Dung.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS quan sát mẫu và trả lời câu hỏi:

+ Trong hình có 2 khối nghìn, 4 tấm trăm, 6 thanh chục, 8 khối lập phương rời

+ Quan sát, lắng nghe.

+ HS quan sát hình và làm bài vào bảng con. 2 HS lên bảng.

- HS lấy ví dụ: 2 324, 1 957.....

- 1 HS nêu đề bài.

- Viết số lần lượt từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- HS làm bảng con

Kết quả:

+ Một nghìn hai trăm sáu mươi chín: 1 269

+ Năm nghìn tám trăm mười ba:

5 813

+ Chín nghìn bốn trăm bảy mươi lăm: 9 475

+ Sáu nghìn sáu trăm chín mươi:

6 690

+ Ba nghìn hai trăm linh sáu: 3 206

- Đọc số lần lượt từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

Kết quả:

4 765: Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm

6 494: Sáu nghìn bốn trăm chín mươi tư

3 120: Ba nghìn một trăm hai mươi

8 017: Tám nghìn không trăm mười bảy.

+ HS nối tiếp nhau đọc năm sinh của các thành viên trong gia đình theo nhóm 4.

- Ông nội sinh năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm.

- Bà nội sinh năm một nghìn chín trăm sáu mươi.

- Mẹ sinh năm một nghìn chín trăm tám mươi chín.

- Bố sinh năm một nghìn chín trăm tám mươi lăm.

- Dung sinh năm hai nghìn không trăm mười bốn.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Năm sinh của các thành viên trong gia đình Dung đều là số có 4 chữ số.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 7: Làm việc theo cặp

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 7

Đi bộ khoảng 4 000 bước mỗi ngày giúp chúng ta có trái tim khỏe mạnh, tránh nhiều bênh tật. Em hãy cùng với người thân trong gia đình ước lượng xem mỗi người đi bộ được khoảng bao nhiêu bước chân một ngày.

- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.

- Yêu càu HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài 7.

+ Các cặp chia sẻ thảo luận và tự ước lượng số bước chân đi trong 1 ngày của mỗi thành viên trong gia đình.

Ví dụ: Mẹ đi bộ khoảng 2 000 bước chân mỗi ngày.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

..............................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 60: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 (TIẾP THEO)

(TIẾT 1) - Trang 7,8.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được cấu tạo của số có bốn chữ số gồm các nghìn, trăm, chục, đơn vị.

- Viết được các số trong phạm vi 10 000 thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” . Mỗi học sinh nêu một số trong phạm vi 10 000.

- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

- Nhận biết được cấu tạo của số có bốn chữ số gồm các nghìn, trăm, chục, đơn vị.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS lấy ra từ bộ đồ dùng dùng 3 khối nghìn, 2 tấm trăm, 5 thanh chục và 4 khối lập phương đơn vị.

- Yêu cầu HS đọc số vừa tìm được.

- Nêu cách đọc và viết số 3 254.

- Số 3 254 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

- Yêu cầu HS nêu một số có bốn chữ số và cho biết số đó gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.

- HS chơi trò chơi “Đố bạn”:

- GV hướng dẫn cách chơi: Viết một số có bốn chữ số rồi đố bạn nêu được các đó gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lấy ra từ bộ đồ dùng 3 khối nghìn, 2 tấm trăm, 5 thanh chục và 4 khối lập phương đơn vị

- Số tìm được là: 3 254

+ Đọc: Ba nghìn hai trăm năm mươi tư.

+ Viết: 3 254.

+ Số 3 254 gồm 3 nghìn 2 trăm 5 chục 4 đơn vị.

- HS nêu VD: 8 423 gồm 8 nghìn 4 trăm 2 chục và 3 đơn vị...

- Tham gia chơi

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Nhận biết được cấu tạo của số có bốn chữ số gồm các nghìn, trăm, chục, đơn vị.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số (Làm việc cá nhân)

- Bài tập 1 yêu cầu gì?

- GV cho HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm 1 ý.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Muốn viết số (hoặc đọc số) ta làm như thế nào?

- GV cho HS làm vào vở.

- 2HS trình bày kết quả trên bảng phụ

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

* Lưu ý: Trường hợp có số 0 chỉ số trăm, số chục.

- Điền số

- HS quan sát bài tập, hoàn thành vào vở bài tập 2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm 1 ý.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Thực hiện (theo mẫu).

+ Muốn viết số (hoặc đọc số) ta thực hiện theo thứ tự từ hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- Làm bài vào vở bài tập, đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn

- Hai bạn trình bày kết quả trên bảng phụ.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 3. (Làm việc nhóm 4)

- HS chơi trò chơi “Truyền điện” theo từng nhóm 4.

- GV hướng dãn cách chơi: Một bạn đọc một số và chỉ bạn bất kì trong nhóm nêu số đó gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị, cả nhóm xác nhận kết quả và HS đó nêu số tiếp theo và chỉ định một bạn tuỳ ý trong nhóm, tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- Nhận xét tiết học.

- Tham gia trò chơi.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

..............................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 60: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 (TIẾP THEO)

(TIẾT 2) - Trang 8;9.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được cấu tạo của số có bốn chữ số gồm các nghìn, trăm, chục, đơn vị.

- Viết được các số trong phạm vi 10 000 thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”.

- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

+ 1 HS đọc một số bất kì trong phạm vi 10 000.

Đố bạn số đó gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục

và mấy đơn vị.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

- VD: 6 315 gồm 6 nghìn, 3 trăm,

1 chục và 5 đơn vị .

- .......

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được cấu tạo của số có bốn chữ số gồm các nghìn, trăm, chục, đơn vị.

+ Viết được các số trong phạm vi 10 000 thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc chung cả lớp)

Viết mỗi số sau thành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu):

- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu

- Số 3 567 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị

- Để viết đúng các số theo mẫu thì các em cần xác định chữ số hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị của mỗi số rồi viết thành tổng theo mẫu.

- GV cho HS làm bài vào vở. 4 HS lên bảng làm bài mỗi HS một ý.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5: (Làm việc nhóm đôi).

Nêu các số có bốn chữ số (theo mẫu).

- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu

- Từ một tổng các em xác định chữ số hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị rồi viết số có bốn chữ số.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm vở, 4 HS lên bảng

5 832 = 5 000 + 800 + 30 + 2

7 575 = 7 000 + 500 + 70 + 5

8 621 = 8 000 + 600 + 20 + 1

4 444 = 4 000 + 400 + 40 + 4

- HS nêu cách làm của mình.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm việc cá nhân - chia sẻ nhóm 2 - trình bày trước lớp .

Kết quả:

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6: Số?

- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu, số gồm 8 nghìn 5 trăm 5 chục 1 đơn vị

- Hướng dẫn HS xác định chữ số hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị rồi viết số có bốn chữ số.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”

- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi. Cả lớp chia thành 2 đội, mỗi đội cử sáu HS luân phiên nhau lần lượt nếu số thích hợp thay cho ô ⯑.

- GV Nhận xét, tuyên dương, đội thắng cuộc.

- Nhận xét tiết học.

- HS tham gia chơi

Số 7 239 gồm 7 nghìn 2 trăm 3 chục 9 đơn vị.

Số 1 640 gồm 1 nghìn 6 trăm 4 chục

Số 8 053 gồm 8 nghìn 5 chục 3 đơn vị

Số 2 008 gồm 2 nghìn 8 đơn vị

Số 6 700 gồm 6 nghìn 7 trăm

Số 3 060 gồm 3 nghìn 6 chục

- HS đọc thông tin phân “Em có biết” trong SGK và chia sẻ trước lớp.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

..............................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 61: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ. (Trang 10)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được các chữ số La Mã; sử dụng được các chữ số La Mã để viết các số trong phạm vi 20.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Nhìn vào hai chiếc đồng hồ treo tường em thấy có điểm gì giống và khấc nhau?

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS quan sát tranh khởi động, nói lên được hình ảnh bạn gái và bố đang ở trong một cửa hiệu bán đồng hồ

- HS nêu lên được những loại đồng hồ khác nhau: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ cát, đồng hồ để bàn, ...

- Giống nhau: Có các số từ 1 đến 12, đều có 3 kim…

- Khác nhau: Có cái ghi bằng chữ số. Có cái ghi bắng những kí hiệu khác.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được các chữ số La Mã; sử dụng được các chữ số La Mã để viết các số trong phạm vi 20.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

1. Nhận biết chữ số La Mã:

GV cho HS quan sát mặt đồng hồ treo tường có ghi các chữ số La Mã và giới thiệu với HS;

Các số ở mặt đồng hồ được ghi bằng một số chữ số La Mã thông dụng.

- Yêu cầu HS quan sát để nhận ra trong mặt đồng hồ có những chữ số La Mã nào được dùng.

- GV giới thiệu người ta thường sử dụng các chữ số La Mã sau để các số, cụ thể:

+ Sử dụng chữ số I để viết số 1, đọc là một, + Sử dụng chữ số V để số 5 đọc là năm;

+ Sử dụng chữ số X để viết số 10, đọc là mười.

2. Sử dụng chữ số La Mã để viết các số trong phạm vi 20

- GV đưa bảng thứ nhất gồm 2 hàng, 10 cột như trong SGK (để trống) rồi hướng dẫn HS viết các số La Mã từ 1 đến 20 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã, kết hợp với việc liên hệ các số thể hiện trên mặt đồng hồ.

- GV ghi số 1 vào bảng rồi hướng dẫn, để ghi số 1 bằng chữ số La Mã, ta sử dụng chữ số I, ghi tiếp 1 vào bảng ứng với cột số 1.

- GV ghi tiếp số 2 vào bảng rồi gợi ý: Để viết số 2, ta có thể sử dụng chữ số La Mã như thế nào?

- GV hướng dẫn HS nhớ cách ghép các chữ số La Mã.

=> GV kết luận, để viết số 2, đầu tiên ta viết chữ số I (thể hiện số 1), sau đó ta viết tiếp chữ số I ở bên phải nữa (để thể hiện là thêm vào 1 đơn vị), GV viết II vào cột số 2

- Tương tự như vậy với số 3.

- Đối với số 4, GV lưu ý cho HS, chúng ta không sử dụng 4 chữ số I mà sử dụng chữ số V (thể hiện số 5), sau đó viết chữ số I ngay bên trái chữ số V (để thể hiện là bớt đi 1 đơn vị), ta có số 4, GV viết IV.

- Tương tự, GV hướng dẫn HS cách dùng chữ số La Mã để viết các số còn lại đến 20. GV lưu ý cho HS cách viết số 9 (tương tự với số 4), số 14 (viết chữ số X. thể hiện số 10, sau đó viết tiếp bên phải nhóm chữ số IV, thể hiện thêm 4 đơn vị nữa, ta được số 14), số 19 (viết chữ số X, thể hiện số 10, viết tiếp bên phải nhóm chữ số IX, thể hiện thêm 9 đơn vị nữa, ta được số 19).

- GV gọi một số em lên bảng viết các chữ số La Mã theo yêu cầu.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời theo ý hiểu.

- HS đọc.

- Có thể cho HS quan sát mặt đồng hồ để nêu cách viết.

- Lớp viết bảng con

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết, đọc, viết được các chữ số La Mã; sử dụng được các chữ số La Mã để viết các số trong phạm vi 20.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1.

a) Đọc các số sau (Làm việc cá nhân)

I, II, IV, VI, VIII, IX, XI, X, XX

b) HS viết vào bảng con.

Viết các số sau bằng chữ số La Mã: 3, 5, 12, 19.

- GV lưu ý kiểm tra và cho HS nêu lại cách

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2).

Chơi trò chơi: “Đố bạn” Mỗi đồng hồ sau chỉ mấy giờ?

- GV mời HS nhận xét.

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 3:

a) (Làm việc nhóm 2) Dùng que tính xếp các số sau bằng chữ số La Mã: 2, 4, 9, 10,11, 20.

- GV mời HS đọc đề bài.

- Mời các nhóm lên thực hành.

b) HS thực hiện cá nhân và chia sẻ cách xếp số với cả lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

- Nối tiếp đọc các chữ số La Mã.

- Viết bảng con

+ 3: III ; 5: V ; 12:XII ; 19:XIX.

- HS hoạt động nhóm đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời. Một vài nhóm HS trình bày kết quả của mình trước lớp

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Mỗi HS dùng que tính xếp 3 số

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: Đố em?

a) Có 3 que tính xếp thành số 6 bằng chữ số La Mã như hình bên. Em hãy chuyển chỗ một que tính để được số khác.

b) Với 3 que tính em có thể xếp được những số nào bằng chữ số La Mã?

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những HS làm nhanh.

- Qua bài học hôm nay em được biết thêm điều gì?

- GV giới thiệu một số tình huống con người sử dụng chữ số La Mã trong thực tiễn, chẳng hạn: Người ta dùng các chữ số La Mã để viết số, chữ số La Mã thường thấy ở trên các mặt đồng hồ, trong các đề mục, các chương của quyển sách, ...

- Nhận xét tiết học.

a) HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình minh hoạ, dùng que tỉnh xếp thành số 6 bằng chữ số La Mã, sau đó nếu các cách nhấc một que tính, xếp lại để có số khác, chẳng hạn: IV.

b) HS thực hành xếp que tính và chia sẻ kết quả của mình.

Với 3 que tính em có thể xếp được các số 3, 4, 6, 9, 11 bằng chữ số La Mã.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

..............................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 62: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiết 1)

Trang 11

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000.

- Nhận biết được 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn, nhận biết được các số trên mười nghìn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Phản xạ nhanh”.

- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

+ 1 HS đọc một số bất kì trong phạm vi 10 000. HS dưới lớp viết nhanh số đó ra bảng con...

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS chơi trò chơi ôn lại nhận biết, đọc, viết các số trong phạm vi 10000.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000.

+ Nhận biết được 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn, nhận biết được các số trên mười nghìn.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

1. Hình thành các số tròn mười nghìn:

- YCHS lấy ra từ bộ đồ dùng 1 thanh 10 nghìn và nói: Có mười nghìn khối lập phương hay 1 chục nghìn khối lập phương

- 1 chục nghìn bằng mấy nghìn?

- YCHS viết bảng con số 10 000 tương ứng.

- YC HS lấy các thanh 10 nghìn, đếm và nói số lượng: 1 chục nghìn, 2 chục nghìn, 3 chục nghìn, ..., 10 chục nghìn.

=> GV giới thiệu 10 chục nghìn là một trăm nghìn.

- YCHS viết bảng con các số tương ứng: 10 000, 20 000, ..., 90 000, 100 000.

=> GV chốt lại cách đếm, cách đọc và viết các số, chú ý giới thiệu số 100 000, cách đọc, cách viết, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.

- Em có nhận xét gì về các số 10 000,

20 000, 30 000, ..., 100 000.

- GV lưu ý HS khi đọc, viết các số nhiều chữ số, chú ý đến số chữ số để không nhầm lẫn. Chẳng hạn, 1 chục nghìn là số có năm chữ số, trong đó có bốn chữ số 0, 1 trăm nghìn là số có sáu chữ số, trong đó có năm chữ số 0.

2. Hình thành các số tròn nghìn trong phạm vi 100 000.

- YC HS lấy ra 2 tấm thẻ 10 nghìn, 3 tấm thẻ 1 nghìn.

GV giới thiệu số 23 000 và hướng dẫn cách đọc, cách viết số.

- YCHS quan sát hình vẽ để xác định chữ số hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị rồi viết và đọc số đó.

- YCHS viết bảng con.

Tương tự đối với số 35 000.

GV giới thiệu số 35 000 và hướng dẫn cách đọc, cách viết số.

- YCHS quan sát hình vẽ để xác định chữ

số hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị rồi viết và đọc số đó.

- YCHS viết bảng con.

- Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng ra để có một vài số tròn nghìn khác trong phạm vi 100 000, chẳng hạn: 84 000; 69 000

- YCHS lấy thêm ví dụ về các số tròn nghìn khác. Lớp viết vào bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lấy ra từ bộ đồ dùng 1 thanh 10 nghìn và nói: Có mười nghìn khối 14. phương hay 1 chục nghìn khối lập phương, viết số 10 000 tương ứng.

- 1 chục nghìn = 10 000.

- HS viết bảng con: 10 000

- HS lấy các thanh 10 nghìn, đếm và nói số lượng: 1 chục nghìn, 2 chục nghi, 3 chục nghìn, ..., 10 chục nghìn.

- HS viết các số tương ứng: 10 000,

20 000, ..., 90 000, 100 000.

- Các số 10 000, 20 000, 30 000, ..., 100 000 đều là các số tròn mười nghìn (tròn chục nghìn).

- HS lấy ra 2 tấm thẻ 10 nghìn, 3 tấm thẻ 1 nghìn

- HS viết vào bảng con.

+ Đọc: Hai mươi ba nghìn.

+ Viết: 23 000.

- HS viết vào bảng con.

+ Đọc: Ba mươi lăm nghìn.

+ Viết: 35 000.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS viết vào bảng con.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số?

a) Làm bảng con

Viết các số sau: mười hai nghìn, năm mươi mốt nghìn, tám mươi lăm nghìn, ba mươi chín nghìn, hai mươi tư nghìn, một trăm nghìn.

- Yêu cầu HS viết các số vào bảng con

- GV nhận xét kết quả trên bảng con, tuyên dương.

b) Hoàn thành bài vào vở

Đọc các số sau: 72 000, 14 000, 36 000, 45 000, 88 000, 91 000

- Yêu cầu HS hoàn thành bài vào vở.

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

+ Mười hai nghìn: 12 000

+ Năm mươi mốt nghìn: 51 000

+ Tám mươi lăm nghìn: 85 000

+ Ba mươi chín nghìn: 39 000

+ Hai mươi tư nghìn: 24 000

+ Một trăn nghìn: 100 000

- 1 HS đọc đề bài.

72 000: Bảy mươi hai nghìn

14 000: Mười bốn nghìn

36 000: Ba mươi sáu nghìn

45 000: Bốn mươi lăm nghì

88 000: Tám mươi tám nghìn

91 000: Chín mươi mốt nghìn

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 2: Số

- YCHS quan sát tia số?

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn hs làm ô đầu tiên. Sau đó tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”. Cả lớp chia thành 2 đội chơi, mỗi đội cử 5 bạn nối tiếp nhau điền số thích hợp thay cho ô ☐.

- HS trả lời

- HS dưới lớp vừa cổ vũ vừa làm trọng tài để đánh giá đội nào đúng và nhanh nhất thì chiến thắng.

Kết quả:

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TUẦN 20

TOÁN

Bài 62: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000– Trang 12

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000.

- Nhận biết được 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn, nhận biết được các số tròn mười nghìn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK , VBT, bộ đồ dùng Toán 3

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi (Tôi là ai? Là ai?)để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tôi gồm 3 nghìn 6 chục. Vậy tôi là ai?

+ Câu 2: Tôi gồm 2 nghìn 8 đơn vị. Vậy tôi là ai?

- GV nhận xét, tuyên dương.

=>Vậy đây (63 060) là ai? Có đặc điểm gì? thì chúng ta cùng vào bài học hôm nay. GB

- HS tham gia trò chơi

+ 3060

+ 2008

- HS lắng nghe.

- Các số trong phạm vi 100 000

2.Hình thành kiến thức:

-Mục tiêu:

+Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000.

+Nhận biết được 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn, nhận biết được các số tròn mười nghìn.

-Cách tiến hành:

HĐ. Hình thành các số tròn 10 000 (Làm việc nhóm 2)

-GV cho HS lấy bộ đồ dùng tìm các thanh có giá trị tương ứng.

-Giới thiệu 10 chục nghìn là một trăm nghìn.

=> Chốt: Cách đếm, đọc, viết số tròn chục nghìn. Chú ý giới thiệu số 100 000 cách đọc, viết 10 chục nghìn = 100 000.

- GVKL:

Các số 10 000; 20 000; 30 000;.....;100 000 là các số tròn mười nghìn và ghi bảng.

- Em có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số trên?

- GVKL: Dãy số tròn chục nghìn có 5 chữ số có đặc điểm tận cùng là 4 chữ số 0.

*Mở rộng: 2 số tròn chục nghìn liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

HĐ. Hình thành các số tròn nghìn trong phạm vi 100 000(Làm việc nhóm 2)

-GV cho HS lấy ra 2 tấm thẻ 10 nghìn và 3 tấm thẻ 1 nghìn

-GV giới thiệu số 23000 và nêu cách đọc, viết

Đọc là: Hai mươi ba nghìn

Viết là 23 000

-Tương tự với số 35 000, GV cho HS nêu cách đọc , viết số.

-GV cho HS lấy thêm vài số tròn nghìn khác có năm chữ số.

-GV cho HS nhận xét.

=> Chốt: Cách viết, đọc số tròn chục nghìn; tròn nghìn số có năm chữ số, lưu ý số 1 trăm nghìn có 6 chữ số.

3. Thực hành, luyện tập

Bài 1. (Làm việc cá nhân)

a)Viết các số sau: mười hai nghìn, năm mươi mốt nghìn, tám mươi lăm nghìn,ba mươi chín nghìn, hai mươi tư nghìn, một trăm nghìn.

-GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng

- Gv cho HS lấy thêm số khác tương tự.

=> Chốt: Cách viết tròn nghìn số có năm chữ số, đặc biệt số 1 trăm nghìn có 6 chữ số.

b)Đọc các số sau: 72 000, 14 000, 36 000,45 000, 88 000, 91 000.

-GV cho HS làm vào vở viết

-GV gọi HS đọc lần lượt và cho bạn nhận xét.

=> Chốt: Cách đọc số có năm chữ số là số tròn nghìn

Bài 2. (Làm việc nhóm 2)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS : đếm, đọc và nêu các số còn thiếu trong ô trống trên tia số

a) Số tròn chục nghìn

b) Số tròn nghìn có 5 chữ số

- Gọi đại diện HS trả lời và nêu cách làm

=> Chốt: Đếm theo số tròn chục nghìn, tròn nghìn để điền được các số vào ô trống trên tia số. Mỗi số tương ứng với 1 tia số.

Bài 3. (Làm việc cá nhân)

-Đếm, viết rồi đọc số theo khối lập phương(theo mẫu)

-GV cho HS lấy ra 2 tấm thẻ 10 nghìn và 3 tấm thẻ 1 nghìn, 1tấm thẻ trăm, 5 tấm thẻ chục và 3 tấm thẻ1 đơn vị.

-GV giới thiệu cách viết, đọc số: 23 153

-GV cho HS làm phần a, b vào vở

-YC HS nêu kết quả và nhận xét

a)31 432: Ba mươi mốt nghìn bốn trăm ba mươi hai

b)52 644: Năm mươi hai nghìn sáu trăm bốn mươi tư

=> Chốt: Cách viết, đọc số có năm chữ số trong phạm vi 100 000.

Bài 4.

a)Viết các số sau: bốn mươi mốt nghìn hai trăm ba mươi bảy, ba mươi ba nghìn sáu trăm tám mươi mốt, .... (Làm việc cá nhân)

-GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng

- Gv cho HS lấy thêm số khác tương tự.

- Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét.

=>Chốt: Cách viết số có năm chữ số trong phạm vi 100 000.

b)Đọc các số sau: 38 239, 76 815, 27 413, 21 432, 68 331. (Làm việc nhóm 2)

-GV cho HS làm theo cặp

-GV gọi HS đọc lần lượt và cho bạn nhận xét.

=>Chốt: Cách đọc số có năm chữ số trong phạm vi 100 000.

Bài 5: (Làm việc cá nhân)

Thực hiện( theo mẫu)

-GV phân tích mẫu, nhận xét cách viết, đọc số

(63 192)

- Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét.

=>Chốt:

Cách viết, đọc số trong phạm vi 100 000; lưu ý trường hợp có chữ số 0 ở các hàng nghìn(hoặc nghìn, trăm, chục, đơn vị)

-HS quan sát và thực hiện theo cặp.

- HS lấy 1 thanh mười nghìn và nói: Có mười nghìn khối lập phương hay 1 chục nghìn khối lập phương, viết là 10 000 tương ứng.

- Tương tự HS lấy các thanh chục nghìn đếm, nói 2 chục nghìn, 3 chục nghìn,...10 chục nghìn.

-HS lần lượt viết các số 10 000; 20 000; 30 000;.....100 000.

10 chục nghìn = 100 000

-HS đọc các số 10 000; 20 000; 30 000;.....,100 000.

- VD: số 10 000 có năm chữ số, trong đó có bốn chữ số 0, số 1 trăm nghìn là số có sáu chữ số, trong đó có năm chữ số 0.

- HS nêu 10 000

-HS quan sát và thực hiện.

- HS lấy 2 thanh mười nghìn và 3 thanh 1 nghìn và nói: 2 chục nghìn khối lập phương 3 nghìn khối lập phương, viết là 23 000 tương ứng.

- HS nhận xét: số 23 000 có năm chữ số, trong đó có ba chữ số 0.

-Số 35 000 có năm chữ số, trong đó có ba chữ số 0.

Đọc là: Ba mươi lăm nghìn

Viết là 35 000

-HS làm việc cá nhân:

Ví dụ: 62 000; 18 000;...

-HS đọc và viết số vào bảng. HS nối tiếp nêu kết quả.

-HS nêu yêu cầu và thực hành viết số: 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng.

- HS lấy thêm

(VD: 42 000, 28 000,...)

-HS nêu yêu cầu

- HS ghi lại cách đọc vào vở

- HS lần lượt đọc số và nhận xét cách đọc số.

-1HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm theo cặp : đếm, đọc và nêu các số còn thiếu trong ô trống trên tia số.

- Đại diện HS trả lời và nêu cách làm.KQ số cần điền là

a)10 000; 20 000;…60 000;

70 000; 80 000;….100 000

b)52 000; …55 000; 56 000;…

58 000,…; 60 0000.

-1HS đọc yêu cầu bài tập

-HS nhận xét cách viết: 23 153

-Đọc số: Hai mươi ba nghìn một trăm năm mươi ba

- Tương tự HS có thể lấy thêm ví dụ ( 45 624;...)

- 2 HS lên bảng, lớp làm vở

- HS nêu kết quả và nhận xét

-HS nêu yêu cầu và thực hành viết số.

-2 HS lên bảng, cả lớp làm vở

- HS lấy thêm VD.

-HS nêu yêu cầu

- HS làm theo cặp

- HS lần lượt đọc số, bổ sung và nhận xét cách đọc số

-HS nêu yêu cầu

- HS làm việc cá nhân trong vở bài tập

-HS báo cáo kết quả.

-Lưu ý trường hợp:

90 801; 11 030;...

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6: GV tổ chức trò chơi “Hướng dẫn viên du lịch qua màn ảnh nhỏ”. Chơi theo nhóm 4, tính nhanh kết quả và giới thiệu hay:

Xem hình hình ảnh sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội và Sân vận động Thống Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh.( Đọc các thông tin có trong hình ảnh)

=> Nhận xét, giới thiệu SEA game 31 đại hội thể thao Đông Nam Á. GD ý thức luyện tập thể thao.

- GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng

3. Củng cố:

- Bài học hôm nay em học thêm được điều gì?

- Về nhà, em tìm hiểu người ta thường vận dụng ghi các số trong phạm vi 100 000 trong những tình huống nào?

- HS chơi nhóm 4. Nhóm nào có kết quả giới thiệu tốt sẽ được khen, thưởng.

Lưu ý đọc thông tin:

-Sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội sức chứa(22 580: Hai mươi hai nghìn năm trăm tám mươi người; được thành lập năm 1958( một nghìn chín trăm năm mươi tám)

-Sân vận động Thống Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh có sức chứa 25 000 người.

- HS chia sẻ thông tin học được trong bài học hôm nay.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------

TOÁN

Bài 63: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000 (TIẾP)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được cấu tạo của số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- Viết được các số trong phạm vi 100000 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm chục, đơn vị và ngược lại

- Phát triển các năng lực toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.( các thẻ 10 nghìn khối lập phương, khối nghìn, tấm trăm, thanh chục. đơn vị )

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. “Ai nhanh ai đúng”

- HS tự viết số ra bảng con số có 5 chữ số?

GV gọi khoảng 5 bạn mang bảng lên

+ Câu 1: HS tự chỉ HS khác ở dưới đọc số?

+ Câu 2: HS hỏi HS hãy chỉ rõ mỗi chữ số trong mỗi số thuộc hàng nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức( mô hình như trong sách in)

Phân tích cấu tạo số: HS lấy : 1 thanh 10 nghìn

3 khối nghìn

2 tấm trăm

4 thanh chục

3 khối lập phương đơn vị

HS nêu số: 13243

Đọc số: Mười ba nghìn hai trăm bốn mươi ba.

Viết số: 13243

Phân tích số theo hàng:

Hàng

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

1

3

2

4

3

GV GTcác chữ số theo hàng: Hàng chục nghìn là 1

Hàng nghìn là 3

Hàng trăm là 2

Hàng chục là 4

Hàng đơn vị là 3

HS nhắc lại phân tích số:

GV: Cấu tạo của số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

3. Thực hành - Luyện tập:

-Mục tiêu:

- Các số trong phạm vi 10000

- Nhận biết được cấu tạo của số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

-Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân)

a)GV cho HS quan sát trên màn hình và trả lời miệng.

Hàng

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

?

?

?

?

?

Số …gồm …chục nghìn…nghìn…trăm…chục….đơn vị

- GV gọi 1 HS lên bảng làm

- GV nhận xét, tuyên dương

GV chốt: số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

Bài 2:Thực hiện( theo mẫu)

GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GVHD HS phân tích mẫu

Hàng

Viết số

Đọc số

Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

4

3

6

5

3

43653

Bốn mươi ba nghìn sáu trăm năm mươi ba.

6

5

7

8

1

?

?

3

4

2

7

4

?

?

9

9

6

0

2

?

?

1

4

0

9

6

?

?

8

0

3

1

5

?

?

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau

- Chú ý hàng có số 0

GV chốt: Số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. Nói ( theo mẫu)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

Số 57418gồm 5 chục nghìn7nghìn 4 trăm1chục8 đơn vị

Số 34715gồm …chục nghìn…nghìn…trăm…chục..đơn vị

Số 58089gồm …chục nghìn…nghìn…trăm…chục..đơn vị

Số 20405gồm …chục nghìn…nghìn…trăm…chục..đơn vị

Số 66292gồm …chục nghìn…nghìn…trăm…chục..đơn vị

GV chốt: số có năm chữ số gồm các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Viết thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm chục, đơn vị .

- GV nhận xét tuyên dương.

4.Củng cố:

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS quan sát mô hình và trả lời câu hỏi.

+ Em nêu số trên mô hình?

+ Sổ em tìm được có mấy chữ số?

+ Số nào chỉ hàng chục nghìn?

+ Số nào chỉ hàng nghìn?

+ Số nào chỉ hàng trăm?

+ Số nào chỉ hàng chục ?

+ Số nào chỉ hàng đơn vị?

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

HS quan sát điền kết quả vào vở.

+ 1 HS trình bày trước lớp.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS làm vào vở bài tập.

- Đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn .

-2 bạn trình bày kết quả của nhóm.

- HS đọc yêu cầu bài 3

- Cả lớp chơi trò chơi truyền điện theo từng nhóm 4.

- Một bạn đọc 1 số và chỉ bạn bất kì trong nhóm nêu số đó gồm mấy chục nghìn? mấy nghìn ? mấy trăm? mấy chục mấy đơn vị?

- Cứ truyền như vậy cho đến số cuối cùng.

- HS nhận xét lẫn nhau.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe\

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 63: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được cấu tạo của số có năm chữ số gồm hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- Viết được các số 100 000 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi

Em hãy phân tích cấu tạo của số 59 340, 46 790

- GV yêu cầu HS viết nhanh các số mà cô giáo đã đọc

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được cấu tạo của số có năm chữ số.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4;

Giáo viên cho HS quan sát các dãy số, yêu cầu các em tự tìm ra quy luật của mỗi dãy số

- GV yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV yêu cầu lần lượt 3 bạn làm phần, cả lớp làm vào vở.

- GV gọi HS nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét.

GV chốt: Muốn làm được các bài tập điền số này các em cần nắm được quy luật của từng dãy số.

Bài 5:

GV đưa ra bài tập 5, gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

GV hướng dẫn học sinh cách làm bài tập 5 chính là bài tập liên quan đến cấu tạo của số.

Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới làm vào vở. GV yêu cầu HS sau khi làm xong đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.

GV gọi HS nhận xét bài của các bạn.

GV chốt: Bài tập này các em đi vào phân tích cấu tạo của các số, xác định đúng các thành phần của số.

3.Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6:

- GV cho HS quan sát các bước giống như trong sách.

GV nêu cách thức làm công cụ tìm hiểu số.

-Yêu cầu HS thực hành thi làm theo nhóm bốn, giáo viên theo dõi HS làm việc

GV nhận xét chung.

GV chốt cách làm công cụ tìm hiểu số.

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS tham gia trò chơi

- HS thi viết.

-HS tự tìm ra quy luật của những dãy số: Dãy a là các số tự nhiên liên tiếp đếm thêm 1 đơn vị, dãy số b là các số tự nhiên đếm thêm 10 đơn vị, dãy số c là các số tự nhiên đếm thêm 1000 đơn vị.

- HS làm bài theo yêu cầu của giáo viên

a.42630,42631,42632,42633,42634,42635. 42636.

b.2643, 26447, 2665, 26667, 26677, 26687, 26697

c. 31900, 32900, 33900, 34900, 35900, 36900, 37900

- HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS lắng nghe.

- 2 HS lên bảng, ở dưới làm vào sách.

- HS lắng nghe.

-HS lắng nghe.

-HS thực hành nhóm 4.

Các nhóm chia sẻ kết quả của nhóm mình trước lớp, các nhóm cùng góp ý đánh giá kết quả của mỗi nhóm.

HS lắng nghe.

HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

TOÁN

Bài 64: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (T1) – Trang 18

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nêu được quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- So sánh được các số trong phạm vi 100 000.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Đố bạn để kiểm tra (làm việc nhóm đôi).

+ Mỗi em ghi một số có năm chữ số ra giấy nháp, sau đó đố bạn bên cạnh đọc và phân tích cấu tạo của số đó.

+ Gọi 1 – 2 cặp hỏi đáp trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV tổ chức cho HS khởi động (làm việc cả lớp)

+ Cho HS quan sát tranh khởi động: Các bạn nhỏ và voi con đang làm gì ? Trong cùng khoảng thời gian, bạn gái chạy được bao nhiêu bước chân ? Bạn trai chạy được bao nhiêu bước chân ? Voi con chạy được bao nhiêu bước chân ?

+ GV nêu vấn đề: Bạn gái và voi con, ai chạy được nhiều bước chân hơn ? Bạn trai và bạn gái, ai chạy được nhiều bước chân hơn ?

- GV tổ chức dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ HS nêu trong nhóm, VD: Số 45 276 đọc là Bốn mươi lăm nghìn hai trăm bảy mươi sáu. Số gồm có 4 chục nghìn,, 5 nghìn, 2 trăm, 7 chục và 6 đơn vị.

- HS quan sát tranh và trả lời

- HS lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- Nêu được quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Ôn tập về cấu tạo số trong phạm vi 100 000.

-Cách tiến hành:

a) So sánh 984 với 4275 (làm việc cả lớp).

- Muốn biết bạn gái và voi con, ai chạy được nhiều bước chân hơn ta làm thế nào ?

- GV hỏi kết hợp điền vào bảng:

- Số 984 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?

- Số 4275 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

9

8

4

4

2

7

5

- Vậy em so sánh 984 với 4275 số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn ? Vì sao ?

GV: Số 984 có ba chữ số

Số 4275 có bốn chữ số

Vậy 984 < 4275 hay 4275 > 984

- Khi so sánh hai số không cùng số chữ số, em so sánh thế nào ?

KL: Trong hai số:

- Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.

* Gợi ý để HS lấy thêm VD.

b) So sánh 4275 với 4228 (làm việc cả lớp).

- Muốn biết bạn gái và bạn trai, ai chạy được nhiều bước chân hơn ta làm thế nào ?

- GV hỏi, y/c 1 HS lên điền bảng:

- Số 4275 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?

- Số 4228 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vị

4

2

7

5

4

2

2

8

- Hai số trên cùng có mấy chữ số ? Em so sánh 4275 với 4228 số nào lớn hơn, số nào nhỏ hơn ?

GV giải thích bằng cách HD HS so sánh từng cặp chữ số ở mỗi hàng tính từ trái sang phải:

Hàng nghìn: 4 = 4

Hàng trăm : 2 = 2

Hàng chục: 7 > 2

Vậy 4275 > 4228 hay 4228 < 4725

GV : Số 4275 và 4228 cùng có bốn chữ số.

Ta so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng kể từ trái sang phải.

Cặp chữ số đầu tiên khác nhau là 7> 2.

Vậy 4275 > 4228 hay 4228 < 4275

- Khi so sánh hai số có cùng số chữ số, em so sánh thế nào ?

KL:Nếu hai số có cùng số chữ số:

- Lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng, kể từ trái sang phải, cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Số nào chứa chữ số lớn hơn thì lớn hơn.

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.

* Gợi ý để HS lấy thêm VD.

3. Luyện tập:

BT1 (làm việc nhóm đôi, cá nhân, cả lớp)

- Cho HS nêu y/c BT 1, thảo luận nhóm đôi, sau đó làm cá nhân vở bài tập.

- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài. HS dưới lớp kiểm tra bài bằng cách y/c bạn giải thích tại sao điền dấu đó.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhấn mạnh: Trong hai số, nếu số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. Nếu hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số theo từng hàng, bắt đầu từ trái sang phải, cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Số nào chứa chữ số lớn hơn thì lớn hơn.

4. Củng cố:

- Khi so sánh các số, nếu hai không cùng số chữ số thì em so sánh thế nào ? Khi hai số không cùng số chữ số thì ta so sánh thế nào ?

- Nếu còn thời gian thì cho HS lấy thêm VD minh họa.

- Phải so sánh 984 với 4275.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nêu, VD: Số 984 nhỏ hơn vì có ba chữ số, hàng cao nhất chỉ là hàng trăm/ Số 4275 lớn hơn vì có bốn chữ số, hàng cao nhất là hàng nghìn.

- HS nêu.

- Nhiều HS nhắc lại.

- HS lấy thêm 1-2 VD.

- Phải so sánh 4275 với 4228.

- HS trả lời, sau đó điền bảng.

- HS dự đoán:

4275 > 4228

- HS so sánh từng cặp chữ số ở mỗi hàng theo HD của GV.

- HS nêu cách so sánh.

- Nhiều HS nhắc lại.

- HS lấy thêm 1- 2 VD.

- HS nêu y/c BT1, thảo luận nhóm đôi ->làm VBT.

3 HS điền bảng lớp. Giải thích tại sao điền dấu đó.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại cách so sánh.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------

TOÁN

Bài 64: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (T2)

Trang 18, 19

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành so sánh các số trong phạm vi 100 000 và giải toán về quan hệ so sánh.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy.

- SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: So sánh : 10 000... 20 000

+ Câu 2: So sánh: 52 342...25 342

+ Câu 3: So sánh: 100 000 ...10 000

+ Câu 4: So sánh: 82 615...72 000+ 10 615

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+10 000 < 20 000

+ 52 342 > 25 342

+ 100 000 > 10 000

+82 615 = 72 000+ 10 615

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

-Mục tiêu:

+ Thực hành so sánh các số trong phạm vi 100 000.

+ Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2. (Làm việc nhóm 2)

Câu nào đúng, câu nào sai ?

a) 11 514 < 9 753 b)50 147 > 49 999

c) 61 725 > 61 893 d) 85 672 > 8 567

e) 89156 < 87652 g)60 017 = 60 017

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV cho HS làm nhóm 2 một bạn hỏi, một bạn trả lời.

- GV mời 3 nhóm lên hỏi đáp trước lớp.

- GV mời các nhóm nhận xét. Đặt câu hỏi vì sao bạn cho là đúng, là sai?

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

=>Chốt:+ Số có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu hai số so sánh có số các chữ số bằng nhau ta so sánh giá trị của các số lần lượt ở từng hàng, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Nếu một trong hai số có giá trị ở cùng một hàng lớn hơn, thì số đó lớn hơn. Nếu giá trị ở tất cả các hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

Bài 3: (Làm việc theo nhóm 4).

c) Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát các số, đọc các số thực hiệncác yêu cầu phần a, b, c

- GV yêu cầu 3 nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm giải thích cách làm:

=>GV nhận xét chốt cách làm:

Thực hiện theo 3 bước

+ Bước 1: quan sát

+Bước 2: so sánh

+ Bước 3: Thực hiện yêu cầu từng phần.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ Các nhóm làm việc theo nhóm cặp.

- Các nhóm trao đổi trước lớp. (mỗi nhóm 2 phần.

- Sau mỗi phần HS giải thích.

S

a) 11 514 < 9 753

Đ

b)50 147 > 49 999

S

c) 61 725 > 61 893

Đ

d) 85 672 > 8 567

S

e) 89156 < 87652

Đ

g) 60 017 = 60 017

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

-HS đọc đề bài

- HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành các yêu cầu từng phần a,b,c

- HS đại diện trình bày trước lớp.

Trong 4 số ta thấy có 2 số là 6231 và 6312 là hai số có giá trị chữ số hàng nghìn là 6 lớn hơn các số còn lại ta chỉ việc so sánh 6231 và 6312 và tìm ra 6312 là số lớn nhất. Sau đó chỉ việc so sánh 2 số còn lại là 1236 cà 1263 để tìm ra số bé nhất là 1236.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung so sánh các số trong phạm vi 100 000.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề toán và bói cho bạn biết bài toán cho biết gì?, bài toán hỏi gì?

-GV nêu yêu cầu: Muốn biết gia đình nào thu hoạch được nhiều mật ong nhất ta phải làm thế nào?

-HS đọc đề và trả lời:

Bài toán cho biết: Trong phong trào nuôi ong lấy mật ở một huyện miền núi . Gia đình anh Tài thu được 1846 l mật ong. Gia đình ông Dìn thu được 1407 l mật ong. Gia đình ông Nhẫm thu được 2325 l mật ong.

Bài toán hỏi:

a)Gia đình nào thu hoạch được nhiều mật ong nhất?

b)Gia đình nào thu hoạch được ít mật ong nhất?

c)Nêu tên các gia đình theo thứ tự từ thu hoạch được nhiều mật ong đến ít mật ong

- Cần so sánh số lượng mật ong

-Yêu cầu HS nêu đáp án câu a và b?

-Yêu cầu HS nêu đáp án phần a

( Lưu ý chỉ sắp xếp tên hộ ).

- Nhận xét, giáo dục HS học tập đức tính chăm chỉ của loài ong.

4. Củng cố:

- Hôm nay em học được thêm điều gì?

- Nhắc nhở các em về chia sẻ với người thân và bạn bè những điều em vừa học.

thu được của 3 gia đình.so sánh 1846l, 1407l và 2325l

a) Gia đình thu được nhiề mật nhất là gia đình ông Nhẫm

b) gia đình thu ít mật nhất là gia đình ông Dìn

c)gia đình ông Nhẫm, gia đình anh Tài, gia đình ông Dìn

-HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------

TUẦN 21

TOÁN

Bài 65: LUYỆN TẬP 10000 – Trang 20

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Học xong bài này học sinh đạt được các yêu cầu sau

  • Luyện tập về các số trong phạm vi 100.000
  • Luyện tập về so sánh các số trong phạm vi 100.000
  • Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học. Tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Cá bơi, cá lượn” để khởi động bài học.

- Giáo viên viết lên bảng các số:

5231 2236 7312 5432

Hỏi:

+ HS 1: Tìm số bé nhất ?

+ HS 2: Tìm số lớn nhất ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- Học sinh quan sát

+ Trả lời: 2236

+ Trả lời: 7312

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu đề bài.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

  • Luyện tập về các số trong phạm vi 100.000
  • Luyện tập về so sánh các số trong phạm vi 100.000

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân)

- GV mời H đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm bài tập vào bảng con.

6 378 .... 53 127

24 619 .... 24 619

45 909 .... 42 093

77 115 .... 74 810

89 127 .... 89 413

93 017 .... 93 054

>

<

=

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Tìm câu sai và sửa lại cho đúng

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

- GV cho lớp chia nhóm 2 và thảo luận nội dung.

a) 43 000 > 38 000 b) 4 326 < 4 321

c) 24 387 > 24 598 d) 12 025 > 12 018

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV mời nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Lớp làm việc chung.

Cho các số sau :

a) Tìm số lớn nhất.

b) Tìm số bé nhất.

c) Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.

- GV mời HS nêi kết quả.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. Số ? (Trò chơi điền số)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

( Số)

a)

b)

c)

d)

- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi:

GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 3 bạn tham gia luân phiên nhau điền số. Học sinh ở dưới vừa cỗ vũ vừa quan sát xem đội nào điền nhanh hơn và đúng là đội thắng.

- Tổ chức chơi

- GV mời các học sinh ở dưới nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

a)

b)

c)

d)

Bài 5. Chọn chữ đặt dưới hình vẽ có nhiều dây chun nhất: (Làm việc chung cả lớp)

( Hình)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ A, B, C, D đọc số liệu chỉ số dây chun có ở mỗi hình sau đó so sánh để tìm ra hình có nhiều dây chun nhất bằng cách ghi chữ cái em chọn vào bảng con .

- GV kiểm tra kết quả của cả lớp bằng cách yêu cầu HS giơ bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Hình C. 2 030 dây chun là số lớn nhất trong các số ở hình A, B, D

- 1 HS đọc yêu cầu.

+ Cả lớp làm bảng con.

6 378 < 53 127

45 909 > 42 093

89 127 < 89 413

24 619 = 24 619

77 115 > 74 810

93 017 < 93 054

+ HS lắng nghe, sửa sai

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

- Lớp thảo luận nhóm 2, làm vào phiếu học tập:

b) 4 326 < 4 321 🡪4 326 > 4 321

c) 24 387 > 24 598🡪24 387 < 24 598

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Đại diện nhóm trình bày

- HS nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS Quan sát các số và so sánh (theo hàng từ bên trái qua phải) để tìm ra số lớn nhất, bét nhất và sắp xếp thứ tự từ lớn đến bé.

a) Số lớn nhất: 18 310

b) Số bé nhất: 18 013

c) 18310; 18 103; 18 031; 18 013

- HS trình bày trước lớp.

- HS khách nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS nghe GV hướng dẫn

Học sinh tham gia chơi và cỗ vũ cho đội chơi.

a)

b)

c)

d)

- Các học sinh ở dưới nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Cá nhân học sinh, quan sát, đọc số dây chun dưới mỗi hình A,B,C,D và chọn chữ cái C là hình có nhiều dây chun nhất.

- HS giơ bảng con.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức đã ôn trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6. Dưới đây là thông tin về chiều dài một số cây cầu ở Việt Nam. Đọc tên các cây cầu đó theo thứ tự từ ngắn nhất đến dài nhất ( Làm việc nhóm 4)

( Hình)

- GV cho HS đọc đề bài và các thông tin trong bài

- Hỏi những cây cầu trong hình ở tỉnh nào ?

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV mời các học sinh ở dưới nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài 6.

- HS trả lời theo thông tin trong hình

+ Đại diện nhóm nêu câu trả lời cho yêu cầu bài tập.

Tên các cây cầu đó theo thứ tự từ ngắn nhất dến dài nhất là:

- Cầu Long Biên 2 290m

- Cầu Cần Thơ 2 750m

- Cầu Bạch Đằng 3054m

- Cầu Nhật Tân 3900m

+ HS nhận xét

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 66: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

Trang 26, 27

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết và xác định được điểm ở giữa hai điểm khác nhau và trung điểm của một đoạn thẳng.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào hoàn thành các bài tập, giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng phương tiện, mô hình toán học năng lực gia tiếp toán học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Hoa nở, hoa tàn”

- GV mời học sinh lên bảng làm bài

7 378 .... 53 127

24 639 .... 24 619

55 909 .... 42 093

77 335 .... 74 810

89 122 .... 89 413

95 017 .... 95 054

>

<

=

- GV mời học sinh khác nhận xét

- GV nhận xét tuyên dương

- Học sinh chơi trò chơi

- Học sinh lên bảng làm bài

7 378 < 53 127

24 639 > 24 619

55 909 > 42 093

77 335 > 74 810

89 122 < 89 413

95 017 = 95 017

- Học sinh khác nhận xét

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

Nhận biết và xác định được điểm ở giữa hai điểm khác nhau và trung điểm của một đoạn thẳng.

Hoạt động khởi động:

- GV cho HS quan sát tranh SGK, hỏi

+ Hai bạn đang làm gì ?

+ Quan sát cầu bập bênh nêu những gì em thấy được ở cầu bập bênh ?

+ Trục gắn giữa thanh gỗ ở vị trí nào so với thanh gỗ ?

- GV nhận xét, và dẫn vào bài học mới.

Hình thành kiến thức:

1. Điểm ở giữa: ( Hoạt động chung cả lớp)

- Cho HS thực hành vẽ đường thẳng AB vào vở, GV vẽ lên bảng.

- Yêu cầu học sinh đánh dấu 1 điểm C trên đoạn thẳng AB.

- Nêu nhận xét vị trí của 3 điểm A, B, C so với đường thẳng ?

- Em có nhận xét gì về vị trí của điểm C so với hai điểm A và B

- Kết luận: Với 3 điểm A,B,C thẳng hàng như hình vẽ. Ta có điểm C ở giữa hai điểm A và B

- Giáo viên lấy 1 điểm E nằm ngoài đoạn thẳng AB cho học sinh nhận xét điểm E có ở giữa hai điểm A và B hay không ? Vì sao ?

- Giáo viên nhận xét, kết luận:

Điểm E không ở giữa điểm A và B. Vì A, B, C không phải là 3 điểm thẳng hàng.

2. Trung điểm của đoạn thẳng ( Hoạt động chung cả lớp)

- Cho HS thực hành vẽ đường thẳng MN vào vở, GV vẽ lên bảng.

- Mời học sinh đánh dấu điểm O trên đoạn thẳng MN giống như SGK và hỏi:

+ O có nằm giữa hai điểm M và N không ?

+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu học sinh đo độ dài đoạn thẳng MO và ON rồi so sánh kết quả đo được.

+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận:

+ O ở giữa hai điểm M và N. Độ dài đoạn thẳng MO bằng độ dài đoạn thẳng ON, ta viết MO = NO. Khi đó điểm O được gọi là trung điểm của đoạn thẳng MN.

- Khi nào điểm ở giữa 2 điểm được gọi là trung điểm ?

- GV mời học sinh nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát tranh vẽ SGK chỉ và nói cho bạn nghe: hai bạn chơi trò bập bênh.

+ Trả lời: thanh gỗ để ngồi, tay vịn, trục gắn giữa thanh gỗ.

+ Học sinh trả lời ở giữa thanh gỗ.

+ HS khác nhận xét

- Học sinh nêu tên bài học

- Học sinh vẽ

- Học sinh thực hiện

- HS trả lời A, B, C là 3 điểm thẳng hàng.

- Học sinh trả lời

- HS khác nhận xét.

- Nhiều học sinh quan sát và trả lời:

Điểm E không ở giữa hai điểm A và B. Vì điểm E không thẳng hàng với điểm A và B

- Học sinh khác nhận xét

- Học sinh vẽ

- Học sinh làm theo

- Học sinh trả lời: O là điểm ở giữa hai điểm M và N

- Học sinh khác nhận xét

- Học sinh đo và nêu nhận xét:

Độ dài đoạn thẳng MO bằng độ dài đoạn thẳng ON.

+ Học sinh khác nhân xét

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh trả lời:

Là điểm chia đoạn thẳng đó thành 2 phần bằng nhau

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

- Vận dụng được kiến thức đã học vào hoàn thành các bài tập, giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Quan sát các hình sau và nêu tên điểm ở giữa hai điểm khác ( HS làm việc theo cặp)

(Hình)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 1

- Chỉ vào hình và nêu tên điểm ở giữa hai điểm.

- GV mời vài nhóm trình bày kết quả.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận

Hình trái: Điểm I ở giữa hai điểm G và Hình phải: Điểm O ở giữa hai điểm A và B, điểm O cũng ở giữa hai điểm C và D

Bài 2: Nêu tên trung điểm của mỗi đoạn thẳng có trong hình dưới đây: ( Hoạt động nhóm đôi)

(Hình)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 2

- GV hường dẫn hai bạn cùng bàn chỉ vào hình và nêu tên trung điểm của mỗi đoạn thẳng có trong hình cho bạn cùng bàn nghe.

- GV mời các nhóm khác nhận xét

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận

+ O là trung đểm của đoạn thẳng PQ

+ M là trung đểm của đoạn thẳng DB,

M là trung đểm của đoạn thẳng AC

Bài 3: Quan sát tia số, chọn câu đúng: ( Làm việc cá nhân)

(Hình)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 3

- Hướng dẫn học sinh quán sát tia số

- Tìm đoạn thẳng AB

đoạn thẳng BC

đoạn thẳng AB

- Tìm số ứng với mỗi vạch trên tia số

- Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng và tìm câu trả lời đúng.

- Tổ chức học sinh làm việc cá nhân.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-1 HS nêu yêu cầu bài

+ HS chỉ và đọc tên điểm ở giữa hai điểm khác trong hình đã cho.

+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày.

+ Các đại diện khác nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- 1 HS nêu yêu cầu bài

+ Học sinh làm việc theo yêu cầu.

+ Đại diện một vài cặp trình bày.

+ Các nhóm nhận xét

-1 HS nêu yêu cầu bài tập 3.

+ Lắng nghe hướng dẫn

+ HS làm bài

+ học sinh trình bày kết quả đúng:

a) Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 4 200

c) Trung điểm của đoạn thẳng AD ứng với số 4 500

+ HS khác nhận xét

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: tìm trung điểm của đoạn dây thép

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4:

a) Quan sát các hình sau và chỉ ra những hình ảnh liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng: (Làm việc nhóm 4)

(Hình)

- Yêu cầu học sinh quan sát hình và chỉ ra những hình ảnh liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng rồi chia sẻ cho bạn

- GV mời đại diện nhận xét

- GV nhận xét tuyên dương

b) Đố em: Có một đoạn dây thép thẳng, làm thế nào để tìm được trung điểm của đoạn dây thép đó ?

- Phát mỗi nhóm 1 sợi dây thép

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm trung đểm của sợi dây thép đó.

- Mời nhóm khác nhận xét, chia sẻ cách thực hiện.

- GV nhận xét, tuyên dương

- Củng cố :

Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì ?

- HS nêu yêu cầu bài 4.

+ Các nhóm làm việc

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét

- Học sinh chia sẻ cách tìm với cả lớp chẳng hạn:

+ Lên trên bục giảng thực hiện gấp đôi đoạn dây thép tạo ra hai phần bằng nhau. Điểm bị gấp lại chính giữa chính là trung điểm của đoạn dây thép đó.

+ Nhóm khác nhận xét, trình bày nếu có cách tìm khác.

- HS lằng nghe

- Học sinh trả lời:

+ Điểm ở giữa

+ Trung điểm của đoạn thẳng

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 67: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH

Trang 24, 25

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Có biểu tượng về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. Nhận biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn, mối liên hệ giữa đường kính với bán kính của hình tròn, xác định được tâm của hình tròn.

- Phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực giải quyết vấn đề , năng lực mô hình hóa toán học. Năng giao tiếp, toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng phương tiện, mô hình toán học năng lực gia tiếp toán học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Hoa nở, hoa tàn”

- GV nhận xét

- Cả lớp tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

. Nhận biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn, mối liên hệ giữa đường kính và bán kính của hình tròn, xác định được tâm của hình tròn.

Hoạt động khởi động: GV cho HS quan sát tranh SGK.

(Tranh)

- GV hỏi:

Trong tranh, 2 bạn đang làm gì ?

+ Bánh xe có dạng hình gì ?

+ Vị trí ở giữa bánh xe được gọi là gì ?

- GV nhận xét và dẫn vào bài học mới.

Hình thành kiến thức:

1. Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính ( Hoạt động chung cả lớp)

- GV đính lên bảng hình tròn có tâm O và giới thiệu với học sinh: Hình tròn, điểm O ở chính giữa hình tròn gọi là tâm O.

- GV đánh dấu 1 điểm M trên đường tròn, Dùng thước thẳng kẻ đoạn OM và giới thiệu với học sinh: OM là bán kính của hình tròn.

- GV đánh dấu điểm A trên đường tròn, dùng thước thẳng kẻ đoạn AO kéo dài cắt đường tròn tại điểm B và giới thiệu với học sinh: AB là đường kính của hình tròn đó.

GV hỏi học sinh:

- Đường kính có đặc điểm gì ?

- Đường kính AB có mối quan hệ gì với bán kính OM ?

- Nêu nhận xét về vị trí của tâm O trên đường kính AB ?

- So sánh độ dài của đường kính AB và bán kính OM

- Liên hệ với bánh xe, GV mời học sinh lên bảng chỉ tâm của bánh xe

- Giáo viên nhận xét, kết luận

- HS quan sát

- Nhiều học sinh trả lời.

+ Hai bạn đang dắt xe đạp.

+ Vị trí giữa bánh xe đạp được gọi là trục.

+ Học sinh khác nhận xét.

- Học sinh nêu tên bài học

- Học sinh lắng nghe

- HS quan sát, lắng nghe

- HS quan sát, lắng nghe

- Học sinh trả lời.

- Đường kính đi qua tâm của hình tròn đó cắt với hai điểm A, B trên đường tròn

Đường kính AB chính là 2 bán kính OA và OB

- Tâm O là trung điểm của đường kính AB

- Độ dài đường kính gấp 2 lần độ dài của bán kính.

- HS khác nhận xét

- HS lên bảng chỉ.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: . Nhận biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn, mối liên hệ giữa đường kính và bán kính của hình tròn, xác định được tâm của hình tròn.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào hoàn thành các bài tập, giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: a) Gọi tên hình tròn và các bán kính của mỗi hình sau ( Theo mẫu) Làm việc cá nhân

(Hình)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập

- GV giới thiệu Mẫu : Hình tròn tâm O, bán kính O A

+ GV yêu cầu học cá nhân học sinh thực hiện theo mẫu ở hình tiếp theo

- Mời một số học sinh trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời một vài học sinh nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương, hỏi thêm:

Đoạn thẳng KG có phải là bán kính không ?

b) Gọi tên hình tròn và các đường kính của mỗi hình sau ( theo mẫu): Làm việc cá nhân

- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập

- GV giới thiệu Mẫu : Hình tròn tâm O, bán kính AB

+ GV yêu cầu học cá nhân học sinh thực hiện theo mẫu ở hình tiếp theo

- Mời một số học sinh trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời một vài học sinh nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương, hỏi thêm:

+ Đoạn thẳng PM có phải là đường kính của hình tròn không ? Vì sao?

+ Đoạn thẳng GK có phải là đường kính của hình tròn không ? Vì sao?

Bài 2: a) Cho hình tròn tâm O có độ dài đường kính bằng 8cm. Tính đội dài bán kính của hình tròn đó.

b) Cho hình tròn tâm O có độ dài bán kính bằng 5cm, Tính đội dài đường kính của hình tròn đó. (Làm việc cá nhân)

- Giáo viên mời học sinh nêu yêu càu bài tập.

- Giáo viên mời học sinh nêu lại mối liên hệ giữa bán kính và đường kính của một hình tròn.

- GV gợi ý học sinh dựa vào mối liên hệ này để thực hiện các yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, sau đó đổi chéo vở với bạn bên cạnh để kiểm tra cho nhau.

- Mời đại diện vài nhóm trình bày kết quả

- Mời các nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỏi thêm:

+ Cách tính bán kính khi biết đường kính?

+ Cách tính đường kính khi biết bán kính ?

- GV mời học sinh khác nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 3: Xác định tâm của một hình tròn.

( Làm việc cá nhân)

(Hình)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 3

- Hướng dẫn học sinh quan sát hình tròn là tờ giấy GV đã chuẩn bị sẵn, GV gợi lên ý

+ Làm thế nào để xác định tâm của tờ giấy ?

- Mời học sinh nhận xét

- GV nhận xét tuyên dương, chốt các bước thực hiện như SGK rồi yêu cầu học sinh thực hiện

GV nhận xét, tuyên dương.

-1 HS nêu yêu cầu bài tập

+ Học sinh lắng nghe

+ Học sinh chỉ vào hình và nhắc lại

Hình tròn tâm O, bán kính O A

+ Học sinh trình bày:

- Hình tròn tâm H, bán kính HK

- Hình tròn tâm I, bán kính IP, IN, IM

+ Học sinh nhận xét .

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1b)

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh làm bài cá nhân

- Học sinh trình bày

+ Hình tròn tâm E, đường kính PQ

+ Hình tròn tâm C, đường kính HD

+ Đoạn thẳng PM không phải là đường kính vì nó không đi qua tâm E

+ Đoạn thẳng GK không phải đường kính của hình tròn, vì nó không đi qua tâm C

- HS nêu yêu cầu bài

- Học sinh trả lời: Độ dài bán kính gấp 2 lần độ dài đường kính.

+ Học sinh làm việc theo yêu cầu.

+ Đại diện một vài cặp trình bày.

Học sinh trình bày:

a) Độ dài bán kính của hình tròn đó là: 8:2 = 4cm

  1. Độ dài đường kính của hình tròn đó là: 5 x 2 = 10cm

- Học sinh nhận xét

- Học sinh trả lời

+ Ta lấy đường kính chia cho 2

+ Ta lấy bán kính nhân 2

- Học sinh nhận xét

- Lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Nhiều học sinh trình bày ý tưởng

+ Học sinh khác nhận xét

+ HS gấp hình, xác định tâm của hình tròn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: tìm đường kính của bánh xe đạp là bao nhiêu cm.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: Theo em, đường kính của mỗi bánh xe trong hình dưới đây là bao nhiêu cm ( Làm việc chung cả lớp)

(Hình)

- GV êu cầu học sinh quan sát hình xe đạp

- GV nêu các câu hỏi gợi ý:

+ Dựa vào lưới ô vuông em thấy 2 bánh xe có kích thước như thế nào ?

+ Mỗi ô vuông trên lưới là bao nhiêu cm ?

+ Để biết mỗi bánh xe có đường kính bao nhiêu cm ta làm như thế nào ?

+ Yêu cầu học sinh thực hiện đếm nhẩm rồi nêu kết quả

- Bánh xe trước có đường kính là .... cm

- Bánh xe trước có đường kính là .... cm

- GV mời học sinh khác nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương

Củng cố :

Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì ?

- HS nêu yêu cầu bài 4.

- HS quan sát

- Học sinh trả lời

+ Hai bánh xe to nhỏ khác nhau

+ Mỗi ô vuông là 5cm

+ Đếm số ô vuông rồi tính nhẩm để xác định đường kính của mỗi bánh xe.

- Học sinh nhẩm, trình bày:

- Bánh xe trước có đường kính là 10 cm

- Bánh xe trước có đường kính là 8 cm

- Học sinh khác nhận xét

- Học sinh trả lời: Biết được hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 68: VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN

Trang 26

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với com pa, dùng compa để vẽ được đường tròn.

- Vẽ được các đường tròn bằng compa và trang trí

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng phương tiện, mô hình toán học năng lực gia tiếp toán học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Con muỗi”

+ GV treo lên bảng 1 hình tròn, yêu cầu học sinh xác định đường tròn, tâm, đường kính, bán kính

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Cho học sinh xem 1 số họa tiết các hình tròn

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

- Vài học sinh bảng chỉ vào đường tròn, Tâm, đường kính Bán kính

- HS khác nhận xét

- Học sinh nhắc tên bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: - Làm quen với com pa, dùng compa để vẽ được đường tròn.

- Làm quen với com pa, dùng compa để vẽ được đường tròn.

Hoạt động hình thành kiến thức:

Bài 1. Quan sát chiếc compa của em rồi chia sẻ với các bạn cách sử dụng

a) Làm quen với compa ( Hoạt động nhóm đôi)

- GV nêu yêu cầu hai bạn ngồi cùng bàn quan sát compa và nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được và hiểu biết của mình về cách sử dụng.

- Mời Học sinh khác nhận xét

+ GV nhận xét, tuyên dương và giới thiệu

Để vẽ được đường tròn, ta dùng một dụng cụ rất phổ biến, đó là chiếc compa.

Compa gồm 2 phần (còn gọi là hai chân) nối với nhau bằng 1 bản lề. Hai chân của compa,

một đầu có kìm ở cuối và đầu kia gắn cây bút chì

b) Làm quen với cách dùng compa để vẽ đường tròn ( Làm việc chung cả lớp)

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa, xem theo các bước hướng dẫn trong SGK và nói cách sử dụng

- Mời học sinh khác nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận cách dùng compa để vẽ đường tròn:

=> Để vẽ 1 đường tròn bằng commpa ta thực hiện những bước sau:

1. Mở khẩu độ của compa

2. Đặt chân compa có kim tại một điểm (là tâm) trên tờ giấy

3. Quay đầu bút chì trên tờ giấy đúng một vòng (với chân có kìm cố định), đầu chì sẽ vạch trên giấy một đường tròn. ( GV có thể trình chiếu hoặc làm mẫu để học sinh dễ dàng hình dung ra cachcs thực hiện)

- GV yêu cầu học sinh thực hành vẽ đường tròn ra vở nháp và chia sẻ với bạn về cách dùng compa để vẽ đường tròn

c) Hãy vẽ vào vở của em 1 đường tròn ( Làm việc cá nhân)

- GV lưu ý cho học sinh nhận thấy được đầu có kim của compa rất nhọn, dễ gây thương tích nên cần cẩn thận khi dùng.

- GV yêu cầu học sinh vẽ 1 đường tròn vào vở theo các bước đã hướng dẫn ở trên

- GV kiểm tra bằng cách mời học sinh giơ tờ giấy có đường tròn vừa vẽ lên trước ngực.

- Chọn 1 số bài nhận xét tuyên dương trước lớp.

- HS quan sát

- Học sinh thảo luận

- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp

- HS nhóm khác nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát hình làm theo

- Học sinh trình bày.

Học sinh khác nhận xét

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh thực hành cá nhân rồi chia sẻ cách cầm compa, xoay compa vẽ đường tròn dễ dàng, không bị xô lệch, cách mở compa để vẽ những đường tròn khác nhau.

- HS thực hành vẽ

- Chia sẻ kết quả làm việc trước lớp

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

- Vẽ được các đường tròn bằng compa và trang trí

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2: Quan sát mỗi hình mẫu dưới đây và thực hiện các yêu cầu ( Làm việc nhóm đôi)

(Hình)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 1

- Hướng dẫn học sinh quan sát hình mẫu:

+ Nêu cách vẽ hình

+Thực hành vẽ hình vào vở

+ Đổi vở nói cho bạn nghe cách vẽ của mình.

- GV mời nhiều học sinh chia sẻ cách vẽ

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-1 HS nêu yêu cầu bài

- Học sinh quan sát hình mẫu rồi thực hành vẽ. Sau đó đổi vở nói cho bạn nghe về cách vẽ của mình.

Hình 1. Vẽ một hình lớn hơn có bán kính 3 ô vở, vẽ 1 hình nhỏ hơn cách hình tròn lớn 1 ô, có bán kính 2 ô vở. Tâm hai hình tròn cùng nằm trên một đoạn thẳng

Hình 2. Vẽ bên phải một hình tròn lớn có bán kính 3 ô vở, vẽ 1 hình tròn nhỏ hơn có bán kính 2 ô, tâm của hình tròn nhỏ nằm trên cùng một đoạn thẳng với tâm của hình tròn lớn cách tâm hình tròn lớn 4 ô. Hai hình tròn có 1 phần đường tròn chồng lên nhau, vị trí chồng rộng nhất nằm giữa đoạn thẳng chưa hai tâm.

Hình 3. Vẽ hai hình tròn có kích thước như hai hình tròn ở Hình 1 và hai nhưng ta vẽ chúng chồng lên nhau có cùng Tâm. Ta có thể vẽ hình nhỏ trước hoặc vẽ hình lớn trước.

- Học sinh lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: vẽ trang trí hình tròn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 3:

a) Vẽ trang trí như các hình dưới đây và tô màu theo ý thích của em ( Làm việc nhóm 4)

(Hình)

- GV cho học sinh thảo luận:

+ Hình em cần vẽ có đặc điểm như thế nào ?

+ Cách vẽ mỗi hình ?

+ Các nhóm thảo luận thống nhất cách vẽ cho nhóm mình rồi tô màu.

+ Mời đại diện nhóm trình bày

+ Mời các nhóm khác nhận xét

+ GV nhận xét, tuyên dương cách thực hiện hay, sản phẩm đẹp. (Gợi ý nếu học sinh chưa chọn được cách vẽ phù hợp

- Hình bên trái là 2 hình tròn chồng lên nhau đồng tâm, giống cái dĩa, hình tròn lớn có bán kính 3 ô, hình tròn nhỏ trong có bán kính 2 ô. Ta có thể vẽ hình tròn nhỏ trước. Sau đó mở rộng khẩu độ củ compa vẽ tiếp hình tròn lớn hơn hoặc vẽ hình tròn ngoài trước, sau đó khép hẹp khẩu độ của compa vẽ tiếp hình tròn lớn)

b) Giáo viên hướng dẫn tương tự các bước như hình bên trái cho hình bên trái (Gợi ý thêm nếu học sinh chưa chọn cách vẽ sau:

- Hình bên phải có là hình tròn có kích thước bằng nhau với bán kính 3 ô được vẽ chồng lên nhau một góc. Ta vẽ hình tròn bên trái có bán kính 3 ô, sau đó dịch chuyển compa sang phải chọn tâm của hình tròn thứ hai cùng hàng ngang với tâm của hình tròn 1 vừa vẽ một khoảng cách 4 ô, tiếp tục vẽ hình tròn thứ hai, chuyển compa xuống dưới hai hình tròn, chọn tâm là trung điểm của hai tâm của hai hình tròn trên, dóng xuống 1 khoảng 3 ô rồi vẽ hình tròn thứ 3, Ta được hình tròn như mẫu.)

Củng cố :

Qua bài học hôm nay con biết thêm được điều gì.

- HS nêu yêu cầu bài 3.

- Học sinh quan sát hình,thảo luận, nhận ra đặc điểm của mỗi hình, thống nhất cách vẽ trong từng nhóm rồi vẽ, trang trí.

+ Đại diện nhóm trình bày

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung với những cách vẽ khác nhau

+ Hình bên trái là hai hình tròn chồng lên nhau có cùng tâm, Hình nhỏ có bán kính 2 ô, Hình lớn hơn có bán kính 3 ô.

Vẽ Hình tròn lớn trước, vẽ hình tròn nhỏ sau Hoặc vẽ đường tròn nhỏ trước, vẽ đường tròn lớn sau. Sau đó chọn màu và tô màu cho mỗi hình

+ Các nhóm thảo luận đưa ra cách vẽ các hình rồi thực hành vẽ, trang trí theo ý thích

- Học sinh quan sát hình,thảo luận, nhận ra đặc điểm của mỗi hình, thống nhất cách vẽ trong từng nhóm rồi vẽ, trang trí.

+ Đại diện nhóm trình bày

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung thêm cách vẽ khác

- Học sinh lắng nghe

Biết vẽ các đường tròn bằng compa theo mẫu và trang trí theo ý thích

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 69: LÀM TRÒN SỐ ĐẾN HÀNG CHỤC, HÀNG TRĂM

Trang 28

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hiểu được cách làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm. Làm tròn được các số đến hàng chục, hàng trăm.

- Vận dụng được cách làm tròn số trong một số trường hợp đơn giản.

- Phát triền các năng lực toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng phương tiện, mô hình toán học năng lực gia tiếp toán học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “ Con thỏ”

- GV cho cả lớp chơi trò chơi nối tiếp nêu các số tròn chục, tròn trăm theo thứ tự từ bé đến lớn. Bắt đầu cô nêu mẫu số 10

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên dẫn dắt nêu tên bài học

- HS tham gia chơi

+ Nhiều học sinh nối tiếp nêu các số tròn chục: 20,30,40,50,60,70,80,90

+ Các số tròn trăm : 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900.

- Học sinh nhắc tên bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- Hiểu được cách làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm. Làm tròn được các số đến hàng chục, hàng trăm.

Hình thành kiến thức:

1.Làm tròn đến hàng chục: ( Hoạt động chung cả lớp)

(Hình bình sỏi)

- Cho học sinh quan sát hình SGK và đọc thông tin.

- Bình A có khoảng 300 viên sỏi.

Bình B có khoảng 80 viên sỏi.

- Bình C có khoảng 200 viên sỏi.

- Tại sao câu trả lời của các bạn lại là thế nhỉ ?

- Mời học sinh tìm câu trả lời giúp bạn voi.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

Ví dụ 1: Làm tròn các số 62, 67 đến hàng chục. ( Làm việc chung cả lớp)

(Hình tia số)

- GV mời học sinh đọc ví dụ 1.

- Giáo viên hướng dân học sinh viết các số từ 60 - 70 ra nháp.

Làm tròn các số 62 đến hàng chục.

- Yêu cầu học sinh khoanh vào số 62.

- Giáo viên hỏi:

+ Trước số 62 có số tròn chục nào gần nhất ?

+ Sau số 62 có số tròn chục nào gần nhất ?

+ Trong hai số tròn chục 60 và 70, số 62 ở gần số nào hơn ?

-Giáo viên mời học sinh khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xé, tuyên dương

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tia số trong SGK

- Hỏi học sinh: số 62 gần với số tròn chục 60 hơn hay là 70 ?

- Giáo viên giới thiệu: Khi làm tròn số 62 đến hàng chục, ta thấy số 62 gần với số 60 hơn số 70. Vậy khi ta làm tròn số 62 đến hàng chục, ta được số 60 ( gọi là làm tròn lùi.)

- Làm tròn số 67 đến hàng chục.

- Hỏi học sinh: số 67 gần với số tròn chục 60 hơn hay là 70 ?

- Giáo viên giới thiệu: Khi làm tròn số 67 đến hàng chục, ta thấy số 67 gần với số 70 hơn số 60 ta làm tròn số 67 đến hàng chục, ta được số 70 ( gọi là làm tròn tiến)

Giáo viên hỏi: Qua hai cách làm tròn số 62 và 67 đến hàng chục ta có quy ước làm tròn như thế nào ?

- Yêu cầu học sinh thảo luận hóm đôi trả lời

- Mời đại diện nhóm trình bày

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận: Khi làm tròn các số đến hàng chục ta quy ước số làm tròn gần với số tròn chục nào hơn thì ta được số đó.

Ví dụ 2: Làm tròn số 45 đến hàng chục ( Hoạt động chung cả lớp)

(Hình tia số)

- Giáo viên mời học sinh quan sát và nêu vấn đề: Số 45 cách đều hai số tròn chục 40 và 50 vậy quy ước làm tròn tiến được 40 hay làm tròn lùi được 50 ?

- GV mời học sinh khác nhận xét

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận: 45 cách dều hai số tròn chục 40 và 50. Khi làm trón số 45 đến hàng chục ta làm tròn tiến được 50.

- Ứng dụng quy ước GV vừa nêu yêu cầu học sinh

+ Làm tròn số 35 được 40

+ Làm tròn số 65 được 70

+ Làm tròn số 25 được 30

+ Làm tròn số 5 được 10

- Giáo viên nhận xét tuyên dương

Ví dụ 3: Làm tròn số 234, 279 đến hàng trăm ( Hoạt động nhóm 4 )

(Hình tia số)

- Hướng dẫn học sinh quan sát tia số, giáo viên nêu yêu cầu

+ Làm tròn các số 234 đến hàng trăm được...

+ Làm tròn các số 279 đến hàng trăm dược...

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương và kết luận:

* Ta thấy số 234 gần với số 200 hơn 300

Vậy khi làm tròn số 234 đến hàng trăm ta được số 200.

* Ta thấy số 279 gần với số 300 hơn 200

Vậy khi làm tròn số 279 đến hàng trăm ta được số 300.

Ví dụ 4: Làm tròn số 450 đến hàng trăm ( Hoạt động chung cả lớp )

- Giáo viên nêu yêu cầu :

Làm tròn các số 450 đến hàng trăm được...

- Hướng dẫn học sinh quan sát tia số và trả lời

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, kết luận.

Ta nhận thấy số 450 cách đều 2 số tròn trăm 400 và 500. Vậy quy ước làm tròn số 450 đến hàng trăm được 500 ( làm tròn tiến)

- Học sinh thực hiện

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời: Vì bạn nam và bạn nữ không đếm mà chỉ đoán tương đối chính xác số viên sỏi trong mỗi bình nên câu trả lời dùng từ “ có khoảng”.

- Một học sinh đọc ví dụ 1.

- Học sinh viết số và đọc các số đó

: 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70.

- Học sinh khoanh vào số 62.

- Học sinh trả lời:

+ Là số 60

+ Là số 70

- HS trả lời:

62 ở gần số tròn chục 60 hơn

- Học sinh khác nhận xét,

- Học sinh quan sát tia số và trả lời

+ Số 60.

- Học sinh trả lời:

+ Số 70.

- Học sinh Lắng nghe

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh suy nghĩ, nêu câu trả lời:

Nhiều ý kiến khác nhau: 40, 50

- Học sinh khác nhận xét.

- Cả lớp lắng nghe.

- Học sinh lần lượt nêu kết quả

+ Làm tròn số 35 được 40

+ Làm tròn số 65 được 70

+ Làm tròn số 25 được 30

+ Làm tròn số 5 được 10

- Học sinh nhận xét

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày

Làm tròn các số 234 đến hàng trăm được 200

Làm tròn các số 279 đến hàng trăm được 300

- Các nhóm khác nhận xét

- Học sinh suy nghĩ trả lời

Làm tròn các số 450 đến hàng trăm được 500

- Nhều học sinh khác nhận xét

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

- Vận dụng được kiến thức đã học vào hoàn thành các bài tập, giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Quan sát tia số sau rồi làm tròn các số 44, 57, 72, 85 đến hàng chục ( HS làm việc theo cặp)

(Hình tia số)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 1

- Hướng dẫn học sinh hoạt động hóm hoàn thành bài tập vào phiếu

Làm tròn số 44 đến hàng chục được...

Làm tròn số 57 đến hàng chục được...

Làm tròn số 72 đến hàng chục được...

Làm tròn số 85 đến hàng chục được...

- Mời các nhóm khác nhận xét

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

Bài 2: Quan sát tia số sau rồi làm tròn các số 312, 350, 384 đến hàng trăm ( HS làm việc theo cặp)

(Hình tia số)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 2

- Hướng dẫn học sinh hoạt động hóm hoàn thành bài tập vào phiếu.

Làm tròn số:

312 đến hàng trăm được...

350 đến hàng trăm được...

  1. đến hàng trăm được...

- Mời đại diện trình bày

+ Mời các nhóm khác nhận xét

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

-1 HS nêu yêu cầu bài

- Các nhóm thảo luận

+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày.

Làm tròn số 44 đến hàng chục được 40

Làm tròn số 57 đến hàng chục được 60

Làm tròn số 72 đến hàng chục được 70

Làm tròn số 85 đến hàng chục được 90

+ Các đại diện khác nhận xét

- Học sinh lắng nghe

-1 HS nêu yêu cầu bài

- Các nhóm thảo luận

+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày.

Làm tròn số:

312 đến hàng trăm được 300

350 đến hàng trăm được 400

384 đến hàng trăm được 400

+ Các đại diện khác nhận xét

- Học sinh lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: Đọc số kẹo có trong mỗi hộp, xác định số kẹo khi làm tròn đến hàng trăm là 200, từ đó đưa ra đáp án đúng.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 3:

Đức muốn chọn một hộp kẹo có khoảng 200 viên. Theo em, Đức nên chọn hộp kẹo nào ? ( Làm việc nhóm 2)

(Hình)

- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.

- Mời học sinh đọc số kẹo có trong mỗi hộp A, B, C, D

- GV nêu 2 câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo luận

- Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày

+ Đức muốn chọn hộp kẹo có khoảng bao nhiêu viên ?

+ Vậy khi chọn kẹo, Đức nên chọn hộp kẹo nào ? Vì sao ?

- GV nhận xét, tuyên dương

Củng cố :

Qua bài học hôm này con biết thêm được điều gì ?

- HS nêu yêu cầu bài 3.

- Học sinh đọc

+ Các nhóm làm việc

- Đại diện các nhóm trình bày

+ Đức muốn chọn hộp kẹo có khoảng 200 viên

+ Đức nên chọn hộp kẹo A. Vì hộp A có số kẹo được làm tròn là 200 viên.

+ Nhóm khác nhận xét

Biết quy ước làm tròn các số đến hàng chục, hàng trăm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 22:

TOÁN

Bài 70: LÀM TRÒN SỐ ĐẾN HÀNG NGHÌN, HÀNG CHỤC NGHÌN ( T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết làm tròn và làm tròn được các số đến hàng nghìn, hàng chục nghìn.

- Vận dụng được cách làm tròn số trong một số trường hợp đơn giản.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi áp dụng yêu cầu làm tròn số trong các bài toán thực tế

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Lấy ví dụ về các số tròn nghìn.

+ Câu 2: Lấy ví dụ về các số tròn chục nghìn.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Có bao nhiêu người xem trên sân bóng?

+ Làm tròn số 6349 đến hàng chục ta được số nào?

+ Làm tròn số 6349 đến hàng chục ta được số nào?

- Vậy làm tròn số 6349 đến hàng nghìn ta được số nào và cách làm ra sao chúng ta cùng tìm hiểu ví dụ số 1

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời:

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và trả lời:

+ Có 6349 người xem

+ Ta được số 6350

+ Ta được số 6300

2. Khám phá (Làm việc cả lớp)

- Mục tiêu:

- Biết làm tròn và làm tròn được các số hàng nghìn.

- Cách tiến hành:

*Ví dụ 1: Làm tròn các số 8100 và 8700 đến hàng nghìn

GV cho HS quan sát tia số:

+ Trên tia số có các số tròn nghìn nào?

+ Số 8100 và 8700 nằm ở vị trí nào trên tia số?

+ Số 8100 ở gần số tròn nghìn nào hơn?

+ Vậy nếu ta làm tròn số 8100 đến hàng nghìn ta sẽ được số nào?

+ Số 8700 ở gần số tròn nghìn nào hơn?

+ Vậy nếu ta làm tròn số 8700 đến hàng nghìn ta sẽ được số nào?

+ Cho HS thực hiện làm tròn đến hàng nghìn số 8200, 8300, 8600, 8800.

*Ví dụ 2: Làm tròn số 2500 đến hàng nghìn.

GV cho HS quan sát tia số:

+ Số 2500 ở gần số tròn nghìn nào hơn?

+ Vậy nếu ta làm tròn số 2500 đến hàng nghìn ta sẽ được số nào?

- GV chốt lại cách làm tròn đến hàng nghìn nhấn mạnh khi nào thì được làm tròn tiến và khi nào cần làm tròn lùi: Khi làm tròn số đến hàng nghìn, ta so sánh chữ số hàng trăm với 5. Nếu chữ số hàng trăm bé hơn 5 thì làm tròn xuống(lùi), còn lại thì làm tròn lên( tiến).

+ Nếu làm tròn đến hàng nghìn số người xem bóng ta sẽ được số nào?

* Luyện tâp:

Bài 1: ( làm việc nhóm đôi )

a) HS quan sát tia số, chỉ ra số tròn nghìn trên tia số

- GV yêu cầu HS thực hiện trao đổi nhóm đôi theo gợi ý:

+ Sô 3400 ở gần số tròn nghìn nào hơn?

+ Vậy làm tròn đến hàng nghìn số 3400 ta được số nào?

- Làm tương tự với phần b,c

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: ( Làm việc cá nhân)

- Gv cho HS quan sát và phân tích mẫu:

+ Trên tia số có các số tròn chục nghìn nào?

+ Các số 72 000, 75 000, 78 000 nằm ở vị trí nào trên tia số?

+ Vậy số 72 000 làm tròn đến hàng chục nghìn ta được số nào?( Hướng dẫn HS làm tương tự như làm tròn số đến hàng nghìn)

+ Vậy số 78 000 làm tròn đến hàng chục nghìn ta được số nào? Vì sao?

+ Vậy số 75 000 làm tròn đến hàng chục nghìn ta được số nào? Vì sao?

- GV nhận xét, chốt nội dung và nhấn mạnh khi nào thì được làm tròn lên và khi nào cần làm tròn xuống: Khi làm tròn số đến hàng chục nghìn, ta so sánh chữ số hàng nghìn với 5. Nếu chữ số hàng nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân theo mẫu các yêu cầu của bài tập phần a,b, c.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS quan sát tia số và trả lời câu hỏi.

+ HS: Số 8000 và 9000

+ HS chỉ vị trí hai số: Số 8100 và 8700 nằm trong khoảng từ 8000 đến 9000.

+ HS: Số 8000

+ Vậy nếu ta làm tròn số 8100 đến hàng nghìn ta sẽ làm tròn lùi và được số 8000.

+ HS: Số 9000

+ Vậy nếu ta làm tròn số 8700 đến hàng nghìn ta sẽ làm tròn tiến và được số 9000.

+ HS thực hiện.

+ HS quan sát tia số

+ Số 2500 cách đều hai số 2000 và 3000.

+ HS: Quy ước khi làm tròn số 2500 đến hàng nghìn ta được số 3000

- HS đọc lại nhiều lần ghi nhớ.

+ HS: Ta được số 6000.

+ Các số tròn nghìn là: 3000 và 4000.

- HS thực hiện và trao đổi kiểm tra kết quả.

+ ở gần số 3000 hơn.

+ Ta được số 3000.

- HS trình bày KQ và giải thích cách làm:

a) 3000

b) 9000

c) 4000

+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ HS: Có số 70 000 và 80 000

+ HS chỉ vị trí các số: Số 72 000, 75 000 và 78 000 nằm trong khoảng từ 70 000 đến 80 000

+ Số 72 000 làm tròn xuống thành 70 000 vì nó nằm gần số 70 000 hơn.

+ Ta được số 80 000 vì trên tia số thì số 78 000 nằm gần số 80 000 hơn.

+ Ta được số 80 000 vì số 75 000 nằm cách đều hai số tròn nghìn nên ta quy ước làm tròn lên

80 000.

- HS lắng nghe và nhắc lại.

- HS thực hiện cá nhân: nêu kết quả và giải thích cách làm.

- Dự kiến KQ:

a) 40 000

b) 90 000

c) 80000

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

GV tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng...? để học sinh nhận biết các số làm tròn ở hàng nghìn, hàng chục nghìn:

+ Làm tròn các số sau đến hàng nghìn: 23 252, 45568; 55 555

+ Làm tròn các số sau đến hàng chục nghìn: 52 232, 18 245; 9 856

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia chơi trò chơi.

- HS trả lời: .....

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 70: LÀM TRÒN SỐ ĐẾN HÀNG NGHÌN, HÀNG CHỤC NGHÌN ( T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết làm tròn và làm tròn được các số hàng nghìn, hàng chục nghìn.

- Phát triển năng lực ước lượng thông qua ước lượng số.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi áp dụng yêu cầu làm tròn số trong các bài toán thực tế

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Làm tròn đến hàng nghìn các số: 8555, 4298, 7801

+ Câu 2: Làm tròn đến hàng chục nghìn các số: 65 055, 72 999, 19 011.

+ Câu 3: Nhắc lại cách làm tròn các số đến hàng nghìn và chục nghìn

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ HS trả lời: ...

- HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập về cách làm tròn các số trong phạm vi 100 000. Biết vận dụng làm tròn số trong các bài toán thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 3. (Làm việc nhóm đôi)

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập và thảo luận trong 2 phút.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu Hs nhắc lại cách làm tròn số đến các hàng.

- Yêu cầu tương tự làm tròn số: 24581, 54258 đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn và chục nghìn.

- HS và GV nhận xét

Bài 4: chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng (Làm việc chung cả lớp).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Gv tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Rung chuông vàng.

- Dự kiến câu hỏi thêm:

c) Làm tròn số 45295 đến hàng chục nghìn ta được số:

A. 45000 B. 50000 C. 40000 D. 46000

d) Làm tròn số 1254 đến hàng chục ta được số:

A. 1255 B. 1260 C. 1200 D. 1250

...

- GV Nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương.

- GV chốt lại cách làm tròn số đến các hàng.

Bài 5. Quan sát bảng sau rồi nói theo mẫu (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm tròn các số chỉ độ dài các quãng đường đến hàng nào?

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài tập trên phiếu bài tập nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

+ Làm tròn độ dài quãng đường từ HN - Lào Cai đến hàng trăm ta được số nào?

+ Làm tròn độ dài quãng đường từ Tp HCM – Kiên Giang đến hàng trăm ta được số nào?

- GV chốt lại cách làm tròn số đến các hàng

- HS trao đổi đưa ra đáp án và giải thích cách làm.

- Dự kiến KQ:

a) 1230

b) 1200

c) 1000

- HS trả lời.

- HS thực hiện và nêu cách làm của mình.

+ 1 HS đọc đề bài.

+TBHT lên điều hành trò chơi, HS dưới lớp trình bày đáp án vào bảng con.

- HS tham gia chơi

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- HS nhắc lại.

- 1 HS Đọc đề bài.

+ HS xác định bài tâp yêu cầu làm tròn các số đến hàng chục.

- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.

a) 150 km c) 50 km

b) 60 km d) 240 km

e) 250 km

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

+ Quãng đường HN- Lào Cai dài khoảng 300km.

+ Quãng đường từ Tp HCM – Kiên Giang dài khoảng 200km.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS đọc nội dung bài tập.

+ Quãng đường từ Hà Nội đến Pari của nước Pháp dài bao nhiêu km?

+ Bài tập yêu cầu làm tròn đến hàng nào?

+ YCHS suy nghĩ và đưa ra đáp án, giải thích cách làm.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV: Trong thực tế, có rất nhiều con số được làm tròn, khi người ta chỉ quan tâm đến số đó ở một mức độ chính xác nhất định trong tính toán hay đưa tin, thống kê. Ví dụ như khi ước lượng về độ dài quãng đường, số lượng con người, con vật, đồ vật,...

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc bài tập

+ HS: Dài 9 190km

+ HS: Hàng nghìn.

+ HS trả lời: Quãng đường từ Hà Nội đến thủ đô Pari của nước Pháp dài khoảng 9000 km?

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 71: LUYỆN TẬP CHUNG ( T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000. Nắm chắc về cấu tạo thập phân của một số trong phạm vi 100 000.

- Biết so sánh, sắp xếp được thứ tự các số, phát hiện ra quy luật để điền số trong phạm vi 100 000.

- Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngu thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Mỗi bạn trong nhóm viết một số trong phạm vị 100 000.

+ Câu 2: Chọn một số bất kì trong nhóm phân tích cấu tạo thập phân.

+ Câu 3: Sắp xếp các số trong nhóm theo thứ tự tăng dần.

+ Câu 4: Làm tròn các số đó đến hàng trăm.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi theo nhóm 6

+ HS thực hiện.

+ Nhóm trưởng trình bày.

- HS lắng nghe và nhận xét.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố về đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân và so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân).

a) Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV gọi HS thực hiện đọc các số trong phạm vi 100 000

- YCHS nhắc lại cách đọc các số trong phạm vi 100 000.

- GV viết thêm các số cho HS luyện đọc: 54689, 6587, 21050, 3001,...

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Viết các số sau:

- HS thực hiện làm bài cá nhân vào vở.

- YCHS đổi chéo vở để đối chiếu, nhận xét đáp án.

- YCHS nhắc lại cách viết các số trong phạm vi 100 000.

c) Viết các số ở phần b thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị theo mẫu:

- HS thực hiện làm bài cá nhân vào vở.

- YCHS đổi chéo vở để đối chiếu, nhận xét đáp án.

- YCHS nhắc lại cách viết các số thành tổng.

- GV chốt lại cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000 và cách viết một số thành tổng.

Bài 2: Số ? (Làm việc nhóm đôi).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- YCHS thảo luận nhóm đôi, xác định quy luật của dãy số trên tia số. Trao đổi với nhau về cách điền số còn thiếu vào ô trống.

- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV và HS nhận xét

- GV chốt lại cho HS cách làm bài toán về điền số còn thiếu trong dãy số.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS: Đọc số dựa vào cấu tạo số và đọc lần lượt từng hàng từ trái qua phải, từ hàng cao đến hàng thấp.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài tập vào vở.

- HS nêu: ...

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài tập vào vở.

- HS: Mỗi số trong phạm vi 100 000 đều có thể viết thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị, mỗi giá trị ở 1 hàng là một số hạng. Nếu tổng có số hạng bằng 0 thì khi viết có thể bỏ số hạng đó.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đề.

- HS : Dãy số phần a là dãy số tăng, các số hơn kém nhau 50 đơn vị. Dãy số phần b là dãy số tăng, các số hơn kém nhau 100 đơn vị.

- HS trả lời:

a) 3150; 3200;...; 3400; 3450; 3500

b) 26 300; 26 400; ...; 26 700; ...; 27 100.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Dự kiến câu hỏi:

+ Số có 3 chữ số( 4, 5 chữ số) gồm những hàng nào?

+ Hàng nào có giá trị lớn nhất? Bé nhất?

+ Khi đọc, viết các số trong phạm vi 100 000 ta đọc,viết theo thứ tự nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS tham gia chơi, bạn trả lời sai bị loại, bạn trả lời đúng được đưa câu hỏi tiếp theo.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 71: LUYỆN TẬP CHUNG ( T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết so sánh, sắp xếp được thứ tự các số, tìm ra số lớn nhất, bé nhất trong phạm vi 100 000.

- Nắm chắc về làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng mười nghìn. Giải quyết được các bài tập liên quan.

- Luyện tập một số kiến thức về hình học và đo lường: cách vẽ đường tròn, xác định bán kính, đường kính,…

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng?

+ GV đọc một vài số trong phạm vi 100 000 cho HS thực hiện viết số.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài .

- HS tham gia trò chơi

+ HS viết số ra bảng con.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết so sánh, sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 000

+ Nắm chắc cách làm tròn số đến hàng chục, trăm, nghìn và chục nghìn.

+ Luyện tập cách vẽ đường tròn, xác định bán kính, đường kính

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 3. ( Làm việc nhóm 4)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Gọi HS đọc các số đã cho

- YCHS thảo luận nhóm 4 thực hiện trao đổi và so sánh tìm ra số bé nhất, số lớn nhất trong bốn số đã cho và sắp xếp theo thứ tự đề bài yêu cầu.

- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.

- YCHS nêu cách so sánh nhiều số.

- GV nhận xét, chốt lại cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.

Bài 4: (Làm việc nhóm 4).

Làm tròn số đến hàng nghìn, chục nghìn:

- Gv tổ chức trò chơi cho HS theo nhóm 4: Một bạn bất kì trong nhóm đưa ra một số có bốn hoặc năm chữ số( chưa được làm tròn đến hàng nghìn), chỉ một bạn trong nhóm yêu cầu làm tròn số vừa nêu đến hàng nghìn hoặc chục nghìn. Nếu bạn trả lời đúng thì tiếp tục nêu một số và yêu cầu bạn khác làm tròn. Cứ luân phiên như thế cho đến khi các thành viên đều được tham gia chơi.

- YC một vài nhóm lên thực hiện một vài lượt chơi của nhóm mình hoặc đổi chéo nhóm.

- GV nhận xét, yêu cầu HS nêu lại cách làm tròn số đến các hàng trong phạm vi 100 000.

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 5: Câu nào đúng, câu nào sai ?

a) YCHS quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi:

+ Đường tròn có tâm là?

+ Các bán kính của hình tròn là:?

+ Các đường kính của hình tròn là: ?

- HS thảo luận nhóm đôi đưa ra đáp án

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Dùng compa vẽ một đường tròn vào vở.

- YC một HS nêu lại cách vẽ đường tròn.

- YCHS thực hiện vẽ vào vở.

- YCHS vẽ thêm một bán kính và một đường kính bất kì vào hình tròn mình vừa vẽ.

- Cho HS đổi chéo vở để nhận xét, trao đổi nêu tên các thành phần của đường tròn mà mình vừa vẽ.

- GV nhận xét.

- 1 HS đọc đề bài.

- 3HS đọc các số.

- HS thảo luận nhóm.

- HS các nhóm trình bày:

a) 3078

b) 39 469

c) 3078; 26 105; 26 115; 39 469

- HS nêu:

+ B1: So sánh số chữ số của các số cần so sánh.

+ B2: nếu số chữ số bằng nhau thì ta bắt đầu so sánh từ hàng cao nhất

- 1 HS Đọc đề bài.

- HS thực hiện trò chơi theo nhóm 4:

- Một vài nhóm thực hiện. Các nhóm khác nhận xét.

- Một vài HS nêu.

- HS quan sát

+ Đường tròn tâm O.

+ Bán kính: OM, ON, OP, OQ

+ Đường kính: MN, PQ.

- HS trả lời:

A và B - đúng

C – sai

- HS nêu: Dùng compa để vẽ

+ Chọn một điểm làm tâm bất kì;

+ Đặt chân trụ com pa vào tâm.

+ Quay com pa để vẽ đường tròn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

a) Gv cho HS quan sát tranh vẽ

- Gọi HS đọc tên con vật và cân nặng tương ứng.

- Trao đổi để tìm ra con vật có cân nặng nặng nhất.

+ GV: 1kg = ? g. YCHS đổi số cân nặng về gam.

- YCHS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét.

b) YCHS liên hệ tìm một số tình huống trong thực tế có sử dụng các số trong phạm vi 100 000.

- GV nhận xét tiết học.

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời.

- HS: Để so sánh được cân nặng của các con vật ta phải đổi số cân nặng của các con vật về đơn vị là gam rồi sau đó mới thực hiện so sánh.

+ Mèo: 4kg876g = 4876 g

+ Thỏ: 2kg583g = 2583 g

Vậy Mèo là con vật có số cân nặng nhất trong bốn con.

- HS nêu: Giá tiền của một cuốn sách, chiều dài quãng đường từ nhà đến trường, ...

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 72: KHỐI HỘP CHỮ NHẬT. KHỐI LẬP PHƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật. Nhận biết được các yếu tố cơ bàn của khối lập phương, khối hộp chữ nhật là đỉnh, mặt, cạnh.

- Đếm được số lượng đỉnh, mặt, cạnh của khối lập phương, khối hộp chữ nhật

- Phát triển năng lực thông qua nhận biết các yếu tố của khối lập phương, khối hộp chữ nhật, HS phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy, mô hình hoá, đồng thời phát triển trí tưởng tượng không gian.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Quan sát hình và trả lời các dạng hình khối nào:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ hình khối trụ: Hộp hạt điều, bình nước, hộp cầu lông.

+ Hình khối cầu: Quả bóng, quả bóng tenis.

+ hình khối lập phương: Con xúc xắc, hộp quà.

+ Hình khối hộp chữ nhật: hộp bánh, quyển sổ.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ HS nhận dạng được đỉnh, mặt, cạnh của khối hộp chữ nhật, khối lập phương; biết được số lượng đỉnh, mặt, cạnh và nhận diện được hình dạng các mặt của khối hộp chữ nhật và khối lập phương.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- Yêu cầu học sinh quan sát 2 hộp trên bảng và chỉ ra đâu là khối hộp chữ nhật, đâu là khối lập phương.

- GV giới thiệu các mặt, đỉnh, cạnh của khối hộp chữ nhật và khối lập phương.

- YCHS lấy trong bộ đồ dùng học tập khối HCN, GV yêu cầu HS chỉ lần lượt vào từng vị trí trên hình khối để nhận diện mặt, đỉnh và cạnh của khối hộp.

- YCHS đếm tất cả các mặt, cạnh, đỉnh và rút ra nhận xét về các mặt của khối hộp chữ nhật.

- Làm tương tự với khối lập phương.

- GV chốt đặc điểm của hai khối hộp

- YCHS so sánh đặc điểm của hai hình khối.

* GV kết luận:

Khối hộp có 8 đỉnh, 6 mặt và 12 cạnh

Khối lập phương có mặt đều là hình vuông

Khối hộp chữ nhật có mặt là hình chữ nhật.

3. Luyện tập:

Bài 1: (Làm việc cá nhân)

a) Gọi 2 HS lên bảng, chỉ trên vật mẫu các mặt, đỉnh, cạnh của hai khối hộp.

- GV nhận xét, tuyên dương các em biết chỉ đúng đỉnh, cạnh, mặt của khối hộp.

b) Gv cho Hs nêu lại đặc điểm của khối hình chữ nhật và khối lập phương.

- YCHS thực hiện làm bài vào vở. Trao đổi chéo vở cho nhau để nhận xét.

- GV nhận xét.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2). Quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi.

- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chia lớp thành các nhóm đôi, thảo luận và trả lời theo đề bài.

a) Hình trên có bao nhiêu khối hộp chữ nhật, bao nhiêu khối lập phương?

b) Những hình nào có 6 mặt đều là hình vuông?

c) Những hình nào có 12 cạnh?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét và giải thích câu trả lời của mình.

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 3: Tổ chức trò chơi “ Đoán hình ”

- GV chuẩn bị 1 thùng giấy đựng các đồ vật có hình khối hộp chữ nhật hoặc khối lập phương lớn nhỏ khác nhau. Một bạn bịt mắt, cho tay vào trong túi lấy ra 1 khối hộp bất kì, nêu lên đặc điểm của khối và nêu tên khối. Các bạn còn lại làm trọng tài.

- GV tổng kết, nhận xét chung.

* Chốt kiến thức:

Khối hộp có 8 đỉnh, 6 mặt và 12 cạnh

Khối lập phương có mặt đều là hình vuông

Khối hộp chữ nhật có mặt là hình chữ nhật.

- HS quan sát và trả lời.

- HS quan sát tranh trong SGK và lắng nghe.

- Nhiều HS thực hiện, thao tác trên bộ đồ dùng học tập.

- HS: Khối hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh và tất cả các mặt đều là hình chữ nhật.

- HS nhắc lại ghi nhớ nhiều lần.

- HS trả lời: ...

- 2HS lên bảng. Lớp quan sát và nhận xét.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

- 1 HS Đọc đề bài.

- Lớp chia nhóm và thảo luận.

a) HS: Có 4 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương.

b) HS: Hình màu tím và màu xanh ngọc.

c) 4 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương là những hình có 12 cạnh.

- 1HS hỏi - 1HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS ghi nhớ.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập số 4.

- Mời HS chia sẻ ý kiến của mình trước lớp và giải thích tại sao.

- GV nhận xét.

- GV cho học sinh nhắc lại một số đồ vật quen thuộc trong gia đình có các dạng: Dạng hình khối lập phương, dạng hình khối hộp chữ nhật, dạng hình khối cầu, dạng hình khối trụ.

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc.

- HS: Em đồng ý với ý kiến của bạn Vì khối lập phương có các mặt đều là hình vuông bằng nhau nên tất cả các cạnh của khối lập phương đều bằng nhau.

- HS tự nêu theo hiểu biết của bản thân

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 23

TOÁN

Bài 73: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ – Trang 38 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng 5 phút một (có số phút là bội của 5).

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy (mô hình đồng hồ thật).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng về xem đồng hồ theo giờ đúng để khởi động bài học.

- GV phổ biến luật chơi và hướng dẫn HS cách chơi: Nhìn đồng hồ và nêu giờ đúng của đồng hồ. Ai giơ tay nhanh nhất và có câu trả lời đúng sẽ được tặng 1 sticker.

+ 9 giờ, 12 giờ, 7 giờ, 2 giờ, 4 giờ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS nhìn đồng hồ và nêu giờ.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá kiến thức mới:

- Mục tiêu:

- Đọc được giờ theo từng 5 phút một.

- Cách tiến hành:

- GV YC HS lấy mô hình đồng hồ

- GV yêu cầu HS quan sát vào mỗi vạch trên đồng hồ và lưu ý cho HS về giờ đúng, giờ hơn, giờ kém và đọc giờ theo từng 5 phút một.

- GV quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ 10 phút để HS nhận ra và đọc đúng giờ, phút.

+ 9 giờ 10 phút kim ngắn chỉ vào số mấy và kim dài chỉ vào số mấy?

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV quay kim đồng hồ và hỏi tương tự với đồng hồ chỉ 9 giờ 15 phút và 9 giờ 35 phút để HS nhận ra và đọc đúng giờ, phút.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nêu câu hỏi:

+ Theo các em, 9 giờ 45 phút thì kim phút chỉ số mấy?

+ Theo các em, 9 giờ 50 phút thì kim phút chỉ số mấy?

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS quay đồng hồ chỉ 9 giờ 45 phút và 9 giờ 50 phút.

- Từ khi kim phút chỉ vạch số này đến vạch số tiếp theo là mấy phút?

- GV gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét.

- GV hỏi: Vậy theo các em hai bạn nữ trong tranh phía trên, bạn nào trả lời đúng?

- GV nhận xét.

- HS lấy mô hình đồng hồ

- HS quan sát theo yêu cầu và lắng nghe.

- 9 giờ 10 phút khi kim ngắn chỉ vào số 9 và kim dài chỉ vào số 2.

- HS nhận xét bạn.

- HS đọc giờ và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi

- 9 giờ 45 phút thì kim phút chỉ số 9.

- 9 giờ 45 phút thì kim phút chỉ số 10.

- HS thực hiện theo YC.

- là 5 phút.

- HS nhận xét bạn.

- Bạn nữ áo cam trả lời đúng.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Thực hành đọc được giờ theo từng 5 phút một.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

a.

- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

- GV mời HS khác nhận xét bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b. (Làm việc nhóm đôi)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời)

- Gọi 3 cặp HS báo cáo kết quả thảo luận (mỗi nhóm 1 đồng hồ)

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét

Bài 2: (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

a.

- GV yêu cầu HS thực hiện trên mô hình đồng hồ theo yêu cầu của bài tập: thực hiện quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 6 giờ 5 phút và 6 giờ 10 phút.

- GV mời HS lên bảng thực hiện quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 6 giờ 5 phút và 6 giờ 10 phút.

- GV đặt câu hỏi: Từ 6 giờ 5 phút đến 6 giờ 10 phút là bao nhiêu phút?

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b.

- GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự ý a, thực hiện quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 11 giờ 25 phút, 11 giờ 35 phút và trả lời câu hỏi.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- 3, 4 HS đọc số chỉ phút thích hợp với các số trên mặt đồng hồ còn thiếu.

+ Số 5 là 25 phút, số 6 là 30 phút, số 7 là 35 phút, số 8 là 40 phút, ...

- HS nhận xét bạn.

- Nghe

- HS thảo luận và thực hiện yêu cầu bài tập.

- 3 cặp HS báo cáo kết quả.

+ Đồng hồ thứ nhất chỉ 8 giờ 20phút

+ Đồng hồ thứ hai chỉ 5 giờ 5 phút.

+ Đồng hồ thứ ba chỉ 4 giờ 35 phút

- HS khác nhận xét nhóm bạn

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- HS thực hiện cá nhân tại chỗ.

- 2, 3 HS lên thực hiện.

- Từ 6 giờ 5 phút đến 6 giờ 10 phút là 5 phút.

- HS nhận xét bạn.

- HS thực hiện quay kim đồng hồ theo yêu cầu và trả lời: Từ 11 giờ 25 phút đến 11 giờ 35 phút là 10 phút.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” về đọc được giờ theo từng 5 phút một.

- GV phổ biến luật chơi và cách chơi: Lớp trưởng lên quay kim đồng hồ. HS dưới lớp nhìn đồng hồ và nêu giờ của đồng hồ. Ai giơ tay nhanh nhất và có câu trả lời đúng sẽ được tặng 1 sticker.

+ 9 giờ 5 phút, 12 giờ 15 phút, 7 giờ 25 phút, 2 giờ 45 phút, 4 giờ 10 phút.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học

- HS lắng nghe

- HS tham gia chơi trò chơi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

TOÁN

Bài 73: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ – Trang 39 (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng 5 phút một (có số phút là bội của 5).

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy (mô hình đồng hồ thật).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Bắn tên” về nội dung quay đồng hồ để đồng hồ chỉ giờ đúng theo yêu cầu, để khởi động bài học.

- GV phổ biến luật chơi: 1 bạn sẽ nêu giờ cho 1 bạn quay đồng hồ, ai quay đúng sẽ được đưa ra yêu cầu cho bạn khác (Yêu cầu về giờ đúng, giờ rưỡi, giờ theo từng 5 phút một)

- Gv nhận xét, tuyên dương HS.

- HS tham gia trò chơi

- Nghe

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng 5 phút một (có số phút là bội của 5).

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 3: Xem đồng hồ và đọc giờ theo mẫu (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV HD HS phân tích mẫu và rút ra cách đọc giờ hơn và giờ kém.

- YC HS làm bài cá nhân

- Gọi HS nêu kết quả bài làm

- GV mời HS nhận xét bạn

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 4:

a. (Trò chơi học tập)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ong tìm chữ” để hoàn thành bài tập tìm cách đọc giờ tương ứng cho đồng hồ. GV sẽ chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn và phổ biến luật chơi. Đội nào tìm nhanh và đúng là đội giành thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc

- GV gọi Hs đọc giờ tương ứng với đồng hồ

b. (Hoạt động cá nhân)

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS đọc cá nhân đồng hồ điện tử

- GV gọi HS đọc giờ trước lớp

+ Khi đồng hồ chỉ 7 giờ 55 phút thì còn thiếu mấy phút nữa để đồng hồ chỉ đúng 8 giờ?

+ Vậy 7 giờ 55 phút thì còn có cách đọc giờ khác như thế nào?

- GV hỏi tương tự với hai đồng hồ còn lại để tìm ra giờ kém.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS lắng nghe

- HS làm bài cá nhân

- 3 HS nêu kết quả bài làm

+ Đồng hồ màu cam chỉ 7 giờ 45 phút hay 8 giờ kém 15 phút.

+ Đồng hồ xanh ngọc chỉ 8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút.

+ Đồng hồ xanh dương chỉ 4 giờ 40 phút hay 5 giờ kém 20 phút.

- HS nhận xét bài bạn

- 1 HS nêu yêu cầu

- HS nghe phổ biến luật chơi và thực hiện chơi trò chơi. HS khác cổ vũ bạn.

- 2, 3 HS đọc giờ.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS tự đọc cá nhân

- 3 HS đọc bài

- Khi đồng hồ chỉ 7 giờ 55 phút thì còn thiếu 5 phút nữa là đúng 8 giờ.

- 8 giờ kém 5 phút.

- HS thực hiện theo yêu cầu để tìm ra giờ kém: 1 giờ kém 25 phút, 12 giờ kém 20 phút.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5: (Hoạt động nhóm 4)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 với các yêu cầu sau:

+ Câu 1: Nói về hoạt động và thời gian diễn ra hoạt động đó ở mỗi bức tranh (ý a)

+ Câu 2: Hoàn thành vào bảng theo mẫu (ý b)

- GV mời các nhóm báo cáo kết quả

- GV mời HS nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương HS

- GV nhận xét tiết học.

- 1 HS nêu yêu cầu

- HS hoạt động nhóm 4 thực hiện yêu cầu GV đưa ra.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:

+ Hoạt động nhảy bao bố lúc 8 giờ 25 phút.

+ Hoạt động chơi kéo co lúc 9 giờ 50 phút hay 10 giờ kém 10 phút.

+ Hoạt động ăn trưa lúc 11 giờ 35 phút hay 12 giờ kém 25 phút.

+ Hoạt động chơi ô ăn quan lúc 2 giờ 20 phút.

+ Hoạt động truy tìm kho báu lúc 2 giờ 55 phút hay 3 giờ kém 5 phút.

- HS nhận xét, bổ sung.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

---------------------------------------------------

TOÁN

Bài 74: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TIẾP THEO) – Trang 41 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng phút.

- Vận dụng được cách xem giờ vào thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy (mô hình đồng hồ thật).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng về xem đồng hồ theo giờ đúng để khởi động bài học.

- GV phổ biến luật chơi và hướng dẫn HS cách chơi: Nhìn đồng hồ và nêu giờ đúng của đồng hồ. Ai giơ tay nhanh nhất và có câu trả lời đúng sẽ được tặng 1 sticker.

+ 9 giờ 45 phút, 12 giờ 25 phút, 7 giờ 55 phút, 2 giờ 10 phút, 4 giờ 15 phút.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi trò chơi

- HS nhìn đồng hồ và nêu giờ đúng

- Nghe

2. Khám phá kiến thức mới:

- Mục tiêu:

- Đọc được giờ hơn, giờ kém theo từng phút.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi để nhận ra tranh vẽ hình ảnh trên xe bus và đồng hồ điện tử chỉ 7 giờ 12 phút.

- GV yêu cầu HS lấy mô hình đồng hồ

- GV hướng dẫn HS quan sát các vạch trên đồng hồ giữa hai số liên tiếp.

+ Từ vạch số 12 đến vạch số 1 có mấy vạch?

+ Vậy có mấy vạch ở giữa hai số liên tiếp?

- GV nhận xét, kết luận: Có 4 vạch ở giữa hai vạch số liên tiếp. Mỗi khi kim phút chỉ đến 1 vạch trên mặt đồng hồ thì có một phút.

- GV chỉnh kim đồng hồ quay tới 1 vài vị trí rồi hướng dẫn cho HS đọc giờ thích hợp.

+ 7 giờ 12 phút, 10 giờ 27 phút, 9 giờ 56 phút.

+ Khi đồng hồ chỉ 9 giờ 56 phút thì thiếu mấy phút nữa để đồng hồ chỉ 10 giờ đúng?

+ Vậy 9 giờ 56 phút ta còn có cách đọc khác như thế nào?

- GV mời HS nhận xét.

+ Lúc 9 giờ 32 phút thì kim phút chỉ vào vạch nào?

+ Lúc 10 giờ kém 7 phút thì kim phút chỉ vào vạch nào?

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

+ Vậy trên hình ảnh minh hoạ, đồng hồ của bạn nam chỉ mấy giờ?

- GV nhận xét.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi để chỉ ra tranh vẽ hình ảnh trên xe bus và đồng hồ điện tử chỉ 7 giờ 12 phút.

- HS lấy mô hình đồng hồ

- HS quan sát

- Có 4 vạch ở giữa hai vạch số 12 và số 1.

- Có 4 vạch ở giữa hai vạch số liên tiếp

- 3 HS đọc theo yêu cầu

- Khi đồng hồ chỉ 9 giờ 56 phút thì còn thiếu 4 phút để đồng hồ chỉ 10 giờ đúng.

- 10 giờ kém 4 phút.

- HS nhận xét

- Lúc 9 giờ 32 phút thì kim phút chỉ vào vạch thứ 2 của số 6.

- Lúc 10 giờ kém 7 phút thì kim phút chỉ vào vạch số 3 của số 10.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Đồng hồ của bạn nam chỉ 7 giờ 12 phút.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng phút một

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Mỗi đồng hồ sau chỉ mấy giờ (Làm việc cá nhân)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài

- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

+ Đồng hồ xanh dương chỉ mấy giờ?

+ Vì sao em biết đồng hồ chỉ 5 giờ 8 phút.

- Gọi HS đọc giờ các đồng hồ khác

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 2: Mỗi đồng hồ sau chỉ thời gian tương ứng với cách đọc nào? (Trò chơi học tập)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” nối đồng hồ với cách đọc giờ tương ứng.

- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 6 bạn.

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi: Nối đồng hồ với cách đọc giờ tương ứng. Đội nào nối nhanh, đúng thì sẽ giành thắng cuộc.

- GV nhận xét, chữa bài và tuyên dương HS.

- GV lưu ý cho HS đọc đồng hồ B, C, E theo cách đọc khác.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài

- HS quan sát, đọc giờ và trả lời.

+ Đồng hồ xanh dương chỉ 5 giờ 8 phút.

- Vì kim ngắn chỉ qua số 5 một chút, kim dài chỉ vào vạch 3 của số 1.

- 5 HS đọc giờ đồng hồ.

+ Đồng hồ cam chỉ 11 giờ 21 phút.

+ Đồng hồ xanh lá chỉ 9 giờ 4 phút.

+ Đồng hồ tím chỉ 8 giờ 15 phút.

+ Đồng hồ nâu chỉ 11 giờ 53 phút hay 12 giờ kém 7 phút.

+ Đồng hồ đỏ chỉ 6 giờ 40 phút hay 7 giờ kém 20 phút.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thành 2 đội, HS khác cổ vũ.

- HS tham gia chơi theo yêu cầu.

+ Đồng hồ A 🡪 a. 2 giờ 7 phút.

+ Đồng hồ B 🡪 e. 12 giờ 35 phút.

+ Đồng hồ C 🡪 d. 9 giờ kém 8 phút

+ Đồng hồ D 🡪 c. 7 giờ 22 phút.

+ Đồng hồ E 🡪 g. 10 giờ kém 15 phút.

+ Đồng hồ G 🡪 b. 11 giờ rưỡi.

- HS nhận xét.

- 3 HS đọc theo yêu cầu.

+ Đồng hồ B 🡪 1 giờ kém 25 phút.

+ Đồng hồ C 🡪 8 giờ 52 phút

+ Đồng hồ E 🡪 9 giờ 45 phút.

- HS nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV hỏi: Buổi sáng em đi học lúc mấy giờ?

+ Buổi trưa em được tan học lúc 10 giờ 45 phút thì kim dài sẽ chỉ vào số mấy?

+ Em ăn cơm lúc 11 giờ 8 phút thì kim dài sẽ chỉ vào vạch nào?

- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.

- GV nhận xét tiết học.

- HS trả lời theo ý mình.

+ Buổi trưa em được tan học lúc 10 giờ 45 phút thì kim dài sẽ chỉ vào số 9.

+ Em ăn cơm lúc 11 giờ 8 phút thì kim dài sẽ chỉ vào vạch 3 của số 1.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 74: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TIẾP THEO) – Trang 42 (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng phút.

- Vận dụng được cách xem giờ vào thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy (mô hình đồng hồ thật).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS lên bảng quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

+ 7 giờ 17 phút, 10 giờ kém 6 phút, 3 giờ 45 phút.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- 3 HS lên bảng thực hiện

- HS khác nhận xét bạn.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng phút một

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 3: Hai đồng hồ nào dưới đây chỉ cùng thời gian vào buổi chiều hoặc buổi tối? (Làm việc nhóm đôi)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi (1 bạn đọc giờ đồng hồ điện tử H, I, K, L, M ,N - 1 bạn nêu giờ tương ứng trên các đồng hồ A, B, C, D, E, G)

- GV gọi HS các nhóm báo cáo kết quả lần lượt theo từng đồng hồ.

- GV gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV gọi HS đọc giờ trên đồng hồ A, C, E theo cách đọc khác.

- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.

Bài 4: Quan sát tranh vẽ rồi trả lời các câu hỏi? (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài.

- Chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và trả lời theo đề bài.

a. + Lan bắt đầu vẽ tranh lúc mấy giờ?

+ Lan vẽ xong tranh lúc mấy giờ?

+ Vậy Lan vẽ tranh trong thời gian bao nhiêu phút?

b.

+ Hai bố con nặn bánh lúc mấy giờ?

+ Hai bố con luộc bánh lúc mấy giờ?

+ Hai bố con vớt bánh lúc mấy giờ?

+ Bánh luộc bao lâu thì chín?

+ Hai bố con làm bánh trong thời gian bao nhiêu phút?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

- HS thực hiện nhóm đôi theo YC.

- Các nhóm đọc kết quả

+ Đồng hồ H 🡪 Đồng hồ B

+ Đồng hồ I 🡪 Đồng hồ C

+ Đồng hồ K 🡪 Đồng hồ A

+ Đồng hồ L 🡪 Đồng hồ E

+ Đồng hồ M 🡪 Đồng hồ D

+ Đồng hồ N 🡪 Đồng hồ G

- HS khác nhận xét bạn.

- HS lắng nghe

- 3 HS đọc:

+ Đồng hồ A: 20 giờ 36 phút hay 8 giờ 36 phút, 9 giờ kém 24 phút.

+ Đồng hồ C: 14 giờ 45 phút hay 2 giờ 45 phút hoặc 3 giờ kém 15 phút.

+ Đồng hồ E: 17 giờ 50 phút hay 5 giờ 50 phút hoặc 6 giờ kém 10 phút.

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

- Lớp chia nhóm và thảo luận.

+ Lan bắt đầu vẽ tranh lúc 9 giờ 35 phút.

+ Lan vẽ xong tranh lúc 10 giờ.

+ Vậy Lan vẽ tranh trong thời gian 25 phút.

b.

+ Hai bố con nặn bánh lúc 4 giờ rưỡi.

+ Hai bố con luộc bánh lúc 4 giờ 50 phút.

+ Hai bố con vớt bánh lúc 5 giờ 5 phút

+ Bánh luộc 15 phút thì chín.

+ Hai bố con làm bánh trong thời gian 35 phút.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5: Trò chơi “Đố bạn”

- GV mời HS nêu yêu cầu bài.

- Chia lớp thành các nhóm 4 cùng chơi và trả lời theo đề bài.

+ 1 bạn hỏi và chỉ định 1 bạn trong nhóm trả lời, các bạn khác dùng mô hình để xác nhận câu trả lời. Các thành viên luân phiên nhau hỏi và trả lời.

- GV gọi 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp

- GV mời các nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học.

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

- Lớp chia nhóm và chơi.

- 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

TOÁN

Bài 75: THÁNG - NĂM ( Trang 44)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập xác định ngày trong tuần, ngày trong tháng. Xác định được một năm có 12 tháng, số ngày có trong mỗi tháng trong năm.

- Vận dụng được cách xem ngày, tháng vào thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy (tờ lịch các tháng trong 1 năm).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng về tuần lễ, ngày, tháng.

+ Câu 1: 1 tuần có bao nhiêu ngày? Kể tên các thứ trong 1 tuần?

+ Câu 2: Một tháng có bao nhiêu ngày?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia chơi trò chơi.

- 1 tuần có 7 ngày. Các thứ trong 1 tuần: Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật.

- Một tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.

2. Khám phá kiến thức mới:

- Mục tiêu:

- Xác định được ngày trong tuần, ngày trong tháng. Xác định được một năm có 12 tháng, số ngày có trong mỗi tháng trong năm.

- Cách tiến hành:

a. Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng (Làm việc CN)

- GV giới thiệu tờ lịch trong sách giáo khoa.

- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2023 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

+ Một năm có bao nhiêu tháng?

+ Đó là những tháng nào?

- GV mời 2 HS đọc lại các tháng trong một năm.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

b. Giới thiệu số ngày trong một tháng

(Làm việc nhóm 4)

- Chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và trả lời theo đề bài.

+ GV yêu cầu HS quan sát lịch năm 2023 ở sách giáo khoa, thảo luận và tìm số ngày trong từng tháng (từ tháng 1 đến tháng 12), điền vào bảng.

+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?

+ Tháng 2 có bao nhiêu ngày? ...

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên kết luận và giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày.

*Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2 nhận biết số ngày của mỗi tháng.

- GV YC HS quan sát tờ lịch tháng 1.

+ Kể tên các ngày thứ hai trong tháng 1?

+ Ngày 20 tháng 1 là thứ mấy?

- GV YC HS quan sát tờ lịch tháng 5.

+ Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

- 1 năm có 12 tháng

- Đó là tháng: Tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười một, tháng Mười hai.

- 2 HS đọc lại các tháng.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc nhóm 4 theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát và trả lời cá nhân

- Các ngày thứ hai: 2, 9, 16, 23, 30.

- Ngày 20 tháng 1 là thứ sáu.

- HS quan sát tờ lịch tháng 5.

- Ngày 1 tháng 5 là thứ Hai.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành xem được ngày trong tuần, ngày trong tháng. Xác định được một năm có 12 tháng, số ngày có trong mỗi tháng trong năm.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Trả lời các câu hỏi? (Làm việc cá nhân)

- GV gọi HS đọc đề bài

- GV hỏi:

a. Bây giờ đang là tháng mấy? Tháng này có bao nhiêu ngày?

b. Những tháng nào trong năm có 30 ngày?

c. Những tháng nào trong năm có 31 ngày?

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2: Xem hai tờ lịch sau và trả lời các câu hỏi (Làm việc nhóm đôi)

- GV gọi HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi ( 1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời)

a. Tháng 11 có bao nhiêu ngày? Tháng 12 có bao nhiêu ngày?

b. Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?

c. Ngày cuối cùng của tháng 12 là thứ mấy?

d. Các ngày Chủ nhật của tháng 12 là những ngày nào?

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả

- GV gọi các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chúng, tuyên dương HS.

Bài 3: (Làm việc chung cả lớp)

- GV gọi HS đọc đề bài

- GV hướng dẫn HS cách tính đếm theo ngày:

a. Một triển lãm tranh diễn ra từ ngày 25 tháng 8 đến hết ngày 30 tháng 8. Hỏi triển lãm tranh đó diễn ra trong bao nhiêu ngày?

b. Hội chợ Xuân diễn ra trong 1 tuần bắt đầu từ ngày 9 tháng 1. Hỏi hội chợ đó kết thúc vào ngày nào?

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS trả lời miệng

+ Bây giờ đang là tháng 3. Tháng 3 có 31 ngày.

+ Những tháng có 30 ngày là: Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.

+ Những tháng có 31 ngày là: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.

- HS khác nhận xét bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm việc nhóm theo yêu cầu.

a. Tháng 11 có 30 ngày. Tháng 12 có 31 ngày.

b. Ngày 20 tháng 11 là thứ Hai.

c. Ngày cuối cùng của tháng 12 là Chủ nhật.

d. Các ngày Chủ nhật của tháng 12 là ngày: 3, 10, 17, 24, 31.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS suy nghĩ, trả lời miệng.

- Triển lãm tranh đó diễn ra trong 6 ngày.

- Hội chợ đó kết thúc vào ngày 16 tháng 1.

- HS khác nhận xét bạn.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: Thực hành

- GV cho HS quan sát tranh

- GV hướng dẫn, thực hành xác định số ngày trong mỗi tháng.

- GV gọi HS lên bảng thực hành xác định số ngày trong mỗi tháng.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV nhận xét tiết học.

- HS quan sát tranh.

- HS quan sát và thực hành theo GV.

- 3, 4 HS lên thực hành xác định trên tay.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

TUẦN 24

TOÁN

Bài 75: THÁNG – NĂM (T2) – Trang 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập xác định ngày trong tuần, ngày trong tháng. Xác định được một năm có 12 tháng, số ngày có trong một tháng trong năm.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 2 năm là bao nhiêu tháng?

+ Câu 2: Tháng nào có 28 hoặc 29 ngày?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 24 tháng

+ Trả lời: tháng 2

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Ôn tập xác định ngày trong tuần, ngày trong tháng.

- Xác định được một năm có 12 tháng, số ngày có trong một tháng trong năm.

- Xác định khoảng thời gian nhất định nào đó trong tháng trong năm.

- Cách tiến hành:

Bài 2. Xem hai từi lịch sau và trả lời các câu hỏi. (Làm việc nhóm 2)

a) GV cho HS quan sát tờ lịch của tháng 11 và tháng 12.

- GV Mời nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

a, Một hội triển lãm tranh diễn ra từ ngày 25 tháng 8 đến hết ngày 30 tháng 8?

b, Hội chợ Xuân diễn ra trong một tuần bắt đầu từ ngày 9 tháng 1. Hỏi hội chợ đó kết thúc vào ngày nào?

- Yêu cầu học sinh đổi chéo kết quả kiểm tra bạn bên cạnh.

- GV chốt đáp án, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát lịch và trả lời câu hỏi theo nhóm 2:

? Tháng 11 có bao nhiêu ngày? Tháng 12 có bao nhiêu ngày?

+ Tháng 11 có 30 ngày. Tháng 12 có 31 ngày.

? Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?

+ Là Thứ Hai.

? Ngày cuối cùng của tháng 12 là thứ mấy?

+ Là Chủ nhật.

? Các ngày Chủ nhật của tháng 12 là những ngày nào?

+ Các ngày: 3; 10; 17; 24; 31.

- Đại diện nhóm nhận xét.

- HS nêu yêu cầu bài.

+ Hội triển lãm diễn ra trong 5 ngày.

+ Hội chợ đó kết thcus vào ngày 16 tháng 1.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- HS nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- Yêu cầu học sinh thực hành theo hướng dẫn của GV để xác định số ngày trong mỗi tháng.

- Yêu cầu học sinh nêu:

+ Các tháng có 30 ngày?

+ Các tháng có 31 ngày?

+ Tháng có 28 hoặc 29 ngày?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

*

- HS nêu yêu cầu bài 4.

- HS quan sát tranh

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

- Xác định số ngày trong mỗi tháng.

+ Tháng có 30 ngày: Tháng 4, 6, 9, 11.

+ Tháng có 31 ngày: Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.

+ Các tháng có 28 hoặc 29 ngày: Tháng 2.

- HS nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 76: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T1)

Trang 47

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập củng cố rèn luyện kĩ năng tổng hợp về đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100000, luyện tập về làm tròn số.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Làm tròn số 2342 đến hàng trăm

+ Câu 2: Tháng 12 có bao nhiêu ngày?

+ Câu 3: Làm tròn số 35623 đến hàng nghìn?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ 2342 🡪 2300.

+ 31 ngày.

+ 35623 🡪 36000

- HS lắng nghe/37

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập củng cố rèn luyện kĩ năng tổng hợp về đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100000, luyện tập về làm tròn số.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân)

a, Đọc mỗi số sau (theo mẫu)

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS đọc các số: 96821; 95070; 95031; 92643.

- Gọi HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét.

b, Trong các số ở câu a, số nào lớn nhất, số nào bé nhất?

- Gọi hs nêu kết quả.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Số? (Làm việc nhóm đôi).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- HS thảo luận và làm bài tập

- GV Nhận xét , tuyên dương.

Bài 3. Làm tròn giá bán mỗi quyển sách sau đến hàng nghìn.(Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- YC HS làm bài tập cá nhân. Hoàn thành yêu cầu bài.

- Gọi HS trình bày kết quả

- GV nhận xét tuyên dương

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.

- HS quan sát mẫu và đọc các số theo yêu cầu bài

+96821: chín mươi sáu nghìn tám trăm hai mươi mốt.

+ 95070: chín mươi lăm nghìn không trăm bảy mươi.

+ 95031: chín mươi lăm nghìn không trăm ba mươi mốt.

+ 92643: chín mươi hai nghìn sáu trăm bốn mươi ba.

+ HS nhận xét, bổ sung.

+ số lớn nhất: 96821

+ số bé nhất: 92643

- HS nhận xét.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm bài theo nhóm đôi

+ Nhóm trình bày bài.

- Số còn thiếu thứ tự lần lượt là:

a, 87526; 87529; 87531

b, 23470; 23475; 23485

- HS nhận xét.

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS đọc yêu cầu bài và làm bài.

- HS nêu kêt quả

+ quyển truyện cổ tích Việt Nam: 54000 đồng

+ quyển Dế Mèn phiêu lưu kí : 48000 đồng.

+ Góc sân và khoảng trời:

26000 đồng.

- HS ghi lại bài giải vào vở.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

* Gọi HS nêu cảm nhận sau giờ học

+ Sau giờ học em biết thêm được những điều gì?

+ Nêu cách làm số tròn nghìn?

- Nhận xét tiết học.

- HS nêu

- HS nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 76: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T2)

Trang 47

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập củng cố rèn luyện kĩ năng tổng hợp về đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100000, luyện tập về làm tròn số.

- Luyện tập một số kiến thức về hình học và xem đồng hồ, xem lịch

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: làm tròn số đến hàng trăm 34335 ?

+ Câu 2: số liền sau của 86

+ Câu 3: Tính nhẩm: tháng 7 có bao nhiêu ngày ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 34300

+ 87

+ 30 ngày

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Luyện tập một số kiến thức về hình học và xem đồng hồ, xem lịch

+ Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc nhóm 2)

a, Nêu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn sau:

b, Chọn chữ cái đặt trước câu đúng:

A. O là trung điểm của BC

B. O là trung điểm của AD

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- YC HS làm bài tập theo nhóm đôi

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5: (Làm việc cá nhân).

a) Mỗi đồng hồ sau chỉ mấy giờ?

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm vào vở bài tập các bài tập sau:

b) Chọn chữ cái đặt trước câu đúng:

Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ Ba thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là:

A. Thứ Tư B. Thứ Năm

C. Thứ Sáu D. Thứ Bảy

- GV thu bài và chấm một số bài xác xuất.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS theo luận hoàn tahnhf bài tập theo nhóm đôi.

+ Trình bày bài làm của nhóm trước lớp.

a, hình tròn tâm O, đường kính CB, bán kính OC/OB.

b, A. O là trung điểm của BC

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS làm bài trong vở bài tập.

- HS nêu kết quả lần lượt:

a,

+ 2 giờ 40 phút ( 3 giờ kém 20 phút)

+ 11giờ 48 phút(12 giờ kém 12 phút)

+ 3 giờ 20 phút.

+ 5 giờ 30 phút.

b, C. Thứ Sáu

- HS nộp vở bài tập.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Chị Huyền đang làm gì?

- Chị Huyền bắt đầu làm việc lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ?

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng.

- HS nêu cảm nhận sau giờ học.

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Chị Huyền đang làm thí nghiệm.

- Chị bắt đầu làm việc lúc 7 giờ 40 phút (8 giờ kém 20 phút) và kết thúc lúc 11 giờ 25 phút.

- HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 77: EM VUI HỌC TOÁN (T1)

Trang 49, 50

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được các hoạt động trải nghiệm về đọc, viết số trong phạm vi 100000. Xác định số liền trước, số liền sau, làm tròn số, thực hành trang trí sản phẩm

- Thực hành vẽ trang trí hình tròn, vẽ đường tròn không cần dùng compa.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 3 tuần có bao nhiêu ngày ?

+ Câu 2: 2 năm có bao nhiêu tháng ?

+ Câu 3: Đồng hồ sau chỉ mấy giờ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 21 ngày

+ 24 tháng.

+ 11 giờ 20 phút

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hiện được các hoạt động trải nghiệm về đọc, viết số trong phạm vi 100000. Xác định số liền trước, số liền sau, làm tròn số, thực hành trang trí sản phẩm

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Góc sáng tạo (Làm việc nhóm)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Nhóm hoạt động thảo luận theo các yêu cầu:

a, + Viết một số có bốn chữ số bất kì.

+ Viết các đọc số đó.

+ Viết số đó thành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị.

+ Viết số liền trước (hoặc liền sau) của số đó.

+ Làm tròn số đó đến hàng trăm, hàng nghìn.

b, Cắt, dán và viết các thông tin liên quan đến số vừa viết ở câu a rồi trang trí cho đẹp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động 2: Trang trí hình tròn (Làm việc nhóm).

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- YC HS quan sát hình mẫu

- YC HS phân tích, tìm cách vẽ hình.

- YC HS vẽ các đường tròn bằng compa. Khuyến khích có thể dùng compa vẽ thêm những hình khác.

- YC HS trang trí hình vẽ.

- GV mời HS nhận xét.

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm việc nhóm theo các yêu cầu.

- HS trang trí, sáng tạo.

- HS nhận xét, theo sáng tạo của từng nhóm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát mẫu.

+ HS thảo luận nhóm phân tích hình vẽ

+ HS vẽ hình tròn hoặc có thể vẽ sáng tạo các hình khác bằng compa.

+ HS trang trí hình vẽ theo sở thích.

+ Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi.

- Nêu cảm nhận sau giờ học.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi trò chơi theo nhóm.

- HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 77: EM VUI HỌC TOÁN (T2)

Trang 50, 51

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành vẽ trang trí hình tròn, vẽ đường tròn không cần dùng compa.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Quan sát hình và trả lời các dạng hình khối nào:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ Lon coca: hình khối trụ

+ Quả địa cầu: hình khối cầu.

+ Con xúc xắc: hình khối lập phương

+ Bể cá: Hình khối hộp chữ nhật.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Vẽ đường tròn không cần dùng compa..

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

*Hoạt động: Vẽ đường tròn mà không dùng compa. (Làm việc nhóm)

- GV mời HS quan sát tranh và thảo luận về vẽ đường tròn lớn trên sân trường mà không dùng compa.

+ Tranh vẽ gì:

+ Làm thế nào để các bạn vẽ được hình tròn to trên sân trường?

- GV hướng dẫn các vẽ

+ Tâm của hình tròn là một điểm có thể xác định được bằng cách dùng một cái cọc (như trong hình vẽ ban nam đang đứng), bán kính hình tròn có thể dùng một sợi dây một buộc vào cái cọc làm tâm, một đầu kia buộc vào 1 thanh gỗ hoặc một que củi. Một bạn giữ cọc ở tâm cố dịnh, một ban cầm que củi/gỗ kéo dài căng và di chuyển 1 vòng quanh cọc. Đầu que củi/thanh gỗ vạch lên đất một đường tròn.

- GV yêu cầu hs vẽ 1 đường tròn trên nên đất với bán kính tùy thích,

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- 2 bạn nhỏ đang chơi ở cái sân rất rộng và hai bạn đang vẽ một đường tròn to.

- Thảo luận về nêu cách vẽ.

- HS lắng nghe.

- Thành viên các nhóm thay phiên nhau vẽ đường tròn theo kích thước tùy chọn.

- Các nhóm nhận xét nhóm khác.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Tập ước lượng một số vật, đồ vật không có số lượng cụ thể.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

A, Quan sát tranh và nhận xét cách ước lượng của 2 bạn nhỏ dưới đây.

- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh.

- YC HS trả lời.

- GV nhận xét.

b, Quan sát tranh rồi ước lượng số gam hạt sen trong mỗi lọ.

- GV nhận xét.

c, Quan sát tranh rồi ước lượng mỗi bình sau chứa khoảng bao nhiêu lít nước.

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS nêu cảm nhận sau giờ học.

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời.

+ Dựa vào vạch chia sẵn ở lọ thứ nhất 3000 hạt, bạn Thảo ước lượng lọ A có khoảng 2000 hạt.

+ Dựa vào lọ có sẵn 3000 hạt bạn Huy thấy lọ B nhiều hơn và ước lượng được 4000 hạt.

- HS quan sát tranh và ước lượng.

+ Lọ thứ hai gấp 2 lần lọ thứ nhất: 240g

+ Lọ thứ ba gấp 3 lần lọ thứ nhất:

360g

- HS lắng nghe.

+ Bình thứ hai giảm 1 nửa so với bình thứ nhất: 10l

+ Bình thứ ba giảm 1 nửa so với bình thứ hai: 5l

- HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 25

TOÁN

Bài 78: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 000 – Trang 53

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Lớp học cú mèo”.

Luật chơi: Các bạn lớp học Cú Mèo đang phải tham gia thử thách của Thầy Cú Mèo, chúng mình cùng giúp các bạn ý vượt qua thử thách bằng cách trả lời đúng các câu hỏi của Thầy Cú Mèo nhé. Mỗi câu trả lời đúng, các bạn sẽ giành được 1 ngôi sao về cho tổ của mình. Các bạn nhỏ đã sẵn sàng tham gia chưa?

+ Câu 1: 500 + 400 = ?

+ Câu 2: 310 + 550 = ?

+ Câu 3: 400 + 30 = ?

+ Câu 4: 465 + 252 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

“Phép cộng trong phạm vi 100 000 (tiết 1)”

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi:

+ HSTL: 900

+ HSTL: 860

+ HSTL: 430

+ HSTL: 717

- HS lắng nghe.

- 2 HS nhắc lại tên bài – Cả lớp ghi vở.

2. Khám phá: (Hình thành kiến thức)

- Mục tiêu:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Cách tiến hành:

- GV đưa tranh (SGK)

- Y/C hs thảo luận nhóm bàn

? Bức tranh vẽ gì

- Gọi HSNX

? Nêu phép tính tìm số bút bi và số bút chì đã bán

- Gọi HSNX

- GV chốt, chiếu phép tính

- Y/c HS thảo luận nêu cách đặt tính và tính

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- Gọi HSNX

- GV chốt lại các bước thực hiện tính

24 465 + 18 252 =?

+ Đặt tính

+ Thực hiện tính từ phải sang trái:

24465

+

18252

42717

* 5 cộng 2 bằng 7, viết 7.

* 6 cộng 5 bằng 11, viết 1, nhớ 1.

* 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.

* 4 cộng 8 bằng 12, viết 2, nhớ 1.

* 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.

+ Đọc kết quả: Vậy 24 465 + 18 252 = 42 717.

- Mời HS nhắc lại

- GV nêu một phép tính khác để HS thực hiện

56 237 + 31 856 =?

- Y/C hs thực hiện đặt tính và tính vào bảng con.

- Chiếu bài HS, y/c HS đọc cách làm

- Gọi HSNX

- GVNX, chốt chuyển hoạt động luyện tập.

- HS quan sát

- HS thảo luận

- Đại diện nhóm TB:

? HSTL: Bức tranh vẽ một cửa hàng tạp hóa, tháng này cửa hàng đã bán 24 465 chiếc bút bi và 18 525 chiếc bút chì.

- HSNX, bổ sung.

? HSTL: 24 465 + 18 252

- HSNX, bổ sung.

- HS thảo luận

- Đại diện nhóm TB:

+ Đặt tính

24 465

+

18 252

42 717

- HS lắng nghe

- 2 HS nhắc lại

- HS quan sát

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS đọc bài làm

+ Đặt tính

+ Tính:

  • 7 + 6 = 13 viết 3 nhớ 1
  • 3 + 5 = 8 thêm 1 = 9, viết 9
  • 2 + 8 = 10, viết 0 nhớ 1
  • 6 + 1 = 7 thêm 1 = 8, viết 8
  • 5 + 3 = 8 viết 8

+ Đọc kết quả:

Vậy: 56237 + 31856 = 88093

- HSNX, bổ sung

- HS lắng nghe

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải các bài tập.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tính (Làm việc cả lớp)

6537

+

2348

7304

+

876

3418

+

2657

8843

+

207

- Y/c HS đọc đề bài.

- Bài y/c làm gì?

- Y/c HS làm bài vào bảng con.

- GV chiếu bài HS để chữa.

- Y/C HS đọc bài làm của mình.

? Y/C hs nêu cách tính phép tính 3 418 + 2 657

- Gọi HSNX

- GV chốt đáp án đúng

6537

+

2348

8885

7304

+

876

8180

3418

+

2657

6075

8843

+

207

9050

- Y/c HS giơ tay nếu đúng.

Khai thác:

? Khi làm bài dạng tính kết quả của phép tính theo hàng dọc cần lưu ý điều gì?

- Gọi HSNX

- GV chốt, chuyển bài 2

- HS quan sát.

- 2 HS đọc.

- HSTL: Tính kết quả.

- HS làm bảng

- HS quan sát

- HS đọc.

- HS nêu

- HSNX, bổ sung.

- HS giơ tay nếu đúng.

- HSTL: Cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột. Khi có nhớ, ta nhớ sang hàng bên cạnh và cộng tiếp.

- HSNX, bổ sung

- HS lắng nghe.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Làm việc nhóm đôi)

25638 + 41546 4794 + 8123

16187 + 5806 58368 + 715

- Y/c HS đọc đề bài.

- Bài y/c làm gì?

- Y/c HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở ô li.

- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày.

- Y/C HS1 đọc 2 phép tính đầu.

? Y/C HS nêu cách tính phép tính 25638+41546

- Gọi HSNX.

- GV cần lưu ý nếu HS làm sai, quên nhớ cần cho HS nhận ra chỗ sai và tự sửa lại cho đúng.

- GV chiếu bài HS2, Y/C HS2 đọc 2 phép tính còn lại.

? Suy nghĩ thế nào em ra kết quả phép tính 4794 + 8123 = 12917

- Gọi HSNX.

- GV chốt đáp án đúng

25638

+

41546

67184

16187

+

5806

21993

4794

+

8123

12917

58368

+

715

59083

- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra, nói cho bạn nghe cách làm, giơ tay nếu sai.

Khai thác:

? Khi làm bài tập này chúng ta cần lưu ý điều gì?

- Gọi HSNX

- GV chốt, chuyển hoạt động.

- HS quan sát

- 2 HS đọc đề bài.

- HSTL: Đặt tính rồi tính kết quả

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS quan sát

- HS1 đọc bài làm.

- HS nêu cách tính.

- HSNX bổ sung

- HS quan sát

- HS2 đọc bài làm.

- HS nêu cách tính.

- HSNX bổ sung

- HS quan sát

- HS đổi chéo vở, nói cho bạn cách làm. Giơ tay nếu sai và nêu lại cách làm để sửa lỗi.

- HSTL:

+ Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột

+ Tính từ phải sang trái, chú ý khi có nhớ thì nhớ sang hàng bên cạnh và cộng tiếp.

- HSNX, bổ sung.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào trò chơi.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”.

Luật chơi: GV chia lớp thành 2 nhóm để “Đố bạn” về phép cộng trong phạm vi 100000. Đại diện 2 nhóm lên oẳn tù tì, nhóm nào thắng sẽ đưa ra câu đố trước và nhóm thua trả lời. Nếu trả lời đúng, nhóm đó sẽ được đưa ra câu đố tiếp và gọi 1 bạn bên nhóm bên trả lời. Cứ như vậy trong vòng 1 phút. Nhóm nào có câu trả lời đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.

- GV tổ chức HS chơi.

- GV tổng kết, khẳng định nhóm chiến thắng.

- GVNX tiết học.

- Chuẩn bị bài sau: “Phép cộng trong phạm vi 100 000 (tiết 2)”.

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 78: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 000 – Trang 53,54

(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”

Luật chơi:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, gọi 4 bạn đại diện các nhóm lên chơi trò chơi. Mỗi bạn trong nhóm sẽ đặt tính và tính lên bảng một phép cộng trong phạm vi 100000. Khi bạn đầu tiên của nhóm viết xong quay về đập tay để bạn tiếp theo lên bảng viết tiếp phép cộng. Trong vòng 2 phút, nhóm nào viết được nhiều phép cộng trong phạm vi 100000 đúng thì chiến thắng.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- Gọi HSNX.

- GVNX, khẳng định đội thắng – thua.

- GV kết nối, giới thiệu bài “Phép cộng trong phạm vi 100 000 (tiết 2)”.

- Gọi HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe

- HS chơi

- HSNX

- HS lắng nghe

- 2 HS nhắc lại, cả lớp ghi vở.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải các bài tập.

- Cách tiến hành:

Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu) (Làm việc nhóm đôi)

5000 + 3000

7000 + 9000

4000 + 70000

62000 + 38000

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài yêu cầu gì?

- Y/C HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách tính nhẩm.

- Y/C HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.

- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày.

- Y/C HS nêu cách nhẩm phép tính 7000 + 9000 = 16000

- Gọi HSNX

- GVNX chốt đáp án đúng

- Y/C HS đổi vở kiểm tra chéo, giơ tay nếu đúng.

5000 + 3000 = 8000

7000 + 9000 = 16000

4000 + 70000 = 74000

62000 + 38000 = 100000

- Khai thác:

+ Để làm đúng bài dạng tính nhẩm ta cần lưu ý gì?

+ Gọi HSNX

- GV chốt, chuyển bài tập 4

- HS đọc đề

- HS trả lời.

- HS thực hiện yêu cầu:

4000+3000=?

Cách nhẩm:

4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn. Vậy 4000 + 3000 = 7000

- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.

- HS trình bày.

- HS nêu: 7 nghìn + 9 nghìn = 16 nghìn. Vậy 7000+9000=16000

- HSNX bổ sung.

- HS quan sát

- HS đổi vở ktra, giơ tay nếu đúng.

- HS trả lời.

- HSNX, bổ sung.

- HS lắng nghe.

Bài 4: Theo em, bạn nào tính đúng? (Làm việc nhóm 4)

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài yêu cầu gì?

- Y/C HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ với bạn:

+ Bạn nào tính đúng?

+ Bạn nào tính chưa đúng?

+ Chưa đúng ở đâu?

+ Sửa lại như thế nào cho đúng?

- Gọi đại diện nhóm trình bày (Có thể cho HS giao lưu, phản biện để giúp HS có kĩ năng lập luận, phản biện...)

- Gọi HSNX

- GV chốt đáp án đúng:

Bạn Khánh tính đúng, bạn An tính chưa đúng. Bạn quên nhớ ở hàng trăm sang hàng nghìn.

- Khai thác:

+ Để làm đúng dạng bài này ta cần làm những gì?

+ Gọi HSNX

- GV chốt chuyển bài 5

- HS quan sát

- HS đọc đề

- Bài yêu cầu nhận xét bạn nào tính đúng.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HSNX, bổ sung.

- HS quan sát

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời

Bài 5: (Làm việc cả lớp)

Hưởng ứng phong trào “Kế hoạch nhỏ-Thu gom giấy vụn”, Trường Tiểu học Lê Văn Tám thu gom được 2672kg giấy vụn, Trường Tiểu học Kim Đồng thu gom được 2718kg giấy vụn. Hỏi cả hai trường đó thu gom được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn?

  • Gọi HS đọc đề bài.
  • Y/C HS thảo luận nhóm 2 nói cho bạn nghe:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

  • Gọi HS trình bày (GV viết tóm tắt lên bảng)
  • Gọi 2 bạn lên bảng giải bài toán, HS cả lớp suy nghĩ trình bày bài giải vào vở.
  • Y/C HS đọc bài làm trên bảng, cả lớp quan sát chữa bài.

+ Suy nghĩ thế nào em lại thực hiện phép tính cộng trong bài tập này?

  • Gọi HSNX
  • GVNX chốt đáp án đúng.

Bài giải

Cả hai trường thu gom được số ki-lô-gam giấy vụn là:

  1. + 2718 = 5390 (kg)

Đáp số: 5390kg giấy vụn.

  • Y/C HS đổi vở kiểm tra, giơ tay nếu đúng.
  • Khai thác:

+ Khi làm dạng toán có lời văn ta cần lưu ý gì?

  • Gọi HSNX
  • GVNX chốt, chuyển bài 6.

- HS đọc đề bài

- HS thảo luận nhóm

- HS trình bày.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp giải bài tập vào vở.

- HS đọc

- HS trả lời.

- HSNX, bổ sung.

- HS quan sát

- HS đổi vở kiểm tra, đúng giơ tay.

- HS trả lời.

- HSNX, bổ sung.

Bài 6: (Làm việc nhóm)

  • Gọi HS đọc đề bài
  • Bài yêu cầu gì?
  • Y/C HS thảo luận nhóm 4

+ Quan sát sơ đồ, tìm ra con đường ngắn nhất từ nhà Lan đến trường học, từ nhà Lan đến bảo tàng.

  • Gọi đại diện nhóm trình bày.
  • Suy nghĩ thế nào em chọn con đường từ nhà Lan đến trường đi qua siêu thị là ngắn nhất?
  • Gọi HSNX
  • GV chốt đáp án đúng

+ Con đường ngắn nhất từ nhà Lan đến trường đi qua siêu thị. Vì: 1750 + 2340 = 4090m

+ Con đường ngắn nhất từ nhà Lan đến bảo tàng đi qua trạm xăng. Vì 6 + 1 = 7km = 7000m

  • Y/C HS giơ tay nếu chọn đúng đáp án.
  • GV chốt chuyển hoạt động.
  • HS đọc đề
  • HS trả lời
  • HS thảo luận nhóm 4
  • HS trình bày
  • HS trả lời
  • HSNX, bổ sung
  • HS lắng nghe
  • HS giơ tay nếu đúng
  • HS lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào trò chơi.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

  • GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhảy cao hơn”
  • Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội (Đội xanh – Đội đỏ) Nêu một tình huống trong thực tế có sử dụng phép cộng trong phạm vi 100000. Mỗi một tình huống đúng sẽ giúp đội của mình nhảy lên được 1 bậc thang. 2 đội cử đại diện lên oẳn tù tì, đội nào thắng được quyền nêu trước. Đội nào nhảy lên đỉnh trước sẽ giành chiến thắng.
  • GV tổ chức HS chơi
  • GV NX khẳng định đội thắng, động viên đội thua.
  • Hôm nay các em biết thêm được điều gì?
  • Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

Em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó, hôm sau chia sẻ với các bạn.

  • HS lắng nghe
  • HS tham gia trò chơi
  • HS lắng nghe
  • HS trả lời theo ý hiểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------

TOÁN

Bài 79: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 000 – Trang 55

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”.

Luật chơi: GV chia lớp thành 2 nhóm để “Đố bạn” về phép cộng trong phạm vi 100000. Đại diện 2 nhóm lên oẳn tù tì, nhóm nào thắng sẽ đưa ra câu đố trước và nhóm thua trả lời. Nếu trả lời đúng, nhóm đó sẽ được đưa ra câu đố tiếp và gọi 1 bạn bên nhóm bên trả lời. Cứ như vậy trong vòng 1 phút. Nhóm nào có câu trả lời đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.

- GV tổ chức HS chơi.

- GV tổng kết, khẳng định nhóm chiến thắng.

- GV kết nối giới thiệu bài mới “Phép trừ trong phạm vi 100 000 (tiết 1)”

  • HS lắng nghe
  • HS tham gia trò chơi
  • HS lắng nghe
  • 2HS đọc tên bài, cả lớp ghi vở.

2. Khám phá: (Hình thành kiến thức)

- Mục tiêu:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Cách tiến hành:

- GV đưa tranh (SGK)

- Y/C HS thảo luận nhóm bàn

? Bức tranh vẽ gì

- Gọi HSNX

? Nêu phép tính tìm số hộp bánh chưa đóng gói xuất khẩu.

- Gọi HSNX

- GV chốt, chiếu phép tính

- Y/c HS thảo luận nêu cách đặt tính và tính

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- Gọi HSNX

- GV chốt lại các bước thực hiện tính

25285 - 11436 = ?

+ Đặt tính

+ Thực hiện tính từ phải sang trái:

  • 5 không trừ được 6, lấy 15 trừ 6 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
  • 3 thêm 1 bằng 4, 8 trừ 4 bằng 4, viết 4.
  • 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8, nhớ 1.

25 285

-

11 436

13 849

  • 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
  • 2 trừ 1 bằng 1, viết 1.

+ Đọc kết quả: Vậy 25285 – 11436 = 13849.

- Mời HS nhắc lại

- GV nêu một phép tính khác để HS thực hiện

49 753 – 12 814 =?

- Y/C hs thực hiện đặt tính và tính vào bảng con.

- Chiếu bài HS, y/c HS nêu cách làm

- Gọi HSNX

- GVNX, chốt chuyển hoạt động luyện tập.

- HS quan sát

- HS thảo luận

- Đại diện nhóm TB:

? HSTL: Bức tranh vẽ nhà máy sản xuất được 25285 hộp bánh, đã đóng gói xuất khẩu được 11436 hộp. Hỏi nhà máy còn lại bao nhiêu hộp bánh chưa đóng gói xuất khẩu?

- HSNX, bổ sung.

? HSTL: 25285-11436=?

- HSNX, bổ sung.

- HS thảo luận

- Đại diện nhóm TB:

+ Đặt tính

25 285

-

11 436

13 849

- HS lắng nghe

- 2 HS nhắc lại

- HS quan sát

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS đọc bài làm

+ Đặt tính

+ Tính:

  • 3 không trừ được 4, lấy 13 trừ 4 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
  • 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
  • 7 không trừ được 8, lấy 17 trừ 8 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
  • 2 thêm 1 bằng 3, 9 trừ 3 bằng 6, viết 6.
  • 4 trừ 1 bằng 3, viết 3.

+ Đọc kết quả:

Vậy: 49 753 – 12 814 = 36 939

- HSNX, bổ sung

- HS lắng nghe

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải các bài tập.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tính (Làm việc cả lớp)

3 154

-

1 328

64 173

-

20 516

15 380

-

9 203

18 618

-

9 584

- Y/c HS đọc đề bài.

- Bài y/c làm gì?

- Y/c HS làm bài vào bảng con.

- GV chiếu bài HS để chữa.

- Y/C HS đọc bài làm của mình.

? Y/C hs nêu cách tính phép tính 3 418 + 2 657

- Gọi HSNX

- GV chốt đáp án đúng

3 154

-

1 328

1 826

64 173

-

20 516

43 657

15 380

-

9 203

6 177

18 618

-

9 584

9 034

- Y/c HS giơ tay nếu đúng.

Khai thác:

? Khi làm bài dạng tính kết quả của phép tính theo hàng dọc cần lưu ý điều gì?

- Gọi HSNX

- GV chốt, chuyển bài 2

- HS quan sát.

- 2 HS đọc.

- HSTL: Tính kết quả.

- HS làm bảng

- HS quan sát

- HS đọc.

- HS nêu

- HSNX, bổ sung.

- HS giơ tay nếu đúng.

- HSTL: Trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột. Khi có nhớ, ta nhớ sang hàng bên cạnh và trừ tiếp.

- HSNX, bổ sung

- HS lắng nghe.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Làm việc nhóm đôi)

5638 – 3154

69182 - 58246

59283 – 5764

89610 - 807

- Y/c HS đọc đề bài.

- Bài y/c làm gì?

- Y/c HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở ô li.

- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày.

- Y/C HS1 đọc 2 phép tính đầu.

? Y/C HS nêu cách tính phép tính 69182-58246

- Gọi HSNX.

- GV cần lưu ý nếu HS làm sai, quên nhớ cần cho HS nhận ra chỗ sai và tự sửa lại cho đúng.

- Chiếu bài HS2 và y/c HS đọc 2 phép tính còn lại.

? Suy nghĩ thế nào em ra kết quả phép tính 5 638 – 3 154 = 2 484?

- Gọi HSNX.

- GV chốt đáp án đúng

5 638

-

3 154

2 484

69 182

-

58 246

10 936

59 283

-

5 764

53 519

89 610

-

807

88 803

- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra, nói cho bạn nghe cách làm, giơ tay nếu sai.

Khai thác:

? Khi làm bài tập này chúng ta cần lưu ý điều gì?

- Gọi HSNX

- GV chốt, chuyển hoạt động.

- HS quan sát

- 2 HS đọc đề bài.

- HSTL: Đặt tính rồi tính kết quả

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS quan sát

- HS1 đọc bài làm.

- HS nêu cách tính.

- HSNX bổ sung

- HS quan sát

- HS2 đọc bài làm.

- HS nêu cách tính.

- HSNX bổ sung

- HS quan sát

- HS đổi chéo vở, nói cho bạn cách làm. Giơ tay nếu sai và nêu lại cách làm để sửa lỗi.

- HSTL:

+ Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột.

+ Tính từ phải sang trái, chú ý khi có nhớ thì nhớ sang hàng bên cạnh và cộng tiếp.

+ Đọc kết quả.

- HSNX, bổ sung.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Vận dụng kiến thức đã học vào trò chơi.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

- Cách tiến hành:

  • GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tàu ơi, mình đi đâu thế?”

Luật chơi: GV chia lớp thành 4 nhóm để tham gia trò chơi. HS trả lời câu hỏi bằng cách viết đáp án mình chọn ra bảng con và giơ khi có hiệu lệnh của GV. Nhóm nào có nhiều bạn trả lời đúng sẽ nhận được số sao tương ứng với số bạn trả lời đúng câu hỏi.

  • GV tổ chức cho HS chơi:

Câu 1: 6 844 – 1 926

a. 4 918

b. 5 928

Câu 2: 18 356 - 837

a. 18 529

b. 17 519

Câu 3: 90 300 – 31 102 = 59 198

a. Sai

b. Đúng

Câu 4: 50 666 – 2 248 = 48 428

a. Sai

b. Đúng

  • GVNX tuyên dương nhóm chiến thắng, động viên nhóm thua.
  • Qua bài học ngày hôm nay, các em biết thêm điều gì?
  • Khi đặt tính và tính, em nhắn bạn cần lưu ý điều gì?
  • GVNX tiết học.
  • HS lắng nghe
  • HS tham gia trò chơi, viết đáp án vào bảng con.
  • Đ/án: a
  • Đ/án: b
  • Đ/án: b
  • Đ/án: a
  • HS lắng nghe
  • HS trả lời theo ý hiểu
  • HS trả lời theo ý hiểu
  • HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 79: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 000 – Trang 56

(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

  • GV tổ chức cho HS chơi trò “Xì điện”

Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội (Đội Nam – Đội Nữ). Một bạn của đội này được chỉ định sẽ đọc 1 phép tính trừ trong phạm vi 100 000 rồi xì điện sang một bạn của đội khác để nêu kết quả. Khi nêu đúng kết quả, bạn sẽ đọc tiếp 1 phép tính trừ khác trong phạm vi 100 000 rồi xì điện sang bạn khác để nêu kết quả. Cứ như vậy trong vòng 2 phút. Bạn nào bị xì điện mà không trả lời đúng kết quả sẽ thua và mời lên bục giảng. Khi trò chơi kết thúc, những bạn trả lời không đúng sẽ hát cho cả lớp nghe một bài.

  • GV tổ chức cho HS chơi.
  • GVNX khẳng định đội chiến thắng.
  • GV kết nối giới thiệu bài mới “Phép trừ trong phạm vi 100 000 (tiết 2)”
  • HS lắng nghe
  • HS tham gia trò chơi
  • HS lắng nghe
  • 2 HS đọc tên bài, cả lớp ghi vở.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải các bài tập.

- Cách tiến hành:

Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu) (Làm việc nhóm)

7 000 – 3 000

10 000 – 8 000

72 000 – 42 000

100 000 – 35 000

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài yêu cầu gì?

- Y/C HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách tính nhẩm.

- Y/C HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.

- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày.

- Y/C HS nêu cách nhẩm phép tính 10 000 – 8 000 = 2 000

- Gọi HSNX

- GVNX chốt đáp án đúng

- Y/C HS đổi vở kiểm tra chéo, giơ tay nếu đúng.

7 000 – 3 000 = 4 000

10 000 – 8 000 = 2 000

72 000 – 42 000 = 30 000

100 000 – 35 000 = 65 000

- Khai thác:

+ Để làm đúng bài dạng tính nhẩm em nhắn bạn cần lưu ý gì?

+ Gọi HSNX

- GV chốt, chuyển bài tập 4

- HS đọc đề

- HS trả lời.

- HS thực hiện yêu cầu:

10 000 - 6 000=?

Cách nhẩm:

10 nghìn - 6 nghìn = 4 nghìn. Vậy 10 000 – 6 000 = 4 000

- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.

- HS trình bày.

- HS nêu: 10 nghìn - 8 nghìn = 2 nghìn.

Vậy 10 000 – 8 000 = 2 000

- HSNX bổ sung.

- HS quan sát

- HS đổi vở ktra, giơ tay nếu đúng.

- HS trả lời theo ý hiểu.

- HSNX, bổ sung.

- HS lắng nghe.

Bài 4: Theo em, trái cây đặt trên đĩa cân nặng bao nhiêu gam? (Làm việc nhóm)

  • Gọi HS đọc đề bài
  • Bài yêu cầu gì?
  • Y/C HS thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:

+ Theo bạn, trái cây trên đĩa cân nặng bao nhiêu gam?

+ Làm thế nào bạn tính được trái cây trên đĩa cân nặng bao nhiêu gam?

+ Từ tình huống thú vị này, chúng mình có rút ra được điều gì để vận dụng vào cuộc sống không?

  • GV tổ chức cho HS chơi trò “Phóng viên nhí”

Luật chơi: GV cử một bạn làm phóng viên nhí, phóng viên sẽ hỏi các bạn dưới lớp những câu hỏi như phần gợi ý. Các bạn dưới lớp sẽ trả lời các câu hỏi mà phóng viên đưa ra. Nếu trả lời đúng, bạn sẽ được thưởng một tràng vỗ tay. Nếu không trả lời được bạn có thể mời bạn khác giúp mình.

  • GV tổ chức cho HS chơi
  • GVNX trò chơi, chốt chuyển bài 5
  • HS quan sát
  • HS đọc đề
  • HS trả lời: tính cân nặng số trái cây đựng trên đĩa cân.

Gợi ý trả lời:

  • 2 584 gam
  • Lấy số đo trên cân có trái cây trừ đi số đo trên cân không có trái cây thì sẽ được số cân nặng của trái cây.
  • HS trả lời theo ý hiểu của mình.
  • HS lắng nghe
  • HS tham gia trò chơi
  • HS lắng nghe

Bài 5: (Làm việc cả lớp)

Một video bài hát mới của một ban nhạc đã đạt được 84 000 lượt xem trên Internet ngay trong tuần đầu tiên. Hỏi để đạt được 100 000 lượt xem thì cần thêm bao nhiêu lượt xem nữa?

  • Gọi HS đọc đề bài.
  • Y/C HS thảo luận nhóm 2 nói cho bạn nghe:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

  • Gọi HS trình bày (GV viết tóm tắt lên bảng)
  • Gọi 1 bạn lên bảng giải bài toán, HS cả lớp suy nghĩ trình bày bài giải vào vở.
  • Y/C HS đọc bài làm trên bảng, cả lớp quan sát chữa bài.

+ Suy nghĩ thế nào em lấy

100 000 – 84 000 = 16 000 lượt xem

  • Gọi HSNX
  • GVNX chốt đáp án đúng.

Bài giải

Để đạt được 100 000 lượt xem video cần thêm số lượt xem là:

100 000 – 84 000 = 16 000 (lượt)

Đáp số: 16 000 lượt xem

  • Y/C HS đổi vở kiểm tra, giơ tay nếu đúng.
  • Khai thác:

+ Quan sát phép tính, em nhận xét gì về cách tính nhẩm trong trường hợp các số cần tính là tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.

  • Gọi HSNX
  • GVNX chốt, chuyển hoạt động

- HS đọc đề bài

- HS thảo luận nhóm

- HS trình bày.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp giải bài tập vào vở.

- HS đọc

- HS trả lời.

- HSNX, bổ sung.

- HS quan sát

- HS đổi vở kiểm tra, đúng giơ tay.

- HS trả lời.theo ý hiểu

- HSNX, bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

- Cách tiến hành:

- Bạn nào giỏi nêu một tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ đã học.

- GVNX

- Qua bài học ngày hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

- Em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó, hôm sau chia sẻ với các bạn.

  • 2-3 HS trả lời.
  • HS lắng nghe
  • HS trả lời theo ý hiểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------------------

TOÁN

Bài 80: TIỀN VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết các mệnh giá của tiền Việt Nam trong phạm vi 100 000.

- Biết sử dụng tiền trong một số hoạt động như trao đổi, thanh toán. Biết xác định giá cả hàng hóa và cách mua sắm đơn giản. Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

  • GV cho HS quan sát tranh

  • Hãy nói cho bạn nghe về thông tin bức tranh:

+ Trong bức tranh có gì?

+ Mệnh giá là bao nhiêu?

+ Cách nhận biết như thế nào?

  • GV dẫn dắt vào bài mới:

Ở lớp 2, chúng mình đã được làm quen với tiền Việt Nam, đã được tìm hiểu một số tờ tiền, đã cùng nhau trao đổi về việc sử dụng tiền trong cuộc sống. Bài ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm mốt số tờ tiền khác của Việt Nam qua bài “Tiền Việt Nam”.

  • GV ghi bảng, gọi 2 HS đọc tên bài.
  • HS quan sát
  • HS trả lời
  • Tiền Việt Nam
  • 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
  • Nhìn vào con số, nhìn vào chữ, ...)
  • HS lắng nghe
  • 2HS đọc, cả lớp ghi vở

2. Khám phá: (Hình thành kiến thức)

- Mục tiêu:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 000 (cộng có nhớ không quá 2 lần và không liên tiếp)

- Cách tiến hành:

  • GV cho HS quan sát tranh

  1. Nhận biết các mệnh giá tiền VN trong phạm vi 100 000.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi: Nói cho bạn nghe về mệnh giá của tờ tiền và làm thế nào để có thể nhận ra nó?

- Gọi HS trình bày

- Gọi HSNX

- GVNX chốt lại những thông tin liên quan đến tờ tiền HS đã giới thiệu

+ Mệnh giá

+ Cách nhận biết (nhìn vào con số, nhìn vào chữ, màu sắc,...)

  1. Nhận biết quan hệ giữa các mệnh giá tiền:

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu về quan hệ giữa các mệnh giá tiền đã học, có thể đổi từ mệnh giá lớn sang các mệnh giá nhỏ như thế nào.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- Gọi HSNX

- GVNX chốt: Vậy chúng mình suy nghĩ xem điều này được áp dụng trong cuộc sống trong những tình huống nào?

- Gọi HSNX

- GV chốt lại: Trong cuộc sống quan hệ các mệnh giá tiền được vận dụng rất nhiều trong các hoạt động như mua bán, trả tiền, trả lại, đổi tiền, ... Chúng được vận dụng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động giao lưu nhé.

  1. Củng cố kiến thức thông qua hoạt động giao lưu.

- Bạn nào đã tự tin mình đã nắm được cách sử dụng tiền VN giơ tay cô xem.

- Cô mời một số bạn xung phong lên bảng làm “Doanh nhân tài ba” để trả lời các câu hỏi của các bạn phía dưới.

- GV cho HS giao lưu.

- GVNX tuyên dương các bạn. Chốt lại kiến thức liên quan đến tiền VN và dẫn dắt chuyển hoạt động.

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm đôi

  • Đại diện nhóm trình bày:

VD: Giới thiệu với các bạn, nhóm tớ tìm hiểu được về các tờ tiền 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 đồng, ... Đặc điểm nhận dạng là: Trên tờ tiền có in số mệnh giá và chữ ghi mệnh giá của tiền.

- HSNX, bổ sung.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

Ví dụ: Tớ xin trình bày ý kiến của nhóm tớ sau khi đã thảo luận: Đây là tờ 100 000 đồng và tớ có thể đổi thành 2 tờ 50 000 đồng, ...

  • HSNX, bổ sung
  • HS trả lời theo ý hiểu:

Ví dụ: Hoạt động mua bán, trả tiền, trả lại tiền thừa, ...

- HS lắng nghe

- HS giơ tay

- 2 3 HS xung phong

- HS tham gia giao lưu đưa ra câu hỏi.

Ví dụ: Mua 1 quyển vở giá 9 000 đồng mà đưa cho người bán hàng tờ 20 000 đồng thì người bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền?

  • HS trả lời: Người bán cần trả lại 11 000 đồng....
  • HS lắng nghe

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Nhận biết các mệnh giá của tiền Việt Nam trong phạm vi 100000.

- Biết sử dụng tiền trong một số hoạt động như trao đổi, thanh toán,. Biết xác định giá cả hàng hóa và cách mua sắm đơn giản. Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Số? (Làm việc nhóm)

  • Gọi HS đọc đề bài
  • Bài yêu cầu gì?
  • Y/C HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.

+ Quan sát từng hình

+ Viết và đọc số tiền có trong mỗi hình cho bạn nghe.

+ Nói cho bạn nghe cách làm.

  • GV chiếu bài HS, y/c HS đọc bài làm.
  • Suy nghĩ thế nào con tìm ra đáp án bức tranh này là 95000 đồng?
  • Gọi HSNX
  • GVNX chốt đáp án đúng

95 000 đồng

38 000 đồng

  • Y/C HS đổi vở kiểm tra, giơ tay nếu đúng.
  • Khai thác:

Để điền đúng số trong ô trống em cần nhắn bạn điều gì?

  • Gọi HSNX
  • GVNX chốt: Để điền đúng số trong ô, các em chú ý quan sát kĩ từng tranh, viết và đọc số tiền có trong mỗi hình rồi cộng chúng lại với nhau.
  • GV dẫn dắt chuyển bài 2
  • HS quan sát
  • HS đọc đề
  • Điền số
  • HS thảo luận nhóm đôi
  • HS đọc bài làm, cả lớp quan sát.
  • HS trả lời theo ý hiểu
  • HSNX bổ sung
  • HS lắng nghe, quan sát
  • HS thực hiện yêu cầu
  • HS trả lời
  • HSNX bổ sung
  • HS lắng nghe

Bài 2: (Làm việc nhóm)

a. Chọn 2 đồ vật em muốn mua ở hình dưới đây rồi tính số tiền phải trả.

b. Tuấn có 100 000 đồng. Tuấn mua 1 bút mực, 1 thước kẻ và 1 hộp bút ở hình trên. Hỏi Tuấn còn lại bao nhiêu tiền?

- Gọi HS đọc đề bài

- Bài yêu cầu gì?

- Y/C HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong bài.

a. Chọn 2 đồ vật bất kì, tính giá tiền phải trả, ghi lại kết quả vào nháp.

b. Trả lời câu hỏi và giải thích được cho câu trả lời của mình.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

  • Gọi HSNX
  • GVNX chốt lại: Khi mua bán, chúng ta căn cứ trên giá cả mỗi mặt hàng để trả tiền cho người bán hàng. Lúc đó tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá.
  • Vậy theo em hiểu “Đắt” có nghĩa là gì?
  • Thế còn “Rẻ”?
  • “Trả lại tiền” là như thế nào?
  • GVNX chốt lại nghĩa đúng. Đắt là giá cao hơn bình thường, còn rẻ là giá thấp hơn bình thường. Trả lại tiền có nghĩa là nhận lại một số tiền.
  • GV dẫn dắt chuyển bài 3
  • HS quan sát
  • HS đọc
  • HS trả lời
  • HS thảo luận nhóm 4
  • Đại diện nhóm trình bày.

(HS trình bày theo ý hiểu của mình)

  • HSNX bổ sung
  • HS lắng nghe
  • HS trả lời theo ý hiểu
  • HS lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Vận dụng kiến thức đã học vào trò chơi.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

- Cách tiến hành:

Bài 3: Quan sát hình vẽ, trả lời các câu hỏi: (Làm việc nhóm)

a. Số tiền mua 1 quả dưa hấu nhiều hơn số tiền mua 1 khay táo là bao nhiêu?

b. Cửa hàng đang có chương trình khuyến mãi giảm giá 5 000 đồng mỗi khay táo cho khách hàng mua từ 2 khay táo trở lên. Hỏi khi mua 2 khay táo theo chương trình khuyến mãi này, bác Hồng phải trả bao nhiêu tiền?

  • Gọi HS đọc đề bài
  • Bài yêu cầu gì?
  • Y/C HS thảo luận nhóm bàn, suy nghĩ trả lời câu hỏi rồi nói và giải thích cho bạn nghe câu trả lời của mình.
  • Gọi đại diện nhóm trình bày.
  • Gọi HSNX
  • GVNX chốt đáp án đúng:
  1. Số tiền mua 1 quả dưa hấu nhiều hơn số tiền mua 1 khay táo là 10 000 đồng.
  2. Khi mua 2 khay táo theo chương trình khuyến mãi, Bác Hồng phải trả 34 000 đồng + 34 000 đồng = 68 000 đồng.
  • Nhóm nào có câu trả lời giống trên màn hình giơ tay.
  • GVXN tuyên dương những bạn có câu trả lời đúng.
  • GV dẫn dắt chuyển trò chơi
  • (Nếu còn thời gian) GV tổ chức cho HS chơi trò “Đi siêu thị”
  • Luật chơi: GV chia lớp thành 2 nhóm, gọi đại diện các nhóm lên để tham gia trò chơi. Trên bảng GV gắn 4 vật phẩm và giá tiền.

Nhiệm vụ của HS là chọn mệnh giá tiền phù hợp có trong rổ của nhóm và gắn dưới mỗi vật phẩm trên bảng.

Nhóm nào hoàn thành trước thì sẽ giành chiến thắng.

  • GV tổ chức cho HS chơi.
  • GV nhận xét, khẳng định, tuyên dương đội thắng, động viên đội thua.
  • Qua bài học ngày hôm nay, các em biết thêm được điều gì?
  • Điều đó giúp ích được gì cho các em trong cuộc sống?
  • Học xong bài này, các em nghĩ có thể vận dụng vào những tình huống nào trong cuộc sống?
  • HS quan sát
  • HS lắng nghe
  • HS đọc
  • HS trả lời
  • HS trình bày theo ý hiểu của mình.
  • HSNX bổ sung
  • HS quan sát, lắng nghe
  • HS giơ tay nếu đúng
  • HS lắng nghe
  • HS lắng nghe luật chơi
  • HS tham gia trò chơi
  • HS lắng nghe
  • HS trả lời theo ý hiểu của mình.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 26

Toán

Bài 81: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ – Trang 59 - 60

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (không nhớ).

- Vận dụng được kiến thức, ki năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Thước kẻ, ê ke.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Giúp học sinh ôn lại các phép nhân có trong các bảng nhân đã học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Truyền điện” để khởi động bài học: GV nêu miệng các phép nhân bất kì có trong bảng nhân và gọi HS nêu đáp án. Nếu HS đó trả lời đúng được phép nêu phép nhân tiếp theo và chọn người trả lời (thời gian 3’)

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

+ GV yêu cầu HS quan sát bức tranh:

+ GV hỏi: Để làm mỗi chếc khăn bằng tơ sen cần 4 321 thân cây sen. Làm 2 chiếc khăn cần bao nhêu thân cây sen?

- GV giới thệu bài: Muốn biết làm 2 chiếc khăn bằng tơ sen cần bao nhiêu thân cây sen chúng ta làm phép tính nhân: 4 312 x 2. Vậy để biết 4 312 x 2 = ? Cô và cả lớp cùng tìm hiểu bài 81: Nhân với số có một chữ số.

- HS tham gia trò chơi: Truyền điện.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

+ Trả lời: Làm phép tính nhân:

4 312 x 2

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện được nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (không nhớ).

- Cách tiến hành:

- GV viết phép tính: 4 312 x 2 = ?

- Gọi HS đọc phép tính.

- Yêu cầu HS thực hiên theo cặp, nói cho nhau nghe cách đặt tính và tính (thời gian: 1”)

- GV gọi một số cặp HS lên bảng thực hiện.

- GV hỏi: Khi đặt tính và tính em cần lưu ý điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt lại các bước thực hiện: 4 312 x 2 = ?

+ Đặt tính: Viết 4 312, viết số 2 dưới 4 312 sao cho đơn vị thẳng đơn vị.

+ Thực hiện tính lần lượt từ phải sang trái.

=> Lưu ý: HS cách thực hiện đặt tính và tính chính xác.

- GV nhấn mạnh để HS hiểu:

+ Lần 1: Nhân với đơn vị: 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 thẳng hàng đơn vị.

+ Lần 2: Nhân với chục: 2 nhân 1 vằng 2, viết 2 thẳng hàng chục.

+ Lần 3: Nhân với trăm: 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 thẳng hàng trăm.

+ Lần 4: nhân với nghìn, 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 thẳng hàng nghìn.

- Gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính để khắc sâu kiến thức cho HS.

- GV đưa thêm một số VD:

2 132 x 3 = ?

3 312 x 2 = ?

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo cặp, nói cho nhau nghe cách đặt tính và tính.

- 2-3 cặp HS lên bảng thực hiệni theo yêu cầu.

+ Cần phải đặt tính thẳng hàng. Khi tính nhân lần lượt từ phải sang trái.

- HS lắng nghe.

- Lớp quan sát và lắng nghe.

- 2-3 cặp HS nêu.

- HS lắng nghe

3. Thực hành, luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện được nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (không nhớ).

+ Vận dụng được kiến thức, ki năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính (Làm việc cá nhân)

x

12121

4

?

x

42122

2

?

x

1234

2

?

x

2313

3

?

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

? Nêu cách thực hiện?

- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp làm bài vào vở.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 2: Đặt tính rồi tính. (Làm việc nhóm 2)

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- 1-2 HS nêu: Tính.

+ Thực hiện nhân từ phải sang trái.

x

1234

2

2468

x

2313

3

6939

x

12121

4

48481

x

42122

2

84244

- HS ghi nhớ

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm lên trình bày.

x

3322

3

9966

x

2434

2

4868

x

11101

6

66606

x

12331

2

24662

- HS lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 3: Mỗi một quả dứa ép được 200ml nước. Hỏi chị Lan ép 8 quả dứa như thế thì được bao nhiêu mi-li-lít nước dứa? (Làm việc nhóm cả lớp)

- GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài toán

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS thi đua giải nhanh, tính đúng bài toán.

- HS trình bày.

Bài giải:

Số mi-li-lít nước dứa chị Lan ép được từ 8 quả dứa là:

200 x 8 = 1 600 (ml)

Đáp số: 1 600 ml

- Cả lớp nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 82: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 1) – Trang 61

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 100 000 ( có nhớ 1 lượt).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Bảng con, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

+ Câu 3:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+

+

+

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện được nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 100 000 ( có nhớ 1 lượt).

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

- Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ 1 lượt:

- GV viết các dạng phép nhân và yêu cầu HS nêu cách tính?

a, 14 x 6 =?

- Gọi HS nêu cách tính?

- Gv chốt lại các bước thực hiện tính:

+ Đặt tính: Viết 14, viết số 6 dưới số 14 sao cho đơn vị thẳng đơn vị.

+ Thực hiện tính lần lượt từ phải sang trái.

14 * 6 nhân 4 bằng 24, viết 4, nhớ 2.

6 * 6 nhân 1 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.

84

+ Viết kết quả: 14 x 6 = 84

- GV chốt kết quả phép tính và cách nhân số có hai chữ số với số có môt chữ số: 14 x 6 = 84.

b, 181 x 4=?

- Gọi HS nêu cách tính?

- Gv chốt lại các bước thực hiện tính:

+ Đặt tính: Viết 181, viết số 4 dưới số 181 sao cho đơn vị thẳng đơn vị.

+ Thực hiện tính lần lượt từ phải sang trái.

181 * 1 nhân 4 bằng 2, viết 4.

4 * 4 nhân 8 bằng 32, viết 2, nhớ 3.

724 * 4 nhân 1 bằng 4, thêm 3 bằng 7, viết 7.

+ Viết kết quả: 181 x 4 = 724

- GV chốt kết quả phép tính và cách nhân số có ba chữ số với số có môt chữ số: 181 x 4 = 724.

c, 1723 x 3 =?

- Gọi HS nêu cách tính?

- Gv chốt lại các bước thực hiện tính:

+ Đặt tính: Viết 1723, viết số 3 dưới số 1723 sao cho đơn vị thẳng đơn vị.

+ Thực hiện tính lần lượt từ phải sang trái.

1723 * 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.

3 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.

5169 * 3 nhân 7 bằng 21, viết 1, nhớ 2.

* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5, viết 5.

+ Viết kết quả: 1723 x 3 = 5169

- GV chốt kết quả phép tính và cách nhân số có bốn chữ số với số có môt chữ số: 1723 x 3 = 5169

*Hoạt động 2: Khám phá

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu bài toán:

? Muốn biết 3 cuộn dây như thế dài bao nhiêu mét ta làm phép tính gì?

- Gọi HS nêu cách tính?

- Gv chốt lại các bước thực hiện tính:

+ Đặt tính: Viết 1425, viết số 3 dưới số 1425 sao cho đơn vị thẳng đơn vị.

+ Thực hiện tính lần lượt từ phải sang trái.

1425 * 3 nhân 5 bằng 15, viết 5, nhớ 1.

3 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7

4275 * 3 nhân 4 bằng 12, viết 2, nhớ 1.

* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết4.

+ Viết kết quả: 1425 x 3 = 4275

- GV chốt kết quả phép tính và cách nhân số có bốn chữ số với số có môt chữ số: 1425 x 3 = 4275

=> Lưu ý HS:

- Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân ở hàng tiêp theo.

- Nhân rồi mới cộng với phàn nhớ ở hàng liền trước (nếu có)

- 1 HS nêu cách tính:

14

6

84

- HS lắng nghe

.

- HS ghi nhớ.

- 1 HS nêu cách tính:

181

4

724

- HS lắng nghe

.

- HS ghi nhớ.

- 1 HS nêu cách tính:

1723

3

5169

- HS lắng nghe

- HS ghi nhớ.

- HS nêu bài toán.

+ HS nêu: Phép tính nhân:

1425 x 3

- 1 HS nêu cách tính:

1425

3

4275

- HS lắng nghe

- HS ghi nhớ.

- HS lưu ý.

3. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện được nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 100 000 ( có nhớ 1 lượt).

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính. (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (theo mẫu đã học).

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS làm bảng con.

- HS giơ bảng nêu cách thực hiện:

x

5293

3

15879

x

1514

6

9084

x

23182

4

92728

x

34729

2

69458

- HS lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài toán sau:

+ Bài toán: Bốn anh em sinh tư năm nay 24 tuổi. Hỏi tổng số tuổi của bốn anh em hiện nay là bao nhiêu tuổi?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS thi đua giải nhanh, tính đúng bài toán.

- HS trình bày.

- Cả lớp nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 82: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 2) – Trang 61-62

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 100 000 ( có nhớ 1 lượt).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Bảng con, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Tính nhẩm: 300 x 2 = ?

400 x 5 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài học hôm nay cô và cả lớp cùng tiếp tục học cách nhân với số có một chuwcx số (tiết 2)

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 300 x 2 = 600

+ Trả lời: 400 x 5 = 2000

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện được nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 100 000 ( có nhớ 1 lượt).

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Cách tiến hành:

Bài 2. Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (theo mẫu đã học).

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. Tính nhẩm (theo mẫu) (Làm việc nhóm 2)

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu:

Mẫu: 12 000 x 4 = ?

Nhẩm: 12 nghìn x 4 = 48 nghìn.

Vậy: 12 000 x 4 = 48 000

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. Số? (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài.

- GV hướng dẫn cho học sinh cách tìm kết quả từ số đã cho khi gấp lên 2 lần và gấp lên 3 lần số đa cho.

VD: + Số đã cho: 1321

+ Gấp 2 lần số đã cho: 1321 x 2 = 2642

+ Gấp 3 lần số đã cho: 1321 x 3 = 3963

- Gọi HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS làm bảng con.

- HS giơ bảng nêu cách thực hiện:

x

1915

5

9575

x

638

2

1276

x

13061

7

91427

x

7106

8

56848

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm trình bày:

6 000 x 5 = 30 000

9 000 x 8 = 72 000

21 000 x 3 = 63 000

16 000 x 4 = 64 000

- HS lắng nghe

- Lớp đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe.

- 4 hs lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: Chọn một mặt hàng em muốn mua ở bức tranh sau rồi tính xem nếu mua mặt hàng đó với số lượng là 5 thì cần bao nhiêu tiền? (Làm việc nhóm 4)

- GV tổ chức trò chơi “Tăng tốc”. Chơi theo nhóm 4, quan sát nhanh hình ảnh và chọn ra một sản phẩm mà nhóm thích mua sau đó nêu nhanh giá tiền theo đúng số lượng hàng đã mua.

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi nhóm 4. Nhóm nào trả lời đúng thời gian và kết quả sẽ được khen, thưởng. Trả lời sai thì nhóm khác được thay thế.

- VD:

+ 5 gói báng quy cần số tiền là:

4 500 x 5 = 22 500 (đồng)

+ 5 cái bánh mì cần số tiền là:

3 000 x 5 = 15 000 (đồng)

+ 5 chai nước cam cần số tiền là:

12 000 x 5 = 60 000 (đồng)

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 83: LUYỆN TẬP (Tiết 1) - Trang 63 - 64

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được phép nhân (có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp) trong phạm vi 100 000.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân trong phạm vi 100 000 vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Bảng con VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Vượt qua thử thách” để khởi động bài học: Đại diện các nhóm nêu tình huống bất kì liên quan đến phép nhân trong pham vi 100 000. Sau đó yêu cầu các nhóm giơ bảng, nhóm nào giơ nhanh được quyền trả lời câu hỏi nhóm bạn đặt ra. Nhóm nào có nhiều tình huống hay, phép tính đúng thì thắng cuộc.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài học hôn nay cô cùng các con luyện tập các bài tập về phép nhân với số có một chư số: Bài 83: Luyện tập (T1)

- HS tham gia trò chơi: “Vượt qua thử thách”.

- Lớp lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hiện được phép nhân (có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp) trong phạm vi 100 000.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính. (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

? Nêu cách thực hiện đặt tính rồi tính?

- GV lưu ý HS phép tính có nhớ 2 lượt:

825 x 3 = ?

+ Đặt tính: Viết 825, viết số 3 dưới số 825 sao cho đơn vị thẳng đơn vị.

+ Thực hiện tính lần lượt từ phải sang trái.

825 * 3 nhân 5 bằng 15, viết 5, nhớ 1.

3 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.

2475 * 3 nhân 8 bằng 24, viết 24.

+ Viết kết quả: 825 x 3 = 2475

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (theo mẫu đã học).

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những HS làm tốt.

Bài 2. Đặt tính rồi tính: (Làm việc nhóm 2)

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

a) 3 412 x 2 2 131 x 4 1 408 x 6

b) 12 331 x 3 23 714 x 2 10 611 x 6

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> Lưu ý HS:

- Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân ở hàng tiêp theo.

- Nhân rồi mới cộng với phàn nhớ ở hàng liền trước (nếu có)

- 1-2 em nêu.

+ HS nêu cách đặt tính rồi tính.

- HS lắng nghe.

- HS làm bảng con.

- HS giơ bảng nêu cách thực hiện:

x

3192

3

9576

x

4234

2

8468

x

11081

6

66486

x

21219

4

84876

x

2418

4

9672

x

825

3

2475

x

12091

8

96728

x

11405

7

79835

- HS lắng nghe

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả:

a)

x

2131

4

8524

x

1408

6

8448

x

3412

2

6824

b)

x

23714

2

47428

x

10611

6

63666

x

12331

2

24662

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Chơi cả lớp: GV nêu một số phép tính nhân và hô 1-2-3 xem HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời. (chơi 3-5 lượt).

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những HS trả lời nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi cả lớp: Sau nhịp hô 1-2-3 của GV những bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời về phép nhân với số có một chữ số bất kì. 4 bạn nhanh nhất và trả lời đúng sẽ được tặng quà.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 83: LUYỆN TẬP (Tiết 2) - Trang 63 - 64

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được phép nhân (có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp) trong phạm vi 100 000.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân trong phạm vi 100 000 vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Bảng con VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Qua phần trò chơi khởi động vừa rồi cô thấy cả lớp đã nắm rất tốt cách nhân với số có một chữ số. Giờ học hôm nay cô cùng cả lớp vân dụng những cách nhân ấy vào các tình huống cụ thể có trong thực tế: Luyện tập (T2)

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hiện được phép nhân (có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp) trong phạm vi 100 000.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân trong phạm vi 100 000 vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 3. Tính nhẩm: (Làm việc cá nhân)

- GV hướng dẫn cho HS cách nhân nhẩm với các số tròn nghìn.

8 000 x 6 14 000 x 4 27 000 x 3

7 x 9 000 3 x 29 000 46 000 x 2

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét kết quả trên bảng, tuyên dương.

Bài 4. Điền dấu < , >: (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu học sinh tính nhẩm kết quả hai vế rồi điền dấu < hoặc > thích hợp.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Gọi các nhóm báo cáo.

- GV nhận xét kết quả trên bảng, tuyên dương.

Bài 5. Cô Sao nuôi tằm lấy tơ dệt vải, mỗi nong tằm cô thu được 182 kén. Hãy tính và nêu số kén tằm cô sao có thể thu được trong các trường hợp sau: (Làm việc cá nhân)

- GV gọi HS nêu đề bài.

- GV hướng dẫn HS cách tìm số kén tằm thu được trong các trường hợp. Vận dụng phép nhân vớ số có một chữ số vào tính toán.

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở.

- Gọi HS trình bày, nêu cách làm.

- GV nhận xét kết quả trên bảng, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS làm vào vở.

- HS nêu:

8 000 x 6 = 48 000 14 000 x 4 = 56 000

7 x 9 000 = 63 000 3 x 29 000 = 87 000

27 000 x 3 = 81 000 46 000 x 2 = 92 000

- HS lắng nghe, sửa sai (nếu có).

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả:

13 x 5 < 31 x 5 502 x 6 > 500 x 6

240 x 3 < 420 x 3 7 x 620 > 602 x 7

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- Lớp lắng nghe.

- HS hoàn thành bài tập vào vở, 2 HS lên bảng.

Số nong tằm

1

2

3

4

Số kén thu được

182

364

546

728

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân trong phạm vi 100 000 vào giải quyết một số tình huống gắn với thưc tế.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6. Một tòa nhà chung cư có 512 căn hộ. Hỏi 6 tòa nhà như vậy có tất cả bao nhiêu căn hộ? (Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 6.

- GV hướng dẫn tìm hiểu bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn 6 tòa nhà như vậy có tất cả bao nhiêu căn hộ ta làm ntn?

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

- HS nêu yêu cầu bài 6.

+ Một tòa nhà chung cứ có 512 căn hộ.

+ 6 tòa nhà như vậy có tất cả bao nhiêu căn hộ.

+ Thực hiện phép nhân:

512 x 6

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải:

6 tòa nhà như vậy có tất cả số căn hộ là:

512 x 6 = 3072 (căn hộ)

Đáp số: 3072 (căn hộ

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

TUẦN 27

TOÁN

Bài 84: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

– Trang 65

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia hết ở các lượt chia, chia có dư ở lượt chia cuối cùng).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tìm thương và số dư của phép chia

8: 3 = ?

+ Câu 2: Tìm thương và số dư của phép chia

24 : 2 = ?

+ Câu 3: Tìm thương và số dư của phép chia

85 : 2 = ?

+ Câu 4: Đặt tính và tính: 963 : 3 = ?

+ Câu 5: Đặt tính và tính: 847 : 4 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS quan sát tranh, đặt bài toán phù hợp với tranh.

- Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số quả dưa được cung cấp cho mỗi siêu thị.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Thương là 2, số dư là 2.

+ Trả lời: Thương là 12, số dư là 0.

+ Trả lời: Thương là 42, số dư là 1.

+ HS lên bảng thực hiện đặt tính. (Thương là 321, số dư là 0)

+ HS lên bảng thực hiện đặt tính. (Thương là 211, số dư là 3)

- HS lắng nghe.

- HS đặt đề toán theo suy nghĩ của mình. Ví dụ:

Trang trại thu hoạch được 3 936 quả dưa, cung cấp đều cho 3 siêu thị lớn. Hỏi mỗi siêu thị được cung cấp bao nhiêu quả dưa?

- Trả lời: 3 936 : 3.

- Cả lớp lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia hết ở các lượt chia, chia có dư ở lượt chia cuối cùng).

- Cách tiến hành:

a. Tính 3 936 : 3 = ?

- GV yêu cầu HS nêu cách tính. (Có thể nêu đúng hoặc chưa đủ).

- GV nhận xét, chốt lại các bước thực hiện tính

3 936 : 3 = ?

+ Bước 1: Đặt tính:

+ Bước 2: Thực hiện tính lần lượt từ trai sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất:

(GV có thể vừa hướng dẫn, vừa đặt các câu hỏi về các thao tác thực hiện tiếp theo của quá trình chia, kết quả của mỗi lượt chia).

  • 3 chia 3 được 1, viết 1.

1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0.

  • Hạ 9, 9 chia 3 được 3, viết 3.

3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0.

  • Hạ 3, 3 chia 3 được 1, viết 1.

1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0.

  • Hạ 6, 6 chia 3 được 2, viết 2.
  1. nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0

- GV lưu ý nhấn mạnh các thao tác thực hiện trong mỗi lượt chia, nhân, trừ, hạ.

+ Bước 3: Viết kết quả: 3 936 : 3 = 1 312.

- GV mời 1-2 HS nêu lại các bước thực hiện phép chia.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Trong phép chia này gồm mấy lần chia?

+ Số dư ở lần chia cuối cùng là bao nhiêu?

+ Em có nhận xét gì về phép chia này?

b. Ví dụ: Tính 84 826 : 2 = ?

- GV đưa ra phép tính 84 826 : 2 = ?

- Yêu cầu HS thực hiện phép tính vào bảng con.

- GV cho HS thảo luận theo cặp trình bày cách thực hiện phép tính.

- GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. Các cặp khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu theo suy nghĩ của mình.

- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ cách thực hiện.

- HS lưu ý.

- 1-2 HS nhắc lại.

- HS trả lời:

+ Trong phép chia này có 4 lần chia.

+ Số dư ở lần chia cuối cùng là 0.

+ Đây là một phép chia hết.

- HS lắng nghe, thực hiện phép chia vào bảng con.

- HS chia nhóm, nêu cách thực hiện cho bạn nghe.

- Một số cặp thực hiện trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp lắng nghe.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Luyện tập cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia hết ở các lượt chia, chia có dư ở lượt chia cuối cùng).

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài cá nhân.

- GV cho HS đổi chéo bài làm, nói cách làm cho bạn nghe.

- Mời 3 HS lên bảng làm bài.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2)

a) Tính rồi nêu thương và số dư trong mỗi phép chia sau:

- GV yêu cầu HS nêu đề bài phần a.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- Em có nhận xét gì về các phép chia này?

- So sánh số dư với số chia?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

b) Thực hiện các phép chia rồi thử lại (theo mẫu)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần b.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nêu cách thực hiện phép chia rồi thử lại của hai bạn nhỏ trong bài.

- GV nhận xét, hướng dẫn HS nắm được cách thực hiện phép chia rồi thử lại:

+ Thực hiện đặt tính và tính phép chia.

+ Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư. Kết quả cuối cùng trùng với số bị chia thì phép chia đã thực hiện đúng.

+ Kết luận.

- GV các nhóm đôi thảo luận thực hiện phép chia và thử lại.

4 247 : 2 8 446 : 4

- GV mời các nhóm trình bày kết quả làm việc.

- Gọi các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc cá nhân)

Có 930 g đỗ xanh, chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi đỗ xanh như thế cân nặng bao nhiêu gam?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài cho biết gì?

- Bài hỏi gì?

- Muốn biết mỗi túi đỗ xanh như thế cân nặng bao nhiêu gam, ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhận vào vở.

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày. HS còn lại quan sát nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân.

- HS thảo luận theo cặp, đối chéo bài làm và nêu cách thực hiện cho bạn nghe.

- 3 HS lên bảng làm bài.

(Kết quả: 8 862 : 2 = 4 432

9 639 : 3 = 3 213

48 488 : 4 = 12 122).

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp lắng nghe.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập.

- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

Vậy:

425 : 2 = 212 (dư 1)

Vậy:

55 558 : 5 = 11 111 (dư 3)

- Đây là các phép chia có số dư ở lượt chia cuối cùng.

- Số dư của phép chia luôn nhỏ hơn số chia.

- HS đọc yêu cầu phần b.

- HS quan sát mẫu và trình bày cách thực hiện của hai bạn nhỏ: “Ở phép chia bạn nam thực hiện, lượt chia cuối cùng dư 2. Nên đây là phép chia có dư: 935 : 3 = 311 (dư 2). Để kiểm tra lại kết quả của phép chia có dư, bạn gái lấy thương nhân với số chia, được bao nhiêu cộng với số dư.”

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.

- Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung lẫn nhau.

Thử lại:

Vậy: 4 247 : 2 = 2123 (dư 1).

Thử lại:

Vậy: 8 446 : 4 = 2 111 (dư 2).

- HS đọc yêu cầu bài 3.

- Trả lời: Có 930 g đỗ xanh, chia đều vào 3 túi.

- Trả lời: Hỏi mỗi túi đỗ xanh như thế cân nặng bao nhiêu gam?

- Trả lời: Ta thực hiện phép chia 930 cho 3.

- HS suy nghĩ làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bài giải:

Mỗi túi đỗ xanh như thế cân nặng số gam là:

930 : 3 = 310 (g)

Đáp số: 310 g.

- Cả lớp lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV đưa ra bài toán: Trang trại nhà bạn Lan mua 669 cây non. Mẹ bạn Lan muốn trồng thành 3 hàng. Hỏi mỗi hàng như thế có bao nhiêu cây.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán:

+ Bài cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để biết mỗi hàng có bao nhiêu cây, ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính ra nháp, sau đó nêu nhận xét.

- GV gợi ý: số dư của phép chia chính là số cây non còn dư.

- GV mời HS trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- Cả lớp đọc thầm đề toán.

- HS trả lời:

+ Trang trại nhà bạn Lan mua 669 cây non. Mẹ bạn Lan muốn trồng thành 3 hàng.

+ Hỏi mỗi hàng như thế có bao nhiêu cây.

+ Ta thực hiện phép chia 669 cho 3.

- HS thực hiện vào nháp, nêu nhận xét. (Đây là phép chia có hết.).

- HS lắng nghe.

- 1 HS lên bảng trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung.

Bài giải:

Mỗi hàng có số cây non là:

669 : 3 = 223(cây non)

Đáp số: 223 cây non.

- Cả lớp lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 85: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

(Tiếp theo – Tiết 1) - Trang 67

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp).

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đặt tính và tính: 84 860 : 2 = ?

+ Câu 2: Tính và thử lại phép chia 338 : 3 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS quan sát tranh, đặt bài toán phù hợp với tranh.

- Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số quyển sách đựng được trong mỗi thùng.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS thực hiện:

+ Câu 1:

Vậy: 84 860 : 2 = 42 430.

+ Câu 2:

Thử lại:

Vậy: 338 : 3 = 112 (dư 2).

- HS lắng nghe.

- - HS đặt đề toán theo suy nghĩ của mình. Ví dụ:

Bạn Nam có 685 quyển sách, muốn xếp đều vào 5 thùng. Hỏi mỗi thùng đựng được bao nhiêu quyển sách?

- Trả lời: 685 : 5.

- Cả lớp lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp).

- Cách tiến hành:

a. Tính 685 : 5 = ?

- GV yêu cầu HS nêu cách tính. (Có thể nêu đúng hoặc chưa đủ).

- GV nhận xét, chốt lại các bước thực hiện tính

685 : 5 = ?

+ Bước 1: Đặt tính:

+ Bước 2: Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất:

(GV có thể vừa hướng dẫn, vừa đặt các câu hỏi về các thao tác thực hiện tiếp theo của quá trình chia, kết quả của mỗi lượt chia).

  • 6 chia 5 được 1, viết 1.

1 nhân 5 bằng 5, 6 trừ 5 bằng 1.

  • Hạ 8, được 18, 18 chia 5 được 3, viết 3.

3 nhân 5 bằng 15, 18 trừ 15 bằng 3.

  • Hạ 5, được 35, 35 chia 5 được 7, viết 7.

7 nhân 5 bằng 35, 35 trừ 35 bằng 0.

- GV lưu ý nhấn mạnh cách chia, cách xử lí trong những lượt chia có dư. Nắm chắc đâu là số bị chia, thương, số dư trong từng lượt chia.

+ Bước 3: Viết kết quả: 685 : 5 = 137.

- GV mời 1-2 HS nêu lại các bước thực hiện phép chia.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Trong phép chia này gồm mấy lần chia?

+ Số dư ở mỗi lần chia là bao nhiêu?

+ Em có nhận xét gì về phép chia này?

- GV nhận xét, lưu ý HS hiểu rằng ở lượt chia đầu tiên khi thực hiện 6 chia 5 được 1 dư 1, bản chất là 6 trăm chia 5 được thương 1 trăm du 1 trăm.

b. Ví dụ: Tính 724 : 3 = ?

- GV đưa ra phép tính 724 : 3 = ?

- Yêu cầu HS thực hiện phép tính vào bảng con.

- GV cho HS thảo luận theo cặp trình bày cách thực hiện phép tính.

- GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. Các cặp khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu theo suy nghĩ của mình.

- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ cách thực hiện.

- HS lưu ý.

- 1-2 HS nhắc lại.

- HS trả lời:

+ Trong phép chia này có 3 lần chia.

+ Số dư ở lần chia thứ nhất là 1, số dư ở lần chia thứ hai là 3, số dư ở lần chia cuối cùng là 0.

+ Đây là một phép chia hết nhưng có số dư ở 2 lần chia thứ nhất và thứ hai.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện phép chia vào bảng con.

- HS chia nhóm, nêu cách thực hiện cho bạn nghe.

- Một số cặp thực hiện trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp lắng nghe.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Luyện tập cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp).

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS làm bài vào vở

- GV gọi 6 HS lên bảng thực hiện

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát bài tập, làm bài vào vở.

Vậy:

348 : 2 = 174

Vậy:

396 : 8 = 112

Vậy:

728 : 4 = 182

Vậy:

651 : 3 = 217

Vậy:

847 : 7 = 121

Vậy:

846 : 6 = 141

- 6 HS lên bảng thực hiện

- HS khác nhận xét, bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. GV dựa vào các phép tính vừa thực hiện ở bài tập 1, yêu cầu HS quan sát và trả lời nhanh các câu hỏi:

+ Mỗi phép chia ở bài tập 1 có mấy lượt chia?

+ Trong phép tính 348 : 2, số bị chia ở lượt chia thứ nhất là bao nhiêu?

+ Trong phép chia 896 : 8, lượt chia thứ mấy thì có số dư?

+ Tìm số dư trong lượt chia thứ hai trong phép chia 651 : 3?

+ ...

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi cá nhân. Ai nhanh, đúng được khen.

+ Mỗi phép chia ở bài tập 1 đều có 3 lượt chia.

+ Số bị chia ở lượt thứ nhất là 3.

+ Ở lượt chia thứ hai thì có số dư.

+ Số dư ở lượt chia thứ hai là 2.

+ ...

- Cả lớp lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 85: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

(Tiếp theo – Tiết 2) - Trang 68

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia số dư không quá 2 lượt và không liên tiếp).

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2. Đặt tính và tính (Làm việc chung cả lớp).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bảng con.

a) 955 : 5

348 : 3

764 : 4

b) 5 428 : 2

6 729 : 3

4 856 : 4

c) 32 457 : 2

52 645 : 4

84 674 : 6

- GV gọi một số HS lên bảng làm bài.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét từng bài, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc nhóm 2)

Một nhà máy sản xuất được 426 chiếc ô tô đồ chơi trong 3 ngày. Hỏi mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ô tô đồ chơi? Biết mỗi ngày nhà máy sản xuất được số chiếc ô tô đồ chơi bằng nhau.

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV và HS cùng tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ô tô đồ chơi, ta phải làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS trình bày vào bảng con.

a)

b)

c)

- Một số HS lên bảng làm bài. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- 1 HS đọc đề bài.

- HS trả lời:

+ Một nhà máy sản xuất được 426 chiếc ô tô đồ chơi trong 3 ngày. Biết mỗi ngày nhà máy sản xuất được số chiếc ô tô đồ chơi bằng nhau.

+ Hỏi mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ô tô đồ chơi?

+ Ta thực hiện lấy 426 chia cho 3.

- HS cùng tóm tắt với GV.

- Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Giải:

Mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được số chiếc ô tô đồ chơi là:

426 : 3 = 142 (chiếc)

Đáp số: 142 chiếc.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: (Làm việc cá nhân).

Lấy một thẻ số và chọn số ghi trên thẻ làm số bị chia, quay kim trên hình trong để chọn số chia. Thực hiện phép chia rồi nêu kết quả:

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS thực hiện theo nhóm 4.

- GV hướng dẫn các nhóm làm bảng quay, cách thực hiện yêu cầu của bài.

- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm thực hiện.

- GV tổ chức cho cả lớp cùng tham gia.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- 1 HS Đọc đề bài.

- HS chia nhóm 4, thực hiện theo hướng dẫn.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 86: LUYỆN TẬP (Tiết 1) - Trang 69

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia có dư không quá 2 lượt).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhanh: 38 : 8 = ?

+ Câu 2: Tìm thương trong phép chia 120 : 3 = ?

+ Câu 3: Tìm số dư trong phép chia 223 : 2 = ?

+ Câu 4: Phép chia 565 : 5 có mấy lượt chia ?

- GV Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài.

- HS tham gia trò chơi

+ 38 : 8 = 4 (dư 6)

+ 120 : 3 = 40 nên thương là 40.

+ 223 : 2 = 111 (dư 1) nên số dư là 1.

+ có 3 lượt chia.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia có dư không quá 2 lượt).

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính (Làm việc cá nhân)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV cho HS làm bài vào vở

- GV gọi 6 HS lên bảng thực hiện

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Tính rồi nêu thương và số dư trong mỗi phép chia sau:

  1. 867 : 4

518 : 3

  1. 8 479 : 7

6 592 : 5

c) 36 425 : 2

89 689 : 8

- GV cho HS đọc yêu cầu bài.

- GV mời HS lên bảng thực hiện tính, sau đó nêu thương và số dư trong mỗi phép tính.

- Gọi các HS khác nhận xét kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc chung cả lớp)

Có 3 455 m vải, may mỗi bộ đồng phục hết 2 m. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ đồng phục và còn thừa mấy mét vải?

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV và HS cùng tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết may được nhiều nhất bao nhiêu bộ đồng phục và còn thừa mấy mét vải, ta phải làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc bài.

- HS quan sát, làm bài vào vở.

- 6 HS lên bảng thực hiện

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài.

- Một số HS lên bảng thực hiện.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm.

(Đáp án:

a)

b)

c)

- 1 HS đọc đề bài.

- HS trả lời:

+ Có 3 455 m vải, may mỗi bộ đồng phục hết 2 m.

+ Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ đồng phục và còn thừa mấy mét vải?

+ Ta thực hiện lấy 3 455 chia cho 2.

- HS cùng tóm tắt với GV.

- Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Giải:

Có thể may được nhiều nhất số bộ quần áo và dư số mét vải là:

3 455 : 2 = 1 727 (bộ),

dư 1 (m vải)

Đáp số: 1727 bộ quần áo

và dư 1 m vải.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV đưa ra bài toán: Trang trại nhà bạn Lan mua 668 cây non. Mẹ bạn Lan muốn trồng thành 3 hàng. Hỏi mỗi hàng như thế có bao nhiêu cây và còn dư bao nhiêu cây.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán:

+ Bài cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để biết mỗi hàng có bao nhiêu cây và còn dư bao nhiêu cây, ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính ra nháp, sau đó nêu nhận xét.

- GV gợi ý: số dư của phép chia chính là số cây non còn dư.

- GV mời HS trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- Cả lớp đọc thầm đề toán.

- HS trả lời:

+ Trang trại nhà bạn Lan mua 668 cây non. Mẹ bạn Lan muốn trồng thành 3 hàng.

+ Hỏi mỗi hàng như thế có bao nhiêu cây và còn dư bao nhiêu cây.

+ Ta thực hiện phép chia 668 cho 3.

- HS thực hiện vào nháp, nêu nhận xét. (Đây là phép chia có dư.).

- HS lắng nghe.

- 1 HS lên bảng trình bày bài làm. HS khác nhận xét, bổ sung.

Bài giải:

Ta có: 668 : 3 = 222 (dư 2).

Mỗi hàng có 222 cây non và còn dư 2 cây non.

Đáp số: 222 cây non,

dư 2 cây non.

- Cả lớp lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 86: LUYỆN TẬP (Tiết 1) - Trang 69

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia có dư không quá 2 lượt).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhanh: 65 : 4 = ?

+ Câu 2: Tìm thương trong phép chia 240 : 3 = ?

+ Câu 3: Tìm số dư trong phép chia 638 : 2 = ?

+ Câu 4: Phép chia 567 : 5 có mấy lượt chia ?

- GV Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài.

- HS tham gia trò chơi

+ 65 : 4 = 16 (dư 1)

+ 240 : 3 = 80 nên thương là 80.

+ 638 : 2 = 319, đây là phép chia hết nên số dư là 0.

+ có 3 lượt chia.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (chia có dư không quá 2 lượt).

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. Số ? (Làm việc theo cặp)

Số bị chia

Số chia

Thương

Số dư

7 594

3

?

?

8 498

7

?

?

56 472

4

?

?

60 859

5

?

?

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV cho HS làm bài theo cặp.

- GV mời một số cặp lên bảng thực hiện

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5: Thực hiện các phép chia sau rồi dùng phép nhân để thử lại:

79 184 : 7

57 647 : 3

- GV cho HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV mời HS lên bảng thực hiện yêu cầu bài.

- Gọi các HS khác nhận xét kết quả.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 6: (Làm việc chung cả lớp)

Trong trang trại nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, anh Thịnh trồng 8 660 cây ớt chuông trong 4 nhà kính. Các nhà kính có số cây như nhau. Hỏi mỗi nhà kính có bao nhiêu cây ớt chuông?

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV và HS cùng tìm hiểu đề bài:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mỗi nhà kính có bao nhiêu cây ớt chuông, ta phải làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc bài.

- HS quan sát, làm bài theo cặp.

- Một số cặp HS lên bảng thực hiện

Số bị chia

Số chia

Thương

Số dư

7 594

3

2 531

1

8 498

7

1 214

0

56 472

4

14 118

0

60 859

5

12 171

4

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài.

- 2 HS lên bảng thực hiện.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.

Thử lại:

Thử lại:

- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS trả lời:

+ Anh Thịnh trồng 8 660 cây ớt chuông trong 4 nhà kính. Các nhà kính có số cây như nhau.

+ Hỏi mỗi nhà kính có bao nhiêu cây ớt chuông?

+ Ta thực hiện lấy 8 660 chia cho 4.

- HS cùng tóm tắt với GV.

- Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Giải:

Mỗi nhà kính có số cây ớt chuông là:

8 660 : 4 = 2 165 (cây)

Đáp số: 2 165 cây ớt chuông.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho học sinh suy nghĩ, tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép chia đã học rồi chia sẻ với cả lớp.

- GV tổ chức cho HS bình chọn những bạn nêu được tình huống hay, phù hợp với yêu cầu.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS tự nêu theo hiểu biết của bản thân. Các bạn trong lớp có thể nhận xét, bổ sung thêm cho bạn.

- HS bình chọn.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 28

TOÁN

Bài 87: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo – Tiết 1) – Trang 71

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết vận dụng phép chia để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Phiếu học tập bài tập 1

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Chuyền hoa” để khởi động bài học.

- GV chuẩn bị: Một bông hồng 4 phép tính 1: 2 =; 6 : 8 = ; 2 : 5 = ; 6 : 9 = (ghi tờ giấy gắn vào cánh hoa)

- GV nêu luật chơi: Người quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát, cả lớp sẽ cùng hát theo và cùng chuyền bông hoa đi. Khi bài hát kết thúc, học sinh nào cầm bông hoa trên tay thì sẽ thực hiện và nêu kết quả phép tính được giấu trong bông hoa. Nếu thực hiện sai sẽ nhường quyền cho học sinh nào xung phong.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Qua các phép tính trong trò chơi em rút ra nhận xét gì?

- GV cho HS quan sát tranh SGK, yêu cầu đọc tình huống trong tranh.

- Em hãy nêu phép tính phù hợp với tình huống bài toán trong tranh?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 1: 2 = 0 (dư 1)

6 : 8 = 0 (dư 6)

2 : 5 =0 (dư 2)

6 : 9 = 0 (dư 6)

- HS lắng nghe.

- Khi số bị chia bé hơn số chia thì thương bằng 0

- 3 – 4 HS đọc đề bài toán.

- 5236 : 4 = ?

2. Khám phá:

- Mục tiêu: HS biết cách đặt tính và thực hiện chia được số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương).

- Cách tiến hành:

a) Tính 5236 : 4 = ?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm2 nêu cách tính phép tính 5236:4 = ?

- Yêu cầu 1 HS xung phong lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm bảng con.

- GV- HS nhận xét.

- GV gọi vài HS nêu lại cách đặt tính và tính

- Trong phép chia em có nhận xét gì ở lượt chia thứ ba?

- GV chốt lại các bước tính:

+ Đặt tính

+ Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.

+ Viết kết quả: 5236 : 4 = 1309

- GV lưu ý: Trong phép chia có số 0 ở thương, ta vẫn thực hiện các thao tác chia, nhân, trừ giống như các phép chia khác.

- GV nêu một phép tính khác: 75455 : 5 = ?

- GV nhận xét chốt kết quả đúng

+ HS thảo luận nhóm 2, nêu cách tính

5236 : 4= 1309

* 5 chia 4 được 1, viết 1;

1 nhân 4 bằng 4, 5 trừ 4 bằng 1 (1 là số dư ở lần chia thứ nhất)

* Hạ 2; được12 (12 là số bị chia cho lần chia mới);

12 chia 4 được 3, viết 3.

3 nhân 4 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.

* Hạ 3 (3 là số bị chia ở lần chia này); 3 chia 4 được 0, viết 0; 0 nhân 4 bằng 0; 3 trừ 0 bằng 3 (3 là số dư ở lần chia này).

* Hạ 6; được 36 (36 là số bị chia ở lần này); 36 chia 4 được 9, viết 9; 9 nhân 4 bằng 36; 36 trừ 36 bằng 0.

+ Có số bị chia (3) bé hơn số chia (4), nên thương tìm được là 0

- HS thực hiện trên bảng con.

- 1-2 HS nêu cách làm

* Kết quả: 75455 : 5 = 15 091

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS thực hiện được phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương).

+ Vận dụng thực hành giải được bài tập 1, 2 SGK

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính: (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS thực hiện thao tác chia đọc vào bảng phụ, vào vở

- GV gọi HS chữa bài bảng phụ.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. Báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, Tuyên dương.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

? Bài này yêu cầu các em làm gì ? Bài này gồm mấy yêu cầu? Yêu cầu thứ nhất làm gì? Yêu cầu thứ hai làm gì ?

- Yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập. Sau đó cho HS đổi chéo (cặp đôi ) để chữa bài cho nhau.

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.

- Qua bài tập 2 em thấy khi nào số 0 ở thương xuất hiện?

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- 2 HS làm bảng phụ - Lớp làm bài vào vở

- 1-2 HS đọc yêu cầu của bài

- Đặt tính rồi tính

- Bài gồm 2 yêu cầu. Yêu cầu thứ nhất đặt tính, yêu cầu thứ hai tính.

- HS làm bài trên phiếu bài tập.

- Số 0 ở thương xuất hiện khi lượt chia đó có số bị chia bé hơn số chia

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng”.

* Tính chọn đáp án đúng nhất:

20 202 : 2 = ?

35 055 : 5 = ?

A- 10101

A- 70 777

B- 10100

B- 7011

C- 10010

C- 70 111

84 044 : 4 = ?

99 909 : 9 = ?

A- 21 021

A- 33 303

B- 21 011

B- 22 202

C- 22 012

C- 11 101

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những HS làm nhanh.

- Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Khi thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số em nhắc bạn cần lưu ý những gì?

- Dặn dò về nhà em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép chia đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó, giờ sau chia sẻ với các bạn.

- HS tham gia chơi cá nhân ghi kết quả đúng vào bảng con (HS sai phép tính nào dừng cuộc chơi phép tính tiếp theo)

- HS thực hiện được phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương).

- Khi thực hiện phép chia có số bị chia bé hơn số chia, thương tìm được là 0

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

-------------------------------------------------

TOÁN

Bài 87: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo – Tiết 2) – Trang 72

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành cách đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương).

- Vận dụng được các phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết vận dụng phép chia để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Bắn tên” để khởi động bài học.

+ 428: 4 = ?

+ 5365 : 5 = ?

+ 6243 : 3 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Trưởng ban học tập điều khiển học sinh chơi:

- HS tham gia trò chơi: 2 HS lên bảng – lớp làm bảng con

+ 428: 4 = 107

+ 5365 : 5 = 1073

+ 6243 : 3 = 2081

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương).

+ Vận dụng thực hành giải được bài tập 3,4,5 SGK

- Cách tiến hành:

Bài 3. Đặt tính rồi tính (theo mẫu):(Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV yêu cầu HS làm mẫu

  1. : 4 = ?

- GV lưu ý HS, khi thực hiện chia, ở lượt chia đầu tiên nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì ta lấy 2 chữ số để chia.

- Ở lượt chia đầu tiên, nếu lấy 1 chia 4 thì số bị chia bé hơn số chia nên ta lấy 16 chia 4.

- Em so sánh phép chia hôm nay với phép chia đã học?

- GV cho HS làm bảng con.

249 : 3

6 318 : 9

45 307 : 5

12 187 : 2

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 2)

Cuộn dây thép dài 192m, người ta định cắt cuộn dây thành các đoạn dây dài 5m. Hỏi cắt được nhiều nhất bao nhiêu đoạn dây như thế và còn thừa mấy mét dây?

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

-Yêu cầu HS nói cho nhau nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết cắt được nhiều nhất bao nhiêu đoạn dây như vậy và còn thừa mấy mét dây ta làm như thế nào?

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5. (Làm việc nhóm 2)

Lấy một thẻ số và chọn các số ghi trên thẻ làm số bị chia, quay kim trên hình tròn để chọn số chia. Thực hiện phép chia rồi nêu kết quả:

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV tổ chức HS chơi nhóm 4

+ 1 HS đọc đề bài.

+ 1 HS làm mẫu – Lớp quan sát

1628 : 4 = 407

* 16 chia 4 được 4, viết 4; 4 nhân 4 bằng 16, 16 trừ 16 bằng 0

* Hạ 2 (2 là số bị chia cho lần chia mới); 2 chia 4 được 0, viết 0. 0 nhân 4 bằng 0; 2 trừ 0 bằng 2 (2 là số dư ở lần chia này).

* Hạ 8; được 28 (28 là số bị chia ở lần chia này) 28 chia 4 được 7, viết 7.

7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0.

- Khi thực hiện chia, ở lượt chia đầu tiên nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì ta lấy 2 chữ số để chia.

+ HS trình bày vào bảng con.

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS làm việc theo cặp nói cho nhau nghe.

+ 2-3 cặp trình bày trước lớp – HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Cuộn dây dài 192 m. Cắt mỗi đoạn dài 5 m.

+ Cắt được nhiều nhất bao nhiêu đoạn dây như thế và còn thừa mấy mét dây.

+ Ta thực hiện phép chia: 192 : 5

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Bài giải:

Thực hiện phép chia: 192 : 5 = 38 (dư 2)

Vậy cắt được nhiều nhất 38 đoạn dây 5 m và thừa 2 mét dây.

Đáp số: 38 đoạn dây và thừa 2 mét dây.

- Các nhóm nhận xét bổ sung

+ 1 HS đọc đề bài.

- HS chọn ngẫu nhiên số chia bằng cách quay kim trên hình tròn rồi thực hiện phép chia với số chia tìm được. nhóm 4

* Ví dụ phép chia:

+ 644: 4 = 161 hoặc 644 : 7 = 92

2442 : 6 = 407 hoặc 1624 : 8 = 203

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS, em hãy tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép chia đã học rồi chia sẻ cả lớp cùng thực hiện tính.

- GV chia HS nhóm 4, cho các nhóm thi giải nhanh vào bảng nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV chữa bài, nhận xét tuyên dương.

- Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?

Khi thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số em nhắc bạn cần lưu ý những gì?

- HS tìm, chia sẻ một số tình huống trong thực tế.

- Ví dụ: Một cửa hàng có 2685 kg gạo, đã bán được số gạo đó. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu ki – lô – gam gạo ?

+ Các nhóm thi giải nhanh vào bảng nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải

Cửa hàng đã bán số ki – lô – gam gạo là:

2685 : 5 = 537( kg)

Đáp số : 537 kg gạo

- Biết thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 mà ở lượt chia đầu tiên nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì ta lấy 2 chữ số để chia.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

---------------------------------------

TOÁN

Bài 88: LUYỆN TẬP (T1)

Trang 73

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương, có dư 2 lượt không liên tiếp).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết vận dụng phép chia để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Truyền điện” để khởi động bài học.

+ 5 : 4 = ? 4 : 5 = ?

+ 8 : 3 = ? 3 : 8 = ?

+ 9 : 7 = ? 7 : 9 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ 5 : 4 = 1 (dư 1) 4 : 5 = 0 (dư 4)

+ 8 : 3 = 2 (dư 2) 3 : 8 = 0 (dư 3)

+ 9 : 7 = 1 (dư 2) 7 : 9 = 0 (dư 7)

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương).

+ Vận dụng thực hành giải được bài tập 3,4,5 SGK

- Cách tiến hành:

Bài 1.Tính ((Làm việc chung cả lớp).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV cho HS làm bảng con.

- GV cho HS làm bảng con.

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. Đặt tính rồi tính

(Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bài vào vở.

7684 : 2 4535 : 5

68138 : 3 34816 : 4

- GV mời 2 bạn làm bảng phụ trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. Tính nhẩm (theo mấu) (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS trình bày vào bảng con.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS trình bày vào vở, 2 HS làm bài bảng phụ.

+ HS trình bày vào bảng con.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm việc theo cặp nói cho bạn nghe cách tính nhẩm.

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập

- Đại diện các nhóm trình bày

- HS khác nhận xét bổ sung.

8 000 : 2 = 4 000

  1. 00 : 5 = 8 000

36 000 : 9 = 4 000

42 000 : 7 = 6 000

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS, em hãy tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép chia đã học rồi chia sẻ cả lớp cùng thực hiện tính.

- GV chia HS nhóm 4, cho các nhóm thi giải nhanh vào bảng nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV chữa bài, nhận xét tuyên dương.

- HS tìm, chia sẻ một số tình huống trong thực tế.

Ví dụ: Một hộp bút màu có 6 chiếc bút có giá 18600 đồng. Hỏi mỗi chiếc bút màu có giá là bao nhiêu tiền?

+ Các nhóm thi giải nhanh vào bảng nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải

Mỗi chiếc bút có giá là:

18600 : 6 = 3100 (đồng)

Đáp số : 3100 đồng

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

-----------------------------------------

TOÁN

Bài 88: LUYỆN TẬP (T2)

Trang 73- 74

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương, có dư 2 lượt không liên tiếp).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết vận dụng phép chia để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ” để khởi động bài học.

- HS xung phong lên bốc thăm phép tính,

+ 1842 : 3 = ?

+ 36 81 : 9 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

HS thực hiện và nêu cách thực hiện.

- HS lắng nghe.

+ 1842 : 3 = 614

+ 36 81 : 9 = 409

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000 (có số 0 ở thương).

+ Vận dụng thực hành giải được bài tập 3,4,5 SGK

- Cách tiến hành:

Bài 4. Đặt tính rồi tính

(Làm việc chung cả lớp).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV yêu cầu học sinh nói cho nhau nghe cách tính phép tính mẫu:

- GV yêu cầu HS làm mẫu

8426 : 2

- GV cho HS làm bảng con.

- GV yêu cầu 2-3 HS nhắc lại cách tính.

- GV cho HS làm bảng con các phép tính còn lại.

+ HS trình bày vào bảng con

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.

Bài 5. (Làm việc nhóm 2)

Một xưởng sản xuất nước mắm đã sản xuất được 1230 l nước mắm, người ta đóng vào các can như nhau. Hãy tính và nêu số can nước mắm đóng được trong các trường hợp sau:

Số lít mỗi can

2 l

3 l

5 l

Số can

?

?

?

- GV gọi HS nêu đề bài

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh, nói cho nhau nghe thông tin về bài toán cho gì? Bài toán yêu cầu tính gì? Để tìm được số can đựng đủ số lít nước mắm đã cho ta làm thể nào?

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 6. Đọc giá tiền mỗi mặt hàng sau rồi trả lời câu hỏi:

a) Mua một lốc sữa chua có chai hết 25800 đồng. Hỏi mỗi chai sữa chua có giá bao nhiêu tiền?

b) Mua một hộp bánh kem su có 8 chiếc hết 42400 đồng. Hỏi mỗi chiếc bánh kem su có giá bao nhiêu tiền?

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV mời HS quan sát và đọc giá tiền của các mặt hàng

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời các nhóm khác nhận xét

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS nói cho nhau nghe cách tính theo cặp

+ 1 HS làm mẫu – Lớp quan sát

8426 : 2 = 4213

* 8 chia 2 được 4, viết 4 (viết 4 ở thương); 4 nhân 2 bằng 8 (tính nhẩm trong đầu), 8 trừ 8 bằng 0,viết 0 (tính nhẩm trong đầu chỉ viết 0 ở dưới số 8)

* Hạ 4, 4 chia 2 được 2, viết 2. 2 nhân 2 bằng 4 (tính nhẩm trong đầu); 4 trừ 4 bằng 0, viết 0 (tính nhẩm trong đầu, chỉ viết 0 ở dưới số 4)

* Hạ 2; 2 chia 2 được 1, viết 1.

1 nhân 2 bằng 2 (tính nhẩm trong đầu); 2 trừ 2 bằng 0, viết 0 (tính nhẩm trong đầu chỉ viết 0 ở dưới số 2)

* Hạ 6; 6 chia 2 được 3, viết 3.

3 nhân 2 bằng 6 (tính nhẩm trong đầu); 6 trừ 6 bằng 0, viết 0 (tính nhẩm trong đầu chỉ viết 0 ở dưới số 6)

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe thông tin về bài toán.

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Số lít mỗi can

2 l

3 l

5 l

Số can

615

410

246

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS đọc đề bài.

- HS quan sát và đọc giá tiền của các mặt hàng theo nhóm 2; thảo luận tìm cách tính trả lời câu hỏi:

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Mỗi chai sữa chua có giá là :

25800: 6 = 4300 đồng

+ Mỗi chiếc bánh kem su có giá là:

42400: 8= 5300 đồng

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS, em hãy tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép chia đã học rồi chia sẻ cả lớp cùng thực hiện tính.

- GV chia HS nhóm 4, cho các nhóm thi giải nhanh vào bảng nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV chữa bài, nhận xét tuyên dương.

- HS tìm, chia sẻ một số tình huống trong thực tế.

- Ví dụ: Lan mua 1 gói kẹo có 48 cái, Lan chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi bạn nhận được bao nhiêu cái kẹo?.

+ Các nhóm thi giải nhanh vào bảng nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải

Số kẹo của mỗi bạn nhận được là:

48 : 4 = 12 (cái)

Đáp số : 12 cái kẹo

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

--------------------------------------------------

TOÁN

Bài 89: LUYỆN TẬP CHUNG (T1)

Trang 75

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được phép tính nhân, chia trong phạm vi 100 000.

- Thực hiện được nhân nhẩm, chia nhẩm các phép tính đơn giản trong phạm vi 100 000.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết vận dụng phép chia để giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để khởi động bài học.

- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ ghi phép tính nhân, chia đã học

+ 45 789 : 3 = 145 x 2 =

+ 25 684 : 4 = 128 x 6 =

+ 21 684 : 2 = 234 x 7 =

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Mỗi nhóm nhận bộ thẻ ghi phép tính nhân chia đã học, thảo luận tính rồi viết kết quả. Nhóm nào thự hiện nhanh và đúng là nhóm thắng cuộc.

- Các nhóm báo cáo kết quả, nêu cách thực hiện từng dạng phép tính.

+ 45 789 : 3 = 15263 145 x 2 = 290

+ 25 684 : 4 = 6421 128 x 6 = 768

+ 21 684 : 2 = 10842 234 x 7 = 1638

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố phép tính nhân, chia trong phạm vi 100 000.

+ Vận dụng thực hành giải được bài tập 3,4,5 SGK

- Cách tiến hành:

Bài 1. a) Đặt tính rồi tính

(Làm việc cá nhân).

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài

- GV cho HS làm bài bảng con.

a) 6341 x 2 1903 x 5

4151 x 6 12106 x 8

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

b) Thực hiện các phép chia rồi dùng phép nhân để thử lại:

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài

- Bài yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp, một bạn thực hiện phép chia, một bạn dùng phép nhân để thử lại, rồi đổi vai.

2486 : 2 5657 : 5

84357 : 7 64849 : 8

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu 2-3 HS nhắc lại cách tính.

Bài 2. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”

6000 x 5 100 000: 5

24 000 x 4 54 000 : 9

80 000 : 2 32 000 : 8

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc nhóm 2)

Người ta lắp bánh xe vào các ô tô, mỗi ô tô cần phải lắp 4 bánh xe. Hỏi có 1 634 bánh xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy cái bánh xe?

-Yêu cầu HS nói cho nhau nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy cái bánh xe ta làm như thế nào?

- GV cho HS làm bài vào vở học tập

- GV mời HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS trình bày vào bảng con.

x

1903

5

9515

x

6341

2

12682

m bảng phụ

x

12106

8

96848

x

4151

6

24906

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS đọc đề bài.

+ Thực hiện phép chia rồi dùng phép nhân để thử lại

+ HS thực hiện theo cặp, một bạn thực hiện phép chia, một bạn dùng phép nhân để thử lại, rồi đổi vai.

Thử lại

x

11421

4

45684

x

1243

2

2486

x

8106

8

64848 +1

64849

x

12051

7

84357

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- HS nhẩm tính và tham gia chơi

6000 x 5 = 30 000 100 000: 5 = 20 000

24 000 x 4 = 96 000 54 000 : 9 = 6 000

80 000 : 2 = 40 000 32 000 : 8 = 4 000

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm việc nhóm 2 nói cho nhau nghe.

+ 2-3 cặp trình bày trước lớp – HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Có 1 634 bánh xe. Mỗi ô tô lắp 4 bánh xe.

+ Lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy cái bánh xe.

+ Ta thực hiện phép chia: 1 634 : 4

+ HS làm bài vào vở học tập:

Bài giải

Thực hiện phép chia:

1 634 : 4 = 408 (dư 2)

Vậy 1 634 bánh xe lắp được nhiều nhất 408 ô tô và thừa 2 bánh xe.

Đáp số: 408 ô tô và thừa 2 bánh xe.

- HS khác nhận xét bổ sung

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Đi chợ”

- GV nêu bài toán:

1 chiếc bút chì có giá là 4500 đồng, 1 chiếc bút mực có giá là 15000 đồng, 1 quyển vở có giá là 6000 đồng. Em hãy tính số tiền phải trả khi mua:

- 2 chiếc bút chì và 1 chiếc bút mực?

- 1 chiếc bút mực và 1 quyển vở?

- GV chữa bài, nhận xét tuyên dương.

- HS tham gia chơi “Đi chợ” thi tìm nhanh số tiền phải trả bạn nào tìm được kết quả nhanh bạn chiến thắng.

Đáp án:

+ Số tiền phải trả mua 2 chiếc bút chì và 1 chiếc bút mực là 24000 đồng

+ Số tiền phải trả 1 chiếc bút mực và 1 quyển vở là 21000 đồng

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

TUẦN 29

TOÁN

Bài 89: LUYỆN TẬP CHUNG ( Tiết 1) – Trang 75

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập, củng cố về tiền Việt Nam.

- Quan sát tranh nói được giá tiền của mỗi món đồ vật trong tranh.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập vận dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập liên quan đến tiền VN.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, lớp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực suy nghĩ làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: nghiêm túc trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

+ Cách chơi: GV đưa ra một số mệnh giá tiền VN và cho học sinh nêu mệnh giá của các đồng tiền.

- Hs nào giơ tay trước và trả lời đúng thì người đó thắng cuộc.

- Chia sẻ sau khi chơi:

- Khi ai cho em tiền thì em thường sử dụng vào việc gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài

- HS tham gia chơi

- Hs nêu.

- Hs lắng nghe

2. Luyện tập:

- Mục tiêu: Nói được giá tiền của mỗi bông hoa trong bức tranh

- Cách tiến hành:

Bài 4. ( Làm việc theo cặp )

Quan sát hình vẽ

a. Trả lời các câu hỏi:

- Mua 6 bông hoa hồng phải trả bao nhiêu tiền?

- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả bao nhiêu tiền?

- Gv hỏi:

- Trong bức tranh có những loại hoa nào? Mỗi loại hoa có giá bao nhiêu tiền?

- Cô muốn mua 6 bông hoa hồng phải trả bao nhiêu tiền?

- Em làm thế nào để tính được số tiền phải trả?

- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả bao nhiêu tiền?

- Em hãy nêu cách tính số tiền phải trả?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

b. Chọn số bông hoa em muốn mua và tính số tiền phải trả.

- GV quan sát nhận xét, tuyên dương.

+ 1 HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình vẽ.

+ HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ nhóm 2 nói cho nhau nghe về giá tiền của mỗi bông hoa trong bức tranh.

+ HS chia sẻ bài trước lớp:

- Hoa ly 15 000 đồng, hoa hồng 4500 đồng, hoa đồng tiền 5300 đồng, hoa phăng 6000 đồng.

- Mua 6 bông hoa hồng phải trả 27 000 đồng

- Lấy giá tiền của một bông hoa nhân với số bông hoa cần mua

4500 x 6 = 27000 đồng

- Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả 90 000 đồng

- Mua 4 bông hoa ly hết số tiền là:

15000 x 4 = 60000 đồng

5 bông hoa phăng hết số tiền là:

6000 x 5 = 30 000 đồng

Mua 4 bông hoa ly và 5 bông hoa phăng phải trả số tiền là:

60000+ 30000 = 90 000 đồng.

- Hs đọc yêu cầu bài.

- HĐTQ tổ chức cho các bạn tự chọn số bông hoa muốn mua và tính số tiền phải trả

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về tiền Việt Nam để học sinh biết vận dụng vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ khí thế.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HĐTQ tổ chức trò chơi “Đi chợ”

+ Cách chơi: Quản trò quy định mệnh giá tiền theo giới tính người chơi: bạn nam có mệnh giá 1000k, bạn nữ có mệnh giá 2000k

- Quản trò nói - các thành viên đáp: quản trò nói "Đi chợ! Đi chợ!" - các thành viên đáp "Mua gì? Mua gì?"

- Quản trò nói - các thành viên làm: quản trò nói "Mua rau có mệnh giá 7000k !"

- Các thành viên nhanh chóng chọn nhóm sao cho "mệnh giá" của nhóm bằng 7000k.

Tiếp tục và loại người chơi: cứ thế, quản trò chọn số tiền và các món thực phẩm để thay thế vào câu: "Mua... đồng...!". Chú ý mỗi lượt chơi phải loại được một số người chơi. Vì vậy, sao mỗi lượt chơi, phải chọn số không trùng với những số trước đó hoặc tính toán để tìm được thành viên không có nhóm

- HS tham gia chơi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 90: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH (T1) Trang 76

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng.

- Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Một số thẻ ghi phép tính cộng trừ trong đó có thành phần chưa biết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Ban học tập tổ chức trò chơi để khởi động bài học. Trò chơi có tên gọi “ Tôi có”

+ Câu 1: Tôi có 13 + 5 ai có số của tôi.

+ Câu 2: 18 - 5 = ?

+ Câu 3: 18 - 13= ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Qua trò chơi em đã rèn luyện được kĩ năng gì?

- Qua trò chơi em cảm thấy như thế nào?

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ HS1: Trả lời có tôi và nêu kết quả 13 + 5 = 18.

+HS1 trả lời đúng đặt câu hỏi cho lớp trả lời VD: 18 - 5 bằng bao nhiêu ? Bạn nào nhẩm nhanh giơ tay hô có tôi 18 - 5 = 13.

Tương tự HS2 trả lời đúng được đặt câu hỏi 18 - 13 bằng bao nhiêu?... cứ như vậy học sinh tự nghĩ ra phép tính để trả lời đúng.

- Em rèn luyện được kĩ năng lắng nghe, tính nhẩm nhanh.

- Em cảm thấy rất vui ( thoải mái ).

2. Khám phá

- Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

GV cho HS quan sát tranh minh họa và bài toán. (Hoạt động cá nhân – Cặp – cả lớp)

GV nêu đề toán: Trong bể có 7 con cá, bố thêm một số con cá vào bể như vậy trong bể có tất cả 10 con cá. Vậy bố đố hai con bố đã thêm mấy con cá vào bể?

- GV hỏi: Bể cá có tất cả có bao nhiêu con cá?

- Bạn nữ đếm được bao nhiêu con?

- Bạn nam đã nói với bố điều gì?

- Cô giáo gọi số cá bố thả thêm là số chưa biết. Em hãy nêu cho cô phép tính số cá bố mua thêm?

- GV viết phép tính lên bảng.

- GV yêu cầu học sinh nêu thành phần tên gọi của phép tính trên.

7 + = 10

- Hãy nêu cách tìm số cá bổ thả thêm vào bể theo cách nghĩ của em.

- GV đặt vấn đề: trong toán học để tìm thành phần chưa biết của phép cộng người ta làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

- GV viết bảng:

7 + = 10

Số hạng Số hạng Tổng

- Hãy nêu thành phần chưa biết trong phép tính trên?

- Hãy nêu cách tìm số hạng dựa vào tổng và số hạng đã biết?

= 10 - 7

- Tương tự cô giáo có

+ 3= 10

Số hạng Số hạng Tổng

- Em hãy nêu cách tìm số hạng trong phép tính trên?

- Gọi nhiều học sinh nêu cách làm?

- Muốn tìm số hạng trong một tổng em làm như thế nào?

- GV chốt lại cách tìm số hạng trong một tổng?

7 + 3 = 10

3 = 10 + 7

7 = 10 – 3

Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

- Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa.

- Gọi học sinh nối tiếp nêu cách tìm số hạng trong một tổng.

- HS quan sát hình vẽ cá nhân tự đặt đề toán.

- Chia sẻ cách đặt đề toán của mình với bạn bên cạnh. (Cặp)

- Một số học sinh trình bày trước lớp.

Trong bể có 7 con cá, bố thêm một số con cá vào bể như vậy trong bể có tất cả 10 con cá.

- Có 10 con cá.

- Bạn nữ đếm được 7 con cá.

- Bố thả thêm một số con cá vào bể.

- Em lấy 10 - 7 = 3

- là số hạng chưa biết?

- Lấy tổng trừ đi số hạng kia

- = 10 - 3

7 + 3 = 10

7 = 10 -3

3 = 10 – 7

- Nhiều học sinh nhắc lại:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

- Ví dụ: 8 + 5 = 13

13 – 5 = 8

13 – 8 = 5

- HS nêu

3. Thực hành luyện tập

- Mục tiêu:

+ Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính nhẩm (HĐ cá nhân – Cặp)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài:

Tìm thành phần chưa biết trong phép tính sau:

a) 10 + = 15 b) +4 = 9 c) 2 000 + = 3 400

123 + = 130 + 50 = 370 + 652 = 7000

- Giáo viên chữa bài và chốt cách thực hiện bằng câu hỏi:

VD: - Nêu tên gọi thành phần trong phép tính a.

- Muốn tìm số hạng chưa biết em làm như thế nào?

- Khắc sâu kiến thức tìm số hạng khi biết tổng và số hạng đã biết

Bài 2. ( HĐ cá nhân – Cả lớp )

Số hạng

10

76

16

12

?

?

Số hạng

6

8

?

?

8

15

Tổng

?

?

26

37

13

25

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi học sinh lên điều hành chia sẻ cách làm.

- GV quan sát nhận xét cách chia sẻ.

- Khắc sâu cách tìm tổng khi biết các số hạng, cách tìm số hạng dựa vào tổng và số hạng đã biết.

- Cá nhân đọc đề bài và làm bài vào vở bài tập.

a) 10 + 5 = 15 b) 4 + 5 = 9

123 + 7 = 130 320 + 50 = 370

c) 2000 + 1400 = 3400

48 + 652 = 700

- Đổi chéo vở chữa bài cho bạn.

- Hai bạn hỏi nhau cách làm.

- Cá nhân làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở nói cách làm của mình cho bạn nghe.

Số hạng

10

76

16

12

4

10

Số hạng

6

8

10

25

8

15

Tổng

16

84

26

37

13

25

- Học sinh điều hành chia sẻ cách làm bài

VD: Cột thứ nhất kết quả bằng bao nhiêu?

- Muốn tìm tổng bạn làm như thế nào?

- Số hạng thứ hai ở cột 3 bạn có kết quả bằng bao nhiêu? Bạn làm như thế nào?

- Muốn tìm số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng đã biết bạn làm như thế nào?

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV gọi ban học tập điều hành

- Hôm nay chúng mình học được những kiến thức gì?

- Muốn tìm số hạng chưa biết khi biết tổng bạn làm như thế nào?

- Theo các bạn lớp mình hôm nay đã đạt được mục tiêu chưa? Vì sao?

- Có bạn nào cần mong muốn đề xuất với cô giáo điều gì không?

- Tìm một số hạng trong một tổng.

- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- HS tự nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 90: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH (T2) Trang 77

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm thành phần chưa biết trong phép trừ.

- Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Một số thẻ ghi phép tính cộng trừ trong đó có thành phần chưa biết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Ban học tập tổ chức trò chơi để khởi động bài học. Trò chơi có tên gọi “ Ai nhanh ai đúng” Với dấu +; - và các số 9; 6; 3 em hãy lập thành phép tính đúng.

- GV quan sát và giúp đỡ.

- Qua trò chơi em đã rèn luyện được kĩ năng gì?

- Qua trò chơi em cảm thấy như thế nào?

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- Ở tiết 1 các em đã được tìm thành phần chưa biết trong phép cộng. Sang tiết 2 này cô sẽ hướng dẫn các em tìm thành phần chưa biết trong phép trừ nhé.

- HS tham gia trò chơi theo nhóm 4, viết phép tính đúng ra vở nháp.

- Nhóm nào ghép nhanh có tín hiệu báo cáo trước thì nhóm đó thắng cuộc.

- Kết quả của phép tính đúng là:

3 + 6 = 9 6 + 3 = 9

9 - 6 = 3 9 - 3 = 6

2. Khám phá

- Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép trừ.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

GV cho HS quan sát tranh minh họa và bài toán. (Hoạt động Cặp – cả lớp)

- GV cho học sinh quan sát tranh, đọc thông tin và thảo luận thông tin từ tình huống trong bức tranh.

Hoạt động cả lớp

- Bức tranh vẽ gì?

- Bạn voi chỉ vào trong thùng nói gì với bạn trai?

- Bạn trai đang nói gì với bạn voi?

- Em thử đoán hộ bạn voi xem lúc đầu trong thùng có mấy cuốn sách.

- Hãy nêu phép tính tìm số sách ban đầu trong thùng sách?

- Em hãy nêu một số cách để tìm số chưa biết theo suy nghĩ của em.

- GV nêu vấn đề: Trong toán học để tìm thành phần chưa biết của phép trừ người ta làm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

- GV viết phép tính lên bảng yêu cầu học sinh nêu tên gọi thành phần của phép tính trên.

- 6 = 3

Số bị trừ Số trừ Hiệu

là số bị trừ các em đã biết chưa?

- Muốn tìm số bị trừ chưa biết dựa khi biết hiệu và số trừ em làm như thế nào?

= 3 + 6

- GV gọi nhiều học sinh nêu cách làm.

- GV chốt: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh họa.

Tương tự: Tìm số bị trừ chưa biết dựa vào hiệu và số bị trừ

- GV viết bảng:

9 - = 3

Số bị trừ Số trừ Hiệu

- Trong phép tính trên gọi là gì?

- Em hãy suy nghĩ cách làm để tìm số trừ chưa biết?

- Vậy muốn tìm số trừ chưa biết em làm như thế nào?

- GV chốt lại cách tìm số bị trừ và số trừ theo sgk?

- Gọi học sinh nhắc lại.

1. Tìm số bị trừ

9 – 6 = 3

9 = 3 + 6

* Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

2. Tìm số bị trừ

9 – 6 = 3

9 = 3 + 6

* Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

- Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa.

- Chia sẻ theo cặp

- Bạn voi nói trong thùng còn 3 cuốn sách?

- Bạn trai nói: Tôi đã xếp 6 quyển sách lên giá. Đố bạn Voi lúc đầu thùng có mấy cuốn sách.

- Trong thùng có 9 quyển sách

- - 6 = 3

- là số bị trừ; 6 là số trừ; 3 là hiệu.

là số bị trừ em chưa biết.

- Lấy hiệu cộng với số bị trừ.

- Nhiều học sinh nhắc lại.

- Học sinh nêu thành phần tên gọi.

- 9 là số bị trừ, là số trừ, 3 là hiệu.

- gọi là số trừ.

- Lấy 9 - 3 = 6

- Lấy hiệu cộng với số trừ.

- Nhiều học sinh nhắc lại

- Muốn tìn số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

3. Thực hành luyện tập

- Mục tiêu:

+ Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 3. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài:

Tìm thành phần chưa biết trong phép tính sau:

a) - 8 = 10 b) 16 - = 12 c) - 226 = 10

- 20 = 30 50 - = 45 721 - = 700

- Giáo viên chữa bài và chốt cách thực hiện bằng câu hỏi:

VD: - Nêu tên gọi thành phần trong phép tính a.

- Muốn tìm số bị trừ chưa biết em làm như thế nào?

- Ở cột b em đã biết thành phần nào? Thành phần nào em cần phải tìm?

- Muốn tìm số trừ chưa biết em cần làm thế nào?

- Ở bài tập 3 các em đã được vận dụng kiến thức gì để làm bài tập?

- Khắc sâu kiến thức cách tìm số bị trừ và số trừ.

Bài 4. ( Làm việc theo nhóm)

Số bị trừ

33

?

?

?

82

164

2 340

Số trừ

7

8

27

32

?

?

?

Hiệu

?

43

9

22

32

100

2 300

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- GV quan sát nhận xét cách chia sẻ.

- Qua bài tập 3 các em đã được thực hành kiến thức gì để làm bài.

- Hãy chia sẻ cho các bạn nghe về cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu số trong phép tính trừ.

Bài 5: ( Làm việc cá nhân )

a) Lúc đầu trong ổ có 10 quả trứng một số quả trứng đã nở, còn lại 6 quả trứng chưa nở. Hỏi có mấy quả trứng đã nở.

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV vừa phân tích đề toán vừa tóm tắt.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?

- Muốn tìm được số trứng đã nở chúng ta cần làm như thế nào?

Tóm tắt

Có: 10 quả trứng

Còn lại: 6 quả trứng

Đã nở: ...quả trứng?

- GV quan sát chấm một số bài cho học sinh.

- Nhận xét bài làm và cách trình bày.

b) GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.

Anh Nam mua vé vào xem hội trợ hết 12 000 đồng. Người bán vé trả lại anh Nam 8000 đồng. Hỏi anh Nam đã đưa cho người bán vé bao nhiêu tiền?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

GV nêu: Đây là tình huống liên quan đến phép trừ. Tiền vé hết 12 000 đồng không biết anh Nam đã đưa cho người bán vé bao nhiêu tiền, mà người bán vé lại trả cho anh Nam 8000 đồng. Như vậy trong phép trừ đó số bị trừ chưa biết, số trừ chính là tiền mua vé 12 000 đồng, trả lại 8000 đồng là hiệu bài toán trở thành dạng tìm số bị trừ chưa biết? Vì thế ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Tóm tắt

Anh Nam mua vé: 12 000 đồng.

Người bán vé trả lại: 8000 đồng.

Anh Nam đưa: .....đồng?

- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Nhận xét cách làm bài và trình bày.

- Cá nhân đọc đề bài và làm bài.

a) 18 - 8 = 10, b) 16 - 4 = 12 c) 236 - 226 = 10

- HS làm xong đổi chéo vở chữa bài cho bạn.

- Hai bạn hỏi nhau cách làm.

- là số bị trừ, 8 là số trừ, 10 là hiệu

- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Số trừ chưa biết em cần phải tìm.

- Em lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

- Vận dụng kiến thức đã học về cách tìm số bị trừ và số trừ để làm bài tập.

- Cá nhân làm bài vào vở sau đó chia sẻ bài làm của mình trong nhóm.

- Nhóm trưởng điều hành chia sẻ cách làm bài

VD: Cột thứ nhất kết quả bằng bao nhiêu? Bạn làm như thế nào?

- Cột thứ hai yêu cầu bạn tìm gì?

- Muốn tìm số bị trừ bạn làm như thế nào?

- Cột thứ 5 muốn tìm số trừ bạn làm như thế nào?

- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm số trừ chưa biết ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

- Học sinh đọc đề toán và cùng thảo luận với bạn về thông tin trong bài toán.

- Số trứng trong ổ và số trứng còn lại.

- Số quả trứng đã nở.

- Muốn tìm được số trứng đã nở ta lấy số trứng trong ổ trừ đi số trứng còn lại.

- Học sinh làm bài vào vở

Bài giải

Có số quả trứng đã nở là:

10 -6 = 4 (quả)

Đáp số: 4 quả

- Anh Nam mua vé vào xem hội trợ hết 12 000 đồng. Người bán vé trả lại anh Nam 8000 đồng.

- Hỏi anh Nam đã đưa cho người bán vé bao nhiêu tiền?

- Học sinh làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài nhau và nhận xét.

Bài giải

Anh Nam đã đưa cho người bán vé số tiền là:

12 000 + 8000 = 20 000 ( đồng)

Đáp số: 20 000 đồng.

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài tập 6 ( Làm việc theo cặp )

- GV tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Đố bạn”

a) Hai bạn tự nghĩ ra một phép tính cộng. Rồi sử dụng phép tính trừ để kiểm tra lại kết quả.

- GV hỏi để kiểm tra lại phép tính cộng ta làm như thế nào?

b) Tương tự: Viết một phép tính trừ.

Ví dụ: 209 - 76 = ?

- Để kiểm tra lại kết quả của phép tính trừ em làm thế nào?

- GV hỏi: Qua trò chơi này chúng ta biết thêm được kiến thức gì?

- Khi thực hiện phép trừ muốn thử lại xem phép tính đó có đúng không em nhắc bạn điều gì?

- Liên hệ: Về nhà các em tìm tình huống thực tế liên quan đến tìm thành phần chưa biết phép cộng, phép trừ để chia sẻ với bạn nhé.

- Em và bạn cùng nói cho nhau nghe cách tính tổng rồi sử dụng phép trừ để kiểm tra kết quả

Ví dụ: 175 + 207 = ?

Tính Thử lại

-

382

207

175

+

175

207

382

175 + 207 = 382 382 - 207 = 175

- Lấy tổng trừ đi số hạng này thì ra số hạng kia. Nếu kết quả bằng số hạng kia thì phép cộng thực hiện đúng.

- Học sinh thực hiện.

Tính Thử lại

+

133

76

209

-

209

76

133

209 – 76 = 133 133 +76 = 209

- Nói cho nhau nghe kiểm tra kết quả phép tính trừ.

- Ta lấy hiệu cộng với số trừ . Nếu kết quả bằng số bị trừ thì phép trừ đã thực hiện đúng.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

....................................................................

TOÁN

Bài 91: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH

(Tiếp theo – Tiết 1, trang 79

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân.

- Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhânvào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực mô hình hóa toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tìm hiểu nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, lớp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Một số thẻ ghi các phép tính nhân trong đó có một thành phần chưa biết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Ôn lại các bảng nhân chia đã học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HĐTQ tổ chức trò chơi “Xì điện” để ôn lại các bảng nhân, chia đã học.

+ Cách chơi: Quản trò hô “ Xì điện, xì điện”

– Cả lớp hô xì ai, xì ai. Quản trò hô xì bạn Lan 3x8 bằng bao nhiêu?

- Bạn Lan trả lời 3 x8 = 24

- Cứ tiếp tục như thế bạn Lan lại hô xì điện, xì điện để trò chơi được tiếp tục với các bạn khác.

- Chia sẻ sau khi chơi:

- Trò chơi củng cố cho các em kiến thức gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài

- HS tham gia chơi

- HS nêu.

- HS lắng nghe

2. Khám phá

- Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực mô hình hóa toán học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận tình huống

- Gv hỏi:

- Hãy nêu phép tính tìm số tuần cần thiết để đọc xong bộ truyện?

- GV viết phép tính lên bảng: 2 x ? = 8

- Hãy nêu một số cách để tìm được số chưa biết theo suy nghĩ của mình.

- Trong toán học để tìm được thành phần chưa biết của phép nhân người ta làm thế nào? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài.

- GV chỉ vào phép tính: 2 x = 8

- Hãy nêu tên gọi và thành phần của phép tính trên?

- Hãy nêu cách tìm thừa số dựa vào tích và thừa số đã biết?

- Tương tự cô giáo có x 4 = 8

Thừa số Thừa số Tích

- Em hãy nêu cách tìm thừa số trong phép tính trên?

- Gọi nhiều học sinh nêu cách làm?

- Muốn tìm thừa số trong một tích em làm như thế nào?

- GV chốt lại cách tìm thừa số trong một tích

2 x 4 = 8

4 = 8 : 2

2 = 8 : 4

=> Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.

- Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

3. Thực hành luyện tập

- Mục tiêu:

+ Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong một tích để làm bài tập.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1.Tìm thành phần chưa biết trong các phép tính sau (HĐ cá nhân – nhóm 2)

  1. 3 x = 27 b, x 3 = 603

4 x = 48 x 2 = 8284

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Giáo viên quan sát giúp đỡ hs còn lúng túng.

- Chia sẻ bài trước lớp:

- Nêu kết quả của từng phép tính

- Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào?

Bài 2. Số? ( HĐ cá nhân – Nhóm 4 – Cả lớp )

Thừa số

31

9

5

?

?

?

Thừa số

3

?

?

8

4

5

Tích

?

36

85

64

96

5505

- Gv phát phiếu bài tập yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi học sinh lên điều hành chia sẻ cách làm.

- GV quan sát nhận xét kết luận

Thừa số

31

9

5

8

24

1101

Thừa số

3

4

17

8

4

5

Tích

93

36

85

64

96

5505

- GV Khắc sâu cách tìm thừa số chưa biết cho hs

+ HS quan sát tranh, thảo luận thông tin từ tình huống trong tranh

- Hs nêu phép tính

- Hs chia sẻ nhóm 2 nêu

2 x = 8

Thừa số Thừa số Tích

- Hs nêu: = 8 : 2

- Hs nêu: = 8 : 4

- Nhiều hs nêu: “Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.”

- Hs nhẩm thuộc quy tắc

- Hs nêu ví dụ: 3 x 7 = 21

21 : 3 = 7

21 : 7 = 3

- Cá nhân đọc đề bài và làm bài vào vở bài tập.

- Đổi vở kiểm tra chéo bài.

- hs nêu lần lượt kết quả của từng phép tính.

- Cá nhân đọc yêu cầu sau đó làm bài vào phiếu.

- Nhóm trưởng điều hành chia sẻ bài trong nhóm.

- Chia sẻ bài trước lớp và nêu cách làm bài

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về tìm thừa số trong một tích và vận dụng vào thực tiễn

+ Tạo không khí vui vẻ

+ Phát triển năng lực tư duy và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- Gv tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất”

- Gv lần lượt đưa ra các phép tính sau hs nào giơ tay nhanh nhất và trả lời đúng hs đó sẽ được một ngôi sao.

x 4 = 32

3 x = 27

x 5 = 40

7 x = 49

- Qua bài học hôm nay các em biết thêm kiến thức gì?

- Muốn tìm thừa số trong một tích em làm thế nào?

- HS tham gia chơi

- Tìm thừa số trong một tích

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 91: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH

(Tiếp theo – Tiết 2, trang 80)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính chia.

- Vận dụng cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính chia vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực mô hình hóa toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tìm hiểu nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, lớp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; vận dụng làm tốt các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Một số thẻ ghi các phép tính chia trong đó có một thành phần chưa biết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Ôn lại cách tìm thừa số đã học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “Tìm số bí ẩn”

- Chia sẻ sau khi chơi:

- Trò chơi củng cố cho các em kiến thức gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài

- Cách chơi: HS tham gia chơi theo nhóm, rút một tấm thẻ đã chuẩn bị, nêu số bí mật ẩn chứa sau dấu hỏi. HS nói cho bạn nghe về cách tìm số bí mật của mình.

- HS chia sẻ cách tìm số bí mật trước lớp.

Ví dụ: trong phép nhân

3 x ? = 27 đây là thừa số chưa biết ( chỉ tay vào ô có dấu chấm hỏi). Để tìm thừa số chưa biết tôi lấy 27 : 3 = 9, tức là lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- Trò chơi củng cố về cách tìm thừa số chưa biết.

2. Khám phá

- Mục tiêu: Học sinh biết tìm thành phần chưa biết trong phép tính chia.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực mô hình hóa toán học.

- Cách tiến hành:

- Gv yêu cầu hs quan sát và đọc thông tin trong bức tranh sau:

- Gv hỏi:

- Hãy nêu phép tính tìm tất cả số bông hoa?

- GV viết phép tính lên bảng: : 5 = 6

- Hãy nêu một số cách để tìm được số chưa biết theo suy nghĩ của em?

- GV đặt vấn đề: Trong toán học để tìm được thành phần chưa biết của phép tính chia người ta làm thế nào? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài.

- GV chỉ vào phép tính: : 5 = 6

- Hãy nêu tên gọi và thành phần của phép tính trên?

- Hãy nêu cách tìm số bị chia dựa vào thương và số chia?

- Tương tự cô giáo có

30 : = 6

Số bị chia Số chia Thương

- Em hãy nêu cách tìm số chia trong phép tính trên?

- Gọi nhiều học sinh nêu cách làm.

- Muốn tìm số chia em làm như thế nào?

- GV chốt lại cách tìm số bị chia và số chia:

* Tìm số bị chia

30 : 5 = 6

30 = 6 x 5

=> Trong phép chia hết, muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

* Tìm số chia:

30 : 5 = 6

5 = 30: 6

=> Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.

- Gọi học sinh lấy ví dụ minh họa.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

3. Thực hành luyện tập

- Mục tiêu:

+ Vận dụng cách tìm số bị chia và số chia để làm bài

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 3.Tìm thành phần chưa biết trong các phép tính sau (HĐ cá nhân – nhóm 2)

a. : 5 = 30 b. 24 : = 4 c. : 2 = 321

: 4 = 11 69 : = 3 884 := 2

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Giáo viên quan sát giúp đỡ hs còn lúng túng.

- Chia sẻ bài trước lớp:

- Nêu kết quả của từng phép tính

- Muốn tìm số bị chia em làm như thế nào?

- Trong phép tính chia hết muốn tìm số chia em làm thế nào?

- Gv nhận xét, tuyên dương

Bài 4. Giải bài toán sau (HĐ cá nhân – Nhóm 4 – Cả lớp)

- Yêu cầu hs đọc đề toán.

Bác Năm muốn lấy một số cây để trồng vào 8 luống, mỗi luống 12 cây. Tính số cây bác Năm cần lấy?

- Hướng dẫn hs phân tích bài toán:

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học hôm nay?

- Gv yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Gv quan sát giúp đỡ hs còn lúng túng.

- GV chấm bài, nhận xét kết luận:

Bài giải

Số cây bác Nam cần lấy là:

12 x 8 = 96 ( cây)

Đáp số: 96 cây

- GV Khắc sâu cách tìm số bị chia cho hs

+ HS quan sát tranh, thảo luận thông tin từ tình huống trong tranh

- HS nêu phép tính : 5 = 6

- HS nêu theo ý hiểu.

- HS chia sẻ nhóm 2 nêu

: 5 = 6

Số bị chia Số chia Thương

- HS nêu: = 6 x 5

- Nhiều hs nêu: “Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia”

- HS nêu: = 30 : 6

- Nhiều hs nêu: “Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương”

- HS nhẩm thuộc quy tắc

- HS nêu ví dụ

- Cá nhân đọc đề bài và làm bài vào phiếu bài tập.

- Đổi phiếu kiểm tra chéo kết quả.

- HS nêu lần lượt kết quả của từng phép tính và cách làm.

- HS nêu.

- Hs đọc yêu cầu, phân tích bài toán.

- Bài toán cho biết có 8 luống cây và mỗi luống có 12 cây.

- Tính số cây bác Nam cần lấy để trồng vào 8 luống.

- Tìm số bị chia.

- Hs làm bài cá nhân vào vở sau đó nhóm trưởng điều hành chia sẻ bài trong nhóm thống nhất kết quả.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về tìm số bị chia và số chia và vận dụng vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ

+ Phát triển năng lực tư duy và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- Gv tổ chức trò chơi “Bắn tên”

- Gv yêu cầu HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi

Cách chơi: Chủ trò hô “Bắn tên, bắn tên”, cả lớp hô “Bắn ai, bắn ai”

- Chủ trò hô “Bắn bạn Hoa”, chủ trò nêu tiếp “ Cô giáo muốn chia một số học sinh vào 6 nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh. Tính số học sinh của lớp đó?

- Bạn Hoa nêu cách tính số hs của lớp: 4 x 6 = 24 học sinh.

- Trò chơi cứ tiếp tục như thế với các tình huống khác.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Qua bài học hôm nay các em biết thêm kiến thức gì?

- Muốn tìm số bị chia em làm thế nào?

- Em hãy nêu cách tìm số chia chưa biết?

- HS tham gia chơi dưới sự điều hành của chủ trò.

- HS nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 30

TOÁN

Bài 92: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)

Trang 81

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập, củng cố cách tìm một thành phần chưa biết của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia dựa vào các thành phần đã biết.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tìm thành phần chưa biết của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia để áp dụng vào thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học: Lời mời chơi theo nhóm.

+ Câu 1: Trong Toán học muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

+ Câu 2: Trong Toán học muốn tìm số trừ ta làm thế nào?

+ Câu 3: Trong Toán học muốn tìm số trừ ta làm thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV: Như vậy để các em nắm vững cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng và trừ. Hôm nay cô tiếp tục hướng dẫn các em ôn lại dạng này qua tiết Luyện tập chung.

- HS tham gia trò chơi theo nhóm đôi, nêu và trả lời nhanh câu hỏi của bạn.

+ Trong Toán học muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

+ Trong Toán học muốn tìm Số trừ ta lấy Số bị trừ trừ đi hiệu.

+ Trong Toán học muốn tìm Số bị trừ ta lấy Hiệu cộng với Số trừ.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập chung:

- Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố Tìm thành phần chưa biết của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Nêu kết quả điền vào chỗ ô trống, nhận xét cách tìm thành phần chưa biết của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân)

a) GV cho HS đọc yêu cầu và các phép tính ở bài 1.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét.

+ Làm thế nào để em tìm được kết quả của phép tính a. 1 536 + ? = 6 927 và ? + 729 = 8 153

+ GV nêu câu hỏi để HS nêu cách tìm thành phần chưa biết với phép tính còn lại ở bài 1.

g) Em làm thế nào để biết được số điền vào ô trống là 2 416 : 604 = 4?

-GV nhận xét chốt bài đúng, yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.

-Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của các dạng phép tính ở bài 1.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV gọi 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

- GV gọi HS dưới lớp nhận xét bài bạn trên bảng.

+ Để thử lại kết quả phép tính trừ có đúng không ta làm phép tính gì?

+ Em lấy số nào cộng lại?

- GV Nhận xét, tuyên dương

- GV gọi một vài HS nhắc lại cách tìm Số bị trừ.

Bài 3. (Làm việc theo nhóm 4)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Làm việc theo nhóm 4, yêu cầu HS quan sát hình, lập luận để tìm số thích hợp thay cho ô trống.

- GV yêu cầu HS trong nhóm thay nhau đặt câu hỏi và câu trả lời.

- GV gọi 2 nhóm làm bài. Các nhóm khác nghe và nhận xét.

+Vì sao em lại làm phép tính trừ ở cả 2 phép tính để tìm kết quả?

- HS quan sát và làm bài vào vở.

5 391

a. 1 536 + = 6 927

+ 729 = 8 153

7 424

+ Em lấy số tổng trừ đi số hạng đã biết.

b.1023 – 42 = 981

11 698 - 3 236 = 8 462

3 433 433

c. 4 492 - = = 1 059

3 073

3 298 – = 225

923

d) 2 × = 1 846

769

× 3 = 2 307

4 581 55581

e) : 3 =1527

7 292

: 4 = 1 823

604

g) 2 416 : = 4

1 509

7 545 : = 5

+ Em lấy 2 416 : 4.

- Đổi chéo bài bạn và chấm chéo.

+ HS trả lời theo cách mình làm.

+ Nghe bạn nêu cách làm, nhận xét bài bạn.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

- Một số HS nhắc lại.

- 1 HS nêu đề bài.

- Bài tập yêu cầu tính hiệu của bài toán và sau đó thử lại.

- 2 HS lên bảng làm 2 bài, dưới lớp làm vào vở.

a. 75 905 – 54 732 = 21 173

Thử lại:

21 173 + 54 732 = 75 905

b. 90 009 – 87 004 = 3 005

Thử lại:

3 005 + 87 004 = 90 009

+ Ta làm phép tính cộng.

+ Em lấy hiệu cộng với số trừ để tìm số bị trừ.

-HS thực hiện yêu cầu.

-HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc theo nhóm 4, quan sát hình và làm bài tập.

-HS đặt câu hỏi cho nhau và tự trả lời.

a) 45kg – 25kg = 20kg

-Số điền vào ô trống là 20kg.

b)25l – 5l = 20l

- Số điền vào ô trống là 20l

+ Vì muốn tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng thì ta làm phép tính trừ.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Muốn kiểm tra lại kết quả của phép tính cộng đúng hay sai em cần thực hiện phép tính gì?

- Muốn kiểm tra lại kết quả của phép tính nhân đúng hay sai em cần thực hiện phép tính gì?

- Muốn tìm Số bị trừ ta làm thế nào?

- Muốn tìm Số bị chia ta làm thế nào?

- Muốn tìm số chia ta làm thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

+ Em cần thử lại bằng phép tính trừ, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

+ Em cần thử lại bằng phép tính chia, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

+ Muốn tìm Số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm Số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Muốn tìm Số chia ta lấy Số bị chia chia cho thương.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------------------

TOÁN

Bài 92: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)

Trang 81, 82

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành giải toán về tìm thành phần chưa biết có sử dụng phép tính nhân, trừ.

- Thực hành tìm thành phần chưa biết của phép chia.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở tiết trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Tìm thành phần của phép tính sau:

1536 + = 6927

- 42 = 981

2 × = 1846

2416 : = 4

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi.

1536 + 5391 = 6927

1023 - 42 = 981

2 × 923 = 1846

2416 : 604 = 4

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành giải toán về tìm thành phần chưa biết có sử dụng phép tính nhân, trừ.

+ Thực hành tìm thành phần chưa biết của phép chia.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc nhóm 2)

Có 1690 thùng hàng cần chuyển đến các siêu thị. Người ta đã vận chuyển được 4 chuyến, mỗi chuyến 218 thùng hàng. Hỏi còn bao nhiêu thùng hàng chưa được chuyển đi?

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV và HS cùng tóm tắt :

+ Có : 1690 thùng hàng.

+ Đã chuyển 4 chuyến, mỗi chuyến: 218 thùng hàng.

+ Chưa chuyển: .....thùng hàng?

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5: (Làm việc cá nhân).

a)GV viết một phép chia 246 : 2 = ?

- Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính phép tính ra giấy nháp.

-GV yêu cầu HS kiểm tra kết quả bằng cách của bạn Voi.

-Yêu cầu HS nhận xét phép nhân vừa mới thực hiện xong.

-GV chốt.

b)Tính kết quả của các phép chia sau rồi dùng phép nhân để thử lại.

-Yêu cầu HS làm vào vở.

- GV thu bài và chấm một số bài xác xuất.

- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

- GV chốt: Để kiểm tra lại kết quả của phép chia ta có thể lấy thương nhân với số chia. Nếu có kết quả bằng số bị chia thì phép chia đó đã được thực hiện đúng. Trường hợp phép chia đó là phép chia có dư thì ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.

c)GV cho HS tự nghĩ ra phép chia, đặt tính rồi tính, sau đó kiểm tra lại kết quả.

-GV nhận xét, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS cùng tóm tắt với GV.

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Bài giải:

Số thùng hàng đã chuyển đi là:

218 × 4 = 872 (thùng hàng)

Số thùng hàng chưa chuyển đi là:

1690 – 872 = 818 (thùng hàng)

Đáp số: 818 thùng hàng

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

246

2

04

123

06

0

-HS thực hiện theo yêu cầu.

×

123

2

246

-HS nhận ra: Để kiểm tra lại kết quả của phép chia ta có thể lấy thương nhân với số chia. Nếu có kết quả bằng số bị chia thì phép chia đó đã được thực hiện đúng.

-HS thực hiện theo yêu cầu

59190

3

70826

7

29

19730

00

10118

21

08

09

12

00

56

0

0

×

10118

7

70826

×

19730

3

59190

- HS nộp vở bài tập.

- HS lắng nghe.

-Cả lớp làm vào giấy nháp, rồi chia sẻ với các bạn trong lớp.

-HS nhận xét bài của bạn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”. Chơi theo nhóm 6, tính nhanh kết quả:

Bài 6: Mua 4 chiếc bút hết 92 000 đồng. Hỏi mỗi chiếc bút giá bao nhiêu tiền?

- GV cho các nhóm khác đặt thêm các câu hỏi tương tự rồi đố bạn.

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi nhóm 2. Nhóm nào trả lời đúng thời gian và kết quả sẽ được khen, thưởng. Trả lời sai thì nhóm khác được thay thế.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 93: DIỆN TÍCH MỘT HÌNH (T1) – Trang 83

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Có biểu tượng về diện tích như phần “bề mặt phẳng” của một đồ vật hay một đối tượng cụ thể đang “chiếm giữ”.

- Có biểu tượng về số đo diện tích thông qua việc đếm số ô vuông mà “diện tích” của một đồ vật hay một đối tượng cụ thể đang “chiếm giữ” (diện tích như là một số đo và đo bằng số ô vuông đơn vị).

- Thực hành xác định diện tích của một số đồ vật sử dụng đơn vị đo tự quy ước.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy như: một tờ giấy hình tròn, một tờ giấy hình chữ nhật, một số hình vuông bằng nhau có thể sử dụng để phủ lên bề mặt của bìa SGK Toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Có biểu tượng về phần bề mặt phẳng của một đồ vật.

- Cách tiến hành:

- GV cho học sinh quan sát tranh trong SGK và yêu cầu nói cho bạn nghe về thông tin về bức tranh.

-Yêu cầu HS xoa tay lên bề mặt của chiếc bàn mình đang học và lên bìa bề mặt của quyển sách Toán 3 tập 2.

-GV giới thiệu:

+ Có một khái niệm liên quan đến “phần bề mặt phẳng” của một hình, đó gọi là “Diện tích một hình”.

+ Bề mặt của bìa SGK Toán gọi là diện tích của bìa sách, bề mặt của bảng đen gọi là diện tích bảng đen, bề mặt bàn học gọi là diện tích mặt bàn,...

- GV yêu cầu HS quan sát, xoa tay vào bề mặt một số đồ vật khác và nói về các đồ vật đó.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS quan sát tranh và nêu:

+ Có 1 bạn nữ đang xoa tay lên mặt bàn và nói “Đây là bề mặt chiếc bàn”và 1 bạn nam đang xoa tay lên bìa quyển sách và nói “Đây là bề mặt quyển sách”

- HS khác lắng nghe.

- HS làm theo yêu cầu của GV và cảm nhận.

-HS lắng nghe.

-HS làm theo yêu cầu của GV.

2. Hình thành kiến thức mới:

- Mục tiêu: Nhận biết về số đo diện tích thông qua việc đếm số ô vuông mà “diện tích” của một đồ vật hay một đối tượng cụ thể đang “chiếm giữ” (diện tích như là một số đo và đo bằng số ô vuông đơn vị).

- Cách tiến hành:

Ví dụ 1:

-GV đưa hình tròn và hình chữ nhật (Hình chữ nhật nhỏ hơn hình tròn), hỏi HS hình gì?

-Yêu cầu HS lấy hình tròn và hình chữ nhật đã chuẩn bị, quan sát phần bề mặt của chúng, chỉ và nói.

-GV đặt hình chữ nhật vào bên trong hình tròn và yêu cầu HS nhận xét.

-GV có thể đưa thêm một số cặp hình khác cho HS so sánh.

Ví dụ 2:

-GV đưa hình A.

+H? Hình A có mấy ô vuông?

-GV: Ta nói diện tích hình A bằng 5 ô vuông.

-GV đưa hình B.

+H? Hình B có mấy ô vuông?

+H? Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông?

-Yêu cầu HS nhận xét diện tích của 2 hình A và B.

-GV: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông, diện tích hình B cũng bằng 5 ô vuông nên ta nói diện tích hình A bằng diện tích hình B.

Ví dụ 3:

-GV đưa hình P, hình M và hình N.

+H? Diện tích hình P bằng mấy ô vuông?

-GV dùng kéo cắt hình P thành hai hình M và N. GV vừa thao tác vừa nêu.

+H? Hình M có mấy ô vuông?

+H? Hình N có mấy ô vuông?

+H? Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông?

+H? 10 ô vuông là diện tích của hình nào?

-GV yêu cầu HS nhận xét hình P và hai hình M và N.

-GV: Ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và hình N.

- HS quan sát.

+Hình chữ nhật và hình tròn

-HS làm theo yêu cầu của GV và nêu: Bề mặt hình tròn là diện tích của hình tròn, bề mặt hình chữ nhật là diện tích của hình chữ nhật.

-HS nhận xét: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.

+Hình A có 5 ô vuông như nhau.

-HS nhắc lại.

+Hình B có 5 ô vuông.

+Diện tích hình B bằng 5 ô vuông.

-HS nhận xét:

+Hai hình A và B có diện tích bằng nhau.

+Hai hình A, B có cùng số ô vuông như nhau nên có diện tích bằng nhau.

-HS nhắc lại.

+Diện tích hình P bằng 10 ô vuông.

+Hình M có 6 ô vuông.

+Hình N có 4 ô vuông.

+Được 10 ô vuông.

+Là diện tích của hình P.

-HS nêu: Lấy số ô vuông của hình M và số ô vuông của hình N cộng lại với nhau thì bằng số ô vuông của hình P.

-HS nhắc lại.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Luyện tập các kiến thức vừa học.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Diện tích mỗi hình sau gồm bao nhiêu ô vuông? (Làm việc theo cặp)

- GV cho HS quan sát các hình A, B, C, D trong SGK.

-Yêu cầu HS đếm số ô vuông có trên bề mặt của mỗi hình.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 4) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

- Yêu cầu HS quan sát và đếm số ô vuông mỗi hình.

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc theo các câu hỏi như sau:

+Những hình nào có diện tích bằng nhau?

+Hình nào có diện tích lớn hơn diện tích hình A?

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Muốn xác định diện tích của mỗi hình ta đếm số ô vuông trong mỗi hình. Các hình có những hình dạng khác nhau nhưng có thể có diện tích bằng nhau.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Cho HS quan sát hình rồi thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hình A gồm mấy ô vuông? Hình B gồm mấy ô vuông? Hình C gồm mấy ô vuông?

b) So sánh diện tích hình A với tổng diện tích hình B và hình C.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV chốt: Khi chia một hình ra nhiều hình nhỏ khác nhau thì tổng diện tích không thay đổi.

- HS quan sát SGK.

-HS đếm số ô vuông và chia sẻ:

+Hình A có 3 ô vuông. Vậy diện tích hình A có 3 ô vuông.

+Hình B có 7 ô vuông. Vậy diện tích hình B có 7 ô vuông.

+Hình C có 6 ô vuông. Vậy diện tích hình C có 6 ô vuông.

+Hình D 6 ô vuông và 2 hình tam giác ghép lại thành 1 ô vuông nữa là 7 ô vuông. Vậy diện tích hình D có 7 ô vuông.

-HS nhận xét, bổ sung.

-HS nêu đề bài.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

-HS làm việc theo nhóm 4.

-Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp:

a) Hình A, hình C, hình E có diện tích bằng nhau vì cả 3 hình A, hình C, hình E, mỗi hình đều có 4 ô vuông.

b) Hình D có diện tích lớn hơn hình A vì hình D có 5 ô vuông, hình A có 4 ô vuông, 5 > 4.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

-HS làm bài vào vở và đổi chéo vở kiểm tra:

a) Hình A gồm 18 ô vuông. Hình B gồm 10 ô vuông. Hình C gồm 8 ô vuông.

b) Diện tích hình A bằng tổng diện tích hình B và hình C.

- HS nhận xét, bổ sung.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4

- GV chia nhóm 6 và thực hiện các yêu cầu của bài tập.

+Lấy một số hình vuông giống nhau.

+Xếp các hình vuông đó phủ kín bìa sách Toán.

+Đếm số hình vuông đã sử dụng.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-Tương tự GV cho HS thực hành xếp hình vuông trên các vật dụng khác.

-Nhận xét tiết học.

- HS nêu yêu cầu bài 4.

- Các nhóm làm việc.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Diện tích bìa sách Toán khoảng ............hình vuông.

-HS thực hành theo yêu cầu của GV.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 94: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH. XĂNG-TI-MET VUÔNG

Trang 85-87

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

- Biết Xăng-ti-mét vuông là một đơn vị đo diện tích; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.

- Thực hiện được các phép tính với số đo kèm theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông;

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học,vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề: Chủ động tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học; tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái, chăm chỉ: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ; tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS quan sát tranh, nhận xét:

+ Câu 1: Hình mà bạn gái xếp được gồm mấy hình vuông có cạnh 1cm?

+ Câu 2:Vậy diện tích của hình đó là bao nhiêu ô vuông có cạnh 1cm?

+Câu 3: Hình mà bạn trai xếp được gồm mấy hình vuông có cạnh 1cm? Và diện tích của hình đó là bao nhiêu ô vuông có cạnh 1cm?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia thảo luận nhóm đôi và trả lời, nhận xét.

+ Trả lời: Hình mà bạn gái xếp được gồm 8 hình vuông có cạnh 1cm.

+ Trả lời: Hình mà bạn gái xếp được có diện tích là 8 ô vuông có cạnh 1cm.

+ TL: Hình mà bạn trai xếp được gồm 8 mấy hình vuông có cạnh 1cm. Vậy diện tích của hình đó là 8 ô vuông có cạnh 1cm.

- HS lắng nghe.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài trước các em đã học Diện tích của một hình rồi, vừa rồi các em cũng đã rất giỏi khi xác định diện tích của hình mà 2 bạn trong tranh vẽ ghép được bởi các ô vuông có cạnh là 1cm. Hình vuông có cạnh 1cm là đơn vị đo diện tích mà hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2.Hoạt động hình thành kiến thức:

* Mục tiêu:

- Biết đơn vị đo diện tích: xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm

* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

2.1. Nhận biết cm2

- Để đo diện tích người ta thường dùng đơn vị đo “diện tích”, đơn vị đo diện tích thường gặp là cm2 .

- cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm .

- Xăng - ti - mét vuông viết tắt là cm2

Đọc là : Xăng - ti - mét vuông.

- Yêu cầu Hs lấy 1 hình vuông cạnh 1 cm, yêu cầu Hs đo cạnh hình vuông này.

+Vậy diện tích hình vuông này là bao nhiêu?

-GV cho HS quan sát hình trong sách và xác định diện tích mỗi hình.

2.2. HS cảm nhận đơn vị đo diện tích 1cm2 trong thực tế rồi nêu nhận xét.

-Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

-Hs lấy 1 hình vuông cạnh 1 cm, Hs đo cạnh hình vuông này.

+ DT hình vuông đấy là 1cm2

-HS đọc và viết được đơn vị đo diện tích: cm2 vào bảng con.

+ HS trình bày trước lớp.

Hình A có diện tích là 4cm2

Hình B có diện tích là 5cm2

-HS tự nêu, Gv nhận xét.

3.Hoạt động thực hành, luyện tập:

* Mục tiêu:

-Vận dụng kiến thức vừa học làm bài tập làm được các BT 1, BT2.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế

* Cách tiến hành:

Bài 1. SỐ ? - HS làm việc nhóm đôi.

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 1.

- GV chia nhóm 2, các nhóm thảo luận ghi vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét củng cố.

Bài 2. Tính (theo mẫu)

HS làm việc cá nhân, viết vào vở.

-GV hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS lên bảng.

10cm2 + 5 cm2 = 15 cm2

7cm2 × 6 = 15 cm2

-GV ghi đề, yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.

8cm2 + 5 cm2 = …..

37 cm2 - 20 cm2 = …..

9cm2 × 3 = ……

36cm2 : 4 = ….

- GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài trên bảng, GV củng cố.

-GV yêu cầu HS đổi vở soát bài của nhau.

- GV kiểm ta, nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc nhóm 2) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

-GV Mời HS khác nhận xét.

GV nhận xét tuyên dương

- HS nêu yêu cầu bài 1.

+ Các nhóm thảo luận, làm việc, ghi vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Hình B gồm 4 ô vuông 1cm2.

Diện tích hình B bằng 4 cm2.

+ Hình C gồm 5 ô vuông 1cm2.

Diện tích hình C bằng 5 cm2.

-HS nêu yêu cầu của bài.

- 2HS lên bảng làm bài mẫu.

10cm2 + 5 cm2 = 15 cm2

7cm2 × 6 = 15 cm2

  • HS nhận xét.
  • 2 HS làm bài trên bảng, lớp vàm vào vở.

8cm2 + 5 cm2 = 13 cm2

37 cm2 - 20 cm2 = 17 cm2

9cm2 × 3 = 27 cm2

36cm2 : 4 = 9 cm2

+ 1 HS đọc đề bài

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập

+ HS nhận xét, bổ sung

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn làm bài

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

-Gv cho HS thi điền nhanh Đ, S vào sau kết quả phép tính.

-Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn, tiếp sức nhau điền kết quả vào phép tính.

6cm2 + 5 cm2 = 11cm ........

6cm2 + 5 cm2 = 11cm2 ........

27 cm2 - 20 cm2 = 7cm2 .........

9cm2 × 3 = 27 cm2 .........

16cm2 : 4 = 4 cm .........

-Cả lớp cổ vũ, nhận xét tuyên dương đội nhanh nhất.

-GV củng cố, giải thích cho HS.

-Dặn dò, chuẩn bị làm tiếp bài 4,5 ở tiết 2.

GV nhận xét tiết học.

-Mỗi đội 5 HS tiếp sức nhau điền nhận xét

6cm2 + 5 cm2 = 11cm . S

6cm2 + 5 cm2 = 11cm2 Đ

27 cm2 - 20 cm2 = 7cm2 Đ

9cm2 × 3 = 27 cm2 .Đ

16cm2 : 4 = 4 cm S.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 94: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH. XĂNG-TI-MET VUÔNG (T2 )

Trang 85-87

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

- Biết Xăng-ti-mét vuông là một đơn vị đo diện tích; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.

- HS nắm được đơn vị đo diện tích chuẩn là xăng-ti-mét vuông

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học,vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học :Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS quan sát tranh, nhận xét:

GV HD HS dùng đơn vị xăng-ti-mét vuông để tính diện tích các hình chữ nhật và hình vuông.

-GV chia nhóm 2, các nhóm thảo luận ghi vào phiếu học tập nhóm .

? Biết Mỗi ô vuông nhỏ có diện tích là 1 cm2. YC HS tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV KL: Diện tích hình chữ nhật là 3 cm2, diện tích hình vuông là 4 cm2.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia thảo luận nhóm đôi và trả lời, nhận xét.

- HS thực hiện theo YC của Gv

+ Diện tích của hình vuông là 4cm2; diện tích của hình chữ nhật là 3cm2

- Hs lắng nghe

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Luyện tập tổng hợp các kiến thức về đơn vị đo diện tích đã học ở tiết 1

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: (Làm việc nhóm đôi ) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- YC HS đếm số ô vuông rồi điền số vào ô trống. Sau đó trao đổi trong nhóm đôi.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

+ Bạn Khang nói : Hình A gồm 6 ô vuông bằng nhau, hình B gồm 24 ô vuông bằng nhau.Vậy diện tích hình A bé hơn diện tích hình B.

+ Bạn Hiền nói : 1 ô vuông lớn bằng 4 ô vuông nhỏ. Vậy diện tích hình A bằng diện tích hình B.

. - Cả lớp suy nghĩ trao đổi

-GV Mời HS khác nhận xét.

-GV kết luận bạn Hiền nói đúng .

? Các em thấy mối liên hệ giữa diện tích ba hình này như thế nào?

- GV nhận xét và rút ra KL: Diện tích hình Q có diện tích lớn nhất, hai hình P và R có diện tích bằng nhau.

- GV lấy thêm ví dụ để củng cố kiến thức cho HS.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập

- HS nhận xét, bổ sung.

Bạn Hiền nói đúng .

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Bài 5:

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

HS Xác định diện tích hình cần đo đó là phần bề mặt chiếm giữ của hình

- Các nhóm thực hành theo nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- Sử dụng lưới ô vuông ( mỗi ô là 1 cm2) để đo diện tích một số đồ vật (nhãn vở, bề mặt hộp bút,một số dụng cụ trong bộ đồ dùng học Toán như hình vuông,hình chữ nhật,...

GV kết luận : HS chú ý dùng phép nhân khi đếm số ô vuông sẽ nhanh hơn đếm từng ô vuông riêng lẻ .

-GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh đo chính xác

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Các em đã được học đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông có thể đo được diện tích những đồ vật xung quanh mình .

- HS nêu yêu cầu bài 5.

+ Các nhóm thực hành

.

+ HS thực hành đo theo nhóm và ghi kết quả vào phiếu của nhóm mình.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 31

TOÁN

Bài 95: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT - DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG (Tiết 1)-TRANG 88

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.

- Tìm ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Đố bạn” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đố bạn biết diện tích của A

+ Câu 2: Đố bạn biết diện tích của B

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu cách tìm số hình vuông 1 cm2 nhanh và chính xác ?

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Hình A gồm 10 hình vuông 1 cm2

Nên diện tích là 10 cm2

+ Trả lời: Hình B gồm 15 hình vuông 1 cm2

Nên diện tích là 15 cm2

- Dùng phép nhân, Hình A có tất cả 5 x 2 = 10 hình vuông 1 cm2

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.

+ Tìm ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

a. Khám phá quy tắc tính diện tích hình chữ nhật (Làm việc cả lớp)

GV cho HS quan sát tranh và trả lời miệng

- Các ô vuông trong hình chia làm mấy hàng?

- Mỗi hàng có mấy ô vuông ?

- Trong hình chữ nhật có tất cả mấy ô vuông ?

- Muốn biết chính xác số ô vuông trong hình chữ nhật em làm như thế nào ?

- Mỗi ô vuông có diện tích bằng bao nhiêu ?

- Mỗi hàng có diện tích là bao nhiêu?

+ Tính diện tích của hình chữ nhật trên

+ Chiều dài hình chữ nhật bằng mấy ?

+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng mấy ?

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật em làm thế nào?

- GV: Chốt quy tắc, HS nhắc lại.

b. Khám phá quy tắc tính diện tích hình vuông (Làm việc cả lớp)

GV cho HS quan sát tranh và trả lời miệng

- Các ô vuông trong hình chia làm mấy hàng?

- Mỗi hàng có mấy ô vuông ?

- Trong hình vuông có tất cả mấy ô vuông ?

- Muốn biết chính xác số ô vuông trong hình vuông em làm như thế nào ?

- Mỗi ô vuông có diện tích bằng bao nhiêu ?

- Mỗi hàng có diện tích là bao nhiêu?

- Tính diện tích của hình vuông trên

- Cạnh hình vuông bằng mấy ?

- Muốn tính diện tích hình vuông em làm thế nào?

- GV: Chốt quy tắc, HS nhắc lại.

c. GV chốt lại cách tính diện tích hình chữ nhật , diện tích hình vuông (Làm việc chung cả lớp)

- HS nói cho nhau nghe

- Chú ý độ dài các cạnh của hình chữ nhật phải cùng đơn vị đo.

- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.

+ Các ô vuông trong hình chữ nhật được chia thành hai hàng.

- Mỗi hàng có 5 ô vuông

- Trong hình chữ nhật có tất cả 10 ô vuông.

- ta lấy 2 x 5 = 10 ( ô vuông)

- Mỗi ô vuông có diện tích 1 cm2

- Mỗi hàng có diện tích bằng 5 cm2

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy 2 x 5 = 10 cm2

- 5 cm

- 2 cm

- Lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

-

+ Các ô vuông trong hình vuông được chia thành 4 hàng.

- Mỗi hàng có 4 ô vuông

- Trong hình chữ nhật có tất cả 16 ô vuông.

- ta lấy 4 x 4 = 16 ( ô vuông)

- Mỗi ô vuông có diện tích 1 cm2

- Mỗi hàng có diện tích bằng 4 cm2

- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy 4 x 4 = 16 cm2

- 4 cm

- Lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đố bạn biết diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng bằng 3 cm.

+ Câu 2: Đố bạn biết diện tích hình vuông có cạnh bằng 6 cm

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Diện tích hình chữ nhật bằng 5 x 3 = 15 cm2

+ Trả lời: Diện tích hình vuông bằng 6 x 6 = 36 cm2

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 95: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT - DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG (Tiết 2)

TRANG 89

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh Ai đúng để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính diện tích hình chữ nhật, có chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 2 cm

+ Câu 2: Tính diện tích hình vuông có cạnh là 8 cm.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:Diện tích hình chữ nhật là 4 x 2 = 8 cm2

+ Trả lời: Diện tích hình vuông là: 8 x 8 = 64 cm2

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu: - Vận dụng tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính diện tích của mỗi hình chữ nhật sau:

(Làm việc cá nhân)

GV cho HS quan sát tranh và trả lời miệng

- Hình chữ nhật có chiều rộng bằng bao nhiêu ?

- Chiều dài bằng bao nhiêu ?

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

GV cho HS quan sát và tính diện tích vào vở.

- Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét.

- HS đổi chéo vở và nói cách tính diện tích của hình chữ nhật.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV nhắc học sinh khi tính diện tích cần chú ý các cạnh phải cùng đơn vị đo.

Bài 2: (Làm việc cá nhân) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

a, Cạnh của hình vuông có độ dài bằng bao nhiêu ?

- Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào ?

- 1 HS lên bảng trình bày.

- HS đổi chéo vở kiểm tra cho nhau và chỉ vào hình nói cho nhau nghe cách tính diện tích hình vuông.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b, - HS làm bài vào vở.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a.

- Làm việc chung cả lớp.

- Quan sát vào hình vẽ em thấy chiều dài của thẻ thư viện bằng bao nhiêu ?

- Chiều rộng bằng bao nhiêu ?

- Muốn tính diện tích thẻ thư viện em làm như thế nào?

- GV mời HS lên bảng trình bày.

- HS lên bảng trình bày.

- GV và HS nhận xét, bổ sung.

b, GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a.

- Làm việc chung cả lớp.

- Độ dài 1 cạnh của con tem bằng bao nhiêu ?

- Muốn tính diện tích của con tem ta làm như thế nào ?

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu đầu bài.

- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.

+ Hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3 cm.

+ Chiều dài bằng 5 cm.

+ Diện tích hình chữ nhật là: 3 x 5 = 15 cm2

b, Diện tích hình chữ nhật là: 4 x 8 = 32 cm2

- 1 HS nêu đề bài.

- Cạnh của hình vuông có độ dài bằng 5 cm.

- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.

- a, Diện tích hình vuông là: 5 x 5 = 25 cm2

- Diện tích hình vuông là:

4 x 4 = 16 cm2

- HS đọc yêu cầu bài 3a

- Chiều dài thẻ thư viện là 9 cm.

- Chiều rộng thẻ thư viện là 6 cm.

- Diện tích thẻ thư viện em lấy chiều dài nhân chiều rộng.

- Diện tích thẻ thư viện

Là: 9 x 6 = 54 (cm2 )

Đáp số: 54 cm2

- HS đọc yêu cầu bài 3a

- Độ dài một cạnh của con tem bằng 3cm

- Diện tích của con tem ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Trong thực tế có nhiều hình khác nhau nhưng diện tích bằng nhau.

- Nhận xét tiết học.

- HS nêu yêu cầu bài 4.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Căn cứ vào số mảnh giấy hình vuông ta có là 12 mảnh giấy. Mỗi mảnh giấy có diện tích bằng 1 .Các bạn sẽ ghép được các hình chữ nhật như sau:

+ Bạn nữ ghép được hình chữ nhật có chiều rộng bằng 2 mảnh giấy hình vuông. Vậy ta có chiều rộng hình chữ nhật có cạnh là 2 cm. Chiều dài được ghép bởi 6 mảnh giấy hình vuông như thế. Vây ta cũng có chiều dài hình chữ nhật là 6cm. Theo quy tắc tính diện tích hình chữ nhật ta cũng có diện tích bằng 12 cm2.

+ Bạn nam ghép được hình chữ nhật có chiều rộng là 3 cm. Chiều dài được ghép bởi 4 mảnh giấy. Vây ta cũng có chiều dài hình chữ nhật là 4cm. Ta có diện tích bằng 12 cm2.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 96: LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 1) - TRANG 90

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện tính được diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông khi biết độ dài các cạnh.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Tính diện tích hình vuông có cạnh là 7 cm ?

+ Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài la 6 cm, chiều rộng là 3 cm?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ 7 x 7 = 49 (cm2)

+ 6 x 3 = 18 (cm2)

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hiện tính được diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông khi biết độ dài các cạnh.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân)

a, - GV cho HS làm bài vào vở.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- HS nhắc lại quy tắc tính chu vi, tính diện tích hình chữ nhật.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b, Tương tự như ý a.

- GV: chốt đáp án

Chu vi hình vuông là:

6 x4 = 24( cm)

Diện tích hình vuông là:

6 x 6 = 36 (cm2)

- HS nhắc lại quy tắc tính chu vi, tính diện tích hình chữ nhật.

- Khi tính chu vi hình chữ nhật , chu vi hình vuông cần chú ý về đơn vị đi diện tích và đơn vị khi tính chu vi.

Bài 2: Tìm số đo thích hợp cho mỗi ô trong bảng dưới đây:

GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” về tính chu vi, diện tích hình vuông và hình chữ nhật.

- Hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 2 cm thì chu vì bằng ?

- Hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 2 cm thì diện tích bằng ?

- Hình chữ nhật có chiều dài là 15 cm, chiều rộng là 3 cm thì chu vì bằng ?

- Hình chữ nhật có chiều dài là 15 cm, chiều rộng là 3 cm thì diện tích bằng ?

- Hình vuông có cạnh là 7 cm, thì chu vì bằng ?

- Hình vuông có cạnh là 7 cm, thì diện tich bằng ?

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV cùng HS cùng phân tích bài toán:

+ Mỗi ô vuông có cạnh bằng bao nhiêu xăng -ti - mét ?

+ Chiều rộng hình chữ nhật ?

+ Qua quan sát các em thấy Chiều dài được ghép bởi mấy ô vuông ?

+ Chiều dài hình chữ nhật ?

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?

- GV cho học sinh làm bài vào vở.

- HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS lên bảng làm bài.

- Chu vi hình chữ nhật là:

(6 + 8) x 2 = 28 (cm)

- Diện tích hình chữ nhật là:

6 x 8 = 48 (cm2)

+ 1 HS đọc quy tắc.

- HS lắng nghe

+ 1 HS quy tắc.

+ HS lắng nghe.

- Hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 2 cm thì chu vì bằng ?

- Hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 2 cm thì diện tích bằng ?

- Hình chữ nhật có chiều dài là 15 cm, chiều rộng là 3 cm thì chu vì bằng ?

- Hình chữ nhật có chiều dài là 15 cm, chiều rộng là 3 cm thì diện tích bằng ?

- Hình vuông có cạnh là 7 cm, thì chu vì bằng ?

- Hình vuông có cạnh là 7 cm, thì diện tich bằng ?

- Mỗi ô vuông có cạnh bằng 40 cm.

- Chiều rộng hình chữ nhật: 80 cm (2 ô vuông).

- Chiều dài được ghép bởi 5 ô vuông.

- Chiều dài hình chữ nhật là:

40 x 5 = 200 cm.

- 1 hs nêu quy tắc.

- 1 HS lên bảng trình bày

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 96: LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 2) - TRANG 91

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông vào giải quyết các vấn đề trong thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật có chiều rộng là 4 cm, chiều dài là 8 cm ?

+ Câu 2: Tính chu vi, diện tích hình vuông có cạnh là 8 cm

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ (4 + 8) x 2 = 24 cm.

+ 4 x 8 = 32 cm2

+ 8 x 4 = 32 cm

+ 8 x 8 = 64 cm2

- HS lắng nghe.

3.Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc nhóm 4)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV và HS cùng tìm hiểu bài toán:

+ Trung tâm thể dục thẩm mĩ có những phòng nào?

+ Đầu bài yêu cầu gì?

- GV cho HS làm nhóm 4 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.HS lên chỉ trên màn hình và nói.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ GV: Để so sánh diện tích của các phòng ta có thể so sánh bằng trực quan, nhưng để chính xác hơn thì nên so sánh qua đơn vị đo diện tích.

Bài 5: (Làm việc chung cả lớp).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

- GV và HS cùng tìm hiểu bài toán:

+ Bài toán yêu cầu gì ?

+ Theo em muốn biết hình A có đủ để dán thành hình B không em ?

- GV mời HS trình bày kết cách làm. HS lên chỉ trên màn hình và nói.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

+ Có những hình khác nhau nhưng diện tích bằng nhau.

Bài 6:(Làm việc chung cả lớp).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

- Cho HS quan sát mẫu trong tranh.

- Em thấy gì trong tranh ?

- Em có nhận xét gì về chu vi, diện tích của hai hình chữ nhật đó ?

- Thảo luận nhóm đôi tạo lập ra những hình chữ nhật có chu vi bằng nhau nhưng diện tích khác nhau.

- Các nhóm trình bày.

- GV và HS nhận xét.

- Nhận xét tiết học.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS cùng tìm hiểu bài toán với GV.

+ Trung tâm thể dục thẩm mĩ có các phòng: phòng tập yoga, phòng tập thể hình, phòng xông hơi, phòng tập nhảy.

+ a, Phòng nào có diện tích lớn nhất?

+ b, Phòng nào có diện tích nhỏ nhất?

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

- a, Phòng có diện tích lớn nhất là phòng tập yoga.

- b, Phòng có diện tích nhỏ nhất là phòng xông hơi.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS cùng tìm hiểu bài toán với GV.

- Theo em miếng đề can ỏ hình A có đủ để dán thành hình B không ?

+ Hình A có đủ ô vuông để dán vào hình B.

+ HS: Em sẽ đếm số ô vuông cần có để dán vào hình B là 12 ô vuông, 12 ô vuông này ghép thành hình chữ nhật có chiều rộng là 3 ô vuông, chiều dài là 4 ô vuông. Sau đó em đếm số ô vuông hình Ở Hình A tương tự như ở hình B. Như vậy em sẽ có một hình chữ nhật có chiều rộng là 3 ô vuông và chiều dài là 4 ô vuông để ghép vào hình B.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu

- Bạn nam trong đã dùng dây để căng hai hình chữ nhật.

+ Hình A: chiều dài: 5 cm, chiều rộng: 3 cm. Có chu vi: 16cm. Diện tích: 15 cm2

+ Hình B: chiều dài: 6 cm, chiều rộng, chu vi: 16 cm, diện tích: 12 cm2

- Chu vi của hai hình chữ nhật bằng nhau, Diện tích của hai hình chữ nhật đó lại khác nhau.

- HS: + Chiều dài: 5 cm, chiều rộng: 4 cm. Có chu vi: 18 cm. Diện tích: 20 cm2.

+ Chiều dài: 7 cm, chiều rộng: 2 cm. Có chu vi: 18 cm. Diện tích: 14 cm2.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 97: THU TẬP, PHÂN LOẠI, GHI CHÉP SỐ LIỆU THỐNG KÊ (TIẾT 1)

Trang 92

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với việc thu nhập, phân loại, kiểm đếm và ghi lại kết quả một số đối tượng trong tình huống đơn giản.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh.

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Trong vườn có những loại hoa nào?

+ Em nhìn thấy trong tranh có mấy bông hoa hồng ?

+ Có bao nhiêu bông hoa hướng dương ?

+ Hoa cúc có bao nhiêu bông hoa ?

+ Còn Hoa đồng tiền ?

- HS ghi kết quả ra giấy nháp

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- HS: bức tranh vẽ bạn nhỏ đang tưới hoa.

+ Trong vườn có các loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa hướng dương, hoa đồng tiền.

+ có 4 bông hoa hồng.

+ có 6 bông hoa hướng dương

+ có 7 bông hoa cúc

+ có 5 bông hoa đồng tiền

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Làm quen với việc thu nhập, phân loại, kiểm đếm và ghi lại kết quả một số đối tượng trong tình huống đơn giản.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- Mỗi bông hoa được ghi bằng 1 vạch cứ như vậy đến khi đếm xong.

- GV: tổng hợp kết quả:

- GV đọc thông tin trên bảng.

- Quan sát bảng tổng hợp nêu cách ghi chép kết quả kiểm điếm:

GV: nhận xét chốt lại cách ghi ghép kết quả kiểm đếm

- GV: cho HS vận dụng cách kiểm đếm và ghi chép kết quả qua ví du thực tế trong lớp.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS báo cáo kết quả kiểm đếm số bông hoa mỗi loại.

+ có 4 bông hoa hồng.

+ có 6 bông hoa hướng dương

+ có 7 bông hoa cúc

+ có 5 bông hoa đồng tiền

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- Ghi tên đối tượng kiểm đếm: Số lượng bông hoa

+ Ghi những loại hoa được kiểm đếm: hoa hồng, hoa hướng dương, hoa cúc, hoa đồng tiền,.

+ Kiếm đếm số bông hoa mỗi loại bằng vạch đếm.

+ Mỗi bông hoa tương ứng với một vạch đếm.

+ Sau đó ghi kết quả bằng cách đếm số vạch đếm tương ứng.

- HS lắng nghe

- Kiểm đếm số bạn trong lớp có sinh nhật vào tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7.

2. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Vận dụng thu thập, phân loại, kiểm đếm và ghi lại kết quả trong một số tình huống thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài 1 yêu cầu làm gì ?

- HS trình bày kết quả, nêu cách làm bài.

- GV: khi sử dụng công cụ kiểm đếm này việc tổng hợp két quả sẽ nhanh hơn. Chẳng hạn với số lượng 12, chỉ cần đếm 5, 10,11, 12 có tất cả 12 vạch.

- Vận dụng cách kiểm đếm GV đưa ra những câu đố nhanh, ví dụ biểu diễm số 20 thì cần ghi như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc yêu cầu

-

- ô số 1 có 3 vạch tương ứng là số 3

- ô số 2 có 5 vạch tương ứng là số 5

- ô số 3 có 12 vạch tương ứng là số 12

- ô số 4 có 15 vạch tương ứng là số 15

- 4 lần 5 vạch.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 32

TOÁN

Bài 97: THU THẬP, PHÂN LOẠI, GHI CHÉP SỐ LIỆU THỐNG KÊ (T2) - Trang 92

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng thu thập, phân loại, kiểm đếm và ghi lại kết quả trong một số tình huống thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát “quả” và hỏi trong bài hát có những loại quả gì? tổng cộng có bao nhiêu loại quả xuất hiện trong bài hát.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS nghe và hát theo.

+ Trả lời câu hỏi.

+ Trả lời.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập về kiểm đếm số vạch BT1, kiểm đếm số chiếc diều BT2, thú nhồi bông BT3, trả lời câu hỏi về biểu đồ tranh BT4.

- Cách tiến hành:

Bài 2: (Làm việc nhóm 4) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

Graphical user interface, application

Description automatically generated

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a.

- Làm việc chung cả lớp.

a. HS quan sát tranh và cho biết trong tranh có các loại thú nhồi bông nào?

Graphical user interface, application

Description automatically generated

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS chia nhóm 4, làm việc trên phiếu học tập.

+ Nói cho bạn nghe cách làm, nhắc lại cách ghi kết quả khi kiểm đếm.

+ Đặt câu hỏi cho bạn liên quan đến thông tin về số lượng chiếc diều: VD: chiếc diều hình nào nhiều nhất, hình nào ít nhất.

- HS đọc đề bài câu a.

- HS quan sát và nêu tên các con thú nhồi bông có trong tranh.

- HS nêu kết quả, bạn khác nhận xét, bổ sung.

b. Kiểm đếm từng loại thú nhồi bông, đọc biểu tranh rồi trả lời các câu hỏi:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài câu b.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.

Graphical user interface, text

Description automatically generated

- GV nhận xét bài làm của HS và củng cố cho HS kiến thức về kiểm đếm qua bài tập 1,2,3.

- 2 HS đọc yêu cầu và đọc biểu đồ tranh.

- HS làm việc nhóm đôi 1 bạn hỏi 1 bạn trả lời.

+ Có bao nhiêu con hà mã? (2 con).

+ Số khỉ nhiều hơn số hươu cao cổ là bao nhiêu con? (1 con)

+ Trong tranh vẽ có tất cả bao nhiêu con thú nhồi bông?

- HS hỏi thêm nhau: làm thế nào để bạn biết số khỉ nhiều hơn số hươu cao cổ là 1 con? Làm thế nào để biế có tất cả bao nhiêu con thú nhồi bông.

- HS nhận xét cách ghi kết quả kiểm đếm qua 3 bài tập.

* GV kết luận: Giúp HS nhận ra có những cách khác nhau để biểu diễn kết quả kiểm đếm. Biểu đồ tranh cũng là một công cụ để biểu diễn kết quả kiểm đếm. Khi sử dụng biểu đồ tranh, cần ghi rõ tên biểu đồ, loại đối tượng kiểm đếm, kiểm đếm số lượng mỗi loại bằng các tranh.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4.

Graphical user interface, text

Description automatically generated

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV chốt lại, nhấn mạnh các thông tin liên quan đến biểu đồ:

+ Tên biểu đồ cho biết biểu đồ thông kê về?

+ Các ngày cần thống kê là?

+ Số sách bán được của từng ngày được kí hiệu bằng quyển sách? Mỗi kí hiệu tượng trưng cho mấy quyển?

- GV yêu cầu HS nhận xét biểu đồ tranh ở BT3 và BT4.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết học.

- HS nêu yêu cầu bài 4.

- Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

a) 45 cuốn sách đã bán được trong ngày thứ tư.

b) Ngày thứ hai.

c) Ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 10 cuốn sách.

d) Cả 4 ngày bán được 135 cuốn sách.

+ Số sách bán được trong 4 ngày.

+ Ngày thứ nhất, ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư.

+ Mỗi kí hiệu tượng trưng cho 5 quyển.

+ HS trả lời: ở bài 3 mỗi tranh trong biểu đồ biểu diễn 1 con thú nhồi bông, còn ở bài 4 mỗi quyển sách biểu diễn cho 5 quyển sách bán được.

- HS rút ra cách đọc thông tin trên biểu đồ tranh để thu được thông tin cần thiết.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 98: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ (T1) - Trang 95

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu thống kê.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia một trò chơi liên quan đến việc thống kê số lượng.

- GV hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi.

VD: Một đội tham gia thi HS giỏi Toán, lớp 3A có 5 bạn tham gia, lớp 3B có 6 bạn, lớp 3C có 10 bạn.

- Yêu cầu HS lập bảng thống kê xem có bao nhiêu lớp có HS thi HS giỏi, số lượng bao nhiêu bạn

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS theo dõi.

- HS tham gia chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.

2. Hình thành kiến thức:

* Mục tiêu:

- Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu thống kê.

* Cách tiến hành:

- HS đọc và tìm hiểu các thông tin cho trong bảng số liệu thống kê trong SGK.

Graphical user interface, text

Description automatically generated

- HS thực hiện theo nhóm hoặc theo tổ: thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê về hoạt động ưa thích sau giờ học của các bạn trong tổ; HS thảo luận và thống nhất cách thực hiện; tiến hành thu thập và ghi chép lại kết quả.

- Yêu cầu HS các tổ trình bày kết quả, GV gợi ý để HS chia sẻ cách thu thập số liệu, ghi chép số liệu tiêu chí phân loại khi thống kê.

- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, cùng nhau thực hiện đặt câu hỏi và trả lời về thông tin của bảng thống kê trong SGK trang 95: tên bảng thống kê và thông tin trên bảng thống kê, tiêu chí thống kê thể hiện trên bảng, số liệu thống kê trong mỗi ô của bảng thống kê.

- GV nhận xét, kết luận.

- HS đọc bảng số liệu thống kê SGK trang 95.

- HS theo dõi thực hiện theo nhóm (tổ).

- Đại diện các nhóm (tổ) trình bày kết quả làm việc của tổ.

- HS nhóm (tổ) khác nhận xét, bổ xung.

- HS đọc tên của bảng: hoạt động ưa thích sau giờ học của các bạn trong tổ Một.

- Thông tin trên bảng:

+ Hàng trên ghi tên các hoạt động ưa thích.

+ Hàng dưới ghi số người tham gia mỗi dạng hoạt động.

- Tiêu chí thống kê: (Số người tham gia các hoạt động: chơi thể thao; đọc sách, xem tivi).

- Hiểu được số liệu trong từng ô đó nói lên điều gì. VD: với hoạt động ưa thích sau giờ học là “Đọc sách” có số người tham gia là 4.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập: đọc bảng số liệu thống kê và trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT1, BT2, BT3.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc theo cặp)

Loại kem

Kem dừa

Kem dâu

Kem va-ni

Kem sô-cô-la

Số lượng thùng

4

5

3

6

- GV cho HS quan sát số liệu thống kê và mô tả những thông tin trên bảng đó.

- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp, đặt và trả lời câu hỏi liên quan đến bảng số liệu thống kê cho trong bài tập.

- GV nhấn mạnh các thông tin liên quan đến bảng số liệu thống kê:

+ Tên bảng cho biết đối tượng thống kê là.

+ Tiêu chí thống kê là.

+ Nhìn vào ô bất kì ta biết thông tin liên quan đến ô đó?

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Đọc bảng cho trong câu a và trả lời các câu hỏi:

- GV tổ chức cho HS hỏi đáp theo yêu cầu bài.

- Cửa hàng đã nhập về bao nhiêu thùng kem dâu?

- Thùng kem loại nào được cửa hàng nhập về nhiều nhất? Thùng kem loại nào được cửa hàng nhập về ít nhất?

- Cửa hàng đã nhập về tất cả bao nhiêu thùng kem các loại?

- GV nhận xét, kết luận kiến thức bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời tham gia hỏi đáp về các câu hỏi.

+ Số thùng kem mà một cửa hàng đã nhập về.

+ Số lượng của mỗi loại kem: kem dừa, kem dâu,kem va-ni, kem sô-cô-la.

+ VD: số thùng kem dâu cửa hàng đã nhập về là 5 thùng.

- HS đọc yêu cầu b.

- HS tham gia hỏi đáp (1 HS hỏi, 1 HS trả lời).

+ Cửa hàng đã nhập về 5 thùng kem dâu.

+ Kem sô-cô-la nhập về nhiều nhất. Kem va-ni nhập về ít nhất.

+ Cửa hàng đã nhập về tất cả 18 thùng kem.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát hình sau:

- GV yêu cầu HS đọc bảng trên và trả lời câu hỏi:

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm 2 (1 HS hỏi, 1 HS trả lời).

+ Bảng trên gồm có những loại quả gì?

+ Số học sinh yêu thích quả táo là bao nhiêu?

+ Loại quả nào nhiều HS yêu thích nhất? loại quả nào ít HS yêu thíc nhất?

+ Số HS yêu thích loại quả dưa hấu nhiều hơn quả cam bao nhiêu học sinh?

- GV chốt kiến thức.

- GV nhận xét, gợi ý HS chuẩn bị nội dung tiết học sau.

- HS quan sát.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm vệc theo nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu.

- Đại diện 1 nhóm trình bày:

+ Bảng trên gồm những loại quả: táo, chuối, dưa hấu, cam, bưởi.

+ Số HS yêu thích quả táo là 25.

+ Loại quả nhiều HS yêu thích nhất là dưa hấu.

+ Loại quả ít HS yêu thích nhất là táo.

...

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 98: BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ (T2) - Trang 95

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu thống kê.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia một trò chơi để dẫn dắt vào nội dung bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia trò chơi.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập: đọc bảng số liệu thống kê và trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT1, BT2, BT3.

- Cách tiến hành:

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) HS quan sát bảng số liệu thống kê và mô tả những thông tin trên bảng đó.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

Graphical user interface, text

Description automatically generated

- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 2 phần a.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

b) Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi:

- Có bao nhiêu ô tô đi qua cổng trường từ 8 giờ đến 9 giờ sáng?

- Có bao nhiêu ô tô đi qua cổng trường từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều?

- Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian nào là nhiều nhất?

- Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian nào là ít nhất?

- Trong khoảng thời gian nào chỉ có 6 ô tô đi qua cổng trường?

- GV chốt lại, nhấn mạnh các thông tin liên quan đến bảng thống kê.

Bài 3. (Làm việc cá nhân)

Graphical user interface, text

Description automatically generated

a) GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào PHT.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS thực hiện: đại diện 1 vài nhóm lên bảng đặt và trả lời câu hỏi liên quan đến bảng số liệu thống kê.

+ Có 12 ô tô đi qua cổng trường từ 8 giờ đến 9 giờ sáng.

+ Có 6 ô tô đi qua cổng trường từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều.

+ Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 12 giờ trưa là nhiều nhất.

+ Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều là ít nhất.

+ Trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều chỉ có 6 ô tô đi qua cổng trường.

- HS nhận xét.

- HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào PHT.

b) Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi:

- Chiều cao của bạn Bình là bao nhiêu xăng-ti-mét?

- Trong năm bạn trên, bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?

- Bạn cao nhất cao hơn bạn thấp nhất bao nhiêu xăng-ti-mét?

- Bạn nào cao hơn bạn Duyên và thấp hơn bạn Cường?

- GV liên hệ thực tế lớp học hỏi thêm HS một số câu hỏi.

- GV chốt lại, gợi ý giúp HS nói ý nghĩa của việc sử dụng bảng thống kê trong cuộc sống.

- 1 vài HS nêu bài làm:

+ Chiều cao của Bình là 135cm.

+ Bạn cao nhất là An, bạn thấp nhất là Duyên.

+ Bạn cao nhất cao hơn bạn thấp nhất 11cm.

+ Bạn cao hơn bạn Duyên và thấp hơn bạn Cường là bạn Dũng và Bình.

- HS theo dõi trả lời.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4.

Graphical user interface, text

Description automatically generated

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV chốt lại, gợi ý giúp HS nói ý nghĩa của việc sử dụng bảng số liệu thống kê trong cuộc sống.

- GV cho HS chia sẻ thêm những trải nghiệm liên quan đến chiều dài quãng đường, một số thông tin biết được khi đọc bảng số liệu thống kê này.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài 4.

- Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

a) Tuyến đường sắt Hà Nội-Sài Gòn dài 1726km.

b) Tuyến đường sắt Huế-Đà Nẵng dài 1479km.

c) Tuyến đường sắt Hà Nội-Sài Gòn dài hơn tuyến đường sắt Hà Nội-Vinh 1407km.

- HS liên hệ thực tế và nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 99: KHẢ NĂNG XẢY RA CỦA MỘT SỰ KIỆN - Trang 98

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện (một lần) thí nghiệm đơn giản.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Đồng xu trong bộ đồ dùng học Toán.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- HS chơi trò chơi theo nhóm, một bạn bị bịt mắt lấy ra một cách ngẫu nhiên một ngôi sao từ hộp đựng các ngôi sao giống nhau chỉ khác nhau về màu sắc.

- Sau khi chơi hết một lượt để cảm nhận tính ngẫu nhiên của hành động. Ở lượt chơi thứ hai, HS sử dụng các thuật ngữ: “không thể”, “có thể”, “chắc chắn” để dự đoán kết quả hành động lấy ngẫu nhiên ra một ngôi sao của bạn trước khi thực hiện lấy ngôi sao.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS theo dõi tham gia chơi trò chơi.

- HS hiểu và rút ra được các quy luật có thể xảy ra khi chơi trò chơi này.

2. Hình thành kiến thức:

* Mục tiêu:

- Mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện (một lần) thí nghiệm đơn giản.

* Cách tiến hành:

- HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

+ Quan sát tranh khởi động trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi: “Vân lấy ra ngẫu nhiên một ngôi sao và chỉ lấy một lần. Vân có thể lấy được ngôi sao màu gì?”

Graphical user interface, website

Description automatically generated

- Quan sát hộp đựng các ngôi sao trong trò chơi khởi động, nói cho bạn nghe về những khả năng xảy ra đối với màu của ngôi sao được lấy trong trò chơi đó.

- GV nhận xét: có 2 khả năng xảy ra đối với màu của ngôi sao lấy được. Đó là mùa đỏ, màu vàng.

- HS quan sát tranh.

- HS thực hiện và nêu có 2 khả năng xảy ra là Vân có thể lấy được ngôi sao màu đỏ hoặc ngôi sao màu vàng.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

- HS vận dụng kiến thức vào hoàn thành bài tập: nêu được khả năng xảy ra của một sự kiện ở BT1,2,3. Tham gia trò chơi vận dụng, vận dụng được vào 1 số tình huống thực tế trong cuộc sống.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc theo nhóm)

Graphical user interface, website

Description automatically generated

- HS quan sát hai mặt của đồng xu, xác định mặt sấp, mặt ngửa theo quy ước.

- HS thực hiện theo nhóm, tung đồng xu 1 lần.

- GV nhận xét, củng cố kiến thức bài.

Bài 2: (Làm việc theo cặp)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

Graphical user interface, website

Description automatically generated

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi được nêu trong đề bài.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV chốt, nhấn mạnh 2 khả năng có thể xảy ra.

Bài 3. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, 2 bạn cùng bàn thảo luận và trả lời yêu cầu của đề bài.

- GV nhận xét, chốt kiến thức BT1,2,3 về cách lấy ngẫu nhiên và khả năng xảy ra của 1 sự kiệc.

- HS nêu yêu cầu bài 1.

- HS quan sát và xác định được 2 mặt của đồng xu.

- HS làm việc nhóm, mỗi người tung đồng xu 1 lần và nêu 2 khả năng có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu:

+ Có thể xuất hiện mặt sấp.

+ Có thể xuất hiện mặt ngửa.

- HS đọc đề, nêu yêu cầu bài 2.

- HS quan sát tranh, thảo luận 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời.

- Các nhóm báo cáo kết quả: 1 hộp đựng 1 số quả bóng xanh và quả bóng đỏ. Bạn An bịt mắt lấy một cách ngẫu nhiên 1 quả bóng. Những khả năng về màu sắc của quả bóng được lấy ra là:

+ Có thể quả bóng lấy ra là màu xanh.

+ Có thể quả bóng lấy ra là màu đỏ.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.

+ Một hộp kín đựng 3 chiếc thẻ có hình dạng giống nhau lần lượt ghi các số 2,7,4. Bạn Khoa rút ra một cách ngẫu nhiên 1 chiếc thẻ. Có thể bạn Khoa sẽ rút ra được chiếc thẻ ghi số 2, 7 hoặc 4.

- HS lắng nghe.

Bài 4: (HS làm việc nhóm)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

Graphical user interface, website

Description automatically generated

- HS chơi trò chơi “vòng quay may mắn” theo nhóm, quay vòng quay ngẫu nhiên xem kim dừng lại ở ô có màu gì?.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV chốt lại, gợi ý giúp HS nói ý nghĩa của việc sử dụng bảng thống kê trong cuộc sống.

- HS đọc và nêu yêu cầu.

- HS tham gia chơi trò chơi theo nhóm.

- HS quan sát tranh thực hiện.

“Bình quay đĩa tròn 1 lần. Khi vòng quay dừng lại thì chiếc kim sẽ chỉ vào 1 phần đĩa tròn đã tô màu. Chiếc kim có những khả năng chỉ vào màu sắc khi đĩa tròn có dừng lại là:

+ Có thể chiếc kim dừng lại ở ô màu xanh.

+ Có thể chiếc kim dừng lại ở ô màu đỏ.

+ Có thể chiếc kim dừng lại ở ô màu vàng.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS kể về những hành động ngẫu nhiên trong cuộc sống và các khả năng xảy ra của hành động đó. Ví dụ, trong bóng đá, trước khi đá để quyết định đội nào có bóng trước, trọng tài đã cho hai đội rút thẻ. Hành động rút ngẫu nhiên một thẻ như vậy có 2 khả năng xảy ra.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia kể.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------

TOÁN

Bài 100: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T1) - Trang 100

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 và vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

- Thực hiện tính được chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Đọc và nêu được một số nhận xét đơn giản từ thông tin trên bảng số liệu thống kê.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Một số trò chơi khởi động tạo không khí vui vẻ cho lớp học.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Chơi trò chơi “Lời mời chơi” cả lớp.

- GV tổ chức cho HS chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- GV nhận xét, củng cố kiến thức.

- HS tham gia chơi trò chơi.

+ HS đưa ra những lời mời ôn lại kiến thức đã học, bạn nào nhận được lời mời sẽ thực hiện lời mời. VD:

+ A: Mời bạn nêu cách tính diện tích hình chữ nhật và VD.

+ B: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). VD: tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 3cm là: 6 x 3 = 18 (cm).

2. Luyện tập:

* Mục tiêu:

- Thực hành cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 và vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

- Thực hiện tính được chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Đọc và nêu được một số nhận xét đơn giản từ thông tin trên bảng số liệu thống kê.

* Cách tiến hành:

Bài 1. Đặt tính rồi tính (làm việc cá nhân).

a) 40 279 + 1 620

18 043 + 42 645

78 175 – 2 155

58 932 – 21 316

b) 2 123 x 4

7 540 : 5

12 081 x 7

12 419 : 2

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau:

(12 726 + 10 618 ) x 2 ; 54 629 – 48 364 : 4

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

- Khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý điều gì?

- GV tổ chức cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng lớp.

- GV chốt kiến thức, nhấn mạnh lại các quy tắc khi tính giá trị của biểu thức và những lưu ý khi tính giá trị của biểu thức.

Bài 3. (Làm việc nhóm)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, thảo luận nhóm làm bài vào vở.

Graphical user interface

Description automatically generated

- Bài tập yêu cầu gì?

- Gọi HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông.

- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở, đại diện 1 nhóm trình bày bài làm.

- GV nhận xét, củng cố cho HS quy tắc tính chu vi hình vuông.

- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.

- HS đặt tính và tính vào vở, đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- HS nêu một số chú ý khi thực hiện cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS nêu lại các quy tắc khi tính giá trị của biểu thức:

+ khi biểu thức chứa dấu ngoặc thực hiện tính trong ngoặc trước.

+ khi biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau.

- HS thực hiện làm bài theo yêu cầu, chữa bài, nhận xét bài bạn.

- 1 HS nêu đề bài, phân tích bài.

- Bài tập yêu cầu tính chu vi của khung tranh hình vuông có cạnh là 75cm.

- 1 vài HS nhắc lại: muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài của 1 cạnh nhân 4.

- Đại diện nhóm làm bảng phụ, chia sẻ bài làm với cả lớp.

Graphical user interface

Description automatically generated

- Hướng dẫn HS làm bài tương tự phần a.

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?

+ Gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.

- GV chốt bài, củng cố cho HS quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.

- HS đọc đề, phân tích bài.

+ HS nêu: muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).

- HS làm bài vào vở, 1 nhóm trình bày bảng phụ.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, sau khi học sinh học bài.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 6.

Graphical user interface, application

Description automatically generated

- HS thực hiện theo nhóm.

a) Chọn 2 đồ vật muốn mua và tính số tiền phải trả.

b) Với 100 000 đồng lựa chọn những đồ vật để mua được nhiều loại nhất.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV chốt lại, liên hệ một số hoạt động thực tế cho HS trải nghiệm. VD: trò chơi đi chợ, đi siêu thị.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài 6.

- HS làm bài theo nhóm.

- Đại diện từng nhóm trình bày: lựa chọn món đồ cần mua rồi tính số tiền phải trả.

- Nêu đồ vật có thể mua được.

- HS liên hệ thực tế và nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 33

Toán

Bài 100: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2) – Trang 101

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 và vân dụng để tính giá trị của biểu thức và giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

- Đọc và nêu được một số nhận xét đơn giản từ thông tin trên bảng số liệu thống kê.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- VBT, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Tiết học hôm nay cô và cả lớp cùng tiếp tục ôn lại những gì đa học qua các bài tập tiếp theo: Em ôn lại những gì dã học (T2)

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Đọc và nêu được một số nhận xét đơn giản từ thông tin trên bảng số liệu thống kê.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc nhóm 2): Bảng sau cho biết số trường tiểu học ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2019:

- Đọc bảng trên và trả lời câu hỏi:

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

a) Năm học nào có số lượng trường Tiểu học nhiều nhất?

b) Số lượng trường Tiểu học năm học 2017-2018 ít hơn số lượng trường Tiểu học năm học 2016-2017 là bao nhiêu trường?

c) Làm tròn số trường Tiểu học ở Việt Nam trong bảng trên đến hàng nghìn và đọc các số vừa làm tròn.

d) Tuấn nhân xét: “Số lượng trường Tiểu học ở Việt Nam giảm dần qua các năm học”. Em có đồng ý với nhận xét của Tuấn không?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5. (Làm việc nhóm 4)

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày:

a) Năm học 2015-2016 có số lượng trường Tiểu học nhiều nhất.

b) Số lượng trường Tiểu học năm học 2017-2018 ít hơn số lượng trường Tiểu học năm học 2016-2017: 88 trường.

c) Đọc sác số vừa làm tròn: 16 000; 16 000, 15 000, 14 000.

d) Em đồng ý với nhận xét của Tuấn.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày:

a) Ước lượng tầm 1 000g

b) Ước lương tầm 6 000 ml

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6. (Làm việc nhóm đôi)

- GV hướng dẫn các nhóm cách trao đổi:

a) Các em cần lựa chọn 2 món đồ em muốn mua và tính số tiền cần trả.

b) Thảo luận: Nếu em có 100 000 đồng em lựa chọn những đồ vật nào để mua được nhiều loại nhất.

- GV chia nhóm 2, các nhóm thảo luận và chọn theo yêu cầu.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày:

VD:

a) Em mua 1 quyển sách và 1 quả bóng hết 98 000 đồng.

b) Nếu em có 100 000 đồng em lựa chọn mua: máy bay, quyển sách và rubic.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 101: EM VU HỌC TOÁN (Tiết 1) – Trang 102 - 103

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Sử dụng tiền để trao đổi, mua bán một cách thông minh, qua đó HS bước đầu cảm nhận được việc sử dụng tiền làm công cụ để trao đổi, mua sắm.

- Nhận biết số tiền mệnh giá hai trăm ngìn đồng, năm trăm nghìn đồng bằng cách đọc chốt ghi mệnh giá tiền trên tờ tiền.

- Nhận biết số tiền của một số nước.

- Thu thập thông tin, kiểm điếm, phân loại, ghi kết quả trong một số tình huống thưc tiễn gắn với trường học, lớp học của HS.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- VBT, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi có tên gọi “ Đi chợ” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Mua 2 que kem hết 9 000 đồng . Hỏi 1 que kem giá bao nhiêu tiền?

+ Câu 2: Mua 5 kg gạo hết 75 000 đồng. Hỏi 1 kg gạo giá bao nhiêu tiền?

+ Câu 3: Mua 8 hộp sữa hết 64 000 đồng. Hỏi 1 hộp sữa giá bao nhiêu tiền ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Trả lời:

+ Trả lời

+ Trả lời :

- HS lắng nghe.

2. Thực hành, luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Sử dụng tiền để trao đổi, mua bán một cách thông minh, qua đó HS bước đầu cảm nhận được việc sử dụng tiền làm công cụ để trao đổi, mua sắm.

+ Nhận biết số tiền mệnh giá hai trăm ngìn đồng, năm trăm nghìn đồng bằng cách đọc chốt ghi mệnh giá tiền trên tờ tiền.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Trải nghiệm: “Mua sắm thông minh”. (Làm việc nhóm 2)

- GV chia lớp thành các nhóm 2, thảo luận và chọn các sản phẩm theo yêu cầu:

+ Chọn 2 sản phẩm có tổng giá tiền không quá 50 000 đồng.

+ Chọn 3 sản phẩm có tổng giá tiền gần 100 000 đồng.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS đánh dấu lại vào VBT toán.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu về hai tờ tiền có mệnh giá hai trăm nghìn và năm trăm ngìn đồng. (Làm việc cả lớp – làm việc nhóm 4)

a) GV yêu cầu HS cả lớp quan sát hình ảnh hai tờ tiền và đọc chữ in các mệnh giá trên hai tờ tiền. (Làm việc cả lớp)

- GV yêu cầu lớp đọc to chữ in các mệnh giá trên hai tờ tiền.

- GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt.

b) Thảo luận nhóm, kể một số đồ vật có giá bán khoảng hai trăm nghìn đồng, năm trăm nghìn đồng mà em biết. (Làm việc nhóm 4).

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và chọn các sản phẩm theo yêu cầu.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- HS làm việc nhóm 2. và chọn các sản phẩm theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm lên bảng treo sản phẩm:

VD:

+ 2 sản phẩm có tổng giá tiền không quá 50 000 đồng là:

+ 3 sản phẩm có tổng giá tiền gần 100 000 đồng là:

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS đánh dấu lại vào VBT toán

- Lớp quan sát hai tờ tiền.

- HS đọc:

+ Hai trăm nghìn đồng.

+ Năm trăm nghìn đồng.

- HS làm việc nhóm 4. và chọn các sản phẩm theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày theo ý kiến riêng các nhóm:

+ Hai trăm nghìn có thể mua được: 1 bộ quần áo, 1 chiếc cặp sách, ...

+ Năm trăm nghìn có thể mua được: 1 bộ đồ chơi, 1 nồi cơm điện...

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh năm kĩ hơn về mệnh tiền giá hai trăm nghìn đồng, năm trăm nghìn đồng. Từ đó sẽ biết cách tiêu dùng thông minh.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 101: EM VU HỌC TOÁN (Tiết 2) – Trang 103 - 104

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Sử dụng tiền để trao đổi, mua bán một cách thông minh, qua đó HS bước đầu cảm nhận được việc sử dụng tiền làm công cụ để trao đổi, mua sắm.

- Nhận biết số tiền mệnh giá hai trăm ngìn đồng, năm trăm nghìn đồng bằng cách đọc chốt ghi mệnh giá tiền trên tờ tiền.

- Nhận biết số tiền của một số nước.

- Thu thập thông tin, kiểm điếm, phân loại, ghi kết quả trong một số tình huống thưc tiễn gắn với trường học, lớp học của HS.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- VBT, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Tiêu dùng thông minh” để khởi động bài học.

- Cách chơi: GV lựa chọn một số đồ vật và đánh giá tiền bên dưới. Trong thời gian 1 phút các nhóm chọn và tính nhanh 2 món đồ vật co giá dưới 60 000 đồng. Nhóm nào lựa chọn nhanh và đúng nhất sẽ là người chiến thắng.

- Gv tổ chới lớp chơi trò chơi (thời gian: 2’)

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Qua trò chơi các con đã là những nhà tiêu dùng rất thông minh. Bài học hôm nay cô và cả lớp cùng vui học toán qua cách thu thập , kiểm đếm và tìm hiểu một số loại tiền các nước trên thế giới: Em vui học toán(T2)

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi: “Tiêu dùng thông minh”

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết số tiền của một số nước.

+ Thu thập thông tin, kiểm điếm, phân loại, ghi kết quả trong một số tình huống thưc tiễn gắn với trường học, lớp học của HS.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Cách tiến hành:

*Hoạt động 3: Tìm hiểu về tiền của một số nước.

(Làm việc nhóm 2).

- GV yêu cầu HS quan sát các tờ tền các nước:

- GV chia lớp thành các nhóm 2, thảo luận và nói cho nhau nghe về tên tiền của các nước.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

? Em còn biết loại tiền của nước nào khác không?

- Gv giới thiệu thêm một số loại tiền của các nước khác trên thế giới.

*Hoạt động 4. Thực hành kiểm đếm, ghi lại kết quả. (Làm việc nhóm 4).

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và chọn các sản phẩm theo yêu cầu.

a) Thảo luận những vấn đề cần thu thập số liệu liên quan đến các bạn lớp em.

b) Thực hện thu thập số liệu và ghi lại kết quả với một số vấn đề được lựa chọn.

c) Tổng hợp kết qua thành bảng số liệu, nêu các nhận xét và đưa ra quyết định chọn màu áo đồng phục cho lớp dựa trên kết quả thống kê.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- Gv nhận xét, tuyên dương các nhóm có kết quả tốt.

- HS quan sát.

- HS làm việc nhóm 2 và nói cho nhau nghe về tên tiền của các nước:

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Tiền ơ-rô của nước Pháp.

+ Tiền Đô-la của nước Mỹ.

+ Tiền Yên của nước Nhật.

+ Tiền Kíp của nước Lào.

+ Tiền Nhân dân tệ của nước Trung Quốc.

- HS lắng nghe.

+ HS nêu.

- Lớp quan sát, ghi nhớ.

- HS làm việc nhóm 4. và chọn các sản phẩm theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày theo ý kiến riêng các nhóm.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

- Dặn HS chuản bị bài sau.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 102: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiết 1)

Trang 105-106

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập tổng hợp về đọc, viết, so sánh, cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 100 000.

- Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức các số trong phạm vi 100 000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- VBT, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Truyền điện” để khởi động bài học: GV đưa ra các số bất kì trong phạm vi 100 000 và gọi HS giơ tay nhanh nhất nêu cách đọc số. Nếu HS đó đọc đúng thì được phép chọn số khác và chỉ định bạn đọc theo yêu cầu của mình. (tg: 3 phút)

- GV Nhận xét, tuyên dương HS chơi tốt.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Tiết học ngày hôm nay cô và cả lớp cùng ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000.(T1)

- HS tham gia trò chơi: “Truyền điện

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập tổng hợp về đọc, viết, so sánh, cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 100 000.

+ Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức các số trong phạm vi 100 000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Điền dấu < , >, = (Làm việc nhóm 2)

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- GV hướng dẫn cho học sinh cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. Sắp xếp các số 4 768, 5 189, 4 827, 5 768 theo thứ tự: (Làm việc cá nhân).

a) Từ bé đến lớn.

b) Từ lớn đến bé.

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau: Sắp xếp các số 4 768, 5 189, 4 827, 5 768 theo thứ tự:

a) Từ bé đến lớn.

b) Từ lớn đến bé.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc cá nhân).

a) Viết các số 2 894, 7 205, 5 668, 3 327 thành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu):

Mẫu: 2 894 = 2 000 + 800 + 90 + 4

b) Viết các tổng sau thành số (theo mẫu):

Mẫu: 3 000 + 500 + 20 + 7 = 3 572

4 000 + 700 + 40 + 2 2 000 + 600 + 40 + 8

5 000 + 500 + 50 + 5 3 000 + 900 + 8

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. Tính nhẩm (Làm việc nhóm 2)

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- GV hướng dẫn cho học sinh cách tính nhẩm nhanh và hiệu quả.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS lắng nghe, ghi nhớ cách so sánh.

- Đại diện các nhóm trình bày:

5 689 < 5 690

7 100 > 7 099

4 000 = 3 600 + 400

6 000 + 4 000 > 9 000

7 000 + 2 000 = 9 000

8 000 + 2 000 > 11 000

- HS lắng nghe.

- HS làm vào vở.

- Lần lượt 5 – 7 HS nêu kết quả dãy số vừa sắp xếp:

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn:

4 768, 4 827, 5 189, 5 768.

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé:

5 768, 5 189, 4 827, 4 768.

- HS lắng nghe.

- HS làm vào vở.

- Lần lượt 5 – 7 HS nêu kết quả

a)

2 894 = 2 000 + 800 + 90 + 4

7 205 = 7 000 + 200 + 5

5 668 = 5 000 + 600 + 60 + 8

3 327 = 3 000 + 300 + 20 + 7

b) Viết các tổng sau thành số :

3 000 + 500 + 20 + 7 = 3 572

4 000 + 700 + 40 + 2 = 4 742

2 000 + 600 + 40 + 8 = 2 648

5 000 + 500 + 50 + 5 = 5 555

3 000 + 900 + 8 = 3 908

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS lắng nghe, ghi nhớ cách so sánh.

- Đại diện các nhóm trình bày:

6 000 + 3 000 – 5 000 = 4 000

8 000 – 3 000 – 2 000 = 3 000

7 000 – (1 500+4 500) = 2 000

6 000 + 2 000 – 3 000 = 5 000

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để củng cố thêm cho HS cách so sách, sắp xếp, viết các số trong phạm 100 000...

+ Bài toán:....

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

- Dặn HS chuản bị bài sau.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS tả lời:.....

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Toán

Bài 102: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiết 2)

Trang 105-106

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập tổng hợp về đọc, viết, so sánh, cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 100 000.

- Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức các số trong phạm vi 100 000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- VBT, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh nhất” để khởi động bài học: GV đưa ra các phép tính nhân bất kì trong phạm vi 100 000 và gọi HS giơ tay nhanh nhất nêu kết quả. Nếu trả lời đúng được tặng hoa khen. (tg: 3 phút)

- GV Nhận xét, tuyên dương HS chơi tốt.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Tiết học ngày hôm nay cô và cả lớp cùng tiếp tục ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000.(T2)

- HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh nhất”

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập tổng hợp về đọc, viết, so sánh, cấu tạo thập phân của các số trong phạm vi 100 000.

+ Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức các số trong phạm vi 100 000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 5. Đặt tính rồi tính. (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính vào vở.

- Gọi HS lên bảng thực hiện tính.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 6. Tính giá trị của các biểu thức. (Làm việc cá nhân)

a) 250 - 550 : 5 b) 350 : 7 - 6

c) 450 – (50 + 350) d) (500 + 40) x 2

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài.

- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS nhớ lại các bước làm bài tính giá trị biểu thức .

- GV lưu ý HS bài tính giá trị của biểu thức:

+ Nếu biểu thức chỉ có phép nhân, phép chia ta tính từ trái sang phải.

+ Còn khi biểu thức có cả phép cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

+ Nếu biểu thức có dấu ngoặc đơn thì tính trong ngoặc trước.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 7. Ở một bảo tàng sinh vật biển, buổi sáng có 120 lượt khách tham quan, buổi chều có nhiều hơn buổi sáng 30 lượt khách. Hỏi cả ngày hôm đó bảo tàng có bao nhiêu lượt khách tham quan? (Làm việc nhóm 2)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 7.

- GV hướng dẫn tìm hiểu bài toán:

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn cả ngày hôm đó bảo tàng có bao nhiêu lượt khách tham quan làm ntn?

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương

- 1-2 em nêu yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính:

x

114

6

684

x

23

3

69

x

12318

3

36954

x

4325

2

8650

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ và nhớ lại cách làm.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- HS đọc bài làm của mình

a) 250 - 550 : 5 = 250 – 110

= 140

b) 350 : 7 – 6 = 50 – 6

= 44

c) 450 – (50 + 350) = 450 – 400

= 50

d) (500 + 40) x 2 = 540 x 2

= 1080

- HS khác nhận xét.

- HS nêu yêu cầu bài 7.

+ Ở một bảo tàng sinh vật biển, buổi sáng có 120 lượt khách tham quan, buổi chều có nhiều hơn buổi sáng 30 lượt khách.

+ Hỏi cả ngày hôm đó bảo tàng có bao nhiêu lượt khách tham quan?

+ Hs nêu.

- Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải:

Buổi chiều bảo tàng có số lượt khách tham quan là:

120 + 3 = 150 (lượt khách)

Cả ngày hôm đó bảo tàng có số lượt khách tham quan là:

120 + 150 = 270 (lượt khách)

Đáp số: 270 lượt khách

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 8. Năm nay con 8 tuổi, tuổi của mẹ gấp 4 lần tuổi của con. Hỏi mẹ hơn con bao nhiêu tuổi? (Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 8.

- GV hướng dẫn tìm hiểu bài toán:

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mẹ hơn con bao nhiêu tuổi làm ntn?

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

- HS nêu yêu cầu bài 8.

+ Năm nay con 8 tuổi, tuổi của mẹ gấp 4 lần tuổi của con.

+ Mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?

+ Muốn biết mẹ hơn con bao nhiêu tuổi thực hiện phép tính nhân.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải:

Tuổi của mẹ là:

8 x 4 = 32 (tuổi)

Mẹ hơn con số tuổi là:

32 – 8 = 24 (tuổi)

Đáp số: 24 tuổi.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

TUẦN 34

TOÁN

Bài 103: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 (TT) Trang 107

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính trong phạm vi 100000, tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đa học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:40000 +30000 - 10000

+ Câu 2: 20000 x 3

+ Câu 3: 50000 – 10000 -30000

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ 40000 + 30000 – 10000 = 60000

+ 20000 x 3 = 60000

+ 50000 – 10000 -30000 = 10000

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính trong phạm vi 100000, tính viết,tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

50000 + 30000 =

30000 x 2 =

70000 – 50000 =

13000 x 3 =

16000 + 50000 =

80000 : 4 =

34000 – 4000 =

28000 : 7 =

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. Đặt tính rồi tính(Làm việc chung cả lớp).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bảng con.

47516 + 25348

314 x 6

24853 + 32446

5218 x 3

52375 – 28167

19276 : 4

96253 - 35846

47635 : 7

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

Bài 3. Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

-GV cho HS thảo luận nhóm 2

a) Giá trị của biểu thức (20354 – 2338) x4 là:

A.9802 B.78778 C.72904 D.72064

- Tại sao chọn đáp án D

b)Giá trị của biểu thức 56037 – (35154 – 1725) là:

A.19158 B.22608 C.38133 D.3633

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-Nêu cách tính giá trị của biểu thức?

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 3. (Làm việc nhóm 4)

Mẹ mang 100000 đồng đi chợ, mẹ mua thịt hết 57000 đồng, mua rau hết 15000 đồng. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu tiền?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV cùng HS tóm tắt:

+ Mẹ mang: 100000 đồng

+ Mua thịt : 57000 đồng

+ Mua rau : 15000 đồng

+Còn lại : .......... đồng ?

-GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài giảng trên phiếu bài tập nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.

50000+30000 =80000

30000 x 2= 60000

70000–50000 = 20000

13000 x 3 = 39000

16000+50000 =66000

80000 : 4 = 20000

34000–4000 =30000

28000 : 7 = 4000

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS trình bày vào bảng con.

-

52375

28167

24208

+

24853

32446

57299

+

47516

25348

72864

x

5218

3

15654

15654

x

314

6

1884

-

96253

35846

60407

47635

7

56

680

03

35

0

19276

4

32

4819

07

36

0

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS thảo luận đưa đáp án

+ D. 72064

+Thực hiện20354 – 2338 = 18016; lấy 18016 x 4 = 72064

+ B.22608

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ Nếu biểu thức có dấu ngoặc (), ta sẽ làm trong ngoặc trước.

+ Nếu biểu thức có cả dáu cộng/trừ và nhân / chia, ta làm nhân chia trước cộng trừ sau.

+ Nếu biểu thức chỉ có cộng trừ hoặc nhân chiata làm từ trái sang phải.

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HSTL: mẹ mang 100000 đồng đi chợ, mẹ mua thịt 57000 đồng, mẹ mua rau 15000 đồng.

+ Mẹ còn lại bao nhiêu tiền?

+ HS cùng tóm tắt bài toán với GV.

- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.

Giải:

Mẹ mua thịt và rau hết số tiền là:

57000+15000 = 72000 ( đồng)

Mẹ còn lại số tiền là:

100000 – 72000 = 28000 ( đồng)

Đáp số: 28000 đồng

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS ghi lại bài giải vào vở.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” về tính nhẩm trong phạm vi 100000.

+ 6000 + 3000 – 1000 =

+ 8000 – ( 4500 -1500) =

+ 3000 – 2000 + 5000 =

+ 7000 – 4000 – 3000 =

+ 2000 + 6000 + 2000 =

+ ( 6500 - 2500) – 4000 =

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi các nhân.

+ Ai nhanh, đúng được khen.

+ 6000 + 3000 – 1000 = 8000

+ 8000 – ( 4500 -1500) =5000

+ 3000 – 2000 + 5000 = 6000

+ 7000 – 4000 – 3000 = 0

+ 2000 + 6000 + 1000 = 9000

+ ( 6500 - 2500) – 4000 = 0

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 103: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 (TT) Trang 108

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành giải toán về quan hệ so sánh, bằng cách sử dụng phép tính trừ.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhẩm: 20000 + 30000 = ?

+ Câu 2: Tính nhẩm: 60000 - 50000 = ?

+ Câu 3: Tính nhẩm: 40000 x 2 = ?

+ Câu 4: Tính nhẩm: 90000 : 3 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 20000 + 30000 = 50000

+ 60000 - 50000 =10000

+ 40000 x 2= 80000

+ 90000 : 3 = 30000

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành giải toán về quan hệ so sánh, bằng cách sử dụng phép tính cộng, trừ, chia.

+ Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc nhóm 2)

Trong một thư viện có 2638 quyển sách viết bằng tiếng Việt. Số sách viết bằng tiếng Việt nhiều hơn viết bằng tiếng nước ngoài là 705 quyển. Hỏi trong thư viện có tất cả bao nhiêu quyển sách viết bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài?

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV và HS cùng tóm tắt :

+Sách viết bằng tiếng Việt: 2638 quyển .

+ Sách viết bằng tiếng Việt nhiều hơn: 705 quyển.

+ Có tất cả :...... quyển ?

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 6. (Làm việc nhóm 4)

May mỗi bộ quần áo vừa hết 3 m vải. Hỏi nếu một công ty may có 10250 m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo như thế và còn thừa mấy mét vải?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV cùng HS tóm tắt:

+ 3m : 1 bộ

+10250 m : ...... bộ và .....m vải?

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài giảng trên phiếu bài tập nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.

Bài 7: (Làm việc cá nhân).

Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang.Huyện Mèo Vạc có nhiều phong tục tập quán văn hóa truyền thống và nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như dãy núi đá tại mèo, đỉnh Mã Pì Lèng,...Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số của huyện Mèo Vạc là 86071 người.

Em hãy làm tròn số dân của huyện Mèo Vạc tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019 đến hàng nghìn.

- GV yêu cầu HS nêu tình huống

- GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình xung quanh tình huống?

-GV cho HS làm và trả lời

-GV mời HS khác nhận xét

- Gv nhận xét , tuyên dương

- Thế nào là số tròn nghìn?

-Cách làm số tròn nghìn?

- Gv nhận xét , tuyên dương,nhắc lại

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS cùng tóm tắt với GV.

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Giải:

Có số quyển sách viết bằng tiếng nước ngoài là:

2638 – 705 = 1933 (quyển)

Có tất cả số quyển sách viết bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài là:

2638 + 1933 = 4571( quyển)

Đáp số : 4571 quyển

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS cùng tóm tắt bài toán với GV.

- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.

Giải:

Ta thực hiện phép chia :

10250 : 3 = 3416( dư 2)

Vậy 10250m vải may được 3146 bộ quần áo và thừa 2 m vải.

Đáp số: 3416 bộ quần áo và thừa 2 m vải.

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS ghi lại bài giải vào vở.

+ 1 HS nêu tình huống

+ 2-3 HS chia sẻ

+ HS trả lời: Làm tròn số dân của huyện Mèo Vạc tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019 đến hàng nghìn là 86000

+ Hs nhận xét

+ Số tròn nghìn là số có 3 chữ số hàng trăm , hàng chục hàng đơn vị đều là chữ số 0.

+Các số hàng trăm , hàng chục, hàng đơn vị là số 0

+HS lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Em yêu Việt Nam”. Chơi theo nhóm 4, chọn nhanh kết quả:

+ Số tròn nghìn: 100, 1000,1200, 1650

+ Số tròn nghìn:9870, 5000,4500,6745

+ Số tròn nghìn:86000, 7900,6890,4708

+ Số tròn nghìn bé hơn 5555 là:

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi nhóm 4. Nhóm nào trả lời đúng thời gian và kết quả sẽ được khen, thưởng. Trả lời sai thì nhóm khác được thay thế.

+ Số tròn nghìn:1000

+ Số tròn nghìn: 5000

+ Số tròn nghìn: 86000

+ Số tròn nghìn bé hơn 5555 là:

1000,2000,3000,4000,5000

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------

TOÁN

Bài 104: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (TIẾT1)

Trang 109

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học, nhận biết trung điểm của đoạn thẳng, hình tròn, tâm, đường kính, bán kính; xem đồng hồ.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán, ước lượng, giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Hoạt động Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn mấy giờ?”để khởi động bài học.

- GV phổ biến luật chơi và cách chơi sau đó mời một số cặp tham gia chơi

- Mỗi cặp 2 HS tham gia chơi

+ HS 1 quay kim giờ chỉ và kim phút sau đó hỏi: ? Đố bạn mấy giờ?

+ HS 2 quay kim giờ chỉ và kim phút sau đó hỏi: ? Đố bạn mấy giờ?

+ HS 2 : 8 giờ 20 phút

+ HS 1 : 9 giờ kém 15 phút

- Tương tự như vậy với các cặp còn lại

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học, nhận biết trung điểm của đoạn thẳng, hình tròn, tâm, đường kính, bán kính; xem đồng hồ.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, CD và DE (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS quan sát hình vẽ gọi lên bảng chỉ và trả lời miệng.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát hình vẽ, chỉ và đọc tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, CD và DE và giải thích cách nhận biết điểm đó là trung điểm của đoạn thẳng.

+ Q là trung điểm của đoạn thẳng BC vì Q là điểm ở giữa hai điểm B và C ; QB = QC.

+ N là trung điểm của đoạn thẳng CD vì N là điểm ở giữa hai điểm C và D ; NC = ND.

+ M là trung điểm của đoạn thẳng DE vì M là điểm ở giữa hai điểm D và E ; MD = ME

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

Bài 2: Cho các hình vẽ sau: (Làm việc theo nhóm đôi).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi.

-GV mời 1 vài nhóm lên trả lời, mỗi nhóm nêu 1 hình:

+ Hình tứ giác ABCD có:

- 4 đỉnh là : A, B, C, D

- 4 cạnh là AB, BC, CD, AD.

- 4 góc là: góc đỉnh A, cạnh AB, AD ; góc đỉnh B, cạnh BA, BC; góc đỉnh C, cạnh CB, CD; góc đỉnh D, cạnh DA, DC.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS nêu tên hình và các đỉnh , cạnh, góc có trong mỗi hình đồng thời thao tác với ê ke nói cho bạn nghe cách dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.

-HS trả lời:

+ Hình tam giác MNP có:

- 3 đỉnh là : M, N, P

- 3 cạnh là MN, MP, NP

- 3 góc là: góc đỉnh M, cạnh MN, MP ; góc đỉnh P, cạnh PN, PM; góc đỉnh N, cạnh NM, NP.

+ Hình tứ giác GHIK có:

- 4 đỉnh là : G, H, I, K

- 4 cạnh là: GH, HI, IK, KG.

- 4 góc là: góc đỉnh G, cạnh GH, GK; góc đỉnh H, cạnh HG, HI; góc đỉnh I, cạnh IH, IK; góc đỉnh K, cạnh KI, KG.

- GV nhận xét chung các nhóm, tuyên dương.

- GV yêu cầu một vài nhóm kiểm tra bằng êke và nêu tên các góc vuông trong từng hình.

-GV nhận xét, tuyên dương.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Các nhóm thực hiện, nhận xét.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

Bài 3. Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng (Làm việc cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV cho học sinh quan sát hình vẽ và chọn đáp án đúng, giải thích cách chọn. GV gợi ý để học sinh chỉ ra tâm, đường kính, bán kính của hình tròn trong bài.

+ 1 HS đọc đề bài.

- Gọi HS trả lời

- Gọi 1 HS khác giải thích cách bạn làm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát hình vẽ, chọn đáp án đúng : đáp án C. OA, OB, OC

- HS giải thích cách chọn: vì đây là hình tròn tâm O, có các bán kính OA, OB, OC.

Bài 4. Mỗi đồng hồ tương ứng với cách đọc nào ( Tổ chức trò chơi)

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi

- GV chia lớp làm 3 đội, mỗi đội cử hai HS lên chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương

-HS lắng nghe

- 3 đội, mỗi đội 2 HS lên chơi, HS khác quan sát, nhận xét.

- Nhận xét chung tiết học, tuyên dương, dặn dò chuẩn bị bài sau.

-HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 104: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (TIẾT 2)

Trang 109

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kĩ năng nhận biết một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật, xem đồng hồ.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán, ước lượng, giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Hoạt động Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn?”để khởi động bài học.

- GV phổ biến luật chơi và cách chơi sau đó mời một số HS tham gia chơi

- 3 HS tham gia chơi

- Gọi 1 HS giỏi lên điều hành trò chơi.

- GV đưa đề bài trên màn hình.

Câu 1: Một hình chữ nhật có chiều dài là 15 m và chiều rộng là 10 m. Vậy chu vi hình chữ nhật đó là:

A. 25 m B. 150 m C. 50 m D. 27 m

+ Câu 2: Một hình vuông có cạnh là 25 mm. Vậy chu vi của hình đó là:

A. 100cm B. 10 dm C. 1 dm D. 10 mm

- HS điều hành trò chơi hỏi cách thực hiện.

- HS đọc đề bài.

- HS ghi nhanh đáp án ra bảng con:

+ Câu 1: C. 50 m

+ Câu 2: Một hình vuông có cạnh là 25 mm. Vậy chu vi của hình đó là: C. 1dm

- HS nêu cách tính: Tìm chu vi hình chữ nhật -> Tìm mối quan hệ giữa mi-li-mét và các đơn vị: xăng- ti-mét, đề-xi-mét, mét – đổi đơn vị -> Tìm đáp án phù hợp

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập kĩ năng nhận biết một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật, xem đồng hồ.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 5. Chọn chữ đặt trước đáp án đúng (Làm việc cả lớp)

- GV cho HS quan sát hình vẽ và yêu cầu học sinh nêu tên của hai khối hình.

-GV gọi 1 HS lên điều hành bài tập

- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

- GV cho HS nêu lại đặc điểm của khối hình hộp chữ nhật, khối lập phương ( mấy đỉnh, mấy mặt, mấy cạnh, mặt là hình gì?)

-GV nhận xét, kết luận

- HS quan sát hình vẽ, chỉ và đọc tên : khối hình hộp chữ nhật và khối hình lập phương.

- 1HS giỏi lên điều hành.

- Cả lớp lấy bảng ghi vào bảng đáp án đúng của từng câu hỏi a,b,c và giải thích cách chọn.

a, C. 8 đỉnh

b. B. 6 mặt

c. D. 12 cạnh

- HS trả lời:

+ Khối hình hộp chữ nhật có: 8 đỉnh, 6 mặt, 12 cạnh, mặt là các hình chữ nhật.

+ Khối lập phương có: 8 đỉnh, 6 mặt, 12 cạnh, mặt là các hình vuông.

- HS nhận xét

- 1 vài HS đọc lại kết luận

Bài 6: (Làm việc theo nhóm đôi).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài: Người ta muốn làm hàng rào một cái sân hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ sau:

- GV đưa ra câu hỏi :

? Bài toán cho biết gì?

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS trả lời:

- Bài toán cho biết: Một cái sân hình chữ nhật có chiều dài 100 m, chiều rộng 50 m; chiều rộng cổng 3m.

? Bài toán hỏi gì?

- GV và HS cùng tóm tắt :

Tóm tắt:

1 cái sân hình chữ nhật có:

Chiều dài : 100 m

Chiều rộng : 50 m

Cổng rộng: 3 m

Cần phải rào :... m?

-GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi rồi giải vào phiếu học tập.

-GV mời 1 vài nhóm trình bày kết quả

- GV nhận xét, tuyên dương.

-GV có thể cho HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.

- Bài toán hỏi: Cần phải rào bao nhiêu mét?

- HS tóm tắt

-Các nhóm cùng thực hiện

Bài giải:

Chu vi cái sân hình chữ nhật là:

( 100 + 50) x 2 = 300 ( m)

Người ta cần phải rào số mét là:

300 – 3 = 270 (m)

Đáp số: 270 m

- HS trình bày bài giải, HS nêu cách giải

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

3. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

+ Bài 7: ( Làm việc cả lớp)

-GV yêu cầu HS đọc đề bài:

Minh Ánh bắt đầu tập đàn lúc 9 giờ kém 10 phút và tập đàn trong 45 phút. Hỏi Minh Ánh tập đàn xong lúc mấy giờ?

-GV yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra lập luận xem Minh Ánh tập đàn xong lúc mấy giờ?

-GV gọi một số học sinh trình bày, giải thích cách làm.

-GV nhận xét, tuyên dương

-HS đọc tình huống

-HS suy nghĩ trả lời

-Một vài học sinh trình bày: Minh Ánh bắt đầu tập đàn lúc 9 giờ kém 10 phút và tập đàn trong 45 phút. Như vậy Minh Ánh tập đàn xong lúc 9 giờ 35 phút hay 10 giờ kém 25 phút.

-HS có thể giải thích cách làm: Từ 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ là 10 phút, từ 9 giờ đến 9 giờ 35 phút là 35 phút ( vì 10 phút + 35 phút = 45 phút)

-HS nhận xét, bổ sung

* Củng cố - dặn dò.

- Hôm nay các em học bài gì?

- Qua bài học hôm nay các em đã ôn tập được những kiến thức gì?

? Có điều gì em cần thầy/ cô chia sẻ thêm không?

- Nhận xét chung tiết học, tuyên dương, dặn dò chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời

-HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TOÁN

Bài 105: ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

Trang 111

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập, củng cố cách kĩ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh; bảng số liệu thống kê; mô tả được các khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi ngẫu nhiên đơn giản.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Một số thẻ giống nhau có hình con vật như trong BT4.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Giúp HS ôn lại các kiến thức về thống kê và xác suất.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi:” Nhiệm vụ bí mật”

+ GV phổ biến luật chơi: HS nhặt ngẫu nhiênmột tờ giấy hoặc một phong bì ghi nhiệm vụ bí mật. HS mở nhiệm vụ, có thể trả lời hoặc mời một vài bạn khác trả lời.

+ Câu 1: Khi đếm số lượng, chúng ta thường dùng cách nào để ghi lại kết quả?

? Em có nghĩ rằng kiểm đếm cần thiết cho cuộc sống của con người không?

+ Câu 2: Bảng số liệu thóng kê cho chúng ta biết điều gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

HS lắng nghe

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

Ôn tập, củng cố cách kĩ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh; bảng số liệu thống kê; mô tả được các khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi ngẫu nhiên đơn giản.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc nhóm 2)

-GV cho HS quan sát bảng ghi kết quả kiểm đếm từng loại đồ uống giải khát đã bán trong ngày của một của hàng

- Cửa hàng đã bán được bao nhiêu cốc nước mía?

- Đồ uống loại nào cửa hàng đã bán được 11 cốc

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

? Theo con kiểm đếm có cần thiết cho cuộc sống của con người không?

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 4)

a.Quan sát biểu đồ tranh nói cho các bạn nghe thông tin em biết được từ biểu đồ

b.GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi:

+ Cửa hàng đã bán được bao nhiêu thùng sơn màu trắng?

+ Cửa hàng đã bán được 9 thùng sơn màu gì?

+ Cửa hàng đã bán được số lượng thùng sơn bằng nhau ở những màu nào?

+ Cửa hàng đã bán được tất cả bao nhiêu thùng sơn?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu thống kê số người đến khám răng tại một phòng khám nha khoa các ngày trong tuần và trả lời câu hỏi. .

a. Có bao nhiêu người đến khám răng trong ngày thứ Hai?

b. Số người đến khám răng trong ngày Chủ nhật nhiều hơn trong ngày thứ Hai là bao nhiêu người?

c. Ngày nào chỉ có 2 người đến khám răng?

d.Có bao nhiêu người đến khám răng trong ngày cả tuần?

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ HS nêu ý kiến

- 1 HS nêu đề bài.

- Cả lớp lắng nghe ý nghĩa của bài toán.

- HS chia nhóm 4 nói cho các bạn nghe thông tin mình biết được từ biểu đồ

-HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi

+ Cửa hàng đã bán được 18 thùng sơn màu trắng.

+ Cửa hàng đã bán được 9 thùng sơn màu đỏ.

+ Cửa hàng đã bán được số lượng thùng sơn màu xanh và màu vàng bằng nhau là 12 thùng.

+ Cửa hàng đã bán được tất cả 52 thùng sơn

+ HS khác nhận xét, bổ sung

- HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi.

+ Có 7 người đến khám răng trong ngày thứ Hai.

+ Số người đến khám răng trong ngày Chủ nhật nhiều hơn trong ngày thứ Hai là 7 người.

+Thứ Năm chỉ có 2 người đến khám răng.

+ Có 45 người đến khám răng trong ngày cả tuần.

- HS nhận xét, bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4

- HS quan sát tranh và nói trên hình vẽ có những thẻ in hình con vật nào, nếu trộn các thẻ và rút ngẫu nhiên một thẻ, HS dự đoán xem thẻ rút ra in hình con vật nào. Sau đó, HS sử dụng các từ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể” để mô tả cho khả năng rút ra được chiếc thẻ có hình chú thỏ.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò:

? Tên bài? Qua bài học hôm nay, em đã ôn tập được kiến thức gì?

? Để nắm chắc kiến thức đó, em nhắn bạn điều gì? Có điều gì em cần thầy/cô chia sẻ thêm không?

Nhận xét, tuyên dương, đánh giá tiết học.

- HS nêu yêu cầu bài 4.

HS làm theo hướng dẫn, yêu cầu của GV

  • HS nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 35

TOÁN

Bài : ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC XUẤT.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập, củng cố kỹ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh; bảng số liệu thống kê; mô tả được các khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi ngẫu nhiên đơn giản.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, các thẻ số như trong bài tập 4

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Trò chơi: Nhiệm vụ bí mật

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

Gv hướng dẫn cách chơi và quy luật chơi, cách trả lời các câu hỏi trên mẩu giấy mình chọn.

+ Câu 1:Khi kiểm đếm số lượng chúng ta thường dùng cách nào để ghi lại kết quả ?

Em có nghĩ rằng kiểm đếm cần thiết cho cuộc sống của con người không ?

+ Câu 2: Biểu đồ tranh cho chúng ta biết điều gì?

+ Câu 3: Kể lại một trò chơi trong đó có sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể” để mô tả khả năng xảy ra của một hoạt động nào đó trong trò chơi.Nếu bạn nào không trả lời được sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

- GV giới thiệu bài học.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi: quả bóng đến bạn nào thì bạn đó chọn mẩu giấy có chứa câu hỏi và trả lời.

+ Trả lời:dùng các kí hiệu để ghi lại kết quả.

+ Trả lời:dạ rất cần thiết trong cuộc sống.

+ Nhìn vào biểu đồ tranh cho ta biết số lượng của một hay nhiều sản phẩm nào đó.

+ HS có thể kể trò chơi chọn thẻ số,lúc rút được có thể là số đúng như mình dự đoán hoặc có thể là không....

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập củng cố kỹ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Trả lời các câu hỏi .(Làm việc nhóm đôi )

-Quan sát bảng ghi chép trên và trả lời các câu hỏi:

- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu số lượng các vạch có trong tranh.

+ Cửa hàng đã bán được bao nhiêu cốc nước mía ?

+ Đồ uống loại nào của cửa hàng bán được 11 cốc.

- Trong cuộc sống các bạn có thấy việc làm này có cần thiết không ?

Bài 2 : Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

Mục tiêu: Củng cố kĩ đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh

b.Đọc biểu đồ trên và trả lời các câu hỏi :

GV yêu cầu hs làm bài vào vở :

- Cửa hàng đã bán được bao nhiêu thùng sơn màu trắng ?

- Màu sơn nào của cửa hàng đã bán được 9 thùng ?

- Những màu sơn nào đã bán được số lượng thùng bằng nhau ?

- Cửa hàng đã bán được tất cả bao nhiêu thùng sơn ?

- GV mời hs nhận xét.

- GV nhận xét bài làm của hs,tuyên dương,đánh giá

Bài 3 : Làm việc nhóm đôi.

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn” “có thể”, “không thể” để mô tả khả năng xảy ra của một hoạt động.

- GV mời hs đọc các câu hỏi trong sgk:

a) Có bao nhiêu người đến khám răng trong ngày thứ Hai?

b) Số người đến khám răng trong ngày Chủ nhật nhiều hơn trong ngày thứ Hai là bao nhiêu người?

c) Ngày nào chỉ có 2 người đến khắm răng?

d) Có bao nhiêu người đến khám răng trong cả tuần?

- GV chiếu slide và yêu cầu HS quan sát, mô tả những thông tin từ biểu đồ đó.

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu đồ.

- GV gọi các nhóm trình bày.

- GV nhận xét bài của hs,nhắc hs vệ sinh,giữ gìn răng miệng sạch sẽ để không bị sâu răng.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát mô hình và trả lời câu hỏi.

+ Cửa hàng bán được 35 cốc nước mía.

+ Nước cam bán được 11 côc.

+ HS : rất cần thiết.

HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát,thảo luận và trả lời các câu hỏi.Bạn đại diện trả lời.

- HS làm bài vào vở.

- Cửa hàng bán được số thùng sơn:

6 x 3 = 18 thùng.

- Số sơn màu đỏ bán được 9 thùng.

- Số sơn cửa hàng bán được như nhau là màu vàng và xanh.

- 51 thùng sơn.

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến .

- HS nêu đề bài,đọc các câu hỏi sgk

- Cả lớp lắng nghe ý nghĩa của bài toán.

- HS chia nhóm 2,làm việc trên phiếu bài tập .

- HS trình bày và nhận xét bài của bạn

- HS : có 7 người

- HS ngày chủ nhật nhiều hơn ngày thứ hai là 7 người.

- Ngày thứ năm chỉ có 2 người đến khám răng.

- Cả tuần có tất cả 45 người .

3. VẬN DỤNG:Trò chơi “ Rút thẻ”

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng,sau giờ học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rút thẻ”

-GV yêu cầu hs thực hiện bài 4 theo nhóm 6: rút một thẻ bất kì đọc số ghi trên thẻ.

Gv QS theo dõi các nhóm…

- Cho một nhóm thực hành trước lớp.

->GV nhận xét và kết luận:

a.Có thể rút ra được một thẻ bất kỳ .

b.Có thể rút ra được một thẻ có hình chú thỏ hoặc chú voi.

*Trong cuộc sống những thuật

“chắc chắn, “ có thể ”, “không thể” rất cần thiết vì…..

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.

- GV:Bài học hôm nay em ôn tập được những kiến thức gì ?

Để nắm được kiến thức đó,em nhắn bạn điều gì ?

Có điều gì em cần chia sẻ thêm không ?

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Các nhóm thực hành chơi; rút một thẻ bất kì đọc hình ghi trên thẻ.

Sau khi chơi, HS sử dụng các thuật ngữ “ chắc chắn,

“ có thể ”, “ không thể ” để mô tả đúng khả năng xảy ra của một lần rút thẻ.

-Lớp nhận xét, bổ sung

-HS nêu ý kiến :

Bài học hôm nay giúp em nắm rõ hơn về một số yếu tố thống kê và xắc suất.

Để nắm được kiến thức đó,em nhắn bạn nên chú ý lắng nghe cô giảng,cẩn thận quan sát và tìm hiểu từng nội dung và yêu cầu của bài.

-HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài : ÔN TẬP CHUNG ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kỹ năng đếm đọc, viết, so sánh, làm tròn được các số trong phạm vi 100.000.

- Củng cố kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100.000 và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tế.

- Ôn tập về các đọc thông tin trên bảng số liệu thống kê.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Đố bạn”

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi:

HS đố bạn đếm theo yêu cầu, đém các số tròn chục bắt đầu từ 10.000.

Số liền sau của số 879 324 là ?

Số liền trước của số 89457 là ?

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

Ôn tập cách xác định được số trên tia số.

Xác định được số liền trước,số liền sau trên tia số.

- Cách tiến hành:

Bài 1.Số ( Làm việc nhóm đôi )

-GV vẽ, mở slide cho hs quan sát và thảo luận nhóm đôi.

- GV mời hs trình bày tại chỗ hoặc lên bảng.

GV hướng dẫn,gợi ý những bạn còn yếu...

- GV nhận xét tuyên dương.

b.Làm tròn số 6200 đến hàng chục nghìn.

c.Sắp xếp các số dưới đây theo thứ tự từ bé đến lớn: 15 896, 15 968, 15 986, 15 698

- GV mời hs nhận xét đánh giá bài làm của bạn .

Bài 2: Đặt tính rồi tính ( Làm việc cá nhân )

- GV yêu cầu hs làm bài vào vở ô ly.

- GV mời hs chữa bài,nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS thảo luận và làm vào vở bài tập.

- HS vẽ sơ đồ và ghi số vào vở của mình.

- HS các bạn khá có thể hướng dẫn các bạn yếu cách vẽ sơ đồ vào vở.

- HS trình bày và nêu lý do chọn số các số điền vào tia số .

- HS nhận xét bổ sung bài của bạn.

- HS nêu làm tròn số 62 000 làm tròn đến hàng chục nghìn là số 60 000.

- Hs sắp xếp :

15 698, 15 896, 15 968, 15 986.

- HS nhận xét,nêu ý kiến.

- HS thực hiện bài làm vào vở.

Một hs lên bảng làm bài.

- HS nhận xét,sửa bài của bạn,đổi chéo vở kt bài của bạn.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 3. (Làm việc nhóm 4)

Mục tiêu:Nhớ, hiểu và nêu được ý nghĩa của việc sử dụng bảng thống kê số liệu vào cuộc sống.

GV : HS quan sát bảng số liệu,thảo luận và trả lời nhóm 4.

  1. Tháng 11 cửa hàng bán được bao nhiêu mi li lit tinh dầu tràm ?
  2. Tháng nào cửa hàng bán được nhiều tinh dầu tràm nhất ?
  3. Cả ba tháng cửa hàng bán được bao nhiêu mi li lit dầu tràm ?

-GV chốt,gợi ý giúp hs nói ý nghĩa của việc sử dụng bảng số liệu thống kê trong cuộc sống.

- HS thực hiện yêu cầu.

Quan sát bảng thống kê em thấy:

Tháng 10 bán được 3200 ml tinh dầu tràm.

Tháng 11 bán được 2250 ml tinh dầu tràm.

Tháng 12 bán được 4800 ml tinh dầu tràm.

  1. Tháng 11 cửa hàng bán được 2250 mi-li-lít tinh dầu tràm.

b) Tháng 12 cửa hàng bán được nhiều tinh dầu tràm nhất.

c) Cả 3 tháng cửa hàng bán được số mi-li-lít tinh dầu tràm là:

3200 + 2250 + 4800 = 10250 (ml)

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài : ÔN TẬP CHUNG (tiết 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

-Củng cố kĩ năng nhận biết trung điểm của đoạn thẳng, hình tròn, tâm, đường kính, bán kính, tính được chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở slide cho hs tham gia trò chơi vượt chướng ngại vật.

Các slide có chứa các phép tính :

a)12893 + 59229 b)62832 - 18492

c)3819 x 8 d) 13524 : 6

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

a)72122 b) 44340

  1. 30552 d) 2254

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

Luyện tập kĩ năng nhận biết trung điểm của đoạn thẳng, hình tròn, tâm, đường kính, bán kính, tính được chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. Làm việc nhóm đôi.

Mục tiêu: Nhận biết được tâm, bán kính, đường kính, trung điểm của hình tròn.

- GV yêu cầu hs làm việc nhóm đôi: nói cho bạn nghe tâm, đường kính, bán kính của mỗi hình tròn.

  1. Đọc tên trung điểm của đoạn thẳng BC.

- GV mời hs trình bày,hs nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

Bài 5:

Mục tiêu: HS nắm chắc cách tính diện tích, chu vi hình chữ nhật,hình vuông.

Quan sát hình vẽ,chọn câu trả lời đúng.

Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi vào vở ô ly.

  1. Diện tích hình B gấp 2 lần diện tích hình A.
  2. Diện tích hình C gấp 4 lần diện tích hình A.
  3. Chu vi hình B gấp 2 lần chu vi hình A.
  4. Chu vi hình C gấp 5 lần chu vi hình A.

- GV mời hs trình bày,hs nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:

a) Hình tròn tâm O bán kính OB, OC.

Hình tròn tâm A bán kính AD.

b) Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng BC.

- HS nhận xét bài của bạn, bổ sung ý kiến.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận rồi làm bài vào vở.

Hình A gồm 4 ô vuông có cạnh dài 2 cm.

+ Diện tích hình A là: 2 × 2 = 4 (cm2)

+ Chu vi hình A là: 2 × 4 = 8 (cm)

Hình B gồm 8 ô vuông, chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.

+ Diện tích hình B là: 4 × 2 = 8 (cm2)

+ Chu vi hình B là: (4 + 2) × 2 = 12 (cm)

Hình C gồm 20 ô vuông, chiều dài 5 cm, chiều rộng 4 cm.

+ Diện tích hình C là: 5 × 4 = 20 (cm2)

+ Chu vi hình C là: (5 + 4) × 2 = 18 (cm)

Vậy câu đúng là: câu a

Câu : b, c, d là sai.

- Các nhóm nhận xét.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- GV: Theo em, mỗi quả cân dưới đây nặng bao nhiêu gam ? Biết rằng các quả cân có cân nặng bằng nhau.

- GV : quả dưa nặng bao nhiêu gam ?

- Mỗi quả cân nặng bao nhiêu gam ?

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Bán hàng ”

- GV mượn thư viện cân và quả cân để hs thực hiện( nếu có ).

- GV có thể sử dụng cân tay để hs chơi bán hàng.

- GV gợi ý để hs lựa chọn phân vai.

- GV mời hs nhận xét các bạn.

- HS: Qủa dưa nặng :

đổi 1kg 500 g = 1500 g

Vậy quả dưa là 1500g

Quan sát ta thấy 1 quả dưa bằng 3 quả cân.

1500 : 3 = 500

Vậy mỗi quả cân là 500 g

- HS tham gia trò chơi.

- HS lựa chọn vai: người bán hàng,khách hàng .

- HS nhận xét, nêu và bổ sung ý kiến.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------