Giáo án môn toán lớp 3 cánh diều học kỳ 1 rất hay

Giáo án môn toán lớp 3 cánh diều học kỳ 1 rất hay

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn toán lớp 3 cánh diều học kỳ 1 rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 1

TOÁN

Bài 01: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 – Trang 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, xếp thứ tự các số trong phạm vi 1 000.

- Ôn tập về ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, xếp thứ tự các số trong phạm vi 1 000.

- Ôn tập về ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân)

a) GV cho HS quan sát câu a và trả lời miệng.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Câu b, c, d GV cho HS quan sát tia số và điền kết quả vào vở.

- Mời 1 HS nêu kết quả, cả lớp quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV giải thích ý nghĩa việc làm thu gom chai nhựa: Đây là kế hoạch nhỏ các bạn làm để xây dựng phong trào trong lớp.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

a. Nêu tên bạn thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất.

b. Nêu tên các bạn thu gom số lượng vỏ chai nhựa theo thứ tự từ nhiều đến ít.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a.

- Làm việc chung cả lớp.

a. Em hãy ước lượng số con ong, số bông hoa trong hình sau:

- GV mời HS trao đổi về ước lượng số con ong, số bông hoa trong hình

b. Em hãy đếm số con ong, số bông hoa ở hình bên để kiểm tra lại.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS quan sát mô hình và trả lời câu hỏi.

+ Trong hộp có 100 quả bóng, trong khay có 20 quả. Vậy số đó là 120.

+ Có 2 bó que tính, mỗi bó 100 que, có thêm 4 bó mỗi bó có 10 que. Vậy số đó là: 240

+ Có 2 tấm mỗi tấm 100 ô vuông, có 3 cột mỗi cột 10 ô vuông, thêm 8 ô vuông nữa. Vậy số đó là: 238

+ Có 5 tấm mỗi tấm 100 ô vuông, có 3 cột mỗi cột 10 ô vuông, thêm 4 ô vuông nữa. Vậy số đó là: 534

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ HS quan sát tia số và điền kết quả vào vở.

+ 1 HS trình bày trước lớp.

+ HS nhận xét, bổ sung

b. 461, 475, 482, 495.

c. Số liền trước của 470 là: 469. Số liền sau của số 489 là 490.

d. 715 gồm 7 trăm 1 chục 5 đơn vị, ta viết 715 = 700+10+5

- 1 HS nêu đề bài.

- Cả lớp lắng nghe ý nghĩa của bài toán.

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập.

+ Bạn Hương thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất (165 chai)

+ bạn Hương (165), bạn Hải (148), bạn Xuân (112), bạn Mạnh (95).

- HS đọc yêu cầu bài 3a.

- Cả lớp suy nghĩ trao đổi ước lượng số con ong. HS khoanh tròn ước lượng theo cột của số con ong, số bông hoa (mỗi cột là 1 chục).

- HS trao đổi:

+ Khoanh số con ong thành 3 cột, mỗi cột khoảng 1 chục con, vậy số con ong khoảng hơn 3 chục con.

+ Khoanh số bông hoa thành 3 cột, mỗi cột khoảng 1 chục bông hoa (cột 3 chỉ có 3 bông), vậy số bông hoa koangr gần 3 chục bông)

- HS đếm số con ong, số bông hoa ở hình bên để kiểm tra lại:

+ Số con ong là: 32 con

+ Số bông hoa là: 23 bông

- HS nhận xét, bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- Số ghế ghi trên phiếu xem biểu diễn ca nhạc của bố và Ngọc là 231 và 232. Em hãy chỉ dẫn giúp hai bố con tìm được ghế của mình.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài 4.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Căn cứ vào hình ta có 3 dãy ghế: Dãy 1 có số ghế hàng trăm là 2, dãy 2 có số ghế hàng trăm là 3, có số ghế hàng trăm là 4. Số thứ tự các ghế là các số liên tiếp tăng dần.

+ Số ghế của bố và Ngọc là 231 và 232. Vậy số ghế đó ở dãy 1, ngay cạnh hai bố con và bị che khuất.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 02: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1 000 (T1)

Trang 8

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập về phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1 000 gồm các dạng cơ bản về tinh nhẩm, tính viết.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Số liền trước số 389 là số nào?

+ Câu 2: Số liền sau số 609 là số nào?

+ Câu 3: Số gồm 4 trăm và 5 đơn vị là số nào?

+ Câu 4: Số 901 và 899, số nào lớn hơn?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Số liền trước số 389 là số 388.

+ Số liền sau số 609 là số 610.

+ Số gồm 4 trăm và 5 đơn vị là số 405.

+ Số 901 và 899, số 901 lớn hơn

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập về phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1 000 gồm các dạng cơ bản về tinh nhẩm, tính viết.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

8 2 =

9 + 5 =

13 – 4 =

10 – 3 =

38 + 2 =

19 + 5 =

23 – 4 =

50 – 3 =

98 + 2 =

29 + 5 =

83 – 4 =

100 – 3 =

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Làm việc chung cả lớp).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bảng con.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc nhóm 4)

Quyển sách có 148 trang. Minh đã đọc được 75 trang. Hỏi còn bao nhiêu trang sách Minh chưa đọc.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV cùng HS tóm tắt:

+ Quyển sách: 148 trang.

+ Minh đã đọc: 75 trang.

+ Còn lại:....trang?

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài giảng trên phiếu bài tập nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.

8 + 2 = 10

9 + 5 = 14

38 + 2 = 40

19 + 5 = 24

98 + 2 = 100

29 + 5 = 34

13 – 4 = 9

10 – 3 = 7

23 – 4 = 19

50 – 3 = 47

83 – 4 = 79

100 – 3 = 97

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS trình bày vào bảng con.

+

37

63

100

+

63

58

121

+

49

25

74

+

637

151

788

-

524

219

305

+

362

481

843

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS cùng tóm tắt bài toán với GV.

- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.

Giải:

Số trang sách Minh chưa đọc là:

148 – 75 = 73 (trang)

Đáp số: 73 trang

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS ghi lại bài giải vào vở.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” về số liền trước, số liền sau trong phạm vi 100.

+ Số liền trước số 655 là số.....

+ Số liền sau số 107 là số.......

+ Số liền trước số 235 là số.....

+ Số liền sau số 806 là số.......

+ Số liền trước số 923 là số.....

+ Số liền sau số 708 là số.......

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi các nhân.

+ Ai nhanh, đúng được khen.

+ Số liền trước số 655 là số 654

+ Số liền sau số 107 là số 108

+ Số liền trước số 235 là số234

+ Số liền sau số 806 là số 807

+ Số liền trước số 923 là số 922

+ Số liền sau số 708 là số 709

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 02: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1 000 (T2)

Trang 8, 9

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành giải toán về quan hệ so sánh, bằng cách sử dụng phép tính trừ.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhẩm: 32 + 8 = ?

+ Câu 2: Tính nhẩm: 61 + 9 = ?

+ Câu 3: Tính nhẩm: 58 - 6 = ?

+ Câu 4: Tính nhẩm: 61 - 8 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 32 + 8 = 40

+ 61 + 9 = 70

+ 58 - 6 = 52

+ 61 - 8 = 53

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành giải toán về quan hệ so sánh, bằng cách sử dụng phép tính trừ.

+ Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc nhóm 2)

Ngày thứ nhất đội công nhân làm được 457 m đường, ngày thứ hai đội công nhân đó làm được nhiều hơn ngày thứ nhất 125 m đường. Hỏi ngày thứ hai đội công nhân đó là được bao nhiêu km đường?

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV và HS cùng tóm tắt :

+ Ngày thứ nhất: 457m.

+ Ngày thứ hai nhiều hơn: 125m.

+ Ngày thứ hai là được: .....m đường?

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5: Giải các bài toán theo mẫu (Làm việc cá nhân).

a)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm vào vở bài tập các bài tập sau:

b) Duy cắt được 9 ngôi sao, Hiền cắt được 11 ngôi sao. Hỏi Hiền cắt được nhiều hơn Duy mấy ngôi sao?

c) Chú Tư thả xuống ao 241 con cá chép, 38 con cá rô phi. Hỏi chú Tư đã thả số cá rô phi ít hơn số cá chép bao nhiêu con?

- GV thu bài và chấm một số bài xác xuất.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS cùng tóm tắt với GV.

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Giải:

Ngày thứ hai đội công nhân đó làm được số km đường là:

457 + 125 = 582 (km)

Đáp số: 582 km

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS làm bài tập vào vở.

b) Giải:

Hiền cắt được nhiều hơn Duy số ngôi sao là:

11 – 9 = 2 (ngôi sao)

Đáp số: 2 ngôi sao

c) Giải:

Chú Tư đã thả số cá rô phi ít hơn số cá chép số con là:

241 – 38 = 203 (con)

Đáp số: 203 con

- HS nộp vở bài tập.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Em yêu Việt Nam”. Chơi theo nhóm 4, tính nhanh kết quả:

+ Tính nhanh: 336 – 122 =

+ Tính nhanh: 872 + 103 =

+ Tính nhanh: 654 – 341 =

+ Tính nhanh: 359 + 317 =

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi nhóm 4. Nhóm nào trả lời đúng thời gian và kết quả sẽ được khen, thưởng. Trả lời sai thì nhóm khác được thay thế.

+ Tính nhanh: 336 – 122 = 214

+ Tính nhanh: 872 + 103 = 975

+ Tính nhanh: 654 – 341 = 313

+ Tính nhanh: 359 + 317 = 676

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 03: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T1)

Trang 10

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Luyện tập tổng hợp các kiến thức về hình học và đo lường đã được học từ lớp 2.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhanh: 132 + 58 = ?

+ Câu 2: Tính nhanh: 601 + 129 = ?

+ Câu 3: Tính nhanh: 518 - 68 = ?

+ Câu 4: Tính nhanh: 610 - 188 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 132 + 58 = 190

+ 601 + 129 = 730

+ 518 - 68 = 450

+ 610 - 188 = 422

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Luyện tập tổng hợp các kiến thức về hình học và đo lường đã được học từ lớp 2.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Xem các hình sau rồi chỉ ra những đồ vật có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu: (Làm việc chung cả lớp).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV mời HS quan sát và tìm những đồ vật có dạng theo đề bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc chung cả lớp).

a) Đo rồi đọc tên đoạn thẳng dài nhất trong các đoạn thẳng sau:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Cả lớp cùng đo các đoạn thẳng rồi nêu kết quả.

- Mời HS nêu kết quả đoạn thẳng dài nhất (dài bao nhiêu cm)

- GV mời HS nhận xét.

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc nhóm 2). Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 7 giờ, 1 giờ rưỡi, 12 giờ 15 phút.

b) 14 giờ 30 phút, 22 giờ, 16 giờ 15 phút

- GV mời HS đọc đề bài.

- Mời các nhóm thay nhau lên thực hành để có kết quả như đề bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS quan sát và tìm đáp án:

+ Những đồ vật có dạng khối lập phương:

+ Những đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật:

+ Những đồ vật có dạng khối trụ:

+ Những đồ vật có dạng khối cầu:

- 1 HS Đọc đề bài.

- Cả lớp cùng đo độ dài các đoạn thẳng.

- 1 HS nêu kết quả đo được:

+ Đoạn thẳng AB dài nhất (7cm)

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Các nhóm thay nhau lên dùng đồng hồ, quay các kim để có kết quả như đề bài

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Du lịch qua màn ảnh nhỏ”. Chơi theo nhóm 4, tính nhanh kết quả:

Xem hình nêu hình dạng đồ vật: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối cầu, khối trụ.

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi nhóm 4. Nhóm nào trả lời đúng thời gian và kết quả sẽ được khen, thưởng. Trả lời sai thì nhóm khác được thay thế.

Đáp án: rubich: Khối lập phương; Viên gạch: khối hộp chữ nhật; quả bóng chuyền: khối cầu; lon sữa: khối trụ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 03: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T2)

Trang 11

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Luyện tập tổng hợp các kiến thức về hình học và đo lường đã được học từ lớp 2.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Quan sát hình và trả lời các dạng hình khối nào:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ Lon coca: hình khối trụ

+ Quả địa cầu: hình khối cầu.

+ Con xúc xắc: hình khối lập phương

+ Bể cá: Hình khối hộp chữ nhật.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Luyện tập tổng hợp các kiến thức về hình học và đo lường đã được học từ lớp 2.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. Số? (Làm việc chung cả lớp).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV mời HS quan sát trang và nêu kết quả số lít của các chai nước, hộp sữa và thùng sơn trên bảng con.

- GV nhận xét kết quả trên bảng con, tuyên dương.

Bài 5: (Làm việc nhóm 4). Quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi.

- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và trả lời theo đề bài.

a) Quãng đường từ nhà Nguyên đến nhà khuê dài hơn quãng đường từ nhà Nguyên đến thư viện bao nhiêu mét?

b) Theo em, Nếu đi từ nhà Ngân đến khu vui chơi thì đi đường nào ngắn hơn?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS quan sát và tìm đáp án bằng cách cộng hoặc nhân:

6l 16l

25l

- HS lắng nghe, sửa sai (nếu có)

- 1 HS Đọc đề bài.

- Lớp chia nhóm và thảo luận.

a) Quãng đường từ nhà Nguyên đến nhà khuê dài hơn quãng đường từ nhà Nguyên đến thư viện số mét là:

968 – 697 = 271 m

b) Nếu đi từ nhà Ngân đến khu vui chơi sẽ có 2 đường đi:

+ Đường đi thứ nhất : đi qua trường học (396 + 283 = 679m)

+ Đường đi thứ hai : đi qua rạp chiếu phim (386 + 382 = 768m)

- Vậy đi từ nhà Ngân đến khu vui chơi thì đi qua trường học sẽ ngắn hơn.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho học sinh nhắc lại một số đồ vật quen thuộc trong gia đình có các dạng sau:

+ Dạng hình khối lập phương

+ Dạng hình khối hộp chữ nhật.

+ Dạng hình khối cầu.

+ Dạng hình khối trụ.

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

- HS tự nêu theo hiểu biết của bản thân

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 1

TOÁN

Bài 04: MI – LI - MÉT (Tiết 1) Trang 12

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết mi – li – mét là một đơn vị đo độ dài; đọc, viết tên, kí hiệu của nó; biết 1cm = 10mm.

- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đợn vị đo là mi-li-mét.

- Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Thực hành đo một số đồ vật với đơn vị đo mi-li-mét.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Ở lớp 2 các bạn đã được học những đơn vị đo độ dài nào?

+ Câu 2: Một bạn hãy đo giúp cô chiều dài, chiều rộng của quyển sách Toán với đơn vị đo là xăng-ti-mét

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy chúng ta đã đo được chiều rộng, chiều dài của quyển Toán, nhưng nếu chúng ta muốn đo được độ dày của nó thì chúng ta cần dùng đến một đơn vị nhỏ hơn đơn vị xăng-ti-mét. Vậy các bạn có biết đó là đơn vị nào không? Để biết được đó là đơn vị nào, thì bài học ngày hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều đó. Bài 4: Mi-li-mét (tiết 1)

- GV ghi bài bảng

- HS tham gia trò chơi

+ Đơn vị xăng-ti-mét

+ HS thực hiện và nêu kết quả.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá: (20 phút)

+ Mục tiêu:

- Biết mi – li – mét là một đơn vị đo độ dài; đọc, viết tên, kí hiệu của nó; biết 1cm = 10mm.

- Thực hành đo một số đồ vật với đơn vị đo mi-li-mét.

+ Cách tiến hành:

a. Nhận biết đơn vị đo độ dài mi-li-mét (8p)

- GV giới thiệu cho HS biết về đơn vị mi – li – mét.

- GV nói: mi – li – mét là 1 đơn vị đo độ dài, được viết tắt là mm.

- GV yêu cầu HS đọc.

- GV yêu cầu HS lấy thước kẻ để quan sát.

? Trên thước còn có những vạch nào?

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết vạch mi – li – mét: từ khoảng cách giữa hai vạch nhỏ .

- GV yêu cầu HS sử dụng đầu bút để tìm vạch 1mm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn để tìm các vạch 2mm, 3mm, 6mm,...

- Gọi đại diện HS lên chia sẻ.

- GV nhận xét, tuyên dương

=> Kết luận: Để đo được một vật có đơn vị

nhỏ hơn cm thì chúng ta dùng đơn vị đo

mm.

b. Nhận biết 1cm = 10mm (6p)

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm bàn

- GV yêu cầu HS chỉ và đếm từ 1mm đến 10mm

- GV yêu cầu HS quan sát trên màn chiếu

- GV nêu: 1cm = 10 mm; 10mm = 1cm

- GV yêu cầu HS nhắc lại

c. Nêu ví dụ (6p)

- GV yêu cầu HS cùng thảo luận với nhóm 4, chia sẻ với bạn một số đồ vật trong thực tế có độ dày và độ dài 1mm.

- GV yêu cầu HS nêu vài ví dụ để dẫn chứng.

- HS lắng nghe

- HS đọc lại.

- HS quan sát trên thước kẻ.

+ Còn có vạch cm, vạch mm.

- HS quan sát .

- HS làm theo.

- HS thảo luận theo nhóm bàn.

- Đại diện HS lên chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm bàn

- HS đếm .

- HS quan sát trên màn chiếu.

- HS nhắc lại

- HS thảo luận theo nhóm 4

+ Độ dày của một đồng xu khoảng 1mm.

+ Độ dày thẻ ngân hàng của mẹ khoảng 1mm.

+ 5 tờ giấy dày khoàng 1mm.

3. Luyện tập: (6 phút)

+ Mục tiêu:

- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đợn vị đo là mi-li-mét.

- Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

+ Cách tiến hành:

Bài 1 a. Mỗi đoạn dây sau dài bao nhiêu mi – li – mét?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS quan sát nêu kết quả

- GV gọi đại diện lên chia sẻ

- GV nhận xét tuyên dương

b. Đoạn dây nào ở câu a dài hơn?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn

- GV gọi đại diện lên chia sẻ

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV chốt bài: Nhận biết được đơn vị đo mi – li – mét.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS quan sát và nêu kết quả

+ Đoạn thứ nhất dài: 23mm

+ Đoạn thứ hai dài: 32mm

- HS chia sẻ bài

- HS nhận xét bài bạn

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS thảo luận nhóm bàn

- HS chia sẻ bài

+ Đoạn thứ hai dài hơn đoạn dây thứ nhất

- HS nhận xét bài bạn

4. Vận dụng.(3-5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: Thực hành: Đo một số đồ vật và nêu kết quả đo.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4

- GV yêu cầu HS ghi vào phiếu bài tập

- GV gọi đại diện lên chia sẻ

- GV nhận xét, tuyên dương

* Củng cố, dặn dò

? Qua bài học hôm nay các bạn nhận biết thêm được đơn vị đo độ dài nào?

? Mi – li – mét là đơn vị đo độ dài như thế nào so với đơn vị đo độ dài xăng – ti – mét đã học?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học

- GV dặn dò: Về chuẩn bị bài tiết 2.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS thảo luận nhóm 4

- HS chia sẻ bài

+ Bút chì dài 12 cm

+ chiếc lá dài 58 mm

+ Cái tẩy dài 35 mm

- HS nhận xét bài bạn

- Đơn vị đo đọ dài mi – li – mét.

- Mi – li – mét là đơn vị đo độ dài nnhỏ hơn so với đơn vị đo độ dài xăng – ti – mét đã học.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

***********************************

TOÁN

Bài 04: MI – LI - MÉT (Tiết 2) Trang 12

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết mi – li – mét là một đơn vị đo độ dài; đọc, viết tên, kí hiệu của nó; biết 1cm = 10mm.

- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đợn vị đo là mi-li-mét.

- Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Thực hành đo một số đồ vật với đơn vị đo mi-li-mét.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hộp quà bí mật” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Bạn cho cô và cả lớp biết 1cm bằng bao nhiêu mm?

+ Câu 2: Hãy cho cô biết 1 quyển sách có độ dày 30mm và 1 quyển có độ dày 3cm thì hai quyển đó có độ dày như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy chúng ta đã được biết thêm 1 đơn vị đo độ dài mi-li-mét. Để thực hiện được các phép tính như nào ta vào tìm hiểu tiết 2 của bài hôm nay:. Bài 4: Mi-li-mét (tiết 2)

- GV ghi bài bảng

- HS tham gia trò chơi

+ 1cm = 10mm

+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập: (28 phút)

+ Mục tiêu:

- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đợn vị đo là mi-li-mét.

- Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

+ Cách tiến hành:

Bài 2 Số

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS quan sát nêu kết quả

- GV gọi đại diện lên chia sẻ

- GV nhận xét tuyên dương

=> GV chốt: Biết được mối liên hệ giữa đơn vị đo độ dài mi-li-mét và xăng-ti-mét, mi-li-mét và mét

Bài 3. Chọn đơn vị đo độ dài (mm, cm, m) để đặt vào ô ? cho thích hợp ?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn

- GV gọi đại diện lên chia sẻ

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV chốt bài: Nhận biết được các đơn vị đo độ dài đã học.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS quan sát và nêu kết quả

a) 1cm = 10mm, b) 30mm = 3cm,

8cm = 10mm, 100mm = 10cm,

c) 1dm = 100mm,

1m= 1000mm

- HS chia sẻ bài

- HS nhận xét bài bạn

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS thảo luận nhóm bàn

- HS chia sẻ bài

+ Con hươu cao cổ cao 5 m

+ Con cá rô phi dài 20 cm

+ Con kiến dài 5 mm

- HS nhận xét bài bạn

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

? Qua bài học hôm nay các bạn nhận biết thêm được điều gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học

- GV dặn dò: Về chuẩn bị bài tiết 2.

- HS nêu ý hiểu của mình.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

**************************************

TOÁN

Bài 05: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, BẢNG NHÂN 2, BẢNG NHÂN 5

(Trang 14, 15)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập về phép nhân, Bảng nhân 2, Bảng nhân 5.

- Làm quen với giải bài toán về phép nhân

-Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tễ.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Bắn tên” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 2 x 4 = ?

+ Câu 2: 6 x 2 = ?

+ Câu 3: 9 x 2 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV: Ở lớp 2 chúng ta đã được học bảng nhân 2, bảng nhân 5 rồi, để khắc sâu hôm nay cô cùng các bạn cùng ôn tập lại hai bảng nhân đã học.

- GV ghi bài bảng.

- HS tham gia trò chơi

+ 2 x 4 = 8

+ 6 x 2 = 12

+ 9 x 2 =18

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

* Mục tiêu:

- Ôn tập về phép nhân, Bảng nhân 2, Bảng nhân 5.

- Làm quen với giải bài toán về phép nhân

-Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tễ.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

* Cách tiến hành:

Bài 1. Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:(Làm việc nhóm 2)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát từng bức tranh và nêu nội dung từng bức tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi

? Tranh 1 vẽ gì? Và phép tính tương ứng là bao nhiêu?

?Tranh 2 vẽ gì? Và phép tính tương ứng là bao nhiêu?

?Trang 3 vẽ gì? Và phép tính tương ứng là bao nhiêu?

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV chốt: bài đã củng cố cho chúng ta bảng

nhân 2

Bài 2: Giải các bài toán theo mẫu (Làm việc cá nhân).

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát từng bức tranh và nêu nội dung từng bức tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi

? Tranh 1 vẽ gì? Và phép tính tương ứng là bao nhiêu?

?Tranh 2 vẽ gì? Và phép tính tương ứng là bao nhiêu?

?Trang 3 vẽ gì? Và phép tính tương ứng là bao nhiêu?

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV chốt: bài đã củng cố cho chúng ta bảng nhân 5

- GV thu bài và nhận xét một số bài xác xuất.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

Bài 3: Tính nhẩm

- GV cho HS đọc yêu cầu bài

? Bài tập yêu cầu gì?

- GV cho HS làm bài cá nhân.

2 x 7 =

2 x 4 =

5 x 5 =

5 x 6 =

2 x 5 =

2 x 9 =

5 x 7 =

5 x 8 =

2 x 2 =

2 x 6 =

5 x 3 =

5 x 9 =

- GV cho HS chơi trò chơi “Xì điện”

- GV nêu cách chơi và cho HS chơi

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Bài học đã cho chũng ta khắc sâu thêm về bảng nhân 2 và bảng nhân 5 đã học.

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát tranh và nêu nội dung.

- HS thảo luận cặp đôi

+ Tranh 1 vẽ chú voi đang xách 2 xô nước: vậy 2 được lấy 1 lần: 2 x 1 = 2.

+ Tranh 2 vẽ chú voi đã xách được 4 xô nước bằng 2 lần xách: vậy 2 được lấy 2 lần: 2 x 2 = 4.

+ Tranh 3 vẽ chú voi đang xách 6 xô nước bằng 3 lần xách: vậy 2 được lấy 3 lần: 2 x 3 = 6.

- HS làm bài vào phiếu.

- HS trình bày – HS nhận xét bài bạn

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát tranh và nêu nội dung.

- HS thảo luận cặp đôi

+ Tranh 1 vẽ 5 chiếc mũ sinh nhật: vậy 5 được lấy 1 lần: 5 x 1 = 5.

+ Tranh 1 vẽ 10 chiếc mũ sinh nhật chia làm 2 chồng: vậy 5 được lấy 2 lần: 5 x 2 = 10.

+ Tranh 1 vẽ 15 chiếc mũ sinh nhật chia làm 3 chồng: vậy 5 được lấy 3 lần: 5 x 3 = 15.

- HS làm bài vào phiếu.

- HS trình bày – HS nhận xét bài bạn

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS trả lời

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính

2 x 7 = 14

5 x 5 = 25

2 x 5 = 10

5 x 7 = 35

2 x 2 = 4

5 x 3 = 15

2 x 4 = 8

5 x 6 = 30

2 x 9 = 18

5 x 8 = 40

2 x 6 = 12

5 x 9 = 45

- HS chơi trò chơi

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS đọc bài toán trong SHS trang 15

- GV yêu cầu HS quan sát bài mẫu

- GV yêu cầu HS đọc bài toán

?Bài toán cho biết gì?

?Bài toán hỏi gì?

- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 (2 phút) và giải bài toán

- GV mời đại diện lên chia sẻ

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

? Để làm tốt được các bài học ngày hôm nay chúng ta cần làm gì?

- Nhận xét tiết học

- GV dặn dò: Về chuẩn bị cho bài bảng nhân 3 (tiết ).

- HS đọc trong SHS

- HS quan sát mẫu

- HS thảo luận và đọc lời giải để vận dụng giải bài toán.

- HS đọc bài toán

- HS trả lời theo ý hiểu

- HS thảo luận theo nhóm 4

- HS tìm và nêu lời giải

- HS nhóm đại diện lên chia sẻ.

Bài giải

8 con gà có số chân là:

8 x 2 = 16 (chân)

Đáp sô: 16 chân.

- HS nhận xét bài bạn

- Chúng ta cần thuộc các bảng nhân 2 và bảng nhân 5.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

*****************************

TOÁN

Bài 06: BẢNG NHÂN 3 (Tiết 1)

Trang 16 - 17

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân 3 và thành lập bảng nhân 3.

- Vận dụng Bảng nhân 3 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hộp quà âm nhạc”để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc bảng nhân 2 đã học

+ Câu 2: Đoch bảng nhân 5 đã học

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt: chúng mình đã được cùng nhau học và đã được ôn lại bảng nhân 2 và bảng nhân 5 rồi. Vậy để cùng tìm hiểu bảng nhân 3 có gì giống và khác thì hôm nay cô cùng các bạn tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bảng nhân 3 (tiết 1).

- HS tham gia trò chơi

+ HS trả lời

- HS lắng nghe.

- HS nêu tên bài

2. Khám phá (15-18 phút)

* Mục tiêu:

- Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân 3 và thành lập bảng nhân 3.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

* Cách tiến hành:

a. Thành lập bảng nhân 3

- GV yêu cầu HS sử dụng các tấm thẻ

- GV lấy 1 tấm thẻ, trên tấm thẻ có 3 chấm tròn và hỏi

? Tấm thẻ có mấy chấm tròn?

- GV chiếu lên màn chiếu

?3 được lấy mấy lần? Nêu phép tính tương ứng?

- GV yêu cầu HS nêu lại phép tính

- GV viết lại phép tính lên bảng

- GV tiếp tục lấy 2 tấm thẻ và HD như phép tính đầu

?3 được lấy mấy lần? Nêu phép tính tương ứng?

- GV yêu cầu HS nêu lại phép tính

- GV viết lại phép tính lên bảng

- GV tiếp tục lấy 3 tấm thẻ và HD như phép tính đầu

?3 được lấy mấy lần? Nêu phép tính tương ứng?

- GV yêu cầu HS nêu lại phép tính

- GV viết lại phép tính lên bảng

- GV hướng dẫn các phép tính còn lại cho hết bảng nhân 3.

- GV cho HS đọc lại các phép tính vừa đưa ra.

- GV cho HS đọc theo tổ, cả lớp

b. Giới thiệu bảng nhân 3:

- GV giới thiệu cho HS biết bảng nhân 3.

- GV yêu cầu HS đọc lại

- GV yêu cầu HS đọc thầm và nhẩm thuộc bảng nhân 3 theo nhóm bàn.

- GV đặt câu hỏi

? Hãy nhận xét cho cô về các thừa số trong bảng nhân 3?

? Kết quả của bảng nhân có sự thay đổi như

thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Trò chơi “ Đố bạn”

- GV nêu tên trò chơi, cách chơi co HS.

+ Hai bạn cùng một nhóm chơi, một bạn nêu phép tính, một bạn nêu kết quả, và ngược lại.

- GV cho HS chơi

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lấy các tấm thẻ theo yêu cầu GV.

- HS quan sát

- Tấm thẻ có 3 chấm tròn.

- 3 được lấy 1 lần vậy 3 x 1 = 3

- 2 -3HS nêu lại

3 x 1 = 3

- HS quan sát và thực hiện theo

- 3 được lấy 2 lần vậy 3 x 2 = 6

- 2 -3HS nêu lại

3 x 2 = 6

- HS quan sát và thực hiện theo

- 3 được lấy 3 lần vậy 3 x 3 = 9

- 2 -3HS nêu lại

3 x 3 = 9

3 x 4 = 12 3 x 7 = 21

3 x 5 = 15 3 x 8 = 24

3 x 6 = 18 3 x 9 = 27

3 x 10 = 30.

- 2-3HS đọc lại

- HS quan sát và lắng nghe

- HS đọc lại

- HS đọc thuộc theo nhóm bàn.

- HS lắng nghe và trả lời

+ Thừa số thứ nhất không thay đổi, thừa số thứ 2 thay đổi tăng dần thêm 1 đơn vị.

+ Kết quả của bảng nhân tăng nối tiếp

dần thêm 3. Kết quả phép tính sau

hơn kết quả phép tính trước 3 đơn vị.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe và tham gia chơi.

- HS chơi trò chơi, các bạn cổ vũ.

- HS nhận xét.

3. Luyện tập(7 phút)

* Mục tiêu:

- Vận dụng Bảng nhân 3 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Tính nhẩm

- GV cho HS đọc yêu cầu bài

? Bài tập yêu cầu gì?

- GV cho HS làm bài cá nhân.

3 x 3 =

3 x 4 =

3 x 10 =

3 x 2 =

3 x 7 =

3 x 1 =

3 x 8 =

2 x 3 =

3 x 6 =

3 x 9 =

3 x 5 =

5 x 3 =

- GV cho HS chơi trò chơi “Xì điện”

- GV nêu cách chơi và cho HS chơi

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Bài học đã cho chúng ta khắc sâu thêm về bảng nhân 3 và tính chất giáo hoán của phép nhận.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS trả lời

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính

3 x 3 =

3 x 10 =

3 x 7 =

3 x 8 =

3 x 6 =

3 x 2 =

3 x 4 =

2 x 3 =

3 x 1 =

3 x 1 =

3 x 9 =

3 x 9 =

- HS chơi trò chơi

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

4. Vận dụng (7 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5: a.

- GV yêu cầu HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm bàn.

- GV gọi đại diện lên chia sẻ

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- GV dặn dò chuẩn bị cho tiết 2

- HS đọc bài toán

- HS trả lời bài

- HS thảo luận nhóm bàn

- HS chia sẻ bài

Bài giải

6 khay có số cái bánh là:

3 x 6 = 18 (chiếc)

Đáp số: 18 chiếc bánh bao

- HS nhận xét bài bạn

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 06: BẢNG NHÂN 3 (Tiết 2)

Trang 16 - 17

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân 3 và thành lập bảng nhân 3.

- Vận dụng Bảng nhân 3 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt: Tiết học hôm trước lớp mình đã được học bảng nhân 3 để vận dụng vào hoàn thành các bài tập hôm nay cô cùng các bạn tìm hiểu tiết 2 của bài học ngày hôm nay: Bảng nhân 3 (tiết 2).

- HS tham gia trò chơi

+ HS trả lời

- HS lắng nghe.

- HS nêu tên bài

2. Luyện tập.(25 – 17 phút)

* Mục tiêu:

- Vận dụng Bảng nhân 3 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

* Cách tiến hành:

Bài 2: Tính

- GV cho HS đọc yêu cầu bài

? Bài tập yêu cầu gì?

- GV cho HS làm bài cá nhân.

3 kg x 2 =

3 m x 8 =

3 l x 7 =

3 dm x 4 =

3km x 9 =

3 mm x 10 =

- GV cho HS làm bài cá nhân

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Bài học đã cho chúng ta khắc sâu thêm về bảng nhân 3 cùng các đơn vị đo khối lượng và độ dài.

Bài 3: Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát từng bức tranh và nêu nội dung từng bức tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4

? Tranh 1 vẽ gì? Và phép tính tương ứng là bao nhiêu?

?Tranh 2 vẽ gì? Và phép tính tương ứng là bao nhiêu?

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV chốt: bài đã củng cố cho chúng ta bảng nhân 3

- GV thu bài và nhận xét một số bài xác xuất.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

Bài 4 a. Hãy đếm thêm 3:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- Gv hướng dẫn cho HS cách đếm số: Đếm theo thứ tự thêm 3 đơn vị vào số liền trước.

- GV gọi HS nối tiếp nhau chia sẻ.

- GV gọi HS nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét và tuyên dương

b. Xếp các chấm tròn thích hợp với mỗi phép nhân sau:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện: Các bạn thực hành bằng đồ dùng trực quan của các bạn.

- GV giúp đỡ các HS chưa thực hiện được.

- GV yêu cầu HS lên chia sẻ cách làm.

- GV mời HS nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS trả lời

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính

3 kg x 2 = 6 kg

3 l x 7 = 21 l

3 dm x 4 =`12 dm

3 mm x 10 = 30 mm

3 m x 8 = 24 m

3km x 9 = 27 km

- HS hoàn thành bài vào vở.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát tranh và nêu nội dung.

- HS thảo luận nhóm 4

+ Tranh 1 vẽ chiếc ô tô có 4 hàng ghế và mỗi hàng có 3 người: vậy 3 được lấy 4 lần, phép tính tương ứng là: 3 x 4 = 12.

+ Tranh 2 vẽ có 3 nhóm, mỗi nhóm có 3 cái mũ: vậy 3 được lấy 3 lần, phép tính tương ứng là: 3 x 3 = 9.

- HS làm bài vào phiếu.

- HS trình bày – HS nhận xét bài bạn

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS đọc yêu cầu bài

- HS quan sát tranh

- HS làm bài cá nhân.

9

27

24

21

18

15

12

- HS lắng nghe.

- HS đại diện chia sẻ

- HS nhận xét bài bạn.

- HS đọc yêu cầu bài

- HS quan sát tranh

- HS làm bài cá nhân.

3 x 5 = 15

3 x 6 = 18

3x 7 = 21

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lên chia sẻ cách làm của mình.

- HS nhận xét

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5: b. Kể một tình huống sử dụng phép nhân 3 x 7 trong thực tế

- GV yêu cầu HS

- GV cho HS thảo luận nhóm bàn.

- GV gọi đại diện lên chia sẻ

- GV Nhận xét, tuyên dương.

? Qua bài này em, các em hiểu thêm được điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- GV dặn dò chuẩn bị cho bài 7: Bảng nhân 4

- HS nêu yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm bàn

- HS chia sẻ bài

- HS trả lời theo ý hiểu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 3

TOÁN

Bài 07: BẢNG NHÂN 4( Tiết 1)- trang 18

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 4 và thành lập bảng nhân 4

- Vận dụng bảng nhân 4 để tính nhẩm

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mỗi Hs 10 thẻ, mỗi thẻ 4 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Đố bạn” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 3 x 4 = ?

+ Câu 2: 3 x 6 = ?

+ Câu 3: 3 x 8 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu hs quan sát bức tranh trong sgk được phóng to lên máy chiếu, nói với bạn về nội dung bức tranh

Gv đặt câu hỏi:

+ Để biết có tất cả bao nhiêu bạn con làm như thế nào ?

+ 4 được lấy mấy lần?

+ Nêu phép nhân

+ Nếu thêm 1 xe ô tô nữa thì ta có phép nhân nào?

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bảng nhân 4 ( tiết 1)

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 3 x 4 = 12

+ Trả lời: 3 x 6 = 18

+ Trả lời: 3 x 8 = 24

- HS lắng nghe.

- Hs quan sát tranh, nói với bạn bên cạnh về những điều quan sát được từ bức tranh: các bạn đang vui chơi ở công viên, có 3 xe, mỗi xe có 4 bạn, vậy có tất cả 12 bạn

Hs trả lời:

+ lấy 4 + 4 + 4 = 12

+ 4 được lấy 3 lần

4 x 3 = 12

4 x 4 = 16

- HS lắng nghe.

2. Khám quá ( 15 phút)

- Mục tiêu:

- Hình thành được bảng nhân 4

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

a/ Hướng dẫn Hs thành lập Bảng nhân 4

Gv yêu cầu Hs lấy ra các tấm thẻ, mỗi thẻ có 4 chấm tròn trong bộ đồ dùng Toán, rồi lần lượt nêu các phép nhân tương ứng

Gv hướng dẫn hs thực hiện phép nhân 4 x 1

+ Tay đặt 1 tấm thẻ , miệng nói:

4 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân 4 x 1 = 4

+ Lần lượt, hs thực hiện các phép nhân:

4 x 2; 4 x 3

- GV yêu cầu HS tìm kết quả của các phép nhân còn lại

4 x 4 = ? + 4 x 8 = ?

4 x 5 = ? 4 x 9 = ?

4 x 6 = ? 4 x 10 = ?

4 x 7 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương

b,Gv giới thiệu bảng nhân 4

-Gv chiếu bảng nhân 4 lên bảng

-Gv yêu cầu hs đọc, chủ động ghi nhớ bảng nhân 4

- HS lấy các tấm thẻ theo yêu cầu

-HS làm theo mẫu

-Hs thực hiện:

+Tay đặt 2 tấm thẻ

miệng nói: 4 được lấy 2 lần.

Ta có 4 x 2 = 4 + 4 = 8.

Vậy ta có phép nhân 4 x 2 = 8

+ Tay đặt 3 tấm thẻ

miệng nói: 4 được lấy 3 lần

Ta có 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12

Vậy ta có phép nhân 4 x 3 = 12

-Hs thảo luận nhóm 4 để tìm ra kết quả của các phép nhân theo các cách khác nhau:

+Sử dụng thẻ chấm tròn

+ Thêm 4 vào kết quả của 4 x 3

Ta được kết quả của 4 x 4 .....

-Hs lắng nghe

-Hs quan sát, đọc thầm bảng nhân 4

2 Hs ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe

3. Luyện tập ( 10 phút)

- Mục tiêu:

- Vận dụng bảng nhân 4 để tính nhẩm

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 4 và hoàn thành bài vào vở.

4x 3= 4 x 1 = 4 x 8 =

4 x 9 = 4 x 2 = 4 x 5 =

4 x 6 = 4 x 7 = 4 x 4 =

4 x 10 = 2 x 4 = 5 x 4=

- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu: Tính nhẩm

- HS làm vào vở

4 x 3= 12 4 x 1 = 4 4 x 8 = 32

4 x 9 = 36 4 x 2 = 8 4 x 5 = 20

4 x 6= 24 4 x 7 = 28 4 x 4 = 16

4 x 10 = 40 2 x 4 = 8 5 x 4= 20

-HS quan sát và nhận xét

-HS nghe

4. Vận dụng. ( 5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 4

Câu 1: 4 x 1 = ? Câu 2: 4 x 6 = ?

Câu 3: 4 x 3 = ? Câu 4: 4 x 9 = ?

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: 4 x 1 = 4

+ Câu 2: 4 x 6 = 24

+ Câu 3: 4 x 3 = 12

+ Câu 4: 4 x 9 = 36

- HS nghe

5. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 07: BẢNG NHÂN 4( Tiết 2)- trang 19

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh , ai đúng”để khởi động bài học.

+ Câu 1: 4 x 5 = ?

+ Câu 2: 4 x 9 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bảng nhân 4

( tiết 2)

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 4 x 5 = 20

+ Trả lời: 4 x 9 = 36

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập ( 23 phút)

- Mục tiêu:

- Vận dụng để giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 2. (Làm việc cá nhân) Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh thực hiện các phép nhân, chọn kết quả tương ứng và chỉ ra sự kết nối giữa phép tính với kết

- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc nhóm đôi) Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4a: Hãy đếm thêm 4 (Làm việc nhóm đôi)

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu ở dấu ?

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV gọi HS giải thích cách tìm các số còn thiếu

-GV nhận xét

Bài 4b: Xếp các chấm tròn thích hợp với mỗi phép nhân 4 x 3; 4 x 7

( Thảo luận nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và trả lời theo đề bài.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS nêu: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

- HS làm vào vở. Hs nối phép tính với kết quả đúng của phép tính đó

-HS quan sát và nhận xét

-HS nghe

-1HS nêu: Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ

- HS thảo luận nhóm đôi, nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh

a,

Mỗi hộp có 4 cái bánh, có 6 hộp như vậy. 4 được lấy 6 lần. Ta có phép nhân 4 x 6= 24

Vậy có tất cả 24 cái bánh

b,

Mỗi rổ có 4 củ cải, có 4 rổ như vậy.

4 được lấy 4 lần.

Ta có phép nhân 4x4=16

Vậy có tất cả 16 củ cải

-HS chia sẻ kết quả, lớp lắng nghe, nhận xét

Lắng nghe

- 1HS nêu: Hãy đếm thêm 4

- HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu

- 2 nhóm nêu kết quả

12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40

-1HS giải thích:

Vì ở dãy câu a là dãy số tăng dần 4 đơn vị

-HS nghe

-1HS đọc yêu cầu bài toán: xếp các chấm tròn thích hợp với phép nhân 4 x 3; 4 x 7

- Lớp chia nhóm và thảo luận:

+ Hs xếp các chấm tròn thành 3 hàng, mỗi hàng có 4 chấm tròn rồi nói

4 x 3 = 12

+ Hoặc hs xếp các chấm tròn thành 3 cột, mỗi cột có 4 chấm tròn rồi nói 4 x 3 = 12

-HS nêu phép nhân rồi đố bạn xếp các chấm tròn thích hợp

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng. ( 7 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào giải toán

- Cách tiến hành:

Bài 5a

- GV mời HS đọc bài toán

-GV hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5b. Kể một tình huống có sử dụng phép nhân 4 x 5 trong thực tế

(Làm việc chung cả lớp)

-GV mời HS đọc đề bài

-Gv yêu cầu HS suy nghĩ tìm tình huống sau đó chia sẻ kết quả trước lớp

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

-1HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Mỗi bàn có 4 chỗ ngồi

+ 9 bàn như thế có bao nhiêu chỗ ngồi?

- HS làm vào vở.

Bài giải

9 bàn như thế có số chỗ ngồi là:

4 x 9 = 36 (chỗ ngồi)

Đáp số: 36 chỗ ngồi

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

-HS nghe

-1HS đọc bài toán: Kể một tình huống có sử dụng phép nhân 4 x 5 trong thực tế

-Hs chia sẻ 1 tình huống trong thực tế có sử dụng phép nhân 4 x 5, ví dụ:

+ Mỗi bình có 4 con cá, có 5 bình nên ta có phép tính 4 x 5 = 20

+ Mỗi chậu có 4 bông hoa, có 5 chậu hoa nên ta có phép tính 4 x 5 = 20

+ Mỗi nhóm có 4 học sinh, có 5 nhóm nên ta có phép tính 4 x 5 = 20

-Hs chia sẻ

- HS lắng nghe

5. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 08: BẢNG NHÂN 6 ( Tiết 1)- trang 20

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 6 và thành lập bảng nhân 6

- Vận dụng bảng nhân 6 để tính nhẩm

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mỗi Hs 10 thẻ, mỗi thẻ 6 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học.

GV phổ biến cách chơi: HS đầu tiên nêu một phép nhân bất kì trong bảng nhân 4 đã được học và chỉ tay vào bạn bất kì để “truyền điện”. Bạn thứ hai phải nêu kết quả của phép nhân tương ứng mà bạn đầu tiên đã nêu. Tiếp tục truyền cho bạn thứ ba, thứ tư … và chơi tới khi hết thời gian. ( 3 phút)

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu hs quan sát bức tranh trong sgk được phóng to lên máy chiếu, nói với bạn về nội dung bức tranh

Gv đặt câu hỏi:

+ Để biết có tất cả bao nhiêu bạn con làm như thế nào ?

+ 6 được lấy mấy lần?

+ Nêu phép nhân tương ứng

+ Nếu thêm 1 ngăn nữa thì ta có phép nhân nào?

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bảng nhân 6 ( tiết 1)

- HS lắng nghe cách chơi và tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

- Hs quan sát tranh, nói với bạn bên cạnh về những điều quan sát được từ bức tranh: mỗi ngăn có 6 chiếc ba lô, 3 ngăn có 18 ba lô

Hs trả lời:

+ lấy 6 + 6 + 6 = 18

+ 6 được lấy 3 lần

6 x 3 = 18

6 x 4

- HS lắng nghe.

2. Khám quá ( 15 phút)

- Mục tiêu:

- Hình thành được bảng nhân 6

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

a/ Hướng dẫn Hs thành lập Bảng nhân 6

Gv yêu cầu Hs lấy ra các tấm thẻ, mỗi thẻ có 6 chấm tròn trong bộ đồ dùng Toán, rồi lần lượt nêu các phép nhân tương ứng

Gv hướng dẫn hs thực hiện phép nhân 6 x 1

+ Tay đặt 1 tấm thẻ , miệng nói:

6 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân 6 x 1 = 6

+ Lần lượt, hs thực hiện các phép nhân:

6 x 2; 6 x 3

- GV yêu cầu HS tìm kết quả của các phép nhân còn lại

6 x 4 = ? 6 x 8 = ?

6 x 5 = ? 6 x 9 = ?

6 x 6 = ? 6 x 10 = ?

6 x 7 = ?

- GV nhận xét, tuyên dương

b,Gv giới thiệu bảng nhân 6

-Gv chiếu bảng nhân 6 lên bảng

-Gv yêu cầu hs đọc, chủ động ghi nhớ bảng nhân 6

c, Chơi trò chơi “ Đố bạn”

- 2 hs ngồi cùng bàn đố nhau trả lời kết quả của các phép tính trong bảng nhân 6. Một hs đọc phép tính, hs kia đọc kết quả, hs nhận xét kết quả. Sau đó đổi vai, một bạn hỏi 1 bạn trả lời

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS lấy các tấm thẻ theo yêu cầu

-HS làm theo mẫu

-Hs thực hiện:

+Tay đặt 2 tấm thẻ

miệng nói: 6 được lấy 2 lần.

Ta có 6 x 2 = 6 + 6 = 12.

Vậy ta có phép nhân 6 x 2 = 12

+ Tay đặt 3 tấm thẻ

miệng nói: 6 được lấy 3 lần

Ta có 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18

Vậy ta có phép nhân 6 x 3 = 18

-Hs thảo luận nhóm 4 để tìm ra kết quả của các phép nhân theo các cách khác nhau:

+Sử dụng thẻ chấm tròn

+ Thêm 6 vào kết quả của 6 x 3

Ta được kết quả của 6 x 4 .....

-Hs lắng nghe

-Hs quan sát, đọc thầm bảng nhân 6

2 Hs ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe

Hs chơi trò chơi “ Đố bạn”

Ví dụ hs hỏi 6 x 2 = ? ( TL = 12)

6 x 9 = ? ( TL = 54)

.....

Hs lắng nghe

3. Luyện tập ( 10 phút)

- Mục tiêu:

- Vận dụng bảng nhân 6 để tính nhẩm

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Thực hiện theo cặp) Tính nhẩm?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 6 và hoàn thành bài vào vở.

6 x 2= 6 x 8 = 6 x 3 =

6 x 6 = 6 x 5 = 6 x 6 =

6 x 1 = 6 x 9 = 6 x 4 =

6 x 7 = 6 x 10 = 6 x 6=

- Yêu cầu hs đổi chéo vở, chia sẻ kết quả

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu: Tính nhẩm

- HS làm vào vở

6 x 2= 12 6 x 8 = 48 6 x 3 = 18

6 x 6 = 36 6 x 5 = 30 6 x 6 = 36

6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x 4 = 24

6 x 7 = 42 6 x 10 = 60 6 x 6 = 36

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính

-HS nghe

4. Vận dụng. ( 5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Hái hoa dân chủ” sau bài học để củng cố bảng nhân 6

Câu 1: 6 x 2 = ? Câu 2: 6 x 6 = ?

Câu 3: 6 x 5 = ? Câu 4: 6 x 7 = ?

- Gv nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS trả lời:

+ Câu 1: 6 x 2 = 12

+ Câu 2: 6 x 6 = 36

+ Câu 3: 6 x 5 = 30

+ Câu 4: 6 x 7 = 42

- HS nghe

5. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 07: BẢNG NHÂN 6( Tiết 2)- trang 21

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 6.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 6 x 3 = ?

+ Câu 2: 6 x 8 = ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 6 x 3 = 18

+ Trả lời: 6 x 8 = 48

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập ( 23 phút)

- Mục tiêu:

- Vận dụng để giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 6

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...

- Cách tiến hành:

Bài 2. (Thực hiện theo cặp) Số?

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

-GV yêu cầu hs quan sát mẫu, thảo luận cách làm ( nhóm đôi)

+ Mỗi hộp bánh có mấy chiếc bánh?

+Tìm số bánh 1 hộp ta làm ntn?

+ Tìm số bánh 2 hộp ta làm ntn?

+ Tìm số bánh 3 hộp ta làm ntn?

- Yêu cầu học sinh thực hiện các phép nhân, điền kết quả tương ứng vào bảng

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc nhóm đôi) Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc nhóm 4)

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: vẽ chấm tròn theo yêu cầu và nêu phép nhân để tìm tất cả số chấm tròn

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV gọi HS nêu cách tìm số chấm tròn

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS nêu: Số

- HS quan sát mẫu và thảo luận cách làm

Hs trả lời:

+ Mỗi hộp có 6 chiếc bánh

+ 6 x 1 = 6

+ 6 x 2 = 12

+ 6 x 3 = 18

-HS thực hiện cá nhân, đổi vở kiểm tra bài

-HS nghe

-1HS nêu: Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ

- HS thảo luận nhóm đôi, nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh

a,

Mỗi hộp có 4 cái bánh, có 6 hộp như vậy. 4 được lấy 6 lần. Ta có phép nhân 4 x 6= 24

Vậy có tất cả 24 cái bánh

b,

Mỗi rổ có 4 củ cải, có 4 rổ như vậy.

4 được lấy 4 lần.

Ta có phép nhân 4x4=16

Vậy có tất cả 16 củ cải

-HS chia sẻ kết quả, lớp lắng nghe, nhận xét

Lắng nghe

- 1HS nêu: Hãy vẽ vào bảng con 3 nhóm, mỗi nhóm 6 chấm tròn. Nêu phép nhân để tìm tất cả số chấm tròn đó.

- HS thảo luận nhóm 4

- 2 nhóm nêu kết quả

- HSTL: 6 x 3 = 18 ( chấm tròn)

-HS nghe

4. Vận dụng. ( 7 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào giải toán

- Cách tiến hành:

Bài 5a

- GV mời HS đọc bài toán

-GV hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5b. Kể một tình huống thực tế sử dụng phép nhân trong bảng nhân 6

(Làm việc chung cả lớp)

-GV mời HS đọc đề bài

-Gv yêu cầu HS suy nghĩ tìm tình huống sau đó chia sẻ kết quả trước lớp

- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

-1HS đọc bài toán

-HS trả lời:

+ Mỗi luống trồng 6 cây

+ 4 luống như thế trồng bao nhiêu cây?

- HS làm vào vở.

Bài giải

4 luống như thế cô Hoa trồng số cây là:

6 x 4 = 24 (cây)

Đáp số: 24 cây

- HS quan sát và nhận xét bài bạn

-HS nghe

-1HS đọc bài toán: Kể một tình huống thực tế sử dụng phép nhân trong bảng nhân 6

-Hs chia sẻ 1 tình huống trong thực tế có sử dụng phép nhân trong bảng nhân 6, ví dụ:

+ Mỗi bình có 6 con cá, có 6 bình nên ta có phép tính 6 x 6 = 36

+ Mỗi chậu có 6 bông hoa, có 3 chậu hoa nên ta có phép tính 6 x 3 = 18

+ Mỗi nhóm có 6 học sinh, có 5 nhóm nên ta có phép tính 6 x 5 = 30

-Hs chia sẻ

- HS lắng nghe

5. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------

Bài 9: GẤP MỘT SỐ LÊN MỘT SỐ LẦN

Trang 22

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được thế nào là gấp một số lên một số lần.

- Biết được cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)

- Vận dụng quy tắc để giải quyết một số bài toán và tình huống gắn với thưc tiễn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Hai đoạn dây, trong đó 1 đoạn dài gấp 3 lần đoạn kia

- Bảng phụ, phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5p)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu hs lấy 1 sợi dây, thảo luận và thực hành lấy ra 1 sợi dây dài gấp 3 lần sợi dây ban đầu

- Gv nêu vấn đề: Lấy đoạn thẳng AB dài 2cm, làm thế nào để lấy ra được đoạn dây dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS thảo luận, chia sẻ cách thực hiện

- HS thảo luận giải quyết vấn đề

-HS lắng nghe

2. Khám phá ( 10 p)

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được thế nào là gấp một số lên một số lần.

+ Biết cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)

- Cách tiến hành:

- GV nêu bài toán trong SGK: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu xăng – ti- mét?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- HDHS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng

Đoạn thẳng AB dài 2 cm, coi đây là 1 phần. Đoạn CD gấp 3 lần đoạn AB nên được biểu diễn là 3 phần như thế

-Vậy để tìm độ dài đoạn thẳng CD, ta lấy độ dài đoạn thẳng AB nhân với số lần là 3

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng; lưu ý HS ghi câu trả lời, đơn vị đo, cách trình bày

- Như vậy: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?

- Kết luận: Muốn gấp một số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần.

-Gv lấy 1 số ví dụ, chẳng hạn gấp 6 lên 5 lần, ta được 6 x 5 = 30

Gấp 2 lên 4 lần, ta được 2 x 4 = 8

- HS đọc đề bài:

- HS trả lời

+ Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB

+ Tìm độ dài đoạn thẳng CD

- HS tập tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ra vở nháp

-Hs lắng nghe

- HS giải bài toán.

Giải

Độ dài đoạn thẳng CD là:

2 x 3 = 6 (cm)

Đáp số: 6 cm

- HS trình bày bài giải

- HS trả lời.

-HS lắng nghe

-Hs tự lấy thêm 1 số ví dụ và chia sẻ với bạn

3. Hoạt động luyện tập ( 15 p)

- Mục tiêu:

+ Biết được cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)

+ Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.

- Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc cá nhân) Số?

GV đọc đề bài

Số đã cho

2

4

5

3

6

Gấp số đã cho lên 3 lần

6

- GV gọi hs nêu quy tắc gấp 1 số lên một số lần.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 4) Giải toán lời văn?

Mẹ rót nước mơ vào hai chiếc bình. Bình nhỏ có 2 lít nước mơ, bình to có số lít nước mơ gấp 5 lần bình nhỏ. Hỏi bình to có bao nhiêu lít nước mơ?

- GV đọc đề bài

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Đây là dạng toán nào mà em đã được học?

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?

- Gv chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài vào phiếu học tập

-Gọi các nhóm hs trình bày, Hs nhận xét lẫn nhau

-Gv nhận xét, tuyên dương các nhóm

-Gv cho hs ghi lại bài giải vào vở

- HS đọc bài toán

- HS trả lời:Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần

- HS làm bài vào vở.

- Đại diện HS trình bày

Số đã cho

2

4

5

3

6

Gấp số đã cho lên 3 lần

6

12

15

9

18

HS lắng nghe

- HS đọc đề bài

+ Bình nhỏ: 2 lít nước mơ

+ Bình to có số lít nước mơ gấp 5 lần bình nhỏ

+ Bình to: .... lít nước mơ

- Gấp một số lên nhiều lần

- Ta lấy số đó nhân với số lần

- HS làm việc nhóm 4, thảo luận và hoàn thành bài vào phiếu

Giải

Bình to có số lít nước mơ là:

2 x 5 = 10 (l)

Đáp số: 10 l

- Hs trình bày, các nhóm nhận xét

- HS ghi lại bài giải vào vở

4. Vận dụng. ( 5p)

- Mục tiêu:

+ Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5.

Trong danh sách đăng kí học ngoại khóa thể dục thể thao, có 4 em đăng kí học bơi. Số em đăng kí học các môn thể thao khác gấp 4 lần số em đăng kí học bơi. Hỏi có bao nhiêu em đăng kí học các môn thể thao khác?

GV mời HS đọc bài toán

-GV hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài 5

- Nhận xét, tuyên dương những nhóm làm nhanh và đúng

-Nhận xét tiết học

- HS đọc bài toán

+ học bơi: 4 em

+ học các môn khác: gấp 4 lần số em học bơi

+ môn thể thao khác: .... em?

HS thi đua giải nhanh, tính đúng bài toán.

- HS trình bày.

Số em đăng kí học các môn thể thao khác là:

4 x 4 = 16 ( em)

Đáp số: 16 em

- Cả lớp nhận xét.

-Hs lắng nghe

5. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 4

TOÁN

Bài 10: BẢNG NHÂN 7(T1) – Trang 24

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 7 và thành lập Bảng nhân 7.

- Vận dụng Bảng nhân 7 để tính nhằm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 7 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán,

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 7.

- Các thẻ giấy ghi các số: 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; 63; 70.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Truyền điện để khởi động bài học.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi

+ Nối tiếp nhau đặt câu hỏi và trả lời. Bạn nào trả lời chậm là bị phạt trò soi gương

+ Nội dung: 1 bạn đặt câu hỏi 6 x3 = ? rồi chỉ định 1 bạn bất kỳ trả lời. Cứ như vậy truyền các câu hỏi về bảng nhân 6 thật nhanh.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

  • GV yêu cầu HS quan sát bức tranh , nói với

bạn về những điều quan sát được từ bức tranh.

+ Mỗi bó hoa có mấy bông hoa?

+ Có mấy bó hoa?

- GV: Mỗi bó hoa có 7 bông hoa. 3 bó hoa như thế sẽ có bao nhiêu bông hoa?

Hãy viết phép tính nhân số bông hoa rồi tìm kết quả phép nhân.

- GV nói tác dụng của bảng nhân:

Để tìm kết quả của phép nhân ta đã chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau hoặc đếm thêm, việc này tốn thời gian. Nếu ta thành lập một bảng nhân và ghi nhớ bảng nhân đó thì sẽ dễ dàng tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng.

- GV giới thiệu bài mới “Bảng nhân 7”.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi

+ HS Trả lời

- HS quan sát và trả lời.

+ Mỗi bó hoa có 7 bông hoa.

+ Có 3 bó hoa.

- Có nhiều cách tính kết quả:

+ Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau.

7 + 7 + 7 = 21

+ Dựa vào bảng nhân 3.

7 x 3 = 3 x 7 = 21

+ Học sinh cũng có thể đếm thêm 7 để tìm kết quả phép nhân. (7, 14, 21).

- 7 x 3 = 21.

- HS lắng nghe.

-HS nhắc lại tựa bài.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Hình thành được bảng nhân 7.

+ Vận dụng bảng nhân 7 để giải được các bài tập ở phần hoạt động của bài

- Cách tiến hành: - Cách tiến hành:

  • GV đưa mô hình tấm bìa gắn 7 chấm tròn và

yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 1 thẻ có 7 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Tấm thẻ có mấy chấm tròn?

+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần?

GV: 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân:

7 x 1 = 7. GV viết phép nhân lên bảng.

  • GV đưa tiếp mô hình 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 7 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 2 thẻ có 7 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 7 được lấy mấy lần?

+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần?

+ 7 nhân 2 bằng mấy?

+ Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14?

GV: 7 được lấy 2 lần nên ta lập được phép nhân:

7 x 2 = 7 + 7 = 14. Gv viết phép tính 7 x 2 lên bảng

  • GV đưa tiếp mô hình 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 7 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 1 thẻ có 7 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Có 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 7 được lấy mấy lần?

+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 3 lần?

+ 7 nhân 3 bằng mấy?

GV: 7 được lấy 3 lần nên ta lập được phép tính:

7 x 3 = 21. GV viết phép tính lên bảng.

+ Em tính kết quả phép nhân 7 x 3 như thế nào?

*GVHD HS tính: 7 x 3 = 7 x 2 + 7= 21.

+ Hai tích liền nhau của nhân 7 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

+ Muốn tìm tích liền sau ta làm như thế nào?

*GV: Có 2 cách tính trong nhân:

- Dựa vào phép cộng.

- Dựa vào tích liền trước.

GV HD phân tích phép tính 7 x 3 tương tự như trên.

+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính

7 x 4 =?

- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại.

- GV chốt kiến thức: đây là bảng nhân 7,...

- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập được.

- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ Tấm thẻ có 7 chấm tròn.

+ 7 chấm tròn được lấy 1 lần.

+ Vài HS đọc 7 x1 = 7

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ 7 được lấy 2 lần.

+ 7 x 2

+ 7 x 2 = 14

+ Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14.

+ Vài HS đọc 7 x 2 = 14

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ 7 được lấy 3 lần.

+ 7 x 3

+ 7 x 3 = 21

+ Vài HS đọc 7 x 3 = 21

+ Vì 7 x 3 = 7 + 7 + 7= 21 nên 7 x 3 = 21.

+ Hai tích liền nhau của nhân 7 hơn kém nhau 7 đơn vị.

+ Muốn tìm tích liền sau, ta lấy tích liền trước cộng với 7.

- HS nêu: 7 x 4 = 7 + 7+ 7+ 7 = 28.

7 x 4 = 21 + 7 vì ( 7 x 4 ) = 7 x 3 + 7.

- 6 HS lần lượt nêu.

- Lớp đọc 2 – 3 lần.

- HS tự học thuộc bảng nhân 7.

- HS đọc thuộc lòng.

- HS thi đọc thuộc lòng

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập về Bảng nhân 7.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tính nhẩm( Làm việc cá nhân):

- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

7 x 2

7 x 8

7 x 3

7 x 6

7 x 1

7 x 7

7 x 5

7 x 9

7 x 10

3 x 7

7 x 4

4 x 7

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hãy nhận xét về đặc điểm của các phép nhân trong 2 cột cuối.

+ Vậy trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích như thế nào?

*GVKL: Trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.

7 x 2 = 14

7 x 9 = 63

7 x 6 = 42

7 x 1 = 7

7 x 7 = 49

7 x 10 = 70

7 x 3 = 21

3 x 7 = 21

7 x 8 = 56

7 x 4 = 28

7 x 5 = 35

4 x 7 = 28

  • HS khác nhận xét, bổ sung.

- Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự của chúng thay đổi, kết quả bằng nhau.

7 x 3 và 3 x 7 đều = 21.

7 x 4 và 4 x 7 đều = 28.

- Tích không thay đổi.

-HS lắng nghe và nhắc lại.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh hoàn thành được bảng nhân 7. Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7. Sử dụng được bảng nhân để tính được một số số phép nhân trong bảng.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------

TOÁN

Bài 10: BẢNG NHÂN 7 (T2) – Trang 25

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố việc học thuộc bảng nhân 7 và sử dụng nhân khác để làm tính, giải toán.

- Thực hành giải toán về Bảng nhân 7.

- Vận dụng Bảng nhân 7 để tính nhằm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Truyền điện” lần lượt đọc các phép tính trong bảng nhân 7 đã học, HS nào đọc chậm hoặc sai là mất lượt chơi ) để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

-Mục tiêu:

+ Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7.

+ Sử dụng được bảng nhân để tính được một số số phép nhân trong bảng.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2: Số?(Làm việc nhóm 5).

  • GV yêu cầu HS nêu đề bài.

- GV chia nhóm 5, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Đại diện các nhóm chia sẻ KQ trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Nêu phép nhân thích hợp với tranh vẽ:

(Làm việc cá nhân)

  • GV đặt thêm 1 số câu hỏi cho HS trả lời.

+ 7 cái bánh như thế có tất cả bao bao nhiêu ngọn nến?

*GV yêu khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự rồi đố bạn trả lời.

- GV mời chia sẻ KQ trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Quay kim trên vòng tròn để chọn một số. Thực hiện phép nhân 7 với số đó rồi nêu kết quả.(Làm việc cá nhân).

-GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân quay kim trên vòng tròn hoặc chọn số bất kì trong vòng tròn và thực hiện phép nhân 7 với số đó rồi nêu kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5 a: (Làm việc cá nhân)

  • GV yêu cầu HS nêu đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết toàn trường có tất cả bao nhiêu cầu thủ tham gia giải đấu ta phải làm thế nào?

- GV thu bài và chấm một số bài xác xuất.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

Bài 5b:

  • GV yêu cầu HS nêu đề bài.
  • GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và nêu tình huống thực tế có liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 7.
  • HS thi đua nêu các tình huống thực tế có liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 7.

- GV mời HS nhận xét.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS chia nhóm 5, làm việc trên phiếu học tập.

Số tuần

1

2

3

6

7

10

Số ngày

7

14

21

42

49

70

+ Mỗi tuần có 7 ngày, ta có:

1 tuần có số ngày là 7 x 1= 7

2 tuần có số ngày là 7 x 2= 14

3 tuần có số ngày là 7 x 3= 21

...

1 10 tuần có số ngày là 7 x 10= 70

- HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp vào bảng con.

+ Nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với bức tranh, chẳng hạn: Trên mỗi cái bánh có 7 ngọn nến, có 4 cái bánh như vậy, 7 được lấy 4 lần. Ta có phép nhân : 7 x 4 = 28. Vậy có tất cả 28 ngọn nến.

+ Trên mỗi cái bánh có 7 ngọn nến, có 7 cái bánh như vậy, 7 được lấy 7 lần. Ta có phép nhân : 7 x 7 = 49. Vậy có tất cả 49 ngọn nến.

-HS chia sẻ kết quả trước lớp.

-HS nhận xét lẫn nhau.

-HS cá nhân quay kim trên vòng tròn hoặc chọn số bất kì trong vòng tròn và thực hiện phép nhân 7 với số đó rồi nêu kết quả.

  • HS nhận xét lẫn nhau.

- 1 HS nêu yêu cầu bài toán.

+ Bài toán cho biết: Giải bóng đá nữ của một trường tiểu học có 5 đội tham gia, mỗi đội có 7 cầu thủ.

+ Hỏi toàn trường có tất cả bao nhiêu cầu thủ tham gia giải đấu?

+ Muốn biết toàn trường có tất cả bao nhiêu cầu thủ tham gia giải đấu ta phải làm tính nhân.

+ HS trình bày bài giải vào vở.

Bài giải

Toàn trường có tất cả số cầu thủ tham gia giải đấu là:

5 x 7 = 35(cầu thủ)

Đáp số: 35 cầu thủ

- HS nộp vở bài tập.

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài toán.

- HS suy nghĩ cá nhân và nêu tình huống thực tế có liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 7.

-HS nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa ( mỗi bông hoa là 1 phép tính nhân 7).

Ví dụ bông hoa ghi sẵn 7 x 4 = ? ; 7 x 9 = ?

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời nhanh và đúng ai sai hoặc trễ thời gian sẽ bị phạt kêu tiếng kêu của gà, vịt...

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 11: BẢNG NHÂN 8(T1) – Trang 26, 27

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 8 và thành lập Bảng nhân 8.

- Vận dụng Bảng nhân 8 để tính nhằm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 8 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán,

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 8.

- Các thẻ giấy ghi các số: 8; 164; 24; 32; 40; 48; 46; 64; 72; 80.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Truyền điện để khởi động bài học.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi

+ Nối tiếp nhau đặt câu hỏi và trả lời. Bạn nào trả lời chậm là bị phạt trò soi gương

+ Nội dung: 1 bạn đặt câu hỏi 7 x 6 = ? rồi chỉ định 1 bạn bất kỳ trả lời. Cứ như vậy truyền các câu hỏi về bảng nhân 7 thật nhanh.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

  • GV yêu cầu HS quan sát bức tranh , nói với

bạn về những điều quan sát được từ bức tranh.

+ Mỗi hộp bánh có mấy cái bánh?

+ Có mấy hộp bánh?

- GV: Mỗi hộp bánh có 8 cái bánh. 3 hộp bánh như thế có bao nhiêu cái bánh?

Hãy viết phép tính nhân số chú lùn cần vẽ rồi tìm kết quả phép nhân.

- GV nói tác dụng của bảng nhân:

Để tìm kết quả của phép nhân ta đã chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau hoặc đếm thêm, việc này tốn thời gian. Nếu ta thành lập một bảng nhân và ghi nhớ bảng nhân đó thì sẽ dễ dàng tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng.

- GV giới thiệu bài mới “Bảng nhân 8”.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi

+ HS Trả lời

- HS quan sát.

+ Mỗi hộp bánh có 8 cái bánh.

+ Có 3 hộp bánh.

- Có nhiều cách tính kết quả:

+ Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau.

8 + 8 + 8 = 24

+ Dựa vào bảng nhân 3.

8 x 3 = 3 x 8 = 24

+ Học sinh cũng có thể đếm thêm 8 để tìm kết quả phép nhân. (8, 16, 24).

- 8 x 3 = 24.

- HS lắng nghe.

  • HS nhắc lại tựa bài.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Hình thành được bảng nhân 8.

+ Vận dụng bảng nhân 8 để giải được các bài tập ở phần hoạt động của bài

- Cách tiến hành: - Cách tiến hành:

  • GV đưa mô hình tấm bìa gắn 8 chấm tròn và

yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Tấm thẻ có mấy chấm tròn?

+ 8 chấm tròn được lấy mấy lần?

GV: 8 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân:

8 x 1 = 8. Gv viết phép tính lên bảng.

  • GV đưa tiếp mô hình 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 8 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 2 thẻ có 8 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 được lấy mấy lần?

+ Hãy lập phép tính tương ứng với 8 được lấy 2 lần?

+ 8 nhân 2 bằng mấy?

+ Vì sao em biết 8 nhân 2 bằng 16?

GV: 8 được lấy 2 lần nên ta lập được phép nhân:

8 x 2 = 8 + 8 = 16. GV viết phép tính lên bảng.

  • GV đưa tiếp mô hình 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 7 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 3 thẻ có 7 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Có 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 được lấy mấy lần?

+ Hãy lập phép tính tương ứng với 8 được lấy 3 lần?

+ 8 nhân 3 bằng mấy?

+ Vì sao em biết 8 nhân 3 bằng 24?

GV: 8 được lấy 3 lần nên ta lập được phép nhân:

8 x 3 =8 + 8 + 8 = 24. GV viết phép tính lên bảng.

*GVHD HS tính: 8 x 3 = 8 x 2 + 8= 24.

+ Hai tích liền nhau của nhân 8 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

+ Muốn tìm tích liền sau ta làm như thế nào?

*GV: Có 2 cách tính trong nhân:

- Dựa vào phép cộng.

- Dựa vào tích liền trước.

+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 8 x 4 =?

- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại.

- GV chốt kiến thức: đây là bảng nhân 8,...

- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 8 vừa lập được.

- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ Tấm thẻ có 8 chấm tròn.

+ 8 chấm tròn được lấy 1 lần.

- Vài HS đọc phép tính 8 x 1= 8

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ 8 được lấy 2 lần.

+ 8 x 2

+ 8 x 2 = 16

+ Vì 8 x2 = 8 + 8 = 16 nên 8 x 2 = 16.

+ Vài HS đọc 8 x 2 = 16.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ 8 được lấy 3 lần.

+ 8 x 3

+ 8 x 3 = 24

+ Vì 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27.

- Vài HS đọc 9 x 3 = 27

+ Hai tích liền nhau của nhân 8 hơn kém nhau 8 đơn vị.

+ Muốn tìm tích liền sau, ta lấy tích liền trước cộng với 8.

- HS nêu: 8 x 4 = 8 + 8+ 8+ 8 = 32.

8 x 4 = 24 + 8 vì ( 8 x 4 ) = 8 x 3 + 8.

- 6 HS lần lượt nêu.

- Lớp đọc 2 – 3 lần.

- HS tự học thuộc bảng nhân 8.

- HS đọc thuộc lòng.

- HS thi đọc thuộc lòng

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tính nhẩm( Làm việc cá nhân):

- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

8 x 3

8 x 7

8 x 2

8 x 5

8 x 1

8 x 8

8 x 9

8 x 4

8 x 10

2 x 8

8 x 6

6 x 8

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hãy nhận xét về đặc điểm của các phép nhân trong 2 cột cuối.

+ Vậy trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích như thế nào?

*GVKL: Trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.

8 x 3 = 24

8 x 4 = 32

8 x 5 = 40

8 x 1 = 8

8 x 8 = 64

8 x 10 = 80

8 x 2 = 16

2 x 8 = 16

8 x 7 = 56

8 x 6 = 48

8 x 9 = 72

6 x 8 = 48

  • HS khác nhận xét, bổ sung.

- Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự của chúng thay đổi, kết quả bằng nhau.

8 x 2 và 2 x 8 đều = 16.

8 x 6 và 6 x 8 đều = 48.

- Tích không thay đổi.

  • HS lắng nghe và nhắc lại.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa ( mỗi bông hoa là 1 phép tính nhân).

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 10: BẢNG NHÂN 8 (T2) – Trang 27

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố việc học thuộc bảng nhân 8 và sử dụng nhân khác để làm tính, giải toán.

- Thực hành giải toán về Bảng nhân 8.

- Vận dụng Bảng nhân 8 để tính nhằm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Truyền điện” lần lượt đọc các phép tính trong bảng nhân 8 đã học, HS nào đọc chậm hoặc sai là mất lượt chơi ) để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

-Mục tiêu:

+ Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 8.

+ Sử dụng được bảng nhân để tính được một số số phép nhân trong bảng.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2: Số?(Làm việc cá nhân).

-GV gọi HS nêu yêu cầu bài.

-GV cho HS làm bài vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

-GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Nêu phép nhân thích hợp với tranh vẽ:

(Làm việc cá nhân).

a) GV cho HS quan sát câu a và viết phép tính thích hợp vào bảng con.

b) GV cho HS quan sát câu b và viết phép tính thích hợp vào bảng con.

-GV đặt thêm 1 số câu hỏi cho HS trả lời.

+ 6 khay bánh như thế có tất cả bao bao nhiêu cái bánh?

*GV yêu khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự rồi đố bạn trả lời.

- Đại diện các nhóm chia sẻ KQ trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Vẽ vào bảng con các nhóm chấm tròn thích hợp với phép nhân 8 x 2.(Làm việc cá nhân).

-GV gọi HS nêu yêu cầu bài.

-GV cho HS làm bài vào bảng con.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

-GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5: (Làm việc nhóm 4).

a)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV và HS cùng tóm tắt :

Tóm tắt:

1 hàng: 8 ghế

6 hàng:...ghế?

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài giảng trên phiếu bài tập nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở..

-HS nêu yêu cầu bài

-HS làm vào vở

Số đã cho

3

7

8

6

4

5

Gấp 8 lần số đã cho

24

56

64

48

32

40

- HS nhận xét lẫn nhau

- HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp vào bảng con.

3

=

24

8

+ Nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với bức tranh, chẳng hạn: Trên mỗi khay bánh có 8 cái bánh, có 3 khay bánh như vậy, 8 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân : 8 x 3 = 24. Vậy có tất cả 24 cái bánh.

- HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp vào bảng con.

+ Nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với bức tranh, chẳng hạn: Trong mỗi bó có 8 ống nước, có 5 bó như vậy, 8 được lấy 5 lần. Ta có phép nhân : 8 x 5 = 40. Vậy có tất cả 40 ống nước.

+ Trong mỗi hộp bánh có 8 cái bánh, có 6 khay bánh như vậy, 8 được lấy 6 lần. Ta có phép nhân : 8 x 6 = 48. Vậy có tất cả 48 cái bánh.

  • HS suy nghĩ cá nhân và đặt câu hỏi đố bạn.

- HS nêu yêu cầu bài .

- HS làm vào bảng con.

- HS nhận xét lẫn nhau.

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS tóm tắt đề toán cùng GV.

- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.

Giải:

Số ghế các bạn đã chuẩn bị tất cả là:

8 x 6 = 48 (ghế)

Đáp số: 48 ghế

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS ghi lại bài giải vào vở.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5b:(Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5b.

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Nói cho bạn nghe tình huống sử dụng phép nhân 8 x 7 trong thực tế, chẳng hạn: Một cửa hàng bán bánh, trong mỗi khay bánh có 8 cái bánh, có 7 khay bánh như vậy, 8 được lấy 7 lần. Ta có phép nhân : 8 x 7 = 56. Vậy có tất cả 56 cái bánh.

+ Nói cho bạn nghe tình huống sử dụng phép nhân 8 x 7 trong thực tế, chẳng hạn: Mỗi bó hoa có 8 bông hoa, có 7 bó hoa như vậy, 8 được lấy 7 lần. Ta có phép nhân : 8 x 7 = 56. Vậy có tất cả 56 bông hoa.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 10: BẢNG NHÂN 9(T1) – Trang 28, 29

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 9 và thành lập Bảng nhân 9.

- Vận dụng Bảng nhân 9 để tính nhằm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 7 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán,

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 7.

- Các thẻ giấy ghi các số: 9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Truyền điện để khởi động bài học.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi

+ Nối tiếp nhau đặt câu hỏi và trả lời. Bạn nào trả lời chậm là bị phạt trò soi gương

+ Nội dung: 1 bạn đặt câu hỏi 8 x 6 = ? rồi chỉ định 1 bạn bất kỳ trả lời. Cứ như vậy truyền các câu hỏi về bảng nhân 9 thật nhanh.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh , nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh.

+Mỗi hộp đựng bút có mấy bút chì màu?

+ Có mấy hộp đựng bút chì màu?

-GV: Mỗi hộp có 9 bút chì màu. 3 hộp như thế đựng bao nhiêu bút chì màu?

+ Hãy viết phép tính nhân số bút chì màu rồi tìm kết quả phép nhân.

- GV nói tác dụng của bảng nhân:

Để tìm kết quả của phép nhân ta đã chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau hoặc đếm thêm, việc này tốn thời gian. Nếu ta thành lập một bảng nhân và ghi nhớ bảng nhân đó thì sẽ dễ dàng tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng.

- GV giới thiệu bài mới “Bảng nhân 9”.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi

+ HS Trả lời

  • HS quan sát và tả lời câu hỏi:

+ Mỗi hộp có 9 bút chì màu.

+ Có 3 hộp đựng bút chì màu.

- Có nhiều cách tính kết quả:

+ Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau.

9 + 9 + 9 = 27

+ Dựa vào bảng nhân 3.

9 x 3 = 3 x 9 = 27

+ Học sinh cũng có thể đếm thêm 9 để tìm kết quả phép nhân. (9, 18, 27).

- 9 x 3 = 27.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tựa bài.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Hình thành được bảng nhân 9.

+ Vận dụng bảng nhân 9 để giải được các bài tập ở phần hoạt động của bài

- Cách tiến hành: - Cách tiến hành:

  • GV đưa mô hình tấm bìa gắn 9 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 1 thẻ có 9 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Tấm thẻ có mấy chấm tròn?

+ 9 chấm tròn được lấy mấy lần?

GV: 9 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân:

  1. x 1 = 9. GV viết phép tính lên bảng.

-GV đưa tiếp mô hình 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 9 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 2 thẻ có 9 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Vậy 9 được lấy mấy lần?

+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần?

+ 9 nhân 2 bằng mấy?

+ Vì sao em biết 9 nhân 2 bằng 18?

GV: 9 được lấy 2 lần nên ta lập được phép nhân:

9 x 2 =9 + 9 = 18. GV viết phép tính lên bảng.

  • GV đưa tiếp mô hình 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 9 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 3 thẻ có 9 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:

+ Có 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Vậy 9 được lấy mấy lần?

+ Hãy lập phép tính tương ứng với 9 được lấy 3 lần?

+ 9 nhân 3 bằng mấy?

+ Vì sao em biết 9 nhân 3 bằng 27?

GV: 9 được lấy 3 lần nên ta lập được phép nhân:

9 x 3 =9 + 9 + 9 = 27. GV viết phép tính lên bảng.

*GVHD HS tính: 9 x 3 = 9 x 2 + 9= 27.

+ Hai tích liền nhau của nhân 9 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

+ Muốn tìm tích liền sau ta làm như thế nào?

*GV: Có 2 cách tính trong nhân:

- Dựa vào phép cộng.

- Dựa vào tích liền trước.

+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 9 x 4 =?

- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại.

- GV chốt kiến thức: đây là bảng nhân 9,...

- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 9 vừa lập được.

- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ Tấm thẻ có 9 chấm tròn.

+ 9 chấm tròn được lấy 1 lần.

- Vài HS đọc 9 x 1 = 9.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ 9 được lấy 2 lần.

+ 9 x 2

+ 9 x 2 = 18

+ Vì 9 x 2 = 9 + 9 = 18.

- Vài HS đọc 9 x 2 = 18.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:

+ 9 được lấy 3 lần.

+ 9 x 3

+ 9 x 3 = 27

+ Vì 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27.

- Vài HS đọc 9 x 3 = 27

+ Hai tích liền nhau của nhân 9 hơn kém nhau 9 đơn vị.

+ Muốn tìm tích liền sau, ta lấy tích liền trước cộng với 9.

- HS nêu: 9 x 4 =9 + 9+ 9+ 9 = 36.

9 x 4 = 27 + 9 vì ( 9 x 4 ) = 9 x 3 + 9.

- 6 HS lần lượt nêu.

- Lớp đọc 2 – 3 lần.

- HS tự học thuộc bảng nhân 8.

- HS đọc thuộc lòng.

- HS thi đọc thuộc lòng

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập về Bảng nhân 9.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tính nhẩm( Làm việc cá nhân):

- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

9 x 2

9 x 3

9x 8

9 x 5

9 x 6

9 x 1

9 x 4

9 x 9

9 x 10

8 x 9

9 x 7

7 x 9

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hãy nhận xét về đặc điểm của các phép nhân trong 2 cột cuối.

+ Vậy trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích như thế nào?

*GVKL: Trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.

9 x 2 = 18

9 x 9 = 81

9 x 5 = 45

9 x 6 = 54

9 x 1 = 9

9 x 10 = 90

9 x 8 = 72

8 x 9 = 72

9 x 3 = 27

9 x 7 = 63

9 x 4 = 36

7 x 9 = 63

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

- Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự của chúng thay đổi, kết quả bằng nhau.

9 x 8 và 8 x 9 đều = 72.

9 x 7 và 7 x 9 đều = 63.

- Tích không thay đổi

  • HS lắng nghe và nhắc lại.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh hoàn thành được bảng nhân 9. Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 9. Sử dụng được bảng nhân để tính được một số số phép nhân trong bảng.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:.....

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 5

TOÁN

Bài 12: Bảng nhân 9 – (Tiết 2) -Trang 29

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 9 và thành lập Bảng nhân 9

- Vận dụng Bảng nhân 9 để giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, ôn lại các bảng nhân đã học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Vân dụng bảng nhân 9 để giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân 9

Bài 3: (29)

- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài

?

?

?

=

?

?

?

=

- Yêu cầu HS chia sẻ

- GV nhận xét

Bài 4: (29)

- GV tổ chức trò chơi: Một bạn quay kim đồng hồ, các thành viên còn lại sẽ giơ thẻ giành quyền trả lời. HS nào giành được nhiều lượt và trả lời đúng thì sẽ được tặng sticker.

- GV nhận xét

Bài 5: (29) a, Yêu cầu HS đọc bài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm hiểu bài và làm bài.

- HS đọc thầm bài và làm bài theo nhóm đôi

- HS chia sẻ cách làm:

+ Mỗi nhóm có 9 con gà, vậy 4 nhóm có 36 con gà, ta có phép nhân: 9 x 4 = 36

+ Mỗi nhóm có 9 con cá, vậy 3 nhóm có 27 con cá, ta có phép nhân: 9 x 3 = 27

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS lắng nghe luật chơi và thực hiện

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài

- HS thảo luận tìm hiểu bài

- HS làm bài

Bài giải

Số quả dâu tây để trang trí 10 chiếc bánh là: 9 x 10 = 90 (quả)

Đáp số: 90 quả

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5 ý b

- GV chia nhóm và làm việc theo nhóm 4

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài 5 ý b.

+ Các nhóm làm việc, lần lượt từng thành viên nêu tình huống, các thành viên còn lại nêu cách giải.

- HS đại diện trình bày

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 13: LUYỆN TẬP (Trang 30, 31)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập về các bảng nhân đã học

- Vận dụng giải quyết một số tình huống thực tế gắn với giải bài toán về phép nhân.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, ôn lại các bảng nhân đã học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Vân dụng các bảng nhân đã học để giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân.

+ Cách tiến hành

Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

a, GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

4 x 4 =

5 x 2 =

2 x 8 =

6 x 6 =

8 x 10 =

3 x 9 =

7 x 3 =

9 x 5 =

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b, Nêu các phép nhân thích hợp với mỗi hình vẽ

- GV nhận xét

Bài 2: Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

a, GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bảng con.

4 x 1 =

9 x 1 =

1 x 7 =

5 x 1 =

1 x 4 =

1 x 9 =

7 x 1 =

1 x 5 =

- Yêu cầu HS nhận xét kết quả từng cột

- GV nhận xét, chốt: Số nào nhân với 1 cũng có kết quả bằng chính số đó.

b, GV yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự câu a rồi chia sẻ với bạn.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc nhóm 2)

a, GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và rút ra nhận xét

b, Tính nhẩm

- Yêu cầu HS đọc bài và làm việc cá nhân

0 x 7 =

0 x 9 =

0 x 5 =

0 x 1 =

7 x 0 =

9 x 0 =

5 x 0 =

1 x 0 =

- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả

- GV nhận xét tuyên dương

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.

4 x 4 = 16

2 x 8 = 16

8 x 10 = 80

7 x 3 = 21

5 x 2 = 10

6 x 6 = 36

3 x 9 = 27

9 x 5 = 45

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát hình vẽ làm việc theo nhóm đôi

- HS chia sẻ bài làm

6

2

12

=

2

6

12

=

21

7

3

7

3

21

=

=

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS nối tiếp nêu miệng câu trả lời, GV ghi nhanh lên bảng.

4 x 1 = 4

9 x 1 = 9

1 x 4 = 4

1 x 9 = 9

1 x 7 = 7

5 x 1 = 5

7 x 1 = 7

1 x 5 = 5

- HS nhận xét: Các phép tính đều nhân với 1, vị trí các thừa số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi.

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ HS đọc thầm đề bài.

+ HS cùng tóm tắt bài toán với GV.

- HS làm việc nhóm 4: Số nào nhân với 0 cũng có kết quả bằng 0

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS đọc yêu cầu và làm việc cá nhân.

0 x 7 = 0

0 x 9 = 0

7 x 0 = 0

9 x 0 = 0

0 x 5 = 0

0 x 1 = 0

5 x 0 = 0

1 x 0 = 0

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: (31)

- Yêu cầu HS đọc bài

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS đoc thầm yêu cầu bài toán

- HS quan sát tranh, làm việc theo nhóm 4.

- HS chia sẻ tình huống

+ Trên cầu có 2 nhóm sóc đang nhảy múa, mỗi nhóm có 6 con sóc. Hỏi có tất cả bao nhiêu con sóc nhày múa trên cầu?

+ Có 6 đội khỉ đang đua xe đạp, mỗi đội có 2 con khỉ. Hỏi có tất cả bao nhiêu con khỉ đang đua xe?

+ Có 3 nhóm thiên nga đang bơi, mỗi nhóm có 4 con thiên nga. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thiên nga đang bơi?

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 14: LUYỆN TẬP (Tiếp theo)

Trang 32, 33

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Onn tập về các bàng nhân đã học.

- Làm quen với Bảng nhân hai lỗi vào và sử dụng bảng này trong thực hành tính.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, ôn lại các bảng nhân đã học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện kĩ năng vận dụng các bảng nhân đã học để thực hiện các phép tính nhân đã cho.

+ Vân dụng các bảng nhân đã học để giải bài tập, bài toán có tình huống thực tế liên quan đến bảng nhân.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc nhóm 4)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” theo nhóm 4

+ Mỗi HS trong nhóm lần lượt lấy các nhóm thẻ số, chọn hai số bất kì, nêu phpe nhân thích hợp rồi nêu kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Quan sát bảng nhân và thực hiện các hoạt động sau: (Làm việc cá nhân).

a)

a, GV hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân

b, Sử dụng bảng nhân để tìm kết quả các phép tính sau:

7 x 7

4 x 9

3 x 5

5 x 8

2 x 6

9 x 2

- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

Bài 3: (33)

- Yêu cầu HS đọc bài

- Làm việc theo nhóm đôi

- GV nhận xét, tuyên dương

+ 1 HS đọc đề bài.

- Các nhóm thực hiện chơi.

- Đại diện nhóm lên đố cả lớp

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS quan sát

- HS lắng nghe theo dõi

- HS đọc yêu cầu và làm bài

7 x 7 = 14

4 x 9 =36

3 x 5 = 15

5 x 8 = 40

2 x 6 = 12

9 x 2 = 18

- HS nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu bài toán và làm việc theo nhóm đôi

- HS sử dụng bảng nhân để thực hiện các phép tính nhẩm đã cho.

- HS chia sẻ kết quả:

+ Phép tính sai: 9 x7 = 62

5 x 5 = 30

4 x 2 = 9

+ Sửa lại: 9 x 7 = 63

5 x 5 = 25

4 x 2 = 8

- HS nhận xét

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”. Một bạn nêu phép nhân, bạn kia tính kết quả, nếu tính đúng thì dành được quyền đố bạn.

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những HS làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS tham gia chơi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 15: GAM - Trang 34

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được gam là đơn vị do khối lượng, đọc, viết tên và kí hiệu của nó. Cảm nhận được 1g, Biết 1kg = 1000g

- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là gam và ki-lô-gam. Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống.

- Thực hành ước lượng, cân một số đồ vật với đơn vị đo gam, ki-lô-gam.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS vân động theo nhạc.

- GV Nhận xét, khen ngợi.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được gam là đơn vị do khối lượng, đọc, viết tên và kí hiệu của nó. Cảm nhận được 1g, Biết 1kg = 1000g

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

* ) Nhận biết 1g

a, Gọi HS chia sẻ thông tin về cân nặng của một số đồ vật mà GV đã dặn ở chuẩn bị ở tiết học trước.

b, GV giới thiệu gam là một đơn vị đo khối lượng, gam viết tắt là g.

c, Cảm nhận về cân nặng 1g

GV cho HS cảm nhận về cân nặng 1g. Gv lấy đồ vật đã chuẩn bị cho HS thực hiện

- GV đặt một số câu hỏi để HS chia sẻ trước lớp

d, Giới thiệu về cái cân và bộ quả cân

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nghe GV giới thiệu về cái cân và bộ quả cân.

+ GV giới thiệu: “Ngoài các quả cân 1 kg, 2 kg, 5 kg, còn có các quà cân: 1 g, 2 g, 5 g, 10 g, 20 g, 50 g, 100 g, 200 g, 500 g”.

*) Nhận biết 1kg = 1000g

- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4. Mỗi nhóm được phát một gói muối, lần lượt các thành viên trong nhóm cầm gói muối và ước lượng cân nặng của gói muối.

- GV đặt gói muối lên cân, yêu cầu HS đọc cân nặng.

- GV đặt tiếp một gói muối nữa lên cân

- GV nhận xét

- GV hướng dẫn HS xem cân nặng ghi trên bao bì sản phẩm.

- GV yêu cầu HS quan sát cân nặng 2 túi muối và quả cân 1000g

- GV nhận xét, chốt: —> quan sát tranh cân thăng bằng giữa quả cần 1 kg và 2 túi muối —> dẫn ra 1 kg = 1 000 g (500 + 500 = 1 000).

- HS chia sẻ: Tuýp kem đánh răng nặng 120g, một cái xúc xich cân nặng 40g,...

- HS theo dõi

- HS nhắc lại

- HS thực hiện lấy đồ vật cân khoảng 1g để cảm nhận

- HS lắng nghe, trả lời

- HS quan sát, lắng nghe

- HS thực hiện và ước lượng

- HS chia sẻ kết quả thảo luận

- HS đọc: 500g

- HS đọc: 1000g

- HS quan sát trên túi muối và đọc cân nặng trên bao bì.

- HS nhận xét: Quả cân 1000g và 2 túi muối bằng nhau.

- HS lắng nghe

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là gam và ki-lô-gam. Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống.

+ Thực hành ước lượng, cân một số đồ vật với đơn vị đo gam, ki-lô-gam.

- Cách tiến hành

Bài 1. (34)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

a, GV mời HS quan sát và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, tuyên dương.

b, Yêu cầu HS so sánh tìm ra túi nào ở câu a có cân nặng nhất. (Có thể đặt thêm những câu hỏi khác để HS trả lời)

- GV nhận xét

Bài 2: (35) (Làm cá nhân).

a) Số?

?

?

1kg = g 1000g = kg

- GV nhận xét

b, Tính

356g + 400g 8g x 6

1000 g – 5000g 30 : 5

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 3: (34)

- Yêu cầu HS đọc bài

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở ô li

- Mời các nhóm thay nhau lên thực hành để có kết quả như đề bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (34)

- Yêu cầu HS đọc bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh

- Gv nhận xét, tuyên dương

- 1 HS đọc đề bài.

- HS quan sát và tìm đáp án:

+ Túi thứ nhất cân nặng 130g

+ Túi thứ hai cân nặng 450g

+ Túi thứ ba cân nặng 820g

- HS trả lời: Túi thứ ba nặng nhất

- 1 HS Đọc đề bài.

- HS nêu câu trả lời:

1kg = 1000g

1000g = 1kg

- HS làm bài ra bảng con

356g + 400g = 756g

8g x 6 = 48g

1000g – 500g = 500g

30g : 5 = 6g

- HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau

- HS chia sẻ bài toán:

Bài giải

Quả đu đủ thứ hai cân nặng số ki-lô-gam là: 1000 – 100 = 900(g)

Đáp số: 900g

- HS nhận xét

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát và làm bài theo nhóm đôi

- Đại diện HS chia sẻ

+ Cà chua: 100g

+ Con cá: 850g

+ Xe đạp: 12kg

+ Dâu tây: 5g

- HS nhận xét

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV chuẩn bị cân và một số đồ vật để cho HS thực hành cân.

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- HS tham gia ước lượng và cân một số đồ dùng học tập của bản thân, sau đó ghi lại kết quả ra phiếu học tập.

- HS trả lời theo ý hiểu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 6

TOÁN

Bài 16: ÔN TẬP VỀ PHÉP CHIA, BẢNG CHIA 2, BẢNG CHIA 5 (1 Tiết)

Trang 36, 37

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập về phép chia, bảng chia 2, bảng chia 5.

- Làm quen với giải bài toán về phép chia.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, HS sẽ nêu một phép tính bất kì trong bảng nhân 2, bảng nhân 5 đã học, yêu cầu 1 bạn khác nêu kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ HS1: Nêu phép tính 2 x 3

+ HS2: Nêu kết quả: bằng 6....

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu: Ôn tập về phép chia, bảng chia 2, bảng chia 5.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Nêu phép chia thích hợp ứng với mỗi tranh vẽ (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS quan sát tranh vẽ, sau đó nêu phép tính ứng với mỗi tranh a/b:

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Quan sát tranh, nêu các phép tính thích hợp: (Làm việc cả lớp)

- GV yêu cầu 1 HS nêu đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu phép nhân thích hợp.

- Từ phép nhân đã nêu, hãy nêu hai phép chia tương ứng.

- GV gọi một số HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. Tính nhẩm (Làm việc cả lớp)

18 : 2 14 : 2 30 : 5 50 : 5

10 : 2 20 : 2 10 : 5 35 : 5

4 : 2 2 : 2 25 : 5 45 : 5

- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tính nhẩm, viết kết quả vào vở, đổi chéo vở với bạn ngồi cạnh để kiểm tra kết quả.

- Gọi 1 số HS chữa bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát tranh vẽ và nêu phép tính:

+ Có 16 quả trứng, chia đều vào 2 hộp. Vậy mỗi hộp có:

16 : 2 = 8 quả trứng.

+ Có 20 quả bóng, chia đều vào 5 hộp. Vậy mỗi hộp có:

20 : 5 = 4 quả bóng.

+ HS khác nhận xét.

+ HS theo dõi.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS quan sát tranh, trả lời:

2 x 5 = 10

- 2-3 HS nêu:

10 : 2 = 5

10 : 5 = 2

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc đề bài.

- HS thực hiện.

- HS nhận xét, bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Cách tiến hành:

Bài 4: Bài toán

- GV cho HS quan sát bài toán mẫu.

- Gọi 1 HS đọc bài toán mẫu.

- GV cùng HS trao đổi về dạng bài toán, cách giải bài toán liên quan đến ý nghĩa của phép chia.

=> Rút ra nhận xét về cách giải bài toán (thực hiện phép chia), đồng thời hướng dẫn HS cách trình bày bài giải của dạng toán trên.

- GV gọi 1 HS đọc bài toán phần sau.

Bài toán: Đoàn tham quan có 15 người được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5 người. Hỏi đoàn tham quan đó đã được chia thành mấy nhóm?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, hãy trình bày cách giải bài toán trên.

- GV mời một số nhóm trình bày và chốt cách làm.

- Yêu cầu HS thực hiện bài toán trên vào vở.

- GV hướng dẫn HS còn lúng túng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài Bảng chia 3.

- HS quan sát bài toán mẫu.

- 1 HS đọc bài toán mẫu.

- Đối với dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa của phép chia => Thực hiện phép tính chia (:).

- 1 HS đọc bài toán.

- 1 HS nêu.

- HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra cách giải.

- HS thực hiện.

Bài giải

Đoàn tham quan đó được chia thành số nhóm là:

15 : 5 = 3 (nhóm)

Đáp số: 3 nhóm.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 17: BẢNG CHIA 3 (tiết 1) - Trang 38

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS tìm được kết quả các phép tính trong bảng chia 3 và thành lập được bảng chia 3.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng Bảng chia 3 để tính nhẩm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, phiếu học tập.

- Bộ đồ dùng học Toán (10 thẻ, mỗi thẻ 3 chấm tròn).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, HS sẽ nêu một phép tính bất kì trong bảng nhân 3 đã học rồi mời bạn bất kì nêu hai phép chia tương ứng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ HS1: Nêu phép tính 3 x 2= 6

+ HS2: Nêu phép chia:

6 : 3 = 2

6 : 2 = 3

- HS lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức mới:

- Mục tiêu: HS tìm được kết quả các phép tính trong bảng chia 3 và thành lập được bảng chia 3.

- Cách tiến hành:

a. Đặt vấn đề

- GV viết lên bảng phép tính: 12 : 3 = ?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả của phép chia trên.

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ cách tìm kết quả của phép chia trên.

- GV mời nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa / bổ sung (nếu có).

- GV chốt lại cách làm.

b. Thành lập Bảng chia 3

- GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát phiếu học tập cho các nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm kết quả của các phép tính trong Bảng chia 3 rồi điền kết quả vào phiếu học tập.

- Mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.

- GV chốt đáp án, nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu Bảng chia 3 và cho HS đọc đồng thanh theo nhóm/ cả lớp.

- GV tổ chức trò chơi: “Đố bạn” để trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng chia 3.

- HS quan sát.

- HS thảo luận.

- Đại diện nhóm chia sẻ.

Cách 1: Lấy 12 chấm tròn, chia đều thành 3 phần, mỗi phần có 4 chấm tròn.

Cách 2: Dựa vào phép nhân:

3 x 4 = 12, suy ra 12 : 3 = 4

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS chia nhóm theo sự phân công của GV.

- HS thảo luận, tìm kết quả của các phép tính, sau đó hoàn thiện phiếu học tập.

3 : 3 = 1 18 : 3 = 6

6 : 3 = 2 21 : 3 = 7

9 : 3 = 3 24 : 3 = 8

12 : 3 = 4 27 : 3 = 9

15 : 3 = 5 30 : 3 = 10

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi, thực hiện.

- HS chơi trò chơi.

3. Luyện tập

- Mục tiêu: HS biết vận dụng Bảng chia 3 vào Tính nhẩm.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc theo cặp)

6 : 3 15 : 3 30 : 3

9 : 3 3 : 3 27 : 3

12 : 3 21 : 3 18 : 3

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép chia vào vở (có thể sử dụng bảng chia 3 để tìm kết quả).

- Tổ chức cho HS đổi vở với bạn bên cạnh, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện.

6 : 3 = 2 15 : 3 = 5 ...

9 : 3 = 3 3 : 3 = 1 ...

12 : 3 = 4 21 : 3 = 7 ...

- HS đổi vở, hoạt động nhóm đôi.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

- Cách tiến hành:

Trò chơi: Ô cửa bí mật

- GV trình chiếu trò chơi và phổ biến luật chơi.

Ẩn sau mỗi ô cửa là 1 phép tính tương ứng. Mỗi HS sẽ lựa chọn 1 ô cửa và thực hiện nhiệm vụ sau mỗi ô cửa.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để củng cố bảng chia 3.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài.

- HS quan sát, lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 17: BẢNG CHIA 3 (tiết 2) - Trang 38, 39

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS ghi nhớ được bảng chia 3 , vận dụng làm được các bài tập 2,3,4,5.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng Bảng chia 3 để giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, thẻ phép tính và thẻ kết quả (BT3).

- Bảng con, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để khởi động bài học, GV sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan đến Bảng chia 3, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời A/B/C/D. HS chọn đáp án vào bảng con.

- GV chiếu đáp án, nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu: HS biết vận dụng Bảng chia 3 để giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Cách tiến hành:

Bài 2. Tính (Làm việc theo cặp)

3 x 5 3 x 6 3 x 8

15 : 3 18 : 3 24 : 3

15 : 5 18 : 6 24 : 8

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Để tìm kết quả của phép nhân, phép chia tương ứng ở cột 1 ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp, thảo luận cách tìm kết quả ở cột 2 và cột 3 tương tự như cách tiến hành ở cột 1.

- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính:

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh tay hơn

GV chia lớp thành các nhóm (6HS/nhóm), mỗi nhóm sẽ được phát các thẻ phép tính và thẻ kết quả. Các nhóm sẽ thảo luận, đại diện nhóm gắn thẻ phép tính với thẻ kết quả cho phù hợp. Nhóm nào thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất thì nhóm đó chiến thắng.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Mời đại diện các nhóm trình bày cách làm trước lớp.

- GV chữa bài, lưu ý HS cách ghi kết quả khi chia các số có kèm đơn vị đo (ghi đơn vị đo sau kết quả)

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc cá nhân)

Bài toán: Nhím con giúp mẹ mang 18 quả táo về nhà. Mỗi chuyến nhím con mang được 3 quả táo. Hỏi nhím con phải đi mấy chuyến để mang hết số táo về nhà?

- GV gọi 1 HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Em hãy nêu cách làm bài toán?

- Yêu cầu HS hoàn thiện bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày bài giải.

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu: Tính.

- HS nêu:

+ Tìm kết quả của phép nhân: Lấy 5 tấm thẻ, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Ta có tất cả 15 chấm tròn.

Vậy: 3 x 5 = 15

+ Tìm kết quả của phép chia ta có thể tiến hành bằng 2 cách:

Cách 1: Lấy 15 chấm tròn, chia đều thành 3 phần, mỗi phần có 5 chấm tròn.

Vậy: 15 : 3 = 5

Cách 2: Dựa vào phép nhân:

3 x 5 = 15, suy ra 15 : 3 = 5,...

- HS thảo luận theo cặp.

- Một số nhóm trình bày.

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS chia nhóm theo sự phân công của GV, chú ý nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

30kg : 3 = 10kg

15kg : 3 = 5kg

27 l : 3 = 9 l

12 l : 3 = 4 l

21mm : 3 = 7 mm

9mm : 3 = 3mm

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS đọc bài toán.

- 2 HS nêu.

- Để biết nhím con phải đi mấy chuyến để mang hết số táo về nhà, ta thực hiện phép chia.

Bài giải

Nhím con phải đi số chuyến để mang hết số táo về nhà là:

18 : 3 = 6 (chuyến)

Đáp số: 6 chuyến.

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

- Cách tiến hành:

Bài 5: Kể một tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong bảng chia 3 (Làm việc nhóm đôi)

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS suy nghĩ, nói cho bạn nghe về tình huống mình đã gặp trong thực tế cuộc sống có sử dụng bảng chia 3.

- Mời 1 số HS trình bày trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại bảng chia 3, tìm một số tình huống thực tế liên quan đến bảng chia 3 đã học.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện.

- HS trình bày.

VD: An có 12 cái kẹo đem chia đều cho các bạn. Mỗi bạn được chia 3 cái kẹo. Hỏi số kẹo của An chia được cho bao nhiêu bạn?

...

- HS theo dõi, nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 18: BẢNG CHIA 4 (tiết 1) - Trang 40

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS tìm được kết quả các phép tính trong bảng chia 4 và thành lập được bảng chia 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng Bảng chia 4 để tính nhẩm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, phiếu học tập.

- Bộ đồ dùng học Toán (10 thẻ, mỗi thẻ 4 chấm tròn).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học, HS sẽ nêu một phép tính bất kì trong bảng nhân 4 đã học rồi mời bạn bất kì nêu hai phép chia tương ứng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ HS1: Nêu phép tính 4 x 2= 8

+ HS2: Nêu phép chia:

8 : 4 = 2

8 : 2 = 4

- HS lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức mới:

- Mục tiêu: HS tìm được kết quả các phép tính trong bảng chia 4 và thành lập được bảng chia 4.

- Cách tiến hành:

a. Đặt vấn đề

- GV viết lên bảng phép tính: 8 : 4 = ?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả của phép chia trên.

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ cách tìm kết quả của phép chia trên.

- GV mời nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa / bổ sung (nếu có).

- GV chốt lại cách làm.

b. Thành lập Bảng chia 4

- GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát phiếu học tập cho các nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm kết quả của các phép tính trong Bảng chia 4 rồi điền kết quả vào phiếu học tập.

- Mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.

- GV chốt đáp án, nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu Bảng chia 4 và cho HS đọc đồng thanh theo nhóm/ cả lớp để ghi nhớ.

- GV tổ chức trò chơi: “Đố bạn” để trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng chia 4.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát.

- HS thảo luận.

- Đại diện nhóm chia sẻ.

Cách 1: Lấy 8 chấm tròn, chia đều thành các phần, mỗi phần có 4 chấm tròn, chia được 2 phần. Vậy 8: 4 = 2.

Cách 2: Dựa vào phép nhân:

4 x 2 = 8, suy ra 8 : 4 = 2

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS chia nhóm theo sự phân công của GV.

- HS thảo luận, tìm kết quả của các phép tính, sau đó hoàn thiện phiếu học tập.

4 : 4 = 1 24 : 4 = 6

8 : 4 = 2 28 : 4 = 7

12 : 4 = 3 32 : 4 = 8

16 : 4 = 4 36 : 4 = 9

20 : 4 = 5 40 : 4 = 10

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi, thực hiện.

- HS chơi trò chơi.

- HS theo dõi.

3. Luyện tập

- Mục tiêu: HS biết vận dụng Bảng chia 4 vào Tính nhẩm.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính nhẩm (Làm việc theo cặp)

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

16 : 4 32 : 4 40 : 4

8 : 4 28 : 4 24 : 4

20 : 4 4 : 4 36 : 4

- GV yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép chia vào vở (có thể sử dụng bảng chia 4 để tìm kết quả).

- Tổ chức cho HS đổi vở với bạn bên cạnh, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện.

16 : 4 = 4 32 : 4 = 8 ...

8 : 4 = 2 28 : 4 = 7 ...

20 : 4 = 5 4 : 4 = 1 ...

- HS đổi vở, hoạt động nhóm đôi.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

- Cách tiến hành:

Trò chơi: Ô cửa bí mật

- GV trình chiếu trò chơi và phổ biến luật chơi.

Ẩn sau mỗi ô cửa là 1 phép tính tương ứng. Mỗi HS sẽ lựa chọn 1 ô cửa và thực hiện nhiệm vụ sau mỗi ô cửa.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để củng cố bảng chia 4.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại bài.

- HS quan sát, lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS chơi trò chơi.

- HS theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Bài 18: BẢNG CHIA 4 (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS ghi nhớ được bảng chia 4 , vận dụng làm được các bài tập 2,3,4,5.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng Bảng chia 4 để giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- Bảng con, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để khởi động bài học, GV sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan đến Bảng chia 4, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời A/B/C/D. HS chọn đáp án vào bảng con.

- GV chiếu đáp án, nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu: HS biết vận dụng Bảng chia 4 để giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Cách tiến hành:

Bài 2. Tính (Làm việc theo cặp)

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

a) 4 x 5 4 x 6 4 x 9

20 : 4 24 : 4 36 : 4

20 : 5 24 : 6 36 : 9

b) 12kg : 4 28mm : 4 40 l : 4

- Để tìm kết quả của phép nhân, phép chia tương ứng ở cột 1 phần a) ta làm như thế nào?

- Cột 2 và cột 3 phần a) tương tự như cách tiến hành ở cột 1.

- Phần b) : GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia với các số có đơn vị đo đã học.

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vào vở. Đổi vở cho bạn ngồi cạnh để kiểm tra kết quả.

- GV cùng HS chữa bài, nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Số?

- GV cho HS quan sát tranh phần a).

- GV gọi 1 HS đọc bài toán.

- GV lưu ý cho HS: Đây là bài toán liên quan đến phép chia các thành phần đều nhau (chia đều).

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, suy nghĩ và trao đổi về cách thực hiện bài toán.

- Gọi đại diện của các nhóm nêu kết quả của phép chia và câu trả lời của bài toán.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chữa bài, chốt cách làm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Cách tiến hành ở phần b) tương tự như phần a).

Lưu ý HS: Phần b) là bài toán liên quan đến phép chia theo nhóm.

- GV chốt lại cách làm BT3.

Bài 4: (Làm việc cá nhân)

Bài toán: Bác sĩ đưa cho Nam lọ thuốc có 20 viên. Bác dặn Nam mỗi ngày uống 4 viên. Hỏi Nam uống hết lọ thuốc đó trong mấy ngày?

- GV gọi 1 HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Em hãy nêu cách làm bài toán?

- Yêu cầu HS hoàn thiện bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày bài giải.

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu: Tính.

- HS nêu:

+ Tìm kết quả của phép nhân: Lấy 5 tấm thẻ, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Ta có tất cả 20 chấm tròn.

Vậy: 4 x 5 = 20

+ Tìm kết quả của phép chia ta có thể tiến hành bằng 2 cách:

Cách 1: Lấy 20 chấm tròn, chia đều thành 4 phần, mỗi phần có 5 chấm tròn.

Vậy: 20 : 4 = 5

Cách 2: Dựa vào phép nhân:

4 x 5 = 20 suy ra 20 : 4 = 5,...

- HS theo dõi.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV, lưu ý đơn vị đo.

- HS làm bài, kiểm tra kết quả của bạn.

- HS theo dõi.

- HS quan sát tranh.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS ghi nhớ.

- HS thảo luận, làm bài.

Có 24 quả cam, xếp đều vào 4 túi. Mỗi túi có 6 quả cam. Ta có phép chia 24 : 4 = 6.

- Nhóm khác nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS làm bài tương tự phần a)

Có 12 hàng ghế, xếp mỗi hàng 4 chiếc ghế. Số ghế đó đủ xếp thành 3 hàng. Ta có phép chia 12 : 4 = 3.

- HS ghi nhớ.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu: Bác sĩ đưa cho Nam lọ thuốc có 20 viên. Bác dặn Nam mỗi ngày uống 4 viên.

- Bài toán hỏi: Hỏi Nam uống hết lọ thuốc đó trong mấy ngày?

- Để biết Nam uống hết lọ thuốc đó trong mấy ngày, ta thực hiện phép chia.

Bài giải

Nam uống hết lọ thuốc đó trong số ngày là:

20 : 4 = 5 (ngày)

Đáp số: 5 ngày.

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

- Cách tiến hành:

Bài 5: Kể một tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong bảng chia 4 (Làm việc nhóm đôi)

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS suy nghĩ, nói cho bạn nghe về tình huống mình đã gặp trong thực tế cuộc sống có sử dụng bảng chia 4.

- Mời 1 số HS trình bày trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại bảng chia 4, tìm thêm một số tình huống thực tế liên quan đến bảng chia 4.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện.

- HS trình bày.

VD: Lớp 3E có 28 học sinh, được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. Hỏi lớp 3E được chia thành mấy nhóm?

...

- HS theo dõi, nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 7

TOÁN

Bài 19: Bảng chia 6 (tiết 1) – Trang 42

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành được bảng chia 6 và tìm được kết quả các phép tính trong Bảng chia 6.

- Bước đầu thuộc bảng chia 6.

- Vận dụng được Bảng chia 6 để tính nhẩm

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, bộ đồ dùng học Toán.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Giúp ong về tổ” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 5 x 6 = ...

A. 30 B. 24 C. 20 D. 35

+ Câu 2: 36 : 4 =

A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

+ Câu 3: 0 : 7 = .....

A. 1 B. 0 C. 7 D. 10

+ Câu 4: Có 6 hộp bút, mỗi hộp có 4 cái. Vậy có tất cả…. cái bút:

A. 2 B. 10 C. 24 D. 20

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

+ Cho HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh: Mỗi khoang chở 6 người, 30 người cần lên mấy khoang. Như vậy, cần bao nhiêu khoang mới chở hết 30 người?

- HS tham gia trò chơi

- Trả lời

+ Câu 1: A

+ Câu 2: D

+ Câu 3: B

+ Câu 4: C

+ HS trả lời thảo luận nhóm.

Ta có: 6 x 5 = 30; 30 : 6 = 5. Vậy cần 5 khoang mới chở hết số người.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- Hình thành được bảng chia 6.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.

- Cách tiến hành:

a) Hình thành bảng chia 6

- GV cho HS đọc lại bảng nhân 6 cùng lúc đó GV chiếu bảng nhân 6 lên màn hình.

- GV chiếu lên mản hình 1 tấm bìa có 6 chấm tròn lên màn hình và hỏi:

+ Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6 lấy 1 lần được mấy?

+ Hãy viết phép tính tương ứng với với 6 được lấy 1 lần bằng 6.

+ Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?

+ Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?

+ Vậy 6 chia 6 được mấy?

- Viết lên bảng 6 : 6 = 1 và yêu cầu HS đọc phép nhân, phép chia vừa lập được.

- Chiếu lên màn hình 2 tấm bìa và nêu bài tập:

Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn.

+ Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

+ Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả hai bìa?

+ Tại sao em lại lập được phép tính này?

+ Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?

+ Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu.

+ Vậy 12 chia 6 bằng mấy?

- Chiếu lên phép tính 12 : 6 = 2, sau đó cho cả lớp đọc 2 phép tính nhân, chia vừa lập được.

+ Em có nhận xét gì về phép tính nhân và phép tính chia vừa lập?

- Tương tự như vậy dựa vào bảng nhân 6 các em lập tiếp bảng chia 6.

b) Học thuộc bảng chia 6

- GV cho HS đọc bảng chia 6

+ Yêu cầu HS tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 6.

+ Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 6.

+ Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 6?

- GV cho HS chơi: “Đố bạn” trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng chia 6.

- GV nhận xét, đánh giá, chuyển HĐ

- Quan sát.

- 6 lấy 1 lần bằng 6.

- Viết phép tính: 6 x 1 = 6.

- Có 1 tấm bìa.

- Phép tính 6 : 6 = 1 (tấm bìa).

- 6 chia 6 bằng 1.

- HS đọc.

6 nhân 1 bằng 6.

6 chia 6 bằng 1.

- Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 2 tấm bìa như thế có 12 chấm tròn.

- Phép tính 6 x 2 = 12.

- Vì mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn lấy 2 tấm bìa tất cả. Vậy 6 được lấy 2 lần, nghĩa là 6 x 2.

- Có tất cả 2 tấm bìa.

- Phép tính 12 : 6 = 2 (tấm bìa).

- 12 chia 6 bằng 2.

- Đọc phép tính:

6 nhân 2 bằng 12.

12 chia 6 bằng 2.

- Phép nhân và phép chia có mối quan hệ ngược nhau: Ta lấy tích chia cho thừa số 6 thì được thừa số kia.

- HS tự lập bảng chia 6.

- Cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 6.

- Các phép chia trong bảng chia 6 đều có dạng một trong số chia cho 6.

- Đọc dãy các số bị chia 6, 12, 18,…và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 6, bắt đầu từ 6.

- Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, …, 10.

- HS tự đọc nhẩm để học thuộc lòng bảng chia 6

- HS chơi trò chơi.

3. Luyện tập, thực hành

- Mục tiêu:

+ Củng cố bảng chia 6.

+ Củng cố mối quan hệ của phép nhân và phép chia.

- Cách tiến hành:

- HS làm bài cá nhân.

- Cho HS thảo luận nhóm bàn.

- HS chia sẻ trước lớp.

- GV hỏi HS: Tại sao khi đã biết 6x2=12 có thể ghi kết quả 12:6 và 12:2.

- Các trường hợp khác tương tự.

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS làm bài cá nhân

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp bài làm.

6x2=12 6x7=42 6x9=54

12:6=2 42:6=7 54:6=9

12:2=6 42:7=6 54:9=6

- Khi đã biết 6x2=12 có thể ghi ngay 12:6=2 và 12:2=6, vì nếu lấy tích chia thừa số này thì sẽ được thừa số kia.

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố bảng chia 6.

+ Học thuộc được bảng chia 6.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi : Tìm nhà cho mây, nối nhanh hai phép tính có cùng kết quả.

+ Chia lớp thành 4 đội, chơi theo hình thức tiếp sức.

- Nhận xét tiết học

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- HS tham gia chơi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 19: Bảng chia 6 (tiết 2) – Trang 42

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết chia trong phạm vi bảng chia 6.

- Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép chia trong bảng chia 6.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Củng cố bảng chia 6

- Cách tiến hành:

- Trò chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 6.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập, thực hành:

- Mục tiêu:

+ Biết chia trong phạm vi Bảng chia 6. Vận dụng trong giải toán có lời văn.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2. Số ? (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.

- Thực hiện các phép chia, tìm kết quả rồi chỉ ra các thương tươg ứng trong ô ?

- GV cho HS đổi vở, chữ bài và yêu cầu HS nói cho cả lớp nghe về cách làm.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. Số ? (Làm việc nhóm thảo luận).

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh, đọc bài toán trong SGK.

a) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài tập.

- HS nêu kết quả của phép chia và câu trả lời của bài toán.

b) GV yêu cầu HS làm tương tự như câu a). Chú ý cho HS đây là bài toán liên quan đến phép chia theo nhóm.

- HS làm bài tập và nêu kết quả.

- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. Chuyển HĐ

Bài 4. (Làm việc cá nhân+nhóm 2)

Anh Hưng nuôi 48 con chim bồ câu trong các chuồng, mỗi chuồng có 6 con. Hỏi anh Hưng có bao nhiêu chuồng chim bồ câu?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu và thảo luận cặp đôi chia sẻ trước lớp.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.

- GV nhận xét, chuyển HĐ.

- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.

SBC

12

30

24

18

16

45

42

36

54

SC

6

6

3

6

4

5

6

6

6

Thương

2

5

8

3

4

9

7

6

9

- HS làm bài cá nhân và trả lời cá nhân.

- HS đổi vở chữa bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và nêu yêu cầu của bài toán trong SGK.

- HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập a).

+ Có 18 quả dâu tây, chia đều cho 6 bạn. Mỗi bạn được 3 quả dâu tây. Ta có phép chia 18:6=3.

- HS lắng nghe và làm bài tập.

+ Có 18 quả dâu tây, chia cho mỗi bạn 6 quả. Số quả dâu tây đó đủ chia cho 3 bạn. Ta có phép chia 18:6=3

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết Anh Hưng nuôi 48 con chim, mỗi chuồng có 6 con.

- Bài toán hỏi anh Hưng có bao nhiêu chuồng chim bồ câu.

- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia sẻ kết quả trước lớp.

Bài giải

Anh Hưng có số chuồng chim bồ câu là:

48 : 6 = 8 (chuồng chim bồ câu)

Đáp số: 8 chuồng chim bồ câu.

- HS chia sẻ trước lớp, lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài vào vở,

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật” cho HS.

- GV đưa ra bài tập có sử dụng bảng chia 6.

- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 6.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS tham gia chơi.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV,

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 20: Giảm một số đi một số lần – Trang 44

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS biết thực hiện giảm một số đi một số lần (bằng cách lấy số đo chia cho số lần). Phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi một số đơn vị.

- Học sinh vận dụng được kiến thức vào giải toán có lời văn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

+ Hai đoạn dây, trong đó một đoạn gấp lại 4 lần thì được đoạn kia.

+ Một số tình huống đơn giản dẫn tới nhu cầu tính độ dài của một đoạn thẳng được giảm đi một số lần so với độ dài của một đoạn thẳng cho trước.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức khởi động bài học.

- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi:

- GV yêu cầu HS lấy ra băng giấy (hoặc sợi dây) gọi là băng giấy A, lấy ra băng giấy B có độ dài gấp 4 lần độ dài bằng giấy A.

- GV yêu cầu HS thực hiện và chỉ cho bạn cùng cặp xem độ dài băng giấy B sau khi giảm đi 2 lần, 3 lần, 4 lần.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS thực hiện yêu cầu như GV hướng dẫn.

- HS nêu nhận xét của băng giấy hoặc sợi dây mà nhóm mình có.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ HS biết thực hiện giảm một số đi một số lần (bằng cách lấy số đo chia cho số lần).

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem tranh SGK trang 44, nhận biết:

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu HS chia sẻ những thông tin bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV cho HS làm bài tập cá nhân vào vở bài tập (phiếu học tập).

+ Bạn trai trong bức tranh đã dựa vào sơ đồ đoạn thẳng để suy nghĩ lựa chọn phép tính thích hợp cho phương án giải bài toán.

+ Đoạn thẳng AB = 8 cm.

+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng CD nên ta chia đoạn AB thành 4 phần bằng nhau. Độ dài mỗi phần chính là độ dài của đoạn thẳng CD.

+ Vậy để tìm độ dài đoạn thẳng CD ta lấy độ dài đoạn thẳng AB chia cho 4.

- HS nêu câu lời giải và trình bày bài giải như SGK.

- GV cho HS kiểm tra phép tính đã đúng chưa, bài giải đã giải quyết được câu hỏi bài toán đặt ra chưa. HS rút ra cách giải cho những bài toán tương tự.

- GV chốt lại:

+ Đây là dạng toán “giảm một số đi một số lần”.

+ Muốn giảm một số đi một số lần, ta lấy số đó chia cho số lần.

- GV mở rộng thêm có thể hỏi:

+ 12 giảm đi 3 lần.

+ 30 giảm đi 6 làn.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn”

- 1 HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết đoạn thẳng AB dài 8cm. Độ dài đoạn thẳng AB giảm 4 lần được độ dài đoạn thẳng CD.

+ Bài toán hỏi đoạn thẳng CD dài mấy xăng-ti-mét?

+ HS làm bài tập vào vở bài tập (phiếu học tập).

+ HS cùng tóm tắt với GV.

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Giải:

Ngày thứ hai đội công nhân đó làm được số km đường là:

457 + 125 = 582 (km)

Đáp số: 582 km

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

- HS kiểm tra phép tính.

- HS chơi trò chơi.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

- Mục tiêu:

+ HS biết giảm 1 số đi nhiều lần.

+ HS vẽ được các đoạn thẳng theo yêu cầu, phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi 1 số đơn vị.

+ Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.

- Cách tiến hành:

Bài 1.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc “giảm một số đi một số lần”.

- Đề bài yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV cho HS đổi vở, chữa bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

-> GV Chốt: Muốn giảm đi một số lần ta chia số đó cho số lần.

Bài 2. Cho đoạn thẳng AB có độ dài 10cm. Hãy vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 lần.

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV cho HS làm bài.

- GV chữa bài nhận xét, tuyên dương.

- Lưu ý: phân biệt giảm đi một số lần và giảm đi 1 số đơn vị.

GV chốt sự khác nhau:

- Muốn giảm đi một số đơn vị ta làm thế nào?

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm ntn?

*Chốt: giảm số đơn vị làm phép chia, giảm đi số lần làm phép chia.

Bài 3. Ngày hôm trước, một cửa hàng bán được 18 bộ bàn học thông minh. Ngày hôm sau, số bộ bàn học bán được giảm đi 2 lần so với ngày hôm trước. Hỏi ngày hôm sau cửa hàng đó bán được bao nhiêu bộ bàn học thông minh?

- GV yêu cầu HS đề bài

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV chốt đáp án đúng, chữa bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc.

-HSTL: Muốn giảm một số đi một số lần, ta lấy số đó chia cho số lần.

- Thực hiện các phép chia, tìm kết quả rồi chỉ ra các số tương ứng trong ô ?

- HS làm bài vào vở bài tập.

SĐC

24

16

20

32

36

G

6

4

5

8

6

- HS đọc.

- Bài toán cho biết đoạn thẳng AB dài 10cm.

- Bài toán yêu cầu vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 lần.

- HS làm bài tập

HS tính độ dài đoạn thẳng CD bằng 10 : 5 = 2(cm) rồi vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 2cm.

- HS lắng nghe.

- Làm phép tính trừ.

- Làm phép tính chia.

- HS đọc đề bài.

- Đề bài cho biết cửa hàng ngày hôm trước bán được 18 bộ bàn học. Ngày hôm sau số bàn học bán được giảm đi 2 lần so với ngày hôm trước.

- Bài toán hỏi hôm sau cửa hàng đó bán được bao nhiêu bộ bàn học.

- HS làm bài vào vở.

Bài giải

Ngày hôm sau cửa hàng đó bán được số bộ bàn học thông minh là:

18 : 2 = 9 (bộ)

Đáp số: 9 bộ bàn học thông minh

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. Trong hội chợ sách, buổi sáng một quầy hàng bán được 30 giỏ quà sách, buổi chiều số giỏ quà sách bán được giảm 3 làn so với buổi sáng. Hỏi buổi chiều quầy hàng đó bán được bao nhiêu giỏ quà sách?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho ta biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- GV chốt, chữa bài.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV hỏi HS: Qua bài này, các em biết thêm được điều gì?

- về nhà các em đọc lại cách giải dạng toán giảm một số đi một số lần.

- Tìm tình huống liên quan đến dạng toán giảm một số đi một số lần, hom sau chia sẻ với các bạn.

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc đề.

- Bài toán cho biết buổi sáng quầy sách bán được 30 giỏ quà sách. Buổi chiều số giỏ quà sách bán được giảm 3 lần so với buổi sáng.

- Bài toán hỏi buổi chiều quầy hàng bán được bao nhiêu giỏ quà sách?

- HS suy nghĩ và làm bài.

Bài giải

Buổi chiều quầy hàng đó bán được số giỏ quà sách là:

30 : 3 = 10 (giỏ)

Đáp số: 10 giỏ quà sách.

- HS lắng nghe.

- HSTL theo ý hiểu của mình.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 21: BẢNG CHIA 7 (T1) – Trang 46

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh tự lập được và học thuộc lòng bảng chia 7.

- Học sinh vận dụng được bảng chia 7 để tính nhẩm.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 7 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- Yêu cầu một số HS đọc lại Bảng nhân 7.

- Một số HS đọc ngẫu nhiên một phép tính trong Bảng nhân 7 rồi mời bạn bất kì nêu hai phép chia tương ứng.

- GV nhận xét.

- GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK, thảo luạn nhóm 2 về những điều quan sát được từ bức tranh:

- GV yêu cầu HS đọc: “Có 35 quả dưa, xếp đều vào 7 rổ, mỗi rổ có bao nhiêu quả dưa?”

- GV cho HS thảo luận nêu cách giải quyết vấn đề.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi.

- HS đọc bảng nhân 7

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh SGK trang 46.

- HS đọc.

- Ta có 7x5=35 ; 35:7=5. Vậy mỗi rổ có 5 quả dưa.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép chia trong Bảng chia 7.

+ Học thuộc lòng Bảng chia 7.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

GV nêu:

- Giới thiệu các tấm thẻ mỗi tấm có 7 chấm tròn.

- Đưa 1 tấm thẻ có 7 chấm tròn hỏi:

+ 7 lấy 1 lần được mấy?

- HS nêu phép tính tương ứng.

- GV nêu: 7 chấm tròn chia thành nhóm, mỗi nhóm 7 chấm tròn, vậy được mấy nhóm?

- Lấy 2 tấm thẻ, mỗi tấm 7 chấm tròn.

- Đối với 7x2=14, 14:7=2 (làm tương tự như 7x1, 7:7).

- Làm tương tự với 7x3 và 21:7

- GV gợi ý nhận xét và cho HS dựa vào Bảng nhân 7 để lập bảng chia.

- Nhận xét đặc điểm của cột số bị chia, số chia, thương?

- Cho HS sau khi lập bảng chia 7 sau đó học thuộc bảng chi 7.

- Bảng chia 7 có đặc điểm ? (Gợi ý nhận xét và thừa số và tích).

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng chia 7.

- HS lắng nghe.

- được 7

- 7 x 1 = 7

- 1 nhóm.

- 1 HS nêu phép tính khác.

- 1 HS nêu phép nhân và phép chia được lập.

- HS lập các phép chia còn lại.

- HSTL

- HS đọc và nhẩm thuộc.

- HSTK

- HS tham gia chơi trò chơi.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học về Bảng chia 7.

+ Vận dụng Bảng chia 7 để tính nhẩm.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính nhẩm

14:7

7:7

35:7

21:7

42:7

28:7

56:7

70:7

63:7

- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu.

- YC HS làm bài tập vào vở.

- GV tổ chức chữa bài cho HS.

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

+ GV cho HS đọc nối tiếp các phép tính trong bài.

- GV chốt kết quả cuối cùng.

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS về nhà xem lại bài chuẩn bị bài tiết sau: “Luyện tập”

- HS thực hiện

- HS tự làm bài cá nhân. (có thể sử dụng Bảng chia 7 để tìm kết quả dựa vào phép nhân để tìm kết quả của phép chia, ví dụ 7x2=14 thì 14:7=2)

14:7=2

7:7=1

35:7=5

21:7=3

42:7=6

28:7=4

56:7=8

70:7=10

63:7=9

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS đổi vở nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 21: BẢNG CHIA 7 (T2) – Trang 46,47

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng Bảng chia 7 để tính nhẩm. Ghi nhớ bảng chia 7.

- Vận dụng được bảng chia 7 để giải toán có lời văn, biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Thông qua việc nhận biết phép chia từ các tình huống khác nhau thể hiện qua tranh vẽ.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, sử dụng phương tiện, công cụ toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Xì điện” để khởi động bài học với các phép tính trong bảng chia 7.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố bảng nhân 7, bảng chia 7. Mối quan hệ phép nhân và phép chia.

+ Biết giải toán có lời văn liên quan đến bảng chia 7.

+ Củng cố quy tắc tính “gấp một số lên một số lần” và “giảm một số đi một số lần”

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2. Tính

7x2

14:7

14:2

7x5

35:7

35:5

7x9

63:7

63:9

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- YC HS làm bài vào VBT.

- GV tổ chức chữa bài cho HS.

+ GV cho HS đọc nối tiếp các phép tính trong bài.

+ Con có nhận xét gì về các phép tính ở mỗi cột.

+ Từ một phép nhân ta có thể lập mấy phép chia tương ứng?

=> Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và chia. Nếu lấy tích của 2 số chia cho thừa số này sẽ được thừa số kia.

Bài 3. Quan sát tranh, nêu các phép tính thích hợp:

- GV cho HS quan sát tranh trong SGK.

- GV yêu cầu HS tự lập phép nhân rồi nêu các phép chia có được từ phép nhân đó.

- GV chữa bài.

- GV cho HS nhận xét.

- GV chốt đáp án, nhận xét và tuyên dương.

* Lưu ý: Mục đích của bài tập này là củng cố ý nghĩa thực tiễn của phép nhân và quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

Bài 4. Tính (theo mẫu):

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.

- Muốn gấp một số lên một số lần ta làm như thế nào?

- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm như thế nào?

GV chia nhóm 2 làm bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS còn lúng túng

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Chốt KT: Củng cố kiến thức về gấp một số lên một số lần và giảm một số đi một số lần và kĩ năng tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.

- HS đọc đề bài.

- HS thực hiện yêu cầu.

7x2=14

14:7=2

14:2=7

7x5=35

35:7=5

35:5=7

7x9=63

63:7=9

63:9=7

- HS đổi vở, nhận xét bài làm của bạn.

- HSTL.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS lập phép nhân rồi từ phép nhân lập phép chia tương ứng.

- HS đổi vở, chữa bài và nêu cách làm.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu.

- Ta lấy số đó nhân với số lần

- Ta lấy số đó chia cho số lần

- HS làm việc theo nhóm.

a) 7 gấp 9 lần 63 giảm 7 lần 9.

b) 7 gấp 8 lần 56 giảm 7 lần 8.

c) 35 giảm 7 lần 5 gấp 6 lần 30.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5. a) Chị Mai đã tham dự một khoá học nấu ăn liên tiếp trong 35 ngày. Hỏi khoá học của chị Mai diễn ra trong mấy tuần lễ? Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày.

b) Kể tên một tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong bảng chia 7.

- GV cho HS đọc đề Toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ lựa chọn để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và làm bài Toán.

- GV chốt, chữa bài.

- GV cho HS nhận xét.

b) GV cho HS suy nghĩ kể tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong Bảng chia 7 rồi chia sẻ cho cả lớp.

- GV hỏi HS:

+ Qua bài này, các em biết thêm được điều gì?

+ Về nhà các em đọc lại Bảng chia 7 và đố mọi người trong gia đình xem ai đọc thuộc Bảng chia 7.

+ Tìm tình huống liên quan đến phép chia trong Bảng chia 7, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

.

- HS đọc đề Toán.

a) Bài Toán cho biết chị Mai tham gia khoá học nấu ăn liên tiếp 35 ngày. Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày.

- Bài toán hỏi khoá học diễn ra trong mấy tuần lễ?

- HS làm bài.

Bài giải

Khoá học của chị Mai diễn ra trong số tuần lễ là:

35:7=5(tuần)

Đáp số: 5 tuần

- HS chữa bài

- HS nhận xét bài bạn.

b) HS nêu tình huống của mình, chia sẻ với cả lớp.

- HSTL theo ý hiểu của mình.

- HS lắng nghe nhiệm cụ của mình.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 8

TOÁN

Bài 22: BẢNG CHIA 8 (T1) (Tiết 36 ) – Trang 48

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng chia 8 và thành lập Bảng chia 8.

- Vận dụng Bảng chia 8 để tính nhẩm

2. Năng lực.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy. Một số tình huống dẫn tới phép chia trong Bảng 8.

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập (10 tấm thẻ, mỗi tấm có 8 chấm tròn.)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Ôn lại bảng nhân 8

+ HS đọc ngẫu nhiên một một phép tính trong bảng nhân 8 rồi mời bạn bất kì nêu hai phép chia tương ứng

- HS - GV Nhận xét, tuyên dương. – Kết nối bài học. QST trong SGK thảo luận nhóm đôi và nói về những điều quan sát được từ bức tranh

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia trò chơi

+ Cá nhân: 1- 2 HS

+ VD: 8 x 4 = 32.

32 : 4 = 8; 32: 8 = 4.

- HS lắng nghe.

Mỗi đội múa sạp có 8 bạn. Vậy 40 bạn có thể chia thành mấy đội?

+ 40 : 8 = 5 Vậy chia được 5 đội múa sạp như vậy

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:

- Mục tiêu: Dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8.

- Cách tiến hành:

Việc 1: HS thảo luận nhóm 4 và tìm kết quả của từng phép chia trong Bảng chia 8

Việc 2: Hướng dẫn HS lập bảng chia 8. ( nhóm 4)

- Giáo viên định hướng cho học sinh.

+ Yêu cầu các bạn lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.

+8 lấy 1 lần bằng mấy?Viết 8x1= 8.

+ Lấy 8 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm?

- Nêu 8 chia 8 được 1; Viết, 8 : 8 = 1

- Tiếp tục cho các bạn lấy 2 tấm nữa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.

+ 8 lấy 2 lần được bao nhiêu?

Viết, 8 x 2 = 16

+ Lấy 16 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm?

Nêu16 chia 8 được 2.Viết, 16 : 8 = 2

- Yêu cầu học sinh nêu công thức nhân 8 rồi học sinh tự lập công thức chia 8.

Việc 3: HTL bảng chia 8:

+ Nhận xét gì về số bị chia?

+ Nhận xét kết quả?

- Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng chia 8.

- GV nhận xét tuyên dương.

Việc 4: Chơi trò chơi “Đố bạn”

Ôn lại bảng nhân 8

+ HS đọc ngẫu nhiên một một phép tính trong bảng nhân 8 rồi mời bạn bất kì nêu hai phép chia tương ứng

Học sinh sử dụng các tấm thẻ có 8 chấm tròn để tìm ra kết quả của từng phép chia trong Bảng chia 8 ở sách giáo khoa.

- Trao đổi theo nhóm 4, lập bảng chia 8.

- HS chia sẻ cách lập bảng chia 8 trước lớp.

- Học sinh lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.

- 8 lấy 1 bằng 8.

- Được 1 nhóm.

- Học sinh đọc: 8 x 1 = 8; 8 : 8 = 1 (3 HS).

- Học sinh lấy 2 tấm nữa.

- 8 lấy 2 lần bằng 16.

- 16 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được 2 nhóm.

- Nhiều học sinh đọc.

- Học sinh tự lập phép tính còn lại.

- Đọc đồng thanh bảng chia 8.

- Đây là dãy số đếm thêm 8, bắt đầu từ 8.

- Lần lượt từ 1-10.

- Thi HTL bảng chia 8.

- Học sinh đọc theo bàn, dãy, tổ, cá nhân.

- Học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 8.

2. HĐ thực hành:

* Mục tiêu: Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn (về chia thành 8 phần bằng nhau và chia theo nhóm 8).

* Cách tiến hành:

Bài 1 Tính nhẩm

Trò chơi “Truyền điện”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.

- Giáo viên nhận xét chung, đánh giá.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó nối tiếp nêu kết quả:

24 : 8 = 3

16 : 8 = 2

32 : 8 = 4

56 : 8 = 7

8 : 8 = 1

72 : 8 = 9

40 : 8 = 5

64 : 8 = 8

48 : 8 = 6

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài

- Giải bài toán sau: Lớp 3A có 32 học sinh, chia đều thành 8 nhóm để thảo luận. Hỏi mỗi nhóm thảo luận có bao nhiêu học sinh?

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 22: BẢNG CHIA 8 (t2) (Tiết 37 ) – Trang 49

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng Bảng chia 8 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gần với thực tiễn.

2. Năng lực.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy.

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập (10 tấm thẻ, mỗi tấm có 8 chấm tròn.)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.( truyền điện)

+ Ôn lại Bảng chia 8

+ HS đọc ngẫu nhiên một phép tính trong bảng chia 8 rồi mời bạn bất kì nêu kết quả của phép tình tiếp theo mà bạn mới đọc nêu.

- HS - GV Nhận xét, tuyên dương.

– Kết nối bài học.- Giới thiệu bài – Ghi tên bài lên bảng.

- HS tham gia trò chơi

+ Cá nhân: 1- 2 HS

- HS lắng nghe.

Bảng chia 8 (tiếp theo)

2. HĐ Luyện tập – thực hành:

- Mục tiêu: Giúp học sinh đọc thuộc bảng chia 8, vận dụng để tính nhẩm và giải toán.

- Cách tiến hành:

Bài 2: Tính (Cá nhân – cặp đôi)

- Yêu cầu Hs trao đổi bài rồi làm bài vào vở. Gv gợi mở cách lamg bằng cách dựa vào phép nhân 8 để tìm kết quả của các phép chia.

- Nhóm đôi báo cáo kết quả 6 – 7 nhóm.

- GV nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá.

Bài 3:

Gọi Hs đọc yêu cầu của bài.

Gv gợi mở: áp dụng quy tắc “ giảm một số đi một số lần” để thực hành tính và làm bài.

Bài 4: (Cặp đôi – lớp)

Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.

Quan sát bức tranh- tìm hiểu đề bài.

Gv kết luận: Thành lập phép chia tương ứng 24 : 8 = 3 hoặc 24 : 3 = 8.

Gv củng cố lại phép chia trong thực tiễn.

Vd: 8 x 4 = 32

vậy 32: 8 = 4 và 32 : 4 = 8

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi bài với bạn rồi báo cáo kết quả trước lớp:

8 x 4 = 32

32 : 8 = 4

32 : 4 =8

8 x 7 = 32

56 : 8 = 7

56 : 7 =8

8 x 6= 48

48 : 8 = 6

48 : 6 =8

Số đã cho

16

64

72

80

Giảm số đã cho đi 8 lần

- HS nêu yêu cầu của bài.

- Rổ xoài có 24 quả được xếp vào 3 đĩa.

- Mỗi đĩa có 8 quả xoài.

- HS thảo luận nhóm đôi nêu lên phép tính.

HS ghi phép tính và trình bày trước lớp.

Thành lập phép chia tương ứng 24 : 8 = 3 hoặc 24 : 3 = 8

HS nhận xét – tuyên dương bạn.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- Để lau các cửa kính của một tòa nhà người ta phải làm trong 40 giờ mới xong. Nếu thay bằng một rô - bốt lau cửa kính thì thời gian giảm đi 8 lần. Hỏi rô - bốt hoàn thành việc lau cửa kính trong bao nhiêu giờ ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.? Qua bài em biết thêm được điều gì?

? Tìm hiểu thêm các tình huống thực tế liên quan đến phép chia trong Bảng chia 8 để tireetd sau chia sẻ với bạn.

- HS nêu yêu cầu bài 5.

+Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Nói cho bạn nghe về bài toán cho biết gì? (Để lau các cửa kính của một tòa nhà người ta phải làm trong 40 giờ mới xong. Nếu thay bằng một rô - bốt lau cửa kính thì thời gian giảm đi 8 lần.)

và bài toán yêu cầu ta đi tìm gì?(rô - bốt hoàn thành việc lau cửa kính trong bao nhiêu giờ ?)

- Lựa chọn lời giải và phép tính để giải bài toán.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải:

Rô-bốt hoàn thành việc lau cửa kính trong số giờ là:

40 : 8 = 5 (giờ)

Đáp số: 5 giờ.

- Vận dụng Bảng chia 8 để tính nhẩm các tình huống thực tế trong cuộc sống

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 23: BẢNG CHIA 9 (t1) (Tiết 38 ) – Trang 50

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng chia 9 và thành lập Bảng chia 9.

- Vận dụng Bảng chia 9 để tính nhẩm

2. Năng lực.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy. Một số tình huống dẫn tới phép chia trong Bảng 9.

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập (10 tấm thẻ, mỗi tấm có 9 chấm tròn.)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Ôn lại Bảng nhân 9

+ HS đọc ngẫu nhiên một một phép tính trong bảng nhân 9 rồi mời bạn bất kì nêu hai phép chia tương ứng

- HS - GV Nhận xét, tuyên dương. – Kết nối bài học. QST trong SGK thảo luận nhóm đôi và nói về những điều quan sát được từ bức tranh

HS thảo luận nhóm đôi và nêu lân cách giải quyết vấn đề.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia trò chơi

+ Cá nhân: 1- 2 HS

+ VD: 9 x 8 = 72.

72 : 9 = 8; 72: 8 = 9.

- HS lắng nghe.

- Có 54 qủa cầu lông, xếp đều vào 9 hộp. Mỗi hộp có bao nhiêu quả cầu lông?

- Có 54 qủa cầu lông, xếp đều vào 9 hộp.

-

- Ta có: 54 : 9 = 6 . Vậy mỗi hộp có 6 quả cầu lông.

Bảng chia 9

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:

- Mục tiêu: Dựa vào Bảng nhân 9 để lập Bảng chia 9. Thuộc Bảng chia 9.

- Cách tiến hành:

Việc 1: HS thảo luận nhóm 4 và tìm kết quả của từng phép chia trong Bảng chia 9

Việc 2: Hướng dẫn lập bảng chia 9

*HS lập được bảng chia 9

- GV dùng các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân 9 thành một công thức chia 9 .

- GV đưa ra một tấm bìa có 9 chấm tròn (yêu cầu HS làm cùng GV)

+ 9 lấy một lần thì được mấy ?

GV viết ; 9 x 1 = 9

+ Lấy 9 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn thì được mấy nhóm ?

- GV ghi. 9 : 9 = 1

- GV cho HS QS và đọc phép tính :

9 x 1 = 9; 9 : 9 = 1

- Tương tư như vậy hướng dẫn các em tìm hiểu các phép tính :

9 x 2 = 18 ; 18 : 9 = 2

9 x 3 = 27 ; 27 : 9 = 3

- Qua 3 ví dụ trên em rút ra kết kuận gì ?

-Vậy các em vận dụng kết luận vừa nêu tự lập bảng chia 9.

- Gọi đại diện nhóm nêu

Việc 3. HTL Bảng chia 9:

- Nhận xét gì về số bị chia? Số chia? Thương?(Gv có thể giới thiệu khi Hs chưa biết)

-Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 9

- GV gọi HS thi đọc

- GV nhận xét chung – Chuyển HĐ

Việc 4: Chơi trò chơi “Đố bạn” trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng chia 9. (nhóm đôi)

- Lớp – GV nhận xét – tuyên dương

HS Thảo luận và sử dụng các tấm thẻ có 9 chấm tròn để tìm ra kết quả của từng phép chia trong Bảng chia 9 ở sách giáo khoa.

- HS thao tác cùng GV

+ … 9 lấy 1 lần được 9

+… 9 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn thì được 1 nhóm

HS thảo luận nhóm 4 để tìm kết quả các phép tính còn lại trong bảng chia 9 rồi diền kết quả vào bảng nhóm đã ghi sẵn các phép tính trong Bảng chia 9.

+… khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia .

- HS các nhóm tự lập bảng chia 9.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

- HSTL.Số bị chia là tích của bảng nhân 9. Số chia đều là 9. Thương được tăng dần từ 1 đến 10

- HS tự HTL bảng chia 9

- HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 9

- HS đọc xuôi, ngược bảng chia 9 ;

- HS trao đổi đố bạn trả lời kết quả của các phép tính trong Bảng chia 9.

- Đại diện một vài cặp hỏi đáp trước lớp.

- Hs lắng nghe

2. HĐ thực hành:

* Mục tiêu: - Vận dụng Bảng chia 9 để tính nhẩm.

* Cách tiến hành:

Bài 1 : a)Tính nhẩm

Trò chơi “Truyền điện”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.

- Giáo viên nhận xét chung, đánh giá.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó nối tiếp nêu kết quả:

18 : 9 = 2

36 : 9 = 4

9 : 9 = 1

45 : 9 = 5

27 : 9 = 3

90 : 9 =10

54 : 9 = 6

81 : 9 = 9

63 : 9 = 7

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Nối tiếp nhau nêu các phép tính trong bảng chia 9

- HS nêu yêu cầu bài.

- Về nhà tiếp tục HTL bảng chia 9. Thực hiện các phép chia cho 9

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 23: BẢNG CHIA 9 (t2) (T 39 ) – Trang 51

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng Bảng chia 9 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gần với thực tiễn.

2. Năng lực.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy.

2. Học sinh: SGK, vở,

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

Trò chơi “Đoán nhanh đáp số”.

GV đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:

27: 9 = ? 36 : 9 = ? 45 : 9 = ?

54 : 9 = ? 72: 9 = ? 90 : 9 = ? (…)

- HS - GV Nhận xét, tuyên dương.

– Kết nối bài học.- Giới thiệu bài – Ghi tên bài lên bảng.

- HS tham gia trò chơi

+ Cá nhân HS thi đua nêu nhanh và đúng kết quả phép tính.

- HS lắng nghe.

Bảng chia 9 (tiếp theo)

2. HĐ Luyện tập – thực hành:

- Mục tiêu: Giúp HS đọc thuộc bảng chia 9, vận dụng để tính nhẩm và giải toán.

- Cách tiến hành:

Bài 1 : b)Tính (cá nhân - nhóm đôi -lớp )

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm cá nhân rồi trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả.

- Giáo viên nhận xét chung, đánh giá và chốt cách thực hiện.

Bài 2: Số? (Cá nhân – cặp đôi)

- Hs đọc yêu cầu của bài

- Gv gợi mở: áp dụng quy tắc “ giảm một số đi một số lần” để thực hành tính và làm bài.

Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu của bài.(Cặp đôi)Quan sát bức tranh- tìm hiểu đề bài.

Gv cho Hs chọn hai thẻ bất kì và cho Hs tự lập phép chia, phép nhân có thành phần hoặc kết quả là hai số ghi trên hai thẻ rồi tìm kết quả:

VD: lấy thẻ có ghi chữ số 8 và 3: Thành lập phép nhân và phép chia tương ứng với thẻ 8 x 3 = 24; 24 : 8 = 3 hoặc 3 x 8 = 24;

24 : 3 = 8.

- Đổi vở cho bạn cùng chữa bài và nói cho bạn nghe cách làm.

Lớp – Gv nhận xét – tuyên dương.

Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

HS QS tranh, tìm hiểu đề bài

Gv củng cố lại ý nghĩa trực tiễn của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.( lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia)

HS tự thực hiện các phép chia có đơn vị đo đã học. Sau đó đổi vở cho bạn bên cạnh cùng chữa banif nà nói cho nhau nghe về cách thực hiện phép tính của mình.

9dm : 9 = 1dm; 90kg : 9 = 10 kg;

63 l : 9 = 7 l.

Số đã cho

27

72

36

45

Giảm số đã cho đi 9 lần

3

8

4

5

HS lắng nghe.

- Hs trao đổi cùng bạn.

Vd: + 4 x 9 = 36; 9 x 4 = 36.

36 : 4 = 9; 36 : 9 = 4.

+ 7 x 9 = 63; 9 x 7 = 63.

63 : 7 = 9; 63 : 9 = 7.

+ 8 x 9 = 72; 9 x 8 = 72.

72 : 8 = 9; 72 : 9 = 8.

- HS làm bài vào vở.

- HS cùng nhau chữa bài.

- Trình bày bài mình làm trước lớp.

- Có 5 đĩa trái cây, mỗi đĩa có 9 quả. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả?

5 x 9 = 45; 9 x 5 = 45.

45 : 9 = 5; 45 : 5 = 9

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố khắc sâu những kiến thức đã học trong tiết học.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- Sau khi chế biến 81 kg nhãn tươi thành long nhãn, cô Yên thu được số ki-lô-gam long nhãn giảm đi 9 lần so với số ki-lô-gam nhãn tươi. Hỏi cô Yên đã thu được bao nhiêu ki-lô- gam long nhãn?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

? Qua bài em biết thêm được điều gì?

? Tìm hiểu thêm các tình huống thực tế liên quan đến phép chia trong Bảng chia 9 để tiết sau chia sẻ với bạn.

- HS nêu yêu cầu bài 5.

+Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Chế biến 81 kg nhãn tươi thành long nhãn. Số ki-lô-gam long nhãn giảm đi 9 lần so với số ki-lô-gam nhãn tươi.

+ Vậy với 81kg nhãn tươi giảm đi 9 lần thì được 9 kg long nhãn( 81 : 9 = 9)

Bài giải:

Cô Yên đã thu được số ki-lô- gam long nhãn là:

81 : 9 = 9 ( kg)

Đáp số: 9kg.

- Vận dụng Bảng chia 9 để tính nhẩm các tình huống thực tế trong cuộc sống

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 24: LUYỆN TẬP (T 40 ) – Trang 52

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kĩ năng sử dụng các bảng chia đã học.

- Vận dụng giải quyết một số tình huống thực tế gắn với giải bài toán về phép chia

- Phát triển các năng lực toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, .....

- SGK và các thiết bị,...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Ôn tập các Bảng chia đã học.

- Cách tiến hành:

- Trò chơi: "Gọi thuyền"

- HD cách chơi và cho HS tham gia chơi

+Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền...

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai

+ Trưởng trò hô: Thuyền A (Tên HS)

+ HS hô: Thuyền A chở gì ?

+Trưởng trò : Chuyền A chở ...(nêu phép nhân hoặc chia cho 9)

+ HS A nêu kết quả

VD: Nêu 1 số phép tính trong bảng chia 8 và 9.

24 : 8 = ? 40 : 8 = ? 72: 8 = ?; ......

54 : 9 = ?; 81 : 9 = ?; 63 : 9 = ?; ......

- Tổng kết TC – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi:

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

Luyện Tập

2. Luyện tập – Thực hành:

- Mục tiêu: + Rèn cho học sinh kĩ năng nhẩm tính với các bảng chia đã học.

+ HS vận dụng trong tính toán, giải toán.

- - Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (cá nhân – nhóm đôi – lớp)

GV yêu cầu HS đọc, ghi phép tính rồi tính kết quả

vào vở, sau đó đổi vở cho bạn cùng bàn để kiểm tra và chữa bài.

Đại Diện HS trình bày bài trước lớp.

Lớp – Gv nhận xét.

? Đây là các phép chia đã gặp ở đâu?

?Vậy khi thực hiện mình cần làm gì?

? Vậy trong các phép tính trên những phép chia nào có kết quả bằng 1?

? Trong phép chia khi Số bị chia và Số chia bằng nhau thì Thương như thế nào?

Bài 2: ( cá nhân – lớp) a) Tính nhẩm.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

Gọi HS nhận xét

? Trong phép chia Số nào chia cho 1 thì có kết quả như thế nào?

b) Lấy ví dụ tương tự câu a rồi chia sẻ với bạn:

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Hs nêu các phép tính mình tìm được trước lớp.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Cá nhân - nhóm đôi - lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a) Đọc nội dung sau và thảo luận với bạn

+ Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0.VD, 0: 8 = 0; 0 : 3 = 0.

? Em có nhận xét gì về phép tính trên ?

? HS cho thêm VD:

+ Không có phép chia cho 0. VD, 🗸0: 6= 0;

🗴 6 : 0 = ?.

? Em có nhận xét gì về phép tính trên ?

? HS cho thêm Vd:

* Kết luận:

+ Trong một phép chia, số chia luôn phải khác 0.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu câu b)Tính nhẩm.

- HS vận dụng tính chất trên để thực hiện các phép tính nhẩm.

- Hs trình bày trước lớp. - Lớp – GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu câu c) Tìm các phép tính sai rồi sửa lại cho đúng:

- HS vận dụng tính chất trên để thực hiện các phép tính nhẩm và phát hiện phép tính sai và sửa lại cho đúng.

- Hs trình bày trước lớp. - Lớp – GV nhận xét.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

3 : 3 = 1; 12 : 3 = 4; 72 : 9 = 8.

8 : 4 = 2; 5 : 5 = 1; 48 : 6 = 8.

14 : 7 = 2; 7 : 7 = 1; 8 : 8 = 1.

- Trong các bảng chia đã học.

- Vận dụng các bảng chia đã học để thực hiện.

3: 3= 1; 5: 5= 1; 7: 7= 1; 8: 8= 1

- Có thương bằng 1

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

4: 1 = 4; 7: 1 = 7.

5: 1 = 5; 1: 1 = 1.

* Số nào chia cho 1 cũng có kết quả bằng chính số đó.

VD:

3: 1 = 3; 6: 1 = 6; 2 : 1 = 2.

8: 1 = 8; 9: 1 = 9; 7 : 1 = 7.

1: 1 = 1; 4: 1 = 4; 5 : 1 = 5.

- HS đọc yêu cầu bài 3a.

- HS trao đổi:

+ Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0

VD,0: 1 = 0; 0 : 9 = 0; 0 : 10= 0.

+ Không có phép chia cho số 0.

VD, 🗴 1: 0 = 0; 🗴 9 : 0 = 0;

0: 7 = 0; 0 : 5 = 0; 0: 10 = 0.

0 : 9 = 0; 0: 4 = 0; 0 : 1 = 0.

8 : 8 = 1; 🗸 0 x 2 = 0. 🗸

8 : 1 = 8; 🗸 2 : 0 = 0.🗴

3 x 0 = 0; 🗸 3 : 0 = 0.🗴

* 2 : 0 = 0.🗴 Sửa lại: 0 : 2 = 0.

3 : 0 = 0.🗴 Sửa lại: 0 : 3 = 0.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- HS Quan sát tranh, nêu lên tình huống và đưa ra phép chia

Qua bài em biết thêm được điều gì?

- Về nhà ôn lại bảng chia 8 và 9. Thực hiện các phép tính chia có số chia là 8 và 9.

-Trên tường đang phơi 6 túm ngô, mỗi túm ngô có 8 bắp ngô. Hỏi có tất cả bao nhiêu bắp ngô ?

Trên sân có 12 quả bí ngô, xếp đều vào 6 rổ. Hỏi mỗi rổ có mấy quả bí ngô?

- Vận dụng các bảng chia và tính chất của số 1 và số 0 trong phép chia để làm tính chia

- Suy nghĩ và giải bài tập sau: An năm nay 8 tuổi. Tuổi của bà An gấp 9 lần tuổi của An. Hỏi năm nay bà An bao nhiêu tuổi?

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 9

TOÁN

Bài 25: LUYỆN TẬP (TIẾP THEO) – Trang 32

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kĩ năng sử dụng các bảng chia đã học

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 18 : 9 = ?

+ Câu 2: 27 : 9 = ?

....

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố bảng nhân, bảng chia đã học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Chọn hai thẻ số rồi lập phép nhân, phép chia (theo mẫu)? (Làm việc theo nhóm)

GV chia nhóm và yêu cầu HS thực hiện theo mẫu:

GV tổ chức thi giữa các nhóm, đội thi nào lập được nhiều phép nhân và chia sẽ thắng cuộc.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc chung cả lớp) Quan sát bảng chia và thực hiện các hoạt động sau:

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

a) GV hướng dẫn tìm kết quả của phép chia:

12 : 4 = ?

Bước 1: Tìm từ số 4 ở cột 1 theo chiều mũi tên dóng sang phải đến số 12.

Bước 2: Từ số 12 dóng theo chiều mũi tên lên hàng 1 gặp số 3.

Ta có: 12 : 4 = 3

- Tương tự yêu cầu HS tìm 12 : 3 = ?

b) GV chia nhóm 2, sử dụng bảng chia để tìm kết quả các phép tính vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp) Sử dụng bảng chia để kiểm tra kết quả các phép tính sau, nếu sai thì sửa lại cho đúng:

- GV yêu cầu HS đọc phép tính và nhận xét.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau, sửa lại phép tính sai.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS quan sát và thực hiện.

Đại diện các nhóm thi.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu đề bài.

- Cả lớp lắng nghe quan sát

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập.

21 : 7 =

36: 9 =

45 : 5 =

40 : 8 =

24 : 6 =

28 : 4 =

HS đọc phép tính và nhận xét

18 : 2 = 9

Đ

27 : 3 = 7

Sửa:

27 : 3 = 9

S

30 : 6 = 5

Đ

54 : 8 = 6

Sửa lại:

54 : 9 = 6

S

32 : 4 = 8

Đ

14 : 7 = 7

Sửa lại:

14 : 7 = 2

S

72 : 9 = 8

Đ

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4. Trò chơi: Đố bạn sử dụng bảng chia để tìm kết quả các phép chia.

- GV cho 1 HS nêu 1 phép chia, bạn khác nêu kết quả, nếu đúng thì được quyền đố bạn.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Từ bảng chia ta cũng có thể nêu được các bảng nhân đã học. Gọi HS nêu các bảng nhân

- HS nêu yêu cầu bài 4.

HS thực hiện trò chơi

HS nếu bảng nhân dựa vào bảng chia

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 26: MỘT PHẦN HAI. MỘT PHẦN TƯ - Trang 56

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết(thông qua hình ảnh trực quan) về “một phần hai”, “một phần tư”. Biết đọc, viết:

- Tạo thành “một phần hai”, “một phần tư” thông qua thao tác thực hành gấp giấy

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh.

Cánh diều bạn trai chia làm mấy phần bằng nhau?

Cánh diều bạn gái chia làm mấy phần bằng nhau?

- GV Nhận xét, khen ngợi.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát

Cánh diều bạn trai chia làm 2 phần bằng nhau.

Cánh diều bạn gái chia làm 4 phần bằng nhau.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu:

+ Nhận biết thông qua hình ảnh trực quan.

- Cách tiến hành:

. - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình vuông thứ nhất trong SGK

+ Hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau?

+ Mấy phần được tô màu?

- Nhận xét, chốt:

+ Hình vuông được chia làm 2 phần bằng nhau, tô màu một phần.

+ Đã tô màu một phần hai hình vuông.

+ Một phần hai viết là

Chú ý: Một phần hai hay còn gọi là “một nửa”

- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình vuông thứ hai trong SGK

+ Hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau?

+ Mấy phần được tô màu?

- Nhận xét, chốt:

+ Hình vuông được chia làm 4 phần bằng nhau, tô màu một phần.

+ Đã tô màu một tư hai hình tròn.

+ Một phần tư viết là

- HS quan sát

- HS trả lời: Hình vuông được chia làm 2 phần bằng nhau.

- HS trả lời: Một phần được tô màu

- HS nhận xét

- HS nhắc lại

HS đọc “một phần hai”

HS viết bảng con

- HS quan sát

- HS trả lời: Hình vuông được chia làm 4 phần bằng nhau.

- HS trả lời: Một phần đã được tô màu

- HS nhận xét

- HS nhắc lại

HS đọc “một phần tư”

HS viết bảng con

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

+ Giúp HS nhận biết qua hình ảnh trực quan

- Cách tiến hành:

Bài 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK.

a) Hướng dẫn mẫu cho HS

- Hình tam giác chia làm mấy phần ?

- Đã tô mày đi mấy phần ?

-> Như vậy: Đã tô màu một phần hai hình tam giác.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi trả lời các hình còn lại:

- GV nhận xét, tuyên dương

b) Hướng dẫn tương tự như ý a

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi trả lời các hình:

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: (Làm việc cá nhân)

  1. Đã tô màu hình nào?

Để biết đã tô màu vào hình nào phải nhận ra hình nào dược chia thành 2 phần

- GV nhận xét

b) Làm tương tự như ý a

Đã tô màu hình nào?

GV nhận xét

Bài 3: (Làm việc chung cả lớp)

a)- GV hướng dẫn HS thực hành gấp, tô

Bước 1: Gấp đôi 1 tờ giấy rồi trải tờ giấy ra

Bước 2: Tô màu vào tờ giấy

Nhận xét

b)Hướng dẫn HS tương tự như ý a

Gấp hình để tạo thành

Bước 1: Gấp đôi 1 tờ giấy rồi lại gấp đôi tiếp.

Bước 2: Vuốt thẳng góc rồi rải tờ giấy ra

Bước 3: Tô màu vào tờ giấy.

- Gv nhận xét, tuyên dương

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát

- Hình tam giác chia làm 2 phần

- Đã tô màu đi 1 phần.

- HS làm việc theo nhóm

- Đại diện chia sẻ đáp án

+ Đã tô màu một phần hai hình tròn.

+Đã tô màu một phần hai hình chữ nhật.

+ Đã tô màu một phần hai hình vuông.

- HS nhận xét

- Lắng nghe

- HS làm việc theo nhóm

- Đại diện chia sẻ đáp án

+ Đã tô màu một phần tư hình B.

+Đã tô màu một phần tư hình c.

+ Đã tô màu một phần tư hình D.

- HS nhận xét

- Lắng nghe

- HS đọc thầm yêu cầu

HS lắng nghe.

- HS chia sẻ bài làm: Hình 1 được chia thành 2 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu hình 1.

- Hình 2,3 và 4 không được tô màu vào một phần hai.

- HS chia sẻ bài làm: Hình 1 được chia thành 4 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu hình 1.

- Hình 2,3 không được tô màu vào một hai.

- HS quan sát.

HS thực hành, chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét

- HS quan sát.

HS thực hành làm bài cá nhân

- HS chia sẻ bài làm

- Nhận xét

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4.

Trang muốn ăn chiếc bánh, Nguyên muốn ăn cái bánh. Em hãy chỉ giúp hai bạn phần bánh thích hợp ở hình bên

- GV mời HS giải thích về số phần của chiếc bánh.

- GV mời HS khác nhận xét

- GV giải tích, bổ sung và tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

HS nêu yêu cầu.

- 1 HS giải thích: Chiếc bánh được cắt đôi theo chiều dọc, nửa bên trái được , bửa bên phải cũng được . Nửa bên trái tiếp tục được cắt đôi theo chiều ngang, ta được của 1 nửa tức là cả cái bánh. Vậy Bạn Trang muốn ăn cái bánh sẽ lấy nửa bên trái. Còn bạn Nguyên muốn ăn cái bánh sẽ lấy một phần bên phải ().

- 1-2 HS khác nhận xét.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 27: MỘT PHẦN BA.MỘT PHẦN NĂM. MỘT PHẦN SÁU

Trang 59

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết (thông qua hình ảnh trực quan) về “một phần ba”, “một phần năm”, “một phần sáu”. Biết đọc

- Vận dụng nội dung đã học đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

Yêu cầu HS quan sát tranh SGK:

+ Câu 1: Chiếc bánh dài trong ngăn thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau ?

+ Câu 2: Chiếc bánh cuộn ngăn thứ hai được chia làm mấy phần bằng nhau ?

+ Câu 3: Chiếc bánh Piza và chiếc bánh ngọt được chia làm mấy phần bằng nhau ?

+ Câu 4: Bình nước cam được chia thành mấy phần bằng nhau và chỉ còn mấy phần?

+ Câu 5: Bình nước dâu được chia thành mấy phần và chỉ còn mấy phần?

+ Câu 6: Bình nước trà xanh được chia thành mấy phần và chỉ còn mấy phần?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ Câu 1: Chiếc bánh dài trong ngăn thứ nhất được chia thành ba phần bằng nhau.

+ Câu 2: Chiếc bánh cuộn ngăn thứ hai được chia làm năm phần bằng nhau.

+ Câu 3: Chiếc bánh Piza và chiếc bánh ngọt được chia làm sáu phần bằng nhau.

+ Câu 4: Bình nước cam được chia thành ba phần bằng nhau và chỉ còn một phần.

+ Câu 5: Bình nước dâu được chia thành năm phần và chỉ còn một phần.

+ Câu 6: Bình nước trà xanh được chia thành sáu phần và chỉ còn một phần.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết thông qua hình ảnh trực quan.

+ Vận dụng nội dung đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

a) - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình vuông thứ nhất trong SGK

+ Hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau?

+ Mấy phần được tô màu?

- Nhận xét, chốt:

+ Hình vuông được chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu một phần.

+ Đã tô màu một phần ba hình vuông.

+ Một phần ba viết là

b)GV hướng dẫn học sinh hình thành biểu tượng về “một phần năm”, “một phần sáu”

Hướng dẫn tương tự như ý a

- HS quan sát

- HS trả lời: Hình vuông được chia làm 3 phần bằng nhau.

- Một phần được tô màu

- HS nhận xét

- HS nhắc lại

HS đọc “một phần ba”

HS viết bảng con

- HS quan sát

HS thực hiện theo hướng dẫn

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

+ Giúp HS nhận biết qua hình ảnh trực quan

- Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc theo nhóm) Đã tô màu hình nào?

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và thảo luận nhóm 2

Đã tô màu hình nào?

Hình nào không được tô màu ?

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: (Làm việc cá nhân)

a) Đã tô màu hình nào?

Đã tô màu hình nào?

Hình nào không được tô màu ?

Nhận xét, tuyên dương.

b) Đã tô màu hình nào?

Để biết đã tô màu vào hình nào phải nhận ra hình nào dược chia thành 6 phần

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc chung cả lớp)

- GV hướng dẫn HS thực hành gấp hình để tạo thành

- Gv nhận xét, tuyên dương

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát thảo luận

Đại diện nhóm trả lời

Đã tô màu hình 4

Hình nào không được tô màu là hình 1, 2, 3

HS trả lời

+ Đã tô màu hình 1,4.

+ Hình nào không được tô màu là hình 2,3

- HS nhận xét

- Lắng nghe

- HS chia sẻ bài làm: Hình 2 được chia thành 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần. Vậy đã tô màu hình 2.

- Hình 1,3 không được tô màu vào một phần sáu.

- HS nhận xét

- Lắng nghe

- HS đọc thầm yêu cầu và thực hành theo hướng dẫn

HS thực hành, chia sẻ trước lớp.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Tuấn đã ăn chiếc bánh, Khang đã ăn chiếc bánh, Minh đã ăn chiếc bánh. Theo em mỗi bạn đó đã ăn phần bánh của chiếc bánh nào sau đây?

- GV tổ chức trò chơi “Ghép đôi”. Chơi theo nhóm 6: Mỗi em chọn 1 chiếc thẻ (gồm các thẻ: , , Hình A, Hình B, Hình C), sau đó ghép đôi với bạn cho đúng phần bánh các bạn đã ăn tương ứng với hình nào.

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

HS đọc đầu bài

- HS chơi nhóm 6. Nhóm nào trả lời đứng kết quả và nhanh nhất sẽ được khen, thưởng.

+Tuấn đã ăn chiếc bánh - Hình A

+Khang đã ăn chiếc bánh Hình B

+Minh đã ăn chiếc bánh Hình C

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 28: MỘT PHẦN BẢY. MỘT PHẦN TÁM. MỘT PHẦN CHÍN

Trang 61

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết (thông qua hình ảnh trực quan) về “một phần bảy”, “một phần tám”, “một phần chín”. Biết đọc

- Vận dụng nội dung đã học đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

Yêu cầu HS quan sát tranh SGK, thảo luận trả lời:

+ Câu 1: Chiếc bánh dài được chia làm mấy phần bằng nhau và đã cắt ra mấy phần?

+ Câu 2: Chiếc bánh tròn ở giữa được chia làm mấy phần bằng nhau và đã cắt ra mấy phần?

+ Câu 3: Chiếc bánh vuông được chia làm mấy phần bằng nhau và đã cắt ra mấy phần?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ Câu 1: Chiếc bánh dài được chia làm bảy phần bằng nhau và đã cắt ra 1 phần.

+ Chiếc bánh tròn ở giữa được chia làm tám phần bằng nhau và đã cắt ra một phần.

+ Chiếc bánh vuông được chia thành chín phần bằng nhau và đã cắt ra một phần.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết thông qua hình ảnh trực quan.

+ Vận dụng nội dung đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- GV dán hình chữ nhật màu vàng chia đều bảy phần như trong SGK

+ Hình chữ nhật màu vàng được chia làm mấy phần bằng nhau?

+ (GV tô màu một phần). Mấy phần được tô màu?

-> Hình chữ nhật màu vàng được chia làm bảy phần, một phần được tô màu.

- Ta có: “Một phần bảy”

- Viết:

- Nhận xét, tuyên dương.

* Hướng dẫn tương tự:

+ Hình chữ nhật màu đỏ được chia làm mấy phần bằng nhau?

Mấy phần được tô màu?

-> Hình chữ nhật được chia làm tám phần, một phần được tô màu.

- Ta có: “Một phần tám”

- Viết:

- Nhận xét, tuyên dương.

+ Hình chữ nhật màu xanh được chia làm mấy phần bằng nhau?

Mấy phần được tô màu?

-> Hình chữ nhật được chia làm tám phần, một phần được tô màu.

- Ta có: “Một phần chín”

- Viết:

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát

- HS trả lời: Hình chữ nhật màu vàng được chia làm bảy phần bằng nhau.

- Một phần được tô màu

- HS đọc

- HS viết bảng con

- HS trả lời: Hình chữ nhật được chia làm tám phần bằng nhau.

- Một phần được tô màu

- HS đọc

- HS viết bảng con

- Một phần được tô màu

- HS đọc

- HS viết bảng con

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

+ Giúp HS nhận biết qua hình ảnh trực quan

- Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc chung cả lớp) Chọn thẻ tương ứng với phần đã tô màu

- GV yêu cầu HS đề bài

Yêu cầu HS trả lời bằng hình thức giơ thẻ màu:

+ tương ứng với băng giấy màu gì ?

+ tương ứng với băng giấy màu gì ?

+ tương ứng với băng giấy màu gì ?

+ tương ứng với băng giấy màu gì ?

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: (Làm việc cá nhân)

Đã tô màu hình nào?

Đã tô màu hình nào?

Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc phiếu bài tập)

- GV yêu cầu HS đọc đầu bài và làm phiếu bài tập

Hình nào đã khoanh:

a) số cây nấm

b) số cây nấm

c) số cây nấm

- GV mời HS nhận xét

- Gv nhận xét, tuyên dương

- HS đọc thầm yêu cầu

- HS quan sát thảo luận

+ HS giơ thẻ màu

+ tương ứng với băng giấy màu tím.

+ tương ứng với băng giấy màu đỏ.

+ tương ứng với băng giấy màu vàng.

+ tương ứng với băng giấy màu xanh.

HS đọc yêu cầu

Hình nào được tô màu là hình A

HS đọc

a) Đã khoanh vào một phần bảy hình B

b) Đã khoanh vào một phần tám hình A

c) Đã khoanh vào một phần chín hình A

- HS nhận xét

- Lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Yêu cầu HS đọc đầu bài bài 4

GV hướng dẫn học sinh thực hành

a) Lấy ra 17 hình tròn chia thành 7 phần bằng nhau

b) Chỉ ra số hình tròn ở câu a

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

HS đọc đầu bài

HS làm theo hướng dẫn

HS thảo luận với bạn chỉ ra số hình tròn ở câu a theo nhóm 2 và nhận xét lẫn nhau

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 29: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC - Trang 63

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành nhân, chia (trong bảng).

- Củng cố nhận biết về

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học.

+ 2 gấp lên 4 lần được mấy?

+ 3 gấp lên 5 lần được mấy?

...

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ HS trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Luyện tập tổng hợp các kiến thức về bảng nhân và bảng chia đã học.

+ Củng cố nhận biết về

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc chung cả lớp).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV mời HS làm bài và nối tiếp nhau nêu kết quả.

- GV nhận xét kết quả, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 4). Chọn thẻ tương ứng với phần đã tô màu trong mỗi hình sau:

- Chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và chọn đại diện một số nhóm lên thi gắn thẻ số tương ứng với các hình. Đội nào gắn đúng và nhanh nhất sẽ được khen và thưởng.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc chung cả lớp)

Chọn dấu (+, - , x , :) thích hợp:

GV đọc phép tính, yêu cầu HS giơ các thẻ dấu thích hợp.

- Mời HS nhận xét

Bài 4: (Làm phiếu bài tập) Số?

+ Gọi HS nhắc lại:

+ Muốn gấp một số lên một số lần ta làm như thế nào?

+ Muốn giảm một số đi một số lần ta làm như thế nào?

+ Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập

- Nhận xét

Bài 5: (Làm bài cá nhân)

Chú Nam vắt được 5 xô sữa bò, mỗi xô có 8l sữa. Hỏi chú Nam vắt được tất cả bao nhiêu lít sữa bò?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Chú Nam vắt được bao nhiêu xô sữa bò ?

- Mỗi xô có bao nhiêu lít sữa bò ?

- Bài toán hỏi gì?

GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.

- GV thu bài và chấm một số bài xác xuất.

- GV Nhận xét từng bài, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài và nối tiếp nêu kết quả, nhận xét.

- HS lắng nghe, sửa sai (nếu có)

- 1 HS Đọc đề bài.

- Lớp chia nhóm và thảo luận, tham gia trò chơi.

+ tương ứng hình A

+ tương ứng hình B

+ tương ứng hình C

+ tương ứng hình D

Lắng nghe

HS đọc đầu bài

HS thực hiện

8 + 1 = 9

6 : 3 = 2

1 x 9 = 9

7 : 7 = 1

0 + 3 =3

5 x 0 = 0

1 x 4= 4

1 – 1 = 0

1 + 0 = 1

6 x 0 = 0

0 + 6 = 6

8 : 8 = 1

+ Muốn gấp một số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần

+ Muốn giảm một số đi một số lần ta lấy số đó chia đi số lần.

HS làm bài và đổi phiếu để nhận xét cho nhau.

Số đã cho

6

3

9

Thêm 3 đơn vị

9

6

12

Gấp 3 lần

18

9

27

Bớt 3 đơn vị

3

0

6

Giảm 3 lần

2

1

3

HS đọc đầu bài

- Chú Nam vắt được 5 xô sữa bò

- Mỗi xô có 8 lít sữa bò.

- Hỏi chú Nam vắt được tất cả bao nhiêu lít sữa bò

HS làm bài theo yêu cầu

Giải

Chú Nam vắt được tất số lít sữa bò là:

5 x 8 = 40 (l)

Đáp số: 40 lít sữa bò

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6 (Thảo luận nhóm)

Ước lượng rồi nêu cân nặng phù hợp với mỗi trường hợp sau:

- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn và chia sẻ kết quả thảo luận

a) + Cân nặng của một miếng bánh là bao nhiêu?

+ Cả chiếc bánh gồm mấy miếng?

+ Vậy chiếc bánh cân nặng bao nhiêu ?

Nhận xét

b)Hướng dẫn HS thảo luận như ý a

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

HS nêu yêu cầu bài tập

HS thảo luận nhóm đôi

+ Cân nặng của một miếng bánh là 800g.

+ Cả chiếc bánh gồm 8 miếng.

+Vậy chiếc bánh cân nặng 800g

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 10

TOÁN

BÀI 29: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC ( Tiết 2 – Trang 64 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn lại quy tắc thêm vào ( hoặc bớt đi ) một số đơn vị vào một số, gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần và giải bài toán bằng một phép tính nhân.

- Ước lượng cân nặng của một số vật.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 4, tranh vẽ nội dung bài tập 6.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: Trò chơi: “ Truyền điện ”

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

Ví dụ:

+ Câu 1: Gấp 3 lên 4 lần được mấy?

+ Câu 2: Giảm 48 đi 6 lần được mấy?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 3 x 4 = 12

+ Trả lời: 48 : 6 = 8

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn lại quy tắc thêm vào ( hoặc bớt đi ) một số đơn vị vào một số, gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần

- Cách tiến hành:

Bài 4. Số? (Làm việc cá nhân)

a) GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 4 lên bảng lớp.

- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- Gọi 1 HS đọc to cột đầu tiên trong bảng.

- GV nêu câu hỏi, HS trả lời:

+ Thêm 3 đơn vị vào số đã cho, ta làm thế nào?

+ Gấp 3 lần số đã cho, ta làm thế nào?

+ Bớt 3 đơn vị ở số đã cho, ta làm thế nào?

+ Giảm 3 lần số đã cho, ta làm thế nào?

- Gọi 2 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Đáp án:

Bài 5: (Làm việc chung cả lớp)

- Gọi 2 Hs đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết chú Nam vắt được tất cả bao nhiêu lít sữa bò, ta làm thế nào?

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài giải

Bác Nam vắt được tất cả số lít sữa là

8 x 5 = 40 (lít)

Đáp số: 40 lít

- HS quan sát

- 1 Hs đọc to yêu cầu trước lớp, cả lớp đọc thầm.

- 1 Hs đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét.

+ … lấy số đó cộng 3.

+ … lấy số đó nhân 3.

+ … lấy số đó trừ 3.

+ … lấy số đó chia 3.

- 2 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS đọc bài.

- Vắt được: 5 xô

Mỗi xô: 8 l sữa

- Tất cả: … l sữa?

- Lấy số lít sữa bò ở mỗi xô nhân với số xô vắt được.

- HS làm bài.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS chú ý lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6. (Làm việc chung cả lớp)

- GV treo tranh vẽ nội dung bài tập 6 lên bảng lớp.

Ước lượng rồi nêu cân nặng phù hợp với mỗi trường hợp sau:

- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu HS xác định cân nặng của một phần bánh và đếm số phần bằng nhau của chiếc bánh.

- Ước lượng cân nặng của chiếc bánh.

- Hs làm việc cặp đôi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét tuyên dương và kết luận.

- GV yêu cầu HS liên hệ, chia sẻ về ước lượng trong cuộc sống hằng ngày. Khi ước lượng cũng cần có những điểm tựa tư duy, căn cứ vào những điều đã biết để đưa ra những ước lượng một cách hợp lí nhằm có những thông tin nhanh.

- GV tổng kết, nhận xét tiết học. Dặn dò bài về nhà.

- HS quan sát.

- HS đọc yêu cầu.

a) Chiếc bánh được chia thành 8 phần bằng nhau. Mỗi phần bánh nặng 100 g.

Vậy chiếc bánh nặng khoảng 800 g.

b) Chiếc cốc đựng 4 phần bột bằng nhau. Mỗi phần nặng 100 g.

Vậy chiếc cốc chứa khoảng 400 g.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 30: EM VUI HỌC TOÁN (T1)

Trang 65

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:

- Củng cố kĩ năng thực hành nhân, chia (trong bảng)

- Nhận biết về (một phần mấy) thông qua việc tự thiết kế dụng cụ học tập (mang tính chất vừa học vừa chơi) hoặc thông qua việc tổ chức một trò chơi học tập.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực vào hoạt động vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- Các tờ giấy màu hoặc giấy thủ công, kéo cắt giấy, hồ dán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát để khởi động bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hành nhân, chia (trong bảng) và nhận biết về (một phần mấy) thông qua việc tự thiết kế dụng cụ học tập (mang tính chất vừa học vừa chơi) hoặc thông qua việc tổ chức một trò chơi học tập.

- Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc nhóm 4) Thiết kế dụng cụ học nhân, chia (trong bảng)

a) Thiết kế dụng cụ

- Cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi: Em nhìn thấy gì trong ảnh?

- GV giới thiệu về 3 loại dụng cụ học nhân, chia.

- Cho HS thảo luận nhóm 4, đưa ra ý tưởng thiết kế một loại dụng cụ học nhân, chia

- HS thực hiện theo nhóm: Sử dụng các tờ giấy màu, kéo cắt giấy, hồ dán trên đó ghi các phép tính được thống nhất trong nhóm.

- Mỗi nhóm cử ra một người giám sát, nhận xét hoạt động của nhóm khác chẳng hạn (tính toán có đúng không, tính sáng tạo, tính thẩm mĩ của thiết kế).

- Gọi 1 số nhóm lên trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình theo các tiêu chí:

+ Tên dụng cụ

+ Vật liệu làm ra dụng cụ

+ Cách sử dụng dụng cụ

+ Tác dụng, lợi ích của dụng cụ đó trong học tập

- Các nhóm khác nhận xét.

- GV tổng kết, tuyên dương các nhóm.

b) Thiết kế lời nhắn để nhắc các bạn chú ý khi thực hiện nhân, chia với số 0, số 1

- GV gọi 2-3 HS nhắc lại:

+ Khi nhân hoặc chia một số bất kì với số 0

+ Khi nhân hoặc chia một số bất kì với số 1

- Cho HS thảo luận nhóm 4, đưa ra ý tưởng và thiết kế lời nhắn để nhắc các bạn chú ý khi thực hiện nhân, chia với số 0, số 1.

- Gọi 1 số nhóm lên trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.

- GV tổng kết, tuyên dương các nhóm.

Bài 2: (Làm việc nhóm 4) Góc sáng tạo “Một phần mấy của tôi”

- Cho HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi:

? Em nhìn thấy gì trong ảnh?

- GV giới thiệu về các hình ảnh sáng tạo và cách để tạo ra chúng.

- Cho HS thực hiện theo nhóm, sử dụng những tờ giấy màu sắc khác nhau để chia thành các phần bằng nhau, ghi một phần mấy vào từng phần rồi cắt rời để lắp ghép hình sáng tạo.

- HS thảo luận các ý tưởng lắp ghép, cùng nhau hoàn thành sản phẩm.

- Gọi 1 số nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình cho các nhóm khác xem. Các nhóm khác nhận xét.

- GV tổng kết, tuyên dương các nhóm.

- LƯU Ý: GV khuyến khích HS suy nghĩ, tìm tòi những ý tưởng sáng tạo, không quá phụ thuộc vào những hình đã có trong SGK; khuyến khích HS trình bày, giới thiệu sản phẩm rõ ràng, mạch lạc, có ý tưởng. Trong quá trình tương tác với các nhóm GV có thể đặt câu hỏi hoặc gợi ý để HS nhận ra “cái toàn thể”, nhận ra ... của toàn thể nào. Chẳng hạn, tuy cũng là nhưng hình tròn khác với hình vuông.

- HS quan sát, trả lời:

+ Vòng tròn bảng nhân 3, chia 3

+ Tam giác các phép tính nhân chia được tạo thành từ ba chữ số.

+ Bảng nhân 5, bảng nhân 3

- HS lắng nghe

- HS thảo luận, lên ý tưởng

- HS làm việc

- Các nhóm lên chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.

- Nhận xét nhóm bạn

- Lắng nghe

- HS trả lời

+ Khi nhân hoặc chia một số bất kì với số 0 thì kết quả đều bằng 0

+ Khi nhân hoặc chia một số bất kì với số 1 thì kết quả đều bằng chính nó.

- HS làm việc nhóm

- Nhận xét nhóm bạn

- Lắng nghe

- HS quan sát, trả lời:

+ Bông hoa tạo bởi các hình tròn có chia số phần.

+ Con chim tạo bởi các hình tam giác có chia số phần.

+ Con chó tạo bởi các hình tam giác có chia số phần.

+ Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật chia thành các phần bằng nhau.

- HS lắng nghe

- HS làm việc nhóm

- HS làm việc nhóm để hoàn thành sản phẩm

- Lắng nghe nhóm bạn giới thiệu và nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Giao HS về nhà sáng tạo thêm nhiều sản phẩm phục vụ học tập và giới thiệu những sản phẩm đó với người thân của mình.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------

TOÁN

Bài 30: EM VUI HỌC TOÁN (T2)

Trang 66

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:

- Củng cố kĩ năng thực hành nhân, chia (trong bảng) thông qua việc tổ chức một trò chơi học tập.

- Thực hành đo chiều cao và ghi số đo chiều cao bằng cách sử dụng các số đo với hai đơn vị đo thích hợp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực vào hoạt động vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- Thước dây để đo chiều cao; một quân xúc xắc (có thể tự làm bằng đất nặn hoặc bằng giấy).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát để khởi động bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố kĩ năng thực hành nhân, chia (trong bảng) thông qua việc tổ chức một trò chơi học tập.

+ Thực hành đo chiều cao và ghi số đo chiều cao bằng cách sử dụng các số đo với hai đơn vị đo thích hợp.

- Cách tiến hành:

Bài 3: (Làm việc nhóm 2) Chơi trò chơi “Gieo xúc xắc làm tính nhẩm”

- GV nêu cách chơi, luật chơi

+ Chuẩn bị hai quân xúc xắc, tờ giấy nháp có kẻ sẵn ô li hoặc lấy mặt sau tờ giấy thủ công đã có ô vuông hoặc có thể lấy bảng con có chia ô vuông để thực hiện trò chơi.

+ Oẳn tù tì để chọn người chơi trước.

+ Mỗi người chơi tung quân xúc xắc rồi chọn số ô vuông là kết quả của phép nhân có một thừa số là số chấm trên mặt quân xúc xắc. Ví dụ, khi mặt quân xúc xắc là 4, HS nêu phép nhân 4 x 3 = 12 và tô màu vào 3 hàng, mỗi hàng 4 ô vuông.

+ Cứ tiếp tục như vậy, ai chọn được các ô vuông mà phủ kín tờ giấy hơn thì thắng cuộc.

- Cho HS thực hiện theo cặp đôi.

- GV quan sát, gợi ý, đặt câu hỏi và khuyến khích HS nêu cảm nhận về những kiến thức, kĩ năng vận dụng khi chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương HS

- LƯU Ý: GV có thể thay đổi luật chơi cho phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng HS. Việc tô màu hoặc đánh dấu vào các ô vuông theo phép nhân HS đã nêu cũng giúp HS hiểu rõ hơn ý nghĩa của phép nhân, phép chia, linh hoạt trong việc vận dụng các phép nhân, phép chia trong bảng. HS ban đầu cảm nhận được phần Diện tích hình vuông hay hình chữ nhật được tô màu gắn với phép nhân đã nêu tạo tiền đề cho việc học diện tích ở Học kì II.

Bài 4: (Làm việc nhóm 4) Thực hành đo chiều cao

- GV hướng dẫn HS cách đo chiều cao với thước thẳng (thước đo y tế) hoặc thước dây và tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau:

1.

+ Chia nhóm. Cử nhóm trưởng và thư kí nhóm.

+ Đo chiều cao từng bạn trong nhóm. Ghi chép vào một bảng tổng hợp.

+ Nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm.

2. Cả lớp tập hợp lại và chia sẻ về các thông tin thu thập được.

- GV tổng kết, nhận xét hoạt động và tuyên dương các nhóm.

- HS lắng nghe

- HS chơi trò chơi theo cặp

- Thực hiện theo hướng dẫn của GV

+ Cử nhóm trưởng, thư kí

+ Lần lượt dùng thước đo chiều cao của các bạn và ghi vào bảng tổng hợp.

+ Nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm.

- Lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Giao HS về nhà thực hành đo chiều cao của các thành viên trong gia đình mình và ghi vào bảng tổng hợp.

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 31: NHÂN SỐ TRÒN CHỤC VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.

1 tiết

Trang 68, 69

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách nhân nhẩm số tròn chục với số có một chữ số.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép nhân số tròn chục với số có một chữ số.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- HS quan sát tranh thi xem ai nêu phép tính tìm số bánh trong cả 3 khay nhanh nhất.

- Thay vì phải cộng nhiều số giống nhau ta có thể thực hiện bằng phép tính gì?.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

20 + 20 + 20 = 60.

+ Nói cách khác, ta có: 2 chục + 2 chục + 2 chục = 6 chục = 60;

20 x 3 = ?

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Biết cách nhân nhẩm số tròn chục với số có một chữ số.

- Cách tiến hành:

- GV cho học sinh nhận xét để nhận ra đây là phép nhân só tròn chục với số có một chữ số.

- Yêu cầu HS thảo luận cách tính nhẩm: 20 x 3 = ?

- Gọi đại diện nhóm nêu cách làm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV viết phép nhân và hướng dẫn HS tính như SGK: 2 chục khối lập phương được lấy 3 lần.

Tính nhẩm:

2 chục x 3 = 6 chục

Vậy 20 x 3 = 60.

Lưu ý: Để thực hiện phép tính nhẩm này chỉ cần thực hiện phép nhân 2 x 3 = 6.

-GV chốt lại các bước thực hiện tính nhẩm phép tính trên. HS nhắc lại.

- GV nêu một phép tính khác để HS thực hiện trên bảng con, chẳng hạn 30 x 3=?

Lưu ý: GV không cần viết lời tính lên bảng.

- HS thảo luận cách đặt tính và tính.

- Đại diện nhóm nêu cách làm.

- HS nhắc lại các bước thực hiện tính nhẩm phép tính 20 x 3.

- HS thực hiện một số phép tính khác trên bảng con để củng cố cách thực hiện và nói cho bạn nghe cách làm.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Biết thực hiện được phép nhân nhẩm số tròn chục với số có một chữ số

+ Vận dụng giải các bài toán liên quan tới phép nhân nhẩm số tròn chục với số có một chữ số

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (theo mẫu đã học).

GV yêu cầu HS thực hiện:

- Tính nhẩm rồi viết kết quả của phép tính.

- Tính nhẩm theo cách đã học, ví dụ: tính 30 x 3 = ?; nhẩm 3 chục * 3 được 9 chục, có 9 chục = 90; viết kết quả của phép tính.

- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 4)

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

a) HS quan sát tranh, nêu bài toán, ví dụ: có 4 khay trứng, mỗi khay có 20 quả, hỏi có tất cả bao nhiêu quả trứng?

- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao) rồi nêu phép nhân thích hợp: 20 x 4 = 80.

b) HS làm tương tự câu a).

- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh, nêu bài toán,

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi cho HS.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc nhóm 2) Giải toán lời văn?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV chia lớp thành các nhóm 2, thảo luận và làm bài giảng trên phiếu bài tập nhóm.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV cùng HS tóm tắt:

+ 1 sọt có: 5 kg khoai

+ 5 sọt có :.... kg khoai?

- HS kiểm tra lại phép tính đã đúng chưa, câu trả lời đã phù hợp chưa, dạng toán này cần chú ý gì khi thực hiện.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.

- HS nêu cách thực hiện:

- HS làm vở.

- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

Đáp án:

30 x 3= 90; 40 x 2 = 80

20 x 2 = 40; 30 x 2 = 60

- HS theo dõi

- HS làm việc theo nhóm.

HS suy nghĩ và nói ra suy nghĩ của các em một cách rõ ràng.

- HS thảo luận và nêu được phép tính: 40 x 2 vì 40 chiếc đũa được lấy 2 lần.

- HS cùng nhau nhẩm để tìm ra kết quả đúng.

HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra. HS trình bày bài giải:

Bài giải

5 sọt như thế có tất cả số ki-lô-gam khoai lang là:

20 x 5 = 100 (kg)

Đáp số: 100 kg khoai lang.

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS ghi lại bài giải vào vở.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố nhân nhẩm số tròn chục có hai chữ số với số có một chữ số.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng phép tính sau:

+ Tính nhanh: 10 x 9=?

- Nhận xét, tuyên dương

-Qua bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép nhân đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS trình bày.

- Cả lớp nhận xét.

- HS trả lời: Em biết cách tính nhẩm khi nhân số tròn chục có hai chữ số với số có một chữ số.

- HS lắng nghe.

5. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------

TOÁN

Bài 32: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ) 1 tiết

Trang 70, 71

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện được phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số trong phạm vi 1 000 (không nhớ).

- Thực hiện được nhân nhẩm trong những trường hợp đơn giản.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ rật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Bộ đồ dùng Toán 3

- 3 hộp bút màu.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ trong phạm vi 1000.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhẩm: 30 x 2 = ?

10 x 5 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 30 x 2 = 60

+ Trả lời: 10 x 5 = 50

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Biết đặt tính và tính phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ).

- Cách tiến hành:

*HS quan sát tranh, nêu phép tính tìm số quả xoài trong cả 3 hộp:

- GV nêu bài toán trong SGK: Mỗi hộp có 12 chiếc bút màu. Hỏi 3 hộp có bao nhiêu chiếc bút màu?.

- Thay vì phải cộng nhiều số giống nhau ta có thể thực hiện bằng phép tính gì?.

- GV viết phép nhân 12 x 3 và hướng dẫn HS đặt tính và tính như SGK

12 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6

3 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3

36

+ Viết kết quả: 12 x 3 = 36

Lưu ý: GV không cần viết lời tính lên bảng.

-GV chốt lại các bước thực hiện kĩ thuật tính viết: 12 x 3 = ?. HS nhắc lại.

- GV chốt kết quả phép tính và cách nhân số có hai chữ số với số có môt chữ số: 12 x 3 = 36.

- GV nêu một phép tính khác để HS thực hiện trên bảng con, chẳng hạn 21 x 3=?

Lưu ý: Khi học các bảng nhân (ở Chủ đề 1), do cơ chế nhân nhẩm nên thường viết kết quả từ trái sang phải. Nay chuyển sang kĩ thuật nhân viết, HS phải chú ý điều chỉnh thao tác đi từ phải sang trái, từ dưới nhân lên.

- 1 HS nêu phép tính:

12 + 12 + 12 = 36.

- HS trả lời: Phép nhân: 12 x 3

- HS tính 12 x 3 = ?

- HS thảo luận cách đặt tính và tính.

- Đại diện nhóm nêu cách làm.

+ Đặt tính: Viết 12, viết số 3 dưới số 12 sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị.

+ Thực hiện nhân lần lượt từng chữ số từ phải sang trái, từ dưới nhân lên:

- HS thực hiện một số phép tính khác trên bảng con để củng cố cách thực hiện và nói cho bạn nghe cách làm.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Biết thực hiện được phép nhân nhẩm số có hai chữ số với số có một chữ số.

+ Vận dụng giải các bài toán liên quan tới phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính.

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (theo mẫu đã học).

GV yêu cầu HS thực hiện:

- Tính rồi viết kết quả của phép tính.

- Sau đó thực hiện lại vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- Nhắc lại cách nhân lần lượt từ phải sang trái, từ dưới nhân lên, viết kết quả thẳng cột.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Đặt tính rồi tính.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

Lưu ý: Nếu có thời gian, GV có thể tổ chức cho HS tự lấy ví dụ về phép nhân (không nhớ) tương tự rồi đổ bạn thực hiện.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc nhóm 4) Giải toán lời văn?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV cùng HS tóm tắt:

+ Có: 3 hàng ghế

+ Mỗi hàng ghế: 3 người

+ Có tất cả:....người?

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài giảng trên phiếu bài tập nhóm.

- HS kiểm tra lại phép tính đã đúng chưa, câu trả lời đã phù hợp chưa, dạng toán này cần chú ý gì khi thực hiện.

-GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, viết câu lời giải rõ ràng theo cách suy nghĩ của mình.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- Vậy để biết trong phòng đó có tất cả bao nhiêu người? Em làm bằng phép tính nào?

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.

Lưu ý: Nếu còn thời gian, GV thay đổi dữ liệu hoặc phép tính của bài toán. Chẳng hạn: Trong phòng có 4 hàng ghế, mỗi hàng có 12 người ngồi. Hỏi trong phòng có tất cả bao nhiêu người ngồi?

- HS làm bảng con.

- HS giơ bảng nêu cách thực hiện:

- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- Nhắc lại cách nhân lần lượt từ phải sang trái, từ dưới nhân lên, viết kết quả thẳng cột.

- HS theo dõi

- HS làm việc theo nhóm.

43

x

2

86

24

x

2

48

12

x

4

48

31

x

3

93

22

x

3

66

- HS đọc đề bài

- HS nêu

Có: 3 hàng ghế, mỗi hàng ghế: 3 người

Có tất cả:....người?

- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS trả lời: Phép nhân: 13 x 3

- HS ghi lại bài giải vào vở.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài toán sau:

+ Tính nhanh: 22 x 2=?

- Nhận xét, tuyên dương

-Qua bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- Khi đặt tính và tính, em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

- GV nhận xét tiết học.

- HS thi đua tính nhẩm nhanh, tính đúng bài toán.

- HS trình bày.

- Cả lớp nhận xét.

- HS trả lời: Em biết đặt tính và tính khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).

- Em cần nhớ cách nhân lần lượt từ phải sang trái, từ dưới nhân lên, viết kết quả thẳng cột.

5. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 11

TOÁN

Bài 33: LUYỆN TẬP –Trang 72

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Luyện tập, thực hành cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân với số có một chữ số trong phạm vi 1000 (không có nhớ).

- Biết nhân nhẩm số tròn trăm với số có một chữ số.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tích cực học tập, vận dụng bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm đưa ra tình huống dẫn đến phép nhân với số có một chữ số (không có nhớ) đã chuẩn bị, yêu cầu nhóm bạn nêu phép tính, kết quả.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ HS thực hiện đố nhóm bạn theo vòng tròn: Nhóm 1 - nhóm 2 - nhóm 3- nhóm 4 - nhóm 5 - nhóm 6 - nhóm 1.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân với số có một chữ số ( không có nhớ) trong phạm vi 1 000.

+ Ôn tập về ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.

+ Biết cách nhân nhẩm số tròn trăm với số có một chữ số.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân)

  1. GV cho HS nêu yêu cầu BT.

?

?

?

?

?

?

?

?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, nêu cách thực hiện và kết quả.

- Yêu cầu HS so sánh phép nhân 33 x 3 với các phép nhân còn lại.

- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

- Yêu cầu HS kiểm tra chéo bài làm của bạn theo nhóm bàn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Nêu cách đặt tính.

- Nêu cách thực hiện các phép tính.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở rồi kiểm tra chéo bài của bạn, nêu nhận xét.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

* Lưu ý: Các phép nhân trên là các phép nhân có nhớ hay không có nhớ?

+ Muốn có phép nhân với số có một chữ số không có nhớ, từng lượt nhân có kết quả thế nào?

- Tự lấy 1 VD về phép nhân với một chữ số không nhớ và thực hiện ra bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương các HS tìm phép nhân nhanh, làm bài đúng.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

200 x 4 300 x 3

100 x 8 400 x 2

- Chữa bài:

- Yêu cầu HS nêu cánh tính nhẩm.

- Yêu cầu HS tự lấy VD về nhân nhẩm số tròn trăm với số có một chữ số.

+ Thi đua: Trong vòng 1 phút viết ra ba phép nhân số tròn trăm với số có một chữ số trong phạm vi 1000.

+ Tổng kết: Tuyên dương HS tìm phép tính nhanh, đúng.

- Bài yêu cầu chúng ta thực hiện phép tính nhân với số có một chữ số.

- HS làm bài, nêu cách thực hiện, kết quả.

- Phép nhân 33 x 3 là nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, thực hiện 2 lượt nhân.

- Ba phép nhân còn lại là nhân số có ba chữ số với số có một chữ số, thực hiện 3 lượt nhân.

- HS kiểm tra, nhận xét bài của bạn.

- Đặt tính rồi tính.

- HS quan sát tranh, đọc các phép tính.

- HS nêu cách đặt tính.

- HS nêu cách thực hiện phép tính.

- HS làm bài vào vở, 2 bạn cùng bàn kiểm tra chéo bài của nhau và nhận xét bài làm của bạn.

- Phép nhân không có nhớ.

- Kết quả của từng lượt nhân bé hơn 10.

- HS lấy VD thực hiện đặt tính và tính ra bảng con.

- Tính nhẩm( theo mẫu)

- HS đọc thầm các phép tính, tính nhẩm kết quả.

- 1 HS đọc kết quả, các bạn khác nhận xét.

- HS nêu cách tính ở mỗi phép tính tương ứng.

- HS làm việc cá nhân, thi đua viết phép tính theo yêu cầu.

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố về phép nhân với số có một chữ số thông qua việc giải toán để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, sau khi học sinh bài học, có ý thức chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe.

- Cách tiến hành:

Bài 4: (Làm việc chung cả lớp) Quãng đường vòng quanh một sân tập thể dục dài khoảng 320m, Đức đã chạy 3 vòng. Hỏi Đức đã chạy được bao nhiêu mét?

+ Hoạt động cả lớp: Đọc bài toán

+ Hoạt động nhóm: Nói cho bạn nghe:

Bài toán cho biết gì?

Bài toán hỏi gì?

+ Hoạt động cả lớp: Gọi 1 đến 2 nhóm chia sẻ về yêu cầu của bài tập trước lớp.

- Yêu cầu HS suy nghĩ lựa chọn phép phép tính phù hợp với bài toán thực tế.

- Yêu cầu HS chọ câu lời giải tương ứng. Khuyến khích HS tìm các câu trả lời khác nhau nhưng đúng nội dung.

- Cho HS làm bài vào vở.

- GV tổ chức chữa bài, nhận xét bài làm của HS.

- GV chốt bài làm đúng.

- Yêu cầu HS nhận xét phép nhân để tính quãng đường bạn Đức đã chạy.

* Liên hệ: Bạn Đức (trong bài 4) đã làm gì? Bạn làm vào thời gian nào? Việc làm của bạn Đức có tác dụng gì đối với bản thân?

- Theo em chăm chỉ luyện tập thể dục có tác dụng gì?

- Bài học hôm nay em đã được học nội dung gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS ôn bài, tiếp tục tìm các tình huống có liên quan đến phép nhân với số có một chữ số, tính nhẩm nhanh với các phép tính nhân số tròn trăm.

- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm.

- HS có thể hỏi đáp, chia sẻ:

- HS nêu

- HS chia sẻ với bạn

- Phép tính 320 x 3 = 960(m)

- HS trả lời

- Học sinh trình bài vài vở.

Bài giải:Đức đã chạy được:

320 x 3 = 960 (m)

Đáp số: 960 mét

- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét.

- Là phép nhân với số có một chữ số không có nhớ.

- Bạn Đức chạy bộ vào buổi sáng. Đó là một cách luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe.

- HS tự liên hệ bản thân.

- Bài học giúp em củng cố , thực hành các phép nhân với số có một chữ số.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 34: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ ( T1) – trang 73

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư, biết số dư bé hơn số chia.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép chia hết và phép chia có dư.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Chia đều”- chơi nhóm đôi

+ Hãy lấy số bút có trong hộp bút của 1 bạn trong nhóm chia đều cho 2 bạn.

+ Nếu số bút mà không còn dư thì nhóm đó báo cáo “đã chia hết”, nếu chia mà bút còn dư thì nói “chia còn dư”

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Các nhóm thực hành lấy bút trong hộp chia đều cho 2 bạn trong bàn.

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư, biết số dư bé hơn số chia. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.

- Cách tiến hành:

2.1. Phép chia hết (Làm việc nhóm đôi)

- GV yêu cầu HS lấy ra 8 hình vuông thực hành chia đều cho 2 bạn.

- GV hỏi:

+ Mỗi bạn được chia mấy hình vuông?

+ Hãy nêu phép tính tìm số hình vuông của mỗi bạn?

+ Khi chia đều 8 hình vuông cho 2 bạn thì còn dư hình vuông nào không?

- GV kết luận: Phép chia 8 : 2 có thương là 4, số dư là 0. Đây là phép chia hết.

- GV ghi bảng: 8: 2 = 4

2.2. Phép chia có dư (Làm việc nhóm đôi)

- GV yêu cầu HS lấy ra 9 hình vuông thực hành chia đều cho 2 bạn.

- GV hỏi:

+ Mỗi bạn được chia mấy hình vuông?

+ Hãy nêu phép tính tìm số hình vuông của mỗi bạn?

+ Khi chia đều 9 hình vuông cho 2 bạn thì còn dư hình vuông nào không?

- GV kết luận: Phép chia 9 : 2 có thương là 4, số dư là 1. Đây là phép chia có dư.

- GV ghi bảng: 8: 2 = 4 ( dư 1). Đọc là: Chín chia hai bằng 4 dư 1.

- GV chốt lại kiến thức: Phép chia 8 : 2 = 4 là phép chia hết. Phép chia 9 : 2 = 4 dư 1 là phép chia có dư.

- GV hỏi:

+ Theo em phép chia hết và phép chia có dư khác nhau ở điểm nào?

- HS thực hành chia đều 8 hình vuông cho 2 bạn.

- HS trả lời:

+ Mỗi bạn được 4 hình vuông.

+ Phép tính tìm số hình vuông của mỗi bạn: 8 : 2= 4

+ Không còn dư hình vuông nào.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thực hành chia đều 8 hình vuông cho 2 bạn.

- HS trả lời:

+ Mỗi bạn được 4 hình vuông, còn dư 1 hình vuông.

+ Phép tính tìm số hình vuông của mỗi bạn: 9 : 2

+ Còn dư lại 1 hình vuông.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời:

+ Phép chia hết là phép chia có số dư bằng 0. Phép chia có dư là phép chia có số dư khác 0.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố thực hành đặt tính và tính các phép chia hết và phép chia có dư.

+ Nhận biết được số dư phải bé hơn số chia.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Số? (Làm việc cá nhân)

a) 11 : 2 = ? (dư ?)

Thương là: ?

Số dư là: ?

b) 17 : 3 = ? (dư ?)

Thương là: ?

Số dư là: ?

a. GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Gọi HS đọc phép tính.

- GV nhận xét, kết luận đúng.

b. Tiến hành tương tự phần a.

- HS làm bài và nêu kết quả.

- GV chốt đúng.

* GV lưu ý HS:

+ Có thể sử dụng đồ dùng trực quan để hỗ trợ tìm thương và số dư trong phép chia có dư. (lấy ra 11 hình vuông, chia đều cho 2 bạn. Mỗi bạn được 5 hình vuông, còn dư 1 hình vuông)

+ Dựa vào các phép tính trong các bảng chia đã học để tìm thương và số dư trong phép chia có dư: 10 : 2 = 5

11 : 2 = 5 (dư 1)

- HS nêu yêu cầu của bài

- HS tự làm bài vào vở

a. HS nêu kết quả: Phép chia 11 : 2 có thương là 5, số dư là 1. Đây là phép chia có dư

+ 2 HS đọc: Mười một chia hai bằng năm dư một”

+ HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

b. Phép chia 17 : 3 có thương là 5, số dư là 2. Đây là phép chia có dư

- HS theo dõi.

4. Vận dụng (Làm việc cá nhân)

- Mục tiêu:

+ Củng cố lại về phép chia hết và phép chia có dư, biết số dư luôn bé hơn số chia.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS lấy đồ dùng học tập thực hiện tương tự với các trường hợp khác rồi viết phép chia tương ứng.

- Gọi HS đọc phép chia mình thực hiện được.

- GV hỏi:

+ Phép chia em thực hiện được là phép chia hết hay phép chia có dư?

+ Em có nhận xét gì khi so sánh số dư và số chia trong các phép chia có dư?

* GV chốt: Phép chia hết là phép chia có số dư bằng 0. Phép chia có dư là phép chia có số dư khác 0.Trong phép chia có dư số dư luôn bé hơn số chia.

- GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học.

- HS thực hiện các trường chia khác như:

+ Chia số bút màu em có thành 3 phần.

+ Chia số vở trong cặp em thành 4 phần.

- HS đọc các phép chia mình thực hiện được:

Ví dụ: 7: 2 = 3 (dư 1)

8 : 3 = 2 (dư 2)

9: 3 = 3

.....

- HS trả lời:

- Phép chia đó là phép chia hết (có dư)...

- Trong phép chia có dư số dư luôn bé hơn số chia.

- HS nhắc lại.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 34: PHÉP CHIA HẾT- PHÉP CHIA CÓ DƯ (T2) – Trang 74

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được phép chia hết và phép chia có dư, biết số dư bé hơn số chia.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 6 : 2 = ?

+ Câu 2: 7 : 2 = ? (dư ?)

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 6 : 2 = 3

+ Trả lời: 7 : 2 = 3 (dư 1)

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố thực hành đặt tính và tính các phép chia hết và phép chia có dư.

+ Nhận biết được số dư phải bé hơn số chia.

- Cách tiến hành:

Bài 2: Số ? (Làm việc cá nhân)

4 : 4 = 1

5 : 4 = 1 (dư 1)

6 : 4 = 1 (dư ?)

7 : 4 = 1 (dư ?)

4 : 4 = ?

5 : 4 = 1 (dư ?)

6 : 4 = 1 (dư ?)

7 : 4 = 1 (dư ?)

- Yêu cầu HS thực hiện phép tính rồi chọn số thích hợp trong ô ?

- Gọi HS nêu kết quả.

- GV nhận xét, chốt đúng.

- GV: Dù lấy 5 (hay 6, 7, 9, 10 hay 11) khi chia cho 4 thì số dư nhận được bao giờ cũng bé hơn 4

- GV nhận xét: Trong phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng bé hơn số chia

* Nếu có thời gian: GV yêu cầu HS viết các phép chia tương tự với các bảng chia khác, giúp HS biết cách vận dụng bảng chia để thực hiện phép chia có dư.

- HS nêu yêu cầu của bài

- HS tự làm bài.

+ HS nêu kết quả (nêu các thành phần của phép chia), nhận xét.

4 : 4= 1

5 : 4= 1 (dư 1)

6 : 4= 1 (dư 2)

7 : 4= 1 (dư 3)

8 : 4= 2

9 : 4=2 (dư 1)

10: 4= 2 (dư 2)

11: 4= 2 (dư 3)

- Một số HS nhắc lại nhận xét

* HS học tốt viết, chẳng hạn:

2 : 2 = 1

3 : 2 =1 (dư 1)

4 : 2 = 2

5 : 2 = 2 (dư 1)

6 : 2 = 3

7 : 2 = 3(dư 1)

8 : 2 = 4

9 : 2 = 4 (dư 1)

10: 2 = 5

11: 2 = 5 (dư 1)

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải bài toán thực tế liên quan đến phép chia có dư.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 3:(Làm việc nhóm đôi)

- GV gọi HS đọc bài 3: Có 14 người khách cần sang sông, mỗi chuyến thuyền chở được nhiều nhất 4 người khách (không kể người chèo thuyền). Theo em, cần ít nhất mấy chuyến để thuyền chở hết số khách đó?

? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?

- Cho HS thảo luận nhóm đôi đưa ra ý kiến lập luận để trả lời câu hỏi: Theo em, cần ít nhất mấy chuyến để thuyền chở hết số khách đó?

- GV nhận xét cách làm của HS.

+ GV giới thiệu cho HS cách sử dụng phép chia có dư để giải bài toán:

Ta có: 14 : 4 = 3 (dư 2)

Nếu chở 3 chuyến thì vẫn còn dư 2 khách.

Như vậy, cần 4 chuyến để chở hết số khách sang sông.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

* Lưu ý: Nếu còn thời gian, GV khuyến khích HS nêu ra các tình huống tương tự và cách sử dụng phép chia có dư để giải quyết.

- HS đọc bài 3.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nội dung bài toán.

- HS thảo luận.

- Đại diện nhóm chia sẻ suy nghĩ và cách giải quyết của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc lại bài giải

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 35: CHIA SỐ TRÒN CHỤC, TRÒN TRĂM CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ – Trang 75

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách chia nhẩm số tròn chục, tròn trăm cho số có một chữ số.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh trang 75 nêu phép tính tìm số tờ giấy màu mỗi bạn có.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- HS nêu phép tính: 60 : 3 =

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Biết cách chia nhẩm số tròn chục, tròn trăm cho số có một chữ số.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Cách tiến hành:

- GV đưa phép tính 60 : 3 = ?

- Yêu cầu nhận xét số bị chia và số chia?

- Cho HS thảo luận nhóm cách tính kết quả.

- GV chốt lại các bước thực hiện kĩ thuật tính nhẩm.

60 : 3 = ?

6 chục : 3 = 2 chục

Vậy 60 : 3= 20

*Lưu ý: Khi thực hiện phép tính nhẩm này chỉ cần thực hiện phép chia 6 : 3 = 2

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về các phép tính có số tròn chục chia cho số có một chữ số

- HS nêu nhận xét phép tính số bị chia là số tròn chục, số chia là số có 1 chữ số

- HS thảo luận

- Đại diện báo cáo kết quả

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp lấy ví dụ - nói cho bạn nghe cách làm.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS biết vận dụng cách chia nhẩm số tròn chục, tròn trăm cho số có một chữ số để làm bài tập.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Cách tiến hành:

Bài 1:Tính nhẩm (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc đề

a) 60 : 2

70 : 7

40 : 2

90 : 3

- GV cho HS làm vở

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả

- Nhận xét - tuyên dương

- GV chốt cách tính nhẩm.

  1. Yêu cầu HS đọc mẫu:

Mẫu: 600 : 3 = ?

6 trăm : 3 = 2 trăm

Vậy 600 : 3 = 200

800 : 4

400 : 2

500 : 5

- Cho HS nhận xét phép tính mẫu.

- Yêu cầu HS quan sát mẫu và tính nhẩm theo mẫu.

- GV chốt cách tính nhẩm chia số tròn trăm cho số có một chữ số.

Bài 2: (Làm việc nhóm 4) Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp:

- Cho HS thảo luận nêu bài toán - phép tính vào phiếu học tập.

- GV yêu cầu báo cáo kết quả

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài 1.

- HS thực hiện cách tính nhẩm và làm vở.

- HS đọc kết quả:

60 : 2 = 30

70 : 7 = 10

40 : 2 = 20

90 : 3 = 30

- HS đọc mẫu

- HS nêu: Số tròn trăm chia cho số có một chữ số.

- HS làm tính nhẩm theo mẫu

- HS đọc kết quả

800: 4 = 200 400: 2 = 200

500: 5= 100

- HS quan sát tranh, nêu bài toán.

Ví dụ: Có 9 bó que tính, mỗi bó có 1 chục que tính, hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

-Có 9 chục que tính chia đều làm 3 nhóm. Mỗi nhóm có bao nhiêu que tính?

- Thảo luận tìm phép tính đúng ghi vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày

Nhẩm 9 chục : 3 được 3 chục, có 3 chục = 30.

Vậy 90 : 3 = 30

- Nhận xét bạn về bài toán - phép tính.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 3: (Thảo luận nhóm 2)

Cho HS đọc đề bài: Bác Sáng thu hoạch được 80 quả bí ngô, bác chia đều vào 4 chuyến xe để chở hết số quả bí ngô về nhà. Hỏi mỗi chuyến xe chở bao nhiêu quả bí ngô?

- Gọi 1 số cặp hỏi đáp để tìm hiểu bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách giải bài toán.

- GV yêu cầu HS trình bày bài giải vào bảng nhóm.

- Đưa 1 bảng nhóm lên bảng lớp

- GV yêu cầu HS đọc bài giải

- Nhận xét gì về phép tính?

- GV củng cố cách tính nhẩm chia số tròn chục, tròn trăm cho số có một chữ số.

- Qua bài học hôm nay em biết thêm về điều gì?

- Liên hệ về nhà: hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép chia đã học và đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó rồi chia sẻ với các bạn vào hôm sau.

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc đề

- Hỏi đáp tìm hiểu đề bài

- 2 cặp nêu trước lớp

- HS thảo luận

- HS trình bày bài giải vào bảng nhóm.

- HS quan sát

- Đại diện đọc bài giải

Bài giải

Số quả bí ngô mà mỗi chuyến xe chở là:

80: 4= 20 (quả)

Đáp số: 20 quả bí ngô

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nêu

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 36: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ – Trang 77

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Biết cách đặt tính và thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết).

- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn liền với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi truyền điện để khởi động bài học và ôn lại các bảng chia.

+ Cho 1 HS nêu 1 phép chia trong bảng và gọi HS khác nêu kết quả. Lần lượt HS nối tiếp nhau.

- Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu phép tính tìm số sách trong mỗi ngăn tủ.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời đúng, nêu phép tính, gọi HS khác

- HS quan sát tranh, nêu phép tính:

26 : 2

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt tính và thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết).

- Cách tiến hành:

* HS tính 26 : 2 = ?

- Yêu cầu HS thảo luận cách đặt tính và tính, đại diện nhóm nêu cách làm.

- GV chốt lại cách làm:

  • Đặt tính

  • 2 chia 2 được 1, viết 1.

1 nhân 2 bằng 2,

2 trừ 2 bằng 0.

  • Hạ 6,

6 chia 2 được 3, viết 3.

3 nhân 2 bằng 6,

6 trừ 6 bằng 0.

- GV giới thiệu kĩ thuật đặt tính viết thông qua một ví dụ đơn giản như 88 : 2 = ? Cụ thể, viết số bị chia; kẻ hai vạch thẳng (GV làm mẫu); viết số chia; thực hiện phép chia; viết số thương vào trong ô bên phải dưới số chia sao cho thằng cột với số chia.

- GV chốt lại các bước thực hiện kĩ thuật tính viết như đã nêu trong bài học:

+ Đặt tính.

+ Thực hiện tính lần lượt từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.

+ Viết kết quả: 26 : 2 = 13.

- GV gọi HS thực hiện phép chia 26 : 2?

- Em có nhận xét gì sau khi thực hiện mỗi lần chia của phép chia 26 : 3?

=> Phép chia vừa học là phép chia hết.

+ Để thực hiện chia cho số có một chữ số ta thực hiện những thao tác nào?

(GV nhấn mạnh để HS nắm chắc các thao tác thực hiện trong mỗi lượt: chia, nhân, trừ, hạ).

* GV yêu cầu HS thực hiện phép chia 48 : 2

- GV gọi HS báo cáo.

- GV nhận xét và kết luận.

- HS đọc phép tính.

- HS quan sát phép tính và thảo luận nhóm bàn nêu cách làm.

+ HS quan sát và lắng nghe.

- 2 HS đứng tại chỗ thực hiện lại phép tính bằng miệng.

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập.

- 3 – 5 HS nhắc lại cách thực hiện.

- HS thực hiện.

+ Trong phép chia này, ở mỗi lần chia đều là chia hết.

- HS nêu các thao tác: chia, nhân, trừ, hạ.

- HS thực hiện vào bảng con.

- HS nêu cách thực hiện phép chia.

3. Luyện tập

- Mục tiêu: HS đặt tính được và thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết).

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tính (Làm việc cá nhân)

- GV gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tính rồi viết kết quả của phép tính.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở, báo cáo kết quả.

- Yêu cầu HS nêu kết quả chia.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi sai cho HS.

+ Các phép tính chia trên thực hiện qua mấy lượt chia?

+ Mỗi lượt chia thực hiện qua mấy thao tác?

Bài 2: Đặt tính rồi tính: (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS đọc đề bài

+ Bài tập có mấy yêu cầu?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân vào vở.

- Gọi HS lên bảng thực hiện.

- GV gọi HS nhận xét.

- Yêu cầu HS thực hiện lại phép tính cho cả lớp nghe.

- GV nhận xét, yêu cầu HS đổi chéo vở, báo cáo kết quả.

+ Để chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta thực hiện theo mấy bước?

- GV chốt từng bước thực hiện tính.

- HS đọc và xác định đề bài.

- HS làm cá nhân vào vở.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- HS nêu

+ Các phép chia trên thực hiện qua 2 lượt chia.

+ Mỗi lượt chia thực hiện qua 4 thao tác: chia, nhân, trừ, hạ.

- HS nêu yêu cầu

- 2 yêu cầu: đặt tính và tính.

- HS làm vào vở.

- 4 HS thực hiện.

- HS nêu cách làm các phép tính.

- HS trả lời.

Bài 3: (Làm việc nhóm 3) Gọi HS đọc đề bài: Có 84 quả cà chua xếp đều vào 4 rổ. Hỏi mỗi rổ có bao nhiêu quả cà chua?

- Cho HS thực hiện phân tích bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở. (3 bạn làm bảng nhóm).

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét lại bài của HS, chốt lại bài.

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ Để chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta thực hiện theo mấy bước?

+ Nêu lại cách đặt tính

+ Nêu lại các thao tác trong mỗi lượt chia.

+ Liên hệ về nhà: Em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép chia đã học, đặt bài toán liên quan đến tình huống và chia sẻ với bạn.

- HS đọc bài toán.

- HS phân tích đề theo cặp.

- HS làm.

- 3 HS dán bảng nhóm, đọc bài giải.

Mỗi rổ có số quả cà chua là:

84 : 4 = 21 (quả)

Đáp số: 21 quả cà chua

- HS nhận xét.

- HS đối chiếu bài đúng trên bảng và đổi vở kiểm tra chéo.

- HS nêu.

- HS nhắc lại.

- HS nghe, ghi nhớ để thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 12

TOÁN

Bài 37: LUYỆN TẬP – Trang 79

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách đặt tính và thực hiện chia số có hai hoặc ba chữ số cho số có một chữ

số trong phạm vi 1000 ( chia hết và chia có dư)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức trò chơi: “Hỏi nhanh đáp gọn” cho học sinh để ôn lại các bảng chia, cách tìm thương và số dư trong phép chia có dư.

25: 5 = 24 : 2 = 17 : 5 =

13 : 4 = 49 : 7 = 54 : 6 =

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập: (25 phút)

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết cách đặt tính và thực hiện chia số có hai chữ số hoặc 3 chữ số cho số có một chữ số trong phạm vi 1000 ( chia hết và chia có dư)

+ Vận dụng các khái niệm, phép tính đã học để giải quyết các bài toán thực tế liên quan.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS đọc đề.

H: BT yêu cầu gì?

- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- GV yêu cầu hs làm bài vào vở

- Gọi HS nhận xét

KL: Cách đặt tính và thực hiện chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết)

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. Tính (theo mẫu)

(Làm việc cá nhân)

- Gọi HS đọc đề.

H: BT yêu cầu gì?

a,

999

9

448

4

624

2

- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.

- GV nhận xét, làm mẫu phép tính:

- 2 chia 2 được 1, viết 1

1 nhân 2 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0

- Hạ 4, 4 chia 2 được 2, viết 2

2 nhân 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0.

- Hạ 6, 6 chia 2 được 3, viết 3

3 nhân 2 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0

Vậy 246 : 2 =123

- Gv yêu cầu hs làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm.

Gọi hs nhận xét

? Các phép chia có đặc điểm gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương

Bài 3.Tính (theo mẫu) (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS đọc đề.

H: BT yêu cầu gì?

a,

58

5

49

2

65

3

- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- GV nhận xét, làm mẫu phép tính:

- 8 chia 4 được 2, viết 2

2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0

- Hạ 7, 7 chia 4 được 1, viết 1

1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3

viết 3

Vậy 87: 4=21 ( dư 3)

- Tương tự, GV chia lớp thành 3 tổ mỗi tổ thực hiện 1 phép tính vào bảng con, 3 HS lên bảng làm.

- Gọi HS nhận xét

? Các phép chia ý a có đặc điểm gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

b,

- Gọi HS đọc đề.

H: BT yêu cầu gì?

846

4

695

3

463

2

- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- GV nhận xét, làm mẫu phép tính:

- 9 chia 3 được 3, viết 3

3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0,

viết 0

- Hạ 3, 3 chia 3 được 1, viết 1

1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0

viết 0

-Hạ 8, 8 chia 3 được 2, viết 2

2 nhân 3 bằng 6; 8 trừ 6 bằng 2, viêt 2

Vậy 938 : 3 = 312 ( dư 2)

- Tương tự, GV chia lớp thành 3 tổ mỗi tổ thực hiện 1 phép tính vào bảng con, 3 HS lên bảng làm.

- Gọi HS nhận xét

? Các phép chia ý b có đặc điểm gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc.

TL: Đặt tính rồi tính.

TL: Thực hiện phép tính chia từ trái sang phải bắt đầu từ hàng chục.

- HS thực hiện

-Hs đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe; nhấn mạnh quy trình chia, nhân, trừ ở mỗi lượt chia, hạ xuống và tiếp tục với lượt chia mới

-Nêu kết quả của phép chia sau khi thực hiện các thao tác chia viết.

- Lắng nghe.

­­

- 1 HS đọc : Tính (theo mẫu)

TL: Thực hiện phép tính chia từ trái sang phải bắt đầu từ hàng trăm.

Hs theo dõi thực hiện

- HS thực hiện

-HS nhận xét

-Đây là phép chia ( chia hết) số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số

-Lắng nghe

- 1 HS đọc : Tính (theo mẫu)

TL: Thực hiện phép tính chia từ trái sang phải bắt đầu từ hàng chục.

Hs theo dõi thực hiện

- HS thực hiện

- Nhận xét.

- Đây là các phép chia ( có dư) số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số

- Lắng nghe.

-Hs đọc đề bài: Tính

TL: Thực hiện phép tính chia từ trái sang phải bắt đầu từ hàng trăm.

Hs theo dõi thực hiện

HS thực hiện

-HS nhận xét

- Đây là các phép chia ( có dư) số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số

- Lắng nghe.

3. Vận dụng. ( 5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào giải toán

- Cách tiến hành:

Bài 4. Giải toán

- Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài toán cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán.

H: Muốn biết Nguyên chọn quyển sưu tập ảnh có ít nhất bao nhiêu trang ta làm thế nào?

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc.

- Nguyên xếp 44 bức ảnh gia đình vào quyển sưu tập ảnh.

Mỗi trang xếp được 4 bức ảnh

- Nguyên cần chọn quyển sưu tập ảnh có ít nhất bao nhiêu trang

- 1 HS lên tóm tắt

TL: Ta làm phép tính chia, lấy 44 : 4

- 1 HS lên làm bài giải.

Bài giải

Nguyên cần chọn quyển sưu tập ảnh có ít nhất số trang là:

44 : 4 = 11 ( trang)

Đáp số : 11 trang

- Hs nhận xét

- Lắng nghe

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.....................................................................................................................................

TOÁN

Bài 38: LUYỆN TẬP CHUNG – Trang 80

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hành luyện tập kĩ năng chia sócó 2 hoặc 3 chữ số cho số có 1 chữ số trong phạm vi 1000 ( chia hết và chia có dư)

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”để khởi động bài học.

+ Mỗi nhóm nhận được 1 bộ thẻ phép chia đã học

+ HS thảo luận rồi viết kết quả, nhóm nào thực hiện nhanh và đúng thì thắng cuộc

+ Tính

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

-HS báo cáo kết quả, nêu cách thực hiện từng dạng phép tính, những lưu ý khi thực hiện

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:( 25 phút)

- Mục tiêu:

+ Luyện tập thực hành các bài toán về chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư );

+ Tính nhẩm trong trường hợp đơn giản

+ Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tính ( làm việc cá nhân)

a, Gọi HS đọc đề.

H: BT yêu cầu gì?

-Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện các phép tính đã đặt tính sẵn

- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép tính chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

b, Đặt tính rồi tính

- Gọi HS đọc đề.

H: BT yêu cầu gì?

- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép tính chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số.

- GV yêu cầu hs làm bài vào vở

- Gọi HS nhận xét

KL: Cách đặt tính và thực hiện chia số có 2; 3 chữ số cho số có 1 chữ số

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính? (Làm việc cá nhân)

- GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Yêu cầu học sinh thực hiện các phép nhân, chọn kết quả tương ứng và chỉ ra sự kết nối giữa phép tính với kết

- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Theo em bạn nào tính đúng (Làm việc cá nhân)

GV mời 1 HS nêu YC của bài

- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

- GV yêu cầu hs làm bài vào vở

? Vậy theo em bạn nào tính đúng?

Bạn nào tính sai?

Em hãy sửa lại bài của bạn Đức

- 1 HS đọc : Tính

- HS làm bài và trình bày kết quả

Lắng nghe

- 1 HS đọc.

TL: Đặt tính rồi tính.

TL

- HS thực hiện

-Hs đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe; nhấn mạnh quy trình chia, nhân, trừ ở mỗi lượt chia, hạ xuống và tiếp tục với lượt chia mới

-Nêu kết quả của phép chia sau khi thực hiện các thao tác chia viết.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

- HS làm vào vở. Hs nối phép tính với kết quả đúng của phép tính đó

-HS quan sát và nhận xét

-HS nghe

-Hs nêu: Theo em bạn nào tính đúng

TL: Thực hiện phép tính chia từ trái sang phải bắt đầu từ hàng trăm.

-Hs đặt tính rồi tính từng phép tính đã cho; đối chiếu lời giải của cá nhân với lời giải được nêu trong sách

TL: bạn Hoài tính đúng,bạn Đức tính sai

3. Vận dụng. ( 5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học để giải toán có lời văn

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: Giải toán (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài toán cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán.

H: Muốn biết mỗi phần có bao nhiêu gam cá cơm ta làm thế nào?

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số HS.

- HS đọc.

- Chú Lộc chia đều 800 gam cá cơm thành 2 phần bằng nhau

- Mỗi phần có bao nhiêu gam cá cơm

- 1 HS lên tóm tắt

TL: Ta làm phép tính chia,

lấy 800 : 2

- 1 HS lên làm bài giải.

Bài giải

Mỗi phần có số gam cá cơm là:

800 : 2 = 400 ( gam)

Đáp số : 400g

-Hs nhận xét

- Lắng nghe

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 39: – Trang 80

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé

- Vận dụng quy tắc so sánh số lớn gấp mấy lần số bé để giải quyết một số bài toán và tình huống gắn với thực tế

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hai đoạn băng giấy, trong đó băng giấy đỏ dài gấp 4 lần băng giấy xanh

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- Gv hướng dẫn hs thực hiện theo cặp:

So sánh độ dài 2 băng giấy và nêu nhận xét

-Gv đặt vấn đề: Nếu biết độ dài hai băng giấy, chẳng hạn băng giấy đỏ dài 8cm, băng giấy xanh dài 2 cm, ta cũng có nhận xét như sau:

+ Băng giấy dài 8 cm gấp 4 lần băng giấy dài 2 cm

+ Phép tính để tính số băng giấy dài 2 cm cắt được từ băng giấy dài 8 cm là:

8 : 2 = 4

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lấy 2 băng giấy đã chuẩn bị rồi thảo luận so sánh độ dài 2 băng giấy và nêu nhận xét:

+Cách 1: HS gập băng giấy đỏ thành 4 phần đều bằng nhau; so sánh độ dài mỗi phần với độ dài băng giấy xanh và biết được băng giấy đỏ dài gấp 4 lần băng giấy xanh

+ Cách 2: Hs cắt băng giấy đỏ thành các đoạn có độ dài bằng băng giấy xanh ta được 4 phần bằng nhau có độ dài bằng độ dài băng giấy xanh

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (15 phút)

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

+ Biết được cách tìm số lớn gấp mấy lần số bé.

+ Vận dụng vào giải các bài tập và giải bài toán có lời văn liên quan đến số lớn gấp mấy lẩn số bé.

- Cách tiến hành:

a) GV nêu bài toán: “ Đoạn thẳng AB dài 8 cm, đoạn thẳng CD dài 2 cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?”

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

  • Nhận xét: Đây là bài toán có dạng: So sánh số lớn (8) gấp mấy lần số bé (2). Cách tìm số lớn gấp mấy lẩn số bé như thế nào?
  • HS được quan sát hình vẽ (qua sơ đổ đoạn thẳng) để biết được:

+ Độ dài đoạn thẳng CD gấp lên 4 lần thì được độ dài đoạn thẳng AB

2 x 4 = 8 (cm) (kiến thức đã học).

+ Từ đó suy ra độ dài đoạn thẳng AB dài gấp độ dài đoạn thẳng CD số lần là:

8 : 2 = 4 (lần) (kiến thức mới).

- Cho HS trình bày bài giải

Gv chốt quy tắc: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho số bé

3. Hoạt động luyện tập ( 10 phút)

Bài 1: (Làm việc cá nhân) Giải bài toán

- GV cho HS đọc đề bài, phân tích đề toán, suy nghĩ cách làm

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Nhắc lại quy tắc “ so sánh số lớn gấp mấy lần số bé” và suy nghĩ tìm câu trả lời cho câu hỏi: “ Muốn biết số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên mấy lần, ta làm thế nào?”

- HS làm vào vở sau đó nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân) Giải bài toán

- GV cho HS đọc đề bài, phân tích đề toán, suy nghĩ cách làm

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Nhắc lại quy tắc “ so sánh số lớn gấp mấy lần số bé” và suy nghĩ tìm câu trả lời cho câu hỏi: “ Muốn biết con lợn cân nặng gấp mấy lần con gà, ta làm thế nào?”

- HS làm vào vở sau đó nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-Nghe Gv đọc đề toán

-HSTL: Đoạn thẳng AB dài 8 cm, đoạn thẳng CD dài 2 cm

HSTL: Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?”

- HS nhận dạng bài toán

- HS quan sát sơ đồ đoạn thẳng

- HS nêu các bước tính

-HS quan sát từng bước và nhắc lại

-HS quan sát sơ đồ và nêu bài giải

Đoạn thẳng AB dài gấp đoạn thẳng CD sổ lần là:

8 : 2 = 4 (lần)

Đáp số: 4 lần.

-Hs đọc quy tắc

­­

- HS đọc bài toán

-HSTL:

+ Ngăn trên có 6 quyển sách

Ngăn dưới có 24 quyển sách

+ Số quyển sách ở ngăn dưới gấp mấy lần số quyển sách ở ngăn trên

-HS thực hiện

-HS làm vào vở

Bài giải:

Số quyển sách ở ngăn dưới gấp số quyển sách ở ngăn trên số lần là:

24 : 6 = 4 ( lần)

Đáp số: 4 lần

- HS nhận xét lẫn nhau.

- Lắng nghe

- HS đọc bài toán

-HSTL:

+ Con lợn cân nặng 40kg

Con gà cân nặng 4 kg

+ Con lợn cân nặng gấp mấy lần con gà

-HS thực hiện

-HS làm vào vở

Bài giải:

Con lợn cân nặng gấp con gà số lần là:

40 : 4 = 10 ( lần)

Đáp số: 10 lần

- HS nhận xét lẫn nhau.

- Lắng nghe

4. Vận dụng. ( 5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi “ Trả lời nhanh”

  • + Số lớn là 8, số bé là 2. Hỏi số lớn gấp mấy lần sổ bé?

+ Bút chì dài 12 cm, bút sáp dài 6 cm, cái ghim dài 2 cm. Từ đó có thế so sánh bút chì dài gấp mấy lần bút sáp, bút sáp dài gấp mấy lần cái ghim,...

- Nhận xét, tuyên dương

HS đó đọc kết quả.

8 : 2 = 4 (lẩn).

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

5. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN:

Bài 39: SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ

(T2) – Trang 83

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Luyện kĩ năng tìm số lớn gấp mấy lần số bé.

- Vận dụng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé vào các bài luyện tập vào giải toán có lời văn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?.

+ Câu 2: Nêu 1 ví dụ cụ thể

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Nêu và thực hiện ví dụ

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập: ( 25 phút)

- Mục tiêu:

+ Luyện kĩ năng tìm số lớn gấp mấy lần số bé.

+ Vận dụng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé vào các bài luyện tập vào giải toán có lời văn.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Cách tiến hành:

Bài 3:Giải bài toán (Làm việc cá nhân)

- GV cho HS đọc đề bài, phân tích đề toán, suy nghĩ cách làm

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Nhắc lại quy tắc “ so sánh số lớn gấp mấy lần số bé” và suy nghĩ tìm câu trả lời cho câu hỏi: “ Muốn biết số bánh mẹ làm được buổi sáng gấp mấy lần số bánh mẹ làm được buổi chiều, ta làm thế nào?”

- HS làm vào vở sau đó nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. Số? (Làm việc cả lớp)

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết ý 1 theo mẫu.

Yêu cẩu HS biết cách tìm số lớn gấp mấy lần số bé, biết cách tìm số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị; từ đó nêu (viết) được số thích hợp ở ô có dấu “?” (theo mẫu).

- ý 2, 3, 4, 5 học sinh trả lời miệng

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc bài toán

-HSTL:

+ Buổi sáng mẹ làm được 21chiếc bánh; buổi chiều mẹ làm được 7 chiếc bánh

+ Số bánh mẹ làm được buổi sáng gấp mấy lần số bánh mẹ làm được buổi chiều

-HS thực hiện

-HS làm vào vở

Bài giải:

Số bánh mẹ làm buổi sáng gấp số bánh mẹ làm buổi chiều số lần là:

21 : 7 = 3 ( lần)

Đáp số: 3 lần

- HS nhận xét lẫn nhau.

- Lắng nghe

- 1 HS nêu cách tìm

- HS lần lượt trả lời kết quả

- HS khắc sâu kiến thức tìm số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị và số lớn gấp số bé bao nhiêu lần.

3. Vận dụng ( 5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5. Quan sát sơ đồ sau và trả lời các câu hỏi

(Thảo luận nhóm đôi)

- Gọi HS đọc đề bài.

H: Bài toán cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số HS.

1 hs đọc đề bài, nóicho nhau nghe về nội dung bài toán,suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán

HSTL:

+ Quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà ngoại:27 km

+ Quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà nội: 9 km

+ Quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà ngoại dài gấp mấy lần quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà nội ?

+ Quãng đường từ nhà ông bà ngoại đến nhà ông bà nội dài bao nhiêu ki-lô-mét?

-Hs làm bài

Bài giải

a, Quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà ngoại dài gấp quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà nội số lần là:

27 : 9 = 3 ( lần)

Đáp số: 3 lần

b, Quãng đường từ nhà ông bà ngoại đến nhà ông bà nội dài số ki-lô-mét là:

27 + 9 = 36 ( km)

Đáp số: 36 km

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 40: GIẢI BÀI TOÁN CÓ ĐẾN HAI BƯỚC TÍNH (Tiết 1) trang 84

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được bài toán giải bằng hai bước tính

- Nắm được các bước giải bài toán:

+ Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài.

+ Tìm cách giải (lựa chọn phép tính giải phù hợp)

+ Trình bày bài giải (kiểm tra kết quả bài giải)

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: ( 5 phút)

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV chiếu tranh lên máy chiếu

+ Hàng trước có mấy bạn?

+ Hàng sau có mấy bạn ?

+ Để biết cả 2 hàng có bao nhiêu bạn ta làm thế nào ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát tranh

-TL: Hàng trước có 7 bạn

Hàng sau có 5 bạn

Để biết cả 2 hàng có bao nhiêu bạn ta lấy 7 + 5 = 12 ( bạn)

- HS nhận xét

- HS lắng nghe.

2. Khám phá: ( 10 phút)

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được bài toán giải bằng hai bước tính

+ Nắm được các bước giải bài toán.

- Cách tiến hành:

Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính

Bài toán : (SGK Toán/84)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn phân tích đề toán:

H: Hàng sau có bao nhiêu bạn?

H: Hàng trước nhiều hơn hàng sau mấy bạn?

- GV tóm tắt bài toán lên bảng lớp.

H: Hàng trước có bao nhiêu bạn? Vì sao?

H: Vậy có tất cả bao nhiêu bạn ở cả 2 hàng?

- Gọi HS nhận xét.

- GV kết luận: Đây là bài toán giải bằng 2 bước tính.

Bước 1: Tính số bạn đứng hàng trước

Bước 2: Tính tổng số bạn của cả 2 hàng

- 1 HS đọc.

- HS lắng nghe.

TL: Có 5 bạn.

TL: Hàng trước nhiều hơn hàng sau 2 bạn

- HS quan sát

TL: Số bạn đứng ở hàng trước : 5 + 2 = 7 (bạn). Vì có 5 bạn ở hàng sau, số bạn ở hàng trước nhiều hơn số bạn ở hàng sau là 2 bạn, số bạn ở hàng trước nhiều hơn, muốn tính số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn.

TL: Số bạn ở cả hai hàng là:

5 + 7 = 12 (bạn)

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

  1. Luyện tập ( 15 phút)

- Mục tiêu:

- Vận dụng, thực hành giải bài toán có hai bước tính.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Giải toán (Làm việc cá nhân)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

H: Bài toán cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt nội dung bài:

H: Bể thứ nhất có mấy con cá ngựa?

H: Số con cá ngựa ở bể thứ hai như thế nào so với bể thứ nhất?

H: Muốn biết cả hai bể có bao nhiêu con cá ngựa, ta phải biết được điều gì?

- Gọi 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận.

Đây là bài toán liên quan đến hai phép tính cộng

Bài 2. Giải toán (Làm việc nhóm đôi)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS phân tích đề bài :

H: Anh sưu tập được bao nhiêu vỏ ốc?

H: Số vỏ ốc em sưu tập được như thế nào so với anh?

H: Bài toán yêu cầu ta tìm gì?

H: Muốn biết cả hai anh em sưu tập được bao nhiêu vỏ ốc ta phải biết những gì?

H: Đã biết số vỏ ốc của ai? Số vỏ ốc của ai chưa biết?

H: Muốn tìm số vỏ ốc của em sưu tập được ta làm thế nào?

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

-Gv KL: Đây là bài toán liên quan đến 2 phép tính: trừ và cộng

GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Giải toán (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS đọc đề bài.

* Hướng dẫn HS phân tích đề và tìm cách giải.

H: Bài toán cho biết gì?

H: Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự giải vào vở, 1 HS làm bài trên bảng nhóm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV kiểm tra bài làm, nhận xét, chữa bài trên bảng.

- 1 HS đọc.

TL: Bể thứ nhất có 5 con cá ngựa. Bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con

TL: Bài toán hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá ngựa

TL: Bể thứ nhất có 5 con cá ngựa.

TL: Số con cá ngựa ở bể thứ hai nhiều hơn so với bể thứ nhất.

TL: Ta biết được số con cá ngựa ở bể 1 và bể 2

- HS lên bảng làm bài

Bài giải

Số con cá ngựa ở bể thứ nhất là:

5 + 3 = 8 (con)

Cả haibể có số con cá ngựa là:

5 + 8 = 13 ( con)

Đáp số: 13 con cá ngựa

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc.

- Hs chia sẻ với bạn bên cạnh:

TL: Anh sưu tập được 35 vỏ ốc

TL: Số vỏ ốc em sưu tập được ít hơn so với anh

TL: Tìm số vỏ ốc cả hai anh em sưu tập được

TL: Phải biết số vỏ ốc sưu tập được của anh và của em

TL: Đã biết số vỏ ốc của anh. Số vỏ ốc của em chưa biết.

TL: Lấy số vỏ ốc của anh sưu tập được trừ đi 16

Bài giải

Số thuyền Nam gấp được là:

Bài giải:

Số vỏ ốc em sưu tập được là

35 - 16 = 19 (vỏ ốc)

Số vỏ ốc hai anh em sưu tập được là:

35 + 19 = 54 (vỏ ốc)

Đáp số: 54 vỏ ốc

Lắng nghe

- 1 HS đọc.

TL: Chum thứ nhất đựng 100 l tương, chum thứ hai đựng ít hơn chum thứ nhất 18 l tương

TL: Bài toán hỏi cả hai chum đựng bao nhiêu lít tương?

- 1 HS làm bảng lớp, dưới lớp làm vào vở.

Bài giải:

Chum thứ hai đựng số lít tương là:

100 – 18 = 82 ( l)

Cả hai chum đựng số lít tương là:

100 + 82 = 182 ( l)

Đáp số: 182 l

- 1, 2 HS nhận xét.

- HS theo dõi.

4. Vận dụng ( 5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Gọi HS nhắc lại tên bài học.

+ Em hãy cho biết các bài toán hôm nay có gì khác với các bài toán chúng ta đã học?

+ Bài toán giản bằng 2 phép tình thường có mấy câu trả lời và mấy phép tính?

=> GV lưu ý: Trong bài toán giải bằng 2 phép tính, kết quả của phép tính thứ nhất sẽ là 1 thành phần của phép tính thứ 2. Phần đáp số chỉ ghi kết quả của phép tính thứ 2.

- Nhận xét, tuyên dương

TL: Giải bài toán có đến hai bước tính

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 13

TOÁN

Bài 40: GIẢI BÀI TOÁN CÓ ĐẾN HAI BƯỚC TÍNH – TIẾT 2-Trang 84

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với bài toán giải bằng hai bước tính.

- Vận dụng để giải quyết một số bài toán và tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: An có 15 bông hoa, Hà có ít hơn An 5 bông hoa. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu bông hoa?

A. 10 bông hoa B. 25 bông hoa C. 35 bông hoa

+ Câu 2: Lan có 10 cái bút chì, Nam có nhiều hơn Lan 2 cái bút chì. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái bút chì?

A. 12 cái B. 18 cái C. 22 cái

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

+ Trả lời

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Tiếp tục làm quen với bài toán giải bằng hai bước tính.

- Vận dụng để giải quyết một số bài toán và tình huống gắn với thực tế.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc nhóm)

a)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV cùng HS tóm tắt:

8 quả

+ Sóc em:

? trang

+ Sóc anh:

- GV khai thác:

+ Sóc em có mấy quả thông?

+ Số quả thông của Sóc anh thế nào so với số quả thông của Sóc em?

+ Muốn biết cả hai anh em nhà sóc có bao nhiêu quả thông ta phải biết được điều gì?

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài trên phiếu bài tập nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- Gv lưu ý: Đây là bài toán có 2 bước tính và có liên quan đến hai phép tính cộng và nhân.

- Tương tự, GV cho HS làm bài a và b vào vở bài tập

a) Xe ô tô nhỏ chở được 7 người, xe ô tô to chở được số người gấp 5 lần xe ô tô nhỏ. Hỏi cả hai xe ô tô đó chở được bao nhiêu người?

b) Nhà Thịnh nuôi 9 con vịt, nuôi số gà gấp 6 lần số vịt. Hỏi nhà Thịnh nuôi tất cả bao nhiêu con vịt và gà?

- GV thu bài và chấm một số bài xác xuất.

- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

- Gv lưu ý: Đây là bài toán có 2 bước tính và có liên quan đến hai phép tính cộng và nhân.

Bài 5: (Làm việc cá nhân)

Hai lớp 3A và 3B cùng tham gia trò chơi kéo co, lớp 3A có 25 bạn, lớp 3B có 23 bạn. Số bạn tham gia được chia đều thành 4 đội. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu bạn?

- GV gọi HS đọc đề bài

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV cùng HS tóm tắt:

Lớp 3A: 25 bạn

Lớp 3B: 23 bạn

Số bạn tham gia chia đều thành 4 đội

Mội đội: ... bạn?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập

- GV chiếu bài 1-2 HS, gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV mời HS khác nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gv lưu ý: Đây là bài toán có 2 bước tính và có liên quan đến hai phép tính cộng và chia.

+ 1 HS Đọc đề bài.

+ HS trả lời

+ HS cùng tóm tắt bài toán với GV.

+ Sóc em có 8 quả thông

+ Số quả thông của sóc anh gấp 3 lần số quả thông của sóc em.

+ Phải biết được số quả thông của sóc anh.

- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.

Giải:

Số quả thông của sóc anh là:

8 x 3 = 24 (quả)

Số quả thông của hai anh em là:

8 + 24 = 32 (quả)

Đáp số: 32 quả thông

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

+ HS làm bài tập vào vở.

a) Bài giải

Số người mà xe ô tô to chở được là:

7 x 5 = 35 (người)

Cả hai xe chở được số người là:

35 + 7 = 42 (người)

Đáp số: 42 người

b) Bài giải

Số gà nhà Thịnh nuôi được là:

9 x 6 = 54 (con)

Nhà Thịnh nuôi tất cả số con gà và con vịt là:

54 + 9 = 63 (con)

Đáp số: 63 con

- HS nộp vở bài tập.

- HS lắng nghe.

  • HS đọc đề bài
  • HS trả lời
  • HS cùng GV tóm tắt bài toán

Bài giải

Số bạn tham gia chơi của hai lớp là:

25 + 23 = 48 (bạn)

Số bạn tham gia chơi của mỗi đội là:

48 : 4 = 12 (bạn)

Đáp số: 12 bạn

  • HS nhận xét bài bạn
  • Hs lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Một đoàn tàu chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai, đến ga Yên Bái có 58 hành khách xuống tàu và 27 hành khách lên tàu. Tàu tiếp tục chạy về ga Lào Cai, lúc này có tất cả 91 hành khách trên tàu. Hỏi trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái, trên tàu có bao nhiêu hành khách?

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 6

- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV chiếu bài 1-2 HS, gọi HS đọc bài làm của mình.

- HS khác nhận xét bài bạn

- GV nhận xét, chốt Đ/S

- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra chéo bài bạn.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học và dặn dò

- HS nêu yêu cầu bài 6.

- HS TL

- HS làm bài vào vở

Bài giải

Khi về đến Lào Cai, số khách cũ còn ngồi trên tàu là:

91 – 27 = 64 (hành khách)

Trước khi tàu dừng tại ga Yên Bái, số hành khách có trên tàu là:

64 + 58 = 122 (hành khách)

Đáp số: 122 hành khách

  • HS trả lời
  • HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 41: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC SỐ

Trang 87

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với biểu thức số; đọc, viết các số. Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các biểu thức số.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, NL mô hình hóa toán học, NL giải quyết vấn đề toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

Tính kết quả của các phép tính sau:

+ Câu 1: 56 + 27 = ?

+ Câu 2: 63 – 15 = ?

+ Câu 3: 524 – 219 = ?

+ Câu 4: 362 + 418 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ 83

+ 48

+ 305

+ 680

- HS lắng nghe.

1. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ Làm quen với biểu thức số; đọc, viết các số. Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các biểu thức số.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, NL mô hình hóa toán học, NL giải quyết vấn đề toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- GV viết lên bảng 381 + 135 và yêu cầu HS đọc.

- GV giới thiệu 381 + 135 đó chính là một biểu thức số ( hay còn gọi tắt là biểu thức)

Đọc là: Ba trăm tám mươi mốt cộng một trăm ba mươi lăm.

  • GV yêu cầu HS nhắc lại.
  • GV viết tiếp lên bảng 95 – 17 và giới thiệu: Ta có : “Biểu thức Chín mươi lăm trừ mười bảy”
  • GV yêu cầu HS nhắc lại.

- Viết tiếp: 13 x 3

+ Ta có biểu thức nào?

- GV nhận xét, tuyên dương

- Tương tự như vậy, giới thiệu các biểu thức: 64: 8; 265 – 82 + 10; 11 x 3 + 4; 5 x 12 : 2; 93 : 3 – 20...

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Cho HS nêu thêm VD về biểu thức.

- GV kết luận: Biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau (nối lại với nhau)

- HS đọc

- Hs lắng nghe

  • HS nhắc lại
  • 1-2 HS nhắc lại
  • Ta có “Biểu thức mười ba nhân ba”

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

  • Tương tự HS tự nêu: Biểu thức 64 chia 8; biểu thức 265 trừ 82 cộng 10...
  • HS nhận xét bạn
  • HS lắng nghe
  • HS nêu thêm các ví dụ về biểu thức

- HS lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1: (Làm việc nhóm đôi)

Đọc các biểu thức sau (theo mẫu)

  • GV yêu cầu HS đọc đề bài
  • GV làm mẫu với Biểu thức “21 + 18” đọc là “Hai mươi mốt cộng mười tám”
  • GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi
  • Mời các nhóm trình bày bài làm
  • Gv nhận xét, tuyên dương
  • GV kết luận: Lưu ý HS chuyển dịch từ cách viết (ngôn ngữ toán ) sang cách đọc (ngôn ngữ tiếng việt), đọc biểu thức từ trái sang phải, đối với bài này HS chỉ nhận dạng biểu thức, đọc biểu thức, không tính giá trị biểu thức.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2)

Chọn cách đọc tương ứng với mỗi biểu thức:

  • Gv gọi HS đọc đề bài

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Với bài này, HS lưu ý thao tác ngược với bài trên, đó là chuyển dịch từ cách đọc(ngôn ngữ tiếng việt) sang cách viết(ngôn ngữ toán)

  • 1 HS đọc
  • Hs lắng nghe
  • Hs làm bài theo nhóm
  • Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
  • Hs đọc

- Các nhóm làm bài vào phiếu học tập

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

Bài 3: (Làm việc cá nhân)

Hãy lập các biểu thức:

  1. Hiệu của 21 trừ đi 3
  2. Thương của 21 chia cho 3
  3. Tổng của 3 số 23, 15 và 40
  4. Tích của 3 số 5, 2 và 7
  • GV gọi HS đọc đề bài
  • GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
  • GV chiếu bài 1-2 HS để chữa bài, gọi HS nhận xét bài bạn

- GV nhận xét, chốt Đ/S

- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra chéo bài bạn.

  • GV nhận xét, tuyên dương
  • GV kết luận: HS lưu ý bài này cũng chuyển dịch từ cách đọc sang cách viết và chú ý về tổng và tích của nhiều số.
  • HS đọc đề bài
  • HS làm bài vào vở bài tập
  • HS nhận xét bài bạn
  • Hs lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4:

Dựa vào hình vẽ trên, nêu ý nghĩa của mỗi biểu thức sau:

  1. 8 + 9 b) 8 + 6 c) 8 + 9 + 6
  • GV gọi HS đọc đề bài
  • GV gọi HS đọc biểu thức số
  • Yêu cầu HS đối chiếu với hình vẽ và giải thích ý nghĩa của biểu thức số.
  • GV hỏi: Em hiểu thế nào về ý nghĩa phép tính 8 + 9?
  • Tương tự HS làm với các biểu thức còn lại: 8 + 6; 8 + 9 + 6
  • GV hỏi thêm: Bạn nào giỏi hãy nêu ý nghĩa của biểu thức 8 – 6?

- GV nhận xét tiết học và dặn dò

  • HS đọc đề bài
  • HS đọc biểu thức số
  • HS làm theo yêu cầu của GV
  • Tổng Số cá ở bình A với số cá ở bình C
  • Tổng số cá ở bình A với số cá ở bình C
  • Tổng số cá ở 3 bình A, B, C
  • HS trả lời

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 42: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ

Trang 89

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.

- Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhẩm: 102 - 2 = ?

+ Câu 2: Tính nhẩm: 30 + 7 = ?

+ Câu 3: Tính nhẩm: 200 : 2 = ?

+ Câu 4: Tính nhẩm: 20 x 5 = ?

+ Câu 5: Tính nhẩm: 600 – 300 + 100 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 102 - 2 = 100

+ 30 + 7 = 37

+ 200 : 2 = 100

+ 20 x 5 = 100

+ 600 – 300 + 100 = 400

- HS lắng nghe.

1. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.

+ Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

    1. Giá trị của biểu thức

- GV viết bảng biểu thức 381 + 209 =?

- Yêu cầu học sinh đọc và tìm kết quả của biểu thức

- GV nói: Vậy giá trị của biểu thức 381 + 209 là 590.

- Gọi HS nhắc lại

- GV viết bảng biểu thức 68 : 2 =?

- Yêu cầu học sinh đọc và tìm kết quả của biểu thức

- GV nói: Vậy giá trị của biểu thức 68 : 2 là 34

- Gọi HS nhắc lại

- GV nhận xét, tuyên dương.

1.2. Thứ tự thực hiện của các phép tính

- GV viết bảng biểu thức 10 – 2 + 8

- Yêu cầu HS thực hành tính giá trị biểu thức trên

- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK

- Nhận xét về cách làm của hai bạn nhỏ trong tranh

- Em hãy nêu nhận xét về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ?

- GV nhận xét, tuyên dương

  • GV gọi 1-2 HS nhắc lại
  • Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức ở ví dụ 1:
  1. 9 + 3 - 5
  2. 37 - 7 - 16

- Mời 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.

- Nhận xét chữa bài trên bảng.

+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện như thế nào?

- Ghi Quy tắc lên bảng, HS nhắc lại.

*Ví dụ 2: Viết lên bảng biểu thức: 15 : 3 x 2

+ Để tính được giá trị của biểu thức trên ta thực hiện như thế nào?

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp

- Nhận xét, chữa bài.

- Tương tự, GV cho HS thực hiện tính giá trị biểu thức còn lại ở ví dụ 2: 24 x 2 : 6

+ Vậy nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?

- Ghi QT lên bảng.

- Cho HS nhắc lại QT nhiều lần.

  • HS đọc và tìm kết quả:

381 + 209 = 590

  • HS nhắc lại: “giá trị của biểu thức 381 + 209 là 590”
  • HS đọc và tìm kết quả:

68 : 2 = 34

  • HS nhắc lại: “giá trị của biểu thức 68 : 2 là 34”

- HS thực hiện tính vào nháp

- HS quan sát tranh

+ Bạn Nam thực hiện đúng thứ tự từ trái sang phải, còn bạn nữ thực hiện phép tính cộng trước trừ sau.

+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".

- HS nhắc lại quy tắc

- 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp.

- HS nhận xét bài bạn

  1. 9 + 3 – 5 = 12 – 5

= 7

Giá trị của biểu thức 9 + 3 - 5 là 7

  1. 37 - 7 – 16 = 30 – 16

= 14

Giá trị của biểu thức 37 - 7 - 16 là 14

  • HS trả lời

- HS nhắc lại quy tắc

+ Ta lấy 15 chia cho 3 trước rồi nhân tiếp với 2

- 1 em lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.

- Lớp nhận xét chữa bài trên bảng:

15 : 3 x 2 = 5 x 2

= 10

Giá trị của biểu thức 15 : 3 x 2 là 10

24 x 2 : 6 = 48 : 6

= 8

Giá trị của biểu thức 24 x 2 : 6 là 8

+ "Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải".

- Nhắc lại nhiều lần hai quy tắc tính giá trị của biểu thức.

  1. Luyện tập

Bài 1: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau (Làm việc cá nhân)

  1. 261 + 414 b) 595 – 17 c) 286 : 2

d) 310 x 3 e) 265 – 82 + 10 g) 21 x 4 : 2

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS đọc chữa bài.

- GV chiếu bài của HS lên bảng.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn (Đúng/Sai; cách trình bày)

- GV chốt và đưa ra đáp án đúng.

- Khai thác:

+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức

265 – 82 + 10 ; 21 x 4 : 2

Gv chốt: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Bài 2: Chọn giá trị đúng với mỗi biểu thức sau: (Làm việc nhóm đôi)

  • GV gọi HS đọc đề bài
  • GV yêu cầu các nhóm tính giá trị các biểu thức ra phiếu học tập
  • Mời các nhóm trình bày kết quả
  • Nhóm khác nhận xét, bổ sung
  • GV nhận xét, tuyên dương

Gv chốt: Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Bài 3: Chọn dấu (+;-) thích hợp: (Làm việc cá nhân)

  • GV yêu cầu HS đọc đề bài
  • GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- Gọi HS đọc chữa bài.

- GV chiếu bài của HS lên bảng.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn (Đúng/Sai; cách trình bày)

- GV chốt và đưa ra đáp án đúng.

- Một em nêu yêu cầu bài.

- Cả lớp thực hiện làm bài vào vở.

- Học sinh đọc.

- HS nhận xét.

- HSTL.

- HS lắng nghe.

  • HS đọc đề bài
  • Các nhóm làm bài ra phiếu học tập
  • Các nhóm trình bày bài

  • Các nhóm nhận xét, bổ sung
  • HS lắng nghe
  • HS đọc đề bài
  • HS làm bài vào vở
  • HS đọc chữa bài
  • HS nhận xét bài bạn
  • HS lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. HS tham gia chơi tính nhanh kết quả:

+ Tính nhanh: 40 : 5 x 2 =

+ Tính nhanh: 81 : 9 x 10 =

+ Tính nhanh: 8 + 8 - 6 =

+ Tính nhanh: 224 – 24 + 6 =

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những bạn làm nhanh và đúng.

- Nhận xét tiết học.

- Bạn nào trả lời đúng thời gian và kết quả sẽ được khen, thưởng. Trả lời sai thì bạn khác được thay thế.

+ Tính nhanh: 40 : 5 x 2 = 16

+ Tính nhanh: 81 : 9 x 10 = 90

+ Tính nhanh: 8 + 8 - 6 = 10

+ Tính nhanh: 224 – 24 + 6 = 206

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 43: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ (TIẾP THEO)

Trang 91

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức số khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính nhanh: 27 – 7 - 10 = ?

+ Câu 2: Tính nhanh: 20 : 2 x 3 = ?

+ Câu 3: Tính nhanh: 45 : 5 x 2 = ?

+ Câu 4: Tính nhanh: 265 – 65 + 50 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 27 – 7 - 10 = 10

+ 20 : 2 x 3 = 30

+ 45 : 5 x 2 = 18

+ 265 – 65 + 50 = 250

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức số khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

  1. Hình thành kiến thức

1.1.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk trang 91

  • Muốn tính cân nặng của 1 quả đu đủ và 4 túi vải, ta cần thực hiện phép tính nào?
  • Hãy tính giá trị của biểu thức 2+ 3 x 4?
  • Vì sao con tính ra được kết quả như vậy?
  • Vậy để tính giá trị của biểu thức 2 + 3 x 4 ta thực hiện theo thứ tự nào?
  • Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta làm thế nào?
  • Gọi HS nhận xét
  • GV nhận xét, tuyên dương

Gv chốt: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

  • GV gọi 1-2 HS nhắc lại
  1. 2.
  • Để tính cân nặng của ba quả đu đủ và 1 quả dưa hấu , ta có phép tính nào?
  • Hãy tính giá trị của biểu thức 2+ 3 x 4?
  • Vì sao con tính ra được kết quả như vậy?
  • Vậy để tính giá trị của biểu thức 2 x 3 + 4 ta thực hiện theo thứ tự nào?
  • Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta làm thế nào?
  • Gọi HS nhận xét
  • GV nhận xét, tuyên dương

Gv chốt: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

  • Gọi 1-2 HS nêu lại quy tắc
  • Yêu cầu HS làm 2 ví dụ trong sgk vào vở nháp:
  1. 8 : 2 + 10
  2. 29 – 5 x 4
  • Gọi HS đọc bài làm của mình
  • Gọi HS nhận xét, bổ sung
  • GV nhận xét, tuyên dương
  • HS quan sát tranh sgk
  • 2 + 3 x 4
  • 2 + 3 x 4 = 2 +12

= 14

  • Vì mỗi túi vải nặng 3kg, thì 4 túi vải nặng 3kg x 4 = 12kg. Do đó, cân nặng của 1 quả đu đủ và 4 túi vải là

2kg + 12 kg = 14kg.

  • Ta cần thực hiện phép nhân 3 x 4 trước rồi thực hiện phép cộng với 2 sau.
  • HS trả lời
  • HS nhận xét
  • HS nhắc lại
  • 2 x 3 + 4
  • 2 x 3 + 4 = 6 + 4

= 10

  • Vì cân nặng của 3 quả đu đủ là 2 kg x 3 = 6 kg. Do đó, cân nặng của 3 quả đu đủ và 1 quả dưa hấu là : 6kg + 4 kg = 10kg
  • Để tính giá trị của biểu thức 2 x 3 + 4 ta cần thực hiện tính nhân 2 x 3 = 6 trước, rồi mới cộng với 4.
  • HS trả lời
  • Hs nhận xét
  • HS lắng nghe
  • HS nêu lại quy tắc
  • HS làm bài theo yêu cầu

Ta có: 8 : 2 + 10 = 4 + 10

= 14

Giá trị của biểu thức 8 : 2 + 10 là 14

Ta có: 29 – 5 x 4 = 29- 20

= 9

Giá trị của biểu thức 29 – 5 x 4 là 9

  1. Luyện tập

Bài 1: Tính (Làm việc cá nhân)

  1. 7 + 43 x 2 b) 8 + 15 : 3

c) 312 x 2 – 5 d) 900 : 3 – 20

- Gọi hs đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- Gọi HS trình bày bài làm

- Gọi HS nhận xét bài bạn

- GV nhận xét, chốt Đ/S

  • Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện theo thứ tự nào?
  • GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: Mỗi số trong bông hoa là giá trị của biểu thức nào? (Làm việc nhóm đôi)

  • Gv gọi hs đọc đề bài
  • Gv yêu cầu HS làm việc nhóm đôi
  • Gọi đại diện các nhóm trình bày bài làm
  • Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung
  • Gv nhận xét, tuyên dương

Bài 3: Kiểm tra cách tính giá trị của các biểu thức sau, nếu sai hãy sửa lại cho đúng: (Làm việc nhóm đôi)

  • GV gọi hs đọc đề bài
  • Yêu cầu các nhóm làm bài vào phiếu học tập
  • Gọi các nhóm trình bày bài
  • Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Khai thác:

+ Vì sao biểu thức 50 + 50 x 8 = 800 sai? Con sửa lại như thế nào?

+ Vì sao biểu thức 300 – 100 : 5 sai? Nêu cách sửa?

  • GV nhận xét, tuyên dương

Gv chốt: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau

Bài 4: Mỗi bao thóc cân nặng 20kg, mỗi bao ngô cân nặng 30 kg. Hỏi 4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

(Làm việc cá nhân)

- GV gọi HS đọc đề bài

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV cùng HS tóm tắt:

Bao thóc: 20 kg

Bao ngô: 30 kg

4 bao thóc và 1 bao ngô: ...kg?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập

- GV chiếu bài 1-2 HS, gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV mời HS khác nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

  • HS đọc đề bài
  • HS làm bài vào vở
  • Hs đọc bài làm của mình
  • HS nhận xét bài bạn
  • HS lắng nghe
  • HS trả lời
  • Hs đọc đề bài
  • Hs làm việc nhóm đôi
  • Đại diện các nhóm trình bày
  • Các nhóm nhận xét, bổ sung

  • HS lắng nghe
  • Hs đọc đề bài
  • Hs làm việc nhóm đôi
  • Đại diện các nhóm trình bày
  • Các nhóm nhận xét, bổ sung

+ Biểu thức có phép nhân và cộng thì phải thực hiện phép nhân trước, rồi mới cộng. Sửa lại:

50 + 50 x 8 = 50 + 8

= 58

+ Biểu thức có phép chia và trừ thì phải thực hiện phép chia trước, rồi mới trừ. Sửa lại:

300 – 100 : 5 = 300 – 20

= 280

  • Hs lắng nghe
  • HS đọc đề bài
  • HS trả lời
  • HS cùng GV tóm tắt bài toán

Bài giải

4 bao thóc cân nặng là:

20 x 4 = 80 (kg)

4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng là:

80 + 30 = 110 (kg)

Đáp số: 110 kg

  • HS nhận xét bài bạn
  • Hs lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5: Viết các biểu thức sau rồi tính giá trị của mỗi biểu thức (Làm việc cá nhân)

  1. 87 trừ đi 7 rồi cộng với 40
  2. 7 nhân với 6 rồi trừ đi 2

- GV cho HS đọc đề bài

- Hs làm bài vào vở bài tập

- Gv gọi hs đọc bài làm của mình

- HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, chốt Đ/S

- Nhận xét tiết học.

  • HS đọc đề bài
  • Hs làm bài
  • HS đọc bài làm của mình
  • HS nhận xét bài bạn
  • HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 44: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ (TIẾP THEO)

Trang 93

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Nhà thông thái” để khởi động bài học.

- Câu 1: Tính: 20 : 2 x 5 = ?

A. 50 B. 2 C. 40

- Câu 2: Tính: 125 – 25 : 5 = ?

A. 115 B. 20 C. 120

- Câu 3: Tính: 10 + 4 x 5

A. 200 B. 30 C. 14

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ Câu 1: A

+ Câu 2: C

+ Câu 3: B

- HS lắng nghe.

  1. Hình thành kiến thức
  • Quan sát tranh trong sgk và tính giá trị của biểu thức: (16 + 20) : 4

  • Biểu thức trên có gì đặc biệt?
  • Để tính giá trị của biểu thức trên ta cần thực hiện theo thứ tự nào?
  • Dấu ngoặc đóng vai trò gì?
  • Gv gọi HS nhận xét
  • GV nhận xét, tuyên dương
  • GV kết luận: Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc đơn () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
  • Gọi HS nhắc lại quy tắc
  • GV yêu cầu HS nhận xét về các biểu thức sau: 15 – (5 + 7); 5 x (4 + 2); 105 : (14 - 9); 80 : (4 x 2)
  • Để tính giá trị các biểu thức này ta áp dụng quy tắc nào?
  • GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc tính giá trị của các biểu thức: 84 – (19 - 15); 9 x (73 - 65)
  • Gọi HS nhận xét bài bạn
  • GV nhận xét, tuyên dương
  • GV gọi HS nhắc lại quy tắc
  • Hs quan sát tranh sgk
  • Biểu thức trên có dấu ngoặc đơn
  • Để tính giá trị của biểu thức (16 + 20) : 4 ta thực hiện phép cộng 16 + 20 = 36 trước rồi mới thực hiện phép chia 36 : 4 = 9
  • Người ta dùng dấu ngoặc để nói rằng phải thực hiện tính trong ngoặc trước.
  • HS nhận xét
  • HS lắng nghe

(16 + 20) : 4 = 36 : 4

= 9

  • HS nhắc lại quy tắc
  • Tất cả các biểu thức đều có dấu ngoặc ().
  • Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc đơn () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
  • HS làm bài vào vở nháp

84 – (19 - 15) = 84 - 4

= 80

9 x (73 - 65) = 9 x 8

= 72

  • HS nhận xét
  • HS lắng nghe
  • 1-2 HS nhắc lại quy tắc

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Làm quen với quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tính (Làm việc cá nhân).

a) (37 - 18) + 17 b) 56 – (35 - 16)

c) (6 +5) x 8 d) 36 : (62 - 56)

- - Gọi hs đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- Gọi HS trình bày bài làm

- Gọi HS nhận xét bài bạn

- GV nhận xét, chốt Đ/S

- Để tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () ta cần thực hiện theo thứ tự nào?

Bài 2: Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng: (Làm việc chung cả lớp)

Cho biểu thức 56 : (45 - 38) x 2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đó là:

  1. Nhân, chia, trừ B. Trừ, chia, nhân

C.Trừ, nhân, chia D. Chia, trừ, nhân

  • GV gọi HS đọc đề bài
  • GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài
  • HS trình bày bài làm
  • Các HS khác nhận xét, bổ sung
  • GV nhận xét, tuyên dương
  • Con thực hiện tính như thế nào?
  • GV nhận xét, tuyên dương

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Một đoàn có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng 2 xe ô tô nhỏ và 1 xe ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, số học sinh còn lại đi xe ô tô to.

  1. Nêu biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to.
  2. Có bao nhiêu học sinh đi xe ô tô to?

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 3

- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV chiếu bài 1-2 HS, gọi HS đọc bài làm của mình.

- HS khác nhận xét bài bạn

- GV nhận xét, chốt Đ/S

- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra chéo bài bạn.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Chọn dấu (+, -, x, :) hoặc dấu ngoặc () vào vị trí thích hợp để biểu thức có giá trị đúng: (Làm việc nhóm đôi)

  • GV gọi hs đọc đề bài
  • Yêu cầu các nhóm làm bài vào phiếu học tập
  • Gọi các nhóm trình bày bài
  • Các nhóm nhận xét, bổ sung
  • GV nhận xét, tuyên dương
  • HS đọc đề bài
  • HS làm bài vào vở
  • Hs đọc bài làm của mình
  • HS nhận xét bài bạn
  • HS lắng nghe
  • HS trả lời
  • HS đọc đề bài
  • HS làm bài
  • Nêu bài làm
  • HS nhận xét
  • HS lắng nghe
  • Thực hiện trong ngoặc trước, sau đó thực hiện từ trái sang phải

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS TL

- HS làm bài vào vở

Bài giải

  1. Hai xe ô tô nhỏ chở được số học sinh là: 7 x 2

Vậy biểu thức tính số học sinh đi xe ô to là: 54 – 7 x 2

  1. Số học sinh đi xe ô tô to là:

54 – 7 x 2 = 40 (em)

Đáp số: 40 (em)

  • Hs đọc đề bài
  • Hs làm việc nhóm đôi
  • Đại diện các nhóm trình bày

  • Các nhóm nhận xét, bổ sung

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho học sinh chơi trò chơi : “Giải cứu công chúa”

- GV phổ biến luật chơi cho HS: HS trả lời đúng các câu hỏi vượt qua các chướng ngại vật, để giải cứu công chúa.

+ Câu 1: Tính nhanh: 35 – 5 - 20 = ?

+ Câu 2: Tính nhanh: 30 : (3 x 2) = ?

+ Câu 3: Tính nhanh: (45 : 5) x 2 = ?

+ Câu 4: Tính nhanh: 265 – (65 + 50) = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi trò chơi

+ Câu 1: 10

+ Câu 2: 5

+ Câu 3: 18

+ Câu 4: 150

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 14

TOÁN

Bài 45: LUYỆN TẬP CHUNG (T1) – Trang 95,96

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 97 – 17 + 20 = ...?

+ Câu 2: 6 × 3 : 2 = ...?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 100

+ Trả lời: 9

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức sau (Làm việc cá nhân)

- Y/c HS nêu yêu cầu bài tập

- GV cho HS làm bài.

a) 948 – 429 + 479

b) 750 – 101 × 6

424 : 2 × 3

100 : 2 : 5

c) 998 – (302 + 685)

( 421 – 19) × 2

- GV chữa bài, nhận xét- đánh giá.

- Khuyến khích HS nêu quy tắc tính giá trị biểu thức.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bài.

(300 + 70) + 500

(178 + 214) + 86

300 + (70 + 500)

178 + (214 + 86)

- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

-Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở phần a?

-Các biểu thức này có đặc điểm gì?

- Nêu điểm giống và khác nhau của 2 phép tính cùng cột?

=> Trong các biểu thức chỉ chứa dấu cộng, giá trị

của biểu thức như thế nào khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc?

-GV yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự các biểu thức ở câu a.

-Nêu kết quả của phép tính: 123 + (45 +300)

- Ta có thể biết kết quả phép tính (123 + 45) +300 mà không cần thực hiện tính không? Bằng bao nhiêu? Vì sao em biết?

Bài 3. Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bài.

(2 × 6 ) × 4

(8 × 5) × 2

2 × (6 × 4)

8 × (5 × 2)

- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

-Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở phần a?

-Các biểu thức này có đặc điểm gì?

- Nêu điểm giống và khác nhau của 2 phép tính cùng cột?

=> Trong các biểu thức chỉ chứa dấu nhân, giá trị

của biểu thức như thế nào khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc?

-GV yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự các biểu thức ở câu a.

-Nêu kết quả của phép tính: 3 × (4 × 5)

- Ta có thể biết kết quả phép tính (3 × 4 ) × 5mà không cần thực hiện tính không? Bằng bao nhiêu? Vì sao em biết?

-HS nêu yêu cầu

- HS quan sát bài tập,làm vào nháp. 3 HS làm bảng lớp.

a) 948 – 429 + 479 = 998

424 : 2 × 3 = 636

b) 750 – 101 × 6 = 144

100 : 2 : 5 = 10

c) 998 – (302 + 685) = 11

( 421 – 19) × 2 = 804

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm bài vào nháp. 2 HS làm bảng lớp.

(300 + 70) + 500 = 870

300 + (70 + 500) = 870

(178 + 214) + 86 = 478

178 + (214 + 86) = 478

-HS trả lời: Giá trị của các biểu thức trong từng cột đều bằng nhau.

-HS trả lời: Các biểu thức đều chỉ chứa dấu cộng và đều có dấu ngoặc.

-HS trả lời: Các số hạng trong các phép tính ở từng cột giống nhau. Vị trí dấu ngoặc của các phép tính trong cột khác nhau.

- HS trả lời: Trong các biểu thức

chỉ chứa dấu cộng, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

-HS tự nêu ví dụ.

+ Chẳng hạn: 123 + (45 +300)

(123 + 45) +300

-HS nêu: 123 + (45 +300) = 468

-HS trả lời:(123 + 45)+300=468.

Vì trong các biểu thức chỉ chứa dấu cộng, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm bài vào nháp. 2 HS làm bảng lớp.

(2 × 6 ) × 4= 48

2 × (6 × 4) = 48

(8 × 5) × 2= 80

8 × (5 × 2)= 80

-HS trả lời: Giá trị của các biểu thức trong từng cột đều bằng nhau.

-HS trả lời: Các biểu thức đều chỉ chứa dấu nhân và đều có dấu ngoặc.

-HS trả lời: Các thừa số trong các phép tính ở từng cột giống nhau. Vị trí dấu ngoặc của các phép tính trong cột khác nhau.

- HS trả lời: Trong các biểu thức

chỉ chứa dấu nhân, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

-HS tự nêu ví dụ.

+ Chẳng hạn: 3 × (4 × 5)

(3 × 4 ) × 5

-HS nêu: 3 × (4 × 5)= 60

-HS trả lời: (3 × 4 ) × 5=60.

Vì trong các biểu thức chỉ chứa dấu nhân, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” tìm kết quả của các biểu thức

+ 40 + 80 : 4 = ....

+ (3 × 3) × 2 = ...

+ 3 × ( 3 × 2) = ...

+ ( 5 + 3 ) × 2 = ...

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi các nhân.

+ Ai nhanh, đúng được khen.

+ 40 + 80 : 4 = 60

+ (3 × 3) × 2 = 18

+ 3 × ( 3 × 2) = 16

+ ( 5 + 3 ) × 2 = 16

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 45: LUYỆN TẬP CHUNG (T2) – Trang 95,96

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ 2 × 6 + 70 = ....

+ (4 × 2) × 2 = ...

+ 4 × ( 2 × 2) = ...

+ ( 61 - 46 ) : 3 = ...

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ 2 × 6 + 70 = 82

+ (4 × 2) × 2 = 16

+ 4 × ( 2 × 2) = 16

+ ( 61 - 46 ) : 3 = 5

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.

+ Vận dụng được các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc nhóm)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV cho HS làm nhóm 2 trên phiếu học tập.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5: (Làm việc cá nhân).

a)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- HS suy nghĩ, tìm phép tính đúng. Giải thích lí do?

- GV cho HS làm vào vở bài tập các bài tập sau:

b) Người ta xếp 800 hộp sữa thành các dây, mỗi dây 4 hộp. Sau đó, xếp các dây sữa vào các thùng, mỗi thùng 5 dây sữa. Hỏi người ta xếp được bao

nhiêu thùng sữa?

- GV thu bài và chấm một số bài xác xuất.

- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

+ 1 HS đọc đề bài.

-HS trả lời: Trong bình xăng của một ô tô đang có 40l xăng. Đi từ nhà đến bãi biển, ô tô cần dùng hết 15l xăng. Đi từ bãi biển về

quê, ô tô cần dùng hết 5l xăng.

-HS trả lời: Bài toán hỏi:

a)Ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê thì dùng hết bao nhiêu lít xăng?

b) Nếu đi theo lộ trình trên, khi về đến quê trong bình xăng của ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng?

+ Các nhóm làm bài vào phiếu học tập:

Giải:

a)Ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê thì dùng hết số lít xăng là:

15 + 5 = 20 (l)

b) Nếu đi theo lộ trình trên, khi về đến quê trong bình xăng của ô tô còn lại số lít xăng là:

40 – 20 = 20 (l)

Đáp số: a) 20l , b) 20l.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ 1 HS đọc đề bài.

-HS trả lời: Nhung hái được 60 quả dâu tây. Xuân hái được 36 quả dâu tây. Hai bạn xếp đều số dâu tây đó vào 3 hộp.

- Yêu cầu tìm phép tính đúng để tìm số quả dâu tây trong mỗi hộp

- HS nêu: Phép tính A đúng. Vì đề bài cho lấy tổng số dâu hai bạn xếp vào hộp.

+ HS làm bài tập vào vở.

b) Giải:

Người ta xếp được số dây sữa là:

800 : 4 = 200 (dây)

Người ta xếp được số thùng sữa là:

200 : 5 = 40 (thùng)

Đáp số: 40 thùng sữa.

-HSNK giải được theo cách khác.

Mỗi thùng xếp số hộp sữa là:

4 × 5 = 20 ( hộp)

Người ta xếp được số thùng sữa là:

800 : 20 = 40 (thùng)

Đáp số: 40 thùng sữa.

- HS nộp vở bài tập.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Thử tài hiểu biết”. Chơi theo nhóm 4, tìm kết quả đúng:

+ An: 20 – 8 : 4 × 2 = 6

+ Nam: 20 – 8 : 4 × 2 = 16

+ Hiền: 20 – 8 : 4 × 2 = 19

- GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh, đúng.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi nhóm 4. Nhóm nào tìm được kết quả đúng trong thời gian nhanh thì sẽ được khen,

thưởng. Trả lời sai thì nhóm khác được thay thế.

+ Nam là bạn có kết quả đúng.

- HS giải thích lí do.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 46: MI LI LÍT (T1) – Trang 97, 98

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được mi-li-lít là đơn vị đo dung tích; đọc, viết tên và kí hiệu của nó. Biết 1l = 1000 ml

- Thực hành đo lượng nước ( hoặc “chất lỏng”) chứa đựng được trong một số đồ vật với đơn vị đo mi – li – lít.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Một ca / bình có vạch chia mi – li – lít dùng để đong chất lỏng. Một số bình, chia, lọ có thể đựng được chất lỏng.

- Một xô/ bình nhỏ đựng nước để thực hành.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS nói cho bạn cùng bàn nghe về nội dung bức tranh.

- Mời 1 HS nói trước lớp, cả lớp quan sát, lắng nghe.

- GV giới thiệu người ta dùng đơn vị đo lít, mi – li – lít để chỉ lượng nước ( sữa, thuốc ho bổ phế) có trong bình rồi dẫn dắt vào bài mới.

- HS quan sát, nói cho bạn cùng bàn nghe: Tranh vẽ người mẹ lấy thuốc ho cho con uống. Bên cạnh vẽ cái cốc nhỏ với lượng thuốc ho trùng với vạch số 5.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- Nhận biết được mi-li-lít là đơn vị đo dung tích; đọc, viết tên và kí hiệu của nó

- Nhận biết 1 ml.

- Nhận biết 1l = 1000 ml.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Mi – li - lít là một đơn vị đo dung tích.

- GV viết lên bảng: Mi – li – lít viết tắt là: ml 

- Yêu cầu HS viết: ml , 5 ml, 4 ml

- GV giới thiệu chiếc cốc có chia vạch mi – li – lít

-Yêu cầu HS quan sát kĩ hình ảnh chiếc cốc đựng nước, GV lưu ý cho HS nhận thấy các vạch số chia lít nước trên cốc.

- Yêu cầu HS đọc lượng nước trong cốc.

-GV lấy 1 chai 1l nước. Yêu cầu HS đọc dung tích chai nước đó.

- GV lấy chai nước đổ sang chiếc cốc có chia vạch

ml. Yêu cầu HS đọc lượng nước ở chiếc cốc chia vạch ml.

­- Vậy 1l = ….ml?

- 1000 ml = ….l?

- GV viết bảng: 1l = 1000 ml

1000 ml = 1l

-HS quan sát.

-HS đọc

-HS viết nháp, 2 HS viết bảng lớp

-HS quan sát

-HS đọc: Chiếc cốc chứa 1 ml nước.

-HS nêu: Chai nước chứa 1 l nước.

-HS quan sát, đọc: 1000 ml

- HS trả lời: 1l = 1000 ml

- HS trả lời: 1000 ml = 1l

­-HS nhắc lại

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nêu được lượng nước ( hoặc “chất lỏng”) chứa đựng được trong một số đồ vật với đơn vị đo mi – li – lít.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Mỗi bình sau đang chứa bao nhiêu mi- li – lít nước? (Làm việc cá nhân)

- Đọc yêu cầu bài toán

-GV cho HS quan sát tranh, suy nghĩ, viết và đọc lượng nước có trong mỗi cốc.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Y/c HS đổi vở chữa bài, cùng nhau chỉ vào từng cốc và đọc số đo lượng nước tương ứng

Bài 2: Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu.

- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu phần a

- GV chia nhóm 2, các bạn trong nhóm nói cho nhau nghe về số đo lượng nước trong mỗi đồ vật

- Y/c các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn

nhau.

-GV nhận xét, tuyên dương.

- Bình nước hoa quả chứa 1l nước hoa quả, hay người ta còn gọi bình nước hoa quả chứa bao nhiêu nước hoa quả nữa?

- 1l = ….ml?

-GV chốt lại cách đọc số đo chất lỏng với đơn vị đo lít hay mi – li – lít, 1l = 1000 ml

- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu phần b

-Y/c HS sắp xếp các số đo trên theo thứ tự từ bé đến lớn

-Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Y/c HS sắp xếp các số đo trên theo thứ tự từ lớn đến bé.

-HS nêu

- HS quan sát, viết ra nháp và đọc lượng nước có trong mỗi cốc.

400 ml 150 ml 950 ml

- 3HS nêu, HS khác nhận xét.

-HS thực hiện

- 1 HS nêu.

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập. nói cho nhau nghe về số đo lượng nước trong mỗi đồ vật

A: hai trăm năm mươi mi – li - lít

B: bảy trăm năm mươi mi – li - lít

C: năm trăm mi – li - lít

D: một lít

- Các nhóm trình bày, nhận xét.

- HS nêu: Bình nước hoa quả chứa 1000 ml nước hoa quả

- HS nêu yêu cầu phần b

- HS làm nháp, 1 HS làm bảng lớp

250 ml, 500 ml, 750 ml, 1l

-HS nhận xét, chỉnh sửa (nếu có)

-HSNK giải thích lí do sắp xếp như vậy

-HS nêu: 1l, 750 ml,500ml, 250 ml

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Thực hành đo lượng nước ( hoặc “chất lỏng”) chứa đựng được trong một số đồ vật với đơn vị đo mi – li – lít.Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV chia nhóm 4, phát cho mỗi nhóm: 1 bình chứa nước, vật dụng khác nhau để đong nước, bình có chia vạch mi – li -lít. Yêu cầu HS xác định lượng nước mà các vật dụng có thể chứa được

các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Về nhà tìm hiểu một số đồ vật chứa đầy chất lỏng ở nhà hoặc trong siêu thị, dự đoán dung tích của chúng rồi đọc thông tin trên nhãn mác để kiểm tra

-Các nhóm nhận đồ dùng.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 46: MI LI LÍT (T2) – Trang 97, 98

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là lít và mi – li - lít. Vận dụng giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Ước lượng lượng nước ( hoặc “chất lỏng”) chứa đựng được trong một số đồ vật.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV đọc cho HS viết: 8 ml, 12 l, 5l

-GV nhận xét, tuyên dương

-GV dẫn dắt vào bài mới

- HS viết bảng

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Nêu được lượng nước ( hoặc “chất lỏng”) chứa đựng được trong một số đồ vật với đơn vị đo mi – li – lít.

- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là lít và mi – li - lít.

- Cách tiến hành:

Bài 3. (HS làm cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài phần a.

- Y/c HS làm vào vở.

- Gọi HS đọc bài làm

-GV chiếu đáp án, nhận xét, chữa bài.

=> Chốt: Khi thực hiện tính có kèm đơn vị đo thì ta phải thực hiện như thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b.

- Y/c HS làm bài

- Gọi HS nhận xét bài bạn.

- GV chiếu đáp án, nhận xét tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- Làm việc chung cả lớp.

- Em hãy ước lượng số đo thích hợp với mỗi đồ vật

- GV mời HS trao đổi về ước lượng số con ong, số bông hoa trong hình

- GV nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài 3a.

- HS làm vở

- HS đọc bài làm:

300 ml + 400 ml = 700 ml

550 ml – 200 ml = 350 ml

7 ml × 4 = 28 ml

40 ml : 8 = 5 ml

- HS nhận xét, bổ sung.

- HSTL: Tính kết quả rồi viết đơn vị sau kết quả.

- HS đọc yêu cầu bài 3b

-HS làm nháp, 2 HS lên bảng

300 ml + 700 ml = 1l

600 ml + 40 ml < 1l

1l > 200 ml × 4

1l > 1000 ml – 10 ml

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đổi vở, kiểm tra chéo bài làm.

-HSNK nêu cách làm

-HS đọc đề bài

- Cả lớp suy nghĩ trao đổi ước lượng số đo ứng với mỗi đồ vật. HS tô màu vào đáp án ước lượng số đo.

- HS trao đổi:

a) Chậu đựng nước lau nhà có thể chứa được khoảng10l nước.

b) Cái thìa nhỏ có thể đựng được khoảng 5ml nước.

- Các bạn khác nhận xét, chỉnh sửa.

-HSNK giải thích cách lựa chọn của mình.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nêu yêu cầu bài 5.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Những dụng cụ có thể dùng để đo chất lỏng với đơn vị đo mi – li- lít là: bình sữa, kim tiêm, cốc có chia vạch mi – li – lít, bình có chia vạch mi – li – lít, muỗng có chia vạch mi – li – lít,…

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------

TOÁN

Bài 47: NHIỆT ĐỘ – Trang 99, 100

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được các đơn vị đo nhiệt độ: độ C, kí hiệu là ºC.

- Đọc, ghi được nhiệt độ trong các tình huống cụ thể. Nhận biết công cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế và đọc được số chỉ nhiệt độ trên nhiệt kế.

- Cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ trong các môi trường khác nhau và vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- Nhiệt kế.

- Một số tình huống thực tế có liên quan đến nhiệt độ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: 1l = ….ml?

+ Câu 2: Đọc số đo ghi trên các đồ vật sau:

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 1l = 1000 ml

+ Trả lời:

  • Thùng sơn 5l
  • Hộp sữa 110 ml
  • Chai nước 350 ml

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- Nhận biết đơn vị đo nhiệt độ: độ C, kí hiệu là ºC .

- Đọc, ghi được nhiệt độ trong các tình huống cụ thể.

- Nhận biết công cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế

- Cách tiến hành:

- Kể tên một số vật nóng, lạnh thường gặp hàng ngày?

- Dựa vào đâu em biết được vật đó nóng hay lạnh?

Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó. Ví dụ: Trong một căn phòng, ta đặt tay trái vào chiếc ghế gỗ, đặt tay phải vào chiếc ghế sắt. Nhận thấy, tay phải cảm giác lạnh hơn tay trái. Chứng tỏ, giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về độ nóng lạnh hay nhiệt độ của vật. Do đó, cần có 1 loại dụng cụ đo nhiệt độ. Người ta thường dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

- Độ C là một đơn vị đo nhiệt độ. Độ C kí hiệu là ºC.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát các loại nhiệt kế để đo nhiệt độ và giới thiệu đơn vị đo °C trên nhiệt kế, giải thích các mức trong nhiệt kế chính là các độ.

- Cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS nói cho nhau nghe thông tin về nhiệt kế.

- Dung dịch màu trong nhiệt kế đang chỉ tương ứng với vạch số 25, ta biết nhiệt độ đo được là 25 ºC.

Các em lưu ý: - 1ºC đọc là: một độ xê.

- GV chiếu 1 vài nhiệt kế với các số đo khác nhau

- HS trả lời:

+Vật nóng: nước đun nóng, gạch nung trong lò, nền xi măng khi trời nắng.

+ Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh,

đồ để trong tủ lạnh như rau,

quả, ...

-HS trả lời:

+ Em nhìn cốc nước toả khói là cốc nước nóng.

+Em sờ tay để biết được vật

nóng hay lạnh.

-HS quan sát, lắng nghe.

-HS quan sát, nói: Nhiệt kế chỉ hai mươi lăm độ xê

-HS thực hành đọc, viết các số đo đó vào nháp.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Nhận biết đơn vị đo nhiệt độ: độ C, kí hiệu là ºC .

- Đọc, ghi được nhiệt độ trong các tình huống cụ thể.

- Nhận biết công cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế và đọc được số chỉ nhiệt độ trên nhiệt kế.

- Cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ trong các môi trường khác nhau và

- Cách tiến hành:

Bài 1. Đọc nhiệt độ trên mỗi nhiệt kế sau. (Làm việc cá nhân)

GV cho HS quan sát, viết và đọc số đo nhiệt độ ở mỗi nhiệt kế.

-Gọi HS trả lời miệng.

-GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Chọn nhiệt kế chỉ nhiệt độ thích hợp với mỗi đồ uống.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

Trà đá 10ºC

Trà nóng 70ºC

Nước khoáng 26 ºC

- Mời đại diện một vài nhóm chia sẻ nội dung thảo luận.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Dựa vào đâu chúng ta biết chính xác độ nóng lạnh của một vật?

- Bạn nào biết nước sôi ở bao nhiêu độ C không?

- Nhiệt độ đông đá là bao nhiêu độ C?

- Nhiệt độ cơ thể của chúng ta thông thường là bao nhiêu độ C?

- Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hay thấp hơn mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bênh.

=> GV chốt lại cách đọc số đo nhiệt độ. Ở trong môi trường khác nhau thì nhiệt độ khác nhau.

Bài 3. (Làm việc chung cả lớp)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a.

a. Cốc nước đá lạnh khoảng bao nhiêu độ C?

b. Nếu bỏ tiếp vào cốc một số viên đá nữa thì nhiệt độ của nước trong cốc sẽ tăng lên hay giảm đi.

- Làm việc chung cả lớp.

- GV mời HS trao đổi

-GV thực hiện thí nghiệm, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước lúc này, cho HS đọc chỉ số độ đo được.

- Vậy: Nếu bỏ tiếp vào cốc một số viên đá nữa thì nhiệt độ của nước trong cốc sẽ tăng lên hay giảm đi?

c. Nếu rót thêm nước nóng vào cốc thì nhiệt độ của nước trong cốc sẽ tăng lên hay giảm đi?

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

-GV thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng.

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Chốt lại: + Ở các môi trường khác nhau, nhiệt độ sẽ khác nhau.

+ Nhiệt kế giúp con người đo nhiệt độ ở các môi trường khác nhau, từ đó có những ứng xử phù hợp. Lưu ý HS lựa chọn quần áo phù hợp khi nghe dự báo thời tiết nhiệt độ ngày mai.

- HS quan sát mô hình, viết và đọc số đo nhiệt độ vào nháp.

+ A: 20ºC

+ B: 15ºC

+ C: 42ºC

+ D: 34ºC

-HS trả lời, nêu cách viết trên bảng.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS đổi vở chữa bài, cùng nhàu chỉ vào từng nhiệt kế đọc số đo tương ứng.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập( nối nhiệt kế chỉ nhiệt độ thích hợp với mỗi đồ uống).

+ Nhiệt kế A nối với chai nước khoáng.

+ Nhiệt kế B nối với cốc trà nóng.

+ Nhiệt kế C nối với cốc trà đá.

-Đại diện nhóm chia sẻ, giải thích cách chọn.

-Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

-Dựa vào nhiệt độ để biết mức độ nóng lạnh của một vật.

- Nước sôi ở 100 ºC

- Nhiệt độ đông đá là 0ºC

-Nhiệt độ cơ thể của chúng ta thông thường là 37 ºC.

- HS đọc yêu cầu bài 3a.

- HS trả lời: Cốc nước đá lạnh khoảng 10ºC

- HS trao đổi theo cách nghĩ:

+ Nếu bỏ tiếp vào cốc một số viên đá nữa thì nhiệt độ của nước trong cốc sẽ tăng.

+ Nếu bỏ tiếp vào cốc một số viên đá nữa thì nhiệt độ của nước trong cốc sẽ giảm đi.

- HS quan sát, đọc số độ trên nhiệt kế.

-HS trả lời:Nếu bỏ tiếp vào cốc một số viên đá nữa thì nhiệt độ của nước trong cốc sẽ giảm đi.

-HS trả lời: Nếu rót thêm nước nóng vào cốc thì nhiệt độ của nước trong cốc sẽ tăng lên.

-HS quan sát, kiểm tra câu trả lời

của mình.

-HS lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4a

- Làm việc chung cả lớp

-GV nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4b

- HS thực hành theo nhóm

Ước lượng nhiệt độ

Kết quả đo

Trong phòng học

Ngoài lớp học

Nước trong cốc

...

- Các nhóm trình bày kết quả, rút ra sự chênh lệch

nhiệt độ trong phòng học, ngoài lớp học và nhiệt độ cảm nhận.

- Em biết thêm được gì qua bài học?

-Nêu một vài tình huống liên quan đến nhiệt độ trong thực tế cuộc sống mà em biết.

- HS nêu yêu cầu bài 4a.

-HS trả lời: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế hồng ngoại, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể

+Nhiệt kế đo nhiệt độ nước

+ Nhiệt kế đo nhiệt độ phòng

+ Nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.

- HS nêu yêu cầu bài 4b

-Làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào PHT

- Đại diện các nhóm trình bày

-HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 15

Toán

Bài 48: GÓC VUÔNG - GÓC KHÔNG VUÔNG (Tiết 1) – Trang 101-102

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Có được biểu tượng về góc vuông, góc không vuông.

- Nhận biết được góc vuông, góc không vuông. Đọc tên góc (đọc tên các thành tố của góc như: đỉnh, cạnh).

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Thước kẻ, ê ke.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Giúp học sinh tạo hình xuất hiện góc vuông, góc không vuông.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học qua bài hát: Thể dục buổi sáng: GV mở bài hát yêu cầu học sinh đứng lên tập thể dục qua lời bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

+ Qua bài hát các con đã tập những động tác nào?

+ Các động tác vừa tập vừa rồi giúp các con tạo được các góc như thế nào?

- GV giới thệu bài: Qua bài hát vừa rồi các con vừa được ôn lại các động tác đã học trong bài thể dục buổi sáng. Qua đây các con biết tạo thân mình thành các góc vuông và góc không. Vậy ngoài các động tác đó chúng ta còn có cách nào để tìm ra các góc? Cô và cả lớp cùng tìm hiểu bài 48: Góc vuông – Góc không vuông.

- HS tham gia trò chơi qua bài hát: Thể dục buổi sáng.

- HS lắng nghe.

+ Trả lời: Qua bài hát em được tập đông tác: Vươn thở, tay, chân...

+ Trả lời theo ý hiểu.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

- Nhận biết được góc vuông, góc không vuông. Đọc tên góc (đọc tên các thành tố của góc như: đỉnh, cạnh).

- Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Làm quen với góc.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nói cho bạn nghe: Tranh vẽ gì?

- GV chỉ tranh và yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh cây kéo, hai kim đồng hồ, cái ê ke tạo thành góc.

- GV vẽ mô phỏng hình ảnh của góc tạo bởi những hình ảnh HS vừa quan sát và giới thiệu: Đây là góc.

- Yêu cầu HS thực hiên theo cặp, chỉ và nói cho nhau nghe (thời gian: 1”)

- GV gọi một số cặp HS lên chỉ và nói: Đây là góc.

*Hoạt động 2: Nhận dạng góc vuông, góc không vuông.

- GV giới thiệu góc vuông, góc không vuông.

- Yêu cầu HS chỉ và nói theo cặp tại bàn: Góc vuông, góc không vuông.

- GV gọi một số cặp HS lên chỉ và nói: Góc vuông, góc không vuông.

- GV đưa ra thêm một số hình ảnh khác về góc vuông, góc không vuông.

*Hoạt động 3: Làm quen với ê ke.

- GV yêu cầu HS lấy ê ke trong bộ đồ dùng.

- GV chiếu hình ê ke lên nẳng ( hoặc cầm tay) hỏi: Các con thấy ê kê có hình dạng như thế nào?

- GV khẳng định cái ê ke có 1 góc là góc vuông nên người ta dùng ê ke để kiểm tra một góc nào đó có phải là góc vuông hay không vuông.

- GV hướng dẫn học sinh cách sử dụng ê ke (GV vẽ góc vuông, góc không vuông lên bảng hoặc sử dụng tấm bìa có góc vuông và góc không vuôngđược vẽ sẵn):

+ Đặt ê ke sao cho cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh của góc, đỉnh của ê ke gắn với đỉnh của góc.

+ Trượt ê ke theo cạnh của góc cho tới khi đỉnh góc vuông của ê ke trùng với đỉnh của góc, chú ý giữ cho đỉnh của ê ke vẫn trùng với cạnh của góc.

+ Quan sát xem cạnh còn lại của góc, ta thấy trùng với cạnh góc vuông còn lại của ê ke. Vậy là góc vuông. Còn nếu không trùng là góc không vuông.

- GV thực hiện lại 1-2 lần, sau đó gọi hs lên bảng thực hành cho cả lớp quan sát.

- Gọi HS 2-3 HS thực hành: Dùng ê ke để kiểm tra đối với góc vuông, nêu cách làm và kết quả.

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương HS tích cực.

=>Lưu ý: Muốn kiểm tra một góc nào đó có là góc vuông hay không thì ta dùng ê ke.

* Hoạt động 4: Đọc tên góc.

- GV giới thiệu đỉnh và các cạnh của góc.

- GV đặt tên các điểm ở đỉnh và cạnh của góc rồi giới thiệu với HS cách đọc tên các góc:

+ Điểm O là đỉnh của góc.

+ Hai cạnh của góc là: Cạnh OA, cạnh OB.

+ Đọc tên góc theo đỉnh và cạnh của góc: Ta có: Góc đỉnh O; cạnh OA, OB.

- Gọi HS nhắc lại cách đọc.

- Yêu cầu hs làm việc theo cặp đôi: Chỉ và nói cho bạn nghe đỉnh và các cạnh của những góc khác nhau

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

3. Thực hành, luyện tập.

Bài 1. Dùng ê ke đển hận biết góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông trong mỗi hình dưới đây. (Làm việc cá nhân)

- Yêu cầu Hs đọc đề.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát và dùng ê ke kiểm tra hình a là góc vuông hay góc không vuông.

- Hướng dẫn học sinh dùng ê ke để kiểm tra xem góc nào vuông, đánh dấu vào góc theo quy ước.

- Gọi HS nêu kết quả.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2)

a. Nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc trong các hình dưới đây.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV hướng dẫn học sinh quan sát, hướng dẫn cách đọc tên đỉnh và cạnh mỗi góc trong hình đầu tiên: Đỉnh B, cạnh BA, cạnh BC

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc trong các hình lần lượt từ trái sang phải.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

b. Dùng ê ke để nhận biết góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông trong các hình trên.

- GV yêu cầu HS cùng bạn luân phiên nhau thực hành dùng ê ke kiểm tra các góc.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ hai bạn nhỏ đang chơi xếp hình với các que tính, trên mặt bàn còn có cây kéo, cái ê ke, phía sau có cái đồng hồ treo tường.

- HS quan sát hình ảnh cây kéo, hai kim đồng hồ, cái ê ke tạo thành góc.

- Lớp quan sát và lắng nghe.

- HS thực hiện theo cặp, chỉ và nó cho nhau nghe: Đây là góc.

- 2-3 cặp HS lên bảng chỉ và nói theo yêu cầu.

- HS chỉ và luyện nói theo cặp tại bàn.

- 2-3 cặp HS lên bảng chỉ và nói theo yêu cầu.

- HS nhận dạng, chỉ và nói.

- HS lấy ê ke trong bộ đồ dùng của mình và quan sát.

+ HS nhận thấy chiếc ê ke có dạng hình tam giác, có 3 góc, trong đó có 1 góc vuông và 2 góc còn lại là góc không vuông.

- Lớp lắng nghe.

- HS quan sát và ghi thớ thao tác của GV.

- 5-7 HS lên thực hành, dưới lớp quan sát, nhận xét.

- 2-3 HS tiếp theo lên kiểm tra các góc sau đó nêu cách làm. HS dưới lớp quan sát, nhận xét.

- HS ghi nhớ.

- Lớp quan sát, lắng nghe.

- 3-5 em nhắc lại cách đọc tên các góc.

- HS làm việc theo cặp đôi: Chỉ và nói cho bạn nghe đỉnh và các cạnh của những góc khác nhau.

- Lớp lắng nghe, ghi nhớ.

+ HS đọc: Dùng ê ke đển hận biết góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông trong mỗi hình dưới đây.

- HS quan sát GV làm mẫu tả lời: Hình a là góc không vuông.

- HS thao tác đo kiểm tra các hình.

- Trả lời:

+ Góc vuông: Hình b, hình d.

+ Góc không vuông: Hình a, hình c, hình e, hình g.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu đề bài.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập.

+ Đỉnh E, cạnh ED, cạnh EG.

+ Đỉnh P, cạnh PO, cạnh PQ.

+ Đỉnh I, cạnh IH, cạnh IK.

+ Đỉnh M, cạnh MN, cạnh ML.

+ Đỉnh S, cạnh SR, cạnh ST.

- HS thực hành báo cáo kết quả:

+ Góc vuông: I, P.

+ Góc không vuông: B, E, P, M, S.

- HS nhận xét, bổ sung.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Trò chơi “ Ai tinh mắt hơn”:

- Trò chơi: “ Ai tinh mắt hơn” cho HS quan sát các hình qua hình vẽ chiếu trên slide ( 4-5 hình vẽ )

- Cách chơi: Lớp chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 3 em chơi. Khi cô đưa hình về về góc vuông và góc bảng chiếu, nhóm nào bấm chuông nhanh sẽ được quyền trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai sẽ không có điểm. Sau khoảng 4 bức tranh, nhóm nào được nhiều điểm sẽ thắng cuộc.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe

- 3 nhóm lên chơi.

- HS ghi nhớ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 48: GÓC VUÔNG - GÓC KHÔNG VUÔNG (Tiết 2) – Trang 102

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết được cái ê ke và dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.

- Bước đầu biết dùng ê e để vẽ được góc vuông ( vẽ trên giấy kẻ ô li hoặc vẽ trên giấy trắng).

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Thước kẻ, ê ke.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1:

+ Câu 2:

+ Câu 3:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+

+

+

- HS lắng nghe.

2. Thực hành, luyện tập:

- Mục tiêu:

- Biết được cái ê ke và dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

- Cách tiến hành:

Bài 3. Hay chỉ ra hai hình ảnh của góc trong mỗi hình vẽ dưới đây: (Làm việc nhóm 4)

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và đánh dấu các hình ảnh của góc có trong mỗi hình vào phiếu bài tập nhóm.

- Gọi các nhóm trình bày, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS đánh dấu lại vào VBT toán.

- Câu hỏi mở rộng: Em hãy chỉ ra hình ảnh của góc có trong các đồ vật trong lớp học của mình?

- GV nhận xét tuyên dương hs có ý kiến đúng.

* Trò chơi: “Tạo hình ảnh của góc”

- Trò chơi: “Tạo hình ảnh của góc”: HS đố bạn dùng ngón tay, khuỷu tay, chân để tạo thành hình ảnh của góc vuông, góc không vuông.

- Cách chơi: Lớp chia thành các nhóm 4. Trong thời gian 3 phút nhóm nào dùng ngón tay, khuỷu tay, chân tạo thành nhiều hình ảnh của góc vuông, góc không vuông nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS làm việc nhóm 4. thảo luận và đánh dấu các hình ảnh của góc có trong mỗi hình vào phiếu bài tập nhóm.

- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ hình ảnh của góc có trong: Cái bảng, cái ghế, cái xích đu.

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS đánh dấu lại vào VBT toán

- HS quan sát các đồ vật cso trong lớp học và trả lời.

+ HS lắng nghe

- Các nhóm lên chơi.

- HS ghi nhớ

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Bước đầu biết dùng ê e để vẽ được góc vuông ( vẽ trên giấy kẻ ô li hoặc vẽ trên giấy trắng).

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. Dùng ê ke để vẽ góc vuông (theo mẫu)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4.

- GV hướng dẫn HS vẽ góc vuông bằng ê ke:

+ Đặt ê ke sao cho đỉnh của ê ke trùng với đỉnh của góc cần vẽ, cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh vừa vẽ của góc.

+ Quan sát theo cạnh góc vuông còn lại của ê ke, chấm 1 điểm theo mép của cạnh đó, rồi vẽ đoạn thẳng nối đỉnh của góc với điểm vừa chấm. Nhấc ê kê ra là có góc vuông.

- GV chia nhóm 2, các nhóm thực hành vào giấy ô li.

- Các nhóm trưng bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.

- Câu hỏi lên hệ:

? Trong thực tế còn có hình ảnh nào của góc vuông, góc không vuông?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu bài 4.

- Lớp quan sát, ghi nhớ.

+ Các nhóm thực hành vào giấy ô li.

- Đại diện các nhóm mang sản phẩm lên trình bày.

- HS nêu: Hình ảnh quạt giấy, hình ảnh mở cửa, đóng cửa tạo thành các góc khác nhau...

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 49: HÌNH TAM GIÁC – HÌNH TỨ GIÁC– Trang 103-104

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Có được biểu tượng về hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình tam giác, hình tứ giác.

- Liên hệ với thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình tam giác, hình tứ giác.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Bộ đồ dùng học toán, phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh tay hơn” để khởi động bài học.

- Cách chơi: GV yêu cầu HS lấy các que tính trong bộ đồ dùng học toán. Trong thời gian 1 phút bạn nào lắp ghép được các que tính thành các hình tam giác, hình tứ giác và nói đúng tên các hình đã lắp nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.

- Gv tổ chới lớp chơi trò chơi (thời gian: 2’)

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Qua trò chơi các con đã xếp và gọi đúng tên gọi của hình tam giác và hình tứ giác rất tốt. Vậy để biết được hình tam giác và hình tứ giác có những đặc điểm gì cô và cả lớp cùng tìm hiểu qua bài 49: Hình tam giác – Hình tứ giác.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh tay hơn”

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Có được biểu tượng về hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình tam giác, hình tứ giác.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK (GV chiếu lên bảng) hình tam giác, hình tứ giác.

+ Nêu tên gọi các hình?

+ Hình tam giác, hình tứ giác có đặc điểm gì?

+ Em có cảm nhận gì về đỉnh, cạnh, góc của tam giác, tứ giác?

- GV giới thiệu cách đọc tên các đỉnh, cạnh và góc của hình tam giác, hình tứ giác:

* Hình tam giác ABC có 3 đỉnh, 3 cạnh và 3 góc:

. 3 đỉnh là A, B, C.

. 3 cạnh là AB, BC, CA.

. 3 góc là: Góc đỉnh A, cạnh AB và AC;

Góc đỉnh B, cạnh BA và BC;

Góc đỉnh C, cạnh CA và CB.

* Hình tứ giác DEGH có 4 đỉnh, 4 cạnh và 4 góc:

. 4 đỉnh là D, E, G, H.

. 4 cạnh là DE, EG, GH, HD.

. 4 góc là: Góc đỉnh D, cạnh DE và DH;

Góc đỉnh E, cạnh ED và EG;

Góc đỉnh G, cạnh GE và GH;

Góc đỉnh H, cạnh HG và HD.

- Gọi HS nhắc lại cách đọc tên các đỉnh, cạnh và góc của hình tam giác, hình tứ giác.

=> Lưu ý HS cách phát âm khi đọc tên các đỉnh, cạnh và góc của hình tam giác, hình tứ giác.

- HS quan sát.

+ Hình tam giác, hình tứ giác.

+ HS nêu theo ý hiểu.

- HS trả lời:

+ Hình tam giác: Có 3 đỉnh, 3 cạnh, 3 góc.

+ Hình tứ giác: Có 4 đỉnh, 4 cạnh, 4 góc.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 3-5 HS nhắc lại.

- HS ghi nhớ.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Liên hệ với thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình tam giác, hình tứ giác.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Nêu tên hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong mỗi hình dưới đây: (Làm việc nhóm 4).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV mời HS quan sát các hình và đọc tên hình tam giác, hình tứ giác.

- Gọi đại diện các nhóm lên bảng chỉ các hình và đọc tên các đỉnh, cạnh, góc có trong các hình.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. Quan sát hình vẽ, thực hiện các hoạt động sau: (Làm việc nhóm 2).

- GV mời HS đọc đề bài.

a. Đọc tên các hình tam giác, hình tứ giác ở trên.

- Gọi HS đọc tên các hình tam giác, hình tứ giác ở trên.

b. Dùng ê ke kiểm tra và nêu tên góc vuông, góc không vuông trong mỗi hình trên.

- Đại diện các nhóm lên thực hành đo và báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. Đo độ dài mỗi cạnh của hình tam giác, hình tứ giác sau rồi viết số đo (theo mẫu): (Làm việc chung cả lớp).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS lấy thước đo độ dài các cạnh của hình tam giác, hình tứ giác rồi điền kết quả vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS quan sát và đọc tên các hình:

+ Hình tam giác: KIL, EGH.

+ Hình tứ giác: ABCD, MNPQ.

- HS trả lời:

+ Hình tứ giác ABCD có:

. 4 đỉnh là A, B, C, D.

. 4 cạnh là AB, BC, CD, DA.

. 4 góc là:

Góc đỉnh A, cạnh AB và AD;

Góc đỉnh B, cạnh BA và BC;

Góc đỉnh C, cạnh CD và CB;

Góc đỉnh D, cạnh DA và DC.

+ Hình tam giác KIL có:

. 3 đỉnh là K, I, L.

. 3 cạnh là KI, IL, LK.

. 3 góc là:

Góc đỉnh K, cạnh KI và KL;

Góc đỉnh I, cạnh IK và IL;

Góc đỉnh L, cạnh LI và LK.

+ Hình tam giác EGH có:

. 3 đỉnh là E, G, H.

. 3 cạnh là EG, GH, HE.

. 3 góc là:

Góc đỉnh E, cạnh EG và EH;

Góc đỉnh G, cạnh GE và GH;

Góc đỉnh H, cạnh HE và HG.

+ Hình tứ giác MNPQ có:

. 4 đỉnh là M, N, P, Q.

. 4 cạnh là MN, NP, PQ, QM.

. 4 góc là:

Góc đỉnh M, cạnh MN và MQ;

Góc đỉnh N, cạnh NM và NP;

Góc đỉnh P, cạnh PN và PQ;

Góc đỉnh Q, cạnh QM và QP.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS trả lời:

+ Hình tam giác ABC.

+ Hình tứ giác EGHI, KNML.

- Các nhóm báo cáo kết quả:

+ Góc vuông: Góc E, H, K.

+ Góc không vuông: Góc A, B, C, G, I, L, M, N.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thực hành đo độ dài mỗi cạnh của các hình và hoàn thành vào vở.

+ AB = 4 cm + MN = 2,5 mm

+ AC = 3 cm + NP = 2 mm

+ BC = 5 cm + QP = 4 mm

+ QM = 3 mm

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: Theo em, hình tiếp theo được ghép bởi bao nhiêu que tính?

- GV tổ chức trò chơi “Tăng tốc”. Chơi theo nhóm 4, quan sát nhanh hình dạng các hình, đếm số cạnh có trong mỗi hình và tìm ra quy luật cho hình tiếp theo cần bao nhiêu que tính.

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi nhóm 4. Nhóm nào trả lời đúng thời gian và kết quả sẽ được khen, thưởng. Trả lời sai thì nhóm khác được thay thế.

+ Hình tiếp theo được ghép bởi 11 que tính. Vì các hình được xếp theo dãy số tăng dần 3,5,7,9.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 50: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC (Tiết 1)

Trang 105-106

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

- Thực hiện tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác bằng cách tính tổng độ dài các cạnh.

- Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Thước thẳng đo độ dài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Giờ trước lớp mình học bài gì?

+ Câu 2: Hình tam giác có đặc điểm gì?

+ Câu 3: Hình có 4 đỉnh, 4 cạnh, 4 góc là hình gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Gv yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết các bạn trong bức trah đang làm gì?

- GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy để tìm ra cách tính tổng độ dài hình tam giác, hình tứ giác chúng ta làm như thế nào? Cô và cả lớp cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay: Bài 50: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác.

- HS tham gia trò chơi

+ Hình tam giác, hình tứ giác.

+ Hình có 3 đỉnh, 3 cạnh, 3 góc.

+ Hình tứ giác.

- HS lắng nghe.

+ Các bạn trong tranh đang dùng thước đo độ dài các cạnh của hình tam giác, hình tứ giác mà các bạn vừa xếp được.

- Lớp lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Nhận biết cách tính chu vi hình tam giác.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu tên gọi và chỉ ra các cạnh của hình tam giác.

? Nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC?

- Yêu cầu HS tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC?

? Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC bằng bao nhiêu xăng-ti-mét?

- GV giới thiệu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là 8 cm. Ta nói rằng: Chu vi hình tam giác ABC là 8 cm.

- Gọi HS nhắc lại.

? Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào?

- GV chốt cách tính chu vi hình tam giác: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác.

- GV đưa thêm VD để khắc sâu kiến thức cho HS.

*Hoạt động 2: Nhận biết cách tính chu vi hình tứ giác.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu tên gọi và chỉ ra các cạnh của hình tứ giác.

? Nêu độ dài các cạnh của hình tứ giác MNPQ?

- Yêu cầu HS tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác MNPQ?

? Tổng độ dài các cạnh hình tứ giác MNPQ bằng bao nhiêu xăng-ti-mét?

- GV giới thiệu: Tổng độ dài các cạnh của tứ giác MNPQ là 14 cm. Ta nói rằng: Chu vi hình tứ giác MNPQ là 14 cm.

? Muốn tính chu vi hình tứ giác ta làm như thế nào?

- GV chốt cách tính chu vi hình tứ giác: Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình tứ giác.

- GV đưa thêm VD để khắc sâu kiến thức cho HS.

- GV chốt kiến thức: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của hình đó.

- Gọi HS nhắc lại và học thuộc cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Hình tam giác ABC`

+ Cạnh AB = 2cm; cạnh BC = 3cm; cạnh CA = 3 cm.

+ Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là:

2 cm + 3 cm + 3 cm = 8 cm

+ Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là 8 cm.

- HS lắng nghe.

- 2-3 em nhắc lại.

+ Muốn tính chu vi hình tam giác ta lấy tổng độ dài các cạnh cộng lại với nhau.

- Lớp lắng nghe và nhắc lại.

+ Hình tứ giác MNPQ

+ Cạnh MN = 3 cm; cạnh NP = 4 cm; cạnh PQ = 2 cm; QM = 5 cm.

+ Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác MNPQ là:

3 cm + 4 cm + 2 cm + 5 cm = 14 cm

+ Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác MNPQ là 14 cm.

- HS lắng nghe.

+ Muốn tính chu vi hình tứ giác ta lấy tổng độ dài các cạnh cộng lại với nhau.

- Lớp lắng nghe và nhắc lại.

- 5-7 em học thuộc và ghi nhớ.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

- Thực hiện tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác bằng cách tính tổng độ dài các cạnh

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính chu vi của các hình tam giác, hình tứ giác sau: (Làm việc chung cả lớp).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS đọc tên từng hình?

- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác?

- Yêu cầu lớp tính chu vi hình tam giác ABC vào bảng con.

- Gọi 1 vài HS nêu kết quả.

- GV chữa bài, tuyên dương HS làm tốt.

- Phần b,c yêu cầu HS hoàn thiện vào vở.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

? Muốn tính tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ta làm như thế nào?

- 1 em đọc yêu cầu bài tập

+ Hình tam giác ABC, hình tứ giác DEGH, hình tứ giác MNPQ.

+ HS trả lời: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của hình đó.

- Lớp tính vào bảng con.

+ Chu vi hình tam giác ABC là:

3 + 4 + 2 = 9 (cm)

- Lớp lắng nghe.

- Lớp hoàn thiện bài vào vở.

+ Chu vi hình tứ giác DEGH là:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)

+ Chu vi hình tứ giác MNPQ là:

35 + 30 + 25 + 13 = 103( mm)

+ Muốn tính chu vi hình tứ giác ta lấy tổng độ dài các cạnh cộng lại với nhau.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Chơi cả lớp: GV hô 1-2-3 xem HS nào giơ tay nhanh nhất về cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

(chơi 3-5 lượt).

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những HS trả lời nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi cả lớp: Sau nhịp hô 1-2-3 của GV những bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời về công thức tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác. 4 bạn nhanh nhất và trả lời đúng sẽ được tặng quà.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

Toán

Bài 50: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC (Tiết 2)

Trang 105-106

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác bằng cách tính tổng độ dài các cạnh.

- Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh

- Thước thẳng đo độ dài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học: GV cho HS quan sát các hình tam giác và hình tứ giác

với độ dài các cạnh cụ thể. Sau mỗi hình ảnh HS nào giơ tay tính nhanh được chu vi của từng hình theo đúng yêu cầu sẽ giành được quyền trả lời và được tặng hoa học tốt nếu trả lời đúng

+ Hình 1:

+ Hình 2:

+ Hình 3:

+ Hình 4:

- GV dẫn dắt vào bài mới: Qua phần khởi động các bạn đã biết vận dụng công thức tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác vào thực hành tính rất tốt. Tiết học hôm nay cô và cả lớp cùng tiếp tục thực hành tiết 2 bài: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác.

- HS tham gia trò chơi

+

+

+

+

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hiện tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác bằng cách tính tổng độ dài các cạnh.

+ Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2. Thực hành: Đo độ dài mỗi cạnh rồi tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác dưới đây. (Làm việc nhóm 2).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS cách làm: Muốn tính được chu vi của hình nào đó đầu tiên phải nhận dạng được hình (hình tam giác, hình tứ giác), xác định các cạnh, đo độ dài các cạnh, tính tổng độ dài các cạnh của hình, đó chính là chu vi của hình.

VD: Muốn tính chu vi mặt bàn, ta cần đo độ dài các cạnh, tính tổng độ dài các cạnh.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả đo độ dài các cạnh của hình tam giác, hình tứ giác.

- Yêu cầu 2 nhóm đại diện lên trình bày trên bảng.

- GV mời HS quan sát trang và nêu kết quả số lít của các chai nước, hộp sữa và thùng sơn trên bảng con.

- GV nhận xét kết quả trên bảng, tuyên dương.

- 1 HS nêu đề bài.

- Cả lớp lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS chia nhóm 2, làm việc trên phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm báo cáo:

+ Hình tam giác ABC có độ dài cạnh AB = 3 cm; BC = 5 cm; AC = 4 cm.

+ Hình tứ giác MNPQ có độ dài cạnh: MN = 2 cm, NP = 3 cm; PQ = 1 cm; MN = 3 cm.

- Đại diện 2 nhóm lên bảng.

+ Chu vi hình tam giác ABC là:

3 + 5 + 4 = 12 (cm)

+ Chu vi hình tứ giác MNPQ là:

2 + 3 + 1 + 3 = 9 (cm)

- HS lắng nghe, sửa sai (nếu có)

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 3. Bác Sáu dùng lưới để rào hai mảnh vườn trồng hoa và trồng rau như hình dưới đây. Theo em, bác Sáu cần dùng bao nhiêu mét lưới để rào mảnh vườn trồng hoa, bao nhiêu mét lưới để rào mảnh vườn trồng rau? (Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4.

- GV hướng dẫn tìm hiểu bài toán:

+ Mảnh vườn trồng hoa hình gì?

+ Mảnh vườn trồng ra hình gì?

+ Muốn biết bác Sáu cần dùng bao nhiêu mét lưới để rào mảnh vườn trồng hoa, bao nhiêu mét lưới để rào mảnh vườn trồng rau?

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học.

- HS nêu yêu cầu bài 4.

+ Mảnh vườn trồng hoa hình tam giác.

+ Mảnh vườn trồng ra hình tứ giác.

+ Tính chu vi mảnh vườn trồng hoa và chu vi manh vườn trồng rau.

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải:

Chu vi mảnh vườn trồng hoa là:

4 + 5 + 6 = 15 (m)

Chu vi mảnh vườn trông rau là:

6 + 4 + 3 + 5 = 18 (m)

Đáp số: + Cần dùng 15 m lưới để rào mảnh vườn trồng hoa.

+ Cần dùng 18 m lưới để rào mảnh vườn trồng rau.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------------------------------------

TUẦN 16

TOÁN

Bài 51: HÌNH CHỮ NHẬT – Trang 107

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Có được biểu tượng về hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình chữ nhật.

- Liên hệ với những tình huống trong thực tế cuộc sống có liên quan đến hình dạng, đặc điểm tên gọi của hình chữ nhật.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Thông qua việc quan sát, phân loại xác định đặc điểm của các HCN, HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Thực hiện đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật mà em vẽ , ghi lại số đo dùng ê ke kiểm tra lại các góc của hình chữ nhật, nói cho bạn nghe các cạnh, các góc của hình chữ nhật

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi- HS làm việc theo nhóm đôi

+ Trả lời: đại diện trả lời : Các hình chữ nhật có độ dài khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và đều có 4 góc vuông

+ HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- HS nhận biết được hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau

- Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng.

- Cách tiến hành:

GV cho HS quan sát hình vẽ SGK.

-GV chỉ hình giới thiệu cách đọc tên các đỉnh, cạnh và góc của hình chữ nhật

-GV giới thiệu cách viết AB = CD được hiểu là độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD

-GV đưa ra HCN

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS quan sát hình vẽ SGK chỉ và nói cho bạn nghe các đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật:

+ Học sinh dựa vào ô vuông nhỏ để nhận biết là HCN có hai cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, 4 góc đều vuông

+ Học sinh quan sát lắng nghe

+ HS thực hành theo cặp đọc tên các đỉnh, cạnh góc vuông của hình chữ nhật, viết các cạnh bằng nhau của hình chữ nhật.

+ Đại diện nêu lại

+ HS khác nhận xét.

2. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

- HS quan sát hình vẽ nhận biết,đọc tên các hình chữ nhật, dùng ê kê và thước thẳng để kiểm tra xem hình đã cho có phải là hình chữ nhật hay không?

- HS Biết đo độ dài của hình chữ nhật, nêu cách kẻ thêm đoạn thẳng để được hình chữ nhật, vẽ HCN trên lưới ô vuông.

- Cách tiến hành:

Bài 1 : Đọc tên các hình chữ nhật có trong hình dưới đây: ( HS làm việc theo cặp)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 1

? Vì sao con biết hình ABCD là hình chữ nhật

-GV hỏi TT với hình NNPQ

- GV mời học sinh nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: a) Dùng ê ke và thươc thẳng để kiểm tra mỗi hình dưới đây có phải là hình chữ nhật hay không? ( làm việc chung cả lớp)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4

M

? Vì sao con biết hình ABCD là hình chữ nhật, hình MNPQ không phải là HCN

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật trên

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Nêu cách kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật ( Thảo luận theo nhóm bàn)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 3

- Các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4 : Vẽ HCN trên lưới ô vuông theo hướng dẫn sau: ? ( làm việc chung cả lớp)

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 4

- GV chốt lại và vẽ mẫu

- Sau khi thực hành vẽ trên vở ô ly con có thể chia sẻ những lưu ý mà bản thân con rút ra được trong quá trình vẽ HCN?

-1 HS nêu yêu cầu bài

+ HS chỉ và đọc tên các hình chữ nhật có trong hình đã cho

+ Đại diện một vài cặp trả lời

-Con dựa vào lưới ô vuông, con thấy hình ABCD có 4 góc vuông, có cạnh AB và cạnh CD gồm có độ dài là 3 ô vuông, cạnh BC và AD có độ dài là 4 ô vuông

1 HS nêu yêu cầu bài

+ HS làm bài cá nhân – nêu kết quả : Hình ABCD là hình chữ nhật, hình MNPQ không phải là HCN

+ Hs khác nhận xét

+ HS nêu câu trả lời

+ HS đo rồi nêu kết quả :

- HS khác nhận xét

-1 HS nêu đề bài

+ HS thảo luận nêu cách kẻ:

+ Đại diện các nhóm trả lời : Muốn kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình để được HCN con dựa vào lưới ô vuông của hình để kẻ

+ HS nêu cụ thể cách kẻ của từng hình.

-1 HS nêu đề bài

+ HS quan sát các thao tác vẽ HCN trên lưới ô vuông trong SGK

+ HS chỉ và nói cho bạn nghe cách vẽ

+ Hs quan sát

+ HS thực hành vẽ trên vở ô ly

+ HS chia sẻ trước lớp

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn:vẽ và cắt HCN trên giấy thủ công, đặt tên hình và đọc tên các đỉnh, các cạnh có độ dài bằng nhau.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5: Vẽ một hình chữ nhật trên giấy thủ công có lưới ô vuông rồi cắt ra HCN đó

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

-Con có thể dặt cho hình và chỉ ra đâu là chiều dài đâu là chiều rộng trong hình mà con vừa cắt?

-Con đo rồi nêu độ dài của chiều dài, độ dài của chiều rộng?

4. Củng cố :

? Qua bài học hôm nay con biết thêm được điều gì.

? Thuật ngữ toán học nào con cần nhớ

? Điều gì thú vị con phát hiện ra khi học hình chữ nhật

- HS nêu yêu cầu bài 5.

+ Các nhóm làm việc vào giấy thủ công

- Đại diện các nhóm trình bày:

-Lấy giấy thủ công, mặt sau giấy thủ công đã có kẻ ô vuông HS vẽ một HCN tùy ý trên lưới ô vuông đó.

-Cắt rời HCN vừa kẻ ra khỏi tờ giấy thủ công và chia sẻ với bạn HCN vừa cắt

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------

TOÁN

Bài 52: HÌNH VUÔNG – Trang 109

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Có được biểu tượng về hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình vuông

- Liên hệ với những tình huống trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến hình dạng, đặc điểm tên gọi của hình vuông.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Thông qua việc quan sát, phân loại xác định đặc điểm của các vuông, HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, thông qua việc kẻ vẽ và cắt dán trên lưới ô vuông trên giấy thủ công.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Con hãy nói cho bạn nghe nhận xét về hình chữ nhật?

+ Câu 1: Thực hiện đo độ dài các cạnh của hình vuông mà em vẽ , ghi lại số đo dùng ê ke kiểm tra lại các góc của hình vuông, nói cho bạn nghe nhận xét về các cạnh, các góc của hình vuông

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi- HS làm việc theo nhóm đôi

+ HS đại diện trả lời

+ Trả lời: đại diện trả lời : Các hình vuông có độ dài khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là 4 cạnh bằng nhau, và đều có 4 góc vuông

+ HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- HS nhận biết được hình vuông có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau

-.

- Cách tiến hành:

GV cho HS quan sát hình vẽ SGK.

-GV gọi HS đọc tên các đỉnh, cạnh và góc của hình vuông

-GV đưa ra một vài hình vuông

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát hình vẽ SGK chỉ và nói cho bạn nghe các đỉnh, cạnh, góc của hình vuông:

+ Học sinh dựa vào ô vuông nhỏ để nhận biết là hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, 4 góc đều vuông

+ Học sinh trả lời

+ HS thực hành theo cặp đọc tên các đỉnh, cạnh góc của hình vuông

+ Đại diện nêu lại

+ HS khác nhận xét.

2. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

- HS quan sát hình vẽ nhận biết,đọc tên các hình vuông, dùng ê kê và thước thẳng để kiểm tra xem hình đã cho có phải là hình vuông hay không

- HS Biết đo độ dài của hình vuông, nêu cách kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông, vẽ hình vuông trên lưới ô vuông.

- Cách tiến hành:

Bài 1 : a)Đọc tên các hình vuông có trong hình dưới đây: ( HS làm việc theo cặp)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

? Vì sao con biết hình ABCD, PQRS là hình vuông

b) Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình vuông ở hình trên

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: a) Dùng ê ke và thước thẳng để kiểm tra mỗi hình dưới đây có phải là hình vuông hay không?

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

? Vì sao con biết hình ABCD là hình vuông nhật, DEGH không phải là vuông

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Nêu cách kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông ( Thảo luận theo nhóm bàn)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- Các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4 : Vẽ vuông trên lưới ô vuông theo hướng dẫn sau:

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

-Sau khi thực hành vẽ trên vở ô ly con có thể chia sẻ những lưu ý mà bản thân con rút ra được trong quá trình vẽ vuông?

- 1 HS nêu đề bài.

+ HS chỉ và đọc tên các hình vuông có trong hình đã cho

+ Đại diện một vài cặp trả lời

-Con dựa vào lưới ô vuông, con thấy hình ABCD, PQRS có 4 góc vuông, và có 4 cạnh bằng nnau

+ HS đo rồi nêu kết quả :

- HS khác nhận xét

- 1 HS nêu đề bài

+ HS làm bài các nhân – nêu kết quả : Hình ABCD là hình vuông, hình DEGH không phải là vuông

+ Hs khác nhận xét

+ HS nêu câu trả lời

- 1 HS nêu đề bài.

+ HS thảo luận nêu cách kẻ:

+ Đại diện các nhóm trả lời : Muốn kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình để được vuông con dựa vào lưới ô vuông của hình để kẻ

+ HS nêu cụ thể cách kẻ của từng hình.

- 1 HS nêu đề bài.

+ HS quan sát các thao tác vẽ HCN trên lưới ô vuông trong SGK

+ HS chỉ và nói cho bạn nghe cách vẽ

+ Hs quan sát

+ HS thực hành vẽ trên vở ô ly

+ HS chia sẻ trước lớp

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học thực hành vẽ và cắt hình vuông trên giấy thủ công, vận dụng vào thực tiễn

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 5: Vẽ một hình vuông trên giấy thủ công có lưới ô vuông rồi cắt ra vông đó

- GV cho HS nêu yêu cầu bài 5

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

-Con có thể đặt tên cho hình và đọc tên các đỉnh trong hình mà con vừa cắt?

4. Củng cố :

? Qua bài học hôm nay con biết thêm được điều gì.

? Thuật ngữ toán học nào con cần nhớ

? Điều gì thú vị con phát hiện ra khi học hình chữ vuông

- HS nêu yêu cầu bài 5.

+ Các nhóm làm việc vào giấy thủ công

- Đại diện các nhóm trình bày:

-Lấy giấy thủ công, mặt sau giấy thủ công đã có kẻ ô vuông HS vẽ một vuông tùy ý trên lưới ô vuông đó.

-Cắt rời vuông vừa kẻ ra khỏi tờ giấy thủ công và chia sẻ với bạn vuông vừa cắt

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 53: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT – CHU VI HÌNH VUÔNG – Trang 111

TIẾT 1 :

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh nhận biết được chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.

- Thực hiện tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông theo quy tắc. Vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Thông qua việc tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “ Đố bạn” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Con hãy nói cho bạn nghe nhận xét về hình chữ nhật?

+ Câu 1: Hãy nói cho bạn nghe cách tính chu vi hình tam giác và chu hình tứ giác?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ HS trả lời

+ HS trả lời:

+ HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu:

- HS nhận biết được cách tính chu vi hình chữ nhật: lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau hoặc lấy chiều dài cộng chiều rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

- HS nhận biết được cách tính chu vi hình vuông: Lấy độ dài một cạnh nhân 4

- Cách tiến hành:

1.Chu vi hình chữ nhật:

GV cho HS quan sát hình vẽ SGK.

? Quan sát hình vẽ con hãy nêu độ dài của chiều dài và chiều rộng của HCN ?

- GV yêu cầu học sinh thảo luận tính chu vi của hình chữ nhật

- GV mời HS khác nhận xét.

? Con đã vận dụng kt gì để làm

- GV nhận xét, tuyên dương.

? Vậy qua cách 2 : Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào

-GV nhận xét chốt lại: Lấy chiều dài cộng chiều rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân 2

1.Chu vi hình vuông:

GV cho HS quan sát hình vẽ SGK:

? Độ dài của cạnh hình vuông là bao nhiêu

? Vận dụng cách tính chu vi tam giác và chu vi hình tứ giác con hãy tính chi vi HV

? Con có tính theo cách khác không

? Vì sao con lại 3 x 4

-GV chỉ vào PT: 3 x 4 , muốn tính chu vi HV ta làm thế nào?

* GV chốt lại : Muốn tính chu hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân 4

- Qua phần bài mới con cần ghi nhớ gì?

-GV nhận xét tuyên dương

- HS quan sát hình vẽ SGK chỉ và nói cho bạn nghe các cạnh của hình chữ nhật, độ dài mỗi cạnh

-Chiều dài là 5cm, chiều rộng là 2cm

+ Học sinh thảo luận theo nhóm bàn

+ Đại diện nêu kq:

Chu vi hình chữ nhật là :

5 + 2 + 5 + 2 = 14 ( cm)

Hoặc : ( 5 + 2) x 2 = 14 ( cm)

Đáp số : 14 cm

+ Cách 1 : Con làm vận dụng cách tính chu vi hình tam giác và chu vi hình tứ giác là lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau

+ Cách 2: Con thấy 5 và 2 đều được lấy 2 lần nên con lấy 5 + 2 rồi nhân với 2

+ Lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân 2

  • 3 Hs nêu lại quy tắc

- HS quan sát hình vẽ SGK chỉ và nói cho bạn nghe độ dài mỗi cạnh của HV

Con lấy : 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)

Con lấy 3 x 4 = 12

Con thấy 3 đuọc lấy 4 lần

-Lấy độ dài một cạnh nhân 4

  • Hs nhắc lại

-Cách tính chu vi HV, chu vi HCN

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

- HS quan sát hình vẽ nhận biết, độ dài của từng hình

- Vận dụng KT tính chu vi hình chữ nhật và chu vi HV để làm bài 1

- Cách tiến hành:

Bài 1 : Tính chu vi các hình chữ nhật, hình vuông sau: ( HS làm việc theo cặp)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

? Muốn tính chu HCN con làm thế nào

? Muốn tính chu hình vuông ta làm thế nào

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

* Bài 1 khắc sâu cho con kiến thức gì

? Con hãy nêu lại cách tính chu vi HCN, chu vi HV

- 1 HS nêu đề bài.

- HS trả lời

- HS trả lời

+ Đại diện một vài cặp nêu đáp án

  1. Chu vi hình chữ nhật là:

( 10 + 4) x 2 = 28 (cm)

b) Chu vi hình chữ nhật là:

( 40 + 60) x 2 = 200 (dm)

  1. Chu vi hình vuông là:

7 x 4 = 28 ( m)

-Cách tính chu vi HCN và chu HV

-HS nêu

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học thực hành vẽ và cắt hình vuông trên giấy thủ công, vận dụng vào thực tiễn

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

? Con đo độ dài một đồ dùng hộp bút hay quyển sách của con rồi tính chu của đồ vật đó

? Hộp phấn của con có hình gì. Hãy đo dộ dài rồi tính chu vi của hộp phấn

-GV mời HS khác nhận xét

4. Củng cố :

? Qua bài học hôm nay con biết thêm được điều gì.

? Thuật ngữ toán học nào con cần nhớ

? Điều gì thú vị con phát hiện ra khi học tính chu hình chữ nhật, chu vi hình vuông

  • HS thực hành
  • HV – HS tính rồi nêu kq

-Cách tính chu HCN, chu vi HV

Vận dụng KT đã học để tính chu các đồ vật xung quanh

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

Bài 53: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT – CHU VI HÌNH VUÔNG – Trang 111

TIẾT 2 :

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông theo quy tắc. Vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Thông qua việc tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “ Đố bạn” 1 HS hỏi – 1 HS trả lời để khởi động bài học.

+ Câu 1: Hãy nói cho bạn nghe muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?

+ Câu 1: hãy nói cho bạn nghe muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ HS trả lời

+ HS trả lời:

+ HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu:

- HS nhận vận dụng cách tính chu vi hình chữ nhật; chu vi hình vuông để làm các bài tập.

- HS vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài toán trong thực tế cuộc sống.

- Cách tiến hành:

Bài 2: a)

? Bài toán cho biết gì

? Bài toán hỏi gì

? Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào

b)

? Bài toán cho biết gì

? Bài toán hỏi gì

? Muốn tính chu vi vuông ta làm thế nào

? Bài 2 củng cố cho con kiến thức gì

Bài 3: Làm việc cá nhân a)

? Nhìn vào hình vẽ con hãy cho biết chiều dài tấm thép là bao nhiêu? Chiều rộng là bao nhiêu?

? Muốn tính chu vi tấm thép con làm thế nào

b)

?Quan sát hình và cho biết mảnh vườn này hình gì

? Độ dài cạnh mảnh vườn là bao nhiêu

?Vậy muốn tính chu vi mảnh vườn này con làm thế nào

? Qua bài 3 khi ta muốn tính chu vi của bất kỳ vật gì con cần lưu ý gì

- GV nhận xét chốt lại

-1HS đọc đề bài

- HCN có chiều dài 12m, chiều rộng 8m

-Tính chu vi HCN

- Lấy chiều dài coọng chiều rộng

( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2

-1HS lên bảng – Lớp vở ô ly

Chu vi hình chữ nhật là :

( 12 + 8) x 2 = 40 ( m)

-1HS đọc đề bài

- Hình vuông có cạnh là 12 dm

-Chu vi hình vuông

-Lấy độ dài một cạnh nhân 4

1HS lên bảng – Lớp vở ô ly

Chu vi hình vuông là :

12 x 4 = 48 ( m)

-Cách tính chu vi hình vuông, chu vi HCN

-HS đọc đề bài

- Chiều dài là 10m, chiều rộng là 2m

- Con áp dụng KT tính chu vi HCN: Lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân 2

-1HS lên bảng + Lớp làm vở

Chu vi tấm thép là:

(10 + 2) x 2 = 24 ( m)

Đáp số : 24m

-HS đọc đề bài

-Hình vuông

8m

Con lấy độ dài 1 cạnh con nhân 4

-1HS lên bảng + Lớp làm vở

Chu vi mảnh vườn là:

8 x 4 = 32 ( m)

Đáp số : 32 m

-HS nhận xét

- Con quan sát nhận dạng xem đồ vật đó là hình gì. Xác định độ dài các cạnh đồ vật là bao nhiêu rồi áp dụng quy tắc tính chu vi của hình.

- 1 vài HS nhắc lại

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học thực hành vẽ và cắt hình vuông trên giấy thủ công, vận dụng vào thực tiễn

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành

Bài 4: Làm việc theo nhóm bàn

? Hãy nói cho bạn nghe: Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì

? Bài toán hỏi gì

? Muốn tính chu sân bóng con làm thế nào

? Con hãy suy nghĩ và nêu các bước giải của bài toán

GV nhận xét chốt lại

Qua phần vận dụng khắc sâu cho con kiến thức gì?

4. Củng cố :

? Qua bài học hôm nay con biết thêm được điều gì.

? Thuật ngữ toán học nào con cần nhớ

? Điều gì thú vị con phát hiện ra khi học tính chu hình chữ nhật, chu vi hình vuông

-HS đọc đề bài

Sân bóng HCN có chiều dài 28m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 13m

Tính chu vi sân bóng

-Áp dụng quy tắc tính chu HCN

- HS thảo luận theo nhóm bàn

- Đại diện nêu kq nhóm con giải theo 2 bước

+ Bước 1 : Con tìm chiều rộng sân bóng bằng cách lấy chiều dài trừ đi phần chiều rộng ít hơn

+ Bước 2: Tính chu vi của sân bóng : bằng cách lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân 2

+ NHóm khác nhận xét

HS làm vở ô ly

Chiều rộng sân bóng là:

28 – 13 = 15 (m)

Chu vi sân bóng là:

( 28 + 15) x 2 = 86 (m)

Đáp số : 86 m

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------------

TOÁN

Bài 54: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC – Trang 113

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện thành thạo nhân, chia với số có một chữ số ( ngoài bảng). Tính giá trị của các biểu thức số.

- Củng cố kiến thức, kĩ năng đo lường thông qua các bài tập:

+ Thực hành đo và tính toán với đơn vị đo dung tích là ml

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Thông qua các hoạt động thực hành nhân, chia, tính giá trị của các biểu thức số: thực hành kĩ năng nhận dạng, đo và tính toán về đo lường HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Lời mời chơi” để khởi động bài học.

- HS có thể nêu các câu hỏi để ôn lại các kiến thức đã học

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

-HS có thể mời bạn nêu thứ tự thực hiện tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn – Nêu lại cách tính chu vi HCN, HV, hình tứ giác.

+ HS khác nhận xét

2. Hoạt động thực hành:

- Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng đặt tính, kĩ năng nhân, chia, kĩ năng tính giá trị của biểu thức

- Học sinh đọc và tính toán với đơn vị dung tích là ml .

- HS phân biệt được góc vuông và góc không vuông

- Vận dụng tính chu vi hình vuông vào bài toán thực tế

- Cách tiến hành:

Bài 1: Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân)

  1. 14 x 2 213 x 3 101 x 8
  2. 46 : 2 393 : 3 845 : 4

? Bài có mấy yêu cầu là những yêu cầu nào

-GV chữa bài , chỉnh sửa các lỗi tính toán cho học sinh

? Khi thực hiện tính nhân con cần chú ý gì

? Khi thực hiện tính chia con cần chú ý gì

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Tính giá trị của mỗi biếu thức sau:(Làm việc cá nhân)

25 – 15 : 5 101 x ( 16 -7)

40 + 8 : 2 48 : ( 8 : 2 )

-GV yêu cầu học sinh nêu lại đề bài

- GV yêu cầu hs nêu thứ thự thực hiện từng biểu thức

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: a) Đọc tên các chữ tương ứng trên các đồ vật sau theo thứ tự từ đồ vật chưa ít nước nhất đến đồ vật chưa nhiều nước nhất

(Làm việc cá nhân)

? Muốn viết các đồ theo thứ tự từ đồ vật chưa ít nước nhất đến đồ vật chưa nhiều nước nhất trước tiên con phải làm gì

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

? Muốn tính tổng lượng nước trong hai cốc B và D là bao nhiêu mi – li – lít con làm thế nào?

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1hs nêu yêu cầu bài

-1HS TL

- HS làm bài vào vở ô ly – đổi chéo vở nói cách làm cho bạn nghe.

+ Học sinh trả lời

-1HS nêu lại

-HS nói cho nhau nghe thứ tự thực hiện tính giá trị của tùng biểu thức

- HS lên bảng làm bảng lớp

25 – 15: 5 = 25 – 10

= 15

40 + 8 : 2 = 40 + 4

= 44

101 x ( 16 -7) = 101 x 9

= 909

48 : ( 8 : 2 ) = 48 : 4

= 12

- HS nêu yêu cầu bài

-Con phải đổi 1l = 1000 ml

-HS đọc kĩ đề bài so sánh các dung tích có trong mỗi hình rồi thực hiện yêu cầu bài : D, B, A, C

-HS nêu KQ của ý b.

-HS nêu lấy lượng nước của hai cốc cộng lại với nhau

2. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

? Con nêu lại thứ thực hiện tính giá trị của biểu thức khi trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia

? Con nêu lại thứ thực hiện tính giá trị của biểu thức khi trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ ,nhân, chia

? Con nêu lại thứ thực hiện tính giá trị của biểu thức khi trong biểu thức có dấu ngoạc đơn

? Con hãy nêu lại cách thực hiện phép nhân, chia

4. Củng cố :

? Qua bài học hôm nay giúp con khắc sâu điều gì.

? Thuật ngữ toán học nào con cần nhớ

? Điều gì thú vị con phát hiện ra khi học xong bài này.

-Con lần lượt thực hiện từ trái sang phải

-Con thực hiện các phép tính nhân, chia trước các phép tính cộng, trừ sau

-Con thực hiện các phép tính trong ngoặc trước

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 17

TOÁN

Bài 54: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2) – Trang 113

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường thông qua các bài tập về:

- Nhận biết góc vuông, góc không vuông trong các hình cho trước.

- Thực hành tính chu vi hình vuông và vận dụng để giải bài toán có lời văn liên quan đến những tình huống thực tiễn.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

HS: SGK, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

HS chơi trò chơi “Lời mời chơi” ôn lại các kiến thức đã học.

Cách chơi: 1HS mời bạn tham gia chơi đưa ra câu hỏi về kiến thức bài cũ cho bạn tham gia chơi trả lời. VD: Mời bạn nêu thứ tự thực hiện tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc; mời bạn nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.

Sau khi trả lời được bạn đó được quyền mời bạn khác trả lời câu hỏi của mình ( nếu không trả lời được sẽ mời sự trợ giúp của các bạn trong tổ mình), cứ tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại của GV

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 1 HS hỏi ( HS tham gia mời bạn chơi) và 1 HS trả lời ( HS tham gia chơi)

- Muốn tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

 - Chu vi hình chữ nhật bằng chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) tất cả nhân 2

- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường về:

+ Nhận biết góc vuông, góc không vuông trong các hình cho trước.

+ Thực hành tính chu vi hình vuông và vận dụng để giải bài toán có lời văn liên quan đến những tình huống thực tiễn.

Cách tiến hành:

Bài 4: Làm việc cá nhân

- Bài yêu cầu gì?

a, Mỗi hình sau có mấy góc?

- Yêu cầu HS quan sát nhận dạng các hình và các góc có trong mỗi hình rồi đếm các góc có trong mỗi hình sau đó trả lời GV.

b) Dùng ê ke để kiểm tra xem hình nào ở câu a có bốn góc vuông.

- Gọi HS nhận xét

- Vì sao em biết là hình đó?

- Nhận xét

Bài 5: Làm việc cá nhân

a, Bác Tâm đã làm một hàng rào quanh khu đất trồng hoa có dạng hình vuông cạnh 32 m như hình dưới đây. Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét?

  • Gọi HS đọc bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi 1 HS làm bảng phụ, HS khác làm vào vở nháp

- Chữa bài bảng phụ, gọi HS nhận xét và nêu cách làm khác (nếu có )

 b, Trong các hình dưới đây, chọn ba hình để có thể ghép được thành hình chữ nhật.

  • Gọi HS nêu yêu cầu
  • Yêu cầu HS suy nghĩ cách làm
  • Gọi HS nêu cách làm.
  • Gọi HS nhận xét
  • Nhận xét
  • Nêu yêu cầu
  • HS quan sát hình và đếm:
  1. HS quan sát và đếm số góc ở mỗi hình.

Hình A có 4 góc.

Hình B có 3 góc.

Hình C có 4 góc.

Hình D có 4 góc.

b, Hình A và hình D có 4 góc vuông.

- Nhận xét

- Em dùng e ke để kiểm tra , thấy 2 hình này có 4 góc vuông trùng với góc vuông ở thước ê ke...

  • - 2 HS đọc bài toán
  • - Bài toán cho biết bác Tâm đã làm một hàng rào quanh khu đất trồng hoa có dạng hình vuông cạnh 32 m

- Bài toán hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét?

- 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào nháp.

Bài giải

a) Hàng rào đó dài số mét là

32 x 3 = 96 (m)

Đáp số: 96m

  • Nhận xét

b, Nêu yêu cầu

- Quan sát và suy nghĩ cách làm

Ta có thể chọn hình 1, 3, 4 để có thể ghép thành hình chữ nhật hoặc hình 2, 4, 1.

  • Nhận xét

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6: Làm việc nhôm 4

Một tấm gỗ hình vuông có cạnh dài 2 dm. Tại mỗi đỉnh của hình vuông, anh Phương đóng một cái đinh và dùng một sợi dây dài 4 m quấn vòng quanh tấm gỗ theo bốn đinh (xem hình vẽ). Hỏi anh Phương quấn được bao nhiêu vòng?

- Gọi HS đọc bài toán

+ Bài toán cho biết gì?

+Bài toán hỏi gì?

- GV chia nhóm 4, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

Hướng dẫn giải:

+ Đổi các đơn vị đo độ dài về cùng 1 đơn vị đo.

+ Tính chu vi tấm gỗ hình vuông = Độ dài một cạnh x 4.

+ Số vòng quấn được = Chiều dài sợi dây : Chu vi hình vuông.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Qua bài học hôm nay em đã học thêm được điều gì?

- Những điều đó giúp ích gì được cho em trong cuộc sống hàng ngày?

- Đọc bài toán

+ Một tấm gỗ hình vuông có cạnh dài 2 dm. Tại mỗi đỉnh của hình vuông, anh Phương đóng một cái đinh và dùng một sợi dây dài 4 m quấn vòng quanh tấm gỗ theo bốn đinh

+ Hỏi anh Phương quấn được bao nhiêu vòng?

+ Các nhóm làm việc vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Bài giải

Đổi 4 m = 40 dm.

Chu vi của tấm gỗ hình vuông là:

2 x 4 = 8 (dm)

Anh Phương quấn được số vòng là:

40 : 8 = 5 (vòng)

Đáp số: 5 vòng

  • Nghe
  • HS trả lời:

+ Nhận biết góc vuông, góc không vuông trong các hình cho trước.

+ Thực hành đo và tính toán với đơn vị đo diện tích là ml.

+ Thực hành tính chu vi hình vuông và vận dụng để giải bài toán có lời văn liên quan đến những tình huống thực tiễn.

  • Vận dụng vào cuộc sống để tính toán....

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 55: EM VUI HỌC TOÁN (Tiết 1) - Trang 115

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Lập các số có hai chữ số, giải quyết vấn đề trên cơ sở thực hiện chia hết, chia có dư với các số đã lập được.

- Thực hành cắt hình vuông, cắt hình chữ nhật có chu vi cho trước.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

HS: SGK, vở, giấy thủ công có lưới ô vuông 1 cm (nếu không có giấy thù công có thể lấy giấy ô li).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

Chơi trò chơi: Lập các số có hai chữ số từ ba chữ số cho trước rồi thực hiện phép chia.

- Cách chơi: Các em thực hiện theo nhóm: Từ ba thẻ số khác nhau, các em lập các số có hai chữ số từ ba thẻ sổ đó và ghi lại những số vừa lập được.

- Sau đó các em lấy các số vừa lập được thực hiện chia cho 2 hoặc cho 3 rồi nêu nhận xét về thương và số dư trong các phép chia đó.

- Số dư trong các phép chia như thế nào so với số chia?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Tham gia chơi.

a) Em lấy các thẻ số 2, 3, 4.

b) Em lập được các số có 2 chữ số khác nhau là 23; 24; 34; 32; 43; 42.

c) Em thực hiện các phép chia:

23 : 2 = 11 (dư 1)

24 : 2 = 12

34 : 2 = 17

32 : 2 = 16

43 : 2 = 21 (dư 1)

42 : 2 = 21

23 : 3 = 7 (dư 2)

24 : 3 = 8

34 : 3 = 11 (dư 1)

32 : 3 = 10 (dư 2)

43 : 3 = 14 (dư 1)

42 : 3 = 14

- Số dư trong các phép chia nhỏ hơn số chia.

- Nghe

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

- Thực hành cắt hình vuông, cắt hình chữ nhật có chu vi cho trước.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 2: Thực hành: Cắt hình bằng giấy thủ công. (Làm việc nhóm)

  • Gọi HS nêu yêu cầu

Hướng dẫn : Vì hình chữ nhật có chu vi 24 cm nên tổng chiều dài và chiều rộng là 12 cm.

12 = 11 + 1 = 10 + 2 = 9 + 3 = 8 + 4 = 7 + 5

Các em có thể cắt các hình chữ nhật có chiều dài là 11cm, chiều rộng 1cm; chiều dài 10 cm, chiều rộng 2 cm,…

  • Các em có thể cắt các hình chữ nhật có chu vi 12 cm, cắt hình vuông có chu vi 20 cm…

- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác tham quan và đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- GV Mời HS khác nhận xét.

- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?

- GV nhận xét, tuyên dương.

  • - Nêu yêu cầu: Cắt hình bằng giấy thủ công.

- HS thảo luận nhóm cách cắt các hình chữ nhật khác nhau có chu vi 24 cm hoặc 12 cm, hình vuông có chu vi 20 cm. HS cắt những hình đó và trình bày sản phẩm.

- HS trưng bày sản phẩm và giới thiệu sản phẩm của nhóm, các nhóm trong lớp đi xung quanh tham quan sản phẩm cùa nhóm bạn, đặt câu hói cho nhóm bạn

- Nhận xét

- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Cỏ chăm chỉ” về các số có 2 chữ số, chia hết, chia có dư.

Câu 1: Từ số 5,6,7 lập các số có 2 chữ số khác nhau.

Câu 2: Hình vuông có mấy góc vuông?

Câu 3: Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?

Câu 4: -Số dư trong các phép chia như thế nào so với số chia?

Câu 5: 56 : 2 = ?

Câu 6: 76: 3 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS nghe phổ biến luật chơi, cách chơi.

Câu 1: 56, 65, 67, 76, 57, 75

Câu 2: Có 4 góc vuông

Câu 3: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2.

Câu 4: Số dư trong các phép chia nhỏ hơn số chia.

Câu 5: 56 : 2 = 28

Câu 6: 76: 3 = 25 ( dư 1)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 55: EM VUI HỌC TOÁN (Tiết 2) - Trang 116

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tạo hình góc vuông, góc không vuông bằng các động tác cơ thể, thiết kế công cụ kiểm tra góc vuông, góc không vuông.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

HS: SGK, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Rung chuông vàng” để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tính 75: 4 = ?

+ Câu 2: Tính 42 : 7 = ?

+ Câu 3: Trong phép tính 75: 4 = 18 ( dư 3), số dư như thế nào so với số chia?

+ Câu 4: Tính chu vi của hình chữ nhật có chiều dài là 10 cm, chiều rộng là 4 cm?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

+ Câu 1: Tính 75: 4 = 18 ( dư 3)

+ Câu 2: Tính 42 : 7 = 6

+ Câu 3: Trong phép tính 75: 4 = 18 ( dư 3) , số dư bé hơn số chia

+ Câu 4: Tính chu vi của hình chữ nhật là: (10 + 4) x 2 = 28 cm

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Tạo hình góc vuông, góc không vuông bằng các động tác cơ thể, thiết kế công cụ kiểm tra góc vuông, góc không vuông.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 3: (Làm việc cả lớp) Thảo luận nhóm để làm các động tác tạo hình góc vuông, góc không vuông.

  • Gọi HS nêu yêu cầu

- Các em có thể tạo hình bằng ngón tay, khủy tay, cánh tay, chân… để tạo hình góc.

- Gọi HS nhận xét

- Nhận xét.

Bài 4: Làm việc nhóm đôi

  1. Tự thiết kế công cụ kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
  • Gọi HS nêu yêu cầu

b) Sử dụng công cụ vừa tạo để kiểm tra góc vuông, góc không vuông trong các hình dưới đây:

  • Nhận xét

- 1 HS đọc đề bài.

  • Nghe GV hướng dẫn
  • Cùng các bạn thực hành, tham gia tạo hình để tạo thành các góc.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

a,

  • HS nêu yêu cầu
  • Nhóm đôi tự thiết kế công cụ kiểm tra góc vuông, góc không vuông theo ý tưởng của mình

b)

  • HS nêu yêu cầu

- Sử dụng công cụ nhóm mình vừa tạo để kiểm tra góc vuông, góc không vuông trong các hình đã cho

+ Hình 1: Có 1 góc vuông, 3 góc không vuông

+ Hình 2 có 5 góc vuông

+ Hình 3 có 1 góc vuông, 2 góc không vuông.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Cùng bạn tạo góc”. Chơi theo nhóm 4.

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi để HS tham gia chơi : Tạo thành các góc vuông, không vuông bằng các ngón tay, cánh tay, cổ tay, khủy tay. Bạn nào tạo được nhiều góc khác nhau nhất sẽ được khen thưởng.

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi nhóm 4. Nhóm nào trả lời , thực hành đúng sẽ được khen, thưởng. Trả lời, thực hành sai thì nhóm khác được thay thế.

  • Nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 56: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 1) - Trang 1117

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia trong phạm vi 1 000, tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức

- Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

HS: SGK, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- Nhân chia nhẩm các phép tính trong bảng nhân chia đã được học.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia trong phạm vi 1 000, tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức

+ Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. a, Số ?(Làm việc cá nhân).

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- GV mời HS quan sát và điền số thích hợp vào.

  • Gọi HS nhận xét

GV nhận xét, tuyên dương.

b, Tính

3 x 4 + 8

48 : 8 + 7

9: 9 x 0

7 x 10 - 14

72 : 9 - 6

0 : 6 + 37

  • Bài yêu cầu gì?
  • Yêu cầu HS làm vào vở nháp, 3 HS làm bảng phụ.
  • Gọi HS nhận xét
  • Khi tính giá trị biểu thức chứa 2 dấu ta cần lưu ý điều gì?
  • Nhận xét.

Bài 2: (Làm việc chung cả lớp).

a, Tìm phép chia rồi sửa lại cho đúng.

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

32 : 6 = 5 ( dư 1)

8 : 5 = 1 (dư 3)

63: 8 = 7 ( dư 6)

9 : 8 = 1 (dư 0)

b) Đặt dấu ngoặc ( ) vào các biểu thức sau để được các biểu thức có giá trị đúng:

3 + 4 × 9 = 63

9 : 3 + 6 = 1

16 – 16 : 2 = 0

12 : 3 × 2 = 2

- GV mời HS nhận xét.

- Đối với biểu thức mà chứa dấu ngoặc ta thực hiện như thế nào?

- GV Nhận xét chung, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân). Số

  • Gọi HS đọc yêu cầu bài

Số đã cho

8

4

12

20

Thêm 4 đơn vị

12

?

?

?

Gấp 4 lần

32

?

?

?

Bớt 4 đơn vị

4

?

?

?

Giảm 4 lần

2

?

?

?

- Gọi HS nhận xét

- Muốn gấp 1 số lên một số lần ta làm như thế nào?

- Muốn giảm đi một số lần ta làm như thế nào?

- Gấp 1 số lên một số lần khác thêm 1 số đơn vị như thế nào?

- Giảm 1 số đi một số lần khác bớt đi 1 số đơn vị như thế nào?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS quan sát và tìm đáp án:

  • Nhận xét

- 1 HS đọc đề bài.

- Làm bài vào nháp

3 x 4 + 8

= 12 + 8

= 30

7 x 10 – 14

= 70 – 14

= 56

48 : 8 + 7

= 6 + 7

= 13

72 : 9 – 6

= 8 – 6

= 2

9 : 9 x 0

= 1 x 0

= 0

0 : 6 + 37

= 0 + 37

= 37

- HS nhận xét, bổ sung.

- Nếu biểu thức chứa dấu nhân, chia, cộng, trừ thì ta thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau.

- Nếu biểu thức chứa dấu nhân, chia, cộng, trừ thì ta Thực hiện từ trái sang phải.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

a) Các phép chia sai: 32 : 6 = 5 (dư 1); 9 : 8 = 1 (dư 0).

Sửa:

32 : 6 = 5 (dư 2)

9 : 8 = 1 (dư 1)

b)

(3 + 4) × 9 = 63

9 : (3 + 6) = 1

(16 – 16) : 2 = 0

  1. : (3 × 2) = 2

- Nhận xét

- Đối với biểu thức mà chứa dấu ngoặc ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau.

- Đọc yêu cầu bài

Làm bài vào phiếu BT

Số đã cho

8

4

12

20

Thêm 4 đơn vị

12

8

16

24

Gấp 4 lần

32

16

48

80

Bớt 4 đơn vị

4

0

8

16

Giảm 4 lần

2

1

3

5

Nhận xét

- Muốn gấp 1 số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần

- Muốn giảm đi một số lần ta lấy số đó chia cho số lần.

- Gấp 1 số lên một số lần ta thực hiện phép nhân, còn thêm 1 số đơn vị ta thực hiện phép cộng.

- Giảm 1 số đi một số lần ta thực hiện phép chia, bớt đi 1 số đơn vị ta thực hiện phép tính trừ.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

 Bài 6: Mẹ may mỗi chiếc rèm hết 6 m vải. Hỏi:

a) 24 m vải mẹ may được mấy chiếc rèm?

b) Mẹ may 11 chiếc rèm hết bao nhiêu mét vải?

- Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

- Chữa bài trên bảng phụ, nhận xét bài trong vở. Gọi HS nhận xét

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Qua bài học hôm nay, em đã ôn tập những kiến thức gi? Đề nắm chắc những kiến thức đó, em nhắn bạn điều gì? Có điều gì em cần thầy/cô chia sè thêm không?

- Nhận xét tiết học.

- Đọc bài toán

- Mẹ may mỗi chiếc rèm hết 6 m vải.

- 24 m vải mẹ may được mấy chiếc rèm?

- Mẹ may 11 chiếc rèm hết bao nhiêu mét vải?

Bài giải:

a) 24 m vải mẹ may được số chiếc rèm là:

24 : 6 = 4 (chiếc)

b) Mẹ may 11 chiếc rèm hết số mét vải là:

11 x 6 = 66 (m)

Đáp số: 4 chiếc

66 m

  • HS đổi chéo vở nhận xét bài của bạn.
  • HS trả lời.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 56: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 2) - Trang 117

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia trong phạm vi 1 000, tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức

- Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

HS: SGK, vở

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Vui cùng Sonic” để khởi động bài học.

Câu 1: Tính 4 x 6 + 7 = ?

Câu 2: Tính (48 : 6) + 9 = ?

Câu 3: 4 gấp 7 lần được ?

Câu 4: 45 giảm đi 9 lần được ?

Câu 5: 10 thêm 9 được ?

Câu 6: Muốn gấp lên 1 số lần ta làm như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

Câu 1: Tính 4 x 6 + 7 = 31

Câu 2: Tính (48 : 6) + 9 = 17

Câu 3: 4 gấp 7 lần được 28

Câu 4: 45 giảm đi 9 lần được 5

Câu 5: 10 thêm 9 được 19

Câu 6: Muốn gấp lên 1 số lần ta lấy số đó nhân với số lần.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia trong phạm vi 1 000, tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức

+ Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4: ( Làm việc cá nhân) Cây phong ba và cây bàng vuông là loài cây có ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Nhân dịp tết trồng cây, người ta trồng 9 cây phong ba và trồng số cây bàng vuông nhiều gấp 4 lần số cây phong ba. Hỏi tổng số cây phong ba và cây bàng vuông đã được trồng trong dịp này là bao nhiêu cây?

  • Gọi HS đọc bài toán
  • Bài toán thuộc dạng toán gì?
  • Bài toán cho biết gì?
  • Bài toán hỏi gì?
  • Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ
  • Chữa bài trên bảng phụ,gọi HS nhận xét bài trong vở.
  • Nêu các bước giải bài toán có lời văn?
  • Nhận xét

Bài 5: ( Làm việc cá nhân) Đặt tính rồi tính:

  • Gọi HS đọc yêu cầu bài.
  • Bài gồm mấy yêu cầu?

a, 32 x 3

41 x 2

124 x 2

312 x 3

b, 39 : 3

85 : 4

336 : 3

487 : 2

  • Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
  • Gọi HS nhận xét
  • Em cần lưu ý gì khi đặt tính?
  • Khi thực hiện tính cần lưu ý gì?

Đọc bài toán

- Bài toán giải bằng 2 phép tính.

- Người ta trồng 9 cây phong ba và trồng số cây bàng vuông nhiều gấp 4 lần số cây phong ba.

- Tổng số cây phong ba và cây bàng vuông đã được trồng trong dịp này là bao nhiêu cây?

Bài giải:

Số cây bàng vuông được trồng là:

9 x 4 = 36 (cây)

Tổng số cây phong ba và bàng vuông được trồng là:

9 + 36 = 45 (cây)

Đáp số: 45 cây

  • Nhận xét

Gồm 3 bước:

+ Bước 1: Viết câu lời giải

+ Bước 2: Viết phép tính

+ Bước 3: Viết đáp số

  • Nêu yêu cầu
  • 2 yêu cầu: Đặt tính, tính.
  • Làm bảng con

a)

x

32

3

96

x

41

2

82

b)

x

124

2

248

x

312

3

936

Nhận xét

b,

- Nhận xét.

- Khi đặt tính cần đặt tính thẳng hàng

- Khi tính cần tính từ phải sang trái đối với phép nhân, tính từ trái sang phải đối với phép chia, các chữ số của số bị chia cho số chia.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

 Bài 6: Mẹ may mỗi chiếc rèm hết 6 m vải. Hỏi:

a) 24 m vải mẹ may được mấy chiếc rèm?

b) Mẹ may 11 chiếc rèm hết bao nhiêu mét vải?

- Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

- Chữa bài trên bảng phụ, nhận xét bài trong vở. Gọi HS nhận xét

- GV Nhận xét, tuyên dương, khen thưởng những nhóm làm nhanh.

- Qua bài học hôm nay, em đã ôn tập những kiến thức gi? Đề nắm chắc những kiến thức đó, em nhắn bạn điều gì? Có điều gì em cần thầy/cô chia sè thêm không?

- Nhận xét tiết học.

- Đọc bài toán

- Mẹ may mỗi chiếc rèm hết 6 m vải.

- 24 m vải mẹ may được mấy chiếc rèm?

- Mẹ may 11 chiếc rèm hết bao nhiêu mét vải?

Bài giải:

a) 24 m vải mẹ may được số chiếc rèm là:

24 : 6 = 4 (chiếc)

b) Mẹ may 11 chiếc rèm hết số mét vải là:

11 x 6 = 66 (m)

Đáp số: 4 chiếc

66 m

  • HS đổi chéo vở nhận xét bài của bạn.

HS trả lời.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 18

TOÁN

Bài 57: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T1) – Trang 119

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Ôn tập, củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học, kiểm tra góc vuông, góc không vuông.

- Ôn tập về tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.

- Có biểu tượng và nhận biết được đơn vị ml, ước lượng được số đo của một số đồ vật có đơn vị là ml.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán, ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực tư duy trừu tượng, lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học.

- Cách chơi: TBHT điều hành trò chơi, nêu các câu đố có nội dung về kiến thức hình học và đo lường và gọi bạn trả lời:  

+ Đố bạn đơn vị đo khối lượng nào chúng mình đã được học ở lớp 3?

+ Đố bạn để đo nhiệt độ người ta dùng đơn vị đo nào?

+ Đố bạn 1l = ? ml

...

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Ôn tập về hình học và đo lường (Tiết 1)

- HS tham gia trò chơi

+ HS1: Đơn vị đo khối lượng là g

+ HS2: Để đo nhiệt độ người ta dùng đơn vị đo độ C

+ HS3: 1l = 1000 ml

...

- Lớp theo dõi, nhận xét

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài học.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được góc vuông, góc không vuông, củng cố cách kiểm tra góc vuông, góc không vuông.

+ Ôn tập về tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.

+ Ôn tập về nhận biết số đo của một số đồ vật có đơn vị là ml.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Dùng ê ke kiểm tra rồi nêu tên góc vuông, góc không vuông. (Làm việc cá nhân)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ rồi làm bài cá nhân.

- GV quan sát, lưu ý HS đặt ê ke cho đúng.

- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả với bạn theo cặp.

- GV gọi HS báo cáo trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Chốt cách đọc góc vuông, góc không vuông, cách kiểm tra góc vuông bằng ê ke.

Bài 2: Đo độ dài các cạnh rồi tính chu vi mỗi hình (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV hỏi bài tập có mấy yêu cầu

- GV chiếu hình ảnh, gọi HS nêu tên hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong mỗi hình

- GV Nhận xét.

- GV yêu cầu HS dùng thước kẻ có vạch cm đo độ dài các cạnh của mỗi hình rồi tính chu vi của hình đó.

- Gọi HS báo cáo kết quả đo được, GV chốt đáp án.

- Gọi HS chữa bài trên bảng, lớp đổi vở kiểm tra cho nhau.

- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Gọi HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình tam giác.(GV có thể hỏi thêm cách tính chu vi của hình tứ giác, hình vuông)

+ GV hỏi: muốn tính chu vi của một hình em phải biết điều gì? Cần lưu ý điều gì?

- GV nhận xét, khen ngợi HS

Củng cố cách tính chu vi của một hình

Bài 3. (Làm việc cặp đôi)

Bạn Voi làm thí nghiệm rót lần lượt mật ong, nước lọc và dầu ăn vào bình đo như hình sau:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát bình đo

+ GV hỏi: các em quan sát thấy mỗi vạch chia nhỏ trên bình đo ứng với bao nhiêu ml?

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.

- GV mời HS trao đổi trước lớp về thí nghiệm của bạn Voi trong hình.

a) Có bao nhiêu mi- li-lít mật ong?

b) Có bao nhiêu mi-li-lít dầu ăn?

c) Bình đo đang đựng tất cả bao nhiêu mi-li-lít gồm mật ong, nước lọc và dầu ăn?

- Gọi HS nhận xét.

+ GV hỏi: làm thế nào em biết được có tất cả 440 ml gồm mật ong, nước lọc và dầu ăn trong bình đo?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- 1 HS đọc to trước lớp

- HS quan sát hình vẽ, nhận diện bằng mắt thường góc vuông, góc không vuông, rồi dùng ê ke kiểm tra lại

- HS thao tác với ê ke và nói cho bạn cùng bàn nghe cách dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.

- 4HS dùng ê ke kiểm tra hình vẽ trên bảng và chia sẻ trước lớp:

+ Góc vuông đỉnh N, cạnh NM và NP.

+ Góc vuông đỉnh I, cạnh IH và IK.

+ Góc không vuông đỉnh O, cạnh OA và OB.

+ Góc không vuông đỉnh Y, cạnh YX và YZ.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu đề bài.

- HS: bài tập có 2 yêu cầu

- HS quan sát, chia sẻ:

+ Hình chữ nhật ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông và có 4 cạnh là: AB, BC, CD, CD.

+ Hình tam giác MLN có 3 góc đỉnh là M, L, N và có 3 cạnh là ML, LN, NM.

- HS làm việc cá nhân vào VBT

- 2 HS nêu miệng, lớp theo dõi nhận xét.

- 2 HS chia sẻ bài làm trên bảng lớp.

Bài giải

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

( 4 + 2) x 2 = 12 (cm)

Đáp số: 12cm

Bài giải

Chu vi hình tam giác MLN là:

2 + 3 + 4 = 9 (cm)

Đáp số: 9cm

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- 2HS nêu lại:

+ Chu vi HCN = ( chiều dài + chiều rộng) x 2

+ Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh.

+ Muốn tính chu vi của một hình ta phải biết số đo độ dài các cạnh; lưu ý khi tính các số đo phải cùng đơn vị.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát

+ HS: mỗi vạch ứng với 10ml.

- HS quan sát hình ảnh trao đổi trong nhóm theo câu hỏi của bạn Voi.

- HS chia sẻ trước lớp:

a) Có 200 mi- li-lít mật ong.

b) Có 90 mi-li-lít dầu ăn.

c) Bình đo đang đựng tất cả 440 mi-li-lít gồm mật ong, nước lọc và dầu ăn.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS chia sẻ cách làm

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Sắc màu em yêu”

- Luật chơi: Có 6 ô màu, sau mỗi ô màu là 1 câu hỏi nhận biết về góc vuông, góc không vuông; tính chu vi của một hình; ước lượng được số đo của một số đồ vật có đơn vị là ml. HS chọn màu bất kì, nếu TL đúng thì được quà (tràng pháo tay).

- GV trình chiếu nội dung, cho HS tham gia chơi

- GV Nhận xét, tuyên dương HS tham gia chơi tốt.

- Nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe, nắm được cách chơi và luật chơi.

- HS tham gia trò chơi để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS khác theo dõi, nhận xét

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 57: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T2) – Trang 120

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Có biểu tượng và nhận biết được các công cụ đo đại lượng: khối lượng, thể tích, thời gian, góc vuông.

- Vận dụng kiến thức gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần vào thực hành vẽ đoạn thẳng theo yêu cầu.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đo lường để giải được bài toán thực tế có liên quan đến số đo khối lượng.

- Phát triển năng lực tư duy trừu tượng, lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực hoạt động học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát bài “Mấy giờ rồi”

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Qua bài hát em biết được công cụ đo nào? Dùng để đo đại lượng nào?

+ Em còn biết công cụ đo đại lượng nào khác?

- GV nhận xét, giới thiệu bài: Ôn tập về hình học và đo lường (Tiết 2)

- HS hát và kết hợp động tác phụ họa

- HS chia sẻ

- HS nêu: Công cụ đo là đồng hồ, dùng để đo là thời gian.

- HS chia sẻ

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài học

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được các công cụ đo đại lượng đã học và tác dụng của nó.

+ Ôn tập về vẽ đoạn đoạn thẳng.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về đo lường vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc cặp đôi)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV chiếu hình ảnh

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nêu tên các công cụ đo và nói về tác dụng của từng công cụ đo.

- GV quan sát các nhóm làm việc, có thể đặt câu hỏi cho HS chia sẻ.

- GV gọi HS báo cáo trước lớp.

+ Dụng cụ nào để xác định khối lượng?

+ Các dụng cụ còn lại dùng để đo đại lượng nào?

- GV mời HS khác nhận xét.

+ Ngoài các công cụ đo trên, em còn biết công cụ đo nào khác?

+ Em và những người thân đã sử dụng các công cụ đo trên vào việc nào?

- GV nhận xét, khen ngợi HS liên hệ tốt Kết luận: Mỗi đơn vị đo sẽ có công cụ đo tương ứng. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều công cụ đo khác nhau giúp con người đo đạc dễ dàng phục vụ cho nhu cầu đa dạng của cuộc sống.

Bài 5: (Làm việc cá nhân)

Vẽ đoạn thẳng AB dài 4cm. Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 2 lần đoạn thẳng AB. Vẽ đoạn thẳng MN dài bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 2 lần.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

+ Bài tập yêu cầu gì?

+ Các em cần vẽ mấy đoạn thẳng?

+ Bài cho biết số đo đoạn thẳng nào?

+ Độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AB?

+ Độ dài đoạn thẳng MN như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AB?

- Gọi HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB?

- GV yêu cầu HS dùng thước kẻ có vạch cm thực hành vẽ đoạn thẳng theo yêu cầu vào vở.

- Gọi HS thực hành trên bảng lớp

- Gọi HS chia sẻ cách xác định độ dài đoạn thẳng CD, MN.

- GV và HS nhận xét bài trên bảng, Củng cố lại kiến thức gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

Bài 6. (Làm việc nhóm 4)

Có 120g nấm hương khô, sau khi ngâm nước số nấm hương đó cân nặng 407g. Hỏi sau khi ngâm nước lượng nấm hương đó nặng thêm bao nhiêu gam?

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. 

- GV chia lớp thành các nhóm 4, thảo luận và làm bài giải trên phiếu bài tập nhóm theo câu hỏi:

+ Nấm hương khô nặng bao nhiêu gam?

+ Sau khi ngâm nước, số nấm hương đó cân nặng bao nhiêu gam?

+ Vậy sau khi ngâm nước, lượng nấm hương đó nặng thêm bao nhiêu gam? Vì sao lượng nấm hương đó nặng thêm?

- Gọi các nhóm trình bày, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét tuyên dương các nhóm.

- GV cho HS ghi lại bài giải vào vở.

+ Các em biết gì về nấm hương?

GDHS:Nấm hương là một loại thực phẩm thường dùng để tạo thêm hương vị cho món ăn hoặc dùng làm thuốc trong đông y. Nó có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Vì vậy các em nên ăn nấm hương để tăng cường sức khỏe cho bản thân.

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi

- HS quan sát hình vẽ, trao đổi theo cặp về các công cụ đo và nói về tác dụng của từng công cụ đo.

- HS trao đổi trước lớp: 2 em lên bảng chỉ vào từng hình và nói cho các bạn nghe

+ HS1: Những dụng cụ dùng để xác định khối lượng là: cân đĩa, cân đồng hồ, cân móc và cân sức khỏe.

+ HS2: Ê ke dùng để xác định góc vuông.

Bình chia độ dùng để đo thể tích. Đồng hồ dùng để đo thời gian.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

+ HS nêu: Cân tiểu li, cân phân tích điện tử, ca chia độ, cốc chia độ, lịch, ...

+ HS nối tiếp chia sẻ. VD:

Em dùng cân đồng hồ để kiểm tra cân nặng của con gà giúp mẹ.

Mẹ em dùng cân tạ để cân ổi bán.

Em dùng bình có vạch chia độ để pha sữa cho em bé...

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 1 HS nêu đề bài.

+ Bài yêu cầu vẽ đoạn thẳng

+ Vẽ 3 đoạn thẳng

+ Đoạn thẳng AB dài 4cm.

+ Độ dài đoạn thẳng CD gấp 2 lần độ dài đoạn thẳng AB.

+ Độ dài đoạn thẳng MN bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 2 lần.

- 1HS chia sẻ, lớp theo dõi nhận xét

- HS làm việc cá nhân vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra bài.

- 1 HS thực hành vẽ 3 đoạn thẳng trên bảng lớp.

- HS nêu cách xác định đoạn thẳng cần vẽ:

+ Độ dài đoạn thẳng CD là:4 x 2 = 8 (cm)

+ Độ dài đoạn thẳng MN là:4 : 2 = 2 (cm)

- HS lắng nghe

- HS đọc, xác định YC của bài. 

- HS làm việc nhóm 4. Thảo luận và hoàn thành bài tập vào phiếu bài tập nhóm.

+ Nấm hương khô nặng 120g.

+ Sau khi ngâm nước, số nấm hương đó cân nặng 407g.

+ Trao đổi trả lời

- Đại diện các nhóm chia sẻ bài làm:

Bài giải

Sau khi ngâm nước lượng nấm hương đó nặng thêm số gam là:

407 – 120 = 287(g)

Đáp số: 287 g nấm hương

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- HS ghi lại bài giải vào vở.

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn”.

- GV chia lớp thành 3 đội chơi.

- Cách chơi: GV đưa ra một số tình huống thực tế, yêu cầu các đội chơi suy nghĩ, ước lượng đưa ra câu trả lời thật nhanh và chính xác. Nếu trả lời đúng sẽ giành về lá cờ thi đua cho đội của mình, nếu sai sẽ mất lượt chơi, nhóm khác sẽ thay thế. Tổng kết trò chơi đội nào giành được nhiều lá cờ sẽ là đội thắng cuộc.

+ Em hãy cho biết cốc nước này đựng được khoảng bao nhiêu ml nước?

+ Hộp phấn này nặng khoảng bao nhiêu gam?

+ Quả ổi này cân nặng bao nhiêu ?...

- GV Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe, nắm được cách chơi và luật chơi.

- HS tham gia chơi theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TOÁN

Bài 58: ÔN TẬP CHUNG (T1) – Trang 121

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Ôn tập các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 1000 và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tế.

- Nhận biết và xác định được một phần mấy của một hình cho trước.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sang tạo: tham gia tích cực trò chơi, vậndụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 35 + 0 = ?

+ Câu 2: 29 – 0 = ?

+ Câu 3: 46 x 0 = ?

+ Câu 4: 0 : 28 = ?

+ Câu 5: 1 x 99 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Ôn tập chung ( Tiết 1)

- HS tham gia trò chơi

+ 35 + 0 = 35

+ 29 – 0 = 29

+ 46 x 0 = 0

+ 0 : 28 = 0

+ 1 x 99 = 99

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài học.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 1 000 và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tế.

+ Nhận biết và xác định được một phần mấy của một hình cho trước.

- Cách tiến hành:

Bài 1.

a) Tính nhẩm (Làm việc cả lớp)

3 x 4

4 x 6

7 x 3

6 x 9

24 : 6

40 : 8

27 : 9

18 : 3

7 x 8

8 x 7

56 : 7

56 : 8

- Yêu cầu HS nêu đề bài

- GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi “Truyền điện” để cùng hỏi đáp về kết quả của các phép tính.

- GV theo dõi HS chơi trò chơi và hỗ trợ nếu cần.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Đã tô màu vào một phần mấy mỗi hình sau? (Làm việc theo cặp)

- Cho HS nêu yêu cầu bài

- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi: quan sát kĩ từng hình rồi nêu phép tính tươngứng.

- Tổ chức báo cáo kết quả trước lớp

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân)

a) Đặt tính rồi tính

- GV cho HS nêu yêu cầu bài

- GV cho HS làm việc cá nhân đặt tính và tính các phần vào vở.

34 x 2

121 x 4

85 : 2

669 : 3

- GV gọi HS lên bảng chữa bài

- Tổ chức chữa bài, nhận xét.

Chốt cách đặt tính và tính các phép tính nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số.

b) Tính giá trị của các biểu thức

- GV cho HS nêu yêu cầu bài

- GV cho HS nhận xét về các phép tính và nêu trình tự tính của từng biểu thức.

54 – 0 : 95

54 : 9 x 0

(36 + 0) x 1

(36 + 1) x 0

- Cho HS làm bài cá nhân vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.

+ Hãy nêu lại các tính chất cộng, trừ, nhân với số 0 và số 0 chia cho một số?

Chốt trình tự thực hiện tính giá trị biểu thức và tính chất cộng, trừ, nhân với số 0 và số 0 chia cho một số.

Bài 3. Một xe vận chuyển hàng trong siêu thị mỗi chuyến chở được nhiều nhất 5 thùng hàng.

a) Hỏi chiếc xe đó cần vận chuyển ít nhất mấy chuyến để hết 55 thùng hàng?

b)Mỗi thùng hàng cân nặng 100 kg. Hỏi mỗi chuyến xe đó đã vận chuyển được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm 4 để phân tích và tìm hướng giải cho bài toán.

- Tổ chức phân tích bài toán trước lớp.

+ Muốn biết cần vận chuyển ít nhất mấy chuyến để hết 55 thùng hàng ta làm như thế nào?

+ Mỗi thùng hàng cân nặng 100 kg, muốn biết mỗi chuyến xe đó vận chuyển được bao nhiêu ki-lô-gam hàng ta thực hiện phép tính gì?

- Cho HS làm bài cá nhân vào vở, GV quan sát, giúp đỡ.

- Gọi HS chữa bài.

- Tổ chức nhận xét, đối chiếu bài làm

- GV nhận xét tuyên dương.

- 1- 2 HS nêu

- HS tham gia trò chơi: Bạn đầu tiên nêu phép tính thứ nhất và chỉ định bạn thứ 2 trả lời. Nếu bạn thứ 2 trả lời đúng sẽ được nêu phép tính thứ 2 và chỉ định bạn tiếp theo trả lời. Nếu bạn nào trả lời sai bạn đó sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp. Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu kết thúc từ giáo viên.

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- HS có thể hỏi đáp lẫn nhau để thực hiện yêu cầu bài. Ví dụ:

+ Bạn cho tôi biết hình A được chia thành mấy phần bằng nhau? (2 phần)

+ Hình A được tô màu mấy phần? (1 phần)

+ Vậy hình A đã được tô màu một phần mấy? ()

Cứ như vậy HS xác định được các hình còn lại.

- Đại diện một số cặp báo cáo:

B: C: D: E:

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- Các cá nhân làm bài. Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

- 4 HS chữa bài trên bảng

x

34

2

68

x

121

4

484

85

2

8

42

05

4

1

669

3

6

223

06

6

09

9

0

- HS chia sẻ cách làm

- Nhận xét, đánh giá

- 1 HS nêu đề bài.

- Lần lượt HS nhận xét:

+ Biểu thức 1 gồm các phép tính trừ, chia ta thực hiện chia trước, trừ sau

+ Biểu thức 2 gồm các phép tính chia, nhân ta thực hiện từ trái qua phải.

+ Biểu thức thứ ba và thứ tư có dấu ngoặc đơn ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

54 – 0 : 9 = 54 – 0

= 54

54 : 9 x 0 = 6 x 0

= 0

(36 + 0) x 1 = 36 x 1

= 36

(36 +1) x 0 = 37 x 0

= 0

- Lần lượt HS nêu:

+ Số nào cộng, trừ với số 0 đều bằng chính số đó.

+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.

+ 0 chia cho số nào cũng bằng 0.

- Vài HS nêu lại

- 2 HS đọc đề bài

- Các nhóm trưởng điều hành các bạn phân tích bài toán và nêu hướng giải.

- 2 HS phân tích bài toán phần a và phần b.

+ Ta thực hiện phép tính chia 55 : 5

+ Ta thực hiện phép tính nhân 100 x 5

- HS làm bài vào vở, đổi chéo kiểm tra lẫn nhau

- 2 HS lên bảng làm

Bài giải

a) Để vận chuyển hết 55 thùng hàng, chiếc xe cần vận chuyển ít nhất số chuyến là:

55 : 5 = 11 (chuyến)

Đáp số: 11 chuyến

b) Mỗi chuyến xe đó vận chuyển được nhiều nhất số ki-lô-gam hàng là:

100 x 5 = 500 (kg)

Đáp số: 500 kg hàng

- HS nhận xét, bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 1000.

- GV chiếu nội dung, gọi HS trả lời nhanh.

+ 45 + (62 + 38 ) = ?

+ 182 – ( 96 – 54) = ?

+ 0 x 5 x 12 = ?

+ 30 : 5 x 0 = ?

+ 6 x ( 6 – 6 ) = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương HS chơi tốt.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi cá nhân. Ai nhanh, đúng được khen.

+ 45 + (62 + 38 ) = 145

+ 182 – ( 96 – 54) = 137

+ 0 x 5 x 12 = 0

+ 30 : 5 x 0 = 0

+ 6 x ( 6 – 6 ) = 0

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------

TOÁN

Bài 58: ÔN TẬP CHUNG (T2) – Trang 122

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Ôn tập nhận biết hình tam giác, hình tứ giác. Thực hiện thành thạo cách dùng

ê ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông.

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến so sánh cân nặng của một số vật.

- Thực hiện tính được chu vi hình chữ nhật.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 35 + 1= ?

+ Câu 2: 29 – 29 = ?

+ Câu 3: 0 x 3 x 12 = ?

+ Câu 4: 0 : 28 x 5= ?

+ Câu 5: 1 – 2 + 3 = ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Ôn tập chung ( Tiết 2).

- HS tham gia trò chơi

+ 35 + 1 = 36

+ 29 – 29 = 0

+ 0 x 3 x 12 = 0

+ 0 : 28 x 5= 0

+ 1 – 2 + 3 = 2

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập nhận biết hình tam giác, hình tứ giác. Thực hiện thành thạo cách dùng

ê ke kiểm tra góc vuông, góc không vuông.

+ Thực hiện tính được chu vi hình chữ nhật.

- Cách tiến hành:

Bài 4. (Làm việc theo cặp)

a)Tìm và đọc tên hình tam giác, hình tứ giác dưới đây:

- Yêu cầu HS nêu đề bài

- Cho HS thảo luận theo cặp để làm bài

- GV theo dõi và hỗ trợ HS nếu cần.

- Tổ chức báo cáo trước lớp

- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá

b) Dùng ê ke để kiểm tra xem hình nào ở câu a có góc vuông.

- HS làm việc cặp đôi

- Gọi HS báo cáo kết quả

- GV nhận xét, tuyên dương.

Chốt:Hình tam giác có 3 đỉnh và 3 cạnh; hình tứ giác có 4 đỉnh và 4 cạnh.

Bài 5: (Làm việc cá nhân)

Một tấm thảm trải sàn có kích thước như hình vẽ dưới đây. Tính chu vi tấm thảm.

- GV cho HS đọc bài toán, phân tích.

+ Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì?

+ Tấm thảm có dạng hình gì?

+ Nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật?

- GV cho HS làm việc cá nhân vào vở bài tập rồi chữa bài.

- GV và HS nhận xét, tuyên dương.

- Tổ chức chữa bài, nhận xét.

- Cho HS nêu thêm và thực hiện 1 bài toán thực tế liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- Các cặp trao đổi, hỏi đáp để tìm ra các hình tam giác, hình tứ giác và đọc tên các hình đó.

- Đại diện một số cặp báo cáo kết quả:

Hình tứ giác LMNK

Hình tam giác DAK

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Các cặp dùng ê ke để kiểm tra và báo cáo kết quả:

+ Hình tứ giác LMNK có góc vuông đỉnh M và đỉnh N.

+ Hình KMNPI có góc vuông đỉnh K, cạnh KI, KM.

- Nhận xét, đánh giá.

- 1 HS dọc bài toán

+ Bài toán cho biết tấm thảm có chiều dài 8m, chiều rộng 4m. Bài toán yên cầu tính chu vi tấm thảm.

+ Tấm thảm có dạng hình chữ nhật.

+ Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

- Các cá nhân làm bài vào vở. 1 HS chữa bài trên bảng.

Bài giải

Chu vi tấm thảm là:

(8 + 4) x 2 = 24 (m)

Đáp số: 24 m

- Lớp đối chiếu bài, nhận xét.

- HS nêu: tính chu vi mặt bàn học sinh, tính chu vi cửa sổ lớp học, ... HS tự đặt đề toán rồi làm bài, báo cáo.

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Giải quyết các vấn đề liên quan đến so sánh cân nặng của một số vật.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau bài học.

- Cách tiến hành:

Bài 6: Quan sát hình vẽ, chọn chữ đặt trước đáp án đúng. (Làm việc cả lớp)

- Cho HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS quan sát hình vẽ, lập luận để so sánh cân nặng của hai vật màu xanh và màu đỏ.

- Cho HS làm bài cá nhân vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.

- Đáp án đúng là đáp án nào?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Củng cố cách so sánh cân nặng của một số vật trên cân đĩa.

- 1 HS nêu yêu cầu của bài

- HS quan sát, trả lời.

Cân nặng của vật màu đỏ và vật màu xanh được so sánh với nhau bằng chiếc cân 2 đĩa.

+ Quan sát hình bên trái: Cân ở vị trí thăng bằng, nên cân nặng của vật màu vàng bằng cân nặng của vật màu xanh.

+ Quan sát hình bên phải: Cân ở vị trí thăng bằng, nên cân nặng của vật màu vàng bằng cân nặng của vật màu đỏ. Kết luận: Cân nặng của vật màu đỏ và vật màu xanh bằng nhau. (Vì cùng bằng cân nặng của vật màu vàng).

- Đáp án C

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TOÁN

Bài 59: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 – Trang 4

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000.

- Nhận biết được 10 nghìn = 1 chục nghìn, nhận biết được các số tròn nghìn.

Điền được các số tròn trăm, tròn nghìn liên tiếp đến 10 000.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở các bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” để khởi động bài học.

+ Số nhỏ nhất có 3 chữ số là số nào?

+ Số lẻ nhỏ nhất có 3 chữ số là số nào?

+ Số lớn nhất có 3 chữ số là số nào?

+ Số tròn trăm lớn nhất có 3 chữ số là số nào?

+ Số gồm 10 trăm là?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các số trong phạm vi 10 000 (Tiết 1)

- HS tham gia trò chơi

+ Số nhỏ nhất có 3 chữ số là số 100.

+ Số lẻ nhỏ nhất có 3 chữ số là 101.

+ Số lớn nhất có 3 chữ số là số 999.

+ Số tròn trăm lớn nhất có 3 chữ số là số 900.

+ Số gồm 10 trăm là 1000.

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ Hình thành được các số tròn nghìn và các số tròn trăm trong phạm vi 10 000.

+ Nhận biết được 10 nghìn = 1 chục nghìn, nhận biết được các số tròn nghìn.

- Cách tiến hành: (Hoạt động cả lớp)

a, Hình thành các số tròn nghìn

GV yêu cầu HS thực hiện lấy lần lượt các khối lập phương trong bộ đồ dùng và thao tác theo yêu cầu:

- Lấy 1 khối lập phương và nêu số tương ứng?

- Lấy 10 khối lập phương đơn vị gài lại với nhau và nêu số tương ứng?

Cho HS nhận xét: 10 đơn vị = 1 chục

- Lấy 10 thanh chục gài lại với nhau và nêu số tương ứng?

Cho HS nhận xét: 10 chục = 100 đơn vị

- Lấy 10 tấm trăm gài lại với nhau và nêu số tương ứng?

Cho HS nhận xét:10 trăm = 1000 đơn vị

- Lấy 1 khối nghìn và nêu số tương ứng?

- Lấy 2 khối nghìn và nêu số tương ứng?

- Lấy 3 khối nghìn và nêu số tương ứng?

- Lấy 4 khối nghìn và nêu số tương ứng?

- Tiếp tục cho HS thao tác tương tự cho đến khi được số 10 nghìn.

Cho HS nhận xét: 10 nghìn = 1 chục nghìn

- Cho HS đọc và nhận xét về các số:

1 000; 2000; 3 000; ...; 10 000.

- GV nhận xét, tuyên dương.

GV giới thiệu: 10 000 còn đọc là một vạn

b, Hình thành các số tròn trăm trong phạm vi 10 000

- Yêu cầu HS lấy ra 3 khối nghìn, lấy thêm 2 tấm trăm và nêu số tương ứng?

Ba nghìn hai trăm

3200

- Cho HS viết số 3 200 vào bảng con

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hướng dẫn tương tự với các số 5 100;

4 700; 6 200

- Hướng dẫn HS đọc lại và nhận xét về các số trên.

- GV viết bảng: 5 100; 4 700; 6 200 là các số tròn trăm trong phạm vi 10 000.

HS thao tác theo hướng dẫn của GV

- HS lấy 1 khối lập phương trong bộ đồ dùng. Nêu số: 1 đơn vị

- HS thao tác theo yêu cầu.

Nêu số: 10 đơn vị

- HS nêu: 10 đơn vị = 1 chục

- HS thao tác theo yêu cầu.

Nêu số: 10 chục

- HS nêu.

- HS thao tác theo yêu cầu.

Nêu số: 10 trăm

- HS nêu: 10 trăm = 1000 đơn vị

- HS thao tác. Nêu số: 1 000

- HS thao tác. Nêu số: 2 000

- HS thao tác. Nêu số: 3 000

- HS thao tác. Nêu số: 4 000

- HS thao tác theo yêu cầu.

- HS nêu: 10 nghìn = 1 chục nghìn

- HS đọc và nhận xét: Đây là các số tròn nghìn.

- HS nhắc lại (cá nhân, nhóm)

- HS thao tác. Nêu số: 3 200

- HS viết bảng con

- HS thực hiện theo yêu cầu

- HS đọc. Nhận xét: Đây là các số tròn trăm trong phạm vi 10 000.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000.

+ Điền được các số tròn trăm, tròn nghìn liên tiếp đến 10 000.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Số ? (Hoạt động cá nhân)

- Cho HS nêu yêu cầu bài.

- GV cho HS quan sát hình và điền số vào vở bài tập.

- Tổ chức báo cáo trước lớp.

- Cho HS nhận xét về các số vừa điền.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Hoạt động cặp đôi)

a) Viết các số sau: sáu nghìn, mười nghìn, một nghìn ba trăm, bốn nghìn năm trăm, bảy nghìn tám trăm.

b) Đọc các số sau: 7 000; 5 300; 8 400;

9 000; 10 000.

- Cho HS nêu yêu cầu bài.

- Cho HS trao đổi cặp đôi làm bài.

- Yêu cầu HS báo cáo trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Số ? (Hoạt động nhóm 4)

- Cho HS nêu yêu cầu bài.

- Cho HS trao đổi nhóm 4 để điền hoàn thành tia số vào vở bài tập sau đó báo cáo.

- Yêu cầu HS nhận xét từng tia số

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại các số trên tia số.

Bài 4: Đếm, viết rồi đọc số khối lập phương (Hoạt động cả lớp)

- Cho HS nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS quan sát và phân tích mẫu.

- Gọi HS viết số, đọc số.

- Nhận xét, tuyên dương

- GV chiếu các khối lập phương, yêu cầu HS quan sát, viết số vào bảng con và đọc số.

- Yêu cầu HS giải thích cách làm bài.

- Nhận xét, khen ngợi

- GV đưa thêm các số: 1 782; 3 541; ...

Yêu cầu HS lấy trong bộ đồ dùng các khối lập phương tương ứng bày lên mặt bàn.

- GV và HS cùng nhận xét.

Chốt cách đọc, viết các số trong phạm vi 10 000

- HS nêu yêu cầu bài 1.

- HS làm việc cá nhân vào vở bài tập. Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

- Một số HS báo cáo kết quả.

1200

2400

- HS nhận xét: Đó là các số tròn trăm trong phạm vi 10 000.

- HS nêu yêu cầu bài 2

- Các cặp trao đổi, làm bài vào vở.

- Trưởng ban học tập gọi các bạn báo cáo kết quả:

a) Các số viết được lần lượt là: 6 000; 10 000; 1 300; 4 500; 7 800.

b) 7 000: Bảy nghìn

5 300: Năm nghìn ba trăm

8 400: Tám nghìn bốn trăm

9 000: Chín nghìn

10 000: Mười nghìn

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- HS trao đổi nhóm 4: Đọc các số đã cho, nhận xét về đặc điểm dãy số, điền tiếp vào tia số trong vở. Báo cáo:

a) Đây là dãy số tròn nghìn liên tiếp từ 1 000 đến 10 000.

b) Đây là dãy số tròn trăm liên tiếp trong phạm vi 10 000.

- HS đọc cá nhân, lớp.

- 1 HS nêu yêu cầu bài, lớp theo dõi.

- HS nêu: có 2 khối nghìn, 4 tấm trăm, 6 thanh chục và 8 khối lập phương rời.

- HS nêu: 2 468

Hai nghìn bốn trăm sáu mươi tám

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, đếm, viết số khối lập phương vào bảng con theo yêu cầu của GV

a) 3243: Ba nghìn hai trăm bốn mươi ba.

b) 2354: Hai nghìn ba trăm năm mươi tư.

- HS giải thích số mình viết được.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Lần lượt 2 -3 HS thực hành gắn số khối lập phương tương ứng lên bảng, dưới lớp để trên mặt bàn.

- Nhận xét bài trên bảng, đối chiếu bài làm của mình.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Giải quyết các vấn đề liên quan đến so sánh cân nặng của một số vật.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” về số tròn trăm, tròn nghìn liền trước, liền sau trong phạm vi 10 000.

+ Số tròn trăm liền trước số 3 500 là số.....

+ Số tròn trăm liền sau số 3 500 là số.....

+ Số tròn nghìnliền trước số 9 000 là số.....

+ Số tròn nghìn liền sau số 9 000 là số.....

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- HS chơi theo hình thức cả lớp

+ Ai nhanh, đúng được khen.

+ Số tròn trăm liền trước số 3 500 là số 3 400.

+ Số tròn trăm liền sau số 3 500 là số 3 600

+ Số tròn nghìn liền trước số 9 000 là số 8 000

+ Số tròn nghìn liền sau số 9 000 là số 10 000.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

-----------------------------------------------------------------