Giáo án tiếng việt lớp 2 tuần 8 sách chân trời sáng tạo

Giáo án tiếng việt lớp 2 tuần 8 sách chân trời sáng tạo

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt lớp 2 tuần 8 sách chân trời sáng tạo

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Thứ ngày tháng năm 202

TIẾNG VIỆT.

Bài : Bà nội, bà ngoại

Đọc: Bà nội, bà ngoại

(Tiết 1 + 2)

  1. Mục tiêu: Giúp HS:

*Kiến thức:

1. Nói với bạn vài điều em biết ông bà hoặc người thân; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu
nội dung bài đọc: Tình cảm yêu thương, quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại và
tình cảm của bà nội, bà ngoại đối với bạn nhỏ
; biết liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng,
biết ơn ông bà
; kể được một số việc làm mà người thân đã chăm sóc, giúp đỡ em và một
số việc em làm để giúp đỡ chăm sóc người thân.

* Phẩm chất, năng lực

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm cho HS;

-Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với ông bà và người thân
trong gia đình

-Bước đầu thể hiện trách nhiệm với ông bà và người thân bằng các việc làm
cụ thể.

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu.

.III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

5’

A. Khởi động
– Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn vài điều biết được về ông
bà hoặc người thân trong gia đình (tên, thường làm gì cho em, những điều em thích về
họ,…).
– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bà nội, bà ngoại.
– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc:nhân vật, việc làm của các nhân vật,…

  • Hs nghe và nêu suy nghĩ
  • HS chia sẻ trong nhóm
  • HS quan sát
  • HS đọc

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

10’

    1. Luyện đọc thành tiếng

1. Đọc

1.1. Luyện đọc thành tiếng

– GV đọc mẫu (Gợi ý: tình cảm, chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ chỉ tình
cảm: yêu cháu, lại thương, thiết tha,…).
– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: chuối, trồng, nguồn sông,
thiết tha,…
; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ.
– Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

  • HS nghe đọc
  • HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

20’

    1. Luyện đọc hiểu

- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: nguồn sông (nơi bắt đầu của dòng
sông),...
– HD HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
– Yêu cầu HS nội dung bài đọc

– HS liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà

  • HS giải nghĩa
  • HS đọc thầm
  • HS chia sẻ

ND: Tình cảm yêu thương, quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, bà
ngoại và tình cảm của bà nội, bà ngoại đối với bạn nhỏ
.

15’

    1. Luyện đọc lại

– Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng
đọc của bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại 2 khổ thơ đầu.
– HD HS luyện đọc trong nhóm 2 khổ thơ đầu.
–HD HS luyện đọc thuộc lòng khổ thơ thứ nhất theo cách GV hướng dẫn (PP xoá dần).
–Yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
– Một vài HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét

-– HS nhắc lại nội dung bài

– HS nghe GV đọc

– HS luyện đọc

– HS luyện đọc thuộc lòng

  • HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.

17’

    1. Luyện tập mở rộng

–Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa yêu thương.
–HD HS trao đổi trong nhóm nhỏ: kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của
người thân với em (nấu ăn, giặt giũ, chở đi học, đi khám bệnh,…); của em với người thân
(lấy nước, lấy quạt, bật quạt, múa, hát, kể chuyện,…).
– HS nghe một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả

– HS xác định yêu cầu

  • HS chia sẻ trong nhóm, trước lớp

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Thứ ngày tháng năm 202

TIẾNG VIỆT.

Bài : Bà nội, bà ngoại

Viết: Chữ hoa H

Từ chỉ hoạt động

Câu kiểu Ai thế nào?

(Tiết 3 + 4)

I. Mục tiêu:Giúp HS:

*Kiến thức:

1. Viết đúng kiểu chữ hoa H và câu ứng dụng.
2. Từ ngữ chỉ hoạt động và từ ngữ chỉ tình cảm của ông bà đối với con cháu; câu nói
về tình cảm gia đình.
3. Nói và viết tên những người thân trong gia đình

* Phẩm chất, năng lực.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Mẫu chữ viết hoa H.
– Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu.
– Thẻ từ ghi các từ ngữ ở BT 3.
– Tranh hoặc mô hình viên gạch để chơi trò chơi viết tên người thân

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

3’

A.Hoạt động khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa H và câu ứng dụng.

- GV ghi bảng tên bài

  • Hs hát
  • HS lắng nghe

10’

2. Viết

2.1. Luyện viết chữ H hoa

–Cho HS quan sát mẫu chữ H hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ H hoa.

– GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ H hoa.

– GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ H hoa.

– HD HS viết chữ H hoa vào bảng con.

–HD HS tô và viết chữ hoa vào VTV

-– HS quan sát mẫu

– HS quan sát GV viết mẫu

– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C hoa.

– HS viết vào bảng con, VTV

Chữ H

* Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét khuyết dưới, nét khuyết trên, nét móc phải và nét thẳng đứng.

* Cách viết:

- Đặt bút trên ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dừng dưới ĐK ngang 4 và trên ĐK dọc 2.

- Không nhấc bút, hơi lượn sang trái viết nét khuyết dưới liền mạch với nét khuyết trên, đến gần cuối nét khuyết thì lượn lên viết nét móc phải, dừng bút bên phải ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 1 và 2 (Khoảng cách giữa 2 nét khuyết bằng 0,5 ô li, 2 đầu khuyết cân đối với nhau).

- Lia bút đến dưới ĐK ngang 3, viết nét thẳng đứng (ngắn) cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.

10’

2.2. Luyện viết câu ứng dụng

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Học thầy, học bạn.
– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết chữ H hoa và cách nối từ chữ H hoa sang chữ o.
– HS quan sát cách GV viết chữ Học.
– HS viết chữ Học và câu ứng dụng “Học thầy, học bạn.vào VTV

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng

– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết

  • HS quan sát

– HS viết

7’

2.3. Luyện viết thêm

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:

Hoa thơm ai chẳng nâng niu

Người thơm ai chẳng mến yêu mọi bề.
Ca dao
– HS viết chữ H hoa, chữ Hoa và câu ca dao vào VTV

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao

  • HS viết vào VTV

5’

2.4. Đánh giá bài viết

– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– GV nhận xét một số bài viết.

– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.

12’

3.Luyện từ

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
– HD HS quan sát từ ngữ ở BT 3 thảo luận nhóm nhỏ để tìm từ ngữ không cùng nhóm.
Chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
– HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm.

– HS xác định yêu cầu

-– HS quan sát các từ ngữ , thảo luận

– HS rút ra nhận xét

13’

4. Luyện câu
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, quan sát câu mẫu.
–HD HS thảo luận nhóm đôi: sắp xếp các từ ngữ để tạo thành câu mới.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b.
– HS đặt câu trong nhóm nhỏ và chia sẻ trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– HS xác định yêu cầu của BT 4

– HS làm việc theo nhóm

­– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn

– HS viết 1 – 2 câu vào VBT.

7’

C. Vận dụng

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói và viết tên những người thân trong gia
đình em.
– HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
– HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi và trình bày trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. .

– HS xác định yêu cầu của hoạt động

– HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi

– HS chia sẻ kết quả

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Thứ ngày tháng năm

TIẾNG VIỆT.

Bài : Bà tôi

Đọc:Bà tôi

Nghe viết: Bà tôi

(Tiết 1 + 2)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

*Kiến thức:

1. Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của
bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung
bài đọc: Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bà đối với cháu qua những việc làm quen
thuộc mỗi ngày
; biết liên hệ: quý trọng, kính yêu ông bà.
3. Nghe – viết đúng đoạn văn; viết tên người thân theo thứ tự bảng chữ cái; phân biệt
l/n, uôn/uông.

* Phẩm chất, năng lực

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm cho HS;

-Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với ông bà và người thân
trong gia đình

-Bước đầu thể hiện trách nhiệm với ông bà và người thân bằng các việc làm
- Có hứng thú học tập , ham thích lao động

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Bài viết đoạn từ Tối nào,bà cũng kể chuyện đến trên lưng. để hướng dẫn HS luyện
đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

5’

A.Khởi động:

– Yêu cầuHS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về bức tranh (trong tranh có
ai, đang làm gì, nét mặt, cử chỉ thế nào,…).
– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc:
nhân vật, tên gọi,…

– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bà tôi.

  • HS chia sẻ trong nhóm
  • HS quan sát
  • HS quan sát GV ghi tên bài đọc mới

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

10’

    1. Luyện đọc thành tiếng

– GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng thong thả, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ
chỉ đặc điểm của bà về mái tóc, giọng nói, đôi mắt, nụ cười, lúc bà kể chuyện).
– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: xoã, giản dị, thấp thoáng,
chuyện, ram ráp,…;
hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài, nhấn giọng ở
một số từ ngữ: Trông bà thật giản dị/ trong bộ đồ bà ba/ và chiếc nón lá quen thuộc.//; Bà
nở nụ cười hiền hậu, nheo đôi mắt đã có vết chân chim/ âu yếm nhìn tôi.//; Trong lúc mơ
màng,/ tôi vẫn cảm nhận được/ bàn tay ram ráp của bà/ xoa nhẹ trên lưng.//
– Yêu cầuHS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

  • HS nghe
  • HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

12’

    1. .Luyện đọc hiểu

–Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: xoã (buông toả xuống), lùa (luồn vàohay luồn qua nơi có chỗ trống hẹp), tóc sâu (tóc trắng hoặc nửa đen, nửa trắng, mọc lẻ tẻ trên đầu, cứng và gây ngứa), giản dị (đơn giản một cách tự nhiên, trong phong cách sống),
âu yếm (biểu lộ tình thương yêu, trìu mến bằng dáng điệu, cử chỉ, giọng nói), thấp thoáng (thoáng hiện rồi lại mất, lúc rõ lúc không), ram ráp (có nhiều đường hoặc nốt rất nhỏ lồi lên trên bề mặt, sờ vào không thấy mịn với mức độ ít).
– Yêu cầuHS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong
SHS.
– HS nêu nội dung bài đọc

– HS biết liên hệ bản thân: quý trọng, kính yêu ông bà.

  • HS giải nghĩa
  • HS đọc thầm
  • HS chia sẻ

ND:Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bà đối với cháu qua những việc làm quen thuộc mỗi ngày.

8’

    1. Luyện đọc lại

– Yêu cầuHS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng
đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại đoạn từ Tối nào,bà cũng kể chuyện đến trên lưng.
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Tối nào,bà cũng kể chuyện đến trên
lưng.
– HS khá, giỏi đọc cả bài.

-– HS nhắc lại nội dung bài

– HS luyện đọc

17’

2. Viết

2.1. Nghe – viết

Yêu cầuHS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn.
– HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của
phương ngữ, VD: chuyện, ấm áp, bàn tay, ram ráp, xoa,...;
– GV đọc từng cụm từ ngữ và viết đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi viết chữ đầu tiên của đoạn văn; viết dấu chấm cuối câu; không bắt buộc HS viết hoa chữ T).
– GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết

– HS xác định yêu cầu

– HS đánh vần

– HS nhìn viết vào VBT

– HS soát lỗi

– HS nghe bạn nhận xét bài viết

– HS nghe GV nhận xét một số bài viết

7’

2.2. Luyện tập chính tả – Viết tên người thân
– Yêu cầuHS xác định yêu cầu của BT 2b.
– HS quan sát, thực hiện BT vào VBT.
– HS nêu kết quả.
– HS nghe GV nhận xét

-– HS đọc yêu cầu BT

- HS làm việc theo nhóm

– HS so sánh

8’

2.3. Luyện tập chính tả – Phân biệt l/n, uôn/uông
– Yêu cầuHS xác định yêu cầu của BT 2(c).
– HD HS thực hiện BT vào VBT.
– Hd HS chơi tiếp sức thực hiện BT trên bảng lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả

­– HS xác định yêu cầu của BT 2(c)

– HS quan sát tranh và nêu kết quả

  • HS thực hiện

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Thứ ngày tháng năm 202

TIẾNG VIỆT.

Bài : Bà tôi

-MRVT: Gia đình ( tt)

-Xem kể: Những quả đào

(Tiết 3 + 4)

I. Mục tiêu:Giúp HS:

*Kiến thức:

1. MRVT: Gia đình (từ ngữ chỉ tình cảm, hoạt động thể hiện tình cảm). Sắp xếp từ
thành câu.
2. Xem – kể truyện Những quả đào.

* Phẩm chất, năng lực

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm cho HS;

-Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với ông bà và người thân
trong gia đình

-Bước đầu thể hiện trách nhiệm với ông bà và người thân bằng các việc làm
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Bài viết đoạn từ Tối nào,bà cũng kể chuyện đến trên lưng. để hướng dẫn HS luyện
đọc.
– Tranh ảnh, audio, video clip truyện Những quả đào (nếu có).
– Thẻ từ ghi sẵn từ ở BT 4 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

2’

A.Hoạt động khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài

- GV ghi bảng tên bài

  • Hs hát
  • HS lắng nghe

15’

3. Luyện từ
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3, quan sát mẫu.
– HD HS quan sát mẫu, tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải
bàn
, mỗi HS tìm 2 - 3 từ cho mỗi nhóm, ghi vào thẻ từ. Chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– HS nghe GV nhận xét kết quả.

– HS xác định yêu cầu của BT 3

– HS tìm từ ngữ theo yêu cầu

– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được

19’

4.Luyện câu

4.1. Xếp từ ngữ cho trước thành câu
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, đọc các từ ngữ cho trước.
– HD HS thực hiện BT vào VBT

– HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi và trình bày trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– HS xác định yêu cầu của BT 4

– HS làm việc trong nhóm đôi.

  • HS chia sẻ trước lớp

– HS viết vào VBT 2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3.

4.2. Luyện tập đặt câu nói về tình cảm gia đình
– HS xác định yêu cầu của BT 4b.
– HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS viết 1 – 2 câu vào VBT.
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

– HS xác định yêu cầu của BT

– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.

– HS viết 1 – 2 câu vào VBT.

5. Kể chuyện: Xem – kể

NHỮNG QUẢ ĐÀO
1. Sau một chuyến đi xa, ông mang về bốn quả đào cho bà và ba cháu nhỏ.
2. Bữa cơm chiều hôm ấy, ông hỏi các cháu:
– Các cháu thấy đào có ngon không?
Cậu bé Xuân nói:
– Đào ngon và thật là thơm. Cháu đã đem hạt đi trồng. Chẳng bao lâu, nó sẽ mọc thành một cây đào to, ông nhỉ?
– Mai sau, cháu sẽ làm vườn giỏi. – Ông hài lòng nhận xét.
3. Cô bé Vân thưa:
– Đào ngon quá, cháu cảm ơn ông. Ăn xong, cháu bỏ hạt vào thùng rác rồi ạ.
– Ồ, cháu biết bảo vệ môi trường đấy!
4. Thấy Việt chỉ chăm chú nhìn vào tấm khăn trải bàn, ông ngạc nhiên hỏi:
– Còn Việt, sao cháu chẳng nói gì?
– Dạ, cháu mang đào cho Sơn ạ. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy không muốn nhận.
Cháu đặt quả đào lên trên giường rồi trốn về.
– Cháu là người có tấm lòng nhân hậu!
Ông lão thốt lên và xoa đầu Việt.
Phỏng theo Lép Tôn-xtôi (Lev Tolstoy)

15’

5.1. Nghe GV kể chuyện Chuyện ở phố Cây Xanh

– Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

– GV kể chuyện lần thứ nhất (có thể dùng tệp ghi âm giọng kể) để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS.

– HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.

– GV kể chuyện lần thứ hai (có thể dùng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể phối hợp với tranh, hình ảnh động minh hoạ) kết hợp quan sát từng tranh minh hoạ để ghi nhớ nội dung từng đoạn của câu chuyện.

.

– HS nghe GV kể lần 1

– HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.

– HS nghe GV kể chuyện lần thứ hai

10’

5.1. Phán đoán nội dung truyện Những quả đào
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

– HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện

7’

5.2. Nói về nội dung mỗi bức tranh
– HS quan sát từng tranh, đọc câu gợi ý dưới tranh và đọc lời nhân vật (nếu có).
– HS nói về nội dung mỗi tranh từ 1 – 2 câu. HS khá, giỏi có thể nói nội dung 2 tranh

– HS quan sát từng tranh, nói về nội dung mỗi tranh

5.3. Kể từng đoạn của câu chuyện
– HS quan sát tranh và dựa vào kết quả hoạt động 5.2 để kể lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ; phân biệt giọng
các nhân vật.)
– Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.

  • HS kể nối tiếp đoạn theo tranh

5.4. Kể toàn bộ câu chuyện
– HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
– Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
– HS nói về nhân vật em thích và giải thích lí do. Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
Lưu ý: HS có thể thích các nhân vật khác (ngoài nhân vật Việt). GV hướng dẫn, khơi gợi để HS
thể hiện ý kiến, không ép buộc.

– HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi

– HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp

-HS chia sẻ

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Thứ ngày tháng năm 202

TIẾNG VIỆT.

Bài : Bà tôi

-Viết bưu thiếp

-Đọc một bài văn về gia đình

(Tiết 5 + 6)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

*Kiến thức:

1. Viết bưu thiếp.
2.Chia sẻ một bài văn đã tìm đọc về gia đình.
3. Hát bài hát về ông bà, nói 1 – 2 câu về bài hát.

* Phẩm chất, năng lực

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm cho HS;

-Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với ông bà và người thân
trong gia đình

-Bước đầu thể hiện trách nhiệm với ông bà và người thân bằng các việc làm
II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– HS mang tới lớp bài văn về gia đình đã tìm đọc.
– HS chuẩn bị bút màu và vật dụng để trang trí bưu thiếp.

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

3’

A.Hoạt động khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài

- GV ghi bảng tên bài

  • Hs hát
  • HS lắng nghe

7’

1. Viết bưu thiếp
1.1. Phân tích mẫu
– HS xác định yêu cầu của BT 6a: đọc và trả lời câu hỏi trong nhóm đôi.
– Một vài HS nói trước lớp.
– HS nhận xét về cách bạn Việt Tùng viết nội dung và trình bày bưu thiếp.

– HS xác định yêu cầu của BT

– HS chia sẻ trước lớp

– HS nhận xét

10’

1.2. Viết bưu thiếp
– HS xác định yêu cầu của BT 6b, nói những điều em sẽ viết trong bưu thiếp chúc
mừng sinh nhật một người thân.
– HS viết bưu thiếp.
– Một vài HS đọc bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– HS xác định yêu cầu của BT

– HS nói với bạn về bức tranh của em:

– HS chia sẻ trước lớp

15’

C. Vận dụng

1. Đọc mở rộng

1.1. Chia sẻ về một bài văn đã đọc về gia đình
– HS xác định yêu cầu của BT 1a.

– HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ, hình ảnh em
thích,…
– Một vài HS chia sẻ trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.

-– HS nhắc lại nội dung bài

– HS xác định yêu cầu của BT 1a.

– HS chia sẻ

1.3. Viết Phiếu đọc sách (VBT)

– Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.

– HD Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét

– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.

  • HS chia sẻ

17’

2. Trò chơi Ca sĩ nhí
– HS hát bài hát về ông bà trong nhóm, hát trước lớp.
– HS nói về bài hát.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– HS chơi trò chơi Ca sĩ nhí

– HS nêu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.