Giáo án tiếng việt lớp 2 tuần 4 sách chân trời sáng tạo

Giáo án tiếng việt lớp 2 tuần 4 sách chân trời sáng tạo

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt lớp 2 tuần 4 sách chân trời sáng tạo

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Thứ ngày tháng năm 202

TIẾNG VIỆT.

Bài : Những cái tên

Đọc: Những cái tên

(Tiết 1 + 2)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Nói với bạn về tên của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình – mong ước mà cha mẹ gửi gắm; biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên riêng của mình.

* Phẩm chất, năng lực

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học. Năng lực hợp tác và khả năng làm việc nhóm.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có ý thức tập thể và trách nhiệm cá nhân

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

.III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

5’

A.Hoạt động khởi động:

– Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về tên của em: tên em là gì, ý nghĩa của tên, điều mong ước của cha mẹ khi đặt tên cho em,...

– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Những cái tên.

–Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, việc làm của các nhân vật,…

- Hs nghe và nêu suy nghĩ

- HS chia sẻ trong nhóm

- HS quan sát

- HS đọc

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

10’

1.1. Luyện đọc thành tiếng

1. Đọc

1.1. Luyện đọc thành tiếng

– GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng đọc thong thả, trong sáng, vui tươi).

– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: bao nhiêu, bấy nhiêu, ước,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ.

– HD HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- HS nghe đọc

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

20’

1.2. Luyện đọc hiểu

– Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó,

VD: vô hình (không có hình thể, không nhìn thấy được),...

– Yêu cầu HS đọc thầm bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.

- HS giải nghĩa

- HS đọc thầm

- HS chia sẻ

15’

1.3. Luyện đọc lại

– Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

– GV đọc lại khổ thơ thứ hai và ba.

– HD HS luyện đọc trong nhóm khổ thơ thứ hai và ba.

– HD HS luyện đọc thuộc lòng khổ thơ thứ hai theo cách GV hướng dẫn (PP xoá dần).

– HD HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.

– Một vài HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc

– HS liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng đáng với tên mình – với mong ước mà cha mẹ gửi gắm.

-– HS nhắc lại nội dung bài

– HS nghe GV đọc

– HS luyện đọc

– HS luyện đọc thuộc lòng

- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.

ND: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em.

17’

1.4. Luyện tập mở rộng

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo-Tên ai cũng đẹp.

– HD HS viết và trang trí bảng tên của mình (VBT).

– HS nghe một vài bạn trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả.

– HS xác định yêu cầu

– HS viết và trang trí bảng tên của mình (VBT).

- HS chia sẻ trước lớp

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Thứ ngày tháng năm 202

TIẾNG VIỆT.

Bài : Những cái tên

Viết: Chữ hoa C

Viết hoa tên người

(Tiết 3 + 4)

I. Mục tiêu:Giúp HS:

*Kiến thức:

1.Viết đúng kiểu chữ hoa C và câu ứng dụng.

2. Viết hoa tên riêng của người.

3. Nói với người thân về tên các bạn trong lớp

* Phẩm chất, năng lực.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

– Những tờ giấy viết tên HS (có thể viết cách điệu, sáng tạo).

– Mẫu chữ viết hoa C.

– Bảng phụ ghi khổ thơ thứ hai và ba.

– Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.

– Ảnh HS trong lớp (nếu được) để làm BT

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

3’

A.Hoạt động khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa C và câu ứng dụng.

- GV ghi bảng tên bài

- Hs hát

- HS lắng nghe

10’

2. Viết

2.1. Luyện viết chữ C hoa

–Cho HS quan sát mẫu chữ C hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ C hoa.

* Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét cong phải.

* Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét cong trái nhỏ phía trên ĐK ngang 2, lượn vòng lên chạm ĐK dọc 3 viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 2 (Chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút).

– GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C hoa.

– GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C hoa.

– HD HS viết chữ C hoa vào bảng con.

–HD HS tô và viết chữ C hoa vào VTV

-– HS quan sát mẫu

– HS quan sát GV viết mẫu

– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C hoa.

– HS viết vào bảng con, VTV

10’

2.2. Luyện viết câu ứng dụng

–Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Có chí thì nên”

– GV nhắc lại quy trình viết chữ C hoa và cách nối từ chữ C hoa sang chữ o

– GV viết chữ

– HD HS viết chữ Có và câu ứng dụng “Có chí thì nên” vào VTV

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng

– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết

- HS quan sát

– HS viết

7’

2.3. Luyện viết thêm

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:

Tre già ôm lấy măng non

Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày.

Tố Hữu

– HS viết chữ C hoa, chữ Chắt và câu thơ vào VTV.

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao

- HS viết vào VTV

5’

2.4. Đánh giá bài viết

– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– GV nhận xét một số bài viết.

– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.

12’

2. Luyện từ

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.

– HD HS quan sát các từ ngữ ở trong các thẻ màu xanh và các thẻ màu hồng, thảo luận nhóm nhỏ để nhận xét cách viết các từ ngữ thuộc mỗi nhóm và giải thích. Chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS nghe GV nhận xét kết quả.

– HS xác định yêu cầu

-– HS quan sát các từ ngữ , thảo luận

– HS rút ra nhận xét: Khi viết tên riêng của người, em cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

13’

3. Luyện câu

4.1. Nhận diện tên riêng của người

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, quan sát tranh, đọc lại bài thơ Tên.

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, xác định các tên riêng được nhắc đến trong bài thơ.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

– HS xác định yêu cầu của BT 4

– HS làm việc theo nhóm

­– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn

4.2. Viết tên riêng các bạn trong lớp

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b.

– HS mỗi nhóm nhận ảnh 2 bạn trong lớp có tên riêng bắt đầu bằng chữ cái A, Ă, Â, B, C.

– HD HS viết tên hai bạn trong ảnh và chia sẻ trong nhóm cách em viết tên riêng của các bạn trong ảnh.

– HS nghe bạn và GV nhận xét cách viết. – Yêu cầu HS viết vào VBT tên các bạn trong ảnh.

– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn

– HS xác định yêu cầu của BT 4b

– HS làm việc theo nhóm

– HS viết vào VBT

– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn

7’

C. Vận dụng

–Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói với người thân về tên của các bạn trong lớp.

– GV hướng dẫn những nội dung có thể nói với người thân:

+ Em được nghe những bạn nào trong lớp chia sẻ về tên mình?

+ Lí do bố mẹ đặt tên cho bạn như thế?

+ Em thích tên bạn nào? Vì sao? +

– Nếu còn thời gian, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện hoạt động theo nhóm nhỏ ở lớp trước khi trao đổi với người thân ở nhà.

– Yêu cầu HS nói trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét cách em nói về tên các bạn

– HS xác định yêu cầu của hoạt động

– HS nghe

– HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.

– HS nói trước lớp và chia sẻ

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Thứ ngày tháng năm

TIẾNG VIỆT.

Bài : Cô gió

Đọc:Cô gió

Nghe viết: Ai dậy sớm

(Tiết 1 + 2)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

*Kiến thức:

1. Nói về lợi ích của gió đối với người và vật; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Ai cũng yêu quý cô gió vì cô luôn đi khắp đó đây để làm những việc có ích; biết liên hệ bản thân: yêu mến cuộc sống, luôn vui tươi, làm việc có ích.

3. Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt ai/ay.

* Phẩm chất, năng lực

- Có hứng thú học tập , ham thích lao động

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

– Một số chong chóng nhiều màu sắc (nếu có) để tổ chức hoạt động khởi động.

– Đoạn viết từ Cô không có hình dáng đến không bao giờ nghỉ để hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

5’

A.Hoạt động khởi động:

– Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về lợi ích của gió đối với người và vật. Một vài HS cầm chong chóng chạy và trả lời câu hỏi: Nhờ đâu chong chóng quay được?

– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, tên gọi, điểm đáng yêu của nhân vật,…

– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Cô gió.

- HS chia sẻ trong nhóm

- HS quan sát

- HS quan sát GV ghi tên bài đọc mới

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

10’

1.1 Luyện đọc thành tiếng

– HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của cô gió. Câu cảm đọc giọng ngạc nhiên, tươi vui; lời hát của cô gió đọc vui, nhẹ nhàng).

– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: miền đất, hình dáng, quay,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Vì tính cô hay giúp người / nên ai cũng yêu cô. //; Hình dáng của cô / là ở những việc có ích / mà cô làm cho người khác. //;…

– HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớ

-

- HS nghe

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

12’

1.2 .Luyện đọc hiểu

– Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: khô hạn (khô, không có nước), dáng hình (hình của một vật làm thành vẻ riêng bên ngoài của nó),...

– Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.

– HS nêu nội dung bài đọc

– HS liên hệ bản thân: yêu mến cuộc sống, luôn vui tươi, làm việc có ích

- HS giải nghĩa

- HS đọc thầm

- HS chia sẻ

ND:Ai cũng yêu quý cô gió vì cô luôn đi khắp đó đây để làm những việc có ích.

8’

1.3 Luyện đọc lại

– Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

– GV đọc lại đoạn từ Cô không có hình dáng đến không bao giờ nghỉ.

– HD HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn “Cô không có hình dáng đến không bao giờ nghỉ”.

– HS khá, giỏi đọc cả bài

-– HS nhắc lại nội dung bài

– HS luyện đọc

17’

2. Viết

2.1. Nghe – viết

– Yêu cầu HS đọc đoạn thơ, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn thơ: Điều gì chờ đón những người dậy sớm?

– HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: bước, vừng đông,... ; hoặc do ngữ nghĩa, VD: dậy.

– GV đọc từng dòng thơ để viết vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào 3 – 4 ô đầu mỗi dòng thơ. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).

– HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, nghe GV đọc lại bài viết, giúp bạn soát lỗi.

– HS nghe bạn nhận xét bài viết.

– HS nghe GV nhận xét một số bài viết

– HS xác định yêu cầu

– HS đánh vần

– HS nhìn viết vào VBT

– HS soát lỗi

– HS nghe bạn nhận xét bài viết

– HS nghe GV nhận xét một số bài viết

7’

2.2. Luyện tập chính tả

Phân biệt ai/ay

– Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT và đọc lại bài viết.

– HD HS tìm trong bài viết các tiếng có vần ai hoặc vần ay và chia sẻ trong nhóm nhỏ.

– HD HS so sánh vần ai và vần ay.

-– HS đọc yêu cầu BT

- HS làm việc theo nhóm

– HS so sánh

8’

2.3. Luyện tập chính tả

Phân biệt ai/ay

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2(c).

– HD HS quan sát tranh, nói với bạn các từ ngữ chứa tiếng có vần ai hoặc vần ay phù hợp với hình. (Lưu ý: HS có thể đưa ra nhiều từ ngữ khác nhau, chỉ cần có đúng tiếng chứa vần cần tìm: cành mai/ nhành mai/ hoa mai/ mai vàng/ bông mai – quả vải/ trái vải / chùm vải – bao tay/ găng tay/ tất tay – váy đầm/ váy dài)

– HD HS viết các từ ngữ tìm được vào VBT (Lưu ý: GV có thể cho HS đặt câu (nói) có từ ngữ chứa ai/ây đã tìm được).

– HS nghe bạn nhận xét và GV nhận xét bài làm.

­– HS xác định yêu cầu của BT 2(c).

– HS quan sát tranh và nêu kết quả

- HS thực hiện

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Thứ ngày tháng năm 202

TIẾNG VIỆT.

Bài : Cô gió

-MRVT: Bạn bè

-Nghe kể: Chuyện ở phố cây xanh

(Tiết 3 + 4)

I. Mục tiêu:Giúp HS:

*Kiến thức:

1. MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ phẩm chất); đặt câu với từ ngữ tìm được.

2. Nghe – kể Chuyện ở phố Cây Xanh.

* Phẩm chất, năng lực

- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

– Tranh ảnh, audio, video clip truyện Chuyện ở phố Cây xanh (nếu có).

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

2’

A.Hoạt động khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài

- GV ghi bảng tên bài

- Hs hát

- HS lắng nghe

15’

3. Luyện từ

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3, quan sát các tiếng trong bông hoa, cành lá.

– HD HS chọn tiếng trong bông hoa ghép được với tiếng trong cành lá để tạo thành từ ngữ.

– HD HS chơi tiếp sức để ghép các từ ngữ.

– Yêu cầu HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần). – HS nghe GV nhận xét kết quả.

– HS xác định yêu cầu của BT 3

– HS tìm từ ngữ theo yêu cầu

– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được

19’

4.Luyện câu

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4.

– HD HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.

– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.

– HS nghe bạn và GV nhận xét câu

. –HD HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3.

– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn

– HS xác định yêu cầu của BT 4

– HS làm việc trong nhóm đôi.

- HS chia sẻ trước lớp

– HS viết vào VBT 2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3.

5. Kể chuyện (Nghe – kể)

CHUYỆN Ở PHỐ CÂY XANH

1. Dê con là một hoạ sĩ nổi tiếng, sống ở phố Cây Xanh. Dê con treo các ấm trà cho khu vườn trong nhà của mình. Thấy khu vườn đẹp quá, cư dân xung quanh đều làm theo. Từ đó, phố Cây Xanh còn được gọi là phố Ấm Trà.

2. Khi hươu con chuyển đến phố Cây Xanh, cậu nhìn khắp phố rồi trang trí những ngôi sao cho khu vườn của mình. Cún con nhìn thấy bèn góp ý:

– Cậu làm không đúng rồi. Vườn nhà ở phố chúng ta chỉ treo ấm trà thôi.

Hươu con đáp:

– Mình biết, nhưng mình có ý tưởng riêng. Mình trang trí vườn theo cách mình yêu thích.

3. Trở về nhà sau cuộc nói chuyện với hươu con, cún con suy nghĩ mãi. Rồi cậu quyết định thay đổi cách trang trí khu vườn nhà mình. Cậu sơn hàng rào cho khu vườn bằng màu xanh mà cậu yêu thích.

4. Mọi người nhìn thấy hươu con và cún con làm liền thích thú về trang trí lại khu vườn theo sở thích của mình. Bây giờ, phố Cây Xanh có nhiều ngôi nhà có những khu vườn được trang trí khác nhau.

Theo Trần Linh Linh, Hà Giang dịch

15’

5.1. Nghe GV kể chuyện Chuyện ở phố Cây Xanh

– Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

– GV kể chuyện lần thứ nhất (có thể dùng tệp ghi âm giọng kể) để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS.

– HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.

– GV kể chuyện lần thứ hai (có thể dùng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể phối hợp với tranh, hình ảnh động minh hoạ) kết hợp quan sát từng tranh minh hoạ để ghi nhớ nội dung từng đoạn của câu chuyện.

– HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

– HS nghe GV kể lần 1

– HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.

– HS nghe GV kể chuyện lần thứ hai

10’

5.2. Kể từng đoạn của câu chuyện

– Yêu cầu HS quan sát tranh và câu gợi ý để kể lại từng đoạn, 2 đoạn của câu chuyện trước lớp.

– HD HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)

– HD Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.

– HS quan sát tranh

- HS làm việc theo nhó

- HS chia sẻ trước lớp

– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.

7’

5.3. Kể toàn bộ câu chuyện

– Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.

– Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.

– Yêu cầu HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do. Trao đổi về nội dung câu chuyện.

– HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi

– HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp

-HS chia sẻ

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Thứ ngày tháng năm 202

TIẾNG VIỆT.

Bài : Cô gió

-Đặt tên cho bức tranh

-Nói về bức tranh

(Tiết 5 + 6)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

*Kiến thức:

1. Đặt tên tranh.

2. Chia sẻ bài văn đã đọc về trẻ em.

3. Chơi trò chơi Gió thổi để nói về những đặc điểm riêng/ nét đáng yêu của các bạn trong lớp.

* Phẩm chất, năng lực

- Thân thiện, hòa nhã biết giúp đỡ bạn bè

- Phát triển óc thẫm mĩ

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

– Thẻ từ (hoặc thẻ hoa, lá như SHS (tr.39) ghi sẵn các tiếng ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

– HS mang tới lớp bức tranh em thích, truyện về thiếu nhi đã đọc

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

3’

A.Hoạt động khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài

- GV ghi bảng tên bài

- Hs hát

- HS lắng nghe

7’

6. Đặt tên cho bức tranh

6.1. Phân tích mẫu

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a, quan sát, đọc tên bức tranh, trả lời câu hỏi trong nhóm.

– Một vài nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. – HS nhận xét về cách đặt tên bức tranh.

– HS xác định yêu cầu của BT

– HS chia sẻ trước lớp

– HS nhận xét

10’

6.2. Đặt tên cho bức tranh em thích

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b.

– GV hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Người, vật trong tranh có gì đặc biệt?

+ Em đặt tên bức tranh là gì?

– HD HS viết tên tranh vào VBT.

– HD HS có thể dán tranh và tên vào Góc sản phẩm của lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét

– HS xác định yêu cầu của BT

– HS nói với bạn về bức tranh của em:

– HS chia sẻ trước lớp

15’

C. Vận dụng

1. Đọc mở rộng

1.1. Chia sẻ một bài văn đã đọc về trẻ em

– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a.

– Yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ em thích,….

– Một vài HS chia sẻ trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

-– HS nhắc lại nội dung bài

– HS xác định yêu cầu của BT 1a.

– HS chia sẻ

1.2. Viết Phiếu đọc sách (VBT)

– Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.

– HD Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét

– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.

- HS chia sẻ

17’

3. Chơi trò chơi Gió thổi

– GV hướng dẫn cách chơi trò chơi

– HS chơi trò chơi Gió thổi để nói về đặc điểm riêng/ nét đáng yêu của các bạn trong lớp.

+ Quản trò: Gió thổi! Gió thổi!

+ Cả lớp: Thổi gì? Thổi gì?

+ Quản trò: Gió thổi bay mái tóc bồng bềnh của bạn Lam. (Các bạn đứng gần Lam hoặc Lam hất tung mái tóc của Lam.) + …

– HS nêu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi hoặc nói về đặc điểm riêng hoặc nét đáng yêu của một bạn trong lớp mà em thích.

– HS chơi trò chơi Gió thổi

– HS nêu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.