Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Tuần:……….. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài 1, 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG;
NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống : trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.
- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận.
- Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh, mẫu vật về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Hòn đá, một đồ vật, một cây xanh, tranh ảnh về động vật.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu HS môi nhóm nêu một số sinh vật gần gũi xung quanh cuộc sống của các em?
HS: Cây bàng, con gà, con lợn, con trâu, cây lúa…..
B2: GV: Em hãy cho biết những sinh vật trên có tác động như thế nào tới cuộc sống của chugns ta?
HS: Giúp ích cho cuộc sống của con người.
B3: GV: Vậy sinh vật có hại cho con người không?
HS: Có thể trả lời đúng hoặc sai.
B4: Những vấn đề trên là 1 phần của nội dung “nhiệm vụ của sinh học” chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. (3’) Mục tiêu: Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng B1: GV cho học sinh kể tên một số, cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây,1 con, 1 đồ vật. - HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế. B2: - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : - Con cá, cây đậu cần điều kiện gì để sống? - Cái bàn(hòn đá) có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không? - Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước? - Yêu cầu thấy được con cá và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn hòn đá không thay đổi. B3: GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời. B4: GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - 1 vài HS, bổ sung. Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống (13’) Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống : trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ. B1: GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 3 và cột 6 và 7. - HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7. B2: GV giải thích giúp HS hiểu : + Trao đổi chất : Lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải ra ngoài. VD : Quá trình quang hợp, quá trình hô hấp,... + Lớn lên : Sinh trưởng và phát triển. VD : Sự lớn lên của cây bưởi, con gà,... + Sinh sản : VD : Sự ra hoa, kết quả của cây phượng, mèo đẻ con,... + Cảm ứng VD : Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ B3: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ. - HS hoàn thành bảng SGK trang 6 (HS điền vào VLT) `- 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS ghi tiếp các VD khác vào bảng. B4: GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét. - GV hỏi: qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống? Đáp án Bảng SGK/6 | 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống - Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản.
2. Đặc điểm của cơ thể sống: + Trao đổi chất với môi trường. + Lớn lên và sinh sản. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên (8’) a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật B1: GV: yêu cầu HS làm bài tập mục trang 7 SGK. - Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...) - Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì? B2: HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 GSK (ghi tiếp 1 số cây, con khác). B3: Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét. B4: Rút ra kết luận: sinh vật đa dạng. Hoạt động 4: Nhiệm vụ của sinh học (8’) B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi: - Chương trình Sinh học THCS gồm các phần nào ? - Nhiệm vụ của sinh học là gì? Vì sao sinh học lại có nhiệm vụ đó. - Nhiệm vụ của Thực vật học là gì ? ý nghĩa của việc nghiên cứu Thực vật học. - HS đọc thông tin SGK từ 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi. B2: GV gọi 1-3 HS trả lời. B3: GV cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe. - Theo các em thế nào là sử dụng hợp lí thực vật ? - HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn. - HS nhắc lại nội dung vừa nghe. | 3. Sinh vật trong tự nhiên: a.Sự đa dạng của thế giới sinh vật: Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người b.Các nhóm sinh vật trong tự nhiên : Sinh vật được chia thành 4 nhóm chính: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật. 4. Nhiệm vụ của sinh học: - Nhiệm vụ của sinh học.(SGK trang 8) - Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8) |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm.
Chọn đáp án đúng:
1/ Trong những nhóm vật sau đây, nhóm nào gồm toàn vật sống?
A. Cây tre,con cóc,con khỉ,cây cột điện. B. Cây nến,con mèo,con lật đật,cây xương rồng.
C. Cây táo, cây ổi, con gà, con chó. D. Cây cà phê, cái thước kẻ, con dao, con cá.
2/ Đặc điểm chung của cơ thể sống là :
A. Có sự trao đổi chất với môi trường. B. Có khả năng di chuyển.
C. Có khả năng sinh sản. D. Cả A, B và C.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Là HS em phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học.
- Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.
- Đọc trước Bài 3/ SGK, sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu thêm thông tin về một số loài thực vật.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng
- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu tự nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước..;Bảng phụ. Một số mẫu cây sống trên cạn và mẫu cây sống dưới nước.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở tiểu học.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể một vài loài thực vật mà em biết ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu HS nêu 1 số loài thực vật và đặc điểm của chúng mà em quan sát được.
- HS: Kể tên một số loài thục vật ở cuộc sống xung quanh.
- Chúng đều có màu xanh, không di chuyển được, tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B2: GV yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của thực vật.
- HS có thể trả lời đúng hoặc sai.
B3: GV: Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Thực vật có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta và với thế giới sinh vật. Ta cùng xét.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật (18’) Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng B1: GV giới thiệu tranh : - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và: Quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức. - HS quan sát , hoạt động nhóm. - HS quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo. Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật. B2: Hoạt động nhóm 4 người + Thảo luận câu hỏi SGK trang 11. B3: Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật. - Phân công trong nhóm: + 1 bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự cho cả nhóm cùng nghe) + 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm. VD: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn. + Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp, lá to, bản rộng,... B4: GV kiểm tra có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung. - GV chốt kiến thức về sự đa dạng của thực vật. - TV sống ở khắp nơi trên Trái đất, ở các miền khí hậu khác nhau đều có những loài thực vật thích hợp sống thể hiện sự thích nghi cao với môi trường. TV ở miền nhiệt đới phong phú nhất. - Thực vật rất đa dạng và phong phú, vậy em hãy kể tên một số vai trò của thực vật mà em biết ? GV gợi ý : Đối với tự nhiên, đối với con người, và đối với động vật,... Gv: Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái đất, ở nhiều môi trường sống khác nhau và nó có rất nhiều vai trò đối với tự nhiên và đối với con người. - Là học sinh, em phải làm gì để bảo vệ thực vật ? - HS nêu được một số vai trò của thực vật: Đối với tự nhiên: làm giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu,... Đối với động vật: Cung cấp thức ăn và chỗ ở,... Đối với con người: cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, thuốc chữa bệnh,.. - Không ngắt lá bẻ ngọn, không phá hoại cây xanh, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ... Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật (14’) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng B1: Yêu cầu HS làm bài tập mục SGK trang 11. - GV treo bảng phụ. - HS làm bài vào vở luyện tập, hoàn thành các nội dung. - HS lên bảng trình bày. - HS khác nhận xté, bổ sung : B2: GV chữa nhanh vì nội dung đơn giản. B3: GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật: + Lấy roi đánh con chó -> chó chạy và sủa + Lấy roi đánh vào thân cây bàng -> cây bàng vẫn đứng yên. + Con gà, con mèo: chạy, đi. + Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng. - Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật. B4: GV: Nhận xét: động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng. - Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật. - HS khác nhắc lại : đặc điểm chung của thực vật. | 1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật: - Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, chúng có rất nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống. 2. Đặc điểm chung của thực vật: - Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Phần lớn không có khả năng di chuyển. Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
|
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài
- Làm bài tập trắ nghiệm : Chọn đáp án đúng:
1/ Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là:
A. Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.
B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển.
C. Thực vật rất đa dạng và phong phú.
D. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên và sinh sản.
2/ ở vùng sa mạc, vùng băng giá có rất ít thực vật vì:
A. ở xa mạc khí hậu rất khắc nghiệt.
B. ở vùng băng giá nhiệt độ qúa thấp.
C. Cây không thể sống trên cát và băng tuyết được.
D. ở đó thiếu những điều kiện cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Thực vật nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
- Dựa vào đặt điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi trong vở Luyện tập sinh học 6.
- Đọc mục : Em có biết?
- Đọc trước Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- Chuẩn bị: Tranh cây hoa hồng, hoa cải.
- Mẫu cây: dương xỉ, cây cỏ, cây rau cải có hoa,...
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ?
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả).
- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm qua các dấu hiệu : Thời gian sống, số lần ra hoa kết quả trong đời.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin.
- Vận dụng vào thực tế kể ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa, cây 1 năm và cây lâu năm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, bảo vệ chăm sóc thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 4.1; 4.2 SGK. Mẫu cây cà chua, cây đậu (có cả hoa quả, hạt- nếu có), cây dương xỉ.
2. Chuẩn bị của học sinh: HS sưu tầm tranh, cây dương xỉ, rau bợ...
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu các nhóm HS trình bày sự chuẩn bị của mình về các nhóm thực vật có hoa và không có hoa. Các mẫu được xếp thành 2 nhóm.
- HS đại diện mỗi nhóm lần lượt lên bảng trình bày.
B2: GV yêu cầu HS nêu điểm giống nhau và khác nhau của 2 nhóm.
- HS có thể nêu đúng hoặc sai.
B3: GV kết luận: Sự khác nhau cơ bản nhất là cơ quan sinh sản.
B4: GV: Có những nhóm thực vật nào, và vì sao người ta lại phân chia như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa (22,) Mục tiêu: Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả). B1: HS quan sát hình 4.1 SGK trang 13, đối chiếu với bảng 1 SGK trang 13 ghi nhớ kiến thức về các cơ quan của cây cải. + Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. B2: GV đưa ra câu hỏi sau: + Rễ, thân, lá, là............. + Hoa, quả, hạt là............... +Chức năng của cơ quan sinh sản là.. +Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là............ - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa? + Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - HS đọc phần trả lời nối tiếp luôn câu hỏi của GV (HS khác có thể bổ sung). + Cơ quan sinh dưỡng. + Cơ quan sinh sản. + Sinh sản để duy trì nòi giống. + Nuôi dưỡng cây. B3: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa? - GV theo dõi hoạt động của các nhóm, có thể gợi ý hay hướng dẫn nhóm nào còn chậm... - GV chữa bài bảng 2 bằng cách gọi HS của các nhóm trình bày. - GV lưu ý HS cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt (bào tử) - GV nêu câu hỏi: Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm? - HS quan sát tranh và mẫu của nhóm chú ý cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - Kết hợp hình 4.2 SGK trang 14 rồi hoàn thành bảng 2 SGK trang 13. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện của nhóm trình bày ý kiến của mình cùng với giới thiệu mẫu đã phân chia ở trên. - Các nhóm khác có thể bổ sung, đưa ra ý kiến khác để trao đổi. B4: GV cho HS đọc mục và cho biết: - Thế nào là thực vật có hoa và không có hoa? - GV chữa nhanh bằng cách đọc kết quả đúng để HS giơ tay, tìm hiểu số lượng HS đã nắm được bài. ? GV yêu cầu HS nêu được các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa. - Gv gợi ý HS lấy các ví dụ gần gũi với đời sống - GV dự kiến một số thắc mắc của HS khi phân biệt cây như: cây thông có quả hạt, hoa hồng, hoa cúc không có quả, cây su hào, bắp cải không có hoa... - Qua đó giải thích thắc mắc cho HS. HS khác nhắc lại: - HS làm nhanh bài tập SGk trang 14. -HS lấy được các ví dụ: - Cây có hoa: cây sen, cây mướp, cây bàng,… - Cây không có hoa: Cây rêu, cây dương xỉ, cây thông,… Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm (8,) Mục tiêu: Phân biệt cây một năm và cây lâu năm qua các dấu hiệu : Thời gian sống, số lần ra hoa kết quả trong đời. B1: GV viết lên bảng 1 số cây như: Cây lúa, ngô, mướp gọi là cây một năm. Cây hồng xiêm, mít, vải gọi là cây lâu năm. - Tại sao người ta lại nói như vậy? - HS thảo luận nhóm, ghi lại nội dung ra giấy. Có thể là: lúa sống ít thời gian, thu hoạch cả cây. Hồng xiêm cây to, cho nhiều quả, ra nhiều quả trong vòng đời.... B2: GV hướng cho HS phân biệt cây một năm và cây lâu năm qua các dấu hiệu : - Thời gian sống - Số lần ra hoa kết quả trong vòng đời. - HS thảo luận theo hướng: thời gian sống của cây, cây đó ra quả bao nhiêu lần trong đời để phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. - Ví dụ: B3: GV cho SH kể thêm 1 số cây loại 1 năm và lâu năm. B4: GV chốt lại kiến thức. | 1.Thực vật có hoa và thực vật không có hoa - Thực vật có 2 nhóm: thực vật có hoa và thực vật không có hoa. + Thực vật có hoa: có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. + Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
2.Cây một năm và cây lâu năm - Cây 1 năm ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời. - Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Chọn câu trả lời đúng :
1/ Trong những cây sau đây, những nhóm cây nào toàn cây có hoa ?
A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.
B. Cây bưởi, cây dương xỉ, cây rau bợ, cây cải.
C. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây rêu.
D. Cây dừa, cây hành, cây thông, cây hoa hồng.
E. Cây hoa hụê, cây hoa cúc, cây lúa, cây hoa hồng.
2/ Trong những cây sau đây, những nhóm cây nào toàn cây 1 năm ?
A. Cây xoài, cây bưởi, cây đậu, cây lạc
B. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây cải.
C. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây điều.
D. Cây xu hào, cây bắp cải, cây cà chua, cây dưa chuột.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Em hãy tìm hiểu xem cây lúa, cây ngô, cây đậu, cây lạc, cây mía từ khi nảy mầmđến khi chết kéo dài thời gian bao lâu?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị 1 số cây rêu tường.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
CHƯƠNG I : TẾ BÀO THỰC VẬT
Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
- Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp và kính hiển vi.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kính lúp cầm tay, kính hiển vi. Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ cây nhỏ...
2. Chuẩn bị của học sinh: 1 đám rêu, rễ hành.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Hoàn thành sơ đồ sau:
Cơ quan sinh dưỡng
Cây xanh có hoa
Cơ quan sinh sản
- Lấy 3 ví dụ về cây xanh có hoa và 3 cây xanh không có hoa ?
- Lấy 3 ví dụ về cây một năm và 3 cây lâu năm ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu 1 học sinh đọc bản tin khoa học cho cả lớp nghe
Bản tin khoa học: “Xin chào vi khuẩn”
Vi khuẩn là một nhóm (giới hoặc vực) vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, phân bố khắp mọi nơi và phát triển nhanh chóng ở những nơi có đủ thức ăn, độ ẩm, và nhiệt độ tối ưu cho sự phân chia và lớn lên của chúng. Chúng có thể được mang đi bởi gió từ nơi này sang nơi khác. Cơ thể người là nơi cư trú của hằng tỷ vi sinh vật; chúng ở trên da, đường ruột, trong mũi, miệng và những nơi hở khác của cơ thể. Chúng có trong không khí mà ta thở, nước ta uống và thức ăn ta ăn.
B2: GV: Đã bạn nào từng nhìn thấy vi khuẩn?
HS:....
B3: GV: Để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được chúng ta sử dụng một số loại kính hỗ trợ, đó là kính lúp và kính hiển vi. Bài hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về hai loại kính này!
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng (10, ) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. B1: Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 17, cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào? - Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo. - HS cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên. - Trình bày lại cách sử dụng kính lúp cho cả lớp cùng nghe. B2: Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay. - Yêu cầu HS đọc nội dung hướng dẫn SGK trang 17, quan sát hình 5.2 SGK trang 17. B3: Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng kính lúp. - HS quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy, vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy. B4: GV: Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của HS và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu. Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng (20,) Mục tiêu: Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi. B1: 1: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vì mỗi nhóm (6 - 7HS) có 1 chiếc kính. - Đặt kính trước bàn trong nhóm cử 1 người đọc SGK trang 18 phần cấu tạo kính. B2: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm vì mỗi nhóm (6 - 7HS) có 1 chiếc kính. - Cả nhóm nghe đọc kết hợp với hình 5.3 GSK trang 18 để xác đinh các bộ phận của kính. - Trong nhóm nhắc lại 1-2 lần để cả nhóm cùng nắm đầy đủ cấu tạo của kính. - Các nhóm còn lại chú ý nghe rồi bổ sung (nếu cần). B3: GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện của 1-2 nhóm lên trước lớp trình bày. - Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao? - HS có thể trả lời những bộ phận riêng lẻ như ốc điều chỉnh hay ống kính, gương.... - Đọc mọc SGk trang 19 nắm được các bước sử dụng kính. - HS cố gắng thao tác đúng các bước để có thể nhìn thấy mẫu. - GV nhấn mạnh: đó là thấu kính vì có ống kính để phóng to được các vật. B4: 2: Cách sử dụng kính hiển vi - GV làm thao thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi từng bước. - GV phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để tập quan sát. | 1. Kính lúp và cách sử dụng: + Kính lúp gồm 2 phần: Tay cầm : bằng nhựa hoặc bằng kim loại. Mắt kính : tấm kính trong lồi 2 mặt. + Cách sử dụng : để mắt kính sát mẫu vật từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật thì dừng lại. 2. Kính hiển vi và cách sử dụng: + Cấu tạo : Kính hiển vi có 3 phần chính: - Chân kính. Thân kính. Bàn kính + Cách sử dụng: - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. - Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để nhìn rõ vật. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Gọi 1-2 HS lên trình bày lại cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi.
- Nhận xét, đánh giá điểm nhóm nào học tốt trong giờ.
- Thu dọn phòng thực hành
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Yêu cầu các nhóm lần lượt quan sát vật mẫu bằng kính lúp và kính hiển vi. Sau đó mô tả lại hình thái đối tượng?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và làm bài tập trong sách Luyện tập. Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành, 1 quả cà chua chín.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát dưới kính hiển vi
- Quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vảy hành, tế bào cà chua.Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm.
- Vẽ tế bào quan sát được
3. Thái độ:
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.
- Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được.
- ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Biểu bì vẩy hành và thịt quả cà chua chín.
- Kính hiển vi, bộ đồ dùng thực hành ( 7 bộ )
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Mỗi nhóm một củ hành và một quả cà chua chín.
- Học kỹ lại bài 5.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu học sinh làm việc với phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1: Em muốn là nhà khoa học
Em hãy cho biết các dụng cụ dưới đây sử dụng để làm gi?
Cân điện tử d. Kính thiên văn
Ống nghe (y tế) e. Kính lúp
Đồng hồ bấm giây f. Thước mét.
Dụng cụ nào sẽ giúp các nhà khoa học trong việc quan sát những tình huống sau:
Nhà sinh vi sinh vật muốn nghiên cứu vi trùng trong phòng thí nghiệm bệnh viện
Nhà hóa học muốn đo nhiệt độ của một phản ứng hóa học
Nhà vật lí muốn đo thời gian rơi của một hòn đá thả từ độ cao 2m
Nhà thực vật học muốn đo được tốc độ tăng trưởng của một cây non
Bác sĩ muốn nghe nhịp đập của tim
Các nhà thiên văn học muốn nghiên cứu bề mặt của Mặt Trăng.
HS: Cả lớp thảo luận về sản phẩm của cá nhân học sinh.
B2: GV: Tiết trước chúng ta đã học bài kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng. Hôm nay các em sẽ đóng vai là các nhà khoa học sinh học : quan sát tế bào vẩy hành và tế bào thịt quả cà chua chín dưới kính hiển vi xem có gì khác với quan sát bằng mắt thường?
B3: GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công, các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1-2 HS trình bày).
- GV yêu cầu HS:
+ Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành.
+ Vẽ lại tế bào quan sát được.
+ Các nhóm không được nói to và đi lại lộn xộn, đảm bảo an toàn.
B4: GV phát dụng cụ: Nếu có điều kiện mỗi nhóm (4 người) 1 bộ gồm kính hiển vi, 1 khay đựng dụng cụ như kinh mũi mác, dao, lọ nước, côngtơhut, gấy thấm, lam kính...
- GV phân công: một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua.
- Gv hướng dẫn HS cách dử dụng đồ dùng thực hành.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi (24,) Mục tiêu: Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát dưới kính hiển vi B1: GV yêu cầu các nhóm (đã được phân công) đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mẫu trên kính. - HS quan sát hình 6.1 SGK trang 21, đọc và nhắc lại các thao tác, chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn của GV. - Tiến hành làm tiêu bản chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng. B2: GV làm mẫu tiêu bản đó để học sinh cùng quan sát. Tiến hành làm tiêu bản chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng. B3: GV đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của HS. (Trong quá trình hướng dẫn các nhóm kiểm tra cách sử dụng kính hiển vi, cho điểm học sinh) B4: Yêu cầu HS quan sát : - Tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành - Tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín. - Tiến hành làm tiêu bản chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng. - HS tiến hành quan sát : 2 tiêu bản - Tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành - Tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín. Hoạt động 2: Vẽ lại hình đã quan sát được dưới kính(10,) Mục tiêu: Quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vảy hành, tế bào cà chua.Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín). B1: GV treo tranh phóng to giới thiệu: + Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành. + Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua. - HS quan sát tranh đối chiếu với hình vẽ của nhóm mình, phân biệt vách ngăn tế bào. B2: GV hướng dẫn HS cách vừa quan sát vừa vẽ hình. B3: Nếu còn thời gian GV cho HS đổi tiêu bản của nhóm này cho nhóm khác để có thể quan sát và vẽ được cả 2 tiêu bản. B4: Vẽ tế bào quan sát được : - Chọn vị trí tế bào tế bào đẹp, rõ ràng. - Vẽ tế bào biểu bì vẩy hành - Vẽ tế bào thịt quả cà chua chín. -> Nhận xét hình dạng tế bào thực vật : |
HS vẽ hình vào vở. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính, kết quả.
- GV đánh giá chung buổi thực hành (về ý thức, kết quả),
- Yêu cầu HS lau kính, thu rọn đồ dùng thực hành xếp lại vào hộp và vệ sinh lớp học.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Các nhóm quan sát chéo, tự nhận xét và cho điểm.
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 27.
- Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật.
- Đọc trước Bài 7. Cấu tạo tế bào thực vật.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần.
- Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin
- Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích môn học.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 ; 7.5 SGK. Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào biểu bì vảy hành và cho biết hình dạng của tế bào vảy hành.
Kiểm tra hình vẽ tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua HS đã làm ở nhà.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV: Cho học sinh tham gia trò chơi “Họa sĩ nhí” theo nhóm
HS: Mỗi nhóm hoàn thiện một bức tranh cát với chủ đề cây xanh.
B2: GV: Thu sản phẩm nhận xét đánh giá tuyên dương tổ hoàn thiện xuất sắc.
B3: GV: Bất cứ cơ thể sống nào cũng đều được cấu tạo bởi những đơn vị cơ bản là tế bào. Thực vật được cấu tạo bởi tập hợp các tế bào cũng những cái cây trong bức tranh vừa hoàn thành được xây dựng từ tập hợp những hạt cát. Vậy tế bào thực vật có hình thái và cấu tạo như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp sau bài học hôm nay!
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt | ||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng kích thước của tế bào (12,) Mục tiêu: Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần. B1: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin SGK ở mục 1. Quan sát H7.1 ; 7.2 ; 7.3/ SGK / 23 và đọc bảng /SGK/ 24 trả lời câu hỏi : Nhận xét về hình dạng kích thứơc của tế bào thực vật ? - HS quan sát hình 7.1; 7.2; 7.3 SGK trang 23 đọc bảng / sgk/ 24 và trả lời câu hỏi: B2: GV thông báo thêm số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn) tế bào sợi gai dài... B3: GV yêu cầu HS rút ra kết luận. B4: HS quan sát tranh đưa ra nhận xét: - Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau - Kích thước của tế bào khác nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào(15,) Mục tiêu: Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật. B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu độc lập nội dung SGK trang 24.và sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật H 7.4/sgk/24 - HS đọc thông tin SGk trang 24. Kết hợp quan sát hình 7.4 SGK trang 24. B2: GV treo tranh câm; sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật. - Gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh. HS xác định được các bộ phận của tế bào rồi ghi nhớ kiến thức. - 1-2 HS lên bảng chỉ tranh: chỉ rõ vị trí các thành phần chính của tế bào thực vật. B3: Gv : ngoài các thành phần chính, một số tế bào còn có không bào và lục lạp + Chức năng : - GV treo bảng phụ :Yêu cầu HS thảo luận nhóm : Bài tập : Ghép các thành phần cấu tạo chính của tế bào thực vật ở cột A phù hợp với chức năng của chúng ở cột B rồi điền vào cột trả lời ở cột C. - GV yêu cầu HS nhắc lại chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào thực vật. - Đại diện 4 nhóm lên điền kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1,2 HS nhắc lại chức năng của các thành phần chính của tế bào thực vật. +HS vẽ sơ đồ cấu tạo của 1 tế bào thực vật vào vở. - HS khác nghe và bổ sung. B4: GV mở rộng: chú ý lục lạp trong chất tế bào có chứa diệp lục làm cho hầu hết lá cây có màu xanh và góp phần vào quá trình quang hợp. + Vẽ sơ đồ tế bào thực vật : Yêu cầu có đủ các thành phần chính : vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Chú thích rõ vị trí của chúng trên sơ đồ. - GV tóm tắt, rút ra kết luận để HS ghi nhớ thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. |
1. Hình dạng và kích thước của tế bào - Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. - Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. 2. Cấu tạo tế bào: + Vách tế bào + Màng sinh chất + Chất tế bào + Nhân. Chức năng của các thành phần.: SGK/ 24
| ||||||||||||||||||
Bài tập: Ghép các chữ số chỉ thành phần cấu tạo chính của tế bào thực vật ở cột A với các chữ cái chỉ chức năng của chúng ở cột B cho phù hợp rồi điền vào cột trả lời ở cột C.
| |||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Tìm hiểu mô (6,) B1: GV treo tranh các loại mô yêu cầu HS quan sát và đưa câu hỏi: (H7.5/sgk/25) Yêu cầu: Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau? - HS quan sát tranh, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét ngắn gọn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B2: GV đưa gợi ý: nhận xét về hình dạng, cấu tạo, nguồn gốc và chức năng. ? Rút ra kết luận: mô là gì? ? Kể tên các loại mô? + Hs nêu được: - Các tế bào ở cùng một mô có cùng hình dạng, cấu tạo, nguồn gốc, và cùng thực hiện một chức năng riêng. B3: GV bổ sung thêm vào kết luận của HS: chức năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên. - Khái niệm mô: Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng. + HS kể được các loại mô: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ. | 3. Mô - Mô gồm một nhóm tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng. - Các loại mô chính: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2,3 cuối bài.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- HS giải ô chữ nhanh, đúng, GV đánh giá điểm.
Hàng ngang số 1: thực vật Hàng ngang số 2: Nhân tế bào
Hàng ngang số 3: Không bào Hàng ngang số 4: Màng sinh chất
Hàng ngang số 5: Chất tế bào Ô chữ hàng dọc: Tế bào.
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh (lớp dưới).
- Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học 6.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.
+ Sự lớn lên của tế bào: Đặc điểm, điều kiện để tế bào lớn lên.
+ Sự phân chia: Các thành phần than gia, quá trình phân chia, kết quả phân chia.
+ Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 SGK trang 27.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ tế bào thực vật ? Nêu chức năng của các thành phần ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hành ở nhà theo nội dung đã hướng dẫn.
HS: 1 số nhóm báo cáo kết quả
B2: GV: Kết quả đều cho thấy cơ thể thực vật có khả năng lớn lên và to ra. Yêu cầu học sinh dự đoán: Nhờ đâu mà thực vật có thê lớn lên?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào(12,) Mục tiêu: + Sự lớn lên của tế bào: Đặc điểm, điều kiện để tế bào lớn lên. B1: GV treo tranh : Sơ đồ sự lớn lên của tế bào. yêu cầu HS: + Nghiên cứu SGK (Cá nhân trong 2 phút). + Hoạt động theo nhóm trong 3 phút : Trả lời 2 câu hỏi lệnh SGK trang 27. - HS đọc thông tin mục kết hợp hợp quan sát hình 8.1 SGK trang 27. B2: GV gợi ý: + Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm được nữa và có khả năng sinh sản. + Trên hình 8.1 khi tế bào đang lớn lên phát hiện bộ phận nào tăng kích thước nhiều lên ? B3: Trao đổi nhóm, thảo luận ghi lại ý kiến sau khi đã thống nhất ra giấy. - Sự lớn lên của tế bào: + Đặc điểm: tăng về kích thước. + Điều kiện để tế bào lớn lên: Có sự trao đổi chất. B4: GV: từ những ý kiến HS đã thảo luận trong nhóm yêu cầu HS trả lời tóm tắt 2 câu hỏi trên. Gọi bổ sung và rút ra kết luận. - Từ gợi ý của GV học sinh phải thấy được vách tế bào lớn lên, chất tế bào nhiều lên, không bào to ra. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào(13,) Mục tiêu: Sự phân chia: Các thành phần than gia, quá trình phân chia, kết quả phân chia. B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK theo nhóm. - HS đọc thông tin mục SGK trang 28 kết hợp quan sát hình vẽ 8.2 SGK trang 28, nắm được quá trình phân chia của tế bào. B2: GV viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào. - Tế bào non lớn dần thành tế bào trưởng thành phân chia thành tế bào non mới. HS theo dõi sơ đồ trên bảng và phần trình bày của GV. - HS thảo luận và thống nhất ý kiến. B3: GV: yêu cầu thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi ở mục . - GV gợi ý: sự lớn lên của các cơ quan của thực vật do 2 quá trình: + Phân chia tế bào. + Sự lớn lên của tế bào. - Sự phân chia: + Các thành phần tham gia + Quá trình phân chia: SGK trang 28 + Kết quả: Từ một tế bào thành 2 tế bào con. + Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. + Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia. B4: - Đây là quá trình sinh lí phức tạp ở thực vật. GV có thể tổng kết toàn bộ nội dung theo 3 câu hỏi thảo luận của HS để cả lớp cùng hiểu rõ. GV đưa ra câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? - HS thảo luận và thống nhất ý kiến. - Sự phân chia: + Các thành phần tham gia + Quá trình phân chia: SGK trang 28 + Kết quả: Từ một tế bào thành 2 tế bào con. + Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. + Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ tế bào phân chia. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS phải nêu được: sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên ( sinh trưởng và phát triển). |
1. Sự lớn lên của tế bào: - Đặc điểm: Tăng về kích thước - Điều kiện để tế bào lớn lên: Có sự trao đổi chất. 2. Sự phân chia của tế bào: - Các thành phần tham gia: Tất cả các bộ phận của tế bào - Quá trình phân chia : SGK/ 28 - Kết quả: Từ một tế bào thành 2 tế bào con. - Ý nghĩa: Tế bào lớn lên và phân chia: Tăng số lượng và kích thước tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS làm bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất:
Bài tập 1: Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia trong các mô sau:
a. Mô che trở b. Mô nâng đỡ c. Mô phân sinh d. Mô che trở và mô phân sinh
Bài tập 2: Trong các tế bào sau đây tế bào nào có khả năng phân chia:
a. Tế bào non b. Tế bào trưởng thành c. Tế bào già
d. Tế bào già và tế bào trưởng thành.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Làm bài tập trong Sách Luyện tập.
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Nghiên cứu trước Bài 9.
- Chuẩn bị một số cây nhổ cả rễ rửa sạch như: Cây rau cải, cây cam nhỏ, cây nhãn nhỏ, cây rau dền, cây hành, cây cỏ.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………...........
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Khối lớp (đối tượng):6
Số tiết: 04
Tên chủ đề: RỄ ( Sinh học 6)
(Gồm các bài: Bài 9: Các loại rễ, Các miền của rễ; Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ:
Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ; Bài 12: Biến dạng của rễ.)
I. Vấn đề cần giải quyết
Câu 1: Hãy chú thích hình vẽ sau:
A:...................................... B: .......................................
Câu 2: Quan sát hình sau, mô tả lại thí nghiệm nhu cầu muối khoáng của cây:
Câu 3: Cho các loại củ sau: cà rốt, củ gừng, củ cải, củ khoai lang, củ su hào. Hãy xác định loại nào thuộc rễ củ?
Câu 4: Phân biệt đặc điểm rễ cọc và rễ chùm?
Câu 5: Em hãy vẽ sơ đồ lát cắt ngang miền hút của rễ?
Câu 6: Phân biệt rễ móc và giác mút?
Câu 7: Vẽ sơ đồ con đường vận chuyển nước và muối khoáng của rễ từ đất lên cây?
Câu 8: Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Câu 9: Mỗi nhóm rễ biến dạng, em hãy lấy 2 hoặc 3 ví dụ và nêu ý nghĩa của mỗi loại rễ biến dạng đó?
Câu 10: Cho một số dụng cụ sau: 2 Chậu cây, các loại muối khoáng: đam, lân, kali.... Em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh về tác dụng của muối kali đối với cây trồng?
Câu 11: Em hãy giải thích vì sao một số cây như: bần, đước,...sống được ở nơi đầm lầy?
Câu 12: Vì sao mỗi khi bứng cây đi trồng thì không nên để bị đứt rễ chính?
II. Nội dung – chủ đề bài học
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |
CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ | - Liệt kê được 2 loại rễ chính rễ cọc và rễ chùm - Nhận biết các miền của rễ. | - Phân biệt được rễ cọc, rễ chùm, các miền của rễ | - Thu thập một số mẫu vật có rễ cọc và rễ chùm |
|
CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ | - Gọi tên các bộ phận miền hút của rễ. | - Vẽ sơ đồ lát cắt ngang miền hút của rễ. - Phân biệt mạch gỗ, mạch rây. | - Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng miền hút của rễ. |
|
SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ | - Mô tả thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng như thế nào? | - Nêu con đường vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan của rễ. | - Vẽ sơ đồ con đường vận chuyển nước và muối khoáng của rễ từ đất lên cây. |
|
BIẾN DẠNG CỦA RỄ | - Biết các loại rễ biến dạng - Mô tả một số loại rễ biến dạng. | - Trình bày ý nghĩa của sự biến dạng của rễ. - Phân biệt các loại rễ biến dạng. | - Thu thập các loại rễ biến dạng ở địa phương và nêu ý nghĩa của sự biến dạng đó. |
III. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
- Phân biệt được: rễ cọc và rễ chùm
- Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền
- Trình bày được cấu tạo của rễ (giới hạn ở miền hút)
- Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng.
- Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng thiết kế thí nghiệm đơn giản.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích bộ môn…
4 Nội dung trọng tâm của bài:
- Phân loại được các loại rễ và lấy được ví dụ
- Nêu được các miền của rễ và chức năng của từng miền.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
5.Mục tiêu phát triển năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực tự học , tự giải quyết vấn đề:
+ HS tự lập được kế hoạch học tập về chủ đề rễ,
+ Xác định và thực hiện nhiệm vụ học tập, tự tìm tài liệu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến rễ.
+ Tự nhận ra thiếu sót của bản thân thông qua nhận xét của bạn bè, của GV.
- Năng lực tư duy: Có khả năng đặt những câu hỏi liên quan đến rễ, vai trò của rễ đối với cây…,
- NL hợp tác: hợp tác tốt với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
- NL thu thập mẫu vật thật, tim hiểu qua các nguồn thông tin khác.
- NL sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng các kiến thức về rễ trước lớp...
* Năng lực chuyên biệt:
- Nl kiến thức sinh học:
+ Rễ là cơ quan sinh dưỡng
+ Vai trò của rễ: Giữ cho cây mọc được trên đất, Hút nước và muối khoáng hòa tan.
+ Có 2 loại rễ : rẽ cọc và rễ chùm.
nl n/c khoa học, nl thực nghiệm, nl thực địa, nl thực hành sinh học.
IV. Chuẩn bị
- Một số rễ cây ( cây cải, cây lúa…) và một số tranh ảnh mô hình thí nghiệm liên quan.
- Một số mẫu vật thật, sưu tầm tranh ảnh cụ thể cho từng cá nhân/ nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
V. Hoạt động dạy học
Hoat động 1: Khởi động ( 10 phút)
Mục tiêu:
- Xác định được tên chủ đề lớn: Chủ đề rễ cây.
- Xác định được các chủ đề nhỏ từ chủ đề lớn.
- Thành lập được các nhóm, chia đều theo năng lực của học sinh.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
-GV gợi ý: Trong các bộ phận của cây, bộ phận nào thường chìm trong lòng đất mà chúng ta không nhìn thấy?
-HS: Rễ
Bài tập 1: Sau khi mưa bão xong, Lan thấy ruộng hành nhà mình bị héo và lá của nhiều khóm ngả sang màu vàng. Lan không hiểu tại sao?
1. Em hãy dự đoán xem ruộng hành nhà bạn Lan bị làm sao?
2. Em tìm ra nguyên nhân làm cho ruộng hành nhà bạn Lan lại bị như vậy?
3. Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa bão đối với cây hành nói riêng, các cây trồng nói chung?
HS thảo luận và đưa ra ý kiến:
Sau khi phân chia nhóm, GV giới thiệu một số tài liệu tham khảo cho HS .
+ SGK Sinh học 6
+ Tổng hợp kiến thức sinh học 6 THCS
+ Sách học tốt Sinh học 6
+ Sách nâng cao Sinh học 6
- HS: mỗi nhóm cử nhóm trưởng , thư kí.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
Tuần 1(2 tiết)
Nội dung công việc
Nghiên cứu tài liệu về :
+ Kiến thức về các loại rễ, các miền của rễ.
+ Kiến thức về cấu tạo miền hút của rễ.
Người thực hiện
Học sinh cả lớp (4 nhóm)
Sản phẩm
- Báo cáo về:
+ Kiến thức về các loại rễ, các miền của rễ.
+ Kiến thức về cấu tạo miền hút của rễ.
Tuần 2 (2 tiết)
Nội dung công việc:
Nghiên cứu tài liệu và làm thí nghiệm về :
+ Kiến thức về nhu cầu nước và muối khoáng của cây.
+ Kiến thức về sự hút nước và muối khoáng của rễ.
+ Kiến thức về điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
Người thực hiện:
Cả lớp chia 4 nhóm thực hiện
Sản phẩm
- Báo cáo về:
+ Kiến thức về nhu cầu nước và muối khoáng của cây.
+ Kiến thức về sự hút nước và muối khoáng của rễ.
+ Kiến thức về điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bảng | ||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ. VĐ 1: Phân biệt các loại rễ. -Gv:+ Kiểm tra mẫu vật của hs . +Yêu cầu hs sd kính lúp q.sát mẫu vật - kết hợp hình 9.1, thảo luân nhóm hoàn thành phiếu học tập (hs chuẩn bị trước):
- Hs: thảo luận thống nhất ý kiến. - Gv: Gợi ý: Hãy chia rễ cây ra 2 nhóm: Nhóm A và nhóm B. - Hs: Chia mẫu vật thành 2 nhóm... - Gv: Kiểm tra. Thu phiếu, n.xét... - Gv: cho hs làm bài BT điền từ /sgk/29. - Hs: Lên bảng điền từ thích hợp . - Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung: Đáp án: 1.Rễ cọc 2. Rễ chùm 3.Rễ cọc 4.Rễ chùm. - Gv: Khắc sâu KT: Cho hs q.sát lại m.v có các loại rễ cọc, rễ chùm ( gọi 1hs đọc to lại b.tập) - Gv: Yêu cầu hs q.sát H 9.2, làm BT/30/sgk). - Hs: Phải làm được: Cây có rễ cọc: cây số 2, 3, 5. Cây có rễ chùm: cây số 1, 4. H: Lấy thêm VD về cây rễ cọc, rễ chùm ? - Gv: Cho hs rút kết luận: H: Có mấy loại rễ, đặc điểm của từng loại rễ ? - Hs: Trả lời . - Gv: Nhận xét bổ sung ... VĐ 2: Tìm hiểu các miền của rễ. -Gv: Treo tranh 9.3 (tranh câm), bảng phụ (tr.30) yêu cầu hs quan sát : H: Hãy xác định trên tranh rễ có mấy miền? gồm những miền nào? Chức năng của từng miền? -Hs: Lên bảng xác định trên tranh câm ... -Gv: cho hs nhận xét, bổ sung... | 1. Các loại rễ: - Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm. +Rễ cọc: Gồm rễ cái to và các rễ con. + Rễ chùm: Gồm nhiều rễ con. 2. Các miền của rễ:
| ||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ. VĐ 1: Cấu tạo miền hút của rễ: - Gv: Treo tranh H: 10.1, giới thiệu tranh về: Các miền hút của rễ. - Gv: Treo bảng phụ. Cho hs sử dụng kính lúp qs miền hút của 1 rễ cây: H: Nêu cấu tạo của miền hút ? - Hs: Trả lời Gv: Ghi nhanh nội dung vào bảng phụ(ở cột 1: cấu tạo). - Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung: Vỏ: Biểu bì, thịt vỏ. Trụ giữa: Bó mạch, ruột. ... H: Nêu cấu tạo của từng bộ phận bộ trên ? - Hs: Trả lời Gv: Ghi nội dung vào bảng phụ(ở cột 2). - Gv: Yêu cầu hs quan sát H:10.2. H: Vì sao mỗi tế bào là một lông hút ? Nó có tồn tại mãi không ? - Hs: Trả lời: Vì nó làm nhiệm vụ hút nước & muối khoáng...Nó không tồn tại mãi. - Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung ...Khắc sâu kiến thức cho hs qua tranh. Yêu cầu hs hoàn thành nội dung( như bảng phụ). VĐ 2: Tìm hiểu chức năng của miền hút. -Gv:Tiếp tục cho hs hoạt động nhóm: Tìm hiểu chức năng của miền hút. H: Cho biết chức năng của từng bộ phận miền hút ? -Hs: Trả lời Gv: Ghi nội dung vào bảng phụ(Cột 3). -Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung ... -Gv: Dùng tranh để bổ sung, khắc sâu kiến thức cho hs ... -Gv: Yêu cầu hs quan sát lại H: 7.4( bài 7) và quan sát H:10.2, trả lời: H: Hãy rút ra nhận xét sự giống nhau & khác nhau sơ đồ chung tế bào TV với tế bào lông hút ? -Hs: Trả lời ... -Gv: Cho hs thấy rõ: +Giống nhau: đều có cấu tạo: Vách tb, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào. +Khác nhau: Tế bào TV: Lớn lên, phân chia nhiều tế bào. Tế bào lông hút : Có không bào lớn, kéo dài tìm nguồn thức ăn. -Gv: Yêu cầu hs hoàn thành bảng phụ (nội dung bài học). | 1. Cấu tạo gồm: - Cấu tạo: Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ Trụ giữa gồm bó mạch ( mạch rây và mạch gỗ) và ruột.
+ Vỏ: bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ; Hút nước và muối khoáng hòa tan; + Trụ giữa: vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây; chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá; chứa chất dự trữ. | ||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ. VĐ 1: Tìm hiểu nhu cầu cần nước của cây. -Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu TN 1. H: Bạn Minh làm T.N trên nhằm mục đích gì ? H: Hãy dự đoán kết quả và giải thích ? -Hs: Trả lời . -Gv: Nhân xét, bổ sung: (Theo dự đoán cây chậu B sẽ bị héo, vì thiếu nước)... -Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu t.n 2 (T.N làm trước ở nhà): H: Hãy báo cáo kết quả T.N đã làm trước ở nhà về lượng nước chứa trong các loại hạt ? -Hs: trả lời: Hạt (rau) trước khi phơi khô có lượng nước nặng hơn (nhiều hơn) hạt sau khi phơi khô... -Gv: Nhận xét, bổ sung... H: Vậy cây cần nước như thế nào? -Hs: Trả lời, chốt nội dung. VĐ 2: Tìm hiểu nhu cầu cần muối khoáng của cây. -Gv: Treo tranh H:11.1, giới thiệu T.N 3 cho hs tìm hiểu: H: Theo em bạn Tuấn làm T.N trên để làm gì ? -Hs:Để CM cây cần m. khoáng. -Gv: Cho hs q.sát bảng phụ-t.tin sgk thảo luận: H: Em hiểu thế nào về v.trò của muối khoáng đối với cây ? H: Qua kết quả t.n cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định điều gì ? H: Hãy lấy VD chứng minh nhu cầu cần m.khoáng của các loại cây không giống nhau? -Hs: Trả lời, chốt nội dung VĐ 3: Tìm hiểu rễ cây hút nước và muối khoáng. -Gv: Treo tranh H:11.2, giới thiệu tranh - yêu cầu hs quan sát, thảo luận làm bài tập:(Gv: Treo bảng phụ). Gợi ý cho HS: Chú ý vào dấu mũi tên màu đỏ trong hình vẽ, đó là đường đi của nước và muối khoáng hòa tan. -Hs: Thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng làm bài tập... -Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung: 1.Lông hút 2.Vỏ 3.Mạch gỗ 4.Lông hút - Gv: Gọi 1hs đọc to bài tập để thấy được: Con đường hút nước và muối khoáng của rễ. - Gv: Tiếp tục cho hs mô tả tranh: H: Rễ cây hút nước và muối khoáng ntn? - Hs: Lên bảng mô tả trên tranh ... H: Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan ? - Hs: Bộ phận lông hút. H: Tại sao sự hút nước và muối khoáng không thể tách rời ? - Hs: Vì rễ chỉ hút nước và muối khoáng hòa tan. - Gv: Nhận xét, b.sung, chốt n.dung. VĐ 4: Tìm hiểu những điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước của cây. -Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu t.t sgk: H: Đất đá ong ở vùng đồi trọc ảnh hưởng gì đến cây trồng? H: Các loại đất nào thích hợp cho cây phát triển ? H: Vậy đất trồng ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng như thế nào ? H: Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cây ? -Hs: Trả lời, nhận xét, bổ sung... -Gv: Bổ sung, liên hệ thực tế... | I.Cây cần nước và muối khoáng. 1. Nhu cầu nước của cây. a. Thí nghiệm: 1, 2. (SGK) b. Kết luận: Nước rất cần cho cây, nhưng cần ít hay nhiều phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. 2. Nhu cầu cần muối khoáng của cây. a. Thí nghiệm 3: (SGK) b. Kết luận: Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính: Đạm, Lân, Kali II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ. 1. Rễ cây hút nước và muối khoáng . - Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ vào lông hút. - Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây. 2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. - Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau… có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây. - Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng tốt. | ||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 4: Bài 12: Thực hành Quan sát biến dạng của rễ. - Gv yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị và đồng thời gv quan sát. - HS báo cáo, đặt mẫu vật lên để gv kiểm tra. - Yêu cầu HS nhắc lại có mấy loại biến dạng của rễ. - HS báo cáo, đặt mẫu vật lên để gv kiểm tra. - Trả lời: Có 4 loại. - HS chia các rễ biến dạng thành 4 nhóm. - Các nhóm thảo luận trả lời: + Rễ củ: Phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. + Rễ móc: Rễ mọc từ thân, cành giúp cây leo lên + Rễ thở: Rễ mọc ngược lên, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất (hô hấp) + Rễ giác mút: ký sinh vào cây khác. Lấy thức ăn từ cây chủ. - Nhóm bổ xung: Đúng - HS: Nghe giảng - Yêu cầu học sinh chia các mẫu vật đã chuẩn bị thành 4 nhóm mà HS vừa trả lời. - Hỏi: Các nhóm hãy cho biết đặc điểm của các loại rễ đó. - GV: Gọi nhóm khác bổ xung. - GV: Nhận xét – kết luận. - Yêu cầu HS nêu từng loại biến dạng của rễ có những cây gì? - GV: Nhận xét | - HS báo cáo, đặt mẫu vật lên để gv kiểm tra. - Trả lời: Có 4 loại. - HS chia các rễ biến dạng thành 4 nhóm. - Các nhóm thảo luận trả lời: + Rễ củ: Phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. + Rễ móc: Rễ mọc từ thân, cành giúp cây leo lên + Rễ thở: Rễ mọc ngược lên, lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất (hô hấp) + Rễ giác mút: ký sinh vào cây khác. Lấy thức ăn từ cây chủ. - Nhóm bổ xung: Đúng - HS: Nghe giảng 2. Nhận biết biến dạng của rễ. + Rễ củ: Cà rốt, sắn + Rễ móc: Trầu không. + Rễ thở: Bụt mọc, bần. + Rễ giác mút: Tầm gửi |
Hoạt động 3: Luyện tập (…phút)
Mục tiêu:
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, biểu diễn…
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành được kĩ năng: Lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (…phút)
Bài tập 1:
Để xây dựng vườn Sinh vật của nhà trường, nhóm của bạn Hải có nhiệm vụ phải chuẩn bị một số cây trồng. Trong số cây đem đến trồng thì bạn Hằng phát hiện ra rễ cây bèo tây không có lông hút còn rễ cây hoa hồng lại có lông hút.
1. Lông hút có cần cho cây không?
2. Giải thích vì sao có những cây có lông hút, có cây không có lông hút?
3. Lông hút có tồn tại mãi không? Em hãy đưa ra biện pháp để lông hút thực hiện chức năng hiệu quả nhất?
Bài tập 2:
Bằng hiểu biết của bản thân em hãy giải thích câu thành ngữ mà ông cha ta vẫn nói:
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
Bài tập 3:
Khi làm vườn Bác Thành đã vô tình cuốc đứt một số rễ nhỏ của cây vải nhà mình, sau một thời gian bác theo dõi thấy cây vải đó chậm lớn hơn rất nhiều so với các cây vải khác. Giải thích vì sao cây vải đó lại chậm lớn so với các cây vải khác?
Bài tập 4.
1. Hãy sắp xếp rễ của các loại cây trên vào các nhóm khác nhau?
2. Với các nhóm rễ đó thì việc trồng và chăm sóc khác nhau như thế nào?
* Rút kinh nghiệm bài học:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ninh Bình, ngày tháng năm 201
NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Nhung
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Chương III- THÂN
Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt cành, chồi ngọn và chồi nách ( chồi lá và chồi hoa) dựa vào vị trí, đặc điểm và chức năng..
- Nhận biết, phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò dựa vào cách mọc của thân.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to hình 13.1; 13.2; 13.3 SGk trang 43, 44. Ngọn bí đỏ, ngồng cải. Bảng phân loại thân cây.
2. Chuẩn bị của học sinh: Cành cây: râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ, rau má, cây cỏ, kính lúp cầm tay, tranh 1 số loại cây.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Điền các cụm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:
Một số loại rễ ……………… làm các chức năng khác nhau của cây như rễ ……… chứa chất dự trữ cho cây ding khi cây ra hoa tạo quả; rễ …….. bám vào trụ giúp cây leo lên; rễ ……….giúp cây hô hấp trong không khí; rễ …………. Lấy thức ăn từ cây chủ.
+ Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loại?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân Mục tiêu: - Học sinh nêu được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. - Phân biệt cành, chồi ngọn và chồi nách ( chồi lá và chồi hoa) dựa vào vị trí, đặc điểm và chức năng.. a. Xác định các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách. B1: GV yêu cầu: + HS đặt mẫu trên bàn + Hoạt động cá nhân + Quan sát thân, cành từ trên xuống trả lời câu hỏi SGK. -HS: Đặt cây, cành lên bàn quan sát đối chiếu với hình 13.1 SGK trang 43 trả lời 5 câu hỏi SGK. B2: GV kiểm tra bằng cách gọi HS trình bày trước lớp. - HS mang cành của mình đã quan sát lên trước lớp chỉ các bộ phận của thân, HS khác bổ sung. B3: GV gợi ý HS đặt 1 cành gần 1 cây nhỏ để tìm đặc điểm giống nhau. - Câu hỏi thứ 5 có thể HS trả lời không đúng, GV gợi ý: vị trí của chồi ở đâu thì nó phát triển thành bộ phận đó. - HS tiếp tục trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được: + Thân, cành đều có những bộ phận giống nhau: đó là có chồi, lá... + Chồi ngọn: đầu thân, chồi nách, nách lá. B4: GV dùng tranh 13.1 nhắc lại các bộ phận của thân, hay chỉ ngay trên mẫu để HS ghi nhớ. b. Quan sát cấu tạo của chồi hoa và chồi lá B1: GV nhấn mạnh: chồi nách gồm 2 loại: chồi lá, chồi hoa. Chồi hoa, chồi lá nằm ở kẽ lá. - HS nghiên cứu mục thông tin SGk trang 43 ghi nhớ kiến thức về 2 loại chồi lá và chồi hoa. B2: GV yêu cầu: HS hoạt động nhóm. - HS quan sát thao tác và mẫu của GV kết hợp hình 13.2 SGK trang 43, ghi nhớ kiến thức cấu tạo của chồi lá, chồi hoa. B3: GV cho HS quan sát chồi lá (bí ngô) chồi hoa (hoa hồng) , GV có thể tách vảy nhỏ cho HS quan sát. - HS xác định được các vảy nhỏ mà GV đã tách là mầm lá. B4: GV hỏi: Những vảy nhỏ tách ra được là bộ phận nào của chồi hoa và chồi lá? - GV treo tranh hình 13.2 SGK trang 43. - GV cho HS nhắc lại các bộ phận của thân. - HS trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK. - Yêu cầu nêu được: + Giống nhau: có mầm lá bao bọc. + Khác nhau: Trong chồi lá là mô phân sinh sẽ phát triển thành cành mang lá ; trong chồi hoa mô phân sinh ngọn là mầm hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc chồi hoa. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân Mục tiêu: Nhận biết, phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò dựa vào cách mọc của thân. B1: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - GV treo tranh hình 13.3 SGK trang 44, yêu cầu HS đặt mẫu tranh lên bàn, quan sát và chia nhóm. - HS quan sát tranh, mẫu đối chiếu với tranh của GV để chia nhóm cây kết hợp với những gợi ý của GV rồi đọc thông tin SGK trang 44 để hoàn thành bảng trang 45 SGK. B2: GV gợi ý một số vấn đề khi phân chia: + Vị trí của thân trên mặt đất. + Đặc điểm của thân : ( Độ cứng mền của thân ; Sự phân cành ; Thân tự đứng hay phải leo, bám.) - HS làm vào vở Luyên tập sinh 6 B3: GV gợi ý một số vấn đề khi phân chia: + Vị trí của thân trên mặt đất. + Đặc điểm của thân : ( Độ cứng mền của thân ; Sự phân cành ; Thân tự đứng hay phải leo, bám.) B4: GV gọi 1 HS lên điền tiếp vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn. - GV chữa ở bảng phụ để HS theo dõi và sửa lỗi trong bảng của mình. ? Có mấy loại thân? cho VD? - 1 HS lên điền vào bảng phụ. Các SH còn lại nhận xét, bổ sung. - HS trả lời và lấy được ví dụ cho mỗi loại thân. | 1. Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân - Ngọn thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách. Chồi nách gồm 2 loại; chồi hoa và chồi lá. 2. Phân biệt các loại thân
Có 3 loại thân chính: thân đứng, thân leo, thân bò. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đáp án Bảng SGK /45
|
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Yêu cầu HS làm Bài tập 1 và 2 ở SGV:
Bài 1: Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống trong các câu sau:
Có hai loại chồi nách: …………….. phát triển thành cành mang lá, …….. phát triển thành cành ……………….
Tuỳ theo cách mọc của thân mà chia làm 3 loại: Thân ……….. ( thân…., thân ……., thân …..) ; thân …..( thân ….., tua…….) và thân ….. .
Bài 2: Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng.
A. Thân cây dừa, cây cau, cây cọ là cây thân cột.
B. Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây cà phê là cây thân gỗ.
C. Thân cây lúa, cây cải, cây ôỉ là cây thân cỏ.
D. Thân cây đậu ván, cây mướp, cây khổ qua là cây thân leo.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Chuẩn bị: Gieo hạt đậu vào khay đất ẩm cho đến khi ra lá thất thứ nhất, chon 6 cây cao bằng nhau, ngắt ngọn 3 cây, 3 cây không ngắt ngọn. Sau 3 ngày đo chiều cao của 6 cây ghi kết quả vào bảng:
Nhóm cây | Chiều cao |
Cây ngắt ngọn | |
Cây không ngắt ngọn |
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập SGK/ 45
- Hoàn thành bài trong vở Luyện tập.
- Đọc trước và làm thí nghiệm rồi ghi lại kết quả ở bài 14.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU ?
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được: thân mọc dài ra la do sự phân chia của mô phân sinh (ở phần ngọn và lóng của một số loài)
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tiến hành thí nghịêm chứng minh về sự dài ra của thân.
- Kĩ năng quan sát, phân tích,so sánh.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 14.1; 13.1 ; Hình ảnh tư liệu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Báo cáo kết quả thí nghiệm.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thân gồm các bộ phận nào?
? Kể tên các loại thân, đặc điểm của các loại thân. Lấy ví dụ:
- Các nhóm báo cáo kết quả đã làm từ tuần trước.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Trong thực tế khi trồng rau, người ta thường cắt ngang thân, điều đó có tác dụng gì?
HS: Giải thích theo quan điểm cá nhân
VB: Trong thực tế; khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân Mục tiêu: Trình bày được: thân mọc dài ra la do sự phân chia của mô phân sinh (ở phần ngọn và lóng của một số loài) B1: GV cho HS báo cáo kết quả thí nghệm - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B2: GV ghi nhanh kết quả lên bảng. - Nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi SGK trang 46 đưa ra được nhận xét: - Cây bị bấm ngọn thấp hơn cây không bấm ngọn, thân dài ra do phần ngọn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B3: GV cho HS thảo luận nhóm - Gọi 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Đối với câu hỏi * GV gợi ý: ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn, treo tranh 14.1 GV giải thích thêm. + Khi bấm ngọn, cây không cao thêm được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển. + Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài. B4: Cho HS rút ra kết luận. - Cây bị bấm ngọn thấp hơn cây không bấm ngọn, thân dài ra do phần ngọn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc thông tin SGK trang 47 rồi chú ý nghe GV giải thích ý nghĩa của bấm ngọn, tỉa cành. Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế Mục tiêu: Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất. B1: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. - Nhóm thảo luận 2 câu hỏi GSK trang 47 dựa trên phần giải thích của GV ở mục 1. - Yêu cầu đưa ra được nhận xét: cây đậu, bông, cà phê là cây lấy quả, cần nhiều cành nên người ta cắt ngọn. B2: GV nghe phần trả lời, bổ sung của các nhóm ? Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? ? Lợi ích của việc bấm ngọn, tỉa cành ? - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tăng năng suất cây trồng, và tùy vào loại cây mà có biện pháp bấn ngọn tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp. - Nhằm gíup cây ra nhiều chồi nách, ra nhiều lá tăng năng suất. B3: Sau khi học sinh trả lời xong GV hỏi: Vậy hiện tượng cắt thân cây rau ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục đích gì? ? Người ta đã vận dụng kiến thức gì để đưa ra hai phương pháp bấn ngọn và tỉa cành ? - Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. B4: GV nhận xét giời học, giải đáp thắc mắc của HS. | 1. Tìm hiểu sự dài ra của thân - Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. 2. Giải thích những hiện tượng thực tế
Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn còn tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn:
a. Rau muống b. Rau cải c. Đu đủ d. ổi e. Hoa hồng f.Mướp
Đáp án: a, e, g
Bài tập 2: Khoanh tròn vào những cây không sử dụng biện pháp ngắt ngọn:
a. Mây b. Xà cừ c. Mồng tơi
d. Bằng lăng e. Bí ngô f. Mía
Đáp án: a, b, d, g.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
+ Cấu tạo trong của thân non như thế nào?
+ Sự khác nhau trong cấu tạo bó mạch của rễ và thân?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài trong sách Luyện tập.
- Ôn lại bài : “Cấu tạo miền hút của rễ” chú ý cấu tạo.
- Đọc trước Bài 15/ SGK / 49
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa.
- Phân biệt được các bộ phận của thân non dựa trên vị trí, cấu tạo, chức năng.
- Vẽ được sơ đồ cấu tạo của thân non.
- So sánh với cấu tạo trong của thân non và của rễ (miền hút)
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 15.1; 10.1 SGK.
Bảng phụ: “Cấu tạo trong thân non”
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ. Vở Luyện tập Sinh học 6.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
1/ Chọn đáp án đúng: Cây dài ra do bộ phận nào:.
A. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. B. Chồi ngọn
C. Sự lớn lên và phân chia tế bào. D.Mô phân sinh ngọn
2/ Chỉ trên tranh: Sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ.: các bộ phận và vị trí của các bộ phận đó.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Gv: Đưa ra trước lớp mẫu vật là một cây keo tầm 70cm còn có cả bầu đất và hỏi:
- Em hãy kể tên các bộ phận của cây này?
Hs: Gồm thân, rễ, lá
- Gv: Vậy em hãy chỉ cho cô thân non của cây này nằm ở đâu
Hs: …….
Gv: Thân non nằm ở ngọn thân và ngọn cành.Vậy để tìm hiểu thân non có cấu tạo như thế nào và cấu tạo thân non có những điểm gì giống và khác cấu tạo của rễ. Cô và trò chúng ta đi vào nghiên cứu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa. - Phân biệt được các bộ phận của thân non dựa trên vị trí, cấu tạo, chức năng. Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non. B1: GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1) - HS quan sát hình 15.1 đọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non. - Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn, nhận xét và bổ sung. B2: GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non. - yêu cầu nêu được thân được chia thành 2 phần: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (mạch và ruột non) - Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK trang 49. Chú ý cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận. B3: GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 1-2 nhóm lên viết vào bảng phụ trình bày kết quả. - Nhóm khác theo dõi rồi bổ sung. B4:- HS sửa lại bài làm của mình nếu cần. - HS đọc lại toàn bộ cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non. + Vấn đề 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non. - GV treo tranh, bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bảng. Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ Mục tiêu: So sánh với cấu tạo trong của thân non và của rễ (miền hút) B1: GV treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng to lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ. - Yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 50. - Nhóm thảo luận 2 nội dung: + Tìm đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận. B2: GV gợi ý: thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? vị trí của bó mạch?... - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B3: GV lưu ý: dù đúng hay sai thì ý kiến của nhóm vẫn được trình bày hết, sau đó sẽ bổ sung, tìm ra phần trả lời đúng nhất chứ không được cắt ngang ý kiến của nhóm). B4: GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn (SGV) để đối chiếu phần vừa trình bày. GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm tốt. | 1. Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non + Biểu bì có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. + Thịt vỏ, dự trữ và tham gia quang hợp. + Bó mạch: Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước. + Ruột: chứa chất dự trữ. 2. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ +Điểm giống nhau: - Đều có cấu tạo từ tế bào. - Đều có cấu tạo: Vỏ ở ngoài, trụ giữa ở trong: Vỏ có biểu bì và thịt vỏ; Trụ giữa có các bó mạch và ruột. +Điểm khác nhau: - ở rễ biểu bì có lông hút, còn ở thân non biểu bì không có lông hút. - ở rễ, cấu tạo bó mạch có mạch râyvà mạch gỗ xếp xen kẽ. Còn ở thân non, mạch rây mằm ở ngoài, mạch gỗ ở trong. - Kết luận SGK. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Bài tập: Khoanh tròn vào trước chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Vỏ của thân non gồm những bộ phận :
A. thịt vỏ và mạch rây. B. biểu bì, thịt vỏ và ruột.
C. biểu bì và thịt vỏ. D. thịt vỏ và ruột.
2. Vỏ của thân non có chức năng:
A. chứa chất dự trữ.
B. vận chuyển chất hữu cơ C. vận chuyển nước và muối khoáng.
D. bảo vệ các bộ phận bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp.
3 Trụ giữacủa thân non gồm những bộ phận :
A. thịt vỏ và mạch rây. B. thịt vỏ và ruột
C. mạch rây, mạch gỗ và ruột. D. vỏ và mạch gỗ.
4. Trụ giữa của thân non có chức năng:
A. chứa chất dự trữ. B. vận chuyển nước và muối klhoáng.
C. vận chuyển chất hữu cơ. D. cả A,B và C.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Treo sơ đồ câm hình 15.1 lên bảng, gọi hs lên điền tên các bộ phận.
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập.
- Học thuộc mục “Điều em nên biết”
- Đọc trước Bài 16: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 thớt gỗ.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 16 : THÂN TO RA DO ĐÂU ?
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm cho thân cây to ra . Phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào vị trí và chức năng.
- Phân biệt được dác và dòng. Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn)
- Tranh phóng to hình 15.1; 16.1; 16.2
2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị 1 thớt, 1 cành cây bằng lăng... dao nhỏ, giấy lau.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau?
- Cấu tạo trong của thân non gồm: …………. phần chính: …….. và ……….. .
- Vỏ gồm: …………… và …………..
- Trụ giữa gồm: ……………… xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và. ……………… .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Gv yêu cầu hs chơi trò chơi đoán tuổi cây:
- Gv đưa ra 3 miếng gỗ tròn là lát cắt ngang của 3 cây gỗ khác nhau, yêu cầu hs dựa vào kiến thức đã đọc trước,thử đoán tuổi của các cây gỗ thông qua 3 miếng.
- Hs có thể có nhiều kết quả khác nhau.Vậy chính xác các cây này có tuổi là bao nhiêu, cách tính tuổi như thế nào? Bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ giải đáp điều này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh Mục tiêu: Học sinh nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm cho thân cây to ra . Phân biệt được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào vị trí và chức năng. B1: GV treo tranh hình 15.1 và 16.1 trả lời câu hỏi: cấu tạo trong của thân non như thế nào? - HS quan sát tranh trên bảng, trao đổi nhóm và ghi nhận xét vào giấy. - Yêu cầu: Phát hiện được tầng sinh vỏ và sinh trụ) - 1 HS lên bảng trả lời chỉ trên tranh điểm khác nhau cơ bản giữa thân non và thân trưởng thành. B2: GV lưu ý: vì ở hình 16.1 không có phần biểu bì, nếu HS cho đó là đặc điểm khác thì GV phải giải thích. HS các nhóm tập làm theo GV, tìm tầng sinh vỏ và sinh trụ. - HS đọc mục thông tin SGK trang 51, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, ghi ra giấy. - Yêu cầu: + Tầng sinh vỏ sinh ra vỏ. + Tầng sinh trụ sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ. + Thân cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. B3: GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh như SGV : Dùng dao khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh (đó là tầng sinh vỏ). Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ – tách khẽ lớp vỏ này ra – lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt đó chình là tầng sinh trụ. B4: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi. - GV gọi đại diện nhóm lên chữa bài. - GV nhận xét phần trao đổi của SH các nhóm, yêu cầu HS rút ra kết luận cuối cùng của hoạt động. - HS của nhóm mang mẫu của nhóm lên chỉ vị trí của tầng phát sinh và nội dung trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây Mục tiêu: Tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm. B1: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi: ? Thế nào là dác? Thế nào là ròng? ? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng? - HS đọc thông tin quan sát hình 16.2 SGK trng 52 và trả lời 2 câu hỏi. B2: GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích? ? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thành tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. B3: GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích? - HS dựa vào vị trí của dác và ròng để trả lời câu hỏi (phần bong ra là dác, phần cứng chắc là ròng). B4: GV chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng. - Dựa vào tính chất của dác và ròng để trả lời (người ta dùng phần ròng để làm). Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm dác và ròng B1: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập và trả lời câu hỏi: ? Thế nào là dác? Thế nào là ròng? ? Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng? - HS đọc thông tin quan sát hình 16.2 SGK trng 52 và trả lời 2 câu hỏi. - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. B2: GV nhận xét phần trả lời của HS, có thể mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc, Em hãy giải thích? ? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thành tà vẹt (đường ray tàu hoả) người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ? - HS dựa vào vị trí của dác và ròng để trả lời câu hỏi (phần bong ra là dác, phần cứng chắc là ròng). B3: GV chú ý giáo dục ý thức bảo vệ cây rừng. - Dựa vào tính chất của dác và ròng để trả lời (người ta dùng phần ròng để làm). | 1. Xác định tầng phát sinh + Tầng sinh vỏ: Vị trí :nằm trong lớp thịt vỏ Chức năng : sinh ra vỏ. + Tầng sinh trụ : Vị trí: nằm giữa mạch rây và mạch gỗ. Chức năng: sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ. - Cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. 2. Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây.
- Thân cây gỗ già có dác và ròng.
|
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí và chức năng của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu?
- Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay nhóm khác.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Có thể xác dịnh được tuổi cây gỗ bằng cách nào.
Hs: Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng ( hoặc sẫm)
- Có thể xác định được tuổi của cây.
- Gv quay trở lại ba miếng gỗ ban đầu để tìm ra câu trả lời đúng nhất
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong sách luyện
- Chuẩn bị thí nghiệm theo nhóm cho bài sau SGK trang 54.
- Ôn lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch.
- Chú ý nhắc HS đọc trước bài 17, làm thí nghiệm (đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt bỏ 1 đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn).
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương mở đầu đến chương III.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên các tranh vẽ.
- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát.
- Kĩ năng quan sát, so sánh, vẽ hình và chú thích sơ đồ.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích môn học và ý thức bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh vẽ các hình có trong nội dung đã học.
-Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo nội dung GVđã dặn.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Gv: treo lên bảng bức tranh một cái cây tươi tốt màu xanh và hỏi hs các em hãy cho biết từ đầu chương trình tới giờ các em đã tìm hiểu được những gì của cây rồi?
Hs: Về thân, rễ, lá và đặc điểm đời sống của cây.
Hãy nhắc lại những gì mà em nhớ được về từng bộ phận ( mỗi bộ phận gọi 1 em hs)
Tốt lắm hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức này một lần nữa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt | ||||||||||
Hoạt động 1: Ôn tập về đặc điểm chung của Thực vật. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan. Mục tiêu: Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương mở đầu đến chương III. B1: Gv yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời các câu hỏi sau: ?. Nêu đặc điểm chung của thực vật. ?. Kể tên 3 cây xanh có hoa và 3 cây xanh không có hoa. Cá nhân HS nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. B2: Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn: Điền vào sơ đồ: cây xanh có hoa. B3: HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm điền bảng, nhóm khác nhận xét,bổ sung. B4: Gv chữa bài, kiểm tra kết quả của HS các nhóm. - HS tự sửa sai. Hoạt động 2: Tế bào. Mục tiêu: - Đặc điểm cấu tạo của tế bào và chức năng của chúng - Trình bày được cấu tạo của tế bào, sự lớn lên và phân chia của tế bào. | 1. Ôn tập về đặc điểm chung của Thực vật. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan. - Đặc điểm chung của thực vật. - Cây xanh có hoa. 2. Tế bào.
| ||||||||||
| |||||||||||
Hoạt động 3: Rễ và thân. Mục tiêu: - So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo của miền hút rễ với thân non. - Phân biệt được các loại rễ, các loại thân, biến dạng của rễ, biến dạng của thân. - Sự dài ra và to ra của thân. Các thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng, sự vận chuyển các chất trong thân. B1: Gv yêu cầu HS quan sát tranh : Sơ đồ cấu tạo miền hút của rễ và thân non. Thảo luận nhóm bàn, chỉ ra sự giống và khác nhau về cấu tạo của miền hút rễ với cấu tạo của thân non. - HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của GV. B2: Gv đưa bảng so sánh: - Đại diện nhóm điền bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung. B3: Gv chữa bài, kiểm tra kết quả của HS các nhóm. - HS tự sửa sai. | |||||||||||
| |||||||||||
B4: Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV. ?. Trong các miền của rễ, miền nào quan trọng nhất. Vì sao? ?. Thân dài ra do đâu? Chứng minh bằng thí nghiệm. ?. Cây to ra nhờ đâu? ?. Kể tên 3- 5 cây có rễ cọc, 3- 5 cây có rễ chùm. ? Có mấy loại rễ biến dạng? Lấy ví dụ. ?. Có mấy loại thân biến dạng ? Lấy ví dụ - HS khác nhận xét, bổ sung. Ghi nhớ kiến thức. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài và đánh giá giờ học.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Em hãy tự thiết kế thí nghiệm thân dài ra do đâu và trình bày kết quả?
4.Dặn dò (1 phút)
- HS học bài, ôn tập lại bài
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
KIỂM TRA 45 PHÚT
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được: Cấu tạo TB thực vật, sự phân chia TB, các loại rễ, các miền rễ, sự hút nước và MK, cấu tạo của thân, vận chuyển các chất trong thân…
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức tự giác trong quá trình làm bài kiểm tra.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II/ CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Ma trân đề
Tên Chủ đề (nội dung, chương…) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
1. RỄ (5 tiết) | Biết được rễ được chia thành mấy loại. Biết được chức năng của các loại rễ biến dạng | Hiểu được nhu cầu nước của cây như thế nào và những giai đoạn nào cây cần nhiều nước nhất. | ||
5 câu =4 điểm | 4 câu = 2 điểm | 1 câu = 2,0 điểm | ||
2 .THÂN (7 tiết) | Biết được chức năng của thịt vỏ và cấu tạo phần trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào. | Giải thích được ý nghĩa của công việc ngắt ngọn, tỉa cành trong trồng trọt | ||
6 câu = 6 điểm | 5 câu = 4,0 điểm | 1 câu = 2,0điểm | ||
Tổng 10 điểm(100%) | 9 câu = 6 điểm | 1 câu = 2 điểm | 1 câu = điểm |
Đề kiểm tra.
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) chỉ ý trả lời đúng nhất:
1/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây rễ chùm?
a. Ngô, hành, lúa, xả b. Cam, lúa, ngô, ớt
c. Dừa, cải, nhãn, hành d. Chuối, tỏi tây, sầu riêng, đậu.
2/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây lâu năm?
a. Mướp, tràm, mận, ổi b. Phượng, bàng, tràm, mít
c. Lim, đay, chuối, mía d. Bằng lăng, bí ngô, mồng tơi, ớt.
3/ Cấu tạo trong trụ giữa của thân non gồm:
a. Thịt vỏ và mạch rây b. Thịt vỏ và ruột
c. Mạch rây và mạch gỗ, ruột d. Vỏ và mạch gỗ.
4/ Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ:
a. Miền trưởng thành b. Miền sinh trưởng
c. Miền chóp rễ d. Các lông hút.
5/ Chức năng của mạch gỗ là:
a. Vận chuyển cấc chất. b. Vận chuyển nước và muối khoáng.
c. Vận chuyển các chất hưu cơ. d. Cả a,b,c đều đúng.
6/ Chồi ngọn mọc ở đâu:
a. Ngọn cành b. Nách lá
c. Ngọn thân d. Ngọn cành hoặc ngọn thân.
7/ Cấu tạo ngoài của thân cây gồm:
a. Thân chính, cành. b. Chồi ngọn, chồi nách.
c. Thân chính, chồi hoa, chồi lá . d. Cả a, b.
8/ Cây nào sau đây có thân leo?
a) Cây ớt b) Cây dừa c) Cây mướp d) Cây rau má
II. TỰ LUẬN.(6 điểm)
Câu 2. Rễ có mấy miền? Chức năng của từng miền? (2 đ)
Câu 3. Mạch rây và mạch gỗ trong thân có chức năng gì? (2đ)
Câu 4: Trong trồng trọt bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào bấm ngọn và tỉa cành. Cho ví dụ (2 đ).
Câu 5: So sánh cấu tạo miền hút của rễ với cấu tạo trong của thân non ?
ĐÁP ÁN
I. TRẮCNGHIỆM. (4 điểm)
Câu 1 (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | a | b | c | d | b | d | d | c |
II. TỰ LUẬN. (6 điểm)
Câu 2 : (2đ)
Các miền của rễ | Chức năng chính của từng miền |
1. Miền trưởng thành có các mạch dẫn. | Dẫn truyền(0,5 đ) |
2. Miền hút có các lông hút | Hấp thụ nước và muối khoáng(0,5 đ) |
3. Miền sinh trưởng ( nơi tế bào phân chia) | Làm cho rễ dài ra(0,5 đ) |
4. Miền chóp rễ | Che trở cho đầu rễ.(0,5 đ) |
Câu 3.
-Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống thân, rễ. (1đ)
-Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá. (1đ)
Câu 4: (2đ)
- Bấm ngọn và tỉa cành nhằm tăng năng xuất cây trồng. (0,5)
- Bấm ngọn đối với cây lấy quả, hạt hay lá.(0,5đ) vd: mông tơi, chè, hoa hồng… (0,25)
- Tỉa cành đối với cây lấy gỗ, sợi.(0,5đ) vd: bạch đàn, lim, đây… (0,25)
Câu 5 :
*Giống nhau :
- Gồm 2 phần : Vỏ và trụ giữa
+ Vỏ gồm : Biểu bì, thịt vỏ
+ Trụ giữa : Bó mạch và ruột.
+ Chức năng của bó mạch là như nhau.
*Khác nhau :
Miền hút của rễ | Thân non |
- Biểu bì có lông hút , không có diệp lục. - Bó mạch xếp xen kẻ | - Biểu bì không có lông hút, có diệp lục - Bó mạch xếp thành vòng, mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài |
4. Dặn dò.
-Chuẩn bị trước bài 19.
-Chuẩn bị 1 số lá cây : lá ổi (cành ổi), lá me, lá mít, lá dâm bụt, lá xoài, lá bình bát, lá rau má,… Cành cây bình bát, cành cây ổi, cành cây hoa huỳnh
* Rút kinh nghiệm bài học:
……………………………………………………………………………………………… Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: Ký duyệt của tổ CM:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
- Các bước làm thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm; Nhận xét kết quả thí nghiệmvà kết luận.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thao tác thực hành.
- Kĩ năng quan sát, nhận xét.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa: hồng, cúc, huệ, loa kèn trắng, cành lá dâu, dâm bụt...
- Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Làm thí nghiệm 1 theo nhóm ghi lại kết quả ;
- Thí nghiệm 2 : quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có).
- Phương pháp dạy học:
- Quan sát, thuyết trình.
- Tiến hành, phân tích và báo cáo kết quả thí nghiệm
- Thảo luận hợp tác trong nhóm.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Thân to ra do đâu?
- Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau ?
+ Tầng sinh vỏ : Vị trí :...............................
Chức năng : ....................................
+ Tầng sinh .......... : Vị trí : nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
Chức năng : ........................................
+ Thân cây to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh ...và tầng sinh .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Gv yêu cầu các nhóm để lên bàn phần chuẩn bị mà cô đã dặn từ tiết trước.
B2: Gv kiểm tra và biểu dương tinh thần chuẩn bị của các em. Như các em đã thấy cành hoa hồng đă chuyển màu, mép vỏ mà các em bóc ở phía trên phình to ra. Vậy vì sao lại có hiện tượng như thế. Điều đó sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay.
B3: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (các nhóm báo cáo).
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan Mục tiêu: - Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây. B1: GV yêu cầu nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà. - Đại diện nhóm trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, cho cả lớp quan sát kết quả của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung. B2: GV nêu các bước tiến hành thí nghiệm : (5 bước) - Quan sát ghi lại kết quả. B3: GV quan sát kết quả của các nhóm, so sánh SGK, GV thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt. - HS nhẹ tay bóc vỏ nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát màu của gân lá. B4: GV cho cả lớp xem thí nghiệm của mình trên cành mang hoa (cành hoa huệ) cành mang lá (cành dâu) để nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá. - Các nhóm thảo luận: chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân? Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân? - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành của nhóm, quan sát bằng kính hiển vi. - GV phát một số cành đã chuẩn bị hướng dẫn HS bóc vỏ cành. - GV cho 1 vài HS quan sát mẫu trên kính hiển vi, xác định chỗ nhuộm màu, có thể trình bày hay vẽ lên bảng cho cả lớp theo dõi. - GV nhận xét, đánh giá cho điểm nhóm làm tốt. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ Mục tiêu: - Các bước làm thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm; Nhận xét kết quả thí nghiệmvà kết luận. B1: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó thảo luận nhóm. - HS đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2 SGK trang 55. B2: GV lưu ý khi bóc vỏ, bóc luôn cả mạch nào? - Thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang 55. - GV có thể mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ... - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B3: GV nhận xét và giải thích nhân dân lợi dụng hiện tượng này để chiết cành. - Giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây théo vào thân cây. B4: GV hỏi: Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? tại sao? - HS Suy nghĩ trả lời. | 1. Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan * Các bước tiến hành thí nghiệm: Bước1.Mục đích của thí nghiệm. Bước 2.Chuẩn bị thí nghiệm. Bước 3. Tiến hành thí nghiệm. Bước 4. Nhận xét kết quả thí nghiệm. Bước 5. Kết luận. * Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
2. Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ - Chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Bài tập: Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
Mạch ……. gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng ………….
Mạch ……. gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất nguyên sinh, có chức năng.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Nhà Ông nội bạn có cây bưởi rất ngon, muốn có giống bưởi đó và nhanh được ăn thì em cần phải làm gì?
- Để tạo ra nhiều cành hoa có màu sắc khác nhau thì em phải làm gì?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 18: THỰC HÀNH : QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được các đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
- Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật, nhận biết kiến thức qua quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 18.1 và 18.2 SGK.
- Một số mẫu vật., tranh ảnh về thân biến dạng
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị một số củ đã dặn ở bài trước, que nhọn, giấy thấm, sách luyện tập sinh học 6.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Mạch ……. gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng ………….
Mạch ……. gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất nguyên sinh, có chức năng ………………………… .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Gv: Đưa ra các mẫu vật: khoai tây, su hào, gừng, dong ta, khoai lang…Yêu cầu học sinh gọi tên của chúng.
HS: củ khoai tây, củ su hào, củ dong, củ khoai….
B2: Gv: Các bạn gọi tên như vậy có đúng không?
Hs: Đưa ra một số ý kiến khác nhau
B3:Gv: Vậy đó chính xác là những bộ phận nào của thân bài học ngày hôm nay cô và trò chúng ta sẽ tìm hiểu điều này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Quan sát một số thân biến dạng - Mục tiêu: - Học sinh phân biệt được các đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh. a. Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân B1: GV yêu cầu HS quan sát các loại củ xem chúng có đặc điểm chứng tỏ chúng là thân. - HS đặt mẫu lên bàn quan sát tìm xem có chồi, lá không? B2: GV lưu ý tìm củ su hào có chồi nách và gừng đã có chồi để học sinh quan sát thêm. - HS quan sát tranh ảnh và gợi ý của GV để chia củ thành nhiều nhóm. B3: GV cho HS phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng. B4: GV yêu cầu HS tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ này. - GV lưu ý HS bóc vỏ của củ dong, tìm dọc củ có những mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ (hình vẩy) là lá. - GV cho HS trình bày và tự bổ sung cho nhau. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời 4 câu hỏi trang 58. - GV nhận xét và tổng kết: một số loại thân biến dạng làm chức năng khác là dự trữ chất khi ra hoa kết quả. - Yêu cầu HS nêu được: + Đặc điểm giống nhau: có chồi, lá là thân. + Đều phình to chứa chất dự trữ. + Đặc điểm khác nhau: dạng rễ; củ gừng, dong (có hình rễ), dưới mặt đất gọi là thân rễ. Củ su hào, khoai tây (dạng tròn to) thân củ. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, - HS đọc mục SGK trang 58, trao đổi nhóm theo 4 câu hỏi SGK. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. b. Quan sát thân cây xương rồng B1: GV cho HS quan sát thân cây xương rồng, thảo luận theo câu hỏi: ? Thân xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì? ? Sống trong điều kiện nào lá biến thành gai? ? Cây xương rồng thường sống ở đâu? ? Kể tên một số cây mọng nước? - HS quan sát thân, gai, chồi ngọn của cây xương rồng. Dùng que nhọn chọc vào thân, quan sát hiện tượng, trả lời các câu hỏi. B2: GV cho HS nghiên cứu SGK rồi rút ra kết luận chung cho hoạt động 1. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc mục SGK trang 58 để sửa chữa kết quả. Hoạt động 2: Đặc điểm của một số loại thân biến dạng B1: GV cho HS hoạt động độc lập theo yêu cầu của SGK trang 59. - HS hoàn thành bảng ở sách luyện tập. B2: GV treo bảng đã hoàn thành kiến thức để HS theo dõi và sửa bài cho nhau. - HS đổi vở bài tập cho bạn cùng bàn, theo dõi bảng của giáo viên, chữa chéo cho nhau. B3: GV tìm hiểu số bài đúng và chưa đúng bằng cách gọi cho HS giơ tay, GV sẽ biết được tỉ lệ HS nắm được bài. - 1 HS đọc to toàn bộ nội dung trong bảng của GV cho cả lớp nghe để ghi nhớ kiến thức. | 1. Quan sát một số thân biến dạng - Thân biến dạng để chứa chất dự trữ hay dự trữ nước cho cây.
2. Đặc điểm của một số loại thân biến dạng | ||||||||||||||||||||||||||||||
|
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1/ Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn những cây thân rễ:
A. cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt. B. cây dong giềng, cây cải, cây gừng.
C. cây khoai tây, cây cà chua, cây củ cải. D. Cây gừng, cây nghệ, cây dong ta.
2/ Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn những cây thân mọng nước:
A. cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.
B. cây mít, cây nhãn, cây sống đời.
C. Cây giá, cây táo, cây ổi. D. cây nhãn, cây cải, cây su hào.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Cây chuối có phải là thân biến dạng không ?
(Cây chuối có thân củ nằm dưới măt đất, thân cây chuối trên mặt đất thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước. Thân cây chuối là thân biến dạng thân củ có chứa chất dự trữ).
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết” ;
- Chuẩn bị bài sau: Chuẩn bị các kiến thức cho tiết sau ôn tập: Các kiến thức đã học từ đầu đến hết chương III.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Chương IV- Lá
Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.
- Phân biệt được các kiểu lá đơn, lá kép, các kiểu xếp lá trên thân và cành, các kiểu gân trên phiến lá.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết các bộ phân của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ, mẫu vật thật.
- Rèn kĩ năng vẽ hình.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sưu tầm lá, cành có đủ chồi nách, cành có kiểu mọc lá.
2. Chuẩn bị của học sinh: Chú ý nếu có điều kiện trọng nhóm nên có đủ loại lá, cành như yêu cầu bài trước.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn.
Cho các cây sau đây, hãy cho biết chúng thuộc loại thân biến dạng nào?
Cây chuối, cây khoai tây, cây su hào, cây gừng, cây nghệ, cây dao.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Gv: Yêu cầu các nhóm mang mẫu vật đã chuẩn bị để lên trước mặt bàn
B2: Gv: Nhận xét và khen ngợi sự chuẩn bị của hs
B3: Gv: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi dãy sẽ hát cho lớp nghe một bài hát trong đó có chứa từ lá ( lá của cây).
Hs: Cử đại diện hoặc cả nhóm sẽ cùng hát bài hát
B4: Gv: Nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài học.
VB: Lá thuộc cơ quan nào của cây? Chức năng của lá? Vậy lá có đặc điểm gì phù hợp với chức năng ấy? Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Đặc điểm bên ngoài của lá Mục tiêu: Học sinh nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá. B1: GV yêu cầu HS quan sát H.19.1, xác định các bộ phận của lá? Chức năng quan trọng nhất của lá là gì ? - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. -> quang hợi tạo chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cây. -> Lá gồm : cuống lá, phiến lá, gân lá. B2: a. Phiến lá - GV cho HS quan sát phiến lá, thảo luận 3 vấn đề SGK trang 61, 62. - GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ nhóm yếu. - GV cho HS trả lời, bổ sung cho nhau. - GV đưa đáp án (như SGV), nhóm nào còn sai sót tự sửa chữa. - HS đặt tất cả lá lên bàn quan sát thảo luận theo 3 câu hỏi SGK, ghi chép ý kiến thống nhất của nhóm. - Yêu cầu: Phiến lá có nhiều hình dạng, bản dẹt... thu nhận ánh sáng. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. B3: b. Gân lá - GV cho HS quan sát lá, nghiên cứu SGK. - GV kiểm tra từng nhóm theo mục bài tập của phần b. ? Ngoài những lá mang đi còn những lá nào có kiểu gân như thế (nếu HS không trả lời được cũng không sao) - GV cho HS quan sát thêm mẫu các loại lá HS không có. - HS đọc mục SGK, quan sát mặt dưới của lá, phân biệt đủ 3 loại gân lá. - Đại diện 1-3 nhóm mang lá có đủ 3 loại gân lá lên trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét. B4: c. Phân biệt lá đơn, lá kép - GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nghiên cứu SGK và phân biệt được lá đơn, lá kép. - GV đưa câu hỏi, HS trao đổi nhóm. ? Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn, lá hoa hồng thuộc loại hoa kép? - GV cho các nhóm chọn những lá đơn và lá kép trong những lá đã chuẩn bị. - GV gọi 1 HS lên chọn ra lá đơn và lá kép trong số những lá của GV trên bàn, cho cả lớp quan sát. - GV cho HS rút ra kết luận. - HS quan sát cành mồng tơi, cành hoa hồng kết hợp với đọc mục SGK để hoàn thành yêu cầu của GV. Chú ý vào vị trí của trồi nách. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung của 1-2 nhóm mang cành mồng tơi và cành hoa hồng trả lời trước lớp, nhóm khác nhận xét. - Các nhóm chọn lá đơn lá kép, trao đổi nhau giữa các nhóm ở gần. - HS rút ra kết luận. Hoạt động 2: Các kiểu xếp lá trên thân và cành Mục tiêu: Phân biệt được các kiểu lá đơn, lá kép, các kiểu xếp lá trên thân và cành, các kiểu gân trên phiến lá. B1: * Quan sát cách mọc lá - GV cho HS quan sát 3 cành mang đến lớp, xác định cách xếp lá. - HS trong nhóm quan sát 3 cành của nhóm mình đối chiếu hình 19.5 SGK trang 63, xác định 3 cách xếp lá là: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. B2: * Làm bài tập tại lớp - GV đưa đáp án: - Mỗi HS kẻ bảng SGk trang 63 hoàn thành vào vở bài tập. - HS tự chữa cho nhau kết quả điền bảng. - HS quan sát 3 cành kết hợp với hướng dẫn ở SGK trang 63. B3: * Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của cách xếp lá. - GV cho HS nghiên cứu SGK tự quan sát hoặc là GV hướng dẫn như trong SGV. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi SGK trang 64. - HS thảo luận đưa ra ý kiến: kiểu xếp lá sẽ giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. - HS trình bày kết quả trước lớp. - HS chữa bài và rút ra kết luận. B4: GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng. | 1.Đặc điểm bên ngoài của lá - Phiến lá là bản dẹt có màu sắc hình dạng, kích thước khác nhau, có 3 loại gân lá, có lá đơn và lá kép.
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành - Có 3 kiểu xếp lá trên cây, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1. Trong các lá sau đây nhóm những lá nào có gân song song
a. Lá hành, lá nhãn, lá bưởi b. Lá rau muống, lá cải
c. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ d. Lá tre, lá lúa, lá cỏ. x
2. Trong các lá sau đây, những nhóm lá nào thuộc lá đơn
a. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu b. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt
c. Lá ổi, lá dâu, lá trúc nhật. X d.Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Gv: Đưa ra hàng loạt các mẫu lá cây thu thập được ngoài những mẫu ở SGK và yêu cầu học sinh chỉ ra đâu là phiến lá, gân lá, lá đơn, lá kép, thuộc kiểu xếp lá nào.
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
* Chuẩn bị bài sau: Dùng băng dính đen ở phần giữa 1 lá khoai lang đang trồng( bịp cả hai mặt) theo H 21.1 SGK trang 64
Các nhóm làm thí nghiệm H 21.2 và ghi kết quả vào vở.
* Rút kinh nghiệm bài học:......................................................................................................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Kiến thức trọng tâm :Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 20.4 SGK.
- Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở luyện tập sinh học, phiếu học tập.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Phiến lá có cấu tạo như thế nào để nhận được nhiều ánh sáng?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Gv: Yêu cầu hs mở SGK trang 173 đọc bài “ ĐI THĂM NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KỲ DIỆU”
Qua bài đọc của bạn các em có biết cái nhà máy ấy nằm ở đâu không?
Hs: Trong phiến lá ạ
B2: Gv: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể cấu tạo nhà máy đó như thế nào nhé.
VB : Vì sao lá có thể tự chế tạo ra chất dinh dưỡng cho cây ? Ta có thể giải đáp được điều này khi hiểu rõ cấu tạo trong của phiến lá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt | ||||||
Hoạt động 1: Biểu bì Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá. B1: GV yêu cầu HS quan sát H 20.1 và nghiên cứu thông tin đầu sách cho biết: Cấu tạo của phiến lá gồm mấy phần? - HS quan sát H 20.1 và nghiên cứu thông tin đầu sách: Cấu tạo của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thân lá và thịt lá. - HS đọc thông tin mục SGK, quan sát hình 20.2 và 20.3 trao đổi theo 2 câu hỏi SGK. B2: GV cho HS trong nhóm nghiên cứu SGK trả lời 2 câu hỏi SGK trang 65. - Yêu cầu HS phải nêu được: Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau. B3: GV yêu cầu HS thảo luận toàn lớp. - GV chốt lại kiến thức đúng. B4: GV có thể giải thích thêm về hoạt động đóng mở lỗ khí khi trời nắng và khi râm. ? Lỗ khí thường tập trung ở đâu? ? Lỗ khí thông với bộ phận nào? Lỗ khí đóng mở giúp thoát hơi nước. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tập trung ở mặt dưới của phiến lá. - Thông với khoang chứa không khí ở bên trong của phiến lá. Hoạt động 2: Thịt lá Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá B1: GV giới thiệu và cho HS quan sát mô hình, hình 20.4 SGK, nghiên cứu SGK. - HS nghe và quan sát mô hình trên bảng, đọc mục và quan sát hình 20.4 SGK trang 66. ? Cấu tạo của thịt lá ? - Gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng có lục lạp ở bên trong. ? Vai trò của lục lạp ? Lục lạp được hình thành khi nào ? - Thu nhận ánh sáng để tạo chất hữu cơ cho cây. - Khi có đủ ánh sáng lục lạp hình thành. B2: Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi mục , - GV gợi ý khi so sánh, chú ý ở những đặc điểm: hình dạng tế bào, cách xếp của tế bào, số lượng lục lạp... - HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi mục , ghi ra giấy. - HS trao đổi nhóm theo những gợi ý của GV và thống nhất ý kiến làm vào phiếu học tập. - Trao đổi chéo các nhóm B3: GV cho HS thảo luận nhóm sau khi đã tự trả lời làm vào phiếu học tập: - GV đưa biểu điểm: - GV ghi lại ý kiến của nhóm lên bảng để nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. - Gv đưa đáp án , hướng dẫn HS chấm bài cho nhóm bạn. - GV kiểm tra kết quả của các nhóm. - GV yêu cầu 1 HS đọc lại. ? Tại sao ở rất nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? ? Chức năng chính của thịt lá là gì? - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Giống: đều chứa lục lạp -> tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây. + Khác:
B4: GV: Tổng kết ý kiến HS, chốt đáp án chuẩn. Hoạt động 3: Gân lá B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 66 và trả lời câu hỏi: - HS đọc mục SGK trang 66 quan sát hình 20.4 kết hợp với kiến thức về chức năng của bó mạch ở rễ và thân, trả lời câu hỏi SGK. B2: GV kiểm tra 1-3 HS, cho HS rút ra kết luận. ? Qua bài học em biết được những điều gì? - HS trả lời trước lớp, HS khác bổ sung nếu cần. B3: GV treo tranh phóng to hình 20.4 giới thiệu toàn bộ cấu tạo của phiến lá. | 1. Biểu bì
- Lớp tế bào biểu bì có vách ngoài dày dùng để bảo vệ, có nhiều lỗ khí để trao đổi khí và thoát hơi nước. 2. Thịt lá - Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp để chế tạo chất hữu cơ. 3. Gân lá - Gân lá nằm xen kẽ giữa phần thịt lá gồm mạch rây và mạch gỗ có chức năng vận chuyển các chất. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1/ Nhận biết các bộ phận trong của phiến lá qua sơ đồ câm Hinh 20.4
2/ Điền các cụm từ vào cột chức năng tương ứng.
3/ Cho các cụm từ: lục lạp; vận chuyển; lỗ khí; biểu bì; bảo vệ; đóng mở. Hãy chọn cụm những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây:
- Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào ……… (1) trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng ……..(2) cho các phần bên trong của phiến lá.
- Lớp tế bào biểu bì mặt dưới có rất nhiều ……..(3). Hoạt động …….. (4) của nó giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài.
- Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ……. (5) có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Gân lá có chức năng …….(6) các chất cho phiến lá.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
4.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn lại kiến thức ở tiểu học: Chức năng của lá, chất khí nào duy trì sự cháy.
- Làm thí nghiệm 1. Bài Quang hợp. Mang lá khoai lang đã làm thí nghiệm ở nhà đến lớp vào giờ học sau.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 21: QUANG HỢP (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.
- Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra kết luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dung dịch iôt, lá khoai lang, ống nhỏ.
- Kết quả của thí nghiệm: 1 vài lá đã thử dung dịch iôt... tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Mang thí nghiệm đã chuẩn bị đến lớp.
- Ôn lại kiến thức tiểu học về chức năng của lá.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
1/ Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào?
2/ Vì sao có rất nhiều loại lá mặt trên thường có màu sẫm hơn mặt dưới?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Gv: Ta đã biết, khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình.Vậy do đâu mà lá cây làm được điều này
Hs: Do lá có nhiều lục lạp.
B2: Gv: Vậy lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào, khí mà lá thải ra trong quá trình này là gì ?Đề trả lời câu hỏi đó cô và trò chúng ta sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm trong bài học ngày hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi. B1: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK trang 68, 69. - GV yêu cầu đại diện một nhóm mô tả lại thí nghiệm đã tiến hành, báo cáo kết quả. - GV cho HS thảo luận nhóm trao đổi để trả lời 3 câu hỏi. - HS đọc mục , kết hợp với hình 21.1 SGK trang 68, 69. - Đại diện HS trình bày: GV cho các nhóm thảo luận kết quả của nhóm (như SGV). ? Việc bịp lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì ? ? Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm chế tạo được ra tinh bột ? Vì sao em biết ? ? Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì ? - HS trả lời 3 câu hỏi ở mục . - HS mang phần tự trả lời của mình thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến. -> Không cho ánh sáng vào phần bịt. -> tinh bột chuyển sang màu xanh. B2: GV nghe, bổ sung, sửa chữa và nêu ý kiến đúng, cho HS quan sát kết quả thí nghiệm của GV để khẳng định kết luận của thí nghiệm. - Đầu tiên nhỏ iôt vào củ khoai lang đã luộc chín. - Nhỏ iôt vào lá rau khi đã đun cách thuỷ bằng cồn và rửa sạch. B3: GV cho HS rút ra kết luận. - GV treo tranh yêu cầu 1 HS nhắc lại thí nghiệm và kết luận của hoạt động này. B4: GV mở rộng: Từ tinh bột và các muối khoáng hoà tan khác lá sẽ tổng hợp thành các chất hữu cơ cần thiết cho mọi hoạt động sống của cây. Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột Mục tiêu: Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh. B1: GV yêu cầu HS, nghiên cứu SGK trang 69, 70 và quan sát hình 21.2 sgk. - Mô tả cách tiến hành thí nghiệm. - Chất khí nào của không khí duy trì sự cháy, sự sống - HS đọc mục , quan sát hình 21.2, trao đổi nhóm trả lời 3 câu hỏi mục , thống nhất ý kiến. - Yêu cầu: + Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1, xác định cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột vì có ánh sáng chiếu vào, có bọt khí thoát ra từ cành rong . + Chất khí ở cốc B là khí oxi vì nó làm tàn đóm bùng cháy. B2: GV cho HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh skg/ 70. - GV gợi ý: HS dựa vào kết quả của thí nghiệm 1 và chú ý quan sát ở đáy 2 ống nghiệm. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm lên trình bày kết quả, cả lớp thảo luận và bổ sung. B3: GV quan sát lớp, chú ý nhóm HS yếu để hướng dẫn thêm (chất khí duy trì sự cháy). - GV cho các nhóm thảo luận kết quả tìm ý kiến đúng. - HS suy nghĩ và trả lời. - Các nhóm nghe và tự sửa nếu cần. B4: GV nhận xét và đưa đáp án đúng, cho HS rút ra kết luận. | 1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng - Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột - Lá nhả ra khí ôxi trong quá trình chế tạo tinh bột. |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1/Tại sao về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng vây to lại thấy mát và dễ thở?
2/ Khi có ánh sáng lá cây sẽ chế tạo ra:
A. Chất béo. C. Tinh bột.
B. Chất đạm. D. Khí ô xi và khí cacbonic
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Gv yêu cầu học sinh mang mẫu vật của mình ra để trên mặt bàn kết hợp với một số mẫu cô đưa ra .Hãy tìm những lá có hai mặt lá màu hông giống nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá?
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại kiến thức về chức năng của rễ.
- Đọc trước bài : Quang hợp (tiếp theo).
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:…….
Ngày dạy:…….
Tiết số:. . .
Bài 21: QUANG HỢP (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tìm hiểu thí nghiệm lá cây cần chất gì và chất khí nào của không khí để chế tạo tinh bột
-Chỉ ra được: các chất tham gia: CO2 và nước; các chất tạo thành: tinh bột và khí ô xi; điều kiện : có ánh sáng và chất diệp lục.
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh phân tích thí nghiệm, khái quát kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Thực hiện trước thí nghiệm, mang lá ở thí nghiệm đến lớp để thử kết quả với dung dịch iốt. Băng hình về thí nghiệm (nếu có)
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo của lá, sự vận chuyển nước của rễ, ôn lại bài quang hợp của tiết trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1/ Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
2/ Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng chất khí cho cá bằng cách nào?3. Bài học
A . Khởi động: 3’
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Gv: Từ phần trả lời bài cũ của bạn chúng ta đã thấy để chế tạo được tinh bột thì lá cây cần phải có ánh sáng. Vậy ngoài ánh sáng ra thì còn cần yếu tố nào khác nữa thì chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong bài quang hợp tiếp theo.
? Vậy lá cây cần chất gì để chế tạo tinh bột? Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu :
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?
Mục tiêu: Tìm hiểu thí nghiệm lá cây cần chất gì và chất khí nào của không khí để chế tạo tinh bột
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: Gv cho HS quan sát hình ảnh : sự hút nước của cây và H20.4/ sgk - GV yêu cầu: Cá nhân HS đọc thông tin SGK trang 70, 71, cho biết : ? Lá cây cần nước để chế tạo tinh bột, nước được lấy từ đâu ? ? Khoảng trống trong thịt lá có vai trò gì ? B2: GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm sgk/71 Yêu cầu : - Mô tả cách tiến hành thí nghiệm : ? Đặt cây vào chỗ tối trong hai ngày để làm gì . ? Đặt thêm cốc nước vôi trong ở chuông A để làm gì. B3: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK. - GV gợi ý: ? Sử dụng kết quả của tiết trước để xác định lá ở chuông nào có tinh bột và lá ở chuông nào không có tinh bột? + Cây ở chuông A sống trong điều kiện không khí không có cacbonic. + Cây ở chuông B sống trong điều kiện có khí có cacbonic. - Cho HS các nhóm thảo luận kết quả. B4: GV lưu ý HS: chú ý vào điều kiện của thí nghiệm và chính điều kiện sẽ làm thay đổi kết quả của thí nghiệm. - Sau khi HS thảo luận GV cho HS rút ra kết luận nhỏ cho hoạt động này. ? Để lá cây chế tạo được ra tinh bột thì cần có những chất gì? trong điều kiện nào? ? Tại sao ở xung quanh nhà và những nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh? | - Mỗi HS đọc kĩ thông tin mục và các thao tác thí nghiệm ở mục . -> Nước được lấy từ đất nhờ lông hút, vận chuyển từ rễ lên lá qua mạch gỗ của rễ, thân, cuống lá và gân lá. -> Chứa không khí. - HS tóm tắt thí nghiệm cho cả lớp cùng nghe. -> Để cây tiêu thụ hết lượng tinh bột cũ ở lá. -> Nước vôi trong hấp thụ hết khí CO2 - HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời đúng, ghi vào giấy. - Yêu cầu nêu được: + Chuông A có thêm cốc chứa nước vôi trong không còn khí CO2. + Lá trong chuông A không chế tạo được tinh bột. + Lá cây ở chuông B chế tạo được tinh bột. - HS thảo luận kết quả ý kiến của nhóm và bổ sung. - Lá cây chế tạo được tinh bột cần có nước và khí cacbonic , trong điều kiện có ánh sáng và chất diệp lục. |
Yêu cầu:Tiểu kết:
- Lá cây cần khí cacbonic và nước để chế tạo tinh bột.
Hoạt động 2: Khái niệm về quang hợp
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, đọc thông tin SGK. - GV gọi 2 HS viết lại sơ đồ quang hợp lên bảng. B2: GV cho HS nhận xét 2 sơ đồ trên bảng, bổ sung và thảo luận khái niệm quang hợp. ? Phát biểu khái niệm Quang hợp. B3: GV cho HS quan sát lại sơ đồ quang hợp ở SGK trang 72 và trả lời câu hỏi: ? Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Nguyên liệu đó lấy từ đâu? ? Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện nào? B4: GV cho HS đọc thông tin trả lời câu hỏi: Ngoài tinh bột lá cây còn tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào khác? Lồng ghép, liên hệ : Quang hợp góp phần điều hoà khí hậu, làm cho trong lành không khí, có ý nghĩa quan trọng đối với con người và tự nhiên. HS có ý thức bảo vệ thực vật và phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng. | - HS tự đọc mục và trả lời yêu cầu SGK trang 72. - HS trình bày kết quả của nhóm, bổ sung sơ đồ quang hợp (nếu cần). - Nước được rễ hút từ đất. - Khí cacbonich lấy từ không khí. - Chế tạo được nhiều chất hữu cơ cần thiết khác cho cây. - HS trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. |
Tiểu kết:
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ô xi.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm quang hợp, trả lời câu hỏi 3 SGK trang 72.
- Làm bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các bộ phận sau đây của lá, bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp:
a. Lỗ khí b. Gân lá c. Diệp lục
Câu 2: Lá cây cần khí nào trong các chất khí sau để chế tạo tinh bột:
a. Khí oxi b. Khí cacbonic c. Khí nitơ
4. Vận dụng và mở rộng : 5’
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ?Cây không có lá hoặc lá sớm rụng ( xương rồng, cành giao ) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận ? Vì sao em biết ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh ảnh về mộy số cây ưa sáng và một số cây ưa tối.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 22: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI
ĐẾN QUANG HỢP – Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
- ý nghĩa của quá trình quang hợp.
- Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ
- Tìm được các VD thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khai thác thông tin, nắm bắt thông tin.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tham gia bảo vệ, phát triển cây xanh ở địa phương.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Sưu tầm tranh ảnh về một số cây ưa sáng và ưa bóng. Tìm tranh ảnh về vai trò của quang hợp với đời sống động vật và con người.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập kiến thức ở tiểu học về các chất khí cần thiết cho động vật và thực vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?
2. Bài họcA .Khởi động: 5’
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Gv đưa ra tình huống sau: Khi được mẹ giao nhiệm vụ cho 2 anh em An và Bình đi ra đồng cấy lúa mà quên chưa hướng dẫn cụ thể. An thì bảo em cứ cấy dày vào 5x5cm một cây cho được nhiều lúa em ạ.Bình thì bảo không em cấy 20 x 20 cm một cây cơ như thế mới được nhiều lúa. Theo em ai đúng ai sai.Tại sao.?
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Có phải trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu … cây xanh đều quang hợp không? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?
Mục tiêu: Học sinh nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS thông tin SGK trang 75. ? Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp? Hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK. suy nghĩ trả lời câu hỏi mục . B2: GV quan sát, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. - GV có thể gợi ý cho các câu hỏi thảo luận: chú ý vào điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp. + Chú ý đến mật độ vì: Cây cần ánh sáng để quang hợp. Nếu trồng cây quá dày-> cây thiếu ánh sáng-> năng suất thấp. (Khi trồng cây ăn quả) + Chú ý đến thời vụ vì nhu cầu ánh sáng và nhiệt độ. B3: GV nhận xét phần trao đổi nhóm của HS, GV đưa đáp án đúng để các nhóm có thể sửa hay bổ sung vào phần trả lời của mình. B4: GV cho HS quan sát tranh: bụi lá lốt ở dưới gốc cây hồng xiêm, tranh khóm chuối cằn ở gần nhiều lò gạch để thấy được ảnh hưởng của ánh sáng và lượng khí CO2. - Cho HS rút ra kết luận. | - HS tự đọc thông tin SGK trang 75, suy nghĩ trả lời. - ánh sáng , nước, lượng CO2 và nhiệt độ. - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến trả lời. - Yêu cầu nêu được kiến thức: + Các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp: khí CO2, nước, ánh sáng, nhiệt độ. + Trồng cây dầy dẫn tới thiếu ánh sáng, thiếu không khí, gây khó khăn cho quá trình quang hợp, cây chế tạo được ít chất hưu cơ, thu hoạch thấp. + Nhiều loại cây cảnh có nhu cầu ánh sáng không cao ( cây ưa bóng), vì thế nếu trồng trong nhà ,ánh sáng yếu vẫn đủ cho cây quang hợp nên cây vẫn xanh tốt. VD: Cây thiết mộc lan, Cây trúc nhật, Cây vạn niên thanh.... + Nhiệt độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều gây khó khăn cho quá trình quang hợp của lá. - Các nhóm thảo luận kết quả và tìm ra câu trả lời đúng. |
Yêu cầu:Tiểu kết:
- Các điều kiện: ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng CO2, nước đã ảnh hưởng đến quang hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh
Mục tiêu: Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi mục SGk trang 75. B2: GV lưu ý các nhóm: khẳng định được tầm quan trọng của các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra. B3: GV nghe và giúp đỡ HS hoàn thành đáp án về ý nghĩa của quang hơp như SGV. B3: GV chú ý thắc mắc của HS như: con giun sống trong ruột người không cần chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh chế tạo và thải ra. ? Qua bài này giúp em hiểu được những điều gì? | - Mỗi HS tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Trao đổi trong nhóm về ý kiến của cá nhân, thống nhất câu trả lời của nhóm. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Từ phần thảo luận trên lớp, HS rút ra kết luận. |
Tiểu kết:
- Nhờ quá trình quang hợp cây xanh đã tạo ra các chất cần cho sự sống của các sinh vật.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở cuối bài.
- Bài tập: Chọn câu trả lời đúng.
Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
A. Đáp ứng được nhu cầu về ánh sáng cho cây quang hợp.
B. Đáp ứng được nhu cầu về nhiệt độ cho cây quang hợp.
C. Cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thoả mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài, giúp cho sự quang hợp của cây.
D. Cả A và B.
- GV đánh giá giờ học
4. Vận dụng mở rộng: 5’
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Gv: Đưa một số thông tin về các cây trồng thích ứng với điều kiện ánh sáng mạnh yếu khác nhau
Vd: Cây lúa, keo, nhãn, na….nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng
Vd: Cây lan, lá lốt, dọc mùng… nên trồng nơi có ánh sáng yếu..
? Mỗi em có thể làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn lại bài quang hợp.
- Đọc trước bài: “Cây có hô hấp không?”
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..............Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản, HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây.
- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ô xi để phân huỷ chất hữu cơ thành khí cacbonic, nước và sản sinh năng lượng
- Nêu được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp , viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.
- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và muối khoáng mạnh mẽ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, tìm kiến thức.
- Tập thiết kế thí nghiệm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Có điều kiện làm thí nghiệm 1 trước 1 giờ.
Các dụng cụ để làm thí nghiệm 2 như SGK.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại bài quang hợp, kiến thức tiểu học về vai trò của khí oxi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu khái niệm quang hợp?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự quang hợp?
2. Bài học
A .Khởi động: 5’
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Lá cây thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí ô xi. Vậy lá cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết được? Hai nhóm HS đã thực hiện các thí nghiệm sau, chúng ta cùng nghiên cứu để trả lời câu hỏi trên.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây?
a. Thí nghiệm 1: nhóm Lan và Hải
- Mục tiêu: Học sinh phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản, HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 77, nắm cách tiến hành, kết quả của thí nghiệm. - GV cho 1 HS trình bày lại thí nghiệm trước lớp. B2: GV cho HS quan sát thí nghiệm : - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời các câu hỏi trong lệnh tam giác. B3: GV lưu ý HS phải giải thích lớp váng trắng đục ở cốc A dày hơn là do có nhiều khí cacbonic thì GV nên hỏi thêm: Vậy ở chuông A do đâu mà lượng khí cacbonic nhiều lên? B4: GV giúp HS hoàn thiện đáp án và rút ra kết luận. | - HS đọc thí nghiệm quan sát hình 23.1 ghi lại tóm tắt thí nghiệm gồm: chuẩn bị , tiến hành, kết quả. - HS đọc thông tin SGk trang 77, thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGk trang 77. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS nêu được lượng khí CO2 trong chuông A tăng lên chỉ có thể do cây thải ra. |
Yêu cầu:Tiểu kết:
- Khi không có ánh sáng cây đã thải ra nhiều khí cacbonic.
b. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm của An và Dũng
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp , viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.
Hoạt động của GV B1: GV yêu cầu HS thiết kế được thí nghiệm dựa trên những dụng cụ có sẵn và kết quả của thí nghiệm 1. B2: GV cho HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: Các bạn An và Dũng làm thí nghiệm nhằm mục đích gì? - GV lưu ý: nếu HS trong lớp có học lực trung bình thì các em có thể không biết bố trí thí nghiệm, GV phải hướng dẫn tỉ mỉ từng bước. B3: GV nhận xét giúp HS hoàn thiện thí nghiệm và giải thích rõ: khi đặt cây vào cốc thuỷ tinh rồi đậy miếng kính lên, lúc đầu trong cốc vẫn còn O2 của không khí, đến khi khẽ dịch tấm kính để đưa que đóm đang cháy vào, đóm tắt ngay chứng tỏ trong cốc không còn khí O2 và cây đã nhả CO2. B4: GV thử kết quả thí nghiệm đã chuẩn bị cho cả lớp quan sát, chốt lại kiến thức cho cả 2 thí nghiệm, HS nhắc lại. | Hoạt động của HS - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 23.2 trang 78 và trả lời câu hỏi. - HS trong nhóm cùng tiến hành thảo luận từng bước của thí nghiệm. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe và bổ sung vào bài của mình những chỗ chưa đúng. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
- Cây nhả khí cacbonic và hút khí oxi.
Hoạt động 2: Hô hấp ở cây
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp , viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây? ? Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài? ? Cây hô hấp vào thời gian nào? ? Người ta đã dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp? B2: GV gọi 2 HS tra lời 4 câu hỏi SGK, HS khác nổ sung. B3: GV yêu cầu HS trả lời mục SGK trang 79. B4: GV giải thích các biện pháp kĩ thuật cho cả lớp nghe cho HS rút ra kết luận. ? Tại sao khi ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở, còn ban ngày thì mát và dễ thở? | - HS đọc thông tin SGK trang 78, 79 suynghĩ trả lời 4 câu hỏi. - Yêu cầu nêu được: + Viết được sơ đồ sự hô hấp. + Mô tả các cơ quan của cây đều hô hấp. + Biện pháp làm tơi xốp đất... - Một HS trả lời các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức và chú ý nếu HS trả lời: ban đêm cây mới hô hấp thì GV giải thích: cây hô hấp suốt ngày đêm, các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp. - HS đọc yêu cầu, trao đổi nhanh trong nhóm đưa ra biện pháp như :cuốc, tháo nước khi ngập. Vì ban đêm cây xanh hô hấp mạnh , lượng khí cacbonic thải ra nhiều, con người hít phải khí cacbonic thấy khó thở. |
Tiểu kết: Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả cá cơ quan đều tham gia hô hấp.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Gv gợi ý trả lời câu hỏi 5/ sgk/ 79
4.Vận dụng tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Cần chú ý đến : nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp và hô hấp để thấy được sự khác nhau.
- Yêu cầu HS giải thích: Một hòn đất nỏ bằng 1 giỏ phân.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập.
- Ôn lại bài: Cấu tạo trong của phiến lá.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí: Nêu thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua lá; cấu tạo lỗ khí phù hợp với chức năng thoát hơi nước.
Viết được sơ đồ đường đi của nước từ lông hút -> vỏ rễ -> mạch dẫn của rễ -> mạch dẫn của thân -> lá -> thoát ra ngoài.
- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết so sánh kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng say mê môn học, ham hiểu biết.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: -Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua lá.
-Tranh vẽ phóng to hình 24.3 SGK.
- Bảng phụ.
2.Chuẩn bị của HS: - Xem lại bài: “Cấu tạo trong của phiến lá”.
- Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua lá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút:
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ta đã biết cây cần dung nước để quang hợp và sử dụng cho các hoạt động khác nên hàng ngày cây phải hút rất nhiều nước . Nhưng theo những nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần nước rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu? Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
B.Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?
- Mục tiêu: HS biết nhận xét kết quả thí nghiệm, so sánh thí nghiệm, lựa chọn thí nghiệm chứng minh đúng nhất.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV cho HS nghiên cứu độc lập SGK trả lời 2 câu hỏi. + Một số HS đã dự đoán điều gì? + Để chứng minh cho dự đoán đó họ đã làm gì? B2: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để lựa chọn thí nghiệm. - GV tìm hiểu số nhóm chọn thí nghiệm 1 hoặc thí nghiệm 2 (ghi vào góc bảng). B3: GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày tên thí nghiệm và giải thích lí do chọn của nhóm mình. B4: GV lưu ý tạo điều kiện cho các nhóm trình bày ý kiến nếu có nhiều ý kiến chưa thống nhất thì cho tranh luận nhưng theo gợi ý của GV. VD: cho HS nhắc lại dự đoán ban đầu sau đó xem lại thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú đã chứng minh được điều nào của dự đoán, còn nội dung nào chưa chứng minh được? Thí nghiệm của nhóm Tuấn, Hải chứng minh được nội dung nào? giải thích? - Sau khi đã thảo luận xong GV hỏi: Sự lựa chọn nào là đúng. | - HS đọc mục thông tin SGK trả lời câu hỏi của giáo viên. - HS trong nhóm tự nghiên cứu 2 thí nghiệm quan sáthình 24.3 trả lời câu hỏi mục SGK trang 81, sau đó thảo luận nhóm để thống nhất câu tra lời. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS phải biết trong lớp nhóm nào lựa chọn thí nghiệm của Dũng, Tú và nhóm nào chọn thí nghiệm của Tuấn, Hải. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm giải thích sự lựa chọn của nhóm mình theo gợi ý của giáo viên. - GV chốt lại đáp án đúng như trong sách giáo viên : Chỉ có thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải mới kiểm chứng được dự đoán ban đầu. Cho HS rút ra kết luận. - GV cho HS nghiên cứu SGK hình 24.3 SGK trang 81. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
- Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá.
- HS quan sát hình 24.3 SGK trang 81 chú ý chiều mũi tên màu đỏ để biết con đương mà nước thoát ra ngoài qua lá.
Hoạt động 2: ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
- Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi: ? Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây? B2: GV tổng kết lại ý kiến của HS, cho HS rút ra kết luận. | - HS hoạt động độc lập đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi của GV. - Yêu cầu nêu được: + Tạo sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. + Làm dịu mát cho lá. - HS trình bày ý kiến và HS khác bổ sung. |
Tiểu kết:
- Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá khỏi bị khô.
Hoạt động 3: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng
đến sự thoát hơi nước qua lá?
- Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời 2 câu hỏi SGK trang 82. B2: GV gợi ý HS sử dụng kết luận ở hoạt động 2 và những câu hỏi nhỏ sau để trả lời: ? Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều? ? Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng gì? B3: GV cho HS nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau, rút ra kết luận. ? Qua bài học em hiểu được những gì? | - HS đọc thông tin mục SGK và trả lời 2 câu hỏi mục SGK trang 82. - Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu: + Ngày nắng nóng, khô hanh hoặc gió mạnh.Vì trong những ngày này cây bị mất rất nhiều nước, khi thiếu nước thì các hoạt động của cây bị ngừng, cây kho héo và có thể bị chết. + Sự thoát hơI nước phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm của không khí. - HS rút ra kết luận: |
Tiểu kết:
- Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 82.
Bài tập: Chọn đáp án đúng:
1/ Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá là:
A. Độ ẩm không khí, lượng khí cacbonic. B. Lượng khí ô xi, ánh sáng, nhiệt độ.
C. Độ ẩm không khí, ánh sáng, nhiệt độ. D. Lượng chất hữu cơ trong cây, nhiệt độ.
4..Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Tại sao khi giâm cành hoặc cấy lúa, người ta thường tỉa bớt lá hoặc cắt ngọn?
( Để giảm sự thoát hơi nước cho cây đỡ héo, cây sẽ thoát nước ít đi)
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục: “Em có biết”.
- Chuẩn bị đoạn xương rồng có gai, củ dong, củ hành, cành mây, tranh ảnh lá biến dạng khác.
- Kẻ sẵn bảng SGK trang 85 vào vở.
* Rút kinh nghiệm bài học:…………………………………………………………………..
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 25: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được các dạng lá biến dạng( thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và môi trường sống. Từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
- GV: - Mẫu cây mây, cây đậu Hà Lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng.Tranh cây nắp ấm, cây bèo đất.
- Chuẩn bị trò chơi như SGV.
- HS: Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công
Kẻ bảng SGK trang 85 vào vở.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Phần lớn nước do ... (1) ..... hút vào cây được ... (2) ….. thải ra ngoài bằng hiện tượng ….. (3) …. qua các lỗ khí ở lá.
- Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việcvận chuyển … (4)…. và…. (5)…. từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
2/ Mô tả một thí nghiệm chứng tỏ có sự thoát hơi nước qua lá.
Bài học
Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV cho HS quan sát tranh cây nắp ấm giới thiệu lá của cây cho HS so sánh với một lá bình thường để suy ra lá biến dạng nhằm thực hiện chức năng khác.
Hình thành kến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng
Mục tiêu: Nêu được các dạng lá biến dạng( thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và môi trường sống. Từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK trang 83. - GV quan sát các nhóm, có thể giúp đỡ động viên nhóm yếu, nhóm học khá thì yêu cầu có kết quả nhanh và đúng. B2: GV cho các nhóm trao đổi kết quả. - GV chữa bằng cách cho chơi trò chơi “Thi điền bảng liệt kê” + GV treo bảng liệt kê lên bảng, gọi 7 nhóm tham gia, bốc thăm xác định tên mẫu vật nhóm cần điền. + Yêu cầu mỗi nhóm thặt các mảnh bìa có ghi sẵn đặc điểm, hình thái, chức năng.... gài vào ô cho phù hợp. B3: GV thông báo luật chơi: thành viên của nhóm chọn và gài vào phần của nhóm mình. - GV nhận xét kết quả và cho điểm nhóm làm tốt. B4: GV thông báo đáp án đúng để HS điều chỉnh. - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” để biết thêm 1 loại lá biến dạng nữa (lá của cây hạt bí). | - HS hoạt động nhóm cùng quan sát mẫu kết hợp với các hình 25.1....25.7 SGK trang 84 - HS tự đọc mục và trả lời các câu hỏi mục SGk trang 83. - Trong nhóm thống nhất ý kiến, cá nhân hoàn thành bảng SGK trang 85 vào vở. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Sau khi HS bốc thăm tên mẫu cứ 3 người lên chọn mảnh bìa để gắn vào vị trí. Chú ý: Trước khi lên bảng HS nên quan sát lại mẫu hoặc tranh để gắn bìa cho phù hợp. - Các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại các loại lá biến dạng, đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của nó. |
Tiểu kết:
STT | Tên vật mẫu | Đặc điẻm hình thái của lá biến dạng | Chức năng của lá biến dạng | Tên lá biến dạng |
1 | Xương rồng | - Dạng gai nhọn | - Làm giảm sự thoát hơi nước | - Lá biến thành gai |
2 | Đậu Hà Lan | - Lá nhọn có dạng tua cuốn | - Giúp cây leo cao | - Tua cuốn |
3 | Lá cây mây | - Lá ngọn có dạng tay móc | - Giúp cây leo cao | - Tay móc |
4 | Củ giềng | - Lá phủ trên thân rễ, vảy mỏng, nâu nhạt | - Che chở và bảo vệ cho chồi của thân rễ | - Lá vảy |
5 | Củ hành | - Bẹ lá phình to thành vảy, màu trắng | - Chứa chất dự trữ | - Lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | - Trên lá có rất nhiều lông, tuyến tiết chất dính, thu hút và hiêu hóa mồi. | - Bắt và tiêu hoá mồi | - Lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | - Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy. Có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa mồi. | - Bắt và tiêu hoá sâu bọ khi chúng chui vào bình. | - Lá bắt mồi. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá
- Mục tiêu: So sánh đặc điểm hình thái chức năng chủ yếu của lá biến dạng so với lá bình thường để khái quát về ý nghĩa biến dạng của lá.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS xem lại bảng ở hoạt động 1, nêu ý nghĩa biến dạng của lá? B2: GV gợi ý: ? Nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng so với lá thường? ? Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây? | - HS xem lại đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng ở hoạt động 1 kết hợp với gợi ý của GV để thấy được ý nghĩa biến dạng của lá. - Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. |
Tiểu kết:
- Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Bài tập : Chọn đáp án đúng.
1/ Lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai có tác dụng gì đối với cây?
A. Giảm sự thoát hơi nước.
B. Thích nghi với điều kiện sống khô hạn.
C. Để bảo vệ chống lại các động vật ăn xương rồng.
D. Cả A và B.
2/ Củ hành có bẹ lá phình to thành vẩy dày, màu trắng làm chức năng:A. Nuôi dưỡng cây.
B. Che chở, bảo vệ cho chồi ngọn.
C. chứa chất dự trữ cho cây.
D. Giúp cây chống khô hạn.4. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Tìm hiểu ở địa phương hay qua các tài liệu về lá biến dạng.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục : “ Em có biết”
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Chữa một số bài tập trong vở luyện tập Sinh học 6
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày cách làm bài tập
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở Luyện tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Chọn đáp án đúng:
1/ Có mấy loại lá biến dạng?A. 4 loại.
B. 5 loại.
C. 6 loại.
D. 7 loại.2/ cây nắp ấm có lá:A. Biến dạng thành tua cuốn.
B. Biến dạng thành lá bắt mồi.
C. Biến thành tay móc.
D. Dự trữ chất dinh dưỡng? Nêu ý nghĩa của sự biến dạng của lá?
2. Bài tập.
Chữa một số bài tập trong vở Luyện tập Sinh hoc 6.
- GV chọn các bài tập khó, hướng dẫn học sinh làm.
+ HS trả lời.
- GV sửa chữa, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
+ HS chữa bài.
Hoạt động 1 : Chương III . Thân
Mục tiêu: Chữa một số bài tập trong vở luyện tập Sinh học 6
1/ Bài tập 2/ LTSH 6/42.
Trả lời : Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân. Tùy vào mục đích sử dụng và tính chất của cây trồng mà ta sử dụng biện pháp bấm ngọn hay tỉa cành để tăng năng suất cây trồng.
- Người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng trước khi cây ra hoa. Ví dụ : Ngọn bí đỏ, mồng tơi và các loại rau giúp cây rau ra nhiều chồi non làm rau ăn. Bấm ngọn cây đậu, cà chua, bông, cà phê cây sẽ cho qủa sai hơn.
- Đối với những cành sâu, xấu thì ta tỉa bỏ để dồn vào làm phát triển các cành còn lại.
- Một số loài cây lấy gỗ như bạch đàn, tỉa cành sẽ làm cho cây mọc thẳng , thân to gỗ tốt.
2/ Bài tập 3/ LTSH 6/ 51
STT | Tên cây | Loại thân biến dạng | Vai trò đối với cây | Công dụng đối với người |
1 | Cây nghệ | Thân rễ | Dữ trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị, làm thuốc chữa bệnh. |
2 | Cây khoai tây | Thân củ | Dữ trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm thức ăn |
3 | Cây chuối | Thân củ | Dữ trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm thức ăn |
4 | Cây riềng | Thân rễ | Dữ trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị |
Hoạt động 2 : Chương IV : Lá
3/ Bài tập 4/ LTSH 6/ 59
Trả lời :
- Màu lục ở lá cây do các hạt diệp lục trong cấu trúc của lục lạp tạo nên. Các hạt diệp lục chỉ được tạo thành ở ngoài ánh sáng. Mạt trên của lá cây do tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn mặt dưới vì vậy hạt diẹp lục sẽ tạo ra nhiều hơn và làm mặt trên lá có màu lục hơn mặt dưới của lá.
- Ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau : lá bắp (ngô),lá mía, lá lúa,...
- Cách mọc của những lá đó gần như thẳng đứng, do lượng lục lạp ở hai mặt lá tương đương, vì vậy hai mặt lá có khả năng nhận lượng ánh sáng và thực hiện tổng hợp chất hữu cơ tương đương nhau.
4/ Bài tập 3/ LTSH 6/ 64
Trả lời :
- Thân cây còn non có màu xanh lục do có chứa các hạt diệp lục và cũng có khả năng quang hợp. Sở dĩ như vậy vì ở cây còn non lá mới hình thành quang hợp yếu không chế tạo đủ chất hữu cơ nuôi cây. Khi lá đã phát triển đầy đủ có khả năng tạo đủ chất hữu cơ nuôi cây thì thân cây chỉ còn nhiệm vụ chống đỡ và vận chuyển chất.
- Cây không có lá hoặc lá rụng sớm (xương rồng, kim giao,..) thì chức năng quang hợp do thân hoặc cành cây đảm nhận. Có thể nhận biết được đfiều này vì thân và cành của các loại cây này có màu xanh, chứng tỏ cũng có chức chất diệp lục.
5/ Bàt tập 5/LTSH 6/ 69
Trả lời : Hô hấp và quang hợp trái ngựơc nhau vì :
Hô hấp hấp thu khí ô xi và thải khí cacbonich, còn quang hợp thu khí cacbonic và thải khí ô xi.
Hô hấp phân giải chất hữu cơ còn quang hợp chế tạo chất hữu cơ.
Hô hấp và quang hợp có quan hệ chặt chẽ với nhau vì : - Hai hiện tượng đều dựa vào nhau. Sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia và ngược lại. Mỗi cơ thể sống đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và nếu thiếu một trong hai hiện tượng thì sự sống dừng lại.
6/ Bài tập 6/ LTSH 6/ 72
Đáp án : 6.1.C ; 6.2.C ; 6.3.1.A ; 6.3.2.B ; 6.3.B ; 6.3.4.A ; 6.3.5.B ; 6.3.6.D ; 6.3.7.C
7/ Bài tập 4/ LTSH6/ 76
Đáp án : 1.Đ ; 2.S ; 3.Đ ; 4.S ; 5.S ; 6.S ; 7.S ; 8.S ; 9.Đ ; 10.Đ
3.Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Khi đánh cây đi trồng nơi khác, bộ rễ của cây bị cắt mất một phần, khả năng hút nước của rễ suy yếu, cần có một thời gian hồi phục. Phải chọn ngày râm mát, tải bớt lá hay cắt bớt ngon là nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước của cây, tránh cây bị héo và chết.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Chuẩn bị theo nhóm các mẫu: đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ gừng, nghệ có mầm, lá cây thuốc bỏng có cây con mọc ở mép lá..
- Mỗi nhóm giâm 4 đoạn cành: rau ngót, sắn tàu, rau muống và ngọn mía
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Chương V- SINH SẢN SINH DƯỠNG
Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng(rễ, thân ,lá)
- Nêu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, điều kiện: nơi ẩm.
- Tìm được một số VD về các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ hình 16.4 SGk, kẻ bảng SGK/88 vào bảng phụ.
Mẫu: Rau má, sài đất, củ gừng, củ nghệ có mầm, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá bỏng, lá hoa đá có mầm.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị 4 mẫu như hình 26.4 SGK theo nhóm, ôn lại kiến thức của bài biến dạng của thân rễ, kẻ bảng SGK /88 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra:
Bài tập: Hãy ghép các chữ cái với chữ số chỉ các bộ phận của cây xanh có hoa cho phù hợp với tên cơ quan và chức năng của chúng , rồi điền vào cột trả lời:
Các bộ phận của cây xanh có hoa. | Cơ quan | Chức năng | Trả lời |
1. Hoa, quả, hạt | A. sinh dưỡng | a. Nuôi dưỡng cây | 1. |
2. Rễ, thân, lá | B. sinh sản | b. Sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. | 2. |
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ở một số cây có hoa, rễ, thân ,lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới. Vậy những cây mới đó hình thành như thế nào? Cho HS xem lá bỏng có các chồi và giới thiệu: hiện tượng này gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhên. Vậy sinh sản sinh dưỡng là gì? ở những cây khác có như vậy không?
B.Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ,
thân, lá ở một số cây có hoa
- Mục tiêu: Học sinh phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng(rễ, thân ,lá)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS quan sát hình 26.1 đến 26.4, yêu cầu HS bỏ vật mẫu đã mang đi, đặt lên bàn quan sát. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: thực hiện yêu cầu mục SGK trang 87. B2: GV phát phiếu học tập - GV cho HS các nhóm trao đổi kết quả. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng trong vở luyện tập. B3: GV chữa bài bằng cách gọi HS lên tự điền vào từng mục ở bảng GV đã chuẩn bị sẵn. B4: GV theo dõi bảng, công bố kết quả đúng. | - HS quan sát tranh, mẫu. - Hoạt động nhóm thống nhất ý kiến trả lời. - Trao đổi phiếu. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cá nhân nhớ lại kiến thức về các loại rễ thân biến dạng, kết hợp với câu trả lời của nhóm, hoàn thành bảng ở vở luyện tập. - Một số HS lên bảng điền vào từng mục, HS khác bổ sung nếu cần. - HS chấm điểm chéo cho nhau. |
Yêu cầu:Tiểu kết:
- Một số cây trong điều kiện đất ẩm hay có đủ độ ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng.
Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
-Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, điều kiện: nơi ẩm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: Yêu cầu HS hoạt động độc lập, thực hiện yêu cầu ở mục trang 88. B2: Yêu cầu 1 vài HS đứng lên đọc kết quả. - Sau khi chữa bài, GV cho HS hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. ? Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? ? Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó (nhất là cỏ gấu) Vậy cần có biện pháp gì? và dựa trên cơ sở khoa học nào để diệt hết cỏ dại? | - HS xem lại bảng ở vở bài tập hoàn thành yêu cầu mục SGK trang 88. - Một vài HS đọc kết quả, HS khác theo dõi, bổ sung. + Cỏ tranh, cỏ gấu, hoa đá, khoai lang... + Nhặt bỏ toàn phần thân, rễ. |
Tiểu kết:
- Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
- Bài tập: Chọn đáp án đúng:
Nhóm nào sau đây gồm toàn những cây có hình thức sinh sản bằng thân rễ?
Cây sắn, cây khoai lang, cây rau má.
Cây gừng, cây nghệ, cây cỏ gấu.
Lá thuốc bỏng, cây dong ta, cây su hào.
d. Cây cỏ tranh, cây củ cải, cây rau má.4. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2 và 4 SGK/ 88
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: ngâm đoạn rau muống, đoạn cây rau ngót ở vườn nhà cho mọc rễ.
- Đọc trước bài: Sinh sản sinh dưỡng do người.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sínhản sinh dưỡng do người. Nêu được sự giống và khác nhau giữa hai hình thức trên.
- Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành.
- Phân biệt hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
- Biết cách giâm, chiết, ghép.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to hình 27.1 đến 27.4.
Mẫu vật: Cành sắn, cành dâu, ngọn mía, rau muống đã mọc rễ.
2. Chuẩn bị của HS: Cành rau muống cắm trong bát đất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1/ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là :
A. Là sự hình thành cá thể mới trong tự nhiên.
B. Là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) không có sự can thiệp của con người.
C. Là sự hình thành cá thể mới từ thân hoặc lá của một cây mà không có sự tác động của con người.
D. Là sự hình thành cá thể mới nhờ giâm, chiết hoặc ghép.
2/ Muốn khoai lang không mọc mầm thì phải làm gì?
A. Thu hoạch sớm.
B. Thu hoạch ngay sau khi cây ra hoa.
C. Bảo quảm nơi không có ánh sáng.
D. Bảo quản củ nơi khô ráo.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs theo nhóm: Ngâm đoạn rau muống, đoạn cây rau ngót ở vườn nhà cho mọc rễ.
- Gv giới thiệu đấy chính là nội dung bài học hôm nay, cụ thể ta cùng tìm hiểu.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu giâm cành
- Mục tiêu: Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sínhản sinh dưỡng do người. Nêu được sự giống và khác nhau giữa hai hình thức trên.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, quan sát hình 27.1 và mẫu đã mang đi, trả lời các câu hỏi SGK. B2: GV giới thiệu mắt của cành sắn, lưu ý cành giâm phải là cành bánh tẻ. B3: GV cho HS cả lớp trao đổi kết quả với nhau. ? Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này? | - HS hoạt động độc lập, quan sát hình 27.1 và mẫu đã mang đi, trả lời các câu hỏi SGK. - Yêu cầu nêu được: + Cành sắn hút ẩm mọc rễ. + Cắm cành xuống đất ẩm, ra rễ, mọc thành cây con. - Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. |
Yêu cầu:
Tiểu kết:
- Giâm cành là cắt 1 đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ, sau đó
cành sẽ phát triển thành cây mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết cành
Mục tiêu: HS biết cách chiết cành và phân biệt được cây có thể chiết cành.
Tiểu kết:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV cho HS hoạt động cá nhân, quan sát hình 27.2 SGK và trả lời câu hỏi mục . B2: GV nghe và nhận xét phần trao đổi của lớp nhưng GV phải giải thích thêm về kĩ thuật chiết cành cắt 1 đoạn vỏ gồm cả mạch rây để trả lời câu hỏi 2. B3: GV lưu ý nếu HS không trả lời được câu hỏi 3 thì GV phải giải thích: cây này chậm ra rễ nên phải chiết cành. ? Người ta chiết cành với loại cây nào? | - HS quan sát hình 27.2, chú ý các bước tiến hành chiết, kết quả HS trả lời câu hỏi mục trang 90. - HS vận dụng kiến thức bài vận chuyển các chất trong thân để trả lời câu hỏi 2. - HS cả lớp trao đổi với nhau về đáp án của mình để tìm ra câu trả lời đúng. - HS tiếp thu kiến thức. VD: cam, chanh, bưởi, na, hồng, nhãn, … |
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây sau đó đem trồng thành cây mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ghép cây
- Mục tiêu: HS biết các bước ghép mắt ở cây.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV cho HS nghiên cứu SGK thực hiện yêu cầu mục SGK trang 90 và trả lời câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là ghép cây? có mấy cách ghép cây? ? Ghép mắt gồm những bước nào? ? Khi ghép cây người ta chú ý điểm gì? B2: Liên hệ thực tế : Người ta thường dùng phương pháp này để ghép hoa và các cây ăn quả. | - HS đọc mục SGK trang 90, quan sát hình 27.3 và trả lời câu hỏi trang 90. - Khi ghép cây có hai cách ghép là ghép mắt và ghép cành. - HS nêu 4 bước chính. - Cắt phần trên của gốc hgép khi mắt ghép phát triển được một thời gian. - Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. |
Tiểu kết:
- Ghép cây là dùng mắt chồi của một cây gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển.
Hoạt động 4: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Mục tiêu: Phân biệt hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câuhỏi: ? Nhân giống vô tính là gì? ? Em hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua các phương tiện thông tin? B2: GV lưu ý: giới thiệu thêm VD: + Nhân giống hoa phong lan cho hàng trăm cây mới. | - HS đọc mục SGK trang 90 kết hợp quan sát hình 27.4 SGK trả lời câu hỏi. - Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe GV giới thiệu. + Nhân giống khoai tây: từ 1 củ cho 2000 triệu mầm giống đủ trồng trên 40 ha. |
Tiểu kết:
- Nhân giống vô tính là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung sự sinh sản sinh dưỡng do người.
- GV cho HS làm bài tập: Chon đáp án đúng.
1/ Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người?
A. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra.
B. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng sảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được.
C. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ đọng tạo ra nhằm nhân giống cây trồng.
D. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng do như: ghép, chiết cây, nhân giống vô tính.
2/ Hình thức nhân giống nhanh và tích kiệm nhất là:
A. Giầm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép cành.
D. Nhân giống vô tín
4. Vận dụng, sáng tạo:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Làm bài tập SGK 92 ở nhà, báo cáo kết quả sau 3 tuần.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”?
- Chuẩn bị: hoa bưởi, hoa râm bụt, hoa loa kèn.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Chương VI- HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết và phân biệt được các bộ phận chính của hoa, nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. Vai trò của hoa : Thực hiện chức năng sinh sản.
- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu.
Tranh phóng to hình 28.1 đến 27.3.
Mẫu vật: Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng. Kính lúp.
2. Chuẩn bị của HS: Một số loại hoa đã dặn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Phân biệt hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV cho HS quan sát một số loại hoa và hỏi: Hoa thuộc loại cơ quan nào? cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hoa
- Mục tiêu: Học sinh biết và phân biệt được các bộ phận chính của hoa, nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. Vai trò của hoa : Thực hiện chức năng sinh sản.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV cho HS quan sát hoa thật và xác định các bộ phận của hoa. - GV yêu cầu HS đối chiếu hình 28.1 SGK trang 94, ghi nhớ kiến thức. B2: GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhuỵ... - GV đi từng nhóm quan sát các thao tác của HS giúp đỡ nhóm nào còn yếu, lúng túng hay làm chưa đúng, nhắc nhở các nhóm xếp các bộ phận đã tách trên giấy cho gọn gàng và sạch sẽ. B3: GV có thể cho HS tìm đĩa mật (nếu có). - GV cho HS trao đổi kết quả các nhóm chủ yếu là bộ phận nhị và nhuỵ. B4: GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị, nhuỵ. - GV gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt còn các nhóm cũng tách 2 loại hoa này. Sau đó 2 HS trình bày các bộ phận của hoa loa kèn và hoa râm bụt, HS khác theo dõi, nhận xét. | - HS trong nhóm quan sát hoa bưởi nở, kết hợp với hiểu biết về hoa, xác định các bộ phận của hoa. - Một vài HS cầm hoa của nhóm mình trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy: đếm số cánh hoa, xác định màu sắc. + Quan sát nhị: đếm số nhị, tách riêng 1 nhị dùng dao cắt ngang bao phấn, dầm nhẹ bao phấn, dùng kính lúp quan sát hạt phấn. + Quan sát nhuỵ; tách riêng nhuỵ dùng dao cắt ngang bầu kết hợp hình 28.3 SGk trang 94 xem: nhuỵ gồm những phần nào? noãn nằm ở đâu? - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
Tiểu kết:
- Hoa gồm các bộ phận: đài, tràng(cánh hoa), nhị, nhuỵ.
+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
+ Nhuỵ gồm: đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa
- Mục tiêu: Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Hoạt động của GV B1: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95. B2: GV gợi ý: tìm tế bào sinh dục đực và cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không? B3: GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau. - GV chốt lại kiến thức như SGV trang 114. B4: GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát. | Hoạt động của HS - HS đọc mục SGK trang 95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95. - Yêu cầu xác định được: + Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị. + Tế bào sinh dục cái trong noãn của nhuỵ. + Đài, tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. |
Tiểu kết:
- Đài, tràng là bao hoa có tác dụng che chở, bảo vệ các bộ phận bên trong.
- Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
- Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực.
- Nhuỵ: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
Chọn đáp án đúng nhất.
1/ Hoa gồm các bộ phận chính là:
A. Đế hoa, cuống hoa, nhị và nhuỵ. B. Đài, tràng, nhị và nhuỵ.
C. Đài, tràng, chỉ nhị và nhuỵ. D. Đế hoa, hạt phấn, noãn.
2/ Chức năng của nhị và nhuỵ là:
A. Che chở, bảo vệ cho hạt phấn và noãn. B. Làm cho hoa thêm đẹp.
C. Sinh sản và duy truỳ nòi giống. D. Nâng đỡ hoa.
4. Vận dụng, sáng tạo:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
-GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ.
a. Ghép hoa:
- Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ.
b. Ghép nhị, nhuỵ
- GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3.
- Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập SGK 95.
- Chuẩn bị: Hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác nhau.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 29: CÁC LOẠI HOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. chuẩn bị của GV: Mẫu vật: một số mẫu hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về các loại hoa.
2. chuẩn bị của HS: Mang các loại hoa như đã dặn.
Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở.
Xem lại kiến thức về các loại hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống :
Hoa gồm các bộ phận chính: …..(1)………….. . Đài và tràng làm thành ….(2)… bảo vệ nhị và nhuỵ. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa …(3)… tuỳ loại. Nhị có nhiều hạt phấn mang …..(4)….. . Nhuỵ có bầu chứa…. (5)…. Mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhuỵ là bộ phận …. (6) …. Chủ yếu của hoa.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Hoa của các loại cây rất khác nhau. Làm thế nào để phân chia hoa thành các nhóm? Dưạ vào bộ phận sinh sản, số lượng, đặc điểm của cánh hoa hay cách xếp hoa trên cây? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu:
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào
bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
- Mục tiêu: Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.
Hoạt động của GV B1: GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1, 2, 3 ở vở. - GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm. B2: GV cho HS cả lớp được thảo luận kết quả. | Hoạt động của HS - Từng HS lần lượt quan sát các hoa của các nhóm, hoàn thành cột 1, 2, 3 trong bảng ở vở bài tập. - HS tự phân chia hoa thành 2 nhóm, viết ra giáy |
- GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. B3: GV yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng SGK. - GV cho HS hoàn thiện nốt bảng liệt kê. B4: GV giúp HS điều chỉnh chỗ còn sai sót. - GV đưa câu hỏi củng cố: dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? - GV gọi 2 HS lên bảng nhặt trên bàn để riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. | . - Một số HS đọc bài của mình, HS khác chú ý bổ sung. - HS nêu được: Nhóm 1: Có đủ nhị, nhuỵ. Nhóm 2: có nhị hoặc có nhuỵ. - HS chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1 và 2 SGK trang 97. - HS tự điền nốt vào cột của bảng ở vở. - 1 vài HS đọc kết quả cột 4, HS khác góp ý. |
Tiểu kết:
- Có 2 loại hoa:
+ Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
Hoa đực: hoa chỉ có nhị
Hoa cái: hoa chỉ có nhụy
+ Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhuỵ.
Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào
cách sắp xếp hoa trên cây
- Mục tiêu: Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV bổ sung thêm một số VD khác về hoa mọc thành cụm như: hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng.... bằng mẫu thật hay bằng tranh (đối với hoa cúc, GV nên tách hoa nhỏ ra để HS biết). ? Qua bài học em biết được điều gì? | B2: HS đọc mục , quan sát hình 29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt 2 cách xếp hoa và nhận biết qua tranh hoặc mẫu. B3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. |
Tiểu kết:
- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia ra 2 cách mọc hoa
+ Mọc đơn độc: Ví dụ: hoa hồng
+ Mọc thành cụm: Ví dụ: hoa cúc, hoa hướng dương
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
4.Vận dụng, sáng tạo:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
+ Những cây có đủ nhị và nhuỵ gọi là ……..
+ Những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ gọi là …………..
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa ………….
+ Hoa đơn tính chỉ có nhuỵ gọi là hoa ………….
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn các nội dung đã học từ chương I đến chương VI, trọng tâm từ chương IV đến chương VI.
- Chuẩn bị ôn tập tiết 35
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 30: THỤ PHẤN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Nêu được các bộ phận tham gia, mô tả hiện tượng và ví dụ.
- Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Dựa vào khái niệm, thời gian chín của nhị so với nhụy và lấy được ví dụ.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện và củng cố các kĩ năng:
+ Làm việc nhóm nhỏ.
+ Quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
+ Sử dụng các thao tác tư duy.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV: Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Tranh vẽ cấu tạo hoa bí đỏ.
Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
2. Chuẩn bị của HS: Mỗi nhóm: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Nhận xét, đánh giá kết quả bài kiểm tra học kì I.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
-Tìm hiểu hiện tượng thụ phấn, cho HS đọc khái niệm hiện tượng thụ phấn trong SGK.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
- Mục tiêu: Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
Nêu được các bộ phận tham gia, mô tả hiện tượng và ví dụ.
Hoa tự thụ phấn
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi: ? Thế nào là hiện tượng thụ phấn? B1: GV đưa vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào? B2: GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn. | - HS tự quan sát hình 30.1 (chú ý vị trí của nhị và nhuỵ), suy nghĩ để trả lời câu hỏi. + Trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích. + Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu cần. - Đặc điểm hoa tự thụ phấn: + Hoa lưỡng tính. + Nhị và nhuỵ chín đồng thời. |
Yêu cầu:
b. Hoa giao phấn
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b. - Tổ chức thảo luận giữa các nhóm, trao đổi đáp án 2 câu hỏi. B2: GV kết luận + Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ nhiều yếu tố. | - HS đọc thông tin trang 99. Thảo luận câu trả lời trong nhóm (gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác) - HS tự bổ sung hoàn thiện đáp án. - Yêu cầu kiến thức: + Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc. + Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người... |
Tiểu kết:
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
- Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác gọi là hoa giao phấn.
Hoạt động 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Mục tiêu: Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Dựa vào khái niệm, thời gian chín của nhị so với nhụy và lấy được ví dụ.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS bỏ mẫu đã mang đi lên bàn quan sát. B2: GV treo tranh, giới thiệu thêm về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục SGK. ? Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ? B3:GV nhận xét. B4: GV nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. | - HS quan sát mẫu vật, tranh 9 chú ý các đặc điểm nhị, nhuỵ, màu hoa). suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. |
Tiểu kết:
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm:
+ Có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm.
+ Đĩa mật nằm ở đáy hoa.
+ Hạt phấn và đầu nhuỵ có chất dính.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hoa tự thụ phấ, hoa giao phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.- GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng:
1/Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hật phấn với :A. Đầu nhuỵ. B. Vòi nhị
C. Bầu nhị D. Nhị 2/ Hiện tượng hạt phấn của nhị rơi trên trên đầu nhuỵ của cùng một hoa gọi là hiện tượng : A. Giao phấn. B.Tự thụ phấn
C. Thụ phấn. D. Rơi hạt phấn.
4.Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Ở địa phương em thường sử dụng những phương pháp thụ phấn nào? Vì sao?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị: cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que...
- Đọc trước bài: thụ phấn (tiếp).
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 30: THỤ PHẤN(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hiểu hiện tượng giao phấn.
- Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. Vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : - Cây ngô có hoa, hoa bí ngô.
- Dụng cụ thụ phấn cho hoa.
- Băng hình hoặc tranh minh họa.
2. Chuẩn bị của HS : Hoa của cây bí ngô.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1/ Giao phấn có ở cây: A. Hoa bưởi.
B. Hoa mướp.
C. Hoa bí đỏ.
D. Hoa huệ.
E. Cả B và C.2/ Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm là:
A. Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt.
B. Cấu tạo hạt phấn to, có gai, đầu nhuỵ có chất dính.
C. Bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài.
D. Cả A và B.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa còn được thụ phấn nhờ gió và nhờ con người. Hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ con người có đặc điểm gì khác hoa thụ phấn nhờ sâu bọ bài học hôm
nay chúng ta cùng nghiên cứu.
B.Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
Mục tiêu: Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và hình 30.3, 30.4, trả lời câu hỏi: ? Nhận xét về vị trí của hoa ngô đực và cái? ? Vị trí đó có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió? - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 và hoàn thành phiếu học tập. B2: GV chữa phiếu học tập, có thể đánh giá điểm một số nhóm làm tốt. - Yêu cầu các nhóm so sánh hoa thụ phấn nhờ sâu gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? B3:GV chuẩn kiến thức như SGV. ? Đăc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? ? So sánh hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. | - HS quan sát mẫu vật và hình SGK để tìm câu trả lời. - Yêu cầu:- hoa đực nằm ở ngọn cây, hoa cái thấp phía dưới. - để dễ tung hạt phấn và hứng hạt phấn. - Các nhóm thảo luận, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. - 1, 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh hoàn thành bài tập: |
Đáp án bài tập/ 102
Đặc điểm | Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ | Hoa thụ phấn nhờ gió |
Bao hoa | Đầy đủ hoặc có cấu tạo phức tạp có màu sắc sặc sỡ. | Đơn giản hoặc tiêu biến, không có màu sắc sặc sỡ. |
Nhị hoa | Có hạt phấn to, dính và có gai | Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn rất nhiều nhỏ nhẹ. |
Nhuỵ hoa | Đầu nhuỵ thường có chất dính | Đầu nhuỵ dài, bề mặt tiếp xúc lớn thường có lông. |
Đặc điểm khác | Có hương thơm, mật ngọt. | Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành. |
Tiểu kết:
Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió:
+ Hoa tập trung ở đầu ngọn cây.
+ Bao hoa thường tiêu giảm.
+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
+ Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
+ Đầu nhị dài, có nhiều lông.
Hoạt động 2: ứng dụng kiến thức về thụ phấn
Mục tiêu: Hiểu hiện tượng giao phấn.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:Gv giới thiệu tranh hoặc các hình ảnh thụ phấn bổ sung cho cây. B2:GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục 4 để trả lời câu hỏi cuối mục. - Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người? GV có thể gợi ý bằng câu hỏi nhỏ. ? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung? ? Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn? B3:GV chốt lại các ứng dụng về sự thụ phấn. | - HS quan sát thu nhận kiến thức. - HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 4, tự tìm câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: + Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn. + Con người nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa. - HS tự rút ra những ứng dụng về sự thụ phấn của con người. |
Tiểu kết:
- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm:
+ Tăng sản lượng quả và hạt.
+ Tạo ra các giống lai mới.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
- GV đánh giá giờ học.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.
4.Vận dụng, sáng tạo:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
- Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong vở bài tập
- Tập thụ phấn cho hoa bí, mướp, ngô.
- Đọc mục “ Em có biết”.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Tiết 35 : ÔN TẬP HK I
I. MỤC TIÊU
- Học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học.
- Biết cô đọng các kiến thức chính của nội dung từng bài.
- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.
- Có kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
- Có thái độ yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ các hình trong nội dung chương 4, 5, 6.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị theo nội dung đã học.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp với khi ôn.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên hướng dẫn HS ôn tập theo nội dung từng chương:
Đặc điểm của hoa | Tác dụng |
Hoa thường tập trung ở ngọn cây. Bao hoa thường tiêu giảm. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lung lẳng. Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ. Đầu và vòi nhuỵ dài, có nhiều lông. |
Chương I, II, III HS ôn tập theo nội dung ôn tập của tiết 20.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
a. Chương IV: Lá
- Đặc điểm bên ngoài của lá:
+ Nêu cấu tạo, cách xếp lá trên cây.
+ Chức năng
- Cấu tạo trong:
+ Cấu tạo của lá và phiến lá.
+ Chức năng
- Quang hợp:
+ Nêu được thí nghiệm chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
+ Xác định được chất khỉ thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
+ Xác định được những chất cần thiết để lá chế tạo tinh bột.
+ Nêu được khái niệm quang hợp. Sơ đồ quang hợp.
+ Nêu được các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
+ ý nghĩa của quang hợp.
- Hô hấp của cây:
+ Nêu được các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
+ Khái niệm hô hấp. Sơ đồ hô hấp.
- Sự thoát hơi nước ở lá và ý nghĩa
- Biến dạng của lá:
+ Các loại lá biến dạng
+ Ý nghĩa
b. Chương V: Sinh sản sinh dưỡng
- Hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người.
c. Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính
- Cấu tạo và chức năng của hoa:
+ Nêu cấu tạo
+ Nêu chức năng của các bộ phận
- Các loại hoa
+ Sự phân chia thành: hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.
+ Sự phân chia thành: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
* Lưu ý: GV dùng tranh ở mỗi bài, chương để HS quan sát. Yêu cầu HS tự nêu các đặc điểm và chức năng.
3. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài. Khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
4. Vận dụng, sáng tạo:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi liên hệ thực tế.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- HS ôn bài. Ôn nội dung tiết 35. Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về cấu tạo tế bào thực vật ; cấu tạo thân ; chức năng của rễ, lá và sinh sản dinh dưỡng.
2.Kĩ năng.
Kĩ năng nhận biết vai trò thực vật, chức năng của rễ.
Kĩ năng viết sơ đồ quang hợp.
3. Thái độ.
Nghiêm túc, tự giác, trung thực khi làm bài.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. HÌNH THỨC
TNKQ + Tự luận
III. CHUẨN BỊ
- GV: đề kiểm tra 1 tiết, đáp án, biểu điểm.
- HS: chuẩn bị kiến thức các phần đã học.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/ Ổn định (1’)
2/ Giáo viên phát đề, học sinh nhận đề
MA TRẬN ĐỀ THI HKI – MÔN SINH 6
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng ở cấp độ thấp | Vận dụng ở cấp độ cao | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
1.Tế bào thực vật (2 tiết) | Kể được các bộ phận của tế bào thực vật (TN1) | Bộ phận có khả năng phân chia là mô phân sinh (TN2) | ||||||
6% = 0.6đ 2câu | 50% = 0.3đ 1câu | 50% = 0.3đ 1câu | ||||||
2.Rễ (4 tiết) | Nhận biết các loại rễ biến dạng (TN3,TN5) | Phân biệt được: -Rễ cọc. -Rễ chùm. Cho VD (TL1) | ||||||
26%=2.6đ 3câu | 20%=0.6đ 2câu | 80% = 2đ 1câu | ||||||
3. Thân (5 tiết) | Nêu được cấu tạo ngoài của thân (TL2) | Giải thích được bấm ngọn, tỉa cành (TL2) | ||||||
20%=2đ 1câu | 50% = 1đ 0.5 câu | 50%=1đ 0,5 câu | ||||||
4.Lá (7 tiết) | Mô tả đúng thí nghiệm lá cây sử dụng khí CO2 để chế tạo tinh bột (TL3) | Viết đúng sơ đồ quang hợp (TL3) | ||||||
30% =3đ 1câu | 70% = 2đ 0.5 câu | 30% = 1đ 0.5 câu | ||||||
5.Sinh sản sinh dưỡng (2 tiết) | Nhận biết được các cây có hình thức sinh sản sinh dưỡng (TN7,TN9) | |||||||
6% = 0.6đ 2câu | 100%=0.6đ 2 câu | |||||||
6.Hoa và sinh sản hữu tính (2 tiết) | Phân biệt được các loại hoa đơn tính, lưỡng tính, hoa đực, hoa cái (TN4,TN6, TN8,TN10) | |||||||
12% =1.2đ 4câu | 100% =1.2đ 4câu | |||||||
100% =10đ Tổng cộng: 12 câu | 15% tổng số điểm = 1.5đ 5 câu | 10% tổng số điểm = 1đ 0.5 câu | 20% tổng số điểm =2đ 0.5 câu | 15% tổng số điểm = 1.5đ 5 câu | 30% tổng số điểm = 3đ 1.5 câu | 10% tổng số điểm = 1đ 0.5 câu |
B. ĐỀ KT HKI – MÔN SINH 6
I.Trắc nghiệm(2đ)Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm:
a. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
b. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
c. Vách tế bào, chất tế bào, nớc và không bào.
d. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Câu 2. Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia ?
a. Tất cả các bộ phận của cây. b. Chỉ ở mô phân sinh
c. Chỉ phần ngọn của cây. d. Tất cả các phần non có màu xanh của cây.
Câu 3: Hoa đực là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 4: Cây tầm gửi thuộc dạng:
a. Rễ củ b. Rễ giác mút c. Rễ móc d. Rễ thở
Câu 5: Hoa lưỡng tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b. Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d. Chỉ có nhị
Câu 6: Hoa cái là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b.Không có cả nhị và nhụy
c. Chỉ có nhụy d.Chỉ có nhị
Câu 7: Nhóm cây nào sau đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng:
a. Khoai tây, cà rốt, su hào. b. Khoai tây, cà chua, bắp cải.
c. Khoai tây, gừng, mía. d. Khoai tây, dưa leo, tỏi.
Câu 8: Hoa đơn tính là những hoa có:
a. Có cả nhị và nhụy b.Chỉ có nhị hoặc nhụy
c. Chỉ có nhụy d.Chỉ có nhị
II. Tự luận(6 điểm)
Câu 1: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa? (1đ)
Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của thân? (2đ)
Câu 3: Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột? Viết sơ đồ quá trình quang hợp.(3đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ HKI – MÔN SINH 6
I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | d | b | d | b | a | c | c | b |
II. Tự luận:
Câu 1: - Rễ cọc: Có một rễ chính to, khỏe; xung quanh mọc nhiều rễ con - Rễ chùm: Các rễ to dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc của thân và tạo thành chùm. | 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 2: - Cấu tạo ngoài của thân + Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. + Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá. + Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa. + Chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Câu 3: - Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột + Đặt hai chậu cây vào chổ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá tiêu hết. + Sau đó đặt mỗi chậu cây lên tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây. | 0,5đ 0,5đ |
+ Trong chuông A cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí Cácboníc của không khí trong chuông. + Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chổ nắng, sau khoảng 6h, ngắt lá của mỗi cây đưa vào dung dịch cồn đun sôi để phá hủy chất diệp lục, sau đó thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. Lá của chuông A có màu vàng nhạt, lá của chuông B có màu xanh tím. - Viết sơ đồ quá trình quang hợp. Nước + Co2 Ánh sáng Tinh bột + O2 (Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ không khí) Diệp lục(Trong lá) (Trong lá) (Lá nhả ra ngoài môi trường) | 0,5đ 0,5đ 1đ |
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- HS ôn tập lại các phần đã học.
- Đọc trước bài: Thụ phấn
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Kiến thức trọng tâm: Học sinh phân biệt được thụ phần và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hứu tính
- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi được thụ tinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 31.1 Sgk. Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS : Ôn lại kiến thức bài : Cấu tạo và chức năng của hoa, khái niệm về thụ phấn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1/ Đặc diểm của hoa thụ phấn nhờ gió là:
Tràng hoa có cấu tạo phức tạp.
Đầu nhuỵ có lông dính
Hạt phấn ướt.
Có hương thơm.2/ So sánh sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ .
2.Bài học
A. Khởi động (4’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1:GV: Chiếu hình động có quá trình thụ phấn, sự thay đổi của hạt phấn, sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
B2:GV hỏi: Sau quá trình thụ phấn có hiện tượng gì xảy ra không?
HS: trả lời
B3:GV chuẩn KT, dẫn dắt vào bài học
B. Hình thành kiến thức (31’)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để hình thành quả và hạt. Vậy thụ tinh là gì? hiện tượng thụ tinh xảy ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
Hoạt động 1: Sự thụ tinh.
Mục tiêu: Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hứu tính
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát hình 31.1. B2:GV treo tranh H31.1 SGK ? Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt bằng cách chỉ trên tranh. B3:GV thuyết trình về sự nảy mầm của hạt phấn : Hạt phấn hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn, TB sinh dục đực chuyển đến đầu ống phấn, ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào trong bầu nhuỵ để tiếp xúc với noãn. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi sau: ? Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa ? Sự thụ tinh là gì? tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. B4:GV giúp HS chuẩn kiến thức, chú ý nhấn mạnh để HS nắm được khái niệm sinh sản hữu tính. | 1/ Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn : - HS nghiên cứu thông tin SGK và hình SGK mô tả được hiện tượng thụ tinh. -Yêu cầu : chỉ được trên tranh quá trình nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn. - Đại diện HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - HS ghi nhớ kiến thức. . 2/ Thụ tinh. - HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời: - Yêu cầu: Sự thụ tinh xảy ra ở noãn. Thụ tinh là sự kết hợp TBSD cái và TBSD đực tạo thành hợp tử. Dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính là sự kết hợp giữa TBSD đực với TBSD cái. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. |
Tiểu kết:
Thụ tinh là quá trình kết hợp TBSD cái và TBSD đực tạo thành hợp tử.
Hoạt động 2: Kết hạt và tạo quả.
Mục tiêu: Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi được thụ tinh.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 để trả lời câu hỏi lệnh tam giác. ? Các bộ phận khác của hoa biến đổi như thế nào ? B2:GV tổng kết ý kiến của HS , yêu cầu rút ra kết luận. | - HS tự thu thập thông tin bằng cách đọc mục 3, tự tìm câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: - Hạt do hợp tử phát triển thành phôi chứa trong noãn phát triển thành. - Noãn sau khi được thụ tinh thành hạt và vỏ hạt. - Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, quả có chức năng che chở và bảo vệ hạt. - Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. |
Tiểu kết:
- Sau khi thụ tinh:
+ Hợp tử phát triển thành phôi.
+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
+ Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng đi.(ở một số ít quả còn lại một số bộ phận của hao như lá đài, vòi nhuỵ)
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
- GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.
1/ Hiên tượng xảy ra ở sự thụ tinh là:A. Hạt phấn nảy mầm.
B. Tinh trùng kết hợp với trứng.
C. Sự hình thành tinh trùng.
D. Sự tạo trứng.2/ Phôi phát triển từ: A. Tinh trùng. B. Trứng. C. Hợp tử. - Phân biệt hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (2’)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
-GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ.
a. Ghép hoa:
- Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ.
b. Ghép nhị, nhuỵ
- GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3.
- Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị một số quả như sgk.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………..
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Chương VII: QUẢ VÀ HẠT
Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả khô, quả thịt.
+ Quả khô: - Đặc điểm vỏ quả khi chín. - Ví dụ: quả chò, quả cải.
+ Quả thịt: - Đặc điểm vở quả khi chín. - Ví dụ: quả cà chua, quả xoài.
- Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau khi thu hoạch.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV :- Sưu tầm 1 số loại quả khó tìm : quả đậu, cải, chò, xà cừ, bồ kết. - Tranh H 32.1 Sgk. Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS : Mỗi nhóm chuẩn bị đủ các loại quả : cải, cà chua, táo, quất, đậu, me, phượng, đu đủ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Sau khi …….. trên đầu nhuỵ có rất nhiều ……. . Mỗi hạt phần hút chất nhầy ở đầu nhuỵ, trương lên và nảy mầm thành một ….. . Tế bào sinh dục ……. được chuyển đến phần đầu của ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào trong ….., khi tiếp xúc với ……… phần đầu của ống phấn ……… tế bào sinh dục …… chui vào noãn.2.Bài học
A. Khởi động (7’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1:GV: Cho HS kÓ qu¶ mang theo vµ mét sè qu¶ em biÕt?
B2:GV Giới thiệu: Căn cứ vào nhiều đặc điểm của quả để phân chia nhiều nhóm quả khác nhau: hình dạng, màu sắc, hương vị, số lượng hạt,…
B3:GV yêu cầu: Dựa vào đặc điểm vỏ quả khi chín chia quả làm 2 nhóm? Các loại quả mỗi nhóm có đặc điểm gì chung?
HS: Trả lời
B4:GV: Chuẩn KT, dẫn dắt vào nội dung bài học
B. Hình thành kiến thức (25’)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
? Kể tên một số loại quả mà em biết. Các loại quả đó chúng giống nhau và khác nhau ở những đặc điểm nào? Biết phân loại quả sẽ có
ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các loại quả?
Mục tiêu: Học sinh nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả khô, quả thịt.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS để các loại quả mà mình đem đến lớp lên mặt bàn, kết hợp quan sát hình 32.1 sgk. B2:GV treo tranh H32.1 SGK ? Hãy phân chia các quả trên thành các nhóm khác nhau dựa vào hình thái … quả giống nhau xếp vào 1 nhóm. ? Dựa vào đặc điểm nào để chia như vậy? Hãy viết những đặc điểm mà em dùng để phần biệt chúng. B3:GV hướng HS theo cách dựa vào số lượng hạt, màu sắc quả. | HS : để các loại quả mà mình đem đến lớp lên mặt bàn, kết hợp quan sát hình 32.1 sgk, thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV. - Thống nhất cách phần loại. - Dựa vào đặc điểm hình thái, hình dạng quả, số hạt, đặc điểm hạt, màu sắc quả. - Đại diện HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bổ sung. |
Yêu cầu:Tiểu kết:
- Dựa vào đặc điểm hình thái cuả vỏ quả, hình dạng quả, số hạt và đặc điểm hạt, để phân loại quả.
Hoạt động 2: Các loại quả chính.
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để biết cách bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau khi
thu hoạch.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK/ 104 và cho biết: ? Có mấy nhóm quả chính, là nhóm quả nào? đặc điểm của nhóm quả đó. ? Trong hình 32.1 nhóm quả nào thuộc nhóm quả khô, nhóm quả nào thuộc nhóm quả thịt? B2:GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác SGK/106 về quả khô. ? Đăc điểm của các loại quả trên. B3:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/106 về quả thịt. ? Quả thịt chia làm mấy loại ? Đặc điểm của mỗi loại - GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác SGK/106 về quả thịt. B4:GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. | 1/ Các nhóm quả chính : - HS tự thu thập thông tin sgk tự tìm câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: Có 2 nhóm : + Quả khô : khi chín vỏ khô cứng + Quả thịt : khi chín mềm, vỏ thịt dày chứa thịt dày. - Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 2/ Phân loại quả. a, Quả khô. HS thảo luân nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Có 2 loại quả khô: Quả khô nẻ và quả khô không nẻ. - Yêu cầu phân biệt được hai loại quả khô đó trong hình 32.1 Lấy thêm ví dụ thực tế. -> Quả khô nẻ khi chín vỏ tự nhiên nứt nẻ -> Quả khô không nẻ khi chín vỏ không tự nứt nẻ b/ Quả thịt: - HS tự thu thập thông tin sgk tự tìm câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: Quả thịt chia làm 2 loại: Quả mọng: phần thịt dày mọng nước. Quả hạch: có hạch cứng chứa hạt bên trong. - Yêu cầu phân biệt được hai loại quả thịt có trong hình 32.1 Lấy thêm ví dụ thực tế. - Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. |
Tiểu kết: - Có hai loại quả chính: Quả khô và quả thịt.
- Đặc điểm của mỗi loại : Ghi nhớ SGK trang 106.
3 Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.
1/ Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quảcó thể chia làm các nhóm chính là:
Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu, xám.
Nhóm quả hạch và nhóm quả khô không nẻ.
Nhóm quả khô và nhóm quả thịt.
Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả mọng
2/ Trong các nhóm quả sau, nhóm quả nào gồm toàn quả khô?
Quả cà chua, quả ớt, quả thìa là, quả chanh.
Quả đậu hà lan, quả đậu xanh, quả cải
Quả lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta.
Quả bồ kết, quả chuối, quả nho, quả đậu đen4.Vận dụng và tìm tòi mở rộng (4’)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Đọc mục “ Em có biết”.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm cho 2- 4 hạt đỗ và 2- 4 hạt ngô trong bông ẩm cho trương lên, giờ sau mang đến lớp.
- Đọc cứu trước Bài 33.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
Học sinh mô tả được các bộ phận của hạt : hạt gồm : vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Vỏ hạt : + Vị trí.
+ Chức năng.
- Phôi : + Các bộ phận của phôi
+ Số lá mầm của phôi.
+ Chức năng của phôi.
- Chất dinh dưỡng dự trữ : + Vị trí
+ Chức năng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨ BỊ
1. Chuẩn bị của GV : - Tranh H 33.1 ; 33.2 Sgk. Bảng phụ;
- Mẫu vật hạt đỗ đen ngâm và hạt ngô ngâm. đã trương lên.
2. Chuẩn bị của HS : mẫu vật hạt đỗ đen ngâm và hạt ngô ngâm. đã trương lên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1. Trong các nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả thịt.
Quả đậu đen, quả chuối, quả hồng xiêm, quả bầu.
Quả mơ, quả đào, quả dưa hấu, quả đu đủ.
Quả chò, quả cam, quả vú sữa, quả bbồ kết.
Quả cải, quả táo, quả nho, quả bông.
2. Vì sao phải thu hoạch quả đỗ đen, quả đỗ xanh trước khi quả chín khô? A. Vì khi chín khô, chất lượng và số lượng quả giảm.
B. Vì khi chín khô, qủa tự nẻ, hạt bắn ra xung quanh không thu hoạch được.
C. Vì khi chín khô, quả tự rụng không thu hoạch được.
D. Vì khi chín khô, hạt thường bị chim ăn ảnh hướng đến năng xuất.
2. Bài học
A. Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV: Chuẩn bị hạt của các loài cây: lạc, đậu tương, đỗ đen, ngô, lúa, nhãn, hồng xiêm, xoài,... Sau đó yêu cầu HS chia làm 2 nhóm
HS: Thực hiện theo nhóm
GV hỏi: Sự phân chia hạt dựa vào đâu?
HS trả lời: Dựa vào khả năng tách được hạt (không tách được và tách được làm 2)
GV: chuẩn KT, dẫn dắt vào bài học “Hầu hết cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào ? Các loại hạt có giống nhau không ?”
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Cây xanh có hoa do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Các bộ phận của hạt
Mục tiêu: Học sinh mô tả được các bộ phận của hạt : hạt gồm : vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS kết hợp quan sát hình 32.1 và 32.2 sgk/ 108. B2: GV treo tranh H32.1 SGK - GV hướng dẫn HS bóc vỏ hạt ngô và hạt đậu đen đã được ngâm nước. B3:GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn để hoàn thành bảng SGK/ 108 GV tổng kết ý kiến của HS , Chốt đáp án chuẩn. B4:GV gọi 1 HS đọc to lại bảng đáp án chuẩn : | HS : quan sát hình 32.1 và 32.2 sgk, ghi nhớ thông tin. HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS quan sát trên mẫu vật thật xác định các bộ phận của 2 loại hạt trên dựa vào hình 32.1 và 32.2 - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng SGK. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Đại diện HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bổ sung. |
Câu hỏi | Hạt đỗ đen | Hạt ngô |
1. Hạt gồm những bộ phận nào? | Vỏ và phôi | Vỏ,phôi, nhũ phôi |
2. Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt? | Vỏ hạt | Vỏ hạt |
3.Phôi gồm những bộ phận nào? | Chồi, lá, thân và rễ mầm | Chồi, lá, thân và rễ mầm |
4. Phôi có mấy lá mầm? | 2 lá mầm | 1 lá mầm |
5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu. | ở 2 lá mầm | ở phôi nhũ |
Tiểu kết: Hạt gồm có 2 bộ phận là : Vỏ và phôi.
Phôi gồm có : rễ, thân, lá và chồi mầm.
Hoạt động 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
Mục tiêu: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi của lệnh tam giác SGK/ 109 B2:GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK/ 109 để phân biệt được hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm. B3:GV hỏi : Thế nào là cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm ? Cho ví dụ : B4:GV yêu cầu HS rút ra kết luận. | HS thực hiện lệnh tam giác, yêu cầu chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt ngô và hạt đậu đen. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. - HS nghiên cứu SGK lắm được yêu cầu của GV và lấy thêm ví dụ minh hoạ. - HS nêu khái niệm về cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm, lấy ví dụ minh hoạ - HS rút ra kết luận. |
Tiểu kết:
Cây 1 lá mầm phôi của hạt có một lá mầm
Cây 2 lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
* Ghi nhớ :SGK trang 109
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
- GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.1. Chất dinh dưỡng (dự trữ) của hạt 1 lá mầm chứa ở:
A. Trong là mầm; B. Trong phôi nhũ: C. Trong vỏ hạt; D Trong phôi
2. Những hạt náo sau đây thuộc loại hạt 2 lá mầm?
A. Mít, nhãn ,ổi, lạc. B. Lúa, ngô, lúa mì.
C. Mít, đậu xanh, lúa. D. Nhãn, mít, đậu đen.4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5’)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 109
- Yêu cầu hs hoàn thành Bài tập cuối trang 109,
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong vở bài tập
- Chuẩn bị giờ sau: Tìm hiểu về sự phát tán của hạt.
- Đọc trước Bài 34. Kẻ bảng trang 111 ra phiếu học tập.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 34: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa.
- Nêu được : + Cách phát tán : Nhờ gió, nhờ động vật, nhờ người và tự phát tán.
+ Đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : - Tranh H 34.1 ; Sgk. Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS : Tìm hiểu trước đặc điểm của một số loại quả và hạt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
1/ Hạt một lá mầm gồm các bộ phận:A. Vỏ, phôi, phôi nhũ.
B. Phôi, nhân, phôi mầm.
C. Bao, chồi, ruột.
D. Vỏ, nhân, phôi nhũ.2/ Chất dự trữ của cây 2 lá mầm chứâ ở:A. Trong phôi nhũ.
B. Trong vỏ hạt.
C. Trong lá mầm.
D. Trong rễ mầm.2. Bài học
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1:GV hỏi: Em hiểu thế nào là phát tán?
HS trả lời: Khả năng được chuyển ra xa vị trí ban đầu
B2:GV: Chuẩn KT
B3:GV giới thiệu: Cây chỉ sống cố định 1 chỗ, nhưng quả và hạt thường được phát tán đi xa hơn nơi nó sống.
GV hỏi: Theo em có những yếu tố nào giúp quả và hạt phát tán đi xa như vậy?
HS: Trả lời
B4:GV: chuẩn KT, dẫn dắt vào bài học
B. Hình thành kiến thức (27’)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Cây thường sống cố định ở một chỗ, nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa nơi nó sống.Yếu tố nào làm quả và hạt phát tán được? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Cách phát tán của quả và hạt
Mục tiêu: Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1 SGK/ 110 B2:GV treo tranh H34.1 SGK B3: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn để hoàn thành bảng SGK/ 111 B4:GV tổng kết ý kiến của HS , Chốt đáp án chuẩn. ? Quả và hạt có những cách phán tán nào ? ? Phán tán là gì ? | HS : quan sát hình 34.1 thấy rõ được đặc điểm của mỗi loại quả. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng SGK. Đại diện nhóm lên bảng điền. Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Hs tự sửa lại nếu sai. Hs trả lời được. Có 3 cách phát tán. Phát tán là hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa nơi ở của nó. |
Bảng đáp án chuẩn:
STT | Tên quả và hạt | Cách phát tán của quả và hạt | ||
Nhờ gió | Nhờ động vật | Tự phát tán | ||
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 | Quả chò Quả cải Quả bồ công anh Quả ké đầu ngựa Quả chi chi Quả thông (Hạt thông) Quả đậu bắp Quả cây xấu hổ Quả trâm bầu Quả hoa sữa. | x x x | x x x x | x x x |
Tiểu kết: Có 3 cách phát tán của quả và hạt :
Tự phát tán.
Phát tán nhờ gió
Phát tán nhờ động vật
Hoạt động 2: Đặc điểm thích nghi với cách phát tán quả và hạt
Mục tiêu: Nêu được : + Cách phát tán : Nhờ gió, nhờ động vật, nhờ người và tự phát tán.
+ Đặc điểm của quả và hạt phù hợp với cách phát tán.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: yêu cầu HS quan sát lại hình 34.1 sgk và dựa vào kết quả bảng/111, thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành bài tập sau: - Điền đặc điểm thích nghi của quả và hạt với mỗi cách phát tán và lấy ví dụ. Gv kẻ bảng: B2:GV chốt đáp án chuẩn * Liên hệ thực tế : ? Giải thích hiện tượng quả dưa hấu trên đảo của Mai An Tiêm. ? Ngoài các cách phát tán trên còn có cách phát tán nào khác không và bằng cách nào ? ? Sự phát tán có lợi gì cho thực vật và con người. B3:GV yêu cầu HS rút ra kết luận đặc điểm của quả và hạt thích nghi với các cách phát tán. | HS quan sát hình 34.1 và thảo luận nhóm thống nhất ý kiến : - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. - HS nêu được : - Nhờ ĐV, chim ăn mang hạt đến - Nhờ con người, vận chuyển đến các vùng miền khác nhau. - Phát tán được giống nòi. Đa dạng thực vật. - HS rút ra kết luận. |
Bảng kiến thức chuẩn:
Cách phát tán | Nhờ gió | Nhờ động vật | Tự phát tán |
Ví dụ quả và hạt | Quả chò, tràm, bồ công anh, hoa sữa | Qủa sim, ổi, dưa hấu, ké, trinh nữ,.. | Quả cải, chi chi, đậu, xà cừ, băng lăng, .. |
Đặc điểm thích nghi | Có cánh hoặc túm lông nhẹ | Quả có nhiều gai, móc, quả động vật thường ăn, có hương thơm vị ngọt. | Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc nứt ra để hạt rơi ra ngoài. |
* Ghi nhớ :SGK trang 112
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV đưa bài tập:SGK trang 112
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5’)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Hướng dẫn hs, trả lời câu hỏi 4 sgk trang 112.
- Yêu cầu hs làm hoàn thành thí nghiệm trang 113: cho hạt đậu nẩy mầm ở những điều sống: khô, ngập nước, ẩm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong vở bài tập
- Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm: 10 hạt đỗ đen ngâm trong cốc bông ẩm; 10 hạt đỗ đen để ở cốc khô ; 10 hạt đỗ đen ngâm trong cốc ngập nước ;10 hạt đỗ đen ngâm trong cốc
bông ẩm để trong tủ lạnh. Giờ sau mang đến lớp.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ,...)
+ Điều kiện bên trong : Chất lượng hạt giống
+ Điều kiện bên ngoài : nước, không khí, nhiệt độ.
- Vận dụng trong sản xuất : Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm, theo các bước : Chọn hạt thí nghiệm, chuẩn bị dụng cụ, các tiến hành, kết quả, phân tích kết quả và rút ra nhận xét và kết luận.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. chăm sóc hạt khi đem gieo.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : - Làm thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 SGK/ 113,114
2. Chuẩn bị của HS : - Mỗi nhóm đã làm thí nghiệm 1, mang kết quả đến lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Chọn nội dung ở cột A nối với cột B để được câu trả lời đúng rồi điền vào cột trả lời:
Cột A | Cột B | Trả lời |
1/ Tự phát tán 2/ Phát tán nhờ gió. 3/ Phát tán nhờ động vật. | a. Hạt và quả có cánh hoặc túm lông nhẹ. b.Vỏ quả không tự tách ra, quả nhẹ. c. Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để hạt rơi ra ngoài. d. Quả có gai, móc hoặc quả và hạt là thức ăn của động vật. | 1 – 2 – 3 – |
2. Bài học
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV: Cho HS quan sát mẫu vật hạt đỗ: Khô và đã nảy mầm
GV hỏi: Nhận xét kích thước hạt, điểm mới của hạt ở 2 trạng thái này?
HS: trả lời
GV: Chuẩn KT
GV hỏi: Bằng sự hiểu biết thực tế, muốn hạt nảy mầm cần phải làm gì?
HS trả lời: Ngâm hạt vào nước sau đó ủ ấm
GV: chuẩn KT, dẫn dắt vào bài mới
“ Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ lâu. nếu đem gieo hạt đó chổ đất ẩm và thoáng thì sau một thời gian hạt sẽ nẩy mầm”.
B. Hình thành kiến thức (20’)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Hạt giống sau khi thu hoặch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể cất giữ trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi.
Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới nước thì hạt sẽ nảy mầm. Vậy hạt nảy mầm cần nhứng điều kiện gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm của bài.
Hoạt động 1: Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Mục tiêu: Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ,...)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu các nhóm để cốc thí nghiệm của mình lên bàn.( thí nghiệm 1 SGK/ 113) ? Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm ? ? Giải thích tại sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được. ? Nêu kết luận về điều kiện cần cho hạt nảy mầm qua thí nghiệm 1. B2:GV yêu cầu : HS để kết quả của thí nghiệm 2 lên bàn quan sát và thực hiện lệnh tam giác SGK/114. B3:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và cho biết : ? Ngoài 3 điều kiện trên, sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào những yếu tố nào ? ? Để hạt nảy mầm nhiều, ta cần chú ý điều gì khi gieo hạt. | HS : Để 3 cốc kết quả thí nghiệm đã làm lên bàn quan sát và trả lời câu hỏi của GV. Hạt đỗ trong cốc có bông ẩm nảy mầm, vì : Cốc 1 không có đủ độ ẩm, cốc 2 không có đủ không khí. Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - HS để kết quả của thí nghiệm 2 lên bàn quan sát, suy nghĩ thực hiện lệnh tam giác sgk/114. - Yêu cầu nêu được: - Hạt không nảy mầm được vì nhiệt độ quá thấp. Cần có nhiệt độ thích hợp. Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV. - HS rút ra kết luận. |
Tiểu kết:
Hạt nảy mầm cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp, ngoài ra hati phải có chất lượng tốt không bị sứt sẹo, sâu mọt, không bị mốc hoặc bị sâu bệnh.
Hoạt động 2: Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất.
Mục tiêu: Vận dụng trong sản xuất : Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lệnh tam giác SGK/ 114 B2: GV bổ sung, hoàn thành kiến thức cho HS. * Liên hệ thực tế : - Nước, không khí, nhiệt độ thích hợp có vai trò quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt. - HS cần có ý thức bảo vệ môi trường ổn định cần thiết cho sự nảy mầm của hạt. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. | HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến : - HS nêu được : - Đảm bảo hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết. - Làm cho đất thoáng khi gieo hạt mới có đủ không khí để hô hấp. - Tránh nhiệt độ thấp, giữ ấm cho hạt hạt nẩy mầm. - giúp hạt gặp điều kiện thuận lợi, nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng đất tránh sâu bệnh. - hạt không bị mối mọi, nấm mốc phá hoại. |
Tiểu kết:
Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét. Phải gieo hạt đúng thời vụ.
* Ghi nhớ :SGK trang 115
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài. GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.1 / Để cho hạt nảy mầm không cần điều kiện nào?A. Đủ nước.B. Nhiệt độ thích hợp.C.Đủ khí nitơD. Hạt giống tốt. 2. Khi gieo hạt cần phải:
A. Gieo đúng thời vụ. B. Làm đất tơi xốp, chống úng, hạn và rét
C. Thường xuyên để ngập nước và thắp đèn. D. Cả A và B.4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (4’)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Yêu cầu hs đọc mục “Em có biết” cuối trang 115.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 36. Xem lại kiến thức về rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hệ thống hoá những kiến thức về cấy tạo và chức năng của các cơ quan ở cây có hoa.
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trồng trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn.
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ hạt khi đem gieo.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 36.1 sgk.
Chuẩn bị trò chơi ; Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS : - Ôn lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan của cây xanh có hoa đã học.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ ………….., …………, và ………….. .
Khi gieo hạt phải làm đất ……………., phải chăm sóc hạt gieo chống úng, …………., chống rét, phải gieo hạt đúng ………………..
2. Bài học
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1:GV hỏi: Bằng kiến thức đã học, cho biết:
+ Mỗi cơ quan ở cây có hoa, giữa cơ quan và chức năng có mối quan hệ với nhau không? Cho ví dụ.
+ Giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ với nhau không? Cho ví dụ.
HS: trả lời
B2:GV: Chuẩn KT, dẫn dắt vào bài học
“Cây có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng. Vậy, chúng hoạt động như thế nào để tạo thành 1 cơ thể thống nhất ?”
Mở bài: Cây xanh có nhiều cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đều có nnhững chức năng riêng. Vậy chúng hoạt động như thế nào để tạo thành một thể thống nhất? Bài học hôm nay ta sẽ trả lời.
B. Hình thành kiến thức: (25’)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa.
Mục tiêu: HS hệ thống hoá những kiến thức về cấy tạo và chức năng của các cơ quan ở cây có hoa.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV treo sơ đồ cây có hoa, yêu cầu HS quan sát sơ đồ và chú thích các bộ phận trên sơ đồ ? B2:GV sửa nếu HS thực hiện còn sai. B3:GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác SGK/ 116. B4:GV yêu cầu HS đọc lại hệ thống đặc điểm và chức năng của các cơ quan của cây xanh có hoa. ? Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ? | I/ Cây là một thể thống nhất. HS : quan sát sơ đồ, nhớ lại kiến thức đã học, chỉ rõ được các cơ quan trong sơ đồ cây xanh có hoa. Đại diện HS lên bảng chỉ trên tranh, HS khác quan sát và nhận xét bổ sung. - HS thảo luận nhóm, thực hiện lậnh tam giác. Yêu cầu : 1- c ; 2- e ; 3- d ; 4- b ; 5- g ; 6- a. Sau đó ghép các phần vừa nói vớicác bộ phận của cây xanh có hao trên sơ đồ : 1- quả ; 2- lá ; 3- hoa ; 4- thân ; 5- hạt ; 6- rễ. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Yêu cầu phân biệt rõ cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng. - HS rút ra kết luận. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
Cây xanh có hoa có 2 cơ quan là cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng. Mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của chúng.
Hoạt động 2: Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa?
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/117 và cho biết: ? Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ về chức năng. ? Khi hoạt động của một cơ quan giảm đi hay tăng cường có ảnh hưởng gì đến cơ quan khác không? ? Lấy ví dụ chứng minh điều trên. B2:GV gợi ý: Khi rễ cây không hút nước thì cây sẽ như thế nào? B3:GV tổng hợp ý kiến của HS, rút ra kiến thức chuẩn cho HS. B4:GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan của cây cây xanh có hoa. | HS nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức trả lời câu hỏi của GV : HS nêu được : - 3 cơ quan : rễ, thân và lá có quan hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động của cơ quan sinh dưỡng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.... - Thân không vận chuyển đước, là không quang hợp được ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và tạo quả của cây. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. - HS rút ra kết luận. |
Tiểu kết:
Giữa các cơ quan của cây xanh có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo cho cây thành một thể thống nhất.
Ghi nhớ :SGK trang 117
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV củng cố nội dung bài.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (6’)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Hướng dẫn hs, trả lời câu hỏi 3 sgk trang 117.
Gv giới thiệu với Hs một số cây xanh có ý nghĩa kinh tế đối với địa phương.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Chuẩn bị Vật mẫu: cây lục bình sống trên cạn và dưới nước.
- Đọc trước Bài 36.(tiếp theo)
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vậtvới các loại môi trường khác nhau ( dưới nước,trên cạn, sa mạc, bãi lầy, ven biển)
- Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ hạt khi đem gieo.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨ BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 36.2 đến 36.5/119,120,121 sgk.
Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS : - Ôn lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan của cây xanh có hoa đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC1. Kiểm tra: Không2. Bài học:
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ở cây xanh, ngoài sự thống nhất các cơ quan, bộ phận với nhau; còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường (hình thái, cấu tạo cơ thể phù hợp với môi trường)
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Cây xanh không những có sự thống nhất giữa các bộ phận và các cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường, thể hiện ở những đặc điểm hình thái, cấu tạo phù hợp với điều kiện môi trường. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một vài ví dụ cụ thể.
II/ Cây với môi trường.
Hoạt động 1: Các cây sống dưới nước.
Mục tiêu: HS nêu được một vài đặc điểm thích nghi của thực vậtvới các loại môi trường khác nhau ( dưới nước,trên cạn, sa mạc, bãi lầy, ven biển)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV treo tranh H36.2, 36.3 sgk/119,120. B2:GV yêu cầu : HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, thực hiện lệnh tam giác SGK/119 B3:GV tổng kết ý kiến HS đưa ra kiến thức chuẩn. | HS : quan sát mẫu vật mang đến lớp và H36.2, 36.3, ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm. Yêu cầu : giải thích sự biến đổi hình dạng lá khi ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
Lá biến đổi để thích nghi với môi trường sống trôi nổi, chìm trong nước, chứa không khí giúp cây nổi.
Hoạt động 2: Các cây sống trên cạn
Mục tiêu: Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/120 và cho biết: ? Cây sống trên cạn phụ thuộc vào những yếu tố nào. ? Khi cây mọc nơi khô hạn, nắng gió thường có đặc điểm gì? ? Vì sao cây mọc trong rừng rậm hoặc thung lũng thân thường vươn cao, các cành thường tập trung ở ngọn. B2:GV lấy ví dụ khác để chúng minh đặc điểm của cây thích nghi với môi trường. + Cây rau dừa mọc trong nước có rễ phụ phát triển thành phao xốp như bông, nhưng cây mọc trên cạn thì không có. | HS nghiên cứu thông tin, kết hợp với kiến thức cũ trả lời câu hỏi của GV : HS nêu được : - Phụ thuộc vào nguồn nước,nhiệt độ, khí hậu,các loại đất. - Rễ ăn sâu tìm nguồn nước hoặc rễ lan rộng để hút xương đêm. - Để lấy đủ ánh sáng cho lá quang hợp. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. |
Hoạt động 3: Cây sống trong những môi trường đặc biệt.
Mục tiêu: Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây xanh và môi trường.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: yêu cầu HS quan sát hình 36.4 và 36.5 sgk/ 120 kết hợp nghiên cứu thông tin SGK/120 và cho biết: ? Thế nào là môi trường đặc biệt. ? Kể tên các loại cây sống trong môi trường này? ? Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này. B2:GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi của lệnh tam giác: B3:GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường | HS quan sát hình nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức cũ trả lời câu hỏi của GV : -Yêu cầu HS nêu được: dự trữ nước, chế tạo tinh bột ,... - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. |
Kết luận: Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài,cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.
* Ghi nhớ :SGK trang 121
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
- HS làm bài tập: chọn đáp án đúng.
1. Cây xanh có hoa có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất vì:
A. Cây có rễ, thân, lá.
B. Cây có hoa, quả và hạt.
C. Cây đã hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường.
D. Cây có sự thống nhất giữa các cơ quan với nhau.
2. Nhờ đặc điểm nào mà cây đước có thể sống được trên bãi lầy ngập thuỷ triều ở vùng ven biển.
A. Cây có rễ, thân và lá.
B.Cây có hoa quả và hạt.
C. Cây có rễ chống.
D. Cây có rễ ăn sâu xuống đất
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ trang 108 SGK Sinh học 6
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục “ Em có biết”
- Đọc trước Bài 37.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Khắc sâu và củng cố những kiến thức đã học về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản của cây có hoa: hoa, quả, hạt.
+ Phân biệt được các nhóm thực vật: tảo, rêu. quyết.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, quan sát mẫu vật rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Bảng phụ, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của HS : Ôn lại các kiến thức đã học từ bài 28 đến bài 39.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài học
A. Khởi động: (3p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên cho học sinh đặt các mẫu cây đã chuẩn bị đến lớp, yêu cầu học sinh xếp chúng vào các nhóm khác nhau. Học sinh có thể xếp thành các nhóm theo quan điểm cá nhân, ví dụ: nhóm cây ăn quả, nhóm cây lương thực, thực phẩm, cây một lá mầm, hai lá mầm... Giáo viên hỏi lý do vì sao sắp xếp như thế. Gv kết luận: Trong sinh học người ta sắp xếp chúng như thế nào, dựa trên cơ sở nào để sắp xếp, phân loại -> nghiên cứu trong nội dung bài học.
B. Hình thành kiến thức (30p)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Hoa và sinh sản hữu tính.
Mục tiêu: Khắc sâu và củng cố những kiến thức đã học về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản của cây có hoa: hoa, quả, hạt.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV : yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống : Hoa gồm các bộ phận chính là :............ ở hoa bộ phận quan trọng nhất là :........ Nhị có hạt phấn mang ............. Nhuỵ có bầu nhuỵ chứa....... mang........ Hoa có đủ nhuỵ và nhị là hoa......... Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ là hoa ......... B2:GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi sau ? ? Thế nào là hiện tượng thụ phấn, có những hình thức thụ phấn nào ? Nêu đặc điểm của cây thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió. ? Thế nào là hiện tượng thụ tinh ? ? Thế nào là sinh sản hữu tính. B3:GV yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức. | HS nhớ lại kiến thức cũ hoàn thành bài tập: Yêu cầu nêu được: Đài, tràng, nhị và nhuỵ nhị và nhuỵ tế bào sinh dục đực noãn, tế bào sinh dục cái lưỡng tính đơn tính HS nêu được khái niệm thụ phấn, đặc điểm của cây thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió. Nêu được sự thụ tinh Hình thức sinh sản hữu tính. Đại diện HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung. |
Hoạt động 2: Quả và hạt
Mục tiêu: Phân biệt được các nhóm thực vật: tảo, rêu. quyết.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi và bài tập sau ? ? Dựa vào đặc điểm vỏ quả, người ta chia quả thành mấy loại ? VD. ? Nêu cấu tạo của hạt, phân biệt hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm. | - HS nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi của GV : - 2 loại : quả thịt và quả khô - Hạt gồm phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Lấy hạt tốt và hạt xấu đen gieo trên bông ẩm…… đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc. So sánh, rút ra kết luận. Ghi nhớ SGK/ 117 - Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. |
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV đưa bài tập: Nối câu ở cột B với cột A sao cho có câu trả lời đúng:
Cột A (Hình thức phất tán) | Cột B (Đặc điểm của các hình thức phát tán) | Trả lời |
1. Tự phát tán 2. Phát tán nhờ gió 3. Phát tán nhờ động vật. | a. Quả và hạt có cánh hoặc có túm lông nhẹ. b. Vỏ quả không tự tách ra c. Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để hạt rơi ra ngoài d. Quả và hạt có gai, móc hoặc là thức ăn của động vật. | 1 – 2 – 3 – |
4. Vận dụng tìm tòi: (2p)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng của hạt.
5. Hướng dẫn ôn tập ở nhà :
- Học thuộc các kiến thức đã ôn tập.
- Làm bài tập trả lời các câu hỏi đã cho.
- Ôn từ bài 28 đến bài 39.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Chương VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT
Bài 37: TẢO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu rõ được môi trường sống của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
- Phân biệt được một tảo có dạng gống cây( như rong mơ)
- Nhận biết một số tảo thường gặp qua quan sát hình vẽ và mẫu vật (nêu có.).
- Nói rõ được những lợi ích thực tế của tảo.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh H 37.1 đến 37.4/123,124 sgk.
Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS : Sưu tầm tranh, ảnh hoặc mẫu một số loại tảo nước ngọt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
Sống trong các ............... khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, ................... đã hình thành một số đặc điểm ............... .
Nhờ khả năng ........................... đó mà cây có thể ...................... rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất: trong ..., trên ..., vùng nóng, vùng lạnh, ...
Câu 2: Lấy ví dụ về cây xanh sống trong các môi trường sống khác nhau và đặc điểm thể hiện sự thích nghi với môi trường sống của nó.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV giới thiệu các nhóm thực vật: Tảo, rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
GV cho học sinh quan sát mẫu tảo thu được trong bình.
GV hỏi: Cho biết môi trường sống của tảo? Nhận xét kích thước, màu sắc của tảo?
HS trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài 37.
B. Hình thành kiến thức:
Mở bài: Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó là do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo lên. Tảo cón có nhiều dạng lớn hơn sống ở nước ngọt hoặc nước mặn. Tảo có cấu tạo và vai trò như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. Hình thanh kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Cấu tạo của Tảo.
Mục tiêu: HS nêu rõ được môi trường sống của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV cho HS quan sát 2 cốc thuỷ tinh: 1 cốc đựng nước mưa, 1 cốc đựng tảo ( rêu, rớt) Nhận xét? - GV giới thiệu nơi lấy mẫu. GV cho mỗi nhóm quan sát 1 cốc đựng rêu rớt (tảo nước ngọt) yêu cầu HS kêt hợp quan sát mẫu tranh trả lời các câu hỏi: ? Nhận xét hình dạng, máu sắc, kích thước và cấu tạo tế bào tảo xoắn. ? Vì sao tảo xoắn có màu lục. ? Tảo xoắn sinh sản bằng cách nào? GV giảng giải: 2 hình thức sinh sản của tảo xoắn. ? Nêu dặc điểm cấu tạo của tảo xoắn. GV giới thiệu tranh rong mơ,Yêu cầu HS quan sát H37.2. GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ gặp nhiều ở miền nhiệt đới như như nước ta, sống thành từng đám lớn bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc. - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ nhận xét đặc điểm của rong mơ + So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây đậu. + GV giải thích: rong mơ chưa có thân lá....thực vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt là mô dẫn (nên phải sống ở nước) bộ phận giống quả chỉ là phao nổi giúp cây đứng thẳng. + Vì sao rong mơ có màu nâu? + Cách sinh sản. ? So sánh đặc điểm cấu tạo của rong mơ với tảo xoắn GV tổng kết ý kiến HS đưa ra kiến thức chuẩn. | a/ Quan sát tảo xoắn. - HS quan sát dựa vào màu sắc phân biệt được : 1 cốc đựng nước mưa, 1 cốc màu lục tảo. - Hoạt động nhóm: quan sát mẫu, tranh tảo xoắn Tìm hiểu: + Nơi sống, cấu tạo, màu sắc? + Sờ tay Nhận xét ? + Sinh sản? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. -> Thể màu có chứa diệp lục -> Sinh sản sinh dưỡng hoặc tiếp hợp. HS trả lời theo hiểu biết của mình. b/ Tảo rong mơ. HS nghe và ghi nhận thông tin. HS quan sát H 37.2, nêu được : - Giống : về hình dạng giống 1 cây - Khác : rong mơ chưa có rễ, thân, lá thực sự. Đại diện 1-2 HS phát biểu Lớp bổ sung. -> Trong tế bào có chất màu phụ là màu nâu. - Giống : cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá thực sự. Trong cấu tạo tế bào có thể màu. - Khác nhau : về hình dạng và màu sắc. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
Tảo là TV bậc thấp có cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá thật, có thể màu trong tế bào quy định màu sắc của tảo.
Hoạt động 2: Một vài tảo thường gặp
Mục tiêu: Phân biệt được một tảo có dạng gống cây( như rong mơ)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Gv giới thiệu1 số tảo đơn bào và tảo đa bào thường gặp. Yêu cầu HS quan sát H 37.3 và H 37.4 để thấy được đặc điểm cấu tạo của tảo. ? Nêu kết luận về đặc điểm cấu tạo và sự đa dạng của tảo. GV lưu ý : Vì tảo chưa có rễ, thân, lá thật nên người ta xếp tảo vào nhóm thực vật bậc thấp. | HS quan sát tranh để thấy được đặc điểm cấu tạo của tảo. - Đại diện HS rút ra kết luận. - HS nghe và ghi nhớ kiến thức. |
Tiểu kết:
Tảo là những thực vật bậc thấp, cơ thể có 1 hoặc nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản.
Hoạt động 3: Vai trò của tảo
Mục tiêu:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
-GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/125 và cho biết: ? Vì sao trong nước thiếu ô xi mà sao cá vấn sống được. ? Động vật sống trong nước thường ăn gì? ? ở những vùng biển người ta thường dùng nguyên liệu gì để làm phân bón. ? Tác hại của tảo. Liên hệ thực tế: các xí nghiệp sản xuất rau câu dùng trong công nghiệp nhẹ. Làm thạch, nộm rau câu,… ? Tảo có vai trò gì trong tự nhiên và trong sản xuất. GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của tảo. | HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV : . - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. HS rút ra lêt luận. |
Tiểu kết: SGK/ 124, 125.
* Ghi nhớ :SGK trang 125
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV củng cố nội dung bài.
GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng nhất:
1/ Cơ thể tảo có cấu tạo:
A. Cơ thể chỉ có một tế bào.
B. Cơ thể có nhiều tế bào
C. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
D. Cơ thể đa bào.
2/ Tảo là Thực vật bậc thấp vì:
A. Chưa có rễ, thân và lá thật.
B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
C. Sống ở nước.
D. Cả B và C.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục “ Em có biết”
- Đọc trước bài 38.
- Mỗi nhóm mang một đám rêu cao khoảng 1 cm
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 38: RÊU - CÂY RÊU
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá, nhưng có cấu tạo đơn giản : Cơ quan sinh dưỡng : thân, lá, rễ (giả) ; Cơ quan sinh sản : túi bào tử.
- Sinh sản bằng bào tử.
- So sánh với thực vật có hoa : chưa có mạch dẫn, chưa có rễ thật, chưa có hoa, quả.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh cấu tạo của cây rêu ; Mẫu cây rêu. Kính lúp.
2. Chuẩn bị của HS : Sưu tầm một số loại rêu tường, có thêm túi bào tử thì càng tốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng nhất:
1/ Cơ thể tảo có cấu tạo: A. Cơ thể chỉ có một tế bào.
B. Cơ thể có nhiều tế bào
C. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
D. Cơ thể đa bào.2/ Tảo là Thực vật bậc thấp vì: A. Chưa có rễ, thân và lá thật.
B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
C. Sống ở nước.
D. Cả B và C.2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1:GV cho học sinh quan sát tảo, tảng rêu tường
B2:GV hỏi: Bằng sự hiểu biết của em, rêu sống ở đâu? So sánh kích thước của rêu so với tảo?
HS trả lời.
B3:GV: Chuẩn kiến thức vào bài: Giữa rêu và tảo khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản như thế nào?
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Trong tự nhiên có những cây rêu rất nhỏ bé (có khi chiều cao chưa tới 1cm), thường mọc thành từng đám, tạo thành một lớp thảm màu lục tươi. Đó là cây rêu, vậy rêu có cấu tạo và đặc điểm gì? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 1: Môi trường sống của rêu.
Mục tiêu: Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá, nhưng có cấu tạo đơn giản : Cơ quan sinh dưỡng : thân, lá, rễ (giả) ; Cơ quan sinh sản : túi bào tử.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV : yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/ 126 và cho biết : ? Rêu sống ở đâu . B2:GV chiếu tranh : môi trường sống của rêu | HS độc lập nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức, kết hợp với hiểu biết của mình trả lời câu hỏi của GV. Rêu sống ở nơi đất ẩm. Đại diện 1-2 HS phát biểu Lớp bổ sung. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
Rêu sống trên cạn ở những nơi đất ẩm ướt.
Hoạt động 2: Quan sát cây rêu.
Mục tiêu: Sinh sản bằng bào tử.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn theo nhóm, tách một cây , quan sát bằng mắt thường và kính lúp, đối chiếu với H 38.1 sgk/ 126. Yêu cầu HS tự thực hiện lệnh tam giác SGK/ 126. B2:GV chiếu H 38.1 SGK . Yêu cầu đọc thông tin trả lời câu hỏi. + Đặc điểm các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng? B3:GV: tổng kết ý kiến đúng và giảng giải thêm: Rêu tuy có dạng cây ( có thân, rễ , lá) nhưng cấu tạo còn đơn giản thô sơ. Thân không có sự phân nhánh, chưa có mạch dẫn, lá mỏng, nhỏ, chưa có đường gân thực sự, rễ là những sợi đa bào giống rễ và thực hiện chức năng của rễ, chưa có mạch dẫn . Yêu cầu 1 HS nhắc lại: đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của cây rêu. B4:GV chiếu tranh: một đoạn rong mơ, cây rêu và cây cải có hoa. Yêu cầu HS thảo luận nhóm tổ: + So sánh đặc điểm khác nhau về cơ quan sinh dưỡng của cây rêu với rong mơ (tảo) và cây có hoa? - GV thu bài 2 nhóm làm nhanh nhất, dán lên bảng. GV chiếu đáp án: ? Hãy chỉ ra sự tiến hoá của rêu so với tảo. + Gv giảng giải thêm chỉ cho HS thấy được sự tiến hoá của rêu so với tảo và cây có hoa so với rêu. Khẳng định: Rêu là thực vật sống ở cạn đầu tiên được xếp vào nhóm Thực vật bậc cao cùng với những thực vật có thân, rễ, lá khác. | - HS thực hiện yêu cầu của GV : đặt mẫu vật lên bàn theo nhóm, tách một cây , quan sát bằng mắt thường và kính lúp, đối chiếu với H 38.1 sgk/ 126. - Cá nhân ghi nhận kiến thức trả lời câu hỏi lệnh tam giác SGK/ 126. - HS thảo luận nhóm bàn : Yêu cầu nêu được : Cơ quan sinh dưỡng của rêu gốm có : - Rễ giả - Thân ngắn, không phân nhánh - Lá nhỏ và mỏng + Lá và thân không có mạch dẫn. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét , bổ sung. - HS ghi nhớ kiến thức. - Một HS nhắc lại. - HS thảo luận theo nhóm tổ, thống nhất câu trả lời điền vào bảng phụ nhóm. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện HS trả lời. - HS nghe và ghi nhớ thông tin. |
Tiểu kêt:
Cây rêu có thân ngắn, không phân nhánh, lá nhỏ, mỏng chưa có mạch dẫn, rễ giả có khẳ năng hút nước.
Hoạt động 3: Túi bào tử và sự phát triển của rêu
Mục tiêu: So sánh với thực vật có hoa : chưa có mạch dẫn, chưa có rễ thật, chưa có hoa, quả.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV chỉ vị trí của túi bào tử trên mẫu câu rêu thật nếu có, chiếu tranh H 38.2 sgk/126: yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu thông tin SGK/126 và cho biết: ? Đặc điểm của túi bào tử. ? Rêu sinh sản và phát triển nòi giống bằng gì. B2:GV chiếu: sơ đồ Sự phát triển của rêu. ? Trình bày sự phát triển của rêu. B3:GV gọi 1 HS trình bày trên sơ đồ. | HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV : . Yêu cầu nêu được : - Túi bào tử có nắp và cuống dài. - Rêu sinh sản bằng bào tử chứa trong túi bào tử. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. - HS rút ra lêt luận. |
Tiểu kết: - Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử, rêu sinh sản bằng bào tử.
- Sự phát triển của rêu:
Túi bào tử ------------------- Bào tử rơi ra ngoài ------------------- cây rêu con.
chín mở nắp gặp đất ẩm nảy mầm
Hoạt động 4: Vai trò của rêu
Mục tiêu:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV: chiếu tranh : các môi trường có rêu sống. Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/127 và cho biết: ? Rêu có lợi ích gì. B2:GV chiếu đáp án. B3:GV giảng giải thêm về sự hình thành chất mùn và tạo than. B4:GV yêu cầu HS nêu kết luận về vai trò của rêu. | HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV : - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận kiến thức. HS rút ra lêt luận. |
Tiểu kết: SGK/ 127
* Ghi nhớ :SGK trang 127
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV đưa bài tập: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm có: ……… , ……. , chưa có …….. chính thức.
Trong thân và lá rêu chưa có …………………. . Rêu sinh sản bằng …………… được chứa trong túi bào tử, cơ quan này nằm ở …………… cây rêu.
Gv đưa đáp án, công bố biểu điểm, yêu cầu HS đổi chéo bài , chấm điểm cho nhau.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mở ô chữ.
4. Vận dụng tìm tòi:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Nghiên cứu trước bài 39
- Mỗi nhóm mang một cây dương xỉ, nếu có túi bào tử thì càng tốt.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 39: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được quyết (Cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.
- Nêu được đặc điểm chung của nhóm quyết thông qua đaị diện cây dương xỉ : + Cơ quan sinh dưỡng : rễ, thân, lá.
+ Cơ quan sinh sản : túi bào tử.
+ Sinh sản : bằng bào tử.
+ So sánh với cây rêu.
+ So sánh với thực vật có hoa : Chưa có hoa, quả.- Ví dụ : cây lông cu ly, cây rau bợ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, quan sát mẫu vật rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh vẽ H 39.1 đến 39.4 sgk/128,129
Kính hiển vi, kim nhọn, la men.(nếu có)
2. Chuẩn bị của HS : Sưu tầm một số loại dương xỉ, chú ý mẫu có lá non và lágià có thêm túi bào tử ở mặt dưới thì càng tốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng nhất:
1/ Đặc điểm nào dưới đây không phải là của rêu.
A. Là thực vật đầu tiên sống ở cạn.
B. Thuộc nhóm thực vật bậc cao, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử.
C. Cây có lá, thân chưa có mạch dẫn, mới có rễ giả nên phải sống ở nơi ẩm ướt.
D. Là nhóm thực vật bậc cao, có rễ, thân là chính thức.
2/ Đặc điểm nào chứng tỏ rêu đã tiến hoá hơn tảo.
A. Cơ thể có sự phân hoá thành thân, lá và rễ giẩ nên đã sống được ở trên cạn.
B. Sinh sản bằng bào tử, có cơ quan sinh sản.C. Thụ tinh cần có nước.
D. Cả A và B.2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV cho HS quan sát mẫu dương xỉ.
GV hỏi: Dương xỉ sống ở đâu? So sánh kích thước dương xỉ với cây rêu? Kể tên các cơ quan của cây dương xỉ?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức dẫn dắt vào bài.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật (Trong đó có cây dương xỉ), sinh sản bằng bào tử như rêu, nhưng khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy sự khác nhau đó là gì?, ta cùng đi tìm hiểu trong bài.
Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ.
Mục tiêu: Mô tả được quyết (Cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
? Môi trường sống của dương xỉ . B1:GV : yêu cầu HS quan sát cây dương xỉ trên mẫu vật mình mang đến lớp, xác định các bộ phận của cây và đặc điểm của từng bộ phận. ? So sánh đặc điểm bên ngoài so với rêu ? B2:GV tổng kết ý kiến của HS rút ra kiến thức chuẩn Gv giải thích thêm về sự tiến hoá của dương xỉ so với rêu về cơ quan sinh dưỡng. Tiểu kết: Dương xỉ thuộc nhóm thực vật bậc cao, đã có thân, rễ, lá chính thức B3:GV yêu cầu HS quan sát H 39.2 sgk/ đọc kĩ phần chú thích và cho biết : ? Vị trí của túi bào tử. ? Vai trò của cơ vòng ? Chu trình phát triển của dương xỉ. B4:GV hoàn thiện kiến thức cho HS. ? Nhắc lại chu trình phát triển của rêu. ? So sánh giữa rêu và dương xỉ. | HS trả lời theo hiểu biết của mình. a/ Cơ quan sinh dưỡng. - HS lấy cây dương xỉ để quan sát, ghi nhớ thông tin, thảo luân nhóm, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi của GV: Yêu cầu: - Cây dương xỉ có 3 bộ phận: rễ thân lá chính thức, lá non cuộn tròn, lá lớn xẻ thuỳ, có cuống lá và gân lá. Thân, rễ, lá có mạch dẫn. - Khác với rêu: có rễ chính thức, lá có gân và xẻ thuỳ. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. b/ Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ. HS quan sát hình vẽ, đọc chú thích, ghi nhớ kiến thức trả lời yêu cầu của GV : - Noãn nằm ở mặt sau của lá. - Giữ bào tử trong túi, mở khi chín cho bào tử văng ra ngoài. - Từ dương xỉ non dương xỉ hình thành túi bào tử túi bào tử chín cơ vòng mở bào tử rơi ra ngoài, nảy mầm nguyên tản cây mới. Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Điểm khác: Dương xỉ phát triển thành nguyên tản trước khi thành cây mới |
Yêu cầu: Tiểu kết: Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
Hoạt động 2: Một vài loại dương xỉ thường gặp.
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của nhóm quyết thông qua đaị diện cây dương xỉ
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV cho HS quan sát một vài loại dương xỉ khác nhau như: rau bợ, lông cu li,…. ? Có thể nhận cây thuộc dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá. ? Đặc điểm chung của ngành quyết. | - HS quan sát mẫu vật, suy nghĩ, so sánh để rút ra đặc điểm chung. Từ đó rút ra đặc điểm chung của ngành quyết. - Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu kết luận: |
Tiểu kêt:
Để nhận biết cây thuộc ngành quyết thì người ta căn cứ vào đặc điểm của lá non: cuộn tròn và có lông.
Hoạt động 3: Quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
Mục tiêu: Yêu cầu nêu được :Than đá được hình thành từ quyết cổ đại.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/130 và cho biết: Than đá được hình thành như thế nào? B2:GV giải thích thêm về quá trình này. | HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV : Yêu cầu nêu được :Than đá được hình thành từ quyết cổ đại. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. - HS rút ra lêt luận. |
Tiểu kết: SGK/ 130
* Ghi nhớ :SGK trang 131.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV đưa bài tập: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: GV phát phiếu
Dương xỉ là những cây đã có: ……… , ……. , thực sự và có ……..làm chức năng vận chuyển.Dương xỉ sinh sản bằng ……… như rêu, nhung khác ở chỗ có …………… do bào tử phất triển thành. Các túi bào tử của dương xỉ thường mọc thành đốm nằm ở …………………., và vách túi bào tử thường có ………………….. có tác dụng chứa bào tử.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng:\
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Sưu tầm các loại cây dương xỉ gặp ở địa phương? Nhận xét về đặc điểm chung của chúng? Làm thế nào để nhận biết được một cây thuộc cây dương xỉ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục mục: “ Em có biết”
- Ôn tâp từ bài 28 đến bài 39* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 40: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được đặc điểm chung của hạt trần thông qua đại diện là cây thông:
- Cơ quan sinh dưỡng: thân, rễ, lá.
- Cơ quan sinh sản: nón đực và nón cái.
- Sinh sản: bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
- So sánh với thực vật có hoa: chưa có hoa, quả.
- Ví dụ: cây thông,
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, so sánh, tìm kiến thức mới trên mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh vẽ H 40.1 đến 40.4 sgk/132, 133.
Mẫu vật : cành thông mang đủ nón đực và nón cái, mẫu nón thông
2. Chuẩn bị của HS : Sưu tầm cành thông mang đủ nón đực và nón cái.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng nhất:
1/ Đặc điểm nào là của ngành Quyết thực vật.
A. Chưa có thân rễ, lámchính thức, sống tronh nước, sinh sản nhờ nước.
B. Đã có thân, rễ, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt.
C. Đã có thân, rễ, lá chính thức, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
D. Cây có lá, thân chưa có mạch dẫn, mới có rễ giả nên phải sống ở nơi ẩm ướt.
2/ Để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ cần chú ý đặc điểm ?
A. Lá non cuộn tròn.
B. Cơ thể đã có rễ, thân, lá thật.
C. Mặt dưới lá già có các đốm nhỏ màu nâu.
D. Cả A và C.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV hỏi: Bằng sự hiểu biết, hãy cho biết:
Em có nhận xét gì về kích thước cây thông? Kể tên các cơ quan của cây thông?
HS trả lời:
+ Kích thước to
+ Có các cơ quan: Rễ, thân, lá, hoa, quả.
GV chuẩn kiến thức kĩ năng
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: ? Ta đã tìm hiểu được những nhóm thực vật nào?
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một ngành mới: Hạt trần. Vậy hạt trần có đặc điểm gì để ta có thể nhận biết được chúng. Ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay qua đại diện là cây thông.
Hoạt động 1: Cơ quan sinh dưỡng của thông.
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của hạt trần thông qua đại diện là cây thông
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV chiếu hình cây thông trồng trong rừng, trên đồi. ? Thông thường sống ở đâu . ? Kể một vài nơi ở Hải Phòng có trồng thông. B2:GV : yêu cầu HS quan sát cành thông mang đến lớp xác định các bộ phận của cây và đặc điểm của từng bộ phận.Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : ? Cơ quan sinh dưỡng của cây gồm những bộ phận nào ? ? Vậy thông có đặc điểm gì về rễ, thân và lá để thích nghi với môi trường sống ở trên đồi, núi. B3:GV gợi ý : - Lá : màu sắc, hình dạng , cách mọc. - Thân : loại thân, màu sắc, hình dạng vỏ. - Rễ : loại rễ. B4:Gv hướng dẫn HS tách 1 lá thông để thấy mỗi đôi lá có một vẩy mỏng màu nâu bao boc, tách vảy đó ra sẽ thấy được cành rất ngắn. Gv mở rộng : ngoài thông 2 lá còn có thông 3 lá. Thân xù xì do sẹo lá khi rụng để lại. ? Nêu kết luận đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của thông. | HS trả lời theo hiểu biết của mình. - HS lấy cành thông để quan sát, ghi nhớ thông tin, thảo luân nhóm, thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi của GV: Yêu cầu: - Cây thông có 3 bộ phận: rễ, thân. lá chính thức. Lá màu xanh, dài và nhọn, 2 lá mọc từ một cành rất ngắn. Thân gỗ màu nâu, vỏ xù xì. Rễ cọc to khoẻ đâm sâu xuống lòng đất. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. |
Yêu cầu: Tiểu kết: Cơ quan sinh dưỡng của thông gồm:
- Thân cành màu nâu xù xì.(có vết sẹo khi lá rụng để lại)
- Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 -3 lá trên một cành rất ngắn
- Rễ cọc to khoẻ đâm sâu xuống lòng đất.
Hoạt động 2: Cơ quan sinh sản: Nón:
Mục tiêu: HS hiểu được sự tiến hoá của thông với rêu và quyết: đặc điểm sinh sản
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS quan sát H 40.2 sgk, ghi nhớ đặc điểm của nón đực và nón cái, xác định trên mẫu vật thật(hoặc trên tranh). Kết hợp thông tin SGk nhận xét: ? Vị trí, kích thức, màu sắc , cách mọc của 2 nón. B2:GV treo tranh: H40.3, yêu cầu HS quan sát H 40.3 SGK ghi nhớ thông tin. - GV gọi 2 HS lên bảng viết cấu tạo của nón đực và nón cái. ? Nêu cấu tạo trong của nón đực và nón cái. B3: GV yêu cầu HS hoàn thành bảng SGK/ 133 vào vở bài tập. - GV chiếu đáp án chuẩn: ? Nón khác hoa ở điểm nào. ? Nón có phải là hoa không. GV yêu cầu HS quan sát nón thông đã chín tìm hạt. ? Hạt có đặc điểm gì, nằm ở đâu? B4:GV đưa quả táo ta bổ dọc để lộ hạt và nón thông yêu cầu HS nhận xét về vị trí của hạt.? Chúng ta gọi quả thông là quả đã chính xác chưa. ? Thế nào là cây hạt trần. - GV cho HS quan sát quá trình phát triển của thông để thấy được sự tiến hóa | - HS quan sát tranh và mẫu vật, chú ý đặc điểm ngoài của nón đực và nón cái. Yêu cầu chỉ trên mẫu vật thật, hoặc trên tranh - Nón đực ở trên cón cái. - Nón đực nhỏ hơn nón cái. - Nón đực màu vàng, nón cái màu xanh. - Nón đực mọc thành cụm, nón cái mọc đơn độc. - Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát H 40.3 sgk/ 133,ghi nhớ kiến thức. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày về cấu tạo của nón đực và nón cái trên tranh: 2 HS lên viết bảng: Yêu cầu: (1) Trục nón. (2) Vảy (3) Túi phấn hoặc noãn. - HS đều gồm 3 phần. - HS hoàn thành bảng bằng cách thảo luận nhóm. - Đại diện HS trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời theo ý hiểu. - HS quan sát nón thông thấy được hạt nằm trên noãn hở. - HS nêu nên sự khác nhau giữa nón thông và quả của cây xanh có hoa. -Hs trình bày hiểu biết của mình về ngành hạt trần. - HS hiểu được sự tiến hoá của thông với rêu và quyết: đặc điểm sinh sản |
Tiểu kết:
- Nón đực: nhỏ mọc thành cụm, có vảy (nhị) mang túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: lớn mọc riêng rẽ, vảy (lá noãn) mang noãn.
- Nón chưa được coi là hoa.
- Hạt nằm trên lá noãn hở gọi là hạt trần, chưa có quả thật sự.
Hoạt động 3: Giá trị của cây hạt trần.
Mục tiêu: Yêu cầu nêu được giá trị của cây hạt trần
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV đưa một số hình ảnh về cây hạt trần có giá trị cho HS quan sát. - Nêu giá trị của cây hạt trần. B2:GV liên hệ thực tế về vai trò của Thông : - Rừng thông nhả ra môi trường khí ozon có khả năng diệt vi trùng lao, nên ở các bệnh viện lao thường trồng thông xung quanh để có môi trường trong sạch. - Trang trại nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Ba vì cũng áp dụng đặc tính này của lá thông để trồng thông ở nơi chăn thả bò, bò sữa phát triển trong môi trương càng sạch thì chất lượng sữa càng tốt. - Vỏ thông chiết ra được chất ô xi hóa giúp nhanh phục hồi chí nhớ sau chấn thương não,.. | HS quan sát kết hợp nghiên cứu thông tin SGK/134, nêu giá trị của cây hạt trần : Yêu cầu nêu được : Làm gỗ, làm cảnh. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. - HS rút ra lêt luận. |
Tiểu kết: - Lấy gỗ
- Làm cảnh
- Làm thuốc.
* Ghi nhớ :SGK trang 134.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.
1. Cơ quan sinh sản của thông là:A. Hoa, quả, hạt.
B. Hoa, quả.
C. Hạt
D. Nón cái và nón đực2. Thân của cây thông thuộc loại: A. Thân gỗ.
B. Thân cỏ
C. Thân cột.
D. Thân leo.3. Đặc điểm chủ yếu của các cây thuộc ngành Hạt trần:
A. Sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
B. Cây thân gỗ.
C. Có mạch dẫn.
D. Có cơ quan sinh sản riêng biệt.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập
- Đọc mục mục: “ Em có biết”
- Đọc trước Bài 41:
- Ôn lại kiến thức về cây xanh có hoa
- Tìm hiểu về các cây xanh có hoa mà em biết.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 41: HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)
- Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)
- Ví dụ : cây bưởi, cam, chanh,...
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khái quát hoá những nhận xét trên cơ sở quan sát các cây cụ thể khác nhau.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Tranh phóng to H 13.4 vàH 29.1.4 sgk.
Mẫu vật : một số cây hạt kín có đủ bộ phận, 1 số loại quả : bưởi, cam.
2. Chuẩn bị của HS : Xem lại kiến thức về : các loại rễ, các loại thân, lá, cách mọc lá, kiểu gân lá, cấu tạo hoa, các loại hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa bài tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Cây thông thuộc ……………, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: ………., có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng …….. nằm lộ trên các lá noãn ……….. (vì vậy mới có tên là ………………..). Chúng chưa có hoa và …… .
2. Bài học
A. Khởi động: (3p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên cho học sinh quan sát các mẫu cây, hoa, quả, hạt của một số cây Hạt kín. Yêu cầu học sinh:
- Nhận xét các cơ quan sinh dưỡng so với các cây thuộc các nhóm đã học?
- Quả và hạt có gì khác so với cây Hạt trần?
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Chúng ta đã biết với nhiều cây có hoa như cam, đậu, ngô, lạc, khoai… chúng được gọi là những cây hạt kín. Tại sao lại như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Các cây có hoa.
Mục tiêu: Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả(hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật nhóm mình lên bàn, quan sát dựa theo lệnh tam giác SGK/ 135 về các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - GV kiểm tra kết quả của mỗi nhóm. - GV chốt đáp án đúng. | HS quan sát mẫu vật ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 135 theo hướng dẫn của GV. - HS sử dụng kính lúp để quan sát những cơ quan có kích thước nhỏ. Lập bảng SGK/ 135 - Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung nếu cần. |
Yêu cầu:Bảng đáp án đúng:
STT | Cây | Dạng thân | Dạng rễ | Kiểu lá | Gân lá | Cánh hoa | Quả (nếu có) | Môi trường sống |
1 | Bưởi | Gỗ | Cọc | Đơn | Mạng | Rời | Mọng | Cạn |
2 | Đậu | Cỏ | Cọc | kép | Mạng | Rời | Khô nẻ | Cạn |
3 | Huệ | Cỏ | Chùm | Đơn | Song2 | Dính | Cạn | |
4 | Lúa | Cỏ | Chùm | Đơn | Song2 | Chùm | Thịt | Cạn, nước |
5 | Bèo tây | Cỏ | Chùm | Đơn | Cung | Dính | Nước | |
6 | Hoa súng | Cỏ | Chùm | Đơn | Mạng | Rời | Nước |
Hoạt động 2: Đặc điểm của các cây hạt kín.
Mục tiêu: Đặc điểm chứng minh thực vật Hạt kín là nhóm thực vật tiến hóa nhất ( thể hiện qua cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản, quá trình thụ phấn và thụ tinh, kết hạt và tạo quả)
-GV yêu cầu HS quan sát lại bảng so sánh trên nhận xét về sự đa dạng của rễ, thân, lá, hoa của các cây.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
? Nêu cấu tạo của cây hạt kín. ? Nêu đặc điểm chung của cây hạt kín. ? So sánh hạt kín với hạt trần, thấy được sự tiến hoá của ngành hạt kín | - HS quan sát lai bảng trên rút ra nhận xét. Yêu cầu nêu được: - các bộ phận của cây hạt kín đều rất đa dạng. - Quả có hạt, hạt được che trở kín trong quả |
Tiểu kết: Đặc điểm chung của cây hạt kín là: Cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả.
* Ghi nhớ :SGK trang 136.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng.
1. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây hạt kín.
A. Cây mít, cây rêu, cây ớt.
B. Cây thông, cây lúa, cây đào.
C. Cây ổi, cây cam, cây đậu.
D. Cây cải, cây dương xỉ, cây dừa.
2. Tính đặc trưng nhất của cây hạt kín là:
A. Có rễ, thân, lá.
B. Có sự sinh sản bằng hạt.
C. Có hoa, quả chứa hạt.
D. Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng.
4. Vận dụng tìm tòi: (2p)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là gì?
+Có rễ, thân, lá
+ Có sự sinh sản bằng hạt
+ Có hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục mục: “ Em có biết”
- Đọc trước bài 42
- Mỗi nhóm mang một số cây 1 lá mầm: lúa, cỏ gà, thài lài,…
và cây 2 lá mầm: dâm bụt, đậu, cải, ….
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- So sánh được thực vật thuộc lớp Hai lá mầm với thực vật thuộc lớp Một lá mầm.
- Cho ví dụ cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
- Phân biệt dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau: Kiểu rễ, kiểu gân, số lá mầm của phôi, dạng thân, số cánh hoa.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: tranh: các loại rễ (bài9)
+ Các kiểu gân lá (bài 19)
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị theo nhóm
- Mẫu: cây lúa, cây hành, cây bưởi con, lá dâm bụt, ổi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Câu1: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng
1/Trong nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây hạt kína. Cây mít, cây rêu, cây ớt.
b. Cây thông, cây lúa, cây đào.
c. Cây ổi, cây cải, cây dừa.
d. Cây Phi lao, cây bòng, cây mơ.2/Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là:a. Có rễ, thân, lá.
b. Có sự sinh sản bằng hạt.
c. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
d. Có hiện tượng thụ tinh.- Câu2: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín
2. Bài học :
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu trình bày lên bảng (viết) các đặc điểm về rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt của 2 cây Hạt kín bất kỳ (1 cây 1 lá mầm và 1 cây hai lá mầm). Từ đó dẫn dắt học sinh vào bài.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Các cây hạt kín rất khác nhau về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Để phân biệt các cây hạt kín với nhau , các nhà khoa học đã chia chúng thành những nhóm nhỏ hơn: lớp, họ…TV hạt kín gồm 2 lớp
Hoạt động 1: Cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
Mục tiêu: So sánh được thực vật thuộc lớp Hai lá mầm với thực vật thuộc lớp Một lá mầm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV treo tranh Các kiểu rễ, các kiểu gân lá, yêu cầu HS quan sát nhớ lại kiến thức cũ. Trả lời các câu hỏi : ? Có mấy kiểu rễ. ? Có mấy kiểu gân lá, là những kiểu nào ? ? Số lá mầm của phôi. ? Có mấy dạng thân đứng ? B2:GV bổ sung nếu HS không nhớ hết. GV yêu cầu HS quan sát H 42.1, trao đổi nhóm hoàn thành Lệnh tam giác SGK / 137. B3: GV chốt đáp án đúng. B4:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và bảng trên cho biết : ? Đặc điểm quan trọng nhất phân biệt hai lớp trên là gì ? ? Người ta có thể dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm. | HS quan sát tranh, nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi của GV: HS quan sát tranh, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 137 theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm tự sửa chữa nếu cần. - Số lá mầm của phôi hạt. - Rễ, thân, kiểu gân lá, số cánh hoa,.. |
Yêu cầu:Bảng đáp án đúng:
Đặc điểm | Lớp một lá mầm | Lớp hai lá mầm |
1. Rễ 2. Kiểu gân lá 3. Thân 4. Hạt 5.Cánh hoa | Rễ chùm Gân lá hình song song hoặc hình cung. Thường là thân cỏ, thân cột Phôi của hạt có một lá mầm Cánh hoa dính | Rễ cọc Gân lá hình mạng. Thân gỗ, cỏ, leo Phôi của hạt có hai lá mầm. Cánh hoa rời. |
Hoạt động 2: Đặc điểm phân biệt giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm.
Mục tiêu: Cho ví dụ cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác Sgk/ 138 B2:GV bổ sung thêm và chốt đáp án đúng. - Yêu cầu HS quan sát H 42.2, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập: B3:Gv chữa bài, lấy thêm ví dụ khác. | - HS quan sát lai bảng trên nêu rõ đặc điểm phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm: Yêu cầu nêu được: - Cây một lá mầm: rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song, hoa dính. - Cây hai lá mầm: rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa rời. - HS quan sát tranh + hiểu biết, trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. |
* Ghi nhớ :SGK trang 139
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV đưa bài tập: Chọn từ, cụm thích hợp điền vào chỗ trống:
Cây hạt kín được chia thành 2 lớp: Lớp ………….……….. và lớp ………….
Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở ……………………. của phôi.
Lớp một lá mầm có đặc điểm cánh hoa …………….
Lớp hai lá mầm có kiểu rễ ……… và gân lá………….
4. Vận dụng tìm tòi: (2p)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Cây lúa và cây lạc đều là những cây có sản phẩm chúng ta dùng làm lương thực, thực phẩm, vậy tại sao lại không xếp chúng vào cùng một lớp? Em hãy chỉ ra các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hai cây này.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục mục: “ Em có biết”
- Đọc trước Bài 43
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được: Khái niệm phân loại thực vật là gì?
- Nêu được các bậc phân loại thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành
- Vẽ sơ đồ bậc phân loại thực vật,
- Ví dụ:
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích thông tin.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS xem lại đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Câu1: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng
1/ Dựa vào đặc điểm chủ yếu nào để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm:
A. Cấu tạo của hạt.
B. Số lá mầm của phôi.
C. Cấu tạo cơ quan sinh sản.
D. Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng.
2/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
A. Cây cải, cây đậu, cây ngô.
B. Cây sim, cây lúa, cây hoa hồng.
C. Cây cà chua, cây ớt, cây phượng.
D. Cây táo, cây ổi, cây bưởi.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ta đã tìm hiểu các nhóm thực vật từ Tảo đến cây hạt Kín. Chúng hợp thành giới Thực vật.
Ta thấy thực vật rất đa dạng và phức tạp.Tảo :20000 loài, rêu:2200 loài, dương xỉ :1100 loài; hạt trần 600 loài; hạt kín gồm 300000 loài. Để tìm hiểu rõ hơn về chúng người ta chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn. Công việc đó gọi là : Phân loại thực vật.
B. Hình thành kiến thức.
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Phân loại thực vật là gì?
Mục tiêu: Nêu được: Khái niệm phân loại thực vật là gì?
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS độc lại thôi tin đầu bài:? Em hiểu thế nào về Giới thực vật? B2:GV dẫn dắt: để hiểu khái niệm: Phân loại thực vật là gì? chúng ta hãy hoàn thành lệnh tam giác SGK/ 140. B3:GV yêu cầu HS nêu khái niệm: Phân loại thực vật. | - HS đọc sách, nêu được: các nhóm thực vật từ Tảo đến hạt Kín chúng hợp lại thành giới Thực vật. HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 140 Yêu cầu nêu được: (1) Khác nhau. (2) Giống nhau. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
Yêu cầu: Tiểu kết: Việc tìm hiểu sự giống và khác nhau của thực vật rồi xếp chung vào các nhómlớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là Phân loại thực vật.
Hoạt động 2: Các bậc phân loại.
Mục tiêu: Nêu được các bậc phân loại thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV giới thiệu các bậc phân loại: Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – loài B2: GV giải thích cho HS hiểu rõ khái niệm về “ nhóm” .‘ nhóm’ không phải là một khái niệm chính thức trong phân loại và không thuộc về một bậc phân loại nào... ,... . Vì vậy, sau khi học xong khái niệm về PLTV chúng ta không nên dùng nhóm hạt Trần mà nói: Ngành Hạt Trần,... ? Trong các bậc phân loại thực vật trên, bậc phân loại nào là bậc cơ sở, bậc phân loại nào là khái quát nhất. B3:GV giới thiệu: ở các bậc thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật càng ít. ? Thế nào là loài. | - HS nghe và ghi nhớ thông tin. Yêu cầu hiểu được: - Không dùng khái niệm “nhóm” để gọi các bậc phân loại chính thức. - Bậc phân loại cơ sở là : Loài. - Bậc phân loại cao nhất là : Ngành - HS trình bày khái niệm về Loài: Loài là tập hợp những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo,... - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. |
Tiểu kết:
Thực vật chia thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:
Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài.
Hoạt động 3: Các ngành thực vật.
Mục tiêu: Vẽ sơ đồ bậc phân loại thực vật
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV : Treo bảng phụ: Sơ đồ phân chia giới thực vật. B2:GV: Ghép các cụm từ vào các chữ số trên sơ đồ để hoàn thành sơ đồ: Khái quát sự phân chia của giới thực vật. B3: GV chốt kiến thức: mỗi ngành TV có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành. | - HS nghiên cứu thông tin SGK/ 141, ghi nhớ thông tin. - Cử đại diện nhóm lên bẳng thực hiện. - Mỗi nhóm 2 HS lên bảng ghép nội dung cho phù hợp. - Hs trả lời: Ngành hạt kín: - Lớp Hai lá mầm. - Lớp một lá mầm. |
* Ghi nhớ :SGK trang 141.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV hỏi: Thế nào là phân loại thực vật? Trật tự phân loại?
? Trình bày sơ đồ khái quát sự phân chia giới thực vật.
? Chia ngành hạt kín thành 2 lớp theo cách trên.
4. Vận dụng, mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
GV đưa bài tập: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) .
Câu: | Đúng | Sai |
1/ Tảo là ngành TV bậc thấp, chưa có thân, rễ, lá, sống ở dưới nước là chủ yếu. | ||
2/ Rêu là thực vật bậc thấp . | ||
3/ Ngành Hạt trần cơ quan sinh sản là nón. | ||
4/ Loài là bậc phân loại cơ sở. |
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc trước bài 44.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
THỰC HÀNH: BÁO CÁO KẾT QUẢ SƯU TẦM CÁC
ĐẠI DIỆN THỰC CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ XẮP XẾP VÀO CÁC
LỚP, CÁC NGÀNH ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính.
- Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật chính.
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành.
- Kĩ năng làm việc độc lập và hợp tác theo nhóm.
3. Thái độ hành vi
- Có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối.
5. Dự kiến phương pháp:
Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận, so sánh, phân tích.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: chuẩn bị địa điểm.
- Dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng.
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập kiến thức rễ, thân, lá.
- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm.
+ Dụng cụ đào đất, + Panh, kính lúp.
+ Túi ni lông trắng + Nhãn, bút ghi tên cây.
+ Kéo cắt cây. + Kẹp ép tiêu bản.
- Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK/173.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động : I. Các nhóm thực vật.
Mục tiêu: HS nhắc lại kiến thức về các nhóm thực vật
- HĐ2: GV yêu cầu HS các nhóm hoàn thành bảng vào phiếu học tập (5') GV hoàn thiện kiến thức. | HS thảo luận nhóm : - Đại diện 2-3 HS lên bảng hoàn thành, HS khác NX, bổ sung |
Thực vật bậc thấp -> Các ngành tảo
(………)
Giới TV
(……) Ngành rêu
TV bậc cao
(……..) (…..) Ngành dương xỉ
(……)
(…) Ngành hạt trần
(…...) (….) Ngành hạt kín
? Thế nào là phân loại thực vật? ? Có các ngành thực vật nào? ? Nêu rõ sự tiến hoá từ thấp đến cao của các ngành thực vật trên? | - HS nêu được: Các ngành thực vật và đặc điểm của các ngành. + Tảo là TV bậc thấp chưa có rễ, thân, lá. + Rêu đã có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn. + Quyết: đã có thân, rễ, lá, có mạch dẫn +Hạt trần: cơ quan sinh dưỡng đa dạng, sinh sản bằng nón chưa có hoa, quả. + Hạt kín: sinh sản bằng hoa quả, hạt nằm trong quả. |
- Đặc điểm của các ngành TV
+ Tảo
+Rêu
+ Quyết
+ Hạt trần
+ Hạt kín.
Hoạt động II: Quan sát ngoài thiên nhiên ở địa phương
Mục tiêu: Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính.
- GV nêu các yêu cầu hoạt động: theo nhóm
- Nội dung quan sát
+ Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật.
+ Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm.
+ Thu thập mẫu vật.
- Ghi chép ngoài thiên nhiên: GV chỉ dẫn các yêu cầu về nội dung phải ghi chép
- Cách thực hiện
a. Quan sát hình thái một số thực vật.
- Quan sát: rễ, thân, lá, hoa, quả
- Quan sát hình thái của các cây sống ở các môi trường: nước, cạn ,tìm đặc điểm thích nghi.
- Lấy mẫu cho vào túi nilông: gồm các bộ phận:
+ Hoa hoặc quả
+ Cành nhỏ ( đối với cây).
+ Cây nhỏ.
- Buộc nhãn trên cây tránh nhầm lẫn.
b. Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm
- Xác định tên 1 số cây quen thuộc
- Vị trí phân loại: tới lớp: đối với TV hạt kín.
Tới ngành: đối với ngành rêu, dương xỉ, hạt trần…
c. Ghi chép
- Ghi chép ngay các điều quan sát được
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn.
IV.Bài tập về nhà.
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch
- Tập làm mẫu cây khô
+ Dùng mẫu thu hái được để làm mẫu cây khô.
+ Cách làm: Theo hướng dẫn SGK.
* Rút kinh nghiệm bài học:…………………………………………………………………..
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về thụ tinh, kết hạt, tạo quả, cây là một thể thống nhất, cây với môi trường, các nhóm thực vật: tảo, rêu, dương xỉ
2.Kỹ năng:
Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp
II.CHUẨN BỊ
GV: - Ô chữ, các bảng nhỏ ghi sẵn các chức năng chính, cấu tạo của các cơ quan, môi trường, đặc điểm hình thái của cây
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài mới:
A. Khởi động:
- Treo ô chữ (sgk/118)
- Phổ biến luật chơi: chọn hàng ngang / đội, giải đúng 10 đ / hàng ngang, ô chìa khóa / 20 đ
→ hàng ngang không giải được → dành cho khán giả
ô chìa khóa : cây có hoa.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải ô chữ
- 2 đội giải ô chữ → TK ghi điểm cho 2 đội
- Lớp cổ vũ cho 2 đội
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
* Hoạt động 1 Hoa và sinh sản hữu tính
Mục tiêu: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về thụ tinh, kết hạt, tạo quả, cây là một thể thống nhất, cây với môi trường, các nhóm thực vật: tảo, rêu, dương xỉ.
Hoạt động gv | Hoạt động hs | Nội dung ghi bảng |
- Thụ tinh là gì? - Quả và hạt được hình thành như thế nào? | - Trả lời - Lớp nhận xét, sửa chữa | - Thụ tinh.... - Sau khi thụ tinh: + Hợp tử → phôi + Noãn → hạt chứa phôi + Bầu → quả chứa hạt |
2/ Hoạt động 2 Quả và hạt
Mục tiêu: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức kết hạt, tạo quả
- Cây có hoa có những loại cơ quan nào? - Ghi các cq, bộ phận của cây có hoa lên bảng
và bảng
và các bảng nhỏ ghi sẵn chức năng, cấu tạo, MT và đặc điểm MT, đặc điểm hình thái của cây - GV làm trọng tài và là giám khảo quyết định điểm của 2 đội thi - Qua 2 bảng có nhận xét gì về cây có hoa? ví dụ minh họa | - Lớp trả lời - Mỗi đội cử 2 người tham gia, oẳn tù tì → chọn bảng - Mỗi bảng: + 1 người gắn các bảng ghi chức năng vào đúng cơ quan + 1 người chọn và gắn các bảng ghi cấu tạo phù hợp + 1 người gắn bảng MT → 1 người gắn bảng ghi đặc điểm hình thái vào vị trí phù hợp - Lớp cổ vũ và nhận xét - Trả lời | Cây là một thể thống nhất Cây sống trong những môi trường khác nhau đã hình thành một số đặc điểm hích nghi |
3/ Hoạt động 3 Các nhóm thực vật
Mục tiêu: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về các nhóm thực vật: tảo, rêu, dương xỉ
- Đã học những nhóm thực vật nào? - Y/ c HS lập bảng so sánh các nhóm thực vật băng cách chọn các bảng gắn vào vị trí phù hợp - Từ bảng trên y/c hs so sánh tảo, rêu, dương xỉ ? | - Lớp cử 4 hs tham gia : 1 hs/ hàng ngang - Lớp nhận xét, đánh giá |
|
2/ Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Vì sao xếp tảo vào nhóm thực vật bậc thấp?
- Tại sao rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
- Vì sao rêu, dương xỉ được xếp vào nhóm thực vật bậc cao?
3/ Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Bạn lớp phó học tập cùng cả lớp hát bài: Em yêu cây xanh.
4/ Dặn dò: Ôn tập tốt → kiểm tra.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
KIỂM TRA 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức.
- Đánh giá kiến thức của HS ở một số nội dung về: hoa, quả, hạt; Một số khái niệm về thụ phấn, thụ tinh.
- Phân biệt được tảo, rêu, quyết với một cây xanh có hoa khác về đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
2/ Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng làm bài tập.
3/ Thái độ.
- Rén thái độ nghiêm túc và tính trung thực trong học tập.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. NỘI DUNG
ĐỀ KIỂM TRA
I/TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1.Tảo xoắn sinh sản hữu tính bằng:
a.Hoa ; b. Quả; c.Hạt ; d.Sự tiếp hợp
2.Cơ quan sinh sản của rêu là:
a.Hoa; b.Quả; c.Túi bào tử; d.Hạt.
3.Những cây thuộc nhóm dương xỉ là:
a.Rong mơ, tảo xoắn, rong đuôi chó;
b.Cây cải, cây lúa, cây bưởi;
c.Cây rau bợ,cây lông cu li;
4.Trong trồng trọt, biện pháp để hạt nẩy mầm tốt là:
a.Chọn hạt giống; b.Chuẩn bị tốt đất gieo trồng;
c.Gieo hạt đúng thời vụ; d.Tất cả các biện pháp trên
II.TỰ LUẬN: (8đ)
Câu 1:(1,5đ) Hãy phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh.
Câu 2: (3đ) Có những cách phát tán tự nhiên nào của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi của mỗi cách phát tán đó.
Câu 3:(2đ) Nêu lợi ích của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người.
Câu 4: (1,5đ) Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở những điểm nào?
Đáp án và thang điểm
PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) | ||
Câu | Nội dung | Điểm |
1d 2c 3c 4d | Mỗi câu đúng: 0,5 đ | |
Câu 1 (1,5 điểm) | Phân biệt thụ phấn và thụ tinh: -Sự thụ phấn: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. -Sự thụ tinh: hạt phấn có sự nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo một tế bào mới gọi là hợp tử. Quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh: Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi có sự thụ phấn và nẩy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh. | 0,5 đ
0,5 đ 0,5 đ |
Câu 2 (3 điểm) | Có 3 cách phát tán tự nhiên của quả và hạt: -Phát tán nhờ gió: Quả hoặc hạt có cánh,hoặc có túm lông nhẹ -Phát tán nhờ động vật: quả - hạt có hương thơm,vị ngọt,hạt có vỏ cúng,có nhiều gai,móc bám -Tự phát tán: vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài | 1đ 1 đ 1 đ |
Câu 3 (2 điểm) | Lợi ích của tảo trong tự nhiên và đời sống con người: -Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho ĐV ở nước -Làm thức ăn cho người và gia súc -Lầm phân bón -Làm thuốc (trong y học), các nguyên liệu khác như làm giấy,hồ dán,thuốc nhuộm.... | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 4 (1,5 điểm) | Điểm tiến hoá của dương xỉ so với rêu: -Có mạch dẫn,thân và lá đa dạng,phức tạp hơn. -Có cơ quan sinh sản nằm ở mặt dưới lá->được bảo vệ tốt hơn. -Có thêm giai đoạn nguyên tản-> cây con lúc đầu sống nhờ vào chất dinh dưỡng của nguyên tản nên phát triển tốt hơn. |
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Hướng phát triển của giới Thực vật: Tảo -> Rêu -> Dương xỉ -> Hạt Trần -> Hạt Kín: được thể hiện qua: + Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.
-> Từ đơn giản đến phức tạp, tiến hoá hơn.
- Nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của thực vật: Sự xuất hiện thực vật ở nước, các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt Kín.
Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hoá hơn cả trong giới thực vật thể hiện qua: Đa dạng môi trường sống, đa dạng loài, số lượng cá thể trong loài,..
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hoá kiến thức, kĩ năng thảo luận nhóm.
3.Thái độ.
- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: - Sơ đồ phát triển của giới thực vật.
- Nội dung các câu cần sắp xếp.
2. Chuẩn bị của HS: xem lại đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
1/Ghép các chữ cáI a,b,c…ở cột B với các số 1,2,3.. ở cột A để có câu trả lời đúng vào cột C
Cột A | Cột B | Cột C |
1.ngành rêu 2.Ngành dương xỉ 3.Ngành tảo 4.Ngành hạt trần 5.Ngành hạt kín | a.Chưa có rễ b.Rễ giả, lá nhỏ hẹp, nơi ẩm c.Rễ thật, lá đa dạng d.Sinh sản bằng bào tử e.Sinh sản bằng hạt hạt, có nón g.Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. |
2/ Thế nào là phân loại thực vật, nêu các bậc phân loại?
2. Bài học
A. Khởi động: (3p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên cho học sinh ôn lại các nhóm thực vật đã học, kể tên các nhóm.
- Nhóm nào sống ở nước? Nhóm nào sống trên cạn?
- Nhóm nào có cấu tạo đơn giản? Nhóm nào có cấu tạo phức tạp?
- Theo các em, nhóm nào sẽ xuất hiện trước? Nhóm nào xuất hiện sau?
- Tại sao chúng lại phát triển theo chiều hướng phức tạp dần về cấu tạo?
Học sinh trình bày các dự đoán theo ý kiến chủ quan của các em.
Để có câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức: (30p)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: giới TV từ những dạng đơn giản nhất(tảo) đến những cây hạt kín cấu tạo phức tạp có quan hệ gì với nhau và con đường phát triển của chúng diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật
Mục tiêu: Hướng phát triển của giới Thực vật: Tảo -> Rêu -> Dương xỉ -> Hạt Trần -> Hạt Kín: được thể hiện qua: + Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/ 142 và sơ đồ H 44.1,thực hiện lệnh tam giác SGK/ 142. -GV chiếu sơ đồ . B2:GV yêu cầu HS nêu khái niệm : Phân loại thực vật. Gv chiếu nội dung yêu cầu của phân thảo luận . B3:Gv lưu ý HS : Đặc điểm cấu tạo và sinh sản phụ thuộc vào moi trường sống. B4:Gv hoàn thiện kiến thức cho HS, nêu rõ đặc điểm thích nghi với môi trường thể hiện sự tiến hoá của động vật. | HS nghiên cứu thông tin SGK/ 142 và sơ đồ H 44.1 thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 142 Đại diện HS lần lượt đọc các câu trả lời theo thứ tự từ 1 đến 6. Yêu cầu: 1- a; 2- d; 3- b; 4- g; 5- c; 6-e - Hs khác nhận xét, bổ sung. HS nghiên cứu lại phần lệnh tam giác 1, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác 2. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
Yêu cầu:
Tiểu kết: - Tổ tiên của thực vật là tảo nguyên thuỷ.
- Giới thực vật xuất hiện dần dần từ dạng đơn giản đến những dạng phức tạp nhất thể hiện sự phát triển. Quá trình này phụ thuộcnhiều vào sự thay đổi các điều kiện của môi trường.
Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển của giới Thực vật.
Mục tiêu: Nêu được 3 giai đoạn phát triển chính của thực vật: Sự xuất hiện thực vật ở nước, các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt Kín.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS quan sát lại sơ đồ H 44.1 SGK cho biết 3 giai đoạn chính của giới Thực vật. B2:Gv hoàn chỉnh lại 3 giai đoạn cho đúng. + Giai đoạn 1: Xuất hiện các Thực vật ở nước. + Giai đoạn 2: Các Thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. Giai đoạn 3: Xuất hiện và chiếm ưu thế của Thực vật hạt kín. B3:Gv phân tích từng giai đoạn cho HS nắm được bằng các câu hỏi: + Giai đoạn 1:? Điều kiện môi trường ? Nhóm thực vật nào xuất hiện và phát triển. ? Sự thích nghi với môi trường. + Giai đoạn 2: ? Điều kiện môi trường + Giai đoạn 3:? Đặc điểm tiến hoá của Hạt kín. B4:Gv cung cấp thông tin thể hiện sự đa dạng của hạt kín. | - HS quan sát nghiên cứu thông tin: sơ đồ H 44.1 SGK để phân chia các giai đoạn phát triển chính của TV theo ý hiểu của mình. - HS quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi của GV.Yêu cầu nêu được: - Nước là chủ yếu. - Tảo - Cơ thể có cấu tạo đơn giản. - Có nhiều thay đổi. - Rêu Hạt trần. - Cơ quan sinh sản tiến hoá nhất. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. |
Tiểu kết:
Quá trình phát triển của TV có 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Xuất hiện các Thực vật ở nước.
+ Giai đoạn 2: Các Thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện.
+ Giai đoạn 3: Xuất hiện và chiếm ưu thế của Thực vật hạt kín.
Ghi nhớ : SGK/ 143.
3. Củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
? Bài học hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV yêu cầu HS làm Bài tập:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Tổ tiên chung của mọi sinh vật cũng như giới TV ngày nay là ………………… chúng xuất hiện trong các ……………………
- Dạng TV xuất hiện đầu tiên là……………………, dạng TV xuất hiện sau cùng là ……………………
- Các TV ở cạn bao gồm ………………………..
- Sự chuyển môi trường sống từ dưới ……….. lên ……….là nguyên nhân chính khiến cho TV phát triển từ thấp đến cao.
- Sự xuất hiện của các TV mới trong quá trình phát triển gắn liền với sự thay đổi của..
4. Vận dụng tìm tòi: (2p)
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Trong các ngành thực vật đã học, ngành nào chiếm ưu thế nhất? Vì sao?
Yêu cầu: Tảo nguyên thuỷ là tổ tiên của thực vật.
Từ chưa có rễ, thân rễ lá đến có cơ quan sinh dưỡng đa dạng. Từ sinh sản bằng hình thức đứt đoạn đến sinh sản bằng hạt nằm trong quả.
Các nhóm thực vật mới xuất hiện thích nghi hơn với điều kiện môI trường thay đổi.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Nghiên cứu trước bài 45
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Giải thích được tuỳ theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chon và cải tạo từ cây hoang dại.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng dựa vào: Tính chất: quả to, ngọt, không hạt và nguồn gốc cây trồng.
- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
Ví dụ một số loại cây: Chuối hoang dại thì quả nhỏ, chát, nhiều hạt; chuối trồng thì quả to hơn, ngọt, ít hạt.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát , khái quát hoá để tìm ra kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chủân bị của GV: Máy chiếu,tranh ảnh về một số cây trồng và cây dại.
+ Mẫu vật: cây trồng và cây dại.
2. Chuẩn bị của HS: Mẫu vật: cây trồng và cây dại
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
1/ Giới TV được chia thành những ngành nào?
A. Các ngành nấm- vi khuẩn, Địa y và ngành TV bậc cao.
B. Các ngành tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần và hạt kín.
C. Ngành hạt trần và ngành hạt kín.
D. Ngành một lá mầm và ngành hai lá mầm.
2/ Quá trình phát triển của giới thực vật được chia làm mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn
2.Bài mới: (31’)
A. Hoạt động khởi động (5’):
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- GV: Yêu cầu các em đặt mẫu vật lên bàn, mỗi bàn là một nhóm. Em hãy kể tên những cây nhà em trồng và nêu công dụng của chúng?
- HS: Nhìn vào mẫu vật các em mang đến lớp, đại diện nhóm trình bày.
- GV: Gọi 3 đến 4 nhóm lên trình bày.
- HS: Đại diện nhóm trả lời: cây rau cải để ăn lá, cây nhãn để ăn quả hoặc lấy gỗ, cây hoa để làm cảnh, cây cà rốt để lấy củ, rau ngải cứu để ăn hoặc chữa bệnh, cây chè để uống.... (tùy vào mẫu vật các em mang đến).
- GV: Mỗi cây có những công dụng khác nhau. Những cây này có nguồn gốc từ đâu?
- HS: Do con người trồng.
- GV vào bài: Vậy để biết được cây trồng có nguồn gốc từ đâu thì chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: trong môi trường xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những câu mọc dại và cây được trồng. Vậy giữa cây trồng và các cây hoang dại cùng loài có mối quan hệ gì với nhau? So với cây dại, cây trồng có điểm gì khác? Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
Mục tiêu: Giải thích được tuỳ theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chon và cải tạo từ cây hoang dại.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS thực hiện lệnh tam giác SGK/ 144. B2:Gv hoàn thiện kiến thức cho HS, chốt kiến thức đúng. B3:GV giới thiệu thêm và nguồn gốc cây trồng. | HS suy nghĩ liên hệ thực tế thực hiện lệnh tam giác SGK/ 144. Yêu cầu: - Kể tên được một số cây trồng và cây dại của chúng. - Mục đích của cây trồng nói chung. |
Yêu cầu: Tiểu kết: - Có nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Cây được trồng nhằm mục đíchphục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
Hoạt động 2: Cây trồng khác cây dại như thế nào?
Mục tiêu: Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng dựa vào: Tính chất: quả to, ngọt, không hạt và nguồn gốc cây trồng.
Hoạt động của GV ? Vì sao có sự khác nhau đó. B1:Gv giải thích thêm: Nhờ mục đích sử dụng khác nhau mà con người đã tạo ra nhiều loại cây trồng khác nhau và khác xa với tổ tiên của chúng. ? Cây trồng khác cây dại như thế nào. ? ý nghĩa tạo ra nhiều cây trồng mới trong thực vật. B2:Gv lấy thêm một số ví dụ về những cây trồng mới mà con người đã tạo ra trên Thế giới và ở Việt Nam. | Hoạt động của HS - HS quan sát nghiên cứu thông tin, quan sát H 45.1 SGK thực hiện lệnh tam giác sgk/144.Yêu cầu nêu được: + Cây cải dại khác cây cải trồng cùng loài về lá (bắp cải), về thân (su hào), về hoa (súp lơ) - HS giải thích dựa vào mục đích sử dụng. -> Cây trồng khác cây dại ở chính bộ phận mà con người sử dụng. -> Làm cho TV thêm phong phú và đa dạng. |
Tiểu kết:
- Cây trồng khác cây dại ở chính bộ phận mà con người sử dụng.
- Tuỳ theo mục đích sử dụng mà từ một cây dại ban đầu con người đã tạo ra được nhiều thứ cây mới khác xa và tốt hơn tổ tiên hoang dại của chúng.
Hoạt động 3: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
Mục tiêu: Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV yêu cầu HS SGK /145 và trả lời câu hỏi: ? Để tạo ra giống tốt người ta cần phải làm gì. ? Để chăm sóc cây, cần phải làm gì. | + Cải tiến tính di truyền của chúng. + Chọn cây tốt nhân giống thành nhiều cây mới. + Tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc lộ hết đặc tính tốt. |
Tiểu kết: SKG/ 145
Ghi nhớ : SGK/ 145.
3. Củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV yêu cầu HS làm Bài tập: Chọn đáp án đúng:
Yêú tố tạo ra sự đa dạng của cây trồng hiện nay từ dạng cây dại ban đầu là doA. Tự nhiên
B. Bản năng của Thực vật.
C. Con người
D. Động vật.4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (6’):
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Giải thích tại sao cây trồng cho năng suất cao và phẩm chất tốt hơn so với cây dại.
? Để chăm sóc cây trồng thì em cần phải làm gì .
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục : “ Em có biết”
- Tìm hiểu về vai trò của Thực vật.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Chương IX: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên:
- HS nêu được TV, nhất là Thực vật rừng lại có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
- Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1/ Chuẩn bị của GV: - Tranh: Sơ đồ trao đổi khí.
- Tranh, ảnh , tư liệu về ô nhiễm môi trường.
2/ Chuẩn bị của HS: - Tranh, ảnh về ô nhiễm môi trường
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào ô trống:
- Cây trồng bắt nguồn từ ……… . tuỳ theo ……….. mà từ một cây dại ban đầu con người đã tạo được nhiều thứ cây trồng khác nhau và …………… tổ tiên hoang dại của chúng.
- Nhờ khả năng …………… thực vật của con người, ngày nay đã có rất nhiều thứ ……….. khác nhau.
2. Bài học:
A. Hoạt động khởi động (5’):
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
-Giáo viên: Chia lớp thành 2 nhóm (mỗi dãy 1 nhóm) tham gia vào trò chơi
Ai nhanh tay hơn?
Câu hỏi: Hãy viết sơ đồ của quang hợp và hô hấp? Em có nhận xét gì về mối quan hệ của hai quá trình này?
-HS: Nhớ lại kiến thức, đại diện nhóm lên bảng viết.
Mục đích: giúp các em tìm ra mối quan hệ của hai quá trình này chúng đối lập nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau: sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
-GV: Gọi các nhóm nhận xét chéo nhau, nhờ đâu mà hàm lượng các khí lại được giữ ổn định thì ta nghiên cứu bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Thực vật nhờ quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ để làm thức ăn cho nhiều loại sinh vật khác. Ngoài ra thực vật còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học.
Hoạt động 1: Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và ô xi trong không khí được ổn định.
Mục tiêu: Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS quan sát H 46.1 sgk, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 146. B2:Gv tổng kết ý kiến của HS, chốt kiến thức đúng. | HS quan sát tranh, thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 146. Yêu cầu: - Việc điều hoà lượng khí CO2 và O2 đã được thực hiện nhờ quá trình hô hấp và quang hợp của TV. - Nếu không có thực vật thì các sinh vật sẽ không thể tồn tại được. Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe và ghi nhớ thông tin. |
Yêu cầu: Tiểu kết: - Trong quá trình quang hợp TV lấy vào khí CO2 và nhả ra khí O2 góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.
Hoạt động 2: Thực vật giúp điều hoà khí hậu.
Mục tiêu: HS nêu được TV, nhất là Thực vật rừng lại có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV giới thiệu: Tuy ở cùng một khu vực nhưng giữa những nơi có nhiều cây và những nơi không có cây khí hậu không hoàn toàn giống nhau. B2:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin bảng SGK/ 147 và cho biết: ? Tại sao trong rừng lại râm mát hơn còn ngoài chỗ trống lại nóng hơn. ? Tại sao trong rừng gió lại yếu hơn ngoài chỗ chống. B3:Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác sgk/147 B4: GV chốt đáp án đúng cho HS. | - HS nghiên cứu thông tin, kết hợp kiến thức cũ để giải thích: + Trong rừng có nhiều lá cây che hết phần ánh nắng. + Có nhiều cây cản gió làm lượng gió giảm. HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác sgk/147.Yêu cầu nêu được: + Lượng mưa ở nơi B nhiều hơn nơi A + Nhờ có rừng khí hậu hai nơi khác nhau. + Rừng có vai trò điều hoà khí hậu. - Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung - HS nêu kết luận về vai trò của rừng. |
Tiểu kết: Thực vật có vai trò trong việc điều hoà khí hậu.
Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu: Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về nạn ô nhiễm môi trường khí hiện nay. ? Ngoài nhũng hiện tượng trên em còn thấy ở địa phương hiện tượng nào làm ô nhiễm môi trường không khí. ? Ta phải làm gì để làm giảm ô nhiễm trên. ? Tại sao phải làm như vậy? B2:Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/ 147 để giải thích rõ hơn xem tại sao người ta lại trồng nhiều cây xanh để làm giảm ô nhiễm không khí. B3:Gv bổ sung thêm thông tin cho HS. | - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV: - HS kể theo hiểu biết của mình. - Trồng nhiều cây xanh. - HS đọc thông tin,SGK ghi nhớ kiến thức nêu rõ vai trò của cây xanh trong việc giảm ô nhiễm môi trường khí. - Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. - HS nêu kết luận . |
Tiểu kết: SKG/ 148
Ghi nhớ : SGK/ 148
3. Củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV yêu cầu HS làm Bài tập: Chọn đáp án đúng:
1. Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà khí hậu:
A. Nhờ quá trình quang hợp.
B. Nhờ tán cây cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.
C. Nhờ quá trình hô hấp.
D. Cả A và C.
2. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường vì:
A. Lá cây ngăn bụi và khí độc làm không khí trong sạch.
B. Làm hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí ổn định.
C. Thực vật tạo nhiều mùn cho đất khi lá cây rụng.
D. Cả A và B.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (8’):
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
- Tại sao nói : “ Rừng cây như 1 lá phổi xanh của con người” ?
Vì: Con người không thể thiếu oxi cho hô hấp mà trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí CO2 và nhả khí O2 cho con người sử dụng vì thế rừng như là 1 lá phổi của con người…
- Tại sao khi đang đi dưới trời nắng mà qua chỗ có cây xanh ta cảm thấy dễ chịu?
Vì: khi đứng dưới các cây hàm lượng oxi nhiều (do cây xanh quang hợp)….
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập
- Đọc mục : “ Em có biết”
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( như xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó nêu được vai trò của TV trong việc giữ gìn đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích.
- Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với việc bảo vệ đất và nguồn nước ngầm.
3. Thái độ.
- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1/ Chuẩn bị của GV: - Tranh phóng to hình 47.1 – 47.3 Sgk/ 149,150.
- Bảng phụ
- Tranh, ảnh về ô nhiễm môi trường.
2/ Chuẩn bị của HS: - Tranh, ảnh về ô nhiễm môi trường
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
? Viết sơ đồ quang hợp của cây xanh.
? Nêu vai trò của thực vật góp phần điều hoà khí hậu và làm giảm ô nhiễm môi trường.
2. Bài học:
A. Hoạt động khởi động (5’):
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Giáo viên cho học sinh xem video về hiện tượng xói mòn, sạt lở đất (ở các tỉnh miền núi phía Bắc), hiện tượng lũ lụt ( ở các tỉnh miền Trung), sau đó giáo viên đưa câu hỏi:
Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên? Kể tên các tỉnh thường xuyên phải chịu hậu quả của các hiện tượng này.
- Học sinh xem video, thảo luận rồi lên bảng trả lời. Nhóm nào trả lời nhanh và chính xác thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
- Giáo viên nhận xét: Các hiện tượng trên gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho con người… vậy nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng này thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài:
Thực vật không những có vai trò điều hoà khí hậu mà còn bảo vệ đất và nguồn nước.
Tại sao thực vật lại có vai trò đó chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn.
Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( như xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó nêu được vai trò của TV trong việc giữ gìn đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS quan sát H 47.1 sgk, ? Vì sao khi có mưa lượng chảy ở hai nơi đó lại nhau. B2:GV : Yêu cầu HS quan sát H 47.2 SGK. ? Điều gì xảy ra đối với đất trên đồi trọc khi có mưa ? Tại sao. B3:GV : Hiện tượng đó người ta gọi là xói mòn. ? Tại sao ở các bờ sông, biển lại có hiện tượng xói lở. ? Chúng ta phải làm gì để chống xói mòn, xói lở. - Gv cho HS xem thêm tranh ảnh, tư liệu. B4: Gv tổng kết ý kiến của HS, chốt kiến thức đúng. | HS quan sát tranh, chú ý số liệu ghi trên tranh. -> Vì ở trong rừng tán lá đã cản bớt 1 phần nước mưa rơi xuống và nước chảy theo thân cây xuống đất chứ không chảy thẳng xuống đất do đó lượng chảy nhỏ hơn. - HS tiếp tục quan sát hình, trả lời câu hỏi. - Đất sẽ bị mất dần tạo thành rãnh trên đồi do không có cây giữ đất. - Do không có rễ cây giữ đất, sóng đánh sẽ mang đất đi. - Cần phải trồng cây phủ kín đồi trọc và những nơi ven biển ven sông. Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu kết luận về vai trò của thực vật. |
Yêu cầu: Tiểu kết: - Thực vật có vai trò giữ đất chống xói mòn, xói lở.
Hoạt động 2: Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt và hạn hán.
Mục tiêu: Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS quan sát tranh H 47.3,giới thiệu: Đây là hiện tượng xảy ra sau xói mòn. ? Đó là hiện tượng gì. ? Tại sao lại có hiện tượng đó. ? Thực tế còn gặp hiện tượng hạn hán kéo dài ở Miền Nam, ngập lụt ở Miền Trung, giải thích vì sao có những hiện tượng đó. B2: GV cho HS xem thêm tranh ảnh, tư liệu ? Cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng trên. B3:GV chốt đáp án đúng cho HS. | - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV: -> Hiện tượng ngập lụt. ->Mưa lớn, đất lhông giữ được nước, trôi xuống -> ngập lụt. - HS giải thích theo ý hiểu của mình. - Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung - Trồng cây gây rừng. - HS nêu kết luận về vai trò của thực vật. |
Tiểu kết: Thực vật có vai trò trong việc hạn chế ngập lụt và hạn hán.
Hoạt động 3: Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
Mục tiêu: HS nắm được: Thực vật có vai trò góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
Hoạt động của GV B1:GV yêu cầu HS quan sát lại H 47.1 SGK.? Nước rơi xuống sẽ đi đâu. ? ở nơi A và B, nơi nào có lượng nước ngầm lớn hơn vì sao? B2:Gv bổ sung cho HS nêu HS trả lời chưa đủ ý. | Hoạt động của HS - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV: -> Tạo thành xuối chảy xuống 1 phần ngấm xuống đất. - Nơi có rừng. - HS nêu kết luận về vai trò của rừng với việc bảo vệ nguồn nước ngầm. |
Tiểu kết:
Thực vật có vai trò góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
Ghi nhớ : SGK/ 148
3. Củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV yêu cầu HS làm Bài tập: Nhờ đâu thực vật có khả năng giữ đất chống xói mòn.
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (8’):
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Hãy giải thích tại sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại góp phần chóng xói mòn đất.
? Tại sao sau khi mưa lớn ở miền núi phải đề phòng lũ quét?
? Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê.
? Là 1 học sinh em cần làm gì để bảo vệ thực vật.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục : “ Em có biết”
- Tìm hiểu vai trò của Thực vật đối với động vật và đời sống con người.
* Rút kinh nghiệm bài học:
……………………………………………………………………………………………….
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG
VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Liệt kê được một số vai trò của thực vật đối với động vật.
- Lấy được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
- Từ đó hiểu được vai trò gián tiếp của TV trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn:
Thực vật -🡪Thức ăn-------🡪 Động vật ---🡪Thức ăn-------🡪 Con người.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
- Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với con người.
3. Thái độ.
- Có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên bằng hành động cụ thể.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1/ Chuẩn bị của GV: - Tranh, ảnh, tưu liệu :Thực vật là thức ăn của động vật.
- Động vật sống trên cây.
- Bảng phụ
2/ Chuẩn bị của HS: - Xem lại sơ đồ trao đổi khí.
3/ Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan phân tích, so sánh, vấn đáp, thuyết trình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
Ghép các vai trò của thực vật trong tự nhiên phù hợp với các nguyên nhân và đặc điểm của thực vật , rồi điền vào cột trả lời ?
Vai trò của thực vật | Nguyên nhân - Đặc điểm của thực vật | Trả lời |
1. Giữ đất, chống xói mòn, sụt lở. | A. Nước mưa rơi xuống rừng thấn dần xuống các lớp đất dưới, tạo thành dòng chảy ngầm. Nếu không có thực vật giữ nước làm mất nguồn nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. | 1 - |
2. Hạn chế ngập lụt hạn hán | B. - Nhờ bộ rễ cây giữ được đất. - Thân và tán lá làm giảm bớt lượng chảy của dòng nước mưa rơi xuống --> đất được giữ lại | 2.- |
3. Bảo vệ nguồn nước ngầm | C.- Đất bị xói mòn trôi xuống lấp dần lòng sông, suối ở dưới thấp, khi có mưa lớn nước không thoát kip -> đất không gĩư được nước do không có thực vật. Gây ngập lụt ở vùng thấp, hạn hán tại chỗ. | 3- |
2. Bài học:
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV chuẩn bị bảng phụ có bài tập sau: Hãy thay thế các từ đv, tv bằng tên con vật, tên cây cụ thể:
Thực vậtđv ăn cỏ đv ăn thịt.
GV yêu cầu HS chia thành hai đội chơi thành viên các đội lần lượt lên kể tên các thực vật , động vật thích hợp. Yêu cầu khi kể không được trùng nhau, đội nào không tìm được tên đv,tv sẽ thua cuộc.
GV dẫn dắt vào bài học
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Trong tự nhiên, các sinh vật nói chung có mối quan hệ mật thiết với nhau về thức ăn và nơi ở. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của thực vật đối với động vật.
I/ Vai trò của thực vật đối với động vật.
Hoạt động 1: Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật.
Mục tiêu: Liệt kê được một số vai trò của thực vật đối với động vật.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS nhắc lại sản phẩm của quá trình quang hợp. ? Lượng ô xi mà thực vật nhả ra đã có ý nghĩa gì đối với đời sống của các sinh vật kể cả con người ? ? Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì trong tự nhiên. ? Nêu không có thực vật thì sao ? B2: GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành Bảng SGK/ 153 ? Kết luận về vai trò của thực vật đối với động vật. B3:Gv : Ngoài ra Thực vật cũng có thể gây hại đối với động vật. - Ví dụ : 1 số loài tảo ở nước sinh sản quá nhanh làm ô nhiễm nguồn nước chết cá và các loài động vật khác ở nước ; cây duốc cá làm chết cá ăn phải. | HS sản phẩm của quang hợp là ô xi và chất hữu cơ. - Cung cấp cho sinh vật khác và con người sử dụng trong quá trình hô hấp. - Cung cấp nguồn sinh dưỡng cho sinh vật. - Con người và sinh vật khác bị tuyệt chủng. - HS dựa vào ví dụ mẫu để làm lệnh tam giác, mỗi nhóm lấy thêm 3 ví dụ. Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu kết luận về vai trò của thực vật đối với thực vật. - HS nghe và ghi nhớ thông tin. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
- Thực vật cung cấp ô xi cho động vật hô hấp.
- Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật và con người.
Hoạt động 2: Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
Mục tiêu: Lấy được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.
Hoạt động của GV B1:GV yêu cầu HS quan sát tranh H 48.2, kết hợp với hiểu biết của bản thân thực hiện lệnh tam giác SGK/ 153. | Hoạt động của HS - HS quan sát tranh, kết hợp với hiểu biết của bản thân thực hiện lệnh tam giác SGK/ 153 - Yêu cầu lấy được mỗi HS 3 ví dụ về động vật lấy cây làm nhà. |
B2:GV: Ngoài ra động vật còn lấy cây làm nơi sinh sản cho 1 số loài. Hãy lấy ví dụ chứng minh. | - HS lấy ví dụ về việc Thực vật cung cấp nơi sinh sản cho một số động vật. |
Tiểu kết:
Thực vật có vai trò trong việc cung cấp nơi ở và sinh sản cho động vật.
II/ Thực vật với đời sống con người.
Hoạt động 1: Những cây có giá trị sử dụng.
Mục tiêu: Từ đó hiểu được vai trò gián tiếp của TV trong việc cung cấp thức ăn cho con người thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn:
Thực vật ---Thức ăn--------- Động vật -----Thức ăn--------- Con người.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV ? Vai trò của Thực vật trong đời sống hàng ngày ? Hãy xếp tên cây theo công dụng của nó bằng cách hoàn thành bảng sgk/ 155 B2:GV hoàn thiện kiến thức cho HS. B3:GV : một cây có nhiều công dụng khác nhau, tuỳ vào bộ phận sử dụng. ? Vai trò của Thực vật đối với con người. | HS : Yêu cầu nêu được: Cung cấp ô xi để hô hấp, làm thức ăn, quần áo, nhà ở, đồ dùng, thức uống,... - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng, mỗi nhóm lấy thêm 3 ví dụ. Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu kết luận về vai trò của thực vật đối với thực vật. |
Yêu cầu: Bảng kiến thức đúng:
Tên cây | Cây lương thực | Cây thực phẩm | Cây ăn quả | Cây công nghiệp | Cây lấy gỗ | Cây làm thuốc | Cây làm cảnh | Công dụng khác. |
Nhãn Lúa Bảng Thông Đậu Cao su Thiên lí. | x | x x | x | x | x x x x | x | x x | X |
Hoạt động 2: Những cây có hại cho sức khoẻ con người.
Mục tiêu: HS biết: Một số loài thực vật còn gây hại cho sức khoẻ của con người.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
? Hãy kể tên những cây có hại cho sức khoẻ đối với con người mà em biết. B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/ 155,156 trả lời câu hỏi: B2:GV cung cấp thêm thông tin về tác hại của thuốc là và ma tuý. ? Là HS ta phải làm gì để tránh những tệ nạn này. | - HS kể tên các loại cây theo hiểu biết của bản thân. - HS nghiên cứu thông tin SGK/ 155,156 trả lời câu hỏi - HS nêu việc mà mình lên làm. ? Tại sao thuốc lá lại có hại cho sức khoẻ con người. ? Tại sao thuốc phiện, cần xa lại có hại cho sức khoẻ của con người. |
Tiểu kết:
Một số loài thực vật còn gây hại cho sức khoẻ của con người.
- Ghi nhớ : SGK/ 154
3. Củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV yêu cầu HS làm Bài tập 3/SGK/ 154
Chọn đáp án Sai.
Vai trò tích cực của thực vật đối với động vật là :
A. Thực vật cung cấp ô xi cho động vật nhờ quá trình quang hợp
B. Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật do thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ.
C. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật .
D. Hiện tượng “ Nước nở hoa” làm chết hàng loạt cá.
4. Vận dụng tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Tìm hiểu thêm về các loài động vật ăn thực vật: đặc điểm của các loài ĐV ăn thực vật có hệ tiêu hoá đặc trưng tiêu hoá xenlulozơ.
- Học bài. Làm bài tập 1,2,3 SGK vào vở.
- Chuẩn bị: nghiên cứu phần II: thực vật với đời sống con người.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc mục : “ Em có biết”
- Tìm hiểu vai trò của Thực vật đối với con người.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì.: Đa dạng của thực vật được thể hiện qua: + Số lượng các loài; + Số lượng cá thể trong loài.
- Sự đa dạng của môi trường sống.
- Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.: Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp bảo vệ.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích khái quát, hoạt động nhóm.
3. Thái độ hành vi
- Tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ TV ở địa phương.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:- Tranh một số TV quí hiếm.
- Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng
2. Chuẩn bị của HS: Sưu tầm thông tin như GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu1. Điền những từ thích hợp hoàn thành các câu sau:
Thực vật, nhất là thực vật……..có công dụng nhiều mặt, ý nghĩa kinh tế của chúng rất lớn: cho……….dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp, cung cấp……. Tài nguyên đó làm giàu cho tổ quốc,
Bên cạnh đó cũng có một số cây……… cho sức khoẻ, cần hết sức thận trọng khi ……..hoặc tránh ................. .
Câu2. Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
2. Bài học:
A. Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Mỗi loài trong giới TV khác nhau về những đặc điểm nào? HS lần lượt kể ra các đặc điểm: về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống…Tập hợp tất cả các loài TV với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới TV
Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của TV đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của TV.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Mỗi loài trong giới TV đều có những nét đặc trưng về cấu tạo hình dạng, kích thước, nơi sống… . Tập hợp tất cả tạo nên sự đa dạng của giới thực vật
Hoạt động 1: Đa dạng thực vật là gì ?
Mục tiêu: HS Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì.: Đa dạng của thực vật được thể hiện qua: + Số lượng các loài; + Số lượng cá thể trong loài.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV ? Kể tên những TV mà em biết? Chúng thuộc những ngành nào? Sống ở đâu? B2: GV tổng kết: dẫn HS tới khái niệm đa dạng của TV là gì? ? Nhận xét khái quát về tình hình TV ở địa phương. ? Đa dạng của Thực vật là gì? | - Thảo luận toàn lớp: + Một đến 2 HS trình bày tên thực vật HS khác NX. + Một HS nhận biết chúng thuộc những ngành nào và nơi sống. - HS đọc đoạn thông tin mục I hiểu được khái niệm. |
Yêu cầu:Tiểu kết: Khái niệm: SGK/ 157
Hoạt động 2: Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam.
Mục tiêu: HS nắm được: Việt Nam có sự đa dạng về Thực vật khá cao, trong đó nhiều loài có giá trị nhưng đang bị giảm sút nên trở nên hiếm.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
a.Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật. - HĐ1:B1: GV yêu cầu HS đọc đoạn mục 2a thảo luận + Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về TV? - Đại diện 1-2 nhóm trình bày nhóm khác nhận xét B2: GV bổ sung, tổng kết lại về tính đa dạng cao của TV ở Việt Nam. - GV yêu cầu HS tìm 1 số TV có giá trị kinh tế và khoa học. b.Sự suy giảm tính đa dạng của TV ở Việt Nam. ? Thế nào là sự suy giảm tính đa dạng TV? B3: GV nêu vấn đề: ở Việt Nam trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 10000- 20000 ha rừng nhiệt đới. Cho HS làm bài tập sau; Theo em những nguyên nhan nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của TV (Khoanh tròn vào ý đúng) 1.Chặt phá rừng làm rẫy. 2.Chặt phá rừng để buôn bán gỗ lậu. 3.Khoán nuôi rừng. 4.Cháy rừng. 5.Lũ lụt. 6.Chặt cây làm nhà. GV chữa đáp án: các nguyên nhân: 1,2 ,4, 6. - HĐ2: từ kết quả bài tập trên nêu các nguyên của sự suy giảm tính đa dạng của TV, hậu quả B4: GV bổ sung, chốt lại vấn đề. - HĐ3: cho HS đọc thông tin về TV quí hiếm, trả lời câu hỏi + thế nào là TV quí hiếm? + Kể tên 1 vài cây quí hiếm mà em biết? - GV nhận xét, chốt lại kiến thức. | - HS dựa vào khái niệm nêu được + Môi trường sống của TV bị thu hẹp. HS làm bài tập - 1 -2 HS báo cáo kết quả, HS khác NX. HS thảo luận nhóm phát biểu (5'). - HS thảo luận nhóm phát biểu - Hs đọc thông tin trả lời câu hỏi. -1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung. - Do: nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi.. - Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung |
Tiểu kết:
Việt Nam có sự đa dạng về Thực vật khá cao, trong đó nhiều loài có giá trị nhưng đang bị giảm sút nên trở nên hiếm.
Hoạt động 3.Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Mục tiêu: Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.: Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp bảo vệ.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
? Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật? ? Cho biết các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của TV 1 HS đọc 5 biện pháp SGK. Liên hệ ? Bản thân em đã làm gì được trong việc bảo vệ TV? | - Do: nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi.. - HS đọc các biện pháp SGK ghi nhớ - HS thảo luận: + Tham gia trồng cây. + Bảo vệ cây cối.hiểu được khái niệm. |
Yêu cầu:Tiểu kết: - Các biện pháp SGK/158.
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Câu1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
1/ Tính đa dạng của thực vật là:
A. Sự phong phú về số lượng các loài.
B. Sự phong phú về số lượng cá thể trong mỗi loài
C. Sự đa dạng về môi trường sống
D. Cả a,b,c đều đúng
2/ Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật Việt Nam do:
A. Khai thác bừa bãi
B. Đốt phá rừng
C. Khí hậu thay đổi
D. Không thích nghi với điều kiện sống.
Câu2. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng của thực vật Việt Nam.
4. Vận dụng tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Đọc phần “Em có biết”
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước trước Bài 50.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Chương X: VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y
Bài 50: VI KHUẨN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.
- Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kí năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của GV: tranh vẽ: các dạng vi khuẩn.
Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Kiểm tra bài cũ.
Câu1. Điền các từ thích hợp vào chỗ dấu <……>
Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện bằng………..và…………trong các môi trường sống tự nhiên.
Việt Nam có sự …….về thực vật khá cao trong đó có nhiều loài có giá trị nhưng đang bị……..do khai thác và………..của chúng bị tàn phá, nhiều loài trở nên ………
Câu2. Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam
2. Bài học:
A. Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Mở bài: Trong thiên nhiên có những SV vô cùng nhỏ bé bằng mắt thường không nhìn thấy được nhưng chúng có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sức khoẻ con người vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn và vi rút.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn.
Mục tiêu: Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
a. Hình dạng. B1:GV yêu cầu HS quan sát H 50.1 SGK trả lời câu hỏi ? Vi khuẩn có những hình dạng nào. + GV treo tranh vẽ gọi HS lên bảng gọi tên hình dạng của vi khuẩn HS khác NX. GV chỉnh lại cách gọi tên cho chính xác. B2: GV lưu ý: một số loại vi khuẩn sống thành tập đoàn tuy liên kết với nhau, nhưng mỗi vi khuẩn vẫn là một đơn vị sống độc lập. b. Kích thước: ? Cho biết kích thước của vi khuẩn - GV cung cấp thông tin: vi khuẩn có kích thước rất nhỏ (một vài phần nghìn) phải quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn. Ví dụ : H 50.1/160. c. Cấu tạo B3: GV cho HS đọc thông tin ( Phần cấu tạo SGK) trả lời: + Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn? + So sánh với tế bào thực vật? (5') - Gọi HS phát biểu HS khác bổ sung. - GV chốt kiến thức đúng. - GV gọi 1-2 HS nhắc lại hình dạng, cấu tạo, kích thước của vi khuẩn. B4: GV cung cấp thêm thông tin: 1 số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được. | - HS quan sát hình vẽ nêu các hình dạng của vi khuẩn. -> Hình dạng: vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn. - HS tự thu thập thông tin SGK trả lời câu hỏi Kích thước: vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1 cho đến vài phần nghìn mm. - HS tự tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi: Nêu cấu tạo của tế bào vi khuẩn. + Vách tế bào. + Chất tế bào. + Chưa có nhân hoàn chỉnh. - Vi khuẩn khác tế bào thực vật: không có diệp lục và chưa có nhân hoàn chỉnh. Tiểu kết + Cấu tạo là những cơ thể đơn bào đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh sống riêng lẻ hoặc xếp thành từng đám, từng chuỗi. + Một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được. |
Yêu cầu:Hoạt động 2: Cách dinh dưỡng.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV dẫn dắt : vi khuẩn không có chất diệp lục vậy nó sống bằng cách nào? B2: GV tổng kết lại giải thích cách dinh dưỡng của vi khuẩn. . Dị dưỡng (chủ yếu) . Tự dưỡng (1 số ít). ? Phân biệt 2 cách dị dưỡng; hoại sinh và kí sinh? B3:GV chốt kiến thức | - HS đọc kĩ thông tin 1-2 HS phát biểu - cách dinh dưỡng của vi khuẩn dị dưỡng: sống bằng chất hữu cơ có sẵn. - 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung + Hoại sinh: sống bằng chất hữu ơ có sẵn tong xác động thực vật đang phân huỷ. + Kí sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác. |
Yêu cầu:
Tiểu kết: - Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng ( hoại sinh hoặc kí sinh) trừ 1 số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.
- Phân biệt 2 hình thức dị dưỡng hoại sinh và kí sinh
Hoạt động 3: Phân bố và số lượng.
Mục tiêu : Yêu cầu nêu được:
Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật với số lượng lớn.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3. + Nhận xét sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên? GV bổ sung, tổng kết lại - HĐ2: GV cho HS đọc cuối hiểu được cách sinh sản của vi khuẩn ( HS đọc to). | - Yêu cầu nêu được: Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật với số lượng lớn. |
Yêu cầu:Tiểu kết: SGK/ 161
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV yêu cầu HS làm Bài tập: Khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong các câu sau:
1.Vi khuẩn là những sinh vật có cấu tạo cơ thể:
a. Đơn bào (tế bào có nhân)
b. đơn bào (tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh)
c. đa bào
d. Phức tạp
Câu 2. Thế nào là vi khuẩn hoại sinh, kí sinh?
4. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
+ GV cung cấp thông tin : vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sinh sản rất nhanh khi gặp điều kiện bất lợi ( khó khăn về thức ăn, nhiệt độ) vi khuẩn kết bào xác.
giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
5. Hướng dẫn ở nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong Sách Luyện tập.
- Tìm hiểu những bệnh do vi khuẩn gây ra cho người và các sinh vật khác.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 50: VI KHUẨN (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được vi khuẩn có lợi cho sự phân huỷ chất hữu cơ, góp phần hình thành mùn, dầu hoả, than đá, góp phần lên men, tổng hợp vitamin, chất kháng sinh.
+ Vai trò của vi khuẩn đối với cây xanh. Ví dụ: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần của cây họ Đậu.
+ Vai trò của vi khuẩn đối với con người: - Trong đời sống, ví dụ; Trong công nghệ sinh học.
+ Vai trò của vi khuẩn đối với tự nhiên. Ví dụ.
+ Vi khuẩn gây bệnh: động vật, ví dụ; người, ví dụ.
- Nắm được những nét đại cương về vi rút.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
3. Thái độ.
- Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tránh tác hại của vi khuẩn.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của GV: tranh phóng to H 50.2 SGK
Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài.
Phương pháp dạy học:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu1. Điền vào chỗ dấu …….. các từ đã biết :
……….là những sinh vật rất nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản (tế bào chưa có ……..hoàn chỉnh)
Hấu hết vi khuẩn không có………….., sống hoại sinh hoặc ………..trên các cơ thể sống khác (trừ 1 số ít có thể……….)
Vi khuẩn phân bố rất rộng rãi trong ……….và thường với…………lớn.
Câu2. Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào ? Thế nào là vi khuẩn kí sinh, hoại sinh?
2. Bài học:
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Vai trò của vi khuẩn.
Mục tiêu: Nêu được vi khuẩn có lợi cho sự phân huỷ chất hữu cơ, góp phần hình thành mùn, dầu hoả, than đá, góp phần lên men, tổng hợp vitamin, chất kháng sinh.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV yêu cầu HS quan sát kĩ H50.2 và đọc chú thích làm bài tập điền từ + Chú ý chiều của mũi tên + GV gợi ý: 2 hình tròn là vi khuẩn + GV gọi 1-2 HS đọc bài tậplớp nhận xét. B2:GV chốt lại các khâu quá trình biến đổi xác động vật, lá cây rụng vi khuẩn biến thành muối khoáng cung cấp lại cho cây. - GV gọi 1 HS đọc SGK/162. Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi + Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên + Vi khuẩn có vai trò gì trong đời sống. (5') + Gọi 1 vài nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung. GV sửa chữa, bổ sung. B3: GV giải thích khái niệm cộng sinh: là hình thức sống chung giữa 2 cơ thể sinh vật khác với kí sinh ở chỗ 2 sinh vật cộng sinh không gây hại cho nhau mà ngược lại nhờ cộng sinh mà cả 2 bên có lợi. VD: vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ đậu nốt sần: rễ chất hữu cơ cho vi khuẩn, và vi khuẩn có khả năng cố định nitơ tự do trong đất thành muối khoáng - GV chốt lại vai trò có ích của vi khuẩn ? Thức ăn để lâu trong không khí có hiện tượng gì? Nguyên nhân? b. Vi khuẩn có hại. - HĐ1: GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: + Kể tên 1 vài bệnh do vi khuẩn gây ra + Các loại thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu phải làm thế nào. B4: GV chỉnh lí, bổ sung các bệnh do vi khuẩn + Bệnh tả: do vi khuẩn tả, phẩy khuẩn tả. + Bệnh lao ; do trực khuẩn lao. + Cho ĐV- TV bệnh tả ở gà, bênh than ở cừu làm móng cừu đen và bị chết. - GV phân tích cho HS có những vi khuẩn có cả 2 tác dụng: có ích và có hại. + VD: vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ Có hại: làm hỏng thực phẩm. Có ích: phân huỷ xác động thực vật. - GV chốt tác hại của vi khuẩn. ? Em cần làm gì để phòng chống tác hại của vi khuẩn. | - HS quan sát H50.2 và đọc chú thích. - Hoàn thành bài tập điền từ + 1-2 HS đọc kết quả lớp NX. Từ cần điền: vi khuẩn, muối khoáng chất hữu cơ. - HS nghiên cứu mục thông tin thảo luận nhóm. + Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên. + Vai trò của vi khuẩn trong đời sống - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung. Nêu được: + Trong tự nhiên .Phân huỷ chất hữu cơ chất vô cơ để cây sử dụng . Góp phần hình thành than đá. dầu lửa + Trong đời sống: . Nông nghiệp: vi khuẩn cố định đạm bổ sung nguồn đạm cho đất. . Chế biến thực phẩm: vi khuẩn lên men . Vai trò trong công nghệ sinh học Trong tự nhiên: + Phân huỷ chất hữu cơ chất vô cơ + Góp phần hình thành than đá, dầu lửa khi vi khuẩn phân huỷ không hoàn toàn. Các chất hữu cơ chất đơn giản chứa C. - Trong đời sống: nhiều vi khuẩn có ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm. - Thức ăn bị ôi thiu, do vi khuẩn hoại sinh gây ra tác hại. - Các nhóm thảo luận trả lời 1 số câu hỏi - HS nêu được: thức ăn bị ôi thiu là do vi khuẩn hoại sinh làm hỏng. - Giữ thức ăn: giữ lạnh, phơi khô, ướp muối… - 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét. - Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.. |
Yêu cầu:Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ lược về vi rút..
Mục tiêu: Vai trò của vi khuẩn đối với cây xanh. Ví dụ: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần của cây họ Đậu.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
GV giới thiệu khái quát về đặc điểm của vi rút. - Cấu tạo đơn giản và nhỏ hơn nhiều lần vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào chưa phải là dạng sống điển hình) + Đời sống; kí sinh bắt buộc gây bệnh cho vật chủ. ? Kể tên 1 vài bệnh do vi rút gây ra. | - VD: cúm gà, sốt vi rút, HIV,viêm gan B…. viêm tuyến nước bọt do vi rút quai bị. |
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Câu1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
1. Tác hại của vi khuẩn là:
a. Gây bệnh cho người, động, thực vật.
b. Làm ô nhiễm môi trường.
c. Phân huỷ xác động thực vật chết.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a,b,c đều đúng.
2. Vi rút có cấu tạo
a.Tế bào có nhân chưa hoàn chỉnh
b.Tế bào có nhân hoàn chỉnh
c. Chưa có cấu tạo tế bào
d. Không xác định được.
Câu2. Nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người?
4. Vận dụng, mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- GV cho HS giải thích hiện tượng thực tế:
+ Vì sao dưa, cà ngâm vào nước muối sau vài ngày hoá chua?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học bài trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị: nấm rơm, mốc trắng.
( - GV hướng dẫn HS nuôi mốc trắng, giờ sau mang đến lớp)
- Xem lại cách sử dụng kính hiển vi.
- Đọc trước Bài 51.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 51: NẤM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm.
- Cấu tạo (So sánh với vi khuẩn)
- Tầm quan trọng của nấm: đối với tự nhiên, đối với con người, đối với thực vật:
- Lấy được ví dụ nấm có ích và nấm có hại cho mỗi vai trò.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
- Biết cách ngăn ngừa sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da do nấm.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh H 51.1, H 51.2, H 51.3, H51.5, H51.6, H51.7
- Mẫu: mốc trắng, nấm rơm, một số loại nấm có ích khác.
2. Chuẩn bị của HS: mẫu: mốc trắng, nấm rơm hoặc một số loại nấm khác.
Phương pháp dạy học:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
Câu1. Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau:
1.Vi khuẩn được xếp vào giới thực vật hay không
a. Được xếp vào giới thực vật và có cấu tạo đơn bào (giống một số tảo)
và một số ít cũng có khả năng tự dưỡng.
b. Không phải thực vật vì hầu hết chúng không có màu sắc và không có chất diệp lục như thực vật.
c.Vi khuẩn là thực vật vì chúng phân bố rộng rãi khắp nơi
d.Vi khuẩn không được xếp vào giới thực vật vì tế bào chưa có nhân điển hình
2. Hầu hết vi khuẩn là những sinh vật dị dưỡng vì:
a. Cơ thể nhỏ bé nên không đủ khả năng quang hợp
b. Một số di chuyển được như động vật
c.Tế bào cơ thể chưa có nhân điển hình
d. Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục trong tế bào nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ.
Câu2. Nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và đối với con người.
2. Bài học:
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm.
A- Mốc trắng và nấm rơm
Hoạt động 1: Mốc trắng.
Mục tiêu: Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV cho HS nhắc lại thao tác xem kính hiển vi. + GV hướng dẫn HS lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc hình dạng, vị trí bào tử. B2: GV tổ chức thảo luận toàn lớp. - GV tổng kết, bổ sung. B3: GV cho HS đọc đoạn SGK phát biểu về cách dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng. B4: GV chốt kiến thức.? So sánh cấu tạo, dinh dưỡng của mốc trắng với vi khuẩn | 1/ Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng. - HS nhắc lại cách sử dụng kính hiển vi. - Hoạt động nhóm. + Quan sát mẫu vật thật dưới kính hiển vi. + Đối chiếu với hình vẽ. Nhận xét hình dạng, cấu tạo. - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác NX, bổ sung. Nêu được: + Hình dạng: dạng sợi phân nhánh. + Màu sắc: không màu, không có diệp lục + Cấu tạo: sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào. - HS đọc to SGK,l thu thập kiến thức về đặc điểm và sinh sản của mốc trắng. |
Yêu cầu:Tiểu kết: - Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh nhiều , bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào
- Màu sắc: không màu, không có chứa chất diệp lục.
- Dinh dưỡng: hoại sinh: bám chặt vào dánh mì hoặc cơm thiu hút nước và chất hữu cơ. - Sinh sản: vô tính bằng bào tử.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV cho HS quan sát H52.1 phân biệt 1 vài loại nấm - GV treo tranh vẽ gọi HS lên bảng mô tả nhận biết các loại nấm trên tranh vẽ. | 2/Một vài loại mốc khác. - HS quan sát H51.2 ,nhận biết mốc xanh,l mốc tương, mốc rượu - Nhận biết các loại mốc này trong thực tế. |
Yêu cầu:Hoạt động 2: Nấm rơm.
Mục tiêu: Lấy được ví dụ nấm có ích và nấm có hại cho mỗi vai trò
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật + đối chiếu hình vẽ 51.3 phân biệt các phần của nấm ? B2: GV treo tranh vẽ gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên từng phần của nấm. B3: GV hướng dẫn HS lấy 1 phiến mỏng dưới mũ nấm đặt lên phiến kính dầm nhẹ quan sát bào tử bằng kính lúp. ? Nhắc lại cấu tạo của nấm mũ ? so sánh với mốc trắng. GV chốt lại cấu tạo của nấm mũ. | - Hs quan sát mẫu nấm rơm phân biệt + Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm. + Các phiến mỏng dưới mũ nấm. - Một HS chỉ từng phần của nấm lớp nhận xét - HS tiến hành quan sát bào tử nấm mô tả hình dạng. 1 HS đọc đoạn /167 |
Tiểu kết: - Cấu tạo nấm mũ gồm 2 phần:
+ Sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng gồm nhiều TB phân biệt bởi vách ngăn
+ Mũ nấm là cơ quan sinh sản (mũ nấm nằm trên cuống nấm )
+ Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.
Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm.
Hoạt động 3: Đặc điểm sinh học.
Mục tiêu: HS nắm được nấm là cơ thể dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh một số nấm cộng sinh.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi mục /168 1. Điều kiện phát triển của nấm. - Gọi dại diện trình bày nhóm khác nhận xét: - Tại sao gây mốc trắng chỉ cần để cơm nguội, bánh mì ở nhiệt độ phòng vẩy thêm ít nước? - Tại sao quần áo lâu ngày không phơi nắng hoặc để nâu nơi ẩm thường bị nấm mốc, - Tại sao chỗ ẩm, tối nấm vẫn phát triển? ? Nêu các điều kiện phát triển của nấm? 2. Cách dinh dưỡng. B2: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 trả lời câu hỏi: + Nấm không có diệp lục vậy nấm dinh dưỡng bằng cách nào. + Lấy ví dụ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh. | - Hoạt động nhóm trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi + Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét: Nêu được: - Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm. - Nấm cần nhiệt độ và độ ẩm, không cần ánh sáng vì chúng không xảy ra quang hợp ngược lại ánh sáng còn có tác dụng diệt nấm phơi kĩ quần áo, chăn màn, đồ đạc trước khi cất, tránh nấm mốc. - Vì nấm không cần ánh sáng để quang hợp HS rút ra các điều kiện phát triển của nấm. - Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ độ ẩm thích hợp để phát triển. - HS đọc thông tin, suy nghĩ để trả lời, yêu cầu nêu được: Các hình thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. - Kết luận: nấm là cơ thể dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh một số nấm cộng sinh. |
Hoạt động 4: Tầm quan trọng của nấm.
Mục tiêu: Tầm quan trọng của nấm: đối với tự nhiên, đối với con người, đối với thực vật:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Nấm có ích B1: GV cho HS đọc thông tin SGK/169 trả lời câu hỏi. + Nêu được công dụng của nấm? Lấy ví dụ? - GV tổng kết lại công dụng của nấm có ích. giới thiệu 1 vài nấm có ích trên tranh. 2. Nấm có hại B2: GV yêu cầu HS quan sát trên mẫu và tranh: một số bộ phận của cây bị bệnh nấm trả lời câu hỏi: ? Nấm gây những tác hại gì cho thực vật Lợi ích: phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ: một số nấm trong đất - Sản xuất rượu bia, chế biến 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì - Làm thức ăn, làm thuốc: mốc xanh, nấm linh chi B3: GV tổ chức thảo luận toàn lớp Tổng kết lại, bổ sung. - Giới thiệu 1 vài nấm có hại gây bệnh ở TV. B4: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi: ? Kể tên một số nấm có hại cho người. - Cho HS nhận dạng 1 số nấm độc | - HS đọc bảng thông tin, ghi nhớ các công dụng. - HS trả lời câu hỏi nêu được 4 công dụng, HS khác bổ sung - HS nhận dạng 1 số nấm có ích. - Hs quan sát nấm mang đi kết hợp với tranh thảo luận trả lời câu hỏi + Nêu được những bộ phận của cây bị nấm. + Tác hại của nấm. - Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác NX, bổ sung. Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng. - HS đọc thông tin SGK/169-170 kể tên 1 số nấm gây hại + Yêu cầu kể được: nấm kí sinh gây bệnh cho người: hắc lào, lang ben, nấm tóc, nước ăn chân. + Nấm độc gây ngộ độc. |
Tiểu kết: Nấm gây 1 số tác hại như :
+ Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và cho con người: nấm von,nấm than (ngô)
+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng thực phẩm
+ Nấm độc có thể gây ngộ độc nếu ăn phải: nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm kim không ăn nấm lạ
3. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Câu1. Điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỗ dấu …….
Cơ thể nấm mốc gồm những sợi không màu, 1 số ít có cấu tạo……….(nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản chủ yếu bằng………….
Câu2. Điền những từ thích hợp vào chỗ dấu …….
- Nấm là những cơ thể……..(kí sinh hoặc………….). Ngoài thức ăn là…………….có sẵn, nấm cần……….và…………..thích hợp để phát triển.
Câu3. Nấm có vai trò như thế nào trong tự nhiên.
4. Vận dụng , mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào?
? Muốn đồ đạc quần áo không bị nấm mốc phải làm gì?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong Sách luyện tập.
- Đọc trước Bài 52.
- Chuẩn bị, thu thập vài mẫu địa y trên thân các cây to.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
Bài 52: ĐỊA Y
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y: Thành phần cấu tạo, chức năng ctừng thành phần.
- Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
- Vai trò của đại y: đối với thiên nhiên, với con người, với thực vật và động vật.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV: - Mẫu: một số địa y
- Tranh: hình dạng và cấu tạo cấu địa y.
2. Chuẩn bị của HS : - Sưu tầm một số mẫu địa y.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu1. Điền những từ thích hợp vào chỗ dấu…….
- Nấm là những cơ thể……..(kí sinh hoặc ………….). Ngoài thức ăn là…………….có sẵn, nấm cần……….và…………..thích hợp để phát triển.
- Câu 2. Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên.
2. Bài học.
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Mở bài: Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ ta thấy cóp những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó chính là địa y. Vậy địa y là gì?
Ta cùng tìm hiểu qua bài:
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo.
Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và vai trò của địa y: Thành phần cấu tạo, chức năng ctừng thành phần
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1:GV cho HS quan sát mẫu + tranh H 52.1, 52.2 SGK trả lời câu hỏi + Mẫu địa y em lấy ở đâu. + Nhận xét hình dạng ngoài của địa y + Nhận xét về thàh phần cấu tạo của địa y? B2: GV cho HS trao đổi toàn lớp. B3: GV chỉnh lý, bổ sung, chốt kiến thức. B4: GV cho HS đọc thông tin /171 trả lời câu hỏi: + Vai trò của nấm và tảo trong đời sống của địa y. + Thế nào là hình thức sống cộng sinh. - GV chốt kiến thức | - Hoạt động nhóm + Quan sát mẫu địa y mang đi đối chiếu H 52.1trả lời câu hỏi 1,2.Nêu được: - Nơi sống - Thuộc dạng địa y nào mô tả hình dạng. - Quan sát H 52.1 nhận xét về cấu tạo, yêu cầu nêu được: cấu tạo gồm tảo và nấm. - HS tự thu thập thông tin trả lời câu hỏi. Nêu được: + Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo. + Tảo quang hợp chế tạo chất hữu cơ nuôi sống 2 bên. - Khái niệm cộng sinh. - 1-2 HS trả lời, lớp bổ sung. |
Tiểu kết:
+ Cấu tạo: - Địa y có hình vảy hoặc hình cành.
- Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn nhau các tế bào tảo.
+ Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo.
- Tảo quang hợp tạo chất hữu cơ và nuôi sống 2 bên.
+ Cộng sinh: là hình thức sống chung giữa 2 cơ thể sinh vật ( cả 2 bên đều có lợi).
Hoạt động 2: Vai trò của địa y.
Mục tiêu: Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, trả lời câu hỏi: + Địa y có vai trò gì trong tự nhiên? B2: GV đưa thêm một số ví dụ : B3: GV tổng kết vai trò của địa y.
| - HS đọc thông tin, nêu được: + Tạo thành đất. + Là thức ăn của hươu Bắc Cực + Là nguồn nguyên liệu chế tạo nước hoa, phẩm nhuộm - 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung - Địa y sống được ở những nơi khô cằn nhất, biến đổi đá thành đất tạo lớp mùn dọn đường cho các thực vật đến sau. |
Tiểu kết: - Địa y Biến đổi đá thành đất, dọn đường cho thực vật đến sau.
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Cho HS trả lời câu hỏi SGK
1. Cho biết hình dạng ,cấu tạo, đời sống của địa y.
2.Vai trò của địa y.
4. Vận dụng, mở rộng.
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
? Nói địa y đống vai trò tiên phong mở đường nghĩa là gì?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở luyện tập.
- Ôn lại toàn bộ chương trình học kì II từ Bài :Thụ phấn đến bài Địa Y
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chữa một số bài tập trong vở Luyện tập sinh học 6.
- Chọn các dạng bài tập khó,bài tập hệ thống kiến thức cở bản, bài tập về phân loại thực vật thuộc các kiến thức từ chương VI đến hết chương trình.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài tập cho HS.
- Kĩ năng so sánh, phân loại.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích môn học
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1 Chuẩn bị của GV: bảng phụ, vở luyện tập sinh hoc 6
2. Chuẩn bị của HS: Vở luyện tập sinh học 6, soạn sẵn các câu hỏi , bài tập khó cần chữa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong giờ học.
2. Bài học:
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Chương IV. Hoa và sinh sản hữu tính.
Mục tiêu: Chữa một số bài tập trong vở Luyện tập sinh học 6.
HĐ của GV B1:GV yêu cầu HS đưa các bài tập của chương VI đã chuẩn bị trước. Yêu cầu ý kiến của HS: B2:GV chữabài nếu cần. B3:GV hướng dẫn HS làm một số bài tập khác: B4:GV chốt kiến thức. | HĐ của HS - HS đưa các bài tập đã soạn. - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung
|
Bài tập1/ VLT/ 83
1.Quan sát H 28.1 sgk đọc thông tin hãy hoàn thành bảng sau:
STT | Các bộ phận chính của hoa | Cấu tạo | Chức năng của mỗi bộ phận | Chức năng chung của hoa |
1 | Đài hoa | Lá đài, đế hoa | Nâng đỡ, làm thành bao hoa | Sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. |
2 | Tràng hoa | Gồm nhiều cánh hoa | Bảo vệ nhị và nhuỵ | |
3 | Nhị | chỉ nhị, bao phấn, hạt phấn | Mang tế bào sinh dục cái | |
4 | Nhuỵ | đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ, noãn | Mang tế bào sinh dục cái |
2. Bộ phận nhị và nhuỵ của hoa là quan trọng nhất vì chúng mang tế bào sinh sản, nên là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Bài tập 3/VLT/ 90
Trình bày sự khác nhau giữa tự thụ phấn và giao phấn theo bảng sau:
STT | Thụ phấn | Khái niệm | Thời gian chín của nhị so vơí nhuỵ | ý nghĩa |
1 | Tự thụ phấn | Hạt phần của hoa rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó | Cùng một lúc | Duy trì nòi giống tự nhiên |
2 | Giao phấn | Hạt phần của hoa rơi này vào đầu nhuỵ của hoa kia | Không đồng thời | Lai tạo gống |
Bài tập 3/ VLT / 94 hãy xác định các câu sau là đúng hay sai rồi ghi vào ô trống.
Đáp án: 1- Đ; 2- S ; 3- S; 4- S; 5- Đ; 6- Đ; 7- S; 8- Đ; 9- S; 10- Đ
Hoạt động 2: Chương IV. Quả và Hạt
Mục tiêu: Chọn các dạng bài tập khó,bài tập hệ thống kiến thức cở bản, bài tập về phân loại thực vật thuộc các kiến thức từ chương VI đến hết chương trình.
HĐ của GV B1:GV yêu cầu HS đưa các bài tập của chương VII đã chuẩn bị trước. Yêu cầu ý kiến của HS: B2:GV chữabài nếu cần. B3:GV hướng dẫn HS làm một số bài tập khác: B4:Gv chốt kiến thức. | HĐ của HS - HS đưa các bài tập đã soạn. - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung
|
Bài tập 5/ VLT/98 So sánh các loại quả theo bảng sau:
Quả khô | Quả thịt | |||
Có nẻ | Không có nẻ | Quả mọng | Quả hạch | |
Tính chất |
Bài tập 6/ VLT/ 101 Phân biệt lớp Một lá mầm và lớp hai lá mầm.
đáp án: 1. Lớp Một lá mầm: b,d,e,h ; 2. Lớp Hai lá mầm: a,c,f,g.
Bài tập 3/ VLT/ 104
Đúng, Vì hạt rơi chậm thường rất nhẹ, nên dễ dàng được gió mang đi xa hơn nơi ở của nó.
Bài tập 2/ VLT/ 107.
Thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống.
Mục đích:
Chuẩn bị.
Chọn hạt giống: 10 hạt đỗ có chất lượng tốt; 10 hạt giống có chất lượng kém bị sâu mọt .
Tiến hành
Kết quả
Kết luận:
Bài tập 3/VLT/ 107
Vận dụng những hiểubiết về các điều kiện nảy mầm của hạt, hãy giảI thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật.
Bài tập 1/ VLT/ 109
Hoạt động 3: Chương VIII: Các nhóm thực vật.
Mục tiêu: GV hướng dẫn HS làm một số bài tập
HĐ của GV B1:GV yêu cầu HS đưa các bài tập của chương VIII đã chuẩn bị trước. Yêu cầu ý kiến của HS: B2:GV chữabài nếu cần. B3:GV hướng dẫn HS làm một số bài tập khác: B4:Gv chốt kiến thức. | HĐ của HS - HS đưa các bài tập đã soạn. - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung
|
Bài tập 2/ VLT/ 128
Đáp án: 1- c; 2 – d ; 3- e; 4- a; 5- b
Hoạt động 4: Chương IX: Vai trò của thực vật.
Mục tiêu: Xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi điền vào ô trống.
HĐ của GV B1:GV yêu cầu HS đưa các bài tập của chương IX đã chuẩn bị trước. ?.Vai trò của thực vật đối với tự nhiên, với động vật và với đời sống con người? Yêu cầu ý kiến của HS: B2:GV chữabài nếu cần. B3:GV hướng dẫn HS làm một số bài tập khác: B4:Gv chốt kiến thức. | HĐ của HS - HS đưa các bài tập đã soạn. - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung
|
Bài tập 3/ VLT/ 144
Xác định những câu dẫn dưới đây là đúng hay sai rồi điền vào ô trống:
Hoạt động 5: Chương X: Vi khuẩn- Nấm- Địa y
Mục tiêu: GV hướng dẫn HS làm một số bài tập
HĐ của GV B1:GV yêu cầu HS đưa các bài tập của chương X đã chuẩn bị trước. ?.Vai trò của thực vật đối với tự nhiên, với động vật và với đời sống con người? Yêu cầu ý kiến của HS: B2:GV chữabài nếu cần. B3:GV hướng dẫn HS làm một số bài tập khác: B4:Gv chốt kiến thức. | HĐ của HS - HS đưa các bài tập đã soạn. - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung - Đại diện HS chữa bài, HS khác bổ sung
|
Bài tập 2/ VLT/ 148
Tại sao thức ăn ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu phải làm gì?
*Hướng dẫn về nhà.
Học bài từ bài 30 đến Bài 52.
Hệ thống kiến thức chuẩn bị gìơ sau ôn tập Kiểm tra học kì II.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đánh giá khả năng nắm kiến thức của học sinh và vận dụng kiến thức trong thực tiễn cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Đánh giá kĩ năng làm bài, kĩ năng trong toàn bộ quá trình học tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA.
1. Đề bài:
a)Sơ đồ ma trận
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
1. Quả và hạt (06 tiết) | - Nêu đặc điểm của quả khô và quả thịt. Cho ví dụ | |||
20%=40 điểm | 100% = 40 điểm | 0 % = 0 điểm | 0 % = 0 điểm | 0 % = 0 điểm |
2. Các nhóm thực vật (10 tiết) | - Vì sao nói thực vật hạt Kín là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả | - Đặc điểm phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín | ||
40% = 80 điểm | 0 % = 0 điểm | 75 % = 60 điểm | 25 % = 20 điểm | 0 % = 0 điểm |
3. Vai trò của thực vật (05 tiết) | - Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và với đời sống con người. | - Giải thích tại sao thực vật hiện nay đặc biệt là thực vật quý hiếm ngày càng suy giảm. | ||
20 % = 40 điểm | 37 % = 15 điểm | 63% = 25 điểm | 0 % = 0 điểm | 0 % = 0 điểm |
4. Vi khuẩn – Nấm – Địa Y (04 tiết) | - Mô tả hình dạng, kích thước, cấu tạo của vi khuẩn. | - Vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu. | ||
20% = 40 điểm | 50 % = 20 điểm | 0 % = 0 điểm | 50% = 20 điểm | 0 % = 0 điểm |
Số câu: Số điểm 100% = 200 điểm | 3 câu 75 điểm 37.5 % | 2 câu 85 điểm 42.5 % | 2 câu 40 điểm 20 % | 0 câu 0 điểm 0 % |
b, Đề bài
Câu 1: Trình bày vai trò của thực vật. Giải thích tại sao thực vật hiện nay, đặc biệt là thực vật quý hiếm ngày càng suy giảm?
Câu 2: Nêu hình dạng, cấu tạo, vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên và đời sống con người, vì sao thức ăn để lâu bị ôi, thiu?
2. Đáp án
Câu 1:
- Thực vật có vai trò đối với động vật: Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả oxy và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của động vật.Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.(0,5 đ)
- Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng.Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. .(0,5 đ)
Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khoẻ con người nếu ta sử dụng không đúng cách..(0,5 đ)
- Đối với việc điều hoà khí hậu: Thực vật làm ổn định khí oxi và cacbonic trong không khí; giúp điều hoà khí hậu; làm giảm ô nhiễm môi trường..(0,5 đ)
- Đối với đất và nguồn nước:Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn, sạt lở đất; góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán; góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm..(0,5 đ)
* Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có gí trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức..(0,5 đ)
- Biện pháp:
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng..(0,25 đ)
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm..(0,25 đ)
- Xây dựng các vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên …..(0,25 đ)
- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt...(0,25 đ)
Câu 2: (4 đ)
a) Đối với thiên nhiên;
-VK Tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, chúng phân huỷ các chất hữu cơ (xác động - thực vật) Thành các chất vô cơ ( nước, khí cacbonic ...) cho cây trồng. (0,5 đ)
b) Trong nông nghiệp:
-Một số vi khuẩn cộng sinh với rễ các cây họ đậu, tạo chất đạm bổ sung cho đất trồng. Vi khuẩn còn có tác dụng làm đất tơi xốp, thoáng khí.(0,5 đ)
c) Trong công nghiệp:
- Nhiều VK được ứng dụng để sản xuất như: Sản xuất vitamin, axit amin, protêin làm sạch nước thải và môi trường.(0,5 đ)
d) Trong đời sống con người.
* Ích lợi của VK:
- Phân huỷ xác sinh vật thành các muối cần thiết cho cây trồng. cộng sinh với rễ cây họ đậu tạo chất đạm bổ sung cho đất trồng(0,5 đ)
- Lên men VK để chế biến thực phẩm, sản xuất mì chính ...(0,5 đ)
- Tạo thuốc kháng sinh, vitamin B12 ...để trị bệnh.(0,5 đ)
* Tác hại của VK:
- Nhiều VK ký sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng.(0,5 đ)
- Nhiều vi khuẩn hoại sinh lên men thối, làm ôi thiu, hỏng thức ăn, đồ dùng...(0,5 đ)
3) Củng cố
- Giáo viên thu bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
* Rút kinh nghiệm bài học:………………………………………………………………….
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
BÀI 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính.
- Quan sát dặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thức vật chính.
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành.
- Kĩ năng làm việc độc lập và hợp tác theo nhóm theo nhóm.
3. Thái độ hành vi
- Có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối.
5. Dự kiến phương pháp:
Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.Trực quan, thảo luận, so sánh, phân tích.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: chuẩn bị địa điểm.
- Dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng.
2. Chuẩn bị của HS
- ôn tập kiến thức rễ, thân, lá.
- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm.
+ Dụng cụ đào đất, + Panh, kính lúp.
+ Túi ni lông trắng + Nhãn, bút ghi tên cây.
+ Kéo cắt cây. + Kẹp ép tiêu bản.
- Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK/173.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN
Hoạt động 1: Quan sát ngoài thiên nhiên (Tiết 68)
Mục tiêu: Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính.
- GV nêu các yêu cầu hoạt động: theo nhóm
- Nội dung quan sát
+ Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật.
+ Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm.
+ Thu thập mẫu vật.
- Ghi chép ngoài thiên nhiên: GV chỉ dẫn các yêu cầu về nội dung phải ghi chép
- Cách thực hiện
a. Quan sát hình thái một số thực vật.
- Quan sát: rễ, thân, lá, hoa, quả
- Quan sát hình thái của các cây sống ở các môi trường: nước, cạn ,tìm đặc điểm thích nghi.
- Lấy mẫu cho vào túi nilông: gồm các bộ phận:
+ Hoa hoặc quả
+ Cành nhỏ ( đối với cây).
+ Cây nhỏ.
+ Buộc nhãn trên cây tránh nhầm lẫn.
b. Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm
- Xác định tên 1 số cây quen thuộc
- Vị trí phân loại: tới lớp: đối với TV hạt kín.
Tới ngành: đối với ngành rêu, dương xỉ, hạt trần…
c. Ghi chép
- Ghi chép ngay các điều quan sát được
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn.
Hoạt động 2: Quan sát nội dung tự chọn (Tiết 69)
Mục tiêu: Quan sát dặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thức vật chính
1. HS có thể tiến hành quan sát một trong 3 nội dung
- Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá.
- quan sát mối quan hệ giữa TV với TV, giữa TV với ĐV.
- Nhận xét về sự phân bố của TV trong khu vực tham quan
2. Cách thực hiện
- GV phân công các nhóm lựa chọn 1 nội dung quan sát.
- Ví dụ: nội dung b cần quan sát những vấn đề sau:
+ Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mào tai chuột.
+ Hiện tượng cây bóp cổ: cây xi, cây đề….mọc trên thân gỗ to.
+ Quan sát TV sống kí sinh: tầm gửi, tơ hồng.
+ quan sát hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Rút ra nhận xét về mối quan hệ Thực vật với Thực vật, thực vật với động vật.
Hoạt động 3: Thảo luận toàn lớp (Tiết 70)
Mục tiêu:
- Khi còn khoảng 30' GV tập chung lớp.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát được nhóm khác bổ sung
- GV giải đáp các thắc mắc của HS
- Nhận xét đánh giá các nhóm tuyên dương các nhóm tích cực
- Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK/173.
IV.Bài tập về nhà.
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch
- Tập làm mẫu cây khô
+ Dùng mẫu thu hái được để làm mẫu cây khô.
+ Cách làm: theo hướng dẫn SGK.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Ôn tập củng cố lại toàn bộ hệ thống kiến thức các chương VII- VIII – IX- X về cấu tạo, chức năng của hoa, quả hạt, đặc điểm của các nhóm thực vật từ tảo rêu quyết hạt trần hạt kín cùng với sự phát triển của giới thực vật
- Khái quát vai trò của TV trong tự nhiên
- Đặc diểm cấu tạo, cách dinh dưỡng của vi khuẩn- nấm- địa y.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.
- Rén kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Có thái độ tích cực học tập, yêu thích bộ môn.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm, máy chiếu, phim trong, bút dạ.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại từ Bài 30 đến bài 52. Hệ thống kiến thức theo từng chương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đánh giá trong giờ ôn tập
2. Tiến trình.
A. Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B. Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: I .Các khái niệm
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
HĐ của GV I.Các khái niệm - HĐ1: B1: GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm chia lớp làm 3 nhóm trả lời câu hỏi. + Nhóm I: Sự thụ phấn, tự thụ phấn, thụ tinh, giao phấn, hoa đơn tính, lưỡng tính + Nhóm II: Thế nào là dị dưỡng, hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. + Nhóm III: Thế nào là quả khô, quả thịt, lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm. B2: GV chiếu lên màn hình bài làm của 1 số nhóm nhóm khác bổ sung. B3: GV sửa chữa | HĐ của HS - Hoạt động nhóm thống nhất ý kiến ghi câu trả lời vào giấy trong (5') - Các nhóm theo dõi bài làm trên màn hình, nhận xét. |
- Sự thụ phấn: + Sự tự thụ phấn.
+Sự giao phấn.
-Sự thụ tinh
- Quả khô, quả thịt.
- Lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm.
- Dinh dưỡng dị dưỡng, hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
Hoạt động 2: II.Các nhóm thực vật.
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
- HĐ2: GV yêu cầu HS các nhóm hoàn thành bảng vào phiếu học tập (5') GV hoàn thiện kíên thức. | HS thảo luận nhóm : - Đại diện 2-3 HS lên bảng hoàn thành, HS khác NX, bổ sung. |
Thực vật bậc thấp Các ngành tảo
(………)
Giới TV
(……) Ngành rêu
TV bậc cao
(……..) (…..) Ngành dương xỉ
(……)
(…) Ngành hạt trần
(…...)
(….) Ngành hạt kín
? Thế nào là phân loại thực vật? ? Có các ngành thực vật nào? ? Nêu rõ sự tiến hoá từ thấp đến cao của các ngành thực vật trên? | - HS nêu được: Các ngành thực vật và đặc điểm của các ngành. + Tảo là TV bậc thấp chưa có rễ, thân, lá. + Rêu đã có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn. + quyết: đã có thân, rễ, lá, có mạch dẫn +Hạt trần: cơ quan sinh dưỡng đa dạng, sinh sản bằng nón chưa có hoa, quả. + Hạt kín: sinh sản bằng hoa quả, hạt nằm trong quả. |
- Đặc điểm của các ngành TV
+ Tảo
+Rêu
+ Quyết
+ Hạt trần
+ Hạt kín.
Hoạt động 3 : III : Tổng kết vai trò của TV trong tự nhiên và đời sống con người.
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
B1: GV yêu cầu HS nêu được vai trò của thực vật trong tự nhiên ? - Và trong đời sống con người ? B2: Giáo viên chốt kiến thức: | - Hs nêu khái quát + Có ích: trong tự nhiên: giữ ổn định lượng khí CO2 và O2 đảm bảo sự hoạt động bình thường của các SV. - Điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môI trường bảo vệ đấ, giữ nước. - Trong đời sống: thực vật làm thức ăn, nơi ở cho nhiều động vật. Cung cấp lương thực thực phẩm, gỗ củi, thuốc. + Có hại? |
Hoạt động 4 : IV : Vi khuẩn –Nấm- Địa y.
Mục tiêu:
- GV yêu cầu HS ? Phân biệt đặc điểm cấu tạo, lối sống của nấm, vi khuẩn, địa y. ? Phân biệt vi khuẩn hoại sinh, kí sinh. | - Hs nêu khái quát đặc điểm cấu tạo, lối sống của nấm, vi khuẩn, địa y. - Vi khuẩn kí sinh: - Vi khuẩn hoại sinh |
3. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài theo dàn ý đã ghi và các câu hỏi tự luận.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Tuần:………. Ngày……… tháng………năm…………..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Kiểm tra đánh giá nhận thức của hs về: Quả và hạt, các nhóm thực vật và vai trò của thực vật.
2. Kỹ năng:
-Hs có kĩ năng làm bài kiểm tra cận thận, chính xác, tư duy loggic…
3. Thái độ:
-Nhận thức đúng đắn về bộ môn sinh học.
II. CHUẨN BỊ:
-Gv: đề kiểm tra – đáp án hướng dẫn chấm
-Hs: kiến thức
III. NỘI DUNG KIỂM TRA.
1. Đề bài:
a)Sơ đồ ma trận
Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương…) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
Chương VII: Quả và Hạt | -Nhận biết các nhóm quả. -Các bộ phận của hạt -Sinh sản hữu tính | -Sinh sản hữu tính | Cây có hoa là thể thống nhất | ||||||||
Số câu | 4 | 1 | 1 | 6 | |||||||
Số điểm | 1đ | 0,25đ | 1,5đ | 2,75đ | |||||||
Tỉ lệ % | 10% | 2,5% | 15% | 27,5% | |||||||
Chương VIII Các nhóm thực vật | -Nhóm rêu -Nguồn gốc cây trồng | -Phân biệt cây1 lá mầm và cây 2 lá mầm -Nhóm hạt trần, nhóm hạt kín | -Nhóm cây 1 lá mầm và nhóm cây 2 lá mầm | ||||||||
Số câu | 2 | 2 | 1 | 2 | 7 | ||||||
Số điểm | 0,5đ | 0,5đ | 2,5đ | 0,5đ | 4đ | ||||||
Tỉ lệ % | 5% | 5% | 25% | 5% | 40% | ||||||
Chương IX: Vai trò của thực vật | vai trò của thực vật | vai trò của thực vật | |||||||||
Số câu | 1 | 0,5 | 0,5 | 2 | |||||||
Số điểm | 0,25đ | 2đ | 1đ | 3,25đ | |||||||
Tỉ lệ % | 2,5% | 20% | 10% | 32,5% | |||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 6 1,5đ 15% | 5,5 5,5đ 55% | 3,5 3đ 30% | 15 10 100% |
b,Đề bài
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng:
Câu 1. Quả thịt có đặc điểm:
A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
B. Khi chín thì vỏ dày, cứng
C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả
D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả
Câu 2. Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
A. quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua.
B. quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải.
C. quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi
D. quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan
Câu 3. Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:
A. sinh sản vô tính. B. sinh sản sinh dưỡng .
C. sinh sản hữu tính. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 4. Nhóm cây gồm toàn cây một lá mầm là:
A. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt B. Cây dừa cạn, cây tre
C. Cây rẻ quạt, cây xoài D. Cây rẻ quạt, cây tre
Câu 5. Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
A. Cây xoài, cây lúa B. Cây lúa, cây ngô
C. Cây mít, cây xoài D. Cây mít, cây ngô
Câu 6: Cây trồng có nguồn gốc từ:
A. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại B. Cây trồng rất đa dạng
C. Cây trồng có nguồn gốc nhập ngoại D. Cây trồng nhiều hơn cây dại
Câu 7. Các bộ phận của hạt gồm có:
A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. C. vỏ và phôi.
B. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ. D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Câu 8. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
A. Đài, tràng, nhị, nhuỵ
B. Bầu nhuỵ và noãn sau khi được thụ tinh
C. Bao phấn, hạt phấn, bầu và đầu nhuỵ
D. Cả A, B, C sai.
Câu 9. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?
A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần
Câu 10: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì:
A. Có nhiều cây to và sống lâu năm
B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.
Câu 11. Vai trò của các chất hữu cơ do TV chế tạo:
A. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng
B. cung cấp thức ăn cho động vật người.
C. cung cấp nguyên liệu làm thuốc
D. Cả A, B, C
Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần.
A. Lá đa dạng B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả. D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
II. Phần tự luận (7đ):
Câu 1(1,5đ) Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?
Câu 3(2,5đ) So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm? Cho 2-3 ví dụ về cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?
Câu 1(3đ). Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”?
Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3điểm ) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,25 điểm :
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | D | C | D | C | A | A | B | C | D | D | C |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: (1,5điểm)
* Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
Câu 2: (2,5 điểm)
Đặc điểm | Lớp 1 lá mầm | Lớp 2 lá mầm |
- Rễ | - Rễ chùm | - Rễ cọc |
- Kiểu gân lá | - Gân lá song song | - Gân lá hình mạng |
- Thân | - Thân cỏ, cột | - Thân gỗ, cỏ, leo |
- Hạt | - Phôi có 1 lá mầm | - Phôi có 2 lá mầm |
Ví dụ | - Lúa, ngô, tre, hành... | - Xoài, me, ổi, cam... |
Câu 3:(3điểm)
* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:
+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán.
+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt.
* Trồng cây đi đôi với bảo vệ, chăm sóc....
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới