Đề thi olympic địa lí 10 sở gd&đt quảng nam 2019 có đáp án

Đề thi olympic địa lí 10 sở gd&đt quảng nam 2019 có đáp án

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi olympic địa lí 10 sở gd&đt quảng nam 2019 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KỲ THI OLYMPIC QUẢNG NAM NĂM 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: ĐỊA LÍ LỚP 10

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 21/3/2019

Câu I. (4,0 điểm)

1. Vào ngày 21/3 và 23/9, có phải tất cả mọi nơi trên Trái Đất có thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được bằng nhau không? Vì sao?

2. Chứng minh khí hậu vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất. Vì sao miền nhiệt đới ẩm đất thường có tầng dày, giàu chất dinh dưỡng hơn vùng chí tuyến và vùng cực? 


Câu II. (4,0 điểm)

1. Vì sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ?

2. Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào?

Câu III. (4,0 điểm)

1. So sánh sự khác nhau giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.

2. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ như thế nào? Vì sao cùng có mưa quanh năm nhưng kiểu khí hậu xích đạo có lượng mưa lớn thường xuyên và đều đặn, còn kiểu khí hậu ôn đới hải dương lại mưa ít hơn?

Câu IV. (3,0 điểm)

1. Tháp dân số có những kiểu nào? Hãy mô tả các kiểu tháp dân số.

2. Phân bố dân cư là gì? Tại sao trên thế giới có nơi xuất cư, nơi thì lại nhập cư?

Câu V. (5,0 điểm)

1.

a. Tại sao cây công nghiệp thường được trồng thành vùng tập trung?

b. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

2. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 2000-2013

Đơn vị: triệu tấn

Năm

Lúa gạo

Lúa mì

Ngô

Cây khác

2000

598,3

585,1

592,5

237,8

2013

745,7

713,2

1016,7

284,5

a. Tính tỉ trọng các loại lương thực trên thế giới vào năm 2000 và 2013.

b. Biểu đồ nào là phù hợp nhất để thể hiện cơ cấu các loại lương thực của thế giới qua hai năm nêu trên.

c. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô và cơ cấu sản lượng lương thực của thế giới, thời kì 2000-2013.

––––––––––– Hết ––––––––––––

Họ và tên thí sinh: …..…………………………………. Số báo danh: ………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI OLYMPIC QUẢNG NAM NĂM 2019

QUẢNG NAM

Môn: Địa lí - Lớp 10

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

(Đáp án có 05 trang)

Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

1

Vào ngày 21/3 và 23/9, có phải tất cả mọi nơi trên Trái Đất có thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được bằng nhau không? Vì sao?

2,0

- Thời gian chiếu sáng:

+ Vào ngày 21/3 và 23/9, tất cả mọi nơi trên Trái Đất có thời gian chiếu sáng bằng nhau.

0,5

+ Nguyên nhân: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, đường phân chia sáng tối trùng với trục của Trái Đất.

0,5

- Lượng nhiệt nhận được:

+ Vào ngày 21/3 và 23/9, lượng nhiệt nhận được khác nhau, có xu hướng giảm dần từ Xích đạo về hai cực.

0,5

+ Nguyên nhân: Lượng nhiệt nhận được trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố:

* Góc chiếu sáng.

* Tính chất bề mặt đệm, các nhân tố khác (lượng mây…).

0,5

2

Chứng minh khí hậu vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất.

1,0

- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua các yếu tố nhiệt, ẩm:

+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến quá trình phá hủy đá, tạo thành lớp vỏ phong hóa. Các sản phẩm phong hóa tiếp tục bị phá hủy để tạo thành đất. Mỗi kiểu khí hậu khác nhau hình thành 1 loại đất khác nhau.

0,25

+ Nhiệt, ẩm còn ảnh hưởng đến quá trình hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong đất.

0,25

+ Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ.

0,25

- Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua lớp phủ thực vật: Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

0,25

Miền nhiệt đới ẩm đất thường có tầng dày, giàu chất dinh dưỡng hơn vùng chí
tuyến và vùng cực vì:

1,0

- Các yếu tố khí hậu (nhiệt và ẩm) tham gia vào quá trình phong hóa và giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất...

0,25

- Khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm và nhiệt độ cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ, đã tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng dày, đồng thời đây cũng là nơi có sinh vật phong phú do vậy đất giàu dinh dưỡng.

0,5

- Ở chí tuyến và vùng cực, lớp đất mỏng, thô vì yếu tố nhiệt ẩm không thuận lợi (nơi quá nóng, nơi quá lạnh) do đó quá trình hình thành đất yếu, vì thế vỏ phong hóa và đất rất mỏng, nghèo dinh dưỡng.

0,25

II

1

Vì sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ?

2,0

Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì:

- Ảnh hưởng của bề mặt đệm và dòng biển:

+ Mưa nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương.

+ Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào dòng biển nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

0,5

- Ảnh hưởng của địa hình:

+ Cùng một sườn núi càng lên cao lượng mưa càng tăng nhưng đến một độ cao nào đó thì độ ẩm giảm, không khí trở nên khô ráo, gần như không còn mưa nữa.

+ Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

0,5

- Ảnh hưởng của gió:

+ Khu vực có gió mùa và gió Tây ôn đới hoạt động thì mưa nhiều.

+ Khu vực gió Mậu dịch hoạt động thì ít mưa

0,5

- Ảnh hưởng của khí áp:

+ Khí áp thấp: mưa nhiều.

+ Khí áp cao: mưa ít.

Lưu ý: nếu học sinh trình bày thêm các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa khác như: dải hội tụ nhiệt đới, frông...thì thưởng thêm tối đa 0,5 điểm nhưng vẫn đảm bảo điểm tối đa của ý này.

0,5

2

Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào?

2,0

– Ảnh hưởng đến lượng mưa:

+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

0,5

0,5

– Ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

+ Độ dốc địa hình lớn, nước mưa tập trung nhanh vào sông, khiến cho mực nước dâng nhanh.

+ Độ dốc địa hình nhỏ, bằng phẳng nước sông điều hoà hơn.

0,5

– Ảnh hưởng đến mực nước ngầm: độ dốc địa hình có tác dụng tăng cường hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa.

+ Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít > mực nước ngầm thấp.
+ Độ dốc nhỏ, địa hình bằng phẳng, nước thấm nhiều hơn > mực nước ngầm cao.

0,5

III

1

So sánh sự khác nhau giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới.

2,0

- Nguồn gốc, phạm vi:

+ Gió Tây ôn đới: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về vùng áp thấp ôn đới.

+ Gió Mậu dịch: thổi từ các khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo.

0,5

- Hướng gió:

+ Gió Tây ôn đới: chủ yếu là hướng Tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, còn ở bán cầu Nam là hướng tây bắc).

+ Gió Mậu dịch: ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam.

0,5

- Tính chất:

+ Gió Tây ôn đới: thường đem theo mưa, độ ẩm cao quanh năm.

+ Gió Mậu dịch: tính chất nói chung là khô, ít gây mưa.

1,0

2

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ như thế nào? Vì sao cùng có mưa quanh năm nhưng kiểu khí hậu xích đạo có lượng mưa lớn thường xuyên và đều đặn, còn kiểu khí hậu ôn đới hải dương lại mưa ít và thất thường?

2,0

* Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ:

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.

- Mưa càng ít khi về gần 2 cực Bắc và Nam.

1,0

*Vì sao cùng có mưa quanh năm nhưng kiểu khí hậu xích đạo có lượng mưa lớn thường xuyên và đều đặn, còn kiểu khí hậu ôn đới hải dương lại mưa ít hơn?

- Khí hậu Xích đạo có lượng mưa lớn trên 1500mm, mưa khá đều quanh năm do:

+ Có diện tích đại dương lớn, quanh năm có góc nhập xạ lớn, bốc hơi mạnh, mưa đối lưu phát triển thường xuyên

+ Mặt khác quanh năm tồn tại áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh.

0,5

- Khí hậu ôn đới hải dương:

+ Mưa quanh năm do chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới ẩm, khí xoáy, áp thấp ôn đới nhưng mưa ít hơn Xích đạo do nhiệt độ thấp hơn nên bốc hơi kém hơn dẫn đến mưa ít hơn.

0,5

IV

1

Những kiểu tháp dân số, mô tả các kiểu tháp dân số:

1,75

Các kiểu tháp dân số cơ bản là:

- Kiểu tháp mở rộng.

- Kiểu tháp thu hẹp.

- Kiểu tháp ổn định.

0,25

Mô tả:

- Kiểu tháp mở rộng: Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.

0,5

- Kiểu thu hẹp: Tháp có dạng phình to giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.

0,5

- Kiểu ổn định: Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ xuất tử thấp ở nhóm trẻ em nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả quy mô và cơ cấu.

0,5

2

Khái niệm phân bố dân cư; trên thế giới có những nơi xuất cư, những nơi nhập cư là do:

1,25

- Khái niệm: Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân cư một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và nhu cầu xã hội.

0,25

- Những nơi nhập cư: Các vùng nhập cư thường có đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi, điều kiện làm việc thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt; có triển vọng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường xã hội tốt hơn…

0,5

- Những nơi nhập cư: Các vùng xuất cư thường có điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm, đất canh tác quá ít, bạc màu; tài nguyên nghèo nàn, không có điều kiện để chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống….

0,5

V

1.a

Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng tập trung là do:

0,5

Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.

0,5

1.b

Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

1.5

- Trình độ phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ, đầu tư bổ sung cho ngành dịch vụ.

0,25

- Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

0,25

- Sự phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến mạng lưới ngành dịch vụ.

0,25

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân cư ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

0,25

- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua, nhu cầu ngành dịch vụ.

0,25

- Tài nguyên thiên nhiên; di sản văn hóa, lịch sử; cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

0,25

2

Bảng số liệu

3,0

a. Tính tỉ trọng các loại lương thực.

Xử lí bảng số liệu.

(Đơn vị : %)

Năm

Lúa gạo

Lúa mì

Ngô

Cây khác

Tổng sản lượng

2000

29,7

29,1

29,4

11,8

100

2013

27,0

25,9

36,8

10,3

100

0,5

b. Dạng biểu đồ phù hợp nhất thể hiện cơ cấu các loại lương thực của thế giới là dạng biểu đồ tròn.

0,5

c. Nhận xét và giải thích:

Nhận xét:

- Về quy mô sản lượng lương thực thời kì 2000 -2013:

+ Tổng sản lượng lương thực tăng (dẫn chứng).

+ Sản lượng từng loại lượng thực có sự biến động (thay đổi) khác nhau (dẫn chứng)

0,5

- Về cơ cấu:

+ Tỉ trọng giữa các loại lương thực không đồng đều.

+ Tỉ trọng sản lượng lúa gạo, lúa mì, cây khác giảm riêng ngô lại tăng (dẫn chứng)

0,5

Giải thích:

+ Tổng sản lượng thực tăng do: nhu cầu tiêu thụ tăng (lương thực cho con người và thức ăn cho gia súc tăng), do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

+ Cơ cấu sản lượng không đều và có sự biến động do khác biệt về sản lượng và tốc độ gia tăng sản lượng từng loại lương thực khác nhau.

1,0

TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: CÂU I+CÂU II+CÂU III+CÂU IV+CÂU V=20,0 ĐIỂM