MỤC LỤC
Câu 1: Cách phát triển từ vựng mà em biết là gì?
A. Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
B. Mượn từ của tiếng nước ngoài
C. Tạo ra từ ngữ mới
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 2: Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc chỉ mùa xuân B. Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ
C. Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 3: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?
A. Buồn trông B. Chân mây
C. Nội cỏ D. Rầu rầu
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 4: Mô hình “thế giới+ X” trong đó X là các danh từ như ví, quần áo, điện thoại, laptop… có phải là từ ngữ mới không?
A. Có B. Không
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 5: Từ “tài tử” là từ mượn tiếng nước nào?
A. Hán B. Anh
C. Đức D. Ấn Độ
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 6: Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt?
A. Tạo từ ngữ mới
B. Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ
D. Cả A và B đều đúng
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 7: Thế nào là cách tạo từ mới?
A. Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau
B. Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới
C. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa mới
D. Kết hợp cả B và C
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 8: Trong tiếng Việt, chúng ta sử dụng mượn ngôn ngữ của nước nào nhiều nhất?
A. Tiếng Hán B. Tiếng Anh
C. Tiếng Đức D. Tiếng Pháp
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A