Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

A. Nội dung bài học

I. Vài nét về tác giả

- Vũ Khoan (sinh năm 1937)

- Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

- Cuộc đời và sự nghiệp:

   + Vũ Khoan được biết đến là một nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của Việt Nam

   + Ông từng bắt đầu công việc ngoại giao cho quốc gia từ 1956 với công việc phiên dịch

   + Năm 1990, ông làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao

   + Từ 28 tháng 1 năm 2000 đến ngày 8 tháng 8 năm 2002 ông làm Bộ trưởng Bộ Thương mại

   + Ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006

   + Với rất nhiều những đóng góp của mình cho nền ngoại giao quốc gia, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hai Huân chương Lao động hạng Nhì

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Phần 1 từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

- Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

- Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

3. Giá trị nội dung

- Tac phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài viết đặt ra vấn đề nóng hổi, cấp thiết với cách nhìn nhận khách quan kết hợp với lí lẽ lập luận giản dị, chặt chẽ và thái độ tôn trọng đối tượng, tinh thần trách nhiệm của tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, cách nói giản dị, dễ hiểu, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ sinh động, cụ thể và hàm súc cũng là những nét tiêu biểu về nghệ thuật của tác phẩm

5. Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Khoan: Một nhà chính trị, ngoại giao xuất sắc, một vị thủ tướng có đóng góp quan trọng vào con đường phát triển của đất nước

- “Chuẩn bị hành trang vào thế kì mới” ra đời đúng thời điểm như một kim chỉ nam để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm sẵn sàng vươn tới một kỉ nguyên mới

II. Thân bài

1. Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

- Khẳng định trong thời khắc chuyển giao giữa hai thế kỉ, cần chuẩn bị tốt hành trang để bước sang một thế kỉ mới thành công

- Nhấn mạnh sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất vì:

   + Con người lúc nào cũng là động lực phát triển của lịch sử

   + Con người giữ vai trò nổi trội trong nền kinh tế tri thức mà nền kinh tế này sẽ phát triển nổi trội vào thế kỉ mới

⇒ Cách đặt vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, thuyết phục

2. Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

- Tình hình thế giới:

   + Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại

   + Sự giao thoa sâu rộng giữa các nền kinh tế

- Nhiệm vụ của đất nước:

   + Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp

   + Đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa

   + Tiếp cận với nền kinh tế tri thức

⇒ Cách trình bày luận điểm logic chặt chẽ

3. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

- Điểm mạnh của con người Việt Nam:

   + Thông minh, nhạy bén với cái mới

   + Cần cù, sáng tạo

   + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong kháng chiến chống ngoại xâm

   +Bản tính thích ứng nhan

- Điểm yếu của con người Việt Nam:

   + Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành

   + Thiếu đức tính tỉ mỉ, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương

   + Thường ích kỉ, đố kị nhau trong đời sống thường ngày

   + Thái độ kì thị với sự kinh doanh, , thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức

⇒ Lập luận song hành: đi liền với điểm mạnh là điểm yếu => cái nhìn trực diện, thông suốt, thấu đáo, không né tránh => Người Việt Nam nhận rõ về những điểm mạnh, điểm yếu của mình

- Từ điểm mạnh, điểm yếu, đề ra nhiệm vụ khi bước vào thế kỉ mới:

   + Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh: Phát huy điểm mạnh

   + Vứt bỏ điểm yếu

   + Làm cho lớp trẻ nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, làm quen với những thói quen tốt đẹp

⇒ Lập luận chặt chẽ, logic, chắc chắn, giàu sức thuyết phục => Tài năng của một người tài năng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước

III. Kết bài

- Khái quát lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Trình bày giá trị thờ đại của bài viết tới thời điểm hôm nay, liên hệ bản thân về việc phát huy những điểm mạnh, điểm yếu bản thân để phát triển đất nước trong tương lai

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì?

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Nghị luận D. Biểu cảm

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 2: Ý nào sau đây nói đúng mục đích chính mà bài viết muốn gửi tới người đọc?

A. Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị về con người

B. Những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam

C. Bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho đất nước

D. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu cảu con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải mặt mặt của người Việt Nam?

A. Thông minh, nhạy bén với cái mới

B. Cần cù, sáng tạo trong công việc

C. Có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau

D. Tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần kỉ luật cao trong công việc

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực để phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

Câu 4: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn trên?

A. Câu 1 B. Câu 2

C. Câu 3 D. Đoạn văn không có câu chủ đề

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 5: Cụm từ “nền kinh tế tri thức” được hiểu là: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế, trong đó tri thức trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 6: Đoạn văn trên trình bày theo phép lập luận nào?

A. Diễn dịch B. Quy nạp

C. Phân tích D. Tổng hợp

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 7: Hành trang có nghĩa là gì?

A. Trang phục mỗi người (quần, áo, giày, dép…) B. Những vật dụng quen thuộc hằng ngày

C. Những vật dụng mang theo khi đi xa D. Những vật trang trí trong nhà

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 8: Trong những so sánh, so sánh nào không nằm trong những văn bản trên?

A. Người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang song người Việt lại thường đố kị nhau

B. Người phương Tây có ý thức rất cao trong việc bảo vệ môi trường: trong khi người Việt thường vứt rác bừa ở nơi công cộng

C. Người Nhật thăm bảo tàng thì túm tụm vào nghe thuyết minh, còn người Việt thì tản ra xem thứ mình thích

D. Người Nhật vốn nổi tiếng cần cù rất cẩn trọng khi chuẩn bị công việc, người Việt lại thường dựa vào tài tháo vát của mình nên thường hành động theo kiểu nước đến chân mới nhảy

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 9: Thành ngữ “nước đến chân mới nhảy” có nghĩa là gì?

A. Hành động vội vã, thiếu suy nghĩ B. Hành động chậm chạp, lười biếng

C. Hành động cẩu thả, qua loa D. Hành động chậm chễ, thiếu tính toán

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 10: Dòng nào sau đây không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho đất nước được nêu trong văn bản trên?

A. Thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp

B. Phát triển các dịch vụ thương mại

C. Đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa

D. Tiếp cận với nền kinh tế tri thức

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 1: Thành phần phụ chú là gì?

A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

B. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 2: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

A. Này, hãy đến đây nhanh lên! B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!

C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn D. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích: Thành phần phụ chú: kể cả nó

Câu 3: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến."

A. Quan hệ bổ sung B. Quan hệ điều kiện

C. Quan hệ nguyên nhân D. Quan hệ mục đích

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích: Bổ sung thêm thông tin cho từ bác tôi

Câu 4: Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

A. Thành phần trạng ngữ B. Thành phần bổ ngữ

C. Thành phần biệt lập tình thái D. Thành phần biệt lập cảm thán

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 5: Trong những câu sau đây không có thành phần gọi- đáp?

A. Ngày mai anh phải đi rồi ư? B. Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!

C. Thưa cô, em xin phép đọc bài! D. Ngày mai là thứ năm rồi!

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 6: Ý nào nói không đúng về thành phần phụ chú?

A. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

B. Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu

C. Dùng để nêu thái độ của người nói

D. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 7: Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

A. Miêu tả về cô gái

B. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái

C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái

D. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 8: Trong câu “Tất cả chúng tôi- kể cả nó- đều biết hôm nay cô sẽ nghỉ ốm, chúng tôi trốn học đi chơi” thành phần phụ chú có quan hệ thế nào với từ ngữ đó?

A. Quan hệ bổ sung B. Quan hệ điều kiện

C. Quan hệ nguyên nhân D. Quan hệ tương phản

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 9: Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:

Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: thành phần phụ chú: từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan mang nghĩa bổ sung

Câu 10: Câu ca dao dưới đây sử dụng thành phần phụ chú đúng hay sai?

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B