Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

I. Kiến thức cơ bản

1. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, người, được, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

2. Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép

VD:

- Lời dẫn gián tiếp: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa nói với ông họa sĩ anh và công việc là đôi.

- Lời dẫn trực tiếp:

Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa nhân vật anh thanh niên khi nói về công việc với ông họa sĩ: “Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được?”

II. Bài tập vận dụng

Bài 1:

Tìm lời dẫn cho những đoạn trích sau, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩa được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

a, Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường cách dài xa Hà Nội…

b, Anh Nhuận Thổ nói:

- Lạy cụ ạ! Thư cụ con đã nhận được, biết ông có về chơi, thật mừng quá!

Mẹ tôi vui vẻ nói:

- Ấy, sao lại khách tình thế! Chẳng phải là trước kia, vẫn gọi nhau bằng anh em thế cơ mà? Cứ goi là anh Tấn như trước thôi!

Bài 2: Hãy chuyển đoạn trích sau trở thành lời dẫn gián tiếp:

a, Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên đây cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn sai sự mục đích cả.

b, Anh Sáu cứ vẫn ngồi im. Tôi dọa nó:

- Cơm mà nhão, mà cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu gọi một tiếng “ba” không được sao?

Gợi ý:

Bài 1:

a, Lời dẫn gián tiếp.

Tác giả dẫn ra suy nghĩ, lời nói của nhân vật

b, Lời dẫn trực tiếp

Các nhân vật tự thể hiện lời nói, suy nghĩ của mình.

Bài 2: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp

a, Ông Hai chưa đến bực cửa đã bô bô nói với bác Thứ rằng ông chủ tịch làng chợ Dầu mới lên cải chính tin đồn làng ông theo giặc.

b, Tôi dọa nó nếu để cơm nhão thế nào cũng bị đánh đòn, và nhắc nó gọi “ba” giúp đỡ.

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cách dẫn trực tiếp là gì?

A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp

C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 2: Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, nhân vật, điều chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 3: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?

A. Gián tiếp B. Trực tiếp

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 4: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong tác phẩm văn xuôi?

A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn

B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C