Bắc Sơn

Bắc Sơn

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bắc Sơn

A. Nội dung bài học

I. Vài nét về tác giả

- Nguyễn Huy Tưởng( sinh năm 1912)

- Quê quán: làng Dục Tú, từ Sơn, bắc Ninh nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng

   + Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

   + Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới

   + Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996

- Tác phẩm tiêu biểu: Bốn năm sau, An Tư công chúa, Truyện Anh Lục…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Vở kịch Bắc Sơn được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác và đưa lên sân khấu vào đầu năm 1946 trong không khí sôi sục của những năm đầu cách mạng

2. Tóm tắt

Đêm, thấy Ngọc - chồng mình cầm gậy và đèn bấm định đi đâu với dáng điệu rất khả nghi. Thơm cho chồng biết có tin đồn Ngọc dắt tây vào đánh Vũ Lăng, Ngọc chối và nói tránh sang chuyện về một chiến sĩ cách mạng tên Thái Có tiếng gọi và Ngọc vội vã ra đi, Thơm một mình nghĩ đến mẹ rồi nghĩ đến Thái, lo sợ Thái bị bắt. Đúng lúc đó, Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm tìm cách giấu hai người vào buồng của mình. Thơm đã giấu thành công hai chiến sĩ cách mạng

3. Giá trị nội dung

- Đoạn trích thể hiện những xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng, làm nổi bật vẻ đẹp và sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Thơm

4. Giá trị nghệ thuật

- Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống kịch: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển, tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch

5. Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng: một nhà văn chủ chốt của nền VH Việt Nam

- Khái quát về đoạn trích: thuộc lớp 2,3 hồi 4 của kịch "Bắc Sơn": đoạn trích đã thể hiện xung đột gay gắt giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù, đồng thời thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật Thơm

II. Thân bài

1. Tình huống kịch

- Khi Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy vào đúng nhà Thơm (vợ Ngọc), tình huống này buộc buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng.

2. Nhân vật Thơm

- Hoàn cảnh:

   + Cha, em trai: hi sinh.

   + Mẹ: bỏ đi

- Còn một người thân duy nhất là Ngọc- chồng

   + Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa, may mặc…).

- Tâm trạng: Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.

- Thái độ với chồng:

   + Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian.

   + Tìm cách dò xét.

   + Cố níu chút hi vọng về chồng

- Hành động:

   + Che giấu Thái, Cửu – hai chiến sĩ cách mạng ngay trong buồng của mình.

   + Khôn ngoan, che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng.

⇒ Nghệ thuật miêu tả ⇒ Hành động táo bạo, bất ngờ ⇒ Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng.

⇒ Khẳng định chân lí: Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt cũng sẽ không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm

2. Nhân vật Ngọc

- Là nhân vật giả nhân giả nghĩa

- Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài

- Làm tay sai cho giặc (Việt gian)

- Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.

⇒ Là một người hám lợi, hám danh

3. Nhân vật Thái, Cửu

- Bị truy đuổi - chạy vào nhà Thơm.

- Thái: giữ lại, tươi cười, định chạy ra cửa ⇒ Hành động bình tĩnh, sáng suốt.

- Cửu: vẻ mặt thất sắc, chĩa súng định bắn thất vọng, hoài nghi ⇒ Nóng nảy, hăng hái nhưng thiếu chín chắn.

⇒ Những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành đối với Tổ quốc, cách mạng, đất nước…

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

   + Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống sử dụng ngôn ngữ đối thoại.

   + Nội dung:Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có chồng theo giặc – đứng hẳn về phía cách mạng.

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Cách hiểu đúng nhất về thể loại kịch?

A. Chủ yếu dùng phương thức kể, tả, qua lời kể chuyện để tái hiện đời sống

B. Dùng phương thức biểu cảm và bằng lời nói của cái tôi trữ tình để biểu hiện tình cảm, thái độ trước hiện thực

C. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định hoặc bác bỏ vấn đề được nêu ra

D. Dùng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và cử chỉ, hành động cảu nhân vật thể hiện những mâu thuẫn xung đột trong đời sống

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 2: Vở chèo Quan âm thị kính thuộc thể loại kịch gì?

A. Kịch hát B. Kịch nói

C. Kịch thơ D. Kết hợp giữa ca kịch và múa

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 3: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng về một hồi kịch?

A. Thể hiện một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện kịch

B. Các sự kiện xung quanh một nhân vật trong vở kịch

C. Không thay đổi thành phần của nhân vật trên sân khấu

D. Không thay đổi địa điểm và bài trí sân khấu

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 4: Vở kịch Bắc Sơn phản ánh giai đoạn lịch sử nào của dân tộc?

A. Đầu những năm 30 của thế kỉ trước B. Đầu những năm 40 của thế kỉ trước

C. Sau cách mạng tháng Tám 1945 D. Sau kháng chiến chống Pháp 1954

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích: Kịch Bắc Sơn được viết 1946, trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp

Câu 5: Địa danh Bắc Sơn được nhắc đến nằm ở đâu?

A. Tây Bắc B. Việt Bắc

C. Trung Bộ D. Nam Bộ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 6: Vở kịch nói về những nhân vật thuộc dân tộc nào?

A. Tày B. Nùng

C. Dao D. Thái

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 7: Thứ tự sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc được giới thiệu trong đoạn trích?

A. Thơm và Ngọc nói chuyện với nhau trước khi Ngọc cùng đồng bọn đi lùng bắt Thái và Cửu

B. Ngọc trên đường đi bắt những người cách mạng ghé về nhà

C. Thái và Cửu chạy trốn nhầm vào nhà Ngọc

D. Thơm quyết định che dấu hai người ở nhà mình

E. Thơm khôn khéo che giấu Ngọc và cứu hai người cách mạng

Hướng dẫn giải:

Đáp án: C-> D-> B -> A-> E

Câu 8: Câu nói đúng tình huống kịch của đoạn trích?

A. Những người cách mạng bất ngờ chạm trán với tên chỉ điểm

B. Những người cách mạng chạy trốn nhầm nhà tên chỉ điểm

C. Vợ tên chỉ điểm bất ngờ nhận ra bộ mặt thật của chồng

D. Tên chỉ điểm bất ngờ ghé về thăm nhà và bắt gặp những người cách mạng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 9: Ý nào nói đúng sự chuyển biến của nhân vật Thơm trong đoạn?

A. Từ chỗ thờ ơ, sợ hãi đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng

B. Từ chỗ hiểu sai đến chỗ hiểu đúng về những người cách mạng

C. Từ chỗ theo chồng làm chỉ điểm đến chỗ đấu tranh trực diện với chồng

D. Từ chỗ quay lưng về phía cách mạng đến chỗ đi theo cách mạng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 10: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng về nhân vật Thái?

A. Hoài nghi, không tin vào vợ Việt gian B. Hốt hoảng, bối rối khi chạy nhầm vào nhà Thơm

C. Bình tĩnh, tin vào lòng tốt của quần chúng D. Bất lực, phó thác cho hoàn cảnh

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 11: Ý nào chứng tỏ Thơm đã hiểu rõ bản chất của Ngọc?

A. Anh thằng Sáng thật chỉ ăn người B. Ai biết được, cứ ỡm ờ làm gì?

C. Thì làm gì cứ phải thâm thù thế D. Đấy nhớ, cứ đổ tội cho vợ tiêu

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 12: Dòng nào sau đây nêu đúng những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?

A. Tạo dựng tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật

B. Tổ chức đối thoại, xây dựng nhân vật, tả cảnh, tả tình

C. Miêu tả tâm trạng, sử dụng phong phú các biện pháp tu từ

D. Xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D