Tổng kết phần tập làm văn

Tổng kết phần tập làm văn

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tổng kết phần tập làm văn

I. Kiến thức cơ bản

STT

Kiểu văn bản

Phương thức biểu đạt

Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể

1

Văn bản tự sự

Trình bày sự việc, có quan hệ nhân quả

- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm thái độ

- Bản tin báo chí

- Bản tin tường thuật, tường trình

- Tác phẩm văn học

2

Văn bản miêu tả

- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, làm cho chúng hiển hiện

- Giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng

- Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật

- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự

3

Văn biểu cảm

Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật

- Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm

- Điện mừng, làm thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn

- Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người

- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí

4

Văn bản thuyết minh

- Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích, có hại của sự vật, hiện tượng

Bản thuyết minh sản phẩm hàng hóa

- Lời giới thiệu di tích thắng cảnh, nhân vật

- Văn bản trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học

5

Văn bản nghị luận

Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ, lập luận

Thuyết phục mọi người tin theo cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu

- Nghị luận về các tác phẩm văn học

- Nghị luận về các hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lý…

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Trong tác phẩm nghị luận, các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự đóng vai trò như thế nào?

Bài 2: Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở điểm nào?

Bài 3: So sánh kiểu văn bản biểu cảm với thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa

Bài 4: Các phương thức biểu đạt có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không? Vì sao? Nêu một ví dụ minh họa cụ thể?

Hướng dẫn trả lời

Bài 1:

Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận đóng vai trò là yếu tố phụ trợ, giúp cho tác phẩm nghị luận trở nên sinh động, thuyết phục

- Trong văn nghị luận: yếu tố nghị luận là yếu tố chủ đạo, làm sáng tỏ nội dung, nổi bật nội dung cần nói đến

Bài 2:

Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự có sự giống và khác nhau:

- Giống: yếu tố tự sự (kể chuyện) đóng vai trò chính

- Khác nhau:

Văn bản tự sự: phương thức biểu đạt chính là trình bày sự việc

   + Tính nghệ thuật được thể hiện qua các yếu tố cốt truyện- nhân vật- sự việc- kết cấu văn bản

- Thể loại tự sự đa dạng: truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết…

Bài 3:

Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình

- Giống: đều có yếu tố cảm xúc giữ vai trò chủ đạo

- Khác:

   + Văn biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi)

   + Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ)

- Văn học trữ tình thường:

   + Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp

   + Người bộc lộ cảm xúc là nhân vật trữ tình

   + Ngôn ngữ thường cô đọng, giàu tính biểu cảm, cách thể hiện ngắn gọn

Bài 4:

Các phương thức biểu đạt có thể được phối hợp với nhau trong cùng một văn bản. mỗi phương thức biểu đạt sẽ tạo ra thế mạnh khác nhau cho từng mục đích, yêu cầu của văn bản.

Ví dụ: Trong tác phẩm Làng của Kim Lân, phương thức biểu đạt chủ yếu là phương thức tự sự

- Các phương thức khác phối hợp như phương thức miêu tả, biểu cảm

   + Phương thức miêu tả: thể hiện qua các chi tiết miêu tả nhân vật về gương mặt, tính cách, hành động

   + Phương thức biểu cảm khi diễn tả được diễn biến chiều sâu tâm lý của nhân vật, những giằng xé trong tâm trạng của người nông dân yêu nước

Như vậy, khi kết hợp các phương thức biểu đạt sẽ tạo ra hiệu quả nghệ thuật theo từng mục đích của văn bản

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Hãy nối tên kiểu văn bản ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp

A

B

1 Văn bản tự sự

A. Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con vật, thiên nhiên, xã hội, sự vật

2. Văn bản miêu tả

B. Trình bày theo mẫu chung, bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, tập thể với các cơ quan quản lí hoặc bày tỏ yêu cầu, quyết định, thỏa thuật giữa các bên có trách nhiệm

3. Văn bản biểu cảm

C. Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận thuyết phục

4. Văn bản thuyết minh

D. Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, qua đó biểu hiện con người, quy luật cuộc sống, bày tỏ thái độ

5. Văn bản nghị luận

E. Tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm và hiểu được chúng

6. Văn bản điều hành

G. Trình bày, giới thiệu thuộc tính, cấu tạo, công dụng của sự vật, hiện tượng, cung cấp tri thức khách quan về đối tượng

Hướng dẫn giải:

Đáp án: 1- D; 2- E; 3- A; 4- G; 5- C; 6- B

Câu 2: Trong các loại văn bản sau, văn bản nào không sử dụng phương thức biểu cảm?

A. Lời giới thiệu một di tích lịch sử

B. Điện chúc mừng, thăm hỏi, chia buồn

C. Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người

D. Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí…

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 3: Kiểu văn bản chính nào không được giới thiệu trong sách Ngữ văn 9?

A. Văn bản thuyết minh B. Văn bản tự sự

C. Văn bản nghị luận D. Văn bản miêu tả

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 4: Văn bản nghị luận, việc đưa yếu tố miêu tả vào có ý nghĩa gì?

A. Trình bày rõ diễn biến của sự việc được nêu ra B. Tái hiện cụ thể sự vật, hiện tượng

C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết D. Giới thiệu rõ đặc điểm, công dụng của đối tượng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của văn bản nghị luận?

A. Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội

B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ một vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm hay tư tưởng được nêu ra

C. Trình bày sự việc, nhân vật, diễn biến, nhằm giải thích về sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê

D. Dùng chi tiết, hình ảnh,… nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 6: Ngôn ngữ của văn bản điều hành (hành chính- công vụ) có đặc điểm gì?

A. Có tính hình tượng B. Có tính biểu cảm

C. Chính xác, không dùng biện pháp tu từ D. Có thể sử dụng các biện pháp tư từ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 7: Văn bản nào sau đây thuộc văn học nước ngoài

A. Bến quê B. Những ngôi sao xa xôi

C. Con chó Bấc D. Tôi và chúng ta

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 8: Lỗ Tấn viết tác phẩm nào?

A. Con chó Bấc B. Bố của Xi-mông

C. Cố hương D. Rô Bin –xơn ở ngoài đảo hoang

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 9: Đi- phô là nhà văn nước nào?

A. Mĩ B. Anh

C. Pháp D. Nga

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 10: Trường hợp nào nêu đúng và đủ tên các tác giả có trong các văn bản đọc hiểu?

A. Lỗ Tấn, Ta- go, Lí Bạch, Mô-pa- xăng, Đi- phô, Lân-đơn, Ô Hen-ri, Go-rơ-ki, Đỗ Phủ

B. Lỗ Tấn, Go-rơ-ki, Lí Bạch, Mô-pa-xăng, Đi- phô, Lân- đơn, O Hen-ri, Mô-li-e

C. Lỗ Tấn, Go-rơ-ki, Mác-két, Đi- phô, Mô- pa-xăng, Lân-đơn, Chu Quang Tiềm, Ten

D. Lỗ Tấn, Go-rơ-ki, Đi-phô, Mô-pa-xăng, Lân-đơn, Chu Quang Tiềm, Ten

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 11: Các nhân vật có trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn?

A. Nhuận Thổ, Tây Thi đậu phụ, mẹ tôi, Thủy Sinh, Mã Lương

B. Tôi, Nhuận Thổ, mẹ tôi, Thủy Sinh, Hai Dương, cháu Hoàng

C. Nhuận Thổ, tôi, mẹ tôi, Mạnh Tử, Hai Dương, cháu Hoàng

D. Nhuận Thổ, tôi, mẹ tôi, Mạnh Tử, Hai Dương, cháu Hoàng.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 12: Văn bản nào sau đây là văn bản nghị luận?

A. Những đứa trẻ B. Đánh nhau với cối xay gió

C. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình D. Hai cây phong

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C