Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

MỤC LỤC

    I. Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định

    Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    Nghĩa của từ “cũng”

       Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh:

       - Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.

       - Thế thì đáng buồn quá! Nhưng làm sao chị biết cháu đã cóp bài của bạn ạ ?

       - Thưa chị, bài của cháu và bài của bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau.

       Bà mẹ thắc mắc:

        - Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu ?

       - Không đâu! Đề bài có câu hỏi thế này: “Em hãy cho biết đại từ là gì?”

       - Bạn cháu trả lời. ” Em không biết. ” Còn bạn cháu thì trả lời: “Em cũng không biết”.

       a) Tìm trong mẩu chuyện trên một câu trần thuật, một câu nghi vấn, một cảm thán.

       b) Nêu những dấu hiệu của mỗi câu nói trên.

    Hướng dẫn làm bài

       -Câu trần thuật: Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn – Dùng để thông báo

       - Câu cảm thán: Thế thì đáng buồn quá! – Bộc lộ cảm xúc, có dấu chấm than và từ cảm thán “quá”

       -Câu nghi vấn: Nhưng làm sao chị biết cháu đã cóp bài của bạn ạ ? –Dùng để hỏi lí do, có từ nghi vấn “làm sao” và dấu hỏi chấm.

    Bài 2: Cho ví dụ sau và trả lời câu hỏi

       Bà Hai bỗng lại cất tiếng:

       – Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.

       Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:

       – Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.

       (Kim Lân)

       Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu nghi vấn, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu cảm thán?

    Hướng dẫn làm bài

       -Câu trần thuật: Bà Hai bỗng lại cất tiếng. Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến. Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.

       -Câu nghi vấn: Thầy nó ngủ rồi ư?

       -Câu cầu khiến: Dậy tôi bảo cái này đã. Im!

       -Câu cảm thán: Khổ lắm

    Bài 3: Cho các câu sau, hãy cho biết đó là kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu ấy?

       a. Sao cậu lười học thế ?

       b. Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !

       c. Bác có thể cho cháu ngồi nhờ một lát được không ạ ?

       d. Cậu không làm thì ai làm đây ?

       e. Có phá hết các vòng vây đi không ?

       f. Hắn vừa đi vừa chửi.

       g. Mẹ kiếp!

       h. Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?

       i. Tức thật!

    Hướng dẫn làm bài

    Ví dụ

    Kiểu câu

    Tác dụng

    a. Sao cậu lười học thế ?

    Nghi vấn

    Khắng đinh

    b. Hãy gọi người hàng hành vào cho ta

    Cầu khiến

    Ra lệnh

    c. Bác có thể cho cháu ngồi nhờ một lát được không ạ ?

    Nghi vấn

    Nhờ vả

    d. Cậu không làm thì ai làm đây ?

    Nghi vấn

    Phủ định và khẳng định

    e. Có phá hết các vòng vây đi không ?

    Nghi vấn

    Ra lệnh

    f. Hắn vừa đi vừa chửi.

    Trần thuật

    Kể

    g. Mẹ kiếp!

    Cảm thán

    Bộc lộ cảm xúc tức giận

    h. Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?

    Nghi vấn

    Bộc lộ cảm xúc

    i. Tức thật!

    Cảm thán

    Bộc lộ cảm xúc tức giận

    Bài 4: Cho biết mỗi câu sau đây, thuộc kiểu câu gì?

       Hồ Chi Minh sinh năm 1890 mất năm 1969. (1)Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân(2)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(2) Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn?(3). Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?. . . (4)"Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay(5). Có người nói:Bác đã ra đi rồi(6). Không!(7) Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia. . (8) Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta (9)

    Hướng dẫn làm bài

       Câu nghi vấn:4

       Câu cầu khiến:2,3

       Câu trần thuật:1,5,8, 6

       Câu phủ định:7

       Câu cảm thán:9.

    II. HÀNH ĐỘNG NÓI

       Hãy cho biết tác dụng hành động nói của các câu đã cho sau đây:

       Vào giờ ra chơi, cô giáo đang chấm bài, Lan bước đến bên cô và nói:(1)

       - Thưa cô, em có chuyện này muốn hỏi cô ạ. (2)

       Cô ngoảnh lại, mỉm cười:(3)

       - Em có gì muốn hỏi cô sao?(4)

       Lan túng đáp:(5)

       - Dạ thưa cô, bài toán này khó quá! (6)Cô có thể hướng dẫn cách làm cho em được không ạ? (7)

       - Được rồi, chút nữa cô sẽ hướng dẫn em. (8)

       Lan reo lên:(9)

       - Ôi, Hay quá! (10). Em cảm ơn cô. (11)

       - Bây giờ em về chỗ ngồi đi. (12)

       Lan hớn hở trả lời: (13)

       - Vâng ạ. (14)

       Hướng dẫn làm bài

       + Dùng để điều khiển - cầu khiến: 12

       + Dùng để bộc lộ cảm xúc: 6, 10

       + Dùng để hỏi: 4, 7

       + Dùng để trình bày: 1, 2, 3, 5, 8, 9, 11, 13, 14.

    III. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

    1. Hãy cho biết tác dụng của trật tự từ sau:

    Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

    Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

    Hướng dẫn làm bài

       Dùng để nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa sen và ẩn dụ cho phẩm chất tốt đẹp của con người dù trong môi trường không tốt

    2. So sánh hai cách viết sau:

       a. A! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nấu mà bu bảo là chè.

       b. A! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Bu bảo cám là chè.

    Hướng dẫn làm bài

       a. Thể hiện thái độ trách móc, than vãn.

       b. Thể hiện sự phát hiện mới

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1: Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

    A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói

    B. Dùng để hỏi

    C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, . . .

    D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, . . .

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 2: Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?

    A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

    B. Dùng để hỏi

    C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, . . .

    D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, . . .

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 3: Chức năng chính của câu cảm thán là gì?

    A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

    B. Dùng để hỏi

    C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, . . .

    D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, . . .

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 4: Chức năng chính của câu cầu khiến là gì?

    A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

    B. Dùng để hỏi

    C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, . . .

    D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, . . .

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 5: Trật tự từ của câu nào thể hiện trình tự trước sau theo thời gian của hoạt động ?

    A. Và lại hí húi đi kiếm lá nguỵ trang, tháo xăng, nấu cơm ăn. (Nguyễn Minh Châu)

    B. Sáng hôm sau, ông Năm Hên đi lên ao sấu, có Tư Hoạch, một tên ăn ong rất sành địa thế vùng Cái Tàu dẫn đường. (Sơn Nam)

    C. Việt nằm sấp, má áp vào bá súng như gối đầu trên tay chị, hai cánh mũi phập phồng, đôi mắt thỉnh thoảng lại nhướng lên. (Nguyễn Thi)

    D. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. (Kim Lân)

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 6: Câu là câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp ?

    A. Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.

    B. Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

    C. Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông.

    D. Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 7: Câu nào không phải là câu cảm thán ?

    A. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

    B. ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.

    C. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !

    D. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 8: Câu nào dưới đây không thể hiện hành động hứa hẹn ?

    A. Con sẽ chăm chỉ học bài hơn nữa.

    B. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc !

    C. Họ đang quyết tâm hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất.

    D. Chúng em xin hứa sẽ đạt kết quả cao trong kì thi này.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 9: Câu nào không phải câu phủ định trong các câu sau?

    A. Em chưa học bài     B. Không phải em không học bài

    C. Em chẳng ăn cơm     D. Em không đi chơi nữa

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 10: Trong các câu sau, câu nào không phải câu trần thuật?

    A. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

    B. Thạch Sanh thật thà tin ngay.

    C. Đêm nay đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượi, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

    D. Cả A, B, C sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 11: Lựa chọn trật tự từ trong câu văn, đoạn văn thường được sử dụng mấy cách?

    A. Một B. Hai

    C. Ba D. Bốn

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D