Trắc nghiệm: Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Trắc nghiệm: Tổng kết phần văn (tiếp theo)

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm: Tổng kết phần văn (tiếp theo)

MỤC LỤC

    Câu 1: Đặc trưng nổi bật của văn nghị luận là gì?

    A. Dùng lời nói hay lời văn làm sống lại một sự vật, một cảnh tượng, một con người,… làm sao cho người đọc, người nghe có thể tưởng tượng điều đó như đang ở trước mắt.

    B. Dùng lời nói hay lời văn làm cho sống lại một câu chuyện, nghĩa là giúp người đọc, người nghe hiểu được diễn biến của câu chuyện đó.

    C. Dùng lời văn hay lời nói để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của người viết về một vấn đề, một hiện tượng nào đó.

    D. Dùng lời văn hay lời nói để trình bày các ý kiến, lí lẽ nhằm giải thích, chứng minh, biện luận, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề gì đó.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây thuộc thể văn nghị luận trung đại?

    A. Bài toán dân số      B. Bản án chế độ thực dân Pháp.

    C. Hịch tướng sĩ.      D. Hai chữ nước nhà.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 3: Đoạn văn sau đã thể hiện các phương thức biểu đạt nào?

    Vậy nên:

    “ Lưu Cung tham công nên thất bại

    “ Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

    “ Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô.

    “ Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

    A. Nghị luận + miêu tả     B. Miêu tả + tự sự

    C. Nghị luận + tự tự      D. Nghị luận + thuyết minh.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 4: Yếu tố nào không phải là yếu tố Nguyễn Trãi đưa ra trong văn bản Nước Đại Việt ta để khẳng định quyền độc lập dân tộc?

    A. Chủ quyền      B. Sự hùng cường

    C. Nền văn hiến      D. Phong tục.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 5: Nét giống nhau về thể loại của các văn bản ở bài 22, 23, 24 là gì?

    A. Đều được viết theo thể văn nghị luận.

    B. Đều được viết bằng văn biền ngẫu.

    C. Đều sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.

    D. Gồm ý A và B.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 6: Điểm tương đồng về nội dung tư tưởng của các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là gì?

    A. Đều thể hiện xây dựng một đất nước hùng mạnh, vững bền.

    B. Đề thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

    C. Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.

    D. Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 7: Câu nào làm sáng tỏ ý kiến cho rằng Chiếu dời đô thể hiện rõ nỗi lòng của tác giả?

    A. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

    B. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?

    C. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa.

    D. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 8: Điểm khác biệt nổi bật nhất giữa văn học trung đại với văn nghị luận hiện đại là gì?

    A. Nghị luận trung đại phải theo một bố cục đã thành khuôn mẫu.

    B. Nghị luận trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu.

    C. Nghị luận trung đại có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

    D. Gồ ý A và B.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 9: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ là ai?

    A. Ông đồ      B. Tác giả

    C. Người qua đường      D. Người thuê viết.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 10: Điểm khác biệt giữa thơ mới với thơ cũ (thơ ca trung đại) là gì?

    A. Không viết bằng chữ Hán.

    B. Không sử dụng các thể loại có kết cấu định hình, có niêm luận chặt chẽ.

    C. Không sử dụng các thi liệu và các hình thức ước lệ tượng trưng.

    D. Gồm cả ý A, B và C.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 11: Nét chung về hình thức giữa bài thơ Ông đồ và Nhớ rừng?

    A. Xây dựng hai hình ảnh, hai cảnh tượng đối lập để làm nổi bật tâm sự và tình cảnh của nhân vật chính. B. Sử dụng thể thơ tự do để diện tả cảm xúc mãnh liệt của tác giả.

    C. Ngôn ngữ giản dị, cô đọng và súc tích.

    D. Cả A, B, C đều sai.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 12: Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh, Tố Hữu – những nhà thơ chiến sĩ qua các bài thơ đã học là gì?

    A. Tình yêu cuộc sống tha thiết, nồng nhiệt.

    B. Tình yêu thương con người, nhất là những người lao động.

    C. Tinh thần “thép” của người chiến sĩ cách mạng.

    D. Gồm cả ý A, B, C.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D