Đại từ dùng để chỉ trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ
- Đại từ để trỏ:
+ Trỏ người, sự vật
+ Trỏ số lượng
+ Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
- Đại từ để hỏi dùng để
+ Hỏi về người, sự vật
+ Hỏi về số lượng
+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
Ví dụ:
Chiếc áo này của ai?
Chiếc túi xách này có giá bao nhiêu?
Sao không đi chơi vào tối nay?
a, Đó là: không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì?
- Lạy chị, em nói gì đâu?
b,
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
c,
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
- Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần…
Các đại từ nhân xưng:
a, tôi; chị, mày, em
b, mình- ta
c, cháu, chú, đồng chí
Đại từ trong tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau.
Trong tiếng Anh đại từ nhân xưng biểu thị một phạm trù ngữ pháp của ngôi mà hệ thống từ này trong tiếng Anh, tạo các hình thái I, you, he, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him…
Ngược lại, tiếng Việt đa dạng về đại từ nhân xưng, đại từ nhân xưng trong tiếng Việt còn thể hiện cảm xúc, thái độ, vai vế của người nói với người nghe
Các đại từ: anh, tôi, cháu, bác, ông, bà…
→ Có 3 loại đại từ chính: trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô)/ đại từ trỏ số lượng và đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
→ bao nhiêu, mấy là đại từ để hỏi
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại, nói lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng dại mà bán đi”
→Từ ngữ xưng hô: con – danh từ