Bài thơ: Sông núi nước Nam

Bài thơ: Sông núi nước Nam

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài thơ: Sông núi nước Nam

A. Nội dung bài học

Nội dung Bài thơ: Sông núi nước Nam

- Phiên âm:

Bài thơ: Sông núi nước Nam: nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 7

- Dịch nghĩa:

Bài thơ: Sông núi nước Nam: nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 7

- Dịch thơ:

Bài thơ: Sông núi nước Nam: nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 7

I. Đôi nét về tác phẩm Sông núi nước Nam

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời khẳng định chủ quyền của đất nước

- Phần 2 (hai câu còn lại): Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc

3. Giá trị nội dung

“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích

- Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn

II. Dàn ý phân tích tác phẩm Sông núi nước Nam

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sông núi nước Nam” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Hai câu thơ đầu: Lời khẳng định chủ quyền của đất nước

- Nam đế: hoàng đế nước Nam – ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc

- Thiên thư: sách trời - Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

⇒ Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc

2. Hai câu còn lại: Quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc

- Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta

- Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

- Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,..

- Cảm nhận về bài thơ: Bài thơ khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi. Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ.

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Ai là tác giả của Sông núi nước Nam?

A. Tương truyền là Lý Thường Kiệt B. Trần Quang Khải

C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Du

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 2. Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?

A. Áng thiên cổ hùng văn B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

C. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta D. Bài thơ có một không hai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 3. Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?

a. Song thất lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú D. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 4. Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?

A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ

B. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền

C. Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 5. Nội dung nào không xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam?

A. Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt

B. Khẳng định ranh giới lãnh thổ

C. Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc

D. Cả 3 ý trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 6. Bài thơ sông núi nước Nam ngoài việc biểu ý, thì có biểu cảm, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Biểu cảm: tinh thần yêu nước

Câu 7. Từ “đế” trong bài thơ có ý nghĩa gì?

A. Chỉ người đứng đầu đất nước

B. Chỉ vua, người đứng đầu đất nước, khẳng định sự ngang bằng về vị thế so với phương Bắc

C. Khẳng định nước Nam của vua nước Nam cai trị

D. Cả B và C

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 8. Giọng điệu của bài thơ là gì?

A. Dõng dạc, đanh thép B. Nhẹ nhàng, tha thiết

C. Sâu lắng, tình cảm D. Bi thiết, trầm buồn

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 9. Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt

C. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương

D. Quang Trung đại phá quân Thanh

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 10. Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ?

A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc B. Khẳng định quyết tâm chống xâm lăng

C. Tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước D. Gồm 2 ý A và B

Hướng dẫn giải:

Đáp án D