Lời văn, đoạn văn tự sự

Lời văn, đoạn văn tự sự

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Lời văn, đoạn văn tự sự

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    - Văn tự sự chủ yếu và văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả của sự đổi thay và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.

    - Đoạn văn là một phần của văn bản.

       + Nội dung: Mỗi đoạn văn biểu đạt một ý trọn vẹn.

       + Hình thức: Gồm nhiều câu, Mở đầu viết hoa và lùi vào một ô. Kết đoạn chấm xuống dòng.

    B. Bài tập luyện tập

    Bài 1: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Thạch Sanh:

    Gợi ý:

    Ngày xửa,ngay xưa, đã lâu lắm rồi ở, một làng nọ thuộc quận Cao Bình có vợ chồng người nông dân chuyên làm nghề đốn củi, ăn ở phúc đức. Họ ao ước có một mụn con. Ngọc Hoàng thương họ hiền lành, tốt bụng nên đã sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Người vợ mang thai nhiều năm liền đến khi chồng bà mất đi, bà mới sinh được một cậu con trai. Cậu bé lớn lên một chút thì mẹ cũng qua đời. Cậu sống một mình lủi thủi trong túp lều nhỏ dưới gốc đa, hằng ngày chăm chỉ đốn củi nuôi thân.

    Bài 2: Viết đoạn văn kể việc trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:

    Gợi ý:

    Sơn Tinh trổ tài trước Chàng đưa một lưỡi Gươm,đất trời như rùng mình, chao đảo, chuyển động. chàng vẫy tay về phía Đông, lớp lớp cồn bãi nổi lên chồng chất, chàng vẫy tay về phía Tây, từng dãy đồi núi mọc lên san sát điệp trùng. mắt nhà vua sáng lên theo từng đường gươm uy vũ của Sơn Tinh.

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1. Tìm định nghĩa đủ nhất về lời văn tự sự là gì?

    A. Là lời của tác giả

    B. Là lời của nhân vật

    C. Là lời văn dùng để giới thiệu, kể sự việc, miêu tả, hoặc lời độc thoại, đối thoại của nhân vật trong câu chuyện

    D. Cả 3 đáp án trên

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    Câu 2. Khi kể việc, cách kể cũng là một yếu tố quan trọng, yếu tố này gồm các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do hành động ấy đem lại, đúng hay sai?

    A. Đúng B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 3. Mỗi đoạn văn tự sự có đặc điểm gì?

    A. Thường có ý trọng tâm, khái quát nêu ý chính của cả đoạn

    B. Ý trọng tâm, khái quát bằng câu chủ đề

    C. Các câu văn trong đoạn giải thích, bổ sung làm rõ nghĩa cho ý chính trong câu chủ đề

    D. Cả 3 ý trên

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

    Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

    Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương, đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

                                                                              (Bức tranh của em gái tôi)

    Câu 4. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào?

    A. Tự sự B. Nghị luận

    C. Thuyết minh D. Miêu tả

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự

    Câu 5. Đoạn văn trên nêu về sự việc gì?

    A. Nhân vật “tôi” được bố mẹ dẫn tới xem tranh đoạt giải của Kiều Phương

    B. Hình ảnh chú bé trong bức tranh

    C. Buổi lễ trao giải nhất của em gái Kiều Phương

    D. Mong muốn anh trai tới dự lễ trao giải của Kiều Phương

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 6. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn trên?

    A. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ tôi đang dở việc đẩy nhẹ nó ra.

    B. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương, đã được đóng khung, lồng kính.

    C. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

    D. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    Câu 7. Trong đoạn văn tự sự “Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái rất xinh. Vua muốn chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể” mang nội dung gì?

    A. Giới thiệu về việc vua Hùng thứ 18 muốn kén rể.

    B. Giới thiệu về vua Hùng

    C. Giới thiệu về các chàng rể hiền, tài năng

    D. Kể về vua Hùng và các chàng rể

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là gì?

    A. Kể người và vật B. Kể người và kể việc

    C. Tả người và miêu tả công việc D. Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    → Kể người và kể việc

    Câu 9. Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn?

    A. Làm ý chính nổi bật B. Dẫn đến ý chính

    C. Là ý chính D. Giải thích cho ý chính

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    → Câu chủ đề là ý chính trong đoạn văn

    Câu 10. Đoạn văn tự sự không cần sự liên kết, mạch lạc, đúng hay sai?

    A. Đúng B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    → Một đoạn văn không có sự liên kết, mạch lạc thì sẽ trở nên lỏng lẻo, thiếu tính thống nhất