MỤC LỤC
A. Nội dung bài học
- Các lỗi dùng từ có thể mắc:
Lặp từ | Lẫn lộn các từ gần âm |
-Về mặt hình thức, lỗi lặp từ giống với các biện pháp tu từ điệp ngữ hoặc phép lặp để liên kết câu. | -Là lỗi dùng lẫn lộn các từ có cách phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa khác nhau khiến cho câu văn, lời văn trở nên không có nghĩa hoặc sai nghĩa. |
- Nguyên nhân: người nói, người viết không nắm vững không hiểu rõ nghĩa của từ.
- Hậu quả: khiến câu văn trở nên rườm rà, nhàm chán, khó hiểu
- Cách khắc phục: Để tránh mắc các lỗi dùng từ, cần tạo cho mình một vốn từ ngữ phong phú. Mặt khác phải thường xuyên tìm hiểu thật chính xác nghĩa của từ thông qua các cuốn từ điển, qua bài học, qua người lớn,... Khi có vốn từ lại hiểu chính xác nghĩa của nó chúng ta sẽ có cách diễn đạt đúng, dễ hiểu và hấp dẫn người khác.
B. Bài tập luyện tập
Bài 1: Chọn các từ: yêu cầu, yêu sách để điền vào chỗ trống trong các câu cho dưới đây:
(1) Các tổ có..... gì cần Ban lãnh đạo giải quyết thì nêu lên.
(2) Nhân dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những.... chính đáng đòi quyền lợi tự do của nhân dân các nước anh em.
Gợi ý:
(1) Yêu cầu: đòi, muốn người khác làm điều gì đó.
(2) Yêu sách: đòi cho được, đòi phải giải quyết, phải được đáp ứng.
Bài 2: chọn các từ sau: đỏ gay, đỏ hỏn, đỏ ngầu, đỏ rực để điền vào chỗ trống dưới đây:
- Thằng bé con....
- Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa...
- Nước sông....
- Mặt nó....
Gợi ý:
- Đỏ hỏn.
- Đỏ rực.
- Đỏ ngầu.
- Đỏ gay.
Bài 3: Giải nghĩa các từ sau: rung chuyển, rung rinh, thân mật, thân thiện, thân thiết, thân thích. Đặt câu với mỗi từ đó?
Gợi ý
- Rung chuyển: rung mạnh cái vốn có trên nền tảng vững chắc.
Đặt câu: Bom nổ làm rung chuyển cả một vùng trọng điểm.
- Rung rinh: rung nhẹ và nhanh, thường chỉ các vật nhỏ, nhẹ như lá cây, ngọn cỏ,...
Đặt câu: Những cành lá rung rinh trong gió như gọi mời chim chóc đến cất tiếng hát.
- Thân mật: gần gũi, đầm ấm.
Đặt câu: Vốn sống giản dị, bà Lan mắng tôi một cách thân mật.
- Thân thiện: thân và tốt với nhau.
Bạn Lan rất thân thiện và hòa đồng với tất cả học sinh trong lớp
- Thân thiết: rất thân và khôn thể xa nhau được.
Đặt câu: Tôi không thể rời xa người anh trai thân thiết của mình.
- Thân thích: có quan hệ họ hàng với nhau.
Đặt câu: Nó và tôi là họ hàng thân thích.
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Các lỗi về từ ngữ thường gặp:
A. Lỗi lặp từ B. Lỗi dùng sai từ
C. Lỗi dùng sai nghĩa của từ D. Cả ba đáp án trên
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 2. Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: “Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn An”
A. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý.
B. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn.
C. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý An.
D. Không sửa câu trên được
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 3. Từ “lãng mạng” là từ dùng đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
→ Lãng mạng là từ sai, từ chính xác: lãng mạn
Câu 4. Câu “quá trình phát triển từ hạt mầm lên cây được gọi là quá trình trưởng thành của cây. Từ trưởng thành dùng đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
→ Từ trưởng thành chỉ sử dụng để nói về sự phát triển của con người về thể chất, tinh thần.
Câu 5. Câu “mẹ rất quan tâm với việc học tập, sinh hoạt của em”, từ nào sử dụng sai?
A. Rất B. Quan tâm
C. Với D. Việc
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
→ Sử dụng sai liên từ với
Câu 6. Câu “vì một tương lai sáng lạng” từ “sáng lạng” đùng dúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
→ Từ sáng lạng là từ dùng sai. Từ chính xác: Sáng lạn
Câu 7. Câu “Trời lạnh, An vẫn mặc áo phong thanh” từ dùng sai “phong thanh”, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
→ Từ phong thanh dùng sai, cần sửa lại thành phong phanh
Câu 8. Một bạn học sinh viết các từ “cổ chuyền”, “bánh trưng”, “dủi do” đúng chính tả chưa?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
→ Các từ trên đều viết sai chính tả ch/ tr; r/ d. Sửa thành: bánh chưng, cổ truyền, rủi ro
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới