Chất bán dẫn có hai loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.
Lớp chuyển tiếp p-n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn. Lớp chuyển tiếp p-n là lớp nghèo hạt tải điện.
Dòng điện chỉ chạy qua được lớp chuyển tiếp p-n theo chiều từ p sang n, nên lớp chuyển tiếp p-n được dùng làm điôt bán dẫn để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều.
Bán dẫn loại n là bán dẫn mà mật độ electron lớn hơn mật độ lỗ trống
Bán dẫn loại n được tạo thành bằng cách pha tạp chất hóa trị V vào bán dẫn tinh khiết. Khi đó, mỗi nguyên tử tạp chất này dung 4 electron lớp ngoài cùng để tạo thành liên kết bền vững với các nguyên tử Si lân cận và thừa lại một êlectron. Như vậy, ngay tại nhiệt độ thường, bán dẫn này đã có êlectron tham gia vào quá trình dẫn điện.
Bán dẫn tinh khiết là bán dẫn có mật độ lỗ trống bằng mật độ êlectron
Bán dẫn loại n là bán dẫn có mật độ êlectron cao hơn mật độ lỗ trống
Bán dẫn loại p là bán dẫn có mật độ lỗ trống cao hơn mật độ êlectron
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của êlectron dẫn ngược chiều điện trường và lỗ trống cùng chiều điện trường.
Trong bán dẫn tinh khiết, mật độ êlectron bằng mật độ lỗ trống, còn trong bán dẫn tạp chất (loại n, loại p) thì chúng không bằng nhau
Nhiệt độ càng cao thì bán dẫn dẫn điện càng tốt, điện trở suất giảm khi nhiệt độ tăng.
Ở nhiệt độ thường bán dẫn có điện trở suất lớn hơn kim loại vì khi này bán dẫn hầu như không có hạt tải điện tự do
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới