1. Mặt chân đế.
Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đở chúng bằng cả một mặt đáy thì mặt chân đế là mặt đáy của vật.
Khi vật tiếp xúc với mặt phẵng đở chỉ ở một số diện tích rời nhau thì mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.
2. Điều kiện cân bằng.
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gía của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.
3. Mức vững vàng của sự cân bằng.
Mức vững vàng của sự cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao và mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại.
Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.
Để tăng mức vững vàng của đèn để bàn ta nên làm chân đèn rộng và nặng.
Đường thẳng đi qua trọng tâm phải có phương thẳng đứng.
Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì:
Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.
Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi
Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.
Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.
Mức vững vàng của cân bằng sẽ tăng nếu vật có mặt chân đế càng rộng, trọng tâm càng thấp.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới