1. Giảm phân 1:
Gồm kì trung gian và 4 kì phân bào chính thức
a. Kì trung gian 1:
- ADN và NST nhân đôi
- NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 Crômatit dính với nhau ở tâm động
b. Kì đầu 1:
- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen
- NST kép bắt đầu đóng xoắn
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
c. Kì giữa 1:
- NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, đính với thoi vô sắc ở tâm động
d. Kì sau 1:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc
e. Kì cuối 1:
- Thoi vô sắc tiêu biến
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Số NST trong mỗi tế bào con là n kép
Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào.
Kì sau I: Các NST kép ở trạng thái co xoắn, vận động về hai cực của tế bào.
- "Các NST kép tập trung lại và được bao bọc bởi màng nhân mới hình thành nhân n kép" là diễn biến của kì cuối.
- "Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào." là diễn biến của kì giữa.
- Giảm phân: giúp giảm bộ NST của loài đi 1 nửa.
- Thụ tinh: có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái, khôi phục lại bộ NST đầy đủ của loài.
Hình ảnh cho thấy NST đơn đang di chuyển về cực tế bào, chứng tỏ đây là kì sau II.
Trong quá trình tạo giao tử ở 1 tế bào sinh dục đực, NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào 1.
Khi chỉ xét cặp NST giới tính, quá trình sinh tinh bình thường, không xảy ra trao đổi chéo: từ 1 tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng chia thành 2 loại: 2 tinh trùng mang NST X và 2 tinh trùng mang NST Y.
Kết quả quá trình giảm phân I tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa n NST kép (kiến thức SGK Sinh học 10 cơ bản).
- Bộ NST chỉ được nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước khi bước vào lần phân bào I.
- Có 2 lần phân bào.
- Hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo chỉ xảy ra ở kì đầu giảm phân I.
- Tạo ra các tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa về số lượng so với tế bào ban đầu.
Hình vẽ cho thấy mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 1 cực tế bào, chứng tỏ đây là kì sau I.
Giảm phân 2 thực chất là phân bào nguyên nhiễm, còn giảm phân 1 mới là giảm nhiễm.
Các NST được nhân đôi và các nhiễm sắc tử vẫn còn đính với nhau tại tâm động tại kì trung gian. Một NST bao gồm 2 nhiễm sắc tử như vậy được gọi là NST kép.
Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kì đầu I (kiến thức SGK Sinh học 10 cơ bản).
Trao đổi chéo làm thay đổi cấu trúc NST hay trao đổi tổ hợp các alen trội lặn tạo ra nhiều loại giao tử → tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm đa dạng về kiểu gen ở loài.
Trong giảm phân, NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa I, còn NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa II.
Trong giảm phân, NST tự nhân đôi vào kì trung gian trước khi bước vào giảm phân (cụ thể là trước giảm phân I).
Hiện tượng chromatide trong NST kép tách nhau ra ở tâm động rồi di chuyển về 2 cực tế bào xảy ra ở kì sau của nguyên phân hay kì sau giảm phân II.