I. Các dạng thù hình của cacbon
Cacbon có các dạng thù hình :
+ Cacbon vô định hình: (than gỗ, than đá, than xương): xốp, không dẫn điện
+ Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện
+ Than chì: mềm, dẫn điện
II. Tính chất của cacbon
1. Tính chất hấp phụ
Than gỗ, than xương mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính
Than hoạt tính được dùng để làm trắng đương, chế tạo mặt nạ phòng độc
2. Tính chất hóa học
Cacbon là phi kim hoạt động yếu.
a. Cacbon tác dụng với oxi
$C+\,{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}C{{O}_{2}}$
b. Cacbon tác dụng với oxit kim loại
Cacbon khử được một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO… thành Pb, Zn
$2CuO{{\,}_{(r)\,(den)}}+\,C{{ }_{(r)\,(den)}}\,\xrightarrow{{{t}^{o}}}Cu{{\,}_{(r)\,(do)}}+\,C{{O}_{2\,(k)}}$
III. Ứng dụng.
- Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì
- Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính
- Cacbon vô định hình cũng có nhiều ứng dụng, than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng hơi độc, làm chất khử màu , khử mùi
- Than đá, than gỗ được dùng làm nhiên liệu (chất đốt) trong công nghiệp, làm chất khử để điều chế một một số kim loại
Các dạng thù hình của cacbon là : Kim cương, than chì, cacbon vô định hình
Than hoạt tính được dùng để trừ chất độc (trong mặt nạ phòng độc) , để loại chất bẩn trong lọc đường và lọc dầu thực vật… là do than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao.
Ở điều kiện thường, cacbon tồn tại ở thể rắn.
Vật dẫn điện là than chì
Thủy tinh không phải dạng thù hình của cacbon.
C có thể tạo với oxi hai oxit: $ CO,C{{O}_{2}} $
Phát biểu sai là : Cacbon là phi kim hoạt động mạnh, có tính chất điển hình là tính khử .
Do cacbon là phi kim hoạt động yếu.
Than chì và kim cương là 2 dạng thù hình của cacbon
Tính chất quan trong của cacbon là tính khử