1.Điện trường
Điện trường là môi trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Xung quanh điện tích tồn tại điện trường.
Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.
2.Đường sức điện
- Đường sức điện trường là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào cũng trùng với hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
- Tính chất của đường sức điện trường
+ Tại một điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một đường sức điện trường đi qua và chỉ một mà thôi
+Các đường sức điện là các đường cong không kín, xuất phát từ các điện tích dương va kết thúc ở các điện tích âm
+ Các đường sức không bao giờ cắt nhau
+ Nơi nào có cường độ điện trường mạnh ta vẽ đường sức dày và nơi nào có cường độ điện trường yếu các đường sức thưa.
+ Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau
-Điện trường đều:
+ Có véc tơ CĐĐT tại mọi điểm đều bằng nhau.
+ Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song cách đều nhau
Vì hai lực ${\vec F_1}$ và ${\vec F_2}$ khác nhau về dấu và độ lớn nên hai điện tích $q_1$ và $q_2$ có độ lớn khác nhau và trái dấu nhau do vậy phát biểu sai là : Vì khi thay $q_1$ bằng $q_2$ thì điện trường tại P thay đổi.
Do hướng của đường sức có hướng đi ra vào trong các điện tích nên cả 2 điện tích A và B đều là các điện tích âm.
Qua một điểm trong điện trường ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức điện, nên các đường sức của một điện trường không cắt nhau.
Đơn vị của cường độ điện trường là V/m
* Bổ sung: Ở bài sau sẽ học công thức \[\text{E =}\dfrac U d \Rightarrow \left[ E \right]=\dfrac{\left[ U \right]}{\left[ d \right]}=\dfrac V m \]
Trong đó E là cường độ điện trường, U là hiệu điện thế giữa hai điểm M,N và d là khoảng cách giữa hai điểm M và N theo phương đường sức điện.
Ở bên trong một quả cầu kim loại thì không có điện trường vì tại các điểm bên trong thì mật độ điện tích bằng 0, các điện tích chỉ phân bố trên bề mặt quả cầu.
Đường sức của điện tích âm có hướng vào trong điện tích đó.
Đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song do đó hình vẽ 3) là đường sức điện trường đều.
Với Ion âm thì ta có điện trường làm cho các Ion này di chuyển từ nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao.
Điện trường đều là điện trường mà trong đó cường độ điện trường có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
Câu phát biểu sai : Đường sức điện có thể là đường cong kín.
Vì đường sức điện là đường cong khép kín.
Đường sức điện trường của một điện tích điểm dương là các đường thẳng xuất phát từ điện tích dương đó và kết thúc ở vô cực
Do đó đáp án sai: Có chiều hướng về phía điện tích
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới