Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tỉ lệ giới tính

Lý thuyết về Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

Tỉ lệ giới tính

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính

Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60

Trước mùa sinh sản: thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau đó, cá thể đực và cái gần bằng nhau.

Do tỉ lệ tử vong khác nhau giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực

Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu:

đẻ trứng < 20oC thì trứng nở ra toàn cá thể cái, đẻ trứng > 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực.

Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy theo điều kiện môi trường sống (nhiệt độ)

Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần

Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật

Muỗi đực tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái

Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và con cái – muỗi đực không hút máu như muỗi cái. Muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muỗi cái bay khắp nơi tìm động vật hút máu.

Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, củ rễ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái, còn loại rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây có hoa đực.

Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Tỉ lệ cái: đực ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong mùa sinh sản các cá thể cái chết nhiều hơn các cá thể đực- SGK cơ bản lớp 12 trang 161