Tháp sinh thái

Tháp sinh thái

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tháp sinh thái

Lý thuyết về Tháp sinh thái

Tháp sinh thái

Có 3 loại tháp sinh thái:

Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao, năng lượng trung bình mất 90% => Chuỗi thức ăn không kéo dài 

Câu 2: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái

(1) Thực vật nổi

(2) Động vật nổi

(3) Giun

(4) Cỏ

(5) Cá ăn thịt

Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là: (1) và (4)

Câu 3: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sinh vật sản xuất gồm thực vật là chủ yếu và 1 số vi sinh vật tự dưỡng

Câu 4: Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

→ Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

Câu 5: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bậc dinh dưỡng cấp 2 chính là những sinh vật ăn bậc dinh dưỡng cấp 1, mà bậc dinh dưỡng cấp 1 là thực vật

Câu 6: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là sinh vật sản xuất, nó đứng ở bậc đầu tiên của tháp sinh khối

Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ?

(1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật

(2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật.

(3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn.

(4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các phát biểu đúng là: (2), (4)

Ý (1) sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất.

Ý (3) bậc dinh dưỡng cao nhất là sinh vật cuối cùng của chuỗi thức ăn

Câu 8: Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong một chuỗi thức ăn thì càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì tiêu tốn năng lượng qua các bậc dinh dưỡng càng cao .

Nếu một chuỗi thức ăn có thực vật là sinh vật sản xuất và con người là sinh vật tiêu thụ cao nhất thì chuỗi thức ăn nào ngắn nhất thì con người sẽ nhận được mức năng lượng cao nhất

Câu 9: Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu 10: Sự phân chia các loài trong hệ sinh thái thành 3 nhóm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải dựa vào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK cơ bản lớp 12 trang 187

Câu 11: Cho một chuỗi thức ăn Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn trên, ếch thuộc bậc dinh dưỡng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cỏ thuộc bậc dinh dưỡng 1 => ếch thuộc bậc dinh dưỡng 3

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ăn

mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhau

quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp

Câu 13: Trao đổi chất trong quần xã được biểu hiện qua

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trao đổi vật chất trong quần xã được biểu hiện qua chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng (phân biệt với trao đổi vật chất trong HST)

Câu 14: Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nấm và vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải; 1 số VK là sinh vật sản xuất. 

Câu 15: Một chuỗi thức ăn gồm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chuỗi thức ăn: - Là một dãy các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích phía trước vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ

Câu 16: Trong một hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 Trong chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau. Lưới thức ăn lại gồm nhiều chuỗi thức ăn trong đó có các mắt xích chung => quan hệ dinh dưỡng

Câu 17: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- ta không có tiêu chuẩn so sánh độ lớn nhỏ của chuỗi thức ăn so với lưới thức ăn

- "Thành phần loài của mỗi lưới thức ăn nhiều hơn so với của chuỗi thức ăn" đúng: do lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn trong đó có những mắt xích chung nên số loài của lưới thức ăn nhiều hơn chuỗi thức ăn

 

Câu 18: Khi nói về lưới thức ăn điều nào sau đây không đúng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.

Câu 19: Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn là sơ đồ thể hiện mối quan hệ sinh dưỡng giữa các loài; trong đó mỗi loài là 1 mắt xích, loài này sử dụng loài khác làm thức ăn đồng thời cũng là nguồn thức ăn cho một loài khác. Như vậy cơ sở để xây dựng chuỗi và lưới thức ăn là mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài 

Câu 20: Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có những chuỗi thức ăn bắt đầu từ mùn bã hữu cơ

Câu 21: Trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái đại dương, loài nào sau đây là thức ăn của mực?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mực là loài động vật ăn thịt bằng cách nuốt chửng nên ta loại bỏ thực vật và động vật phù du, còn cá mập thì quá lớn so với mực nó không thể nuốt chửng. Như vậy thức ăn của mực là cá trích. 

Câu 22: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:

(1)Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm động vật tiêu thụ.

(2)Tất cả các loài kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

(3)Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

(4)Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

Số phát biểu sai là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các phát biểu sai là : (1),(2),(4)

Câu 23: Sơ đồ nào sau đây miêu tả đúng về một chuỗi thức ăn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lúa  chuột → rắn  diều hâu.

Câu 24: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:

1. Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

2. Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.

3. Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.

4. Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.

5. Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.

6. Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu đúng là 3, 6.

(1) sai vì cấu trúc lưới thức ăn thường thay đổi theo điều kiện sống.

(2) sai vì khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn sẽ thay đổi.

(4) sai mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn thường bao gồm nhiều loài.

(5) sai vì điều này chỉ đúng trong diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế thứ sinh trong điều kiện thuận lợi.

Câu 25: Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 26: Sinh vật nào sau đây là sinh vật phân hủy trong hệ sinh thái?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sinh vật phân hủy là sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ => nấm và vi khuẩn hoại sinh có khả năng này

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng) ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật." đúng theo công thức: PN= PG – R trong đó  PN  là sản lượng sơ cấp thô, PG sản lượng sơ cấp tinh, R phần hô hấp ở thực vật. các ý còn lại sai vì những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh cao do có sức sản xuất cao, hoang mạc có sức sản xuất thấp. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước (48,3 %) nhỏ hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.