Mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử

Mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa  Mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử

Lý thuyết về Mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử

1. Mạch xoay chiều chỉ chứa R

Điện trở thuần biến toàn bộ điện năng qua nó thành nhiệt.

Đặt vào 2 đầu 1 điện áp xoay chiều: $u={{U}_{0}}cos(\omega t+\varphi )$

Xét $\Delta t$ vô cùng nhỏ thì dòng xoay chiều như dòng 1 chiều. Theo định luật Ôm.

$i=\dfrac{u}{R}\Rightarrow i=\dfrac{{{U}_{0}}}{R}\cos \left( \omega t+\varphi  \right)={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi  \right)$ với ${{I}_{0}}=\dfrac{{{U}_{0}}}{R}$

Trong mạch chỉ chứa R: u và i cùng pha.

Chú ý: công thức tính điện trở dây dẫn: $R=\rho \dfrac{\ell }{S}$

Trong đó: 

R là điện trở dây dẫn $\left( \Omega  \right)$

$\rho $ là điện trở suất của dây dẫn $\left( \Omega .m \right)$

$\ell $ là chiều dài dây dẫn (m)

S là tiết diện của dây dẫn $\left( {{m}^{2}} \right)$

2. Mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm

Cuộn thuần cảm là cuộn cảm lí tưởng không có điện trở thuần ( đặc trưng cho cuộn thuần cảm là độ tự cảm L)

Dòng 1 chiều đi qua được cuộn thuần cảm ( lúc này cuộn như dây dẫn không có điện trở R)

Dòng xoay chiều cũng đi qua cuộn thuần cảm nhưng bị cản trở 1 phần. Đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn cảm là cảm kháng:

${{Z}_{L}}=\omega L\left( \Omega  \right)$ $\Rightarrow I=\dfrac{U}{{{Z}_{L}}}$; ${{I}_{0}}=\dfrac{{{U}_{0}}}{{{Z}_{L}}}$

${{u}_{L}}$ nhanh pha hơn i là $\pi /2$ ,$(\varphi ={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i}}=\pi /2)$

Ta luôn có: $\dfrac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}\ +\ \dfrac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}\ =\ 2.$$\dfrac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}+\dfrac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}=1$

3. Mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện

Tụ điện không cho dòng 1 chiều đi qua.

Tụ điện cho dòng xoay chiều đi qua nhưng cản trở 1 phần. Đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở này được gọi là dung kháng

${{Z}_{C}}=\dfrac{1}{\omega C}$ Trong đó C là điện dung của tụ điện (F)

$\Rightarrow I=\dfrac{U}{{{Z}_{C}}}$; ${{I}_{0}}=\dfrac{{{U}_{0}}}{{{Z}_{C}}}$

${{u}_{L}}$ nhanh pha hơn i là$\pi /2$ ,$(\varphi ={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i}}=\pi /2)$

Ta luôn có: $\dfrac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}\ +\ \dfrac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}\ =\ 2.$$\dfrac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}+\dfrac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}=1$

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Đặt điện áp $ u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t+\dfrac{\pi }{4} \right) $ vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là $ i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi \right) $ . Giá trị của $ \varphi $ bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đoạn mạch chỉ chưa tụ điện thì cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp hai đầu tụ góc $ \dfrac{\pi }{2} $ nên $ {{\varphi }_{i}}={{\varphi }_{u}}+\dfrac{\pi }{2}=\dfrac{\pi }{4}+\dfrac{\pi }{2}=\dfrac{3\pi }{4} $

Câu 2: Đặt vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm L một điện áp $ u=220\sqrt{2}\cos \left( \omega t+\varphi \right)V $ thì dòng điện chạy qua cuộn dây là $ i=\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)A. $ Giá trị của cảm kháng là :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cảm kháng : $ {{Z}_{L}}=\dfrac{{{U}_{0}}}{{{I}_{0}}}=220\Omega . $

Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mạch chỉ có điện trở thuần nên cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 4: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần một điện áp xoay chiều có biểu thức $ u={{\mathsf{U}}_{0}}\cos (\omega t-\dfrac{\pi }{6})V $ thì cường độ dòng điện trong mạch là $ i={{I}_{0}}\cos (\omega t+\varphi )A $ . Giá trị của $ \varphi $ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mạch chỉ có cuộn cảm thuần thì i trễ pha $ \dfrac{\pi }{2} $ so với u.

Suy ra $ \varphi =-\dfrac{\pi }{6}-\dfrac{\pi }{2}=-\dfrac{2\pi }{3} $

Câu 5: Dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có cuộn cảm hay tụ điện hay cuộn cảm giống nhau ở điểm nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đều có cường độ hiệu dụng tỉ lệ với hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch

Câu 6: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa một phần tử là điện trở hoặc tụ điện hoặc cuộn dây. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch cùng pha với điện áp ở hai đầu mạch thì đoạn mạch đó chứa

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch $ \Rightarrow $ mạch chỉ chứa điện trở.

Câu 7: Đặt điện áp $ u={{U}_{0}}\cos 100\pi t\left( V \right) $ vào hai đầu tụ điện có điện dung $ C=\dfrac{{{10}^{-3}}}{\pi }F $ . Dung kháng của tụ điện là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dung kháng tụ điện: $ {{Z}_{C}}=\dfrac{1}{\omega C}=\dfrac{1}{100\pi .\dfrac{{{10}^{-3}}}{\pi }}=10\Omega $