1. Bề rộng chùm quang phổ
Chiếu chùm sáng trắng vào mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt với góc tới i ( môi trường chứa tia khúc xạ chiết quang hơn môi trường chứa tia tới)
Độ rộng vùng quang phổ: $\ell = TD = h.\tan {r_đ} - h.\tan {r_t}$
Trong đó
+ h là độ sâu của môi trường chứa tia khúc xạ.
+ $r_đ$ và $r_t$ là góc khúc xạ của tia đỏ và tia tím.
2. Bề rộng chùm tia ló qua bản mỏng
Chiếu chùm sáng trắng lên một bản mỏng có độ dày e với góc tới i. Biết chiết suất của tia sáng đối với ánh sáng màu đỏ là $n_đ$ và đối với ánh sáng màu tím là $n_t$.
Góc khúc xạ của tia sáng được biểu diễn trên hình vẽ.
Bề rộng vùng quang phổ: $\ell = TD = e.\tan {r_đ} - e.\tan {r_t}$
Độ rộng chùm tia ló ra khỏi bản mỏng ( khoảng cách giữa tia ló của ánh sáng tím và ánh sáng đỏ): $d=TD.cosi$
Trong đó:$r_đ$ và $r_t$ là góc khúc xạ của tia đỏ và tia tím.
Vì góc chiết quang là góc nhỏ nên góc hợp bởi tia ló màu đỏ và tia ló màu tím:
$ D=\left( {{n}_{t}}-{{n}_{d}} \right)A=0,{{36}^{o}}=21'36'' $
Khi chiếu vuông góc chùm tia sáng trắng vào mặt nước thì mọi tia sáng đều truyền thẳng, nên sẽ thu vệt sáng màu trắng dưới đáy bể nước.
Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì chiết suất của môi trường giảm nên vận tốc và bước sóng của ánh sáng đều tăng.
Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia tím khi ra khỏi lăng kính:
$ D=\left( {{n}_{t}}-{{n}_{d}} \right)A=0,{{2}^{o}} $
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới