I. Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
1. Tình hình thế giới
- Đầu tháng 8/1845, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
- Ở châu Âu, Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (5/1945).
- Ở châu Á, Nhật đầu hàng động minh không điều kiện (8/1945).
2. Tình hình trong nước
- Ngay khi nghe tin sắp Nhật đầu hàng, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi nhân dân nổi dậy.
- Hội nghị toàn quốc của Đảng được họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến 15/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Đại hội quốc dân Tân Trào được tổ chức (16/8) nhất trí tán thành Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến đồng bào kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Chiều 16/8, thị xã Thái Nguyên được giải phóng, mở đường về Hà Nội.
II. Diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
1. Giành chính quyền ở Hà Nội
- Diễn biến:
- Kết quả: Trước khí thế của cuộc khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại. Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi ở Hà Nội.
- Ý nghĩa:
2. Giành chính quyền trong cả nước
- Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, nhiều xã huyện một số tỉnh đã giành chính quyền sớm nhất trong cả nước, đó là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị
- Trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28), cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
III. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám
1. Ý nghĩa lịch sử
- Đối với Việt Nam:
- Đối với thế giới: Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Nguyên nhân chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan: Thắng lợi của quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã cổ vũ và tạo điều kiện để nhân dân Việt Nam giành chính quyền.
Cách mạng tháng Tám thành công là do các nguyên nhân sau :
- Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc được phát huy khi Đảng Cộng sản Đông Dương phất cao ngọn cờ cứu nước, cứu nhà.
- Có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng
- Tranh thủ được hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai.
=> Như vậy, nhận xét "Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển" là không đúng.
Trong bối cảnh những điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam đã đến, Hồ Chí Minh trong lúc đang ốm nặng đã căn dặn với trung ương Đảng : "Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"
Theo SGK Lịch sử 9 trang 93, sáng 19 – 8 – 1945, cả Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo đến Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức. Tại đây lần đầu tiên bài hát Tiến quân ca được vang lên.
Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh và cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Phương án "Thông qua kế hoạch toàn dân Tổng khởi nghĩa" là nội dung của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương – Tuyên Quang) từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 94, bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 92, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào từ ngày 14 đến 15 – 8 – 1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Từ khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng Pháp năm 1884, tuy chỉ tồn tại như chính phủ bù nhìn nhưng thực tế ở nước ta vẫn tồn tại một triều đình phong kiến. Đến cuối tháng 8 – 1945, Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam tuyên bố thoái vị, chính thức đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của triều đại phong kiến Việt Nam.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 92, Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (16/8) gồm đại biểu ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Lần đầu tiên, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt các đại biểu của quốc dân.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 92, ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào từ ngày 14 đến 15 – 8 – 1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào- Tuyên Quang từ ngày 14 đến 15-8-1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 92, Đại học Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (16-8) gồm đủ đại biểu ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Đại hội đã nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời sau này) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội.
Ngay từ ngày 13-8-1945, khi nhận được tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và Uỷ ban đã ra bản Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chỉ lật đổ nền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật nhưng chưa buộc được Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới