Khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch kín xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.
Từ thông được xác định bởi biểu thức: $ \Phi =B.S.c\text{os}\alpha $
Khi khung dây quay trong từ trường đến vị trí mặt phẳng của khung song song với vectơ cảm ứng từ thì góc tạo bởi giữa vectơ pháp tuyến mặt phẳng của khung thay đổi do đó từ thông qua khung dây thay đổi trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng
Từ thông được xác định bởi biểu thức: $ \Phi =B.S.c\text{os}\alpha $
Khi thay đổi diện tích S của khung thì $ \Phi $ thay đổi, khi đó trong khung xuất điện dòng điện cảm ứng, khi đó có hiện tượng cảm ứng điện từ
Dòng điện Fu-cô sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường.
Một thanh nam châm luồn qua một cuộn dây dẫn. Dòng điện cảm ứng sẽ lớn nhất khi từ thông biến thiên nhanh qua cuộn dây, tức là thanh nam châm chuyển động nhanh qua cuộn dây.
Định luật Len - xơ: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Nên phát biểu sai là: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra cùng chiều chuyển động của mạch.
Dòng điện Foucault chỉ xuất hiện trong các chất dẫn điện.
Từ thông được xác định bởi biểu thức: $ \Phi =B.S.c\text{os}\alpha $
Khi đưa 1 cực nam châm vào cuộn dây dẫn kín thì từ thông qua cuộn dây biến đổi khi đó xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây
Khi khối vật dẫn đặt trong một từ trường biến thiên theo thời gian thì dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn. Người ta gọi dòng điện đó là dòng điện Fu - cô. Khi xuất hiện dòng điện cảm ứng thì vật dẫn nóng lên.
Từ thông được xác định bởi biểu thức: $ \Phi =B.S.c\text{os}\alpha $
Khung đang chuyển động từ ngoài vùng MNPQ vào trong vùng MNPQ thì cảm ứng từ B thay đổi từ 0 đến B do đó từ thông qua khung thay đổi dẫn đến trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng
Từ thông được xác định bởi biểu thức: $ \Phi =B.S.c\text{os}\alpha $
Khi khung dây quay trục nằm trong mặt phẳng của khung đặt trong từ tường góc giữa vectơ pháp tuyến và vectơ cảm ứng từ thay đổi do đó $ \Phi $ thay đổi, khi đó trong khung xuất điện dòng điện cảm ứng, khi đó có hiện tượng cảm ứng điện từ
+ Vòng dây chuyển động tịnh tiến lại gần nam châm theo phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây thì từ trường qua vòng dây tăng lên do đó từ thông qua vòng dây thay đổi trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
+ Khi thay đổi hình dạng vòng dây, diện tích S qua vòng dây thay đổi trong khung cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng
Nam châm sinh ra từ trường vectơ cảm ứng từ đi ra cực bắc (N) đi vào cực nam (S). Gọi $ \overrightarrow{{ B _ 0 }} $ là vectơ cảm ứng từ do nam châm sinh ra, gọi $ \overrightarrow{{ B _{cu}}} $ là vectơ cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra. Khi đó $ \overrightarrow B =\overrightarrow{{ B _ 0 }}+\overrightarrow{{ B _{cu}}} $
+ Khi đưa nam châm lại gần vòng dây từ thông qua vòng dây tăng lên theo định luật lenxơ dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra chống lại sự tăng đó nên $ \overrightarrow{{ B _{cu}}} $ có chiều ngược chiều $ \overrightarrow{{ B _ 0 }} $
"Tác dụng nhiệt của dòng Foucault khác với hiệu ứng tỏa nhiệt Jun-Lenxơ" không phải là tính chất của dòng Foucault. Vì: tác dụng nhiệt của dòng Foucault chính là hiệu ứng tỏa nhiệt Jun-Lenxơ.
Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng P với dòng điện thẳng I, thì từ thông qua (C) biến thiên khi (C) dịch chuyển trong mặt phẳng P lại gần I hoặc ra xa I.
Khi nam châm và vòng dây đứng yên thì từ thông qua khung dây không thay đổi do đó không xuất hiện dòng điện cảm ứng
Từ thông được xác định bởi biểu thức: $ \Phi =B.S.c\text{os}\alpha $
Khi B không thay đổi thì $ \Phi $ không thay đổi, khi đó trong khung không xuất điện dòng điện cảm ứng tức là không có hiện tượng cảm ứng điện từ
Tấm kim loại được treo bằng một sợi dây mảnh dao động trong từ trường và cắt các đường sức từ thì tấm kim loại chuyển động trong từ trường. Vì vậy, trong tấm kim loại sẽ xuất hiện dòng điện Fu - cô. Và tấm kim loại nóng lên.
Theo định luật Len - xơ, dòng điện cảm ứng trong tấm kim có tác dụng ngăn cản sự chuyển động của chính tấm kim loại đó. Vì vậy, tấm kim loại sẽ bị hãm lại nhanh hơn so với khi không có từ trường.
Dòng điện Foucault:
+ Là dòng điện cảm ứng được sinh ra ở khối kim loại khi khối kim loại đó chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến thiên theo thời gian.
+ Dòng Fu - cô có lợi vì được sử dụng để nấu chảy kim loại.
+ Dòng điện Fu - cô có hại vì nhiệt tỏa ra do dòng điện Fu - cô sẽ làm cho lõi sắt bị nóng lên, có thẻ làm hỏng máy. Hơn nữa, dòng Fu - cô luôn có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó, nên trong động cơ điện , nó làm giảm công suất của động cơ.
Nên phát biểu sai là: "luôn có lợi vì được dùng để nấu chảy kim loại".
Ta có: $ \Phi =B.S.c\text{os}\alpha $ mà khung dây đang đứng yên trong từ trường thì $ \Phi $ không đổi nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng, ở đây không có hiện tượng cảm ứng điện từ
Lõi của các máy biến thế thường làm từ những lá thép mỏng ghép cách điện với nhau để làm giảm tác dụng của dòng điện Fu - cô. Vì dòng điện Fu- cô có đặc tính là tính chất xoáy, nên khi đó điện trở của các lá thép mỏng cách điện đối với các dòng Fu - cô tăng, như vậy sẽ làm cho cường độ dòng điện Fu - cô.
Khi một mạch kín phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch trong một từ trường, mỗi khi mạch kín quay được 1/2 vòng thì suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần.