Một mạch kín $\left( C \right)$, trong đó có dòng điện cường độ i. Dòng điện i gây ra từ trường, từ trường này gây ra một từ thông $\Phi $ qua $\left( C \right)$ được gọi là từ thông riêng của mạch. Người ta đa chứng minh được rằng, từ thông này tỉ lệ với cảm ứng từ do i gây ra, nghĩa là tỉ lệ với i.
$\Phi =Li$
L là một hệ số, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín $\left( C \right)$ gọi là độ tự cảm của $\left( C \right)$. Độ tự cảm của ống dây được xác định bởi công thức:
$L=4\pi {{.10}^{^{-7}}}\dfrac{{{N}^{2}}}{l}S$
Trong đó:
N là số vòng dây
l là chiều dài ống dây
S là tiết diện ống dây.
Hệ số tự cảm ống dây có đơn vị là henri (H)
Độ tự cảm của một ống dây:
\(L=4\pi.10^{-7}.n^2.V\)
Nên độ tự cảm của một ống dây không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I qua ống.
Đơn vị của độ tự cảm là: Henry (H).
Từ thông qua riêng của mạch được xác định bởi biểu thức: $ \Phi =Li $ $ \Rightarrow L=\dfrac{\Phi } i $
mà $ \Phi $ có đơn vị là vêbe (Wb), cường độ dòng điện có đơn vị là Ampe ( A) $ \Rightarrow 1H=\dfrac{ W b} A $
Hệ số tự cảm trong ống dây được tính theo công thức: $ L=4\pi {{.10}^{-7}}.\dfrac{{ N ^ 2 }}{\ell }.S $
Trong đó L là hệ số tự cảm có đơn vị henri (H)
N là số vòng dây
S là diện tích ngang của ống dây ( $ { m ^ 2 } $ )
$ \ell $ là chiều dài của ống dây (m)
Hệ số tự cảm trong ống dây được tính theo công thức: \[ L=4\pi {{.10}^{-7}}.\dfrac{{ N ^ 2 }}{\ell }.S \]
Mà ta có: \[ n=\dfrac{N}{{}\ell } \] \[ \Rightarrow N=n.\ell \] thay vào công thức trên ta được: \[ L=4\pi {{.10}^{-7}}.\dfrac{{{(n.\ell )}^ 2 }}{\ell }.S=4\pi {{.10}^{-7}}.{ n ^ 2 }.\ell .S \]
Mặt khác: \[ V=\ell .S \] \[ \Rightarrow L=4\pi {{.10}^{-7}}.{ n ^ 2 }.V \]
\(H=\dfrac{{{\rm{W}}b}}{A}=\dfrac{{VS}}{A}=\dfrac{{\dfrac{J}{C}S}}{A}=\dfrac{J}{{A^2}}\)
Hệ số tự cảm trong ống dây được tính theo công thức: $ L=4\pi {{.10}^{-7}}.\dfrac{{ N ^ 2 }}{\ell }.S $
Hệ số tự cảm tỉ lệ với số vòng dây, tiết diện ngang ống dây và tỉ lệ nghịch với chiều dài dây dẫn do đó nếu số vòng dây càng nhiều thì hệ số tự cảm càng lớn.
Hệ số tự cảm của ống dây được xác định: $ \Phi =L.i\Rightarrow L=\dfrac{\Phi } i $
Do đó hệ số tự cảm cho biết từ thông qua ống dây là lớn hay nhỏ khi có dòng điện chạy qua
Hệ số tự cảm của ống dây đặt trong không khí được xác định bằng biểu thức: $ L=4\pi {{.10}^{-7}}.\dfrac{{ N ^ 2 }}{\ell }.S $
Trong đó L là hệ số tự cảm có đơn vị henri (H)
N là số vòng dây
S là diện tích ngang của ống dây ( $ { m ^ 2 } $ )
$ \ell $ là chiều dài của ống dây (m)
Hệ số tự cảm trong ống dây khi đưa vào lõi sắt vật liệu có độ từ thẩm $ \mu $ được tình theo công thức: $ L=4\pi {{.10}^{-7}}.\mu .\dfrac{{ N ^ 2 }}{\ell }.S $ trong đó $ \mu $ có giá trị cỡ $ {{10}^ 4 } $ nên độ tự cảm của ống dây tăng lên