Enzim và vai trò của enzim

Enzim và vai trò của enzim

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Enzim và vai trò của enzim

Lý thuyết về Enzim và vai trò của enzim

VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

Làm tăng tốc độ của các phản ứng trong cơ thể $ \to $ duy trì hoạt động sống của cơ thể.

Sử dụng các chất ức chế hoặc chất hoạt hóa để điều chỉnh hoạt tính của enzim .

Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim $ \to $ phản ứng ngừng lại.

Bệnh rối loạn chuyển hóa:  là bệnh cho enzim xúc tác cho một cơ chất nào đó không được tổng hợp hay tổng hợp quá ít làm cho cơ chất không được chuyển hóa hay chuyển hóa theo một con đường khác gây bệnh cho cơ thể.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzim nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzim nucleaza.

Nuclêôtiđaza phân giải nucleotit.

Peptidaza phân giải protein.

Amilaza phân giải amilozo.

Câu 2: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tốc độ của phản ứng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu mà tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất.

Câu 3: Với một lượng cơ chất nhất định, nếu nồng độ enzim càng cao thì điều gì sau đây sẽ xảy ra?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Với một lượng cơ chất nhất định, nếu nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng $\Rightarrow$ tốc độ phản ứng càng nhanh, năng lượng hoạt hóa của phản ứng càng giảm.

Câu 4: Khi một enzim nào đó trong tế bào cơ thể người không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì điều gì sẽ xảy ra?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào bản chất hoá học của hormon người ta chia hormon làm 2 loại: - Loại có dẫn xuất steroit - Loại có bản chất protein, dẫn xuất protein. Hoocmon không phải là chất xúc tác sinh học nên không thể thay thế enzim.

Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá.

Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm.

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về enzim?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nếu không có enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hóa xảy ra rất chậm.

Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Enzim là chất xúc tác sinh học, được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Câu 7: Một số enzim ngoài thành phần cơ bản là protein còn có thêm một phần tử hữu cơ nhỏ gọi là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Enzim có bản chất là protein, ngoài ra một số enzim có thêm một phần tử hữu cơ nhỏ gọi là coenzim, coenzim thường là các vitamin hoặc dẫn xuất của vitamin.

Câu 8: Trong cấu tạo của enzim, vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất, đây là 1 chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim.

Câu 9: Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng sinh hóa bằng cách nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng sinh hóa bằng cách tạo ra nhiều phản ứng trung gian. Ví dụ hệ thống A+B ↔ C+D có chất xúc tác X tham gia phản ứng thì các phản ứng có thể tiến hành theo các giai đoạn sau: A+B+X→ ABX → CDX → C+D+X.

Câu 10: pH nào sau đây gần pH thích hợp nhất của pepsin:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mỗi enzim có một độ pH thích hợp ví dụ enzim pepsin của dịch dạ dày người cần pH=2.

Câu 11: Enzim có đặc tính nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một số đặc tính của enzim: hoạt tính mạnh, tính chuyên hóa cao.

Enzim đa số không bền với nhiệt độ cao vì có bản chất là protein, khi nhiệt độ quá cao sẽ gây biến tính protein $\Rightarrow$ enzim mất hoạt tính.

Enzim không có tính di truyền.

Câu 12: Enzim là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống (lý thuyết SGK Sinh học 10 cơ bản).

Câu 13: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải prôtêin?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Pepsin là một enzyme phân hủy trực tiếp protein thành các peptide nhỏ hơn (còn gọi là protease).

Câu 14: Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đầu tiên, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim – cơ chất.

Câu 15: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở trong khoảng nhiệt độ 35°C đến 40°C (xung quanh thân nhiệt người).