Giáo án tiếng việt 2 cánh diều học kỳ 2 rất hay

Giáo án tiếng việt 2 cánh diều học kỳ 2 rất hay

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 2 cánh diều học kỳ 2 rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19: BẠN TRONG NHÀ

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ các con vật ở SHS trang 3, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

- Bài tập 1: Hãy gọi tên các con vật dưới đây, nói điều em biết về các con vật đó?

+ GV mời một nhóm (2 HS) chỉ hình và nói tiếp nối.

+ HS trả lời:

(1): Đây là con hổ. Hổ sống trong rừng. Nó là con vật rất hung dữ.

(2): Đây là con gấu. Gấu sống trong rừng. Trong nhiều phim, nó rất hiền. Nhưng thực ra, nó rất hung dữ.

(3): Đây là sư tử. Nó rất hung dữ.

(4): Đây là bò và bê. Mẹ bò và con là bê đang gặm cỏ non.

(5) : Đây là hươu cao cổ. Cổ nó rất dài. Nó thường sống ở châu Phi. Nó rất hiền.

(6): Đây là gà trống, gà mái và đàn gà con. Người ta nuôi gà để lấy trứng và thịt.

(7): Đây là con lợn (heo). Lợn được nuôi rất nhiều ở quê. Người ta thường nuôi lợn để ăn thịt.

(8): Đây là chim bồ câu. Chim bồ câu có thể giúp con người đưa thư.

(9): Đây lả vịt mẹ và vịt con. Vịt thích bơi lội dưới ao. Người ta thường nuôi vít để lấy trứng và thịt.

(10): Đây là con chó. Chó là bạn rất gân gũi với con người.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- Bài tập 2: Xếp tên các con vật trên thành 2 nhóm:

a) Những con vật được nuôi trong nhà (vật nuôi).

b) Những con vật không được nuôi trong nhà.

+ GV mời đại diện 2 HS trả lời:

+ HS trả lời:

a) Những con vật được nuôi trong nhà (vật nuôi): gà, bò, bê, vịt, bồ câu, lợn, chó.

b) Những con vật không được nuôi trong nhà (động vật hoang dã): gấu, sư tử, hổ, hươu cao cổ.

- GV giới thiệu bài học: Bài học này sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về những người bạn trong nhà. Chắc các em đã đoán được bạn trong nhà là những ai. Đó chính là những con vật được con người nuôi trong nhà như: con gà, con vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, con chó, con mèo, con trâu, con bò, con ngựa,... Tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu các vật nuôi trong nhà. Có những người bạn này trong nhà, cuộc sống cùa các em sẽ thêm vui.

BÀI ĐỌC 1: ĐÀN GÀ MỚI NỞ

(55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngừ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương. Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, vui. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. Tốc độ đọc 70 tiếng/phút.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài: líu ríu chạy, hòn tơ, dập dờn. Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm, sự che chở của gà mẹ với đàn con.
  • Nhận diện được từ chỉ đặc điểm, trả lời CH Thế nào?.
  • Luyện tập về dấu phẩy.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được một bài thơ.
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý những vật nuôi trong nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng các CH, BT.
  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

b. Đối với học sinh

  • SHS.
  • VBT Tiếng Việt 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài thơ các em học hôm nay viết về một loài vật được nuôi trong nhà. Đó là bài Đàn gà mới nở. (GV chỉ tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ mẹ con đàn gà). Qua bài thơ, các em sẽ thấy đàn gà mới nở đẹp và đáng yêu như thế nào, chúng được gà mẹ âu yếm, chăm sóc, bảo vệ ra sao.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Đàn gà mời nở SHS trang 4 với giọng đọc âu yếm, vui tươi.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài thơ: Giọng đọc âu yếm, vui tươi. Hai khố thơ cuối đọc với nhịp trải dài tả vẻ đẹp của đàn gà con, niềm hạnh phúc của mẹ con gà trong buổi trưa thanh bình.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: líu ríu chạy, hòn tơ, dập dờn.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối hai dòng thơ một. GV chỉ định một HS đầu bàn / đầu dãy đọc, sau đó lân lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lông vàng, yêu chú lắm, đi lên, líu ríu, lăn tròn, mát dịu, đôi cánh, ngẩng đầu, thong thả, hòn tơ, lăn tròn, gió mát...

+ GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 khổ thơ.

+ GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

+ GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS thảo luận và trả lời câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 4.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong phần Đọc hiểu SHS trang 4.

+ HS1 (Câu 1): Tìm những khổ thơ tả:

a. Một chú gà con.

b. Đàn gà con và gà mẹ.

+ HS2 (Câu 2): Gà mẹ làm gì để che chở cho gà con?

+ HS 3 (Câu 3): Hãy tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con?

- GV yêu cầu từng cặp HS: em hỏi - em đáp, trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khổ thơ cuối tả cảnh mẹ con gà làm gì?

- GV chốt lại nội dung bài thơ và hỏi HS: Qua bài thơ', các em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục đích: HS tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, đặt được dấu phẩy vào đùng vị trí trong câu.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi phần Luyện tập SHS trang 5.

+ HS1 (Câu 1): Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong những câu sau:

Lông/vàng/mát dịu

Mắt/đen/sáng ngời

+ HS2 (Câu 2): Các từ nói trên trả lười cho câu hỏi nào? Trong các câu trên, chúng được dùng để tả những gì?

+ HS3 (Câu 3): Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau?

Gà lợn trâu bò,...là những vật nuôi trong nhà.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT.

- GV mời đại diện một số HS báo cáo kết quả làm bài tập.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:

- GV yêu cầu mỗi tổ tiếp nối nhau đọc 1 khổ thơ của bài Đán gà mới nở.

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài thơ; tìm được từ ngừ chỉ đặc điếm trong câu thơ tả đàn gà mới nở.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Luyện đọc: Bồ câu tung cánh.

- HS quan sát tranh, lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc lời giải nghĩa:

+ Líu ríu chạy: chạy như dính chân vào nhau.

+ Hòn tơ: cuộn tơ (tơ: sợi rất mảnh, mượt).

+ Dập dờn: chuyển động lúc lên lúc xuống nhịp nhàng.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Khổ thơ 1 tả một chú gà con. Các khổ thơ 2, 3, 4, 5 tả đàn gà con và gà mẹ.

+ Câu 2: Khi ngẩng đầu nhìn lên, thoáng thấy bóng bọn diều, bọn quạ, gà mẹ dang đôi cánh cho đàn con nấp vào trong. Khi lũ diều, quạ đã đi, nguy hiểm đã qua, gà mẹ thong thả đi lên đầu, dắt đàn con bé tí líu ríu chạy sau.

+ Câu 3: Những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con: Lông vàng mát dịu. Mắt đen sáng ngời. Đàn con bé tí, líu ríu chạy sau. Đàn con như những hòn tơ nhỏ, chạy lăn tròn trên sân, trên cỏ.

- HS trả lời: Khổ thơ cuối tả cảnh mẹ con gà ngủ trưa. Đàn gà con ngủ trưa trong đôi cánh của mẹ. Chỉ nhìn thấy một rừng chân của gà con dưới bụng gà mẹ.

- HS trả lời: Qua bài thơi em hiểu nội dung bài thơ là đàn gà mới nở rất đáng yêu. Chúng được gà mẹ âu yếm, chăm sóc., che chợ, bảo vệ.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Các từ chỉ đặc điểm: vàng, mát dịu, đen, sáng ngời.

+ Câu 2: Các từ vàng, mát dịu, đen, sáng ngời đều trả lời cho câu hỏi Thế nào?: Lông thế nào? Mắt thế nào? Chúng được dùng đế tả bộ lông và đôi mắt của chú gà con.

+ Câu 3: Gà, lợn, trâu, bò,... là những vật nuôi trong nhà. Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng ngăn cách các từ ngữ có cùng nhiệm vụ trong câu: gà - lợn - trâu - bò; giúp câu văn dễ hiểu, dễ đọc.

- HS đọc bài.

- HS chuẩn bị bài mới ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe - viết đúng bài Mèo con (50 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ l, n; điền dấu hỏi, dấu ngã.
  • Biết viết chữ P viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Phố phường tấp nập, đông vui cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện sự kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Phần mềm hướng dẫn viêt chữ hoa.
  • Mẫu chữ P viết hoa đặt trong khung chữ. Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Vở Luyện viết 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của tiết luyện viết chính tả, viềt chữ, việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học (vở, bút, bảng,...) nhằm củng cố nền nếp học tập cho các em.

- GV nhắc nhở HS cần kiên nhẫn, cẩn thận khi làm bài tập.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nghe - viết đúng bài Mèo con (50 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

+ GV nêu yêu cầu của bài tập: Nghe thầy (cô) đọc, viết lại bài thơ Mèo con (thơ 4 chữ).

+ GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.

+ GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại bài thơ.

+ GV hướng dẫn HS hiểu về bài thơ: Bài thơ kể chuyện một chú mèo con rất ngộ nghĩnh, đáng yêu: Một buối trưa, chú mèo con tự rình bắt cái đuôi của mình, vồ phải, vồ trái, đuôi chạy vòng quanh, mèo không bắt được đuôi. Cuối cùng, mệt quá, nó ôm đuôi ngủ khì.

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Về hình thức, bài thơ có bao nhiêu dòng?. Mỗi dòng có mấy chữ?. Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? Nên viết mỗi dòng từ ô nào trong vở?

+ GV hướng dẫn HS đọc thầm lại bài thơ, chú ý nhũng từ ngữ mình dễ viết sai: rình bắt, đuôi, vòng quanh, vẫy chờn vờn, tất bật, ngủ khì,...

- GV đọc chậm từng dòng thơ (mỗi dòng 2 hoặc 3 lần) cho HS viết vào vở Luyện viết 2.

+ GV Đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

- GV hướng dẫn HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5-7 bài. Nhận xét bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ l hay n; dấu hỏi hay dấu ngã vào câu đố (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS điền được chữ l hay n; dấu hỏi hay dấu ngã vào câu đố; giải đố.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập:

a. Chữ l hay n:

b. Dấu hỏi hay dấu ngã:

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2: điền vào chồ trống chữ l hay n hoặc bổ sung dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm để hoàn chỉnh các câu đố, giải đố.

- GV viết nội dung bài tập lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài, đọc lại các khổ thơ đã điền chữ, dấu thanh hoàn chỉnh. Nói lời giải câu đố.

- GV giải thích thêm cho HS: Con voi có vòi là cái mũi rất dài, có thể dùng để cuốn đồ vật, cây cối, hút nước và cũng dùng làm vũ khí tự vệ.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoặc dấu thanh hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Chọn tiếng phù hợp trong ngoặc đơn (Bài tập 3)

a. Mục tiêu: HS chọn tiếng phù hợp trong ngoặc đơn để điền vào ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống.

- GV viết nội dung bài tập lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài, đọc lại các từ ngữ sau khi đã điền.

Hoạt động 4: Viết chữ P hoa (Bài tập 4)

a. Mục tiêu: HS nghe hướng dẫn quy trình viết chữ P hoa và viết chữ P hoa vào vở Luyện viết.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

+ GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ P hoa cao mấy li, có mấy ĐKN?

+ GV chỉ chữ mẫu, miêu tả:

• Nét 1: Móc ngược trái, phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong (giống nét 1 ở chữ hoa B).

• Nét 2: Cong trên (hai đầu nét lượn vào trong không đều nhau ).

+ GV chỉ dẫn HS viết:

• Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, hơi lượn bút sang trái để viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong); dừng bút trên ĐK 2.

• Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 5 (bên trái nét móc) viết tiếp nét cong trên, cuối nét lưọn vào trong; dừng bút gần ĐK 5.

• Chú ý: Độ cong ở hai đầu của nét cong trên không đều nhau, phần cong bên trái rộng hơn phần cong bên phải.

- GV viết mẫu chữ P hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS viết chữ P hoa trong vở Luyện viết 2.

- GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng Phố phường tấp nập: Độ cao của các chữ cái: Chữ P hoa (cỡ nhỏ), các chữ h, g cao 2.5 li. Chữ p, đ 2 li. Chữ t cao 1.5 li. Nhũng chữ còn lại (ô, ư, ơ, â,...) cao 1 li; Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên ô; dấu huyền đặt trên ơ...

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá nhanh 5-7 bài, nêu nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở chưa viết xong bài trên lớp về nhà viết tiếp, viết phần bài ở nhà.

- HS lắng nghe, kiểm tra đồ lại đồ dùng học tập của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời: Bài thơ có 12 dòng. Mỗi dòng có 4 chữ. Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa. Nên viết mỗi dòng từ ô lùi vào 3 ô tính từ lề vở.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS tự chữa bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu và tự chữa lại bài của mình.

- HS lắng nghe, đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lên bảng làm bài:

+ là, Nào, lại, lim, lùng, Giải câu đố: chim cú mèo.

+ mũi thõng, dẻo, chẳng. Giải câu đố: con voi.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, đọc bài.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

a. lặng lẽ, nặng nề, lo lắng, no đủ

b. vẽ tranh, vẻ mặt, cửa mở, mỡ gà.

- HS trả lời: Chữ P hoa cao 5 li, có 6 ĐKN.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, quan sát và tiếp thu.

- HS viết câu ứng dụng vào vở.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: BỒ CÂU TUNG CÁNH

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngừ. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa; tốc độ đọc 70 tiếng/phút. Tốc độ đọc thầm nhanh hơn học kì I.
  • Hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài. Trả lời được các câu hỏi về đặc điểm của chim bồ câu; hiểu những thông tin văn bản cung cấp về chim bồ câu.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết đặt và trả lời câu hỏi về đặc điểm vật nuôi; hỏi đáp về vật nuôi theo mẫu Ai thế nào?

3. Phẩm chất

  • Biết yêu quý bồ câu, yêu quý vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV kiểm tra HS đọc bài Đàn gà mói nở và trả lời câu hỏi về bài đọc.

- GV giới thiệu bài học: Bồ câu là một vật nuôi gần gũi với con người. Từ cách đây 5 000 năm, bồ câu đã được con người đưa về nuôi. Bài Bồ câu tung cánh kể về những đặc điếm đáng quý của loài chim bồ câu.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Bồ cầu tung cánh SHS trang 7 với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: Nguyễn Chích, diều.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn văn:

+ HS1: từ đầu đến “cho con”

+ HS2: tiếp theo đến “quan trọng”.

+ HS3 đoạn còn lại.

+ GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: chim non, ki-lô-mét, huấn luyện.

+ GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn văn.

+ GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS thảo luận và trả lời câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 7.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong phần Đọc hiểu SHS trang 7.

+ HS1 (Câu 1): Chim bồ câu ấp trứng, nuôi con mới nở như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao người ta dùng bồ câu để đưa thư?

+ HS3 (Câu 3): Bồ câu đã giúp tướng Nguyễn Chích đánh giặc như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV chốt lại nội dung bài đọc: Bài đọc cung cấp những thông tin về tổ tiên của bồ câu; về đặc điếm ấp trứng, nuôi con của bồ câu; sự thông minh của bồ câu.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS đặt được câu hỏi cho các từ ngữ in đậm; hỏi đáp về vật nuôi theo mẫu câu gợi ý.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Bồ câu rất thông minh.

b. Bồ câu rất thông minh.

+ HS2 (Câu 2): Xem hình ở trang 3, hỏi đáp với các bạn về vật nuôi theo mẫu sau:

- GV nhắc HS: chỉ hỏi đáp về vật nuôi (gà, bò, bẽ, vịt, bồ câu, lợn, chó), không hỏi đáp về động vật hoang dã.

- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi, làm bài.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

III. CỦNG CỔ, DẶN DÒ

- GV tổ chức cho HS đọc lại bài Bồ câu tung cánh,

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài đoch; tìm được từ ngừ chỉ đặc điếm trong câu văn miêu tả về bồ câu.

- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc lời giải nghĩa:

+ Nguyễn Chích (1382-1448): một vị tướng nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, đánh đuổi quân Minh (Trung Quốc), giải phóng đất nước.

+ Diều: bộ phận chứa thức ăn, phình ra ở đoạn dưới cổ các loài chim.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Chim bồ câu ấp trứng nuôi con mới nở bằng cách chim bố mẹ thay nhau ấp trứng. Khi chim non ra đời, bố mẹ không mớm mồi mà mớm sữa chứa trong diều cho con.

+ Câu 2: Người ta dùng bồ câu để đưa thư vì bồ câu rất thông minh, chúng có thể bay xa tới 1800 km nhưng dù bay xa đến đâu chúng vẫn nhớ đường về.

+ Câu 3: Bồ câu đã giúp tướng Nguyền Chích đưa tin, góp phần đánh thang nhiều trận quan trọng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận, làm bài.

- HS trình bày:

Câu 1:

a. Bồ câu rất thông minh -> Con gì rất thông minh?

b) Bồ câu rất thông minh. -> Bồ câu thế nào?

Câu 2:

a) - Con gì béo múp míp?

Con lợn béo múp míp.

b) - Con lợn thế nào?

Con lợn béo múp míp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: QUAN SÁT TRANH ẢNH VẬT NUÔI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết nói và đáp lại lời khen, lời an ủi đúng tình huống, lịch sự.
  • Biết ghi lại những điều em quan sát được, nghe được về một vật nuôi qua tranh ảnh, hỏi thêm thầy cô giáo. Nói lại được rõ ràng, sinh động những gì em đã ghi chép.
  • Biết lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Giao tiếp chủ động, tự tin. Hăng hái và mạnh dạn nói lại những điều mình đã quan sát, nghe thấy và ghi lại.

3. Phẩm chất

  • Biết yêu quý loài vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi đúng tình huống, lịch sự. Các em cũng sẽ luyện tập quan sát và ghi lại kết quả quan sát một vật nuôi qua tranh ảnh (hình dáng, đặc điểm màu lông, đôi mắt,...). Từ đó, nói lại những gì em quan sát được, nghe được và ghi chép lại. Chúng ta sẽ xem hôm nay ai là người giới thiệu hay về vật nuôi.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi trong 3 tình huống được đưa ra.

b. Mục tiêu:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của câu hỏi 1: Cùng bạn thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi trong các tình huống sau:

a. Bạn khen con mèo nhà em rất xinh.

b. Bác hành xóm khen em khéo chăm đàn gà mới nở.

c. Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp. Hỏi và đáp lời khen, lời an ủi.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Quan sát tranh, ảnh vật nuôi và ghi chép

a. Mục tiêu: HS quan sát tran, ảnh vật nuôi và ghi lại kết quả quan sát theo gợi ý.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu bài tập 2 và phần gợi ý: Quan sát tranh ảnh vật nuôi:

a. Mang đến lớp tranh, ảnh một vật nuôi mà em yêu thích.

b. Quan sát tranh, ảnh và ghi lại kết quả quan sát:

Gợi ý:

- Đó là tranh, ảnh con vật gì?

- Trong tranh, ảnh, con vật đang làm gì?

- Em thấy con vật thế nào?

- Đặt tên cho tranh, ảnh đó?

+ GV yêu cầu HS quan sát hỉnh minh hoạ trong SGK: con cá vàng, con ngan (vịt xiêm), con chó.

+ GV yêu cầu HS đặt lên bàn tranh, ảnh đã mang đến lớp. HS nào không mang tranh, ảnh sẽ chọn giới thiệu tranh, ảnh một vật nuôi trong SGK.

+ GV mời một số HS tiếp nối nhau nói tên con vật sẽ được giới thiệu: mèo, gà, vịt, hay trâu, bò,...

- GV khen ngợi, khuyến khích nếu HS quan sát kĩ, ghi được nhiều ý.

- GV mời một số HS nói lại kết quả quan sát kèm tranh, ảnh con vật

- GV, HS khác nhận xét, đánh giá.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV khen ngợi những HS biết quan sát, ghi chép những gi đã quan sát; có lời giới thiệu tranh ảnh vật nuôi hấp dẫn.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết viết đoạn văn dựa vào kết quả quan sát và trao đổi; tìm sách báo chuẩn bị cho tiết học sách báo viết về vật nuôi. Nếu không tìm được sách báo đúng chủ điểm, các em có thể mang đến lớp sách báo có nội dung khác.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS trình bày:

a) Bạn khen con mèo nhà em rất xinh.

HS 1: Con mèo nhà bạn xinh quá!

HS 2: Cảm ơn bạn. Đúng là nó rất xinh và đáng yêu!

b) Bác hàng xóm khen em khéo chăm đàn gà mới nở.

HS 1 (bác hàng xóm): Đàn gà mới nở nhà cháu mau lớn quá. Cháu thật khéo chăm!

HS 2: Cảm ơn bác. Cháu cho chúng ăn thức ăn sạch và cho ăn đều đặn đấy ạ.

c) Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.

HS 1: Mẹ đừng buồn. Bác sĩ thú y sẽ đến tiêm thuốc cho lợn. Nó sẽ khỏi mẹ ạ.

HS 2 (mẹ): Mẹ cũng mong thế lắm, con ạ.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS trình bày.

Đây là mèo Bông nhà mình. Nó đang ngồi trên sân. Lông nó vàng, mắt nó tròn long lanh. Hai tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Người nó giống như một nắm bông nên mình rất thích ôm nó. Mình đặt tên cho bức ảnh là mèo Bông của em.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ TRANH ẢNH VẬT NUÔI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS viết được đoạn văn 4-5 câu về tranh, ảnh vật nuôi mình yêu thích dựa vào kết quả quan sát và trao đổi của tiết học trước.
  • Biết trang trí cho đoạn viết bằng tranh, ảnh con vật em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán. Đoạn viết có cảm xúc, khá trôi chảy.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Tự tin bày tỏ những gì đã quan sát, ghi chép.

3. Phẩm chất

  • Biết yêu quý loài vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành viết đoạn văn về tranh, ảnh vật nuôi mình yêu thích dựa vào kết quả quan sát và trao đổi từ tiết trước. Chúng ta sẽ xem bạn nào có đoạn viết hay, trôi chảy, giàu cảm xúc.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết đoạn văn về tranh, ảnh vật nuôi

a. Mục tiêu: HS đọc mẫu chưa đầy đủ trong SHS trang 9, viết 4-5 câu văn về tranh (ảnh) vật nuôi mà em thích; tranh trí đoạn viết bằng tranh (ảnh) vật nuôi em sưu thầm, vẽ hoặc cắt dán.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu của bài tập, đọc mẫu chưa đầy đủ trong SHS trang 9: Dựa vào kết quả quan sát và trao đổi ở tiết học trước, hãy viết 4-5 câu về tranh (ảnh) vật nuôi em yêu thích. Trang trí đoạn viết bằng tranh (ảnh) vật nuôi em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán.

- GV hướng dẫn HS:

+ Chú ý viết tự nhiên và sáng tạo. Nhớ đặt tên cho đoạn văn, trang trí đoạn văn bằng tranh, ảnh vật nuôi em sưu tầm, cắt dán hoặc tự vẽ ở nhà hoặc vẽ trong tiết

+ Đề bài yêu cầu các em viết 4-5 câu. Đó là yêu cầu tối thiểu. Các em có thể viết 4-5 câu, cũng có thể viết nhiều hơn 5 câu.

- GV mời 1 HS khá, giỏi làm mẫu: Nói em chọn viết về con vật nào. Dựa theo gợi ý, nói lại những gì em đã quan sát qua tranh, ảnh và ghi chép về con vật đó ở tiết học trước.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT. Trang trí đoạn viết.

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc và giới thiệu bài làm.

- GV chữa một số bài làm của HS (về chính tả, từ, câu,….); khen ngợi những đoạn viết đúng, hay, ít lỗi, trình bày đẹp.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Đọc sách báo viết về vật nuôi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm mẫu.

- HS viết bài.

- HS đọc bài.

Đây là tranh tôi vẽ một con bò sữa. Nó đang ăn cỏ. Da con bò này màu trắng khoang đen. Bụng nó có nhiều núm vú. Mắt nó rất hiền. Cái đuôi dài cứ quất lên lưng để đuổi ruồi.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ VẬT NUÔI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp.
  • Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tôc độ đọc phù họp với lớp 2).

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
  • Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với con vật, nhân vật trong sách báo.

3. Phẩm chất

  • Biết tự tìm sách báo mang đến lớp; hình thành được thói quen tự đọc sách báo.
  • Yêu mến, có ý thức bảo vệ các loài vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu.
  • Một số đầu sách hay, phù hợp với tuồi thiếu nhi. Hình thành một giá sách, một thư viện mini của lớp.
  • Truyện đọc lớp 2 - NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Sổ tay hoặc Phiếu đọc sách để ghi chép.

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Một số đầu sách hay, phù hợp với tuồi thiếu nhi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Tiếp nối các bài học ở tập 1, cứ 2 tuần học, các em sẽ có 2 tiết Tự đọc sách báo. Trong tiết học hôm nay, các em đã mang đến lớp sách báo viết về vật nuôi; các em sẽ tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe một câu chuyện hoặc bài thơ, bài báo viết về vật nuôi; đồng thời trao đổi với các bạn về những thông tin mình đọc được.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học và chuẩn bị

a. Mục tiêu: HS đọc yêu cầu bài học: bày trước mặt sách báo mình mang đến lớp; giới thiệu với các bạn sách báo của mình; HS đọc bài mẫu; đọc lại cho các bạn nghe một truyện em yêu thích.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp nhìn SHS, nghe 3 bạn đọc nối tiếp 3 yêu cầu của tiết học.

- HS1 (Câu 1): Em hãy mang đến lớp một quyển sách hoặc bài báo viết về vật nuôi. Giới thiệu sách, báo với các bạn.

+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: yêu cầu HS bày trước moặt sách, báo mang đến lớp (truyện, thơ, sách khoa học, truyện tranh,...)

+ GV khen ngợi những HS tìm đúng sách báo có chủ điểm viết về vật nuôi. Tuy nhiên, GV vẫn chấp nhận những HS mang đến lớp sách viết về nội dung khác nhưng bổ ích và phù hợp với thiếu nhi.

- GV mời một số HS giới thiệu, làm mẫu với các bạn sách của mình theo gợi ý: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản.

- HS2 (Câu 2): Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo). Viết vào vở hoặc phiếu đọc sách những câu văn hay hoặc những điều cần nhớ, những nhận xét của em.

+ GV hướng dẫn HS: Đây là bài đọc giới thiệu những thông tin thú vị về tiếng nói của một số vật nuôi (mèo, thỏ, gà).

- HS3 (Câu 3): Đọc lại (hoặc kể) cho các bạn nghe một đoạn truyện, một bài thơ, bài báo em thích.

Hoạt động 2: Tự đọc sách báo

a. Mục tiêu: HS chọn đọc kĩ một đoạn, một mẩu chuyện yêu thích để đọc lại cho các bạn nghe; ghi lại câu văn đáng nhớ.

b. Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc.

- GV nhắc HS chọn đọc kĩ một đoạn, một mẩu chuyện yêu thích để đọc lại cho các bạn nghe; ghi lại câu vãn đáng nhớ; suy nghĩ, cảm nhận của mình.

- GV đi tới từng bàn giúp đỡ HS.

- GV yêu cầu HS đọc sách.

Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe

a. Mục tiêu: HS đọc một đoạn hoặc một mẩu chuyện ngắn; cả lớp bình chọn bạn đọc to, rõ, hấp dẫn, cung cấp nhũng thông tin, mẩu chuyện thú vị.

b. Cách tiến hành:

- GV mời lần lượt từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại (hoặc kể lại) to, rõ những gì vừa đọc.

- GV hướng dẫn HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm.

- GV yêu cầu cả lớp bình chọn bạn đọc to, rõ, hấp dẫn, cung cấp những thông tin, mẩu chuyện thú vị.

- GV nhắc nhở các nhóm tự đọc sách cần tiếp tục hỗ trợ nhau: trao đổi sách báo, cùng đi thư viện,... Mời HS đăng kí đọc trước trong tiết học sau.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhắc HS chuẩn bị để học tốt bài học mở đầu chú điểm Gắn bó với con người.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS chuẩn bị sách.

- HS giới thiệu sách; các HS khác lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS đọc chuyện trước lớp.

- HS đọc chuyện.

- HS đặt câu hỏi.

- HS bình chọn.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20: GẮN BÓ VỚI CON NGƯỜI

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

- GV dẫn dắt: Chủ điểm Bạn trong nhà tuần trước nói về những vật nuôi trong nhà (gà, vịt, bồ câu, chó, mèo, lợn,...). Trong tuần này, các em sẽ được học những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó thân thiết của con người với những con vật đó.

- GV yêu cầu 2HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

a. Có những vật nuôi nào trong tranh?

b. Các bạn nhỏ đang làm gì?

- HS trả lời:

a. Tên vật nuôi trong bức tranh: con mèo vằn lông vàng; con chó nhỏ; vịt mẹ đang tha thẩn trên sân cùng vịt con; gà trống, gà mái cùng đàn con đang đi trên sân. Gần nhà, bên đường, bò, bê đang gặm cỏ.

b. Các bạn nhỏ đang chơi đùa với con chó, con mèo trong nhà.

- GV dẫn dắt vào bài học: Qua bức tranh, em thấy tình cảm giữa con người với các vật nuôi trong nhà như thế nào? Hai anh em bạn nhỏ rất yêu quý các con vật. Các con vật trong nhà cũng rất quấn quýt với hai anh em. Đây là bức tranh đầm ấm tình cảm giữa hai anh em bạn nhỏ với các vật nuôi trong nhà: Con người và các vật nuôi quân quýt bên nhau. Các vật nuôi rất gắn bó với con người.

BÀI ĐỌC 1: CON TRÂU ĐEN LÔNG MƯỢT (Trích)

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc lưu loát với giọng tình cảm bài thơ Con trâu đen lông mượt; phát âm đúng các từ ngừ; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, mỗi dòng, mỗi khổ thơ.
  • Hiểu được nghĩa của từ ngữ. Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm gắn bó thân thiết của bạn nhỏ với con trâu. Bạn nhỏ yêu quý con trâu, chăm sóc và trò chuyện với con trâu như một người bạn thân tình.
  • Nhận biết từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, xếp đúng các từ ngữ vào nhóm thích hợp: chỉ sự vật, chi đặc điểm.
  • Nhận biết câu khiến (những câu thơ nào là lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu).

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý những vật nuôi trong nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Gắn bó với con người, các em sẽ học bài thơ Con trâu đen lông mượt. Tực ngừ Việt Nam có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Trong các vật nuôi, con trâu là vật nuôi quan trọng nhất của người nông dân. Qua bài thơ, các em sẽ thấy tình cảm gắn bó của con người với con trâu như thế nào.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Con trâu đen lông mượt với giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài thơ Con trâu đen lông mượt: Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm. Nhân giọng những tư ngữ gợi tả, gợi cảm: lông mượt, vênh vênh, cao lớn lênh khênh, đập đất ở 4 dòng thơ đầu. Nhanh hơn, tha thiết, ân cần với những câu hỏi, lời khuyên ở các dòng thơ còn lại.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: cỏ mật, cỏ gà, uống nước nhá, tỏ.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Từng HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (1 HS đọc liền 3 dòng 7, 8, 9). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. Chú ý các từ ngừ: lông mượt, đập đất, vất vả, nước mương, xanh mướt,...

+ Đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối (em 9, em 8 dòng thơ).

+ Thi đọc tiếp nối các đoạn của bài thơ (cá nhân, bàn, tổ).

+ Cả lớp đọc đồng thanh (cả bài).

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 13.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bài thơ là lời của ai?

+ HS2 (Câu 2): Tìm từ ngữ tả hình dáng con trâu trong 4 dòng thơ đầu?

+ HS3 (Câu 3): Cách trò chuyện của bạn nhỏ thể hiện tình cảm với con trâu như thế nào?

- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi - đáp.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS sắp xếp được các từ vào nhóm thích hợp, tìm được những lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài tập.

+ HS1 (Câu 1): Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp

+ HS2 (Câu 2): Tìm những câu là lời khuyên của bạn nhỏ với con trâu:

a. Trâu ơi, ăn cỏ mật

Hay là ăn cỏ gà?

b. Đừng ăn lúa đồng ta.

c. Trâu ơi, uống nước nhá.

d. Trâu cứ chén cho no khỏe.

Ngày mau cày cho khỏe.

- GV yêu cầu HS làm bài bài vào Vở bài tập.

- GV gắn lên bảng lớp 24 thẻ từ để HS 2 nhóm thi tiếp sức xếp các từ vào nhóm thích hợp.

- GV mời 2 HS đứng dậy trả lời câu 2.

Hoạt động 4: Học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu

a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, học thuộc lòng 9 dòng thơ đầu.

- GV mời 1-2 HS xung phong đọc trước lớp.

- GV hướng dẫn HS có thể về nhà tự học thuộc lòng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần giải nghĩa:

+ Cỏ mật: cỏ mọc cao thành bụi, lá khi khô có mùi thơm như mật.

+ Cỏ gà: cỏ thường có chỗ phình ra ở đầu chồi non, trẻ con hay lấy làm trò chơi “trọi gà”.

+ Uống nước nhá: uống nước nhé.

+ Tỏ: sáng rõ, soi rõ.

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS hỏi - đáp, tìm câu trả lời.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Bài thơ là lời của bạn nhỏ chăn trâu nói với con trâu.

+ Câu 2: Từ ngữ tả hình dáng con trâu trong 4 dòng thơ đầu: Con trâu màu đen, có bộ lông mượt. Nó cao lớn lênh khênh. Cặp sừng vênh vênh. Chân đi như đập đất.

+ Câu 3: Cách trò chuyện của bạn nhở the hiện bạn nhỏ rất yêu quý con trâu, nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết.

- HS trả lời: Bài thơ nói về tình cảm gắn bó thân thiết của bạn nhỏ với con trâu, tình cảm gắn bó của người nông dân với con trâu - con vật được nuôi trong nhà, giúp đỡ nông dân làm những công việc nhà nông vất vả như cày bừa, kéo xe và các vật nặng.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở.

- HS thi tiếp sức:

+ Từ chỉ sự vật: trâu, sừng, nước, Mặt Trời, Mặt Trăng.

+ Từ chỉ đặc điểm: đen, mượt, vênh vênh, trong, hồng, tỏ, xanh.

- HS trả lời: Câu a và c là câu hỏi; câu b và d là lời khuyên.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe - viết lại chính xác bài thơ Trâu ơi. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ lục bát (chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, dòng 6 chừ viết lùi vào 2 ô tính từ lề vở; dòng 8 chữ lùi vào 1 ô).
  • Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s hay x; điền vần iêc hay iêt; giải đúng các câu đố.
  • Biết viết chữ Q hoa cờ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương đổi mới từng ngày cỡ nhỏ, chữ viết đúng mầu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng đức tính HS tính kiên nhẫn, cấn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Vở Luyện tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được nghe - viết lại chính xác bài thơ Trâu ơi; Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s hay x; điền vần iêc hay iêt; giải đúng các câu đố; Biết viết chữ Q hoa cờ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương đổi mới từng ngày cỡ nhỏ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc bài ca dao, hiểu nội dung bài ca dao; HS viết bài ca dao vào vở.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu nhiệm vụ: Nghe - viết bài ca dao Trâu ơi.

- GV đọc mẫu 1 lần bài ca dao.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc bài ca dao.

- GV hướng dẫn HS nhận xét: Bài ca dao viết về con trâu là bạn thân thiết cùa người nông dân, giúp nông dân cày cấy, trồng lúa. về hình thức: Đây là bài thơ lục bát (dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ). Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Viết dòng 6 lùi vào 2 ô tính từ lề vở. Viết dòng 8 lùi vào 1 ô.

- GV đọc chậm từng dòng thơ cho HS viết. Đọc từng cụm từ ngắn cho HS dễ nhớ, dễ viết đúng:

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lỗi.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết lại bằng bút chì).

- GV đánh giá 5-7 bài. Nêu nhận xét.

Hoạt động 2: Bài tập chính tả lựa chọn

a. Mục tiêu: HS chọn chữ s hoặc x, vần iêc hoặc iêt để điền vào câu đố.

b. Cách tiến hành:

Bài tập 2:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a. Chữ s hoặc x:

b. Vần iêc hay iêt

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, giải câu đố.

- GV mời HS lên bảng làm bài, báo cáo kết quả.

Bài tập 3:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a. Chữ s hoặc x?

b. Vần iêc hoặc iêt?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện tập.

- GV mời HS lên bảng làm bài, báo cáo kết quả.

- GV nhận xét đánh giá.

Hoạt động 3: Tập viết chữ Q hoa

a. Mục tiêu: HS nghe hướng dẫn quy trình viết chữ Q hoa và viết chữ Q hoa vào vở Luyện chữ.

b. Cách tiến hành:

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ Q hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả:

• Nét 1: Cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ (giống chữ hoa O).

• Nét 2: Lượn ngang (như làn sóng).

- GV chỉ dẫn viết cho HS:

• Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ; đến ĐK 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút (như chữ hoa O). • Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần ĐK 2 (trong chữ O) viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài; dừng bút trên ĐK 2.

- GV viết mẫu chữ Q hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết.

- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa trong vở Luyện viết 2. 

- GV hướng dẫn HS viêt câu úng dụng:

+ GV cho HS đọc câu ứng dụng: Quê hương đổi mới từng ngày.

+ GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

• Độ cao của các chữ cái: Chữ Q hoa (cỡ nhỏ) và các chữ h, g, y cao 2.5 li; Chữ đ cao 2 li; Chữ t cao 1.5 li; Những chữ còn lại (u, ê, ư, ơ, ô,..) cao 1 li.

• Cách đặt dấu thanh: Dấu hỏi đặt trên chữ ô (đổi); dấu sắc đặt trên chữ ơ (mới), dấu huyền đặt trên chữ ư, a (từng, ngày).

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá nhanh 5-7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS sửa lỗi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

a. suốt - xướng / Giải câu đố: là con ve sầu.

b. Nước chảy mạnh là chảy xiết.

Mất một vật quý, em rất tiếc.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

a. xông lên, dòng sông, xen lẫn, hoa sen.

b. viết chữ, làm việc, bữa tiệc, thời tiết.

- HS trả lời: Chữ Q hoa cao 5 li - 6 ĐKN. Được viết bởi mấy nét 2 nét.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS viết câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy bài Con chó nhà hàng xóm. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Biết đọc phân biệt lời người kể, lời nhân vật (mẹ của Bé, Bé).
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình bạn thân thiết giữa bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm cho thấy các vật nuôi có vai trò rất quan trọng trong đời sống tình cảm của trẻ em.
  • Biết tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào? Đặt đúng câu theo mẫu câu Ai thế nào?.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm động trước sự tận tuy cua Cún, tình bạn giữa Bé và Cún.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý, bảo vệ các vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh minh họa bài đọc và trả lời câu hỏi: Em hãy miêu tả bức tranh nói về nội dung gì?

- GV giới thiệu bài học: Bài đọc Con chó nhà hàng xóm ngày hôm nay chúng ta học sẽ cho các em thấy tuổi thơ của thiếu nhi sè rất vui nếu có tình bạn với các vật nuôi trong nhà. Chúng ta cùng vào bài.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Con chó nhà hàng xóm với giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Con chó nhà hàng xóm: Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: tung tăng, bó bột.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 5 đoạn văn:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “khắp vườn”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “trên giường”

+ HS 3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “mẹ ạ”.

+ HS4 (Đoạn 4): tiếp theo đến “chơi được”.

+ HS5 (Đoạn 5): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công.

- GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.

- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SHS trang 15.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bạn của Bé ở nhà là ai?

+ HS2 (Câu 2): Cún Bông đã giúp Bé như thế nào?

a. Khi Bé ngã?

b. Khi Bé phải nằm bất động?

+ HS3 (Câu 3): Vì sao bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ cún Bông?

- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi - đáp.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc em hiểu điều gì từ câu chuyện?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?; đặt được 1 câu về Cún Bông theo mẫu Ai thế nào?

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu câu 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a. Vết thương của Bé khá nặng.

b. Bé và Cún càng thân thiết.

c. Bác sĩ rất hài lòng.

+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu nói về Cún Bông theo mẫu Ai thế nào?

- GV hướng dẫn HS:

+ Câu 1: 2 HS hỏi đáp với câu a, 2 HS hỏi đáp với câu b, 2 HS hỏi đáp với câu c.

+ Câu 2: HS trong nhóm tiếp nối nhau, mỗi em đặt 1 câu nói về Cún Bông theo mẫu Ai thế nào.

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS trả lời: Tranh vẽ một bạn nhỏ đang chơi đùa với một chú chó.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải:

+ Tung tăng: vừa đi vừa nhảy, có vẻ rất vui thích.

+ Bó bột: dùng khuôn bột thạch cao bó chặt chỗ xương gãy.

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc nối tiếp.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thực hành hỏi – đáp, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Bạn của Bé ở nhà là ai Cún Bông.

+ Câu 2: Cún Bông đã giúp Bé:

a. Khi Bé ngã, Cún đi tìm người tới giúp.

b. Khi Bé phải nằm bất động Cún chơi với Bé làm Bé vui. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, khi thì con búp bê. Dù muốn chạy nhảy, nô đùa nhưng Cún rất thông minh, nó hiểu rằng chưa đến lúc Bé có thể chạy đi chơi cùng nó được.

+ Câu 3: Bác sĩ nghĩ rằng chính Cún Bông đã giúp Bé mau lành vì nhìn Bé vuốt ve Cún Bông, bác sĩ hiểu tình bạn với Cún Bông đã giúp Bé vui vẻ trong những ngày chữa bệnh đế vết thương mau lành.

- HS trả lời: Câu chuyện ca ngợi tình bạn thân thiết giữa Bé và Cún Bông. Cún Bông mang lại niềm vui cho Bé, giúp Bé mau lành bệnh. Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ em.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

a. Vết thương của Bé khá nặng.

Vết thương của Bé thế nào?

b. Bé và Cún càng thân thiết.

Bé và Cún thế nào?

c. Bác sĩ rất hài lòng.

Bác sĩ thế nào?

+ Câu 2: Cún Bông rất xinh/Cún Bông rất đáng yêu. /Cún Bông rất trung thành.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn (1,2, 3, 4, 5) và kể toàn bộ câu chuyện “Con chó nhà hàng xóm”. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
  • Theo dõi bạn kể. Kể tiếp nối kịp lượt lời của bạn. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Nắm được các nhân vật và lời kể trong câu chuyện. Bước đầu biết kể phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (mẹ của Bé và Bé).

3. Phẩm chất

  • Yêu quý, có ý thức bảo vệ các vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.

- GV giới thiệu bài học: Đây là câu chuyện các em đã biết nhưng vẫn rất hấp dẫn nếu các em biết kể lại câu chuyện đó một cách sinh động, biểu cảm. Cuối tiết học, các em sẽ biết bạn nào là người kể chuyện hay nhất. Chúng ta cùng vào bài Kể chuyện “Con chó nhà hàng xóm”.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể chuyện trong nhóm

a. Mục tiêu: HS nối tiếp nhau nói vắn tắt nội dung từng tranh; kể chuyện theo tranh.

b. Cách tiến hành:

- GV gắn / chiếu 5 tranh minh hoạ lên bảng, nêu yêu cầu của bài tập: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.

- GV chỉ từng hình, mời 5 HS khá, giỏi tiếp nối nhau nói vắn tắt nội dung từng tranh.

- GV chia HS thành các nhóm (mỗi nhóm 5 HS), mỗi HS kể theo 1 tranh.

- GV mời 1-2 HS trong nhóm xung phong kể cả 5 đoạn.

- GV mời 1-2 HS khá, giỏi kể đoạn 3, 4, 5 của câu chuyện theo lời nhân vật Bé. Ví dụ: Tôi bị thương khá nặng, bạn bè thay nhau đến thăm. Nhung khi các bạn về, tôi lại buồn....

Hoạt động 2: Thi kể chuyện trước lớp

a. Mục tiêu: HS thi kể chuyện theo từng nhóm; kể toàn bộ câu chuyện.

b. Cách tiến hành:

- GV mời một số nhóm tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện.

- Cả lớp và GV nhận xét: về nội dung lời kể; giọng kể to, rõ/ hợp tác kể kịp lượt lời / lời kể tự nhiên, sinh động, biểu cảm.

- GV mời 1 HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện; kể đoạn 3, 4, 5 cùa câu chuyện theo lời nhân vật Bé.

- GV yêu cầu cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay: Kể to, rõ, tự nhiên, đúng nội dung, biểu cảm.

- GV khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa.

- HS trình bày:

+ Tranh l: Bé cùng Cún Bông chạy nhảy tung tăng, chơi đùa rất vui vẻ.

+ Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương, Cún chạy đi tìm người giúp.

+ Tranh 3: Bạn bè biết Bé bị thương, rủ nhau đến thăm.

+ Tranh 4: Cún làm Bé vui những ngày Bé bị bó bột.

+ Tranh 5: Bé khỏi đau, lại vui đùa với Cún. Bác sĩ nói Cún đã giúp Bé mau lành.

- HS kể chuyện theo nhóm.

- HS kể chuyện; HS khác lắng nghe, theo dõi.

- HS kể chuyện; HS khác lắng nghe, theo dõi.

- HS kể từng đoạn câu chuyện.

- HS nhận xét.

- HS kể toàn câu chuyện.

- HS bình chọn theo các nội dung được đưa ra.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: LẬP THỜI GIAN BIỂU BUỔI TỐI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết đọc văn bản Thời gian biểu với giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch: Đọc đúng các số chỉ giờ. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, các dòng. Hiểu từ “thời gian biểu” (TGB). Hiểu tác dụng của TGB giúp con người làm việc có kế hoạch).
  • Biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB buổi tối).

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân,

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tổ chức cuộc sống khoa học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Mỗi ngày, các em có nhiều việc phải làm ở nhà và ở trường. Nếu không biết sắp xếp công việc thì có thể suốt ngày bận rộn mà kết quả vẫn không tốt. Nếu biết sắp xếp các việc theo TGB hợp lí, các em có thể làm được nhiều việc mà vẫn thong thả, có thì giờ vui chơi. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thế nào là một TGB. Sau đó, dựa theo mẫu, các em biết lập TGB cho hoạt động của bản thân.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu

a. Mục tiêu: HS đọc từng dòng trong TGB của bạn Nguyễn Thu Huệ và trả lời các câu hỏi liên quan đến TGB của bạn Huệ.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Thời gian biểu, giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi rõ sau mỗi cụm từ. Ví dụ:

+ 6 giờ đến 6 giờ 30 // Ngủ dậy, / tập thể dục, / vệ sinh cá nhân //

+ 6 giờ 30 đến 7 giờ // Kiểm tra sách vở, ăn sáng //

- GV tổ chức cho HS đọc trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc từng dòng (l lượt). Ví dụ:

+ HS 1: Sáng//6 giờ đến 6 giờ 30 // Ngủ dậy, / tập thể dục, /vệ sinh cá nhân //

+ HS 2: 6 giờ 30 đến 7 giờ // Kiểm tra sách vở, / ăn sáng //

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu a): Hãy kể những việc Thu Huệ làm hằng ngày?

+ HS2 (Câu b): Thu Huệ lập thời gian biểu để làm gì?

+ HS3 (Câu c): Thời gian biểu của Thu Huệ ngày cuối tuần có gì khác ngày thường?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, hỏi – đáp và trả lời các câu hỏi trong SHS trang 18.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động 2: Lập TGB buổi tối của em

a. Mục tiêu: HS dựa theo thời gian biểu của bạn Thu Huệ, lập thời gian biểu buổi tối của em.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: Dựa theo mẫu TGB của Thu Huệ, các em hãy lập TGB buổi tối của mình. GV nhắc HS chú ý lập TGB của mình đúng như trong thực tế.

- GV hướng dẫn HS đọc thầm lại TGB buổi tối của Thu Huệ, làm bài vào Vở bài tập. GV phát phiếu khổ to cho 1 HS.

- GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp để các bạn nhận xét. GV gợi ý cho HS:

18 giờ 30 – 19 giờ: Ăn tối

19 giời – 20 giờ: Chơi với em bé

20 giờ - 21 giờ: Chuẩn bị bài, chuẩn bị sách vở ngày mai

21 giờ - 21 giờ 30 : Đánh răng, vệ sinh cá nhân

21 giờ 30: Đi ngủ

- Cả lớp và GV nhận xét: TGB được lập có khoa học, hợp lí không?

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhó, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày:

a. Những việc Thu Huệ làm hằng ngày:

+ Buổi sáng, Huệ dậy lúc 6 giờ. Sau đó, Huệ tập thể dục và vệ sinh cá nhân 30 phút, đến 6 giờ 30. Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ, Huệ sắp xếp sách vở, ăn sáng. 7 giờ Huệ đi học. 17 giờ chiều Huệ đã về nhà.

+ Buổi chiều....

+ Buổi tối....

b. Thu Huệ lập TGB để nhớ việc và làm các việc đó một cách thong thả, tuần tự, hợp lí, đúng lúc.

c. TGB ngày nghỉ của Thu Huệ: Thứ 7, CN là ngày nghỉ, Huệ không đến trường. Thứ 7, Huệ đi học vẽ. CN, Huệ đến thăm ông bà.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS nhận phiếu.

- HS làm bài theo gợi ý.

- HS nhận xét, hỏi thêm bạn.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

GÓC SÁNG TẠO: VIẾT VỀ VẬT NUÔI

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tạo lập được sản phẩm đa phương thức (kênh chữ kết hợp với hình) có tính sáng tạo: Viết đoạn văn (4-5 câu) hoặc 4-5 dòng thơ về vật nuôi yêu thích.
  • Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Trang trí đoạn văn/thơ bằng ảnh con vật hoặc tranh tự vẽ, cắt dán.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết giới thiệu tự tin sản phâm của mình với các bạn.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức bảo vệ các vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết Góc sáng tạo hôm nay, các em sẽ làm bài tập: Viết đoạn văn, hoặc viết mấy dòng thơ về một vật nuôi các em yêu thích, kết hợp trang trí bài làm bằng hình ảnh con vật do các em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán. Sau đó, các em sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình, bình chọn những sản phẩm ấn tượng xứng đáng gắn lên bức tường của lớp suốt tuần. Hi vọng tiết học này sẽ bổ ích với các em, mang lại cho các em nhiều niềm vui.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

a. Mục tiêu: HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu bài tập; quan sát 2 đoạn viết trong SHS; chuẩn bị dụng cụ học tập; dán đoạn văn, đoạn thơ đã làm vào vở bài tập.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 3 BT:

+ HS 1 đọc BT 1,2:

Câu 1: Viết 4-5 câu (Hoặc 4-5 dòng thơ) về một vật nuôi mà em yêu thích.

Câu 2: Trưng bày và bình chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp.

+ HS 2 đọc BT 3 và 2 sản phẩm mẫu.

Câu 3: Các bạn có sản phẩm được chọn giới thiệu trước lớp sản phẩm của mình

- GV khuyến khích HS viết nhiều hơn 5 câu văn (dòng thơ),

- GV mời cả lớp quan sát 2 đoạn viết của 2 HS (trong SHS):

+ 1 bạn cắt dán 1 con thỏ bằng lá cây khô, viết về con thỏ mình yêu thích. GV giới thiệu mẫu đầy đủ của một đoạn viết: Trong thế giới động vật, em thích nhất là con thỏ. Con thỏ rất đáng yêu. Bộ lông của nó mềm và mượt. Tai nó dài. Nó rất ngoan và thích ăn cà rốt. Đôi mắt nó đẹp, sáng long lanh. Thỏ rất thân thiện với mọi người. Em yêu nó lắm.

+ 1 bạn vẽ con mèo và viết mấy dòng thơ về con mèo yêu quý của mình.

- GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị: giấy bút, kéo, hồ dán, ảnh vật nuôi,...

- GV phát thêm cho mỗi HS 1 tờ giấy A4, 1 mẩu giấy (hình chữ nhật hoặc ô van cỡ 7 X 8 cm) có dòng ô li. - GV hướng dẫn HS: Làm thơ hoặc viết đoạn văn vào mẩu giấy, dán vào tờ A4, rồi vẽ tranh vật nuôi, tô màu. Cuối tiết, HS sẽ gắn sản phẩm vào VBT để lưu giữ.

Hoạt động 2: Làm bài

a. Mục tiêu: HS gắn ảnh, tranh vẽ về vật nuôi bên cạnh đoạn viết.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS: HS viết đoạn văn hoặc những dòng thơ, gắn ảnh hoặc vè tranh vật nuôi bên cạnh đoạn viết.

- GV đi đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: chỉ cho các em vị trí thích hợp đế gắn ảnh, vẽ tranh, trang trí, tô màu. Nhắc HS chú ý đặt dấu chấm kết thúc câu.

- GV sửa bài cho một số HS lỗi chính tả, từ, câu), nhận xét về trình bày, trang trí để các em có thể viết lại hoặc viết vào mẩu giấy khác rồi đính lại.

Hoạt động 3: Trưng bày và bình chọn sản phẩm ấn tượng

a. Mục tiêu: HS trong nhóm chọn một số sản phẩm ấn tượng để giới thiệu trước lớp; đọc và giới thiệu sản phẩm của mình; mang sản phẩm về nhà giới thiệu với người thân.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS trong nhóm xem các sản phẩm; chọn một số sản phẩm ấn tượng để giới thiệu trước lớp, thi cùng các nhóm khác.

- GV cùng HS đính lên bảng lớp 9-10 sản phẩm đã qua vòng sơ khảo. Mời HS lần lượt đọc và giới thiệu sản phẩm của mình.

- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài tập sáng tạo, được giơ tay bình chọn nhiều nhất.

- GV nhắc HS có thể mang sản phẩm về nhà khoe với người thân trước khi treo ở vị trí trang trọng trong lớp học suốt tuần.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS quan sát 2 đoạn viết, lắng nghe.

- HS chuẩn bị đồ dùng học tập.

- HS làm thơ, viết đoạn văn, gắn sản phẩm vào VBT.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS gắn ảnh vảo đoạn thơ, đoạn văn.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

- HS bình chọn các sản phẩm ấn tượng.

- HS đọc và giới thiệu sản phẩm của mình.

- HS giới thiệu sản phẩm cho người thân khi về nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TỰ ĐÁNH GIÁ

(10 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết đánh dấu tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau 2 chủ điểm Bạn trong nhà, Gắn bó với con người (Bài 19, Bài 20).

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục cho sẵn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Sau Bài 19 và Bài 20, các em đã biết thêm những gì? đã làm thêm được những gì? Chúng ta hãy cùng nhau đánh giá theo bảng mẫu gợi ý.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: HS tự đọc bảng tổng kết và tự đánh giá

- GV hướng dẫn HS: Đánh dấu v vào ô thích hợp ở bảng tổng kết và tự đánh giá trong vở bài tập, xác nhận nhũng việc mình đã biết (cột trái) và những gì đà làm được (cột phải).

- GV yêu cầu HS đánh giá.

- GV mời 1 số HS đứng dậy đọc bài tự nhận xét, đánh giá của mình.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài tự nhận xét, đánh giá.

- HS trình bày.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU THIÊN NHIÊN

BÀI 21: LÁ PHỔI XANH

Giới thiệu về chủ đề, chủ điểm:

GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu chủ đề mới Em yêu thiên nhiên: Mặt Trời toả nắng. Bầu trời xanh. Trên mặt biển xanh, cá heo đang nhảy múa. Trên bờ, cảnh thiên nhiên thân thiện, tràn ngập cây cối, hoa lá, chim bướm bay lượn, các bạn nhỏ đang ngấm hoa, chơi đùa cùng các con vật (hưon cao cả, thở, chó)... Chủ điểm mở đầu có tên gọi Lả phổi xanh. Lá phối xanh của Trải Đất mà chúng ta đang sống chính là cây cối. Cây cối mang lại sự sống, nguồn không khí trong lành cho Trái Đất.

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

Bài tập 1:

- GV chiếu hình ảnh của Bài tập 1 lên bảng lớp. GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 1: Em biết cây nào trong các loài cây dưới đây?

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau chỉ hình, nói tên 7 loài cây: 1) cây bàng, 2) cây cải bắp, 3) cây hoa hồng, 4) cây cam, 5) cây ngô (bắp), 6) cây lúa, 7) cây thông.

Bài tập 2:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Người ta trồng những cây nói trên để làm gì? xếp mỗi cây vào nhóm thích hợp.

- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi, làm bài trong vở bài tập. GV phát phiếu khổ to cho 1 nhóm (2 HS).

- GV yêu cầu 2 HS làm bài trên phiếu khổ to gắn bài lên bảng lớp, báo cáo kết quả. Các bạn bổ sung. Cả lớp thống nhất đáp án:

a) Cây lương thực, thực phẩm: cây cải bắp, cây ngô, cây lúa

b) Cây ăn quả: cây cam

c) Cây lấy gỗ: cây thông

d) Cây lấy bóng mát: cây bàng

e) Cây hoa: cây hoa hồng

- GV giải thích cho HS: Sự phân loại nói trên dựa theo lợi ích chính của cây. Bên cạnh lợi ích chính, một số cây còn mang lại lợi ích khác. Ví dụ, hầu hết cây lấy gỗ đều cho bóng mát; một số cây ăn quả (như xoài, dừa, roi - miền Nam gọi là “mận”) cũng cho bóng mát. Vì vậy, nếu các em xếp những loại cây này vào 2 nhóm cũng không sai.

- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Lá phổi xanh.

BÀI ĐỌC 1: TIẾNG VƯỜN

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngừ. Biết đọc bài văn miêu tả những tín hiệu cùa mùa xuân đến với giọng chậm, vui, nhẹ nhàng; nhấn giọng các từ ngữ miêu tả đặc điểm của mỗi loài cây, hoa; tiếng hót của các loài chim, tiếng cánh ong quay tít...
  • Hiểu nghĩa các từ ngừ trong bài, hiểu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp của các loài hoa, hoạt động của các con vật trong vườn cây báo hiệu mùa xuân đến.
  • Biết đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?. Nhận biết được những từ ngữ có thể dùng để đặt câu hỏi Khi nào?, từ ngừ có thể dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được một bài văn miêu tả.
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức quan sát thiên nhiên; yêu quý cây, hoa, thiên nhiên quanh em.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Chủ điểm Lá phổi xanh sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về vai trò, tác dụng của cây xanh đối với con người, với Trái Đất của chúng ta. Bài đọc mở đầu là bài văn miêu tả Tiếng vườn, nói về vẻ đẹp của các loài cây, hương thơm của các loài hoa và hoạt động của những con vật trong vườn, tạo nên những dâu hiệu báo mùa xuân đến.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Tiếng vườn với giọng đọc vui tươi, hào hứng.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Tiếng vườn: Giọng đọc vui tươi, hào hứng.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: muỗm, tua tủa, tinh khôi.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 3 đoạn văn:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “thu nhỏ”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “lộc biếc”

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công.

- GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.

- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SHS trang 23.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Trong vườn có những cây nào nở hoa?

+ HS2 (Câu 2): Có những con vật nào bay đến vườn cây?

+ HS3 (Câu 3): Theo em hiểu, những gì đã tạo nên tiếng gọi của vườn? Chọn ý đúng nhất?

a. Tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp.

b. Tiếng hót cuat các loài chim và tiếng bầy ong đập cánh.

c. Cả hai ý trên.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó hỏi đáp cùng bạn.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV giúp HS gọi đúng tên các loài hoa trong các hình minh hoạ: hoa muỗm (hình đầu tiên phía trái, tua tủa trổ thẳng lên trời), hoa xoan (hình 2, màu tím), hoa nhài (hình 3, màu trắng tinh), hoa bưởi (hình 4, màu trắng, nhỏ hơn).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài văn miêu tả điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Luyện tập SHS trang 23.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Trả lời câu hỏi:

a. Khi nào hoa bưởi đua nhau nở rộ?

b. Khi nào những cành xoan nảy lộc?

+ HS2 (Câu 2): Những từ ngữ nào ở bảng bên:

a. Có thể dùng để đặt câu hỏi thay cho Khi nào?

b. Có thể dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?

- GV yêu cầu HS làm bài tập trong Vở bài tập.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Muỗm: cây cùng loại với xoài, quả giống quả xoài nhưng nhỏ hơn.

+ Tua tủa: từ gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn.

+ Tinh khôi: hoàn toàn tinh khiết, thuần một tính chất nào đó, tạo cảm giác tươi đẹp.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Trong vườn có nhiều loài cây nở hoa: cây muỗm, cây nhài, cây bưởi. Cây muỗm khoe chùm hoa mới, tua tủa trổ thẳng lên trời. /Hoa nhài trắng xoá, hương ngạt ngào./Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng, có nhũng tua nhị vàng giữa lòng hoa./ Những tán xoan chưa nở hoa nhưng đã vỡ oà ra những chùm lộc biếc.

+ Câu 2: Có những con vật bay đên vườn cây: Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. / Những cánh ong mật quay tít trên chùm hoa bưởi. / Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan.

+ Câu 3: Đáp án c.

- HS trả lời: Bài văn miêu tả tiếng vườn - vẻ đẹp của các loài hoa khoe sắc, tiếng hót của các loài chim, tiếng cánh ong mật quay tít... là những dấu hiệu từ vườn cây báo hiệu mùa xuân đến.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

a. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ.

b. Những cành xoan nảy lộc khi hơi xuân chớm đến, những cành xoan khô bỗng vỡ oà ra những chùm lộc biếc.

+ Câu 2: Những từ ngừ ở trong bảng (SGK):

a. Có thể được dùng để đặt câu hỏi thay cho Khi nào?: bao giờ, mùa nào, tháng mấy.

b. Có thể được dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?: mùa xuân, tháng Hai, hôm qua.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe - viết chính xác bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn...” đến “... đua nhau nở rộ”). Qua bài viết, củng cố thêm cách trình bày thẩm mĩ đoạn văn xuôi. Chữ đầu đoạn văn viết hoa, lùi vào 1 ô.
  • Làm đúng các bài tập lựa chọn: Điền chữ ch, tr; điền vần uôc, uôt, giải câu đố. Tìm đúng tên cây, quả có tiếng bắt đầu bằng ch, tr tên vật, con vật, hoạt động có vần uôc, uôt.
  • Biết viết chữ R hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được nghe - viết chính xác bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn...” đến “... đua nhau nở rộ”); Làm đúng các bài tập lựa chọn; biết viết chữ R hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS đoạn chính tả trong bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn...” đến “... đua nhau nở rộ”).

b. Cách tiến hành:

- GV nêu nhiệm vụ: Nghe - viết đoạn chính tả trong bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn...” đến “... đua nhau nở rộ”).

- GV đọc mẫu 1 lần đoạn chính tả.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc đoạn chính tả.

- GV hướng dẫn HS nhận xét:

+ Tên bài được đặt ở vị trí giữa trang vở, cách lề vở khoảng 5 ô li.

+ Cần viết chữ đầu tiên lùi vào 1 ô.

- GV nhắc HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai: muỗm, khoe, tua tủa, trổ, trắng xóa, tinh khôi, ngạt ngào, nở rộ.

- GV đọc chậm từng dòng cho HS viết. Đọc từng cụm từ ngắn cho HS dễ nhớ, dễ viết đúng.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lỗi.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết lại bằng bút chì).

- GV đánh giá 5-7 bài. Nêu nhận xét.

Hoạt động 2: Điền chữ ch, tr/ vần uôc, uôt và giải câu đố (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS tìm chữ ch hoặc tr, vần uôc hoặc uôt phù hợp với ô trống; giải đố.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập; chọn cho HS làm BT 2a: Chữ ch hoặc tr:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Tìm tiếng bắng đầu bằng ch/tr, có vần uôc/uôt

a. Mục tiêu: HS chọn tiếng bắng đầu bằng ch/tr, có vần uôc/uôt.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập; chọn cho HS làm BT 3b: 3 vật, con vật hoặc hành động

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

Hoạt động 4: Viết chữ R hoa

a. Mục tiêu: HS nghe GV giới thiệu mẫu chữ và quy trình viết chữ R hoa; viết chữ R hoa vào vở Luyện viết 2.

b. Cách tiến hành:

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ và hỏi HS: Chữ R hoa cao mấy li, viết trên mấy ĐKN?

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả:

• Nét 1: Móc ngược trái, phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong (giống nét 1 ở các chữ B, P).

• Nét 2: là sự kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên (đầu nét lượn vào trong) và móc ngược (phải) nối liền nhau, tạo vòng xoan nhỏ giữa thân chừ (tương tự ở chữ hoa B).

- GV chỉ dẫn viết và viết mẫu trên bảng lớp:

• Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong); dừng bút trên ĐK 2.

• Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 5 (bên trái nét móc) viêt nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo vòng xoan nhỏ (giữa ĐK 3 và ĐK 4) rồi viết tiếp nét móc ngược phải; dừng bút trên ĐK 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ R hoa trong vở Luyện viết 2.

- GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ R hoa (cỡ nhỏ) và các chừ g, h cao 2,5 li; Chữ t cao 1,5 li; Những chữ còn lại (i, u, ê, o, n) cao 1 li.

+ Cách đắt dấu thanh: Dấu sắc trên chữ i, trên chữ ê; dấu huyền đặt trên chữ ơ.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc thầm, chú ý các từ ngữ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS chữa lỗi trong bài viết của mình.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS quan sát tranh, làm bài.

- HS trả lời: trên, chao/ Là con bói cá.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát tranh minh họa, làm bài.

- HS trả lời:

+ Có tiếng chứa vần uôc: cuốc đất, cái cuốc, ngọn đuốc, đôi guốc (hoặc thuốc, đọc thuộc,...).

+ Có tiếng chứa vần uôt: con chuột, tuốt lúa (hoặc ruột, nuốt, tuột tay,...)

- HS trả lời: Chữ R cao 5 li - 6 ĐKN, được viết bởi 2 nét.

- HS lắng nghe, quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: CÂY XANH VỚI CON NGƯỜI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài Cây xanh với con người. Phát âm đúng các từ ngừ. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.
  • Hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải. Hiểu vai trò của cây xanh, lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống con người để có ý thức bảo vệ, trồng và chăm sóc cây xanh.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Bao giờ?.

3. Phẩm chất

  • Bảo vệ cây xanh, hiểu được lợi ích to lớn của cây xanh mang lại cho cuộc sống con người.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài đọc Cây xanh với con người viết về những lợi ích to lớn mà của cây xanh đối với cuộc sống con người. Đó là những lợi ích gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc ngày hôm nay.

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Cây xanh với con người với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Tiếng vườn: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: phong tục, Tết trồng cây, bắt nguồn.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 2 đoạn văn:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “xóm làng”.

+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công.

- GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.

- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SHS trang 26.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Mỗi ý trong đoạn 1 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là những lợi ích gì?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc và trồng thêm cây xanh?

+ HS3 (Câu 3): Phong tục Tết trồng cây ở nước ta có từ bao giờ?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài Cây xanh với con người, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi trong phần Luyện tập SHS trang 26: hỏi đáp theo mẫu; ghép đúng các câu hỏi.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Hỏi đáp với bạn theo mẫu:

M: - Nhà bạn trồng cây cam này từ....? (bao giờ, khi nào)

- Nhà mình trồng cây cam này từ.... (năm ngoái, tháng trước,....).

+ HS2 (Câu 2): Em sẽ hỏi thế nào? Ghép đúng.

a. Nếu nhìn thấy cây cam đã có quả?

b. Nếu nhìn thấy cây cam mới có quả?

1. Bao giờ cây cam này ra quả?

2. Cây cam này ra quả bao giờ?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, từng cặp HS hỏi – đáp, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải:

+ Phong tục: thói quen đã có từ lâu đời được mọi người tin và làm theo.

+ Tết trồng cây: phong tục trồng cây vào những ngày đầu xuân.

+ Bắt nguồn: được bắt đầu, được sinh ra.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Mỗi ý trong đoạn 1 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là những lợi ích:

• Cây xanh cung cấp thức ăn cho con người: Lúa, ngô, khoai, sắn,,., nuôi sống con người. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của con người. Chuối, cam, bưởi, khế,... cho trái ngọt.

• Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khoẻ. Ở đâu có nhiêu cây, ở đó không khí trong lành.

• Cây xanh giữ nước, hạn chế lũ lụt, lở đất: Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây giúp giữ nước, hạn chế lũ lụt, lở đất do nước chảy mạnh.

• Cây xanh che bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế,...

• Cây xanh làm đẹp đường phố, xóm làng.

+ Câu 2: Con người phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây vì cây xanh có rất nhiều ích lợi.

+ Câu 3: Phong tục Tết trồng cây ở nước ta có từ ngày 28-11-1959 - ngày Bác Hồ kêu gọi: Mùa xuân là Tet trông cây /Làm cho đất nước ngày càng càng xuân.

- HS trả lời: Qua bài Cây xanh với con người, em hiểu cây xanh là lá phối xanh của Trái Đất. Cây xanh mang lại cho cuộc sống của con người những lợi ích vô cùng to lớn. Con người cần có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và trồng cây.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày kết quả:

+ Câu 1:

HS 1: - Phong tục Tết trồng cây của nước ta có từ bao giờ ?

HS 2: - Phong tục Tet trồng cây của nước ta có từ năm 1959.

HS 3: - Phong tục Tết trồng cây của nước ta có từ năm 1959, theo lời kêu gọi của Bác Hồ: Mùa xuân là Tet trồng cây /Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

HS 1: - Nhà bạn trồng cây cam này từ bao giờ?

HS 2: - Nhà bạn trồng cây cam này từ khi nào?

HS 3: - Nhà mình trồng cây cam này từ năm ngoái.

HS 4: - Nhà mình trồng cây cam này từ tháng trước.

+ Câu 2:

HS ghép đúng: a - 2, b – 1.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: QUAN SÁT TRANH ẢNH CÂY, HOA, QUẢ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết ghi lại những điều đã quan sát được về một loài cây, hoa, quả (qua tranh, ảnh). Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn những gì đã quan sát, nghe thấy và ghi chép.
  • Biết lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Hiểu và làm theo đúng bản hướng dẫn trồng hạt đỗ.

3. Phẩm chất

  • Có sự yêu thích với loài cây, hoa, quả.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập ghi lại kết quả quan sát một loài cây, hoa, quả qua tranh, ảnh. Chúng ta sẽ xem hôm nay ai là người nói được hay vê một loài cây, hoa, quả mình yêu thích.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả) (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS mang đến lớp tranh (ảnh) một cây xanh (hoa, quả) em yêu thích; quan sát và ghi chép về tranh (ảnh) cây (hoa, quả); nói lại với các bạn kết quả quan quan sát.

b. Cách tiến hành:

- GV mời l HS đọc trước lớp yêu cầu cầu của Bài tập 1 và gợi ý: Quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả):

a. Mang đến lớp tranh (ảnh) một cây xanh (hoa, quả) em yêu thích.

b. Ghi lại những điều em quan sát được.

c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát tranh (ảnh)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả) trong SGK, tranh ảnh mình mang tới lớp. Nói tên các loài cây (hoa, quả) trong SGK.

- GV yêu cầuHS đặt lên bàn tranh ảnh cây (hoa, quả) mình mang đên lớp. (Những HS không mang theo tranh, ảnh sẽ chọn giới thiệu tranh, ảnh cây xanh, cây hoa, quâ trong SGK hoặc ờ sân trường).

- GV hướng dẫn HS tiếp nối nhau giới thiệu mình mang đến lớp tranh, ảnh cây (hoa, quả) nào; sẽ nói về cây (hoa, quả) nào? Ví dụ: Tôi mang đến lớp tấm ảnh vườn quả thanh long, tôi sẽ nói về những quả thanh long. / Tôi sẽ nói về tranh ảnh những quà vú sữa. / Tôi sẽ giới thiệu cây bàng ở sân trường... 

- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả). Hởi thêm thầy cô thông tin về cây (hoa, quả) đó hoặc lắng nghe thầy cô giới thiệu làm mẫu tranh ảnh về một loài cây, hoa, quả (hình dáng, màu sac, mùi vị, đặc điêm,...). GV lưu ý cho HS yêu cầu của bài tập là nói về tranh (ảnh) cây (hoa quả); không phải miêu tả cây (hoa, quả).

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau giới thiệu trước lớp kết quả quan sát kèm tranh, ảnh cây (hoa, quả). Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS quan sát kĩ, nói hay.

Hoạt động 2: Chuẩn bị cho cho tiết học Góc sáng tạo tuần tới – Hạt đỗ nảy mầm

a. Mục tiêu: HS đọc các bước hướng dẫn trồng đỗ, nêu những việc cần làm; HS về nhà tự tay gieo đỗ, chăm sóc hàng ngày, theo dõi, ghi chép.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm các bước hướng dẫn trồng đỗ.

- GV mời 5 HS nêu những việc cần làm (5 việc).

- GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự tay gieo đỗ, chăm sóc hằng ngày, theo dõi, ghi chép. Phải tự gieo trồng và chăm sóc, các em mới có tình cảm, viết được đoạn văn hay. GV đặt ở góc lớp một chậu đất nhỏ gieo hạt đỗ để HS ngày ngày quan sát hạt đỗ nảy mẩm.

- GV mời cả lớp mở SGK trang 37, đọc trước yêu cầu của bài Góc sáng tạo Hạt đỗ nảy mầm để chuẩn bị tốt cho bài học tuần sau.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS quan sát tranh, trả lời: Các loại cây (hoa, quả) trong SGK: chùm nho, cây hoa trạng nguyên, cây xoài, hoa sen.

- HS bày tranh ảnh lên bàn.

- HS giới thiệu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS đọc thầm.

- HS trình bày:

1. Chọn khoảng 10 hạt đỗ xanh (đậu xanh) hoặc 10 hạt đỗ đen (đậu đen).

2. Ngâm hạt trong nước khoảng 8 tiếng.

3. Lấy l chậu đất hoặc cốc đất mịn (dùng đất sẽ tự nhiên hơn là dùng bông thấm nước). Vùi các hạt đỗ vào chậu đất / cốc đất, sâu khoảng 2 đốt ngón tay cua HS.

4. Cứ 2 ngày l lần, tưới nước cho đất ẩm và đợi hạt nảy mầm.

5. Ngày ngày, quan sát và ghi lại: Mầm nhô lên khi nào? Mầm màu gì? Có mấy lá?...

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc trước bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: LẬP THỜI GIAN BIỂU MỘT NGÀY ĐI HỌC

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB một ngày đi học) như thực tế, hợp lí.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân, tổ chức cuộc sống khoa học.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện sự khoa học, hoạt động và làm việc hợp lí.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB một ngày đi học) như thực tế, hợp lí; Có ý thức lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân, tổ chức cuộc sống khoa học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài tập

a. Mục tiêu: HS đọc lại TGB buổi sáng buổi chiều của bạn Thu Huệ; viết thời gian biểu của mình: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của 2 bài tập.

+ HS1 (Câu 1): Hãy lập thời gian biểu một ngày đi học của em?

THỜI GIAN BIỂU

Họ và tên:

Lớp:

Trường tiểu học:

+ HS2 (Câu 2): Trao đổi với các bạn về thời gian biểu của em.

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại TGB buổi sáng, buổi chiều của Thu Huệ (không đọc TGB buổi tối).

- GV nhắc HS chú ý viết TGB một ngày đi học của mình: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Không viết TGB buổi tối vì các em đã viết TGB buổi tối trong tiết trước. HS viết đúng như thực tế.

Hoạt động 2: Lập TGB một ngày đi học

- GV yêu cầu HS lập TGB của mình vào vở bài tập. Viết xong, kiểm tra lại xem TGB đó đã hợp lí chưa; trao đổi cùng bạn về TGB của mình.

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc trước lớp TGB của mình.

- Cả lớp và GV nhận xét: TGB được lập có khoa học, hợp lí không?

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS đọc lại TGB của bạn Thu Huệ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

THỜI GIAN BIỂU

Họ và tên: Phạm Hồng Hà

Lớp 2B

Trường Tiểu học: Bế Văn Đàn

• Sáng

6 giờ - 6 giờ 30: Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân

6 giờ 30 – 7 giờ: Ăn sáng

7 giờ – 7 giờ 30: Đến trường

7 giờ 30 – 11 giờ 15: Học ở trường

• Trưa

11 giờ 15 – 11 giờ 45: Ăn trưa ở trường

11 giờ 45 – 13 giờ 30: Ngủ trưa

• Chiều

13 giờ 30 –16 giờ 30: Học ở trường

16 giờ 30 – 17 giờ: Về nhà

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TỦ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ CÂY CỐI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo viết về cây cối mình mang tới lớp.
  • Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
  • Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp, cảm xúc với bài văn, bài thơ.

3. Phẩm chất

  • Có tình yêu với cây cối.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em em sẽ biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo viết về cây cối mình mang tới lớp; Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học và chuẩn bị

a. Mục tiêu: HS mang đến lớp sách (báo) viết về cây cối; giới thiệu cuốn sách của mình.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp nhìn SGK, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 yêu cầu của tiết học:

+ HS1 đọc yêu cầu 1: Em hãy mang đến một quyển sách (tờ báo) viết về cây cối. Giới thiệu sách (báo) với các bạn.

• GV yêu cầu HS đọc tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK.

• GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: HS bày trước mặt sách báo mình mang đến.

• GV khen những HS tìm được sách báo đúng chủ điểm cây cối nhưng vẫn chấp nhận nếu HS mang đến sách báo viết về nội dung khác, miễn là sách đó bổ ích, phù hợp với tuổi thiếu nhi.

- GV yêu cầu một vài HS giởi thiệu cuốn sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB.

+ HS1 đọc yêu cầu 2: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích. Chép lại những câu văn, câu thơ hay hoặc viết cảm nghĩ của em.

• GV nhắc HS nào không có sách mang đến lớp có thể đọc văn bản mẫu trong SGK trang 29. GV chỉ định 2 HS đọc bài Bạn có biết?

+ HS1 đọc yêu cầu 3: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe những gì em vừa đọc.

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS đọc kĩ một đoạn, bài yêu thích để tự tin đọc trước lớp. Ghi lại vào vở những câu văn hay, đáng nhớ.

Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe (Bài tập 3)

a. Mục tiêu: HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe; đọc trước lớp.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe.

- GV mời một số HS đứng trước lớp, đọc lại (hoặc kể lại) to, rõ những gì vừa đọc. HS có thể đọc một mẩu chuyện ngắn. HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm. Hoặc ngược lại, người đọc có thể ra câu hỏi cho người nghe.

- GV hướng dẫn cả lớp bình chọn bạn đọc (kể) to, rõ, cung cấp những thông tin, mẩu chuyện thú vị.

- GV kiểm tra các nhóm tự đọc sách đã trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách thế nào.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc yêu cầu câu 1.

- HS trả lời: Tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK: Mười vạn câu hỏi vì sao? - Thực vật,; Câu chuyện của cây xanh; Những điều bạn nên biết về thế giới thực vật; 108 chuyện kể hay nhất về các loài cây và hoa quả.

- HS giới thiệu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi 2.

- HS đọc bài mẫu.

- HS đọc yêu cầu câu 3.

- HS thực hiện.

- HS đọc trong nhóm.

- HS đọc trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜI

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

- GV giới thiệu: Chủ điểm Lá phổi xanh ở tuần trước nói về vai trò của cây cối mang lại sự sống, nguồn không khí trong lành cho hành tinh. Trong tuần này, các em sẽ học những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó thân thiết giữa con người với cây cối.

Bài tập 1:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình ảnh dưới đây, sắp xếp lại thứ tự các hình cho phù hợp với quá trình từ lúc còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm.

+ GV gắn lên bảng 6 hình minh hoạ bài tập 1.

+ GV chỉ tùng từ ngữ dưới hình cho HS đọc: cơm, thóc, gạo,...

+ GV hướng dẫn từng cặp HS thảo luận và làm bài trong vở bài tập: sắp xếp lại thứ tự 6 hình cho phù hợp với quá trình tù lúc lúa còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm. 

+ GV mời 1 HS lên bảng sắp xếp lại từng hình:

(1) Cây mạ non (2) Cây lúa trường thành (3) Cây lúa chín

(4) Thóc (5) Gạo (6) Cơm

Bài tập 2:

- GV cho HS nghe bài hát Em đi giữa biển vàng (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời thơ: Nguyễn Khoa Đăng).

- GV giới thiệu chủ điểm: Bài tập mở đầu chủ điểm này đà giúp các em biết thêm về cây lúa – cây lương thực chính của Việt Nam và nhiều nước. Bài đọc Mùa lúa chín sẽ giúp các em hiểu thêm về cây lúa và những người làm ra cây lúa, làm ra thóc, gạo.

BÀI ĐỌC 1: MÙA LÚA CHÍN

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ. Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cuôi mỗi dòng, mỗi khổ thơ.
  • Hiểu nghĩa của từ ngừ khó trong bài (tơ kén, đàn ri đá, quyện, trĩu). Hiểu những hình ảnh thơ: Vây quanh làng/ Một biển vàng / Như tơ kén /... Lúa biết đi /Chuyện rầm rì /Rung rinh sóng/Bông lúa quyện /trĩu bàn tay.... Hiểu nội dung bài thơ: Ngợi ca vẻ đẹp của đồng lúa chín, ngợi ca người nông dân đã nuôi lớn cây lúa, làm nên cánh đồng lúa chín. Từ đó, thêm yêu thiên nhiên, yêu đồng lúa, trân trọng công sức lao động của các cô bác nông dân.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Mở rộng vốn từ về cây lúa. Biết đặt câu với các từ ngữ đó.

3. Phẩm chất

  • Có tình cảm với thiên nhiên.
  • Trân trọng công sức lao động của những người nông dân.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Chuyện cây, chuyện người, các em sẽ học bài thơ Mùa lúa chín. Đây là một bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Khoa Đăng. Bài thơ đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành bài hát Em đi giữa biển vàn mà các em vừa được nghe.

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Mùa lúa chín với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài bài thơ Mùa lúa chín với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: tơ kén, ri đá.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 4 đoạn thơ

+ HS1: khổ thơ 1.

+ HS2: khổ thơ 2.

+ HS3: khổ thơ 3.

+ HS4: khổ thơ 4.

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công.

- GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.

- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SGK trang 32.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với những gì?

+ HS2 (Câu 2): Tìm một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2.

+ HS3 (Câu 3): Những câu thơ nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

+ HS4 (Câu 4): Những từ ngữ nào ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín?

- GV yêu cầu từng cặp HS đọc thầm bài thơ, thảo luận theo 4 câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV giúp HS hiểu hình ảnh “lúa biết đi, chuyện rầm rì”:

+ Theo nhà thơ Phạm Hổ, đó là hình ảnh đoàn người gánh lúa về làng rầm rì trò chuyên. Nhìn từ xa, đoàn người gánh lúa đi giữa cánh đồng làm cho tác giả có cảm tưởng như lúa biết đi, lúa tạo nên những làn sóng rung rinh, làm xáo động cả hàng cây, làm lung lay cả hàng cột điện. Người ta nhìn xa chỉ thấy những bó lúa vàng chuyển động, không thấy người gánh lúa nên có cảm tưởng như lúa biết đi, lúa biết nói.

+ HS cũng có thể hiểu hình ảnh này đơn giản hơn: Nhìn cánh đồng lúa gợn sóng trong tiếng gió rì rào, có cảm tưởng như lúa biết đi và nói chuyện rì rầm.

-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 32.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài tập 1,2; đọc cả mẫu.

+ HS1 (Câu 1): Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

a. Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa. M: cánh đồng.

b. Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa. M: cấy.

c. Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa, M: gạo.

+ HS2 (Câu 2): Đặt câu với một trong các từ ngữ trên.

- GV tổ chức cho 2 nhóm HS thi tiếp sức trên bảng lớp, mỗi nhóm nhận 9 thẻ từ. HS tiếp nối nhau đặt câu với 9 từ ngữ đó.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Tơ kén: sợi tơ con tằm nhả ra để tạo thành tổ kén, màu vàng.

+ Ri đá: loài chim sẻ mỏ ngắn, mình nhỏ, lông màu nâu sẫm.

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với một biển vàng, tơ kén.

+ Câu 2: Một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2: Lúa biết đi/chuyện rầm rì /rung rinh sóng.

+ Câu 3: Những câu thơ ở khổ thơ 3 nói về nỗi vất vả của người nông dân: Bông lúa quyện /Trĩu bàn tay /Như đựng đầy /Mưa, gió, nắng / Như đeo nặng /Giọt mồ hôi /Của bao người /Nuôi lớn lúa.

+ Câu 4: Những từ ngừ ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín: Bạn nhỏ đi giữa biến vàng, nghe như đồng lúa mênh mang đang cất lên tiếng hát.

- HS trả lời: Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của đồng lúa chín, ngợi ca lao động vât vả của những người nông dân đã nuôi lớn cây lúa, làm nên mùa lúa chín.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS trình bày câu trả lời:

+ Câu 1:

• Từ ngừ chỉ nơi trồng lúa: cánh đồng, nương, rẫy.

• Từ ngữ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa: cấy, gặt, đập, gánh.

• Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa: gạo, thóc.

+ Câu 2:

• Cánh đồng lúa rộng mênh mông. / Trên cánh đồng, người dân tấp nập cày cấy.

• Bác nông dân cấy lúa./Cô chú tôi đang đập lúa trên sân./ Mẹ em gánh thóc về làng.

+ Hạt thóc chắc, mẩy, vàng ươm./ Hạt gạo nuôi sống con người.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe - viết đúng bài thơ Mùa lúa chín (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ tự dơ (dòng 3 chữ, dòng 2 chữ).
  • Làm đúng Bài tập 2. BT lựa chọn 3: Điền chữ c hay k, ng hoặc ngh/ Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d, gi; có dấu hỏi, dấu ngã.
  • Biết viết chữ S hoa cờ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Sương long lanh đậu trên cành lá cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ Nghe - viết đúng bài thơ Mùa lúa chín (2 khổ thơ đầu; Làm đúng Bài tập 2, Bài tập lựa chọn 3; Biết viết chữ S hoa cờ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Sương long lanh đậu trên cành lá cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS nghe 2 khổ thơ đầu bài thơ Mùa lúa chín, chú ý những từ dễ viết sai; viết 2 khổ thơ đầu vào vở Luyện viết 2.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu nhiệm vụ: HS nghe - viết lại 2 khổ thơ đầu bài thơ Mùa lúa chín.

- GV đọc 2 khổ thơ đầu.

- GV mời 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu.

- GV chỉ bảng phụ (viết 2 khổ thơ), hướng dẫn HS nhận xét:

+ Về hình thức: Đây là thể thơ tự do, các dòng 3 chữ, có một dòng 2 chữ.

+ Tên bài viết lùi vào 5 ô tính từ lề vở.

+ Có thể chia vở làm 2 cột trái, phải: Cột trái sẽ viết 7 dòng. Cột phải 7 dòng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa, cách lẻ vở 1 ô li.

- GV yêu cầu HS đọc lại 2 khổ thơ, chú ý những từ các em dễ viết sai: thoang thoảng, rầm rì, rung rinh, xáo động, rặng cây, lung lay.

- GV cất bảng phụ, HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi. 

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì).

- GV đánh giá, chữa 5-7 bài. Nêu nhận xét.

Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả

a. Mục tiêu: HS điền chữ c/k, ng/ngh để hoàn chỉnh mẩu chuyện; tìm tiếng bắt đầu bằng r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.

b. Cách tiến hành:

Bài tập 2:

- GV nêu yêu cầu bài tập 2: Tìm chữ phù hợp với ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây: chữ c hay k, chữ ng hay ngh:

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2. GV phát phiếu cho 1 HS làm bài.

- GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu gắn bài lên bảng lớp, đọc từng câu đã điền chữ hoàn chỉnh.

- GV hướng dẫn cả lớp đọc mẩu chuyện Quả sồi đã hoàn chỉnh.

- GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu chuyện: Muốn trở thành một cây sồi cao lớn, quả sồi phải tự mọc rễ.

Bài tập 3:

- GV chọn bài tập b và đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm các tiếng có dấu hỏi, dấy ngã có nghĩa như sau:

+ Ngược với thật.

+ Ngược với lành (hiền).

+ Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Tập viết chữ hoa S

a. Mục tiêu: HS hiểu được quy trình viết chữ hoa S; viết chữ hoa S vào vở Luyện viết 2.

b. Cách tiến hành:

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ S hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: Nét viết chữ hoa S là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và móc ngược trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ (giống phần đầu chữ hoa L), cuối nét móc lượn vào trong.

- GV chỉ dẫn viết và viết trên bảng lớp: Đặt bút trên ĐK 6, viết nét cong dưới lượn lên ĐK 6. Chuyển hướng bút lượn sang trái viết tiếp nét móc ngược trái tạo vòng xoắn to, cuối nét móc lượn vào trong. Dừng bút trên ĐK 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ S hoa vào vở Luyện viết 2.

- GV cho HS đọc câu ứng dụng: Sương long lanh đậu trên cành lá.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ S hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, l, h cao 2.5 li. Chữ đ cao 2 li. Chữ t cao 1.5 li. Những chữ còn lại (ư, ơ, n, o, a, â, ê, u) cao1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt trên â (đậu). Dấu huyền đặt trên a (cành). Dấu sắc đặt trên a (lá).

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá nhanh 5 - 7 bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc lại khổ thơ, chú ý từ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát lại bài của mình.

- HS chữa lỗi sai.

- HS đọc thầm yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trình bày: cao - ngắm - nghe - kể chuyện - cành cao - cây sồi.

- HS đọc mẩu chuyện hoàn chỉnh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc thầm yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

+ Ngược lại với thật: giả.

+ Ngược lại với lành (hiền): dữ.

+ Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường: hẻm, ngõ.

- HS trả lời: Chữ S hoa cao 5 li - 6 ĐKN. Được viết bởi mấy 1 nét.

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

- GV quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy bài Chiếc rễ đa tròn. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Biết đọc phân biệt lời người kể, lời các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ).
  • Hiểu được nghĩa cùa các từ ngừ trong bài (tần ngần, cần vụ, thắc mắc). Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ yêu thương mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng cho rễ mọc thành cây. Trồng rễ cây, Bác cũng nghi cách trồng để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Biết cách nói lời hướng dần rõ ràng, dễ hiểu.
  • Biết thực hiện đúng theo lời hướng dẫn.
  • Luyện tập tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?.

3. Phẩm chất

  • Bồi đắp tình cảm kính yêu dành cho Bác Hồ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu bài học: Bác Hồ luôn quan tâm và yêu thương mọi người, mọi vật. Bài đọc Chiếc rễ đa tròn các em học hôm nay kể về tỉnh cảm của Bác với một chiếc rễ đa. Chiếc rễ đa bị rơi xuống đất. Bác đã làm gì để chiếc rễ đa mọc thành cây, để cái cây mọc lên từ rễ đa ấy mang lại niềm vui cho thiếu nhi?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Mùa lúa chín với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài bài đọc Chiếc rễ đa tròn với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi, thiết tha.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: tần ngần, cần vụ, thắc mắc.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “tiếp nhé”

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “sẽ biết”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công.

- GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.

- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 35.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 câu hỏi trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): Khi thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa?

+ HS3 (Câu 3): Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa thế nào?

+ HS4 (Câu 4): Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò gì bên cây đa ấy?

- GV yêu cầu HS đọc thầm truyện, trả lời các câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiếu điều gi? Em học được gì ở Bác Hồ về thái độ với mỗi vật xung quanh?

- GV nêu ý kiến: Bác yêu thương mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách uốn cái rễ hình vòng tròn để cây lớn lên sẽ thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

Hoạt động 3: Luyện tập

- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Hãy nói lại cách trồng chiếc rễ đa theo lời hướng dẫn của Bác Hồ.

a. Cuộn chiếc rễ đa.

b. Đóng hai cái cách xuống đất.

c. Buộc….

d. Vùi….

+ HS2 (Câu 2): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?

a. Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo quanh trong vườn.

b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã thành một cây đa con.

c. Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ.

- GV giải thích mục đích của mỗi bài tập:

+ Câu 1: Hãy nói lại với bạn cách trồng chiếc rễ đa theo hướng dẫn của Bác Hồ.

+ Câu 2, các em sẽ tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?.

- GV yêu cầu HS cùng bạn làm bài, báo cáo kết quả.

+ Câu 1: 1 vài HS tiếp nối nhau nói lời hướng dẫn sao cho rõ ràng, dễ hiểu, có thể dùng từ ngữ thể hiện yêu cầu, đề nghị.

+ Câu 2: HS làm bài trong VBT. Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc, lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Tần ngần: đang mải suy nghĩ, chưa biết nên làm thế nào.

+ Cần vụ: người đang làm công việc chăm sóc, phục vụ lãnh đạo.

+ Thắc mắc: có điều chưa hiểu, cần hỏi.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Khi thay chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.

+ Câu 2: Bác Hồ phải hướng dẫn chú cần vụ trồng lại chiếc rễ đa vì chú cần vụ chỉ định vùi chiếc rễ đa xuống đất. Bác hướng dẫn chú trồng lại để có một cây đa mọc vòng tròn, sau này, làm chỗ chơi cho thiếu nhi.

+ Câu 3: Về sau, chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa con có vòng lá tròn lớn.

+ Câu 4: Các bạn nhỏ vào thăm vườn Bác thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.

- HS trả lời: Qua câu chuyện, em hiểu Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn mong muốn trồng chiếc rễ đa xuống đất cho nó sống lại.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, hướng dẫn.

- HS làm bài, thảo luận.

- HS trả lời:

+ Câu 1:

a. Cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn.

Bạn hãy cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn.

b. Đóng hai cái cọc xuống đất.

Hãy đóng hai cái cọc xuống đất.

c. Buộc 2 đầu cái rễ đa tựa vào hai cái cọc.

Sau đó buộc mỗi đầu cái rễ đa tựa vào một cái cọc.

d. Vùi hai đầu rễ xuống đất.

Rồi vui hai đầu rễ xuống đất.

+ Câu 2:

a. Sau khi tâp thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. -> Bác Hồ đi dạo trong vườn khi nào?

b. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa thành một cây đa con. -> Khi nào chiếc rễ đa thành một cây đa con?

c) Lúc đó, mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ. -> Khi nào mọi người mới hiểu ý của Bác Hồ?

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

KỂ CHUYỆN “CHIẾC RỄ ĐA TRÒN”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Dựa vào tranh, kể lại được tùng đoạn câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. Hiểu và nói được về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, tình cảm của Bác Hồ với mồi vật xung quanh.
  • Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
  • Chăm chú nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Hiểu diễn biến của câu chuyện; biết bày tỏ cảm xúc qua giọng kể, thê hiện thái độ, tình cảm của các nhân vật trong câu chuyện và tình cảm của người kể chuyện.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập kể lại từng đoạn của câu chuyện Chiếc rễ đa tròn: hiểu và nói được về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xung quanh.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc rễ đa tròn theo tranh (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nói tóm tắt nội dung từng tranh; kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

b. Cách tiến hành:

- GV chiếu 3 tranh minh hoạ lên bảng nêu yêu cầu của bài tập, cả lớp quan sát tranh:

- GV chi từng hình, mời 1 HS khá, giỏi nói vắn tắt nội dung từng tranh.

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 HS, phân công mỗi HS kể chuyện 1 tranh.

- GV mời một số nhóm (3 HS) tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện (Khuyến khích HS kể chuyện tự nhiên, không nhất thiết phải kể đúng từng câu, từng chữ trong SGK).

- Cả lớp và GV nhận xét: về nội dung lời kể, giọng kể to, rõ, hợp tác kể kịp lượt lời, lời kể tự' nhiên, sinh động.

- GV mời 2 HS thi kể đoạn 2-3 của câu chuyện theo lời chú cần vụ. .

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện đúng nội dung, đúng vai, biểu cảm. GV khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

Hoạt động 2: Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, với mỗi vật xung quanh

a. Mục tiêu: Dựa vào câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, HS đặt 1-2 câu về: tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi; về tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xunh quanh.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của câu hỏi: Dựa vào câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, đặt 1-2 câu về:

a. Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi

b. Tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xunh quanh.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, tiếp nối nhau đặt các câu văn.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS quan sát 3 tranh.

- HS trả lời:

• Tranh 1: Chú cần vụ nghe lời Bác, xới đất để vùi chiếc rễ đa.

• Tranh 2: Bác Hồ hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ thành vòng tròn, đóng hai cái cọc xuống đất, buộc chiếc rễ tựa nó vào hai cái cọc, rồi mới vùi 2 đầu rễ xuống đất.

• Tranh 3: Rễ cây bén đất, nhiều năm sau, lớn lên thành cây đa con có vòng lá tròn, thiếu nhi rất thích chui qua chui lại vòng lá ấy.

- HS kể đoạn 2-3:

Nghe lời Bác, tôi xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo tôi phải cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, sau đó buộc nó tựa vào hai cái cọc, rồi mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao phủi làm như thế. Bác cười, bảo: “Rồi chú sẽ biết. Nhiều năm sau, chiếc rễ đa đã bén đất và trở thành cây đa con ó vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng rất thích chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, tôi mới hiểu vì sao Bác trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. Bác thật yêu thương thiếu nhi.

- HS trả lời:

+ Về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: Bác Hồ muốn quan tâm đến thiếu nhi. / Bác Hồ luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi. / Bác Hồ làm gì cũng nghĩ đến thiếu nhi. / Bác Hồ trông cái rễ cây cũng nghĩ cách uốn cái rễ hình vòng tròn để cây lớn lên sẽ thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. / ... 

+ Về tình cảm của Bác Hồ với mỗi vật xung quanh: Bác Hồ thương cây cối, thương chiếc rễ đa, muốn trồng cái rễ xuống đất cho nó sống lại. / Bác yêu thương mọi người, mọi vật. / Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muôn trồng cho rễ mọc thành cây. / ...

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

VIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC CÂY XANH

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong 1 bức tranh em thích (nói theo tranh và gợi ý).
  • Dựa vào những gì đã nói, viết được đoạn văn 4-5 câu về hoạt động của các bạn. Đoạn viết rõ ràng, trôi chảy.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Viết được đoạn văn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay, các em sẽ được nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong 1 bức tranh em thích (nói theo tranh và gợi ý); Dựa vào những gì đã nói, viết được đoạn văn 4-5 câu về hoạt động của các bạn. Đoạn viết rõ ràng, trôi chảy. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong một bức tranh mà em thích (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nói về nội dung từng tranh; chọn một bức tranh yêu thích nhất nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý: Nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong một bức tranh mà em thích.

Gợi ý:

  • Các bạn đang làm gì?
  • Vẻ mặt của các bạn thế nào?
  • Cây xanh trông như thế nào?
  • Đặt tên cho bức tranh

- GV chỉ từng tranh, hướng dẫn HS nói nhanh về nội dung từng bức tranh - mỗi tranh 1 câu.

- GV yêu cầu HS chọn 1 bức tranh yêu thích, nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong bức tranh. GV nhắc HS nói thoải mái, tự nhiên, dựa vào gợi ý nhưng không máy móc theo cách trả lời câu hỏi.

- GV mời 1 - 2 HS giỏi nói về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh mình yêu thích.

Hoạt động 2: Dựa vào những điều vừa nói, viết 4-5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh em yêu thích (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn 4-5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh em yêu thích.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2: Dựa vào những điều vừa nói, viết 4-5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh em yêu thích

- GV khuyến khích HS viết tự do, thoải mái, viết nhiều hơn 5 câu.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.

- GV chiếu bài của một vài HS lên bảng lớp, chữa (lỗi chính tả, từ, câu). Khen ngợi những HS có đoạn viết hay, đúng yêu cầu. GV thu một số bài của HS về nhà chữa. Bố trí thời gian trả bài.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát từng tranh và nói về nội dung các bức tranh:

+ Tranh 1: Bạn gái tưới cho 3 chậu cây hoa.

+ Tranh 2: Hai bạn nam làm rào bảo vệ cây non.

+ Tranh 3: Một bạn nữ bắt sâu, bảo vệ cây xanh.

- HS trả lời:

Tôi thích bức tranh bạn nữ bắt sâu bảo vệ cây rau. Bạn ăn mặc rất gọn gàng, họp vệ sinh: chân đi ủng, tay đeo gàng, tóc buộc gọn. Vẻ mặt bạn rất tươi vui. Những cây rau xanh tươi được bạn chăm sóc có vẻ rất hớn hở. Tôi đặt tên cho bức tranh là: 'Người bạn của cây xanh ”.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS viết đoạn văn.

- HS trình bày bài viết.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

HẠT ĐỖ NẢY MẦM

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hiểu và biết làm theo một văn bản hướng dẫn hoạt động (gieo hạt đỗ và quan sát hạt đỗ nảy mầm).
  • Viết được đoạn văn ghi lại những điều đã quan sát được về hạt đồ nảy mầm hoặc viết được mấy dòng thơ tặng hạt đồ nảy mầm. Đoạn viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Trang trí đoạn viết bằng tranh ảnh, cắt dán hoa lá, tô màu.
  • Biêt giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn. Từ bài viết, có ý thức vun trồng, chăm sóc những mầm xanh.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Hiểu và biết làm theo một văn bản hướng dẫn hoạt động

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án
  • Sưu tầm một số sản phẩm của HS năm trước.
  • Giấy A4, những mẩu giấy có dòng ô li, thơ.
  • Những viên nam châm để găn sản phẩm của HS lên bảng lớp.

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Ảnh chụp những hạt đỗ nảy mầm, giấy bút, kéo, hồ dán.
  • Cốc đất có những hạt đỗ nảy mầm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em đã mang đển lớp ảnh chụp những hạt đỗ mà các em đã gieo trồng. Một số em mang đến lớp cả những cốc đất (chậu đất) gieo đỗ. Ở nhà, các em đã quan sát cốc đồ nảy mầm suốt tuần qua. Bây giờ, mỗi em sẽ viết đoạn văn ghi lại những điều các em đã quan sát được về những hạt đỗ đã nảy mầm và lớn lên như thễ nào nhờ sự chăm sóc của em. Các em cùng có thể viết mấy dòng thơ tặng hạt đỗ đã nảy mầm, sau đó trang trí đoạn viết.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

a. Mục tiêu: Đọc bài thơ Hạt đỗ nảy mầm của bạn Ngọc Ánh; đăt lên bàn những dụng cụ đã chuẩn bị; nhận giấy A4, mẩu giấy nhỏ có dòng kẻ ô li từ GV.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 yêu cầu bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Chọn viết 1 trong 2 đề sau:

a. Viết lại những điều em đã ghi chép hằng ngày về hạt đỗ nảy mầm.

b. Viết 4-5 dòng thơ tặng hạt đỗ nảy mầm.

+ HS2 (Câu 2): Cùng các bạn trong tổ, nhóm chọn sản phẩm ấn tượng.

+ HS3 (Câu 3): Những bạn có sản phẩm được chọn giới thiệu bài làm của mình.

- GV nhắc HS: Viết những điều ghi chép hằng ngày về hạt đỗ nảy mầm sẽ gồm khá nhiều câu. Viết những dòng thơ tặng hạt đỗ đã nảy mầm có thể nhiều hơn 4-5 dòng.

- GV yêu cầu HS đặt lên bàn những gì đã chuẩn bị: cốc đất trồng đỗ; tranh ảnh mầm cây, giấy màu, bút màu,... GV khen những chậu cây tươi xanh, mập mạp chứng tỏ được chăm sóc tốt.

- GV phát thêm cho mỗi HS 1 tờ A4, 1 mẩu giấy nhỏ có dòng kẻ ô li để HS có thế viết đẹp, thẳng hàng.

Hoạt động 2: Làm bài

a. Mục tiêu: HS viết đoạn vãn, hoặc viết những dòng thơ vào mâu giấy nhỏ, dán vào tờ A4 hoặc VBT (hoặc trang giấy có dòng kẻ ô li).

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết đoạn vãn, hoặc viết những dòng thơ vào mâu giấy nhỏ, dán vào tờ A4 hoặc VBT (hoặc trang giấy có dòng kẻ ô li).

- GV đến từng bàn giúp đỡ HS. Động viên để HS mạnh dạn làm thơ. Gợi ý cách trang trí đoạn văn hoặc các dòng thơ.

- GV sửa lỗi chính tả, ngắt câu cho một vài HS để các em viết lại vào mẩu giấy khác rồi đính lại vào sản phẩm.

Hoạt động 3: Bình chọn, trưng bày sản phẩm ấn tượng

a. Mục tiêu: Các bạn trong tổ, nhóm cùng xem sản phẩm của nhau; chọn 2-3 sản phẩm ấn tượng, sẽ được gắn lên bảng lớp để thi đua cùng các tô, nhóm bạn.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS: Các bạn trong tổ, nhóm cùng xem sản phẩm của nhau; chọn 2-3 sản phẩm ấn tượng, sẽ được gắn lên bảng lớp để thi đua cùng các tô, nhóm bạn.

- GV chọn 8-10 HS có sản phẩm được chọn lần lượt giới thiệu sản phẩm của mình trước lớp. Cả lớp vỗ tay sau lời giới thiệu sản phẩm của mỗi HS.

- GV gắn những sản phẩm được cả lớp đánh giá cao lên vị trí trang trọng ở góc lớp trong suốt tuần.

III. CỦNG CỔ, DẶN DÒ

- GV nhắc HS chuẩn bị học tốt cho bài học mở đầu chủ điểm mới Thế giới loài chim.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chuẩn bị đồ dùng học tập.

- HS nhận đồ dùng học tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS vỗ tay khen ngợi bạn.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TỰ ĐÁNH GIÁ

(10 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 21, Bài 22.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn. Trung thực trong tự đánh giá.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Chúng ta sẽ cùng đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 21, Bài 22.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: HS tự đọc bảng tổng kết, tự đánh giá

a. Mục tiêu: HS tự đánh giá, nhận xét Bài 21, 22.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu vào bảng tổng kết trong Vở bài tập để tự đánh giá những việc mình đã biết và những gì đã làm được.

- GV mời một số HS đọc bài đánh giá của mình.

- HS đánh giá theo mẫu trong SGK.

- HS đọc bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 23: THẾ GIỚI LOÀI CHIM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

- GV giới thiệu chủ điểm: Tiếp tục chủ đề Em yêu thiên nhiên, hôm nay các em sẽ làm quen với các chủ điểm Thế giới loài chim. Chủ điểm này sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về các loài chim trong thế giới tự nhiên. Các em sẽ biết được tên nhiều loài chim, lợi ích của chúng, những niềm vui chúng mang đến cho con người để thêm yêu các loài chim và cách bảo vệ chúng chúng.

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 và 2 trong SGK:

+ Câu 1: Hãy gọi tên những loài chim chưa có tên trong ảnh.

+ Câu 2: Xếp tên các loài chim nói trên vào nhóm thích hợp:

a. Gọi tên theo hình dáng, màu sắc.

b. Gọi tên theo tiếng kêu.

c. Gọi tên theo cách kiếm ăn.

- GV chiếu hình lên bảng, chỉ từng hình cho cả lớp đồng thanh đọc tên 5 loài chim được viết tên dưới hình, vẫn còn 5 loài chim chưa được đặt tên. HS phải gọi đúng tên 5 loài chim đó. Sau đó sắp xếp tên loài chim vào 3 nhóm thích hợp.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, làm bài vào Vở bài tập.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả:

+ Câu 1: 10 loài chim trong 1 hình minh họa:

(1) Chim cánh cụt (6) Chim quạ

(2) Chim gáy (7) Chim sâu

(3) Chim rẻ quạt (8) Chim cú mèo

(4) Chim gõ kiến (9) Chim vàng anh

(5) Chim bói cá (10) Chi bìm bịp

+ Câu 2:

a. Gọi tên theo hình dáng, màu sắc: chim cánh cụt, chim cú mèo, chim vàng anh, chim rẻ quạt, chim gáy.

b. Gọi tên theo tiếng kêu: chim bìm bịp, quạ, chim gáy.

c. Gọi tên theo cách kiếm ăn: chim bói cá, chim gõ kiến, chim sâu.

- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Thế giới loài chim.

BÀI ĐỌC 1: CHIM ÉN

(55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ ngữ. Biết đọc bài thơ với giọng đọc vui tươi. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các dòng thơ.
  • Hiểu được nghĩa của từ chim én được chú giải cuối bài. Hiểu ý nghĩa của hình ảnh chim én đối với mùa xuân. Từ đó, thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ các loài chim.
  • Nhận biết được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
  • Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được một bài thơ.
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý, bảo vệ loài chim én.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng các CH, BT.
  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

1. Đối với học sinh

  • SHS.
  • VBT Tiếng Việt 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Các em đã biết được tên một số loài chim. Thiên nhiên có khoảng 10 000 loài chim. Bài thơ hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một loài chim rất đáng yêu, loài chim báo hiệu mùa xuân đến. Các em hãy xem đó là chim gì nhé.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Chim én SHS trang 39 với giọng đọc âu yếm, vui tươi, tình cảm, hào hứng.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài thơ: Giọng âu yếm, vui tươi, tình cảm, hào hứng

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chim én.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ.

+ GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lượn bay, dẫn lối, xum xuê, rắc bụi, mưa rơi, nơi nơi.

+ GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 khổ thơ.

+ GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

+ GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 40.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Em hiểu chim én “rủ mùa xuân cùng về” nghĩa là gì? Chọn ý đúng:

a. Chim én báo hiệu mùa xuân về.

b. Chim én dẫn đường cho mùa xuân về.

c. Chim én về để mở hội xuân.

+ HS2 (Câu 2): Tìm những câu thơ tả vẻ đẹp của cây cối khi xuân về.

+ HS3 (Câu 3): Em muốn chim én nói gì khi mùa xuân về?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ 3 gợi lên hình ảnh chim én tất bật manh tin vui đến muốn nơi?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 40.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Bộ phận nào trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a. Cỏ mọc xanh ở chân đê.

b. Rau xum xuê trên nương bãi.

c. Hoa khoe sắc khắp nơi.

+ HS2 (Câu 2): Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp.

- GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.

- GV phát phiếu khổ to cho 2 HS. 2 HS làm bài trên phiếu, gắn bài lên bảng lớp.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc lời chú giải

+ Chim én: loài chim nhỏ, cánh dài và nhọn, chân ngắn, bay nhanh, thường gặp nhiều vào mùa xuân.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc thơ.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Đáp án a.

+ Câu 2: Những câu thơ tả vẻ đẹp của cây cối khi xuân về: Cỏ mọc xanh xum xuê/Rau xum xuê nương bãi/Cây cam vàng thêm trái/Hoa khắc sắc nơi nơi/Mầm non vươn đứng dậy.

+ HS trả lời: Câu thơ ở khổ thơ thứ 3 gợi lên hình ảnh chim én tất bật manh tin vui đến muốn nơi: Én bay chao cánh vẫy/Mừng vui rồi lại đi.

+ Câu 3: Em muốn chim én nói khi mùa xuân về: Bạn đã lớn thêm một tuổi rồi, bạn sẽ có thêm rất nhiều niềm vui/Tôi chúc bạn học thật giỏi, làm nhiều điều tốt nhé.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS làm bài vào phiếu.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Bộ phận trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a. Cỏ mọc xanh ở chân đê.

Có mọc xanh ở đâu?

b. Rau xum xuê trên nương bãi.

Rau xum xuê ở đâu?

c. Hoa khoe sắc khắp nơi.

Hoa khoe sắc ở đâu?

+Câu 2: Xếp các từ vào nhóm thích hợp:

a. Từ ngữ chỉ sự vật: chim én, hoa, cánh, mầm non.

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: mở hội, lượn bay, dẫn lối, rủ, chao, vẫy.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – viết chính xác bài thơ Chim én (2 khổ thơ đầu – 42 chữ). Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn (2) (3): điền chữ l, n; điền vần ươc, ươt/Tìm tiếng bắt đầu bằng l,n; tiếng có vần ươc, ươt.
  • Biết viết chữ T hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng tốt gỗ hơn tốt nước sơn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Vở Luyện viết 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay các em sẽ Nghe – viết chính xác bài thơ Chim én (2 khổ thơ đầu – 42 chữ; Làm đúng bài tập lựa chọn (2) (3); Biết viết chữ T hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng tốt gỗ hơn tốt nước sơn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc 2 khổ thơ đầu bài Chim én, nói về nội dung 2 khổ thơ, chú ý các từ ngữ dễ viết sai; viết bài chính tả.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: HS nghe GV đọc, viết lại 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én.

- GV đọc 2 khổ thơ.

- GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ.

- GV yêu cầu HS trả lời: 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én nói về nội dung gì?

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức, HS cần viết 8 dòng. Mỗi dòng có 5 chữ. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Nên viết mỗi dòng lùi vào 3 ô tính từ lề vở.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: lượn bay, dẫn lối, xum xuê, khoe sắc.

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Bài tập lựa chọn (Bài tập 2, 3)

a. Mục tiêu: HS chọn l hay n; vần ươc, ướt phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Chọn chữ hoặc vần thích hợp phù hợp với ô trống: (GV chọn bài tập a)

a. Chữ l hay n:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, là, bài vào vở Luyện viết. GV phát phiếu khổ to cho 2 HS, HS làm bài trên phiếu, gắn bài trên bảng lớp.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại đoạn văn đã điền chữ, điền vần hoàn chỉnh.

- GV nêu yêu cầu bài tập, chọn cho HS bài tập 3b: Tìm và viết:

+ 2 tiếng có vần ươc.

+ 2 tiếng có vần ươt.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Viết chữ T hoa (Bài tập 4)

a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình viết chữ T hoa, viết chữ T hoa vào vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

b. Cách tiến hành:

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ T hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: Nét viết chữ hoa T là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.

- GV chỉ dẫn HS viết: Đặt bút giữa ĐK4 và ĐK5, viết nét cong trái nhỏ viết liền với nét lượn ngang từ trái sang phải, sau đó lượn trở lại viết tiếp nét cong trái (to), cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo vào xoắn nhỏ ở đầu chữ, phần cuối nét cong lượn vào trong (giống ở chữ C hoa); dừng bút trên ĐK2. Chú ý nét cong trái (to) lượn đều và không cong quá nhiều về bên trái.

- GV viết mẫu chữ T hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết.

- GV yêu cầu viết chữ T hoa vào vở Luyệt viết 2.

- GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: GV giải thích nghĩa của câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nghĩa đen – chất gỗ tốt, quý hơn lớp sơn ở ngoài; nghĩa bóng – phẩm chất tốt quan trọng hơn ngoại hình đẹp.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ T hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h cao 2.5 li. Chữ T cao 1.5 li. Những chữ còn lại (ô, ư, ơ, n, c, s) cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên ô, dấu ngã đặt trên ô, dấu sắc đặt trên ơ,…

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá nhanh 5 -7 bài, nêu nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én nói về nội dung: Chim én gọi mùa xuân cùng về. Cây cối, đất trời chào đón mùa xuân.

- HS chú ý từ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS chữa lỗi.

- HS lắng nghe, soát lại bài của mình một lần nữa.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS làm bài: vàng lừng, nắng, nó, xù lông, lót dạ.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trả lời: Tìm và viết:

+ 2 tiếng có vần ươc: nước, trước.

+ 2 tiếng có vần ươt: trượt, lướt.

- HS trả lời: Chữ T hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài. Trả lời được các câu hỏi về chim rừng ở Tây Nguyên, đặc điểm của một số loài chim.
  • Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
  • Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm nhận được và yêu thích những hình ảnh đẹp trong bài văn.

3. Phẩm chất

  • Từ bài đọc, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ chim chóc trong thiên nhiên.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Vở Luyện viết 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài Chim rừng Tây Nguyên miêu tả một khu vực đặc biệt trong rừng Tây Nguyên, nơi tập trung rất nhiều loài chim hoang dã.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Chim rừng Tây Nguyên SGK trang 42 với giọng đọc vui tươi, rộn ràng, hào hứng.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài thơ: Giọng vui tươi, rộn ràng, hào hứng

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: rợp, hòa âm, thanh mảnh.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: Y-rơ-pao, trong xanh, soi bóng, ríu rít, chao lượn, rợp mát, kơ-púc, rộn vang.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “mênh mông”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tiếng sáo”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu trong phần Đọc hiểu SGK trang 43.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao.

+ HS2 (Câu 2): Quanh hồ Y-rơ-pao có những loại chim nào?

+ HS3 (Câu 3): Dựa theo bài đọc, hãy tả lại hình dáng của một loài chim mà em yêu thích.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hỏi – đáp và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em có thêm hiểu biết gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 43.

b. Cách tiến hành:

- GV mời HS đọc nối tiếp yêu cầu 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

a. Hồ Y-rơ-pao ở Tây Nguyên.

b. Những tiếng chim ríu rít cất lên quanh hồ.

c. Họ nhà chim ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ.

+ HS2 (Câu 2): Tìm bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ở đâu?

a. Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.

b. Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.

c. Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

- GV hướng dẫn HS:

+ Câu 1: HS cần xác định bộ phận câu in đậm trả lời cho câu hỏi nào.

+ Câu 2: HS cần tìm, gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải:

+ Rợp: bóng che, kín.

+ Hòa âm: phối hợp nhiều âm thanh với nhau cùng lúc.

+ Thanh mảnh: thon thả, xinh xắn.

- HS đọc bài.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao: mặt nước hồ Y-rơ-pao chao mình rung động, mặt hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông.

+ Câu 2: Quanh hồ Y-rơ-pao có những loại chim: chim đại bàng chân vàng, mỏ đỏ chao lượn, bóng che rợp mặt đất; bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội; chim kơ-púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt; họ nhà chim đủ các loại, các màu sắc ríu rít bay đến.

+ Câu 3: Dựa theo bài đọc, tả lại hình dáng của một loài chim mà em yêu thích: Chim đại bàng đẹp lộng lẫy, chân vàng, mỏ đỏ. Mỗi khi nó chao lượn, bóng che rợp mắt đất. Mỗi lần nó vỗ cánh lại phát ra tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, nghe như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm, ngân vang trên bầu trời.

- HS trả lời: Bài đọc giúp em thêm hiểu biết về các loài chim rưng Tây Nguyên. Tây Nguyên có nhiều loài chim quý và lạ. Em thêm yêu quý các loài chim và có ý thức bảo vệ chim chóc trong thiêu nhiên.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trả lời:

+ Câu 1:

a. Hồ Y-rơ-pao ở đâu?

b. Những tiếng chim ríu rít bay đến đậu ở đâu?

c. Họ nhà chim ríu rít bay đến đậu ở đâu?

+ Câu 2:

a. trên nền trời xanh thẳm.

b. trên mặt hồ.

c. ven hồ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: QUAN SÁT ĐỒ CHƠI HÌNH MỘT LOÀI CHIM

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết thực hành nói lời đồng ý và đáp lời đồng ý đúng tình huống.
  • Quan sát một đồ vật, đồ chơi hình loài chim (tranh ảnh loài chim). Chi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn tự tin những gì đã quan sát, ghi lại.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Vở Luyện viết 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành nói lời đồng ý và đáp lời đồng ý đúng tình huống. Sau đó, tập quan sát một đồ vật, đồ chơi hình loài chim hoặc tranh ảnh loài chim em yêu thích. Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát, đã ghi lại. Chúng ta sẽ xem hôm nay bạn nào là người nói được hay.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành nói lời đồng ý và đáp lời đồng ý (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: Cùng bạn thực hành nói và đáp lời đồng ý trong 3 tình huống SGK đưa ra.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1: Cùng bạn thực hành nói và đáp lời đồng ý trong các tình huống sau:

a. Bạn muốn thăm góc học tập của em.

b. Em muốn giới thiệu với bạn các đồ chơi của mình.

c. Bạn muốn em hướng dẫn cách chơi một đồ chơi.

- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành nói lời đồng ý và đáp lời không đồng ý.

- GV mời một số cặp HS tiếp nối nhau báo cáo trước lớp.

Hoạt động 2: Quan sát đồ vật, đồ chơi hình loài chim (tranh, ảnh) và ghi chép (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS quan sát đồ vật, đồ chơi hình loài chim (tranh, ảnh) và ghi chép.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu bài tập 2:

+ HS1 đọc yêu cầu bài tập 2: Quan sát:

a. Mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài chim (tranh ảnh loài chim) em yêu thích.

b. Quan sát đồ vật, đồ chơi (tranh ảnh) và ghi lại kết quả quan sát.

c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát.

+ HS2 đọc gợi ý:

- GV yêu cầu HS bày lên những gì các em mang đến: đồ vật, đồ chơi hình loài chim (tranh, ảnh). GV nhắc HS nào không mang gì đến lớp sẽ chọn nói về một đồ chơi, tranh ảnh trong SGK hoặc nói về đồi chơi, tranh ảnh GV mang đến.

- GV mời HS tiếp nối nhau nói về đồ chơi, tranh ảnh loài chim sẽ quan sát.

- GV yêu cầu HS:

+ Quan sát đồ vật, đồ chơi hình loài chim hoặc tranh ảnh về một loài chim, hỏi GV về tranh, ảnh loài chim đó.

+ Quan sát, ghi lại vào vở những điều mình quan sát được.

- GV mời một số HS tiếp nối nhau giới thiệu trước lớp kết quả quan sát được kèm đồ chơi (tranh, ảnh) loài chim.

- GV khen ngợi những HS quan sát tốt, có những ý mới, ý hay, diễn đạt trôi chảy.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thực hành theo nhóm.

- HS trình bày:

a. Bạn muốn thăm góc học tập của em.

HS1: Mình muốn thăm góc học tập của bạn.

HS2: Xin mời bạn vào xem.

HS3: Cảm ơn bạn.

b. Em muốn giới thiệu với bạn các đồ chơi của mình.

HS1: Mình muốn giới thiệu với bạn đồ chơi của mình.

HS2: Thích quá, mình rất muốn xem đồ chơi của bạn.

HS1: Mời bạn vào xem.

c. Bạn muốn em hướng dẫn cách chơi một đồ chơi.

HS1: Mình muốn bạn hướng dẫn cách chơi đồ chơi này, được không?

HS2: Được chứ, mình sẽ hướng dẫn bạn ngay.

HS1: Hay quá, cảm ơn bạn.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TỦ SÁCH BẢO VIẾT VỀ CÁC LOÀI CHIM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp.
  • Đọc, kể trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. Tốc độ phù hợp với lớp 2.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
  • Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp; thể hiện tình cảm với con vật, nhân vật trong sách báo.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc sách báo viết về các loài chim; trao đổi về những gì mình đọc được.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học và chuẩn bị

a. Mục tiêu: HS đọc các yêu cầu câu hỏi.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đứng dậy đọc tiếp nối nhau yêu cầu của tiết học.

- HS 1(Câu 1): Em hãy mang đến lớp quyển sách (tờ báo) viết về các loài chim. Giới thiệu sách (báo) với các bạn.

+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV mời một số HS giới thiệu quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản.

- HS2 (Câu 2): Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích.

+ GV giới thiệu bài mẫu: Hộp thư anh Biết Tuốt. Đây là một văn bản thông tin cung cấp những thông tin rất thú vị về các loài chim. Vì sao mỏ của các loài chim không giống nhau? Vì sao có thường đứng bằng một chân? Vì sao chim sẻ thường nhảy chứ không đi.

+ GV hướng dẫn HS: Nếu không có sách báo mang đi, các em có thể đọc bài này.

- HS3 (Câu 3): Đọc lại (kể lại) cho các bạn nghe một truyện (đoạn truyện, bài thơ, bài báo) em vừa đọc.

Hoạt động 2: Tự đọc sách báo

a. Mục tiêu: HS đọc sách báo; đọc kĩ một đoạn yêu thích để đọc trước lớp; ghi những gì đáng nhớ.

b. Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS có thể đổi sách cho nhau, chọn đọc kĩ một đoạn yêu thích để đọc trước lớp. Ghi lại vào Sổ tay, Phiếu đọc sách những gì đáng nhớ.

Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe

a. Mục tiêu: HS đọc cho các bạn cùng nhóm nghe; đọc trước lớp.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc cho các bạn cùng nhóm nghe.

- GV yêu cầu HS: Lần lượt từng HS đứng trước lớp, đọc (kể) lại to, rõ những gì vừa đọc. HS đọc xong, các bạn có thể hỏi thêm.

- GV yêu cầu cả lớp bình chọn bạn đọc (kể) to, rõ, hấp dẫn, cung cấp những thông tin thú vị. GV dặn các nhóm tự đọc sách cần hỗ trợ nhau. Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong các tiết học sau.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS đọc sách, ghi chép.

- HS luyện đọc trong nhóm.

- HS đọc, kể.

- HS thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 24: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ

- GV giới thiệu: Tiếp tục chủ điểm Thế giới loài chim ở tuần trước, trong tuần này với chủ điểm Những người bạn nhỏ, các em sẽ được học những bài văn, bào thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó của con người với các loài chim, với những người bạn có cánh trong thiên nhiên.

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

- GV chiếu lên màn hình hình ảnh các loài chim, mời 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập 1:

+ HS1 đọc 3 câu đố đầu:

a. Chim gì báo hiệu xuân sang?

b. Chim gì chuyên bắt sâu?

c. Chim gì biết đưa thư, là biểu tượng của hòa bình?

+ HS2 đọc 2 câu đố sau:

d. Chim gì mặt giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột?

e. Chim gì có bộ lông đuôi rực rỡ, sắc màu, múa rất đẹp?

- GV chỉ hình, cả lớp đọc tên các loài chim: én, cú, bồ câu, chim sâu, công.

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, đọc các câu đố, nhìn hình các loài chim và giải câu đố.

- GV mời 2 tổ: 1 tổ ra câu đố - 1 tổ đáp lại. Tổ nào không trả lời được, nhờ tổ khác hỗ trợ.

a. – Tổ 1: Chim gì báo hiệu xuân sang? - Tổ 2: Chim én.

b. – Tổ 1: Chim gì chuyên bắt sâu? – Tổ 2: Chim sâu.

c. – Tổ 1: Chim gì biết đưa thư, là biểu tượng của hòa bình? – Tổ 2: Bồ câu.

d. – Tổ 1: Chim gì mặt giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột? – Tổ 2: Cú mèo.

e. – Tổ 1: Chim gì có bộ lông đuôi rực rỡ, sắc màu, múa rất đẹp? – Tổ 2: Chim công.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo các em, các loài chim mang đến những lợi ích nào cho con người?

- HS trả lời câu hỏi: Các loài chim mang đến những lợi ích cho con người:

+ Chim sâu bắt sâu giúp cho cây tươi tốt.

+ Cú mèo bắt chuột.

+ Gà trống gáy báo hiệu trời sáng.

+ Gà mái đẻ trứng cho người ăn.

+ Hoa mi, sơn ca hót cho người nghe.

+ Chim công có bộ lông đuôi sắc màu, múa đẹp tô điểm cho cuộc sống.

+ Chim bồ câu biết đưa thư.

+ Chim én báo hiệu xuân sang.

+ Chim hải âu báo bão, là bạn của người đi biển.

- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Những người bạn nhỏ.

BÀI ĐỌC 1: BƠ TRE ĐÓN KHÁCH

(55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc bài Bờ tre đón khách với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi; thể hiện sự niềm nở, mến khách của bờ tre với những người bạn chim từ khắp nơi vui vẻ bay đến làm khách. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt ngỉ đúng giữa các dòng thơ, cuối mỗi dòng thơ.
  • Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, hiểu nội dung bài thơ: Sự quấn quýt giữa cây cối và các loài vật trong thiên nhiên. Bờ tre mến khách, tiếp đón nhiệt tình những người bạn chim từ khắp nơi bay đến. Các loài chim yêu mến bờ tre nên bay đến đậu bên bờ tre.
  • Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
  • Biết đặt câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh đẹp.
  • Thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Yêu quý và bảo vệ các loài chim, cây cối.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm những người bạn nhỏ, các em sẽ được bài Bờ tre đón khách của nhà thơ Võ Quảng. Bờ tre đã đón những vị khách nào? Khách có yêu mến bờ tre không? Các em hãy lắng nghe bài thơ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Bờ tre đón khách SGK trang 47 với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi; thể hiện sự niềm nở, mến khách của bờ tre với những người bạn chim từ khắp nơi vui vẻ bay đến làm khách.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài thơ: Giọng đọc hồn nhiên, vui tươi; thể hiện sự niềm nở, mến khách của bờ tre với những người bạn chim từ khắp nơi vui vẻ bay đến làm khách. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: có bạch, toán, gật gù

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: reo mừng, im lặng, bồ nông.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “tượng đá”.

+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu SGK trang 48.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp 4 câu hỏi trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): “Khách” đến bờ tre là những loài chim nào?

+ HS2 (Câu 2): Câu thơ nào cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến?

+ HS3 (Câu 3): Bài thơ tả dáng vẻ của mỗi loài chim đến bờ tre khác nhau như thế nào? Ghép đúng:

+ HS4 (Câu 4): Câu thơ nào cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre?

- GV hướng dẫn HS đọc thầm bài thơ, thảo luận theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 48.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc yêu cầu bài tập 1,2:

+ HS1 (Câu 1): Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

a. Chú bói cá đỗ trên cành tre.

b. Đàn cò trắng đậu trên ngọn tre.

c. Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá.

+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Cò bạch: cò trắng.

+ Toán: bầy, đàn, nhóm.

+ Gật gù: Gật nhẹ nhiều lần, tỏ ý đồng tình.

- HS đọc bài.

- HS thi đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Khách” đến bờ tre là những loài chim: cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu.

+ Câu 2: Câu thơ cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến: Tre chợt tưng bừng/Nở đầy hoa trắng.

+ Câu 3: a-2, b-1, c-4, d-3.

+ Câu 4: Câu thơ cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre: Ồ, tre rất mát.

- HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu sự quấn quýt giữa cây cối và các loài vật trong thiên nhiên. Bờ tre mến khách, tiếp đón nhiệt tình những người bạn chim từ khắp nơi bay đến. Các loài chim yêu mến bờ tre nên bay đậu đến bờ tre, khen bờ tre mát mẻ.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày kết quả:

+ Câu 1:

a. Chú bói cá đỗ ở đâu?

b. Đàn cò trắng đậu ở đâu?

c. Bác bồ nông đứng im như tượng đá ở đâu?

+ Câu 2:

a. Đàn chim cu đỗ trên cành tre.

b. Bác bồ nông đứng bên bờ tre.

c. Chú sóc đỏ sống trong hốc cây.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – viết chính xác bài Chim rừng Tây Nguyên (Từ “Chim đại bàng” đến “hòa âm”. Qua bài chính tả, củng cố kĩ năng trình bày đoạn văn.
  • Làm đúng bài tập: Điền chữ c hay k, ng hay ngh; Bài tập lựa chọn: Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng s; có vần uc hay ut.
  • Biết viết chữ U, Ư cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Uống nước nhớ nguồn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Vở Luyện viết 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ Nghe – viết chính xác bài Chim rừng Tây Nguyên (Từ “Chim đại bàng” đến “hòa âm”; Làm đúng bài tập; Biết viết chữ U, Ư cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Uống nước nhớ nguồn cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS đọc đoạn chính tả, chú ý những từ ngữ dễ viết sai; viết đoạn chính tả.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: HS nghe GV đọc lại bài Chim rừng Tây Nguyên (từ “Chim đại bàng” đến “hòa âm”).

- GV đọc đoạn viết chính tả.

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn viết chính tả.

- GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn trích nói về nội dung gì?

- GV nhắc HS đọc thầm lại đoạn trích, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: chao lượn, che rợp, vi vút, nền trời, hòa âm,…

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ c hay k, ng hay ngh (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: Điền chữ c hay k, ng hay ngh vào ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu bài tập: Tìm chữ phù hợp với ô trống: c hay k, ng hay ngh.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2. GV phát phiếu khổ to cho 2HS, 2 HS làm bài trên phiếu gắn bài lên bảng lớp.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV giải thích thêm cho HS: Đây là môt đoạn văn ngắn của nhà văn Tô Hoài miêu tả rất hay về loài chim gáy (còn gọi là chim cu cườm). Chim gáy là loài chim của đồng quê ngày mùa, vì nó thường xuất hiện vào ngày mùa.

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.

Hoạt động 4: Tập viết chữ hoa U, Ư

a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình viết hoa chữ U, Ư; viết vào vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng.

b. Cách tiến hành:

* Chữ U:

- GV chỉ chữ mẫu, hỏi HS: Chữ U hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ, miêu tả:

+ Nét 1: Nét móc hai đầu (trái – phải).

+ Nét 2: Nét móc ngược phải.

- GV chỉ dẫn cho HS và viết mẫu chữ U hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp:

+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài); dừng bút giữa ĐK 2 và ĐK 3.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút thẳng lên ĐK 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới; dừng bút ở ĐK 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ U hoa trong vở Luyện viết 2.

* Chữ Ư:

- GV chỉ chữ mẫu, hỏi HS: Chữ Ư hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ, miêu tả: Chữ Ư hoa có cấu tạo như chữ U (nét 1, 2), thêm một dấu râu (nét 3) trên đầu nét 2.

- GV chỉ dẫn cho HS và viết mẫu chữ Ư hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp: Viết như chữ U (nét 1, 2). Sau đó, từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên ĐK 6 (gần đầu nét 2), viết một dấu râu nhỏ; dừng bút khi chạm vào nét 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ Ư hoa trong vở Luyện viết 2.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: Uống nước nhớ nguồn.

- GV giải thích cho HS ý nghĩa của câu Uống nước nhớ nguồn:

+ “Uống nước” là hành động nhận lấy, hưởng thụ những thành quả, hiện vật do người khác tạo nên.

+ “Nhớ nguồn” chính là suy nghĩ, hành động luôn nhớ đến, ghi nhớ và biết ơn những người, những tập thể đã tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ U hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h cao 2,5 li. Những chữ còn lại (ô, n, ư, ơ, c, ô, u) cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên ô, dấu sách đặt trên ơ.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2.

- GV nhận xét, đánh giá nhanh 5-7 bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Đoạn trích ca ngợi vè đẹp của chim đại bàng Tây Nguyên.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS chữa lỗi.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài.

- HS trả lời: kéo, trầm ngâm, ngơ ngác, nghe, cổ, cườm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Chữ U hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 2 nét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS viết bài.

- HS trả lời: Chữ Ư hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 3 nét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS viết bài.

- HS đọc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS viết bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy bài Chim sơn ca và bông cúc trắng. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài (Vui ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4).
  • Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu điều câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do, ca hát, nay lượn. Hãy để cho chim được tự do tắm nắng mặt trời. Hãy bảo vệ chim chóc, cây cối, bảo vệ thiên nhiên.
  • Biết nói lời từ chối, lời đồng tình một cách lịch sự.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Yêu thích những câu văn hay, những hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Chim chóc và hoa lá làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Trái Đất sẽ rất buồn nếu như thiếu văn hóa, thiếu tiếng hót của các loài chim. Thế nhưng, chim sơn ca và bông cúc trắng trong câu chuyện này lại có số phận rất buồn thảm. Các em hãy cùng tìm hiểu để biết câu chuyện muốn nói điều gì?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng SGK trang 49, 50 với giọng đọc thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài (Vui ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4).

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu: Gọng đọc thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài (Vui ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4).

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: véo von, cầm tù, long trọng.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 4 đoạn văn:

+ HS 1: từ đầu đến “xanh thẳm”

+ HS2: tiếp theo đến “trong lồng”.

+ HS3: tiếp theo đến “thương xót”.

+ HS4: đoạn còn lại.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: sà xuống, thương xót, long trọng.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 71.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu 3 câu hỏi:

+ Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện?

+ Câu 2: Chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm sau?

a. Với chim sơn ca?

b. Với bông cúc trắng?

+ Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi. thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 51.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp yêu cầu bài tập 1, 2.

+ HS1 (Câu 1): Giả sử một cậu bé trong câu chuyện không muốn bắt sơn ca, cậu sẽ từ chối thế nào khi bạn rủ đi bắt chim? Chọn câu trả lời em thích:

a. Cậu đừng bắt chim. Hãy để nó tự do.

b. Không. Tớ không bắt chim đâu, tội nghiệp nó.

c. Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy.

+ HS2 (Câu 2): Hãy nói 1-2 câu thể hiện thái độ đồng tình với ý kiến trên.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV giải thích thêm:

+ Ý a: từ chối bằng cách nói lời khuyên.

+ Ý b: từ chối bằng cách cảm thán.

+ Ý c: từ chối bằng cách đặt câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Véo von: Âm thanh cao, trong trẻo.

+ Cầm tù: Giam giữ.

+ Long trọng: Đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật của câu chuyện: chim sơn và bông cúc trắng.

+ Câu 2: Chuyện xảy ra với vào ngày hôm sau với:

a. Chim sơn ca: Sơn ca bị bắt, bị cầm tù trong lồng, tiếng hót buồn thảm.

b. Bông cúc trắng: Cắt bông cúc trắng bỏ vào lồng chim sơn ca.

+ Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện đau lòng: Sơn ca chết, bông cúc trắng héo tàn.

- HS trả lời: Qua câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, em cần phải bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chim chóc, hóa lá vô tình như hai cậu bé trong câu chuyện. Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp của hoa cúc trắng và chim sơn ca.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Mỗi HS chọn lời từ chối mình thích. Có thể chịn ý bất kì (a, b, c).

+ Câu 2: Nói 1-2 câu thể hiện thái độ đồng tình với ý kiến trên.

a. Cậu ấy nói rất đúng. Hãy để sơn ca tự do.

b. Mình đồng ý với cậu. Thật tôi nghiệp sơn ca nếu cầm tù nó.

c. Mình hoàn toàn đồng ý với cậu. Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó?

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: NGHE – KỂ CHUYỆN

“CON QUẠ THÔNG MINH”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối lịch sự, phù hợp với tình huống giao tiếp.
  • Nghe – kể mẩu chuyện “Con quạ thông minh”. Dựa vào trạn và các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được mẩu chuyện to, rõ, trôi chảy. Hiểu nội dung chuyện: Chim quạ có trí thông minh đáng ngạc nhiên.
  • Nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Nghe, ghi nhớ mẩu chuyện. Kể lại được mẩu chuyện sinh động, biểu cảm.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập nói và đáp lại lời từ chối sao cho lịch sự. Các em sẽ cùng nghe GV kể mẩu chuyện Con quạ thông minh, ghi nhớ và kể lại được mẩu chuyện.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói và đáp lời từ chối (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nói và đáp được lời từ chối trong hai tình huống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Nói và đáp lại lời từ chối trong các tình huống sau:

a. Bông của (truyện Chim sơn ca và bông cúc trắng) thấy sơn ca đói khát, tha thiết nói “Bạn hãy ăn tôi đi”. Chim sơn ca sẽ trả lời thế nào? Bông cúc đáp lại thế nào?

b. Có mấy bạn rủ em leo trèo lên cây bắt chim non trong tổ chim. Em trả lời thế nào? Các bạn đáp lại thế nào?

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện tập đóng vai: Nói lời mười rủ; Nói lời từ chối; Đáp lời từ chối.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết qủa thảo luận.

- GV khen ngợi những HS biết nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối.

Hoạt động 2: Nghe và kể lại mẩu chuyện Con quạ thông minh (Bài tập 2)

a, Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa, nói nội dung tranh; nghe GV kể chuyện; trả lời các câu hỏi liên quan đến mẩu chuyện; kể chuyện trong nhóm; kể chuyện trước lớp.

b. Cách tiến hành:

* Giới thiệu mẩu chuyện:

- GV gắn lên bảng tranh minh họa truyện cỡ to và mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Nghe và kể lại mẩu chuyện Con quạ thông minh.

- GV yêu cầu HS quan tranh minh họa và nói về bức tranh.

- GV giới thiệu câu chuyện: Vì sao câu chuyện có tên là Con quạ thông minh? Con quạ thông minh như thế nào? Các em hãy cùng lắng nghe câu chuyện?

* Nghe kể chuyện:

- GV chiếu video hoặc tự kể chuyện (3 lần): giọng kể chậm rãi, rõ ràng.

- GV kể lần 1 liền mạch, rồi dừng lại, mời 1 HS đọc lại 4 câu hỏi.

- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào 4 câu hỏi.

- GV kể lại lần 3.

Con quạ thông minh

1. Có một con quạ khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước uống nhưng nó chẳng nhìn thấy ở đâu có một giọt nước nào.

2. Mệt quá, nó đậu xuống một tảng đá. Bỗng nó nhìn thấy một cái lọ ở ngay bên cạnh tảng đá.

3. Quạ mừng quá, sà xuống bên cái lọ, ngó cổ nhìn vào. Dưới đáy lọ có ít nước, nhưng cổ lọ lại quá cao, quạ không làm sao thò mỏ vào uống được.

4. Con quạ thông minh bèn nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ, gắp từng hòn sỏi dưới đất, bỏ vào lọ. Sỏi bỏ vào đến đâu, nước dần dần dâng lên đến đấy. Thế là quạ tha hồ uống những giọt nước mát lành.

(Ngụ ngôn Ê-dốp)

* Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:

- GV nêu từng câu hỏi cho HS trả lời

a. Con quạ khát nước đi tìm nước vất vả như thế nào? b. Quạ đã tìm thấy nước ở đâu?

c. Vì sao quạ không thể uống được nước ở đó?

d. Quạ đã nghĩ ra kế gì để uống được nước?

* Kể chuyện trong nhóm đôi:

- GV yêu cầu từng HS quan sát tranh minh họa và 4 câu hỏi gợi ý để kể lại mẩu chuyện trên.

- GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp kể với cử chỉ, động tác.

* Kể chuyện trước lớp:

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau dựa vào 4 câu hỏi gợi ý, thi kể lại mẩu chuyện.

- GV khuyến khích cả lớp vỗ tay sau lời kể của mỗi bạn.

- GV khen ngợi những HS kể chuyện to, rõ ràng, kể trôi chảy, đúng nội dung, biểu cảm.

- GV mở rộng kiến thức cho HS: Loài quạ không phải loài chim có màu sắc đẹp nhưng là một trong những loài chim thông minh nhất. Theo sách Mười vạn câu hỏi vì sao, bộ não của quạ được xem là khá phát triển, đến mức quạ có khả năng chế tạo công cụ. Nó có thể làm cong một nhánh cây và dùng nhánh cây đó moi con trùng từ trong thân cây ra.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu câu hỏi.

- HS luyện tập đóng vai theo nhóm.

- HS trình bày:

a.

- HS1 (Bông cúc trắng): Sơn ca ơi, bạn mệt lắm rồi. Ở đây không có nước uống. Bạn hãy ăn tôi đi cho đỡ khát.

- HS2 (Sơn ca): Không đâu! Làm sao tôi có thể ăn người bạn của mình được.

- HS3 (Bông cúc trắng): Bạn đừng ngại, tôi đã bị cắt rễ, đằng nào tôi cũng héo mà.

b.

- HS1: Nam ơi, trên cây xoài kia có một tổ chim. Chúng hót líu lo hay lắm. Chúng mình trèo lên cây bắt mấy con chim về nuôi đi.

- HS2: Không được đâu. Chim non đang sống vui vẻ bên bố mẹ, cậu bắt chúng thì chúng sẽ chết đấy. Chim bố chim mẹ thấy chim con bị bắt cũng sẽ rất buồn. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim chứ.

- HS1: Mình sẽ nghe theo cậu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS trả lời: Bức tranh vẽ một con quạ đang đứng trên một tảng đá giữa một bãi đất trống. Trước mặt nó là một bình nước gần đầy, có rất nhiều hòn sỏi trong đó.

- HS lắng nghe câu chuyện, chú ý vào 4 câu hỏi tròng SGK kết hợp quan sát tranh minh họa.

- HS trả lời câu hỏi:

a. Con quạ khát nước đi tìm nước vất vả: Quạ bay rất lâu để tìm nước uống nhưng chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống một tảng đá để nghỉ.

b. Quạ đã tìm thấy nước trong một cái lọ ở ngay bên tảng đá.

c. Quạ không thể uống được nước ớ đó vì dưới đáy lọ có ít nước, cổ lọ lại cao, quạ không sao thò mỏ vào uống được.

d. Quạ đã nghĩ ra kế để uống được nước không: Nó lây mỏ gắp từng hòn sói dưới đất bỏ vào lọ sỏi, nước dần dâng lên.

- HS luyện kể trong nhóm.

- HS kể chuyện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ LOÀI CHIM

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết nói về hoạt động của bạn nhỏ (chăm sóc loài chim, thả chim,…) trong một bức tranh em thích.
  • Dựa vào những điều vừa nói, viết được 4-5 câu về hoạt động của các bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Viết được câu rõ ràng, có cảm xúc.

3. Phẩm chất

  • Biết chăm sóc, bảo vệ các loài chim.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về hoạt động của bạn nhỏ (chăm sóc loài chim, thả chim,…) trong một bức tranh em thích; Dựa vào những điều vừa nói, viết được 4-5 câu về hoạt động của các bạn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong một bức tranh em yêu thích (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nói nội dung từng tranh.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1: Nói về hoạt động của bạn nhỏ trong một bức tranh mà em yêu thích.

- GV chỉ từng tranh, hướng dẫn HS nói nhanh nội dung từng tranh.

- GV yêu cầu mỗi HS chọn một bức tranh yêu thích, nói về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh đó theo gợi ý.

- GV yêu cầu HS khác cho ý kiến. GV nhận xét.

Hoạt động 2: Viết 4-5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong một bức tranh

a. Mục tiêu: HS dựa vào những điều vừa nói ở Bài tập 1, viết 4-5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong một bức tranh.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4-5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong một bức tranh.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn. GV khuyến khích HS viết tự do, sáng tạo, có thể viết nhiều hơn 5 câu.

- GV mời một số HS đứng dậy đọc bài viết của mình.

- GV chiếu đoạn văn của một HS lên bảng lớp; chữa lỗi chính tả, từ, câu (nếu có).

- GV khen ngợi những HS có đoạn viết hay, đúng yêu cầu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Tranh 1: Bạn gái cho gà ăn.

+ Tranh 2: Bạn trai mở lồng, thả cho chim bay đi.

+ Tranh 3: Bạn trai lắng nghe tiếng chim hót.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS viết bài.

- HS đọc bài:

Tôi thích bức tranh bạn trai lắng nghe chim hót. Bạn đứng dưới gốc cây, nhìn lên con chim. Vẻ mặt bạn rất chăm chú. Còn con chim xinh đẹp đậu trên cành cây. Nó như đang ra sức hót cho bạn nhỏ nghe. Trông nó thật đáng yêu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

GÓC SÁNG TẠO: THÔNG ĐIỆP TỪ LOÀI CHIM

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Viết được thông điệp có ý nghĩa về việc chăm sóc, bảo vệ các loài chim.
  • Hiểu và làm theo văn bản hướng dẫn hoạt động: Gấp được một con chim bằng bìa giấy hoặc lá dừa (mẫu 1) hoặc cắt dán một con chim giấy (mẫu 2).

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Viết được đoạn văn có hình ảnh, cảm xúc, thể hiện chân thực suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
  • Có ý tưởng và thực hiện được ý tưởng sáng tạo trong hoạt động.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.
  • Sản phẩm mẫu: 1 con chim gấp bằng giấy hoặc lá dừa (theo mẫu 1); 1 con chim cắt dán bằng giấy (theo mẫu 2); bìa hoặc lá dừa để làm mẫu động tác gập chim; nam châm để gắn sảm phẩm trưng bày.

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Bìa hoặc lá dừa, cỡ 45cmx5cm để gấp chim.
  • Giấy màu để làm 2 cánh chim.
  • Giấy kẻ ô li để viết thông điệp của loài chim.
  • Bút chì màu, kéo, hồ dán.
  • Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

GV giới thiệu bài học:

- Tiết học hôm nay có tên Thông điệp từ loài chim. Trong tiết học này, các em sẽ thay lời một chú chim nhỏ, viết một đoạn văn ngắn (ít nhất 4-5 câu), nhắn nhủ những điều chim muốn nói với mọi người.

- Để gửi thông điệp đi, mỗi em sẽ gấp một con chim bằng giấy hoặc lá dừa (mẫu 1), hoặc cắt dán một con chim mới nở (mẫu 2) theo hướng dẫn trong SGK. Các em sẽ viết thông điệp mà loài chim gửi tới con người.

- Cuối giờ, các em sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Cả lớp sẽ bình chọn những con chim được gấp, cắt dán đẹp, mang thông điệp hay.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết thông điệp của loài chim

a. Mục tiêu: HS thay lời một chú chim nhỏ, viết 4-5 câu nhắn nhủ điều chim muốn nói với mọi người.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật, có 4 ô cửa, mỗi ô cửa là một câu đố về một loài chim. HS giải xong toàn bộ 4 câu đố, sẽ hiện ra một hình con chim là sứ giả các loài chim. Gắn dưới hình là lời chào của sứ giả các loài chim.

- GV nói với HS: Chúng ta sẽ xem sứ giả muốn nói gì nhé. GV chiếu một số hình ảnh người bắn chim, người phán tổ chim, người nhốt chim vào lồng, người chặt cây làm chim sợ bay tán loạn. HS nói về các hình ảnh đó.

- GV yêu cầu HS làm BT 1 (viết Thông điệp từ loài chim). GV đến từng bàn giúp đỡ HS.

- GV mời đại diện một số HS trình bày bài làm của mình.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS gấp hoặc cắt dán chim giấy (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS làm một con chim theo hướng dẫn; Viết (dán) lời chim muốn nói lên đó.

b. Cách tiến hành:

* Giao nhiệm vụ và làm mẫu:

- GV hướng dẫn HS: Bây giờ, các em sẽ gấp một con chim giấy để dán thông điệp từ loài chim lên thân nó.

- GV mời 1 HS đọc to, rõ bước 1 để gấp chim: cắt một miếng bìa có kích thước như hướng dẫn trong SGK (hoặc to hơn, nhỏ hơn).

+ GV hướng dẫn cả lớp đọc thầm và cắt miếng bìa theo hướng dẫn trong SGK. GV yêu cầu HS giơ miếng bìa lên xem đã làm đúng chưa.

- GV mời 1 HS đọc to, rõ bước 2 để gấp chim: Luồn 2 đầu mảnh bìa vào nhau giống như buộc dây. Mời HS đó làm mẫu. Cả lớp đọc thầm, làm theo hướng dẫn trong SGK.

+ GV yêu cầu HS giơ miếng bìa đã luồn 2 đầu vào nhau lên xem đã làm đúng chưa.

* Hướng dẫn gấp hoặc cắt dán chim:

- GV nói với HS: Bây giờ các em tự đọc và hoàn thành các bước còn lại theo hướng dẫn trong SGK.

- GV yêu cầu HS tư đọc và hoàn thành các bước còn lại theo hướng dẫn trong SGK. GV đến từng bàn giúp đỡ HS. Nếu có HS gặp khó khăn trong việc gấp con chim theo mẫu 1 thi GV cho HS đó cắt dán con chim theo mẫu 2. Nếu HS biết gấp chim theo cách khác GV hoan nghênh nhưng vẫn đề nghị các em làm con chim theo mẫu 1 hoặc mẫu 2 để thực hiện yêu cầu của Chương trình môn Tiếng Việt: đọc hiểu và làm theo văn bản hướng dẫn hoạt động.

- GV lưu ý HS 5 bước gấp chim theo SGK:

+ Bước 1: Chuẩn bị vật liệu.

+ Bước 2: Tạo thân chim.

+ Bước 3: Tạo đầu, mỏ và đuôi chim.

+ Bước 4: Vẽ mắt chim.

+ Bước 5: Tạo cánh chim.

Hoạt động 3: Gắn hoặc viết thông điệp của loài chim lên thân chim

a. Mục tiêu: HS gắn hoặc viết thông điệp của loài chim lên thân chim.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS gắn hoặc viết thông điệp của loài chim lên thân chim.

- GV hướng dẫn HS tham khảo thông điệp trong SGK:

Hoạt động 4: Báo cáo kết quả

a. Mục tiêu: HS trao đổi sản phẩm; một số sản phẩm ấn tượng được giới thiệu trước lớp.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn các bạn trong nhóm trao đổi sản phẩm, chọn sản phẩm ấn tượng để giới thiệu trước lớp.

- GV đính lên bảng 9-10 sản phẩm đã được chọn. GV mời HS lên bảng lần lượt giới thiệu sản phẩm thủ công của mình và đọc thông điệp.

- GV khen những HS hoàn thành tốt bài tập sáng tạo.

- GV dặn dò HS mang con chim giấy có chứa thông điệp của loài chim về treo ở góc học tập.

- GV nhắc nhở HS làm bài ở nhà: Tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được trong Bài 23, Bài 24. theo mẫu:

+ HS đánh dấu (v) vào các ô thích hợp trong bảng tổng kết ở Vở bài tập.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm bài.

- HS đọc bài:

Thông điệp của loài chim

Các bạn ơi, chúng tôi là những con chim xỉnh đẹp, có ích. Tiếng hót của chúng tôi làm cho cuộc sống thêm vui, thêm tươi đẹp.

Chúng tôi rất yêu con người. Hãy vui chơi cùng chủng tôi! Đừng nhốt chúng tôi vào lồng, các bạn nhé!

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS gấp, cắt dán chim.

- HS chú ý.

- HS thực hiện.

- HS trao đổi sản phẩm trong nhóm với nhau.

- HS giới thiệu sản phẩm.

- HS treo ở góc học tập.

- HS tự làm ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 25: THẾ GIỚI RỪNG XANH

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

- GV chỉ hình minh họa và giới thiệu chủ điểm mới: Thế giới rừng xanh – đây cũng là một chủ điểm nằm trong chủ đề Em yêu thiên nhiên. Với chủ điểm này, các em sẽ biết thêm nhiều bài đọc, có thêm nhiều hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Các em hãy quan sát tranh minh họa, thảo luận theo nhómvà nói tên các động vật hoang dã trong tranh; xếp các con vật vào nhóm thích hợp.

- GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Bài tập 1: Tên các con vật:

(1) Sóc (7) Gấu

(2) Ngựa vằn (8) Hổ

(3) Tê giác (9) Nai

(4) Voi (10) Rắn

(5) Cáo (11) Cá sấu

(6) Khỉ (12) Thỏ

+ Bài tập 2: Xếp các con vật trên vào nhóm thích hợp:

a. Con vật dữ, nguy hiểm: hổ, tê giác, voi, gấu, rắn, cá sấu, cáo.

b. Con vật hiền, không nguy hiểm: thỏ, sóc, ngựa vằn, khỉ, nai.

BÀI ĐỌC 1: SƯ TỬ XUẤT QUÂN

(1,5 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy bài đọc, phát âm đúng các từ ngữ. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.
  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên. Chọn được tên phù hợp với nội dung bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vua sư tử biết nhìn người, giao việc để ai cũng có ích, ai cũng được lập công.
  • Biết được một số thành ngữ nói về đặc điểm của mỗi con vật qua bài tập, điền tên con vật vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ.
  • Củng cố kĩ năng sử dụng dấu phẩy.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Củng cố hiểu biết về thơ lục bát.
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

  • Hiểu biết về loài động vật hoang dã.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Chủ điểm Thế giới rừng xanh sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Bài đọc Sư tử xuất quân nói về tài chỉ huy quân đội của vua sư tử - chúa tể rừng xanh. Bài học cũng giúp các em biết thêm một số thành ngữ nói về đặc điểm riêng biệt của một số con vật.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Sư tử xuất quân SGK trang 56 . Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài thơ: đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn thơ.

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “lập công”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tài tình”.

+HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: tùy tài, xung phong, xuất quân, mưu kế.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn như đã phân công.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 57.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3HS đứng dậy đọc tiếp nối nhau 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân:

M: Sư tử giao cho voi việc vận tải vì voi chở đồ đạc rất giỏi.

+ HS3 (Câu 3): Nếu được đặt tên khác cho câu chuyện, em sẽ đặt tên nào?

a. Ông vua khôn ngoan.

b. Nhìn người giao việc.

c. Ai cũng có ích.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận câu 1, 2.

- GV tổ chức cho HS tranh luận nhau câu hỏi 3.

+ GV hướng dẫn HS: Mỗi người có thể chọn các ý khác nhau. Các em cần tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, đồng thời thuyết phục bạn, làm sáng tỏ vấn đề.

+ GV chia HS thành 3 nhóm theo 3 gợi ý của SGK. Các nhóm sẽ dơ 3 tấm biến ghi a, b hoặc c.

+ GV yêu cầu các nhóm trao đổi trước lớp, lập luận để bảo vệ ý kiến của mình, phản bác ý kiến của nhóm bạn.

+ GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

- GV giải thích cho HS: Trong 3 tên các nhóm đã chọn, chọn tên nào cũng đúng, vì cả 3 tên đêu nêu được nội dung chính của bài thơ. Điều cần nhất là các em hiểu được ý nghĩa của mỗi cái tên và giải thích được vì sao chọn tên ấy. Chọn Ông vua khôn ngoan vì cái tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và sự khôn ngoan đáng khen ngợi của vua sư tử. Chọn Nhìn người giao việc hoặc Ai cũng có ích đều đúng vì các tên ấy nên lên được những bài học rút ra từ câu chuyện.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp em hiểu được điều gì?

- GV chốt lại nội dung bài đọc: Mọi người và bạn bè xung quanh em ai cũng có khả năng riêng. Cần nhìn thấy ưu điểm trong mọi người để học hỏi, không được xem thường ai.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 57, 58.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu hỏi 1: Ghép đúng:

- GV yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- GV giải thích thêm cho HS: Nếu các em ghép “chậm như sên” cũng có thể đươc. Nhưng vấn đề đặt ra là ghép như vậy sẽ thừa ra từ “yếu”, không biết ghép với tên con vật nào.

- GV mời một HS đứng dậy đọc yêu cầu câu 2: Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau?

Hổ báo mai tê giác gấu ngựa gấu chó là những động vật quý hiểm, cần được bảo vệ.

- GV chỉ hình các con vật, HS đọc tên các con vật dưới tranh.

- GV hướng dẫn HS cần đọc tên tách bạch các con vật mới làm được đúng bài tập.

- GV yêu cầu HS làm vào Vở bài tập.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần giải nghĩa từ ngữ khó:

+ Xuất quân: đưa quân đi đánh giặc.

+ Thần dân: người dân ở nước có vua.

+ Giao liên: liên lạc.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc trước lớp.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày câu 1,2:

+ Câu 1: Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn giao cho mỗi người một việc, phù hợp với khả năng của mình. Dù nhỏ, to, khỏe, yếu, ai cũng được tùy tài lập công.

+ Câu 2: Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân:

  • Sư tử giao cho việc gấu xung phong tấn công vì gấy to, khỏe dũng mãnh.
  • Sư tử giao chi khỉ việc lừa quân địch vì khỉ nhanh nhẹn, thông minh, thoắt ẩn, thoắt hiện.
  • Sư tử giao cho lừa phải thét to giữa trận để dọa quân địch vì lừa có tiếng thét như kèn.
  • Sư tử giao cho thỏ việc liên lạc vì thỏ phi nhanh như bay.

- HS trình bày:

+ Ý kiến nhóm 1 (dơ biến a): Nhóm tôi thấy tên Ông vua khôn ngoan là đúng nhất vì tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và tài điều binh khiển tướng rất khôn ngoan, đáng khen ngợi của vua sư tử.

+ Ý kiến nhóm 2 (dơ biển b): Nhóm tôi chọn Nhìn người giao việc vì tên này mới nói được lời khuyên của bài thơ. Tên Ông vua khôn ngoan chưa làm rõ được lời khuyên này.

+ Ý kiến nhóm 3 (dơ biển c): Chọn Ai cũng có ích là đúng nhất vì nói được ý nghĩa của bài thơ, giúp mọi người có ý thức đi tìm ưu điểm của những người xung quanh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu được ai cũng có ích, phải biết nhìn người giao việc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: a-2, b-1, c-4, d-3, e-6, g-5.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS quan sát tranh, đọc tên con vật.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài.

- HS trình bày: Hổ, báo mai tê, giác gấu, ngựa, gấu chó là những động vật quý hiểm, cần được bảo vệ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – viết chính xác trích đoạn bài thơ Sư tử xuất quân (6 dòng thơ đầu, 46 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn: Tìm, viết tên các con vật (sống trong rừng) bắt đầu bằng ch, tr; có thanh hỏi, thanh ngã.
  • Biết viết chữ V viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng Nghe – viết chính xác trích đoạn bài thơ Sư tử xuất quân (6 dòng thơ đầu, 46 chữ); Làm đúng bài tập lựa chọn; Biết viết chữ V viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết Sư tử xuất quân (6 dòng thơ đầu ) (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS đọc 6 dòng thơ đầu bài thơ Sư tử xuất quân, biết được nội dung của đoạn thơ; viết đoạn chính tả.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: HS nghe GV đọc, viết lại 6 dòng thơ đầu bài thơ Sư tử xuất quân.

- GV đọc 6 dòng thơ đầu – thể thơ lục bát.

- GV mời 1 HS đọc lại 6 dòng thơ đầu.

- GV yêu cầu HS trả lời: 6 dòng thơ đầu bài thơ Sư tử xuất quân nói về nội dung gì?

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức, bài viết chính tả có 6 dòng thơ lục bát (dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ). Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa. Dòng 6 lùi vào 2 ô tính từ lề vở. Dòng 8 lùi vào 1 ô.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: xuất quân, trổ tài, khỏe yếu, muôn loài, tùy tài, mưu kế, luận bàn. Viết đúng các dấu câu (dấu hai chấm, dấu phẩy).

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Tìm và viết tên các con vật bắt đầu bằng ch, tr; có thanh hỏi, thanh ngã (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS tìm tên và viết tên các con vật bắt đầu bằng chữ ch hoặc tr; có dâu hỏi hoặc dấu ngã.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu Bài tập 1, chọn cho HS làm Bài tập 1a: Tìm và viết tên các con vật bắt đầu bằng chữ ch hoặc tr.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nhận biết các con vật trong khu rừng và viết lại đúng chính tả tên các con vật đó.

- GV chỉ từng hình con vật, cả lớp đồng thanh đọc kết quả.

- GV yêu cầu HS sửa bài theo đáp án đúng.

Hoạt động 3: Viết chữ V hoa (Bài tập 3)

a. Mục tiêu: HS nhận biết quy trình viết chữ V hoa; viết chữ V hoa vào vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân.

b. Cách tiến hành:

* GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ viết hoa V:

- GV chỉ chữ mẫu, hỏi HS: Chữ V hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu và miêu tả:

+ Nét 1: Là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trái và thẳng ngang (giống ở đầu các chữ hoa H, I, K).

+ Nét 2: thẳng đứng (hơi lượn ở hai đầu).

+ Nét 3: Móc xuôi phải, lượn ở phía dưới.

- GV chỉ dẫn cho HS và viết chữ V hoa trên bảng lớp:

+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang; dừng bút trên ĐK 6.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút đi xuống để viết nét trên thẳng đứng lượn ở hai đầu; đến ĐK 1 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút lượn lên để viết tiếp nét móc xuôi phải; dừng bút ở ĐK 5.

- GV yêu cầu HS viết chữ V hoa vào vở Luyện viết 2.

* GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng:

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng Vững như kiềng ba chân.

- GV giải thích cho HS nghĩa của câu ứng dụng: Con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng sẽ vẫn vững vàng, không thay đổi quyết định của mình.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ V hoa (cỡ nhỏ) và các chữ h, g, k, b cao 2.5 li. Những chữ còn lại (u, n, i, e, c, a, â) cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: dấu ngã trên chữ ư; dấu huyền đặt trên ê.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá 5-7 bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: 6 dòng thơ đầu bài thơ Sư tử xuất quân nói về việc sư tử biết nhìn người giao việc.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS chữa lỗi.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS quan sát tranh.

- HS đọc kết quả: trâu rừng, trăn, chuột túi, chồn.

- HS trả lời: Chữ V hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 3 nét.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu, thực hiện.

- HS viết câu ứng dụng

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: ĐỘNG VẬT “BẾ” CON THẾ NÀO?

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy bài đọc; phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng.
  • Hiểu nghĩa của các từ trong bài, nhận diện được các con vật. Cung cấp những thông tin mới mẻ, thú vị về cách một số loài động vật “bế con”. Hiểu động vật cũng rất yêu thương con.
  • Hoàn thành bảng tốt kết về cách các loài động vật “bế” con.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Yêu thích các hình ảnh đẹp, thú vị trong bài đọc.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý, có ý thức bảo vệ các loài động vật

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Thế giới động vật hết sức thú vị và có nhiều điều chúng ta chưa biết. Các em có bao giờ tự hỏi: Các loài động vật “bế” con như thế nào không?Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Động vật “bế” con như thế nào? với giọng đọc thong thả, chậm, rãi. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc: đọc thong thả, chậm, rãi. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chuột túi, gấu túi.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 6 đoạn ttrong bài đọc (Đánh số từ 1 đến 6).

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: ngoạm, sắc nhọn, địu, thoăn thoắt.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 6 đoạn như đã đánh số trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 60.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 câu hỏi phần Đọc hiểu:

+ HS1 (Câu 1): Kể tên những con vật có cách tha con giống tha mồi?

+ HS2 (Câu 2): Những con vật nào cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng.

+ HS3 (Câu 3): Những con vật nhỏ nào không được tha, “địu” hay cõng mà phải tự đi theo mẹ?

- GV bổ sung câu hỏi 4: Con người giúp em bé di chuyển bằng những cách nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SKG trang 60, 61.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu câu hỏi phần Luyện tập: Dựa vào thông tin bài đọc, em hãy hoàn thành bảng sau:

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, làm bài trên phiếu khổ to.

- GV yêu cầu 1 HS thay mặt nhóm, gắn bài trên bảng lớp, báo cáo kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc cung cấp cho các em thông tin gì? Giúp các em hiểu điều gì?

- GV giới thiệu kiến thức: Con người giúp em bé di chuyển bằng các bộ phận thuận lợi của cơ thể, giống như động vật: tay (bế), lưng (cõng). Nhưng khác với động vật, con người còn biết chế tạo ra các đồ dùng để di chuyển em bé: làm cái địu để địu con, làm cái xe nôi để chở con đi. Con người rất thông minh và sáng tạo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Chuột túi: tức kang-gu-ru, loài thú lớn có túi da trước bụng để nuôi con nhỏ.

+ Gấu túi: tức kô-ô-la, loài thú nhỏ có túi da trước bụng để nuôi con nhỏ.

- HS luyện đọc.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Những con vật có cách tha con giống tha mồi: mèo, sư tử, hổ, báo, cá sấu.

+ Câu 2: Những con vật cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng: thiên nga “cõng” con trên lưng; chuột túi, gấu túi địu con bằng những chiếc túi da ở bụng.

+ Câu 3: Những con vật nhỏ không được tha, “địu” hay cõng mà phải tự đi theo mẹ: ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con.

+ Câu 4: Con người giúp em bé di chuyển bằng những cách: bế, cõng, địu, đẩy xe nôi,...

- HS đọc thầm yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Mèo, sư tử, hổ, báo bế con bằng cách ngoạm. Sử dụng bộ phận của cơ thể răng, miệng.

+ Cá sấu bế con bằng cách tha từng đúa con. Sử dụng bộ phận của cơ thể miệng.

+ Chuột túi, gấu túi bế con bằng cách địu. Sử dụng bộ phận của cơ thể túi da ở trước bụng.

+ Thiên nga, gấu túi bế con bằng cách cõng. Sử dụng bộ phận của cơ thể lưng.

- HS trả lời: Bài đọc cung cấp cho em hiểu rằng động vật cũng có những cách “bế” con rất đặc biệt.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: QUAN SÁT ĐỒ CHƠI HÌNH MỘT LOÀI VẬT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết thực hành nói lời đề nghị, lời từ chối và đáp lại lời từ chối đúng tình huống.
  • Quan sát một đồ vật, đồ chơi hình một loài vậy (tranh, ảnh một loài vật). Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát và ghi lại. Bài nói thể hiện tình cảm yêu quý các loài động vật.
  • Lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết tự quan sát, cảm nhận về một đồ vật, đồ chơi hình loài vật (tranh ảnh, loài vật).

3. Phẩm chất

  • Yêu thích đồ chơi về loài vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành lời đề nghị, lời từ chối và đáp lại lời từ chối đúng tình huống. Sau đó, các em sẽ tập quan sát một đồ vật, đồ chơi hình loài vật (tranh, ảnh loài vật) em yêu thích. Ghi lại những điều đã quan sát. Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn, tự tin những gì đã quan sát, ghi lại. Chúng ta sẽ xem hôm nay bạn nào là người nói được hay về đề bài đó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành nói và đáp lại lời đề nghị, lờ từ chối (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS cùng bạn thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối trong 3 tình huống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Cùng bạn thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối trong các tình huống sau:

a. Bạn rủ em hái hoa trong công viên.

b. Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú.

c. Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà.

- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối.

- GV mời một số cặp HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả trước lớp.

Hoạt động 2: Quan sát đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) và ghi chép (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) loài vật em yêu thích; quan sát và ghi lại kết quả quan sát; nói lại với các bạn kết quả quan sát.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2 và các gợi ý nói về đồ chơi gấu bông: Quan sát:

a. Mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (tranh, ảnh) loài vật em yêu thích.

b. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát.

c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát.

- GV chỉ hình, HS nói tên đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh trong SGK

- GV nhắc nhở HS: Bài tập yêu cầu các em quan sát và ghi lại kết quả quan sát đồ vật, đồ chơi (hoặc tranh, anh một loài động vật hoang dã, không phải vật nuôi trong nhà).

- GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì các em mang đến: đồ chơi (hoặc tranh, ảnh). GV nhắc HS nào không mang gì đến lớp sẽ chọn nói về một đồ vật, đồ chơi trong ảnh, trong SGK hoặc tranh, ảnh con vật thầy cô mang đến.

- GV yêu cầu một vài HS (cầm đồ vật, đồ chơi hoặc tranh, ảnh con vật) tiếp nối nhau nói mình sẽ quan sát, ghi chép và nói về con vật nào.

- GV yêu cầu HS quan sát đồ vật, đồ chơi một con vật, có thể hỏi thêm GV về loài vật đó.

- GV hướng dẫn HS ghi lại vào vở (theo cách gạch đầu dòng, không cần viết hoàn chỉnh câu) những điều mình quan sát được.

- GV yêu cầu HS (dựa vào kết quả ghi chép, dàn ý) tiếp nối nhau giới thiệu trước lớp kết |quả quan sát một đồ vật, đồ chơi (hoặc tranh, ảnh) một loài vật.

- GV mời cả lớp vỗ tay cảm ơn sau phần trình bày của mỗi bạn. GV khen ngợi những HS quan sát tốt, có những ý mới, ý hay, diễn đạt trôi chảy.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ a. Bạn rủ em hái hoa trong công viên.

HS1: Chúng mình vào công viên hái hoa đi.

HS2: Không được đâu, hoa của công viên là của chung, không được hái hoa đâu bạn.

HS1: Bạn nói đúng đó. Mình quên mất.

b. Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú.

HS1: Chúng mình cùng hét thật to để dọa con khỉ này đi.

HS2: Không được đâu, công viên có quy định không được trêu chọc, kích động loài thú.

HS1: Mình nhớ rồi.

c. Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà.

HS1: Anh ơi, mình cùng chơi trò ném thú nhồi bông trong phòng đi?

HS2: Không được đâu em, làm thế các con thú nhồi bông sẽ rách ngay.

HS1: Ồ, thế thì không được anh nhỉ.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS quan sát hình nói tên đồ vật: : đồ vật (gối ôm khỉ), đồ chơi (voi bông, chuột túi bằng bông, gấu bông, ngựa gỗ), ảnh (linh dương, cáo đỏ).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chuẩn bị đồ chơi: Tôi sẽ quan sát và ghi chép con gấu bông của tôi. / Tôi sẽ quan sát ảnh ngựa vằn - một con thú hiền có bộ quần áo sọc đen trắng.

- HS quan sát đồ vật.

- HS ghi vào vở.

- HS giới thiệu trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

VIẾT VỀ ĐỒ CHƠI HÌNH MỘT LOÀI VẬT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Dựa vào những gì đã quan sát được, nghe được, những gì đã học hỏi từ tiết học trước, HS viết được một đoạn văn rõ ràng, trôi chảy về đồ vật, đồ chơi hình loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh tự vẽ, tranh cắt dán loài vật đó.
  • Đoạn viết thể hiện tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ các loài động vật.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ viết và trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài động vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay các em sẽ dựa vào những gì đã quan sát được, nghe được, những gì đã học hỏi từ tiết học trước; viết được một đoạn văn rõ ràng, trôi chảy về đồ vật, đồ chơi hình loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh tự vẽ, tranh cắt dán loài vật đó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn

a. Mục đích: Viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn.

b. Cách tiến hành:

* Chuẩn bị

- GV mời 1 HS đọc yêu của bài tập; đọc mẫu viết về con ngựa gỗ chưa đầy đủ trong SGK: Dựa vào những điều đã quan sát và trao đổi với bạn ở tiết học trước, hãy viết 4 -5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật). Đặt tên cho đoạn văn của em.

- GV khuyến khích HS khá, giỏi viết nhiều hơn 5 câu; cố gắng trang trí đoạn viết bằng hoa lá, tranh con vật em cắt dán hoặc tự vẽ; đặt tên cho đoạn viết.

- GV mời 1 HS khá, giỏi làm mẫu: Nói em chọn viết về đồ vật, đồ chơi hình con vật (hoặc tranh ảnh con vật) nào. Nói lại những gì em đã quan sát và ghi chép về loài vật đó ở tiết học trước.

* GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào Vở bài tập, trang trí đoạn viết.

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết.

- GV có chiếu đoạn viết của một vài HS lên bảng lớp cho cả lớp nhận xét. GV chữa bài (về chính tả, từ, câu), nhận xét về trình bày, trang trí; khen ngợi những đoạn viết hay trang trí và trình bày đẹp).

- GV thu một số bài của HS về nhà chữa.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm mẫu:

+HS1: Tôi viết về chiếc gối ôm hình con khỉ. Chiếc gối dài, rất mềm và ấm áp. Mặt con khỉ rất buồn cười. Măt nó được làm bằng hai cúc áo màu đen, lưỡi nó thè ra tinh nghịch. Khi ngủ, tôi thích ôm chiếc gối hình con khỉ và tôi ngủ rất ngon.

+ HS 2: Tôi rất thích loài sóc. Đây là bức tranh tôi cắt dán một con sóc. Nó nhỏ bé và hiền lành. Lông nó màu xám, chiếc đuôi xù tuyệt đẹp. Đôi mat nó đen láy, tinh nhanh. Tôi ước một ngày nào đó được đi vào rừng ngắm sóc chạy nhảy.

- HS viết và đọc đoạn viết.

- HS quan sát, lắng nghe, tự chữa bài của mình.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ LOÀI VẬT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách bao mình mang đến lớp.
  • Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì đã đọc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
  • Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với con vật, nhân vật trong sách báo.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài động vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ mang đển lớp sách báo viết về các loài vật. Các em sẽ tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe những gì mình vừa đọc, trao đổi cùng các bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá, trao đổi những câu chuyện, những thông tin thú vị, bổ ích.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

a. Mục tiêu: HS đọc 4 yêu cầu của bài học.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp nhìn SGK, nghe 4 bạn tiếp nối nhau đọc 4 bước của tiết học.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu l, đọc tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK: Em hãy mang đến lớp một quyển sách (tờ báo) viết về các loài vật: Siêu năng lực cùa muông thú /Xứ sớ muông thú / Chuyện kể về con người và muông thú/ 365 chuyện kể: Khung long và muông thú thời tiền sử.

+ GV yêu cầu HS cả lớp bày sách báo lên bàn.

+ GV khen ngợi những HS tìm được sách báo đúng chủ điểm; chấp nhận những sách báo tuy lạc chủ điểm nhưng bổ ích, phù hợp với tuổi thiếu nhi.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu 2: Giới thiệu sách, báo với các bạn trong nhóm.

+ GV mời một vài HS giới thiệu sách báo của mình. –

- GV mời 1HS đọc yêu cầu 3: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) trong quyển sách, tờ báo em mang đến.

+ GV giới thiệu bài đồng dao Các con vật M: Đây là một bài đồng dao, tả rất đúng, rất vui về các con vật. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc bài đồng dao này.

+ GV phân công 2 HS đọc để tiết 2 đọc lại cho cả lớp nghe.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu 4: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện (hoặc một đoạn truyện, một bài thơ, bài báo) em vừa đọc.

Hoạt động 2: Tự đọc sách báo

a. Mục tiêu: HS đọc sách báo và ghi lại những câu văn, câu thơ hay, đáng nhớ.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc sách báo. GV nhắc HS ghi lại vào sổ tay hay Phiếu đọc sách những câu văn, câu thơ hay, đáng nhớ.

Hoạt động 3: Đọc lại hoặc kể lại cho các bạn nghe (Bài tập 4)

a. Mục tiêu: HS Đọc lại hoặc kể lại cho các bạn nghe một truyện (hoặc một đoạn truyện, một bài thơ, bài báo) em vừa đọc.

b. Cách tiến hành:

- GV lần lượt mời từng HS đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hói thêm. Ví dụ:

+ Sau khi 1 HS đọc xong truyện Hành trình đến xứ sở chuột túi (Truyện đọc lớp 2), các bạn trong lớp có thể hỏi: Chuột túi có tài nhảy như thế nào? Chó có tài gì mà giúp chuột túi tìm được đường về nhà?

+ 1 bạn HS đọc xong truyện Gấu trắng là chúa tò mò (Truyện đọc lớp 2), có thể đặt câu hỏi cho cả lớp: Biết được đặc điểm tò mò của gấu trắng, chú thủy thủ đã nghĩ ra cách gì đế thoát được gấu trắng? Mỗi bạn đọc xong hoặc bạn có câu trả lời thú vị sẽ được nhận tràng vỗ tay của lớp.

- GV khen ngợi những HS đọc to, rõ, đọc hay, cung cấp những thông tin thú vị. Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

- GV nhắc các nhóm tiếp tục trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS chuẩn bị sách, báo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS giới thiệu: Tôi giới thiệu với các bạn cuốn sách Siêu năng lực của muông thú của tác giả Khương Nhi, Ngọc Duy, NXB Trẻ. / Còn đây là cuốn sách tôi mang đến lớp: Bí ẩn thế giới loài vật của NXB Kim Đồng...

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc bài.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS đọc sách, ghi vào Phiếu đọc sách.

- HS nói trước lớp.

- HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 26: MUÔN LOÀI CHUNG SỐNG

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

- GV giới thiệu chủ điểm mới: Tiếp theo chủ điểm Thế giới rừng xanh, ở tuần này, các em sẽ học chủ điểm Muôn loài chung sống để biết các loài thú trong rừng xanh sống với nhau như thế nào.

- GV nêu yêu cầu của Bài tập 1- Đây là những con vật nào, chiếu lên bảng lớp những tấm ảnh minh hoạ hình các con vật cho cả lớp quan sát và nói tên: sóc, lạc đà, tê giác, thỏ.

- GV yêu cầu HS đọc từng câu đố, đối chiếu với hình ảnh gợi ý, đoán câu đố đó nói về con vật nào.

- GV mời một vài cặp HS tiếp nối nhau báo cáo kết quả: a - lạc đà, b - tê giác, c -thỏ, d - sóc.

- GV nêu yêu cầu của Bài tập 2: Đọc bài thơ hoặc hát về một con vật sống trong rừng.

- GV mời HS hát hoặc đọc thơ. GV gợi ý bài hát, bài thơ: Chú voi con ở Bản Đôn (bài hát cùa Phạm Tuyên), Bác gấu đen và hai chú thỏ (thơ của Hoàng Hà).

- GV nói lới dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Muôn loài chung sống.

BÀI ĐỌC 1: HƯƠU CAO CỔ

(55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc lưu loát văn bản thông tin Hươu cao cổ. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các câu, cuối mỗi câu.
  • Hiểu được nghĩa của các từ ngữ. Hiểu nội dung bài: Miêu tả đặc điểm, hình dáng, tính nết hiền lành, sống hòa bình với các loài vật khác trên đồng cỏ của hươu cao cổ. Từ bài đọc, HS có hứng thú tìm hiểu thế giới loài vật và môi trường thiên nhiên xung quanh.
  • Củng cổ kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu phẩy.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Học được cách quan sát và miêu tả động vật.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài động vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Muôn loài chung sống, các em sẽ làm quen với một loài thú hoang dã sống chủ yếu ở Châu Phi, có chiều cao không loài nào sánh kịp – đó là hươu cao cổ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Hươu cao cổ với giọng đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi hợp lí.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài đọc: giọng đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi hợp lí.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: bất tiện, tranh giành.

- GV nhắc HS nghỉ hơi đúng ở một số câu dài, như: Nó chỉ bất tiện/khi hươu cúi xuống thấp. //Khi đó, / hươu cao cổ /phải xoạc hai chân trước thật rộng / mới cúi được đầu xuống vũng nước / để uống. // Hươu cao cổ / không bao giờ / tranh giành thức ăn hay nơi ở / với bất kì loài vật nào.//

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn như SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: dễ dàng, cành lá, tranh giành, linh dương, ngựa vằn. .

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn như đã phân công.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 65.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc 3 câu hỏi trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): Hươu cao cổ cao như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Chiều cao của hươu cao cổ có gì thuận lợi và có gì bất tiện?

+ HS3 (Câu 3): Hươu cao cổ sống với các loài vật khác như thế nào?

- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi đáp, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài học giúp em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 65.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu của phần Luyện tập:

+ HS1 (Câu 1): Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu phẩy.

Hươu cao cổ rất hiền lành ? nó sống hòa bình ? thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác.

+ HS2 (Câu 2): Em cần đặt dấu phẩy còn thiếu vào những chỗ nào trong đoạn văn sau:

Một năm, Trời làm hạn hán, cây cỏ chim chóc muông thú đều khát nước. Cóc cùng các bạn cua ong cáo gấu và cọp quyết định lên thiên đình kiện Trời. Cuối cùng, Trời phải cho mưa xuống khắp trần gian.

- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi, làm bài. GV phát 2 tờ phiếu khổ to cho 2 HS.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu 2 HS đọc lại 2 bài tập sau khi đã điền dấu phẩy đầy đủ. Chú ý nghỉ hơi sau dấu phẩy.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dấu phẩy trong các bài tập trên có tác dụng gì?

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ khó:

+ Bất tiện: không thuận lợi.

+ Tranh giành: tranh nhau để giành lấy.

- HS chú ý, luyện đọc câu dài.

- HS luyện đọc.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Con hươu cao cổ cao nhất cao tới gần 6 mét, có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.

+ Câu 2: Thuận tiện: Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và cũng dễ phát hiện kẻ thù. Bất tiện: Khi muốn cúi xuống thấp, hươu phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được đầu xuống vũng nước để uống.

+ Câu 3: Hươu cao cổ không bao giơ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ, hươu cống hoà bình với nhiều loài thú ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn.

- HS trả lời: Bài học giúp em nhận biết được đặc điểm của hươu cao cổ, lối sống hiền lành, thân thiện, hòa bình của hươu cao cổ với các loài thú ăn cỏ khác.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Hươu cao cổ rất hiền lành. Nó sống hòa bình, thân thiện với nhiều loài vật ăn cỏ khác.

+ Câu 2: Một năm, Trời làm hạn hán, cây cỏ, chim chóc, muông thú đều khát nước. Cóc cùng các bạn cua, ong, cáo, gấu và cọp quyết định lên thiên đình kiện Trời. Cuối cùng, Trời phải cho mưa xuống khắp trần gian.

- HS đọc bài.

- HS trả lời: Dấu phẩy trong các bài tập trên có tác dụng ngăn cách các từ ngữ trong phần liệt kê; làm cho câu văn dễ hiểu, dễ đọc.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – viết chính xác đoạn văn Con sóc: Qua bài viết, củng cố cách trình bày một đoạn văn.
  • Làm đúng các bài tập lựa chọn: Điền chữ r, d, gi; điền vần ưc, ưt. Điền đúng vào ô trống tiếng bắt đầu bằng r, d, gi; có vần ưc, ưt.
  • Biết viết chữ X viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Xuân về, rừng tay áo mới cỡ nhỏ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ Nghe – viết chính xác đoạn văn Con sóc; Làm đúng các bài tập lựa chọn; Biết viết chữ X viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Xuân về, rừng tay áo mới cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS nghe, đọc đoạn văn tả con sóc, hiểu được nội dung đoạn văn; viết đoạn chính tả.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết lại đoạn văn tả Con sóc.

- GV đọc đoạn văn

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn.

- GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn văn nói về nội dung gì?

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, Đoạn văn có 4 câu. Tên bài và chữ đầu mỗi câu viết hoa. Tên bài viêt lùi vào 4 hoặc 5 ô tính từ lề vở. Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: bộ lông, chóp đuôi, tinh nhanh, thoắt trèo, thoắt nhảy,...Viết đúng các dấu câu (dấu hai chấm, dấu phẩy).

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Bài tập lựa chọn (Bài tập 2, 3)

a. Mục tiêu: HS chọn r, d, gi hoặc ưc, ưt phù hợp điền vào ô trống.

b. Cách tiến hành:

* Điền chữ r, d, gi hoặc vần ưc, ưt (Bài tập 2).

- GV nêu yêu cầu của bài tập; chọn cho HS làm Bài tập 2a: Chữ r, d hay gi?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2. GV phát phiếu khổ to cho 2 HS. 2 HS làm bài trên phiếu gắn bài lên bảng lớp, nói kết quả.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại đoạn văn đã điền chữ hoàn chỉnh.

* Điền tiếng có r, d, gi hoặc có vần ưc, ưt (Bài tập 3): - GV nêu yêu cầu của bài tập; chọn cho HS làm Bài tập Em hãy chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào ô trống:

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2. GV phát phiếu khổ to cho 2 HS. 2 HS làm bài trên phiếu gắn bài lên bảng lớp, nói kết quả.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Tập viết chữ hoa X

a. Mục tiêu: HS biết được quy trình viết hoa chữ X, viết vào vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Xuân về rừng thay áo mới.

b. Cách tiến hành:

- GV chỉ chữ mẫu, hỏi HS: Chữ X cao mấy li? Có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: Nét viết chữ hoa X là kết hợp của 3 nét cơ bản: móc hai đầu trái, thẳng xiên (lượn hai đầu) và móc hai đầu phải.

- GV chỉ dẫn và viết mẫu trên bảng lớp: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét thẳng xiên lượn ở hai đầu (từ trái sang phải, lên trên) xiên chéo giữa thân chữ, tới ĐK 6 thì chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc hai đầu phải (từ trên xuống), cuối nét lượn vào trong; dừng bút trên ĐK 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ X hoa trong vở Luyện viết 2.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: Xuân về, rừng thay áo mới.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ X hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h, y cao 2,5 li. Chữ t cao.5 li. Nhũng chữ còn lại (u, â, n, v, ê, r, ư, a, o, m, ơ, i) cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu huyền đặt trên ê, ư, dấu sắc đặt trên a, ơ.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá 5 - 7 bài. Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Đoạn văn tả con sóc đáng yêu, nghịch ngợm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc các từ dễ phát âm sai.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS chữa lỗi.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS đọc bài: gieo hạt / chạy dài / sốt ruột / rồi / héo rũ.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS đọc bài: nứt nẻ, nức nở, thơm nức.

- HS trả lời: Chữ X cao 5 li? Có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét.

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS quan sát, ghi nhớ trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS viết bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: AI CŨNG CÓ ÍCH

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biết giọng người kể (chậm rãi, vui) với giọng nhân vật (voi con: hồn nhiên; các bạn: ngạc nhiên, thân thiện).
  • Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài (bận rộn, chằng chịt, chiếc mũi dài, cuốn, hớn hở,...). Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu nội dung truyện: Các con vật trong rừng đều có ích, đều làm được việc tốt nếu biết điểm mạnh của mình. Voi con lúc đầu không biết làm gì, sau đó đã biết làm việc tốt, có ích, giống như các bạn trong khu rừng.
  • Luyện tập về các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu bộc lộ cảm xúc) và các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm nhận được giọng kể chuyện vui, dí dòm.

3. Phẩm chất

  • Yêu quý các loài vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Tranh l có các con vật: gõ kiến, khỉ, sóc con. Tranh 2 xuất hiện thêm voi con. Mỗi con vật đều đang bận rộn làm việc. Các em hãy đọc để biết: Câu chuyện muốn nói điều gì?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Ai cũng có ích với giọng đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biết giọng người kể (chậm rãi, vui) với giọng nhân vật (voi con: hồn nhiên; các bạn: ngạc nhiên, thân thiện).

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Giọng đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biết giọng người kể (chậm rãi, vui) với giọng nhân vật (voi con: hồn nhiên; các bạn: ngạc nhiên, thân thiện).

+ Đọc gây ấn tượng với các từ ngữ: đều bận rộn, giật, chằng chịt, vướng víu, vươn lên, cuốn, vứt ra xa, hớn hờ, thật tuyệt, dọn sạch.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chiếc mũi dài.

- GV nhắc cà lớp chú ý nghỉ hơi đúng ở những câu dài.

+ Khỉ con thì đu từ cây này sang cây khác, /giật những dây leo chẳng chịt xuông / để cây không vướng víu./

+ Nó liền dùng chiếc mũi dài của mình/cuốn cành cây lên,/vứt ra xa,/rồi hớn hở bảo các bạn: ...

Từ đó./voi dùng chiếc mũi cùa mình / dọn sạch những cành cây khó / rơi rụng ngang dọc trong rừng. / tạo ra rất nhiều chỗ trống cho sóc trồng cây. //

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn như SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: bận rộn, vướng víu, vươn lên, hớn hở.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn như đã phân công.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu trong phần Đọc hiểu SGK trang 68.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu 4 câu hỏi trong SGK:

+ Câu 1: Chim gõ kiến, khỉ và sóc làm gì để chăm sóc cây và trồng cây?

+ Câu 2: Điều gì đã giúp voi phát hiện ra lợi ích của chiếc mũi dài?

+ Câu 3: Voi đã dùng chiếc mũi dài làm gì để cùng các bạn trồng cây.

+ Câu 4: Câu chuyện trên nói với em điều gì? Chọn ý em thích?

a. Các con vật trong truyện đều có ích.

b. Trong cuộc sống, ai cũng có thể làm được việc tốt.

c. Biết điểm mạnh của mình thì sẽ làm được việc tốt.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hỏi – đáp và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 69.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 1: Tìm trong bài đọc:

a. Một câu dùng để kể, có dấu chấm.

b. Một câu dùng để hỏi, có dấu chấm hỏi.

c. Môt câu dùng để bộc lộ cảm xúc, có dấu chấm than.

- GV hướng dẫn HS: Bài đọc có nhiều câu kể, mỗi em nói 1 câu kể.

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào Vở bài tập. GV phát phiếu khổ to cho 1 HS. HS làm bài trên phiếu đọc kết quả.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- HS quan sát tranh, làm quen với bài học.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ: Chiếc mũi dài là vòi voi, phần mũi rất dài của con voi, có thể cuộn tròn lại để lấy và giữ đồ vật.

- HS luyện đọc những câu dài.

- HS luyện đọc theo từng đoạn.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc theo đoạn.

- HS thi đọc trước lớp.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Để chăm sóc cây và trồng cây, chim gõ kiến đã gõ gõ, đục đục, chữa bệnh cho cây. Khỉ con đu từ cây này sang cây khác, giật những dây leo chằng chịt xuống để cây không vướng víu. Sóc con vùi những hạt thông xuống lớp đất mềm để chờ mưa đến, những cây thông non sẽ vươn lên.

+ Câu 2: Điều đã giúp voi phát hiện ra lợi ích của chiếc mũi dài: một hôm voi bị cành cây khô trên mặt đất vướng vào chân. Nó liền dùng chiếc mũi dài của mình cuốn cành cây lên, vứt ra xa; rồi nó hớn hở báo với các bạn phát hiện về chiếc mũi cái vòi của mình.

+ Câu 3: Voi dùng chiếc mũi của mình dọn sạch những cành cây khô rơi rụng ngang dọc trong rừng, tạo ra rất nhiều chỗ trống cho sóc trồng cây. Từ những chỗ đất trồng đó sẽ mọc lên nhiều mầm cây xanh tốt.

+ Câu 4: HS nói ý mình thích.

- HS trả lời: Qua câu chuyện, em hiểu Ai cũng có ích, cũng làm được việc tốt nhưng biết rõ điểm mạnh của mình, phát huy nó thì sẽ làm được nhiều việc tốt và có ích.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

a. Một câu dùng để kể, có dấu chấm: Trong khủ rừng nọ, các con vật đều bận rộn. Hằng ngày, chim gõ kiến đã gõ gõ, đục đục, chữa bệnh cho cây. Khỉ con đu từ cây này sang cây khác, giật những dây leo chằng chịt xuống để cây không vướng víu...

b. Một câu dùng để hỏi, có dấu chấm hỏi: Sao bây giờ bạn mới biết mình có mũi?

c. Môt câu dùng để bộc lộ cảm xúc, có dấu chấm than: Thật tuyệt!

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở.

- HS trình bày: dấu chấm – dấu hỏi – dấu chấm than.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “AI CŨNG CÓ ÍCH”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Dựa vào tranh minh họa và gợi ý dưới tranh, HS biết hợp tác cùng các bạn kể lại được từng đoạn của câu chuyện Ai cũng có ích, rồi kể toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt; thay đổi giọng kể linh hoạt làm cho câu chuyện hiện lên sinh động.
  • Theo dõi bạn kể, kể tiếp được đoạn lời bạn đang kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Hiểu và vận dụng các từ ngữ đã học để kể lại câu chuyện.
  • Hiểu đúng thế nào là kể chuyện phân vai (không phải là nhập vai kể một đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật).

3. Phẩm chất

  • Yêu quý các loài vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ dựa vào tranh minh họa và gợi ý dưới tranh, biết hợp tác cùng các bạn kể lại được từng đoạn của câu chuyện Ai cũng có ích, rồi kể toàn bộ câu chuyện; Theo dõi bạn kể, kể tiếp được đoạn lời bạn đang kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi

a. Mục tiêu: HS dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện Ai cũng có ích; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

b. Cách tiến hành:

* Chuẩn bị:

- GV gắn 4 hình minh hoạ lên bảng lớp, chỉ từng hình, mời 4 HS tiếp nối nhau mỗi em đọc 1 câu hỏi dưới hình:

* Kể chuyện theo nhóm:

- GV chia cả lớp thành các nhóm 4 (mỗi HS kể theo 1 tranh).

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm.

* Kể chuyện trước lớp:

- GV mời các nhóm xung phòng kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể theo 1 tranh.

- GV mời 2 HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện. Khuyến khích HS kể chuyện biểu cảm để hấp dẫn người nghe.

- GV cho các nhóm tự phân vai và thi kể chuyện trước lớp. GV mời cả lớp vỗ tay sau lời kể của mỗi nhóm.

- GV khen ngợi những nhóm kể đúng nội dung, đúng vai nhân vật, kể kịp lượt lời, biểu cảm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi dưới mỗi tranh:

+ Tranh 1: Hằng ngày, chim gõ kiến và khi làm gì?

+ Tranh 2: Sóc vùi hạt thông xuống đất làm gì?

+ Tranh 3: Voi con phát hiện ra điều gì thú vị?

+ Tranh 4: Từ đó, voi con làm gì để cùng các bạn trông cây?

- HS chia thành các nhóm.

- HS tập kể chuyện trong trường.

- HS kể chuyện theo từng tranh.

- HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS phân vai, thi kể chuyện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI VIẾT 2: NỘI QUY VƯỜN THÚ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hiểu nghĩa các từ trong bài. Điền đúng các từ ngữ vào câu đã cho để hoàn thành bản Nội quy vườn thú.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết đọc văn bản Nội quy vườn thú với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, từng điều quy định.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tôn trọng tuân thủ nội quy nơi công cộng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Để giữ trật tự nơi công cộng, cần có những nội quy (những điều quy định) bắt buộc mọi người cùng tuân theo. Khi các em đi học, có nội quy ở trường lớp. Khi các em đi chơi, có nội quy ở công viên, vườn bách thú, rạp chiếu phim,...Ở học kì 1, các em đã đọc Nội quy học sinh. Hôm nay, các em sẽ làm bài tập về Nội quy vườn thú, thực hành vài điều trong một bản nội quy.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Điền từ ngữ phù hợp để hoàn thành bản nội quy (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS chọn từ ngữ phù hợp với ô trống để hoàn thành bản nội quy.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Em hãy chọn từ ngữ phù hợp với ô trống để hoàn thành bản nội quy dưới đây.

- GV yêu cầu HS đọc thầm, làm bài vào Vở bài tập.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV đọc mẫu yăn bản Nội quy vườn thú. Giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài: bảo tồn, quản lí.

- GV yêu cầu mỗi HS chọn 1 điều và giải thích nhanh vì sao khách cần thực hiện quy định đó.

Hoạt động 2: Chọn ý phù hợp để bổ sung cho bản nội quy (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS chọn các ý phù hợp để bổ sung cho bản nội quy.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu hình minh hoạ: Hổ con phấn khởi chỉ tay vào bản Nội quy khi thăm thú dữ.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2: Để khách tham quan không gặp nguy hiểm khi đến thăm chuồng nuôi thú dữ, theo em cần bổ sung vào nội quy vườn thú những điều nào dưới đây:

a. Đứng cách hàng rảo bảo vệ 3 mét.

b. Không trèo qua hàng rào bảo vệ.

c. Trẻ em dưới 12 tuổi phải đi cùng người lớn.

- GV giải thích: Để khách tham quan không gặp nguy hiểm khi đến thăm chuồng nuôi thú dữ, mỗi em cần tưởng tượng mình là người quản lí, bổ sung vào nội quy vườn thú những điều nào trong 3 điều đã cho. Các em cũng có thể bổ sung những điều khác (theo ý kiến của cá nhân mình).

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài. GV phát những mẩu giấy nhỏ có dòng kẻ ô li để HS viểt đẹp, thẳng hàng, dán vào Vở bài tập.

- GV mời HS tiếp nổi phát biểu ý kiến.

- GV khen ngợi những HS viết nội quy ngắn gọn, hợp lí.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở.

- HS trình bày:

1. Mua.

2. trêu chọc.

3. thức ăn lạ.

4. vệ sinh chung.

- HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.

- HS trả lời:

• Điều 1 (Mua vé tham quan): Ai cũng phải mua vé. Khách phải mua vé để Ban quản lí có tiền chăm sóc vườn thú, bảo vệ thú nuôi.

• Điều 2 (Không trêu chọc các con vật): Khách không được trêu chọc các con vật trong chuồng (lấy sỏi, đá ném thú, lấy que chọc thú,...) để các con vật có cảm giác được sống an toàn, bình yên trong vườn thú. Trêu chọc con vật sẽ làm chúng bị kích động, tức giận. Nếu chúng phản ứng lại, khách có thể gặp nguy hiểm.

• Điều 3 (Không cho các con vật ăn thức ăn lạ): Không cho các con vật ăn thức ăn lạ vì có thể làm cho chúng bị mắc bệnh, bị đau bụng.

• Điều 4 (Giữgìn vệ sinh chung): Khách cần giữ gìn vệ sinh chung (không vứt rác, không khạc nhổ, đi vệ sinh đúng nơi quy định) để vườn thú luôn sạch, đẹp, không bị ô nhiễm, là điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan.

- HS quan sát tranh minh họa.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài.

- HS trình bày:

+ Có thể bổ sung 2 điều b và c:

b. Không trèo qua hàng rào bảo vệ.

c. Trẻ em dưới 12 tuổi phải đi cùng người lớn.

Vì điều a (Đứng cách hàng rào bào vệ 3 mét) là không cần thiết. Trong vườn thú, các con vật đều sống trong chuồng. Riêng các thú dữ, ngoài chuông còn có hàng rào bảo vệ. Hàng rào bảo vệ đã cách xa chuồng thú trong độ an toàn cho phép.

+ Bổ sung một số điều: Không làm ồn khi thú đang ngủ; Không la hét, thể hiện thái độ thiếu thân thiện với thú.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

GÓC SÁNG TẠO: KHU RỪNG VUI VẺ

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Viết được lời giới thiệu đơn giản một khu rừng có cây xanh và các con vật sống vui vẻ trong đó.
  • Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Gắn tranh, ảnh, hoặc vẽ, cắt dán, trang trí đoạn viết.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết giới thiệu tự tin trước lớp sản phẩm của mình

3. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học hôm nay, các em sẽ làm Bài tập: Viết, vẽ môt khu rừng vui vẻ có cây xanh, hoa lá và các con vật sống vui vẻ, hoà thuận với nhau. Hi vọng trong tiết học này các em sẽ sáng tạo được những sản phẩm độc đáo: lời giới thiệu hay, tranh ảnh sinh động.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị

a. Mục tiêu: HS nói về bức tranh minh họa trong SGK; chuẩn bị đồ dùng học tập.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài tập trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): Viết 4-5 câu về một khu rừng vui vẻ, có cây xanh và các loài vật sống thân thiện với nhau.

+ HS2 (Câu 2): Tập hợp bài viết, vẽ (hoặc cắt dán) tranh minh họa theo tổ học tập.

- GV chỉ tranh minh họa trong SGK, nói về tranh: Trong tranh có những con vật (sư tử, lợn, ếch, chim chóc) đang nhảy múa, ca hát rất vui vẻ giữa khu rừng đầy cỏ cây, hoa lá. Cỏ cây, hoa lá dường như cũng đang hớn hở nhảy múa. Các em cần viết một đoạn văn sáng tạo, có thể nhiều hơn 5 câu, về một khu rừng vui vẻ, thân thiện rồi trang trí cho đoạn văn viết bằng cách gắn ảnh, gắn tranh tự vẽ hoặc tranh cắt dán.

- GV mời 1HS đặt lên bàn những gì đã chuẩn bị (tranh ảnh loài thú, cây hoa, tranh vẽ, tranh cắt dán; giấy màu, bút, keo dán,...) GV phát thêm cho mỗi HS 1 tờ A4, 1 mẫu giấy có dòng ô li.

- GV hướng dẫn HS: Viết đoạn văn trên mẩu giấy nhỏ, dán vào tờ giấy A4, sau đó trang trí bằng tranh, ảnh, vẽ cắt dán, tô màu.

Hoạt động 2: Làm bài tập

a. Mục tiêu: Viết đoạn văn giới thiệu một Khu rừng vủi vẻ có cây xanh và các loài vật sống thân thiện; cắt dán tranh, ảnh.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu bài tập: Viết đoạn văn giới thiệu một Khu rừng vui vẻ có cây xanh và các loai vật sống thân thiện.

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại các gợi ý viết đoạn văn.

- GV giới thiệu 1 sản phẩm của HS năm trước: Đây là bức tranh tôi vẽ một khu rừng vui vẻ. Cây cối trong rừng rất xanh tươi. Trong rừng có sư tử, hổ, báo, gấu, thỏ, sóc,... Chúng sống rất hoà thuận và chăm chỉ làm việc. Có một chú sóc lông đỏ nhảy nhót trên cây. Một con thỏ trắng sống trong hang dưới gốc cây. Tôi thích con thỏ nhất vì nó hiền lành, đáng yêu.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn. GV đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ; sửa lời cho một vài HS để các em có thể viết lại.

*Vẽ, cắt dán tranh, ảnh

- GV yêu cầu HS vẽ minh hoạ cho đoạn văn đã gắn trên giấy A4. GV khuyến khích HS thoải mái tưởng tượng, sáng tạo để vẽ hoặc cắt dán được bức tranh vui.

- GV khen ngợi nếu có HS vẽ bên bìa rừng 1 ô tô nhỏ và nói đó là ô tô chờ đón vua sư tử.

Hoạt động 3: Trưng bày, giới thiệu và bình chọn sản phẩm (Bài tập 3)

a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu sản phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu các tổ, nhóm trưng bày sản phẩm, chọn vài sản phẩm sẽ thi với các tổ, nhóm khác. GV giúp HS gắn các sản phẩm lên bảng lớp, lên tường như Phòng tranh.

- GV hướng dẫn những HS có sản phẩm (đã qua vòng sơ khảo), lần lượt giới thiệu sản phẩm (đọc đoạn văn, chỉ hình minh hoạ). GV khen ngợi những HS giới thiệu sản phẩm to, rõ, tự nhiên như một MC nhỏ. Cả lớp vỗ tay sau mỗi lần giới thiệu của 1 HS.

- GV yêu cầu cả lớp bình chọn. Sản phẩm được đánh giá cao là sản phẩm được nhiều HS giơ tay hoăc vỗ tay nhiệt liệt. GV gắn sản phẩm được bình chọn lên vị trí trang trọng ở góc lớp suốt tuần. Những HS khác gắn sản phẩm vào VBT để lưu giữ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chuẩn bị đồ dùng học tập.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS đọc gợi ý.

- HS chú ý lắng nghe sản phẩm GV giới thiệu.

- HS viết đoạn văn.

- HS vẽ tranh minh họa.

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS giới thiệu sản phẩm.

- HS bình chọn sản phẩm.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TỰ ĐÁNH GIÁ

(10 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều đã biết, đã làm được sau Bài 25, Bài 26.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho. Trung thực trong đánh giá.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Chúng ta sẽ đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều đã biết, đã làm được sau Bài 25, Bài 26.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: HS tự đánh giá bảng tổng kết và tự đánh giá

a. Mục tiêu: HS đánh giá, tổng kết sau Bài 25, Bài 26.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu (v) tự đánh giá trong Vở bài tập những việc mình đã biết, những gì đã làm.

- GV giới thiệu một số bảng tự đánh giá của HS.

- HS tự đánh giá.

- HS quan sát, lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 27: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

Tiết 1, 2

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng. HS đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/phút.
  • HS đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu).

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Tiết học đầu tiên của bài Ôn tập giữa học kì II chúng ta sẽ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng. Các em đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/phút. Đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu). Chúng ta cùng bắt đầu tiết ôn tập.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- Đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 phút/ tiếng.

- Đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu).

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu từng HS bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc, đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV nhận xét, chấm điểm.

- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu).

- GV yêu cầu những HS chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS đọc thuộc lòng.

- HS ôn luyện (nếu chưa đạt).

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

Tiết 3, 4

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
  • Đọc hiểu bài Con vỏi con voi. Hiểu nghĩa của các từ ngữ. Hiểu nội dung bài: Nói về con voi trong công viên, sự liên quan của những bộ phận trên cơ thể con voi với điều kiện sống của nó. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quý của con voi – con vật to lớn của rừng xanh.
  • Luyện tập nói 3-4 câu tả con voi dựa vào bài thơ.
  • Nghe viết Con vỏi con voi (2 khổ thơ đầu).

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng; nghe – viết.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Tiết ôn tập ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng:Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng; Đọc hiểu bài Con vỏi con voi; Luyện tập nói 3-4 câu tả con voi dựa vào bài thơ; Nghe viết Con vỏi con voi (2 khổ thơ đầu). Chúng ta cùng vào tiết ôn tập.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 15% số HS trong lớp

(Thực hiện như tiết 1, 2)

Hoạt động 2: Ôn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài thơ Con vỏi con voi; hoàn thành các câu hỏi, bài tập liên quan đến bài thơ.

b. Cách tiến hành:

* Luyện đọc bài thơ Con vỏi con voi:

- GV đọc mẫu bài thơ Con vỏi con voi: giọng đọc vui, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: hiểu hết, xúm xít, bẻ “rắc ”, đi như chơi, đá sắc, rất dày, cũng nát, quạt bay, buồn một tị, đồ chơi.

- GV yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại bài thơ - đọc nhỏ.

* Hoàn thành các câu hỏi, bài tập.

- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc nội dung luyện tập:

+ HS1 (Câu 1): Đọc các khổ thơ 2,3,4 và cho biết:

a. Mỗi khổ thơ nói về những bộ phận nào của con voi?

b. Bộ phận ấy có đặc điểm gì?

c. Theo tác giả, vì sao bộ phận ấy có đặc điểm như vậy?

+ HS2 (Câu 2): Đọc khổ thơ 5 và cho biết:

a. Theo tác giả, vì sao con voi có đuôi?

b. Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống ai?

c. Em có cách giải thích nào khác không?

+HS3 (Câu 3): Dựa vào bài thơ, nói 3-4 câu tả con voi?

+ HS4 (Câu 4): Nghe – viết Con vỏi con voi 2 khổ thơ đầu.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ Con vỏi con voi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm bài vào VBT.

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời.

- GV nêu nhiệm vụ phần Nghe viết: Nghe – viết Con vỏi con voi 2 khổ thơ đầu.

- GV mời 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu bài Con vỏi con voi.

- GV hướng dẫn HS nhận xét: Đây là thơ 5 chữ. Tên bài và chữ đầu mỗi câu viết hoa. Tên bài viết lùi vào 4 ô tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng thơ cùng lùi vào

- GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc thong thả từng cụm từ hoặc dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết.

- GV đọc bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.

- GV đánh giá bài cho HS.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS đọc thầm bài thơ, trao đổi, làm bài.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

a. Mỗi khổ thơ nói về những bộ phận của con voi?

• Khổ thơ 2: nói về vòi voi.

• Khổ thơ 3: nói về da voi, chân voi.

• Khổ thơ 4: nói về tai voi, ngà voi.

b. Mỗi bộ phận ấy có đặc điểm:

• Vòi voi khoẻ, vướng cành là bẻ “rắc” .

• Da voi rất dày. Chân voi khoẻ, đạp gì cũng nát.

• Tai voi to như cái quạt. Ngà voi dài.

c. Theo tác giả, mỗi bộ phận có đặc điểm như vậy vì:

• Vòi voi phải khỏe để giúp voi bé cành lá vướng víu trong rừng, lây lối đi.

• Da voi phải giày, chân đạp gì cũng nát vì rừng lắm gai, lắm đá nhọn.

• Tai voi phải to như cái quạt vì rừng lắm ruồi, muỗi. Ngà voi dài, nhọn mới giúp voi chống được kẻ ác như thú rừng rất hung dữ, những kẻ muốn săn bắn voi.

+ Câu 2:

a. Theo tác giả, con voi có đuôi vì trpng rừng vắng vẻ, đuôi làm đồ chơi của voi, làm cho voi vui.

b. Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống trẻ em cũng cần đồ chơi.

c. Em có cách giải thích khác: cái đuôi của voi giúp voi xua đuổi ruồi muỗi.

+ Câu 3: Con voi có cái vòi rất dài. Nó đi trong rừng cây rậm rạp như đi chơi. Vướng cành cây là voi “bẻ rắc”. Da voi dày, dù rừng lắm gai, đá ở suối rất sắc, chân voi đạp gì cũng nát. Tai voi to như cái quạt, quạt bay ruồi muỗi. Ngà voi dài để chống kẻ ác. Đuôi voi là đồ chơi của voi.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

Tiết 5, 6

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS.
  • Đọc hiểu bài Cây đa quê hương.
  • Ôn về bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Thế nào, Làm gì. Đặt câu hỏi theo mẫu Ai thế nào.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết ôn tập ngày hôm nay chúng ta sẽ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS; Đọc hiểu bài Cây đa quê hương; Ôn về bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Thế nào, Làm gì. Đặt câu hỏi theo mẫu Ai thế nào. Chúng ta cùng vào tiết ôn tập.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 15% số HS trong lớp

(Thực hiện như tiết 1, 2)

Hoạt động 2: Ôn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài Cây đa quê hương; hoàn thành các câu hỏi, bài tập.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài: giọng miêu tả chậm rãi, tự hào; kết hợp giải nghĩa các từ ngữ khó (cổ kính, chót vót, lững thững).

+ Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.

+ Chót vót: cao vụt lên, vượt hẳn những vật xung quanh.

+ Lững thững: đi chậm, từng bước một.

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài.

+ HS1 (Câu 1): Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

+ HS2 (Câu 2): Các bộ phận của cây đa được tả bằng những bộ phận nào? Ghép đúng:

+ HS3 (Câu 3): Ngồi hóng mát dưới gốc cây đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

+ HS4 (Câu 4): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm?

a. Lúa vàng gợn sóng.

b. Cành cây lớn hơn cột đình.

c. Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát.

+ HS5 (Câu 5): Đặt câu theo mẫu Ai thế nào để?

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài - đọc nhỏ.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài Cây đa quê hương, làm bài vào VBT các câu hỏi trong SGK trang 75, 76 .

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo, hiểu nghĩa các từ ngữ khó.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS đọc bài

- HS làm bài.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu: cây đa nghìn năm. / Đó là cả một toà cổ kính.

+ Câu 2: Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình: a-3, b-1, c-2, d-4.

+ Câu 3: Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp của quê hương: Lúa vàng gợn sóng./Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiêu kéo dài, lan giữa ruộng đông.

+ Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Lúa vàng thế nào?

b.) Cành cây thế nào?

c. Đám trẻ làm gì?

+ Câu 5: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:

a. Cây đa rất cổ kính. / Cây đa rất đẹp. / Cây đa rất thân thiết với các bạn nhỏ trong làng. / ...

b. Tác giả rât yêu quý cây đa quê hương. / Tác giả rất tự hào về cây đa quê hương. / Tác giả rât yêu qúy, tự hào về quê hương.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

Tiết 7,8

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS.
  • Nghe thầy cô kể về mẩu chuyện Bác sóc đãng trí, dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi gợi ý, kể lại mẩu chuyện to, rõ ràng, sinh động, kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác. Hiểu nội dung khôi hài và lời khuyên của câu chuyện: Cần sắp xếp đồ đạc ngăn nắp để khỏi quên.
  • Luyện tập về dấu chấm.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, kể được mẩu chuyện theo tranh.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết ôn tập giữa học kì II ngày hôm nay, thầy cô sẽ tiếp tục: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của các em; nghe kể về mẩu chuyện Bác sóc đãng trí, dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi gợi ý; luyện tập về dấu chấm. Chúng ta cùng vào tiết ôn tập.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 15% số HS trong lớp

(Thực hiện như tiết 1, 2)

Hoạt động 2: Nghe – kể mẩu chuyện Bác sóc đãng trí.

a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa; nghe GV kể câu chuyện Bác sóc đãng trí; trả lời các câu hỏi liên quan đến câu chuyện; kể chuyện trong nhóm và thi kể chuyện trước lớp.

b. Cách tiến hành:

* Giới thiệu mẩu chuyện:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa truyện Bác sóc đãng trí và nói về bức tranh.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các câu hổi gợi ý: Nghe, kể lại mẩu chuyện sau:

- GV kể câu chuyện Bác sóc đãng trí cho HS nghe, giọng đọc vui vẻ, nhẹ nhàng. GV kể câu chuyện trong 3 lần:

+ Kể lần 1 – liền mạch

+ Kể lần 2 – kết hợp cho HS đọc lại 4 câu hỏi gợi ý.

+ Kể lần 3 - một mạch.

Bác sóc đãng trí

1. Bác sóc có tính đãng trí. Năm nào cũng vậy, suốt mùa thu, bác đi nhặt nào hạt dẻ, nào hạt sồi, nào quả thông,... rồi cất kĩ ở một nơi để dự trữ. Thế những khi mùa đông rét mướt tràn đến thì bác lại không thể nào nhớ ra mình đã cất thức ăn ở những đâu.

2. Ông cú thông thái biết vậy, khuyên bác sóc nên ghi chép tất cả những việc đó vào sổ. Rồi ông tặng bác một quyển sổ bìa cứng hẳn hoi.

3. Từ đấy, bác sóc ghi chép rất cản thận tất cả mọi việc đã làm vào quyển sổ ấy.

4. Tiếc là quyển sổ ấy cũng không giúp gì được bác sóc. Vì bác không tài nào nhớ ra: Bác đã ể quyển sổ ấy ở đâu?

(365 chuyện kể mỗi ngày)

* GV Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:

- GV nêu từng câu hỏi cho HS trả lời (nhanh):

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu em là hàng xóm bác sóc, em sẽ khuyên bác điều gì? 3.4. HS kể chuyện trong nhóm

- GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ và 4 CH gợi ý, kể lại mẩu chuyện trên.

- GV giúp đỡ các nhóm kể chuyện.

* HS thi kể chuyện trước lớp:

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau thi kể lại mẩu chuyện trên. GV khuyến khích HS kể to, rõ, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ động tác. HS giỏi vừa kể vừa diễn để bài tập nghe - kể này như một tiết mục văn nghệ tham gia trong ngay hội, ngày lễ của lớp, của trường.

- GV yêu cầu cả lớp bình chọn bạn kể chuyện vui, hấp dẫn nhất (làm rõ tính gây cười của câu chuyện).

Hoạt động 3: Bài tập về dấu chấm (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: HS đặt dấu chấm vào những chỗ để ngắt đoạn văn thành ba câu, chữ đầu câu viết hoa.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Em cần đặt dấu chấm vào những chỗ nào để ngắt đoạn văn thành ba câu? Chữ đầu câu viết như thế nào?

Con mèo rơi từ gác trên đến đâu cũng đặt được cả 4 chân xuống trước con chó chỉ đánh hơi của biết người lạ, người quen chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.

- GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm bài trên phiếu khổ to hoặc bảng phụ.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa và nói về nội dung tranh: Bác sóc đang suy nghĩ với một câu hỏi to trên đầu. Bay xung quanh bác là quả sồi, sổ, giỏ quả sồi.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS nghe kể chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và các câu hỏi gợi ý.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Bác sóc rất hay quên. Năm nào cũng vậy, suốt mùa thu, bác sóc đi nhặt hạt dẻ, hạt sồi, quả thông,... rồi cất thật kĩ ở một nơi để dự trữ. Thế nhưng khi mùa đông rét mướt tràn đến, thì bác lại không thể nào nhớ ra mình đã cất những thức ăn ấy ở đâu.

+ Câu 2: Ông cú thông thái khuyên bác nên ghi chép tất cả những việc đã làm vào sổ. Rồi ông tặng bác một quyển sổ bìa cứng hẳn hoi.

+ Câu 3: Bác sóc đã làm theo lời khuyên đó: ghi chép cẩn thận tất cả mọi việc đã làm vào quyển sổ ấy.

+ Câu 4: Quyển sổ ấy vẫn không giúp gì được bác sóc vì bác không tài nào nhớ ra: Bác đã để quyển sổ đó ở đâu.

- HS trả lời: Em sẽ nói lời khuyên bác: Nếu bác hay quên như thế thì tất cả thức ăn kiếm được, bác chỉ nên đê một chỗ dưới gầm giường. / Nêu bác hay quên như thế thì đành để thức ăn ngay trên bàn ăn. / Bác hãy để quyển sổ ngay trên mặt bàn. / Bác hãy để quyển sổ ngay trên đầu giường. /....

- HS luyện tập kể chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý.

- HS kể lại mẩu chuyện.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trình bày: Con mèo rơi từ gác trên đến đâu cũng đặt được cả 4 chân xuống trước. Con chó chỉ đánh hơi của biết người lạ, người quen. Chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT

Tiết 9,10 (Đề luyện tập chuẩn bị cho bài đánh giá chính thức)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đánh giá kĩ năng đọc hiểu (gồm cả kiến thức tiếng Việt) bài Lũy tre.
  • Đánh giá kĩ năng viết:
  • Viết chính tả: Nghe – viết bài Hoa đào, hoa mai (52 chữ).
  • Viết đoạn văn (4-5 câu) về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành hiểu; nghe- viết.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học này, các em sẽ làm thử 2 bài luyện tập, chuẩn bị cho 2 bài đánh giá giữa học kì: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và đánh giá kĩ năng viết chính tả, viết đoạn văn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Lũy tre, đọc lời giải nghĩa các từ khó; trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thơ.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ Lũy tre, đọc lời giải nghĩa của các từ khó:

+ Rì rào: những âm thanh êm nhẹ, phát ra đều đều, liên tiếp.

+ Gọng vó: khung của chiếc vó (một dụng cụ đánh bắt tôm, cá).

+ Bần thần: nét mặt biểu hiện sự mệt mỏi đang băn khoăn, lo nghĩ.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và làm bài vào Vở bài tập.

- GV chiếu lên bảng bài làm của một số HS.

- HS và GV nhận xét, đánh giá và chốt kết quả:

+ Câu 1: a-2, b-1, c-4, d-3.

+ Câu 2:

a. Lũy tre xanh rì rào.

b. Tre bần thần nhớ gió,

c. Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương.

+ Câu 3:

a. Lũy tre xanh như thế nào?

b. Trâu làm gì?

c. Cái gì những những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre?

+ Câu 4: Đặt 2 câu tả lũy tre:

a. Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?: Mỗi sớm mai, ngọn tre kéo Mặt Trời lên cao.

b. Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?: Sao đêm như những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre.

Hoạt động 2: Đánh giá kĩ năng viết

a. Mục tiêu: HS nghe - viết bài thơ Hoa đào, hoa mai; viết 4-5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của Bài tập 1: Nghe - viết bài thơ Hoa đào, hoa mai.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to bài thơ Hoa đào, hoa mai.

- GV hướng dẫn HS chú ý các từ ngữ dễ viết sai: lấm tấm, thắm đỏ, dát vàng, thoắt, rộ nở, niềm vui.

- GV yêu cầu HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết chính tả bài thơ.

- GV thu bài của HS, chấm, chữa.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Viết 4-5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích,

Gợi ý:

- Đó là đồ vật, đồ chơi gì? (cặp sách, bàn học, gối bông; đồ chơi hình con vật bằng bông, bằng nhựa,...)

- Đặc điểm (tác dụng) của đồ vật, đồ chơi đó.

- Tình của của em với đồ vật, đồ chơi đó.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào Vở bài tập. GV khuyến khích HS viết nhiều hơn 5 câu.

- GV mời một số HS đọc bài viết của mình.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV dặn HS chuẩn bị làm bài kiểm tra chính thức.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc thầm bài thơ và lời giải nghĩa từ khó.

- HS làm bài vào vở.

- HS trao đổi về đáp án.

- HS đọc bài; các HS khác lăng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện phát âm, chú ý từ ngữ dễ viết sai.

- HS viết bài chính tả.

- HS nộp bài.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS đọc bài: Đồ chơi tôi yêu quý nhất là cô chó bông nhỏ bé. Cô mặc áo đỏ, váy xanh, rất chững chạc. Cổ còn thắt một cái nơ màu đỏ rất điệu. Mắt cô là hai cái cúc áo đen láy. Bộ lông cô dày, màu vàng nhạt và vô cùng ấm áp. Cô chó bông thật đáng yêu.

- HS về nhà ôn luyện, chuẩn bị cho tiết kiểm tra.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI 28: CÁC MÙA TRONG NĂM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

- GV giới thiệu chủ điểm Các mùa trong năm và 4 tranh minh họa mùa xuân, hạ, thu, đông.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Mỗi bức tranh thể hiện mùa nào? Vì sao em biết?

- HS trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1: Một cô bé mặc quần áo ấm, đội mũ len đi trên đường. Cây cối bên đường trơ trụi, không một chiếc lá. Đó là bức tranh mùa đông.

+ Tranh 2: Bầu trời xanh, hoa lá đua nở, chim én bay về. Đó là bức tranh mùa xuân ấm ấp trăm hoa đua nở.

+ Tranh 3: Trong vườn cây, lá ngả màu vàng. Lá bay, lá rụng vàng trên mặt đất. Đó là mùa thu.

+ Tranh 4: Trời trong xanh, một cậu bé mặc quần đùi, thả diều. Cánh diều bay cao. Đó là mùa hè nóng bức.

- GV giải thích thêm:

+ Mùa đông thời tiết rất lạnh, có gió mùa Đông Bắc, có mưa phùn. Mùa động diễn ra vào các tháng 10, 11, 12.

+ Mùa xuân có mưa phùn, tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.

+ Mùa thu trời se lạnh, chuẩn bị vào đông, lá của nhiều loài cây vàng úa, rụng. Vì vậy, mùa thu được gọi là mùa lá rụng.

+ Mùa hè nóng bức, oi ả. Nhưng phải có nắng mùa hè, trái cây mới ngọt hơn, có hoa thơm hơn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời tiết của mỗi mùa thế nào?

- HS trả lời.

- GV giải thích: Cách chia bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông là cách chia thông thường. Trên thực tế, thời tiết mỗi vùng một khác. Ví dụ, ở miền Bắc nước ta có bốn mùa xâu, hạ, thu, đông; ở miền Nam nước ta chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô.

BÀI ĐỌC 1: CHUYỆN BỐN MÙA

(1,5 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (bà Đất, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông).
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nảy lộc, đơm, tựu trường. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng và đều có ích cho cuộc sống. Từ hiểu biết về các mùa.
  • Biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
  • Luyện tập về sử dụng dấu phẩy.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được một truyện kể.
  • Nhận biết và yêu thích một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

  • HS thêm yêu thiên nhiên đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và biết thêm mỗi mùa có đặc điểm gì riêng, thú vị.

- GV chi tranh minh hoạ trong SGK. GV yêu cầu HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?

- GV dẫn dắt vào bài học: Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc Chuyện bốn mùa.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Chuyện bốn mùa với giọng người kể chuyện với giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (bà Đất, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông).

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc: giọng người kể chuyện với giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (bà Đất, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông).

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn ttrong bài đọc:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “thích em được”.

+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: rước đèn, đâm chồi nảy lộc

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn như GV đã phân công.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 82.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Câu chuyện có mấy nàng tiên? Mỗi nàng tiên tượng trưng cho mùa này?

+ HS2 (Câu 2): Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có gì hay?

+ HS3 (Câu 3): Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều đáng yêu như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em hiểu điều gì?

Hoạt đông 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 116.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Sử dụng câu hỏi Vì sao? Hỏi đáp với bạn:

a. Vì sao mùa xuân đáng yêu?

b. Vì sao mùa hạ đáng yêu?

c. Vì sao mùa thu đáng yêu?

d. Vì sao mùa đông đáng yêu?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, cùng bạn hỏi đáp và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2: Em cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong 2 câu in nghiêng:

Mùa thu, con đường em đi học hằng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông cúc xinh xắn dịu dàng lung linh như những tia nắng nhỏ. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo ríu ran.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, làm bài vào Vở bài tập.

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời. GV giúp HS ghi lại kết quả lên bảng phụ.

- GV mời HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu phẩy hoàn chỉnh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời: Tranh vẽ một bà cụ với gương mặt hiền hậu, đội khăn mỏ quạ, đang tươi cười đứng giữa bốn cô gái xinh đẹp. Mỗi cô có một cách ăn mặc, trang điểm riêng. Họ đang trò chuyện với nhau.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trả lời:

+ Câu 1: Truyện có 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi nàng tiên tượng trưng cho 1 mùa trong năm.

+ Câu 2: Theo lời các nàng tiên, mỗi mùa có điều hay:

- Theo nàng Đông: Mùa xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. Ai cũng yêu quý nàng Xuân.

- Theo nàng Xuân: Phải có nắng của nàng Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có nàng Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.

- Theo lời nàng Hạ: Thiếu nhi thích nàng Thu nhất. Không có nàng Thu, làm sao có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ.

- Theo lời nàng Thu: Có nàng Đông mới có giấc ngủ ấm trong chăn. Mọi người không thể không yêu nàng Đông.

+ Câu 3: Theo lời bà Đất, mỗi mùa đều có ích, đều đáng yêu: Mùa xuân làm cho cây lá tươi tốt. Mùa hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Mùa thu làm cho trời xanh cao. Cho HS nhớ ngày tựu trường. Mùa đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây trái đâm chồi nảy lộc.

- HS trả lời: Bài đọc ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày:

a. Vì sao mùa xuân đáng yêu?/ Vì mùa xuân tiết trời ấm áp, hoa lá tốt tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc.

b. Vì sao mùa hạ đáng yêu?/Vì mùa hạ có nắng, giúp hoa thơm trái ngọt.

c. Vì sao mùa thu đáng yêu?/Vì mùa thu có đêm trăng rước đèn, phá cỗ.

d. Vì sao mùa đông đáng yêu?/Vì mùa đông mới có giấc ngủ ấm trong chăn.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS đọc thầm, làm bài vào vở.

- HS trình bày: Mùa thu, con đường em đi học hằng ngày bỗng đẹp hẳn lên nhờ những cánh đồng hoa cúc. Mỗi bông cúc xinh xắn, dịu dàng lung linh như những tia nắng nhỏ. Còn bầu trời thì tràn ngập những tiếng chim trong trẻo, ríu ran.

- HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe đọc, viết lại đúng đoạn cuối Chuyện bốn mùa (“từ Các cháu mỗi người một vẻ” đến “đâm chồi nảy lộc”.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn 2, 3: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch.
  • Biết viết hoa chữ Y cỡ vừa và cỡ nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào (cỡ nhỏ), chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Củng cố cách trình bày đoạn văn.
  • Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ Nghe đọc, viết lại đúng đoạn cuối Chuyện bốn mùa; Làm đúng bài tập lựa chọn 2, 3: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch: Viết hoa chữ Y cỡ vừa và cỡ nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS đọc lại đoạn cuối trong bài Chuyện bốn mùa, biết được nội dung đoạn văn; viết đoạn chính tả.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết lại đoạn đoạn cuối Chuyện bốn mùa (“từ Các cháu mỗi người một vẻ” đến “đâm chồi nảy lộc”.

- GV đọc đoạn văn.

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn.

- GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn văn nói về nội dung gì?

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, tên bài viết lùi vào 3 ô tính từ lề vở. Chữ đầu đoạn viết hoa, viết lùi vào 1 ô. Chú ý đánh dấu gạch đầu dòng đoạn văn – chỗ bắt đầu lời bà Đất.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: tựu trường, mầm sống, đâm chồi nảy lộc,...Viết đúng các dấu câu (dấu hai chấm, dấu phẩy).

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ ch, tr; điền vần êt, êch (Bài tập 2)

a. Mục tiêu: GV chọn cho HS làm bài tập 2a, chọn chữ ch hoặc tr phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2a: Chọn chữ ch hay tr phù hợp với ô trống:

- GV yêu cầu HS đọc thầm các dòng thơ, làm bài vào Vở bài tập.

- GV viết nội dung bài tập lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (Bài tập 3)

a. Mục tiêu: GV chọn cho HS làm bài tập 3b, chọn vần êt/êch phù hợp, điền vào ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm bài tập 3b, mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu bài tập: Chọn vần êt hay êch phù hợp với ô trống:

- GV yêu cầu HS đọc thầm các từ ngữ, làm bài vào Vở bài tập.

- GV viết nội dung bài tập lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại các từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 4: Tập viết chữ hoa Y

a. Mục tiêu: HS lắng nghe quy trình viết chữ hoa Y, viết chữ hoa Y vào Vở Luyện viết 2; viết câu ứng dụng Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

b. Cách tiến hành:

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ và hỏi HS: Chữ Y hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu và nói:

+ Nét 1: nét móc 2 đầu (giống ở chữ U).

+ Nét 2: nét khuyết ngược.

- GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu lên bảng lớp:

+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét móc 2 đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài); dừng bút giữa ĐK 2 và ĐK 3.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên ĐK 6 rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống ĐK 4 phía dưới); dừng bút ở Đk 2 trên.

- GV yêu cầu HS viết chữ hoa Y vào vở Luyện viết 2.

- GV yêu cầu HS đọc to câu ứng dụng: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

- GV giải thích cho HS ý nghĩa câu ứng dụng: Là một trong 5 lời Bác Hồ dậy thiếu nhi.

- GV hướng dẫn HS và nhận xét câu ứng dụng:

+ Độ cao của các chữ cái: chữ Y cao 4 li. Các chữ T, y, g, b cao 2.5 li; các chữ q, đ cao 2 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu hỏi đặt trên chữ ô (Tổ), dấu sắc đặt trên chữ ô (quốc), dấu huyền đặt trên chữ ô (đồng), a (bào).

+ Nối nét: nét cuối của chữ Y nối với nét đầu của chữ ê.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2.

- GV chữa nhanh 5 -7 bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Đoạn văn là lời bà Đất khen ngợi bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chú ý.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS tự chữa lỗi.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS lên bảng làm bài: tròn, treo, che, trốn, chơi.

- HS đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở.

- HS lên bảng làm bài: chênh lệch, kết quả, trắng bệch, ngồi bệt.

- HS đọc lại các từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.

- HS trả lời: Chữ Y hoa cao 8 li, có 8 ĐKN. Được viết bởi 2 nét.

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI ĐỌC 2: BUỒI TRƯA HÈ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chày toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngẳt nghi hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả một buổi trưa mùa hè yên ả nhưng vẫn thấy hoạt động của muôn loài: cây cỏ, con vật, con người; vẫn nghe thấy âm thanh những hoạt động của muôn loài (tiếng tằm ăn dâu, tay bà lao xao).
  • Tìm từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm trong bài thơ.
  • Luyện tập đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm nhận được vẻ đẹp của những từ ngữ, hình ành trong bài thơ.

3. Phẩm chất

  • Yêu một thời điểm giữa trưa của một ngày mùa hè, yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chỉ hình minh hoạ bài thơ và giới thiệu: Bài thơ Buổi trưa hè nói về thời điểm của một ngày - buổi trưa, vào mùa hè. Bài thơ có gì hay, miêu tà một “ buổi trưa mùa hè có gì đặc biệt? Các em hãy cùng lắng nghe.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Buổi trưa hè với giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc: giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: chập chờn, lao xao.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 khổ thơ trong bài đọc.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lim dim, chập chờn, rạo rực mưa rào, lao xao.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 khổ thơ như GV đã phân công.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 85.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 yêu cầu câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Tìm những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh.

+ HS2 (Câu 2): Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động gì?

a. Họat động của con vật.

b. Hoạt động của con người.

+ HS3 (Câu 3): Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh nào? Chọn ý đúng:

a. Tiếng tằm ăn dâu.

b. Tiếng mọi người lao xao.

c. Tiếng mưa rào.

+ HS4 (Câu 4): Vì sao giữa buổi trưa hè có thể nghe thốy âm thanh nói trên? Chọn ý đúng:

a. Vì trưa hè rất nắng.

b. Vì trưa hè rất yên tĩnh.

c. Vì trưa hè nhiều gió.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp cho em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 85.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Tìm một từ chỉ hoạt động, một từ chỉ đặc điểm trong bài thơ Buổi trưa hè.

- GV giao nhiệm vụ: Mỗi em tìm một từ ngữ chỉ hoạt động, một từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ.

- GV mời một số HS trình bày kết quả. GV ghi nhanh những từ đúng.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về buổi trưa hè.

- GV yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu và viết vào Vở bài tập.

- GV mời mời một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giả từ ngữ khó trong bài:

+ Chập chờn: khi ẩn , khi hiện, khi rõ, khi không.

+ Lao xao: từ gợi tả tiếng động nhỏ xen lẫn vào nhau.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhón, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh: lim dim, nằm im, êm ả.

+ Câu 2: Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động:

a. Họat động của con vật: Bò nghỉ, ngẫm nghĩ gì đó, cứ nhai mãi, nhai hoài./Con bướm chập chờn vờn đôi cánh trắng/ Con tắm ăn dâu nghe như mưa rào.

b. Hoạt động của con người: Bé chưa ngủ được, âm thầm rạo rực nằm nghe những âm thanh của buổi trưa hè./Bà dậy thay lá dâu, tay già lao xao.

+ Câu 3: a.

+ Câu 4: b.

- HS trả lời: Bài thơ giúp cho em hiểu một trưa mùa hè yên ả nhưng vẫn thấy được hoạt động của muôn loài: cây cỏ, con vật, con người; vẫn nghe thấy những tiếng tằm ăn dâu, tiếng tay bà thay lá lao xao. Qua bài thơ, em thấy yêu buổi trưa hè, yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thực hiện.

- HS trình bày kết quả:

+ Một từ chỉ hoạt động: nằm, nghỉ, ngẫm, nghĩ, nhai, vờn, ngủ, nghe, ăn, dậy, thay.

+ Một từ chỉ đặc điểm: lim dim, êm ả, thơm, vắng, chập chờn, âm thầm, rạo rực, lao xao.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài.

- HS trình bày: Buổi trưa hè rất yên ả./Buổi trưa hè thật yên tĩnh./Giữa trưa, cánh bướm chập chờn.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CHUYỆN BỐN MÙA”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chuyện bốn mùa.
  • Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
  • Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp được đoạn bạn đang kể.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm nhận được và ghi nhớ những câu văn hay, hình ảnh đẹp về 4 mùa.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học này, các em luyện tập kể lại 4 đoạn (1, 2, 3, 4) của Chuyện bốn mùa. Sau đó, kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc dựng hoạt cảnh 1, 2 đoạn. Hi vọng những câu văn hay, hình ảnh đẹp trong truyện sẽ khiến các em yêu thích, ghi nhớ đểcó thể kể lại được câu chuyện, tham gia dựng hoạt cảnh tự tin, hấp dẫn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn 1, 2, 3, 4 của Chuyện bốn mùa (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa, kể từng đoạn theo tranh.

b. Cách tiến hành:

* Chuẩn bị:

- GV gắn 4 hình minh hoạ lên bảng và nêu yêu cầu của Bài tập 1: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn (1, 2, 3, 4) của Chuyện bốn mùa.

- GV chỉ tranh, mời 1 HS đọc lần lượt từng lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh, giúp HS nhận ra các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông trong mỗi tranh.

* Kể chuyện theo nhóm:

- GV chia HS hình thành nhóm 4 HS, giao nhiệm vụ cho mỗi bạn kể 1 đoạn.

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau kể nhanh trong nhóm.

- GV mời 1 nhóm 4 HS xung phong kể chuyện. GV nhắc HS 1 kể theo tranh 1 sẽ mở đầu bằng câu: Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau... Những HS kể sau cần tiếp nối kịp lượt lời bạn kể trước. Kể bằng ngôn ngữ tự nhiên.

- GV tuyên dương những HS thực hiện tốt yêu cầu.

- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi nhóm HS kể đúng, kể hay, tiếp nối kịp lượt lời.

Hoạt động 2: Dựng hoạt cảnh 1, 2 đoạn / hoặc kể lại toàn bộ câu chuyện (Bài tập 2)

- GV nêu yêu cầu của Bài tập 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV lưu ý HS nên thay Bài tập kể toàn bộ câu chuyện bằng bằng bài tập dựng hoạt cảnh 1, 2 đoạn tuỳ chọn.

- GV hướng dẫn HS cách làm:

+ Lớp hình thành các nhóm, phân các vai: bà Đất; 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông.

+ Mỗi nhóm dựng một hoạt cảnh theo gợi ý:

Đoạn 1 và đoạn 2: Bốn nàng tiên chào hỏi nhau. Nàng Đông cầm tay nàng Xuân, khen nàng Xuân, nàng Xuân trả lời.

Đoạn 3 và đoạn 4: Nàng Hạ khen nàng Thu, giọng vui vẻ, tinh nghịch. Nàng Đông nói về mình, giọng không vui; nàng Thu an ủi nàng Đông.

Đoạn 5: Bà Đất khen từng nàng tiê, đặ tay lên vai từng nàng tiên đó.

- GV mời một vài nhóm tiếp nối nhau thi dựng hoạt canh trước lớp. Mỗi lần một nhóm HS kể xong, cả lóp vỗ tay cảm ơn.

- GV hướng dẫn cả lớp bình chọn nhóm HS dựng hoạt cảnh hấp dẫn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc các lời bắt đầu dưới mỗi tranh:

+ Tranh 1: Đông cầm tay Xuân bảo...

+ Tranh 2: Xuân dịu dàng nói...

+ Tranh 3: Hạ tinh nghịch xen vào...

+ Tranh 4: Thu đặt tay lên vai Đông....

- HS chia thành các nhóm.

- HS kể trong nhóm.

- HS kể từng đoạn trước lớp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS dựng hoạt cảnh, kể chuyện trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ MỘT MÙA EM YÊU THÍCH

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Dựa vào quan sát hằng ngày, học hỏi cách quan sát mùa trong năm qua các bài văn, bài thơ và dựa vào các gợi ý, HS nói được về mùa em yêu thích.
  • Viết 4-5 câu về mùa đó, gắn kèm tranh ảnh minh họa.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết cảm nhận về mùa để viết được về mùa đó.

3. Phẩm chất

  • Yêu thiên nhiên, yêu các mùa trong năm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ dựa vào quan sát hằng ngày, học hỏi cách quan sát mùa trong năm qua các bài văn, bài thơ và dựa vào các gợi ý; Viết 4-5 câu về mùa đó, gắn kèm tranh ảnh minh họa. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói về một mùa em yêu thích

a. Mục tiêu: HS nói về một mùa em yêu thích theo gợi trong SGK.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1, đọc các gợi ý: Nói về một mùa em yêu thích:

Gợi ý:

  • Nơi em ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
  • Em thích mùa nào?
  • Mùa đó có gì đặc biệt?
  • - Em thích làm gì trong mùa đó?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nói về một mùa em yêu thích theo gợi trong SGK.

- GV mời 2-3 HS nói mùa em yêu thích trước lớp.

Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4-5 câu) về mùa em yêu thích

a. Mục tiêu: HS dựa vào những điều vừa nói, viết (4-5 câu) về mùa em yêu thích.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Dựa vào những điều vừa nói, viết (4-5 câu) về mùa em yêu thích.

- GV hướng dẫn HS: Dựa vào những gì đã nói, viết một đoạn văn tự do, sáng tạo, có thể viết nhiều hơn 5 câu.

- GV đọc mẫu cho HS nghe 1 đoạn viết của HS năm trước: Tôi thích mùa hè. Mùa hè, tôi được về quê với ông bà. Ông cho tôi cùng đi thả trâu. Tôi còn được cưỡi trâu nữa. Buổi chiều, tôi theo anh họ ra sườn đê thả diều. Đây là tranh anh họ tôi cưỡi trâu đấy. Nghỉ hè ở quê thật thích.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào Vở bài tập.

- GV mời một số HS đọc đoạn viết trước lớp.

- GV khen ngợi những đoạn viết thú vị, HS đọc trôi chảy, có cảm xúc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày: Nơi em ở chỉ có 2 mùa, đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô nắng, nóng. Mùa mưa có mưa rất nhiều. Em thích mùa mưa vì khí hậu sẽ mát mẻ hơn.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS nghe đoạn văn mẫu.

- HS viết bài.

- HS đọc bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ CÁC MÙA

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp.
  • Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được một số bài văn xuôi, thơ.
  • Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp trong một số bài viết.

3. Phẩm chất

  • Thêm yêu thiên nhiên đất nước, các mùa của đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em mang đến lớp sách báo viết về các mùa, tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe những bài viết hay, trao đổi về những gì mình đọc được.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu cảu bài

a. Mục tiêu: HS đọc và hiểu yêu cầu các câu hỏi.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc tiếp nối 3 bước của tiết học:

- HS1 (Câu 1): Em hãy mang đến lớp một quyển sách (tờ báo) viết về thời tiết, các mùa. Giới thiệu sách (báo) với các bạn.

+ HS đọc tên các cuốn sách được giới thiệu trong SGK: Cuốn sách lớn rực rỡ về bốn mùa, Thiên nhiên kì diệu hay thảm họa, Lễ hội và bốn mùa, Cuốn sách đầu đời tuyệt đẹp về bốn mùa.

+ GV yêu cầu HS bày ra trước mặt những cuốn sách mà mình mang đến lớp.

+ GV mời một vài HS giới thiệu với các bạn quyển sách của mình theo gợi ý: tên sách, tên tác giả, tên NXB.

- HS2 (Câu 2): Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích.

+ HS đọc bài thơ mẫu: Mùa xuân.

+ GV hướng dẫn HS: HS nào không mang sách đến lớp có thể đọc bài thơ Mùa xuân trong SGK.

+ GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị đọc một bài mình thích cho cả lớp nghe.

Hoạt động 2: Tự đọc sách báo

a. Mục tiêu: HS đọc sách, báo và ghi lại những câu văn hay, đáng ghi nhớ vào Phiếu đọc sách.

b. Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS khi đọc cần ghi lại vào sổ hoặc phiếu đọc sách những câu văn hay, đáng ghi nhớ.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn bài, đoạn đọc.

Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe

a. Mục tiêu: HS đọc trước lớp đoạn hoặc bài mình thích.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe những gì em vừa đọc.

- GV yêu cầu lần lượt từng HS đọc to, rõ ràng, trước lớp một đoạn hoặc bài mình thích. HS đọc xong, các HS khác đặt câu hỏi.

- GV mời HS vỗ tay khen bạn sau khi mỗi bạn đọc xong.

- GV khen ngợi những HS đọc to, rõ ràng, đọc hay, cung cấp những thông tin thú vị.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc yêu cầu câu 1 và đọc tên các cuốn sách được giới thiệu trong SGK.

- HS bày sách.

- HS giới thiệu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS chuẩn bị bài thơ, bài báo.

- HS đọc sách, ghi Phiếu đọc sách.

- HS đọc bài.

- HS đọc trước lớp.

- HS vỗ tay.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI 29: CON NGƯỜI VỚI THIÊN NHIÊN

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, thảo luận theo nhóm đôi và đọc yêu cầu câu hỏi 1: Em làm gì để phòng tránh mưa, nắng, nóng, lạnh.

- HS trả lời:

+ Khi trời mưa, cần mặc áo mưa, che ô để tránh ướt.

+ Khi trời nắng, cần mặc quần áo nhẹ, dùng quạt hoặc máy điều hòa cho mát cơ thể ).

+ Khi trời lạnh, cần mặc quần áo ấm, đi giày tất ấm, quàng khăn, ra đường cần đội mũ ấm.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, thảo luận theo nhóm đôi và đọc yêu cầu câu hỏi 2: Em hoạt động, vui chơi như thế nào trong mỗi mùa?

- HS trả lời:

+ Vào mùa hè, tôi đi biển cùng bố mẹ để được tắm biển và chơi trò chơi xây lâu đài trên cát.

+ Vào mùa xuân tôi đi ngắm hoa, ngắm cảnh, dự các lễ hội vui.

+ Vào mùa thu, tôi chơi kéo co, trốn tìm, đi xe đạp, đá bóng, rước đèn phá cỗ Trung thu.

+ Vào mùa đông, tôi đi xe đạp, trượt pa-tanh, chơi bập bênh, câu trượt, xích đu,...

- GV giới thiệu: Trong chủ điểm này, các em sẽ học các bài đọc nói về các hiện tượng thiên nhiên, sẽ tìm hiểu quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Con người rất khôn ngoan, biết cách tận hưởng thiên nhiên, khắc phục thiên tai,...

- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Con người với thiên nhiên.

BÀI ĐỌC 1: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

(1,5 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trơn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
  • Hiểu nghĩa của những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, đẵn, vững chãi, ăn năn. Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người vẫn “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Thích những câu văn hay, hình ảnh đẹp trong bài.

3. Phẩm chất

  • Có lối sống thân ái, chan hòa với thiên nhiên.
  • Biết ứng phó với thiên nhiên.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đọc về Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người vẫn “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. Chúng ta cùng vào bài đọc.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Ông Mạnh thắng Thần Gió Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

+ Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (ông Mạnh, Thần Gió). Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.

- GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, đẵn.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lim dim, chập chờn, rạo rực mưa rào, lao xao.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 90.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi trong phần Đọc hiểu:

+ HS1 (Câu 1): Truyện có những nhân vật nào?

+ HS2 (Câu 2): Trong hai nhân vật:

a. Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của con người?

b. Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên?

+ HS3 (Câu 3): Chi tiết nào nói lên sức mạnh của con người?

+ HS4 (Câu 4): Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- GV chốt lại nội dung bài đọc, hỏi HS: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, con người cần phải làm gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 91.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Sử dụng câu hỏi Vì sao? Để hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện.

M: Vì sao Thần Gió phải chịu thua ông Mạnh?

Vì ông Mạnh đã làm một ngôi nhà rất vững chắc.

+ HS2 (Câu 2): Nói 1-2 câu thể hiện sự đồng tình của em với ông Mạnh:

a. Khi ông quyết tâm làm một ngôi nhà thật vững chãi.

b. Khi ông kết bạn với Thầ Gió.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc chú giải từ ngữ khó:

+ Đồng bằng: vùng đất rộng, bằng phẳng.

+ Hoành hành: làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai.

+ Ngạo nghễ: coi thường tất cả.

+ Đẵn: chặt.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Truyện có 2nhân vật: Ông Mạnh và Thần Gió.

+ Câu 2: Trong hai nhân vật:

a. Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của con người: ông Mạnh.

b. Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên: Thần Gió.

+ Câu 3: Chi tiết nói lên sức mạnh của con người: Ông Mạnh dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Thần Gió giận dữ, lồng lộn suốt đêm mà không thể xô đổ ngôi nhà.

+ Câu 4: Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm để Thần Gió trở thành bạn của mình: Ông Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi.

- HS trả lời: Câu chuyện cho thấy con người rất thông minh và tài giỏi. Con người có khả năng chiền thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên. Nhưng con người không chống lại thiên nhiên mà sống thân thiện, hòa thuận với thiên nhiên nên con người ngày càng mạnh, xã hội loài người ngày càng phát triển.

- HS trả lời: Để sống hòa thuận, thân ái với thiên nhiên, con người cần biết bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, giữ xanh, sạch đẹp, môi trường sống xunh quanh.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Vì sao ông Mạnh quyết làm một ngôi nhà thật vững chắc/Vì cả ba lần làm nhà trước, nhà của ông đều bị Thần Gió quật đổ.

+ Câu 2:

a. Cháu rất đồng tình với bác. Phải thế mới thắng được Thần Gió bác ạ.

b. Bác làm rất đúng, không thể biến Thần Gió thành kẻ thù được.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe, viết chính xác bài thơ Buổi trưa hè (3 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn điền chữ r, d, gi; dấu hỏi hay dấu ngã; bài tập chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống.
  • Biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng (chữ A hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng: Nghe, viết chính xác bài thơ Buổi trưa hè (3 khổ thơ đầu; Làm đúng bài tập lựa chọn điền chữ r, d, gi; dấu hỏi hay dấu ngã; bài tập chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống; Biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng (chữ A hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

- GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết 3 khổ thơ đầu của bài thơ Buổi trưa hè.

- GV đọc đoạn thơ.

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn thơ.

- GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn thơ nói về nội dung gì?

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, bài chính tả gồm 3 khổ thơ. Giữa 2 khổ có 1 dòng trống. Chữ đầu bài, đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ đầu bài viết lùi vào 4 ô tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng viết lùi vào 4 ô. Cuối khổ thơ 2 có dấu ba chấm.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: lim dim, nằm im, ngẫm nghĩ, chập chờ.

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ r, d, gi; điền dấu hỏi chấm, dấu ngã

a. Mục tiêu: Tìm chữ hoặc dấu thanh phù hợp.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm Bài tập 2a và nêu yêu cầu bài tập: Chữ r, d, gi:

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV viết nội dung lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS đọc lại khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Điền tiếng hợp với ô trống

a. Mục tiêu: HS chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm Bài tập 3b và nêu yêu cầu bài tập: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

(vỏ, võ)

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV viết nội dung lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm bài.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS đọc lại từ ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 4: Tập viết chữ A hoa (kiểu 2)

a. Mục tiêu: HS biết viết chữ A viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng (chữ A hoa kiểu 2): Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

b. Cách tiến hành:

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả:

+ Chữ A h hoa kiểu 2 cao 5 li, 6 ĐKN.

+ Nét 1: Cong kín, cuối nét lượn vào trong (giống nét viết chữ hoa O).

+ Nét 2: Móc ngược phải (giống nét 2 ở chữ hoa U).

- GV chỉ dẫn cho HS và viết trên bảng lớp:

+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ; đến ĐK 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút thẳng lên ĐK 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới; dừng bút ở ĐK 2.

+ Nét móc ngược cần viết chạm vào đường cong của chữ hoa O (không lấn vào trong bụng chữ hoặc cách xa nét chữ hoa O).

- GV yêu cầu HS viết chữ A hoa (kiểu 2) trong vở Luyện viết 2.

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu ứng dụng: Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ A hoa (kiểu 2) (cỡ nhỏ) và các chữ b, h, g cao 2,5 li. Chữ d, đ cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li. Những chữ còn lại (n, a, ơ, m, e, o) cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên a; dấu hỏi đặt trên e,...

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở.

- GV chữa nhanh 5 -7 bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Đoạn thơ nói về cảnh vật buổi trưa im lìm nhưng sự vật vẫn vận động vô cùng sinh động.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS luyện phát âm.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS chữa bài.

- HS đọc lại yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở.

- HS lên bảng làm bài: dịu, gió, rung, rơi

- HS đọc khổ thơ.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở.

- HS lên bảng làm bài: vỏ cam, múa võ, vỏ trứng, võ sĩ.

- HS đọc từ ngữ.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát trên bảng lớp

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS tự soát lại bài của mình.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI ĐỌC 2: MÙA NƯỚC NỔI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trơn cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm.
  • Hiểu các từ ngừ khó trong bài: lũ, hiền hoà, Cửu Long, phù sa, cá ròng ròng, lắt lẻo. Hiểu thực tế hàng năm ở Nam Bộ có mùa nước nổi. Nước mưa hoà lẫn nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ. Qua bài đọc, hiểu sự thích nghi của người dân Nam Bộ với môi trường thiên nhiên.
  • Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào?.
  • Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Yêu thích nhừng hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh trong bài đọc.

3. Phẩm chất

  • Yêu thích các mùa ở nước ta.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Bài Mùa nước nổi đưa các em về với các tỉnh miền Nam vào mùa mưa. Qua bài đọc này, các em sẽ hình dung được quang cảnh sông nước ở miền Nam vào mùa nước nổi.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Mùa nước nổi biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

+ Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm: dầm dề, sướt mướt, nhảy lên bờ, hòa lẫn, biết giữ lại, lắt lẻo.

- GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: Cửu Long, cá ròng ròng, lắt lẻo.

- GV giải thích thêm cho HS một số từ ngữ khó hiểu ngoài phần chú giải từ ngữ trong SGK:

+ Rằm tháng Bảy: ngày giữa tháng Bảy âm lịch, thường vào khoảng giữa tháng Tám dương lịch.

+ Dầm dề, sướt mướt: mưa nhiều, kéo dài liên miên suốt ngày này qua ngày khác.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: hòa lẫn, lắt lẻo,…

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 93.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

a. Vì nước dâng lên hiền hòa.

b. Vì nước lũ đổ về dữ dội.

c. Vì mưa dầm dề.

+ HS3 (Câu 3): Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 93.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đứng dậy đọc yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a. Nước dâng lên cuồn cuộn.

b. Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu nói về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài vào giấy. Nhóm nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Cửu Long: dòng sông lớn, chảy qua nhiều tỉnh ở miền Nam nước ta.

+ Cá ròng ròng: cá lóc (cá chuối, cá quả) nhỏ.

+ Lắt lẻo: đung đưa, do không có điểm tựa chắc chắn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Câu 2: a.

+ Câu 3: Một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài: Nước mỗi ngày một dâng lên, cuồn cuộn đầy bờ./Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác,...

- HS trả lời: Bài đọc miêu tả mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp em hiểu thế nào là mùa nước nổi, giúp em hiểu thêm về cuộc sống của người dân nơi đây và cảnh tượng lạ mắt ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

a. dâng lên cuồn cuộn.

b. dầm dề ngày này qua ngày khác.

+ Câu 2:

a. Vào mùa nước nổi, nước dâng lên hiền hòa.

b. Vào mùa nước nổi, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

c. Nước tràn qua nền nhà.

d. Dòng sông Cửu Long no đầy nước.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: DỰ BÁO THỜI TIẾT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe GV đọc 1 bản tin Dự báo thời tiết của địa phương, thuật lại được những thông tin chính. Hiểu tác dụng của bản tin Dự báo thời tiết.
  • Theo dõi bạn thuật lại thông tin. Biết nhận xét, đánh giá thông tin của bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết đọc những thông tin chính trong bản tin Dự báo thời tiết của địa phương.

3. Phẩm chất

  • Có thói quen nghe đài báo về Dự báo thời tiết để chủ động trong cuộc sống hằng ngày.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.
  • Video, băng ghi lại bản tin Dự báo thời tiết của địa phương.
  • Bảng phụ viết các thông tin yêu cầu HS trả lời.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Hằng ngày, các em đều nghe thông báo trên đài, ti vi các tin Dự báo thời tiết. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ rèn kĩ năng nghe và thuật lại một bản tin Dự báo thời tiết của địa phương. Bản tin đó không được in trong SGK nên các em cần nghe chăm chú để trả lời các câu hỏi về nội dung bản tin.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe bản tin Dự báo thời tiết của địa phương, trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nghe một bản tin Dự báo thời tiết của địa phương, nói lại được những thông tin chính; Nói về lợi ích của bản tin Dự báo thời tiết.

b. Cách tiến hành:

* Thực hành nghe, thuật lại bản tin Dự báo thời tiết địa phương.

- GV cho HS nghe một bản tin dự báo thời tiết của địa phương, nhắc lại được những thông tin chính.

Dự báo thời tiết ngày 13-06-2020 KV Nam Bộ

Khu vực Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giất mạnh. Nhiệt độ phổ biến từ 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C. Tại Thành phố Hồ Chí Minh là 33 độ C và Cần Thơ là 32 độ C.

- GV đọc lại cho HS thêm 2 lần. GV yêu cầu HS viết ra nháp thông tin khi nghe.

- GV gắn bảng phụ viết yêu cầu HS nhắc lại các thông tin:

+ Hiện tượng bất thường:

+ Nhiệt độ của cả khu vực:

+ Nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Nhiệt độ tại Thành phố cần Thơ:

- GV yêu cầu HS nhìn bảng phụ, nói tiếp để hoàn thành những thông tin chính các em vừa nghe được trong Bản tin Dự báo thời tiết.

- GV khen ngợi những HS có kĩ năng nghe tốt, nhắc lại thông tin chính xác, hiểu tác dụng của những bản tin Dự báo thời tiết.

* Nói về lời ích của bản tin Dự báo thời tiết

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em và mọi người cần biết dự báo thời tiết để làm gì?

GV bổ sung: Các cô bác nông dân, công nhân làm việc ngoài trời, những người làm việc trên biển, trên bầu trời,... nếu biết trước thời tiết sắp có bão, lũ, mưa đá,... sẽ tránh được nguy hiểm. VD: Nông dân không ra đồng. Người đi biển sẽ không ra khơi. Nếu đã ra khơi, sẽ khẩn cấp đưa thuyền vào bờ hoặc trốn vào nơi khuất gió..

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS nghe thông tin về bản tin Dự báo thời tiết.

- HS viết nháp.

- HS viết yêu cầu cac thông tin.

- HS hoàn thành thông tin trên bảng phụ:

+ Hiện tượng bất thường: có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giất mạnh.

+ Nhiệt độ của cả khu vực: 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

+ Nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh: 33 độ C.

+ Nhiệt độ tại Thành phố cần Thơ: 32 độ C.

- HS trả lời: Em và mọi người cần biết dự báo thời tiết để giúp mọi người có cách sắp xếp công việc, ăn mặc, đi lại,... phù hợp. Nếu biết ngày mai nắng nóng, em sẽ mặc quần áo mát, mang mũ, nón... đi học. Nếu biết trời lạnh, em sẽ mặc quần áo ấm. Nếu biết trời mưa, em sẽ chuẩn bị ô, áo mưa,...

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 2: VIẾT, VẼ VỀ THIÊN NHIÊN

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh đơn giản về cảnh vật thiên nhiên (Mặt Trời, Mặt Trăng, bầu trời, núi non, cây cối, sông ngòi,...).
  • Dựa vào tranh ảnh và gợi ý, HS giới thiệu được cảnh vật thiên nhiên. Viết được đoạn văn ghi lại những điều vừa nói.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết viết đoạn văn giới thiệu cảnh thiên nhiên.

3. Phẩm chất

  • Yêu thích cảnh vật thiên nhiên.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh đơn giản về cảnh vật thiên nhiên (Mặt Trời, Mặt Trăng, bầu trời, núi non, cây cối, sông ngòi,...). Dựa vào tranh ảnh và gợi ý, HS giới thiệu được cảnh vật thiên nhiên. Viết được đoạn văn ghi lại những điều vừa nói. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu tranh ảnh cảnh vật thiên nhiên

a. Mục tiêu: Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về cảnh vật thiên nhiên. Giới thiệu tranh ảnh đó.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về cảnh vật thiên nhiên. Giới thiệu tranh ảnh đó.

Gợi ý:

- Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì?

- Cảnh vật trong tranh (ảnh) như thế nào?

- Đặt tên cho tranh (ảnh) đó.

- GV giới thiệu 3 tấm ảnh chụp cảnh vật thiên nhiên trong SGK: vườn hoa, bầu trời trăng sao, cầu vồng 7 sắc trên bầu trời và bức vẽ ông Mặt Trời rất đơn giản của bạn HS.

- GV yêu cầu HS đặt trước mặt tranh ảnh mang đến lớp em sưu tầm hoặc đã tự vẽ trước đó trong giờ Mĩ thuật: Mặt Trời, Mặt Trăng, cây cỏ, hoa lá,.. Nếu HS không có tranh ảnh, các em có thể nói, viết về cảnh thiên nhiên trong SGK.

- GV mời 1 - 2 HS khá, giỏi làm mẫu, nói về tranh, ảnh mình mang đến lớp theo các gợi ý. GV nhận xét. - GV giới thiệu mẫu đầy đủ của đoạn viết trong SGK: Đây là bức tranh tôi vẽ ông Mặt Trời. Ông Mặt Trời mới thức dậy vào buổi sảng trên cánh đồng. Ông tươi cười nhìn xuống mặt đất, chiếu ánh sáng khắp nơi. Tôi rất yêu ông Mặt Trời. Tôi thích hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời... ”.

Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4-5 câu) dựa vào những gì đã nói

a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn dựa vào những gì đã nói.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.

- GV khuyến khích các em viết dài hơn 5 câu. HS gắn vào đó ảnh sưu tầm, tranh vẽ các em tự cắt, dán hoặc trang trí sản phẩm bằng tranh vẽ hoa, lá, tô màu.

- GV mời một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết.

- GV chữa nhanh 3-4 bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc yêu cầu bài tập.

- HS 3 tấm ảnh.

- HS sưu tầm tranh ảnh về cảnh vật thiên nhiên.

- HS nói về tranh, ảnh mình mang đến lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS viết đoạn văn.

- HS viết đoạn văn, ảnh sưu tầm, tranh vẽ các em tự cắt, dán hoặc trang trí sản phẩm bằng tranh vẽ hoa, lá, tô màu.

- HS đọc bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

GÓC SÁNG TẠO: GIỮ LẤY MÀU XANH

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Viết về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
  • Biết trang trí bài viết bằng tranh, ảnh các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường do em sưu tầm, cắt dán. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết trưng bày, giới thiệu tự tin sản phẩm của mình với các bạn.

3. Phẩm chất

  • Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.
  • Giấy A4, những mẩu giấy có dòng ô li (cỡ 7cmx8cm) đủ phát cho từng HS viết đoạn văn.
  • Những viên nam châm để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp.

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Tranh ảnh thiên nhiên, chim, thú, các hoạt động bảo vệ thiên nhiên ; giấy màu, bút chì, bút dạ, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Viết về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Biết trang trí bài viết bằng tranh, ảnh các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường do em sưu tầm, cắt dán. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của Bài tập 1, 2, 3

a. Mục tiêu: HS nêu yêu cầu của các bài tập.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu bài tập 1, chỉ hình minh họa và yêu cầu HS cho biết mỗi bức tranh, tấm ảnh dưới đây nói về điều gì?

- GV yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau yêu cầu Bài tập 2, 3.

+ HS1 (Câu 2): Viết 4-5 câu về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

+ HS2 (Câu 3): Trưng bày và giới thiệu sản phẩm, bình chọn những sản phẩm đẹp, có nội dung hay.

- GV đọc cho HS đọc mẫu đầy đủ của đoạn viết trong SGK: Trên cây xoài gần nhà tôi có một tổ chim sẻ. Ông tôi rất vui, bảo “Đất lành chim đậu . Ngày ngày, tôi rắc thóc dưới gốc cây cho sẻ ăn. Lũ sẻ có vẻ thích sống trong vườn nhà tôi lắm nên chúng cứ kêu lích rích rất vui.

- GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị: tranh ảnh do HS cắt dán, sưu tầm hoặc vẽ; giấy bút, kéo, hồ dán,... GV phát cho mỗi HS 1 tờ A4 kèm mẩu giấy có dòng kẻ ô li.

- GV mời một số HS nối tiếp nhau nói về những gì mình sẽ viết: về hoạt động trồng cây cây hoa, trồng rau, bảo vê chim chóc, dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm,... thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một việc bạn đã chứng kiến hoặc tham gia..., trang trí sản phẩm

a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một việc bạn đã chứng kiến hoặc tham gia..., trang trí sản phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào mẩu giấy có dòng kẻ ô li. GV giúp đỡ những HS yếu, kém; khuyến khích HS khá, giỏi viết nhiều hơn 5 câu.

- GV yêu cầu HS viết xong sẽ dán đoạn văn lên giấy A4, dán ảnh sưu tầm hoặc vẽ, tô màu lên tờ A4 / hoặc VBT.

- GV hướng dẫn và giúp đỡ HS, động viên đế tất cả HS đều mạnh dạn thể hiện mình.

Hoạt động 3: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

a. Mục tiêu: HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm; bình chọn những sản phẩm đẹp, có nội dung hay.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu mỗi tổ, nhóm trưng bày sản phẩm của tổ, nhóm mình - gắn tên bảng lớp hoặc lên tường như một phòng tranh.

- GV hướng dẫn cả lớp đếm sản phẩm của từng tổ, nhóm. Tổ, nhóm nào có đủ bài được nhận tràng vỗ tay.

- GV mời đại diện mỗi nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm mình: số bài, chất lượng; giới thiệu 2 - 3 bài tiêu biểu (có thể mời HS có sản phẩm tốt tự giới thiệu). Cả lớp vỗ tay sau mỗi lần 1 đại diện trình bày.

- GV mời cả lớp bình chọn những cá nhân có sản phẩm chất lượng / tổ, nhóm có sản phẩm chất lượng / các MC trình bày to, rõ, tự tin.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình minh họa và trả lời:

+ Hình 1: Con người chung tay bảo vệ hành tinh xanh – Trái đất.

+ Hình 2: Vườn hoa và tấm biển ghi dòng chữ: Đừng hái hoa làm hoa buồn.

+ Hình 3: Đôi bàn tay vươn cao để thả chim bồ câu.

+ Hình 4: Nhũng bàn tay đang vun trồng cây non.

+ Hình 5: Các bạn nhỏ đang quét dọn sạch, đẹp đường làng, ngõ, xóm.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS chuẩn bị đồ dùng học tập.

- HS trình bày.

- HS viết đoạn văn.

- HS dán đoạn văn lên giấy A4.

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS giới thiệu sản phẩm.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

TỰ ĐÁNH GIÁ

(10 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hoàn chỉnh bảng tự đánh giá .
  • Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 28, 29.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục cho sẵn. Trung thực trong đánh giá.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Chúng ta sẽ cùng hoàn chỉnh bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 28, 29.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- GV nhắc HS: Bảng tổng kết còn để trống 1 dòng cột bên phải. Trong khi đánh dấu (v) các em cần viết đầy đủ thông tin dòng đó.

- GV yêu cầu HS tự đánh dấu (v) vào Vở bài tập những việc mình đã biết và đã làm được.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài đánh giá.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

CHỦ ĐỀ 5: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

BÀI 30: QUÊ HƯƠNG CỦA EM

- GV chỉ tranh minh hoạ giới thiệu chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam: Đây là tranh cột cờ Lũng Cú ở tỉnh Hà Giang, địa đầu Tổ quốc. Cột cờ Lũng Cú đã được xây dựng từ 1 000 năm trước. Lá cờ đỏ tung bay trên bầu trời biên giới, xác định chủ quyền của nước ta. Chủ đề này giúp các em mở mang hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam... Chủ điểm mở đầu là Quê hương của em.

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

- GV dẫn dắt: Quê hương là nơi gia đình em, dòng họ của em nhiều đời làm ăn, sinh sống. Các em đã hỏi ông bà, bố mẹ quê mình ở đâu chưa? Đã chuẩn bị tranh ảnh quê hương mang đến lớp chưa?

- GV yêu cầu HS trả lời, bày lên bàn tranh ảnh quê hương. HS mang tranh ảnh nơi các em đang sinh sống cùng gia đình thay cho tranh ảnh quê hương.

- GV khen ngợi những HS chuẩn bị tốt.

- GV mời 4 HS, mỗi em nhìn 1 hình trong SGK, đọc lời giới thiệu quê hương (hoặc nơi sinh sống cùng gia đình) dưới mỗi hình.

- GV mời một vài HS dùng tranh ảnh các em mang đến, tiếp nối nhau giới thiệu về quê hương: Xin chào các bạn. Minh là Mai. Mình muốn giới thiệu quê mình. Quê mình ở thành phố này - thành phố Vũng Tàu Ông bà, bố mẹ, cô bác mình đều sinh sống ở đây. Mình cũng sinh ra và lớn lên ở đây. Quê mình có biến rộng bao la, có Côn Đảo. Đây là bức ảnh biển Vũng Tàu rất đẹp...

- GV yêu cầu cả lớp vỗ tay sau mỗi lần bạn giới thiệu. GV khen ngợi những HS giới thiệu to, rõ, tự tin về quê hương.

- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Quê hương em.

BÀI ĐỌC 1: BÉ XEM TRANH

(55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
  • Hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ xem bức tranh mẹ mua, cảm thấy cảnh trong tranh đẹp và giống như làng của mình. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm yêu quê hương của bạn nhỏ.
  • Tìm đúng trong bài thơ 1 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú. Biết đặt câu thể hiện sự ngạc nhiên thích thú.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Củng cố hiểu biết về bài thơ 4 chữ.
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp; thuộc lòng 12 dòng thơ.

3. Phẩm chất

  • Thêm yêu quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Mỗi một vùng quê trên đất nước Việt Nam đều đẹp và đáng tự hào. Bài thơ Bé xem tranh kể về một bản nhỏ ngắm mẹ mua, thấy cảnh trong tranh rất gần gũi. Vì sao bức tranh đó lại gần gũi với bạn nhỏ? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu về bài thơ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Bé xem tranh, ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Phát âm đúng các từ ngữ.

+ Ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: ngợp.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 đoạn thơ.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: long lanh, nghộ nghĩnh, đồng lúa, kéo lưới, hôm nao, làng ta.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 đoạn thơ trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 99.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ những gì?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình.

+ HS3 (Câu 3): Nói về một hình ảnh em thích trong bài thơ.

- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Học cách nói lời ngạc nhiên, thích thú; đặt câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Tìm trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh.

+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp.

M: Ồ, bức tranh đẹp quá.

- GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

Hoạt động 4: Học thuộc lòng 12 dòng thơ đầu

a. Mục tiêu: HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ đầu.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn cả lớp HTL 12 dòng thơ đầu.

- GV yêu cầu HS thi đọc thuộc 12 dòng thơ (cá nhân, tổ).

- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Ngợp: đầy khắp, như bao trùm cả không gian.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS trao đổi theo nhóm đôi.

- HS trình bày kết quả:

+ Câu 1: Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ đồng lúa, bông lúa thơm vàng chín cong đuôi gà, con đò cập bến đêm trăng, thuyền kéo lưới trong tiếng hò, cò bay ngược gió giữa bầu trời cao trong veo.

+ Câu 2: Bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình vì: cảnh trong tranh rất giống cảnh làng của bạn.

+ Câu 3: Tôi thích hình ảnh đồng lúa chín cong đuôi gà. / Tôi thấy hình ảnh con đò cập bến trăng ngợp đôi bờ rất đẹp. / Tôi yêu hình ảnh cò bay ngược gió giữa bâu trời cao trong veo. / Hình ảnh mắt bé long lanh, cười ngộ nghĩnh rất đáng yêu.

- HS trả lời: Bài thơ nói về bạn nhỏ xem bức tranh mẹ mua, thấy cảnh trong tranh đẹp quá và gần gũi như ai đó vẽ về làng mình. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm yêu quê hương của bạn nhỏ.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trong bài thơ: Ồ, đây giống quá ...

+ Câu 2: Đặt 1 câu thể hiện sự ngạc nhiên thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp: Ồ, bức tranh đẹp quá! / Ồ, bức tranh mới đẹp làm sao! /.Ôi, cảnh này tuyệt đẹp! /Cảnh này quá đẹp. / Phong cảnh đẹp ơi là đẹp! /...

- HS học thuộc lòng 12 dòng thơ đầu.

- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe, viết đúng bài Bản em (42 chữ). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ.
  • Làm đúng bài tập điền vần ua, ươ; bài tập lựa chọn: điền chữ l, n; điền vần ên, ênh.
  • Biết viết chữ hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ Nghe, viết đúng bài Bản em (42 chữ); Làm đúng bài tập điền vần ua, ươ; bài tập lựa chọn: điền chữ l, n; điền vần ên, ênh; Biết viết chữ hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS nghe - viết đúng bài Bản em (42 chữ), củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết bài Bản em (42 chữ).

- GV đọc đoạn thơ.

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn thơ.

- GV yêu cầu HS trả lời: Đoạn thơ nói về nội dung gì?

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, bài thơ có 8 dòng. Mỗi dòng có 5 chữ. Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa. Tên bài viết cách lề vở 4 ô li. Chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề vở 3 ô li. Giữa 2 khổ thơ sẽ có 1 dòng trống.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: chóp núi, sương rơi, xuống, sâu, dải lụa, sườn non.

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả

a. Mục tiêu: HS chọn vần ua, uơ phù hợp với ô trống; chọn l, n hoặc ên, ênh.

b. Cách tiến hành:

* Bài tập 2:

- GV nêu yêu cầu Bài tập 2: Chọn vần phù hợp với ô trống: ua hay uơ.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2.

- GV mời 1 HS lên bảng viết những từ cần điền, HS còn lại quan sát bài làm của bạn.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại đoạn văn sau khi đã điền vần hoàn chỉnh.

* Bài tập 3a:

GV chọn cho HS làm Bài tập 3a. GV chỉ từng hình ở ài tập và yêu cầu HS nói tên sự vật.

- GV giải thích cho HS việc cần làm: HS cần tìm đường về với mẹ cho gà con. Điểm xuất phát là chỗ đứng của gà con. Điểm đến là nơi gà mẹ đang chờ. Đường đi là con đường vẽ hình các sự vật, trong đó chỉ có 1 đường đúng. Đường đi đúng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ n mở đầu. Đi theo các tiếng bắt đầu bằng n, gà con sẽ gặp mẹ.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tìm đường để gà con gặp mẹ.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Viết chữ M hoa kiểu 2:

a. Mục tiêu: HS biết viết chữ hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

b. Cách tiến hành:

* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

- GV chỉ chữ mẫu, hỏi HS: Chữ M hoa (kiểu 2) cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả:

+ Nét 1: Móc hai đầu trái đều lượn vào trong.

+ Nét 2: Móc xuôi trái.

+ Nét 3: Là kết hợp của 2 nét cơ bản: lượn ngang và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ phía trên.

- GV chỉ dẫn HS và viết mẫu trên bảng lớp:

+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu trái (hai đầu đều lượn vào trong); dừng bút ở ĐK 2.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên nét cong ở ĐK 5, viết nét móc xuôi trái, dừng bút ở ĐK 1.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết nét lượn ngang rồi chuyển hướng đầu bút trở lại để viết tiếp nét cong trái; dừng bút ở ĐK 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ M hoa (kiểu 2) vào Vở Luyện viết 2.

* Hướng dẫn HS quan sát và viết câu ứng dụng:

- GV yêu cầu HS đọc to câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng:

+ Độ cao của các chữ cái: các chữ cái M, b, h, g cao 2.5 li. Chữ p cao 2 li. Chữ t cao 1.5 li. Những chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên ô, ê; dấu hỏi đặt trên a, o; dấu nặng đặt dưới o.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2.

- GV kiểm tra, đánh giá 5 – 7 bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời: Đoạn thơ là lời một bản nhỏ sống ở vùng núi cao, ca ngợi vẻ đẹp bản làng, vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương mình.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS luyện phát âm, viết nháp những từ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS sữa lỗi.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

- HS lên bảng làm bài: Thuở nhỏ, huơ vòi, đua, thắng thua.

- HS nói tên sự vật: nón, lợn, lá, na, nấm, lừa.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài.

- HS trình bày: Đi theo con đường có nón, na, nấm gà con sẽ gặp mẹ.

- HS trả lời: Chữ M hoa (kiểu 2) cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 3 nét.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI ĐỌC 2: RƠM THÁNG MƯỜI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi đọc bài văn miêu tả.
  • Hiểu nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung bài: Bài đọc kể lại những kỉ niệm đẹp về mùa gặt, những con đường làng đầy rơm và niềm vui của trẻ em được chạy nhảy, lăn lộn trên những con đường làng đầy rơm vàng óng.
  • Mở rộng vốn từ: Từ ngữ tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười. Từ ngữ tả hoạt động của các bạn nhỏ. Đặt câu với từ ngữ tìm được.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm nhận được những câu văn miêu tả hay, những hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

  • Trân trọng, giữ gìn những kỉ niệm đẹp về quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Quê hương là nơi ghi dấu những kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên. Một trong những kỉ niệm đó là kỉ niệm về mùa gặt và niềm vui của trẻ em được chạy nhảy, lăn lộn trên những con đường đầy rơm vàng óng. Chúng ta cùng xem lại những hình ảnh này qua bài đọc Rơm tháng Mười.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Rơm tháng Mười ngắt nghỉ hơi đúng. Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi đọc bài văn miêu tả.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Phát âm đúng các từ ngữ.

+ Ngắt nhịp thơ đúng. Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi đọc bài văn miêu tả.

- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: rơm, nắng hanh, hổ phách, dệ tường.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn như SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: nắng hanh, rơm, ngõ ngách, lăn lộn, nép, lim dim, lửng lơ.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): Đọc câu mở đầu và cho biết tác giả bài đọc viết về kỉ niệm gì?

+ HS2 (Câu 2): Tìm những câu văn:

a. Tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười.

b. Tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười.

+ HS3 (Câu 3): Trẻ con trong làng chơi những trò chơi gì trên những con đường, sân, ngõ đầy rơm.

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi và trả lời các câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài văn, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 103.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Tìm trong bài đọc các từ ngữ:

a. Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười.

b. Tả hoạt động của các bạn nhỏ.

+ HS 2 (Câu 2): Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở Bài tập 1.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. GV phát phiếu khổ A3 cho 2 HS. GV yêu cầu HS làm bài vào phiếu.

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Rơm: phần trên của thân cây lúa đã gặt và đập hết hạt.

+ Nắng hanh: nắng khô và hơi lạnh.

+ Hổ phách: nhựa thông hóa đá, màu vàng nâu, trong suốt.

+ Dệ tường: rìa tường, mép tường.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nge, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS trao đổi, thảo luận.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Tác giả bài đọc viết về kỉ niệm những mùa gặt tuổi thơ.

+ Câu 2: Những câu văn:

a. Tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười: ... cái nắng hanh tháng Mười trong như hổ phách. /... bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng...

b. Tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười: Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. / Rơm phơi héo toả mùi hương thơm ngầy ngậy. / Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách, bờ tre.

+ Câu 3: Trẻ con chạy nhảy, nô đùa trên những con đường rơm, sân rơm. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Tôi làm chiếc lều rơm nép vào dệ tường hoa ngoài sân. Nằm trong đó, tôi thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng...

- HS trả lời: Qua bài văn, em hiểu tháng Mười vào mùa gặt, những con đường làng đầy rơm và niềm vui cùa trẻ em được chạy nhảy, lăn lộn, vật nhau trên nhưng con đường làng đầy rơm vàng óng ánh luôn là kỉ niệm đẹp trong tâm trí trẻ em nông thôn.

- HS làm bài vào vở, vào phiếu.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Từ ngữ:

a. Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười: vàng óng ánh, tấm thảm vàng khổng lồ, mùi hương thơm ngầy ngậy, ấm sực.

b. Tả hoạt động của các bạn nhỏ: chạy nhảy, nô đùa, nằm lăn ra để sưởi nắng, lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất, làm chiếc lều bằng rơm, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh.

+ Câu 2:

a. Cánh đồng lúa chín nom như một tấm thảm vàng khổng lồ.

b. Mấy chú cún con chạy nhảy, nô đùa ầm ĩ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: NÓI VỀ MỘT TRÒ CHƠI,

MÓN ĂN CỦA QUÊ HƯƠNG

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS trao đổi nhóm, nói những gì mình biết về một trò chơi của trẻ em ở quê; hoặc về một loại bánh, món ăn quê hương.
  • Biết lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của các bạn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm nhận được sự thú vị, nét đẹp của trò chơi, món ăn, loại bánh quê hương.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh cỡ to hình một số trò chơi dân gian, loại bánh, món ăn trong SGK.
  • Tranh ảnh cỡ to hình một số trò chơi dân gian, loại ánh món ăn GV mang đến, sưu tầm được.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nói về những loại bánh hoặc món ăn quê hương. Hoạt động này là sự chuẩn bị để các em tham gia tích cực Ngày hội quê hương được tổ chức ở tiết Góc sáng tạo cuối tuần sau.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chọn nhan đề, hình thành nhóm và thảo luận

a. Mục tiêu: HS quan sát tranh minh họa bài tập, nói về trò chơi dân gian, loại bánh, món ăn quê hương.

b. Cách tiến hành:

- GV gắn hình ảnh của Bài tập 1 cho cả lớp quan sát. GV mời 2HS nối tiếp nhau đọc nội dung yêu cầu 12, 1b.

+ HS 1 (1a): Nói về một trò chơi thiếu nhi ở quê em. Đó là trò chơi gì? Ôn lại cách chơi để thực hành trước lớp.

+ HS 2 (1b): Nói về một loại bánh hay món ăn của quê hương mà em yêu thích.

- GV mời HS nói đề mình chọn.

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 HS. Nhóm nói về trò chơi dân gian. Nhóm nói về loại bánh, món ăn quê hương.

- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận, nói về trò chơi dân gian; loại bánh, món ăn.

Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả trao đổi

a. Mục tiêu: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2: Đại diện các nhóm chia sẻ về kết quả.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV yêu cầu các nhóm khác nghe và đọc kết quả.

- GV quan sát các nhóm trình bày và nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS nói đề mình chọn.

- HS chia thành các nhóm.

- HS các nhóm thảo luận.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS trình bày:

- Nhóm 1: Nhóm tôi có 6 bạn. Bạn A muốn giới thiệu trò chơi trốn tìm và bạn B muốn giới thiệu trò chơi mèo đuổi chuột.

+ Tôi giới thiệu trò chơi trốn tìm: Là trẻ con, chắc chắn bạn nào cũng thích chơi trò trốn tìm. Một bạn nhắm mắt đếm “năm, mười, mười lăm, hai mươi”. Các bạn còn lại trốn thật kĩ. Nếu bị tìm thấy sẽ phải nhắm mắt để những người còn lại đi trốn.

+ Tôi giới thiệu trò chơi mèo đuổi chuột: Ở quê tôi, trẻ em thích chơi trò mèo đuổi chuột. Khi chuột chạy, mèo đuổi theo, chúng tôi đọc to: “mèo đuổi chuột, mời bạn ra đây, tay nắm chặt tay, đứng thành vòng rộng. Chuột luồn lỗ hổng, mèo chạy đằng sau”. Vui ơi là vui.

- Nhóm 2: Nhóm tôi có 5 bạn. Bạn A muốn giới thiệu món bánh trôi. Tôi rất thích làm bánh trôi. Mẹ đã dạy tôi làm bánh trôi. Tôi nặn những viên bột trò, đặt một viên đường nhỏ vào giữa rồi bỏ vào nồi luộc. Khi mẹ vớt bánh, tôi rắc hạt vừng lên trên. Đĩa bánh thơm nức, đẹp ơi là đẹp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

LUYỆN VIẾT: VIẾT VỀ MỘT TRÒ CHƠI, MÓN ĂN CỦA QUÊ HƯƠNG

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Viết được đoạn văn về một trò chơi; một loại bánh, món ăn của quê hương thể hiện tình cảm yêu quý quê hương.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Đoạn viết trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc.

3. Phẩm chất :

  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học trước, các em đã luyện nói về một trò chơi dân gian; món ăn, loại bánh. Trong tiết học này, các em sẽ viết lại những gì mình đã nói. Các bài viết này cùng sẽ là sự chuẩn bị để cả lớp tổ chức thành công Ngày hội quê hương ở Góc sáng tạo tuần sau.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết đoạn văn 4-5 câu theo 1 trong 2 đề

a. Mục tiêu: HS viết 4-5 câu giới thiệu về một trò chơi thiếu nhi hoặc một loại bánh, món ăn của quê hương theo gợi ý.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 2 bài tập đọc, đọc cả gợi ý:

+ HS1 (Câu 1): Viết 4-5 câu giới thiệu về một trò chơi thiếu nhi ở quê hương em.

Gợi ý:

- Đó là trò chơi gì?

- Cách chơi thế nào?

- Em thường chơi với ai?

- Em thích trò chơi đó như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Viết 4-5 câu giới thiệu vềmột loại bánh, món ăn của quê hương em.

Gợi ý:

- Đó là bánh gì (món ăn gì)?

- Bánh đó (món ăn đó) làm bằng gì?

- Bánh đó (món ăn đó) ngon như thế nào?

- GV yêu cầu mỗi HS chọn 1 đề. Ai luyện nói đề nào ở tiết trước sẽ viết đoạn văn theo đề đó ở tiết này. Các em có thể viết nhiều hơn 5 câu.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn, có thể kèm tranh, ảnh minh họa vào đoạn viết (nếu có).

- GV mời một số HS đọc bài. Mỗi bạn đọc xong, cả lớp vỗ tay khen ngợi.

- GV nhận xét, khen những HS viết được đoạn văn hay, vui và thú vị. GV chữa nhanh một số đoạn văn (chính tả, từ, câu).

Hoạt động 2: Chuẩn bị cho hoạt động trong Ngày hội quê hương

a. Mục tiêu: HS nghe GV thông báo chuẩn bị các hoạt động cho Ngày hội quê hương; các nhóm giới thiệu trò chơi sẽ chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi, các nhóm giới thiệu món ă sẽ manh đến lớp món ăn.

b. Cách tiến hành:

- GV thông báo cần chuẩn bị 3 hoạt động trong Ngày hội quê hương:

+ Sưu tầm tranh, ảnh, viết, vẽ về quê hương.

+ Giới thiệu trò chơi của thiếu nhi ở quê hương.

+ Giới thiệu món ăn của quê hương.

Để chuẩn bị chu đáo cho ngày hội, GV nhắc HS cần hoàn thiện đoạn viết.

- GV hướng dẫn các nhóm:

+ Nhóm giới thiệu trò chơi sẽ chuẩn bị đồ dùng trò chơi: khăn để chơi bịt mắt bắt dê, dây thừng để chơi kéo co,....

+ Nhóm giới thiệu về món ăn, loại bánh sẽ mang đến lớp bánh hoặc món ăn.

- GV yêu cầu cả lớp sẽ làm bài tập sưu tầm tranh ảnh; viết, vẽ về quê hương trong tiết Bài viết 2 của tuần tới.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lựa chọn đề bài để làm bài.

- HS viết bài.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ QUÊ HƯƠNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp.
  • Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc, Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc phù hợp với lớp 2.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
  • Biết ghi chép lại một số câu văn câu thơ hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với quê hương, với nhâm vật trong sách báo.

3. Phẩm chất 

  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp. Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc, Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc phù hợp với lớp 2. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học và chuẩn bị

a. Mục tiêu: HS đọc yêu cầu bài tập và chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 yêu cầu của tiết học:

- HS 1 (Câu 1): Em hãy mang đến lớp quyển sách, tờ báo viết về quê hương. Giới thiệu sách báo với các bạn trong nhóm.

+ HS đọc tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK: Quê nội, Xóm Bờ Giậu, Đất rừng phương Nam, Quê ngoại.

+ GV mời 1 số HS giới thiệu với các bạn quyển sách, tờ báo của mình: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản,...

- HS1 (Câu 2): Tự đọc một truyện, bài thơ, bài báo em thích.

+ HS đọc bài thơ mẫu Em yêu nhà em.

+ GV giới thiệu bài thơ mẫu Em yêu nhà em: Đây là một bài thơ hay của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà của mình. Tình yêu quê hương bắt đầu từ tình cảm với ngôi nhà, với những vật, con vật, những người gần gũi xung quanh các em.

- HS3 (Câu 3): Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện, bài thơ, bài báo em vừa đọc.

Hoạt động 2: Tự đọc sách báo

a. Mục tiêu: HS tự đọc sách, báo mà mình mang đến lớp; đọc kĩ một đoạn em yêu thích.

b. Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS khi đọc cần ghi lại vào sổ hoặc phiếu đọc sách những câu văn hay, đáng ghi nhớ.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn bài, đoạn đọc.

Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe

a. Mục tiêu: HS đọc trước lớp đoạn hoặc bài mình thích.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe những gì em vừa đọc.

- GV yêu cầu lần lượt từng HS đọc to, rõ ràng, trước lớp một đoạn hoặc bài mình thích. HS đọc xong, các HS khác đặt câu hỏi.

- GV mời HS vỗ tay khen bạn sau khi mỗi bạn đọc xong.

- GV khen ngợi những HS đọc to, rõ ràng, đọc hay, cung cấp những thông tin thú vị.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS giới thiệu với các bạn quyển sách, tờ báo của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc sách, báo và ghi vào phiếu đọc sách.

- HS đọc sách trong nhóm.

- HS đọc trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI 31: EM YÊU QUÊ HƯƠNG

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

* Hát bài hát:

- GV gợi ý cho các nhóm hát bài một số bài hát về quê hương: Quê hương tươi đẹp, bài hát dân gian: Bắc kim thang, Tập tầm vông.

- HS hát theo các nhóm.

- GV bắt nhịp cho cả lớp hát chung một bài hát về quê hương.

* Thi đọc các bài thơ về quê hương:

- GV gợi ý một số bài thơ cho HS đọc: Lũy tre, Em yêu nhà em, Bé xem tranh,…

- HS đọc thơ trong nhóm theo một số bài GV hướng dẫn.

* GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Em yêu quê hương.

BÀI ĐỌC 1: VỀ QUÊ

(55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy bài thơ, giọng đọc tha thiết, tình cảm. Đọc đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cuối mỗi dòng thơ, mỗi khổ thơ.
  • Hiểu được nghĩa của các từ ngữ: tít tắp, thênh thang, lồng lộng, thảnh thơi. Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ rất thích những ngày nghỉ ở quê: được biết nhiều cảnh vật mới mẻ, được chơi nhiều trò chơi lạ, thú vị. Ngày nghỉ ở quê vì thế như trôi nhanh hơn.
  • Luyện tập nói câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Biết thêm một bài thơ lục bát.
  • Cảm nhận được những từ ngữ, hình ảnh làng quê rất đẹp và thú vị.
  • Cảm nhận được tình yêu quê hương của bạn nhỏ.

3. Phẩm chất 

  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Em yêu quê hương, các em sẽ được học bài thơ Về quê. Bài thơ nói về cảm nghĩ của một bạn nhỏ những ngày nghỉ hè ở quê. Chắc ở lớp chúng ta, cũng có nhiều em có quê ở nông thôn. Các em đã được về quê chơi nhiều chưa? Các em hay đọc bài thơ Về quê để xem bạn nhỏ trong bài thơ có cảm nhận giống như em khi được về quê chơi không nhé.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Về quê ngắt nghỉ hơi đúng. giọng đọc tha thiết, tình cảm. Đọc đúng các từ ngữ.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Phát âm đúng các từ ngữ.

+ Ngắt nhịp thơ đúng, giọng đọc tha thiết, tình cảm. - GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: tít tắp, thênh thang, lồng lộng.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn thơ.

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “bơi thuyền”

+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: thênh thang, giếng làng, lồng lộng, thảnh thơi, chiêm chiếp, tí teo, trôi vèo.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Đọc hiểu trong SGK trang 107.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bài thơ là lời của ai?

+ HS2 (Câu 2): Bạn nhỏ thích những cảnh vật nào ở quê?
+ HS3 (Câu 3): Bạn nhỏ được làm những gì khi về quê nghỉ hè?

+ HS4 (Câu 4): Em hiểu hai dòng cuối bài thơ như thế nào? Chọn ý đúng:

a. Ngày ở quê ngắn hơn ngày ở thành phố.

b. Ngày hè ở quê rất vui nên thấy thời gian trôi nhanh.

c. Kì nghỉ hè chỉ có một tháng nên rất ngắn.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ muốn nói điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 107.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

+ HS2 (Câu 2): Nói 1-2 câu thể hiện ngạc nhiên hoặc thích thú trong các tình huống sau:

a. Ông cho em cùng đi thả diều.

b. Ông cho em cùng đi câu.

- GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. GV phát phiếu khổ A3 cho 1 HS làm bài vào phiếu.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nge, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Tít tắp: rất xa, rất dài, thoải mái.

+ Thênh thang: rất rộng rãi, thoải mái.

+ Lồng lộng: gió thổi

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Bài thơ là lời của một bản nhỏ nghỉ hè được về quê chơi.

+ Câu 2: Bạn nhỏ thích những cảnh vật ở quê: đồng xanh tít tắp, giếng làng, ngắm trời cao lồng lộng gió mây, tre đua kẽo kẹt, nắng đầy sân phơi. Bạn thích những cảnh chó mèo quần chân người, vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền, gà mẹ ở vườn sau bới giun lên, lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau.
+ Câu 3: Bạn nhỏ được làm những việc khi về quê nghỉ hè: bạn được tắm giếng làng, được bắc thang bẻ ổi chín trên cây, được đi câu, được đi thả diều với đám bạn.

+ HS4 (Câu 4): Em hiểu hai dòng cuối bài thơ: b

- HS trả lời câu hỏi: Bài thơ nói về ngày nghỉ hè ở quê thật thích, được biết nhiều cảnh vật mới mẻ, được chơi những trò chơi thú vị. Ngày nghỉ ở quê vì thế như trôi nhanh hơn.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở, làm vào phiếu.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

a. Từ ngữ chỉ sự vật: quê, giếng, ổi, tre.

b. Từ ngữ chỉ đặc điểm: tít tắp, xanh, thênh thang, ngắn.

c. Từ ngữ chỉ hoạt động: tắm, bẻ, bơi, câu cá.

+ Câu 2:

a. Ôi, ông cho cháu đi thả diều ạ? Thích quá! Cháu cảm ơn ông ạ.

b. Ôi, ông cho cháu được đi câu cá cùng ông ạ. Tuyệt quá!

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – viết bài thơ Quê ngoại. Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s, x; điền vần in, inh. Tìm tiếng có s, x hoặc có vần in, inh.
  • Biết viết chữ N (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất 

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Nghe – viết bài thơ Quê ngoại. Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s, x; điền vần in, inh. Tìm tiếng có s, x hoặc có vần in, inh. Biết viết chữ N (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS nghe - viết đúng thơ Quê ngoại. Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết bài thơ Quê ngoại.

- GV đọc bài thơ.

- GV mời 1 HS đọc lại bài thơ.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Em hiểu thế nào là quê ngoại?

+ Bài thơ nói về nội dung gì?

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, bài thơ có 8 dòng. Mỗi dòng có 5 chữ. Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa. Tên bài viết cách lề vở 4 ô li. Chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề vở 3 ô li.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: quê ngoại, nắng chiều, lích chích, dòng sông, thoang thoảng.

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ s hoặc x; điền vần in hoặc inh

a. Mục tiêu: HS Điền chữ s hoặc x; điền vần in hoặc inh phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm bài tập 2b và đọc yêu cầu bài tập: Chọn vần in hoặc inh phù hợp với ô trống:

- GV chỉ hình minh họa cây xấu hổ, giới thiệu với HS: Đây là bài thơ viết về cây xấu hổ (còn gọi là cây mắc cỡ, cây trinh nữ), vì mỗi khi có ai chạm vào, cây đều cụp lá xuống như một cô gái hay e thẹn, xấu hổ. Bài thơ này được viết chữ hòa chỉnh vì còn thiếu vần. Các em cần điền vần thích hợp để hoàn chỉnh bài thơ.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh lại bài thơ đã điền vần hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Tìm tiếng bắt đầu bằng s hay x hoặc có vần in hay inh

a. Mục tiêu: HS tìm tiếng bắt đầu bằng s hay x hoặc có vần in hay inh có nghĩa.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS Bài tập 3a và nêu yêu cầu bài tập: Tìm tiếng bắt đầu bằng chữ s hoặc x có nghĩa như sau:

+ Mùa đầu tiên trong năm.

+ Trái ngược với đúng.

+ Trái ngược với đẹp.

- GV dán 2 tờ phiếu khổ to lên bảng lớp, tổ chức thi tiếp sức để HS làm bài tập. Sau khi điền hoàn chỉnh, 1 HS của đội này đọc từng từ ngữ cho 1 HS đội kia kiểm tra bằng cách dùng vỉ đập hình bàn tay đập vào chữ đúng. Với chữ sai thì SH không đập mà nói sai.

Hoạt động 4: Viết chữ N hoa kiểu 2

a. Mục tiêu: Biết viết chữ N (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

b. Cách tiến hành:

* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ N viết hoa kiểu 2 cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu miêu tả:

+ Nét 1: Móc hai đầu (trái) lượn vào trong (giống nét 1 ở chữ hoa M - kiểu 2).

+ Nét 2: Là kết hợp của 2 nét cơ bản: lượn ngang và cong trái nôi liên nhau, tạo vòng xoắn nhỏ phía trên (giống nét 3 ở chữ hoa M - kiểu 2).

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả cách viết và viết lên bảng lớp:

+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu trái (hai đầu đều lượn vào trong); dừng bút ở ĐK 2.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết nét lượn ngang rồi chuyển hướng đầu bút trở lại để viết tiếp nét cong trái; dừng bút ở ĐK 2.

+ Chú ý: Cần ước lượng khoảng cách vừa phải giữa nét 1 và nét 2; tạo nét xoắn nhỏ khi viết nét lượn ngang liền với cong trái.

- GV yêu cầu HS viết chữ N viết hoa kiểu 2 trong vở Luyện viết 2.

* GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- GV giả nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm dự đoán thời tiết của cha ông. Đêm nào trời nhiều sao thì hôm sau nắng. Đêm nào trời không sao thì hôm sau mưa.

- GV Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Các chữ cao 2.5 li: N viết hoa, h, g. Chữ cao 1,5 li: t. Chữ cao hơn 1 li: s. Những chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu huyền đặt trên ê (Nhiều), dấu sắc đặt trên ă (nắng, vắng), dấu huyền đặt trên i (thì).

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời:

+ Em hiểu quê ngoại là quê của mẹ.

+ Bài thơ nói về cảnh quê ngoại rất đẹp: có nắng chiều óng ả, có tiếng chim lích chích trong lá, có dòng sông nước mát, có nhiều hoa cỏ lạ, hương đồng thoang thoảng.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS luyện phát âm, chú ý các từ ngữ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS tự chữa lỗi.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

- HS quan sát hình, lắng nghe GV giới thiệu bài thơ.

- HS làm bài vào vở.

- HS trình bày: tinh, nhìn, xin, minh, thinh.

- HS đọc bài thơ.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

- HS thi tiếp sức, tìm ra đáp án: mùa xuân, sai, xinh.

- HS trả lời: Chữ N viết hoa kiểu 2 cao cao 5 li - 6 ĐKN. Được viết bởi 2 nét.

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI ĐỌC 2: CON KÊNH XANH XANH

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài (kênh, lạc, ra vô, thủy triều). Hiểu con lạch nhỏ như “con kênh xanh xanh” nối hai nhà Đôi và Thu làm cuộc sống ở quê thêm tươi đẹp, tình cảm giữa hai bạn, hai nhà thêm gắn bó.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu với con kênh, với quê hương.

3. Phẩm chất 

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Các em đã được học những bài văn, bài thơ nói về tình cảm gắn bó giữa con người với quê hương. Bài đọc Con kênh xanh xanh sẽ kể với các em về một con lạch nhỏ như một con kênh xanh xanh, làm cho cuộc sống ở quê thêm tươi đẹp, làm cho tình cảm giữa hàn xóm láng giềng thêm gắn bó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Con kênh xanh ngắt nghỉ hơi đúng. Giọng đọc tha thiết, tình cảm. Đọc đúng các từ ngữ.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Phát âm đúng các từ ngữ.

+ Ngắt nhịp thơ đúng, giọng đọc tha thiết, tình cảm. - GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: kênh, lạch, ra vô, thủy triều

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn như trong SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lạch, nước lớn, nạo đáy, con kênh xanh xanh, lướt qua, thướt tha.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 110.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Con lạch chung của nhà Đôi và nhà Thu được tạo ra như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Mùa hè, Đôi và Thu thường làm gì bên con lạch?

+ HS3 (Câu 3): Cái tên “con kênh xanh xanh” mà hai bạn đặt cho con lạch thể hiện tình cảm với con lạch như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 111.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Nói lời đồng ý của Thu khi Đôi rủ Thủ cùng ra võng ôn bài.

+ HS2 (Câu 2): Nói lời khen của các bạn khi đến thăm con lạch của hai nhà.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, các em hiểu điều gì?

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Kênh: công trình dẫn nước tương đối lớn, thuyền bé có thể đi lại được.

+ Lạch: đường dẫn nước hẹp, nông, ít dốc.

+ Ra vô: ra vào.

+ Thủy triều: hiện tượng nước biển dâng lên, rút xuống một, hai lần trong ngày.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Con lạch chung của nhà Đôi và nhà Thu được tạo ra:Trước kia, con lạch nhỏ chỉ là đường dẫn nước vào vườn cây để nuôi cây. Sau mấy năm nước lớn, hai bờ bị lở, rộng ra. Hai nhà cùng nạo đáy, tạo thành con lạch chung.

+ Câu 2: Mùa hè, Đôi và Thu thường nằm trên võng ôn bài, đố vui.

+ Câu 3: Cái tên “con kênh xanh xanh” mà hai bạn đặt cho con lạch thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về con lạch đã đem lại niềm vui cho hai nhà.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

- Đôi: Chúng mình ra võng ôn bài đi!

- Thu: ừ, ý kiến của bạn hay đấy. Mình ra võng học bài nhé.

+ Câu 2:

- Ôi, con lạch của nhà hai bạn đúng là con kênh xanh xanh.

- HS trả lời: Qua bài đọc, em hiểu con lạch nhỏ như con kênh xanh xanh nối hai nhà Đôi và Thu làm cuộc sống ở vùng quê thêm tươi đẹp, tình cảm giữa hai bạn, hai nhà thêm gắn bó.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

LUYỆN NÓI VÀ NGHE:

KỂ CHUYỆN MỘT LẦN VỀ QUÊ HOẶC ĐI CHƠI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết kể câu chuyện đã chứng kiến, tham gia: Kể một lần em theo bố mẹ hoặc ông bà về quê chơi; kể về một lần em được đi chơi ở nơi có cảnh đẹp.
  • Lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết lắng nghe bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

3. Phẩm chất 

  • Bồi đắp tình yêu quê hương, yêu những nơi có cảnh đẹp.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: Kể một lần em theo bố mẹ hoặc ông nà về quê chơi hoặc một lần em được đi chơi ở nơi có cảnh đẹp. Hi vọng các em sẽ kể được những câu chuyện hay và thú vị.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu đề bài; cùng kể chuyện trong nhóm; thi kể chuyện trước lớp.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2HS tiếp nối nhau đọc trước lớp yêu cầu của 2 đề:

+ HS1 (Câu 1): Kể lại một lần em theo bố mẹ hoặc ông bà và quê chơi:

Gợi ý:

- Quê em ở đâu?

- Ở quê có những gì làm em thích thú hoặc nhớ mãi?

- Cảm nghĩ của em về lần đi chơi đó?

+ HS2 (Câu 2): Kể lại một lần em được đi chơi ở một nơi có cảnh đẹp.

Gợi ý:

- Em được đi đâu?

- Ở nơi em đến, có những gì làm em thích thú hoặc nhớ mãi.

- Cảm nghĩ của em về lần đi chơi đó.

- GV giới thiệu về hình ảnh minh họa, nhắc mỗi HS chọn kể theo câu 1 hoặc câu 2. Chú ý thêm vào câu chuyện 1-2 câu nói bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú.

- GV yêu cầu từng cặp HS cùng kể chuyện trong nhóm.

- GV mời HS thi kể chuyện trước lớp:

+ Một số HS thi kể trước lớp theo câu 1.

+ Một số HS thi kể trước lớp theo câu 2.

- HS và GV cùng nhận xé.

- GV khen ngợi những HS kể hay, biểu cảm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS quan sát tranh minh họa, tiếp thu.

- HS kể chuyện theo nhóm.

- HS thi kể trước lớp:

+ Năm ngoái tôi theo ba mẹ về quê thăm ông bà ngoại ở ngoài Bắc. Nhà ông bà phải đi tàu mấy ngày mới tới. Còn phải đi ô tô nữa. Ông bà ở gần núi. Cảnh ở đó mới đẹp làm sao. Có dòng nước suối rất trong. Có rất nhiều bò, bê được thả cho ăn cỏ trên đồi. Tôi rất thích quê ngoại.

+ Mùa hè năm ngoái, bố mẹ đưa chị em tôi đi nghỉ mát ở Sầm Sơn. Biển rất rộng, nước trong xanh, sóng lớn. Lúc đầu, chị em tôi chỉ dám xây lâu đài cát trên bãi biển. Mãi sau mới dám xuống biển. Chúng tôi ôm phao, chơi nhảy sóng gần bờ. Tắm biển thật thích.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ QUÊ HƯƠNG HOẶC NƠI Ở

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Viết được đoạn văn 4-5 câu về quê hương em hoặc nơi em ở; gắn kèm tranh (ảnh) sưu tầm.
  • Đoạn viết rõ ràng, viết thành câu, thể hiện tình cảm yêu quê hương, yêu nơi mình sinh sống.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Đoạn viết rõ ràng, viết thành câu.

3. Phẩm chất 

  • Bồi đắp tình yêu nơi mình sinh sống, yêu quê hương, yêu những nơi có cảnh đẹp.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Các em đã luyện nói, viết về trò chơi quê hương, món ăn quê hương. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết đoạn văn giới thiệu quê hương hoặc nơi mình ở, kèm tranh ảnh sưu tầm hoặc tranh các em tự vẽ. Những sản phẩm tốt của tiết học này sẽ được đóng thành tệp, được trưng bày, giới thiệu trong Ngày hội quê hương.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết 4-5 câu giới thiệu quê hương hoặc nơi em ở

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu yêu cầu bài tập; viết đoạn văn theo các gợi ý trong SGK.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa và mời 2 HS đọc tiếp nối nhau yêu cầu Bài tập 1, 2:

+ HS1 (Câu 1): Viết 4-5 câu giới thiệu quê hương hoặc nơi em ở (kèm theo tranh ảnh em đã sưu tầm hoặc tự vẽ).

Gợi ý:

a. Quê hương em ở đâu?

b. Hình ảnh quê hương em gắn với cảnh vật, hoạt động nào? (cổng làng, cây đa; trẻ trăn trâu; hát dân ca,...).

c. Tình cảm của em với quê hương như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Giới thiệu bài viết của em với các bạn trong nhóm. Tập hợp các bài viết thành bộ sưu tập để tham gia Ngày hội quê hương.

Quê mình ở Tráng Việt. Xã mình nổi tiếng với những ruộng rau xanh mát....

Quê tôi ở Đất Mũi, Cà Mau.

- GV nhắc HS:

+ Bày lên bàn một số đồ dùng học tập đã chuẩn bị: tranh, ảnh sưu tầm hoặc tranh, ảnh tự vẽ trong tiết Mĩ Thuật; giấy, bút, kéo, keo dán.

+ HS có thể viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu.

- GV phát thêm cho mỗi HS tờ giấy A4, mẩu giấy có dòng ô li, tờ bìa to để làm bìa gấp.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn lên mẩu giấy, gắn vào giấy A4 và gắn tranh, ảnh trang trí. GV kết hợp giúp đỡ HS sữa lỗi để đoạn viết tốt hơn.

Hoạt động 2: Giới thiệu bài viết. Tập hợp các bài viết thành bộ sưu tập

a. Mục tiêu: HS đọc và giới thiệu sản phẩm; chọn một số sản phẩm ấn tượng để đóng thành tệp giới thiệu trong Ngày hội quê hương.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu một số HS tiếp nối nhau đọc và giới thiệu sản phẩm. Cả lớp vỗ tay động viên khi mỗi bạn giới thiệu xong sản phẩm của mình.

- GV, các tổ, các nhóm chọn một số sản phẩm ấn tượng để đóng thành tệp giới thiệu trong Ngày hội quê hương.

Hoạt động 3: Kiểm tra việc chuẩn bị cho Ngày hội quê hương

a. Mục tiêu: HS chuẩn bị tốt bài viết, tranh ảnh; trò chơi dân gian; món ăn quê hương.

b. Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị:

+ Nhóm 1: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm viết, vẽ về quê hương. HS cần đính trước các sản phẩm thành 2-3 tệp, chọn MC dẫn chương trình.

+ Nhóm 2: Giới thiệu trò chơi dân gian, chọn MC giới thiệu cách chơi, chuẩn bị dụng cụ để chơi trò chơi.

+ Nhóm 3: Giới thiệu món ăn quê hương; chuẩn bị bát, đĩa, đũa,...GV khuyến khích HS nhờ bố mẹ giúp đỡ, hỗ trợ.

- GV nhắc nhở HS:

+ Nhóm 1: chọn 3 bạn giới thiệu 3 đoạn văn hay nhất, những bài làm để khách tham quan tự đọc.

+ Nhóm 2: mời các bạn cùng chơi 1 trò chơi dân gian.

+ Nhóm 3: giới thiệu 2 món ăn và mời cả lớp cùng ăn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết đoạn văn và trang trí.

- HS đọc và giới thiệu sản phẩm:

+ Xin chào các bạn. Mình là Nguyễn Văn A. Quê mình ở Tráng Việt. Xã mình nổi tiếng với những ruộng rau xanh mát, với những người nông dân chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Mình rất yêu quê mình.

+ Xin chào các bạn. Mình là Nguyễn Văn B. Quê mình ở tỉnh Điện Biên. Quê mình có rất nhiều ruộng bậc thang, có núi rừng hùng vĩ, có sông Đà, sông Mã. Nhìn từ đỉnh núi, quê hương của mình thật đẹp, thật rộng lớn. Mình rất tự hào về quê hương.

- HS lắng nghe, chuẩn bị theo hướng dẫn cỉa GV.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

GÓC SÁNG TẠO: NGÀY HỘI QUÊ HƯƠNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết cùng các bạn nhỏ tổ chức Ngày hội quê hương vui, bổ ích với 3 nhóm hoạt động.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết giới thiệu to, rõ ràng, tự nhiên những đoạn văn viết về quê hương kèm tranh, ảnh sưu tầm hoặc tự vẽ; giới thiệu trò chơi dân gian; giới thiệu món ăn quê hương.

3. Phẩm chất 

  • Bồi đắp tình yêu nơi mình sinh sống, yêu quê hương, yêu những nơi có cảnh đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.
  • Xếp sẵn vị trí cho 3 nhóm ở các góc lớp.
  • Mời một số phụ huynh cùng tham gia, hỗ trợ HS.

2. Đối với học sinh

  • SHS.
  • Tệp sản phẩm viết về quê hương, tranh, ảnh.
  • Dụng cụ trò chơi dân gian, các món ăn,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Hôm nay lớp ta sẽ tổ chức một ngày hội quê hương sao cho thật ý nghĩa, sôi nổi. Xin chân thành cảm ơn các vị phụ huynh đã tham gia cùng với lớp. Chsng ta sẽ thi đua xem nhóm nào tổ chức Ngày hội quê hương khoa học, vui, giới thiệu sản phẩm thú vị.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: GV chỉ vị trí cho 3 nhóm trưng bày sản phẩm:

a. Mục tiêu: HS biết vị trí trưng bày sản phẩm của nhóm mình.

b. Cách tiến hành:

- GV chỉ vị trí cho 3 nhóm trưng bày sản phẩm:

+ Nhóm 1: HS bày những tệp đoạn viết về quê hương kèm tranh ảnh lên mặt bàn hoặc dùng nam châm, kẹp, ghim gắn lên bảng lớp,lên tường như phòng tranh.

+ Nhóm 2: Có một góc lớp rộng hơn, thuận lợi để tổ chức trò chơi.

+ Nhóm 3: HS bày món ăn và đĩa, bát, đũa, thìa, dĩa lên bàn sao cho thuận lợi để các bạn dễ dàng thưởng thức món ăn.

Hoạt động 2: GV và HS đến tham quan các nhóm, nghe giới thiệu sản phẩm theo thứ tự

a. Mục tiêu: Từng nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

b. Cách tiến hành:

- GV mời lần lượt các nhóm giới thiệu sản phẩm của mình:

+ Nhóm 1: Nghe giới thiệu sản phẩm viết, vẽ về quê hương.

+ Nhóm 2: Nghe giới thiệu trò chơi và cùng chơi trò chơi.

+ Nhóm 3: Nghe giới thiệu món ăn, cùng thưởng thức món ăn.

- GV mời các bạn vỗ tay cảm ơn sau khi nghe mỗi nhóm giới thiệu hoạt động hoặc cùng chơi, cùng thưởng thức món ăn.

Hoạt động 3: Bình chọn sản phẩm, hoạt động

a. Mục tiêu: HS bình chọn sản phẩm và hoạt động theo các tiêu chí.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp vỗ tay bình chọn:

+ Những MC dẫn chương trình to, rõ, tự tin, hấp dẫn.

+ Cá nhân có sản phẩm, hoạt động ấn tượng.

+ Nhóm có sản phẩm, hoạt động ấn tượng, đem lại không khí vui như ngày hội cho cả lớp.

- HS lắng nghe, vỗ tay.

- HS xác định vị trí trưng bày của nhóm mình.

- Các nhóm giới thiệu sản phẩm:

+ Nhóm 1: Đây là tập bài (bộ sưu tập) nhóm tôi viết về quê hương. Mỗi bài viết đều kèm theo tranh, ảnh do chúng tôi sưu tầm hoặc vẽ. Mời các vị khách và các bạn cùng nghe giới thiệu sảnphấm của nhóm chúng tôi...

+ Nhóm 2: Ở quê tôi, trẻ em thích chơi trò Mèo đuổi chuột. Khi chuột chạy, mèo đuổi theo, chúng tôi đọc to: “Mèo đuổi chuột. Mời bạn ra đây, nắm chặt tay. Đứng thành vòng rộng. Chuột luồn lỗhổng. Mèo chạy đằng sau. ” Vui ơi là vui! Mời các vị khách và các bạn cùng chơi trò chơi này.

+ Nhóm 3: Đây là mấy món ăn quê hương được chúng tôi mang đến lớp: món bánh trôi, bánh khúc,... Mấy món ăn này do chúng tôi làm với sự giúp đỡ của bố mẹ. Mời quý khách và các bạn cùng thưởng thức...

- HS bình chọn.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

TỰ ĐÁNH GIÁ

(10 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hoàn chỉnh bảng tự đánh giá .
  • Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 30, 31.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục cho sẵn. Trung thực trong đánh giá.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Các em sẽ làm ở nhà, hoàn chỉnh bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 30, 31.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- GV nhắc HS: HS điền nội dung còn thiếu trong Bảng tổng kết.

- GV yêu cầu HS tự đánh dấu (v) vào Vở bài tập những việc mình đã biết và đã làm được.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài đánh giá.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI 32: NGƯỜI VIỆT NAM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

- GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm các em được học trong bài học này là Người Việt Nam. Có nhiều sự tích nói về nguồn gốc của người Việt Nam. Một trong những sự tích phổ biến liên quan đến Đền Hùng thờ các Vua Hùng là sự tiến tích “Cong Rồng cháu Tiên”.

- GV chiếu hình ảnh Đền Hùng, mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, đọc lời giới thiệu từng tấm ảnh: Quan sát ảnh Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ.

- GV giới thiệu ảnh Đền Hùng: Đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Các em có thể nhìn thấy trong ảnh là quang cảnh người dân cả nước nô nức đổ về Đền Hùng vào ngày Giỗ Tổ 10-3.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2: Đọc câu thơ sau và cho biết các vị Vua Hùng là ai? Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mùng Mười tháng Ba.

- HS trả lời: Các Vua Hùng là tổ tiên của người Việt Nam nên được người Việt Nam ở khắp nơi trong nước và ngoài nước thờ cúng.

- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Người Việt Nam.

BÀI ĐỌC 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trơn toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, tự hào, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Câu chuyện là một cách giải thích đầy tự hào của người Việt Nam về nguồn gốc của mình. Qua bài đọc, HS thêm tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
  • Tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
  • Biết đặt câu hỏi có bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì?

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.

3. Phẩm chất

  • Tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chỉ vào hình minh họa vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con và giới thiệu bài học: Bài học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về người Việt Nam, niềm tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của người Việt Nam qua câu chuyện nổi tiếng Con rồng cháu Tiên.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Con Rồng cháu Tiên với giọng kể chậm rãi, tự hào, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Phát âm đúng các từ ngữ.

+ Giọng kể chậm rãi, tự hào, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: nòi giống, đóng đô, Phong Châu.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 đoạn như trong SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: Lạc Việt, Lạc Long Quân, nàng.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 117.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Nói những điều em biết về Lạc Long Quân và Âu Cơ qua đoạn 1.

+ HS2 (Câu 2): Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào?

+ HS3 (Câu 3): Vị vua đầu tiên lập ra nước ta là ai?

+ HS4 (Câu 4): Theo câu chuyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của ai?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện này các em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 117.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

a. Người Việt Nam lập Đền Hùng để thờ các vị vua đầu tiên lập ra nước ta.

b. Ngày mùng mười tháng Ba âm lịch hàng năm, người dân cả nước về Đền Hùng để tưởng niệm tổ tiên chung.

+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc chú giải:

+ Nòi giống: con cháu của rồng.

+ Đóng đô: lập kinh đô.

+ Phong Châu: vùng đất bây giờ thuộc tỉnh Phú Thọ.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Nói những điều em biết về Lạc Long Quân và Âu Cơ qua đoạn 1: Lạc Long Quân nòi rồng, sức khỏe phi thường, đã giúp dân diệt trừ yêu quái. Nàng Âu Cơ sống ở vùng núi phía Bắc, xinh đẹp tuyệt trần.

+ Câu 2: Bà Âu Cơ sinh con kì lạ: Bà sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra 100 người con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

+ Câu 3: Vị vua đầu tiên lập ra nước ta là người con trưởng của Âu Cơ, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu.

+ Câu 4: Theo câu chuyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của Rồng – Lạc Long Quân nòi rồng, của Tiên – Âu Cơ xinh đẹp như tiên; là dòng dõi của các Vua Hùng.

- HS trả lời: Câu chuyện là một cách giải thích đầy từ hào của người Việt Nam về nguồn gốc cao quý của mình: Người Việt Nam là con cháu của Rồng và của Tiên, con cháu các Vua Hùng.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày kết quả:

+ Câu 1:

a. để thờ các vị vua đầu tiên lập ra nước ta.

b. để tưởng niệm tổ tiên chung.

+ Câu 2: Thiếu nhi phải chăm tập thể dục để rèn luyện sức khỏe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TA – TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – viết chính xác một đoạn truyện Con Rồng cháu Tiên, viết hoa đúng các tên riêng. Quan bài chính tả, củng cố cách trình bày đoạn văn xuôi.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ l, n; v, d. Tìm tiếng bắt đầu bằng l, n; v, d.
  • Biết viết chữ Q hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương em tươi đẹp biết bao cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Nghe – viết chính xác một đoạn truyện Con Rồng cháu Tiên; Làm đúng bài tập lựa chọn; Biết viết chữ Q hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương em tươi đẹp biết bao cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: HS nghe - viết truyện Con Rồng cháu Tiên (từ “Âu Cơ cùng năm mươi” đến “con Rồng cháu Tiên”).

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: HS nghe, viết truyện Con Rồng cháu Tiên (từ “Âu Cơ cùng năm mươi” đến “con Rồng cháu Tiên”).

- GV đọc đoạn chính tả.

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn viết chính tả.

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, tên bài được viết cách lề vở 3 ô li; chữ đầu đoạn viết viết hoa, lùi vào 1 ô li, tính từ lề vở.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: Âu Cơ, Hùng Vương, Phong Châu, con trưởng, lấy hiệu.

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ l, n; v, d

a. Mục tiêu: HS chọn chữ l, n; v, d phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm Bài tập 2a và nêu yêu câu bài tập: Tìm chữ l hay n phù hợp với ô trống:

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2.

- GV mời 2 HS lên bảng làm bài và đọc lại 2 câu tục ngữ đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Tìm tiếng bằng đầu bằng l, n; v, d

a. Mục tiêu: HS Tìm tiếng bằng đầu bằng l, n; v, d có nghĩa.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm Bài tập 3b và nêu yêu câu bài tập: Tìm các tiếng bắt đầu bằng v, d có nghĩa như sau:

+ Ngược lại với buồn.

+ Mềm nhưng bền, khó làm đứt.

+ Bộ phận cơ thể nối cánh tay với thân mình.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2.

- GV mời 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác quan sát, so sánh với bài làm của mình.

Hoạt động 4: Viết chữ Q hoa (kiểu 2)

a. Mục tiêu: Biết viết chữ Q (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Quê hương em tươi đẹp biết bao, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

b. Cách tiến hành:

* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ Q viết hoa kiểu 2 cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu miêu tả: Nét viết chữ Q hoa (kiểu 2) là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái, cong phải và lượn ngang (tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ).

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả cách viết và viết lên bảng lớp: Đặt bút giữa ĐK 4 và ĐK 5, viết nét cong trái (nhỏ) đến ĐK 6, viết tiếp nét cong phải (to) cuống tới ĐK 1 thì lượn vòng trở lại viết nét lượn ngang từ trái sang phải (cắt ngang nét cong phải) tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ; dừng bút ở ĐK 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ Q viết hoa kiểu 2 trong vở Luyện viết 2.

* GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: Quê hương em tươi đẹp biết bao.

- GV Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Các chữ cao 2.5 li: Q viết hoa, h, g. Chữ cao 2 li: đ, p. Chữ cao hơn 1.5 li: t. Những chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới e, dấu sắc đặt trên ê,…

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS luyện phát ân, viết nháp những từ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS tự chữa lỗi.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

- HS lên bảng làm bài: làm, non, nên, núi/ lấy, nước.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

- HS lên bảng làm bài: vui, dai, vai.

- HS trả lời: Chữ Q viết hoa kiểu 2 cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét (nhìn giống số 2).

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI ĐỌC 2: THƯ TRUNG THU

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ.
  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài thơ. Hiểu nội dung lời thư và lời bài thơ. Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay; thuộc lòng bài thơ trong thư của Bác.

3. Phẩm chất

  • Kính yêu Bác Hồ, nhớ lời khuyên của Bác Hồ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Tuần trước, các em đã học câu chuyện Con Rồng cháu Tiên nói về nguồn gốc của người Việt Nam và vệ các vị vua lập ra nước ta. Hôm nay, các em sẽ được đọc bức thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi cả nước nhân dịp Tết trung thu. Bác Hồ là vị lãnh tụ đã lập ra nhà nước Việt Nam mới. Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi. Thư Trung thu là lá thư Bác viết cho thiếu nhi vào năm 1952, trong những ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp. Các em hãy đọc lá thư để hiểu thêm về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Thư Trung thu: Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc: Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ.

- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: thi đua, kháng chiến, hòa bình.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn: đoạn văn xuôi và bài thơ.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: ngoan ngoãn, xinh xinh,….

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 119.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 bạn HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bác Hồ gửi bức thư trên cho ai?

+ HS2 (Câu 2): Tìm những câu thơ thể hiện các ý sau:

a. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.

b. Thiếu nhi rất đáng yêu.

+ HS3 (Câu 3): Bác Hồ khuyên thiếu nhi điều gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nói thêm những điều mà em biết về Bác Hồ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 120.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu các câu hỏi:

+ Câu 1: Những từ nào trong mỗi câu sau cho biết câu đó là một lời đề nghị, lời khuyên:

a. Mong các cháu cố gắng.

b. Các cháu hãy cố gắng.

+ Câu 2: Đặt một câu với từ mong hoặc từ hãy để nói lời đề nghị của em với người khác.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ

a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng bài thơ trong bức thư của Bác .

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS thuộc lòng 12 dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.

- GV yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc bài thơ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Thi đua: cùng nhau cố gắng làm việc, học tập đạt kết quả tốt nhất.

+ Kháng chiến: chiến đấu chống quân xâm lược.

+ Hòa bình: yên vui, không có giặc.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc trong nhóm.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Bác Hồ gửi bức thư trên cho thiếu niên, nhi đồng.

+ HS2 (Câu 2): Những câu thơ thể hiện các ý:

a. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi: Ai yêu các nhi đồng/Bằng Bác Hồ Chí Minh.

b. Thiếu nhi rất đáng yêu: Tính các cháu ngoan ngoãn/Mặt các cháu xinh xinh.

+ HS3 (Câu 3): Bác Hồ khuyên thiếu nhi: cố găng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình, để tham gia kháng chiến, gìn giữ hòa bình, để xứng đáng là cháu của Bác.

- HS trả lời: Em biết về Bác Hồ qua bài thơ Ảnh Bác (nhà thơ Trần Đăng Khoa), qua tấm ảnh Bác đặt phía trên lớp,...

- HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

a. mong.

b. hãy.

+ Câu 2: Em bé hãy ngủ ngoan nhé.

- HS luyện đọc, đọc thuộc lòng bài thơ trong bức thư của Bác.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CON RỒNG CHÁU TIÊN”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Dựa vào tranh và câu hỏi, HS kể từng đoạn của câu chuyện Con Rồng cháu Tiên, kể toàn bộ câu chuyện.
  • Biết nhìn vào người nghe khi kể chuyện; kể to, rõ ràng; phối hợp lời kể với điệu bộ, động tác.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Biết hợp tác kể chuyện: Lắng nghe bạn kể. Kể tiếp được lời bạn.
  • Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

3. Phẩm chất

  • Kính yêu Bác Hồ, nhớ lời khuyên của Bác Hồ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập kể lại từng đoạn câu chuyện Con Rồng cháu Tiên dựa theo tranh và câu hỏi, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Chúng ta sẽ xem bạn nào nhớ chuyện, kể chuyện biểu cảm, biết lắng nghe khi bạn kể và kể được tiếp lời của bạn.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Dựa theo tranh và câu hỏi, kể từng đoạn câu chuyện

a. Mục tiêu: HS dựa vào tranh, kể chuyện theo nhóm và thi kể câu chuyện trước lớp.

b. Cách tiến hành:

* Chuẩn bị:

- GV chiếu, gắn lên bảng nội dung, hình ảnh của Bài tập 1.

- GV mời 1 HS đọc 5 câu hỏi gợi ý dưới 5 tranh.

* Kể chuyện theo nhóm:

- GV hướng dẫn HS kể theo nhóm đôi hoặc nhóm 3 /nhóm 5:

+ Nhóm đôi: HS 1 sẽ kể theo tranh 1, 2, 3. HS 2: tranh 4, 5.

+ Hoặc nhóm 3: HS 1, 2 kể theo 2 tranh. HS 3 kể tranh 5.

+ Hoặc nhóm 5: Mỗi HS kể theo 1 tranh.

- GV yêu cầu các nhóm luyện kể từng đoạn chuyện (trong 5 phút). Sau khi hoàn thành BT 1, mỗi nhóm cử 1 đại diện thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

* Thi kể lại câu chuyện trước lớp (Hợp tác thi kể theo nhóm):

- GV mời vài nhóm tiếp nối nhau dựa vào tranh và CH, hợp tác thi kế lại từng đoạn câu chuyện.

- Cả lớp và GV bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay: kể to, rõ ràng, kể đúng nội dung, tiếp nối kịp lượt lời, biểu cảm.

- GV khen những HS biết lắng nghe các bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện

a. Mục tiêu: HS kể được toàn bộ câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.

b. Cách tiến hành:

- GV mời một số nhóm cử đại diện thi kể toàn bộ câu chuyện.

- GV khen ngợi những HS kể được toàn bộ câu chuyện. Cả lớp bình chọn những bạn đã thể hiện xuất sắc trong tiết học.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh.

- HS đọc câu hỏi gợi ý:

+ Lạc Long Quân và Âu Cơ là ai?

+ Bà Âu Cơ sinh con kì lạ như thế nào?

+ Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ như thế nào?

+ Vì sao người Việt Nam được gọi là Con Rồng cháu Tiên và gọi nhau là đồng bào?

- HS lắng nghe, chia thành các nhóm.

- HS luyện kể theo nhóm.

- HS kể chuyện trước lớp:

+ Tranh 1: Lạc Long Quân (LLQ) là một vị thần ở miền Lạc Việt. LLQ nòi rồng, sức khoẻ phi thường, đã giúp dân diệt trừ nhiều yêu quái. Còn Âu Cơ là một nàng xinh đẹp tuyệt trần sống ở vùng núi phía Bắc.

+ Tranh 2: Âu Cơ gặp LLQ rồi nên nghĩa vợ chồng. Bà Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con lớn nhanh như thổi, khoẻ mạnh như thần.

+ Tranh 3: LLQ bàn với Âu Cơ: “Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển, nàng để đưa năm mươi con lên núi, chia nhau giữ các phương. Kẻ miền biển, người miền núi, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.”

+ Tranh 4: vua đâu tiên lập ra nước ta là người con trưởng của Âu Cơ, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu.

+ Tranh 5: Người Việt Nam được gọi là Con Rồng cháu Tiên vì là con cháu của LLQ, Âu Cơ, con cháu của các Vua Hùng. Người Việt Nam gọi nhau là “đồng bào” vì cùng sinh ra từ bọc trứng của Âu Cơ.

- HS kể toàn bộ câu chuyện.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VIỆT NAM

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hoàn thành bài tập giải ô chữ: Tìm đúng từ thích hợp với mỗi dòng hàng ngang. Đọc chữ trên cột dọc màu cam: Tổ quốc.
  • Viết được một đoạn văn (4-5 câu) kể những điều mà em biết về đất nước, con người Việt Nam

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết cách viết một đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm nghĩ.

3. Phẩm chất

  • Thêm yêu và tự hào về đất nước, con người Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, các em sẽ: Hoàn thành bài tập giải ô chữ: Tìm đúng từ thích hợp với mỗi dòng hàng ngang. Đọc chữ trên cột dọc màu cam: Tổ quốc; Viết được một đoạn văn (4-5 câu) kể những điều mà em biết về đất nước, con người Việt Nam. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giải ô chữ

a. Mục tiêu: HS Hoàn thành bài tập giải ô chữ: Tìm đúng từ thích hợp với mỗi dòng hàng ngang. Đọc chữ trên cột dọc màu cam: Tổ quốc.

b. Cách tiến hành:

- GV gắn lên bảng lớp giấy khổ to viết bài tập ô chữ.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1, đọc 4 gợi ý: Tìm từ thích hợp với mỗi dòng theo gợi ý dưới đây. Viết vào mỗi ô trống một chữ cái. Sau đó, đọc chữ trên cột dọc màu cam.

Gợi ý:

(1): Tên nước ta bắt đầu bằng chữ V.

(3): Tên vị thần là ông tổ của nước ta, bắt đầu bằng tiếng Lạc.

(4): Tên người mẹ đẻ trăm trứng, bắt đầu bằng chữ Â.

(6): Tên vùng đất các Vua Hùng đóng đô, bắt đầu bằng chữ P.

- GV hướng dẫn HS: Bài tập đã điền sẵn 2 từ. Các em cần tìm 4 từ thích hợp điền vào 4 dòng trống còn lại; đọc chữ ở cột dọc tô màu cam.

- GV mời từng HS giải đáp các ô chữ hàng ngang.

- GV yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc từ ở cột dọc màu cam.

Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4-5 câu) kể những điều em biết về đất nước, con người Việt Nam

a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn (4-5 câu) kể những điều em biết về đất nước, con người Việt Nam.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Viết đoạn văn (4-5 câu) kể những điều em biết về đất nước, con người Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS: Các em có thể viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu theo đề bài dựa trên những gì đã biết: bài đọc Con Rồng cháu Tiên, Thư Trung thu, Bé xem tranh, Về quê,....tất cả những gì các em đã học, cả những điều đã biết từ nhiều nguồn thông tin ngoài nhà trường: sách, báo, truyện, chương trình truyền hình,...

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc đoạn văn trước lớp.

- GV khen ngợi những HS viết đoạn văn hay.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát ô chữ.

- HS đọc yêu cầu và gợi ý bài tập.

- HS tiếp thu, thực hiện.

- HS giải đáp ô chữ: Việt Nam, tổ tiên, Lạc Long Quân, Âu Cơ, quốc gia, Phong Châu. Ô chữ màu cam: Tổ quốc.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS đọc bài: Những bài học ở lớp 2 đã giúp em có thêm hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam. Quê hương, đất nước Việt Nam rất tươi đẹp. Người Việt Nam có tổ tiên là nòi Rồng, giống Tiên. Người Việt Nam gọi nhau là “đồng bào” vì cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Nước Việt Nam có BáC Hồ. Thiêu nhi Việt Nam rất thông minh, đáng yêu. Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ NGƯỜI VIỆT NAM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp.
  • Đọc (kể) trôi chảy, tõ, rõ ràng cho các bạn nghe những gì vừa đọc. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết ghi lại một số câu thơ hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với nhân vật trong sách báo.

3. Phẩm chất

  • Thêm yêu và tự hào về con người Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em mang đến lớp sách, báo viết về người Việt Nam. Các em sẽ tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe câu chuyện, bài thơ, bài báo viết về người Việt Nam; trao đổi về những gì mình đọc được.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

a. Mục tiêu: HS đọc và hiểu các yêu cầu câu hỏi.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 câu hỏi:

- HS1 (Câu 1): Mỗi HS mang đến lớp quyển sách hoặc bài báo viết về người Việt Nam. Giới thiệu với các bạn về sách báo của em.

+ HS đọc tên một số đầu sách, báo được giới thiệu trong SGK: Danh nhân đất Việt, Trần Hưng Đạo, Kể chuyện Bác Hồ, Báo Nhi Đồng.

+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi HS bày trước mặt sách báo mình mang đến.

+ GV yêu cầu một vài HS giới thiệu sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB.

- HS2 (Câu 2): Tự đọc một truyện, một bài báo, bài thơ em yêu thích.

+ GV nhắc HS nào không mang sách đến lớp có thể đọc Chuyện quả bầu.

- HS 3 (Câu 3): Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe những gì em vừa đọc. Nói về một nhân vật em yêu thích. Cho biết vì sao em thích nhân vật đó.

Hoạt động 2: Tự đọc sách báo

a. Mục tiêu: HS tự đọc sách, báo mà mình mang đến lớp; đọc kĩ một đoạn em yêu thích.

b. Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS khi đọc cần ghi lại vào sổ hoặc phiếu đọc sách những câu văn hay, đáng ghi nhớ.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn bài, đoạn đọc.

Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe

a. Mục tiêu: HS đọc trước lớp đoạn hoặc bài mình thích.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe những gì em vừa đọc.

- GV yêu cầu lần lượt từng HS đọc to, rõ ràng, trước lớp một đoạn hoặc bài mình thích. HS đọc xong, các HS khác đặt câu hỏi.

- GV mời HS vỗ tay khen bạn sau khi mỗi bạn đọc xong.

- GV khen ngợi những HS đọc to, rõ ràng, đọc hay, cung cấp những thông tin thú vị.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS bày sách báo lên bàn, giới thiệu qua về quyển sách của mình.

- HS đọc sách, báo.

- HS đọc trong nhóm.

- HS đọc trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI 33: NHỮNG NGƯỜI QUANH TA

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

- GV giới thiệu: Trong tuần này các em sẽ những hình ảnh; đọc những bài thơ, bài văn, câu chuyện nói về những người lao động xung quanh em: những người trồng lúa, trồng hoa, dân chài, thợ đánh cá, thợ hàn, bác sĩ, chị lao công,…Những người lao động chăm chỉ, cần cù này đã góp phần làm nên cuộc sống tươi đẹp của chúng ta.

- GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa, đọc yêu cầu bài tập: Những người trong tranh đang làm gì? Họ là những ai? và trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1: Đây là bác thợ đang hàn sắt.

+ Tranh 2: Đây là các chú bộ đội. Các chú đang quan sát và canh giữ biên giới.

+ Tranh 3: Đây là những người dân chài trên biển đang kéo lưới đánh bắt cá buổi sớm.

+ Tranh 4: Đây là các bác sĩ đang mổ cho bệnh nhân.

- GV nói lời dẫn vào bài học mở đầu chủ điểm Những người quanh ta.

BÀI ĐỌC 1: CON ĐƯỜNG CỦA BÉ

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hiểu điều nhà thơ muốn nói: Công việc của mỗi người lao động gắn với một con đường. Bé học tập để chọn con đường cho mình khi lớn lên.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh thơ đẹp.

3. Phẩm chất

  • Thêm yêu quý và tự hào về con người Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm, các em sẽ học bài thơ Con đường của bé. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu công việc của mỗi người lao động gắn với một con đường. Còn công việc học tập của các bạn nhỏ trong bài thơ, của các em trên ghế đá nhà trường gắn với con đường nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc ngày hôm nay.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Con đường của bé: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: phi công, hải quân, song hành.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 khổ thơ.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lẫn, chi chít, vì sao, đảo xa, bến lạ, lái tàu, song hành, sớm mai, trang sách.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 124, 125.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bài thơ nói về công việc của những ai?

+ HS2 (Câu 2): Công việc của mỗi người gắn với một con đường. Ghép đúng:

+ HS3 (Câu 3): Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài thơ như thế nào? Chọn ý đúng:

a. Bé tìm đường tới trường.

b. Bé tìm đường của các chú, các bác.

c. Bé tìm con đường tương lai trong các bài học.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 125.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Những người trong tranh đang làm gì? Họ là ai?

+ HS2 (Câu 2): Kể tên một số nghề nghiệp mà em biết.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo nhóm đôi.

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải:

+ Phi công: người lái máy bay.

+ Hải quân: Bộ đội bảo vệ biển đảo.

+ Song hành: đi song song với nhau.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Bài thơ nói về công việc của chú phi công, chú hải quân, bác lái tàu, công việc của bé.

+ Câu 2: a-3, b-1, c-2, d-4.

+ Câu 3: c.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

1. Chú Lê xây nhà. Chú là thợ xây.

2. Bác Tâm gặt lúa. Bác là nông dân.

3. Chú Mạnh may quần áo. Chú là thợ may.

+ Câu 2: Một số nghề nghiệp mà em biết: công nhân điện, thợ mộc, thợ nề, thợ sắt, thợ hàn, thợ lái, nhân viên bán hàng, giáo viên, y tá, bác sĩ công an, lao công, kĩ sư, bộ đội,...

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TA – TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au.
  • Biết viết chữ V hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu; Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au; Biết viết chữ V hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: Nghe – viết chính xác bài thơ Con đường của bé (2 khổ thơ đầu). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ.

- GV đọc đoạn 2 khổ thơ đầu.

- GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu.

- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức hình thức, đây là bài thơ 5 chữ. Chữ đầu tiên và đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ từ đầu tên bài có thể viết từ ô thứ 4 tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng viết từ ô 3.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: trời xa, chi chít, đảo xa, bến lại, mênh mông.

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au.

a. Mục tiêu: HS Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm Bài tập 2b và nêu yêu câu bài tập: Tìm chữ i hay iê phù hợp với ô trống:

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2, mời 1 HS lên bảng làm bài.

- GV yêu cầu HS đọc lại câu văn sau khi đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au a. Mục tiêu: HS Điền chữ s, x; i, iê; điền vần ao, au phù hợp với ô trống.

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm Bài tập 3c và nêu yêu câu bài tập: Tìm vần ao hay au phù hợp với ô trống:

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2.

- GV mời 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác quan sát, so sánh với bài làm của mình.

Hoạt động 4: Viết chữ V hoa (kiểu 2)

a. Mục tiêu: Biết viết chữ V (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Việt Nam, quê hương yêu dấu, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.

b. Cách tiến hành:

* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ V viết hoa kiểu 2 cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ chữ mẫu miêu tả: Nét viết chữ V hoa (kiểu 2) là kết hợp của 3 nét cơ bản: móc hai đầu trái phải, cong phải và cong dưới (tạo vòng xoắn).

- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả cách viết và viết lên bảng lớp: Đặt bút giữa ĐK 5, viết nét móc hai đầu (Đầu móc bên trái cuộn tròn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút ngược lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi), tới ĐK 6 thì lượn vào trở lại viết nét cong dưới (nhỏ) cắt n gang nét cong phải, tạo thành một vòng xoắn nhỏ (cuối nét); dừng bút gần ĐK 6.

- GV yêu cầu HS viết chữ V viết hoa kiểu 2 trong vở Luyện viết 2.

* GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: Việt Nam, quê hương yêu dấu.

- GV Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ V, V hoa (kiểu 2) cỡ nhỏ và các chữ h, g, y cao 2.5 li. Chữ q, d cao 2 li. Chữ t cao 1.5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới ê, dấu sắc đặt trên â.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS luyện phát ân, viết nháp những từ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS tự chữa lỗi.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

- HS lên bảng làm bài: tin, tiên, dịu, hiện.

- HS lắng nghe, đọc thầm yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

- HS lên bảng làm bài: cao, cau, sáu, sáo.

- HS trả lời: Chữ V viết hoa kiểu 2 cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét (nửa bên trái giống nét 1 của chữ hoa U, Ư, Y).

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI ĐỌC 2: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trơn truyện Người làm đồ chơi. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc truyện với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Sự cảm thông đáng quý, cách an ủi tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi rất yêu nghề, yêu trẻ nhỏ. Qua câu chuyện, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
  • Biết sử dụng các câu hỏi Ở đâu?, Khi nào?, Vì sao?, hỏi đáp về nội dung câu chuyện.
  • Luyện tập nói lời tạm biệt và lời chúc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Cảm nhận được vẻ đẹp của sự tế nhị trong giao tiếp, của tình người.

3. Phẩm chất

  • Thêm yêu quý trân trọng tình cảm con người.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Đây là hình ảnh một người nặn đồ chơi bằng bột màu, gọi là làm tò he. Bác nặn bột màu hình con gà, con vịt, con công,...để bán rong trên các đường phố. Ngày trước có nhiều người làm nghề này. Họ đi đến đâu là trẻ con xúm lại đến đấy để xem đôi bàn tay kheo léo của họ tạo nên những con giống rất đẹp. Hiện nay, các em ít gặp những người làm nghề này hơn, kể cả ở vùng quê. Bài đọc Người làm đồ chơi sẽ giúp em biết về một nghề lao động, một người lao động kiếm sống bằng đôi bàn tay khéo léo nặn đồ chơi cho trẻ em.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc trơn truyện Người làm đồ chơi. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc truyện với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc: với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: ế hàng.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn như SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: xúm lại, suýt khóc, lợn đất, nặn, trẻ.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu SGK trang 127.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bác Nhân trong câu chuyện làm nghề gì?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao bác Nhân chuyển về quê. Chọn ý đúng:

a. Vì bác không thích ở thành phố.

b. Vì bác không bán được hành.

c. Vì bác không thích làm đồ chơi bằng bột.

+ HS3 (Câu 3): Khi biết bác Nhân định bỏ về quê, thái độ của bạn nhỏ thế nào?

+ HS 4 (Câu 4): Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bàn hàng cuối cùng?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 128.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi:

+ HS 1 (Câu 1): Sử dụng các câu hỏi Ở đâu?, Khi nào?, Vì sao? Hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện?

M:

- Vì sao bạn nhỏ trong truyện muốn bác Nhân ở lại?

- Bạn ấy muốn bác Nhân ở lại vì quý mến Bác.

+ HS2 (Câu 2): Em hãy thay bạn nhỏ trong truyện nói lời chào tạm biệt và lời chúc bác Nhân khi chia tay bác.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS lắng nghe tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Ế hàng: không bán được hàng.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Bác Nhân làm nghề nặn đồ chơ bằng bột màu, bán rong trên các vỉa hè đường phố.

+ Câu 2: b.

+ Câu 3: Khi biết bác Nhân định bỏ về quê, bạn suýt khóc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh nói: “Bác ở đây làm đồ chơi cho chúng cháu. Cháu sẽ rủ các bạn cùng mua.

+ Câu 3: Trong buổi bán hàng cuối cùng, bạn nhỏ đã đập con lợn đất được hơn mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

Bác Nhân bán hàng ở đâu?

Bác Nhân bán hàng đồ chơi ở vỉa hè đường phố?

Bạn nhỏ suýt khóc khi nào?

Bạn nhỏ suýt khóc khi nghe bác Nhân nói bác sắp về quê làm ruộng.

Vì sao hàng đồ chơi của bác Nhân bỗng ế?

Vì đã có những đồ chơi bằng nhựa, trẻ em thích đồ chơi bằng nhựa hơn.

+ Câu 2: Cháu chào bác ạ, cháu chúc bác may mắn/Cháu chúc bác về quê mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Chúng cháu sẽ nhớ bác nhiều lắm.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “MAY ÁO”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – kể mẩu chuyện May áo. Dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý, HS kể lại được mẩu chuyện sinh động, biểu cảm.
  • Hiểu nội dung truyện: Khen những những bạn trong rừng biết quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, tạo nên một cộng đồng ấm tình yêu thương.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nghe bạn kể, biết đánh giá lời kể của bạn.
  • Biết nói lời khen các con vật, lời đồng tình với sáng kiến của thỏ.

3. Phẩm chất

  • Trân trọng tình cảm biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ Nghe – kể mẩu chuyện May áo. Dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý, kể lại được mẩu chuyện sinh động, biểu cảm. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe và kể lại câu chuyện May áo

a. Mục tiêu: HS nghe giới thiệu mẩu chuyện; nghe GV kể câu chuyện; trả lời các câu hỏi; kể chuyện trong nhóm và thi kể chuyện trước lớp.

b. Cách tiến hành:

* Giới thiệu mẩu chuyện:

- GV chỉ hình minh họa, giới thiệu các nhân vật: nhím (có bộ lông nhọn tua tủa), tằm (như con sâu nhả tơ, dệt vải), bọ ngựa (giương đôi “kiếm” sắc làm kéo cắt vải), thỏ (có đôi tai dài, hiện lên trong suy nghĩ của nhím). Các con vật đang nhìn tấm vải màu cam đặt trên một gốc cây đã bị xén phẳng. Chắc là chúng đ ang hợp tác cùng nhau may một chiếc áo - áo cho thỏ vì thỏ đang mặc quần áo màu cam đó. Các em hãy lắng nghe câu chuyện thầy cô kể để biết điều gì xảy ra.

- GV mời 1 HS đọc yêu câu của Bài tập 1 và câu hỏi. (GV treo bảng phụ đã viết các câu hỏi): Nghe và kể lại mẩu chuyện.

Gợi ý:

a. Vì sao nhìm muốn may tặng thỏ một chiếc áo ấm?

b. Nhím đã có kim, nó tìm vải may áo ở đâu?

c. Ai đã giúp nhím cắt vải, đo vải?

d. Thỏ nghĩ ra sáng kiến gì khi được các bạn tặng áo?

* Nghe mẩu chuyện:

- GV kể cho cho HS nghe (3 lần):

+ Kể lần 1: giọng kê khẩn trương, gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả.

+ Kể xong lần 1, GV dừng lại, mời 1 HS đọc 4 CH, sau đó kể tiếp lần 2.

+ Cuối cùng, GV kể lần 3.

May áo

1. Ở khu rừng nọ có một chú thỏ rất tốt bụng. Ai cũng yêu mến chú. Một năm trời rét quá, thấy thỏ ăn mặc phong phanh, nhím muốn may tặng thỏ một chiếc áo ấm.

2. Nhưng nhím chỉ có kim. Muốn may áo, phải có vải. Nhím chợt nhớ ngoài bãi có chị tằm. Nó tìm đến chị tằm. Chị vui vẻ tặng cho nhím 1 tấm vải lớn.

3.Có vải rồi, nhím đi tìm người cắt. Đi một quãng, nhím gặp anh bọ ngựa có chiếc kéo rất sắc. Nhưng bọ ngựa bảo: “Tớ chỉ biết cắt. Phải tìm người đo vải rồi mới cắt được.”. Hai bạn bèn nhờ ông ốc sên đo vải. Ông ốc sên vui vẻ nhận lời.

4. Cuối cùng chiếc áo đã hoàn thành. Các bạn đem tặng thỏ. Thỏ bảo:

- Cảm ơn các bạn rất nhiều. Nhưng vẫn còn nhiều bạn chưa có áo ấm. Chúng ta hãy cùng lập một xưởng may để ai cũng có áo ấm đi.

Thế là một xưởng may ra đời giữa rừng. Mùa đông ấy, tất cả đều có áo ấm.

Theo VÕ QUẢNG

(Truyện kể về lòng cao thượng)

* Hướng dẫn HS trả lời CH

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời 4 câu hỏi gợi ý.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, câu chuyện muốn nói điều gì?

* Kể chuyện trong nhóm:

- GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào tranh minh họa và 4 câu hỏi gợi ý, kể lại mẩu chuyện trên.

- GV khuyến khích HS kể chuyên sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể, cử chỉ động tác.

* Kể chuyện trước lớp:

- GV mời HS tiếp nối nhau thi kể lại mẩu chuyện trên.

- GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể to, rõ ràng, tự tin, sinh động, biểu cảm.

Hoạt động 2: Nói lời khen, đồng tình phù hợp với tình huống

a. Mục tiêu: HS nói lời của em với các nhân vật trong câu chuyện.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu hỏi: Nói lời của em:

a. Khen nhím, thỏ và các con vật trong rừng.

b. Đồng tình với sáng kiến của thỏ.

- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành nói lời khen, đồng tình.

- GV mời HS đại diện trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS nghe kể chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và đọc câu hỏi gợi ý.

- HS thảo luận.

- HS trình bày kết quả:

a. Nhím muốn may tặng thỏ một chiếc áo ấm vì thỏ tốt bụng, ai cũng yêu mến. Tròi rét quá thấy thỏ ăn mặc phong phanh, nhím thương thỏ, muốn mav tặng thỏ một chiếc áo ấm.

b. Nhím tìm đến chị tằm để có 1 tấm vải lớn.

c. Bọ ngựa có chiếc kéo rất sắc đã giúp nhím cắt vải. Ốc sên đo vải.

d. Thỏ nghĩ sáng kiến: đề nghị các bạn cùng lập một xưởng may để ai cũng có áo ấm.

- HS trả lời: Câu chuyện khen những người bạn biết quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, tạo nên một cộng đồng đầm ấm tình yêu thương.

- HS tập kể chuyện trong nhóm.

- HS kể chuyện trước lớp.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thực hành theo nhóm.

- HS trình bày:

a.

- HS1: Các bạn thật tuyệt.

- Nhím: Bọn mình cần quan tâm đến nhau mà.

b.

HS1: Thỏ à, tớ hoàn toàn đồng ý với sáng kiến của câu.

Thỏ: Cảm ơn cậu.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở TRƯỜNG

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nói về một người lao động ở trường em.
  • Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn văn 4-5 câu về một người lao động ở trường em.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Đoạn viết trôi chảy, ít lỗi chính tả, từ, câu.

3. Phẩm chất

  • Trân trọng và biết ơn người lao động ở trường học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em: sẽ Nói về một người lao động ở trường em; Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn văn 4-5 câu về một người lao động ở trường em.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nói về một người lao động ở trường em

a. Mục tiêu: HS nói về một người lao động ở trường em theo gợi ý.

b. Cách tiến hành:

- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 1: Nói về một người lao động ở trường em:

Gợi ý:

- Em nói về ai?

- Cô bác đó làm việc gì trong trường?

- Cô bác đó giúp em và các bạn những gì?

- Em muốn nói gì hoặc làm gì để thể hiện lòng biết ơn với cô bác đó?

- GV hỏi HS: Em sẽ kể về người lao động nào trong trường?

- GV mời 1 HS khá giỏi làm mẫu nói về một người lao động theo gợi ý.

Hoạt động 2: Viết đoạn văn 4-5 câu (hoặc 4-5 dòng thơ) về một người lao động ở trường em

a. Mục tiêu: HS viết đoạn văn 4-5 câu (hoặc 4-5 dòng thơ) về một người lao động ở trường em.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2: Viết đoạn văn 4-5 câu (hoặc 4-5 dòng thơ) về một người lao động ở trường em.

- GV hướng dẫn HS:

+ Dựa theo những gì đã nói, các em hãy viết đoạn văn 4-5 câu (hoặc 4-5 dòng thơ) về một người lao động ở trường em. Các em có thể viết nhiều hơn 5 câu 5 dòng thơ. Sau đó, nếu còn thời gian, các em hãy trang trí đoạn viết bằng tranh vẽ cô bác. Nếu không kịp vẽ, các em có thể hoàn thiện sản phẩm ở nhà để chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo sắp tới.

+ Nhớ viết tên mình (là tác giả) dưới sản phẩm.

- GV giới thiệu cho HS đọc tham khảo sản phẩm mẫu.

Tôi cắt dán tranh cô Huệ bếp trưởng. Cô nấu ăn ngon và sạch sẽ. Vì thế tôi rất thích cơm ở trường.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn hoặc đoạn thơ.

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS trả lời: Em sẽ viết về bác bảo vệ/bác lao công/cô nhân viên thư viện/cô nhân viên nhà bếp/cô ý tá,....

- HS nói trước lớp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tham khảo.

- HS viết bài.

- HS đọc bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

GÓC SÁNG TẠO: NHỮNG NGƯỜI EM YÊU QUÝ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Mỗi nhóm tập hợp làm một quyển sách/tệp sách gồm các sản phẩm viết, vẽ về người lao động ở trường.
  • Sách trình bày trang trí hợp lí, chữ viết rõ ràng.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết giới thiệu tự tin sản phẩm của mình trước các bạn.

3. Phẩm chất

  • Trân trọng và biết ơn người lao động ở trường học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, các tổ sẽ hợp tác làm một tập sách nhỏ: Viết, vẽ về người lao động trong trường chúng ta. Những sản phẩm ấn tượng sẽ được tặng cho các cô bác trong trường, được gắn lên bức tường của lớp suốt tuần. Hi vọng các em sẽ có những tập sách thật hay.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

a. Mục tiêu: HS đọc yêu cầu bài tập, nhận đồ dùng học tập.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1 và các gợi ý:

Mỗi tổ làm một quyển sách về người lao động trong trường:

Gợi ý:

- Mỗi học sinh sửa lại đoạn văn (thơ) đã viết. Vẽ và trang trí cho đẹp.

- Tập hợp các sản phẩm của tổ thành tập sách. Trang trí bìa ghi tên tác giả là các bạn trong tổ.

- GV phát cho từng tổ tấm bìa để viết tên cuốn sách (viết giữa bìa), tên tác giả (ở trên), tên lớp, năm xuất bản (ở dưới).

Hoạt động 2: Các tổ làm sách

a. Mục tiêu: HS sửa nhanh đoạn văn, đoạn thơ và gắn tranh ảnh trang trí; tập hợp làm sách; gắn vào bìa sách.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS sửa lại nhanh đoạn văn, đoạn thơ trên mẩu giấy ô li, dán vào giấy A4. Gắn tranh ảnh tô màu, trang trí.

- GV đến từng bàn giúp đỡ HS.

- GV hướng dẫn các nhóm trưởng thu sản phẩm của các bạn. Cả nhóm hợp tác làm sách: kẹp, dán thành quyển; gắn vào những bìa sách được trang trí.

Hoạt động 3: Trưng bày, giới thiệu và bình chọn quyển sách hay

a. Mục tiêu: HS giới thiệu sản phẩm; bình chọn những sản phẩm hay, trang trí đẹp để tặng các cô. Bác.

b. Cách tiến hành:

- GV mời các tổ trưng bày sách, tệp bài ở vị trí các tổ bạn dễ dàng xem và đọc.

- GV mời đại diện mỗi nhóm giới thiệu sách của nhóm mình; cử 2-3 bạn có sản phẩm ấn tượng giới thiệu bài của mình.

- GV và cả lớp bình chọn những sản phẩm hay, trang trí đẹp; những tệp sách hay, ấn tượng. Sản phẩm nhận được nhiều tiếng vỗ tay nhất sẽ được đánh giá cao nhất.

- GV nhắc HS có sản phẩm được đánh giá tốt có thể làm lại sản phẩm để tặng cá cô, bác mà em biết về họ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS nhận bìa để thực hành.

- HS sửa đoạn văn, đoạn thơ, trang trí.

- HS tập hợp sản phẩm thành sách.

- HS giới thiệu sản phẩm.

- HS bình chọn sản phẩm ấn tượng.

- HS làm lại sản phẩm tặng các cô , bác làm việc trong trường.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI 34: THIẾU NHI ĐẤT VIỆT

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

- GV gắn lên bảng các tranh minh họa, mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 1, 2:

+ Bài tập 1: Nhìn tranh, cho biết các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Bài tập 2: Em biết gì về người anh hùng nhỏ tuổi trong những truyện dưới đây:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Bài tập 1:

Tranh 1: Các bạn nhỏ đang tung tăng tới trường.

Tranh 2: Các bạn nhỏ mặc áo quốc kì, đang đặt lên ngực, hát quốc ca Việt Nam.

Tranh 3: Các bạn nhỏ đang chơi tro tập tầm vông.

+ Bài tập 2: Người anh hùng trong 2 truyện này là Trần Quốc Toản, đã lập được nhiều chiên công đánh giặc.

- GV giới thiệu chủ điểm: Chủ điểm này sẽ có thêm nhiều hiểu biết về thiếu nhi Việt Nam: Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan, học giỏi, dũng cảm, thông minh và đầy sang tạo

BÀI ĐỌC 1: BÓP NÁT QUẢ CAM

(60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật.
  • Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.
  • Củng cố kĩ năng sử dụng câu hỏi Ở đâu? Bao giờ?.
  • Củng cố kĩ năng nói lời ngạc nhiên, thán phục.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Bày tỏ sự yêu thích với hình ảnh đẹp đẽ của nhân vật người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.

3. Phẩm chất

  • Tự hào về người anh hùng nhỏ tuổi của đất nước Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Truyện Bóp nát quả cam kể về một anh hùng thiếu niên đánh giặc cứu nước. Đó là Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản sống cách chúng ta hơn 700 năm. Là em của Trần Nhân Tông, khi đất nước có giặc, Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng đã lập được một đội quân, dũng cảm tham gia trận chiến, laaoj nhiều chiến công, góp phần cùng quân và dân nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc trơn truyện Bóp nát quả cam. Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật.

- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: giặc Nguyên, Trần Quốc Toản, vương hầu.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 4 đoạn như SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: xâm chiếm, căm giận, thuyền rồng, xăm xăm, lăm le,…

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 4 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 132.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 4 HS đọc 4 câu hỏi trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

+ HS2 (Câu 2): Quốc Toản quyết gặp vua để làm gì?

+ HS3 (Câu 3): Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thê nào?

+ HS4 (Câu 4): Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điêu gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời: Qua câu chuyện, các em hiểu gì về Trần Quốc Toản?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK 132.

b. Cách tiên hành:

- GV mời 2 HS đọc yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Nhà vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng.

b. Sáng nay, Trần Quốc Toản quyết đến gặp vua.

c. Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra.

+ HS2 (Câu 2): Hãy nói lời ngạc nhiên, thán phục của em khi đọc câu chuyện trên.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải:

+ Giặc Nguyên: nhà Nguyên – triều đình do người Mông Cổ lập ra ở Trung Quốc, bấy giờ đang âm mưu xâm lược nước ta.

+ Trần Quốc Toản: Em của vua Trần Nhân Tông, tuổi còn trẻ đã lập nhiều công lớn trong kháng chiến chống giặc Nguyên.

+ Vương hầu: người có tước vị cao do vua ban.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Giặc Nguyên cho sứ thân sang nước ta, giả vờ mượn đường để xâm chiếm.

+ Câu 2: Quốc Toản quyết gặp vua đe xin vua cho đánh vì cho giặc mượn đường là mất nước.

+ Câu 3: Nhà vua khen Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc lớn, rồi ban cho Quốc Toản một quả cam.

+ Câu 4: Chi tiết đó nói lên lòng căm giận quân giặc của Quốc Toản. Quốc Toản chỉ nghĩ đến đất nướcc đang bị quân giặc giày xéo, lòng đầy căm hận, vô tình bóp nát quả cam.

- HS trả lời: Qua câu chuyện, các em hiểu Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà đã biêt lo cho dân cho nước.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

• HS 1: - Nhà vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng.

HS 2: - Nhà vua họp bàn việc nước ở đâu?

• HS 1: - Sáng nay, Quốc Toản quyết đến gặp vua.

HS 2: - Khi nào Quốc Toản quyết đến gặp vua?

• HS 1: - Vừa lúc ấy, vua cùng các vương hầu bước ra.

HS 2: - Khi nào / Bao giờ / Lúc nào vua cùng các vương hầu bước ra?

+ Câu 2: Câu nói hay quá! Quốc Toản thật đáng khâm phục!

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

( 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe – viết đúng trích đoạn bài thơ Bé chơi (42 chữ). Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ.
  • Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ ch, tr; dấu hỏi, dấu ngã.
  • Ôn lại các chữ A, M, N, Q, V viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết hoa các tên riêng, từ ứng dụng (Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đầu nét, nối chữ đúng quy định.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ: Nghe - viết đúng trích đoạn bài thơ Bé chơi (42 chữ). Làm đúng bài tập lựa chọn: Điền chữ ch, tr; dấu hỏi, dấu ngã. Ôn lại các chữ A, M, N, Q, V viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết hoa các tên riêng, từ ứng dụng (Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) cỡ nhỏ. Chúng ta cùng vào bài học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe – viết

a. Mục tiêu: Nghe – viết đúng trích đoạn bài thơ Bé chơi (42 chữ). Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu: Nghe – viết đúng trích đoạn bài thơ Bé chơi (42 chữ).

- GV đọc mẫu 8 dòng thơ.

- GV mời 1 HS đọc lại 8 dòng thơ.

- GV hướng dẫn thêm HS:

+ Về nội dung: Bài thơ nói về các bạn nhỏ chơi trò chơi nghề nghiệp ( làm thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc,…)

+ Về hình thức hình thức, bài thơ có 8 dòng. Chữ đầu tiên và đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ từ đầu tên bài có thể viết từ ô thứ 4 tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng viết từ ô 3.

- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: đào lên, nối nhịp cầu, thầy thuốc,…

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng, viết vào vở Luyện viết 2.

- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng.

- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

Hoạt động 2: Điền chữ ch,tr; dấu hỏi, dấu ngã

a. Mục tiêu: HS ch,tr; dấu hỏi, dấu ngã

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm Bài tập 2a và nêu yêu câu bài tập: Chọn chữ ch hay tr:

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2, mời 2 HS lên bảng làm bài.

- GV yêu cầu HS đọc lại câu văn thơ khi đã điền chữ hoàn chỉnh.

Hoạt động 3: Tìm tiếng bắt đầu bằng chữ ch,tr; có dấu hỏi, dấu ngã

a. Mục tiêu: HS tìm tiếng bắt đầu bằng chữ ch,tr; có dấu hỏi, dấu ngã

b. Cách tiến hành:

- GV chọn cho HS làm Bài tập 3b và nêu yêu câu bài tập: Tìm tiếng có dấu hỏi hay dấu ngã có nghĩa như sau:

+ Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa,...

+ Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu thành tiếng.

+ Vật dùng để quét nhà.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 2, mời 2 HS lên bảng làm bài.

Hoạt động 4: Ôn tập, củng cố cách viết các chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2)

a. Mục tiêu: Ôn lại các chữ A, M, N, Q, V viết hoa (kiểu 2) cỡ vừa và nhỏ. Biết viết hoa các tên riêng, từ ứng dụng (Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đầu nét, nối chữ đúng quy định.

b. Cách tiến hành:

* Hướng dẫn quan sát và nhận xét:

- GV chỉ các chữ mẫu viết hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2) trong khung chữ và nêu yêu cầu bài tập: Ôn các chữ hoa kiểu 2; Viết câu ứng dụng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

- GV chỉ từng chữ mẫu, miêu tả nhanh theo chiều chuyển độn của mũi tên các chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2).

- GV yêu cầu HS viế các chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2) vào vở Luyện viết 2.

* Hướng dẫn viết tên riêng – từ ứng dụng:

- GV mời 1 HS đọc từ ứng dụng: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

- GV giải thích cho HS: Nguyễn Ái Quốc là tên bí danh của Bác Hồ khi hoạt động ở nước ngoài.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ A, M, N, Q, V (kiểu 2), H, C (cỡ nhỏ) và các chữ g, y, h cao 2.5 li. Chữ t cao 1.5 li. Những chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới ê (Việt), dấu ngã đặt trên ê (Nguyễn),...

- GV yêu cầu HS viết vào vở Luyện viết 2.

- GV nhận xét, đánh giá nhanh 5-7 bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS luyện phát âm, viết nháp các từ dễ viết sai.

- HS viết bài.

- HS soát bài.

- HS tự chữa lỗi.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở, lên bảng làm bài.

- HS trình bày: trăng, trở, chân, trời, trăng.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS làm bài vào vở, lên bảng làm bài.

- HS trình bày:

+ Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa,...: cỏ.

+ Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu thành tiếng: gõ.

+ Vật dùng để quét nhà: chổi.

- HS quan sát.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS viết bài.

- HS đọc từ ứng dụng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát, thực hiện.

- HS viết bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI ĐỌC 2: NHỮNG Ý TƯỞNG SÁNG TẠO

( 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đọc rõ ràng, rành mạch văn bản thông tin. Giọng đọc thể hiện sự tán thưởng khâm phục những ý tưởng sáng tạo của HS tiểu học. Phát âm đúng các từ ngừ; ý tưởng, độc đáo, ngõ ngách, âm mưu,...
  • Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu. Nghỉ hơi dài hơn cuối mỗi thông tin.
  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Biểu dương những ý tưởng sáng tạo mạnh dạn của thiếu nhi Việt Nam; khuyến khích HS sáng tạo.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Biết thể hiện sự thích thú đối với cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ.
  • Biết thể hiện sự tán thành với sáng kiến của các bạn nhỏ.

3. Phẩm chất

  • Thể hiện được ý tưởng sáng tạo của riêng mình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Tiếp nối truyện Bóp nát quả cam kể về người thiêu niên anh hùng Trần Quốc Toản sống cách chúng ta hơn 700 năm, hôm nay các em sẽ đọc bài Những ý tưởng sáng tạo. Bài này nói về trí thông minh, sáng tạo của thiếu nhi Việt Nam thời đại mới. Những ý tưởng sáng tạo của các bạn được bộc lộ qua một cuộc thi dành cho HS tiểu học. Các em hãy cùng đọc và thử xem mình có muốn gửi bài tham dự cuộc thi không nhé!

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS Đọc rõ ràng, rành mạch văn bản thông tin Những ý tưởng sáng tạo. Giọng đọc thể hiện sự tán thưởng khâm phục những ý tưởng sáng tạo của HS tiểu học.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch văn bản thông tin

+ Giọng đọc thể hiện sự tán thưởng khâm phục những ý tưởng sáng tạo của HS tiểu học.

- GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: ý tưởng, sáng chế.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 4 đoạn như SGK đã phân chia các đoạn rõ ràng.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: ý tưởng, độc đáo, ngõ ngách, âm mưu,...

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 4 đoạn trong bài đọc.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 135.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): Cuộc thi Ỷ tưởng trẻ thơ dành cho ai?

+ HS2 (Câu 2): Học sinh cả nước hưởng ứng cuộc thi như thế nào?

+ HS3 (Câu 3): Mỗi bức tranh trong bài thể hiện 1 ý tưởng sáng tạo độc đáo. Em thích ý tưởng nào? Vì sao?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV mời một số nhóm trình bày kết qủa thảo luận.

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 135.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối đọc yêu cầu của 2 bài tập trong SGK:

+ HS1 (Câu 1): Hãy nói 1-2 câu thể hiện sự thích thú của em đối với cuộc thi Ý tưởng sáng tạo trẻ thơ.

+ HS2 (Câu 2): Hãy nói 1-2 câu thể hiện sự tán thành của em đối với sáng kiến của các bạn nhỏ được giới thiệu trong bài Những ý tưởng sáng tạo.

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau bày tỏ sự thích thú với cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ, sự thán phục với sáng kiến của các bạn nhỏ.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc này, em hiểu điều gì?

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Ý tưởng: điều mới mẻ nảy ra trong đầu.

+ Sáng chế: tạo ra vật mới.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc bài.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Đây là cuộc thi dành cho HS tiểu học.

+ Câu 2: Hằng năm, HS các trường tiểu học trong cả nước đã gửi đến cuộc thi hàng trăm nghìn bức tranh hoặc mô hình thể hiện những ý tưởng sáng tạo rất độc đáo.

+ Câu 3: HS có thể trả lời: Em thích bức tranh 1 - Cân xử lí độc hại (của bạn Trần Minh Khoa) giúp phát hiện những sản phẩm có hại cho sức khoẻ con người.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thực hành, trao đổi nhóm.

- HS trình bày:

+ Câu 1:

• Cuộc thi này hay quá! Năm nay tôi sẽ gửi bài dự thi.

• Ý tưởng trẻ thơ thật là một cuộc thi tuyệt vời!

• Thật là một cuộc thi thú vị!

+ Câu 2:

• Ý tưởng làm tàu ngầm Mực cứu hộ thật tuyệt vời!

• Tôi rất khâm phục ý tưởng sáng tạo Cây do thám.

• Tôi rất tán thành ý tưởng sáng tạo Cây do thám...

• Các bạn HS thật thông minh, nhiều sáng kiến!

- HS trả lời: Qua bài đọc em thấy: Thiếu nhi Việt Nam rất thông minh và có nhiều ý tưởng sáng tạo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: THẦN ĐỒNG LƯƠNG THẾ VINH

( 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nghe kể mẩu chuyện thần đồng Lương Thế Vinh. Dựa vào tranh và các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được mẩu chuyện.
  • Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, động tác; lời kể thể hiện sự thích thú với nhân vật. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi chú bé Vinh thông minh, biết xử lí tình huống.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
  • Biết nói lời ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục nhân vật của câu chuyện.

3. Phẩm chất

  • Thể hiện sự thán phục và tự hào về thần đồng Lương Thế Vinh.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay các em sẽ: Nghe kể chuyện Thần đồng Lương Thế Vinh và kể lại được câu chuyện dựa theo tranh và các CH gợi ý. Luyện tập nói lời ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục nhân vật trong câu chuyện.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe và kể mẩu chuyện Thần đồng Lương Thế Vinh

a. Mục tiêu: HS nghe giới thiệu mẩu chuyện và kể mẩu chuyện; trả lười các câu hỏi gợi ý; kể chuyện trong nhóm và kể chuyện trước lớp.

b. Cách tiến hành:

* Giới thiệu mẩu chuyện:

- GV nêu YC của BT 1, chiếu lên bảng 3 tranh minh hoạ cùng 4 CH của BT 1: Nghe và kể lại mẩu chuyện Thần đồng Lương Thế Vinh.

- GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh,1 HS đọc 4 câu hỏi.

- GV yêu cầu HS nói về nội dung tranh

- GV giới thiệu: Đây là một truyện kể về trí thông minh của Lương Thê Vinh thời ông con nhỏ. Lương Thế Vinh là một trạng nguyên nổi tiếng của nước ta. Ông đỗ trạng nguyên từ năm 23 tuổi. Ông được gọi là “Trạng Lường” vì rất giỏi tính toán.

* Nghe kể mẩu chuyện

- GV kể cho HS nghe:

+ Kể lần 1: giọng kể chậm rãi, gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả.

+ Kể xong lần 1, GV dừng lại, mời 1 HS đọc 4 CH, sau đó kể tiếp lần 2. Cuối cùng, GV kể lại lần 3.

Thần đồng Lương Thế Vinh

(1) Từ nhỏ, Lương Thế vinh đã nổi tiếng thông minh.

(2) Có lần, cậu bé Vinh đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà cụ gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung toé dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường.

(3) Bà bán bưởi lo lắng, không biết làm cách nào lấy bưởi lên Lương Thế Vinh bèn bảo các bạn cùng đi lấy nước đổ vào hố. Nước dâng lên đên đâu, bưởi nổi lên đến đó. Chỉ một chốc, bà gánh bưởi đã thu lại được đủ số bưởi. Mọi người xuýt xoa khen cậu bé Vinh thông minh.

(4) Về sau, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên. Ông được gọi là “Trạng Lường” vì rất giỏi tính toán. Ông đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách Cuốn sách toán của ông được dạy trong nhà trường Việt Nam gần 400 năm.

Theo Chuyện hay nhớ mãi (Thái Vũ Chủ biên)

* Trả lời câu hỏi:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời 4 câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu chuyện này nói điêu gì?

* Kể chuyện trong nhóm

- GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ và 4 CH gợi ý, kể lai mẩu chuyện trên.

- GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác.

* Kể chuyện trước lớp

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi,thi kể lại mẩu chuyện.

- GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể đúng nội dung, kể tự nhiên, lưu loát, biểu cảm.

- Cả lớp bình chọn những HS thể hiện mình xuất sắc trong tiết học.

Hoạt động 2: Thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục

a. Mục tiêu: Nói 1-2 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục của em khi nghe câu chuyện trên.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc trước lớp nội dung BT 2: Nói 1-2 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục của em khi nghe câu chuyện trên.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, tiếp nối nhau nói 1-2 câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú hoặc thán phục nhân vật của câu chuyện.

- GV mời một số HS nói trước lớp.

Hoạt động 3: Chuẩn bị trước cho Bài tập: Kể về một thiếu nhi ở tiết sau

a. Mục tiêu: HS chuẩn bị để nói về nhân vật thiếu nhi mình chọn.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài viết 2 (tiết sau).

- GV hướng dẫn HS nói về nhân vật thiếu nhi mình chọn: bạn HS biết chia sẻ với bác làm đồ chơi (Người làm đồ chơi); nhân vật anh hùng Trần Quốc Toản (truyện Bóp nát quả cam), là người anh hung Thánh Gióng;...

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình minh họa.

- HS đọc 4 câu hỏi gợi ý:

+ Câu 1: Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng vì điều gì?

+ Câu 2: Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệ xảy ra?

+ Câu 3: Câu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

+ Câu 4: Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?

- HS trả lời: Tranh vẽ mấy trái bưởi lăn xuống hố. Một bà cụ cùng mấy bạn nhỏ nhìn xuống hố. Trên đầu các bạn nhỏ là những câu hỏi: “Làm thê nào đây?”. Các bạn nhỏ lấy nước đổ vào hố. Chắc là để cho bưởi nổi lên. Thật thông minh!

- HS nghe kể chuyện.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

a. Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng thông minh.

b. Lương Thế Vinh đang chơi cùng các bạn thì có một bà gánh bưởi đi qua. Bà vấp ngã, bưởi lăn tung toé dưới đât. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi lo lắng, không biết làm cách nào lấy bưởi lên.

c. Lương Thế Vinh bảo các bạn cùng đi lấy nước đổ vào hố. Nước dâng lên đến đâu, bưởi nổi lên đến đó. Chỉ một chốc, bà gánh bưởi đã thu lại được đủ số bưởi. Mọi người xuýt xoa khen cậu bé Vinh thông minh.

4. Lương Thế Vinh được gọi là “Trạng Lường” vì ông đỗ trạng nguyên và rât giỏi đo lường, tính toán. Ông đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, phương pháp đo lường, hệ thông đo lường, viết thành một quyển sách được dạy trong nhà trường Việt Nam gần 400 năm.

- HS trả lời: Câu chuyện này ca ngợi trí thông minh của “Trạng Lường” Lương Thế Vinh đã bộc lộ từ khi ông còn nhỏ tuổi.

- HS kể chuyện theo nhóm.

- HS kể chuyện trước lớp.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS suy nghĩ, thảo luận.

- HS nói trước lớp:

+ Cậu bé Vinh còn nhỏ mà đã nghĩ ra cách làm thông minh quá!

+ Lương Thế Vinh thông minh quá!

+ Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi thật đơn giản!

+ Thật đáng thán phục!

+ Hay quá! Cậu bé giỏi quá!

- HS chuẩn bị ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

BÀI VIẾT 2: VIẾT VỀ MỘT THIẾU NHI VIỆT NAM

( 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết kể rõ ràng, khá mạch lạc về một thiếu nhi mình yêu mến dựa theo gợi ý.
  • Dựa vào kết quả vừa luyện nói, viết được một đoạn văn về thiếu nhi đó.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết trao đổi cùng các bạn về nhân vật mình kể.

3. Phẩm chất

  • Thể hiện sự thán phục và tự hào về bạn thiếu nhi.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay các em sẽ: Kể rõ ràng, khá mạch lạc về một thiếu nhi mình yêu mến dựa theo gợi ý. Dựa vào kết quả vừa luyện nói, viết được một đoạn văn về thiếu nhi đó.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kể về 1 nhân vật thiếu nhi trong các truyện đã học đã đọc, đã xem qua phim ảnh,.../ Hoặc kể về một bạn cùng xóm, phố

a. Mục tiêu: HS kể về 1 nhân vật thiếu nhi trong các truyện đã học đã đọc, đã xem qua phim ảnh,.../ Hoặc kể về một bạn cùng xóm, phố theo gợi ý SGK.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các gợi ý: Chọn một trong hai đề:

a. Kể về 1 nhân vật thiếu nhi trong các truyện đã học đã đọc, đã xem qua phim ản.

b. Kể về một bạn cùng xóm phố.

Gợi ý:

- Nhân vật đó (bạn đó) là ai?

- Nhân vật đó (bạn đó) có gì đáng yêu, đáng quý?

- Nêu một hành động cụ thể của nhân vật đó (bạn đó) khiến em nhớ mãi.

- Tình cảm của em đói với nhân vật đó (bạn đó)

- GV hướng dẫn HS:

+ HS có thể kể về một nhân vật trong truyện: Thánh Gióng (Cậu bé Thánh Gióng 3 tuổi chưa biết nói cười, nghe tin có giặc bỗng lớn vụt thành một tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt phun lửa, cầm vũ khí xông ra trận...).

+ 1 siêu trí tuệ nhí: Quang Bình, 6 tuổi tham gia chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam.

+ 1 người bạn có những phẩm chất tốt.

- GV mời 1 HS khá, giỏi kể làm mẫu về một thiếu nhi mình yêu mến (có thể kèm tranh ảnh sưu tầm).

Hoạt động 2: Viết đoạn văn (4 - 5 câu) về nhân vật thiếu nhi hoặc người bạn dựa vào những gì vừa kể

a. Mục tiêu: HS dựa vào những gì vừa kể, viết đoạn văn (4 - 5 câu) về nhân vật thiếu nhi hoặc người bạn.

b. Cách tiến hành:

- GV mời1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 2: Dựa vào những gì vừa kể, viết đoạn văn (4 - 5 câu) về nhân vật thiếu nhi hoặc người bạn.

- GV giới thiệu một đoạn viết đầy đủ của 1 HS: Quỳnh Anh ở gần nhà tôi. Chủ nhật nào chúng tôi cũng đến nhà nhau. Quỳnh Anh múa dẻo và có tài bắt chước. Bạn bắt chước dáng đi của ngườỉ mẫu rất buồn cười. Chơi với Quỳnh Anh, tôi luôn rất vui. Chúng tôi sẽ thân nhau mãi. (Ngọc Mai).

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.

- GV giúp đỡ những HS yếu kém; khuyến khích HS khá, giỏi có thể viết nhiều hơn 5 câu.

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp.

- GV khen ngợi những HS viết hay, sáng tạo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi và gợi ý.

- HS lắng nghe, tham khảo.

- HS khá, giỏi làm mẫu trước lớp.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS đọc bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ THIẾU NHI VIỆT NAM

( 60 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang tới lớp.
  • Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết ghi lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp; bày tỏ tình cảm với nhân vật trong sách báo.

3. Phẩm chất

  • Yêu mến, thán phục và tự hào về thiếu nhi Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ mang đến lớp sách báo viêt vê thiếu nhi Việt Nam. Các em sẽ tự đọc và đọc lại cho các bạn nghe những gì vừa đọc, trao đổi với các bạn về nhân vật trong sách báo.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

a. Mục tiêu: HS đọc yêu cầu của bài học, chuẩn bị sách báo.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 yêu cầu của tiết học.

- HS1 (Câu 1): Mỗi học sinh mang đến lớp quyển sách hoặc bài báo về thiếu nhi Việt Nam. Giới thiệu với các bạn quyển sách của em: tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, tranh bìa.

+ HS đọc tên một số đầu sách được giới thiệu: Thánh Gióng, Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Nguyên Huy Tưởng, Trẻ con hát trẻ con chơi, Những truyện hay viết cho thiếu nhỉ của Võ Quảng.

+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến lớp. HS có thể mang đến sách báo viết về thiếu nhi nước ngoài hoặc về nội dung khác, không đúng chủ điểm, miễn là phù hợp với tuổi thiếu nhi.

- GV yêu cầu một vài HS giới thiệu quyển sách của mình.

- HS2 (Câu 2): Tự đọc tin tức trên báo, đọc truyện hoặc bài thơ em yêu thích.

+ GV giới thiệu bài thơ Đi tàu hoả (M) nhà thơ Trần Đăng Khoa viết khi còn là một thiếu nhi. Ngồi trên tàu hoả, anh Khoa mơ ước con tàu đưa mình đi khắp đất nước Việt Nam tươi đẹp.

+ GV phân công 2 bạn đọc bài thơ.

- HS3 (Câu 3): Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe một truyện (bài thơ, bài báo) em vừa đọc.

Hoạt động 2: Tự đọc sách báo

a. Mục tiêu: HS tự đọc sách báo mình đã mang đến lớp.

b. Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. HS đọc sách (đến hết tiết 1).

Hoạt động 3: Đọc những điểu đã đọc cho các bạn nghe

a. Mục tiêu: HS đọc bài trước lớp cho các bạn cùng nghe.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc lại cho các bạn cùng nhóm nghe những gì vừa đọc.

- GV yêu cầu lần lượt từng HS đứng trước lớp, đọc lại to, rõ những gì mình vừa đọc. Các HS khác có thể hỏi thêm câu hỏi.

- GV khen ngợi HS đọc to, rõ ràng, cung cấp những thông tin, mẩu chuyện có ích và thú vị.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS chuẩn bị sách báo.

- HS giới thiệu sách mình mang đến lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài thơ mẫu.

- HS đọc sách.

- HS đọc trong nhóm.

- HS đọc trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…:

TỰ ĐÁNH GIÁ

(10 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Hoàn chỉnh bảng tự đánh giá .
  • Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 32, 33, 34.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Biết tự đánh giá theo các đề mục cho sẵn. Trung thực trong đánh giá.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Các em sẽ làm ở nhà, hoàn chỉnh bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 32, 33, 34.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- GV nhắc HS: HS điền nội dung còn thiếu trong Bảng tổng kết.

- GV yêu cầu HS tự đánh dấu (v) vào Vở bài tập những việc mình đã biết và đã làm được.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm bài đánh giá.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 35: ÔN TẬP CUỐI NĂM

ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

Tiết 1, 2

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng. HS đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa cuối học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/ phút.
  • HS đọc thuộc lòng bài các khổ thơ, bài thơ trong SGK Tiếng Việt 2 tập một và tập hai.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Tiết học đầu tiên của bài Ôn tập cuối học kì II chúng ta sẽ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng. Các em đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/ phút. Chúng ta cùng bắt đầu tiết ôn tập.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/ phút.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu từng HS bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc, đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV nhận xét, chấm điểm.

- GV yêu cầu những HS chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS ôn luyện (nếu chưa đạt).

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 35: ÔN TẬP CUỐI NĂM

ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

Tiết 3, 4

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.
  • Đọc hiểu BT đọc Mùa xuân đến. Hiểu các từ ngữ. Hiểu mùa xuân là mùa tươi đẹp trong năm; mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, cây hoa đua nở, chim chóc vui mừng...
  • Nghe - viết đúng chính tả một trích đoạn trong bài Mùa xuân đến.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng:
  • Ôn luyện, củng cố về từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.
  • Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm và đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.
  • Các tờ phiếu viết tên BT đọc hoặc đọc thuộc lòng, cỏ 1 CH đọc hiểu.
  • Máy chiếu / phiếu photo nội dung BT 2, 3 để chiếu / gắn lên bảng.
  • 30 tấm thẻ từ ngữ đê HS thực hiện trò chơi xếp khách vào toa tàu (BT 2).

2. Đối với học sinh

  • SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học ngày hôm nay các em sẽ: Đọc hiểu BT đọc Mùa xuân đế; Nghe - viết đúng chính tả một trích đoạn trong bài Mùa xuân đến. Ôn luyện, củng cố về từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm; Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm và đặt câu theo mẫu Ai thế nào?

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của khoảng 15% số HS trong lớp

Cách làm như tiết 1, 2. GV dành 25 - 30 phút (hoặc gần 1 tiết) để kiểm tra HS.

Hoạt động 2: Ôn luyện cùng cố kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt

* Luyện đọc bài Mùa xuân đến

- GV đọc mẫu bài Mùa xuân đến và hướng dẫn HS hiểu nghĩa những từ ngữ khó trong SGK trang 139: mận, nồng nàn, khướu, đỏm dáng, trầm ngâm.

- GV yêu cầu các tổ tiếp nối nhau đọc 2 đoạn (xem mỗi lân xuống dòng là 1 đoạn).

* Hoàn thành các câu hỏi, bài tập.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu 1: Bầu trời và mọi vật thay đổi thế nào khi mùa xuân đến?

+ GV hướng dẫn cả lớpp đọc thầm bài Mùa xuân đến, làm bài vào VBT.

+ GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu 2: Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:

Tải tài liệu này file docx word pdf