Giáo án toán 2 cánh diều-4 cột học kỳ 1 rất hay-bộ 3

Giáo án toán 2 cánh diều-4 cột học kỳ 1 rất hay-bộ 3

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán 2 cánh diều-4 cột học kỳ 1 rất hay-bộ 3

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20..

Lớp: 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần : 1 Tiết 1

BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập củng cố cách đọc, viết và xếp thứ tự các số từ 1 đến 100

- Biết cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích cấu tạo số.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua hoạt động quan sát hình vẽ,..., HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở…..

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

A. Khởi động

Mục tiêu:

Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm

- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học)

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

20’

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

1.a. Tìm số còn thiếu ở ô trống rồi đọc Bảng các số từ 1 đến 100

Mục tiêu: Hs nắm chắc thứ tự số để điền đúng Bảng số 100.

b.Trong Bảng các số từ 1 đến 100 hãy chỉ ra:

Mục tiêu: Hs biết được giá trị của một số trong Bảng số 100

- GV ghi bài 1a, HD HS xác định yêu cầu bài.

- GV chữa bài bằng máy soi vở

+ Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự nào

+ Dựa vào Bảng 100 có thể đếm bằng những cách nào?

+ Dựa vào Bảng 100 có thể so sánh các số như thế nào?

+ Nêu các số tròn chục?

+ Nêu các số có hai chữ số giống nhau?

Tùy thời gian có thể nêu thêm câu hỏi

-Hs đổi chéo VBT kiểm tra

- Chiếu slide đáp án

- GV ghi bài 1b, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv cho hs chữa bài theo cặp đôi

+ Số bé nhất có một chữ số là số nào?

+ Số bé nhất có hai chữ số là số nào?

+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào?

+ Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?

- GV nhận xét, chốt ý: Cần nắm vững thứ tự số để đọc, viết và xếp thứ tự đúng Bảng số 100

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- hs làm VBT

* các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến

+ Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn

+ có thể đếm theo đơn vị, đếm theo chục, đếm từ một số nào đó, đếm thêm, đếm bớt….

+ số nào đếm trước thì bé hơn, số nào đếm sau thì lớn hơn,..

+ 10,20,30,40,50,60,70,80,90

+ 11,22,33,44,55,66,77,88,99

+ hs kiểm tra nhau

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- Hs làm vở ô li

+ số 1

+ số 10

+ số 9

+ số 99

+ hs lắng nghe

Bài 2.a Số?

Mục tiêu: Hs biết xác định số chục và số đơn vị trong một số có hai chữ số

b.Trả lời các câu hỏi ?

Mục tiêu: Hs biết phân tích cấu tạo số theo chục và đơn vị.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2a.

- Gv chiếu slide

Chữa bài dưới hình thức trò chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi thi “ Ai nhanh, ai đúng” Tổ 1+2 là đội 1, tổ 3+4 là đội 2. Mỗi đội 2 người xếp thành hàng 1 (mỗi người điền 2ô ) dùng bút dạ để điền theo thứ tự lần lượt đến hết bảng. Đội nào kết quả đúng mà nhanh hơn đội đó về nhất. Tùy tình hình thực tế chơi GV kết luận.

-Hs đọc yêu cầu bài 2b

- Gv chiếu slide

- HDHS xác định yêu cầu bài tập và làm bài

- Chữa bài theo hình thức trò chơi “ đố bạn “ theo từng cặp đôi

- GV nhận xét, chốt ý: Hs phải

xác định được số chục, số đơn vị trong số có hai chữ số, viết số có hai chữ số dưới dạng tổng các số tròn chục và số đơn vị, cách thành lập số có hai chữ số khi biết số chục và số đơn vị để vận dụng làm dạng bài trên.

+ đọc đề bài

+ làm VBT

+ cả lớp quan sát 2 đội chơi và cùng chữa bài

+ đọc đề bài

+ làm VBT

+ Từng cặp chữa bài

5’

C. Hoạt dộng vận dụng

Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”:

Mục tiêu: Biết ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục..

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng.

- GV thao tác mẫu.

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS thảo luận nhóm 3..

- 2 Nhóm lên thi tiếp sức .

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

5’

D. Củng cố - Dặn dò

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

Hs lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):…………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20..

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần : 1 Tiết 2

BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nắm chắc cách so sánh các số có hai chữ số

- Biết ước lượng được đồ vật theo nhóm chục.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua hoạt động ước lượng số đồ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra, qua đó hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thẻ Đ/S…..

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

A. Khởi động - KTBC

Mục tiêu:

Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi, kiểm tra lại bảng số đã học

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm

- Đếm các số từ 46 đến 63

- Nêu các số tròn chục?

- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học)

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

- Hs trả lời

25’

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Bài 3: Câu nào đúng, câu nào sai?

Mục tiêu: Ôn tập, củng cố cách so sánh các số có hai chữ số.

- GV ghi bài 3, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv chiếu slide

- GV chữa bài bằng hình thức giơ thẻ Đ/S

* hs thảo luận và chia sẻ ý kiến về cách so sánh hai số:

+ Muốn so sánh các số có hai chữ số ta làm như thế nào?

+ Ngoài cách so sánh trên ta còn cách nào nữa ?

+ yêu cầu hs so sánh cụ thể trên phép tính b, rồi kết luận đ hay s

+ Hiện kết quả đáp án trên slide

*Câu hỏi phát triển năng lực:

+ Trong các số đã cho, số nào lớn nhất, số nào bé nhất?

- GV nhận xét, chốt ý: Khi so sánh các số có hai chữ số, ta so sánh chữ số hàng chục trước, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh đến hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- làm VBT

- Quan sát bài chữa và nêu ý kiến:

* các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến

+ số nào đếm trước thì bé hơn

+ ta so sánh số hàng chục trước, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh đến hàng đơn vị.

+ hs nêu

+ Hs trả lời

+ hs lắng nghe

. C. Hoạt dộng vận dụng

Bài4:Ước lượng theo nhóm chục?

Mục tiêu: Biết ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục..

b.Trả lời các câu hỏi ?

- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.

- Gv bật slide hình mẫu

- Ước lượng theo nhóm chục:

+ hai bạn nhỏ trong tranh ước lượng số lượng quyển sách bằng cách nào?

+ từ ngữ nào được hai bạn sử dụng khi ước lượng?

-Nhắm mắt lại tưởng tượng trong đầu: Nếu cô có 1 chục quyển sách Toán, cô xếp chồng lên nhau thì chồng sách đó cao bằng chừng nào? Tương tự với 2,3 chục quyển sách.

- yêu cầu hs đếm để kiểm tra lại kết quả sau khi ước lượng ( đếm theo chục sau khi san thành các chồng 1 chục quyển sách )

- Đối chiếu số lượng ước lượng ban đầu: nêu kết quả có 43 quyển sách.

- Gv chiếu slide

- Hs thực hiện các yêu cầu ở câu a, b: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi ước lượng số con trong hình và kiểm tra bằng cách đếm lại:

+ ước lượng số con kiến ( trong hình vẽ ) theo nhóm chục ( nhóm mẫu được chọn là số kiến trong một hàng)

+ đếm để kiểm tra số lượng và đối chiếu vơi sước lương ban dầu

- GV nhận xét, chốt ý: Cách ước lượng theo nhóm chục:

+ Chọn nhóm mẫu có số lượng khoảng 1 chục

+ Ước lượng theo số lượng nhóm mẫu vì trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng có thể đếm được chính xác số lượng của nhóm vật, vì vậy việc ước lượng để biết số lượng gần đúng là rất cần thiết.

+ hs đọc

+ cả lớp quan sát

+ hs trả lời con số ước lượng theo quan sát bằng mắt

+ 10 quyển sách / 1 chục quyển sách

+ hs làm động tác giơ 2 tay để mô tả

- hs phân tích mẫu để nhận biết các thao tác ước lượng:

+ ước lượng theo nhóm chục:bạn gái ước lượng mỗi chồng sách có khoảng 1 chục quyển sách. Có 4 chồng sách, vì vậy có khoảng 4 chục quyển sách

+ hs đếm

+ hs trả lời số lượng sách có sau khi đếm.

+ trả lời theo ước lượng qua quan sát hình vẽ

+ hs đếm và đối chiếu

+ hs lắng nghe

5’

D. Củng cố - Dặn dò

-Trò chơi: “ Ai tinh mắt hơn” cho hs ước lượng nhóm đồ vật qua hình vẽ chiếu trên slide ( 2-3 hình vẽ )

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

- Hs nào giơ tay nhanh nhất ưu tiên gọi chơi

- Hs nhận xét kết quả bạn chơi

Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20..

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần : 1 Tiết 3

BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ )

TRONG PHẠM VI 100

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập về phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 gồm các dạng bài cơ bản về: tính nhẩm, tính viết ( đặt tính rồi tính ) , thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở…

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

A. Khởi động

Mục tiêu:

Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm

- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học)

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

25’

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Bài1: Tính

a.

Mục tiêu: Hs điền được kết quả phép tính và nêu được cách nhẩm

b.

Bài 2: Đặt tính rồi tính

Mục tiêu: Hs biết làm tính viết theo hàng dọc

Bài 3: Tính

a.Mục tiêu: Hs biết tính nhẩm số tròn chục, rèn kĩ năng thực hiện cộng , trừ các số tròn chục trong trường hợp có cả 2 dấu trong 1 phép tính.

b. Mục tiêu: Hs biết thực hiện tính trong trường hợp có đên hai pt cộng, trừ thì tính lần lượt từ trái qua phải.

- GV ghi bài 1, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv chiếu slide. HS quan sát các phép tính rồi tự hoàn thành:

- Chữa bài theo dãy (nối tiếp mỗi 1hs 1 phép tính )

* hs thảo luận và chia sẻ ý kiến về các phép tính phần a:

+ Các phép tính cộng có điểm gì giống nhau?

+ Các phép tính trừ có điểm gì giống nhau?

+ Ai có thể lấy vd về phép cộng và phép trừ tương tự như vừa làm?

- Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu

- Cách làm tương tự như phần a

- Khuyến khích hs nêu cách nhẩm:

- GV nhận xét, chốt ý: Để thực hiện nhẩm đúng, nhẩm nhanh các số trong phạm vi 20 chúng ta có thể đếm bớt, đếm thêm hoặc tách số có hai chữ số thành số chục và số đơn vị.

- GV ghi bài 2, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv chữa bài bằng máy soi vở

+ Nêu các bước khi làm tính dọc

+ Gọi 2-3 hs nêu cách thực hiện

+ cho hs đổi chéo vở kiểm tra

- Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu

- GV nhận xét, chốt ý: Để làm dạng bài đặt tính rồi tính ta thực hiện 2 bước: B1 đặt tính.B2 tính. Khi đặt tính ta viết ST1 trước sau đó viết ST2 ở dưới thẳng hàng với ST1 sao cho hàng đv thẳng hàng đv, hàng chục thẳng hàng chục, dấu + ( - ) ở bên trái giữa hai số, kẻ ngang thay cho dấu bằng. Khi tính từ phải sang trái. Kết quả viết dưới cùng thẳng hàng. Lưu ý trường hợp pt số có 2cs + (-) với số có 1cs,đặt tính hay bị lệch hàng.

- GV ghi bài 3, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv chữa bài theo cặp nối tiếp

+ Nêu cách nhẩm 80 + 10 ?

+ Phép tính vừa có dấu +, vừa có cả dấu - con nhẩm ntn ?

- Gv chữa bài tương tự phần a lưu ý hs không cần viết kết quả trung gian ( bước đó chỉ làm miệng)

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- làm VBT

- Quan sát bài chữa và nêu ý kiến nhận xét

* các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến

+ số tròn chục cộng với số có 1 chữ số

+ hàng đơn vị của số có hai chữ số giống số đứng sau dấu trừ

+ hs nêu vd

+ Đếm thêm hoặc đếm bớt

+ 13 + 5 nhẩm như sau: 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị, lấy 3 + 5 = 8. 8 thêm 1 chục bằng 18. Vậy 13 + 5 = 18

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

+ Hs nêu

+ cả lớp làm vở ô li Toán

+ hs nêu trên 1 con tính cụ thể

+ hs kiểm tra vở nhau

+ hs lắng nghe , 1 hs nhắc lại

- làm VBT

+ 3 cặp chữa bài

+ 8 chục + 1 chục = 9 chục vậy 80 + 10 = 90

+ Con nhẩm theo thứ tự từ trái sang phải

- làm VBT

+ hs nêu cụ thể cách tính khi chữa bài

5’

C. Hoạt dộng vận dụng

Trò chơi: Ai nhanh ai đúng

Mục tiêu: Biết vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết bài toán thực tế

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đưa ra 1 phép tính mà hs làm theo 3 cách tính viết khác nhau( sai do đặt tính lệch cột, tính sai và 1 PT đùng)

- GV cho HS thảo luận nhóm ba

- GV cho hs dùng thẻ ĐS nêu ý kiến

- Hỏi: Vì sao PT đó con cho là sai?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

-Hs nghe phổ biến luật chơi

-Hs thảo luận nhóm

- Hs giơ thẻ Đ, S

- Hs trả lời

-Hs lắng nghe

5’

D. Củng cố - Dặn dò

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

- Hs lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):…………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20..

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần : 1 Tiết 4

BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ )

TRONG PHẠM VI 100

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập về phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 và vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở, 4 bộ thẻ gồm 3 số 25,10,35 ( cho 2 đội chơi )…..

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

A. Khởi động

Mục tiêu:

Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm

- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học)

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

25’

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Bài4: Tìm lỗi sai trong mỗi phép tính sau rồi sửa lại cho đúng

Mục tiêu: Hs nhận biết được lỗi sai khi làm tính viết và sửa lại cho đúng

Bài 5: Toán có lời văn

Mục tiêu: Hs biết phân tích đề toán để có phép tính đúng

C.Hoạt dộng vận dụng

Bài 6: Tính

Mục tiêu: Hs biết được mối quan hệ của các số trong các phép tính đã lập, mối quan hệ đó giúp hs tínhnhẩm nhanh và dễ dàng hơn .

- GV ghi bài 4, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv chiếu slide. HS quan sát các phép tính rồi làm:

- Chữa bài nối tiếp theo dãy

* Gv hỏi cách làm bài của hs :

+ Lỗi sai của pt1 là gì?

+ Pt 2 sai chỗ nào?

+ Lỗi sai của pt3?

+ lỗi sai đó nhắc chúng ta điều gì?

- Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu.

- GV nhận xét, chốt ý: Để làm đúng dạng tính viết đúng lưu ý đặt tính chuẩn và thực hiện tính từ phải sang trái

- GV ghi bài 5, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Gv giúp hs phân tích đề bài:

+ đề bài cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

+ Hs làm bài

+ Gv chữa bài trên máy soi

+ cho hs đổi chéo vở kiểm tra

- Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu

- GV nhận xét, chốt ý: Để làm dạng toán có lời văn cần đọc kĩ đề bài, phân tích dữ liệu đề bài cho để xác định được phép tính đúng.

- GV ghi bài 6, HD HS xác định yêu cầu bài.

- Tổ chức dưới dạng trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”: Tổ 1+2 là đội 1, tổ 3+4 là đội 2. Mỗi đội 4 người xếp thành hàng 1, mỗi người lập 1 pt đúng từ bộ thẻ số Gv đã chuẩn bị. Đội nào kết quả đúng mà nhanh hơn đội đó về nhất. Tùy tình hình thực tế chơi GV kết luận.

+ hs chơi

-Gv nhận xét và công bố kết quả trò chơi.

- GV nhận xét, chốt ý: Từ 3 số đề bài cho có thể lập được 4 phép tính đúng ( 2pt cộng, 2 pt trừ ). Qua đó ta biết được các pt này đều có quan hệ với nhau, giúp chúng ta tính nhẩm nhanh và dễ dàng hơn.

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

- làm VBT

- Quan sát bài chữa và nêu ý kiến nhận xét

* các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến

+ sai ở phần tính toán. Kết quả đúng là 88

+ sai phần đặt tính, kết quả đúng là 92

+ sai phần đặt tính, kết quả đúng là 19

+ cẩn thận khi đặt tính và tính toán

+ hs kiểm tra bài làm

+ hs lắng nghe

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

+ đề bài cho biết trên xe buýt có 37 người, đến điểm dừng 11 người xuống xe

+ Hỏi trên xe buýt còn lại bao nhiêu người?

+ cả lớp làm vở ô li Toán

+ hs kiểm tra vở nhau

+ hs lắng nghe , 1 hs nhắc lại

- Đọc và xác định yêu cầu bài.

+ cả lớp cổ vũ

+ hs nhận xét phần chơi của 2 đội.

- Hs lắng nghe

5’

D. Củng cố - Dặn dò

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

- Hs lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20..

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần : 1 Tiết 5

BÀI: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

- Biết xếp thứ tự các số

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua nội dung bài học hs biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở

2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

A. Khởi động

Mục tiêu:

Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm

- GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học)

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

10’

B. Hình thành kiến thức

1. Nhận biết tia số

Mục tiêu: Hs nhận biết tia số có các vạch cách đều nhau, vạch đầu tiên là số 0, phía cuối của tia số là mũi tên

2. Số liền trước, số liền sau:

Mục tiêu: Hs nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

- Gv chiếu slide hình ảnh tia số

- Gv chỉ tay vào mô hình tia số giới thiệu: đây là tia số, tia số có các vạch cách đều nhau, vạch đầu tiên là số 0, phía cuối cùng của tia số là mũi tên

* Nêu một số đặc điểm nhận dạng của tia số

+ tia số được chia vạch như thế nào?

+ vạch đầu tiên của tia số là số mấy?

+ Phía cuối của tia số là gì ?

-Gv mời hs lên bảng chỉ tay vào từng số dưới mỗi vạch của tia số trên màn hình và đếm: 0,1,2,3…..10

+ Gv bật hiệu ứng số 7 trên tia số đổi màu và nhấp nháy, chỉ và giới thiệu: 6 là số liền trước của số 6, 8 là số liền sau của số 7.

+ Gv chỉ tay vào một số cụ thể trên mô hình tia số, yêu cầu hs nêu số liền trước, số liền sau của số đã cho.

+ hs thực hiện theo cặp chỉ vào một số trong mô hình tia số rồi đố bạn số liền trước-số liền sau của số đó?

- hs quan sát

- nhắm mắt 30 giây nghĩ về hình ảnh tia số trong đầu.

* các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến

+ tia số được chia vạch cách đều nhau

+ vạch đầu tiên của tia số là số 0

+ Phía cuối của tia số là mũi tên

+ hs lên bảng thao tác

+ hs quan sát và lắng nghe

+ 2-3 hs đọc lại

+ 2-3 hs trả lời

+ 2 cặp

+ hs lắng nghe

5’

C. Luyện tập – Thực hành

Bài 1

a.Xếp các thẻ số vào vị trí thích hợp dưới mỗi vạch của tia số

Mục tiêu: Hs củng cố nhận biết về tia số và một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số

b. Trả lời các câu hỏi

Mục tiêu: Hs củng cố nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước ( số có một chữ số )

Bài 2

a.Số?

Mục tiêu: Hs biết điền các số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số

b. Trả lời các câu hỏi

Mục tiêu: Hs củng cố nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước ( số có hai chữ số )

- GV ghi bài 1a, HD HS xác định yêu cầu bài

- chiếu slide bài 1a

- yêu cầu hs sử dụng bộ đồ dùng

- Gv đi kiểm tra từng bàn khi hs thực hành và nhận xét bài làm của hs

- chiếu slide đáp án bài 1a

GV ghi bài 1b, HD HS xác định yêu cầu bài

- GV nhận xét, chốt ý: Để nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước ta dựa trên thứ tự vị trí hoặc dựa vào phép cộng hoặc phép trừ ( cộng 1 hoặc trừ 1)

- GV ghi bài 2a, HD HS xác định yêu cầu bài

-Gv chữa bài trên máy soi vở

+ tia số được chia vạch như thế nào?

+ các số trên tia số được sắp xếp theo thứ tự nào?

GV ghi bài 2b, HD HS xác định

+ cách làm tương tự bài 1b

+ cho hs đố vui theo cặp tìm số liền trước hoặc liền sau của số có 2 chữ số

- GV nhận xét, chốt ý: Tia số có các vạch cách đều nhau, các số trên tia số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn theo chiều mũi tên từ trái sang phải. Số đứng sau luôn lớn hơn số đứng trước nó.

- Hs đọc và xác định yêu cầu đề bài

- hs thực hành xếp các thẻ số vào vị trí thích hợp

- Hs đối chiếu kiểm tra

- Hs đọc và xác định yêu cầu đề bài

- hs thực hiện theo cặp đố bạn ( 1 người hỏi, 1 người trả lời )

- Hs đọc và xác định yêu cầu đề bài

+ làm VBT

+ tia số được chia vạch cách đều nhau

+ các số trên tia số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

+ 3 cặp hs

+ hs lắng nghe

5’

D. Hoạt dộng vận dụng

Trò chơi “ONG TÌM SỐ”:

Mục tiêu: Biết vận dụng so sánh trực tiếp các số để sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cách chơi: GV đặt sẵn 10 thẻ từ ghi các số có 2 chữ số khác nhau lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ để tạo thành dãy số từ bé đến lớn đính lên bảng.

- GV cho HS thảo luận nhóm ba .

- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Hs lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 3..

- 2 Nhóm lên thi tiếp sức .

5’

C. Củng cố - Dặn dò

- GV nêu lại nội dung bài.

- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.

- Hs lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 2 Tiết 6

BÀI: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU.

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số.

- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.

- Biết xếp thứ tự các số.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc nhân biết tia số, xác định vị trí các số trên tia số, sử dụng số để so sánh, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Mô hình tia số

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

25’

5’

3’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về Tia số- Số liện trước, số liền sau vào làm bài tập

Bài 1:

Bài 2: Số?

Bài 3: Số?

Bài 4: Chon dấu (>, <) thích hợp

D. Hoạt dộng vận dụng

Bài 5: Sắp xếp các số

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến Tia số, SLT-SLS

E. Củng cố- dặn dò

- Cho lớp hát bài “ Tập đếm”

-Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài…

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

a) HS thực hành xếp các thể số vào vị trí thích hợp dưới mỗi vạch tia số. Qua bài tập này HS củng cố nhận biết về tia số và một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số.

b) HS củng cố kĩ năng nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước

- Số liền trước của số 5 là số nào?

- Số liền sau của số 9 là số nào?

- GV nhận xét, kết luận

a) Cá nhân HS tìm số thích hợp dưới mỗi vạch tia số rồi nói cho bạn kết quả

- Con có nhận xét gì về các vạch trên tia số?

- Các tia số được sắp xếp như thế nào?

- So sánh số đứng sau với số đứng trước trên tia số

b) Trả lời câu hỏi

- Số liền trước của số 5 là số nào?

- Số liền sau của số 9 là số nào?

- GV nhận xét, kết luận

-Yêu cầu hs làm bài vào vở

- Chiếu bài và chữa bài của hs

- Gọi hs nêu cách làm

- GV kết luận

- Yêu cầu HS quan sát tranh, xem ban voi đang gợi ý cho chúng ta điều gì?

- GV chốt kiến thức

- Yêu cầu hs nêu đề toán

- Yêu cầu hs thực hiện thao tác so sánh trực tiếp từng cặp số (từng đôi một) để láy ra số bé hơn, từ đó sắp xếp các số theo thứ tự bài tập yêu cầu.

- Nhận xét bài làm của hs

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Tia số giúp các em trong học toán?

- Dặn dò: Về nhà nói điều em biết về Tia số, SLT-SLS cho người thân nghe.

- HS hát kết hợp vận động phụ họa

-HS xác định yêu cầu

- Hs chọn và xếp các thẻ vào tia số

- HS nêu kết quả

Hs khác nhận xét

- HS trả lời

- HS khác nhận xét.

- HS xác định yêu cầu

- Hs làm bài tập vào vở

- HS nêu kết quả

Hs khác nhận xét

- Các vạch trên tia số cách đều nhau

- Các tia số đượcc sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn theo chiều mũi tên, từ trái sang phải.

- Số đứng sau luôn lớn hơn số đứng trước nó.

- HS thực hành theo cặp đố banj trả lời câu hỏi sgk

- Nhận xét nhóm bạn

-Hs nêu đề toán

- Hs làm bài vào vở

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs nêu cách làm

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

-HS đọc yêu cầu bài toán

- HS đọc phần gợi ý của bạn voi.

- HS đọc bài toán

- Thực hiện sắp xếp

- HS nêu kết quả

-Hs lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Thực hiện tốt các bài tập so sánh các số.

- Giúp con sử dụng tia số để nhận biết số nào lớn hơn, số nào bé hơn.

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 2 Tiết 7

BÀI: ĐỀ - XI - MÉT ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.

- Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm

- Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua quan sát, đo đạc, so sánh, trao đổi, nhận xét chia se ý kiến để nắm vững biểu tượng đơn vị đo độ dài dm, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét.

- một số bang giấy, sợi dây với độ dài cm định trước.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

10’

7’

8’

3’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.

- Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm

1. GV giới thiệu

2. Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học về dm để làm bài tập.

Bài 1: Chọn thẻ ghi số đo thích hợp với mỗi đồ vật sau

D. Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

E.Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- Chia nhóm.

- Gv phát cho mỗi nhóm một sợi dây được chuẩn bị trước (Có dộ dài khoảng 30-35cm).

- Yêu cầu mỗi nhóm đo một số số bang giấy được chuẩn bi trước (số đo của các băng giấy là 10cm, 12cm, 9cm,…)

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Yêu cầu hs đọc nội dung SGK

-GV yêu cầu HS giơ sợi dây của nhóm đã đo trong phần khởi động. Hỏi sợi dây dài bao nhiêu dm?

- Yêu cầu HS cùng nhau nhắm mắt và nghĩ về độ dài 1dm

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

- Gọi hs chữa miệng

- Gv chốt kiến thức

- Yêu cầu HS tự ước lượng sau đó dùng thước đo để đo độ dài đồ vật quanh lớp học.

- GV chốt kiến thức.

- Bài học hôm nay, em học được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Để nắm vững kiến thức về dm em nhắc bạn điều gì?

- Em muốn tìm hiểu thêm điều gì?

- Dặn dò: Dặn hs tự ước lượng những đồ vật có độ dài là dm và dung thước đo kiểm tra lại. Hôm sau đến lớp chia sẻ với các bạn.

- HS thực hiện nhóm 4 đo băng giấy. Ghi các số đo lên băng giấy.

- Đại diện nhóm trình bày.

Giải thích cách cách lựa chọn của nhóm (Dùng băng giấy có số đo 10cm để đo độ dài sợi dây là thuận tiện và dễ dàng nhất.)

- HS đọc và giải thích cho bạn nghe nội dung trên.

- HS cầm băng giấy 10cm đưa cho bạn cùng bàn, nói: “Băng giấy dài 1dm”

- HS trình bày

- HS cảm nhận và chia sẻ trước lớp

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện theo cặp

Mỗi HS quan sát hình vẽ, chọn số đo thích hợp với mỗi đồ vật rồi chia sẻ với bạn cách chọn của mình. HS đặt câu hỏi cho bạn về số đo mỗi đồ vật trong hình vẽ.

- Hs nêu kết quả

- Hs khác nhận xét

-Thực hành đo theo cặp

- Đại nhiện nhóm chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét nhóm bạn

- HS trả lời

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 2 Tiết 7

BÀI: ĐỀ - XI - MÉT ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm.

- Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm

- Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo dm, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc đo độ dài với đơn vị đo dm, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Thước thẳng, thước dây có vạch chia xăng-ti-mét.

- một số bang giấy, sợi dây với độ dài cm định trước.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

22’

5’

2’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng dm đã học vào giải bài tập

Bài 2:

Bài 3: Số?

Bài 4: Tính (Theo mẫu)

C. HĐ vận dụng

Bài 5: Thực hành

Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học về dm vào giải quyết các tình huống thực tế

E. Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- Hát bài: Múa vui

- HS chia sẻ kết quả những đồ vật trong gia đình đã tự ước lượng và dùng thước đo kiểm tra lại

- GV nhận xét và giới thiệu bài

- Yêu cầu học đọc yêu cầu bài toán

a) Tìm trên thước kẻ vạch ứng với 1dm, 2dm.

Yêu cầu hs lấy thước, quan sát thước, chỉ cho bạn xem vạch ứng với 1dm, 2dm trên thước.

b) Em hãy cho biết 2dm bằng bao nhiêu cm?

- Yêu cầu HS nêu đề bài toán

- HS đổi các số đo độ dài từ dm sang cm và ngược lại

- GV nhận xét, kết luận

-Yêu cầu hs quan sát mẫu và nói cách thực hiện phép tính có số đo độ dài dm

- Chiếu bài và chữa bài của hs

- Gv kết luận

- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán

- Yêu cầu HS làm bài tập

- Gọi hs nêu cách làm

- Nhận xét bài làm của hs

- GV chốt kiến thức

- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

- Hình thức: GV yêu cầu học sinh để trên bàn một số đò dùng học tập (Bút chì, bút mực, quyển vở, SGK Toán). Từng cặp thực hành đo. Nhóm nào nhanh và đúng thì thắng cuộc.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

- Dặn dò: Về nhà thực hành đo các đồ vật.

-HS hát

- HS chia sẻ

- HS đọc đề bài

- HS thực hành theo cặp đố bạn trả lời câu hỏi sgk

- Nhận xét nhóm bạn

- HS trả lời và giải thích

2dm = 20cm

- Nhận xét câu trả lời của bạn

-Hs nêu đề toán

- Hs làm bài vào vở

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs nêu cách làm

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

-HS đọc yêu cầu bài toán

- HS quan sát và nêu: Khi thực hiện tính ta tính cộng trừ các số và khi viết kết quả viết kèm theo đơn vị đo độ dài bên phải kết quả phép tính.

- HS làm bài vào vở

- Nhận xét bài làm của bạn

- HS đọc bài toán

- HS thực hiện theo cặp cắt các băng giấy và dán băng giấy 1dm vào vở.

- HS cầm các băng giấy đã cắt và nói cho bạn nghe về độ dài của chúng.

-HS tham gia trò chơi.

-Nhận xét nhóm bạn.

-Nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 2 Tiết 9

BÀI: SỐ HẠNG – TỔNG

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết tên gọi và các thành phần và kết quả phép tính cộng.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả phép tính cộng, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến. Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các thẻ số, thẻ dấu và thẻ ghi tên các chữ chỉ thành phần kết quả phép cộng: Số hạng, tổng.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

10’

12’

5’

3’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Nhận biết tên gọi và các thành phần và kết quả phép tính cộng

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về Số hạng, tổng đã học vào giải bài tập

Bài 1: Nêu SBT, ST, Hiệu trong mỗi phép tính sau.

Bài 2: Tìm tổng, biết các số hạng lần lượt là

D. HĐ vận dụng

Bài 3: Trò chơi “Tìm bạn”

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về Số hạng, tống đã học vào trò chơi Lập tổng.

E.Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- HS lấy các thể số và thẻ dấu. Đố nhau thành lập các phép cộng và tính kết quả.

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, VD: 4 + 2= 6, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 6, số 2 và nghĩ ra một cái tên gọi cho từng số và nói cho bạn nghe.

- GV cung cấp thuât ngữ: 4 – SH;

2 – SH; 6 – Tổng.

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

- HS nhận biết phép tính và kết quả đã cho

- Hãy nêu tổng đã cho của phép tính?

- Nêu tên gọi thành phận trong phép tính cộng.

- Gọi hs chữa miệng

- GV chốt kiến thức.

- GV nêu BT2.

a) 10 và 5

b) 20 và 30

- Yêu cầu HS làm BT vào vở

- GV chấm vở, chiếu bài nhận xét

- Tổ chức trò chơi “Thực hành lâp tổng”

Mỗi nhóm được phát hai như sgk.

- GV nêu luật chơi: Trong thời gian 3 phút nhóm nào lập được nhiều tổng nhất và đúng sẽ thắng cuộc.

- YC học sinh tham gia trò chơi

-Nhận xét, tuyên dương.

- Bài học hôm nay, em học được điều gì? Từ ngữ toán học nào em thấy mới?

- Dặn dò: Về nhà, em hãy nói cho người thân nghe từ ngữ toán học mới hôm nay được học, nhớ lấy ví dụ để người nghe hiểu rõ từ ngữ đó.

- HS thực hiện nhóm 4 thành lập phép cộng và tính kết quả.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét

- Hoạt động nhóm 2

- HS trình bày

- HS khác nhận xét

- HS nhắc lại

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện theo cặp

- Hs nêu kết quả

- Hs khác nhận xét

- HS trả lời

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS làm vào vở

a) 10 + 5 = 15

b) 20 + 30 = 50

- Đổi vở kiểm tra kết quả

- HS chữa bài

- Hoạt động nhóm 4

HS rút hai thẻ bất kì trong bộ đồ dung học Toán. Từ hai thẻ số đó lập tổng, ghi lại kết quả và chi sẻ với các bạn trong nhóm.

- HS trả lời

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 2 Tiết 10

BÀI: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU`

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết tên gọi và các thành phần và kết quả phép tính trừ.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả phép tính trừ, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến. Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các thẻ số, thẻ dấu và thẻ ghi tên các chữ chỉ thành phần kết quả phép trừ: Số bị trừ, số trừ, hiệu.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

10’

12’

5’

3’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Nhận biết tên gọi và các thành phần và kết quả phép tính trừ.

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về SBT-ST-Hiệu đã học vào giải bài tập

Bài 1: Nêu SBT, ST, Hiệu trong mỗi phép tính sau.

Bài 2: Tìm hiệu, biết

D. HĐ vận dụng

Bài 3: Trò chơi “Tìm bạn”

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học để làm bài toán thực tế qua trò chơi “Tìm bạn”

E.Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- HS lấy các thể số và thẻ dấu. Đố nhau thành lập các phép trừ và tính kết quả.

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Yêu cầu HS đọc kĩ từng phép tính, VD: 6-2=4, chỉ tay vào từng số, ví dụ số 6, số 2 và nghĩ ra một cái tên gọi cho từng số và nói cho bạn nghe.

- GV cung cấp thuât ngữ: 6 – SBT;

2 – ST; 4 – hiệu.

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

- HS nhận biết phép tính và kết quả đã cho

- Hãy nêu hiệu đã cho của phép tính?

- Nêu tên gọi thành phận trong phép tính trừ.

- Gọi hs chữa miệng

- GV chốt kiến thức.

- GV nêu BT2.

a) Số bị trừ là 12, số trừ là 2.

b) Số bị trừ là 60, số trừ là 20.

- Yêu cầu HS làm BT vào vở

- GV chấm vở, chiếu bài nhận xét

- Tổ chức trò chơi “Tìm bạn”

Mỗi nhóm được phát hai như sgk.

- GV nêu luật chơi: Nhóm nào tìm nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.

- YC học sinh tham gia trò chơi

-Nhận xét, tuyên dương.

- Bài học hôm nay, em học được điều gì? Từ ngữ toán học nào em thấy mới?

- Dặn dò: Về nhà, em hãy nói cho người thân nghe từ ngữ toán học mới hôm nay được học, nhớ lấy ví dụ để người nghe hiểu rõ từ ngữ đó.

- HS thực hiện nhóm 4 thành lập phép trừ và tính kết quả.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét

- Hoạt động nhóm 2

- HS trình bày

- HS khác nhận xét

- HS nhắc lại

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện theo cặp

- Hs nêu kết quả

- Hs khác nhận xét

- HS trả lời

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS làm vào vở

a) 12 – 2 = 10

b) 60 – 20 = 40

- Đổi vở kiểm tra kết quả

- HS chữa bài

- Hoạt động nhóm 6

HS di chuyển tìm bạn của mình sao cho 3 bạn tìm được nhau có thể tao nên một phép tính đúng với tên gọi thành phần và kết quả phù hợp.

- HS trả lời

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 3 Tiết 11

BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Hs được ôn luyện về:

+ Đếm và đọc viết, so sánh các số trong phạm vi 100.

+ Sô liền trước, số liền sau của một số cho trước. Sử dụng tia số.

+ Thực hiện cộng, trừ các số có hai chữ số(không nhớ) trong phạm vi 100. Xác định tên gọi của thành phần và kết quả của phép tính cộng, trừ.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc luyện tập chung các kiến thức nêu trên, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

5’

10’

5’

5’

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học vào giải các bài tập có liên quan

Bài 1: Mỗi cánh diều ứng gắn với vạch chỉ số nào trên tia số dưới đây

MT: Củng cố cho hs về tia số

Bài 2:

a.Nêu số liền trước và liền sau của mỗi số sau: 53, 40, 1

b. Nêu số liền sau của mỗi số sau: 19, 73, 11

c. Điền dấu

Bài 3:

a.Tính tổng biết các số hạng lần lượt là:

26 và 13, 40 và 15

b.Tính hiệu, biết:

Số bị trừ là 57, số trừ là 24

D. Hoạt dộng vận dụng

Bài 4: Giải toán

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài toán thực tế

E.Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Chuyền bóng”. Yêu cầu hs nhận được bóng sẽ nói một điều đã học mà mình nhớ nhất từ đầu năm đến giờ.

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Gv ghi tên bài lên bảng

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài miệng theo nhóm đôi. Gv yêu cầu hs quan sát vị trí điểm nối các dây diều, đọc số mà dây diều đó được gắn.

-Gọi đại diện 2 nhóm chữa miệng

- Hỏi: Nhìn vào tia số cho cô biết:

+ Số nào lớn nhất? Số nào bé nhất?

+ Nêu các số trong chục lớn hơn 20 nhưng nhỏ hơn 80?

+ Hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

*Gv chốt lại cách sử dụng tia số để so sánh số.

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

Phần a, b học sinh làm miệng theo nhóm đôi

-Gv gọi hs chữa bài nối tiếp nhau từng phần a, b

- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung

- Hỏi:

+ Nêu cách tìm số liền trước, liền sau của 53, 40, 1?

Số liền trước và số liền sau của cùng 1 số có gì khác nhau?

Yêu cầu hs so sánh trực tiếp từng cặp số rồi điền dấu vào vở bài tập.

-Gọi hs chữa bài

Hỏi: Tại sao PT này con điền dấu lớn, dấu bé?

- Chốt lại cách so sánh số

-Yêu cầu hs làm bài vào vở

- Gọi 3 hs lên bảng chữa bài

- Gọi Hs nhận xét bài làm của bạn

- Hỏi: Tính tổng( hiệu) là con làm phép tính gì?

Nêu cách đặt tính, cách tính với từng PT

-Chiếu Đ/a mẫu, yêu cầu hs đổi chéo vở chữa bài.

- Yêu cầu hs nêu đề toán

-Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào vở bài tập

-Gọi hs chữa miệng

- Nhận xét bài làm của hs

-Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ ai nhanh ai đúng

- Gv đưa ra các cách làm khác nhau của PT 45 – 23 và 34 + 12

- Yêu cầu hs chọn cách làm đúng và giải thích tại sao cách kia sai

- Khen đội thắng cuộc

- Để làm tốt các bài tập trong tiết toán hôm nay, em cần nhắn bạn điều gì?

- HS chơi chuyền bóng và nhắc lại các kiến thức đã học;

+ Tia số

+ Số liền trước, số liền sau.

+ Số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu.

+ Đê xi met

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs thảo luận theo nhóm

- Hai nhóm hs Hs nêu kết quả

- Hs khác nhận xét

Hs trả lời

-Hs khác bổ sung

Hs lắng nghe và ghi nhớ

-Hs nêu đề toán

-Hs làm miệng theo nhóm

-Hs nối tiếp nhau chữa bài

-Hs nhận xét, bổ sung

-Hs trả lời

-Hs nhận xét, bổ sung

- Hs làm bài vào vởBT

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs trả lời

- Hs làm bài vào vở

- 3 hs lên bảng làm bài

- Hs nhận xét bài làm của bạn

-HS nêu cách đặt tính, cách tính

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

-Hs đọc đề

-Hs trả lời

-Hs viết phép tính và trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

-Hs tham gia trò chơi, dùng thẻ lựa chọn đáp án đúng.

-Hs trả lời

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 3 Tiết 12

BÀI: LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 20

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

-Luyện tập về “cộng hai số có tổng bằng 10” và “ 10 cộng với một số” trong phạm vi 20, chuẩn bị cho việc học về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc luyện tập, thực hành tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 10, 20, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

10’

5’

5’

5’

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học vào giải các bài tập có liên quan

Bài 1: a.Mỗi cánh diều ứng gắn với vạch chỉ số nào trên tia số dưới đây

MT: giúp hs ôn luyện kĩ năng cộng 2 số có tổng là 10

b. Điền số?

MT:Hs dựa vào bảng công trong phạm vi 10 để điền số thích hợp

Bài 2: Tính

10 + 1 10 + 4

10 + 5 10 + 7

10 + 9 10 + 3

MT: Ôn luyện kn thực hiện phép cộng dạng 10 cộng với 1 số

Bài 3: Tính nhẩm

MT: Giúp hs ghi nhớ bài có 2 phép cộng liên tiếp thì lần lượt thực hiện từ phải sang trái.

D. Hoạt dộng vận dụng

Bài 4: Điền số

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về bài toán 10 cộng với 1 số đã học vào giải bài toán thực tế

E.Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “ong tìm hoa”. Yêu cầu hs lựa chọn những chú ong có gắn phép tính phù hợp với kq ghi trong bông hoa (gv lựa chọn các PT trong phạm vi 10, 20)

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Gv ghi tên bài lên bảng

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs thưc hiện phép cộng để tìm kết quả của từng PT trong thẻ điền vào vở bài tập

Yêu cầu hs làm việc nhóm: Đổi vở cho nhau, đọc PT và KQ tương ứng với mỗi PT

-Chữa bài bằn trò chơi thi ghép đôi: Hs có thẻ PT tìm đúng hs có KQ đúng làm thành 1 đôi.

-Yêu cầu hs điến vào vở bài tập

- Gọi hs chữa miệng nối tiếp

- Gọi hs nhận xét bài của bạn

*Gv chốt: Khi nhìn vào các số trong phạm vi 10, chúng ta có thể ‘làm tròn 10” bằng cách dựa vào bảng cộng.

- YC Hs nêu thêm một vài PT có tổng bằng 10

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở

- Gọi hs chữa bài

- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung

-Gv yêu cầu hs nêu đề bài

- Yêu cầu hs tự làm bài vào vở

- Gọi 3 hs lên bảng làm bài

- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung

- Yêu cầu hs đổi chéo vở chữa bài

-Hỏi: Trong một biểu thức có 2 PT, ta thực hiện như thế nào?

Gv nêu yêu cầu bài toán

-Yêu cầu hs quan sát mẫu để nhận dạng bài toán dạng 10 cộng với 1 số

- Yêu cầu hs điền vào vở bài tập

- Gọi 2 đội, mỗi đội 4 hs lên thi tiếp sức chữa bài

-Gọi hs nhận xét bài làm của 2 đội

- Hỏi: Nêu cách nhẩm nhanh cho các PT dạng 10 cộng với một số?

-Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Lấy một ví dụ làm tròn cho 10 và 10 cộng với một số?

- HS thảo luận nhóm đôi

- Đại diện 2 nhóm lên tham gia chơi

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs làm vở bài tập

- Hs thảo luận theo nhóm, đổi vở cho nhau nêu kết quả

- Hs tham gia trò chơi

- Hs làm vở bài tập

-Hs nối tiếp nhau chữa bài

-Hs nhận xét, bổ sung

-Hs lắng nghe và ghi nhớ

- Hs nêu thêm một vài PT có tổng bằng 10

-Hs nêu đề bài

-Hs làm bài vào vở

-Hs chữa miệng nối tiếp

-Hs nhận xét, bổ sung

- Hs nêu đề bài

- Hs làm bài vào vở

- 3 hs lên bảng làm bài

- Hs nhận xét bài làm của bạn

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

-HS trả lời

-Hs đọc đề

-Hs trả lời

-Hs làm vở BT

-Hs chữa bài dưới hình thức thi tiếp sức.

- Hs khác nhận xét, bổ sung

Hs nêu

-Hs trả lời

-4, 5 hs nêu PT

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 3 Tiết 13

BÀI: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách nhẩm hoặc tách số.

- Hình thành được bảng cộng có nhớ

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

10’

12’

5’

3’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Biết sử dụng chấm tròn tính được phép cộng có nhớ bằng cách đếm thêm

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập

Bài 1: Tính

8+ 4 =?

9 + 3 =?

Bài 2: Tính

9 + 2=?

9 + 4=?

7 + 4 =?

8 + 5=?

Bài 3: Tính

D. Hoạt dộng vận dụng

Bài 4: Giải toán

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

E.Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.

- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán: Có 8 bạn đang chơi nhảy dây. Sau đó có thêm 3 bạn nữa muốn đến xin chơi. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn tham gia chơi nhảy dây?

GV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?

+ Có bao nhiêu bạn đang chơi nhảy dây?

+ Có thêm bao nhiêu bạn đến tham gia chơi cùng?

+ Vậy muốn biết tất cả có bao nhiêu bạn tham gia chơi nhảy dây ta làm phép tính gì?

- Cho HS nêu phép tính thích hợp.

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi nêu kết quả phép tính 8 + 3

- Gv kết hợp giới thiệu bài

GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 8 + 3 bằng cách đếm thêm.

GV yêu cầu hs lấy các chấm tròn và thực hiện theo mình

Nêu: Có 8 chấm tròn, đồng thời gắn 8 chấm tròn lên bảng.

-GV tay lần lượt chỉ vào các chấm tròn, miệng đếm 9, 10, 11.

- Vậy 8 + 3 =?

- Muốn tính 8 + 3 ta đã thực hiện đếm thêm như thế nào?

- GV chốt ý: Muốn tính 8 + 3 ta thực hiện đếm thêm 3 bắt đầu từ 8.

- Yêu cầu hs sử dụng chấm tròn để tính 8 + 5

- Gọi 2, 3 hs thực hiện tính bằng cách đếm thêm trước lớp.

- Hs thực hiện một số phép tính khác và ghi kết quả vào nháp:

9 + 4, 7+ 5

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

-Gọi hs chữa miệng

- Hỏi: Muốn tính 8 + 4 ta bắt đầu đếm thêm 4 từ mấy?

- Tương tự với 9 + 3

*Gv chốt lại cách thực hiện phép cộng bằng cách “đếm thêm”.

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

-Yêu cầu hs làm bài vào vở

-Chiếu bài và chữa bài của hs

-Gọi hs nêu cách tính từng phép tính

-Yêu cầu hs thực hành đếm tiếp trong đầu tìm kết quả

-Gọi hs chữa bài nối tiếp

- Chốt lại cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 bằng cách đếm tiếp

- Yêu cầu hs nêu đề toán

-Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp

-Gọi hs chữa miệng

- Nhận xét bài làm của hs

-Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa

- Khen đội thắng cuộc

-Dặn hs tìm hỏi ông bà, bố mẹ xem còn cách nào khác để thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 không để tiết sau chia sẻ với cả lớp.

- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn đang chơi nhảy dây.

+ Có 8 bạn đang chơi nhảy dây.

+ Có thêm 3 bạn đến tham gia chơi

+ HS nêu: 8 + 3

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV

- Hs lấy 8 chấm tròn

-Hs thao tác trên các chấm tròn của mình, tay chỉ, miệng đếm 9 ,10, 11.

-Hs trả lời: 8 + 3 = 11

- 2, 3 hs trả lời

-Hs đếm chấm tròn tìm kết quả 8 + 5

- Hs thực hành tính

- HS làm một số VD:

9 + 4 = 13

7 + 5 = 12

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs tự nhìn hình vẽ tính kết quả bằng cách đếm thêm

- Hs nêu kết quả

- Hs khác nhận xét

Hs trả lời; Đếm thêm 4 bắt đầu từ 8.

Đếm thêm 3 bắt đầu từ 9

Hs lắng nghe và ghi nhớ

-Hs nêu đề toán

- Hs làm bài vào vở

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs nêu cách tính

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

-Hs tính nhẩm

- Hs chữa bài nối tiếp

-Hs lắng nghe và ghi nhớ

- 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện phép cộng.

Hs đọc đề

Hs trả lời

-Hs viết phép tính và trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

-Hs tham gia trò chơi

-Hs lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 3 Tiết 14

BÀI: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách làm tròn 10.

- Hình thành được bảng cộng có nhớ

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2, một khung 10 ô để thả các chấm tròn in trên giấy A4

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

10’

12’

5’

3’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Biết sử dụng chấm tròn tính được phép cộng có nhớ bằng cách làm tròn 10.

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập

Bài 1: Tính

9 + 3 = ?

8 + 3 = ?

Bài 2: Tính

9 + 2= ?

9 + 5= ?

8 + 4 = ?

8 + 5= ?

Bài 3: Tính

D. Hoạt dộng vận dụng

Bài 4: Giải toán

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

E.Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn lại các phép tính có tổng bằng 10 và 10 cộng với một số

- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán: Bạn Hà có 9 quả na. Bạn có thêm 4 quả na nữa. Hỏi Bạn Hà có tất cả bao nhiêu quả na?

GV nêu câu hỏi:

+ Bạn Hà có bao nhiêu quả na trong khay?

+Bạn có thêm bao nhiêu quả na nữa?

+ Vậy muốn biết bạn Hà có tất cả bao nhiêu quả na ta làm phép tính gì?

- Cho HS nêu phép tính thích hợp.

- Vậy bạn Hà có bao nhiêu quả na?

- Con đã thực hiện tính 9 + 4 như thế nào?

- Gv kết hợp giới thiệu bài

GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 9 + 4 bằng cách làm cho tròn 10.

Gv cho hs xem clip hoạt hình tìm kết quả phép cộng 9 + 4 bằng cách làm tròn 10.

-Con hãy nhận xét cách tính của bạn voi trong đoạn clip?

GV yêu cầu hs lấy các chấm tròn và hướng dẫn hs thực hiện theo cách bạn voi vừa làm.

- GV đọc phép tính 9 + 4, đồng thời gắn 9 chấm tròn lên bảng vào bảng ô đã chuẩn bị

-Gv lấy thêm 4 chấm tròn

-GV cho hs thực hiện tính theo nhóm giống cách của bạn voi

- Gọi 2 hs đai diện 2 nhóm trình bày trước lớp.

-Gv cho hs tiếp tục thực hiện tính với phép tính 8 + 4 bằng cách sử dụng chấm tròn và bảng ô vuông

- Muốn tính 8 + 4 ta đã thực hiện bằng cách làm tròn 10 như thế nào?

- GV chốt ý: Cách tìm kết quả phép cộng bằng cách làm tròn 10

- Hs thực hiện một số phép tính khác và ghi kết quả vào nháp:

9 + 5, 7+ 6

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

-Gọi hs chữa miệng

- Hỏi: Muốn tính 9 + 3 ta làm như thế nào?

- Tương tự với 8 + 3

*Gv chốt lại cách thực hiện phép cộng bằng cách “ làm tròn 10”.

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

-Yêu cầu hs làm bài vào vở

-Chiếu bài và chữa bài của hs

-Gọi hs nêu cách tính từng phép tính

-Gv hỏi thêm để hs hiểu tại sao phải tách 1 khi cộng với 9 và lại tách 2 khi cộng với 8?

-Yêu cầu hs thực hành tính làm tròn 10 trong đầu tìm kết quả

-Gọi hs chữa bài nối tiếp

- Chốt lại cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 bằng cách làm tròn 10.

- Yêu cầu hs nêu đề toán

-Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp

-Gọi hs chữa miệng

- Nhận xét bài làm của hs

-Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “Ong tìm hoa

- Khen đội thắng cuộc

-Dặn hs tìm một tính huống trong thực tiễn có sử dụng phép tính cộng trong phạm vi 20 rồi đố bạn nêu phép tính thích hợp.

- HS tham gia trò chơi

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Bạn Hà có 9 quả na trong khay.

+ Bạn có thêm 4 quả na nữa.

+ HS nêu: 9 + 4

- HS nêu kq

- HS nêu cách tính bằng cách đếm thêm hoặc đếm tiếp.

- HS ghi tên bài vào vở.

-Hs xem clip

-Hs nêu

- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV

- Hs lấy 9 chấm tròn vào bảng ô

-Hs lấy thêm 4 chấm tròn

-Hs thực hiện tính theo nhóm thao tác trên các chấm tròn của mình, tay chỉ, vào 1 chấm tròn bên phải, miệng nói 9 + 1 bằng 10. Sau đó gộp thêm 3, nói vậy 9 + 4 = 13.

-Đại diện 2 nhóm sử dụng các chấm tròn trình bày cách tính

-Hs dùng chấm tròn tính

8 + 4

-Hs trả lời: Tách 2 ở 4 gộp với 8 để được 10 rồi lấy 10 cộng với 2 bằng 12.

- Hs lắng nghe

- HS làm một số VD:

9 + 5 = 14

7 + 6 = 13

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs tự nhìn hình vẽ tính kết quả bằng cách làm tròn 10

- Hs nêu kết quả

- Hs khác nhận xét

Hs trả lời ; Tách 1 ở 3 gộp với 9 được 10 rồi lấy

10 + 2 = 12

Hs lắng nghe và ghi nhớ

-Hs nêu đề toán

- Hs làm bài vào vở

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs nêu cách tính

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

- Hs suy nghĩ và trả lời

-Hs tính nhẩm

- Hs chữa bài nối tiếp

-Hs lắng nghe và ghi nhớ

- 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện cách tính

Hs đọc đề

Hs trả lời

-Hs viết phép tính và trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

-Hs tham gia trò chơi

-Hs lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

LUYỆN TẬP

Tuần 3 Tiết 15

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách đếm thêm và cách làm tròn 10.

- Hình thành được bảng cộng có nhớ

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

- GV cho lớp vận động theo nhạc bài hát.

- GV cho HS chơi trò chơi Đố vui theo nhóm 2

- GV yêu cầu HS A nêu 1 phép tính và Hs B nêu kết quả và cách tính . Sau đó đổi vai và cùng thực hiện. Nhóm nào nhanh và cộng đúng sẽ cùng thi với nhóm khác.

- GV cùng HS nhận xét.

- Lớp vận động theo nhạc bài hát Em học toán.

- HS tham gia chơi theo nhóm 2

- Kết thúc thời gian chơi, đại diện hs từng nhóm thi đố vui nối tiếp với bạn nhóm khác.

- HS nhận xét

4’

5’

8’

7’

5’

2’

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập

Bài 1. Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

Bài 2: Tính nhẩm

Bài 3:Tính

Bài 4: Giải toán có lời văn

D. Hoạt dộng vận dụng

Bài 5: Thảo luận cách tính của Đức và Dung. Em thích cách nào hơn?

Mục tiêu: ôn lại hai cách cộng có nhớ đã học, biết lựa chọn cách cộng phù hợp từng hoạt động.

E. Củng cố, dặn dò

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS dùng bút chì nối pt với kq đúng trong vở BT.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

-Chữa bài bằng trò chơi: Ai nhanh ai đúng

- Mỗi đội 4 hs lên bảng nối tiếp nhau lựa chọn con vật có phép tính phù hợp với kết quả ghi trên cánh diều.

- Gv khen đội thắng cuộc.

GV nêu BT2.

- GV HD HS tính nhẩm rồi điền kết quả.

- Gv hd học sinh cách làm bài có 2 phép cộng liên tiếp thì thực hiện từ trái qua phải.VD 9 +1 + 7 = 10 + 7 = 17

- GV cho HS báo cáo kết quả.

- GV khoanh từng cột ở bài 2 và bài 2 muốn nhắc lại cho các con kiến thức gì vừa học?

-Gv gọi hs nêu lại cách tính nhẩm bằng cách làm tròn 10 với PT:

8 + 6, 6 + 9

- GV nêu bài tập 3.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài 3 vào vở

- GV cho HS làm bài rồi chữa bài.

- Gv hỏi: Con có nhận xét gì về kết quả phép tính: 9 + 2, 2 + 9 hoặc 8 + 4, 4 + 8?

- GV nhận xét, chốt nội dung: Trong phép cộng, khi đổi chỗ các SH thì tổng không thay đổi. Từ đó, nhắc hs tính chất này giúp chúng ta có thể tính nhẩm nhanh trong 1 số trường hợp.

- GV yêu cầu hs nêu thêm VD

- Yêu cầu hs nêu đề toán

-Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào vở bài tập

-Gọi hs chữa miệng

- Nhận xét bài làm của hs

- GV cho HS quan sát và nêu nội dung bài

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm

- GV gọi đại diệm các nhóm nhận xét và nêu lí do.

- Gv đưa thêm 1 số PT sau và yêu cầu hs tính theo 2 cách và nhận xét xem đối với mỗi PT cách nào nhanh hơn:

9 + 2, 8 + 3, 9 + 7, 8 + 8

-GV chốt: Khi thực hiện cộng có nhớ trong phạm vi 20 ta có thể lựa chọn 1 trong 2 cách đếm thêm hoặc làm tròn 10. Tuy nhiên, cách đếm thêm thường dùng trong trường hợp cộng với số bé 9 + 2, 8 +3..

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Dặn hs tìm một tính huống trong thực tiễn có sử dụng phép tính cộng trong phạm vi 20 rồi đố bạn nêu phép tính thích hợp.

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS làm việc cá nhân trong vở bài tập nối phép cộng trên mỗi tấm thẻ các con vật cầm trên tay với số thích hợp ghi trên cánh diều.

Hai đội lên tham gia chơi

- HS đọc bài 2.

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe

- HS làm trong vở bài tập.

- HS nối tiếp nêu kết quả.

- HS trả lời

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS xác định yêu cầu.

- HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm.

- Lớp cùng GV nhận xét, góp ý.

- HS trả lời

-Hs lắng nghe

-Hs nêu một số ví dụ về vận dụng tính chất.

-Hs đọc đề

Hs trả lời

-Hs viết phép tính và trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

- HS xác định yêu cầu.

- HS các nhóm nói cho bạn nghe cách mình thích và lí do

-Đại diện các nhóm lên trả lời.

- HS nêu cách làm từng phép tính và nêu cách làm nhanh.

- HS lắng nghe.

- HS nêu nội dung đã học: Củng cố phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên: ……….

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 4 – Tiết 16

Ngày ..… tháng ..… năm 20….

Bài 11: LUYỆN TẬP( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức, kĩ năng:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”.

- Vận dụng giải quyết một số vấn đề thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 20.

- Nêu được nhận xét trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”

  1. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:- Thông qua việc thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”, nhận biết trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”, vận dụng các phép tính đã học giải quyết một số vấn đề thực tế, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất:- Thông qua việc vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một sô tình huống gắn với thực tế và hoạt động chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Cho lớp hát bài “Tập đếm” và làm các động tác theo clip của bé Bảo Ngọc

-Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài…

-Lớp hát và kết hợp động tác….

20’

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 3 (trang 22)

Mục tiêu: HS nêu được nhận xét trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”

-Yêu cầu HS đọc để bài.

- GV yêu cầu HS làm vở 5 phút, 3 HS làm bảng phụ

- Gv gọi 3 HS đọc kết quả bảng phụ, chữa bài.

- Yêu cầu HS nhận xét kết quả các phép tính trong từng cặp

-> GV kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.

- GV cho thêm 1 số ví dụ vận dụng tính chất.

8 + 3 = 11 -> 3 + 8 = ?

5 + 7 = 12 -> 7 + 5 = ?

- 1 HS đọc

- HS làm bài

- 3HS chữa bài:

9 + 2 = 11 ; 2 + 9 = 11

8 + 4 = 12 ; 4 + 8 = 12

7 + 4 = 11 ; 4 + 7 = 11

-HS đối chiếu, nhận xét kết quả các cặp phép tính đều bằng nhau khi ta đổi chỗ các số hạng.

  • HS vận dụng tính chất trả lời.

Bài 4 (trang 23)

Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 20

- Mời HS đọc to đề bài.

- GV hỏi HS:

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ

- GV chữa bài

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- 1 HS đọc

- HS trả lời:

+ Nhà Duyên nuôi 6 con thỏ trắng và 7 con thỏ nâu.

+ Hỏi nhà bạn Duyên nuôi tất cả bao nhiêu con thỏ ?

- HS làm bài cá nhân.

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

- HS gắn bảng phụ lên bảng:

+ Phép tính: 6 + 7 = 13

+ Trả lời: Nhà bạn Duyên nuôi tất cả 13 con thỏ.

10’

C. Hoạt động vận dụng

Bài 5 (trang 23)

Mục tiêu: HS thảo luận thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo 2 cách: “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”.

- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận nhóm đôi thời gian 3 phút về hai cách làm tính cộng (có nhớ) trong pham vi 20 Nói cho bạn nghe cách mình thích và lí do.

- Gv đưa thêm 1 vài ví dụ khác để HS thực hiện theo cả hai cách:

VD: 8 + 7 = ?

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Khi thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 chúng ta làm cách nào cũng được, cách “đếm thêm” thường dùng trong trường họp cộng với số bé như 9 + 2; 9 + 3; 8 + 4;...

- HS đọc yêu cầu.

-HS thảo luận:

+ Dung: thực hiện bằng cách “làm cho tròn 10”

+ Đức: thực hiện bằng cách đếm thêm

-HS thực hiện tính theo 2 cách:

+ C1: Làm cho tròn 10

8 + 7 = 8 + 2 + 5

= 10 + 5

= 15

+ C2: Đếm tiếp

8-9-10-11-12-13-14-15

Vậy 8 + 7 = 15

  • HS lắng nghe

3’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Bài học ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?

GV yêu cầu HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

  • HS nêu ý kiến
  • HS lắng nghe để hôm sau chia sẻ với các bạn

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 4 Tiết 17

BÀI 12: BẢNG CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Tìm được kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Vận dụng Bảng cộng (tra cứu Bảng cộng) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng cộng).

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả từng phép cộng và thành lập Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính

- Bảng nhóm

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động:

- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.

- GV yêu cầu HS thực hành với đồ vật thật; chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS chia sẻ tình huống

  • HS lắng nghe

15’

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu: Thành lập được bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20)

- GV tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo nhóm 4: Bạn A: rút một thẻ; đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau). Mồi bạn trong nhóm thông báo kết quả tính của mình và ghi lại vào bảng nhóm.

- GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành Bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một Bảng cộng trước mặt.

(VD: yêu cầu HS sắp xếp các phép tính có số hạng thứ nhất là số 9 thành một cột, tương tự thế với các phép tính có số hạng đầu tiên lần lượt là 8,7,6,5,4,3…

- GV giới thiệu Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong Bảng.

- GV hướng dẫn HS nhận xét về đặc điếm của các phép cộng trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20:

+ Nhận xét các số hạng thứ nhất trong từng cột.

+ Nhận xét số hạng thứ hai trong từng cột

+ Nhận xét kết quả của từng phép tính trong từng cột

- GV yêu cầu HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).

- GV tổng kết: Có thể nói:

+ Cột thứ nhất được coi là: Bảng 9 cộng với một số.

+ Cột thứ hai được coi là: Bảng 8 cộng với một số.

+ Cột thứ ba được coi là: Bảng 7 cộng với một số.

……..

+ Cột thứ tám được coi là: Bảng 2 cộng với một số.

-GV hướng dẫn HS tập sử dụng bảng cộng và tiến tới ghi nhớ Bảng cộng theo các bước:

+ Yêu cầu từng bạn đọc thầm Bảng cộng.

+ Hai bạn kiểm tra nhau: một bạn đọc phép tính, bạn kia kiểm tra và sửa cho bạn.

- HS thảo luận nhóm 4 tham gia trò chơi đố bạn và ghi lại vào bảng nhóm

-HS sắp xếp các thẻ thành Bảng cộng thành từng cột theo hướng dẫn cùa GV:

9+2

9+3 8+3

9+4 8+4 7+4

9+5 8+5 7+5 6+5

-HS lắng nghe và đọc theo

-Hs trả lời theo câu hỏi của GV:

+ Các số hạng thứ nhất ở từng cột giống nhau

+ Các số hạng thứ hai tăng dần 1 đơn vị.

+ Kết quả từng cột cũng tăng dần 1 đơn vị

-HS đố nhau theo nhóm bàn

-HS nghe và quan sát theo chỉ dẫn của GV trên máy chiếu.

-HS làm theo hướng dẫn của GV

8’

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1: Tính nhẩm

Mục tiêu: HS sử dụng được bảng cộng để tìm ra kết quả của phép tính.

a)

6+5 9+4 7+9

8+8 7+7 6+9

b)

8+3 7+6 9+5

3+8 6+7 5+9

- Yêu cầu hs nêu đề toán

- Yêu cầu hs viết phép tính vào vở

(có thể sử dụng Bảng cộng để tìm kết quả)

- Gọi hs chữa miệng

- Nhận xét bài làm của hs

- Yêu cầu HS nhận xét các kết quả của phần b và nhắc lại kết luận khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.

- 1HS đọc đề

- HS làm bài

- HS đổi vở đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

-HS nhận xét: các kết quả của từng cột giống nhau

7’

D. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng bảng cộng và kiến thức đã học ở các bài trước để tham gia trò chơi liên quan đến các phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 20

- Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa

+ Giới thiệu luật chơi

2 đội tham gia chơi chọn những con ong mang trên mình những thẻ tính với kết quả phù hợp trên những bông hoa.

+ Gv nhận xét + Khen đội thắng cuộc

-2 đội tham gia chơi

  1. người/đội)

-HS cùng GV nhận xét đội thắng cuộc.

5’

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- GV nêu 1 vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng.

9 + 3; 8 +3; 3 + 8….

- Yêu cầu HS thực hành về đố ông bà, bố mẹ các phép tính liên quan đến Bảng cộng mới học.

- HS trả lời

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 4 Tiết 18

BÀI 12: BẢNG CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Tìm được kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Vận dụng Bảng cộng (tra cứu Bảng cộng) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng cộng).

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả từng phép cộng và thành lập Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính

- Bảng nhóm

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động:

- GV cho HS chơi trò chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong bảng cộng đã học tiết trước.

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

  • HS lắng nghe

20’

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 2 (tr.25)

Mục tiêu: HS xem bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 để điền các phép tính còn thiếu, từ đó ghi nhớ dần kết quả của các phép tính trong bảng cộng đã học tiết trước.

Bài 3: (tr.25)

Mục tiêu: Vận dụng bảng cộng mới thành lập để giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 20

- Yêu cầu hs nêu đề toán

- GV hướng dẫn HS làm bài: Quan sát số ghi trên mỗi mái nhà chính là kết quả phép tính tương ứng. HS cần quan sát Bảng cộng tìm phép tính còn thiếu.

- GV yêu cầu HS chữa bài theo từng cặp

- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp và nhận xét bài làm của hs

Đáp án: Các phép tính còn thiếu là

5+6=11 2 + 9 =11

4+8=12 7+5=12 5+7=12

4+9=13; 7+6 =13; 8+5 =13;5+8=13

5+9 =14;8 +6 =14;6+8=14;7+7=14

8+7 =15 9 +6 =15 6 +9 =15

8+8=16 7+9 =16 9+7=16

- Mời HS đọc to đề bài.

- GV hỏi HS:

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ

- GV chữa bài

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- 1HS đọc đề

- HS làm bài cá nhân theo hướng dẫn của GV

- HS chữa bài theo bàn, mỗi bạn chỉ vào phép tính còn thiếu đố bạn nêu phép tính thích hợp và giải thích cách làm.

-HS chia sẻ và lắng nghe.

- 1 HS đọc

- HS trả lời:

+ Vườn nhà Tùng có 7 cây na và 9 cây xoài

+ Hỏi vườn nhà Tùng có tất cả bao nhiêu cây na và cây xoài?

- HS làm bài cá nhân.

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

- HS gắn bảng phụ lên bảng:

+ Phép tính: 7 + 9 = 16

+ Trả lời: Vườn nhà Tùng có tất cả 16 cây na và cây xoài.

7’

C. Hoạt động vận dụng.

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học trong bài tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Gv yêu cầu HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- GV khuyến khích HS nêu một vài tình huống tương tự.

- HS tự nghĩ

-VD: Em có 8 viên bi, bạn cho em thêm 5 viên bi nữa. Vậy em có tất cả là 13 viên bi

3’

D.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- Liên hệ về nhà, em hây tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

-HS trả lời

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên: ……….

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 4 – Tiết 19

Ngày ..… tháng ..… năm 20….

Bài 13: LUYỆN TẬP( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức, kĩ năng:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Vận dụng Báng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 trong thực hành tính nhẩm.

  1. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:- Thông qua việc thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, nhận biết trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”, vận dụng các phép tính đã học giải quvết một số vấn đề thực tế, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất:- Thông qua việc chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên:
  • Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
  • Tranh vẽ và thẻ phép tính minh họa cho HS chơi trò chơi ở bài 3a
  1. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”:

+ Giới thiệu luật chơi:

HS nêu một phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 đố bạn tính nhẩm. Trả lời đúng được quyền gọi 1 bạn bất kì trả lời câu hỏi của mình.

+ GV nhận xét các phép tính và dẫn vào bài mới

-HS chơi trò chơi

-HS lắng nghe

25’

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1 (trang 26)

Mục tiêu: HS dựa vào Bảng cộng đã học tính nhẩm 1 số phép tính có nhớ trong phạm vi 20, đồng thời nhận xét trực quan về tính chất giao hoán của phép cộng.

-Yêu cầu HS đọc để bài.

- GV yêu cầu HS làm vở các phép tính câu a

- Gv gọi 3 HS nối tiếp đọc kết quả ở 3 cột

- GV cùng HS làm mẫu cột đầu câu b, hướng dần HS sử dụng nhận xét trực quan về “Tính chất ‘

giao hoán của phép cộng” để thực hiện tính nhẩm các phép tính còn lại.

-> GV nhắc lại: Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.

- 1 HS đọc

- HS làm bài vào vở

- 3HS chữa bài:

9 + 2 = 11 ; 9 + 3 = 12

5 + 7 = 12 ; 6 + 8 = 14

5 + 9 = 14 ; 5 + 8 = 13

- HS chữa miệng

- HS vận dụng tính chất trả lời.

9 + 6 = 15 -> 6 + 9 = 15

5 + 6 = 11 -> 6 + 5 = 11

8 + 7 = 15 -> 7 + 8 = 15

Bài 2 (trang 26)

Mục tiêu: HS dựa vào Bảng cộng đã học điền số còn thiếu vào1 số phép tính có nhớ trong phạm vi 20.

Bài 3 a (trang 26)

Mục tiêu: HS tiếp tục ôn lại và ghi nhớ các phép tính có nhớ trong phạm vi 20.

-Yêu cầu HS đoc đề

- GV hướng dẫn HS làm mẫu ngôi nhà thứ nhất.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở với 3 ngôi nhà còn lại.

- GV cho HS chữa bài.

GV nhận xét, chữa bài.

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS nêu cách làm

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về cách tính nhẩm

- GV cho HS chơi trò chơi “Tìm xe cho đúng”

+ Giới thiệu luật chơi: 2 đội lên nối thi tiếp sức

+ GV chữa chốt kết quả đúng

- 1 HS đọc

- Cá nhân HS quan sát các phép cộng ghi trong mồi ngôi nhà; đôi chiêu với

các số biểu thị kết quả phép tính ghi trên mỗi đám mây rồi lựa chọn số thích hợp với từng ô trống.

-HS làm bài cá nhân

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với

mỗi phép tính.

- 1 HS đọc

- HS trả lời:

Tìm kết quả các phép cộng (ghi trên từng tấm biển trên tay mồi con vật) rồi lựa chọn số chỉ kết quả thích hợp (ghi trong mồi chiếc xe buýt).

-HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- 2 đội lên chơi (8 HS/đội)

Đáp án:

9 + 5 = 14 6 + 7 = 13

9 + 4 = 13 7 + 4 = 11

7 + 7 = 14 3 + 8 = 11

8 + 4 = 12 6 + 6 = 12

5’

C. Hoạt động vận dụng.

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học trong bài tự nghĩ ra một số bài toán gắn với thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Gv yêu cầu HS nghĩ ra một bài toán gắn với thực tế có sử dụng 1 phép tính ở bài tập số 3a vừa làm

- GV gọi Hs trả lời

- HS tự nghĩ cá nhân

-3HS trả lời:

VD: Bình hoa có 7 bông hoa, mẹ cắm thêm vào lọ 4 bông hoa nữa. Hỏi lọ hoa có tất cả bao nhiêu bông ?

3’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: - Bài học ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?

  • Để làm tốt các bài tập, em nhắn bạn điều gì?
  • HS nêu ý kiến
  • HS chia sẻ

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên: ……….

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 4 – Tiết 20

Ngày ..… tháng ..… năm 20….

Bài 13: LUYỆN TẬP( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức, kĩ năng:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Vận dụng Báng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 trong thực hành tính nhẩm.

- Thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính.

- Vận dụng giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

  1. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:- Thông qua việc thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, nhận biết trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”, vận dụng các phép tính đã học giải quvết một số vấn đề thực tế, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

- Thông qua việc chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất:- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên:
  • Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
  • Hình vẽ những bông hoa và các chú ong mang thẻ phép tính minh họa cho trò chơi ở phần khởi động.
  1. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa

+ Giới thiệu luật chơi

2 đội tham gia chơi chọn những con ong mang trên mình những thẻ tính với kết quả phù hợp trên những bông hoa.

+ Gv nhận xét + Khen đội thắng cuộc

GV giới thiệu bài…

-2 đội tham gia chơi (6 người/đội)

-HS nhận xét đội thắng cuộc

-HS lắng nghe

20’

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 3b (trang 27)

Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 để thực hiện dãy tính có hai phép tính cộng

-Yêu cầu HS đọc để bài.

- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài

- GV yêu cầu HS làm vở 5 phút, 4 HS làm bảng phụ

- Gv gọi 4 HS đọc kết quả bảng phụ, chữa bài.

- Yêu cầu HS nhận xét kết quả, GV chữa bài

- 1 HS đọc

- HS trả lời: thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

- HS làm bài

- 4 HS chữa bài:

9 + 5 + 1 = 14 + 1

= 15

5 + 3 + 4 = 8 + 4

= 12

7 + 2 + 6 = 9 + 6

= 15

8 + 4 + 5 = 12 + 5

= 17

-HS đối chiếu, nhận xét kết quả với vở của mình.

Bài 4 (trang 27)

Mục tiêu: Hs thành lập các phép tính cộng từ các số đã cho.

- Mời HS đọc to đề bài.

- GV hỏi HS:

+ Hãy xác định các số hạng thứ nhất trong phép tính đã cho

+ Những số hạng thứ hai cần điền.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo nhóm bàn và trong cả lớp

- GV cho HS nhận xét, đánh giá sau mỗi phép tính mà các cặp thành lập

- 1 HS đọc

- HS trả lời:

+ Số hạng thứ nhất đã cho: 7 và 8

+ Số hạng thứ hai cần chọn để điền: 4,1,5,3,2,9,6

- HS tham gia đố nhau lần lượt thay các số hạng để thành lập các phép tính rồi tính tổng theo cặp, mỗi cặp đổi chỗ đố 2 phép tính:

10’

C. Hoạt động vận dụng

Bài 5 (trang 27)

Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 20

- Mời HS đọc to đề bài.

- GV hỏi HS:

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ

- GV chữa bài của bạn làm bảng phụ

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- 1 HS đọc

- HS trả lời:

+ Tổ Một vẽ được 6 bức tranh, tổ Hai vẽ được 7 bức tranh.

+ Hỏi cả hai tổ vẽ được tất cả bao nhiêu bức tranh ?

- HS làm bài cá nhân.

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

- HS gắn bảng phụ lên bảng:

+ Phép tính: 6 + 7 = 13

+ Trả lời: Hai tổ vẽ được tất cả 13 bức tranh.

3’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vượt chướng ngại vật”

+ Giới thiệu luật chơi: Trả lời đúng 1 câu hỏi liên quan đến bài học là HS đã vượt qua dc 1 chướng ngại vật để về đích

+ Tổ chức cho HS tham gia chơi

+ GV nhận xét, đánh giá HS qua từng câu hỏi

-HS tham gia chơi cá nhân và đánh giá, nhận xét câu trả lời của bạn cùng với GV

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 5- Tiết 21

BÀI 14: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được phép cộng trong phạm vi 20. Tính được phép công bằng cách nhẩm hoặc tách số.

- Hình thành bảng cộng vận dụng vào giải các bài toán thực tế có liên quan.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

a.Năng lực

- Thông qua việc quan sát, HS phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, khái quát hoá để tìm ra cách thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 20, vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tế.

- Thông qua hoạt động luyện tập cá nhân, nhóm, HS có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề toán học.

b.Phẩm chất: Chăm chỉ , trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Slide minh họa...

- HS: SGK, vở bài tập , vở nháp...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.

GV cho HS chơi trò chơi “ Truyền bóng”

HS nêu một phép cộng trong phạm vi 20 và đố bạn thưc hiện

-Nhận xét, đánh giá HS làm bài.

GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

HS chơi trò chơi

  • Lắng nghe

-HS lắng nghe

22’

2. Thực hành – Luyện tập

Bài 1

Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính trong phạm vi 20

Bài 2

Mục tiêu : HS tính được phép tính có hai dấu cộng

Bài 3 :

Mục tiêu: HS so sánh hai kết quả nhận được ở hai bên dấu hỏi

Bài tập 1:

- GV cho HS đọc YC bài

- HS tự làm bài tập 1

-Gọi HS nêu bất kì

-Nhận xét

(GV lưu ý kĩ thuật tính với các dạng cộng lặp, ví dụ 6+6,7+7 , 8+8

- GV cho HS đọc YC bài

GV lưu ý : Dạng toán cộng lặp và tính trường hợp có hai dấu cộng ( tính từ trái qua phải)

-Yêu cầu HS nêu cách tính

-Nhận xét

- Gọi 1 số HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn

-GV sửa bài tập

-Nhận xét bài làm của cả lớp, chấm bài ở vở.

- GV cho HS đọc bài 3

- GV hỏi: Bài 3 yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV hỏi ở mỗi bên đã có kết quả cụ thể chưa?

-Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi tìm ra cách làm nhanh và chính xác nhất

-Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả và nêu cách làm của nhóm mình

-GV nhận xét và tuyên dương những nhóm có cách làm hay ( không thực hiện tính kết quả từng bên nhưng vẫn so sánh được)

Ví dụ 9 + 7 .... 9 + 9

Lần lượt so sánh hai bên đều có số 9 , còn lại 7 thì bé hơn 9 nên điền dấu <

-1 HS đọc YC bài

-HS làm cá nhân

-HS nêu

- Lắng nghe

  • 1 HS đọc yêu cầu đề bài

4+ 4 + 3

3 + 3+ 6

7 + 1+ 8

5 + 4+ 5

-HS nêu cách tính

-Lắng nghe

- 4 HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở

-HS nhận xét

-Quan sát, lắng nghe

-Lắng nghe

-HS đọc yêu cầu bài tập 3

-Điền dầu > , < , =

-HS trả lời

-HS làm nhóm đôi

-Nhóm khác nhận xét

-HS quan sát và lắng nghe

6’

3. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: HS vận dụng phép cộng trong phạm vi 20 để giải toán có lời văn (bài toán thực tế trong cuộc sống)

- Gọi HS đọc bài 4

- GV hỏi: Đề bài hỏi gì? Muốn biết hai hàng có tất cả bao nhiêu bạn thì phải làm thể nào?...

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét, nêu lời giải khác.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn

- GV đánh giá HS làm bài

Phép tính 8 + 8 = 16

Hai hàng có tất cả 16 bạn

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS nêu để phân tích đề

-HS nêu

-HS làm cá nhân vào vở

-HS nhận xét bài của bạn

-HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

-HS lắng nghe

2’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

HS nêu ý kiến

HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 5- Tiết 22

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 5

Ngày … tháng … năm 2021

BÀI 15: LUYỆN TẬP VỀ PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 20

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận biết được phép trừ trong phạm vi 20, dạng 10 trừ đi một số và “ trừ đi một số để có kết quả là 10”, chuẩn bị cho việc học về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 20

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực

- Thông qua các hoạt động luyện tập về dạng : “ 10 trừ đi một số” và “trừ đi một số để có kết quả là 10 “ , HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua việc trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến để đưa ra cách thực hiện bài tập , HS có cơ hội để phát triển NL tư duy và lập luận toán học ,NL giải quyết vấn đề toán học, NL gia tiếp toán học.

b. Phẩm chất: : Chăm chỉ , trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài,slide, tấm thẻ

- HS: SGK, vở bài tập , vở nháp...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài học hôm nay.

GV cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”

-GV nêu luật chơi

-Lượt 1: HS nêu một phép trừ trong phạm vi 10 đố bạn thực hiện.

- Lượt 2 : HS nêu một phép trừ( không nhớ) trong phạm vi 20 và đố bạn thưc hiện

-Nhận xét, đánh giá HS

GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

HS chơi trò chơi

-Lắng nghe

-HS chơi trò chơi

-HS tham gia chơi

-HS lắng nghe

22’

2. Thực hành – Luyện tập

Bài 1

Mục tiêu: HS ôn luyện kĩ năng “ 10 trừ đi một số”

Bài 2

Mục tiêu : HS ôn luyện kĩ năng “ trừ đi một số để có kết quả là 10”

Bài 3 :

Mục tiêu: HS biết cách làm các bài có hai phép tính trừ liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái sang phải

Bài tập 1:

- GV cho HS đọc YC bài

- GV tổ chức cho HS chơi theo cặp ( sử dụng tấm thẻ đã chuẩn bị)

-Mời các nhóm tham gia chơi

-Nhận xét,củng cố lại nội dung bài

- GV cho HS đọc YC bài

-Cho HS nhận xét về cách tính của bài toán

-Yêu cầu HS nêu cách tính

-Nhận xét

- Gọi 1 số HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

-GV cho HS đổi chéo vở

-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn

-Nhận xét bài làm của cả lớp, chấm bài ở vở.

-GV lưu ý lại phép tính trừ một số để có kết quả là 10.

- GV cho HS đọc bài 3

- GV hỏi: Bài 3 yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV hỏi dạng toán này có mấy phép tính trừ?

-Lưu ý HS thực hiện từ trái sang phải( ví dụ 14 – 4 – 2 = 10 – 2 = 8)

Cho HS làm vào vở

-Đổi chéo vở

-Chấm lại vở

-Nhận xét, đánh giá

-1 HS đọc YC bài

-HS nhóm đôi theo từng bàn( một bạn lấy ra một thẻ phép tính dố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại)

-HS chơi trò chơi

- Lắng nghe

  • 1 HS đọc yêu cầu đề bài
  1. 12 – 2, 16 – 6,

15-5, 17 – 7, 18-8 , 19– 9

  1. 10 = 15 - ...

10 = 19 - ...

10 = 17 - ...

-HS nhận xét

-HS nêu cách tính trừ hai số có chữ số hàng đơn vị giống nhau

-Lắng nghe

- 3 HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở

-HS đổi vở và chấm bài làm của bạn bằng bút chì

-HS nhận xét

-Quan sát, lắng nghe

-Lắng nghe

-HS đọc yêu cầu bài tập 3

-HS trả lời

-HS trả lời

-HS quan sát và lắng nghe

-HS làm vào vở

-Đổi chéo vở và chấn bằng bút chì

-Quan sát GV sửa

-Lắng nghe

6’

3. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: HS biết nhận dạng bài toán “ trừ đi một số để có kết quả là 10 “

- Gọi HS đọc bài 4

- GV hỏi: Đề bài hỏi gì?

-Tổ chức lớp chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”

-Nêu luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, tổ 1 và tổ 2 là Đội 1, Tổ 3 và 4 là Đội 2.

Hai đội nối tiếp nhau ghi vào thẻ đã chuẩn bị sẵn các phép tính trừ có kết quả là 10.

Đội nào viết nhanh , chính xác và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

-Tổ chức trò chơi

-Nhận xét, tuyên dương

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS nêu để phân tích đề

-HS nêu

- Lắng nghe và chia đội

-Đại diện nhóm tham gia chơi

-Lắng nghe

2’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố được kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

HS nêu ý kiến

HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 5- Tiết 23

BÀI 16: PHÉP TRỪ ( CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức, kĩ năng:
  • Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế
  1. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực: Thông qua việc thực hành phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, vận dụng các phép tính đã học giải quyết một số vấn đề thực tế; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học

b. Phẩm chất: Chăm chỉ , trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,slide trình chiếu...
  • Học sinh: Khung 10 ô kẻ sẵn trên bảng con, sách giáo khoa, vở bài tập, vở nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3”

A. Khởi động Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài mới hôm nay.

GV gọi 02 HS lên bảng tính:

  1. 11 - 5
  2. 13- 6

GV yêu cầu HS nêu cách tính.

GV gọi HS nhận xét.

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

02 HS lên bảng tínhtính

HS trả lời miệng

HS nhận xét

15”

B.Hoạt động Hình thành kiến thức

Mục tiêu:Học sinh nêu được phép tính từ tình huống thực tiễn. Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.

GV đưa bức tranh tình huống(SGK tr 32)

GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi: Bức tranh vẽ gì?

GV hỏi để HS nêu phép trừ từ tình huống.

GV viết phép trừ trên bảng.

GV yc HS tiếp tục thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả phép tính 13-4

GV nhận xét.

GV hướng dẫn cách tìm kết quả phép trừ 13 - 4 = ? bằng cách

“làm cho tròn 10”.

GV đọc phép tính 13- 4, đồng thời gắn 13 chấm tròn lên bảng.

GV yc HS lấy 13 chấm tròn đặt trên bảng.

Hướng dẫn HS thao tác trên các chấm tròn của mình, thực hiện phép trừ 13-3 (tay gạch bớt 3 chấm tròn trên khay bên phải, miệng đếm: 13, 12, 11,10 ). Sau đó, trừ tiêp 10-1=9 (tay gạch bớt 1 chấm tròn trên khay bên trái, miệng đếm: 10, 9). Vậy 13-4 = 9.

GV chốt lại cách tính bằng cách “làm cho tròn 10” (cũng tay gạch, miệng đếm nhưng đi qua hai chặng: đếm lùi đến 10 rồi mới đếm lùi tiêp).

GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự với phép tính khác: 12 - 5 = ?

GV yc một số HS nêu lại cách thực hiện.

HS quan sát

HS quan sát, thảo luận.

Đại diện nhóm HS chia sẻ trước lớp, các nhóm khác nhận xét.

-HS nêu phép trừ

HS thảo luận

Đại diện nhóm HS trình bày kết quả, nêu các cách tính.

HS lắng nghe.

HS quan sát.

HS lấy ra 13 chấm tròn đặt trước mặt.

HS thao tác.

HS theo dõi.

HS thực hiện tính bằng cách “làm cho tròn 10”

10”

C. Hoạt động Thực hành BT1/trang 32 Mục tiêu:HS thực hiện được thao tác“tay gạch, miệng đếm” rồi tìm số thích hợp cho ô trống.

BT2/tr33

Mục tiêu:Khắc sâu cách thực hiện được thao tác“tay gạch, miệng đếm” để tìm kết quả.

BT3/tr33

Mục tiêu:Khắc sâu cách thực hiện tính trừ bằng cách “làm cho tròn 10” để tìm kết quả.

HS đọc YC bài

- GV đưa phép tính yc HS thực hiện thao tác “tay gạch, miệng đếm” rồi tìm số thích hợp cho ô trống.

Mời 2 HS thực hiện trên bảng lớp, cả lớp làm vở BT.

GV yc HS nêu lại cách thực hiện thao tác.

GV nhận xét, yc HS đổi chéo vở để kiểm tra cách thực hiện của bạn.

GV chốt lại cách thực hiện phép trừ bằng cách “làm cho tròn 10”.

Mời HS đọc YC bài

- GV đưa phép tính yc HS thực hiện thao tác “tay gạch, miệng đếm” rồi tìm số thích hợp cho ô trống.

Mời 2HS thực hiện trên bảng lớp.

GV nhận xét, yc HS đổi chéo vở để kiểm tra cách thực hiện của bạn.

GV yc HS nêu lại cách thực hiện.

Mời HS đọc YC bài

HS thực hành tính bằng cách “làm cho tròn 10” để tìm kết quả.

GV chữa bài, chốt lại cách thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.

1 HS đọc YC bài

HS thực hiện.

HS khác nhận xét.

HS đổi chéo vở để kiểm tra cách thực hiện của bạn.

HS lắng nghe.

HS đọc yc bài tập.

HS làm vào vở.

HS đổi chéo vở để kiểm tra cách thực hiện của bạn.

HS nêu lại cách thực hiện.

HS đọc yc bài tập.

HS cùng kiểm tra kết quả theo cặp, nói cho bạn nghe cách làm.

HS theo dõi.

5’

D.Hoạt động Vận dụng

BT4/tr33

Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng tính qua bài toán thực tiễn.

GV mời HS đọc bài toán.

YC HS nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

Mời HS trình bày.

GV nhận xét.

GV mời HS kể một tình huống trong thực tiễn có sử dụng phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 rồi đố bạn nêu phép tính thích hợp.

GV nhận xét.

HS đọc bài toán.

HS trao đổi thao nhóm đôi.

HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính nào để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao).

HS viết phép tính thích họp và trả lời:

Phép tính: 11-3 = 8.

Trả lời: Cửa hàng còn lại 8 bộ đồ chơi lắp ghép hình.

HS lắng nghe.

Một số HS nêu để đố bạn.

2’

E. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- HS nêu cảm nhận hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Em thích nhất hoạt động nào?

- Về nhà, em hãy tìm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân xem có còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 không. Tiết sau chia sẻ với cả lớp.GV nhận xét tiết học.

HS trả lời.

HS trả lời.

HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 5- Tiết 24

BÀI 17: PHÉP TRỪ ( CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20

(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, khái quát hoá để tìm ra cách thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 20, vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tế.

- Thông qua hoạt động luyện tập cá nhân, nhóm, HS có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Một khung 10 ô (có thể in trên giấy A4 cho HS, hoặc sử dụng bảng con kẻ sẵn 10 ô để thả các chấm tròn, nên làm gọn mồi khung nửa tờ giấy A4).

2. Học sinh:

- 20 chấm tròn (trong bộ đồ dùng học Toán ).

- Vở, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động

Mục tiêu: Dẫn dắt học sinh vào bài mới hôm nay.

- HS hoạt động theo nhóm (bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- HS quan sát bức tranh (trong SGK trang 32 hoặc trên máy chiếu).

- HS thảo luận nhóm bàn: Bức tranh vẽ gì? (HS chỉ vào bức tranh nói cho bạn nghe về bức tranh).

- HS chia sẻ trước lớp.

- GV hỏi để HS nêu phép tính từ tình huống tranh vẽ, GV viết phép tính lên bảng 13-4 = ?

- Hãy thảo luận (theo bàn) cách tìm kết quả phép tính 13 - 4 = ?

Lưu ỷ: GV đặt câu hỏi để HS nói cách tìm kết quả phép tính 13 - 4 = ?, mà không chỉ nêu kết quả phép tính.

- Cả lớp quan sát

- 1 – 2 HS trả lời miệng

- Quan sát

- HS thảo luận

15’

2. Hình thành kiến thức mới.

Mục tiêu: Học sinh nắm được cách trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách tìm kết quả phép trừ 13 - 4 = ? bằng cách “làm cho tròn 10”.

- GV đọc phép tính 13-4, đồng thời gắn 13 chấm tròn lên bảng. HS lấy ra 13 chấm tròn đặt trước mặt.

- HS thao tác trên các chấm tròn của mình, thực hiện phép trừ 13-3 (tay gạch bớt 3 chấm tròn trên khay bên phải, miệng đếm: 13, 12, 11, 10). Sau đó, trừ tiếp 10-1=9 (tay gạch bớt 1 chấm tròn trên khay bên trái, miệng đếm: 10, 9). Nói: Vậy 13-4 = 9. ^

- GV chốt lại cách tính bằng cách “làm cho tròn 10” (cũng tay gạch, miệng đếm nhưng đi qua hai chặng: đếm lùi đến 10 rồi mới đếm lùi tiếp).

- GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự với phép tính khác: 12 - 5 - ?

- Lắng nghe

- HS lấy ra 13 chấm tròn

- Gạch bớt 3 chấm tròn trên khay bên phải, miệng đếm: 13, 12, 11, 10

- Trừ tiếp 10-1=9 (tay gạch bớt 1 chấm tròn trên khay bên trái, miệng đếm: 10, 9

- HS quan sát và lắng nghe

22’

3. Thực hành – Luyện tập

Bài 1 (trang 32)

Mục tiêu: HS nêu được cách tính của phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 20.

Bài 2 (trang 33)

Mục tiêu: HS nêu được cách tính của phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 20.

Bài 3 (trang 33)

Mục tiêu: HS nêu được cách tính của phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 20.

Bài 4 (trang 33)

Mục tiêu: HS vận dụng trừ có nhớ trong phạm vi 20 để giải bài toán thực tế trong cuộc sống.

- GV cho HS đọc YC bài

- HS thực hiện thao tác “tay gạch, miệng đếm” rồi tìm số thích hợp cho ô trống.

- HS đổi vở, kiểm tra nói cho nhau về cách thực hiện tính từng phép tính; chia sẻ trước lớp.

- GV chốt lại cách thực hiện phép trừ bằng cách “làm cho tròn 10”.

- GV cho HS đọc YC bài

- HS thực hiện thao tác “tay gạch, miệng đếm” để tìm kết quả phép tính rồi nêu số thích hợp cho ô trống.

- HS đổi vở kiểm tra chéo.

- GV chữa bài, chốt lại cách thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.

- GV cho HS đọc bài 3

- HS thực hành tính bằng cách “làm cho tròn 10” để tìm kết quả.

- HS cùng kiểm tra kết quả theo cặp, nói cho bạn nghe cách làm.

- GV chữa bài, chốt lại cách thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.

- Gọi HS đọc bài 4

- GV hỏi: Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính nào để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao).

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 11-3 = 8.

- Hỏi:Vậy cửa hàng còn lại bao nhiêu bộ đồ chơi lắp ghép hình?

- HS kiểm tra.

GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- 1 HS đọc YC bài

- HS thực hiện

- HS đổi vở, kiểm tra chéo. 2-3 HS chia sẻ trước lớp

- Lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài

- HS thực hiện cá nhân

- Kiểm tra chéo

- HS lắng nghe. 2 – 3 học sinh trình bày miệng trước lớp.

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân

- Từng cặp hỏi và trả lời với nhau.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS trả lời

- HS thảo luận

- 2 HS trả lời

- Vậy cửa hàng còn lại 8 bộ đồ chơi lắp ghép hình

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

6’

3. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: HS vận dụng trừ có nhớ trong phạm vi 20 để giải bài toán thực tế trong cuộc sống.

- HS kể một tình huống trong thực tiễn có sử dụng phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 rồi đố bạn nêu phép tính thích hợp.

- 1 -2 HS kể tình huống. Cả lớp cùng tìm phép tính thích hợp.

2’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- HS nêu cảm nhận hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Em thích nhất hoạt động nào?

- Về nhà, em hãy tìm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân xem có còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 không. Tiết sau chia sẻ với cả lớp.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 5- Tiết 25

BÀI 18: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, tư duy và lập luận toán học, vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tế.

- Thông qua hoạt động luyện tập cá nhân, nhóm, HS có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.

- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo cặp.

- Luật chơi: Bạn A viết một phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 ra nháp hoặc ra bảng con đố bạn B tìm kết quả và nói cách tính. Đổi vai cùng thực hiện.

- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”

- GV đánh giá HS chơi

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi

- HS lắng nghe

22’

2. Thực hành – Luyện tập

Bài 1 (trang 34)

Mục tiêu: Củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20.

Bài 2 (trang 34)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 và phép trừ có 2 phép tính liên tiếp.

Bài 3 (trang 34)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng làm tính cộng và trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20

Bài 4 (trang 35)

Mục tiêu:

HS vận dụng cách tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống.

- GV chiếu bài trên màn hình

- GV cho HS đọc YC bài

- Cá nhân HS quan sát số ghi trên mỗi ô cửa sổ của ngôi nhà; Quan sát phép trừ ghi trên mỗi tấm thẻ mà các con vật đang cầm trên tay rồi lựa chọn số thích hợp với kết quả của từng phép tính.

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng vói mỗi phép tính.

- Cho HS nhận xét

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.

- GV chiếu bài, cho HS đọc và xác định YC bài.

- Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- GV hướng dẫn HS cách làm các bài tập có hai phép trừ liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái qua phải. Ví dụ: 15-5-2=10-2 = 8.

- Hỏi: Bài tập 2 củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 2.

- GV cho HS đọc bài 3

- Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng và trừ nêu trong bài.

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- GV hướng dẫn HS sử dụng quan hệ giữa các phép tính cộng và trừ để thực hiện các phép tính. Ví dụ: 9 + 4 = 13 thì 13-4 = 9.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV cho HS đọc bài 4

- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- HS suy nghĩ về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính nào để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao).

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 15-8 = 7.

- Hỏi:Vậy mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng?

- HS kiểm tra.

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 2.

- HS quan sát

- 1 HS đọc YC bài

- HS làm bài cá nhân

- Mời 2-3 nhóm trình Bày trước lớp.

- HS đối chiếu, nhận xét

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS tự làm bài cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chữa bài

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS trả lời

- 2 HS trả lời. Cả lớp nhận xét.

- Trả lời: Mẹ còn lại 7 quả trứng.

5’

3. Hoạt động vận dụng

Bài 5 (trang 35)

Mục tiêu: HS vận dụng cách tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống).

- Gọi HS đọc bài 5

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi về hai cách làm tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”, phân tích ưu và nhược điểm của từng cách. Rút ra kết luận cho bản thân.

- GV mời HS trình bày lựa chọn của mình và phân tích.

- GV chốt

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- Thảo luận nhóm đôi

- Cả lớp lắng nghe

3’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì.

- Em thích nhất hoạt động nào?

- HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Về nhà, tìm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân xem có còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 hay không. Tiết sau chia sẻ với cả lớp.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 7: Tiết 26

BÀI 18: LUYỆN TẬP (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS củng cố về các cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm cho tròn 10”.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính trừ có nhớ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bài giảng điện tử, máy chiếu; các thẻ ghi phép trừ có nhớ trong phạm vi 20;

2. HS: Sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3 phút

  1. Khởi động:

Mục tiêu: Củng cố về phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh.

  • GV cho hs chơi trò “Truyền điện” dưới sự tổ chức của trưởng ban Học tập.
  • GV nhận xét, tuyên dương hs.

Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã được củng cố cách làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay cô trò mình cùng luyện tập tiếp nhé.

  • GV ghi bảng: Luyện tập (tr 34, tiết 2)
  • Trình chiếu mục tiêu.
  • Trưởng ban HT nêu luật chơi: Tôi là nguồn điện, tôi sẽ nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tôi truyền điện cho bạn A, trong vòng 5 giây bạn phải nêu được kết quả, sau đó bạn lại nghĩ ra một phép trừ tương tự và mời bạn B. Bạn nhận được điện không nói đúng kết quả sẽ bị điện giật và thua cuộc.
  • HS tham gia chơi.
  • Lắng nghe.
  • HS mở sách, nối tiếp nhắc lại tên bài.
  • Đọc to mục tiêu.

30 phút

  1. Thực hành, luyện tập.

Bài 3:

Mục tiêu: Củng cố về cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 20

Bài 4:

  • Y/c học sinh tự làm bài cá nhân vào vở.

GV đi bao quát lớp, hướng dẫn hs còn lúng túng.

  • Tổ chức cho hs báo cáo.
  • GV chốt kết quả.
  • Ở cột 1, để tìm kết quả phép tính 13 – 4, em làm thế nào?
  • GV nhận xét, khuyến khích hs sử dụng quan hệ giữa phép tính cộng và trừ để thực hiện phép tính. (GV có thể nói: Nếu lấy tổng trừ đi một số hạng, ta được số hạng còn lại)
  • HS làm bài vào vở (5 phút)

(3 hs làm bài vào bảng phụ, sau đó dán lên bảng lớp)

  • 3 HS lần lượt báo cáo. HS dưới lớp phỏng vấn bạn.
  • HS kiểm tra chéo bài.
  • Em dùng kĩ thuật làm cho tròn 10 ạ/ Em thấy 9 + 4 = 13 thì 13 – 4 = 9 ạ.

Mục tiêu: Biết lựa chọn phép tính để tìm ra câu trả lời cho bài toán.

  • Gọi 2 học sinh đọc to đề bài.
  • Phân tích đề:

Y/c hs nói cho bạn nghe theo nhóm 2: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

  • HS suy nghĩ, viết phép tính và câu trả lời vào vở.
  • Tổ chức cho hs chia sẻ, khuyến khích các em nói theo suy nghĩ của mình.
  • Chốt: Bài toán hỏi còn lại, em làm phép tính trừ.
  • HS đọc đề bài.
  • Bài toán cho biết: mẹ mua 15 quả trứng, chị Trang lấy 8 quả trứng để làm bánh.
  • Bài toán hỏi: mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng?
  • Làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ.
  • Lắng nghe, ghi nhớ.

5 phút

  1. Hoạt động vận dụng:

Mục tiêu: HS được củng cố các cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và mở rộng.

  • Tổ chức cho HS thảo luận về hai cách làm phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, phân tích ưu, nhược điểm của từng cách.
  • GV chốt: Cả hai cách đều cho kết quả đúng, tuy nhiên cách làm cho tròn 10 sẽ phát huy được tư duy của các em.
  • Ngoài hai cách làm phép trừ có nhớ, em còn biết cách nào khác để tính trừ nhanh?
  • GV tuyên dương, khen ngợi hs có sự sáng tạo.
  • HS thảo luận về hai cách làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 20, sau đó chia sẻ trước lớp:
  • VD: Em thích cách làm cho tròn 10 rồi trừ như Hà……….
  • Em biết tách số bị trừ: VD

13 – 7 = (10 – 7 ) + 3 = 3 + 3 = 6

2 phút

  1. Củng cố, dặn dò.

Muc tiêu: HS được chia sẻ về tiết học.

  • GV cho hs chia sẻ:
  • Giao việc.
  • Nhận xét tiết học.
  • HS nêu cảm nhận hôm nay biết thêm được điều gì?
  • Em thích nhất hoạt động nào?
  • HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.
  • Lắng nghe.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 7: Tiết 27

BÀI 19: BẢNG TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 20 (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU: HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Tìm được kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu học sinh ngay lập tức phải học thuộc long Bảng trừ).

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Các thẻ chấm tròn, các thẻ phép tính, bảng phụ ghi sẵn BT 1.

2. HS: Que tính, sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3 phút

A.Khởi động:

Mục tiêu: Củng cố về phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tạo tâm thế háo hứng cho học sinh.

  • GV cho hs chơi trò “Truyền điện” dưới sự tổ chức của trưởng ban Học tập.
  • GV nhận xét, tuyên dương hs.

Giới thiệu bài:

  • GV đưa ra tình huống cùng đồ vật thật: Cô có 14 que tính, cô cho Minh mượn 6 que tính, hỏi cô còn mấy que tính?
  • Bạn đưa ra kết quả rất nhanh và đúng. Trong thực tế chúng ta gặp nhiều tình huống phải dùng đến các phép tính để giải đáp, trong đó có phép trừ. Để các con ghi nhớ một cách có hệ thống về các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, cô trò mình cùng đi lập bảng trừ có nhớ qua tiết học ngày hôm nay.
  • GV ghi bảng: Bài 19: Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (tiết 1)
  • Trình chiếu mục tiêu.
  • Trưởng ban HT nêu luật chơi: Tôi là nguồn điện, tôi sẽ nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tôi truyền điện cho bạn A, trong vòng 5 giây bạn phải nêu được kết quả, sau đó bạn lại nghĩ ra một phép trừ tương tự và mời bạn B. Bạn nhận được điện không nói đúng kết quả sẽ bị điện giật và thua cuộc.
  • HS tham gia chơi.
  • Lắng nghe.
  • Suy nghĩ, đưa ra nhanh đáp án: Cô còn 8 que tính. Vì 14 – 6 = 8.
  • Lắng nghe.
  • Nhắc lại tên bài.
  • Đọc to mục tiêu.

25 phút

B. Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Tìm được kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

  • Y/c hs lấy các thẻ phép trừ đã chuẩn bị.
  • Tổ chức cho hs tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp. (3 phút)
  • Gọi 2 – 3 cặp lên chia sẻ trước lớp.
  • Hướng dẫn HS sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định.

(GV xếp mẫu 1 hàng, sau đó hs tự rút ra quy luật và xếp, sau mỗi hàng gv gọi hs lên chỉ vào phép tính và đọc to)

  • GV giới thiệu Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 và HDHS đọc các phép tính trong bảng trừ, rút ra nhận xét.
  • Chốt: Ta có thể gọi cột thứ nhất là Bảng 11 trừ đi một số; cột thứ hai: Bảng 12 trừ đi một số…….
  • HDHS đọc bảng trừ, tập sử dụng bảng trừ và tiến tới ghi nhớ bảng trừ.
  • GV nhận xét, tuyên dương HS nhẩm phép trừ tốt, ghi nhớ nhanh.
  • Để củng cố kết quả phép tính trong bảng trừ, các em chuyển sang hoạt động thực hành.
  • HS lấy các thẻ phép trừ.
  • HS chơi theo cặp:

VD: A giơ thẻ và nói: “Tớ đố bạn 11 – 7 bằng mấy?

B trả lời 11 – 7 bằng 4. Sau đó lấy một tấm thẻ khác để đố A.

  • HS lên chia sẻ, các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
  • GV thao tác, hs quan sát đồng thời xếp các thẻ thành một Bảng trừ trước mặt.
  • HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, cả lớp.
  • Nhận xét về đặc điểm các phép trừ:

+ Theo cột dọc: Các số bị trừ giống nhau, số trừ tăng dần.

+ Theo hàng ngang: Số bị trừ tăng dần, số trừ giống nhau…..

  • Từng hs đọc thầm bảng trừ.
  • Đọc – kiểm tra theo nhóm đôi.
  • Đọc trước lớp theo thứ tự phép tính, đọc phép tính bất kì.
  • Lắng nghe.

5 phút

C. Thực hành, luyện tập.

Bài 1:

Mục tiêu: HS vận dụng được bảng trừ để tính nhẩm.

  • Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
  • Y/c học sinh viết phép tính, làm bài vào vở (hoặc phiếu học tập)
  • Tổ chức cho hs báo cáo kết quả theo hình thức vấn đáp.
  • Nhận xét, tuyên dương hs.
  • GV chốt kết quả đúng, y/c học sinh đọc đồng thanh.
  • Gv có thể đưa thêm một vài phép tính khác, đố hs trả lời nhanh.
  • HS đọc yêu cầu của bài.
  • HS làm bài cá nhân, sau đó đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
  • Hs lên bảng báo cáo (viết kết quả vào phép tính đã có sẵn ử bảng phụ). Các hs dưới lớp phỏng vấn bạn.
  • HS đọc đồng thanh.
  • HS theo dõi, nhẩm nhanh.

5 phút

D. Vận dụng:

Mục tiêu: HS liên hệ kiến thức về bảng trừ để giải quyết một số tình huống thực tế.

  • GV khuyến khích hs đưa ra tình huống thực tế có sử dụng Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 để giải quyết.
  • GV nhận xét, tuyên dương hs.
  • VD: Mẹ mua về 15 quả cam, nhà em đã ăn hết 7 quả. Hỏi nhà em còn lại mấy quả cam?
  • HS khác suy nghĩ, đưa ra kết quả nhanh.

2 phút

  1. Củng cố, dặn dò.

Mục tiêu: HS được chia sẻ kiến thức đã học.

  • Hôm nay các em biết thêm được điều gì.
  • Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.
  • GV nhận xét tiết học.
  • Em biết thêm về bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.
  • Lắng nghe, thực hiện.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 7: Tiết 28

BÀI 19: BẢNG TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 20 (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU: HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Tìm được kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu học sinh ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng trừ).

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Các thẻ chấm tròn, các thẻ phép tính.

2. HS: Que tính, sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3 phút

  1. Khởi động.

Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho học sinh.

  • GV cùng khởi động với hs.

Giới thiệu bài: Tiết học trước, các em đã biết cách lập bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay các em cùng vận dụng để đi giải các bài tập có liên quan đến bảng trừ.

  • GV ghi bảng:

Bài 19: Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 (tiết 2)

  • Trình chiếu mục tiêu.
  • Trưởng ban VN cho lớp hát một bài. HS hát và vỗ tay theo nhịp.
  • Lắng nghe.
  • HS mở sgk, đọc nối tiếp tên bài.
  • Đọc to mục tiêu.

30 phút

B.Thực hành, luyện tập.

Bài 3:

Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng trừ trong thực hành tính nhẩm và liên hệ giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

  • Cho hs đọc yêu cầu và làm bài tập 3.
  • GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
  • Để điền được phép tính đúng, con đã làm thế nào?
  • GV tuyên dương học sinh có sáng tạo.
  • HS đọc đề bài sau đó tự làm vào vở Bài tập Toán: viết phép tính thích hợp cho từng ô còn thiếu.
  • Trao đổi với bạn về bài làm của mình.
  • Chia sẻ trước lớp.
  • Con tra Bảng trừ/ Con lấy số bị trừ làm mốc và đặt câu hỏi: 11 trừ mấy bằng 8? 12 trừ mấy bằng 8?13 trừ mấy bằng 8….

Bài 4:

Mục tiêu:Liên hệ giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

  • Gọi hs đọc đề bài.
  • HDHS phân tích đề.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ HS suy nghĩ, làm bài vào vở, sau đó chia sẻ với bạn.

  • GV nhận xét, hỏi học sinh vì sao con làm phép trừ 13 – 7?
  • Với bài toán đi tìm đối tượng còn lại, ta làm phép tính trừ.

- HS đọc to đề bài.

+ Bài toán cho biết giàn gấc nhà bà Nga có tất cả 13 quả, trong đó có 7 quả đã chin.

+ Bài toán hỏi: Giàn gấc còn mấy quả chưa chin?

  • Làm bài cá nhân vào vở, sau đó chia sẻ với bạn trong nhóm đôi.
  • 2- 3 hs chia sẻ trước lớp.
  • HS trả lời.

5 phút

C.Vận dụng.

Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 thực tế.

  • Khuyến khích hs tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.
  • GV nhận xét, tuyên dương hs đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.
  • HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.

VD: Cô giáo mua về 15 chiếc bút chì, cô đã thưởng cho học sinh 9 chiếc. Hỏi cô giáo còn lại bao nhiêu chiếc bút chì?

2 phút

D.Củng cố, dặn dò.

Mục tiêu: HS chia sẻ về nội dung bài.

  • Hôm nay các em biết thêm được điều gì?
  • Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.
  • Nhận xét tiết học.
  • Em được ôn tập về bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 và vận dụng vào tình huống thực tế.
  • Lắng nghe, thực hiện.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 7: Tiết 29

BÀI 20: LUYỆN TẬP (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU: HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Phiếu học tập đã in sẵn BT2; các tấm thẻ chuẩn bị cho trò chơi ở BT 3a.

2. HS: sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3 phút

  1. Khởi động.

Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức đã học và tạo tâm thế hào hứng.

  • Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Truyền điện”
  • GV nhận xét.

Giới thiệu bài: Tiết học trước các con đã thành lập được Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay cô trò mình cùng đi thực hành luyện tập nhé!

  • GV ghi bảng: Bài 20: Luyện tập (tiết 1)
  • Trình chiếu mục tiêu.
  • HS nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, đố bạn tính nhẩm.
  • Lắng nghe.
  • Mở sgk, nhắc nối tiếp tên bài.
  • Đọc to mục tiêu.

30 phút

B.Thực hành, luyện tập.

Bài 1:

Mục tiêu: Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

Bài 2:

  • Gọi HS đọc đề bài.
  • HS làm bài cá nhân, sau đó thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.
  • Tổ chức cho hs báo cáo.
  • GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
  • GV hỏi: Em đã nhẩm kết quả của 11 – 8 như nào?
  • GV tuyên dương, khuyên khích hs dựa vào mỗi quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để thực hiện phép tính. (Lấy tổng trừ đi một số hạng, ta được số hạng còn lại)
  • HS đọc đề bài.
  • HS làm bài, thảo luận với bạn về cách tính nhẩm.
  • HS chia sẻ trước lớp, các bạn khác hỏi vấn đáp.
  • HS theo dõi, đối chiếu bài làm.
  • Em dựa vào Bảng trừ đã học ạ/

Em thấy 8 + 3 = 11 thì 11 – 8 = 3.

Mục tiêu: Nêu được các phép tính có kết quả cho trước trong phạm vi 20

Bài 3:

Mục tiêu: Tìm đươc kết quả của phép trừ

  • Cho hs quan sát đề và làm bài.
  • GV trình chiếu bài tập 2, gọi 4 hs lần lượt chia sẻ về bài làm của mình (theo từng ngôi nhà).
  • GV chốt đáp án đúng sau mỗi ngôi nhà, có thể mở rộng hơn các phép tính bằng cách tăng số bị trừ thêm 1 đơn vị.

Các em đã sử dụng Bảng trừ để đi tìm kết quả, tìm 1 thành phần chưa biết trong phép tính rất tốt. Cô trò mình cùng chuyển sang bài tập 3a.

  • HS lấy phiếu học tập, quan sát các phép trừ ghi trong mỗi ngôi nhà; đối chiếu với các số biểu thị kết quả phép tính ghi trên mỗi đám mây rồi lựa chọn số thích hợp với từng ô có ghi dấu ?.
  • HS đổi chéo bài làm, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
  • HS lần lượt chia sẻ trước lớp.
  • HS theo dõi, đối chiếu bài, sửa sai nếu có.

Cho hs quan sát đề bài.

  • Tổ chức cho hs chơi

“ Ai nhanh? Ai đúng?”

  • GV bao quát lớp.
  • Nhận xét trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
  • Cá nhân hs quan sát đề bài.
  • Trưởng ban HT lấy 2 bộ thẻ giống nhau và tổ chức cho lớp chơi trò “Ai nhanh?Ai đúng?”
  • HS chia thành 2 đội, mỗi đội có 4 người chơi. Nhiệm vụ của mỗi bạn là tìm chìa mở từng ổ khóa, bạn mở xong ổ khóa số 1 sẽ đứng xuống cuối hàng và tiếp đến bạn sau.
  • Lắng nghe.

5phút

C.Vận dụng.

Mục tiêu: HS biết vận dụng bài học vào thực tế.

  • Khuyến khích hs tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.
  • GV nhận xét, tuyên dương hs đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.
  • HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.

2 phút

D. Củng cố, dặn dò.

Mục tiêu: HS được chia sẻ về nội dung bài.

  • Bài học hôm nay em được ôn những kiến thức nào?
  • Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?
  • Nhận xét tiết học.
  • HS chia sẻ.
  • Lắng nghe.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 7: Tiết 30

BÀI 20: LUYỆN TẬP (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU: HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: 2 chiếc mũ ca nô có in 11 - …..; 12 - ……. (BT4)

2. HS: sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3 phút

A.Khởi động.

Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức đã học và tạo tâm thế hào hứng.

  • Tổ chức cho hs chơi trò chơi “Truyền điện”
  • GV nhận xét.

Giới thiệu bài: Tiết học ngày hôm nay, cô trò mình cùng tiếp tục thực hành, luyện tập nhé!

  • GV ghi bảng: Bài 20: Luyện tập (tiết 2)
  • Trình chiếu mục tiêu.
  • HS nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, đố bạn tính nhẩm.
  • Lắng nghe.
  • Mở sgk, nhắc nối tiếp tên bài.
  • Đọc to mục tiêu.

30 phút

B.Thực hành, luyện tập.

Bài 3b:

Mục tiêu: Củng cố về cách làm tính trừ

  • Gọi HS đọc đề bài.
  • HS làm bài cá nhân, sau đó thảo luận với bạn về cách tính rồi chia sẻ trước lớp.
  • Tổ chức cho hs báo cáo.
  • GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
  • GV hỏi: Để tính 11 – 3 – 1, em đã làm thế nào?
  • GV thống nhất cách trình bày với học sinh:

11 – 3 – 1 = 8 – 1

= 7

Hoặc 11 – 3 – 1

= 8 - 1

= 7

  • HS đọc đề bài.
  • HS làm bài, thảo luận với bạn về cách tính.
  • HS chia sẻ trước lớp, các bạn khác hỏi vấn đáp.
  • HS theo dõi, đối chiếu bài làm.
  • Em tính 11 – 3 = 8; 8 – 1 = 7.
  • HS quan sát, ghi nhớ.

Bài 4:

Mục tiêu : Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

  • Cho hs đọc đề bài.
  • Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm.
  • Nhận xét.
  • Gợi ý để học sinh rút ra nhận xét: Trong một phép trừ, nếu giữ nguyên số bị trừ, số trừ tăng (giảm) bao nhiêu đơn vị thì hiệu sẽ giảm (tăng) bấy nhiêu đơn vị.
  • HS đọc to đề bài.
  • HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm nhận nhiệm vụ khác nhau với những số bị trừ khác nhau, các thành viên chọn số trừ rồi nêu hiệu của phép tính.
  • Các nhóm chia sẻ trước lớp.
  • HS quan sát phép trừ, rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa số trừ và hiệu.

5 phút

C.Vận dụng.

Bài 5

Mục tiêu: HS biết vận dụng bài học vào thực tế.

  • Tổ chức cho hs phân tích đề toán.
  • Gọi học sinh báo cáo.
  • Nhận xét, tuyên dương học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế tốt.
  • HS đọc đề bài.
  • Phân tích đề theo nhóm đôi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
  • Làm bài cá nhân vào vở, sau đó chia sẻ với bạn.
  • HS báo cáo bài làm.

2 phút

D.Củng cố, dặn dò.

Mục tiêu: HS được chia sẻ về nội dung bài.

  • Bài học hôm nay em được ôn những kiến thức nào?
  • Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?
  • Nhận xét tiết học.
  • HS chia sẻ.
  • Lắng nghe.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

………………………………………………………………………………………….

…………………………………....................................................................................

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 7: Tiết 31

BÀI 21: LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố về cách làm tính cộng, tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, tính trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2.Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực: - Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

b. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa

Bộ ĐD học Toán 2.

2. HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

ND VÀ MT

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

5’

A.HĐ khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.

* Ôn tập và khởi động:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ”

- GV NX, tuyên dương.

- HS nêu một phép tính cộng ( có nhớ ) trong phạm vi 20. Đố bạn nêu được các phép tính khác từ phép tính đó. Ví dụ: Bạn A nêu 9 + 2 = 11, mời bạn B. Bạn B nêu: 2 + 9 = 11; 11 – 9 = 2; 11 – 2 = 9

20’

5’

5’

B. HĐ thực hành, luyện tập:

* Bài 1:

- Mục tiêu: Củng cố về cách làm tính cộng, tính trừ

( có nhớ ) trong phạm vi 20.

* Bài 2:

Mục tiêu: - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, tính trừ trong phạm vi 20( có nhớ ) đã học vào tính nhẩm.

* Bài 3:

- Mục tiêu:

Củng cố về cách lập phép tính đúng

C. HĐ vận dụng:

- Mục tiêu: HS có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

D. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.

HD HS làm các BT sau:

- Gọi HS nêu YC của bài.

- Bài 1 yêu cầu gì ?

- GV NX, chữa bài.

- Gọi HS nêu yc của bài.

- Yêu cầu của bài 2 là gì ?

- GV hướng dẫn HS sử dụng “ Quan hệ cộng trừ ” để thực hiện các phép tính. VD: 9 + 6 = 15 thì 15 – 9 = 6.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài 3

- Bài 3 yêu cầu gì ?

- Bài học hôm nay, em biết thêm về điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- 2 HS nêu.

- Bài 1 yêu cầu “ Tính ”

- Cá nhân HS tự làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng và phép trừ nêu trong bài.

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- 2 HS nêu.

- Tính nhẩm

- Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng và phép trừ nêu trong bài.

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

- Cả lớp đọc thầm.

- 1 HS trả lời: Nêu các phép tính thích hợp ( theo mẫu )

- HS tự nêu thêm các VD tương tự để thực hành tính nhẩm: 5 HS nêu.

- HS QS mẫu, liên hệ với nhận biết về “ Quan hệ cộng trừ”, suy nghĩ và lựa chọn phép tính thích hợp. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.

- HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Rút kinh nghiệm::

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN : TOÁN

Tuần 7 : Tiết 32

BÀI 21: LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hành cộng, trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 20.

- Thực hành vận dụng “ Quan hệ cộng trừ ” và thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.

  • Vận dụng các phép tính đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế.

2.Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực - Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

b. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa

Bộ ĐD học Toán 2.

  1. HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

ND VÀ MT

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

5’

20’

5’

5’

A.Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.

B. HĐ thực hành, luyện tập:

* Bài 4:

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện dãy tính có 2 phép tính.

* Bài 5:

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng chọn dấu thích hợp để điền vào(?)

* Bài 6:

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

C. HĐ vận dụng:

- Mục tiêu: HS có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học

D. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.

* Ôn tập và khởi động:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ”

- GV NX, tuyên dương.

HD HS làm các BT sau:

- Gọi 2 HS nêu YC của bài

- Bài 4 yêu câu gì ?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính.

- Gọi 3 HS lên bảng.

- NX, chữa bài.

- GV hướng dẫn HS thực hiện các phép tính ở hai vế rồi so sánh kết quả và lựa chọn dấu ( > , < , = ) thích hợp.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- HS nêu một phép tính cộng ( có nhớ ) trong phạm vi 20. Đố bạn nêu được các phép tính khác từ phép tính đó. Ví dụ: Bạn A nêu 8 + 4 = 12, mời bạn B. Bạn B nêu: 4 + 8 = 12; 12 – 8= 4; 12 – 4 = 8.

- 2 HS nêu.

- HS nêu: Tính

- HS làm các bài tập có hai phép tính cộng hoặc trừ liên tiếp thì thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

- HS suy nghĩ làm bài vào vở.

- HS suy nghĩ làm bài vào vở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- HS đọc bài toán.

-Nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 12 – 9 = 3.

Trả lời: Hiền còn lại 3 chiếc chong chóng.

- HS liên hệ, tìm tòi một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN : TOÁN

Tuần 7 : Tiết 33

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

I.MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  1. Kiến thức, kĩ năng:
  • Nhận biết: Cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

+ Các thành tố cơ bản của tiến trình suy nghĩ giải bài toán.

+ Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

  1. Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực - Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

b. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa

Bộ ĐD học Toán 2.

2.HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

ND VÀ MT

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

5’

10’

10’

5’

5’

A. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: HS được ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

* Bài 1:

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng.

* Bài 2:

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn

liên quan đến ý nghĩa “ thêm ” của phép cộng.

D. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu: HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

E. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.

- Yêu cầu HS khởi động thông qua hoạt động “ Lời mời chơi ”

-GV nhận xét, tuyên dương HS.

1. Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Các em thảo luận nhóm đôi.

- GV hướng dẫn HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Tiến trình dạy học như bài 1.

- Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “ thêm ” của phép cộng, còn bài 1 là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “ gộp ” của phép cộng.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- GV nêu yêu cầu.

VD: Em có 8 quyển vở. Mẹ mua thêm cho em 5 quyển vở nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu quyển vở ?

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép cộng, phép trừ trong thực tế để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Khởi động thông qua hoạt động “ Lời mời chơi ”. Chẳng hạn: HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép cộng; HS B nêu một tình huống: “ Em có 3 cái kẹo, mẹ cho em thêm 2 cái kẹo nữa. Em có tất cả 5 cái kẹo.

* HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- Đọc bài toán, nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

Mẫu: Bài giải

Hai bạn có tất cả số bông hoa là:

5 + 4 = 9 ( bông )

Đáp số: 9 bông hoa

- HS đọc bài toán.

- HS thảo luận nhóm đôi - nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- HS suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra rồi nói câu trả lời.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ( ? ) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô ( ? ) đặt trong phần Đáp số.

- Tóm lại, ta có:

Câu lời giải: Hai bạn có tất cả số chiếc bút màu là:

Phép tính giải: 10 + 9 = 19 ( chiếc )

Đáp số : 19 chiếc bút chì màu

Câu lời giải: Trong phòng đó có tất cả số bộ máy tính là:

Phép tính giải: 9 + 3 = 12 ( bộ )

Đáp số: 12 bộ máy tính

- HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- HS suy nghĩ trả lời.

Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOACH BÀI DẠY

MÔN : TOÁN

Tuần 7 : Tiết 34

BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

I.MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1.Kiến thức, kĩ năng:

  • Nhận biết: Cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

+ Các thành tố cơ bản của tiến trình suy nghĩ giải bài toán.

+ Cách trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

2.Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực - Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

b. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa

Bộ ĐD học Toán 2.

2.HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

ND VÀ MT

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

5’

10’

10’

5’

5’

A. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: HS được ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

* Bài 3:

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

* Bài 4:

Mục tiêu:

Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

D. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu: HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

E. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Yêu cầu HS khởi động thông qua hoạt động “ Lời mời chơi ”

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

1. Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Các em thảo luận nhóm đôi ( 2’ )

- Tóm lại ta có:

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Tiến trình dạy học tương tự như bài 3.

- Lưu ý đây là dạng bài toán liên quan đến ý nghĩa “ bớt ” của phép trừ.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- GV nêu yêu cầu.

VD: Nga có 12 que tính. Nga cho bạn mượn 5 que tính. Hỏi Nga còn lại mấy que tính ?

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm những tình huống có liên quan đến phép cộng, phép trừ trong thực tế để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Khởi động thông qua hoạt động “ Lời mời chơi ”. Chẳng hạn: HS A mời bạn nêu một tình huống có sử dụng phép trừ; HS B nêu một tình huống: “ Em có 8 cái kẹo, em cho bạn 3 cái kẹo. Em còn lại 5 cái kẹo.

* HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- Đọc bài toán, nói cho bạn nghe: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra.

Mẫu: Bài giải

Trong hộp còn lại số bút chì màu là:

10 - 3 = 7 ( chiếc )

Đáp số: 7 chiếc bút chì màu

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ( ? ) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô ( ? ) đặt trong phần Đáp số.

- Câu lời giải: Nam còn lại số quyển truyện là:

Phép tính giải: 16 – 5 = 11 ( quyển)

Đáp số: 11 quyển truyện

Câu lời giải: Trên sân bay còn lại số chiếc máy bay là:

Phép tính giải: 11- 2 = 9(chiếc)

Đáp số: 9 chiếc máy bay

- HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- HS suy nghĩ trả lời.

Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Trường Tiểu học Ngày dạy:…/…/20…

Giáo viên:

Lớp : 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN : TOÁN

Tuần 7 : Tiết 35

BÀI 23 : LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Luyện tập, suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

+ Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huông gần với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

2.Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực - Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

b. Phẩm chất:- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa

Bộ ĐD học Toán 2.

2.HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp, …

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TG

ND VÀ MT

HĐ CỦA GV

HĐ CỦA HS

5’

5’

15’

5’

5’

A. Hoạt động khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: HS được ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

* Bài 1:

- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến ý nghĩa “ thêm ” của phép cộng

* Bài 2:

Mục tiêu:

Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

* Bài 3:

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến ý nghĩa “ gộp” của phép cộng.

* Bài 4:

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến ý nghĩa “ tách” của phép trừ.

D. Hoạt động vận dụng:

- Mục tiêu: HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

E. Củng cố, dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.

- GV nêu yêu cầu.

- GV NX, bổ sung.

- Nêu MT của tiết học.

1. Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

2. GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể:

+ Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Tóm lại ta có:

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Tóm lại ta có:

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- GV nêu yêu câu.

VD 1: Lan có 8 nhãn vở. Hằng có 7 nhãn vở. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu nhãn vở ?

VD 2: Hùng có 18 quả bóng xanh và đỏ. Trong đó có 9 quả bóng xanh. Hỏi Hùng có mấy quả bóng đỏ ?

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- HS chia sẻ những tình huống trong thực tế có liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ( ? ) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô ( ? ) đặt trong phần Đáp số.

Câu lời giải: Trên sân có tất cả số bạn là:

Phép tính giải: 6 + 5 = 11 ( bạn )

Đáp số: 11 bạn

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô ( ? ) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô ( ? ) đặt trong phần Đáp số.

Câu lời giải: Cường còn lại số quả bóng là:

Phép tính giải:12 – 5 = 7 ( quả )

Đáp số: 7 quả bóng

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán.

- Ta có:

Bài giải

Hai đội có tất cả số bài dự thi là:

25 + 30 = 55 ( bài )

Đáp số : 55 bài dự thi

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ giải bài toán.

- Ta có:

Bài giải

Còn số khóm chưa nở hoa là:

12 – 3 = 9 ( khóm )

Đáp số: 9 khóm chưa nở hoa

- HS suy nghĩ trả lời.

- HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học ..........

Giáo viên:

Lớp: 2

TUẦN 8 - Tiết 36

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: TOÁN

Ngày ... tháng ... năm 2021

Bài 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( tiếp theo)

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về nhiều hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , …

III. Các hoạt động dạy và học:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài.

  1. Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

*Mục tiêu : HS biết phân tích yếu tố toán học và tìm lời giải cho bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

*Mục tiêu : HS Biết thực hành giải các bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn.

Bài 1/46.

D. Hoạt động vận dụng.

* Mục tiêu : Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

E. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

+ Làm thế nào để em lấy đúng được số đồ vật mà bạn yêu cầu?

- GVNX và tổng kết trò chơi.

2. HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong bảng thi đua)

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo)

Tiết 1. Bài toán về nhiều hơn

- GV trình chiếu bài toán.

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán.

Bài toán: Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa?

- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn tóm tắt bài toán(như SGK)

- Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì?

- GV nhận xét và hướng dẫn cách trình bày lời giải.

Bài giải

Tổ ba có số bông hoa là:

6 + 2 = 8 ( bông)

Đáp số: 8 bông hoa

- GV chốt cách làm.

+ Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một ( 6 bông) cộng với phần hơn ( 2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.( Làm phép cộng)

- Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS)

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi.

- HS thảo luận lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- GV cho HS giao lưu

+ Để tìm số thuyền của Toàn gấp được tại sao con lại làm phép cộng?

- GV nhận xét.

Bài 2/47.

- GV trình chiếu bài toán.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS nêu tóm tắt

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.

- Y/c HS đọc bài làm của mình.

? Vì sao con lại lấy 35 + 20 ?

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- GV lưu ý “ dài hơn” cũng có nghĩa là “nhiều hơn”

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- Gọi HS nhận xét

GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con lấy số bé cộng số nhiều hơn để được số lớn.

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn.

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến Bài toán về nhều hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Bài toán về ít hơn

- HS thực hành chơi trò chơi theo HD của GV

- Nhiệm vụ 1: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.

- Nhiệm vụ 2: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.

- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS nói cách làm của cá nhân các em.

- HS thảo luận theo cặp. Đại diện 2 nhóm lên trình bày: VD:

Tổ Hai có 5 bông hoa. Tổ 1 có nhiều hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Một có bao nhiêu bông hoa?

- HS quan sát

- HS đọc bài toán ( 2 HS)

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa

+ Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba.

- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm)

- HS đọc lại bài giải trên bảng.

- HS đọc bài toán.

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ BT cho biết: Mai gấp được 7 chiếc thuyền giấy, Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc

+ BT hỏi : Toàn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy ?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

+ Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?

HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

+ Vì Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc thuyền. Nên tìm số thuyền của Toàn ta lấy Số thuyền của Mai cộng thêm 5.

- HS đọc bài toán.

- HS phân tích bài toán, nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt.

- Đại diện nhóm nêu tóm tắt (2 nhóm)

- HS suy nghĩ tự điền phép tính vào PBT.

- HS nêu miệng bài giải

+ Vì sợi dây lụa màu đỏ dài hơn sợi dây lụa màu xanh 20 cm nên con lấy 35 + 20.

- HS nhận xét

HSTL: Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS nêu một BT về nhiều hơn.

- HS nêu : Bài toán về nhều hơn.

- HS lắng nghe.

Trường Tiểu học ..........

Giáo viên:

Lớp: 2

TUẦN 8 - Tiết 37

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: TOÁN

Ngày ... tháng ... năm 202...

Bài 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( tiếp theo)

(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về ít hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , …

III. Các hoạt động dạy và học:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

*Mục tiêu : HS biết phân tích yếu tố toán học và tìm lời giải cho bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

*Mục tiêu : HS Biết thực hành giải các bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về ít hơn.

D. Hoạt động vận dụng

* Mục tiêu : Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

E. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

‒ HS thực hành với đồ vật thật ; chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện Bài toán về nhiều hơn.

- GV nhận xét phần thực hành của HS.

- Dẫn vào bài mới

Tiết học trước các con đã được học bài toán về nhiều hơn. Trong bài học hôm nay, cô và các con sẽ học tiếp bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ

( tiếp theo) Tiết 2. Bài toán về ít hơn

- GV trình chiếu bài toán.

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán.

Bài toán: Tổ Hai có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Bốn có mấy bông hoa?

- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn tóm tắt bài toán(như SGK)

- Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Bốn ta làm phép tính gì?

- GV hướng dẫn cách trình bày lời giải

Bài giải

Tổ Bốn có số bông hoa là:

5 - 1 = 4 ( bông)

Đáp số: 4 bông hoa

- GV chốt cách giải bài toán.

Tìm số bông hoa của tổ Bốn bằng cách lấy số bông hoa của tổ Hai ( 6 bông) trừ đi phần ít hơn (1bông)

- Đây là bài toán về ít hơn.( Làm phép trừ)

Bài 3/48

- Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS)

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải

- GV cho HS giao lưu

+ Vì sao tìm số quyển sách ở ngăn thứ hai con lại làm phép trừ?

- GV nhận xét nêu kết luận: Đây là bài toán về ít hơn ( Làm phép tính trừ)

Bài 4/48

- GV trình chiếu bài tập 4.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Nêu tóm tắt bài toán dựa vào tóm tắt còn thiếu trong SGK

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.

- Y/c HS đọc bài làm của mình.

+ Vì sao con lại lấy 16 – 9 ?.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

GV CHỐT Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi phần ít hơn để được số bé nhé

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về ít hơn.

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ Bài toán về ít hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Luyện tập

HS thực hành theo HD của GV:

- HS A lấy ra 10 que tính đố học sinh B lấy được nhiều hơn số que tính mình lấy là 3 que tính.

- Mời một bạn đặt lời bài toán về nhiều hơn theo thao tác lấy que tính của hai bạn.

- Nêu phép tính để tìm số que tính của bạn B.

- HS nhận xét

- HS quan sát

- HS đọc lại bài toán ( 2 HS)

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ Tổ Hai có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông hoa

+ Hỏi tổ Bốn có bao nhiêu bông hoa?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Ta làm phép tính trừ. Lấy số bông hoa của tổ Hai trừ đi 1 thì ra số bông hoa của tổ Bốn.

- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm)

- HS đọc lại bài giải trên bảng.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài toán.

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+BT cho biết: Ngăn thứ nhất có 9 quyển sách, ngăn thứ hai ít hơn ngăn thứ nhất 4 quyển sách.

+ BT hỏi : Hỏi ngăn thứ hai có bao nhiêu quyển sách ?

- HS đọc tóm tắt ( 2 HS)

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)

HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

HSTL: Vì Ngăn thứ hai có ít hơn ngăn thứ nhất 4 quyển sách nên tìm số sách ở ngăn thứ hai ta lấy số sách ở ngăn thứ nhất trừ đi 4.

- HS đọc bài toán.

- HS phân tích bài toán theo câu hỏi , nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt.

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

+ Tóm tắt (2 nhóm)

- HS suy nghĩ tự điền phép tính vào PBT.

- HS nêu miệng bài giải

+ Vì Dũng ít hơn Nam 9 tuổi nên con lấy

16 – 9

- HSnhận xét

HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS nêu một BT về ít hơn.

- HS nêu : Bài toán về ít hơn.

Trường Tiểu học ..........

Giáo viên: ........

Lớp: 2

TUẦN 8 - Tiết 38

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: TOÁN

Ngày ... tháng ... năm 202...

Bài 25: LUYỆN TẬP ( Trang49)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học, HS:

- Luyện tập: suy nghĩ tìm tòi lời giải và trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến Bài toán về nhiều hơn và Bài toán về ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tể.

− Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực

- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , …

III. Các hoạt động dạy và học:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài

B. Thực hành -luyện tập

Mục tiêu: Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng và nhiều hơn.

E. Củng cố - dặn dò

‒ HS chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày có liên quan đến bài toán về nhiều hơn, Bài toán về ít hơn.

- GV nhận xét. Dẫn vào bài mới

Trong hai tiết học trước các con đã được học bài toán về nhiều hơn và bài toán về ít hơn. Tiết học hôm nay, cô và các con sẽ học tiết Luyện tập để nắm vững cách làm các bài toán thuộc hai dạng toán này.

Bài 1/49

- Bây giờ các con chú ý lên bảng và đọc bài tập số 1. Cô mời một bạn đọc to.

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải

- GV cho HS giao lưu

+ Để biết Tú có mấy con thú nhồi bông con lại làm phép cộng?

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng ta đã học?

- Gọi HSNX

- GV nhận xét nêu kết luận: Bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn = Số bé + phần hơn

Bài 2/49

- Yêu cầu HS đọc bài toán

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải

- GV cho HS giao lưu: Hỏi nhau về cách làm bài giải.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- Gọi HSNX

- GV nhận xét nêu kết luận: Bài toán về ít hơn. Tìm số bé = Số lớn - phần ít hơn.

+ Bài toán được thực hiện bài giải theo mấy bước? Đó là những bước nào?

- GV chốt các bước trình bày bài giải:

Bước 1: Viết Bài giải

Bước 2: Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi)

Bước 3: Viết phép tính

Bước 4: Viết Đáp số.

Bài 3/49

- GV chiếu bài toán.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

+ Con hãy nhắc lại cách trình bày bài giải.

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vở.

* CHỮA BÀI:

- GV chiếu bài làm của HS1

- Y/c HS đọc bài làm của mình.

? Vì sao con lại lấy 24 + 10.

- Gọi HS nhận xét

- GV chiếu bài HS 2

- Y/c HS đọc bài làm

- Gọi HS nhận xét

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bạn giúp cô.

- Có bạn nào làm sai không?

? Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình đã được học?

GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính cộng nhé.

Bài 4/49

- Trình chiếu bài toán

- GV mời 1 bạn đọc cho cô đề bài.

- Hãy nói cho bạn bên cùng bàn nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Các con hãy suy nghĩ và làm bài tập này vào phiếu bài tập của mình.

- GV chiếu 2 phiếu bài của HS.

- Y/C HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HSNX

- GV nhận xét

- Ai có bài làm giống bạn giơ tay cô xem.

- Bạn nào sai bài này?

- Cô đố bạn nào biết: Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?

- GV nhận xét, tuyên dương.

GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính trừ nhé.

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

+ Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GVx nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập chung”

- HS nêu bài toán đố bạn nêu được phép tính tìm kết quả trả lời cho câu hỏi của bài toán bạn đưa ra.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ BT cho biết…

+ BT hỏi : …

- HS đọc tóm tắt ( 2 HS)

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)

HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

+ Vì Tú có nhiều hơn Phương 3 con thú nhồi bông nên con làm phép cộng.

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS nhắc lại

1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ BT cho biết…

+ BT hỏi : …

- HS đọc tóm tắt ( 2 HS)

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)

HS hỏi bạn: Vì sao tìm số bông hoa Thủy cắt được bạn lại làm phép trừ?

HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nhắc lại

- HS nêu miệng.

- 3 HS nhắc lại các bước thực hiện.

- HS quan sát

- HS đọc đề bài

- HS thực hiện theo yêu cầu

- 2 HS nêu lại

- HS suy nghĩ làm vở

- HS quan sát

- HS đọc

+ Vì Tuấn có nhiều hơn Minh 10 bưu ảnh nên con lấy 20 + 10

- HS nhận xét

- HS quan sát

- HS đọc

- HS nhận xét

- HS giơ tay nếu đúng.

- HS đổi vở kiểm tra bài làm của bạn.

- HS sửa nếu sai.

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS quan sát

- HS đọc đề

- HS thực hiện yêu cầu

- HS làm phiếu BT cá nhân

- HS quan sát

- HS đọc bài làm

- HS nhận xét

- HS giơ tay nếu đúng.

- HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS trả lời

Trường Tiểu học ..........

Giáo viên: ...............

Lớp: 2

TUẦN 8 - Tiết 39

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: TOÁN

Ngày ... tháng ... năm 2021

Bài 26: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

-Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, bảng nhóm, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Thời gian

Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng và nhiều hơn.

- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học. VD :

+ Bạn hãy nêu các bước trình bày bài toán giải nhé?

+ Minh có 5 cái kẹo, Nam nhiều hơn Minh 2 cái kẹo. Đố bạn biết Nam có bao nhiêu cái kẹo?

-GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- Gv kết hợp giới thiệu bài.

- HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học.

- Các bước trình bày bài toán giải:

B 1: Viết Bài giải

B 2: Viết câu lời giải( Dựa vào câu hỏi)

B 3: Viết phép tính

B 4: Viết đáp số.

- Nam có 7 cái kẹo.

- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS ghi tên bài vào vở.

Bài 1/50:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo cặp đôi phân tích BT.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi tiếp để lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo cặp đôi hỏi đáp lẫn nhau.

+ Bài toán cho biết Một rạp xiếc thú có 8 diễn viên thú, người ta vừa huấn luyện thêm được 5 diễn viên thú nữa.

+ Bài toán hỏi rạp xiếc đó có tất cả bao nhiêu diễn viên thú?

- 2 cặp HS hỏi đáp nêu tóm tắt bài toán.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS làm việc theo cặp đôi ghi bài giải vào PBT.

Bài giải

Rạp xiếc đó có tất cả số diễn viên thú là:

8 + 5 = 13 (diễn viên)

Đáp số: 13 diễn viên thú.

- HS các nhóm báo cáo .

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

Bài 2/50:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo nhóm 4 phân tích bài toán và làm bài giải vào phiếu thảo luận nhóm.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.

- GV gọi đại diện các nhóm nêu tóm tắt và giải bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo nhóm 4 hỏi đáp lẫn nhau phân tích bài toán, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận, thư ký viết bài giải vào phiếu.

+ Bài toán cho biết để sơn lại các phòng học, bác thợ sơn đã dùng 9 thùng sơn trắng và 8 thùng sơn vàng.

+ Bài toán hỏi bác thợ sơn đã dùng tất cả bao nhiêu thùng sơn?

Bài giải

Bác thợ sơn đã dùng tất cả số thùng sơn là:

9 + 8 = 17 (thùng)

Đáp số: 17 thùng sơn

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

+ Số thùng sơn bác thợ sơn đã dùng tất cả là:

Bài 3/50:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK/50 và phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Buổi chiều siêu thị bán được bao nhiêu thùng táo em làm phép tính nào?

- GV cho HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV chấm 5 vở chấm và nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

+ Bài toán cho biết Buổi sáng siêu thị bán được 30 thùng táo, buổi chiều siêu thị bán được nhiều hơn buổi sáng 10 thùng.

+ Bài toán hỏi buổi chiều siêu thị bán được bao nhiêu thùng táo?

- Phép tính cộng.

- HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

Bài giải

Buổi chiều siêu thị bán được số thùng táo là:

30 + 10 = 40 (thùng)

Đáp số: 40 thùng táo.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

+ Số thùng táo buổi chiều siêu thị bán được là:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập chung”(tiếp theo)

Trường Tiểu học ..........

Giáo viên: ...............

Lớp: 2

TUẦN 8 - Tiết 40

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: TOÁN

Ngày ... tháng ... năm 2021

Bài 26: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

-Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, bảng nhóm, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SHS, phiếu bài tập, bút , …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài.

- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học. VD :

+ Minh có 5 cái bút chì màu, Nam có 7 cái bút chì màu. Đố bạn biết Minh và Nam có tất cả bao nhiêu cái bút chì màu?

-GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- Gv kết hợp giới thiệu bài.

-HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học.

+ Minh và Nam có tất cả 12 cái bút chì màu.

- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS ghi tên bài vào vở.

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

Bài 4/51:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo cặp đôi phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi tiếp để lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo cặp đôi hỏi đáp lẫn nhau.

+ Bài toán cho biết mẹ mua cho Phú 12 chiếc bút bi, Phú đã dùng hết 6 chiếc.

+ Bài toán hỏi Phú còn lại bao nhiêu chiếc bút bi?

- 2 cặp HS hỏi đáp nêu tóm tắt bài toán.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS làm việc theo cặp đôi ghi bài giải vào PBT.

Bài giải

Phú còn lại số chiếc bút chì là:

12 - 6 = 6 ( chiếc)

Đáp số: 6 chiếc bút chì

- HS các nhóm báo cáo .

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

Bài 5/51:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo nhóm 4 phân tích bài toán và làm bài giải vào phiếu thảo luận nhóm.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.

- GV gọi đại diện các nhóm nêu tóm tắt và giải bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

H: Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV liên hệ GDHS tư thế khi ngồi học, viết bài để không bị cận thị.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo nhóm 4 hỏi đáp lẫn nhau phân tích bài toán, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận, thư ký viết bài giải vào phiếu.

+ Bài toán cho biết lớp 2C có 28 bạn, sau khi được bác sĩ kiểm tra thì có 5 bạn cận thị.

+ Bài toán hỏi lớp 2C có bao nhiêu bạn không bị cận thị?

Bài giải

Lớp 2C có số bạn không bị cận thị là:

28 - 5 = 23 ( bạn)

Đáp số: 23 bạn

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

- Số bạn không bị cận thị lớp 2C có là:

Bài 6/51:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK/50 và phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

H: Để biết gia đình Vân ở tầng bao nhiêu em làm phép tính nào?

- GV cho HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV chấm 5 vở chấm và nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

+ Bài toán cho biết trong cùng 1 tòa nhà, gia đình Khánh ở tầng 15, gia đình Vân ở vị trí thấp hơn gia đình Khánh 4 tầng.

+ Bài toán hỏi gia đình Vân ở tầng bao nhiêu?

- Phép tính trừ.

- HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

Bài giải

Gia đình Vân ở tầng số:

15 - 4 = 11

Đáp số: Gia đình Vân ở tầng số 11

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Em ôn lại những gì đã học ”

- HS nêu câu trả lời

*********************************

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 9- Tiết 41

BÀI 27: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC

( TIẾT 1 )

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức, kĩ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.
  • Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực: - Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Trò chơi : Chuyềnbóng

HS truyền bóng cho bạn, ai nhận được bóng sẽ nhắc về một điều đã học thêm mà mình nhớ nhất từ đầu năm đến giờ, chẳng hạn:

+ Cộng (có nhớ) trong phạm vi 20;

+ Trừ (có nhớ) trong phạm vi20;

+ Bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn;

+ Số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu,

- Dẫn chuyển vào bài mới: Em ôn lại những gì đã học

-Tham gia trò chơi

- Thực hiện

  • Cá nhân

25’

3.Thực hành, luyện tập

Bài 1 (trang 52)

Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng, trừ (có nhớ ) trong phạm vi 20.

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tự làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng và trừ nêu trongbài.

- Tổ chức thảo luận nhóm đôi, yêu cầu: Thảo luận về cách tính nhẩm và chia sẻ nhận biết trực quan về “ Tính chất giao hoán của phép cộng”.

  • Yêu cầu HS báocáo
  • Nhận xét, kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng khôngđổi.

Lưu ý: Kĩ năng sử dụng “Quan hệ cộng trừ” để thực hiện các phéptính.

Vídụ:9+4=13thì13–9=4

  • Nhậnxét
  • Tổ chức HS thảo luận cặpđôi

- HS đọc đè bài.

- Hs hỏi đáp để nêu kq

9 + 4=13 8 + 6=1 7 + 9 =16

4 + 9=19 6 + 8=14 9 + 7 =16

13 – 9=4 14 – 8=6 16 – 7 =9

13 – 4=9 14 – 6=8 16 – 9 =7

  • Thựchiện

Lắng nghe, nhậnxét

  • Lắngnghe
  • Lấy vídụ:

8 + 6 = 14 thì 14 – 8 = 6

Bài 3 (trang 52)

Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng, trừ (có nhớ ) trong phạm vi 100.

Bài 3: Làm vở BT

  • Gọi hs đọc đềbài
  • Bài yêu cầu gì ?
  • Số cần điền ở phần a là thành phần nào ?
  • Số cần điền ở phần b là thành phần nào ?
  • Yêu cầu hs thực hiện tính để tìm tổng (hiệu) tươngứng điền số vào vở bài tập

Tổ chức cho HS báocáo

  • Chữa bài, nhậnxét

- Đại diện nhóm lên chỉ và nêu….

- Nhận xét, đánh giá.

  • -Hs đọc đề bài
  • Hs trả lời
  • -Điền số
  • - …tổng
  • - ….hiệu
  • HS làm bài đổi chéo vở kiểm tra kết quả và chia sẻ cách làm

a.

Số hạng

44

53

3

6

Số hạng

25

5

8

9

Tổng

69

58

11

15

b,

Số bị trừ

68

77

15

12

Số trừ

52

6

7

8

Hiệu

16

71

8

4

6’

4. Vận dụng

Bài 5 (trang 53)

Mục tiêu:Vận dụng vào giải bài toán thực tế(có lời văn) liên quan đến phép cộng.

  • Gọi HS đọc đềtoán
  • Bài toán cho biết gì?
  • Bài toán hỏigì?
  • Hướng dẫn HS nêu đề toán, tóm tắt,giải

*Chữa bài :Yêu cầu hs nhận xét bài bạn GV khuyến khích hs suy nghĩ và nói cách của các em.

- 2 hs đọc đề bài

  • hs trả lời
  • hs trả lời

Tóm tắt

Có: 98 bao xi măng

Đã chở: 34 bao xi măng

Còn lại : …….xi măng

Bài giải :

Số bao xi măng chưa chở là :

98 – 34 = 64 ( bao )

ĐS: 64 bao xi măng

4’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 9- Tiết 42

BÀI 27: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC

( TIẾT 2 )

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức, kĩ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.
  • Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực: - Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Trò chơi : Chuyềnbóng

HS truyền bóng cho bạn, ai nhận được bóng sẽ nêu một phép tính công,( trừ )có nhớ trong pv 20

VD: 9 + 8 = 17 , 12 – 4 = 8…….

- Dẫn chuyển vào bài mới: Em ôn lại những gì đã học Tiết 2

-Tham gia trò chơi

- Thực hiện

  • Cá nhân

25’

3.Thực hành, luyện tập

Bài 2 (trang 52)

Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng, trừ (có nhớ ) trong phạm vi 20.

- Yêu cầu đọc đềbài

  • Hướng dẫn: Quan sát các phép tính ghi phía trên mỗi rổ bóng; rồi lựa chọn số thích hợp với kết quả của từng phép tính ghi ở mỗi quảbóng.

- Khuyến khích hs nêu nhẩm cách cộng trừ

- GV nhận xét tuyên dương hs làm bài tốt

  • Hs làm bài vào sgk dùng bút chì nối kết quả đúng với mỗi PT sau đó lên bảng chữa bài dưới hình thức rò chơi tiếp

Bài 4 (trang 53)

Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng, trừ (có nhớ ) trong phạm vi 20.

- Yêu cầu đọc đề bài

- Mỗi dãy tính có mấy dấu phéptính?

-Thứ tự thực hiện dãy tính ra sao?

- Yêu cầu HS làmbài

- Chữa bài, kết luận:

Khi thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ thì thứ tự thực hiện là từ trái sangphải.

- HS đọc đề bài

-…. có hai dấu phép tính cộng, trừ?

  • Trảlời
  • Hs làm bài bảng con

9 – 3 + 6 =12 35 + 10 – 30 =15

8 + 6 – 7 =7 87 – 7 + 14 =94

  • Lắngnghe

6’

4. Vận dụng

Bài 6 (trang 53)

Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế(có lời văn) liên quan đến phép cộng.

- Gọi hs đọc đề bài

- HD phân tích bài toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏigì?

- Bài toán thuộc dạng nào ?

  • Yêu cầu hs tóm tắt và giải

Cho hs làm bài vào vở , 1 em lên bảng chữa

  • Nhận xét bài làm
  • GV nhận xét chốt lại cách giải toán về

Bài 6( b)Năm nay anh Hải 10 tuổi, bố nhiều hơn anh Hải 32 tuổi. Hỏi năm nay bố bao nhiêutuổi?

HD tương tự phần (a)

Yêu cầu hs xác định dạng bài toán rồi tóm tắt và giải vào vở

*Chữa bài :Yêu cầu hs nhận xét bài bạn GV khuyến khích hs suy nghĩ và nói cách của các em.

* Gv nhận xét và củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn

- 2 hs đọc đề bài

…..Bà 67 t uổi

….Mẹ ít hơn bà 30 tuổi

…..năm nay bà bao nhiêu tuổi?

Bài toán về ít hơn

Tóm tắt :

Bà : 67 tuổi

Mẹ ít hơn bà : 30 tuổi

Mẹ : ……… tuổi ?

Giải

Năm nay mẹ có số tuổi là :

67 – 30 = 37( tuổi )

ĐS: 37 tuổi

- Hs làm bài vào vở

- 1 em lên bảng chữa

Bài giải :

Năm nay số tuổi của bố là :

10 + 32 = 42 ( tuổi)

Đáp số : 42 tuổi

HS nhận xét bài làm của bạn, cách trình bày bài giải

4’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

Nhắc hs chuẩn bị bài sau

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 9- Tiết 43

BÀI 28 : EM VUI HỌC TOÁN( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán.

- Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

- Củng cố kĩ năng ước lượng độ dài của một số đồ vật (theo đơn vị xăng-ti-mét) rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực: - Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Sợi dây, các thẻ số cần thiết.

- Bút màu, giấy vẽ để thiết kế một trò chơi.

- Thước có vạch chia xăng-ti-mét và một số đồ vật có thể dùng để đo độ dài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3 phút

  1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

B. Hoạt động thực hành trải nghiệm

Mục tiêu: Kết nối với bài học mới.

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- GV bật nhạc bài Đếm sao.

- GV giới thiệu và ghi bài.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và đặt tên cho mỗi nhóm.

Bài 1: Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong toán học.

- Gọi HS đọc đề bài

- Bài có mấy yêu cầu?

- Yêu cầu hs quan sát tia số và thực hiện yêu cầu 1

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4: Yêu cầu HS dùng sợi dây và các thẻ số đã chuẩn bị, thắt từng nút và xếp các thẻ số tương ứng dưới từng nút để tạo thành tia số. Sau khi hoàn thành, cùng thảo luận với bạn trong nhóm về cách sử dụng tia số trong toán học.

- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày và nêu cách sử dụng tia số.

- GV nhận xét, kết luận:

+ Chúng ta có thể sử dụng tia số để so sánh hai số.

+ Chúng ta có thể sử dụng tia số để cộng, trừ.

Bài 2: Thảo luận nhóm để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 rồi chọn ra trò chơi thú vị nhất.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 4 để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 bằng những đồ dùng đã chuẩn bị trước. (khuyến khích HS sáng tạo trò chơi theo cách của các em)

- GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp đi “tham quan” và tìm hiểu về trò chơi của các nhóm bạn, sau đó cả lớp sẽ bình chọn nhóm có trò chơi hay và thú vị nhất.

- Mời 2 - 3 nhóm có trò chơi được lớp bình chọn là hay và thú vị nhất lên bảng.

- GV khen ngợi, tuyên dương các nhóm và có thể cho các nhóm còn lại tổ chức trò chơi của nhóm mình vào các tiết sinh hoạt lớp.

GV chốt : Nội dung được củng cố qua trò chơi hs thiết kế

Bài 3:

a, Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét.

b, Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại độ dài của các vật được ước lượng ở câu a.

- Yêu cầu HS bày lên bàn một số đồ vật thông dụng cần đo.

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm:

Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4: (chiếu yêu cầu lên màn hình)

+ Ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét, sau đó nhóm trưởng ghi lại các số đo vừa ước lượng của từng thành viên ra giấy.

+ Sau khi ước lượng, dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. So sánh số đo chính xác và số đo ước lượng ban đầu

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

- Gọi đại diện nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trình bày ý tưởng. Nhóm nào có nhiều bạn ước lượng số đo ban đầu gần sát nhất so với số đo chính xác là nhóm thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS nói cảm xúc sau giờ học.

- Gọi HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

- Gọi HS nói về hoạt động còn lúng túng và hỏi: Nếu làm lại thì em sẽ làm gì?

- HS tham gia múa hát theo.

- HS nhắc lại tên bài học.

- HS nhận nhóm và quay về vị trí của nhóm mình.

- HS nêu yêu cầu.

- Bài có 2 yêu cầu:
+ Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số.

+ Thảo luận cách sử dụng tia số.

- Hs quan sát và lấy những thẻ số điền vào chỗ còn thiếu trên tia số

- HS thực hành thảo luận nhóm 4.

- 2 HS đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận, lấy ví dụ về cách sử dụng tia số đưa ra. (2 nhóm lên bảng)

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS cả lớp thưc hiện.

- Đại điện nhóm làm quản trò điều khiển các bạn trong lớp cùng tham gia trò chơi.

VD: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”

+ HS thiết kế một “Cây hoa dân chủ” trong đó trên các bông hoa viết các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

+ Quản trò nếu quy tắc chơi: Mỗi bạn lên chơi sẽ hái một bông hoa, tính nhẩm, nếu đúng được hái tiếp, nếu tính sai sẽ mất lượt.

- HS bày các đồ vật cần đo lên mặt bàn.

- HS thảo luận nhóm.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày.

- HS nói theo suy nghĩ.

- HS nói theo suy nghĩ.

- HS nói theo suy nghĩ.

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 9- Tiết 44

BÀI 28 : EM VUI HỌC TOÁN( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thiết kế một tia số và xếp các thẻ số dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong học toán.

- Thiết kế một trò chơi học toán qua đó củng cố kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 20.

- Củng cố kĩ năng ước lượng độ dài của một số đồ vật (theo đơn vị xăng-ti-mét) rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực: - Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Sợi dây, các thẻ số cần thiết.

- Bút màu, giấy vẽ để thiết kế một trò chơi.

- Thước có vạch chia xăng-ti-mét và một số đồ vật có thể dùng để đo độ dài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3 phút

  1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS.

  1. Hoạt động thực hành trải nghiệm
  2. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Kết nối với bài học mới.

  1. Luyện tập, thực hành

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- GV bật nhạc bài Đếm sao.

- GV giới thiệu và ghi bài.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và đặt tên cho mỗi nhóm.

Bài 1: Thảo luận nhóm để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 rồi chọn ra trò chơi thú vị nhất.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS thảo luận nhóm 4 để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 bằng những đồ dùng đã chuẩn bị trước. (khuyến khích HS sáng tạo trò chơi theo cách của các em)

- GV tổ chức cho tất cả HS trong lớp đi “tham quan” và tìm hiểu về trò chơi của các nhóm bạn, sau đó cả lớp sẽ bình chọn nhóm có trò chơi hay và thú vị nhất.

- Mời 2 - 3 nhóm có trò chơi được lớp bình chọn là hay và thú vị nhất lên bảng.

- GV khen ngợi, tuyên dương các nhóm và có thể cho các nhóm còn lại tổ chức trò chơi của nhóm mình vào các tiết sinh hoạt lớp.

GV chốt : Nội dung được củng cố qua trò chơi hs thiết kế

Bài 2: Trải nghiệm ước lượng , đo độ dài của một số đồ vật xung quanh em

a, Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét.

b, Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại độ dài của các vật được ước lượng ở câu a.

- Yêu cầu HS bày lên bàn một số đồ vật thông dụng cần đo.

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm:

Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4: (chiếu yêu cầu lên màn hình)

+ Ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét, sau đó nhóm trưởng ghi lại các số đo vừa ước lượng của từng thành viên ra giấy.

+ Sau khi ước lượng, dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. So sánh số đo chính xác và số đo ước lượng ban đầu

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

- Gọi đại diện nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm của nhóm mình và trình bày ý tưởng. Nhóm nào có nhiều bạn ước lượng số đo ban đầu gần sát nhất so với số đo chính xác là nhóm thắng cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS nói cảm xúc sau giờ học.

- Gọi HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

- Gọi HS nói về hoạt động còn lúng túng và hỏi: Nếu làm lại thì em sẽ làm gì?

- HS tham gia múa hát theo.

- HS nhắc lại tên bài học.

- HS nhận nhóm và quay về vị trí của nhóm mình.

HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS cả lớp thưc hiện.

- Đại điện nhóm làm quản trò điều khiển các bạn trong lớp cùng tham gia trò chơi.

VD1: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”Quản trò phổ biến luật chơi: Quản trò nêu đọc câu hỏi ,bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ dành quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được nhận một phần thưởng.Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác.

VD2: Sáng tác đề toán

Quản trò đưa ra các số liệu yêu cầu các bạn trong nhóm suy nghĩ và lập được các đề toán từ các số liệu đã cho

- HS bày các đồ vật cần đo lên mặt bàn.

- HS thảo luận nhóm.

Hs thực hành

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm.

.Hs điền kết quả thực hành vào bảng

- Đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày

Tên đồ vật

Độ dài

- HS nói theo suy nghĩ.

- HS nói theo suy nghĩ.

- HS nói theo suy nghĩ.

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 9- Tiết 45

KIỂM TRA

I, Mục tiêu :

1. Kiến thức: Kiểm tra kết quả học tập của hs

2. Kĩ năng

- Thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 20

- Thực hành vẽ đoạn thẳng

- Giải toán liên quan đến phép cộng và phép trừ

II.Chuẩn bị

GV: Đề kiểm tra

HS: Ôn tập các kiến thức đã học.

Bài 1: ( 1 điểm ) Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

a.Tổng của 7 và 5 là:

A. 2 B.22 C. 12 D 17

b, Số trừ trong phép tính 14– 5 = 9 là :

A. 14 B.5 C. 9 D. Cả A,B,C đều sai

c.Hiệu của 56 và 32 là :

A.56 B. 32 C. 88 D. 24

d. Các số : 31, 72, 27, 13 được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là

a. 13,31,27,72 b, 13,27,72,31 c. 72,31,27,72 d. 13,27,31,72

Bài 2 ( 1 điểm ): Điền số hoặc chữ thích hợp vào ô trống

a. Tổng của 13 và 14là …….. b. Số tròn chục liền trước của 45 là ………

c. 43 = …….+ 3 d. 3dm = …..cm

Bài 3 : ( 1 điểm ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào

a. 8 + 7 = 7 + 8 b. 11- 5 = 14 – 8

c. 2dm > 15 cm d. 8cm + 6 cm= 14

Bài 4 ( 1 điểm): Lan gấp được 16 bông hoa, Lan tặng Mai 7 bông . Số hoa Lan còn là ........bông

PHẦN B : TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM)

Bài 1 : ( 2 điểm ) Tính nhẩm

7 + 6 = 14 – 5 = 9 + 6 – 8 =

9 + 2 = 13 – 7 = 35 – 20 – 6

Bài 2 : ( 2 điểm )

Mẹ hái được 27 quả bưởi , chị hái ít hơn mẹ 5 quả . Hỏi chị hái được bao nhiêu quả bưởi ?

Bài 3: ( 1 điểm)

Vẽ đoạn thẳng dài 1dm 2cm

Bài 4: ( 1 điểm ) Tìm tổng của số chẵn lớn nhất có một chữ số với số liền trước của số nhỏ nhất có hai chữ số

IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 10 Tiết 46

BÀI 29: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 1)

I. MỤc tiêu:

Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 37 + 25 dựa vào phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

a. Năng lực:

Phát triển các năng lực toán học, rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và cuộc sống, hình thành và phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ dùng dẠy hỌc:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SGK, vở bài tập toán, đồ dùng học tập, …

III. Các HOẠT đỘng dẠy và hỌc:

TG

Nội dung các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

*Ôn tập và khởi động:

- GV cho HS hát tập thể bài Em tập làm toán

- GV cho học sinh chơi trò chơi Xì điện để ôn lại các phép công trong phạm vi 20 (cộng vượt qua 10), GV bắt đầu trò chơi với phép tính 7 + 5 = ?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới. Cho HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi:

(?) Bạn học sinh đang làm gì?

(?) Vậy phép tính cộng mà bạn học sinh đang thực hiện là phép tính nào?

- GV nêu vấn đề: Vậy chúng ta làm thế nào để tìm đuợc kết quả phép tính 37 + 25? Cô và các con sẽ cùng nhau thực hiện qua bài học ngày hôm nay nhé!

- GV yêu cầu học sinh chuẩn bị các khối lập phương trong bộ đồ dùng học tập.

- HS hát và vận động theo lời và nhạc bài hát Em tập làm toán

- HS tham gia trò chơi để ôn tập lại các kiến thức đã học

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo luận theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi:

(*) Bạn học sinh đang thực hiện phép cộng/ Bạn học sinh đang thực hiện phép cộng bằng cách sử dụng các khối lập phương.

(*) 37 + 25

- HS lắng nghe và chuẩn bị học cụ phù hợp (khối lập phương) để thực hành phép cộng.

10’

10’

7’

5’

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

Mục tiêu: HS biết sử dụng khối lập phương, cách đặt tính theo cột dọc để thực hiện các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 37 + 25

C. Hoạt động thực hành - luyện tập

Bài 1 (tr.59)

Mục tiêu: HS nêu được cách thực hiện tính của phép tính cộng (có nhớ) số có 2 chữ số với số có 2 chữ số.

Bài 2 (tr.59)

Mục tiêu: HS biết cách thực hiện và nêu được cách đặt tính và cách tính của phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

D. Hoạt động vận dụng:

Bài 4 (tr.59)

Mục tiêu : HS vận dụng phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 để giải toán có lời văn (bài toán thực tế trong cuộc sống).

E. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- GV huớng dẫn cách tìm kết quả phép cộng 37 + 25 bằng cách sử dụng các khối lập phương như sau:

- Lấy 37 khối lập phương, gài thành từng thanh chục để có 3 thanh ở cột chục, 7 khối lập phương rời ở cột đơn vị.

- Lấy tiếp 25 khối lập phương, gài thành từng thanh chục để có 2 thanh ở cột chục , 5 khối lập phương rời ở cột đơn vị.

- Thực hiện việc gộp các khối lập phương rời lại với nhau, 7 thêm 5 bằng 12, gài 10 khối lập phương rời lại với nhau được 1 thanh chục và 2 khối lập phương rời.

- Gộp các thanh chục với nhau, 3 thêm 2 bằng 5, có thêm 1 thanh chục nữa là 6. Vậy 37 + 25 = 62.

- Sau khi GV thực hiện và hướng dẫn HS sử dụng khối lập phương để tìm được kết quả phép tính. GV cho HS thực hiện phép tính cá nhân và theo nhóm 2, sau đó gọi một số nhóm lên trình bày lại cách làm.

- GV gọi HS nhận xét cách làm.

- GV hướng dẫn HS cách đặt tính theo cột dọc, hướng dẫn kỹ thuật nhớ (Hàng chục và hàng đơn vị thẳng hàng nhau, thực hiện phép tính từ trái qua phải, kẻ phép tính.)

- GV cho học sinh thực hiện thêm các phép tính khác để luyện tập. VD: 35 + 28; 66 + 27; 22 + 39…

- GV cho HS đọc YC bài.

- YC HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

(?) Nêu cách thực hiện phép tính phép tính?

- GV nhận xét bài làm.

- GV nhấn mạnh và chốt lại cách thực hiện phép tính.

- GV cho HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng thực hiện.

- Gọi HS nhận xét và đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.

(?) Nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một phép tính trong bài 2?

- GV nhận xét và chốt lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.

- Gọi HS đọc bài 4.

(?) Đề bài cho biết gì và hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.

- GV đánh giá HS làm bài.

(?) Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học.

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS lắng nghe GV thực hiện phép cộng bằng cách sử dụng khối lập phương sau đó tự thực hành theo cá nhân và theo nhóm 2.

- HS thực hiện tại nhóm sau đó lên trình bày lại các làm cho cả lớp theo dõi.

- HS nhận xét cách thực hiện phép tính của các bạn.

- HS lắng nghe và thực hiện đặt tính cột dọc ra bảng con

- HS thực hiện thêm các phép tính theo yêu cầu của GV

- 1 HS đọc YC bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS chữa bài.

- HS nêu cách thực hiện phép tính từ phải sang trái. Tính từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc đề bài.

- Cả lớp làm bài, 4 HS lrrn bảng làm.

- HS nhận xét và đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.

- HS nêu: thực hiện đặt tính thẳng hàng và tính từ hàng đơn vị sang hàng chục.

- Hs lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Đề bài cho biết trang trại có 28 con dê đen và 14 con dê trắng.

Hỏi trang trại có tất cả bao nhiêu con dê?

- HS suy nghĩ và thực hiện bài giải.

- HS nhận xét bài của bạn.

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: mở rộng thêm về cách thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 10 Tiết 47

BÀI 29: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 2)

I. MỤc tiêu:

Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn liền với thực tế.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

a. Năng lực:

Phát triển các năng lực toán học, rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và cuộc sống, hình thành và phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ dùng dẠy hỌc:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SGK, vở bài tập toán, đồ dùng học tập, …

III. Các HOẠT đỘng dẠy và hỌc:

TG

Nội dung các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu:Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.

- GV gọi 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính:

a) 27 + 15

b) 43 + 28

c) 12 + 39

- GV gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- GV gọi HS nhận xét

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

- 3 HS lên đặt tính rồi tính.

1-2 HS trả lời miệng.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

10’

C. Hoạt động thực hành - luyện tập

Bài 3 (tr.59)

Mục tiêu: HS quan sát và tìm được các lỗi sai trong phép tính và sửa lại chính xác.

Bài tập: Tính

29 + 17 = 36 + 18 =

57 + 35 = 48 + 24 =

Mục tiêu: HS nêu được cách thực hiện tính của phép tính cộng (có nhớ) số có 2 chữ số với số có 2 chữ số.

- GV cho HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra lỗi sai trong từng phép tính.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét và chốt kiến thức về phép cộng không nhớ và có nhớ.

- GV cho HS đọc YC bài.

- YC HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

(?) Nêu cách thực hiện phép tính phép tính?

- GV nhận xét bài làm.

- GV nhấn mạnh và chốt lại cách thực hiện phép tính.

- 2 HS đọc đề bài.

- HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra lỗi sai.

- Các nhóm trả lời:

+ Phép tính 29 + 47 = 66 (sai kết quả vì cộng không nhớ ở hàng chục. Kết quả đúng là 76)

+ Phép tính 37 + 54 = 81(sai kết quả vì cộng không nhớ ở hàng chục. Kết quả đúng là 91)

+ Phép tính 42 + 36 = 88(sai kết quả vì đây là phép cộng không nhớ. Kết quả đúng là 78)

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS chữa bài.

- HS nêu cách thực hiện phép tính từ phải sang trái. Tính từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

10’

D. Hoạt động vận dụng:

Bài tập: Lớp 2A có 16 bạn trai và 19 bạn gái. Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu bạn?

Mục tiêu : HS vận dụng phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 để giải toán có lời văn (bài toán thực tế trong cuộc sống).

- Gọi HS đọc đề bài.

(?) Đề bài cho biết gì và hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.

- GV đánh giá HS làm bài.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS trả lời.

- HS suy nghĩ và thực hiện bài giải.

- HS nhận xét bài của bạn.

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

5’

E. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

(?) Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học.

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS trả lời: mở rộng thêm về cách thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 10 Tiết 48

BÀI 30: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (tiếp theo -Tiết 1)

I. MỤc tiêu:

Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

  1. Kiến thức, kĩ năng
  • Biết tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 47 + 5 dựa vào phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
  1. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

Rèn tính chất cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống, hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

  1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy chiếu, phấn màu, …

- Học sinh: SGK, vở BT Toán, bộ đồ dùng học tập, ...

III. Các HOẠT đỘng dẠy và hỌc:

TG

Nội dung các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- GV tổ chức HS tham gia trò chơi Ong tìm mật liên quan đến các phép tính dưới đây:

a) 27 + 15

b) 43 + 28

c) 47 + 25

d 7 + 5

- GV gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính phép cộng 47 + 25

- GV gọi HS nhận xét

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới.

- 3 HS lên đặt tính rồi tính.

1-2 HS trả lời miệng.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

10”

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

Mục tiêu: HS biết sử dụng khối lập phương, cách đặt tính theo cột dọc để thực hiện các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 47 + 5

  • Giới thiệu phép cộng 47 + 5
  • Nêu bài toán: Có 47 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? (GV vừa nói vừa cho xuất hiện hình ảnh trên slide)
  • Cho HS thao tác trên que tính để tìm kết quả.
  • Gv yêu cầu HS nêu nhiều cách tính.
  • GV chốt: 7 que tính với 5 que tính được 1 chục que tính và 2 que tính. 4 chục que tính thêm 1 chục là 5 chục và 2 que tính rời ta được 52 que tính.
  • GV hương dẫn cách đặt tính và tính theo cột dọc:
  • Yêu cầu HS đặt tính vào bảng con
  • HS nêu cách đặt tính.

+

47

5

* 7 cộng với 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1. (vừa nói vừa chiếu slide)

* 4 thêm 1 bằng 5, viết 5.

* Vậy 47 + 5 = 52

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính.

- GV lấy thêm 1 ví dụ nữa (58 + 6) yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con. 1 HS lên bảng thức hiện và sau đó nhắc lại cách đặt tính và tính.

- GV chốt lại kiến thức

  • HS thao tác trên que tính
  • Nêu cách tính khác nhau.
  • HS đặt tính vào bảng con.
  • Viết số 47 ở hàng trên, số 5 ở hàng dưới sao cho chữ số 5 thẳng với chữ số 7. Viết dấu trừ ở giữa hai số. Kẻ đường kẻ ngang thay cho dấu bằng.
  • Nêu lại cách tính.
  • HS thực hiện.

10’

10’

C. Hoạt động thực hành - luyện tập

Bài 1 (tr.60)

Tính:

+

+

47

5

47

5

25

6

?

+

?

?

47

5

+

+

47

5

?

?

Mục tiêu: HS nêu được cách thực hiện tính của phép tính cộng (có nhớ) số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.

Bài 2 (tr.61)

Đặt tính rồi tính:

37 + 4

46 + 5

89 + 6

29 + 9

66 + 7

53 + 8

Mục tiêu: HS biết cách thực hiện và nêu được cách đặt tính và cách tính của phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

D. Hoạt động vận dụng

Bài 4 (tr.61): Giải toán

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- GV cho HS đọc YC bài.

- YC HS làm bài vào vở BTT

- Gọi HS chữa bài.

(?) 2 hs Nêu cách thực hiện phép tính?

- GV nhận xét bài làm.

- GV nhấn mạnh và chốt lại cách thực hiện phép tính.

- GV cho HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài vào vở BTT

- 4 HS lên bảng thực hiện.

- Gọi HS nhận xét và đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.

- Gọi 1 – 2 HS nêu cách đặt tính và tính.

- GV nhận xét và chốt cách thực hiện tính.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài và tìm hiểu kĩ đề toán.

-Yêu cầu HS làm bài vào vở

-Chiếu bài và chữa bài của HS

- Nhận xét bài làm của HS

- 1 HS đọc YC bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS chữa bài.

- HS nêu cách thực hiện phép tính từ phải sang trái. Tính từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc đề bài.

- Cả lớp làm bài,

- 4 HS lên bảng làm.

- HS nhận xét và đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.

- HS nêu: thực hiện đặt tính thẳng hàng và tính từ hàng đơn vị sang hàng chục.

- Hs lắng nghe.

- HS nêu đề toán, 2 bạn nói cho nhau nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Hs làm bài vào vở

Bài giải:

Khôi bật xa được số

xăng-ti-mét là:

87 + 5 = 92 (cm)

Đáp số: 92cm.

- HS nhận xét bài của bạn

- HS nêu cách giải.

- HS đổi chéo vở chữa bài.

5’

E. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính của phép tính 47 - 5

- GV nhận xét tiết học.

- 1 -2 HS nêu.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 10 Tiết 49

BÀI 30: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (tiếp theo -Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được phép cộng số có hai chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ) trong phạm vi 100, tìm được chữ số hàng đơn vị hoặc hàng chục còn thiếu trong phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 .

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

Nội dung các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

10’

10’

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập

Bài 3 (tr.61):

Bài tập: Tính

34 + 49 = 46 + 25 =

18 + 27 = 39 + 53 =

Mục tiêu: HS nêu được cách thực hiện tính của phép tính cộng (có nhớ) số có 2 chữ số với số có 2 chữ số.

D. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

Bài tập: Giải toán

Lan cắt được 38 bông hoa. Hà cắt được nhiều hơn Lan 14 bông hoa. Hỏi Hà cắt được bao nhiêu bông hoa?

E.Củng cố- dặn dò

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.

- GV chiếu slide, bài toán:

Đặt tính rồi tính:

36 + 17; 76 + 12; 16 + 15

- GV yêu cầu HS quan sát, GV phát phiếu học tập để HS thực hiện đặt tính rồi tính.

- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét.

- GV hỏi HS có nhận xét về các phép tính trên?

- Khi thực hiện tính ta lưu ý điều gì?

- GV kết hợp giới thiệu bài

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi

-Gọi đại diện 2 nhóm lên chữa bài, gắn chữ số tìm được vào mỗi vị trí bị che khuất trong mỗi phép tính.

- Gọi HS nhận xét

- Hỏi: Con vận dụng kiến thức nào để điền được chữ số bị che khuất?

- GV: Con thực hiện tính cộng từ đâu sang đâu?

- GV lưu ý: Đối với lượt cộng ở hàng đơn vị, nếu tổng bằng hoặc lớn hơn 10, nhớ 1 sang hàng chục.

- GV cho HS đọc YC bài.

- YC HS làm bài.

- Gọi HS chữa bài.

(?) Nêu cách thực hiện phép tính phép tính?

- GV nhận xét bài làm.

- GV nhấn mạnh và chốt lại cách thực hiện phép tính.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài và tìm hiểu kĩ đề toán.

-Yêu cầu HS làm bài vào vở

-Chiếu bài và chữa bài của HS

- Nhận xét bài làm của HS

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa

- Khen đội thắng cuộc

- Qua các bài tập và trò chơi, củng cố cho các con kiến thức gì?

- Dặn HS chuẩn bị bài sau:

Luyện tập (tr.62)

- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán

- HS quan sát, thực hiện yêu cầu vào phiếu học tập.

- 3 HS lên bảng làm

- HS nhận xét.

- Từng HS nêu cách đặt tính, cách tính.

- HS: Các phép tính trên là các phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số (có nhớ)

- Cần lưu ý nhớ 1 sang tổng của hàng liền trước.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm

- 2 HS lên bảng gắn kết quả

- HS khác nhận xét

- HS: Con vận dụng các bảng cộng đã học.

- HS: Con cộng từ hàng đơn vị sang hàng chục

- 1 HS đọc YC bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS chữa bài.

- HS nêu cách thực hiện phép tính từ phải sang trái. Tính từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

-

HS nêu đề toán, 2 bạn nói cho nhau nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Hs làm bài vào vở

- HS nhận xét bài của bạn

- HS nêu cách giải.

- HS đổi chéo vở chữa bài.

-HS tham gia trò chơi

- HS: Củng cố cho các con thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, giải toán có lời văn.

-HS lắng nghe

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy (nếu có):

………………………………………………………………………………………..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 10 Tiết 50

BÀI 31: LUYỆN TẬP (Tiết 1)

I. MỤc tiêu:

Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hành cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Vận dụng trong tính toán và giải quyết các vấn đề thực tế.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

a. Năng lực:

Thông qua hoạt động thực hành tính toán các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề.

b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ dùng dẠy hỌc:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …Thẻ phép tính và thẻ số để HS thực hiện bài 3

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. Các hoAt đỘng dẠy và hỌc:

TG

Nội dung các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7’

A. Hoạt động khởi động :

Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực và hứng thú cho hs vào bài.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng

Câu 1. Chữ số bị che khuất trong phép tính sau là số nào?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2. Kết quả của phép tính

37 + 24 là:

A.51 B. 61 C. 52 D. 62

Câu 3. Phép tính nào đúng?

A. B.

C. D.

Vì sao con chọn đáp án D?

  • Khi đặt tính cần đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính từ phải qua trái.

-Dẫn chuyển vào bài mới : Luyện tập (tiết 1)

- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng: Luyện tập (tiết 1)

- HS chuẩn bị thẻ chữ cái A, B, C, D để chơi.

- HS chọn đáp án C

- HS chọn đáp án B

- HS nêu: Vì phép tính D đặt tính và tính đúng.

- HS nêu lại tên bài, ghi bài vào vở

10’

C. Hoạt động thực hành - luyện tập

Bài 1(tr. 62)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100

-Yêu cầu cả lớp đọc thầm đề bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn HS làm bài vào VBT

- Gọi HS chữa bài nối tiếp theo hàng dọc (ngang)

- GV nhận xét

* GV gọi 2 HS nêu cách thực hiện 2 phép tính

37 + 28 và 78 + 6

- Con có nhận xét gì về dãy tính phần a và dãy tính phần b?

- GV chốt

- HS đọc đề bài

- HS nêu (Tính)

- HS làm bài vào VBT

- HS chữa bài nối tiếp

- 2HS nêu cách tính

-HS nêu: Dãy tính phần a là phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng số có 2 chữ số cộng với số có 2 chữ số.

Dãy tính phần b là phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng số có 2 chữ số cộng với số có 1 chữ số.

Bài 2 (tr. 62)

Mục tiêu: Rèn kĩ năngđặt tính và tính các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Yêu cầu HS đọc thầm đề bài.

- Bài có mấy yêu cầu? Đó là gì?

- Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính vào VBT

- Gọi một số HS lên bảng làm bài

- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình (Nêu cách đặt tính và các bước thực hiện tính)

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Gv chốt đáp án rồi yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả cho nhau.

- Hs đọc thầm đề bài

- HS nêu: (Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính và tính)

- HS làm bài vào VBT

- HS lên bảng chữa bài

- Hs lắng nghe và nhận xét bài làm của bạn trên bảng

- HS đổi vở, kiểm tra kết quả cho nhau.

10’

D. Hoạt động vận dụng

Bài tập: Đội A trồng được 47 cây. Đội B trồng được 49 cây. Hỏi cả 2 đội trồng được bao nhiêu cây?

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Gọi HS đọc đề bài .

(?) Đề bài cho biết gì và hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.

- GV đánh giá HS làm bài.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS trả lời

- HS suy nghĩ và thực hiện bài giải.

- HS nhận xét bài của bạn.

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

5’

E. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu :Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.

GV hỏi:

- Hôm nay con học bài gì?

- Con thích nhất điều gì trong tiết học này?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học.

- Chuẩn bị bài Luyện tập(tiết 2)

- HS nêu ý kiến

- HS lắng ghe

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy (nếu có):

………………………………………………………………………………………..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN: TOÁN

Tuần 11 Tiết 51

BÀI 31: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hiện tính và so sánh các phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và

mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.

* Khởi động

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Gió thổi”.

- Cách chơi: Quản trò hướng dẫn, mỗi hs sẽ tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây, gió thổi bên nào sẽ nghiêng về bên đó. VD: (Quản trò) Gió thổi, gió thổi. (Cả lớp) Về đâu, về đâu. ( Quản trò) Bên trái, bên trái. (Cả lớp) Nghiêng người sang trái…

- Gv nhận xét, tuyên dương hs tích cực chơi tốt.

- Hs chơi trò chơi “ Gió thổi”

- Lớp đáp lời và kết hợp động tác.

25’

5’

7’

8’

6’

B. Thực hành, luyện tập

Mục tiêu:

- Thực hiện tính và so sánh các phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100.

Cách tiến hành:

Bài 4: a, Tính (trang 63)

23 + 9 + 40 = ?

51 + 9 + 10 = ?

b, >, <, =

(trang 63)

12 + 18…18 + 12

37 + 24…37 + 42

65 + 7 … 56 + 7

76 + 4 … 74 + 6

- Gv kết hợp giới thiệu bài

a, - Gọi hs nêu yêu cầu a.

- Khi tính phải chú ý điều gì?

- Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp làm bài vào vở.

- Gọi hs đọc bài làm, nhận xét

- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách tính.

- Gv chốt đáp án đúng.

b, - Đọc yêu cầu b.

- Hướng dẫn hs thực hành tính rồi so sánh kết quả.

* Lưu ý: hs có thể tự sáng tạo phát hiện kết quả rồi so sánh không cần thực hiện phép tính mà vẫn điền đúng dấu.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1 hs làm phiếu nhóm.

- Chiếu bài và chữa bài của hs

- Gv kết luận ra đáp án đúng.

*Gv chốt lại cách tính phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- Hs nêu yêu cầu a

- Phải chú ý tính từ trái sang phải.

2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.

23 + 9 + 40 = 32 + 40

= 72

51 + 9 + 10 = 60 + 10

= 70

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

- Hs nêu cách tính

- Hs đọc yêu cầu của b

- Hs tính nhẩm rồi so sánh điền dấu đúng.

- 1 Hs làm phiếu nhóm, lớp lớp vào vở

  1. +18 = 18 + 12

37 + 24 < 37 + 42

65 + 7 > 56 + 7

76 + 4 = 74 + 6

- Hs đổi chéo vở, nhận xét bài bạn.

Bài 4: Giải toán

( trang 63)

C. HĐ Vận dụng

Bài 5: Giải toán

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng qua 20.

- Gọi hs nêu đề toán

+ Trong tranh vẽ gì?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Vậy muốn biết hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch ta làm như thế nào ?

- Gọi 1 hs giải vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở

- Gọi hs dưới lớp đọc bài làm

- Gv nhật xét, chốt bài làm đúng.

- Yêu cầu hs nêu đề toán

- Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp

- Gọi hs chữa miệng

- Nhận xét bài làm của hs

Tuyên dương hs làm bài tốt

- 2 Hs đọc đề

+ Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan.

- Đoàn khách thứ nhất có 35 người, đoàn khách thứ hai có 25 người.

- Hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch?

- Ta lấy số người có trong đoàn khách thứ nhất cộng với số người có trong đoàn khách thứ hai.

Bài giải:

Hai đoàn khách tham quan có tất cả số người đi du lịch là:

35 + 25 = 60 ( người)

Đáp số: 60 người

Đổi chéo vở nhận xét bài bạn.

- Hs đọc đề

- Hs trả lời: Có 25 học sinh nam và 13 học sinh nữ.

- Lớp 2A3 trường Tiểu học Cẩm Sơn có tất cả bao nhiêu học sinh?

- Hs viết phép tính và trả lời

Bài giải:

Lớp 2A3 trường Tiểu học Cẩm Sơn có tất cả số học sinh là:

25 + 13 = 38 ( học sinh)

Đáp số: 38 học sinh

- Hs khác nhận xét, bổ sung

5’

D. Củng cố - dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

************************************

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN: TOÁN

Tuần 11 Tiết 52

BÀI 32: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và

mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.

- Gọi 2 hs lên bảng Tính:

43 + 9 + 20 = ?

31 + 7 + 10 = ?

- Gọi Hs tự nêu cách tính, nhận xét.

- Gv khen ngợi hs làm bài đúng.

- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán

- 2 hs làm bảng, lớp làm nháp

43 + 9 + 20 = 72

31 + 7 + 10 = 48

- Hs nêu cách tính, nhận xét bài bạn.

25’

5’

7’

B. Thực hành, luyện tập

Mục tiêu:

- Thực hành đặt tính rồi tính các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Biết tính theo mẫu và tính nhẩm các số tròn chục có kết quả bằng 100

Bài 1: Đặt tính rồi tính (trang 64)

12 + 48

59 + 21

74 + 6

85 + 5

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Khi đặt tính phải chú ý điều gì?

- Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp làm bài vào vở.

- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 12 + 48; 74 + 6

*Gv chốt lại cách đặt tính và thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- Hs nêu đề toán

- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.

- 2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.

- Hs nêu cách tính

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

Bài 2: Tính (theo mẫu) ( trang 64)

Mẫu: 72 + 28 = 100

63 + 37

81 + 19

38 + 62

45 + 55

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

- GV hướng dẫn hs thực hành phân tích mẫu :

+ 2 cộng 8 bằng 10, viết 0, nhớ 1.

+ 7 cộng 2 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.

Vậy: 72 + 28 = 100

- Yêu cầu hs làm bài vào vở

- Chiếu bài và chữa bài của hs

- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính phép cộng có nhớ (trong trường hợp số có hai chữ số cộng với số có hai chữ số) có kết quả bằng 100.

- Hs đọc đề

- Hs đọc bài mẫu

- Hs lắng nghe Gv phân tích mẫu

- Hs thực hiện tính theo mẫu vào vở

63 + 37 = 100

81 + 19 =100

38 + 62 = 100

45 + 55 = 100

- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.

- Hs khác nhận xét, bổ sung

5’

4’

Bài 3: Trang 64

a, Đặt tính rồi tính

64 + 36

79 + 21

52 + 48

34 + 66

b, Tính nhẩm

60 + 40 = ?

40 + 60 = ?

20 + 80 = ?

80 + 20 = ?

10 + 90 = ?

90 + 10 =?

30 + 70 = ?

70 + 30 = ?

a, - Yêu cầu Hs đọc đề bài.

- Gv hướng dẫn Hs đặt tính và thực hiện tính.

- Chữa bài: hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 64 + 36; 79 + 21

52 + 48; 34 + 66

- Gv chữa bài, nhận xét.

b, - Đọc yêu cầu b.

- Hướng dẫn Hs VD: 60 + 40, nhẩm là 6 chục + 4 chục bằng 10 chục. Vậy 60 + 40 = 100

- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.

- Chữa bài.

- Gv chữa bài, nhận xét.

+ Em có nhận xét gì về các phép tính 30 + 70 và 70 + 30 ?

Củng cố: Kĩ năng thực hiện đặt tính và tính nhẩm cộng các số tròn chục có tổng bằng 100.

- 1 Hs nêu yêu cầu a.

- 2Hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.

- Hs trình bày cách thực hiện của mình.

- Lớp nhận xét và chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu của b

- Hs tính nhẩm cộng các số tròn chục.

- 1 Hs lên làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở ôly.

- 3hs đọc bài làm, nhận xét.

60 + 40 = 100

40 + 60 = 100

20 + 80 = 100

80 + 20 = 100

10 + 90 = 100

90 + 10 =100

30 + 70 = 100

70 + 30 = 100

- Hai phép tính đều có kết quả 100.

Vậy: 30 + 70 = 70 + 30

5’

4’

C. Hoạt động vận dụng

Bài 4: Giải toán

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.

D. Củng cố, dặn dò: Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán: Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan, đoàn khách thứ nhất có 22 người, đoàn khách thứ hai có 23 người. Hỏi hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người ?

GV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Đoàn khách thứ nhất có bao nhiêu người ?

+ Đoàn khách thứ hai có bao nhiêu người ?

+ Vậy muốn biết hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch ta làm phép tính gì?

- Cho HS nêu phép tính thích hợp.

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi nêu kết quả phép tính 22 + 23

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan.

+ Đoàn khách thứ nhất có 22 người.

+ Đoàn khách thứ hai có 23 người.

+ HS nêu: 22 + 23

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

Hai đoàn khách tham quan có tất cả số người đi du lịch là:

22 + 23 = 45 ( người)

Đáp số: 45 người

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

************************************

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN: TOÁN

Tuần 11 Tiết 53

BÀI 32: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và

mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Khởi động

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “ Trời Mưa”

Luật chơi: Người quản trò phát lệnh lời đi kèm với những hành động buộc các bạn trong lớp phải làm theo. VD:

Quản trò: Trời mưa, trời mưa
Cả lớp:
Che ô, đội mũ ( hai tay vòng lên phía trên đầu)
………………………………..

- Gv nhận xét, tuyên dương hs chơi tốt.

- HS lắng nghe luật chơi và đứng tại chỗ chơi trò chơi.

25’

5’

4’

5’

B. Thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Biết thực hành các phép cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100 (trường hợp số có hai chữ số cộng với số có một chữ số).

Bài 4: (trang 65)

a, Đặt tính rồi tính ( theo mẫu) Mẫu: 97 + 3

97 + 3

91 + 9

92 + 8

98 + 2

b, Tính nhẩm

99 + 1

96 + 4

94 + 6

95 + 5

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Gọi hs nêu yêu cầu a.

- GV phân tích mẫu :

3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1

9 thêm 1 bằng 10, viết 10

Vậy: 97 + 3 = 100

- Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp thực hiện theo mẫu vào vở.

- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 97 + 3; 92 + 8

- Gọi hs nêu yêu cầu b.

- Hướng dẫn Hs thực hiện tính nhẩm VD: 99 + 1 nhẩm là 9 + 1 bằng 10( 10 bằng 1 chục), 9 chục + 1 chục bằng 10 chục . Vậy 99 + 1 = 100

- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.

- Chữa bài: Hs tự nêu cách tính nhẩm

- Gv chữa bài, nhận xét.

*Gv chốt lại cách đặt tính và tính nhẩm phép cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100 (trường hợp số có hai chữ số cộng với số có một chữ số).

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- Hs nêu yêu cầu a

- Hs đọc bài mẫu

2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp thực hiện đặt tính rồi tính theo mẫu vào vở.

- Hs nêu cách tính

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

- Hs nêu yêu cầu b

- Hs thực hiện tính nhẩm.

- 1 Hs lên làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở ôly.

99 + 1 = 100

96 + 4 = 100

94 + 6 = 100

95 + 5 = 100

- 3-4hs đọc bài làm, nhận xét.

Bài 5: Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau

( trang 65)

Mục tiêu: Biết thực hiện các phép tính cộng có kết quả bằng nhau.

- Gọi Hs đọc thầm yêu cầu.

- Bài 5 yêu cầu gì?

- GV cho Hs quan sát các phép tính, thảo luận nhóm 2 tính kết quả rồi nêu các phép tính có kết quả bằng nhau trong thời gian 03 phút

- Gv chiếu các phép tính minh họa, mời đại diện các nhóm lên tìm các phép tính có kết quả bằng nhau.

- Nhận xét đánh giá và kết luận

*Gv chốt lại cách tìm các phép tính có kết quả bằng nhau.

- 2 Hs đọc yêu cầu

- Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau.

- Từng cặp HS quan sát, tính rồi nói cho bạn nghe kết quả các phép tính là bao nhiêu? Các phép tính nào có kết quả bằng nhau ?

- HS chỉ vào các phép tính có kết quả bằng nhau.

7 + 93 = 1 + 99

76 + 4 = 4 + 76

59 + 31 = 82 + 8

- HS đối chiếu, nhận xét.

10’

C. Vận dụng

Bài 6: Trang 65

Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế(có lời văn) liên quan đến phép cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.

- Gv gọi 1 hs lên bảng điều khiển cả lớp giải toán:

+ Tớ mời 1 bạn đọc đề bài.

+ Nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được bao nhiêu cây bắp cải bạn làm như thế nào?

+ Vì sao bạn làm phép tính cộng?

-Tớ mời 1 bạn nêu câu lời giải

+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác?

- Tớ mời 1 bạn lên bảng giải

, các bạn làm bài vào vở 2’

- Tớ mời cả lớp quan sát bài làm của bạn trên bảng, nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi hs tích cực và chốt bài làm đúng.

* Gv chốt kĩ năng giải bài toán có lời văn thuộc dạng liên quan đến nhiều hơn.

- 1 hs lên điều khiển

+ 1 hs đọc

+ Ngày thứ nhất cô Liên thu hoạch được 65 cây bắp cải.

+ Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được nhiều hơn ngày thứ nhất 35 cây.

+ Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được bao nhiêu cây bắp cải?

- Lớp chia sẻ:

Dự kiến chia sẻ:

+ Lấy số cây thu hoạch được của ngày thứ nhất cộng với số cây ngày thứ hai thu hoach nhiều hơn.

+ Bài toán thuộc dạng liên quan đến nhiều hơn.

- Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được số cây bắp cải là

- Hs giơ tay nói

- 1HS lên bảng làm bài.

- HS làm bài cá nhân.

Bài giải

Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được số cây bắp cải là:

65 + 35 = 100 ( cây)

Đáp số: 100 cây bắp cải.

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

4’

C. Củng cố - dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

************************************

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN: TOÁN

Tuần 11 Tiết 54

BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 – 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các thẻ phép tính để HS thực hiện kiến thức bài mới trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và

mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện”, trò chơi đố bạn để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.

- GV cho HS quan sát bức tranh, thảo luận nhóm bàn dựa vào tranh nêu phép tính trừ

+ Làm thế nào để tìm được kết quả của phép trừ 52 – 24 = ?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS chơi trò chơi “ truyền điện” VD: 42 - 23 = 19

33 - 15 = 18

51 - 34 = 17

…………………

- HS quan sát, thảo luận và tìm ra được phép trừ

52 – 24 = ?

- Hs tự nêu theo suy nghĩ của mình

15’

5’

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Biết sử dụng các khối lập phương và kĩ năng đặt tính rồi tính để tính được phép trừ( có nhớ) trong phạm vi100

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 52 - 24 bằng các khối lập phương:

- GV yêu cầu HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV

Nêu: Lấy 52 khối lập phương, gài thành từng thanh chục, để có 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị đồng thời gắn lên bảng.

- GV hướng dẫn HS lấy ra 24 khối lập phương từ 52 khối lập phương đã cho: lấy 1 thanh chục ở cột chục, tháo rời ra đưa qua cột đơn vị thì được 12 khói lập phương đơn vị, lấy đi 4 khối lập phương đơn vị thì còn 8 khối lập phương đơn vị, lấy ra tiếp 2 thanh chục ở cột chục, còn lại 2 thanh chục và 8 khối lập phương đơn vị.

- Vậy 52 - 24 = ?

- Muốn tính 52 - 24 ta đã thực hiện gài các thanh hình lập phương như thế nào?

- GV chốt ý

- GV hướng dẫn Hs tìm kết quả phép trừ 52 - 24 bằng cách đặt tính rồi tính ( Lưu ý: kĩ thuật mượn trả)

+ 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8, nhớ 1.

+ 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.

Vậy: 52 – 24 = 28.

- Yêu cầu Hs thực hiện một số phép tính khác vào bảng con:

65 – 17 = ?

74 – 16 = ?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV

- Hs lấy 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị gài vào bảng cá nhân.

Hs thao tác trên các khối lập phương của mình, tay gài, miệng nói theo Gv hướng dẫn

- Hs trả lời: 52 - 24 = 28

- 2, 3 hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.

- HS làm một số VD:

65 – 17 = 48

74 – 16 = 58

C. Thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Biết thực hành đặt tính rồi tính các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

Bài 1: Tính

( trang 67)

31 - 16

42 - 25

63 - 28

44 - 38

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

- GV hướng dẫn hs: Ta thực hiện tính như thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng lớp

- Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp.

- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.

- Hs đọc đề

- Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị

- Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

- Hs dưới lớp nhận xét bài bạn

- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.

- Hs khác nhận xét, bổ sung

5’

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Trang 67)

71 - 48

52 - 36

43 - 17

64 - 29

- Gọi Hs đọc đề bài.

- Bài có mấy yêu cầu?

- Gv hướng dẫn Hs: Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

* Chú ý: Thực hiện tính cần lưu ý kĩ thuật mượn, trả. VD: 71 – 48 = ? 1 không trừ được 8, mượn 1 chục, được 11 trừ 8 bằng 3, viết 3, nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5, 7 trừ 5 bằng 2, viết 2.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 3 hs lên làm bảng.

- Chữa bài: hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 52 - 36; 43 - 17; 64 - 29

- Gv chữa bài, nhận xét.

Củng cố: Kĩ năng đặt tính và tính trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.

- 2 Hs đọc to

- Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính, tính

- Khi đặt tính cần chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.

- Hs lắng nghe

- 3Hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.

- Hs trình bày cách thực hiện của mình.

- Lớp đổi chéo vở nhận xét và chữa bài.

5’

4’

C. HĐ vận dụng

Mục tiêu: Biết thực hành tính theo mẫu các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

Bài 3: Tính (theo mẫu)

M: 41 - 15 - 9 = ?

32 - 18 - 5 = ?

52 - 23 - 8 = ?

64 - 36 - 9 = ?

D. Củng cố - dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Gọi hs nêu đề bài

- GV hướng dẫn mẫu:

41 - 15 - 9 = 26 - 9

= 17

- Ta thực hiện tính ntn?

- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng lớp

- Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp.

- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Hs đọc đề

- Hs lắng nghe

- Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị

- Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

32 - 18 - 5 = 14 - 5 = 9

52 - 23 - 8 = 29 - 8 = 21

64 - 36 - 9 = 28 - 9 = 19

- Hs dưới lớp nhận xét bài bạn

- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.

- Hs khác nhận xét, bổ sung

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

_____________________________________________

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN: TOÁN

Tuần 11 Tiết 55

BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hiện được việc tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải toán có lời văn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và

mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Alibaba”.Gv phổ biến luật chơi: Người quản trò sẽ hát theo nhịp bài hát Alibaba có lời đi kèm với những hành động, buộc các bạn trong lớp phải làm theo và hát vang "Alibaba", VD như: Xưa kia kinh đô Bát- đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên - Alibaba

- Yêu cầu Hs đặt tính rồi tính phép tính vào bảng con:

55 – 17 = ?

34 – 15 = ?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS chơi trò chơi “ Alibaba”

- Hs thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.

10’

8’

10’

B. Thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập

Bài 3: Số

( trang 67)

D. Hoạt dộng vận dụng

Bài 4: Giải toán

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Gọi hs nêu đề bài

- GV cho Hs quan sát tranh và giới thiệu, có một số phép tính trên giấy, chú mèo con sơ ý làm đổ mực, che mất một số trong mỗi phép tính. Con hãy tìm số thích hợp bị mực che khuất giúp chú mèo con nhé.

- Hướng dẫn: ví dụ ở phép tính đầu tiên, 3... - 18 = 13

số nào trừ 8 thì bằng 3? Hay ở phép tính thứ ba, 95 - ...8 = 57 số 15 trừ mấy thì bằng 9?

-Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs lên làm trên bảng

- Chiếu bài và chữa bài của hs

- Gọi hs nói lên cách tìm của mình

* Chốt lại cách thực hiện phép tính trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 100.

- Yêu cầu hs nêu đề toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết Mai nhặt được bao nhiêu quả trứng gà ta làm như thế nào?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp.

- Gọi 1 hs giải vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở

- Gọi hs dưới lớp đọc bài làm

+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác?

- GV nhận xét, khen ngợi hs tích cực và chốt bài làm đúng.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- 1Hs nêu đề toán

- Hs lắng nghe

- Hs tự tìm theo cách của mình.

- Hs làm bài vào vở, 2 hs làm bảng

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs nêu cách tìm của mình

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

- 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện phép trừ.

- 2 Hs đọc đề

- Kiên nhặt được 35 quả, Mai nhặt được ít hơn Kiên 16 quả.

- Mai nhặt được bao nhiêu quả trứng gà?

- Ta lấy số quả trứng Kiên nhặt được trừ đi số quả Mai nhặt ít hơn.

- Bài thuộc dạng toán ít hơn

- Hs viết phép tính : 35 - 16

Bài giải:

Mai nhặt được số quả trứng gà là:

35 - 16 = 19 ( quả)

Đáp số: 19 quả trứng gà

- Hs dưới lớp đổi chéo vở nhận xét bài bạn.

+ Số quả trứng gà Mai nhặt được là

- Hs khác nhận xét, bổ sung.

C.Củng cố- dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa

- Gv phổ biến luật chơi: có 7 con ong tương ứng với 7 phép tính trừ và 7 bông hoa tương ứng với kết quả của các phép tính trừ đó. Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 7 hs. Hs còn lại sẽ làm cổ động viên. Nhiệm vụ của mỗi đội là 5 phút sẽ nối tiếp lên bảng gắn đúng phép tính với kết quả “ Ong tìm hoa”

- Khen đội thắng cuộc

- Dặn hs tìm hỏi ông bà, bố mẹ xem còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 không, để tiết sau chia sẻ với cả lớp.

- Hs tham gia trò chơi

- Hs lắng nghe Gv phổ biến luật chơi.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

_________________________________________________

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 12 Tiết 56

BÀI 34: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết tìm kết quả phép trừ (có nhớ) dạng 42 -5 trong phạm vi 100

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết các tình huống thực tế .

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các khối lập phương đơn vị hoặc que tính trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

15’

10’

3’

A. Hoạt động khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức:

Mục tiêu: HS biết cách đặt tính và tính

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập:

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập

Bài 1: Tính

52

- 4

48

43

- 7

36

94

- 8

86

63

- 6

57

D. Hoạt động vận dụng:

* TRÒ CHƠI:

Mục tiêu: Vận dụng tính toán dạng 42 -5 trong phạm vi 100

E.Củng cố- dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Quả bóng tròn

-Bài hát nói về điều gì ?

-GV giới thiệu bài và ghi tên bài

- GV cho HS quan sát tranh và nêu câu hỏi để HSTL:

+ Trong tranh, bạn Lan có tất cả bao nhiêu hình lập phương?

+ Lan bớt đi bao nhiêu hình lập phương?

+ Vậy muốn biết bạn Lan còn lại bao nhiêu hình lập phương ta làm phép tính gì?

- Cho HS nêu phép tính thích hợp.

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi nêu cách tính và tìm kết quả phép tính 42 -5

- Gv kết hợp giới thiệu bài

GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 42 -5 bằng que tính

GV yêu cầu HS lấy các que tính và thực hiện theo mình

- GV nêu cách đặt tính và tính: 2 không trừ được 5, lấy 12 – 5 = 7, viết 7 nhớ 1

4 - 1= 3, viết 3.

Vậy 42- 5 = 37.

- Yêu cầu hs sử dụng que tính để tính 83 - 4

- GV yêu cầu HS đặt tính và tính vào giấy nháp

- Hs thực hiện một số phép tính khác và ghi kết quả vào nháp:

55 - 6; 41 – 7; 64 - 8

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

-Yêu cầu hs làm bài vào vở

-Chiếu bài và chữa bài của hs

-Gọi hs nêu cách tính từng phép tính

- Nhận xét bài làm của hs

- Chốt lại cách thực hiện phép ưừ có nhớ trong phạm vi 100

-Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa

2 đội (5 HS/đội) thi đua tìm đngs kết quả các phép trừ dạng 42 -5 nhanh và đúng.

- Cả lớp kiểm tra lại kết quả 2 đội thi.

- Khen đội thắng cuộc

-GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS hát và vận động theo bài hát Quả bóng tròn

- HS nêu

-HS ghi tên bài

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Lan có tất cả 42 hình lập phương.

+ Lan bớt đi 5 hình lập phương.

+ HS nêu 42 - 5

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lấy 42 que tính và thực hiện theo GV

- HS lắng nghe.

- 2-3 Hs nêu lại cách đặt tính và tính

-- HS lấy 83 que tính và thực hiện theo GV

-Hs thao tác trên que tính để tính 83 – 4 = 79

- 2, 3 hs nêu cách đặt tính và tính

- Hs thực hành tính

- HS làm một số VD:

55 -6 = 49; 41 – 7 = 34

64 – 8 = 56

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài vào vở

- Hs nêu kết quả và cách tính

- Hs khác nhận xét

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

-Hs lắng nghe và ghi nhớ

-Hs tham gia trò chơi

-Hs lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 12 Tiết 57

BÀI 34: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết tìm kết quả phép trừ (có nhớ) dạng 42 -5 trong phạm vi 100

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết các tình huống thực tế .

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các khối lập phương đơn vị hoặc que tính trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

* Ôn tập và khởi động

-Cho lớp hát bài “Em yêu trường em”

-Bài hát nói về điều gì ?

-GV giới thiệu bài và ghi tên bài

-Lớp hát và kết hợp động tác….

- HS nêu

-HS ghi tên bài

18’

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập:

Bài 2 (trang 69)

Mục tiêu: Thực hiện được việc đặt tính rồi tính dạng 42 -5 trong phạm vi 100

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 2 yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Chiếu bài làm của học sinh

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.

- Nhận xét đánh giá và kết luận đúng :

41 23 34 96

-5 - 4 - 9 - 8

36 19 25 88

-Chốt lại cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- HS đọc thầm…

- HS nêu Đặt tính rồi tính

- Cá nhân HS làm bài.

- HS chỉ và nêu cách thực hiện phép tính

-HS nhận xét

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

Bài 3 (trang 69)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính dạng 42 -5 trong phạm vi 100

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài yêu cầu gì?

- Muốn lựa chọn KQ đúng cần làm gì?

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’: nói cho nhau nghe cách nối các phép tính với kết quả đúng

-Chiếu bài gọi 1 HS lên điều hành KQ thảo luận của các nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- HS đọc yêu cầu

-Chọn lết quả đúng với mỗi phép tính.

- Đặt tính và tính vào nháp để tìm KQ

- HS thảo luận làm bài.

-Nhóm nào xung phong lên trình bày kết quả .

Các bạn nhận xét về kết quả thảo luận của nhóm bạn

……

10’

C. Hoạt động vận dụng:

Bài 4 (trang 69)

Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép trừ.

-Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và nêu tóm tắt đề.

- Mời 1 HS đọc to đề bài.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì?

- Đây là dạng toán gì?

-GV vẽ sơ đồ tóm tắt đề bài lên bảng.

- Muốn biết buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu quả bóng, em hãy suy nghĩ và trình bày vào vở

-Yc HS làm bài vào vở.

Chữa bài -> YC HS qs bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- HS làm bài cá nhân.

- HS TL

-HS lên trình bày bài làm.

Bài giải

31 – 6 = 25(quả bóng)

Trả lời: Buổi chiều cửa hàng bán được 25 quả bóng -Lớp chia sẻ:

Dự kiến chia sẻ:

+ Vì sao bạn làm phép tính trừ?

+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác?

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

3’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 12 Tiết 58

BÀI: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hành phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng trong tính toán và giải quyết vấn đề thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải được cách thực hiện bài tập của mình Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Thẻ trò chơi

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

* Ôn tập và khởi động

- Cho lớp hát bài “ Cô dạy em thế ”

-Bài hát nói về điều gì ?

-GV giới thiệu bài và ghi tên bài

-Lớp hát và kết hợp động tác….

- Bạn nhỏ rất chăm chỉ học bài , rất đáng khen….

-HS ghi tên bài

17’

B.Thực hành, luyện tập

Bài 1 (trang 70)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng Thực hiện phép trừ có nhớ .

33

- 15

18

76

- 68

8

70

- 24

45

21 62 80

- 7 - 3 - 6

14 59 74

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’: nói cho nhau nghe cách thực hiện các phép tính rồi điền kết quả vào SGK

- Chiếu bài làm của học sinh

- Nhận xét ,đánh giá ,chốt cách nhớ 1 sang cột chục.

- HS đọc thầm…

- Hs trao đổi nhóm đôi

- Cá nhân HS làm bài.

- HS chỉ và nêu cách thực hiện phép tính

-HS nhận xét

Bài 2 (trang 70)

Mục tiêu: Thực hiện được cách đặt tính rồi tính ( có nhớ)

a,

74

- 47

26

93

- 88

5

80

- 19

61

b,

34 44 50

- 6 - 9 - 7

26 35 43

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài yêu cầu gì?

- YC HS nêu cách đặt tính, thứ tự thực hiện phép tính

- YC HS làm bài vào vở.

- Chiếu bài làm của học sinh

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.

- HS đọc yêu cầu : Đặt tính rồi tính

- HS nêu cách đặt tính, thứ tự thực hiện phép tính

- HS nêu :

* 4 không trừ được 7, lấy 14 trừ 7 bằng 6, viết 6, nhớ 1…..

2 HS nhắc lại cách thực hiện tính.

10’

C. Hoạt động vận dụng

Bài 3(trang 72)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng trừ ( có nhớ)

- HS quan sát phép tính và tìm hiểu câu lệnh của bài tập.

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tìm về đúng nhà”

- Chữa bài tập qua trò chơi. “ Tìm về đúng nhà”

- GV nêu luật chơi.

Luật chơi: mỗi bạn cầm một thẻ số. Bạn còn lại cầm thẻ phép tính úp vào ngực đứng cách xa và ngẫu nhiên. Sau khi tín hiệu bắt đầu, các hs lật thẻ phép tính ra rồi chạy đi tìm bạn có số đúng bằng kết quả phép tính mình cầm.

- Gọi 1HS khá lên điều khiển trò chơi.

- Yêu cầu HS nêu lí do tìm về đúng nhà.

- Nhận xét, tuyên dương .

- HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát phép tính và kết quả.

- Hs chơi trò chơi “ Tìm về đúng nhà”

- Lớp nhận xét, tuyên dương, khuyến khích HS.

3’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV . RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………...

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

……………………………………………………….

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 12 Tiết 59

BÀI: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hành phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng về phép trừ (có nhớ) đã học vào làm bài tập và các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ có nhớ..

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc nghiên cứu các bài toán có lời văn liên quan đến thực tế, HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nếu và thực hiện được phép tính, TL câu hỏi của tình huống. HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình tón học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Thẻ trò chơi

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

* Ôn tập và khởi động

- Cho lớp hát bài “ Cô dạy em thế ”

- Bài hát nói về điều gì ?

-GV giới thiệu bài và ghi tên bài

- Lớp hát và kết hợp động tác….

- Bạn nhỏ rất chăm chỉ học bài , rất đáng khen….

-HS ghi tên bài

17’

B.Thực hành, luyện tập

Bài 4 (trang 71)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng Thực hiện tính giá trị biểu thức, cách so sánh các số có 2 chữ số.

a,

60 – 8 – 20 = 52 – 20

= 30

70 – 12 + 10 = 58 + 10

= 68

b, 40 – 4 < 38

36

68 – 40 = 28

28

80 – 37 < 49

43

94 – 5 > 88

89

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 1a yêu cầu gì ?

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’: nói cho nhau nghe cách thực hiện

-Yc Hs làm bài ,

- Chiếu bài làm của học sinh

- Nhận xét ,đánh giá ,chốt cách tính dạng :phép tính có 2 dấu phép tính.

- Yêu cầu HS đọc thầm yc bài 1b.

- YC Nêu cách làm.Chú ý hạ số rồi so sánh.

- YC HS làm bài vào SGK,

- Chiếu bài làm của học sinh

- GV nhận xét, đánh giá và chốt cách làm.

- HS đọc thầm…

- Hs trao đổi nhóm đôi

- Đại diện nhóm nêu cách tính trước lớp.

- HS làm bài vào vở.

- Chữa bài trên bảng

- HS nhận xét

- Hs nêu yêu cầu bài, cách làm bài: thực hành tính và so sánh kết quả của 2 vế, điền dấu.

Bài 5 (trang 71)

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập.

-Yêu cầu HS đọc đề toán, phân tích đề toán.

- YC HS viết phép tính vào nháp.

- Gọi HS chữa miệng

- Nhận xét bài làm của HS.

- HS đọc đề toán, nói cho bạn nghe về bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?

- HS viết phép tính và trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

10’

C. Hoạt động vận dụng

Bài 6(trang 72)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng trừ ( có nhớ)

- YC HS quan sát phép tính và yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho HS hđ nhóm 2 tìm kết quả.

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”

- Gọi 1HS khá lên điều khiển trò chơi.

- Yêu cầu HS nêu lí do tìm về đúng nhà.

- Nhận xét, tuyên dương .

- Hs quan sát phép tính và hiểu câu lệnh của bài tập.

- Hs chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”

- HS giả thích về kết quả trò chơi của mình.

3’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

Ngày … tháng … năm 2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán

Tuần 12 Tiết 60

BÀI: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Củng cố kĩ năng , thực hành phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính có nhớ dạng 100 trừ cho 1 số và tính nhẩm phép trừ dạng 100 trừ cho số tròn chục.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học trong tính toán và giải quyết vấn đề thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

* Ôn tập và khởi động

-Cho lớp hát bài “Hổng dám đâu”

-Bài hát nói về điều gì ?

-GV giới thiệu bài và ghi tên bài

-Lớp hát và kết hợp động tác….

- Bạn nhỏ rất chăm chỉ học bài , rất đáng khen….

-HS ghi tên bài

18’

B.Thực hành, luyện tập

Bài 1 (trang 72)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính phép trừ có nhớ trong PV 100

63

-38

25

70

- 26

44

54

- 9

45

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Chiếu bài làm của học sinh

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. -Nhận xét đánh giá và kết luận đúng

-Chốt lại cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- HS đọc thầm…

- HS nêu Đặt tính rồi tính

- Cá nhân HS làm bài.

- HS chỉ và nêu cách thực hiện phép tính

-HS nhận xét

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

Bài 2 (trang 72)

Mục tiêu: Thực hiện được việc đặt tính rồi tính dạng 100 trừ cho 1 số

100

- 14

86

100

- 37

63

100

- 56

44

100

- 20

80

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài yêu cầu gì?

- Phân tích mẫu

- Nêu phép tính 100 - 27

- YC HS nêu cách đặt tính ?

- Bạn nào giỏi có thể nêu cách thực hiện tính

-Nhận xét đúng

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’: nói cho nhau nghe cách thực hiện các phép tính rồi điền kết quả vào SGK

-Chiếu bài gọi HS lên trình bày KQ thảo luận của các nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

- HS đọc yêu cầu

Tính ( theo mẫu)

HS nêu cách đặt tính

- HS nêu :

* 0 không trừ được 7, lấy 10 trừ 7 bằng 3, viết 3, nhớ 1…..

2 HS nhắc lại cách thực hiện tính.

- HS thảo luận làm bài.

-Nhóm nào xung phong lên trình bày kết quả .

Các bạn nhận xét về kết quả thảo luận của nhóm bạn

……

10’

C. Vận dụng

Bài 3a (trang 72)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính dạng 100 trừ cho 1 số

100 - 19 100 - 75

100 - 66 100 - 94

Bài 3b (trang 72)

Mục tiêu : HS tính nhẩm được phép trừ dạng 100 trừ cho số tròn chục.

100 - 60 100 - 80

100 - 30 100 - 50

100 - 10 100 - 40

QS và đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- Bài 3a yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Chiếu bài làm của học sinh

- Gọi 1HS khá lên điều hành chữa bài

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.

-Chốt lại cách thực hiện phép trừ dạng100 cho 1 số.

- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa”

- Gọi HS nêu cách nhẩm của mình , VD : 100 - 60

- Nhận xét, đánh giá, khen,….chốt cách trừ nhẩm 100 trừ cho số tròn chục.

- HS đọc yêu cầu.

- Đặt tính rồi tính

- Cá nhân HS làm bài.

- HS chỉ và nêu cách thực hiện phép tính

-HS nhận xét

- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.

HS tham gia trò chơi

- 100 là 10 chục, 60 là 6 chục, nhẩm là 10 chục – 6 chục = 4 chục.

Vậy 100 – 60 = 40

-Lớp nhận xét….

3’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 13 Tiết 61

BÀI 36: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm trừ (có nhớ) dạng 100 trừ cho một số.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực: Thông qua việc đặt tín và tính HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề, Nl giao tiếp

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhớm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: SHS, bảng phụ ghi bài 4

HS: SHS, bảng con, Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

TG

ND các hoạt động DH

HĐ của GV

HĐ của HS

5'

7'

15'

3'

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu: Biết cách đặt tính và tính dạng 100 trừ đi một số

Bài 4:Mục tiêu: HS biết đặt tính

a/ Đặt tínhrồi tính (theo mẫu)

100

- 5

95

Vậy 100 - 5 = 95

C. HĐ vận dụng

Mục tiêu: Giúp hs tính nhẩm dạng 100 trừ đi một số

b/ Tính nhẩm

100 - 1 100 - 6

100 - 3 100 - 2

Bài 5: Mục tiêu HS nhận ra lỗi sai khi đặt tính và tính có nhớ

Tìm lỗi sai trong mỗi phép tính sau rồi sửa lại cho đúng

Bài 6: Mục tiêu: Biết giải toán về ít hơn

B sáng : 100 chai sữa

B chiều ít hơn: 9 chai

Buổi chiêu : ... chai?

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu:Ghi nhớ,khắc sâu nội dung bài

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”:Ôn lại cách tính nhẩm bài

- GV cho HS quan sát bảng phụ và trưởng ban học tập mời nối tiếp các bạn lên trả lời

- Bạn nào nhẩm nhanh, đúng bạn đó chiến thắng

- GV nhận xét - tuyên dương

- Gv kết hợp giới thiệu bài

! Nêu yêu cầu bài 4/73

? Bài 4a yêu cầu em làm gì

- Đọc mẫu

! Quan sát mẫu? Em có nhận xét gì về mẫu

? Mẫu làm như thế nào

? Khi đặt tính em cần chú ý gì

? Em tính từ đâu

! Nhẩm theo mẫu

Tương tự HS làm bảng con, bảng lớp theo tổ

Bảng lớp 100 - 7

Tổ 1: 100 - 4 Tổ 2 : 100 - 8

Tổ 3: 100 - 9

- Nhận xét - tuyên dương

! Nêu yêu cầu ý b

? Ý b yêu cầu gì

? Tính nhẩm là tính như thế nào

! Làm bài

- Nhận xét

! Kiểm tra chéo nhóm 2

? Bài 4 củng cố kiến thức gì

BÀi 5 yêu cầu gì

! Suy nghĩ thảo luận nhóm

! Đại diện nhóm trả lời

- Nhận xét

- GV nhận xét - bổ sung

? Qua bài khi đặt tính em cần chú ý điều gì

? Em tính từ đâu

! Đọc bài 6

? Bài toán cho em biết điều gì

? BÀi toán yêu cầu em làm gì

? Bài thuộc dạng toán nào

! Làm bài

- Nhận xét- bổ sung

-Bài học hôm nay ,con đã học thêm được điều gì?

-GV yêu cầu HS nêu cách tính bài

! Đặt tính và tính 100 - 8

- GV chốt lại cách tính số tròn trăm trừ đi một số

HS chơi

HS quan sát bảng phụ và SGK

Bài 3b/ 72

- HS nghe - ghivở

2HS nêu

2 HS

LỚp Qs và 1 HS đọc mẫu

HStrả lời

Các hàng pải thẳng cột

- Nhẩm từ phải sang trái

Cá nhân

BC - BL

Nhận xét

2 HS

2HS

1 HS

Lớp làm bài

HS trả lời

Vở - Bảng lớp

N2 kiểm tra

HS trả lời

2 HS nêu

N4

3 nhóm trình bày

nhận xét - bổ sung

2 HS

2 HS

2HS

2 HS

2 HS

1 HS

Vở - bảng nhóm

HS trả lời

HS lắng nghe

! HS lên bảng làm và nêu lại cách làm

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 13 Tiết 62

BÀI 37: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tính cộng, trừ đã học vào giải quyết một số tính huống gần với thực té

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực: Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình. HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tình huống thực tiễn HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nêu và thực hiện được phép trừ, trả lời cho câu hỏi của tình huống, H S có cơ hội phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: SHS, bảng phụ, thẻ số làm bài 2, bài 3b

HS: SHS, bảng con, Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

TG

ND các hoạt động DH

HĐ của GV

HĐ của HS

5'

25'

3'

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

100 100

- 7 - 5

30 95

B. Hoạt động thực hành

Mục tiêu: Biết cách đặt tính và tính dạng cộng trừ (có nhớ)

Bài 1:

Biết đặt tính rồi tính

Đặt tính rồi tính

58 + 17 85 - 68

BÀi 2: Biết ghép được phép tính đúng

Xếp các thẻ vào ô thích hợp để tạo thành các phép tính đúng

C. Hoạt động vận dụng

BÀi 3: Biết thực hiện PT có 2 dấu pT

a/ Tính

20 + 30 + 50

100 - 30 - 40

b/ Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

D.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu:Ghi nhớ,khắc sâu nội dung bài

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”: Ý nào đúng, ý nào sai? Vì sao

- GV cho HS lên bảng và làm bài - giải thích

- GV nhận xét - tuyên dương

- Gv kết hợp giới thiệu bài

! Nêu yêu cầu bài 1/74

? Bài 1 yêu cầu em làm gì

? Khi đặt tính em cần chú ý gì

? Em tính từ đâu

HS làm bảng con, bảng lớp

- Nhận xét - tuyên dương

? Bài 1 củng cố kiến thức gì

? Khi trình bày em cần lưu ý gì

! Đọc yêu cầu bài 2

? BÀi 2 yêu cầu em làm gì

! quan sát sách

! Thảo luận nhóm

! Đại diện nhóm chơi trò chơi: "Ai nhanh hơn"

- GV yêu cầu 2 tổ, mối tổ 2 em lên chơi

- Nhận xét - tuyên dương nhóm nhanh, đúng

! Đọc lại kết quả đúng đã ghép

! Đọc ý a bài 3

? Bài 3 yêu cầu em làm gì

? Em có nhận xét gì về mỗi dãy tính của bài

? Em cần thực hiện như thế nào

! Làm bài

- Kiểm tra chéo N2

- Nhận xét - tuyên dương

! Đọc yêu cầu ý b

? Ý b yêu cầu gì

! Thảo luận nhóm tìm kết quả đúng

! Đại diện nhóm trình bày

- Nhận xét - chốt

! Thực hiện tính;

35 + 6 +20

! Nêu cách tính

-Bài học hôm nay ,con đã học thêm được điều gì?

-GV yêu cầu HS nêu cách tính bài có 2 dấu phép tính

- GV chốt lại cách tính

- Dặn dò

HS chơi

2 hs lên bảng

nghe

- HS nghe - ghivở

2HS nêu

2 HS

các hàng phải thẳng cột với nhau

- Tính từ phải sang trái

- Làm bài

HStrả lời

HS trả lời

Cá nhân

HS trả lời

lớp quan sát

N2

2 nhóm

mỗi nhóm 2 bạn

HS lắng nghe

3-4 hs

2 HS

2 HS

1 HS M4

2 HS

Lớp Bảng con - bảng lớp

2 HS

N4

4 nhóm trình bày

HS trả lời

HS trả lời

HS trả lời

nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 13 Tiết 63

BÀI 37 : LUYỆN TẬP CHUNG (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tính cộng, trừ đã học vào giải quyết một số tính huống gần với thực té

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực: Thông qua việc thực hiện phép tính gồm cả đặt tính, trình bày, lí giải cách thực hiện bài tập của mình. HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Thông qua việc nghiên cứu bài toán có lời văn liên quan đến tình huống thực tiễn HS phát hiện được vấn đề cần giải quyết, nêu và thực hiện được phép trừ, trả lời cho câu hỏi của tình huống, H S có cơ hội phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: SHS, bảng phụ làm bài 2, thẻ phép tính bài 5

HS: SHS, bảng con, Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

TG

ND các hoạt động DH

HĐ của GV

HĐ của HS

5'

25'

3'

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Biết cách giải toán có lời văn về nhiều hơn, tham gia trò chơi tích cực, tự tin)

Bài 4:Biết giải toán dạng nhiều hơn

Sơn: 26 quả bóng

Hương nhiều hơn: 14 quả

Hương: ... quả?

Bài 5: HS tham gia chơi tích cực tìm ra kết quả

Tìm phép cộng có kết quả bằng 100

C.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu:Ghi nhớ,khắc sâu nội dung bài

* Ôn tập và khởi động

! Đặt tính rồi tính

59 + 9 62 - 6

- GV cho HS lên bảng và làm bài - giải thích

- GV nhận xét - tuyên dương

- Gv kết hợp giới thiệu bài

! Nêu bài 4/75

! Bài toán cho biết gì

? Bài toán hỏi gì

? Bài toán tuộc dạng toán gì

! Suy nghĩ làm bài

- Nhận xét - tuyên dương

! Đọc yêu cầu bài 5

? BÀi 5 yêu cầu em làm gì

! quan sát sách giáo khoa

! Thảo luận nhóm

! Đại diện nhóm chơi trò chơi: "Ai nhanh hơn"

- GV yêu cầu 2 tổ, mối tổ 3 em lên chơi

- Nhận xét - tuyên dương nhóm nhanh, đúng

! Đọc lại kết quả đúng đã ghép

- Giải thích kết quả chơi của nhóm mình

-Bài học hôm nay ,con đã học thêm được điều gì?

! Tính 100 - 50 - 7

-GV yêu cầu HS nêu cách tính bài có 2 dấu phép tính

- GV chốt lại cách tính

- Dặn dò

HS Làm bảng con -bảng lớp

2 hs lên bảng

nghe

- HS nghe - ghivở

2 HS đọc bài

HS trả lời

HS trả lời

HS trả lời

Làm bài vở - bảng lớp

2HS nêu

2 HS

N4

2 nhóm

mỗi nhóm 3 bạn

HS lắng nghe

3-4 hs

2 HS

2 HS

1 HS M4

1 HS làm bảng nêu cách làm

nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 13 Tiết 64

BÀI 38 : KI-LÔ-GAM

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết được biểu tượng về đại lượng khối lượng. Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng.

- Biết cái cân đĩa và một số loại cân khác là dụng cụ để đo đại lượng, khối lượng. Biết đọc số đo trên các cân theo đơn vị ki-lô-gam.

- Thực hàn cân một số đồ vật trong tực tế và tính toán theo đơn vị ki-lô-gam

- Phát triển các năng lực toán học.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực: Thông qua việc quan sát, xác định các số đo cân nặng của các đồ vật, nói lên kết quả của các đồ vật. HS phát triển về NL tư duy và lập luận toán ọc, NL giao tiếp toán học

- Thông qua việc thực hành cân nặng biết nghiên cứu bài toán có văn liên quan đến tực tiễn, biết giải quyết vấn đề, nêu được phép tính, trả lời câu hỏi của tình huống, HS phát triển về NL ngôn ngữ, phương tiện toán học, NL giải quyết vấn đề, NL mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: 2 cái cân với các quả cân theo đơn vị kg, 1 cân đĩa (cân đồng hồ)

HS: SHS, bảng con, Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

TG

ND các hoạt động DH

HĐ của GV

HĐ của HS

5'

12'

10'

3'

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu: Nhận biết được vật nặng hơn, nhẹ hơn. Biết dùng cân để cân 1 vật

a/ Giới thiệu ki-lô-gam

b/ giới thiệu cái cân 2 đĩa

C.Hoạt động vận dụng

Mục tiêu:Biết vận dụng phân biệt vật nặng hơn, nhẹ hơn, làm tính có kèm theo đơn vị kg

Bài 1/76 Số?

HS biết được trọng lượng của đồ vật

Bài 2:Biết tính có kèm theo đơn vị kg

Tính (Theo mẫu)

36kg - 9kg = 27kg

D.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu:Ghi nhớ,khắc sâu nội dung bài

* Ôn tập và khởi động

- GV cầm trên tay 1 quyển sách và 1 quyển vở và hỏi vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn

- GV đưa cân 2 đĩa và giới thiệu bài

- GV nhận xét - tuyên dương

- Gv kết hợp giới thiệu bài

- Tay ph¶i cÇm 1quyÓn s¸ch to¸n, tay tr¸i cÇm 1 quyÓn vë.

? QuyÓn nµo nÆng h¬n quyÓn nµo nhÑ h¬n?

- NhÊc qu¶ c©n 1kg vµ 1 quyÓn vë

? VËt nµo nÆng h¬n? vËt nµo nhÑ h¬n?

Tương tự Quan sát quả đu đủ và quả na đặt trên 1 cái cân

? Quả đu đủ nặng hơn hay quả na nặng hơn

-KL: Trong thùc tÕ cã vËt nÆng h¬n hoÆc nhÑ h¬n vËt kh¸c. Muèn biÕt vËt nµo nÆng nhÑ thÕ nµo ta ph¶i c©n vËt ®ã.

- Giới thiệu quả cân 1kg

- Để biết được vật đó cân nặng bao nhiêu , người ta dùng đơn vị ki-lô-gam

- GV đưa cho HS quan sát quả cân 1kg

! GV cho HS đọc

kg viết là Ki-lô-gam

! Viết bảng 1kg

! quan sát Cân đường và 1 quả cân 1kg em thấy thế nào

- Quan sát hình SGK và đồ dùng

? Đĩa cân 1 cô có vật gì

? Đĩa cân 2 cô có vật gì

- Đây là cân 2 đĩa

! Em hãy quan sát kim của cân chỉ ở vạch nào

? Cân ở trạng thái nào

- Vậy ta nói cân nặng của gói đường bằng cân nặng của quả cân và bằng 1kg

- GV có thể cho HS quan sát cân 1 vật khác để phân biệt vật nhẹ hơn, nặng hơn

- Gv hướng dẫn viết đầy đủ ki-lô-gam và viết tắt kg

! Nêu yêu cầu bài 1

? Bài 1 yêu cầu gì

! Quan sát hình SGK

? Con cá cân nặng bao nhiêu kg

? Vì sao em biết

- Nhận xét- đánh giá

- Đây là cân 2 đĩa

! Quan sát hình 2

? quả dưa cân nặng bao nhiêu kg

? Vì sao em biết

- Nhận xét - đánh giá

? Em có nhận xét gì về 2 loại cân của bài 1

- Nhận xét - chốt

! Nêu yêu cầu bài

? Bài yêu cầu em làm gì

! Quan sát - nhận xét mẫu

? Mẫu làm như thế nào

! Tương tự Làm bài

- Nhận xét - giải thích cách làm

? Bài 2 củng cố kiến thức gì

-Bài học hôm nay ,con đã học thêm được điều gì?

GV cho cân 1 đồ vật HS nêu trọng lượng của đồ vật đó

- Dặn dò

HS trả lời

- HS quan sát

nghe

- HS nghe - ghivở

HS quan sát

HS trả lời

Quan sát

HS trả lời

lắng nghe

HS trả lời

nghe

HS quan sát - nghe

HS quan sát

HS đọc nối tiếp

viết bảng - đọc

HS trả lời

quan sát - nhận xét

gói đường

1 quả cân 1kg

- cỉ vạch giữa

- trạng thái cân bằng

HS nghe - quan sát

2 HS nêu

2 HS trả lời

Lớp QS

2kg

vì kim chỉ vào giữa, đĩa cân có 2 quả cân 1kg

Lớp QS

3kg

kim đồng hồ chỉ vào số 3

2 HS nêu

2 HS

Lớp QS

- tính có kèm đơn vị

HS làm bảng con - bảng lớp

2 HS nêu

HS quan sát - trả lời

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 13 Tiết 65

BÀI 38 : KI-LÔ-GAM (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết được biểu tượng về đại lượng khối lượng. Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng.

- Biết cái cân đĩa và một số loại cân khác là dụng cụ để đo đại lượng, khối lượng. Biết đọc số đo trên các cân theo đơn vị ki-lô-gam.

- Thực hàn cân một số đồ vật trong tực tế và tính toán theo đơn vị ki-lô-gam

- Phát triển các năng lực toán học.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực: Thông qua việc quan sát, xác định các số đo cân nặng của các đồ vật, nói lên kết quả của các đồ vật. HS phát triển về NL tư duy và lập luận toán ọc, NL giao tiếp toán học

- Thông qua việc thực hành cân nặng biết nghiên cứu bài toán có văn liên quan đến tực tiễn, biết giải quyết vấn đề, nêu được phép tính, trả lời câu hỏi của tình huống, HS phát triển về NL ngôn ngữ, phương tiện toán học, NL giải quyết vấn đề, NL mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: 2 cái cân với các quả cân theo đơn vị kg, 1 cân đĩa (cân đồng hồ)

HS: 1 số đô vật ,SHS, bảng con, Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

TG

ND các hoạt động DH

HĐ của GV

HĐ của HS

5'

17'

5’

3'

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B.Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu:Biết vận dụng giải toán có kèm theo đơn vị kg. Thực hành cân 1 số đồ vật

Bài 3/77

Thảo : 29kg

Huy nặng hơn: 3kg

Huy : ... kg?

Bài 4: Thực hành cân đồ vật

  1. Hoạt động vận dụng

Nhận biết được các loại cân

Bài 5 : Biết được các loại cân

Kể tên một số loại cân trong cuộc sống

D.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu:Ghi nhớ,khắc sâu nội dung bài

* Ôn tập và khởi động

- Trò chơi Ai nhanh, ai đúng

- Gv đưa 2 phép tính cho 2HS lên làm

- Nhận xét - ai nhanh, ai đúng

- GV nhận xét - tuyên dương

- Gv kết hợp giới thiệu bài

! Nêu yêu cầu bài 3

? Bài toán cho em biết điều gì

? Bài toán hỏi gì

? Bài toán thuộc dạng toán nào

! Làm bài

- Nhận xét - đánh giá

Bài 4 yêu cầu gì

! Thảo luận nhóm

- Các nhóm để đồ vật đã chuẩn bị lên bàn N4

! Thực hành ước lượng rồi cân đồ vật nhóm mình có

! Đại diện các nhóm lên cân trước lớp

- Nhận xét - đánh giá

? Qua bài 4 em học được gì

! Nêu yêu cầu bài 5

! Quan sát hình SGK

! Thảo luận nhóm

! Đại diện nhóm trình bày

- Nhận xét - đánh giá

-Liên hệ thực tế

? Em được bao nhiêu cân

? Khi cân em hay sử dụng loại cân nào

? Hôm nay em học bài gì

? Em cảm nhận gì từ tiết học hôm nay

- Dặn dò

2 HS lên bảng

- HS quan sát

nghe

- HS nghe - ghivở

HS quan sát

HS trả lời

Quan sát

HS trả lời

lắng nghe

HS trả lời

HS nêu

Nhóm 4

Hs thực hành N4

4-5 nhóm

nghe

HS trả lời

HS trả lời

lớp Qs

N4

3-4 nhóm

nhiều HS trả lời

2 HS

2 HS

nghe

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 14 Tiết 68

BÀI: LÍT

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó.

- Biết sử dụng ca 1 lít thực hành đong sức chứa của một số đồ vật quen thuộc.

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Ca 1 lít, chai 1lít, ca, cốc, bình nước,….

2. Học sinh: - SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

-TBHT điều hành trò chơi

- Trò chơi Con số may mắn

1

3

5

2

4

6

+ Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 3 em. Các đội bốc thăm giành quyền chọn số trước. Mỗi lần các đội chọn 1 số, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với con số đã chọn ấy. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội kia, đội trả lời sau trả lời đúng cũng được 10 điểm. Nội dung 6 câu hỏi ứng với 6 con số:

1. Nêu cách đặt tính 68 + 32?

2. 26 + 74 bằng bao nhiêu?

3. Số liền trước của kết quả phép tính 63 + 37 là bao nhiêu?

4. Có 58 lá cờ, thêm 42 lá cờ nữa là bao nhiêu lá cờ?

5. Nêu cách tính 45 + 55?

6. Bạn Hưng nói 76 + 24 lớn hơn 69 + 31, đúng hay sai?

+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Lít

-HS chủ động tham gia chơi

+ Lắng nghe.

+ Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

15’

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó.

Việc 1: Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).

- GV cho HS quan sát các vật dụng đựng nước.

- Rót đầy nước vào 2 cái cốc thủy tinh to, nhỏ khác nhau.

- Cốc nào chứa được nhiều nước hơn ?

- Cốc nào chứa được ít nước hơn ?

Việc 2: Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít.

- Giới thiệu: Ca 1 lít. Nếu rót nước vào đầy ca, ta được 1 lít nước.

- Để đo sức chứa của 1 cái ca,1 cái thùng,… ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là: l.

- Gọi học sinh đọc: 1 lít, 5 lít, 4 lít,…

- Yêu cầu học sinh viết: 2 lít, 3 lít, 7 lít,…

🡢 Nhận xét, tuyên dương.

.- HS quan sát .

- HS trải nghiệm trên thí nghiệm, học sinh quan sát.

- Cốc to.

- Cốc bé.

- Theo dõi, lắng nghe.

- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc.

- Vài học sinh đọc.

- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.

8’

C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.

Bài 1:

a. Mỗi bình sau chứa bao nhiêu lít nước?

b.Rót nước từ bình vào đầy ba ca 1l thì vừa hết nước trong bình. Hỏi lúc đầu bình có bao nhiêu lít nước.

- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.

a.HS quan sát kĩ hình ảnh các ca đựng nước, GV lưu ý cho HS nhận thấy các vạch số chỉ lít nước trên mỗi ca.

- Cho học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

b. Cho HS đọc kĩ đề bài tập, kết hợp quan sát hình minh hoạ (có thể tạo điều kiện cho HS quan sát được tình huống rót nước từ bình vào đầy 3 cái ca).

- Cho học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

- HS xác định yêu cầu bài tập.

+ HS nhận ra lượng nước trong mỗi ca ứng với vạch chỉ mấy lít, đọc được số đo lượng nước có trong mỗi ca.

  • 2 lít
  • 4 lít
  • 7 lít

- Học sinh nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS đọc kĩ đề bài tập , quan sát nhận biết được số lít nước rót đầy được 3 ca, mỗi ca 1 lít.

- HS xác định được số lít nước lúc đầu trong bình là 3 lít.

- Học sinh nhận xét.

- Lắng nghe.

8’

D. Hoạt dộng vận dụng

Bài 2: (trang 79)

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.

- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Mẫu: 9l + 8l = 17l

- Tương tự gọi học sinh lên bảng làm, lớp bảng con.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

- Học sinh nêu yêu cầu: Tính (theo mẫu)

- Học sinh chú ý, theo dõi.

- 2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng con-> chia sẻ

15 l+5 l=20l

7l + 3l+8 l=18 l

22l-20l=2l

37l-2l-2l=33l

- Học sinh lắng nghe.

4’

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 14 Tiết 69

BÀI: LÍT

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó.

- Biết sử dụng ca 1 lít thực hành đong sức chứa của một số đồ vật quen thuộc.

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Ca 1 lít, chai 1lít, ca, cốc, bình nước,….

2. Học sinh: - SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.

+ Giáo viên nêu luật chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 3 em. Giáo viên phát cho mỗi đội 6 tấm thẻ. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải tính nhanh kết quả ở mỗi ô trong bảng phụ và tìm tấm thẻ có ghi kết quả đúng đính vào ô đó. Mỗi lần làm đúng được 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc:

Câu hỏi, phép tính:

1) 15l + 6l = ?

2) 19l đọc là?

3) 16l + 8l = ?

4) 39l - 5l - 3l = ?

5) 12 lít viết là?

6) 8l + 3l + 5l = ?

Đáp án:

1) 24l

2) 12l

3) 19 lít

4) 21l

5) 16l

6) 31l

+ Tổ chức cho học sinh chơi.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: LÍT

- Hs chủ động tham gia

+ Lắng nghe.

+ Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

20’

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Bài 3: ( trang 79)

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ và giải toán (có lời văn) với các số kèm theo đơn vị lít.

Bài 4: ( trang 79)

Mục tiêu: Biết liên hệ thức tế tìm được một số vật dụng chứa nước với nhiều dung tích khác nhau

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?

- Muốn biết bình xăng của xe ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng các con làm thế nào? -> Cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi HS chữa bài

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

Bài giải: Số lít xăng còn lại của bình xăng xe ô tô là:

52 + 30 = 12( lít)

Đáp số: 12 lít

* GV chốt cách giải bài toán về nhiều hơn.

Bài 4:

- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả

Giúp đỡ để học sinh hạn chế hoàn thành bài tập

- Nhận xét, đánh giá.

- GV chấm nhanh bài làm của một số học.

- Giáo viên nhận xét chung.

- HS đọc

- HS trả lời

- HS làm bài giải vào vở.

- HS lên trình bày bài làm.

Dự kiến chia sẻ:

+ Vì sao bạn tìm được bình xăng của xe ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng?

+ Bạn nào có đáp án khác?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?

- HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát các vật dụng và các số đo theo đơn vị lít.

- HS thảo luận: Kể tên một số đồ vật trong thực tế có thể chứa được 1 l, 23 l,10l, 50l.

- Lớp lắng nghe, nhận xét

10’

D. Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Biết liên hệ thức tế vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít vào cuộc sống.

Bài 5: ( trang 79)

- Chiếu bài lên bảng

- GV cho học sinh thực hành đổ nước từ bình chứa 1 lít nước, sang các cốc nhỏ hơn.

- GV lưu ý HS đổ đều vào các cốc và cẩn thận không làm đổ nước ra ngoài.

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả

- Nhận xét, đánh giá

- GV chốt nhận xét, đánh giá.

- HS QS và đọc yêu cầu.

- HS thực hành.

- Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả.

- HS nhận xét sức chứa của mỗi cốc so với bình đựng một lít.

- HS lắng nghe

4’

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 14 Tiết: 68

BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- HS được luyện tập tổng hợp về ki-lô-gam, lít.

- Vận dụng giải quyết vấn đề

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- HS được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Vui đến trường.

- Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo đã biết.

HS hát và vận động theo bài hát Vui đến trường

15’

B. Hoạt động thực hành, luyện tập.

Mục tiêu: Biết nhìn vào tranh tìm cân nặng và sức chứa của vật

Bài 1: (trang 80)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút

- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a và b.

- Nhận xét đánh giá và kết luận:

a/ Túi gạo cân nặng 5kg, bạn Lan cân nặng 25kg.

b/ Hình vẽ có tất cả 22 lít.

- HS đọc

- HS nêu( điền số)

- Cá nhân HS quan sát nói cho bạn nghe cân nặng và sức chứa của người, vật có trong bài tập.

- HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân.

- HS đối chiếu, nhận xét

15’

C. Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Biết nhìn vào tranh tính được cân nặng và sức chứa của vật bằng cách thực hiện phép tính.

Bài 2 ( trang 80)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?

- Muốn biết quả sầu riêng nặng bao nhiêu ki-lô-gam ở phần a và phải đổ thêm bao nhiêu lít nước vào can ở phần b con phải làm thế nào?-> Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả.

- Gọi HS chữa bài

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

a/ Đĩa cân thứ nhất nặng 4kg, đĩa cân thứ hai gồm quả sầu riêng và quả cân 1kg thì nặng tất cả 4kg. Ta lấy 4 – 1 = 3kg. Vậy quả sầu riêng nặng 3kg.

b/ Chiếc can chứa 10 lít, trong can đã có 5 lít nước. Ta lấy 10 lít – 5 lít = 5 lít. Vậy cần đổ thêm 5 lít nước cho đầy can.

- HS đọc

- HS trả lời

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS lên trình bày bài làm.

Trả lời: a/ Quả sầu riêng cân nặng 3kg.

b/ Phải đổ thêm 5 lít nước nữa thì đầy can.

- Lớp chia sẻ:

Dự kiến chia sẻ:

+ Vì sao bạn tìm được quả sầu riêng nặng 3kg?

+ Bạn nào có đáp án khác?

+ Vì sao phải đổ thêm 5 lít nước nữa để đầy can?

4’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 14 Tiết: 69

BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- HS được luyện tập tổng hợp về ki-lô-gam, lít.

- Vận dụng giải quyết vấn đề

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- HS được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Tập đếm

GV giới thiệu bài

HS hát và vận động theo bài hát Tập đếm

11’

B. Hoạt động thực hành, luyện tập.

Bài 3: (trang 81)

Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép trừ.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài 3 yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung tranh

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút

- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả.

- GV chốt bài làm đúng:

Cân nặng của em bé bằng cân nặng của hai mẹ con là 70 trừ đi cân nặng của mẹ là 63. Vậy em bé nặng 7kg.

- HS đọc

- HS quan sát tranh nhận ra được chiếc bàn đang cân người mẹ và em bé. HS đọc được số cân nặng của mẹ và em bé.

- HS thảo luận nhóm

- Chữa bài

- HS đối chiếu, nhận xét

14’

Bài 4 ( trang 81)

Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép cộng.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Bài tập cho biết gì? yêu cầu con làm gì?

- Muốn biết buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít sữa con làm thế nào? -> Cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi HS chữa bài

- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.

Bài giải

Buổi chiều cửa hàng bán được số sữa là:

35 + 15 = 50 ( lít)

Đáp số: 50 lít

* GV chốt cách giải bài toán về nhiều hơn.

- HS đọc

- HS trả lời

- HS làm bài giải vào vở.

- HS lên trình bày bài làm.

Dự kiến chia sẻ:

+ Vì sao bạn tìm được buổi chiều cửa hàng bán được 50 lít sữa?

+ Bạn nào có đáp án khác?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?

6’

C. Vận dụng

Bài 5 (trang 81)

Mục tiêu: Biết liên hệ thức tế tìm được một số vật dụng chứa nước với nhiều dung tích khác nhau.

- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả

- Nhận xét, đánh giá

* GV cho HS quan sát một số hình ảnh vật dụng chứa chất lỏng bằng nhiều vật liệu và sức chứa khác nhau.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận: Kể tên một số đồ vật trong thực tế có thể chứa được 1 l, 2 l, 3l, 10l, 20l.

- Lớp lắng nghe, nhận xét

4’

D. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 14 Tiết: 70

BÀI: HÌNH TỨ GIÁC

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Có được biểu tượng về hình tứ giác. Nhận dạng và gọi đúng tên hình tứ giác.

- Liên hệ với thực tế cuộc sống có liên quan đến hình tứ giác.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- HS được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.

- Thông qua việc quan sát bức tranh thực tiễn, xác định các mảnh có dạng hình tứ giác trên bức tường, HS có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

- GV tổ chức cho HS quan sát các mảnh bìa hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác màu sắc khác nhau để tùy ý không theo trật tự.

GV giới thiệu bài

HS thực hành phân loạicác mảnh bìa đó theo từng nhóm có cùng hình dạng: hình tròn, hình tam giác

7’

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: HS nhận biết biểu tượng hình tứ giác.

- GV giới thiệu nhóm các tấm bìa còn lại là hình tứ giác

- GV yêu cầu HS nhận dạng đặc điểm của hình tứ giác

* GV chốt: Hình tứ giác có 4 cạnh, 4 góc.

- HS quan sát các tấm bìa và nhắc lại hình tứ giác.

- HS giơ cao tấm bìa có dạng hình tứ giác

- HS nêu được đặc điểm hình tứ giác có 4 cạnh, 4 góc.

4’

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về hình tứ giác vào làm bài tập

Bài 1: Trong các hình sau, hình nào là hình tứ giác

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Bài tập yêu cầu con làm gì?

- Yêu cầu HS chỉ ra được hình tứ giác.

- Gọi HS lên chữa bài.

- Nhận xét

* GV chốt bài làm đúng: Hình màu vàng là hình tứ giác

- HS đọc

- HS trả lời

- HS làm bài cá nhân

- HS lên trình bày bài làm, giải thích lí do.

HS khác nhận xét.

8’

Bài 2: Chỉ ra những hình tứ giác mà em nhìn thấy trong mỗi hình sau:

- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả

- Nhận xét, đánh giá

* GV chốt bài làm đúng:

Hình 1: Chiếc thuyền, lá cờ, cánh buồm đỏ.

Hình 2: Chậu hoa, lá cây.

Hình 3: Cánh máy bay.

- HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát mỗi bức tranh, nhận dạng được các hình tứ giác có trong mỗi tranh đó trong nhóm đôi.

Đại diện nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- Lớp lắng nghe, nhận xét

- Lớp chia sẻ:

Dự kiến chia sẻ:

+ Vì sao bạn cho rằng chậu hoa , cánh máy bay là hình tứ giác?

+ Tại sao cánh buồm màu xanh, thân máy bay không phải là hình tứ giác?

5’

Bài 3: Hình vuông sau được ghép từ các mảnh bìa nào?

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- GVHD: Muốn tìm được mảnh ghép phù hợp con phải làm thế nào?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm kết quả.

- Cho 2 nhóm chơi trò chơi để chữa bài

- GV kết luận nhóm thắng cuộc.

* GV chốt bài đúng: Cần chọn mảnh ghép 1, 3, 5, 6.

- HS đọc

- HS quan sát nhận ra được hình vuông được chia thành các mảnh hình tam giác và thấy các mảnh bìa rời dạng hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, đối chiếu các mảnh bìa với miếng ghép trong hình vuông để tìm mảnh ghép phù hợp.

- 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS chơi trò chơi.

5’

Bài 4: Tô màu xanh vào hình tứ giác.

- Gọi HS đọc và phân tích đề bài

- Yêu cầu làm vở BT

- Gọi HS chữa bài, nhận xét, chốt bài đúng.

* GV chốt: Cần tô màu 7 hình tứ giác.

- HS thực hiện

- HS quan sát hình, nhận ra được các mảnh ghép hình tứ giác và tô màu xanh vào các hình tứ giác đó.

- HS chữa bài, nhận xét.

5’

D. Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Biết liên hệ thức tế tìm được hình tứ giác trong một số đồ vật của cuộc sống.

Bài 5: Tìm hình tứ giác trong tường rào.

- Chiếu bài lên bảng

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả

- Nhận xét, đánh giá

- GV cho HS nêu một số đồ vật có hình dạng tứ giác trong thực tiễn cuộc sống.

- HS QS và đọc yêu cầu.

- HS thảo luận

- Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả.

- HS tự liên hệ và nêu: Máng đèn, mặt bàn, ô cửa…

2’

E. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Qua bài học, chúng ta được biết thêm kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 15 Tiết : 71

BÀI 42: ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

– Nhận dạng được và gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng.

– Biết vẽ và ghi tên đoạn thẳng trên giấy kẻ ô li.

– Sử dụng các đoạn thẳng để tạo hình.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc quan sát, nhận biết được các điểm đoạn thẳng có trong mỗi hình, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Thông qua việc thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình theo mẫu, tạo hình từ các đoạn tthẳng, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện hoc toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng để vẽ đoạn thẳng, các đoạn thẳng để dùng cho BT4…

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Đường và chân là đôi bạn thân.

-GV giới thiệu bài…

- HS hát và vận động theo bài hát Đường và chân là đôi bạn thân.

- HS nhắc lại tên bài

10’

B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Nhận dạng được và gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng.

1. Giới thiệu điểm

- GV chấm một chấm lên bảng, giới thiệu với HS đây là một điểm, đặt điểm là A và giới thiệu với HS đây là điểm A.

– GV tiếp tục tương tự như vậy với điểm B. GV lưu ý với HS, để đặt tên cho một điểm, người ta thường dùng chữ cái in hoa.

- HS nhắc lại.

- HS thực hành vẽ điểm C vào bảng con.

2. Giới thiệu đoạn thẳng

– GV chấm hai điểm A, B lên bảng, cho HS gọi tên hai điểm đó.

- GV dùng thước thẳng nối hai điểm A, B rồi giới thiệu với HS đây là đoạn thẳng AB,

– GV cho HS rút ra nhận xét đoạn thẳng AB đi qua hai điểm A và B.

-Học sinh gọi tên hai điểm A,B

- HS nhắc lại tên gọi đoạn thẳng AB.

-HS rút ra nhận xét đoạn thẳng AB đi qua hai điểm A và B.

15’

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về điểm và đoạn thẳng đã học vào làm bài tập

Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng có trong hình sau:

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

-Gọi HS chữa miệng

*GV chốt lại cách gọi tên các điểm và đoạn thẳng.

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS hoạt động cá nhân nhận ra và gọi được tên các điểm và đoạn thẳng có trong hình đã cho.

- HS nêu kết quả

- HS khác nhận xét

HS lắng nghe và ghi nhớ

Bài 2: Đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình sau ( theo mẫu)

- GV nêu BT2.

-GV hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu HS làm bài

-Gọi HS chữa miệng

*GV chốt lại cách đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình.

-HS xác định yêu cầu bài tập.

-HS quan sát và lắng nghe

- HS quan sát mỗi hình, nhận ra và đếm được số đoạn thẳng có trong mỗi hình.

- HS nêu kết quả

- HS khác nhận xét

HS lắng nghe và ghi nhớ

Bài 3: Vẽ đoạn thẳng trên giấy kẻ ô li ( theo mẫu).

a)Vẽ đoạn thẳng MN.

b)Vẽ đoạn thẳng PQ.

c)Vẽ hình vào vở ô li theo mẫu.

- GV nêu BT3.

-GV hướng dẫn mẫu

+ Vừa nói, vừa thực hành vẽ: Đánh dấu hai điểm A, B. Dùng thước thẳng nối hai điểm A và B.

-Yêu cầu HS làm bài vào vở

-Chiếu bài và chữa bài của HS

-GV chốt: Muốn vẽ một đoạn thẳng cần có hai điểm;trước khi vẽ mỗi đoạn thẳng cần chấm hai điểm.

-HS xác định yêu cầu bài tập.

-HS quan sát và lắng nghe

- HS làm bài vào vở

- HS nhận xét bài của bạn

- HS nêu cách vẽ

- HS đổi chéo vở chữa bài

6’

D. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng kiến, thức, kĩ năng về điểm và đoạn thẳng đã học vào cuộc sống.

Bài 4: Bạn Voi thích dùng các đoạn thẳng để tạo hình các chữ cái và số. Em hãy dùng các đoạn thẳng để tạo thành tên của mình.

-GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”

-Khen đội thắng cuộc.

-HS phân tích để tạo ra được những chữ cái, chữ số cần mấy đoạn thẳng

- HS chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng.

4’

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua các học hôm nay, chúng ta được biết thêm được điều gì?

-Dặn HS về nhà cùng gia đình dùng các đoạn thẳng để tạo thành tên của các thành viên trong nhà.

- Chuẩn bị bài học sau

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 15 Tiết : 72

BÀI 43: ĐƯỜNG THẲNG – ĐƯỜNG CONG – ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.

- HS liên hệ được hình ảnh của đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc quan sát, nhận biết được các điểm đoạn thẳng có trong mỗi hình, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Thông qua việc thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình theo mẫu, tạo hình từ các đoạn tthẳng, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện hoc toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thắng để vẽ đường thẳng,..

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh và nêu lên cảm nhận con đường thẳng tắp, con đường uốn cong

-GV giới thiệu bài…

- HS quan sát tranh và nêu lên cảm nhận con đường thẳng tắp, con đường uốn cong.

- HS nhắc lại tên bài

20’

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu: Nhận dạng được và gọi đúng đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.

1. Giới thiệu đường thẳng

-GV đính hình ảnh đường thẳng lên bảng và giới thiệu với HS: đây là đúng thẳng.

2. Giới thiệu ba điểm thẳng hàng

- GV cho HS quan sát và nhận ra đường thẳng.

-GV chấm ba điểm A, B, C lên đường thẳng và cho

- HS nhắc lại.

- HS quan sát và lắng nghe

HS nhận biệt được ba cùng nằm trên một đường thẳng. GV giới thiệu ba điểm A, B, C thẳng hàng

3. Giới thiệu đường cong

-GV cho HS quan sát hình ảnh đường cong, rồi giới thiệu đường cong.

4. Giới thiệu đường gấp khúc

- GV cho HS quan sát hình ảnh đường gấp khúc rồi giới thiệu: đây là gấp khúc.

- HS nhận biết và gọi tên được các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc rồi

giới thiệu tên của đường gấp khúc là ABCD.

-HS nhắc lại : ba điểm A,B,C thẳng hàng.

- HS quan sát và lắng nghe

- HS quan sát và lắng nghe

-HS nhắc lại : đường gấp khúc ABCD.

6’

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

-HS xác định yêu cầu bài tập.

-HS hoạt động cá nhân nhận ra đường thẳng, đường cong có trong mỗi hình đã cho

Bài 1: Chỉ ra đường thẳng, đường cong trong mỗi hình sau:

-Gọi HS chữa miệng

*GV chốt lại cách nhận ra đường thẳng, đường cong.

- Hs nêu kết quả

- Hs khác nhận xét

Hs lắng nghe và ghi nhớ

5’

D. Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đường thẳng, đường cong và đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.

- GV cho HS liên hệ trong thực tiễn cuộc sống, những hình ảnh của đường thẳng, đường cong.

-GV nhận xét

-HS liên hệ trong thực tiễn cuộc sống, những hình ảnh của đường thẳng, đường cong.

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

-Dặn HS về nhà cùng gia đình tìm những hình ảnh của đường thẳng, đường cong.

- Chuẩn bị bài học sau

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20...

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 15 Tiết : 73

BÀI 43: ĐƯỜNG THẲNG – ĐƯỜNG CONG – ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.

- HS liên hệ được hình ảnh của đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc quan sát, nhận biết được các điểm đoạn thẳng có trong mỗi hình, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Thông qua việc thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình theo mẫu, tạo hình từ các đoạn tthẳng, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện hoc toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng để vẽ đường thẳng,..

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

- GV cho HS nhắc nêu lại những điều thú vị trong tiết học trước

-GV giới thiệu bài…

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS nhắc lại tên bài

25’

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.

- GV nêu BT2.

- Yêu cầu HS quan sát mỗi hình, nhận ra các đường thẳng và các điểm thẳng hàng

có trong hình

-HS xác định yêu cầu bài tập.

-HS quan sát mỗi hình, nhận ra các đường thẳng và các điểm thẳng hàng

có trong hình

Bài 2: Nêu tên ba điểm thẳng hàng.

-Gọi HS chữa miệng

-GV gọi HS lên bảng dùng thước kiểm tra ba điểm thẳng hàng trên máy chiếu

- HS nêu kết quả

- HS khác nhận xét

- HS quan sát.

*GV chốt lại nhận ra các đường thẳng và các điểm thẳng hàng

-HS lắng nghe và ghi nhớ

Bài 3: Nêu tên các đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc dưới đây.

- GV nêu BT3.

-GV hướng dẫn mẫu

+ Vừa nói, vừa chỉ vào hình: Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng MN, NP và PQ.

-Yêu cầu HS làm bài vào nhóm theo hình thức Hỏi - Đáp

-GV gọi các nhóm trình bày

-GV chốt cách gọi tên đường gấp khúc và gọi tên các đoạn thẳng trong mỗi hình.

HS xác định yêu cầu bài tập.

-HS quan sát và lắng nghe

-HS nhắc lại.

- HS nhận ra đường gấp khúc trong mỗi hình. Gọi tên được các đường gấp khúc. Gọi tên các đoạn thẳng có trong mỗi đường gấp khúc.

- Đại diện các nhóm trình bày

- HS nhận xét bài của bạn

- HS nêu cách vẽ

- HS đổi chéo vở chữa bài

5’

C. Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đường thẳng, đường cong và đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.

Bài 4 : Tìm hai hình ảnh tạo bởi đường cong, đường gấp khúc trong các bức tranh sau:

-GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”

-Khen đội thắng cuộc.

-HS phân tích để tạo ra được những chữ cái, chữ số cần mấy đoạn thẳng

- HS chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng.

- GV cho HS liên hệ trong thực tiễn cuộc sống, những hình ảnh của đường thẳng, đường gấp khúc.

-GV nhận xét

-HS liên hệ trong thực tiễn cuộc sống, những hình ảnh của đường thẳng, đường gấp khúc.

5’

D.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

-Dặn HS về nhà cùng gia đình tìm những hình ảnh của đường thẳng, đường gấp khúc.

- Chuẩn bị bài học sau.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 15 Tiết : 74

BÀI 44: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

-Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc.

-Thực hành đo được độ dài đoạn thẳng.

- Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

– Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

-Thông qua việc thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh và nói lên được hình ảnh liên quan đến đoạn thẳng, đường gấp khúc có trong tranh.

-GV giới thiệu bài…

- HS quan sát tranh và nói lên được hình ảnh liên quan đến đoạn thẳng, đường gấp khúc có trong tranh.

- HS nhắc lại tên bài

16’

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu: Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc.

1. Giới thiệu độ dài đoạn thẳng và cách thực hành đo độ dài đoạn thẳng

- GV vẽ đoạn thẳng AK

- GV hướng dẫn HS cách đặt thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng AK, lưu ý vị trí đặt thước, vị trí nhìn

để đọc số đo, GV khẳng định đoạn thẳng AK có độ dài 5 cm, giới thiệu cách viết.

- GV gọi một vài HS lên thực hành đo độ dài đoạn thẳng AK và đọc kết quả.

2. Giới thiệu độ dài đường gấp khúc

- GV cho HS quan sát và nhận ra đường gấp khúc ABCD,

- GV gọi lần lượt từng HS lên thực hành đo độ dài mỗi đoạn thẳng AB, BC, CD.

- GV giới thiệu độ dài đường gấp khúc chính là tổng độ dài các đoạn thẳng trước AB, BC và CD.

-GV lưu ý cho HS nêu được muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

- HS nhận biết đoạn thẳng AK.

- HS quan sát và lắng nghe

HS nhắc lại: đoạn thẳng AK có độ dài 5cm

-HS lên thực hành đo độ dài và đọc kết quả.

- HS quan sát và lắng nghe

- HS HS lên thực hành đo độ dài mỗi đoạn thẳng AB, BC, CD.

-HS nhắc lại độ dài đường gấp khúc ABCD 11 cm

-HS nhắc lại : muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó

7’

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.

Bài 1: Dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét đo độ dài của các đoạn thẳng sau và nêu kết quả.

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

-GV lưu ý cho HS nhắc lại kĩ thuật sử dụng thước để đo độ dài đoạn thẳng.

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS thực hành cá nhân đo độ dài mỗi đoạn thẳng và nêu kết quả.

-Gọi HS chữa miệng

*GV chốt lại cách đo độ dài đoạn thẳng

-HS nêu kết quả

- HS khác nhận xét

-HS lắng nghe và ghi nhớ

8’

D. Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về độ dài đường thẳng, đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.

- GV chia nhóm tổ chức cho học sinh đo một số đồ vật trong lớp như sách, vở, hộp bút, bàn, ghế, bảng, …

-GV nhận xét

-HS hoạt động nhóm

-Các nhóm báo cáo cách đo và số liệu đo được.

-HS nhận xét

4’

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

-Dặn HS về nhà đo những đồ dùng trong gia đình.

- Chuẩn bị bài học sau

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Ngày dạy :..../...../ 20....

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Tuần 15 Tiết : 75

BÀI 44: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC ( TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

-Nhận biết được độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc.

-Thực hành đo được độ dài đoạn thẳng.

- Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

– Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc, trình bày được cách đo độ dài đoạn thẳng, cách tính độ dài đường gấp khúc, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

-Thông qua việc thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

* Ôn tập và khởi động

- GV cho HS nhắc nêu lại những điều thú vị trong tiết học trước

-GV giới thiệu bài…

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS nhắc lại tên bài

20’

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc đã học vào làm bài tập.

- GV nêu BT2 câu a

-Yêu cầu HS làm bài vào vở.

-Gọi HS nêu cách tính

-Chiếu bài và chữa bài của HS

-HS nêu đề toán

- HS làm bài vào vở

- HS nêu cách tính

- HS nhận xét bài của bạn

- HS đổi chéo vở chữa bài.

Bài 2:

a)Tính độ dài đường gấp khúc ABCD trong hình sau:

b)Đo độ dài các đoạn thẳng rồi tính độ dài của đường gấp khúc MNPQ sau:

- GV nêu BT2 câu b

-GV hướng dẫn HS đo độ dài các đoạn thẳng theo nhóm đôi.

-GV nhận xét, chốt độ dài các đoạn thẳng trên màn hình

-Yêu cầu HS làm bài vào vở.

-Gọi HS nêu cách tính

-Chiếu bài và chữa bài của HS

*GV chốt lại cách tính độ dài đoạn thẳng.

-Hs nêu đề toán

- HS đo theo nhóm đôi

- Đại diện các nhóm báo cáo

- HS khác nhận xét

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm bài vào vở

- HS nêu cách tính

-HS nhận xét bài của bạn

- HS đổi chéo vở chữa bài.

-HS lắng nghe

Bài 3:

a)Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4cm.

b)Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 7cm

- Gv yêu cầu HS nêu đề bài

-GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi tìm cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .

-GV nhận xét

-Yêu cầu HS làm bài vào vở.

-Chiếu bài và chữa bài của HS

*GV chốt vẽ đoạn thằng có độ dài cho trước

Hs nêu đề toán

- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .

- Đại diện các nhóm báo cáo

- HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS thực hành vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước vào vở

-HS nhận xét bài của bạn

- HS đổi chéo vở chữa bài.

-HS lắng nghe

10’

D. Hoạt dộng vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về độ dài đường thẳng, đường gấp khúc đã học vào cuộc sống.

Bài 4: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi :

a)Mỗi bạn Nhím đi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu đề - xi – mét?

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh, nhận ra được những hình ảnh có dạng đường gấp khúc, đoạn thẳng

- HS nêu đề bài

- HS thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh, nhận ra được những hình ảnh có dạng đường gấp khúc, đoạn thẳng

b)Đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất? Đường đi của bạn Nhím nào dài nhất?

-GV gọi HS báo cáo

-GV nhận xét

b) GV yêu cầu HS đọc độ dài mỗi đoạn thẳng và thực hành tính được độ dài các đường gấp khúc theo nhóm đôi.

-GV gọi HS báo cáo

*GV chốt cách tính độ dài đoạn thẳng, đường gấp khúc

- Đại diện các nhóm báo cáo

- HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

-HS trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu của giáo viên.

-Đại diện các nhóm báo cáo.

-HS nhận xét

-HS lắng nghe.

5’

E.Củng cố- dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

- Hỏi: Qua bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

-Dặn HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ xem có những đường nào đi từ nhà đến trường và đường nào ngắn nhất, đường nào dài nhất?

- Chuẩn bị bài học sau

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………..

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên: …….

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 16

Ngày …..… tháng …… năm …………..

Bài 45: THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH PHẲNG

Tiết 76: Thực hành lắp ghép, xếp hình phẳng

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hành lắp ghép, xếp hình với các hình phẳng đã biết.

- Vận dụng vào gấp và xếp các hình trong thực tế.

- Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa, tờ giấy, que tính, thước thẳng, cây bút để HS thực hành xếp hình
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

1. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- GV cho HS chơi nhận diện hình

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi nhận diện một số hình như: tam tác, tứ giác, vuông, tròn, chữ nhật

- HS lắng nghe, ghi vở

27’

2.Thực hành, luyện tập

Bài 1 (trang 90)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, tứ giác, chữ nhật. Vận dụng đặc điểm các hình đó để ghép thành các hình

a)

b) HÌnh C là tứ giác

-Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV YC HS quan sát và nêu tên hình, đặc điểm hình

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra kết quả trong 03 phút

-GV mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a. hình b có nhiều cách ghép

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

-GV mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần b. YC nêu đặc điểm hình tứ giác

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- HS nêu

- 3-4 HS TL(hình chữ nhật, hình tam tác).

- HS TL nhóm, QS các hình A, B, C và so sánh các mảnh bìa dùng để ghép với các hình đó. Xác định được vị trí cần ghép của mỗi mảnh bìa. Nêu các làm và kết quả của mình.

-HS đưa kết quả thảo luận nhóm

HS nhận xét

-HS đưa kết quả thảo luận nhóm

HS nhận xét

Bài 2 (trang 90)

Mục tiêu: Vận dụng đặc điểm các hình để thực hành xếp hình từ hình phẳng cho trước

Quy trình gấp:

-B1: Tờ giấy màu hình vuông đặt úp mặt, chéo góc, gấp đôi lấy dấu rồi mở ra

-B2: Gấp 2 đỉnh 2 bên trùng vào đường dấu giữa tạo thân cá

-B3+4: Gấp ngược 2 đỉnh về phía cạnh ngoài (theo đường gấp góc ngoài) tạo vây cá

-B5:Lật úp con cá lại

-B6: Vẽ thêm miệng, mắt cá

- Cho HS đọc YC

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát quy trình gấp trong SGK hoi:

+Để gấp được con cá cần chuẩn bị những gì?

+Quy trình gấp con cá gồm mấy bước?

+Để bài gấp đẹp, khi gấp chú ý điều gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 gấp con cá theo quy trình. GV quan sát, giúp đỡ

-GV cho các nhóm trình bày quy trình gấp trước lớp, nêu rõ cách thực hiện ở từng bước.

-GV nhận xét, tuyên dương

-GV cho HS trưng bày cá đã gấp và vẽ trang trí vào giấy A3 theo nhóm 4

-Tổ chức trưng bày “Viên hải dương học” và cho HS đi tham quan

-GV cho học sinh nêu cảm tưởng sau khi đi tham quan bài của lớp

-GV nhận xét, tuyên dương

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm

-HS trả lời: gấp con cá bằng giấy màu.

-HS quan sát quy trình và trả lời:

+tờ giấy màu hình vuông, bút màu.

+6 bước

+Gấp đều 2 bên, miết kĩ nếp gấp

- HS thảo luận nhóm bốn gấp cá theo quy trình.

- Đại diện các nhóm lên bảng gấp và trình bày

HS nhận xét

-HS trưng bày sản phẩm nhóm 4

-HS treo sản phẩm của nhóm và tham quan bài của lớp

- 5-6 HS chia sẻ ý kiến riêng

3’

3. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 16

Ngày ..… tháng ..… năm ………

Bài 45: THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH PHẲNG

Tiết 77: Thực hành lắp ghép, xếp hình phẳng

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hành lắp ghép, xếp hình với các hình phẳng đã biết.

- Vận dụng vào gấp và xếp các hình trong thực tế.

- Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- GV cho HS chơi nhận diện hình

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi nhận diện một số hình như: tam tác, tứ giác, vuông, tròn, chữ nhật

- HS lắng nghe, ghi vở

20’

2. Thực hành, luyện tập:

Bài 3 (trang 91)

Mục tiêu: Vận dụng đặc điểm các hình để thực hành cắt, xếp hình từ hình phẳng cho trước

Cách gấp cắt:

+B1: Gấp đôi, gấp đôi lần nữa, gấp đôi thêm lần nữa miết kĩ nếp lấy dấu gấp sau đó mở tờ giấy ra

+B2: Cắt thành 4 hình vuông nhỏ

+B3: Cắt 1 hình vuông nhỏ thành 2 hình tam giác

-Hoạt động nhóm 3 ghép hình

-Chú ý: Quan sát kĩ vị trí các mảnh ghép

-Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 3 yêu cầu gì?

- GV YC HS quan sát trah phần a và trả lời:

+Cần chuẩn bị tờ giấy hình gì?

+Cắt tờ giấy thành các hình gì? Cắt thành mấy hình?

+ Làm thế nào để cắt được?

-GV nhận xét, chốt quy trình gấp cắt. Lưu ý HS miết đường gấp kĩ rồi mới mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu gấp.

-GV cho HS thực hiện gấp cắt cá nhân.

-Cho HS thực hiện trước lớp

-GV nhận xét, khen

-GV cho HS thảo luận nhóm 3, dùng những mảnh ghép vừa cắt xếp thành các hình phần b vào phiếu nhóm, lưu ý HS dùng hồ cố định hình tạo được

-Cho HS trình bày sản phẩm trước lớp

-GV hỏi: để tạ hình đẹp cần chú ý điều gì?

- Nhận xét đánh giá và tuyên dương HS

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- HS nêu cầu phần a, b

- HS quan sát tranh, trả lời:

+Hình vuông

+8 Hình tam giác

+ Gấp đôi, gấp đôi lần nữa, gấp đôi thêm lần nữa lấy dấu gấp sau đó mở tờ giấy ra cắt theo đường dấu

HS nhận xét

-HS lắng nghe

-HS làm việc cá nhân

-1 HS thưc hiện trước lớp

Hs nhận xét

-HS đưa kết quả thảo luận nhóm

HS nhận xét

-HS xếp hình trong nhóm 3

-Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm nhóm

-HS nêu theo cảm nhận

HS nhận xét

Bài 4 (trang 91)

Mục tiêu: Thực hành xếp hình tứ giác từ các vật dụng.

-Hoạt động nhóm 2 xếp hình

-Yêu cầu HS đọc đề bài

- Bài toán yêu cầu gì?

- GV hỏi định hướng:

+Hình tứ giác có đặc điểm gì?

+Có thể dùng đồ vật nào để xếp hình?

-GV cho HS thảo luận nhóm 2 xếp hình trên bàn

-GV quan sát giúp đỡ

-GV cho HS trình bày trước lớp

-GV nhận xét, tuyên dương

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- Xếp đồ vật thành hình tứ giác

-HS trả lời:

+Có 4 cạnh

+Bút chì, bút mực, bút màu, thước kẻ, que tính

HS nhận xét, bổ sung

- HS xếp hình nhóm 2

-Các nhóm lên xếp hình

HS nhận xét, bổ sung

6’

3. Vận dụng

Bài 5 (trang 91)

Mục tiêu: Biết kiểm đếm và tìm các hình còn thiếu theo một quy luật nhất định

-Yêu cầu HS đọc đề bài

- Bài toán yêu cầu gì?

- GV cho HS quan sát bảng 1 và hỏi:

+Trong bảng có những hình nào?

+Các hình xếp theo quy luật nào?

-GV chốt, hướng dẫn HS vân dụng quy luật để tìm hình còn thiếu trong bảng 2

- YC HS thảo luận nhóm 4 tìm các hình còn thiếu, vẽ vào phiếu học tập

-GV cho HS trình bày trước lớp

- Nhận xét, đánh giá, khen,….chốt bài.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- HS trả lời: tìm các hình còn thiếu

-HS trả lời:

+tròn, vuông, tam giác

+Trong mỗi hàng, mỗi cột có đủ 3 loại hình

-HS lắng nghe

-HS thảo luận tìm hình còn thiếu rồi điền kết quả phiếu học tập.

-2-3nhóm trình bày

Lớp QS, nhận xét….

4’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên: …….

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 16

Ngày …..… tháng …… năm …………..

Bài 46: LUYỆN TẬP CHUNG

Tiết 78: Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Luyện tập tổng hợp về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và hình tứ giác.

- Luyện tập quan sát, phân tích hình để nêu được tên gọi, nhận ra các điểm thẳng hàng, cách thực hiện lắp ghép hình

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa để HS thực hành xếp hình, thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

1. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- GV cho HS chơi nhận diện hình

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi nhận diện một số hình như: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc.

- HS lắng nghe, ghi vở

27’

2.Thực hành, luyện tập

Bài 1 (trang 92)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, tứ giác, chữ nhật.

KQ: hình 1,5,7,8,10

-Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV YC HS nêu đặc điểm hình tứ giác

- GV YC HS quan sát và tìm các hình tứ giác

- GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức tìm hình tứ giác:2 đội tìm hình tứ giác trong hình gắn trên bảng. Đội nào tìm đúng nhiều hình hơn là thắng.

-GV điều hành trò chơi

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- HS nêu

- HS trả lời

HS nhận xét, bổ sung

-Hs làm cá nhân, nhận diện trong SGK

- Nghe phổ biến luật chơi

-2 đội, mỗi đội 3 HS thi tìm hình tứ giác

HS cổ vũ, nhận xét

Bài 2 (trang 92)

Mục tiêu: Vận dụng đặc điểm đường thẳng, các điểm thẳng hàng để kiểm chứng 3 điểm thẳng hàng

-KQ: Những bộ ba điểm thẳng hàng.

B, O, A; A, E, C;

B, C, D; O, E, D.

- Cho HS đọc YC

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+Đọc tên các điểm trong bài

+Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?

+Làm gì để kiểm tra 3 điểm thẳng hàng?

+Cho 1 HS lên bảng kiểm tra 1 bộ 3 điểm thẳng hàng

-GV nhận xét, chốt

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm 3 điểm thẳng hàng

-GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.

-GV nhận xét, tuyên dương

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm

-HS trả lời: tìm ba điểm thẳng hàng.

-HS quan sát quy trình và trả lời:

+A,B,C,D,E,O.

+Nằm trên 1 đường thẳng

+ Dùng thước thẳng để kiểm tra những bộ ba điểm thẳng hàng

+1 HS thực hiện

HS nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm đôi tìm bộ 3 điểm thẳng hàng.

- Đại diện các nhóm lên trình bày

HS nhận xét

Bài 3 (trang 92)

Mục tiêu: Ôn luyện về đoạn thẳng, đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc, thực hành đo đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng.

Cách vẽ:

+Đánh dáu điểm M

+Đặt vạch 0 của thước kẻ trùng diểm M

+Đánh dấu điểm N trùng vạch số 8 của thước kẻ

+Kẻ nối 2 điểm M và N

- Cho HS đọc YC

- GV cho HS nêu YC phần a

- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+Đọc tên đường gấp khúc trong bài

+Đường gấp khúc đã cho có mấy đoạn thẳng?

+Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?

+Nêu cách đo đoạn thẳng, thực hiện đo trên bảng.

-GV nhận xét, chốt

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 đo độ dài các cạnh và tính độ dài đường gấp khúc vào phiếu học tập

-GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.

-GV nhận xét, chốt

- GV cho HS nêu YC phần b

-GV cho HS nêu cách vẽ đoạn thẳng.

-GV YC HS vẽ đoạn thẳng vào vở

-GV chiếu vở, cho HS nêu cách vẽ

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm

-HS trả lời

-HS quan sát quy trình và trả lời:

+ABCD

+3 đoạn thẳng

+ Tính tổng độ dài các đoạn thẳng.

+Hs nêu, 1 HS thực hiện

Đo trên bảng

HS nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập .

- Đại diện các nhóm lên trình bày

HS nhận xét

-Hs nêu: vẽ đoạn MN dài 8cm

-Hs trả lời

-Hs làm bài cá nhân vào vở

-HS trình bày cách làm

HS nhận xét

3’

3. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên: …….

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 16

Ngày …..… tháng …… năm …………..

Bài 46: LUYỆN TẬP CHUNG

Tiết 79: Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Luyện tập tổng hợp về điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và hình tứ giác.

- Luyện tập quan sát, phân tích hình để nêu được tên gọi, nhận ra các điểm thẳng hàng, cách thực hiện lắp ghép hình

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các tấm bìa để HS thực hành xếp hình, thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

1. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- GV cho HS chơi nhận diện hình

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi nhận diện một số hình như: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc.

- HS lắng nghe, ghi vở

17’

2.Thực hành, luyện tập

Bài 4 (trang 93)

Mục tiêu: Ôn luyện về đoạn thẳng, đường gấp khúc, ước lượng và so sánh độ dài đường gấp khúc.

KQ: hình 1,5,7,8,10

-Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 4 yêu cầu gì?

- GV YC HS quan sát hình SGK và hỏi:

+Cho HS lên chỉ đường gấp khúc. Mỗi đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng?

+Để so sánh độ dài 2 đường gấp khúc phải làm gì?

+Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi so sánh độ dài 2 đường gấp khúc

-GV cho HS trình bày trước lớp, đưa câu hỏi khai thác

+Làm thế nào để biết độ dài các đoạn thẳng?Độ dài đường gấp khúc?

- Nhận xét đánh giá và kết luận, tuyên dương HS

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- HS nêu

- HS quan sát, trả lời:

+2 HS lên bảng chỉ và trả lời

+Tính độ dài đường gấp khúc

+Tính tổng độ dài các đoạn thẳng

- HS thảo luận nhóm tính và so sánh độ dài các đoạn thẳng

- 2-3 nhóm trình bày và trả lời câu hỏi

+ Dựa vào số ô vuông để xác định được độ dài của mỗi quãng đường từ đó so sánh được độ dài hai quãng đường.

HS nhận xét, bổ sung

10’

3. Vận dụng

Bài 5 (trang 93)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, tứ giác, chữ nhật, hình vuông. Vận dụng đặc điểm các hình đó để ghép thành các hình.

-Yêu cầu HS đọc đề bài

- Bài toán yêu cầu gì?

- GV cho HS quan sát hình và hỏi:

+Bài cho những hình nào?

+Cần xếp thành những hình nào?

- YC HS thảo luận nhóm 4 xem xếp được và không xếp được hình nào

-GV cho HS trình bày trước lớp

- Nhận xét, đánh giá, khen, chốt bài.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- HS trả lời.

-HS quan sát, trả lời:

+1 vuông, 2 tam giác

+Chữ nhật, vuông, tam giác

-HS thảo luận tìm hình có thể xếp, hình không thể xếp.

-2-3nhóm trình bày

Lớp QS, nhận xét

3’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên: …….

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 16

Ngày …..… tháng …… năm …………..

Bài 47: ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20

Tiết 80: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ trong phạm vi 20

- Luyện tập quan sát phép tính, tính toán, so sánh kết quả.

- Vận dụng các phép tính vào giải toán, giải quyết tình huống thực tế

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu. Các thẻ số và thẻ phép tính để HS thực hiện bài tập 2

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

1. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- GV cho HS chơi Ai nhanh Ai đúng giơ thẻ chọn đáp án

- GV giới thiệu bài, ghi bảng

- HS chơi trò chơi các phép tính cộng , trừ các số trong phạm vi 20.

- HS lắng nghe, ghi vở

27’

2.Thực hành, luyện tập

Bài 1 (trang 94)

Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính nhẩm

-Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV YC HS nối tiếp nhau tính nhẩm nêu kết quả phép tính bằng trò chơi truyền điện

- GV YC HS nêu cách tính nhẩm

- Nhận xét đánh giá và kết luận.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm

- HS nêu

- Thực hiện tính bằng trò chơi truyền điện

Hs nhận xét

Bài 2 (trang 92) Tìm về đúng nhà

Mục tiêu: Luyện tập cộng trừ trong phạm vi 20

- Cho HS đọc đề bài.

- Bài toán yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+Bài có những con vật nào?

+Mỗi con vật có kèm thông tin gì?

+Làm thế nào tìm đường về nhà cho gà con?

-GV nhận xét, chốt

- GV cho HS làm việc cá nhân vào phiếu

-GV cho HS chơi trò chơi Tìm về đúng nhà: 3 đội chơi chọn thẻ gà con về với mẹ

-GV nhận xét, tuyên dương

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm

-HS trả lời: tìm ba điểm thẳng hàng.

-HS quan sát quy trình và trả lời:

+3 Gà mẹ và gà con

+Gà con có phép tính, gà mẹ là kết quả

+Tìm kế quả mỗi phép tính của gà con và đưa gà con về với gà mẹ có kết quả đúng

HS nhận xét, bổ sung

- HS làm bài vào phiếu

- 3 đội chơi, mỗi đội có 3 học sinh

HS cổ vũ, nhận xét

Bài 3 (trang 94)

Mục tiêu: Luyện tập cộng trừ trong phạm vi 20

Kết quả:

+8+8 > 8+5

+9+7 = 7+9

+14-6 > 14-7

+17-8 > 18-7

- Cho HS đọc đề bài

- GV cho HS nêu YC bài

- GV hỏi: Để điền được dấu đúng phải làm gì?

-GV nhận xét, chốt

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 tính, so sánh kết quả và điền dấu

-GV cho các nhóm trình bày kêt quả, nêu rõ cách thực hiện.

+ Khi so sánh 8+8 và 8+5 ngoài so sánh kết quả còn cách làm nào khác?

-GV nhận xét, chốt, tuyên dương HS

- 1HS đọc tiếng, lớp đọc thầm

-HS trả lời

-HS trả lời: tính và so sánh kết quả

HS nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập .

- Đại diện các nhóm lên trình bày

+So sánh thành phần của phép tính khi 2 phép tính có 1 thành phần giống nhau, khi đổi chỗ các số hạng

HS nhận xét

3’

3. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Lớp:

Tuần: 17 – Tiết: 81

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TOÁN

Bài 47: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

2. Phẩm chất, năng lực:

a. Năng lực:

Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động :

MT : Tạo tâm thế vui tươi, hứng thú cho hs vào bài.

Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tham gia vào một cuộc phiêu lưu, các con có thích không?

“Cuộc phiêu lưu kì thú của chàng Chằn Tinh tốt bụng”

- Để tham gia trò chơi này, các con sẽ phải giúp chàng Chằn Tinh trả lời các câu hỏi qua các cửa ải. Và nếu chúng mình trả lời đúng thì sẽ giúp chàng Chằn Tinh giải cứu được cô nàng Công Chúa xinh đẹp đấy!”

- Các con đã sẵn sàng chưa nào?

- Bây giờ các con hãy chú ý: Cuộc phiêu lưu của chúng mình bắt đầu:

“ Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ, có một nàng công chúa tên là Fiona vô cùng xinh đẹp. Nàng bị giam cầm trên một tòa tháp rất cao. Ở nơi đó có một con rồng vô hùng hung hãn đang canh giữ. Và chàng Chằn Tinh tốt bụng của chúng ta sẽ phải vượt qua các thử thách để cứu được nàng công chúa. Bây giờ, chúng mình hãy theo chân chàng Chằn Tinh vào khu rừng nhé.”

Chàng Chằn Tinh bắt đầu đi vào khu rừng, ở đó chàng gặp lão Bá Tước rất hung ác. Lão Bá Tước đưa ra câu hỏi:

? Ngươi hãy đọc cho ta số này? (17) (Slide có ghi âm)

- GV: Bạn nào có thể giúp anh trả lời câu hỏi này nào? Cô mời...

CHUYỂN: Cảm ơn con, vậy là chúng mình đã vượt qua ải thứ nhất rồi. Chàng Chằn Tinh tiếp tục tiến sâu vào khu rừng và chàng đã gặp một chú mèo Đi – Hia rất là đanh đá. Chú mèo Đia – Hia cũng đưa ra một câu hỏi hết sức khó:

? Kết quả của phép tính này là bao nhiêu? 11- 7 (Ai muốn giúp anh nào?)

- Ai nhận xét câu trả lời của bạn? Cô mời con.

- Cô cảm ơn con, đúng rồi đấy, lớp mình thưởng cho bạn một tràng pháo tay nào!

CHUYỂN: Vậy là chúng mình đã giúp anh chàng Chằn Tinh vượt qua ải số 2 rồi đấy! Tiếp tục tiến vào lâu đài, anh Chằn Tinh đã gặp con gì đây nhỉ? Đúng rồi, Con Rồng hung ác đã đưa ra một câu hỏi rất khó như sau:

? Ngươi hãy cho ta biết điền dấu gì vào đây? 6 + 3 ... 6 + 1

- Cả lớp cùng trả lời cho cô dấu đó là dấu nào?

Cô khen lớp mình, cô thưởng cho lớp mình một tràng vỗ tay nào.

- Cô cảm ơn lớp chúng mình, cô thấy lớp chúng mình rất giỏi.

Vậy là lớp chúng mình đã giúp anh Chằn Tinh giải cứu được nàng công chúa Fi – ô – na xinh đẹp rồi đấy.

- GVNX và tổng kết trò chơi.

- HSTL

- HS lắng nghe

- HSTL

- HSTL: Mười bảy

- HS nghe

- HSTL: 11-7=4

- HSNX

- HS vỗ tay

- HS nghe

- HSTL: con Rồng ạ!

- HSTL: Dấu lớn hơn ạ

- HS vỗ tay

- HS nghe

15’

2. Thực hành -luyện tập

MT: HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng áp dụng vào giải bài tập.

- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con tiếp tục “Ôn tập về phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 20”.

- GV ghi bảng tên bài lên bảng.

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại – Cả lớp đồng thanh và ghi vở.

10’

Bài tập 4 : MT: HS biết thực hiện dãy tính từ trái qua phải.

a) Tính

6+6+4=

7+7+3=

16-8+8=

18-9-2=

5+9-4=

- Bây giờ các con chú ý lên bảng và lắng nghe yêu cầu của cô nhé!

- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 4 (phần a)

? Đề bài y/c gì?

- GV y/c HS thảo luận nhóm 4.

*CHỮA BÀI:

- GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày bảng phụ.

- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.

- GV cho HS giao lưu.

- Cảm ơn nhóm... . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..

- GV cho HS giao lưu

- Cô cảm ơn 2 nhóm. Cô khen 2.

* Khai thác:

? Khi thực hiện dãy tính có 2 phép tính con làm thế nào?

*TÌNH HUỐNG:

TH HS sai : (HS1 sai phép tính 16-8+8=0)

?Con nêu cho cô cách làm ở dãy tính này

- Gọi HS2 nx

? Con có thể giúp bạn sửa sai được k?

- Gọi HS3 NX: Theo con bạn giúp bạn sửa như vậy đã đúng chưa?

? HS1: Con đã nhận ra chỗ sai của mình chưa? Con nêu lại cho cô cách tính đúng giống bạn nào?

? Các con nx cho cô, bạn sửa lại bài đã đúng chưa?

GV Chốt: Như vậy, con đã biết thực hiện các phép tính trong một dãy tính theo thứ tự từ trái sang phải. Lần sau con chú ý để làm bài được tốt hơn nhé.

- HS nghe và quan sát

- HS đọc y/cầu bài tập.

- HSTL: Tính

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày.

- Đại diện nhóm trình bày

(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)

? HS1: Tại sao bạn lại ra KQ dãy tính này là 16? Nêu cho tớ cách làm.

- ĐD Nhóm: Tớ lấy 6+6=12; 12+4=16.

- HS1: Tớ thấy cậu nêu đúng rồi đấy. Tớ cảm ơn cậu!

- HS2: Tớ cũng ra kết quả dãy tính là 16 nhưng tớ có cách làm khác nhóm bạn.

- ĐD Nhóm: Mời bạn nêu cách làm của mình.

- HS2: Tớ lấy 6+4=10; 6+10=16. Theo bạn mình làm vậy có được không?

- ĐD Nhóm: Theo mình, bạn làm vậy cũng không sai. Vì phép cộng có tính chất giao hoán mà kết quả không thay đổi. Trong dãy tính có 2 phép tính cộng ta có thể thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải hoặc theo cách khác. Lấy SH2 + SH3 được bao nhiêu + với SH1 mà kết quả không thay đổi.

- HS2: Cảm ơn bạn, tớ đã hiểu.

- ĐD Nhóm: Ở dưới lớp bạn nào có kết quả giống nhóm tớ giơ tay. -> HS giơ tay nếu đúng.

-Đại diện nhóm trình bày

(Nhóm tớ vừa trình bày xong, mời bạn nhận xét)

- HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

- Cả lớp vỗ tay.

- HSTL: Ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

- HS1TL: Con lấy 8+8=16; 16-16=0

- HS2 NX: Bạn làm sai ạ.

- HS2 TL: Con lấy 16-8=8; 8+8=16

- HS3 NX

- HS1: Rồi ạ! 16-8=8; 8+8=16.

- HS1 tự tay sửa bài của mình

- Cả lớp: Rồi ạ.

5’

b) Xếp các chữ cái tương ứng với kết quả phép tính ở câu a vào các ô ?, em sẽ biết thêm tên một loài động vật trong sách đỏ Việt Nam.

Vừa rồi cô thấy chúng mình đã làm rất tốt bài tập 4 phần a rồi, chúng ta cùng chuyển sang phần b.

- Cô mời 1 bạn đọc cho cô y/c bài tập 4 phần b.

- Đề bài y/c chúng ta làm gì?

- Phần này cô sẽ để chúng mình hoạt động nhóm 2 trong ít phút để tìm ra đáp án. Thời gian của các con bắt đầu.

- Đã hết giờ thảo luận. Cô mời nhóm ... trả lời nào.

- Gọi HS NX

? Con làm thế nào để tìm đc chữ SAO ở ô này? Nêu cho cô và cách bạn nghe cách làm của nhóm con được k?

- Những ai tìm đc đáp án giống nhóm bạn giơ tay cô xem.

- Cô khen tất cả các con. Ô chữ bí ẩn ở bài tập 4b chính là SAO LA.

- SAO LA: hay còn được gọi là "Kỳ lân Châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.

- HS nghe

- HS đọc to y/c

- HSTL

- HS hoạt động nhóm 2

- HSTL: Con thưa cô Tên loài vật nhóm con tìm đc là SAO LA ạ.

- HSNX

- HSTL: Con dóng kết quả 17 với chữ cái S, Kết quả 16 với chữ cái A, kết quả 10 với chữ cái O. Con được ô chữ SAO ạ.

- HS giơ tay nếu đúng.

18’

3. Vận dụng :

MT: HS vận dụng KT, KN đã học để giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế.

Vừa rồi cô thấy chúng mình đã nắm được cách tính các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 rồi. Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau đến với phần tiếp theo VẬN DỤNG. Cô mời cả lớp hướng lên màn hình.

7’

Bài tập 5 a :

MT: HS vận dụng KT, KN để giải bài toán có lời văn.

- GV chiếu bài 5 a.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vở.

* CHỮA BÀI:

- GV chiếu bài làm của HS1

- Y/c HS đọc bài làm của mình.

? Vì sao con lại lấy 16-7.

- Gọi HSNX

- GV chiếu bài HS 2

- Y/c HS đọc bài làm

- Gọi HSNX

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bạn giúp cô.

- Có bạn nào làm sai khôg?

? Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình đã được học

- Gọi HSNX

GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi số ít hơn để được số bé nhé.

- HS quan sát

- HS đọc đề bài

- HS thực hiện y/cầu

- HS suy nghĩ làm vở

- HS quan sát

- HS đọc

- HSTL: Vì bạn Dũng nhặt đc 16 vỏ sò, bạn Huyền nhặt ít hơn bạn Dũng 7 vỏ sò. Nên con lấy 16-7 ạ.

- HSNX

- HS quan sát

- HS đọc

- HSNX

- HS giơ tay nếu đúng.

- HS đổi vở.

- HS sửa nếu sai.

- HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

11’

Bài tập 5 b :

MT: HS vận dụng KT, KN để giải bài toán có lời văn.

- Cô mời chúng mình cùng hướng lên màn hình nào.

- Cô mời 1 bạn đọc cho cô đề bài.

- Hãy nói cho bạn bên cùng bàn nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Các con hãy suy nghĩ và làm bài tập này vào phiếu của mình.

- GV chiếu 2 phiếu bài của HS.

- Y/C HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HSNX

- GVNX

- Ai có bài làm giống bạn giơ tay cô xem.

- Bạn nào sai bài này?

- Cô đố bạn nào biết: Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?

- Gọi HSNX

- GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính cộng nhé.

- HS quan sát

- HS đọc đề

- HS thực hiện yêu cầu

- HS làm phiếu cá nhân

- HS quan sát

- HS đọc bài làm

- HSNX

- HS giơ tay nếu đúng.

- HS sửa bài nếu sai.

- HSTL

- HSNX

- HS lắng nghe và ghi nhớ

2’

4. Củng cố - dặn dò

MT: HS khắc sâu kiến thức.

- Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

- Khi thực hiện dãy tính có 2 phép tính ta làm thế nào?

- GVNX tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100”

- HSTL

- HSTL

- HS nghe

IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN:

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Lớp:

Tuần: 17 – Tiết: 82

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TOÁN

BÀI 48: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Luyện tập về cộng trừ trong phạm vi 100

- Cộng, trừ nhẩm và viết các số (có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ đối với các số có 3 chữ số).

- Giải bài toán về cộng, trừ.

- Cộng, trừ nhẩm và viết các số (có nhớ trong phạm vi 100 )

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải bài tập,

các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng qua 100.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. Ham học Toán.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

10’

12’

10’

A. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập

Bài 2: Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau

Bài 3: Tính

Thực hành tính và so sánh kết quả

C. Vận dụng

MT: HS vận dụng kiến thức đã học giải bài toán liên quan đến thực tế

- Gv tổ chức học sinh hát bài hát: Em học toán

- GVNX hoạt động

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”.

-GV nêu quy luật: Cô chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi, trong thời gian quy định, nhóm nào thực hiện xong các bài toán nhanh

hơn và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép cộng,

phép trừ trong phạm vi 100.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100

- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán yêu cầu ta làm gì?

- Vận dụng bảng cộng, trừ nêu trên để thực hành phép cộng trong phạm vi 100, chú ý cách đặt tính sao cho số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị, chú ý cách đặt tính và số phải nhớ ta thêm vào hàng cao hơn liền trước của số trừ để thực hiện trừ .Hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục.

- Thực hiện từ phải sang trái.

- 3 em lên bảng làm mỗi em 2 phép tính chia sẻ:

- Ghi lên bảng và xem máy chiếu:

10+38=?

42-27=?

31+49=?

80-56=?

77+23=?

100-89=?

8+92=?

100-4=?

- Yêu cầu làm bài tập.

- Lưu ý: Khi biết 100 - 4 = 96 ta có cần nhẩm để tìm kết quả của 100 - 4 hay không? Vì sao?

- Yêu cầu lớp làm vào vở các phép tính còn lại.

- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.

- Nhận xét bài làm học sinh.

-*Gv chốt lại cách thực hiện phép cộng, trừ.

- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp

-Để làm được bài này các em cần chú ý:

Đặt các phép tính như BT1 ghi kết quả lại và so sánh chúng với nhau bằng mũi tên, nếu kết quả của chúng bằng nhau. Học sinh chơi trò chơi kết bạn để hoàn thành bài tập này.

- Nhận xét bài làm của hs

- Khen đội thắng cuộc.

- Hs thực hiện nhóm đôi, thực hành tính rồi so sánh kết quả.

Học sinh chia sẻ cách thực hiện với nhóm mình.

- GV tổ chức HS chơi trò “Ai Nhanh – Ai đúng”

- GV chiếu Slide câu hỏi và nêu:

“Lấy hai trong ba túi gạo nào đặt lên đĩa cân bên phải để hai bên thăng bằng?

- Gv tuyên dương những HS giơ thẻ nhanh-đúng.

- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán

- HS chia thành 2 nhóm tham gia trò chơi:

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.

- Đặt tính rồi tính.

- Kiểm tra chéo trong cặp.

- Đặt tính và ghi ngay kết quả vào vở.

- Học sinh làm vào vở

Dự kiến kết quả như sau:

- HS nối tiếp chia sẻ bài (mỗi em đọc kết quả 1 phép tính).

- Theo dõi nhận xét bài bạn.

- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.

- Kiểm tra chéo trong cặp.

Hs lắng nghe và ghi nhớ

-Hs nêu đề toán

- Hs làm bài vào vở. Dự kiến đáp án.

- Hs tham gia trò chơi

- Hs nhận xét bài của bạn

- Hs nêu cách tính

- Hs tính

Trả lời:

67 + 10 < 76 + 10 45 - 6 < 46 - 5

33 + 9 = 38 + 3 86 - 40 > 80 - 46

- Hs chữa bài nối tiếp

-Hs lắng nghe và ghi nhớ

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và quan sát

- HS giơ thẻ trả lời

1

D. Củng cố- dặn dò

MT: HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức

- Hôm nay chúng ta học những gì?

- GVNX tiết học

- 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện phép cộng, trừ.

-Hs lắng nghe

IV. Lưu ý cho GV:

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Lớp:

Tuần: 17 – Tiết: 83

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TOÁN

Bài 48: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

TRONG PHẠM VI 1000. (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

- Giải và trình bày được bài giải của bài toán liên quan đến phép cộng, trừ trong pham vi 100.

2. Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực:

- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

b. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán và có hứng thú với các con số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Powerpoint bài giảng, tranh minh họa, bảng phụ, thẻ chơi trò chơi.

2. Học sinh: SHS, vở ghi Toán, bộ đồ dùng toán học, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TG

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ôn tập và khởi động:

MT: Tạo tâm thế cho hs vào bài.

- GV cho HS khởi động theo bài hát: Em học toán.

- GV cho HS chơi trò chơi: Rung chuông vàng.

- GV nhận xét, kết nối vào bài học.

- GV ghi bảng: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

- Lớp khởi động theo bài hát: Em học toán.

- HS tham gia trò chơi theo nhóm đôi.

- HS ghi vở.

2. Luyện tập

* Bài 4: Tính.

MT: HS biết thực hiện phép tính và nêu được cách tính.

- GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Sau khi HS làm bài, yêu cầu HS đổi vở chữa bài cho nhau.

- GV chiếu bài làm 1 – 2 HS chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- HS đọc yêu cầu bài toán.

- HS làm bài vào vở ghi.

- HS đổi chéo vở, kiểm trả lỗi sai (nếu có).

- HS nêu cách làm bài.

3. Hoạt động vận dụng

* Bài 5: Bài toán có lời văn.

MT: HS vận dụng được kĩ năng, kiến thức vào giải toán có lời văn.

* Trò chơi Bingo

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần a.

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mẹ còn phải hái bao nhiêu quả xoài, ta làm phép tính gì?

+ GV tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide): “Mẹ Nam cần 95 quả xoài. Mẹ đã hái 36 quả. Vậy mẹ cần phải hái bao nhiêu quả?”. Vậy ta thực hiện phép tính nào?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu trình bày bài làm của mình.

- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu bài làm có lỗi sai).

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần b.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4:

+ HS trao đổi, phân tích bài toán như phần a.

+ HS giải bài toán vào bảng phụ.

- GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.

- GV và HS giao lưu đặt câu hỏi:

+ Vì sao nhóm con thực hiện phép tính cộng trong bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Chuẩn bị: Bảng Bingo, bút lông.

- Cách chơi:

+ GV chia các đội (Mỗi bàn là 1 đội), phát bảng bingo và bút lông cho các đội.

+ GV lần lượt nêu và chiếu các phép tính (mỗi phép tính chiếu 7 giây).

+ HS tính nhẩm kết quả rồi khoanh tròn vào ô có kết quả tương ứng.

+ Đội có các ô cùng hang được khoanh thì hô Bingo.

+ GV cùng HS kiểm tra kết quả.

- HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết: Mẹ Nam cần 95 quả xoài. Mẹ đã hái được 35 quả.

- Bài toán hỏi: Mẹ còn phải hái bao nhiêu quả xoài?

- Muốn biết mẹ phải còn phải hái bao nhiêu quả xoài, phải làm phép tính trừ.

- Phép tính của bài toán: 95 – 36.

- HS làm bài vào vở.

Mẹ còn phải hái số quả xoài là:

95 – 36 = 59 (quả).

Đáp số: 59 quả xoài.

- HS nêu cách làm bài của mình.

- HS đổi chéo vở, sửa lỗi sai (nếu có).

- HS đọc bài toán.

- HS làm việc nhóm 4:

+ Trao đổi, phân tích bài toán, đưa ra cách làm.

+ HS thống nhất cách giải và làm vào bảng phụ.

Vườn nhà Thanh có số cây vải là:

27 + 18 = 45 (cây)

Đáp số: 45 cây vải.

- HS trình bày bài làm của nhóm.

- HS giao lưu:

+ Bài toán thuộc dạng nhiều hơn (Số cây vải nhiều hơn số cây nhãn 18 cây).

- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi.

- Thông qua trò chơi:

+ HS củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép cộng, trừ trong phạm vi 100.

+ Tạo hứng thú với các con số trong học tập.

+ HS được tương tác qua trò chơi.

4. Củng cố- dặn dò:

MT: HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức.

- Hôm nay, con đã học những nội dung gì?

- Sau khi học xong bài hôm nay, con có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi lớp học.

- HS nhắc lại tên bài học.

- HS nêu ý kiến của mình.

- HS lắng nghe.

IV. Lưu ý cho GV:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Lớp:

Tuần: 17 – Tiết: 84

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TOÁN

BÀI 49: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐẠI LƯỢNG (Tiết 1)

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng nhận biết các đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc và các điểm thẳng hàng nhau.

- Vân dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép trừ.

2. Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  • GV: Máy tính, bài giảng powerpoint, thẻ từ,...
  • HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập,..
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

Nội dung dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5p

1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- GV cho HS hát bài Hình khối.

(?) Bạn nào cho cô biết trong bài hát có tên các hình nào?

-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

Các con thấy rằng trong bài có rất nhiều các hình khác nhau, để ôn tập về các hình học đó và ôn tập các đại lượng chúng mình cùng đến với bài học hôm nay: Ôn tập về hình học và đại lượng.

-GV ghi bảng

-HS hát

-Hình tròn, hình tam giác, hình vuông,...

-HS lắng nghe

15’

2.Thực hành, luyện tập:

Bài 1 (trang 98)

MT: Củng cố kĩ năng nhận dạng đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong, 3 điểm thẳng hàng.

-GV yêu cầu HS đọc đề bài

(?) Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2p

-GV chữa bài

a) Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng?

Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 HS. Lần lượt từng thành viên trong đội nối tiếp nhau gắn thẻ tên tương ứng với các hình. Đội nào gắn xong nhanh nhất và có nhiều đáp án chính xác là đội giành chiến thắng.

-GV nhận xét

-Liên hệ: Ở phần khởi động, chúng ta kể tên được các hình khối. Nhìn các hình khối đó, các con liên tưởng đến đường nào mà chúng mình đã học?

b) GV gọi 1 HS lên chữa.

-HS đọc đề bài

a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong các hình

b) Nêu tên 3 điểm thẳng hàng trong hình

-HS chơi

-HS lắng nghe

-Hình tròn liên tưởng đến đường cong; hình vuông, hình tam giác liên tưởng đến đường gấp khúc,...

-1 HS lên chữa

Sau khi HS chữa, hỏi:

(?) Tớ muốn nghe nhận xét từ bạn....

10p

Bài 2 (trang 98)

MT:

+ Củng cố kĩ năng nhận diện các điểm, 3 điểm thẳng hàng.

+ Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng.

-GV yêu cầu HS đọc đề bài a)

(?) Phần a) yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV cho HS thảo luận nhóm 4 trong 2p, trả lời câu hỏi:

+ Có bao nhiêu đường gấp khúc từ A đến B?

+ Các đường gấp khúc đó được tạo bởi mấy đoạn thẳng?

-GV yêu cầu HS chọn 1 đường gấp khúc từ A đến B để đo và tính độ dài vào vở.

-GV chữa bài

-GV cho HS nhận xét – chữa bài.

=> Chốt: Đê tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?

-GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài phần b)

-Phần b) yêu câu làm gì?

-Để vẽ được đoạn thẳng 1dm con cần chú ý điều gì?

-GV nhận xét, yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng 1dm vào vở.

-GV chữa bài => chiếu vở

(?) Con hãy nêu cho cô cách vẽ đoạn thẳng này.

-GV nhận xét

-HS đọc

-Đo và tính độ dài các đường gấp khúc từ A đến B

-HS thảo luận nhóm 4

+Có 3 đường gấp khúc từ A đến B (đường màu tím, đường màu vàng, đường màu xanh)

+ Đường gấp khúc màu tím và màu vàng được tạo bởi 3 đoạn thẳng.

+ Đường gấp khúc màu xanh được tạo bởi 2 đoạn thăng.

-HS chọn 1 đường gấp khúc đo và tính độ dài

-HS làm vở

-HS chữa

-HS nhận xét, lắng nghe

-HSTL: Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó.

-1 HS đọc

-Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm

-HSTL: Đổi 1dm = 10cm.

Vẽ đoạn thẳng 1dm là vẽ đoạn thẳng 10cm

-HS vẽ

-HS chữa, nhận xét

+ Xác định hai điểm, điểm thứ 1 trùng với vạch số 0, điểm thứ 2 trùng với vạch số 10, dùng thước nối hai điểm với nhau từ trái sang phải.

-HS lắng nghe

9p

3. Vận dụng

Bài 3 (trang 99)

MT: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép trừ.

-GV yêu cầu HS đọc đề bài.

(?) Đề bài cho ta biết gì?

Đề bài hỏi gì?

-GV yêu cầu HS làm vở

-GV chữa bài

+ Vì sao để tìm số lít sữa ở bình nhỏ ta làm phép tính 23 – 8?

  • Cô mời 1 bạn nhận xét bài làm và câu trả lời của bạn?

+ Bạn nào có câu lời giải khác làm khác? Cô mời...

  • GV nhận xét

-GV hỏi: Để làm tốt bài toán có lời văn, các con cần lưu ý điều gì ?

=> Chốt: Để làm tốt các bài toán có lời văn, các con cần đọc kĩ đề và lựa chọn phép tính đúng nhé.

-1 HS đọc

+ Đề bài cho biết bình sữa to có 23l, bình sửa nhỏ ít hơn bình sữa to 8l.

+ Đề bài hỏi bình sữa nhỏ có bao nhiêu lít sữa.

-HS làm vở

-HS chữa

+ HSTL: Vì bình sửa nhỏ ít hơn bình sữa to nên ta sẽ làm phép trừ.

-HS nhận xét

-HS quan sát, nhận xét

-HSTL: Đọc kĩ đề để lựa chọn phép tính đúng.

1p

4. Củng cố - dặn dò

MT: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

-Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

-GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. Lưu ý cho GV:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

Giáo viên:

Lớp: 2

Tuần: 17 – Tiết: 85

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TOÁN

Bài 49: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (tiết 2)

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS được ôn tập kiến thức về hình học, đo lường

- Quan sát hình đã cho, tìm điểm tương đồng để ghép vào chỗ trống phù hợp.

- Xác định được cân nặng của các hàng hóa tương ứng.

- Lựa chọn hàng hóa phù hợp với yêu cầu về cân nặng cho trước.

2. Phẩm chất, năng lực:

a. Năng lực: Thông qua việc quan sát hình ảnh thực tiễn các loại hàng hóa, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất: Yêu thích môn Toán, tích cực ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

1. Khởi động :

MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.

GV bắt nhịp cho hs hát

HS hát

12’

2. Luyện tập – thực hành :

Bài 4

MT : HS nhận dạng được hình tứ giác, tìm sự tương đồng và xác định được các vị trí mảnh ghép thích hợp

-Giới thiệu tên bài

- Ghi bảng

- Gọi Hs đọc yêu cầu BT4

- BT có mấy yêu cầu

- Chiếu slide nội dung bài phần a, hỏi mỗi mảnh bìa sau có dạng hình gì?

- GVNX

- Chiếu slide nội dung phần b, hình vuông được tạo thành từ 12 mảnh ghép với các hình dạng khác nhau

- Yêu cầu HS TL nhóm đôi suy nghĩ xem hai mảnh bìa ở phần a ghép được vào vị trí nào trong hình vuông?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

+ Suy nghĩ thế nào mà con chọn mảnh bìa màu vàng ghép được vào vị trí hình 5?

+ Dựa vào đâu con chọn mảnh bìa màu đỏ ghép vào vị trí hình 6?

-Gọi HSNX

- Dựa vào đâu để biết một hình có thể đặt vào vị trí trống của hình khác?

- Gọi HS kéo thả hình để kiểm tra (hoặc gắn mảnh bìa màu vàng và đỏ vào miếng bìa hình vuông).

Chốt: từ việc nhận dạng được hình tứ giác, tìm sự tương đồng, các con đã xác định được vị trí mảnh ghép thích hợp.

- Ghi vở

-1HS đọc yc

- HSTL

- 2; 3HSTL

-HS quan sát

-HS thảo luận nhóm đôi

-Đại diện các nhóm trình bày

-HSTL

-HSTL

-HSNX

- Quan sát hình đã cho, dựa vào đặc điểm hình đó, quan sát chỗ trống nào có điểm giống nhau thì chọn

-1;2HS thực hành

15’

3. Vận dụng

Bài 5 :

MT: HS nhận ra các loại hàng hóa và cân năng tương ứng theo đơn vị kg. HS tìm các số đo cân nặng của các loại hàng hóa sao cho tổng bằng 10kg

Để giúp các con ôn tập về đơn vị đo lường, cô và các con cùng đến với bài tập 5.

-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS đọc tên đồ vật và cân nặng tương ứng.

- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4 giúp chị Lan mua các mặt hàng sao cho tổng cân nặng là 10kg bằng cách đánh dấu vào cột tương ứng với mỗi đồ vật.

- Dành cho mỗi nhóm 3p thảo luận, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, minh họa gắn vật thật (hoặc kéo đồ vật trên phần mềm tương tác)

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Đưa đáp án có đầy đủ các cách có thể mua đồ sao cho tổng là 10kg.

- Lưu ý HS ngoài những cách mà các nhóm đã trình bày, về nhà suy nghĩ thêm các cách làm khác.

- Khi nhận nhiệm vụ đi chợ, siêu thị có nhiều cách lựa chọn, cần chọn đồ cần mua phù hợp với nhu cầu sử dụng.

-1HS đọc yc BT

- 2 HS đọc

-HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập

-Đại diện nhóm trình bày kết quả bằng lời, HS khác trong nhóm thực hành minh họa

-Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS quan sát

- HS nghe

- HS nghe

3’

4. Củng cố - dặn dò

MT : HS khắc sâu kiến thức.

-Hôm nay học bài gì?

- Dặn HS về ôn tập lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài sau

- HSTL

- HS ghi nhớ

IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN:

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

PHIẾU HỌC TẬP MÔN TOÁN

NHÓM: ….

Đánh dấu vào cột tương ứng với mỗi loại hàng sao cho tổng số lượng hàng là 10kg.

Hàng

Cách

Thịt

1kg

2kg

Đường

1kg

Gạo

3kg

Bắp cải

2kg

Bột giặt 4kg

Cà chua 1kg

Bí ngô

8kg

Mít

5kg

Cách 1

Cách 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên: Phạm Thị Thu Hiền

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 18

Ngày … tháng … năm 2021

Bài 50: Ôn tập (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ.

- Nêu được cách đặt tính, cách tính cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 100.

- Vận dụng giải toán dạng nhiều hơn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.

- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” Đếm số cách 5.

Luật chơi: Chẳng hạn , một bạn bắt đầu nêu số 3, truyền cho bạn tiếp theo phải nêu số hơn số của bạn lúc đầu là 5 đơn vị, số bạn thứ hai phải nêu là 8, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi dược kết quả gần bằng 100 thì dừng lại.

- GV cho HS chơi

- GV đánh giá HS chơi (Hs chơi tốt thì được thưởng tràng pháo tay)

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi

- HS lắng nghe

22’

2. Thực hành – Luyện tập

Bài 1a (trang 100)

Mục tiêu:

Củng cố kĩ năng nhận biết được tia số, đọc được các số có trên tia số. Từ đó, xác định được mỗi chữ cái ở vạch chỉ số nào trên tia số trong bài.

Bài 1b (trang 100)

Mục tiêu:

Xác định được số liền trước, số liền sau của mỗi số.

Bài 2a (trang 100)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng/ trừ trong phạm vi 20.

Bài 2b (trang 100)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng đặt tính, tính cộng/ trừ trong phạm vi 100.

Bài 2c (trang 100)

Mục tiêu: HS thực hành tính đối với dãy tính có hai dấu phép tính.

- GV chiếu bài 1a trên màn hình

- GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 1a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1a.

- GV chiếu bài 1b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào vở.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 1b củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 1b

-

-

- GV cho HS đọc bài 2a

- GV hỏi: Bài 2a yêu cầu gì? Tính nhẩm là tính thế nào? Nhận xét các số trong phép tính.

- GV cùng HS làm mẫu, nêu cách nhẩm

- GV cho HS làm việc nhóm 2 trong 3 phút để hoàn thiện bài.

- GV gọi đại điện các nhóm nêu cách nhẩm và kết quả.

- GV đánh giá HS làm bài

- Cho HS nêu lại cách tính nhẩm

- GV đánh giá, nhấn mạnh cách tính nhẩm

- GV chiếu bài 2b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào vở.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2b củng cố kiến thức gì?

- - GV chú ý cho HS nhắc lại cách đặt tính, rồi tính.

- GV chiếu bài 2c, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con lần lượt từng dãy tính.

- GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2b củng cố kiến thức gì?

- GV chú ý cho HS nhắc lại cách thực hiện phép tính từ trái sang phải.

- HS quan sát

- 1 HS đọc YC bài

- HS làm bài nhóm đôi

- HS nêu lần lượt các số ứng với mỗi chữ cái trên tia số.

- HS đối chiếu, nhận xét

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, 03 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- 1-2 HS nêu

- HS cùng HS khai thác mẫu, khái quát cách nhẩm

- HS làm bài nhóm đôi.

- Đại diện nhóm nêu

- HS khác nhận xét

- HS lắng nghe, chữa bài

- 1-2 HS nêu

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- 4 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ và nêu cách tính.

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe và nhắc lại.

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.

- 2 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe và nhắc lại.

5’

3. Hoạt động vận dụng

Bài 3 (trang 100)

Mục tiêu: HS vận dụng tính cộng trong phạm vi 100 giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống( bằng cách giải toán)

- Gọi HS đọc bài 3

- GV hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+Đề bài hỏi gì?

+ Muốn biết khối lớp Ba làm được bao nhiêu sản phẩm thì phải làm thể nào?

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét, nêu lời giải khác.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn

- GV đánh giá HS làm bài

- GV nx

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS nêu để phân tích đề

- Em thực hiện phép tính cộng.

- Bài toán thuộc dạng nhiều hơn.

- HS làm cá nhân vào vở

- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

3’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 18

Ngày … tháng … năm 2021

Bài 50: Ôn tập (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Luyện tập tổng hợp về hình học và đo lường.

- Vận dụng tính cộng/ trừ trong phạm vi 100 có kèm theo đơn vị kg.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

-Cho lớp hát bài “Bắc kim thang”

-Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài…

-Lớp hát và kết hợp động tác….

24’

2. Thực hành – Luyện tập

Bài 4a (trang 101)

Mục tiêu:

Luyện tập tổng hợp về hình học

Bài 4b (trang 101)

Mục tiêu:

Xác định được số đoạn thẳng của một đường gấp khúc.

Bài 4c (trang 101)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng/ trừ trong phạm vi 20.

Bài 5 (trang 101)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng nhận ra được các can với số lít chứa được kèm theo.

Bài 6a (trang 102)

Mục tiêu: HS nhận ra và sắp xếp được các con vật theo thứ tự cân nặng từ nhẹ nhất đến nặng nhất.

Bài 6b (trang 102)

Mục tiêu:

HS biết tính tổng cân nặng của con dê và con hươu.

Bài 6c (trang 102)

Mục tiêu:

HS biết tính hiệu cân nặng của con vật nặng nhất và con vật nhẹ nhất.

- GV chiếu bài 4a trên màn hình

- GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 4a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 4a.

- GV chiếu bài 4b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự đếm.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 4b củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 4b.

-

- - GV cho HS đọc bài 2a

- GV hỏi: Bài 2a yêu cầu gì? – - Hình tứ giác có đặc điểm gì?

- GV cho HS làm việc nhóm 2 trong 3 phút để hoàn thiện bài.

- GV gọi đại điện các nhóm nêu.

- GV đánh giá làm bài của HS. (Có 14 mảnh ghép hình tứ giác)

- GV chiếu bài 5, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4.

- GV nx các ý kiến của HS đã đưa ra.

- Hỏi: Bài tập 5 củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 5.

- GV chiếu bài 6a trên màn hình

- GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 6a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6a.

- GV chiếu bài 6b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con.

- GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- Hỏi: Bài tập 6b củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6b.

- GV chiếu bài 6c, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con.

- GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- Hỏi: Bài tập 6c củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6c.

- HS quan sát

- 1 HS đọc YC bài

- HS làm bài nhóm đôi

- HS chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.

- HS đối chiếu, nhận xét

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- 1-2 HS nêu

- HS trả lời

- HS cùng HS khai thác mẫu, khái quát cách nhẩm

- HS làm bài nhóm đôi.

- Đại diện nhóm nêu

- HS khác nhận xét

- HS lắng nghe, chữa bài

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS cùng thảo luận chia sẻ, trao đổi ý kiến của nhau.

- Đại diện nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình.

- HS nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- 1 HS đọc YC bài

- HS làm bài nhóm đôi

- HS nêu tên các con vật theo thứ tự cân nặng từ nhẹ nhất đến nặng nhất.

- HS đối chiếu, nhận xét

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.

- HS cả lớp giơ bảng con.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.

- HS cả lớp giơ bảng con.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe.

5’

3. Hoạt động vận dụng

Bài 7a (trang 102)

Mục tiêu: HS Ước lượng được số chìa khóa trong hình.

Bài 7b (trang 102)

Mục tiêu: HS Ước lượng được số chìa khóa trong hình.

- GV chiếu bài 7a, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự ước lượng.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 7a củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh: Các em biết cách ước lượng số chìa khóa theo từng nhóm. Sau đó ước lượng số chìa khóa có tất cả.

- GV chiếu bài 7b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự đếm số chìa khóa có trong hình.

- GV đánh giá HS làm bài

- - GV nhấn mạnh: Như vậy có tất cả 39 chiếc chìa khóa.

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

3’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 18

Ngày … tháng … năm 2021

Bài 50: Em vui học toán (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Đo cân nặng của các bạn trong nhóm thông qua đó củng cố kĩ năng sử dụng cân đồng hồ và giải quyết vấn đề với các đơn vị lít.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, các đồ vật có thể chứa được nước, cân sức khoẻ cho các nhóm, cuộn dây để tạo hình bằng dây, dụng cụ để chơi trò chơi “Tung vòng”.
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Gv mở clip bài hát “Đếm sao”

-Cho lớp nghe và hát theo bài “Đếm sao”

-Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài…

-Lớp hát và kết hợp động tác….

24’

2. Thực hành – Luyện tập

Hoạt động 1: Thực hành cân- Bài 1/103

Mục tiêu:

Nhận biết được cân nặng của mình.

Hoạt động 2:

- Bài 2a/ 103

Mục tiêu:

Trưng bày và sắp xếp đồ dùng đã sưu tầm theo yêu cầu

Hoạt động 3:

Thực hành đong đo sức chứa của một vật sử dụng ca 1 lít - Bài 2b/ 103

Mục tiêu:

Thực hành trải nghiệm đong đo sức chứa của một vật sử dụng ca 1 lít

- GV chiếu bài 1 trên màn hình

- GV cho HS đọc YC bài

- GV hd HS cân theo tổ: chia lớp thành 4 tổ.

- GV theo dõi HS các nhóm thực hành cân.

- Sau khi cân xong, HS về lại vị trí ban đầu.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.

- GV chiếu bài 2a, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thực hành theo nhóm 4.

- GV nx phần chuẩn bị đồ dùng và cách sắp xếp đồ dùng đã sưu tầm của HS.

.

-

- - GV cho HS đọc bài 2b

- GV hỏi: Bài 2b yêu cầu gì? – - GV cho HS thực hành theo nhóm 4. (trước khi đong thì các em trong nhóm dự đoán xem đổ mấy lần bình 1 lít mới đầy bình to)

- GV NX phần thực hành của các nhóm.

- HS quan sát

- 1 HS đọc YC bài

- HS tập trung theo tổ và thực hành cân.

- Lần lượt các bạn trong nhóm cân rồi viết kết quả vào bảng.

Tên

Cân nặng

- HS chia sẻ cách cân, cách ghi cân nặng và những chú ý khi thực hiện cân.

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS thực hiện theo nhóm: HS lấy các đồ vật có thể đựng nước đã chuẩn bị từ trước như: bình, chai, lọ,... trong đó có một đồ vật đựng được 1 lít nước.

- Cùng nhau thảo luận thực hiện các công việc sau:

+ Xếp riêng những đồ vật có thể chứa được ít hơn 1 lít, các đồ vật chứa được 1 lít / và các đồ vật chứa được nhiều hơn 1lít /.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhóm khác cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- 1-2 HS nêu

- HS thực hành yêu cầu bài 2b theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm nêu

- HS cả lớp lắng nghe.

5’

3. Hoạt động vận dụng

Bài 5 (trang 105)

Mục tiêu: HS “Tung vòng và chạy theo đường tạo thành hình tứ giác.

- GV chiếu bài 5, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV Hd HS cách thực hiện trò chơi.

- GV hd HS chơi theo tổ: chia lớp thành 4 tổ.

- GV NX và hướng dẫn HS chơi.

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- 1, 2… tổ lên chơi thử

(Nếu còn thời gian thì lần lượt cả 4 tổ)

- HS lắng nghe

3’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Tiết sau chúng ta sẽ ra sân chơi trò chơi ở bài 5/105.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 18

Ngày … tháng … năm 2021

Bài 50: Em vui học toán (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, hình chữ nhật, hình tứ giác gắn với các hoạt động tạo hình. Luyện tập tổng hợp về hình học.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, giấy vẽ, bút chì, bút màu, cuộn dây để tạo hình bằng dây, dụng cụ để chơi trò chơi “Tung vòng”.
  2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.

- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”

- Luật chơi: GV đưa ra 1 số câu hỏi, HS trả lời đúng là thắng.

+ Đố em kể tên các “đường” trong môn Toán em đã học?

+ Đố em kể tên các hình em đã học?

- GV đánh giá HS chơi

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi

- HS lắng nghe

18’

2. Thực hành – Luyện tập

Hoạt động 1: Thực hành cân- Bài 3/104

Mục tiêu:

Tạo hình sáng tạo sử dụng đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc

Hoạt động 2:

- Bài 4/ 104

Mục tiêu:

Dùng dây tạo hình

- GV chiếu bài 3, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thực hành theo nhóm 4. HS tạo hình vào giấy theo yêu cầu bài tập 3.

.

- GV NX phần thực hành của các nhóm.

- GV chiếu bài 2a, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thực hành theo nhóm 4. (Cho HS ra sân sau của trường để thực hành)

- GV NX phần thực hành của các nhóm.

- HS quan sát

- 1 HS đọc YC bài

- HS thực hành yêu cầu bài 3 theo nhóm 4.

- Sau khi tạo hình xong, đại diện các tổ chia sẻ bài vẽ của nhóm mình.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhóm khác cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- Cá nhân mỗi HS trong nhóm tưởng tượng và dùng dây tạo ra các hình khác nhau, chia sẻ ý tưởng và cách làm với bạn.

- Cùng nhau thảo luận chọn một ý tưởng tạo hình rồi cùng nhau hợp tác dùng dây tạo hình.

- HS lắng nghe

12’

3. Hoạt động vận dụng

Bài 5 (trang 105)

Mục tiêu: HS “Tung vòng và chạy theo đường tạo thành hình tứ giác.

- GV Hd lại cách thực hiện trò chơi. (như tiết 1đã chơi thử)

- GV hd HS chơi theo tổ: chia lớp thành 4 tổ.

- GV NX và tổng kết cách chơi trò chơi của các em.

- HScác tổ thực hành chơi trò chơi theo khu vực GV đã phân công.

- HS lắng nghe

3-5’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- Hỏi:

+ HS nói cảm xúc sau giờ học.

+ HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

+ HS nói về hoạt động còn lúng túng. Nếu làm lại sẽ làm gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Về ôn bài để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

Giáo viên:

Lớp: 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán – Tuần 18

Ngày … tháng … năm 2021

BÀI: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KỲ I)

I. Mục tiêu:

Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:

- Cộng trừ trong phạm vi 20.

- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Giải toán có lời văn bằng một phép cộng hoặc phép trừ có liên quan đến các đơn vị đã học.

- Nhận dạng hình đã học.

II. Chuẩn bị:

* GV: Đề kiểm tra

* HS: Giấy nháp, bút, ...

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Đề kiểm tra Gv làm sẽ dựa vào ma trận đề của PGD và nhà trường.

- Đề bài (chờ nhà trường duyệt).

IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung :