Giáo án toán 2 cánh diều học kỳ 2 rất hay-bộ 1

Giáo án toán 2 cánh diều học kỳ 2 rất hay-bộ 1

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán 2 cánh diều học kỳ 2 rất hay-bộ 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: TỔNG CÁC SỐ HẠNG BẰNG NHAU

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Dựa vào hình ảnh, tính tổng của nhiều số (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Làm quen với tổng các số hạng bằng nhau.

- Dựa vào tổng các số hạng bằng nhau hoặc dựa vảo hình ảnh, làm quen với cách nói: cái gì đuợc lấy lần mấy.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Giáo dục thể chất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bảng con

- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: Thông qua các hoạt động học sinh nắm được cách tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau và áp dụng vào thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu tổng các số hạng bằng nhau

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân.

  • Tính tổng số quả chuối.

+ Nêu các số hạng của tổng

  • Tính tổng số quả dâu

+ Nhận xét các số hạng của tồng

+ Có mấy số hạng?

- GV chỉ vào tổng 3 + 3 + 3 + 3 và giới thiệu đây là tổng các số hạng bằng nhau, có 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 3 nên ta nói: 3 được lấy 4 lần.

- GV khái quát vừa chỉ vào hình ảnh những trái dâu, vừa nói theo nội dung:

Hình ảnh được lặp lại về mặt số lượng

Cái gì được lấy mấy lần

Tổng các số hạng bằng nhau

Bước 2: Thực hành

- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu, đặt câu hỏi:

+ Hình ảnh gì được lặp lại?

+ Viết rồi tính tổng

+ Nhận xét tổng

+ Cái gi được lấy mấy lần?

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân làm các câu a, b theo mẫu.

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập, luyện tập tính tổng của các số hạng bàng nhau

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV cho HS quan sát mẫu và phân tích

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân hoàn thành phần a), b) tương tự mẫu

- GV sửa bài, gọi HS viết phép tính và giải thích cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả

- GV nhận xét, tổng kết

C. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi Gió thổi

Cách tiến hành:

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi 5 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn đứng lên

……

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS tính :

  • Tổng số quả chuối:

2 + 3 + 3 + l = 9 (tính từ trái sang phải)

+ Các số hạng của tổng: 2, 3, 3, 1.

  • Tổng số quả dâu:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (tính từ trái sang phải)

+ Các số hạng bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 3

+ Có 4 số hạng

- HS lắng nghe

- HS quan sát mẫu, trả lời:

+ 2 con chim cánh cụt

+ Tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10

+ Các số hạng trong tổng bằng nhau

+ Số 2 được lấy 5 lần

- HS thực hiện:

a) 2 + 2 + 2 + 2 = 8

2 được lấy 4 lần

b) 3 + 3 + 3 = 9

3 được lấy 3 lần

- HS phân tích mẫu:

+ Hình ảnh 5 quả táo được lặp lại

+ Tổng: 5 + 5 + 5 = 15

+ Các số hạng trong tổng bằng nhau

+ Số 5 được lặp lại 3 lần

- HS thực hiện cá nhân

- HS viết phép tính:

a) 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 12

2 được lấy 6 lần

b) 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15

3 được lấy 5 lần

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh và điền số thích hợp vào dấu ?

- HS đọc kết quả:

+ Có 4 loại con vật mỗi loại đề có 3 con nên ta có:

3 được lấy 4 lần

- HS lắng nghe

- HS: Thổi gì, thổi gì?

- HS 4 được lấy 5 lần.

- HS lắng nghe GV nhận xét

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: PHÉP NHÂN

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết:

• Ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau.

• Dấu nhân.

• Thuật ngữ thể hiện phép nhân: cái gì được lấy mấy lần?

- Quan sát hình ảnh, nói được tình huống xuất hiện phép nhân, viết được phép nhân thích hợp.

- Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.

- Tính được kết quả phép nhân dựa vào việc tính tồng các số hạng bằng nhau.

- Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép nhân, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép cộng.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 20 khối lập phương

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút, phấn, bảng con

- 10 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi 3 nhóm, mỗi nhóm 6 bạn đứng lên

……

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS viết được dấu nhân, phép tính nhân và thực hành viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân

Cách tiến hành:

Bước 1: Hình thành phép nhân

- GV cho HS đọc yêu cầu

+ Có tất cả bao nhiêu bút chì?

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thảo luận cách làm.

- GV yêu cầu HS tính toán để tìm số bút chì có tất cả ra bảng con.

- GV cho HS nhận xét các sổ hạng của tổng

- GV với tổng các số hạng bằng nhau, ta có thể viết thành phép nhân, do 3 được lấy 4 lần nên ta viết phép nhân: 3 x 4 = 12

- GV giới thiệu cách đọc: ba nhân bốn bằng mười hai.

Bước 2: Viết dấu nhân, phép tính nhân

Bài 1

- GV giới thiệu dấu x.

- GV hướng dẫn cách viết.

- GV hướng dẫn viết phép tính 3 x 4 = 12

Bước 3: Thực hành viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân

Bài 2:

GV yêu cầu 4 HS xoè hai bàn tay và đứng trước lớp.

a) Số bàn tay của 4 bạn?

- GV đặt câu hỏi:

+ Mỗi bạn có mấy bàn tay?

+ Có mấy bạn?

+ Như vậy 2 bàn tay được lặp lại mấy lần?

- GV yêu cầu HS viết phép nhân trên bảng con (không viết kết quả)

- GV yêu cầu HS chỉ vào từng số của phép nhân 2 x 4 và nói: 2 bàn tay được lấy 4 lần.

b) - GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận và viết phép tính.

- GV sửa bài, tập cho các em nói theo cách ở câu a.

Bài 3: Tìm kết quả phép nhân bằng cách chuyển về tổng các số hạng bằng nhau (có dùng các khối lập phương để tường minh cách làm).

- Tìm hiểu mẫu

- GV đặt câu hỏi:

• Yêu cầu của bài?

Quan sát phép nhân: 2 x 4

+ Cái gì được lấy mấy lần?

+ Thể hiện bằng ĐDHT.

• Muốn biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương, ta tính thế nào?

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thực hiện câu a, câu b theo mẫu.

a) 7 x 2 b) 6 x 3

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV cho HS tìm hiểu mẫu, trả lời câu hỏi:

+ Tại sao lại viết phép nhân 5 x 3?

- GV yêu cầu HS thực hiện câu a, b theo mẫu

- GV chữa bài cho các em, khuyến khích HS nói như mục tìm hiểu mẫu

- GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp.

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV cho HS tìm hiểu mẫu, nhận biết:

• Quan sát hình ảnh, viết tổng các số hạng bằng nhau, tính tổng để tìm số chấm tròn có tất cả.

• Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. • Tập nói theo hai cách:

+ Có 3 nhóm, mỗi nhóm 2 hình tròn, 2 được lấy 3 lần, 2 x 3 = 6.

+ Tổng có 3 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, 2 được lấy 3 lần, 2 x 3 = 6.

- GV yêu cầu HS thực hiện các câu a, b, c, d trên bảng con.

- Khi sửa bài, gọi HS nói theo theo 2 cách (mẫu).

- GV chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Yêu cầu của bài là gì?

- GV cho HS tìm hiểu mẫu và trình bày trước lớp

- GV yêu cầu HS thực hiện phần a), b), c), d) trên bảng con, lưu ý viết đầy đủ theo mẫu

- GV chữa bài, yêu cầu HS nói theo mẫu:

+ Tổng gồm ... số hạng, mỗi số hạng đều bằng ..., ... được lấy ... lần , ... x ...

- GV nhận xét, tuyên dương các bạn thực hiện dúng

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu yêu cầu và tìm hiểu mẫu

- GV yêu cầu HS thực hiện từng câu trên bảng con, với mỗi câu viết đầy đủ theo mẫu

- GV sửa bài, gọi HS trình bày kết quả, giải thích tại sao viết thành tổng như vậy.

Ví dụ: 5 x 4 tức là 5 được lấy 4 lần, tổng gồm 4 số hạng, mỗi số hạng đều bang 5:

5 + 5 + 5 + 5.

- GV nhận xét kết quả của HS.

Nhiệm vụ 5: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu bài

+ Xác định yêu cầu của bài.

+ Quan sát hình ảnh.

- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện tính và tìm cây mà mỗi con chim sẽ bay tới

- GV sửa bài, gọi HS trình bày cách tính kết quả phép nhân

- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.

Nhiệm vụ 6: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT6

- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài xác định yêu cầu của bài.

- GV cho HS quan sát mẫu trả lời:

+ Có mấy lần 3 chấm tròn?

+ Cái gì được lấy mấy lần

- GV yêu cầu HS thực hiện các phần còn lại tương tự mẫu

- GV sửa bài, gọi HS đọc phép nhân

- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các HS thực hiện đúng

Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7

- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài xác định yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện

- GV sửa bài, giúp HS hệ thống lại cách suy nghĩ:

Ví dụ: 3 x 4 = 12 3 được lấy 4 lần 3 khối lập phương được lấy 4 lần hình ảnh các khối lập phương màu đỏ

- GV nhận xét kết quả của HS, tuyên dương các HS thực hiện tốt

* Vui học

- GV cho HS quan sát tranh, nhận biết: kết quả phép nhân dựa vào việc xác định số bạn có tất cả

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi Kết bạn

Cách tiến hành:

- GV chuẩn bị một số bảng con có viết phép tính nhân, tổng các số hạng bàng nhau, kết quả.

Các bảng trên không để theo thứ tự, úp xuống

Mỗi lần chơi 9 bạn, mỗi bạn lấy một bảng con bất kì. Các bạn “kết bạn” thành nhóm 3 và đứng theo thứ tự: phép nhân, tổng, kết quả.

Ví dụ:

- GV chia lớp thành các nhóm 9 bạn lần lượt tham gia trò chơi

* Hoat động thực tế

- GV hướng dẫn HS vẽ hình theo ý thích thể hiện 3 nhóm, mỗi nhóm có 2 đối tượng.

Ví dụ:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS: Thổi gì, thổi gì?

- HS: 6 được lấy 3 lần.

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận tìm cách làm

• Đếm.

• Tính toán.

- HS tính ra bảng con:

3 + 3 + 3 + 3 = 12

- HS nhận xét: Các số hạng bằng nhau, đều bằng 3.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS đọc trôi chảy.

- HS lắng nghe

- HS viết trên bảng con

- HS viết trên bảng con.

- HS xòe bàn tay đưng trước lớp

- HS trả lời:

+ Mỗi bạn có hai bàn tay

+ Có 4 bạn

+ 2 bàn tay được lặp lại 4 lần

- HS viết trên bảng con:

2 x 4

- HS chỉ và nói

- HS thảo luận và viết phép tính:

5 x 8

- HS chỉ vào từng số của phép nhân 5 x 8 và nói: 5 ngón tay được lặp lại 8 lần

- HS trả lời

+ Tính kết quả của phép nhân

+ 2 được lấy 4 lần

+ Lấy 4 nhóm, mỗi nhóm 2 khối lập phương

+ Phép tính:

2 + 2 + 2 + 2 = 8

2 x 4 = 8

- HS thảo luận, thực hiện câu a, b theo mẫu

- HS quan sát mẫu trả lời:

+ Có 3 nhóm, mỗi nhóm 5 hình tam giác, 5 được lấy 3 lần, 5 x 3

- HS thực hiện theo mẫu:

a) 8 x 2 b) 7 x 4

- HS nói theo mục tìm hiểu mẫu:

a) Có 2 nhóm, mỗi nhóm 8 khối lập phương, 8 lấy 2 lần, 8 x 2

b) Có 4 nhóm, mỗi nhóm 7 khối hộp chữ nhật, 7 lấy 4 lần, 7 x 4

- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tìm hiểu mẫu và nhận biết

+ HS tập nói

- HS thực hiện trên bảng con

- HS nói các câu theo 2 cách theo mẫu

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời

+ Viết phép nhân

- HS tìm hiểu mẫu và trình bày:

+ Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.

+ Tổng gồm 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 10, 10 được lấy 4 lần, 10 x 4.

- HS thực hiện bài trên bảng con

- HS nói theo mẫu

- HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương.

- HS nhóm đôi tìm hiểu:

+ Ta phải tìm kết quả của phép nhân.

+ Ta viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau, tính tổng.

+ Viết kết quả của phép nhân.

- HS thực hiện trên bảng con

- HS trình bày, giải thích theo mẫu

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu bài:

+ Có một tia số các số 25, 30, 35, 40, 45, 50 ứng với mỗi số có một cây là nhà cùa mỗi con vật.

+ Có bốn con chim: màu hồng, màu xanh dương, màu xanh lá, màu cam. Dưới mỗi con chim có một phép nhân, kết quả phép nhân là số nào thì chim sẽ bay tới cây ứng với số đó.

+ Kết quả phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện

- HS trình bày

+ Chim màu hồng: cây số 40.

+ Chim màu xanh dương: cây số 50.

+ Chim màu xanh lá: cây số 30.

+ Chim màu cam: cây số 25.

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu xác định yêu cầu của bài: Viết phép tính nhân

- HS trả lời:

+ Có 1 lần 3 chấm tròn

+ 3 chấm tròn được lặp lại 1 lần.

Viết phép tính: 3 x 1 = 1

- HS thực hiện

- HS đọc:

2 x 1 = 2 5 x 1 = 5

- HS lắng nghe nhận xét

- HS tìm hiểu xác định yêu cầu của bài: Tìm hình ảnh phù hợp với phép tính

- HS nhóm đôi thực hiện

- HS lắng nghe GV sửa bài, hoàn thành các phép tính còn lại

- HS lắng nghe nhận xét

- HS quan sát tranh nhận biết: có 3 nhóm HS (đọc sách, đá banh, đạp xe); mỗi nhóm có 4 bạn, 4 được lấy 3 lần, ta có phép nhân 4 x 3 = 12

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi

- Cả lớp tham gia trò chơi

- HS vẽ hình theo ý thích để thể hiện phép tính 2 x 3

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: THỪA SỐ - TÍCH

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép nhân

- Phân biệt tên gọi các thành phần phép cộng, phép trừ, phép nhân

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, ham đọc sách

- Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi 4 nhóm, mỗi nhóm 3 bạn (HS chỉ vào 4 nhóm 3 HS đi xe đạp)

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi phép nhân tương ứng với câu “3 được lấy 4 lần bằng 12” ra bảng con

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép nhân và biết áp dụng để thực hành.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép nhân

- GV viết lên bảng lớp phép nhân 3 x 4 = 12

GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép nhân (nói và viết lên bảng như sgk).

- GV lần lượt chỉ vào số 3, 4, 12 yêu cầu HS nói tên các thành phần

- GV nói tên các thành phần: thừa số, thừa số, tích yêu cầu HS nói số và phép tính.

Bước 2: Thực hành

Bài 1: Gọi tên các thành phần của phép nhân

- GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép nhân (theo mẫu).

- GV sửa bài, đưa thêm một số phép nhân khác: 2 x 5 = 10, 5 x 3 = 15, 9 x 7 = 63

Bài 2: Viết phép nhân

- GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết mỗi cột trong bảng là các thành phần của một phép nhân cần viết các phép nhân đó ra bảng con

- GV ví dụ: 3, 10 và 30 lần lượt là thừa số, thừa số và tích

Phép nhân tương ứng là: 3 x 10 = 30

- GV sửa bài, gọi HS chỉ vào phép tính nhân đã viết và gọi tên các thành phần

* Vui học

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài và nhận biết:

• Có 6 bạn chuẩn bị đi xe đạp, các bạn tìm mũ bảo hiểm để đội.

• Các bạn đứng ở vị trí thừa số thì sẽ lấy mũ ở Thừa số (mũ đỏ).

Các bạn đứng ở vị trí tích thì sẽ lấy mũ ở Tích (mũ vàng).

- GV sửa bài, GV mô phỏng theo SGK, tạo tình huống thực trong lớp học.

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp gọn

Cách tiến hành:

- GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng, một phép trừ, một phép nhân. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính.

7 + 3 = 10

7 – 3 = 4

7 x 3 = 21

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS: Thổi gì, thổi gì?

- HS: 3 được lấy 4 lần

- HS: Thổi gì, thổi gì?

- HS: viết ra bảng con

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới

- HS thực hiện tính nhanh

- HS quan sát, lắng nghe GV giới thiệu

- HS nhắc: thừa số, thừa số, tích

- HS nhắc: 3 và 4, 12

- HS hoạt động nhóm đôi gọi tên

- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép nhân GV đưa ra.

- HS tìm hiểu bài và nhận biết

- HS quan sát GV làm ví dụ

- HS viết phép nhân và gọi tên các thành phần:

+ 2 x 9 = 18

2 là thừa số, 9 là thừa số, 18 là tích

+ 6 x 4 = 24

6 là thừa số, 4 là thừa số, 24 là tích

- HS tìm hiểu và nhận biết

- HS lắng nghe GV sửa bài

- HS nêu tên các thành phần

+ 7 và 3 là số hạng, 10 là tổng

+ 7 là số bị trừ, 3 là số trừ, 4 là hiệu

+ 7 và 3 là thừa số, 21 là tích

- HS lắng nghe nhận xét

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: BẢNG NHÂN 2

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thành lập bảng nhân 2

- Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 2

- Vận dụng bảng nhân 2, tính nhẩm

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, ham học

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 20 khối lập phương

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 10 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho phép nhân 2 x 5 = ? Yêu cầu HS nhóm đôi tìm kết quả phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.

- GV nhận xét, từ đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS thành lập được bảng nhân 2, học thuộc bảng nhân 2 và vận dụng thục hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Thành lập bảng nhân 2

a) Nhu cầu thành lập bảng nhân 2

- GV đặt vấn đề: Nếu ta lập một bảng nhân và học thuộc thì sẽ biết ngay kết quà, không cần đếm, không cần tính tổng.

b) Thành lập bảng nhân 2

- GV gắn lên bảng lớp: bảng nhân 2 chưa hoàn chỉnh.

- GV chỉ vào phép tính 2 x 4 và hỏi:

+ 2 được lấy mấy lần?

+ Hãy thể hiện 2 được lấy 4 lần

+ Vậy 2 nhân 4 bằng mấy?

- GV yêu cầu HS mỗi nhóm đôi tìm kết quả của phép nhân trong bảng

- GV gọi các nhóm thông báo kết quả, một vài nhóm trình bày cách tính, GV hoàn thiện bảng nhân.

Bước 2: Học sinh hoàn thành bảng nhân 2

- GV cho HS nhận xét bảng nhân 2

- GV yêu cầu HS học thuộc cách tính trong bảng nhân 2

Bài 1:

- GV cho mỗi HS đọc một vài số

• 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.

• 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.

• 20, 18, 16, 14, 12, 10 , 8 , 6 , 4 , 2 .

• 16, 14, 12, 10, 8.

- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân.

+ Học thuộc các tích 2 x 1 = 2; 2 x 5 = 10; 2 x 10 = 20.

+ GV giới thiệu cách đưa vào ba tích trên để có kết quả các tích khác.

Ví dụ:

2 x 7 = ? 2 x 9 = ?

10 + 2 + 2 = 14 20 – 2 = 18

2 x 7 = 14 2 x 9 = 18

- GV cho HS thực hành một số trường hợp khác nhau:

+ GV che một số kết quả rồi che một số thừa số thứ hai, HS đọc để khôi phục bảng.

+ GV che toàn bộ bảng, HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.

Bài 2:

- GV hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS nhận biết việc cần làm

- GV yêu cầu HS nhóm 4 thực hiện, đố nhau các phép tính trong bảng, có thể nói theo nhiều cách khác nhau (theo mẫu)

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại bảng nhân 2

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết cách làm

- GV yêu cầu HS thực hiện (làm miệng)

- GV sửa bài, gọi HS:

+ Đọc theo thứ tự

+ Đọc ô bất kì (dựa vào ô phía trước đếm thêm 2, hoặc dựa vào ô phía sau đếm bớt 2)

- GV tuyên dương, khen ngợi các HS đọc đúng, to rõ ràng

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV cho HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu và thực hiện

- GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả các phép tính

- GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV cho HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu và thực hiện

- GV sửa bài, gọi một số HS đọc số điền vào các dấu ?

- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.

* Vui học

- GV cho HS quan sát tranh, tìm hiểu yêu cầu của bài.

+ Bài hỏi gì?

- GV gợi ý, đặt câu hỏi cho HS trả lời:

+ Mỗi con vịt có mấy cái cánh?

+ 2 cái cánh, 2 cái cánh, 2 cái cánh ,... Cái gì được lặp lại?

+ Với 10 con vịt thì cái gì được lấy mấy lần?

+ Phép tính nhân để tính số cánh của 10 con vịt?

+ Kết luận

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Truyền điện”

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện về các tích trong bảng nhân 2

Hỏi xuôi 2 x 7 = ?; hỏi ngược 16 = 2 x ?

- GV nói lại tác dụng của việc học thuộc bảng nhân

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng nhân 2:

• Đọc từ trên xuống.

• Đọc từ dưới lên.

• Đọc không theo thứ tự.

• Nếu quên, dựa vào ba phép nhân màu đỏ trong bảng.

- HS viết kết quả phép nhân:

2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10

2 x 5 = 10

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe

- HS quan sát bảng nhân 2 chưa hoàn thành

- HS trả lời:

+ 2 được lấy 4 lần

+ Có nhiều cách thể hiện:

vẽ trên bảng con

2 + 2 + 2 + 2

+ 2 x 4 = 8

- HS thảo luận nhóm đôi, tìm kết quả của các phép nhân còn lại

- HS các nhóm trình bày kết quả

- HS nhận xét:

• Thừa số thứ nhất: đều là 2.

• Thừa số thứ hai: các sổ lần lượt từ 1 đến 10.

• Tích: các số đếm thêm 2, từ 2 đến 20.

- HS học thuộc cách tính

- HS đọc

- HS học thuộc bảng nhân

- HS thực hành

- HS quan sát mẫu nhận biết

- HS thực hiện theo nhóm 4

- HS tìm hiểu, nhận biết các số đếm thêm 2, cũng là tích trong bảng nhân 2

- HS thực hiện bài

- HS đọc theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương

- HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu: tính nhẩm và dựa vào bảng nhân 2 để thực hiện

- HS đọc kết quả

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu bài và nhận biết: Dựa vào bảng nhân 2 để thực hiện

- HS đọc các số cần điền

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, nhận biết yêu cầu của bài:

10 con vịt có bao nhiêu cái cánh?

- HS trả lời:

+ Mỗi con vịt có 2 cái cánh

+ 2 cái cánh được lặp lại

+ 2 cái cánh được lấy 10 lần

+ Phép tính nhân: 2 x 10 = 20

+ Vậy 10 con vịt có 20 cái cánh.

- HS cả lớp tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

- HS học thuộc bảng nhân 2 ở nhà

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: BẢNG NHÂN 5

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thành lập bảng nhân 5

- Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 5

- Vận dụng bảng nhân 5, tính nhẩm

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, ham học

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 50 khối lập phương

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 10 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho phép nhân 5 x 5 = ? Yêu cầu HS nhóm đôi tìm kết quả phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.

- GV nhận xét, từ đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS thành lập được bảng nhân 5, học thuộc bảng nhân 5 và vận dụng thục hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Thành lập bảng nhân 5

a) Nhu cầu thành lập bảng nhân 5

- GV đặt vấn đề: Nếu ta lập một bảng nhân và học thuộc thì sẽ biết ngay kết quà, không cần đếm, không cần tính tổng.

b) Thành lập bảng nhân 5

- GV gắn lên bảng lớp: bảng nhân 5 chưa hoàn chỉnh.

- GV chỉ vào phép tính 5 x 4 và hỏi:

+ Mấy lần mấy?

+ Hãy thể hiện 5 được lấy 4 lần

+ Vậy 5 nhân 4 bằng mấy?

- GV yêu cầu HS mỗi nhóm đôi tìm kết quả của phép nhân trong bảng

- GV gọi các nhóm thông báo kết quả, một vài nhóm trình bày cách tính, GV hoàn thiện bảng nhân.

Bước 2: Học sinh hoàn thành bảng nhân 5

- GV cho HS nhận xét bảng nhân 5

- GV yêu cầu HS học thuộc cách tính trong bảng nhân 5, cho mỗi HS đọc một vài số

• 5, 10 , 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.

• 25, 30, 35, 40, 45, 50 .

• 50, 45, 40, 35, 30, 25, 20, 15, 10, 5.

• 40, 35, 30, 25, 20.

- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân.

+ Học thuộc các tích 5 x 1 = 5; 5 x 5 = 25; 5 x 10 = 50.

+ GV giới thiệu cách đưa vào ba tích trên để có kết quả các tích khác.

Ví dụ:

5 x 7 = ? 5 x 9 = ?

25 + 5 + 5 = 35 50 – 5 = 45

5 x 7 = 35 5 x 9 = 45

- GV cho HS thực hành một số trường hợp khác nhau:

+ GV che một số kết quả rồi che một số thừa số thứ hai, HS đọc để khôi phục bảng.

+ GV che toàn bộ bảng, HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.

Bài 1: Chơi thực hành với bảng nhân 5

- GV yêu cầu HS quan sát SGK, phổ biến cho HS luật chơi

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại bảng nhân 5

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV cho HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu và thực hiện

- GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả các phép tính

- GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV cho HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu và thực hiện

- GV sửa bài, gọi một số HS đọc số điền vào các dấu ?

- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV cho HS tìm hiểu bài đặt câu hỏi:

+ Yêu cầu của bài là gì?

+ Bài toán cho biết gì?

+ Mỗi là mấy?

+ Cái gì được lặp lại? Lặp lại mấy lần?

+ Suy nghĩ phép tính

- GV sửa bài, gọi một số HS lên bảng thực hiện bài giải

- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.

* Vui học

- GV cho HS quan sát tranh, tìm cách làm

- GV sửa bài, gọi HS trình bày cách làm

- GV lưu ý HS:

• Khi có nhóm cùng số lượng lặp lại: nghĩ đến phép nhân.

• Phép nhân: nghĩ đến cái gì được lấy mấy lần?

5 x 9 = 45

Bài này thấy rõ tác dụng của việc ghi nhớ bảng nhân.

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Truyền điện”

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện về các tích trong bảng nhân 5

Hỏi xuôi 5 x 3 = ?; hỏi ngược 5 = 5 x ?

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng nhân 5:

• Đọc từ trên xuống.

• Đọc từ dưới lên.

• Đọc không theo thứ tự.

• Nếu quên, dựa vào ba phép nhân màu đỏ trong bảng.

- HS viết kết quả phép nhân:

5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 25

5 x 5 = 25

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe

- HS quan sát bảng nhân 2 chưa hoàn thành

- HS trả lời:

+ 5 lần 4

+ Có nhiều cách thể hiện:

5 + 5 + 5 + 5

+ 5 x 4 = 20

- HS thảo luận nhóm đôi, tìm kết quả của các phép nhân còn lại

- HS các nhóm trình bày kết quả

- HS nhận xét:

• Thừa số thứ nhất: đều là 5.

• Thừa số thứ hai: các sổ lần lượt từ 1 đến 10.

• Tích: các số đếm thêm 5, từ 5 đến 50.

- HS học thuộc cách tính

- HS đọc

- HS học thuộc bảng nhân 5

- HS thực hành

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi

- HS cả lớp tham gia trò chơi, thực hiện theo hướng dẫn

- HS tìm hiểu bài nhận biết yêu cầu: tính nhẩm và dựa vào bảng nhân 5 để thực hiện

- HS đọc kết quả dựa vào bảng nhân 5

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu bài và nhận biết: Dựa vào bảng nhân 5 để thực hiện

- HS đọc các số cần điền

- HS lắng nghe

- HS trả lời

+ Yêu cầu: 4 chậu cây có bao nhiêu bông hoa?

+ Cho biết: Mỗi chậu hoa có 5 bông hoa

+ Mỗi là 1

+ 5 bông hoa được lặp lại 4 lần

+ Phép tính nhân

- HS thực hiện bài giải:

Số bông hoa của 4 chậu cây là:

5 x 4 = 20 (bông hoa)

Đáp số: 20 bông hoa

- HS lắng nghe

- HS tìm cách làm:

+ Có nhiều cách để thực hiện: đếm, cộng, nhân

- HS trình bày cách làm

- HS lắng nghe

- HS cả lớp tham gia trò chơi

- HS học thuộc bảng nhân 5 ở nhà

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: PHÉP CHIA

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết:

• Ý nghĩa của phép chia: tương ứng với thao tác chia đều trong cuộc sống

• Dấu chia.

• Thuật ngữ thể hiện phép chia: chia đều

- Thao tác trên đồ dùng học tập: chia thành các phần bằng nhau, chia theo nhóm (HS làm quen với thuật ngữ, chưa cần phân biệt hai thuật ngữ này).

- Nhận biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia trên các trường hợp cụ thể. Tính được kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng.

- Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép chia, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép nhân.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực (chia đều, công bằng)

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 20 khối lập phương

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút, phấn, bảng con

- 10 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi 4 bạn, mỗi bạn 3 cái kẹo. Có tất cả bao nhiêu cái kẹo ? (Giáo viên chỉ định 4 bạn, mỗi bạn đưa 3 ngón tay tượng trưng cho 3 cái kẹo

- GV: Viết phép nhân 3 x 4 = 12 ở góc bảng và nói: 4 bạn, mỗi bạn 3 cái kẹo, có tất cả 12 cái kẹo.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS hình thành được phép tính chia và vận dụng tính được phép chia đơn giản dựa vào phép nhân.

Cách tiến hành:

Bước 1: Chia thành các phần bằng nhau

a) Hình thành phép chia (HS không sử dụng SGK)

- GV đọc bài toán dẫn nhập “Chia đều 12 cái kẹo cho 4 bạn. Mỗi bạn được mấy cái kẹo?”, vừa đọc GV vừa gắn 12 khối lập phương lên bảng (vị trí các khối lập phương không ngay hàng).

- GV yêu cầu HS (nhóm bốn) dùng 12 khối lập phương, chia lần lượt 3 lần, mỗi lần chia cho mỗi bạn 1 khối lập phương.

- GV gọi các nhóm trình bày, GV thao tác với các khối lập phương trên bảng.

- GV giới thiệu phép chia:

• 12 cái kẹo chia đều cho 4 bạn, mỗi bạn được 3 cái kẹo.

• Ta có phép chia 12 : 4 = 3 (GV viết lên bảng lớp).

• GV chỉ vào phép chia, giới thiệu cách đọc và cho HS đọc nhiều lần.

• GV giới thiệu dấu chia

- Giới thiệu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia

+ GV chỉ vào phép nhân 3 x 4 = 12 (ở góc bảng, đã ghi lại trong phần khởi động), HS đọc, GV viết lại phép nhân đó ở vị trí trên phép chia rồi đóng khung bằng phấn màu.

+ GV chỉ vào từng phép tính, nói lại các tình huống xảy ra phép tính:

4 bạn, mỗi bạn 3 cái kẹo, có tất cả 12 cái kẹo.

Chia đều 12 cái kẹo cho 4 bạn, mỗi bạn được 3 cái kẹo.

b) Thực hành bài toán chia thành các phần bằng nhau (HS sử dụng SGK)

Bài 1:

- GV cho HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài.

• Đọc kĩ bài toán, xác định “cái đã cho” và “cái phải tìm”.

• Nhận biết các việc cần làm

- GV yêu cầu HS thực hiện và viết các phép tính tiên bảng con.

- Sửa bài:

+ GV kiểm soát bảng con của các nhóm.

+ GV gọi một vài nhóm trình bày cách làm.

+ GV giúp HS thao tác chia với các khối lập phương trên bảng lớp (cách chia như phần bài học).

+ GV đóng khung hai phép tính:

+ GV giúp HS dựa vào hai phép tính, nói các tình huống:

  • Chia đều 10 cái bánh cho 5 bạn, mỗi bạn được 2 cái bánh.
  • 5 bạn, mỗi bạn 2 cái bánh, có tất cả 10 cái bánh.

Bước 2: Chia theo nhóm

a) Hình thành phép chia (HS không sử dụng SGK)

- GV đọc bài toán dẫn nhập “Có 12 cái kẹo, chia cho mỗi bạn 3 cái. Hỏi có mấy bạn được chia kẹo?”, vừa đọc GV vừa gắn 12 khối lập phương lên bảng (vị trí các khối lập phương không ngay hàng).

- GV yêu cầu HS (nhóm bốn) dùng 12 khối lập phương, chia lần lượt 4 lần, mỗi lần chia cho mỗi bạn 3 khối lập phương.

- GV mời các nhóm trình bày, GV thao tác với các khối lập phương trên bảng.

- GV giới thiệu phép chia:

+ 12 cái kẹo, chia cho mỗi bạn 3 cái.

+ Có 4 bạn được chia.

+ Ta có phép chia 12 : 3 = 4 (GV viết lên bảng lớp).

+ GV chỉ vào phép chia, giới thiệu cách đọc và cho HS đọc nhiều lần.

- Giới thiệu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

+ GV chỉ vào phép nhàn 3 x 4 = 12 (ở góc bảng, đã ghi lại trong phần khởi động), HS đọc, GV viết lại phép nhân và hai phép chia rồi đóng khung bằng phấn màu.

+ GV chỉ vào từng phép tính, nói lại các tình huống xảy ra phép tính:

  • 4 bạn, mỗi bạn 3 cái kẹo, có tất cả 12 cái kẹo.
  • Chia đều 12 cái kẹo cho 4 bạn, mỗi bạn được 3 cái kẹo.
  • 12 cái kẹo, chia cho mỗi bạn 3 cái. Có 4 bạn đuợc chia.

+ GV chỉ vào thứ tự các thành phần của phép nhân (3 x 4 = 12 )

  • Thứ tự chỉ 3, 4, 12
  • Thứ tự chỉ 12, 4, 3
  • Thứ tự chỉ 12, 3, 4

+ GV giúp HS ghi nhớ: Ta có thể tìm kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng.

b) Thực hành bài toán chia theo nhóm (HS sử dụng SGK)

Bài 2:

- GV cho HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài.

+ Đọc kĩ bài toán, xác định “cái đã cho” và “cái phải tìm”.

+ Nhận biết các việc cần làm

- GV yêu cầu HS thực hiện và viết các phép tính trên bảng con.

- Sửa bài.

+ GV kiểm soát bảng con của các nhóm.

+ GV mời một vài nhóm trình bày cách làm.

+ GV giúp HS thao tác chia với các khối lập phương trên bảng lớp (cách chia như phần bài học).

+ GV đóng khung hai phép tính:

+ GV giúp HS dựa vào hai phép tính, nói các tình huống:

  • Có 10 cái bánh, chia cho mỗi bạn 2 cái bánh. Có 5 bạn được chia.
  • 5 bạn, mỗi bạn 2 cái bánh, có tất cả 10 cái bánh.

+ GV viết ba phép tính liên quan rồi cho HS đọc.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT1

- GV cho HS nhóm 4 tìm hiểu yêu cầu của bài và nhận biết

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS phân tích mẫu:

+ Có mấy hàng xe?

+ Mỗi hàng có mấy xe?

+ Cái gì lặp lại?

+ 6 xe được lấy mấy lần?

+ Phép tính tìm số xe có tất cả?

+ Từ phép nhân trên, đọc hai phép chia tương ứng

+ Giúp HS dựa vào ba phép tính, nói các tình huống

- GV yêu cầu HS thực hiện từng câu a, b ra bảng con

- GV sửa bài, gọi HS trình bày kết quả, khuyến khích HS nói theo phân tích mẫu

- GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV cho HS tìm hiểu bài, phân tích mẫu và nhận biết yêu cầu

- GV yêu cầu HS thực hiện các câu a, b, c trên bảng con theo mẫu

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS nói tình huống phù hợp với phép tính:

VD:

• 7 x 8 = 56 Có 8 bạn, mỗi bạn có 7 cái kẹo, có tất cả 56 cái kẹo.

• 56 : 8 = 7 Chia đều 56 cái kẹo cho 8 bạn, mỗi bạn được 7 cái kẹo.

• 56 : 7 = 8 Có 56 cái kẹo, chia cho mỗi bạn 7 cái, có 8 bạn được chia.

- GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV cho HS đọc yêu cầu và nhận biết cách thực hiện.

- GV cho HS phân tích mẫu và trình bày trước lớp

- GV yêu cầu HS thực hiện phần a), b), c) trên bảng con

- GV sửa bài, lưu ý HS nói cách nhẩm

- GV nhận xét, tuyên dương các bạn thực hiện đúng

* Vui học

- Các phép tính trong bảng là các phép nhân trong bâng nhân 2 và nhân 5, các phép chia tương ứng với các phép nhân trên. GV cho HS ôn lại hai bảng nhân đã học, trên cơ sở đó sẽ nhận biết các phép tính đúng, các phép tính sai.

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4, 5

- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu bài, lưu ý xem có sự lặp lại hay chia đều rồi thực hiện.

- GV sửa bài, gọi HS lên trình bày và giải thích tại sao chọn phép tính đó

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của các em học sinh

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành đội A và B

Đội A viết một phép nhân trong bảng nhân 2 hoặc nhân 5, đội B đọc hai phép chia tương ứng.

Ví dụ: 2 x 9 = 18 18 : 9 = 2

18 : 2 = 9

Đổi vai, đội B viết phép nhân, đội A đọc phép chia.

Sau khi mỗi đội viết một số phép nhân thì phân định thắng thua và cả lớp hoan nghênh.

* Hoat động thực tế

- GV nhắc nhở HS luôn có ý thức chia đều (đồ ăn, đồ chơi,...) cho mọi người.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS: Thổi gì, thổi gì?

- HS: viết phép nhân ra bảng con 3 x 4 = 12

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và quan sát

- HS nhóm 4 thực hiện

- HS các nhóm trình bày

- HS lắng nghe GV giới thiệu và ghi nhớ

- HS đọc phép tính

- HS viết hai phép tính này ra bảng con và đọc nhiều lần

- HS thảo luận nhóm đôi nhận biết việc cần làm:

+ Thao tác chia cụ thể trên 10 khối lập phương.

+ Viết phép chia. (10 : 5 = 2)

+ Viết phép nhân tương ứng. (2 x 5 = 10)

- HS viết trên bảng con

+ HS các nhóm trình bày

+ HS quan sát GV thao tác

+ HS đọc nhiều lần hai phép tính này

+ HS nói các tình huống

- HS lắng nghe và quan sát

- HS nhóm 4 thực hiện

- HS các nhóm trình bày

- HS lắng nghe GV giới thiệu và ghi nhớ

+ HS đọc phép chia nhiều lần

- HS đọc phép tính

- HS quan sát và lắng nghe

- HS đọc các phép tính tương ứng:

  • đọc 3 x 4 = 12
  • đọc 12 : 4 = 3
  • đọc 12 : 4 = 3

+ HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS thảo luận nhóm đôi nhận biết việc cần làm:

+ Thao tác chia cụ thể trên 10 khối lập phương.

+ Viết phép chia. (10 : 5 = 2)

+ Viết phép nhân tương ứng. (2 x 5 = 10)

- HS viết trên bảng con

+ HS các nhóm trình bày

+ HS quan sát GV thao tác

+ HS đọc nhiều lần hai phép tính này

+ HS nói các tình huống

- HS đọc các phép tính

- HS thảo luận, nhận biết:

+ Dựa vào hình ảnh, viết hai phép nhân thích hợp

+ Dựa vào phép nhân, viết hai phép chia tương ứng

- HS trả lời:

+ 4 hàng

+ 6 xe

+ 6 xe

+ 6 xe được lấy 4 lần

+ Phép tính: 6 x 4 = 24

+ 2 phép chia tương ứng: 24 : 4 = 6, 24 : 6 = 4.

+ Các tình huống:

  • Có 4 hàng xe, mỗi hàng 6 xe, có tất cả 24 xe.
  • Xếp đều 24 xe thành 4 hang, mỗi hàng có 6 xe.
  • 24 xe, xếp mỗi hàng 6 xe, có 4 hàng.

- HS thực hiện ra bảng con

- HS trình bày:

a) 7 x 3 = 21 b) 5 x 4 = 20

21 : 3 = 7 20 : 4 = 5

21 : 7 = 3 20 : 5 = 2

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS tìm hiểu nhận biết yêu cầu:

Viết phép chia từ những phép nhân

- HS thực hiện bài trên bảng con

- HS đọc kết quả

- HS lắng nghe nhận xét, tuyên dương.

- HS nhận biết: để tìm kết quả phép chia, ta dựa vào phép nhân tương ứng.

- HS phân tích mẫu:

+ Để biết 20 chia 5 bằng mấy.

+ Ta nhẩm xem 5 nhân mấy bằng 20 (5 x 4 = 20).

+ Vậy 20 chia 5 bằng 4.

- HS thực hiện trên bảng con

- HS trình bày

- HS lắng nghe

- HS ôn lại bảng nhân 2 và nhân 5

- HS tìm các phép tính đúng chỉ đường cho Rùa về đích

- HS tìm hiểu bài và thực hiện

- HS trình bày và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV giới thiệu luật chơi

- Chia đội thực hiện trò chơi và tìm ra đội thắng cuộc

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS lắng nghe nhận xét

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA - THƯƠNG

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép chia

- Phân biệt tên gọi các thành phần phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, ham đọc sách

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi phép tính thích hợp của bài toán sau ra bảng con: Chai đều 10 viên bi cho 5 bạn. mỖi bạn được mấy viên bi?

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nắm được tên gọi và các thành phần của phép chia và biết áp dụng để thực hành.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép chia

- GV viết lên bảng lớp phép nhân 10 : 5 = 2

GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép chia (nói và viết lên bảng như sgk).

- GV lần lượt chỉ vào số 10, 5, 2 yêu cầu HS nói tên các thành phần

- GV nói tên các thành phần: số bị chia, số chia, thương yêu cầu HS nói số và phép tính.

Bước 2: Thực hành

Bài 1: Gọi tên các thành phần của phép chia

- GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép chia (theo mẫu).

- GV sửa bài, đưa thêm một số phép chia khác:

40 : 5 = 8, 63 : 9 = 7

Bài 2: Viết phép chia

- GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết mỗi cột trong bảng là các thành phần của một phép chia cần viết các phép chia đó ra bảng con

- GV ví dụ: 30, 3 và 10 lần lượt là số bị chia, số chia và thương

Phép chia tương ứng là: 30 : 3 = 10

- GV sửa bài, gọi HS chỉ vào phép tính chia đã viết và gọi tên các thành phần

Bài 3: Trò chơi

- GV chuẩn bị các bảng con có viết sẵn như ví dụ trong SGK trang 22

+ Mỗi lần chơi: 6 bạn, mỗi bạn lấy một bảng con đã được viết sẵn rồi kết bạn

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp gọn

Cách tiến hành:

- GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng, một phép trừ, một phép nhân hoặc một phép chia. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính.

10 + 2 = 12

10 – 2 = 8

2 x 10 = 20

10 : 2 = 5

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS: Thổi gì, thổi gì?

- HS: viết ra bảng con

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới

- HS thực hiện tính nhanh

- HS quan sát, lắng nghe GV giới thiệu

- HS nhắc: số bị chia, số chia, thương

- HS nhắc: 10, 5, 2

- HS hoạt động nhóm đôi gọi tên

- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép chia GV đưa ra.

- HS tìm hiểu bài và nhận biết

- HS quan sát GV làm ví dụ

- HS viết phép chia và gọi tên các thành phần:

+ 18 : 2 = 9

18 là số bị chia, 2 là số chia, 9 là thương

+ 24 : 6 = 4

24 là số bị chia, 6 là số chia, 4 là thương

- HS lắng nghe GV giới thiệu luật chơi

- HS tham gia trò chơi. Mỗi lần chơi, HS nhận biết: cùng một số, ở các vị trí khác nhau trong phép tính, sẽ có tên gọi khác nhau

- HS nêu tên các thành phần

+ 10 và 2 là số hạng, 12 là tổng

+ 10 là số bị trừ, 2 là số trừ, 8 là hiệu

+ 2 và 10 là thừa số, 20 là tích

+ 10 là số bị chia, 2 là số chia, 5 là thương

- HS lắng nghe nhận xét

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: BẢNG CHIA 2

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thành lập bảng chia 2

- Khuyến khích thuộc bảng chia 2

- Vận dụng bảng chia 2, tính nhẩm

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 20 khối lập phương

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 10 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

Trò chơi TRUYỀN ĐIỆN

- GV tổ chức cho HS thay nhau đố các phép nhân trong bảng nhân 2.

- GV treo bảng nhân 2 lên một góc bàng lớp.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS thành lập dược bảng chia 2, học thuộc bảng chia 2 và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Thành lập bảng chia 2

a) Nhu cầu thành lập bảng chia 2

- GV cho HS đọc, tìm hiểu bài toán dẫn nhập, thảo luận nhóm 4 rồi thực hiện: Có 14 cái bánh, chia cho mỗi bạn 2 cái. Có mấy bạn được chia?

- GV đặt vấn đề: Nếu ta lập một bảng chia và học thuộc thì sẽ biết ngay kết quả.

b) Thành lập bảng chia 2 (HS không sử dụng SGK)

- GV gắn lên bảng lớp bảng chia 2 chưa hoàn chỉnh.

- GV yêu cầu nhóm bốn HS, mỗi nhóm tìm kết quả một phép chia tr ong bảng.

- GV gọi các nhóm HS thông báo kểt quả, một vài nhóm trình bày cách làm, GV hoàn thiện bảng chia.

Bước 2: Học thuộc bảng chia 2

- GV cho HS nhận xét bảng chia 2.

- GV yêu cầu HS:

+ Học thuộc số bị chia trong bảng chia 2

+ Học thuộc bảng chia 2

Lưu ý HS, nếu quên thì dựa vào phép nhân tương ứng.

Bài 1:

- GV tổ chức cho nhóm hai HS thục hiện: một bạn đọc một vài phép nhân trong bảng nhân 2, bạn còn lại đọc phép chia 2 tương ứng rồi đổi vai trò.

Bài 2:

- Gv tổ chức cho nhóm hai HS đố nhau các phép chia trong bảng chia 2.

Nếu thuộc bảng, nói ngay kết quả. Nếu quên, dựa vào phép nhân tương ứng.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức về bảng chia 2

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết cách làm

- GV yêu cầu HS thực hiện ra bảng con

- GV sửa bài, gọi HS thông báo kết quả, khuyến khích HS trình bày cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết cách làm

- GV yêu cầu HS thực hiện ra bảng con

- GV sửa bài, gọi HS thông báo kết quả, khuyến khích HS trình bày cách làm (ví dụ 2 : 2 = 1 vì 2 x 1 = 2)

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT3

- GV yêu cầu HS nhóm 2 đọc yêu cầu, tìm số thay vào dấu hỏi

- GV sửa bài, gọi các nhóm nói tình huống với mỗi hình ảnh và nêu phép tính.

Ví dụ: Chia đều 14 cái kẹo cho 2 bạn, mỗi bạn được mấy cái kẹo?

14 : 2 = 7

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và tuyên dương các nhóm thực hiện tôt

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Truyền điện”

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện về các tích trong bảng chia 2

Hỏi xuôi 14 : 2 = ?; hỏi ngược 7 = ? : 2

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng chia 2:

• Đọc từ trên xuống.

• Đọc từ dưới lên.

• Đọc không theo thứ tự.

• Nếu quên, dựa vào bảng nhân 2

- HS thay nhau đố các phép nhân trong bảng nhân 2

- HS đọc lại toàn bộ bảng nhân 2.

- HS thảo luận, có thể tiến hành theo các cách khác nhau:

  • Thao tác chia trên các khối lập phương

Có 7 bạn được chia

  • Kết quả phép chia dựa vào bảng nhân tương ứng:

14 : 2 = ?

2 x 7 = 14

14 : 2 = 7

Có 7 bạn được chia

- HS lắng nghe

- HS thảo luận tìm kết quả

+ Dùng hoặc dựa vào bảng nhân 2

- Các nhóm đọc kết quả hoàn thành bảng chia

- HS nhận xét bảng chia 2:

+ Số bị chia: các tích trong bảng nhân 2 (2, 4, ….., 20).

+ Số chia: đều là 2.

+ Thương: các thừa số thứ hai trong bảng nhân 2 (1, 2, 3, ... , 10).

+ Học thuộc các số bị chia trong bảng chia 2.

+ Học thuộc bảng chia 2.

- HS thực hiện theo nhóm 2

- HS thực hiện nhóm 2 theo mẫu

- HS tìm hiểu nhận biết: tính nhẩm dựa vào bảng chia hoặc dựa vào phép nhân tương ứng

- HS thực hiện ra bảng con

- HS thông báo kết quả và trình bày cách làm

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu nhận biết: điền số dựa vào bảng chia hoặc dựa vào phép nhân tương ứng

- HS thực hiện ra bảng con

- HS thông báo kết quả và trình bày cách làm

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện

- HS các nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS cả lớp tham gia trò chơi

- HS học thuộc bảng chia 2 ở nhà

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: BẢNG CHIA 5

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thành lập bảng chia 5

- Khuyến khích thuộc bảng chia 5

- Vận dụng bảng chia 5, tính nhẩm

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 50 khối lập phương

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 10 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

Trò chơi TRUYỀN ĐIỆN

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện

- GV cho HS thay nhau đố các phép tính trong bảng nhân 5

- GV treo bảng nhân 5 lên một góc bàng lớp.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS thành lập dược bảng chia 5, học thuộc bảng chia 5 và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Thành lập bảng chia 5

a) Nhu cầu thành lập bảng chia 5

- GV cho HS đọc, tìm hiểu bài toán dẫn nhập, thảo luận nhóm 4 rồi thực hiện: Có 20 cái kẹo, chia cho mỗi bạn 5 cái. Có mấy bạn được chia?

- GV đặt vấn đề: Nếu ta lập một bảng chia 5 và học thuộc thì sẽ biết ngay kết quả.

b) Thành lập bảng chia 5 (HS không sử dụng SGK)

- GV gắn lên bảng lớp bảng chia 5 chưa hoàn chỉnh.

- GV yêu cầu nhóm bốn HS, mỗi nhóm tìm kết quả một phép chia tr ong bảng.

- GV gọi các nhóm HS thông báo kểt quả, một vài nhóm trình bày cách làm, GV hoàn thiện bảng chia.

Bước 2: Học thuộc bảng chia 5 (HS không sử dụng SGK)

- GV cho HS nhận xét bảng chia 5.

- GV yêu cầu HS:

+ Học thuộc số bị chia trong bảng chia 5

+ Học thuộc bảng chia 5

Lưu ý HS, nếu quên thì dựa vào phép nhân tương ứng.

Bài 1:

- GV tổ chức cho nhóm hai HS thục hiện: một bạn đọc một vài phép nhân trong bảng nhân 5, bạn còn lại đọc phép chia 5 tương ứng rồi đổi vai trò.

Bài 2:

- GV tổ chức cho nhóm hai HS đố nhau các phép chia trong bảng chia 5.

Nếu thuộc bảng, nói ngay kết quả. Nếu quên, dựa vào phép nhân tương ứng.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức về bảng chia 5

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết cách làm

- GV yêu cầu HS thực hiện ra bảng con

- GV sửa bài, gọi HS thông báo kết quả, khuyến khích HS trình bày cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết cách làm

- GV yêu cầu HS thực hiện ra bảng con

- GV sửa bài, gọi HS thông báo kết quả, khuyến khích HS trình bày cách làm (ví dụ 20 : 5 = 4 vì 5 x 4 = 20)

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT3

- GV yêu cầu HS nhóm 2 đọc yêu cầu, và nhận biết cách làm

- GV yêu cầu HS thực hiện từng câu ra bảng con

- GV sửa bài, mời HS các nhóm đọc kết quả và trình bày cách làm

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và tuyên dương các nhóm thực hiện tốt

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Truyền điện”

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện về các tích trong bảng chia 5

Hỏi xuôi 15 : 5 = ?; hỏi ngược 3 = ? : 5

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng chia 5:

• Đọc từ trên xuống.

• Đọc từ dưới lên.

• Đọc không theo thứ tự.

• Nếu quên, dựa vào bảng nhân 5

- HS thay nhau đố các phép nhân trong bảng nhân 5

- HS đọc lại toàn bộ bảng nhân 5.

- HS thảo luận, có thể tiến hành theo các cách khác nhau:

  • Thao tác chia trên các khối lập phương

Có 4 bạn được chia

  • Kết quả phép chia dựa vào bảng nhân tương ứng:

20 : 5 = ?

5 x 4 = 20

20 : 5 = 4

Có 4 bạn được chia

- HS lắng nghe

- HS thảo luận tìm kết quả

+ Dùng hoặc dựa vào bảng nhân 5

- Các nhóm đọc kết quả hoàn thành bảng chia

- HS nhận xét bảng chia 5:

+ Số bị chia: các tích trong bảng nhân 5 (5, 10, ….., 50).

+ Số chia: đều là 5.

+ Thương: các thừa số thứ hai trong bảng nhân 5 (1, 2, 3, ... , 10).

+ Học thuộc các số bị chia trong bảng chia 5.

+ Học thuộc bảng chia 5.

- HS thực hiện theo nhóm 2

- HS thực hiện nhóm 2 theo mẫu

- HS tìm hiểu nhận biết: tính nhẩm dựa vào bảng chia hoặc dựa vào phép nhân 5 tương ứng

- HS thực hiện ra bảng con

- HS thông báo kết quả và trình bày cách làm

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu nhận biết: điền số dựa vào bảng chia hoặc dựa vào phép nhân tương ứng

- HS thực hiện ra bảng con

- HS thông báo kết quả và trình bày cách làm

- HS lắng nghe

- HS đọc và nhận biết:

+ Các câu có các phép tính khác nhau.

+ Ở mỗi câu a, b, các con vật giống nhau thể hiện cùng một số.

+ Dựa vào các bảng nhân và bảng chia đã học để làm bài.

- HS thực hiện ra bảng con

- HS các nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS cả lớp tham gia trò chơi

- HS học thuộc bảng chia 5 ở nhà

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: GIỜ, PHÚT, XEM ĐỒNG HỒ

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút.

- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.

Đọc được giờ trên đồng hồ điện tử với số phút là : 00, : 15, : 30.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: chăm chỉ (quý trọng thời gian), trách nhiệm

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Mô hình đồng hồ 2 kim và đồng hồ điện tử

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Mô hình đồng hồ 2 kim

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

Trò chơi: Gió thổi

- GV: Gió thổi, Gió thổi!

- GV: Thổi các câu trả lời cho các câu hỏi sau.

(Khi HS trả lời, GV viết lên một góc bảng lớp).

- GV: Buổi sáng đuợc tính từ mấy giờ đến mấy giờ?

- GV: Buổi trưa?

- GV: Buổi chiều?

- GV: Buổi tối?

- GV: Buổi đêm?

- GV từ câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị giờ, phút; nắm được cách xem giờ và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu đơn vị phút – cách xem giờ (kim phút chỉ số 3, số 6)

a) Giới thiệu đơn vị phút

- GV đưa ra một tình huống giả định, dẫn dắt HS kể một số việc chính đã trải qua trong khoảng thời gian 1 giờ)

Bây giờ là 8 giờ, từ lúc 7 giờ đến bây giờ chúng ta đã làm những việc gì?

- GV giới thiệu.

+ Từ 7 giờ đến 8 giờ là 1 giờ, giờ là một đơn vị đo thời gian.

+ Hôm nay chúng ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là đơn vị phút.

1 giờ = 60 phút 60 phút = 1 giờ

- GV đếm từ 1 đến 60 (mỗi nhịp khoảng 1 giây), yêu cầu HS đếm theo để cảm nhận độ lớn của 1 phút

b) Giới thiệu cách xem giờ (kim phút chỉ số 3, số 6)

GV và HS sử dụng mô hình đồng hồ 2 kim.

- GV giới thiệu: kim kim phút di chuyển từ một số sang số kế tiếp, khoảng thời gian tương ứng là 5 phút.

+ GV và HS xoay kim để đồng hồ chỉ 7 giờ.

+ Tiếp tục xoay kim phút di chuyển từ số 12 đến số l, 2 ,..., 12 - di chuyển đến đâu thì HS đọc theo GV đến đó: 5, 10, 15, ... , 60.

- GV: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

+ GV yêu cầu HS xoay sao cho kim phút chỉ số 3, GV nói: “Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút”

GV viết lên bảng: 8 giờ 15 phút.

+ GV yêu cầu HS tiếp tục xoay sao cho kim phút chỉ số 6, GV nói: “Đồng hồ đaug chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi”

GV viết lên bảng: 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.

+ GV yêu cầu HS tiếp tục xoay sao cho kim phút chỉ số 12,

GV hỏi: “Đồng hồ chỉ mấy giờ?”,

Bước 2: Thực hành

Bài 1:

- GV yêu cầu HS nhóm 2:

+ Thay nhau đọc giờ ở các đồng hồ

+ Một bạn nói giờ (một trong các đồng hồ ở SGK), bạn còn lại chỉ vào đồng hồ

Bài 2:

- GV yêu cầu HS nhóm hai xoay kim đồng hồ theo yêu cầu.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để ôn tập lại cách đọc giờ

Cách tiến hành:

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV giới thiệu một đồng hồ điện tử (loại để bàn hay treo tường), nếu không có thi viết giờ lên bảng để HS đọc:

2 : 15 2 giờ 15 phút sáng

11: 30 11 giờ 30 phút trưa

23 : 30 11 giờ 30 phút đêm

- GV giới thiệu: Đây là các hoạt động của bạn Mai trong một ngày Chủ nhật, các hoạt động diễn ra theo thứ tự thòi gian, từ hình 1 đến hình 9.

- GV cho HS nói theo mẫu:

Mai thức dậy lúc 7 giờ sáng

- GV yêu cầu nhóm hai HS tập nói theo mẫu các hình còn lại

- GV sửa bài, hỏi HS dưới nhiều hình thức:

+ Nói theo tiến trình thời gian, (lần lượt từ hình 1 tới hình 9)

+ Bạn giúp ba mẹ làm việc nhà lúc mấy giờ? (hình 5)

+ Lúc 8 giờ 15 phút tối, bạn làm gì?

- GV nhận xét, tuyen dương tinh thần học tập của các em

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2

- GV giúp HS ôn lại các buổi trong ngày, hai cách đọc giờ ở buổi chiều, tối, đêm (sử dụng bảng ở phần khởi động)

- GV yêu cầu HS nhóm 4, tìm hiểu bài nhận biết:

+ Hàng trên là hình ảnh bầu trời vào các buổi sáng, trưa, chiều, đêm.

+ Hàng dưới là 4 đồng hồ điện tử, các số chỉ giờ vượt quá 12 thì tương ứng với những buổi nào?

- GV yêu cầu HS thực hiện, chọn chiếc đồng hồ phù hợp với từng bức tranh

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm

- GV nhận xét, mở rộng: Phân biệt mặt trời và bầu trời vào các buổi trong ngày

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV cho HS tìm hiểu bài và làm bài

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và giúp HS nói:

Từ 3 giờ đến 4 giờ là 1 giờ

Từ 7 giờ đến 7 giờ 15 phút là 15 phút

- GV nhận xét kết quả và tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS nhóm bốn tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện.

- GV mời các nhóm trình bày, các nhóm khác phản biện.

- GV sửa bài, giúp HS khi các nhóm trả lời sai.

Ví dụ: a) Mỗi ngày em ngủ khoảng 9 phút.

• Chỉ tính giấc ngủ buổi đêm:

Em ngủ lúc mấy giờ? (chẳng hạn 9 giờ tối)

Em thức dậy lúc mấy giờ? (chẳng hạn 6 giờ sáng)

Xoay mô hình đồng hồ hoặc dùng tia số để học sinh đếm số giờ.

Chỉ tính giấc ngủ buổi đêm, em đã ngủ được 9 giờ.

• Cũng có thể giúp HS nhận biết khoảng thời gian 9 phút.

Từ lúc các em làm bài Luyện tập 3 đến bây giờ là khoáng 9 phút.

Có phải một ngày em chỉ ngủ 9 phút? (Có nhiều cách giải thích khác).

- GV mở rông: ích lợi của việc ngủ đủ thời gian.

Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5

- GV giải thích:

Hẹn 7 giờ, có mặt lúc 7 giờ là đúng giờ.

Hẹn 7 giờ, có mặt trước 7 giờ là sớm giờ.

Hẹn 7 giờ, có mặt sau 7 giờ là trễ giờ.

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh, đọc giờ trên những chiếc đồng hồ và xác định các bạn đúng, sớm hay muộn giờ

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích cách lảm và nói thêm sớm bao nhiêu phút, trễ bao nhiêu phút.

- GV giúp HS nói về ích lợi của việc có mặt đúng giờ và nhắc nhở HS tạo thói quen có mặt đúng giờ.

* Vui học

- GV yêu cầu nhóm bốn HS tìm hiểu, nhận biết hai đường đi màu đỏ và xanh, so sánh độ dài hai quãng đường.

- Khi sửa bài, GV mời HS trình bày kết quả, chấp nhận các cách giải thích khác nhau:

Chẳng hạn:

• Tổng độ dài hai đoạn thẳng CD và EB bằng độ dài đoạn thẳng AH.

• Tổng độ dài hai đoạn thẳng AC và DE bằng độ dài đoạn thẳng HB.

Vậy hai quãng đường màu đỏ và xanh dài bằng nhau.

* Đất nước em

- GV giới thiệu để đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, thường người ta đi bằng xe ô tô, tàu hoả (khoảng hơn 1 ngày), đi bằng máy bay (chỉ mất 2 giờ do máy bay bay rất nhanh và không ngừng dọc đường).

+ GV giới thiệu đôi nét về Phú Quốc.

- GV yêu cầu HS tìm vị trí Thủ đô Hà Nội và đảo Phú Quốc trên bản đồ.

- HS: Thổi gì, thổi gì?

- HS: Hỏi gì? Hỏi gì?

- HS: Từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng

- HS: 11 giờ trưa, 12 giờ trưa

- HS: Từ 1 giờ chiều (13 giờ) đến 6 giờ chiều (18 giờ)

- HS: Từ 7 giờ tối (19 giờ) đến 9 giờ tối (21 giờ)

- HS: Từ 10 giờ đêm (22 giờ) đến 12 giờ đêm (24 giờ)

- HS lắng nghe

- HS kể một số tình huống:

+ 7 giờ chúng em đến trường.

+ Xếp hàng vào lớp.

+ Chúng em chào cô giáo rồi báo cáo các bạn vắng mặt.

+ Cô cho chơi trò “Cô bảo”.

+ Chúng em học môn Tiếng Việt.

+ Đến bây giờ là 8 giờ.

- HS lắng nghe ghi nhớ

+ HS lặp lại nhiều lần

- HS đếm theo GV và cảm nhận

- HS lắng nghe, ghi nhớ

+ Xoay kim đồng hồ chỉ 7 giờ

+ Đọc theo GV: 5, 10, 15, ... , 60

- HS: 8 giờ

+ HS xoay kim phút chỉ vào số 3, lặp lại nhiều lần “8 giờ 15 phút”

+ HS xoay kim phút chỉ vào số 6, lặp lại nhiều lần “8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi”

- HS tiếp tục xoay kimphút chỉ vào số 12

- HS: “9 giờ”.

- HS nhóm 2 thực hiện đọc giờ trên các đồng hồ

+ Đồng hồ xanh lá: 10 giờ

+ Đồng hồ hồng: 4 giờ 15 phút

+ Đồng hồ vàng: 6 giờ rưỡi

+ Đồng hồ đỏ: 11 giờ 15 phút 

+ Đồng hồ xanh dương: 3 giờ rưỡi

+ Đồng hồ tím: 12 giờ

- HS thực hiện theo nhóm hai

Một bạn đọc giờ, một bạn xoay kim và ngược lại

- HS quan sát, lắng nghe

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS nói theo mẫu

- HS nhóm 2 nói theo mẫu

- HS lắng nghe GV sửa bài, trả lời câu hỏi của GV

- HS lắng nghe nhận xét

- HS ôn lại cách đọc giờ

- HS thảo luận, nhận biết

- HS thực hiện

- HS đọc kết quả và giải thích

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, quan sát hình ảnh và đọc giờ trên từng đồng hồ

- HS đọc kết quả và nói

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện

- Các nhóm trình bày

- HS lắng nghe GV sửa bài

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV giải thích và ghi nhớ

- HS quan sát tranh và thực hiện

- HS đọc kết quả và giải thích

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS nhận biết và so sánh độ dài của hai quãng đường

- HS trình bày kết quả và giải thích

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS tìm vị trí Thủ đô Hà Nội và đảo Phú Quốc trên bản đồ.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân.

Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán.

- Củng cố ý nghĩa của phép chia: chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia.

Vận dụng các bảng chia 2, chia 5 để tính toán.

- Sử dụng mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia để tìm kết quả của phép chia.

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các trường hợp cụ thể.

- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -), tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau.

- Cảm nhận được sự tăng giảm của kết quả so với các thành phần tham dự phép tính (+, -, x, :)

- Đọc giờ (kim phút chỉ số 12, 3, 6).

Sử dụng từ ngữ diễn đạt thời điểm, khoảng thời gian.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS thông qua trò chơi Gió thổi

Cách tiến hành:

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi 5 nhóm, mỗi nhóm 2 bạn đứng lên (GV chỉ định 5 nhóm 2 HS). Các bạn còn lại viết phép tính tìm số HS có tất cả.

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi phép tính phù hợp bài toán: 10 bạn HS xếp thành 5 hàng như nhau, mỗi hàng mấy HS?

- GV: Gió thổi, gió thổi!

- GV: Thổi phép tính phù hợp bài toán: 10 bạn HS xếp thành các hàng, mỗi hàng 2 bạn. Hỏi có mấy hàng?

- GV nói lại cả ba bài toán (dùng 10 HS minh hoạ).

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV phân tích mẫu:

+ Quan sát hình ảnh, nói được bài toán

+ Viết tồng tìm số dụng cụ có tất cả.

+ Nhận biết: tổng có 6 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 4

- GV yêu cầu nhóm hai HS thực hiện các phần a), b)

- GV sửa bài, mời hai nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét. Khuyến khích HS nói thành các bài toán và sử dụng các thuật ngữ thể hiện ý nghĩa phép tính.

- GV mở rộng: Nơi sản xuất nhiều sản phẩm từ cây dừa là tỉnh Bến Tre.

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện: Đọc các bảng nhân 2, nhân 5; các bảng chia 2, chia 5

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu mẫu, nhận biết cách đọc phép nhân và phép chia theo bảng (SGK trang 31) rồi thực hiện phần b)

- GV sửa bài, chia HS thành 2 đội thi đua sửa tiếp sức cho nhau

- GV nhận xét, tuyên dương đội giành chiến thắng

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV và HS tìm hiểu mẫu.

• GV chỉ tay giới thiệu: Các miếng dưa hấu được xếp theo hàng và cột.

• Tính theo hàng:

+ Có mấy hàng? Mỗi hàng mấy miếng?

+ Cái gì lặp lại? Mấy lần?

+ Yêu cầu HS viết phép tính tìm số miếng dưa có tất cả.

• Tính theo cột

+ Có mấy cột? Mỗi cột mấy miếng?

+ Cái gì lặp lại? Mấy lần?

+ Yêu cầu HS viết phép tính tìm số miếng dưa có tất cả.

• GV yêu cầu HS so sánh kết quả, nhận biểt

- GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện phần a), b), mỗi bạn làm một cách rồi chia sẻ.

- GV sửa bài, gọi các nhóm HS trình bày cách suy luận như phần tìm hiểu mẫu.

- GV nhận xét, tuyên dương HS các nhóm HS thực hiện đúng

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4

GV tổ chức dạy học bằng phương pháp giải quyết vấn đề

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề

- GV cho HS nhóm bốn tìm hiểu bài nhận biết được vấn đề cần giải quyết qua câu hỏi của bái toán.

Bước 2: Lập kế hoạch giải

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thống nhất cách thức GQVĐ, GV bao quát lớp, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.

Bước 3: Tiến hành kế hoạch

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo cách thức đã chọn, trình bày phép tính ra bảng con và tập lập luận theo cách làm của nhóm.

- GV mời một vài nhóm trình bày

Bước 4: Kiểm tra lại

- GV hướng dẫn các nhóm kiểm tra, đánh giá:

• Kiểm tra xem với cách làm như vậy có đúng là tính số ô vuông bị che ở mỗi hình không.

• Kiểm tra cách tính toán có đúng không.

• Có thể dùng kết quả của các cách làm khác nhau để đối chiếu.

Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tìm hiểu và thực hiện bài toán

- GV sửa bài, gọi một số HS trình bày kết quả và khuyến khích HS giải thích bằng nhiều cách làm.

VD:

Tính toán: 5 + 5 + 5 = 15

5 x 3 = 15

Vậy: 5 + 5 + 5 = 5 x 3

Suy luận:

5 + 5 + 5 (5 được lấy 3 lần, tức là 5 x 3)

Vậy: 5 + 5 + 5 = 5 x 3

- GV nhận xét, tuyên dương HS điền đúng các dấu và giải thích rõ ràng

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6

- GV HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết “số lượng” là số trái mỗi bao rồi thực hiện.

- GV sửa bài, mời HS trình bày cách làm. Có thể lập luận bằng các cách khác nhau.

• 5 x 2 = 10 2 x 5 = 10

Bao dưa hấu và bao bí đỏ đều có 10 trái.

• 5 x 2 = 2 x 5

Bao dưa hấu và bao bí đỏ có cùng số trái.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác, giải thích đúng cách làm

Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT 7

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và làm bài.

- GV sửa bài, mời HS trình bày cách làm.

GV lưu ý HS:

  • Nếu kết quả tăng so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ đến phép tính cộng, nhân.
  • Nếu kết quả giảm so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ đến phép tính trừ, chia.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác, giải thích đúng cách làm

Nhiệm vụ 8: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT8

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc đề và thực hiện bài toán

- GV sửa bài, mời HS trình bày bài giải và giải thích tại sai chọn phép tính đó

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 9: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT9

- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài và thực hiện bài toán

- GV sửa bài, mời HS trình bày bài giải và giải thích tại sai chọn phép tính đó

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 10: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT10

- GV yêu cầu nhóm bốn HS tìm hiểu bài và thực hiện từng câu.

- GV sửa bài, mời các nhóm nói từng câu, khuyến khích HS nói theo nhiều cách khác nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

* Hoạt động thực tế

- GV dạy HS biết “canh giờ” để thu xếp công việc khoa học.

Lưu ý HS nhớ câu: Giờ nào việc nấy.

- HS : Thổi gì, thổi gì?

- HS:

- HS : Thổi gì, thổi gì?

- HS:

- HS : Thổi gì, thổi gì?

- HS viết tiếp vào bảng

10 HS đứng thành 5 hàng dọc, mỗi hàng 2 bạn

- HS lắng nghe

- HS nhận biết:

+ Bài toán: có 6 ống tre, mỗi ống đựng 4 dụng cụ làm từ gỗ dừa, có tất cả bao nhiêu dụng cụ?

+ Tổng: 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 24

+ 4 được lấy 6 lần

4 x 6 = 24

24 : 6 = 4

24 : 4 = 6

- HS thực hiện

- Các nhóm trình bày:

a) Có 5 hộp, mỗi hộp có 3 đùi gà. Hỏi có tất cả bao nhiêu đùi gà? (3 đùi gà được lấy 5 lần)

3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15

3 x 5 = 15

15 đùi gà xếp đều vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp có mấy đùi gà? (chia đều)

15 : 5 = 3

Xếp 15 đùi gà vào các hộp, mỗi hộp 3 đùi gà. Hỏi có mấy hộp? (chia đều)

15 : 3 = 5

b) Có 7 phần chuối, mỗi phần có 5 quả chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả chuối? (5 quả chuối được lấy 7 lần)

5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 35

5 x 7 = 35

35 quả chuối chia thành 7 phần như nhau. Hỏi mỗi phần có bao nhiêu quả chuối? (chia đều)

35 : 7 = 5

Chia 35 quả chuối thành các phần, mỗi phần có 5 quả chuối. Hỏi có mấy phần? (chia đều)

35 : 5 = 7

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi đọc bảng nhân 2, nhân 5; các bảng chia 2, chia 5

- HS nhóm đôi tìm hiểu mẫu và thực hiện

- Các đội thi đua sửa tiếp sức

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS trả lời

+ Có 3 hàng, mỗi hàng 5 miếng

+ 5 miếng dưa được lặp lại 3 lần 5 được lấy 3 lần

+ HS viết phép tính:

- HS trả lời

+ Có 5 cột, mỗi cột 3 miếng

+ 3 miếng dưa được lặp lại 5 lần 3 được lấy 5 lần

+ HS viết phép tính và tìm kết quả của tích

3 x 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15

- HS so sánh và nhận biết: 3 x 5 = 5 x 3 (tính cách nào cũng vẫn là sổ miếng dưa đó).

- HS nhóm đôi thực hiện

- HS trình bày và nhận biết:

3 x 5 = 5 x 3

2 x 6 = 6 x 2

4 x 5 = 5 x 4

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhận biết: Tính số hình vuông nhỏ che bởi mỗi hình chữ nhật, hình vuông

- Các nhóm thảo luận, thống nhất cách thức thực hiện bài toán:

• Tính theo hàng.

• Tính theo cột.

• Hình dung các ô vuông bị che và đếm.

- Các nhóm thực hiện, trình bày ra bảng con

- Các nhóm trình bày

  • Tính theo hàng:

Hình chữ nhật màu xanh che:

5 x 3 = 15 ô vuông nhỏ

Hình vuông màu đỏ che:

5 x 4 = 20 ô vuông nhỏ

Hình chữ nhật màu vàng che:

2 x 9 = 18 ô vuông nhỏ

  • Tính theo cột

Hình chữ nhật màu xanh che:

3 x 5 =15 ô vuông nhỏ

Hình vuông màu đỏ che:

4 x 5 = 20 ô vuông nhỏ

Hình chữ nhật màu vàng che:

9 x 2 = 18 ô vuông nhỏ

  • Đếm

Hình chữ nhật màu xanh che 15 ô vuông nhỏ

Hình vuông màu đỏ che 20 ô vuông nhỏ

Hình chữ nhật màu vàng che18 ô vuông nhỏ

- HS kiểm tra, đánh giá:

che 15 ô vuông nhỏ.

che 25 ô vuông nhỏ.

che 18 ô vuông nhỏ.

- HS tìm hiểu và thực hiện bài toán

- HS trình bày và giải thích

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS thảo luận nhận biết: Tính kết quả của mỗi phép tính và tìm ra các bao cùng số lượng

- HS trình bày cách làm và giải thích

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu và chọn dấu phép tính thích hợp

- HS trình bày cách làm

- HS lắng nghe

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày bài giả và giải thích:

Bài giải:

Số huy hiệu có tất cả là:

2 x 10 = 20 (huy hiệu)

Đáp số: 20 huy hiệu

2 huy hiệu được lặp lại 10 lần => chọn phép tính nhân

- HS lắng nghe

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày bài giải và giải thích:

Bài giải:

Số huy hiệu mỗi bạn được chia là:

20 : 5 = 4 (huy hiệu)

Đáp sổ: 4 huy hiệu

Chia đều => chọn phép chia

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu bài, đọc giờ trên từng chiếc đồng hồ và nói.

- HS nói:

a) Các bạn đến vườn thú lúc 8 giờ (hay Lúc 8 giờ, các bạn đến vườn thú).

Lúc 8 giờ 15 phút, các bạn đang xem hươu cao cồ.

Lúc 8 giờ 30 phút, các bạn ở khu chuồng chim.

……

b) Lúc 8 giờ rưỡi, các bạn ở khu chuồng chim.

Lúc 10 giờ, các bạn đang xem các con hổ.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi nhớ

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Bạn đến nơi nào?

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hành đọc giờ có gắn với buổi trong ngày, theo cách thể hiện cùa đồng hồ điện tử.

- Thực hành đặt giờ trên mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT).

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước, có trách nhiệm.

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT)

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Mô hình đồng hồ (bộ ĐDHT)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS đọc được giờ gắn với buổi trong ngày theo cách thể hiện của đồng hồ điện tử và thực hành đặt giờ trên mô hình đồng hồ

Cách tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị

- GV giới thiệu Bảng dự định thời gian bay:

• Cấu tạo bảng: 4 cột, 5 dòng. Giới thiệu nội dung mỗi cột, dòng.

- GV yêu cầu HS tập nói theo bảng

Ví dụ: Dòng thứ ba:

Nơi đi: Thành phố Hồ Chí Minh, khởi hành lúc 7 giờ sáng.

Nơi đến: Thành phố Huế, đến nơi lúc 8 giờ rưỡi sáng.

- GV chia lớp thành các nhóm chơi từ 5 đến 10 bạn.

- GV giới thiệu luật chơi: Mỗi nhóm chơi thảo luận chọn nơi đến, xoay kim hai đồng hồ phù hợp giờ khởi hành và giờ đến. Hai đồng hồ này do hai bạn đầu và cuối hàng giữ, khi nào cả lớp hỏi về giờ khỏi hành và giờ đến thì lần lượt đưa ra.

Bước 2: Tiến hành chơi

- GV tổ chức cho HS cả lớp tiến hành chơi như hướng dẫn SGK

B. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS: Xác định các địa danh ở cột Nơi đến trên bản đồ cuối sách.

- GV giới thiệu đất nước Việt Nam của chúng ta, nơi nào cũng tưoi đẹp.

Các em nên thường xuyên tìm hiểu những điều thú vị ở các vùng miền của đất nước (hỏi người lớn, xem sách báo, xem truyền hình, ...) và trao đổi với các bạn.

- HS quan sát, lắng nghe GV giới thiệu

- HS tập nói theo bảng các dòng còn lại

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS cả lớp tham gia trò chơi

- HS xác định các địa danh Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang trên bản đồ

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết tên gọi nghìn; quan hệ giữa nghìn và trăm, chục, đơn vị.

- Đếm, lập số, đọc, viết số, cấu tạo thập phân của các số tròn chục (từ 110 đến 200) và các số tròn trăm trong phạm vi 1000.

- So sánh, xếp thứ tự các số tròn chục (từ 110 đến 200) và các số tròn trăm trong phạm vi 1000.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ bài thử thách

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 3 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đếm các số:

+ Đếm từ 1 đến 10

+ Đếm theo chục từ 10 đến 100

+ Đếm theo trăm từ 100 đến 1000

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nắm được đơn vị nhìn, quan hệ giữa trăm và nghìn

Cách tiến hành:

Giới thiệu 1 nghìn

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu sau:

+ Đếm theo đơn vị: đếm 10 khối lập phương - gắn vào tạo thành thanh chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục.

GV viết bảng lớp: 10 đơn vị = 1 chục.

+ Đếm theo chục: đếm 10 thanh chục - gắn vào tạo thành thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm.

GV viết bảng lớp: 10 chục = 1 trăm.

+ Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm - gắn vào tạo thành khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn.

GV viết bảng lớp: 10 trăm = 1 nghìn.

- GV yêu cầu HS nói nhiều lần:

10 trăm = 1 nghìn, 1 nghìn = 10 trăm

10 chục = 1 trăm, 1 trăm = 10 chục

10 đơn vị = 1 chục, 1 chục =10 đơn vị.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT1

- GV cho HS tìm hiểu mẫu nhận biết yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi: viết và đọc số cho nhau nghe.

- GV sửa bài, mời HS cầm bảng con lên trình bày.

GV lưu ý HS số các chữ sổ 0 khi viết các số tròn trăm trong phạm vi 1000.

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của các bạn HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu nhóm đôi HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đọc xuôi, ngược, đọc số tròn trăm bất kì trên tia số.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, to và rõ ràng

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát hình, thảo luận và nhận biết yêu cầu của bài và tìm cách thực hiện

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và trình bày cách tính

- GV tổng kết, nhận xét

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4

- GV giới thiệu bảng các số tròn chục từ 110 đến 200.

- GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu.

* Hàng đầu: 110

• Quan sát hình ảnh các khối lập phương.

+ Có 1 trăm khối lập phương, ta viết chữ số 1 ở cột trăm.

+ Có 1 chục khối lập phương, ta viết chữ số 1 ở cột chục.

+ Có 0 đơn vị (không có khối lập phương lẻ), ta viết chữ số 0 ở cột đơn vị.

• Viết số.

+ GV vừa nói, vừa chỉ tay vào các chữ số ở các cột trăm - chục - đơn vị: Có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị, ta viết số 110 (GV và HS cùng viết).

• Đọc số: một trăm mười.

• GV yêu cầu HS chỉ tay vào từng chữ số đã viết để nói giá trị từng số

* Hàng thứ 2: 120

- GV yêu cầu HS tự thực hiện theo trình tự như hàng thứ nhất

* Hàng thứ ba: 130

• GV đọc số, HS viết số ra bảng con.

• GV yêu cầu HS nói giá trị mỗi chữ số của số 130.

• GV yêu cầu HS dùng ĐDHT thể hiện số 130, sau đó kiểm chứng vớr SGK.

- GV yêu cầu HS thực hiện các hàng còn lại theo mẫu.

- GV sửa bài, yêu cầu HS:

• Đọc số.

• Viết số.

• Nói giá trị các chữ số của số cụ thể.

• Dựa vào hình ảnh trong SGK, giải thích tại sao lại viết số đó.

• Nhận biết số tròn chục (số đơn vị là 0, hay tận cùng là chữ số 0).

- GV tổng kết, nhận xét

Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5

- GV cho HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu của bài và cách thức hiện

- GV yêu cầu HS thực hiện tìm cái cây mà mỗi con chim sẽ bay đến

- GV sửa bài, mời HS trình bày kết quả

+ GV lưu ý: dựa vào bảng số của con chim để viết số của cái cây trước, khi có kết quả sẽ tìm cây để con chim bay đến.

Ví dụ:

+ Con chim sẻ (màu đen) sẽ bay đến cây số mấy? (180)

+ 180 ở giữa hai số nào trên tia số? (170 và 190)

+ Chim sẻ sẽ bay đến cây màu xanh da trời (xanh dương).

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của các bạn HS

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6

- GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát bình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.

- GV mời HS trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm.

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của các bạn HS

* Thử thách

- GV yêu cầu HS thảo luận (nhóm bốn) để tìm hiểu, nhận biết và thực hiện các yêu cầu trong SGK

- GV hướng dẫn HS làm bài:

a) Mỗi hàng gạch đều có 10 viên, đếm theo chục: 10, 20, 30 ,..., 190, 200.

b) GV cho HS đếm

c) GV hỏi, gợi ý cho HS đếm.

+ Mỗi hàng gạch có mấy viên gạch màu đỏ?

+ Có tất cả bao nhiêu viên gạch đỏ?

+ GV cho HS đếm số viên gạch của từng màu nói cho bạn nghe.

- Sửa bài, GV tổ chức cho HS chơi “Đố bạn” để các em lần lượt nêu kết quả đếm được (của mỗi màu gạch).

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV đọc bốn số tròn chục (từ 110 đến 200), yêu cầu HS viết ra bảng con rồi sắp xếp bốn số trên theo thứ tự từ lớn đến bé

150, 180; 130; 140

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS đọc các số theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe

- HS đếm và nói: 10 đơn vị bằng 1 chục.

- HS đếm và nói: 10 chục bằng 1 trăm.

- HS đếm và nói: 10 trăm bằng 1 nghìn.

- HS nói nhiều lần

- HS nhận biết yêu cầu của bài: viết, đọc các sổ tròn trăm trong phạm vi 1000.

- HS thực hiện theo nhóm đôi các phần còn lại

- HS lắng nghe chú ý và trình bày câu trả lời

- HS lắng nghe GV

- HS thảo luận nhận biết yêu cầu:

Đọc các số tròn trăm trên tia số

- HS quan sát tia số và đọc theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhận biết:

+ Số trứng ở mỗi khay như nhau

+ Tìm cách đếm

- HS trình bày:

• Đếm số trứng ở mỗi khay: 1, 2, 3,..., 20. Mỗi khay có 2 chục.

• Đếm chồng trứng thứ nhất: 2 chục, 4 chục, 6 chục, 8 chục, 1 trăm.

• Đếm chồng trứng thứ hai: 2 chục, 4 chục, 6 chục, 8 chục.

Kết luận: có 1 trăm và 8 chục trứng.

- HS lắng nghe

- HS quan sát và lắng nghe

- HS viết số: 110

- HS đọc

- HS chỉ tay vào từng chữ số của số đẵ viết (110) để nói giá trị của từng chữ số

- HS thực hiện theo trình tự của hàng thứ nhất

- HS viết số ra bảng con

- HS nói giá trị của từng chữ số:

+ 1 trăm, 3 chục, 0 đơn vị

- HS sử dụng ĐDHT thể hiện số 130 và kiểm chứng với SGK

- HS thực hiện các hàng còn lại

- HS lắng nghe GV sửa bài, thực hiện các yêu cầu

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và nhận biết: xác định số của mỗi cái cây (dựa vào tia số), mỗi con chim mang một bảng đọc số - đó cũng chính là số của cái cây mà con chim đó sẽ bay đến.

- HS thực hiện bài toán

- HS trình bày kết quả

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và trả lời:

+ Có bốn xe chở trứng gà, số lượng trứng mỗi xe được ghi trên bảng gắn ở mỗi xe

+ Xếp trứng gà lên xe

- HS thảo luận và làm bài. Có thể thực hiện như sau:

• Đếm số trứng ở mỗi khung

a) 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm. Có 300 quả trứng.

b) 1 trăm 5 chục. Có 150 quả trứng

c) 1 trăm 3 chục. Có 130 quả trứng.

d) 1 trăm, 2 trăm. Có 200 quả trứng.

• Viết số trứng vào bảng con.

- HS trình bày và giải thích

a) 3 trăm trứng: 300, xe màu vàng

b) 1 trăm 5 chục trứng: 150, xe màu xanh lá

c) 1 trăm 3 chục trứng: 130, xe màu xanh dương

d) 2 trăm trứng: 200, xe màu đỏ.

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, nhận biết và thực hiện

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện

- HS chơi trò chơi, lần lượt nêu kết quả đếm được

- HS viết ra bảng con và sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số từ 101 đến 110

- Thứ tự các số từ 101 đến 110, nhận biết vị trí các số trên tia số.

- Làm quen khoảng thời gian.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 1 thẻ trăm, 10 khối lập phương, hình vẽ bài luyện tập 2 và mô hình đồng hồ 2 kim

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 1 thẻ trăm và 5 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đếm từ 1 đến 100

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số từ 101 đến 110

Cách tiến hành:

Bước 1: Đếm từ 101 đến 110

- GV cho HS đếm số khối lập phương trong SGK (đếm từ 100)

- GV thông báo: Có một trăm mười khối lập phương

Bước 2: Thực hành

Bài 1: Lập số, phân tích cấu tạo số, viết số, đọc số

- Hàng đầu (mẫu)

+ GV Lấy 1 thẻ trăm và 1 khối lập phương

+ GV hỏi: Có 1 trăm, 0 chục và 1 đơn vị được số nào?

GV viết các số vào các cột

+ GV viết số lên bảng lớp

+ GV yêu cầu HS đọc số: một trăm linh một

- Hàng thứ hai

+ GV yêu cầu HS dựa vào cấu tạo số (theo các cột), lấy 1 thẻ trăm và 5 khối lạp phương, viết số, đọc số

+ GV điều chỉnh cách đọc, yêu cầu HS nói giá trị mỗi chữ số của số (1 là 1 trăm ,...).

- Hàng thứ ba

+ GV yêu cầu HS thực hiện từ phải sang trái: đọc số, viết số, cấu tạo thập phân, thể hiện số bằng 1 thẻ trăm và 9 khối lập phương.

+ GV sửa bài, gọi nhiều HS nói.

Bài 2: Viết số, đọc số

- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu và làm bài vào bảng con.

- GV sửa bài, gọi một số HS lên viết trên bảng lớp. GV yêu cầu HS:

• Nói giá trị chữ số của một số cụ thể trong bảng.

• Viết số theo cấu tạo thập phân của số, chẳng hạn: viết số gồm 1 trăm và 7 đơn vị.

- GV nhận xét, tổng kết

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm bốn hoàn thành BT1

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận (nhóm bốn) nhận biết quy luật của các dãy số.

a) b)

- GV yêu cầu HS làm cá nhân, tìm các số rồi chia sẻ trong nhóm bốn.

- GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số), GV khuyến khích HS nói cách làm.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS thực hiện đúng và nhanh

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS tìm hiểu, nhận biết thứ tự các số trên tia số, chọn vị trí phù hợp cho từng số từ đó xác định được thức ăn của mỗi loại chim.

- GV sửa bài, mời HS xác định thức ăn của mỗi loài chim và giải thích cách làm

- Sau khi sửa bài, GV giới thiệu thêm về thức ăn chính của mỗi loại chim:

• Chim sâu: sâu, bọ, ...

• Cò: cua, cá, ếch, nhái,...

• Chim sáo: cào cào, châu chấu, ...

• Chào mào: trái cây ,...

• Chim sẻ: lúa, hạt (hạt cỏ, hạt kê, ...), côn trùng,...

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV cho HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu, nhận biết

- GV yêu cầu HS tìm tổng theo ý nghĩa cấu tạo thập phân của số để tìm cà rốt cho mỗi chú thỏ

- Sửa bài, GV mời HS đọc kết quả và giúp HS giải thích (Ví dụ: 110 gồm 100 và 10 nên chọn 100 + 10; 100 +1 tức là số gồm 100 và 1 đơn vị, đó là số 101).

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS nhóm hai tìm hiểu bài, nhận biết:

+ Dựa vào cấu tạo thập phân của số có phù hợp với các tổng đã cho không.

Vi dụ: 109 gồm 1 trăm và 9 đơn vị 100 + 90 tức là có 1 trăm và 9 chục.

- Sửa bài, GV gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích.

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của các HS

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Xem đồng hồ và nói kết quả cho bạn nghe.

- GV sửa bài, cho HS xoay kim đồng hồ để khẳng định cho câu trả lời.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS thực hiện tốt

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV viết số từ 101 đến 110

- GV đọc số từ 101 đến 110

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS cả lớp đếm

- HS lắng nghe

- HS đếm số khối lập phương từ 100

- HS lắng nghe

- HS lấy một thẻ trăm và 1 khối lập phương

- HS trả lời: ta dược số 101

- HS viết số lên bảng con

- HS đọc số

- HS viết số và đọc số

- HS đọc giá trị của mỗi chữ số

- HS thực hiện

- HS nói

- HS tìm hiểu và làm bài vào bảng con

- HS lên bảng viết và thực hiện yêu cầu của gV

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS thảo luận, nhận biết:

a) Các dãy số đếm thêm 1.

b) Các dãy số đếm bớt 1.

- HS làm cá nhân và chia sẻ trong nhóm

- HS các nhóm đọc bài và nói cách làm

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, thực hiện

- HS đọc kết quả

+ Chim chào mào ăn quả ổi

+ Con cò ăn con cá

+ Chim sẻ ăn lúa

+ Chim sâu ăn con sâu

+ Chim sáo ăn con cào cào

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS tìm hiểu và nhận biết: Trên mỗi củ cà rốt có một phép cộng có tổng là số của con thỏ.

- HS thực hiện

- HS đọc kết quả

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nhận biết

- HS đọc kết quả

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo nhóm đôi

HS có thể đếm 5, 10, 15 phút hay lập luận: Từ 8 giờ đến 8 giờ 15 phút là 15 phút,...

- HS thực hiện xoay kim đồng hồ

- HS lắng nghe

- HS đọc số

- HS viết số

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được các sổ từ 111 đến 200.

- Đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200.

- So sánh, xếp thứ tự các số, xác định vị trí các số (từ 111 đến 200) trên tia số.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 1 thẻ trăm, 10 thanh chục và 17 khối lập phương.

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 1 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đếm từ 100 đến 110

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200

Cách tiến hành:

Bước 1: Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của số

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) lấy 1 thẻ trăm và 17 khối lập phương.

+ Đếm số khối lập phương từ 100 (một trăm, một trăm linh một, ..., một trăm mười bảy).

- GV Thông báo: Có một trăm mười bảy khối lập phương.

- GV yêu cầu HS xếp lại theo các trăm, chục, đơn vị.

- GV hướng dẫn HS viết số 117

- GV yêu cầu HS đọc số: một hăm mười bảy.

Bước 2: Thực hành

Bài 1: Dùng thể hiện số

- GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu:

+ Viết số 134 ra bảng con.

+ Phân tích cấu tạo thập phân của số

+ Yêu cầu HS lấy 1 thẻ trăm, 3 thẻ chục và 4 khối lập phương và kiểm tra ĐDHT theo số ban đầu: 134

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tự thực hiện theo mẫu với số 159.

- GV sửa bài, yêu cầu HS giải thích cách làm.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV giới thiệu bảng các số.

- GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu.

* Hàng đầu: 111

+ Quan sát hình ảnh các khối lập phương.

  • Có 1 trăm khối lập phương, ta viết chữ số 1 ở cột trăm.
  • Có 1 chục khối lập phương, ta viết chữ số 1 ở cột chục.
  • Có 1 đơn vị (có 1 khối lập phương lẻ), ta viết chữ số 1 ở cột đơn vị.

+ Viết số.

GV vừa nói, vừa chỉ tay vào các chữ số: Có 1 trăm, 1 chục và 1 đơn vị ta viết số 111 ().

+ Đọc số: một trăm mười một.

+ GV yêu cầu HS chỉ tay vào từng chữ số của số đã viết (111) để nói giá trị của từng chữ số.

* Hàng thứ hai: 121

- GV cho HS tự thực hiện số 121 theo trình tự trên.

* Hàng thứ ba: 134

+ GV đọc số, yêu cầu HS viết số ra bảng con.

+ GV yêu cầu HS nói giá trị mỗi chữ số của số 134.

+ GV yêu cầu HS dùng ĐDHT thể hiện số 134 và kiểm chứng với SGK.

- GV yêu cầu HS thực hiện các hàng còn lại.

- GV sửa bài, yêu cầu HS:

+ Đọc số.

+ Viết số.

+ Nói giá trị các chữ số của số cụ thể.

+ Dựa vào hình ảnh trong SGK, giải thích tại sao lại viết số đó.

+ Hồi tuởng cách đọc các số đặc biệt trong phạm vi 100 để đọc số.

Ví dụ: 121 đọc là: Một trăm hai mươi mốt.

134 đọc là: Một trăm ba mươi tư (hay một trăm ba mươi bốn).

175 đọc là: Một trăm bảy mươi lăm.

- GV nhận xét, tổng kết

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS tìm biểu, nhận biết yêu cầu của bài

- GV sửa bài, gọi HS đọc các số còn thiếu

- Sau khi sửa bài, GV hướng dẫn thêm cách đọc các số “đặc biệt”, như: 109; 115; 195;...; 191;... cho HS đọc xuôi - ngược dãy số vừa hoàn thành.

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV viết số - HS đọc số từ 111 đến 200

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS cả lớp đếm

- HS lắng nghe

- HS nhóm đôi thực hiện và đếm số khối lập phương

- HS lắng nghe

- HS sắp xếp: Có 1 trăm, 1 chục và 7 đơn vị, ta có số một trăm mười bảy.

- HS viết số ra bảng con

- HS đọc số

- HS viết số 134 ra bảng con

- HS phân tích: 134 gồm 1 trăm, 3 chục và 4 đơn vị.

- HS thực hiện và kiểm tra

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS giải thích

- HS lắng nghe

- HS quan sát, nhận biết

- HS viết ra bảng con

- HS đọc số

- HS chỉ tay vào từng số và nói

- HS tự thực hiện

- HS viết số ra bảng con

- HS nói: một trăm, ba chục, 4 đơn vị

- HS thể hiện số bằng ĐDHT và kiểm chứng với SGK

- HS thực hiện các hàng còn lại theo mẫu

- Thực hiện các yêu cầu của GV

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu nhận biết: đọc các số còn thiếu trên tia số

- HS đọc các só còn thiếu trên tia số

- HS lắng nghe, đọc xuôi ngược dẫy số vừa hoàn thành

- HS đọc số

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được các sổ có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị; số tròn chục, số tròn trăm.

- Đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số có ba chữ số.

- Số liền trước, số liền sau, xác định vị trí các số trên tia số.

- Ôn tập xếp hình.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 3 thẻ trăm, 10 thanh chục và 20 khối lập phương, bảng số bài luyện tập 1, hình vẽ bài luyện tập 1 và bộ xếp hình

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 2 thẻ trăm, 3 thanh chục và 10 khối lập phương, bộ xếp hình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn

- GV đưa số

- GV cho HS tiếp tục chơi theo nhóm đôi

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết được số có 3 chữ số, đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của số

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu số có ba chữ số

- Đếm, lập số, đọc, viết số, phân tích cấu tạo thập phân của số

- GV yêu cầu HS (nhóm ba) lấy 2 thẻ trăm và 14 khối lập phương.

• Đếm số khối lập phương từ 200 (hai trăm, hai trăm linh một,..., hai hăm mười bốn).

• Thông báo: Có hai trăm mười bốn khối lập phương.

- GV cho HS xếp lại theo các trăm, chục, đơn vị.

• 1 HS xếp lại và nói: “Có 2 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.”

• 1 HS viết số vào bảng con: “214”.

• 1 HS đọc số: “Hai trăm mười bổn.”

Bước 2: Thực hành

Bài 1: Dùng thể hiện số

- GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu:

+ Viết số 358 ra bảng con.

+ Phân tích cấu tạo thập phân của số

+ Yêu cầu HS lấy 3 thẻ trăm, 5 thẻ chục và 8 khối lập phương và kiểm tra ĐDHT theo số ban đầu: 358

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tự thực hiện theo mẫu với số 275; 330; 404.

- GV sửa bài, gọi các nhóm HS lên thực hiện và yêu cầu HS giải thích cách làm.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT1

- GV yêu cầu HS (nhóm bốn) đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.

- GV treo bảng số, mời HS trình bày theo yêu cầu cùa GV

a) GV cho HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc 1 hàng số (10 số).

+ Đọc các số từ 591 đến 640.

+ Đọc các số từ 640 đến 591.

b) GV cho HS đọc các số có số chục là 0: 601; 602; 603; 604; 605; 606; 607; 608; 609.

Ví dụ: 601 đọc là sáu trăm linh một.

c) GV cho HS đọc các số tròn trăm, tròn chục: 600; 610; 620; 630; 640.

GV chốt: đếm thêm 10 (có thể sử dụng trong đếm nhanh).

d) GV cho HS đọc các số cách 10 đơn vị với chữ số hàng đơn vị lần lượt là 1, 4, 5.

Ví dụ: 591 đọc là năm trăm chín mươi mốt.

- GV nhắc lại cách đọc các số đặc biệt (như: các số có số chục là 0; các số tận cùng là 1; 4; 5).

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu mẫu nhận biết:

+ Câu a) các số tròn trăm, đếm thêm trăm (từ 100 đến 1 000).

+ Câu b) các số tròn chục, đếm thêm chục (tù 410 đến 500).

+ Câu c) các số liên trếp, đếm thêm 1 (từ 781 đến 785; từ 396 đến 400; từ 801 đến 805).

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện bài, điền số vào dấu ?

- GV sửa bài, yêu cầu HS đọc xuôi, ngược các dãy số vừa hoàn thành và nói dãy số được sắp xếp theo thứ tự nào

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV lần lượt đọc các số cho HS viết:

+ Tám trăm mười một

+ Sáu trăm hai mươi mốt

+ Chín trăm linh năm

+ Năm trăm ba mưới lăm

+ Bảy trăm mười bốn

- GV sửa bài, khuyến khích HS đọc số và nói phân tích cấu tạo số

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc và phân tich đúng

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4

- GV cho HS quan sát hình vẽ, GV đặt câu hỏi:

+ Kể tên các loại gấu trong hình

+ Loài gấu thường sinh sống ở những nơi nào?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu, nhận biết: xác định nơi sống của mỗi con vật (dựa vào tia số), mỗi con vật mang một bảng gợi ý - đó cũng chính là vị trí nơi sinh sống của mỗi con vật.

- GV lưu ý HS tìm tổng theo ý nghĩa cấu tạo thập phân của số. Ví dụ:

+ Nhà cùa gấu đen sẽ gắn với vị trí số nào trên tia số?

+ Vị trí của số 404 trên tia số sẽ ở trong khoảng giữa của các số nào?

+ Gấu đen sống ở đâu?

- GV sửa bải, gọi HS trình bày và khuyến khích HS nói phân tích cấu tạo số.

- GV nhận xét, tuyên dương tình thần học tập của các em HS

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu

- GV đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách tìm số tròn chục

- GV sửa bài, treo hình vẽ lên bảng lớp cho HS trình bày

- GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày đúng

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT6

- GV cho HS thực hiện theo nhóm bốn, xếp hình theo mẫu hoặc xếp hình mà em thích

- GV sửa bài, mời các nhóm HS giới thiệu về con vật mình xếp và gọi tên hình được dùng để ghép

- GV nhận xét, tổng kết

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa cách đọc số, viết số, phân tích số theo cấu tạo thập phân của số

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho nhóm 3 HS thực hiện: đọc số, viết số, phân tích số theo cấu tạo thập phân của số

Ví dụ:

Bạn A nói: Số bảy trăm linh năm

Bạn B viết: 705

Bạn C nói: Số gồm 7 trăm, 0 chục và 5 đơn vị

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS đọc số, nói cấu tạo số

- HS chơi theo nhóm đôi

- HS lắng nghe

- HS đếm số khối lập phương

- HS xếp lại và nói

- HS viết số vào bảng con

- HS đọc số

- HS viết số 358 ra bảng con

- HS phân tích: 358 gồm 3 trăm, 5 chục và 8 đơn vị.

- HS thực hiện và kiểm tra

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS thực hiện và giải thích

- HS thảo luận nhóm bốn

- HS đọc nối tiếp các số

- HS đọc các số chục là 0

- HS đọc các số tròn trăm, tròn chục

- HS lắng nghe

- GV đọc các số

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS lắng nghe tuyên dương

- HS thảo luận nhóm đôi và nhận biết

- HS làm việc theo nhóm đôi thực hiện bài

- HS đọc dãy số theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe

- HS các viết số vào bảng con

- HS đọc số và phân tích cấu tạo số

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình và trả lời:

+ Các loại gấu: gấu đen, gấu xám, gấu trắng, gấu trúc

+ Nhũng nơi gấu sinh sống: rừng trúc, Bắc cực, rừng nhiệt đới (rừng rậm, um tùm), rừng ôn đới (rừng thưa, có nhiều cây thông).

- HS tìm hiểu và nhận biết

- HS trả lời:

+ 404 vì 404 gồm 400 và 4 đơn vị

+ 402 và 406

+ Rừng cây rậm rạp, um tùm

- HS trình bày, nói phân tích cấu tạo số

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nhận biết: đi theo thứ tự các số tròn chục để đến được vương quốc truyện cổ tích.

- HS nhắc lại: tìm các số có đơn vị là số 0

- HS trình bày: bạn nhỏ đi từ 200 đến 340

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo nhóm bốn xếp hình

- Các nhóm HS trình bày

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo nhóm 3

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết giá trị của các chữ số theo vị trí của nó trong số có ba chữ số.

- Viết được một số dưới dạng tổng các trăm, chục, đơn vị và ngược lại, có tổng các trăm, chục, đơn vị từ viết được số.

2 . Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách); có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bàn tính cấu tạo số gồm 3 hàng: trăm, chục, đơn vị (nếu có)

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Các thẻ trăm, thanh chục và các khối vuông như phần khởi động

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, yêu cầu HS dùng ĐDHT thể hiện số 325

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết được giá trị các chữ số theo vị trí và viết được số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu giá trị các chữ số theo vị trí và viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

- GV chỉ vào hình hỏi: 325 gồm có mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

Khi HS nói GV thể hiện ở bàn tính cấu tạo số.

- GV yêu cầu HS nhìn bàn tính để nêu duới dạng tổng các trăm, chục, đơn vị:

325 = 300 + 20 + 5

Bước 2: Thực hành

Bài 1: Hoạt động cá nhân

- GV phân tích mẫu, HS nhận biết:

+ Giá trị mỗi hạt tính theo màu: xanh lá - 1 trăm; hồng - 1 chục; xanh dương - 1 đơn vị.

+ Các hạt tính theo từng cột: 2 trăm, 4 chục và 7 đơn vị.

+ Có 2 trăm, 4 chục và 7 đơn vị, ta có số 247.

+ Số 247 viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị:

247 = 200 + 40 + 7

- GV yêu cầu HS thực hiện các phần a, b, c trên bảng con

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả, khuyến khích HS trình bày cách làm và kiểm tra xem có đúng số liệu bài cho

- GV nhận xét

Bài 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV cho HS làm cá nhân theo mẫu, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh

Mẫu: 861 = 800 + 60 + 1

- GV sửa bài và nêu nhận xét

Bài 3: Hoạt động nhóm bốn

Tìm cá cho mèo

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm cách để tìm cá cho mèo

- GV sửa bài, gọi các nhóm HS báo cáo kết quả và trình bày cách làm.

- GV nhận xét, tổng kết

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các đội thi đua viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

580, 585, 508, 805

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS dùng ĐDHT để thể hiện số 325

- HS lắng nghe

- HS trả lời: 325 gồm 3 trăm, 2 chục và 5 đơn vị.

- HS nhìn bàn tính và nêu

- HS lắng nghe GV phân tích và nhận biết

- HS thực hiện lên bảng con

- HS trình bày và kiểm tra

- HS lắng nghe

- HS làm cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh:

792 = 700+ 90 + 2

435 = 400+ 30 + 5

108 = 100+8

96 = 90 + 6

- HS lắng nghe

- HS thảo luận tìm cách thực hiện:

+ Viết các số (ở mỗi con cá) dưới dạng tổng các trăm, chục, đơn vị.

+ Viết kết quả của các tồug

- Các nhóm báo cáo kết quả và trình bày cách làm.

- HS lắng nghe

- HS các đội thi đua viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị và tìm ra đội thắng cuộc

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hệ thống cách so sánh số.

Nhận biết cách so sánh hai số: so sánh số trăm, số chục, số đơn vị.

- Xếp thứ tự các số, số bé nhất, số lớn nhất.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 3 thẻ trăm, 10 thanh chục và 20 khối lập phương

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 2 thẻ trăm, 5 thanh chục và 5 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn

- GV đưa cặp số (trong phạm vi 100): 43; 48

- GV tiếp tục cho HS chơi theo nhóm đôi

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS so sánh được các số có ba chữ số

Cách tiến hành:

Bước 1: So sánh các số có ba chữ số

- GV cho HS đọc và nhận biết yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bốn thực hiện các câu a, b, c (mỗi nhóm thực hiện một câu)

- GV giúp ba nhóm đại điện trình bày

a) 254 và 257

254 257

- So sánh nhiều hơn, ít hơn.

+ Cùng có: 2 thẻ trăm; 5 thanh chục.

+ Hình bên trái có 4 khối lập phương lẻ, ít hơn 7 khối lập phương lẻ của hình bên phải.

+ Bên trái có số khối lập phương ít hơn bên phải.

- Kết luận: 254 < 257 hay 257 > 254.

- Nói cách so sánh trên hai số cụ thể:

b) 168 và 172

- Cùng có 1 thẻ trăm; 68 khối lập phương ít hơn 72 khối lập phương.

+ 1 trăm bằng 1 trăm; 6 chục bé hơn 7 chục.

Vậy 168 < 172.

c) 199 và 213

- Bên trái có 1 thẻ trăm, Bên phải có 1 thẻ trăm

Bên trái có 99 khối lập phương, ít hơn bên phải có 100 khối lập phương

Bên phải có 13 khối lập phương nữa

- Bên trái có số lập phương ít hơn bên phải

- 1 trăm bé hơn 2 trăm

Vậy 199 < 213

- GV khái quát hoá cách so sánh các số có ba chữ số:

Khi so sánh các số có ba chữ số, ta so sánh từ trái sang phải.

• So sánh số trăm, số nào có số trăm lớn hơn là số lớn hơn.

• Số trăm bằng nhau thì so sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn là số lớn hơn.

• Số trăm và số chục bằng nhau thì so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn.

Lưu ý: số có ba chữ số lớn hơn số có hai (hay một) chữ số.

Bước 2: Trò chơi

- GV chia lớp thành hai đội thi đua, HS viết số theo yêu cầu.

- GV viết một số có ba chữ số, số đã cho là 325, đội 1 viết số bé hơn 325; đội 2 viết số lớn hơn 325.

- Trò chơi tiếp tục, GV cho HS chơi theo nhóm bốn, HS thay nhau cho số và nói yêu cầu.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập củng cố lại cách so sánh số có 3 chữ số

Cách tiến hành:

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT1

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm bốn điền dấu thích hợp vào các dấu ?

- GV sửa bài, mời các nhóm đọc kết quả và giải thích.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt

* Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV đọc từng số cho HS viết vào bảng con rồi nói yêu cầu: sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé

- GV cho các nhóm thảo luận và nhận biết:

+ Số: Từ lớn đến bé.

+ Xác định bắt đầu từ số lớn nhất (viết vào bìa trái), số bé nhất (viết vào bìa phải) và sắp xếp hai số còn lại từ lớn đến bé: 401; 370; 329; 326

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả và giải thích cách so sánh để sắp xếp số

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt

* Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV cho HS tìm hiểu và nhận biết: Mỗi con vật nói đặc điểm của một số, tùy theo đặc điểm của số đó, em chọn đúng bao cà rốt cho từng con thỏ

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu điều gì?

- GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận và làm bài. GV hướng dẫn HS có thể thực hiện như sau:

• Sắm vai thỏ nói chuyện với nhau

+ Thỏ xám: Tớ có nhiều củ cà rốt nhất

số lớn nhất.

Tìm số lớn nhất.

+ Thỏ hồng: số củ cà rốt của tớ là số tròn trăm.

Tìm số tròn trăm.

+ Thỏ trắng: số củ cà rốt của tớ ít hơn của bạn

Số bé hơn

Trong hai số còn lại, tìm số bé hơn

+ Thỏ nâu: Vậy bao cà rốt còn lại là của tớ.

- GV sửa bài, mời các nhóm trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS trình bày chính xác

* Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4

- GV giúp HS tái hiện quan hệ thứ tự của các số trên tia số.

Trên tia số, số bên trái bé hơn số bên phải; số bên phải lớn hơn số bèn trái.

- Dựa vào nhận xét trên, GV yêu cầu HS xác định số lớn nhất, số bé nhất (trong bốn số), không cần biết số kẹo trong mỗi túi.

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết luận túi nhiều kẹo nhất và túi ít kẹo nhất

- Sau khi sửa bài, GV yêu cầu dựa vào tia số, ước lượng số kẹo.

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS chơi “TÌM BẠN”

- GV cho HS viết một số bất kì (trong phạm vi 1000) vào bảng con.

- GV viết một số lên bảng, ví dụ: 415.

- GV: “Bạn của tôi, bạn của tôi”

- GV: Bạn có số lớn hơn 415.

- GV mời vài em đọc số của mình rồi so sánh.

Ví dụ: Cô/Thầy mời bạn A: “500 lớn hơn 415” (hoặc 415 bé hơn 500).

- GV cho HS chơi tiếp theo nhóm bốn

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS điền dấu >, <, =

- HS chơi theo nhóm đôi

- HS lắng nghe

- HS nhận biết:

+ Dùng để thể hiện số

+ Dựa vào việc so sánh nhiều hơn hay ít hơn (giữa các khối lập phương) để so sánh các số.

- HS thảo luận thực hiện

- Đại diện các nhóm trình bày theo hướng dẫn của GV

- HS vừa nói vừa chỉ tay vào từng cặp chữ số:

+ 2 trăm bằng hai trăm

+ 5 chục bằng 5 chục

+ 4 đơn vị bé hơn 7 đơn vị

Vậy 254 < 257

- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức

- HS lắng nghe GV giới thiệu luật chơi

- HS viết số theo yêu cầu của GV

- HS chơi theo nhóm bốn

- HS thảo luận thực hiện

- HS các nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS viết số vào bảng con và lắng nghe yêu cầu

- HS thảo luận và nhận biết

- HS đọc kết quả và giải thích cách so sánh: 401; 370; 329; 326

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và nhận biết

- HS trả lời:

+ Có 4 con thỏ, có 4 bao cà rốt

+ Tìm số củ cà rốt của mỗi chú thỏ

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thảo luận theo nhóm đôi làm bài

- HS trình bày:

+ Thỏ xám có 109 củ cà rốt

+ Thỏ hồng có 100 củ cà rốt

+ Thỏ trắng có 96 củ cà rốt

+ Thỏ nâu có 121 củ cà rốt

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS xác định theo yêu cầu của GV

- HS đọc kết luận: túi màu xanh lá nhiều kẹo nhất; túi màu hồng ít kẹo nhất.

- HS ước lượng số kẹo mỗi túi dựa vào tia số

- HS viết một số bất kì vào bảng con

- HS: “Là ai, là ai?”

- Các HS có bảng ghi số lớn hơn 415 đứng lên giơ bảng xoay một vòng tại chỗ và hô to: “Tôi đây, tôi đây.”

- HS đọc số và so sánh

- HS tiếp tục chơi theo nhóm bốn

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập các số có ba chữ số.

+ Mối quan hệ giữa trăm, chục, đơn vị.

+ Khái quát hoá cách đếm, lập số, đọc, viết số, cấu tạo thập phân của số.

+ Quan hệ thứ tự giữa các số: khái quát cách so sánh số, xếp thứ tự các số, nhận biết vị trí số trên tia số.

+ Giải quyết vấn đề đơn giản về nhiều hơn.

- Ôn tập tính độ dài đường gấp khúc, tính thời gian

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Hình vẽ bài 9

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS thông qua trò chơi Đố bạn

Cách tiến hành:

- GV nêu cấu tạo số hoặc đọc số: ba trăm bốn mươi lăm

- GV tiếp tục cho HS chơi theo nhóm đôi – hai em đố nhau

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

a)

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) đếm số khối lập phương.

+ Lần lượt đọc các số (ở cột bên phải): 530; 300; 305; 350.

+ Đếm số khối lập phương lần lượt trong các khung ở cột bên trái. (Ví dụ: một trăm, hai trăm, ba trăm; một chực, hai chục, ..., năm chục).

Có 3 trăm và 5 chục tức là có ba hăm năm mươi Ta có số 350. (bạn Gấu)

+ GV lưu ý HS dựa vào cấu tạo số để chọn cách thể hiện phù hợp với số.

- GV mời các nhóm đọc kết quả sau khi đếm

b)

- GV yêu cầu HS thảo luận, nhận biết:

+ Số: Từ bé đến lớn.

+ Xác định bắt đầu từ số bé nhất và sắp xếp các số từ bé đến lớn.

300; 305; 350; 530.

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích cách làm.

- GV nhận xét tuyên dương tinh thần học tập của các em HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- Phân tích mẫu:

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu:

+ Có mấy việc phải làm?

+ Đó là nhũng việc gi?

- GV chốt: Có hai việc, các em viết số dưới dạng tổng các trăm, các chục và các đơn vị rồi đọc số cho nhau nghe.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi các phần a), b), c)

- GV sửa bài, khuyến khích HS nói cách làm (có thể cho HS thao tác với các thẻ trăm, thẻ chục và khối lập phương).

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của các em HS

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV cho HS thực hiện nhóm đôi thảo luận và nhận biết: yêu cầu và cách làm

+ GV lưu ý HS cách đọc các số trong ô được tô màu.

- GV yêu cầu HS viết số vào bảng con rồi đọc cho bạn nghe.

- GV sửa bài, mời HS trình bày theo nhóm (1 HS đọc số cho 1 HS viết) viết dãy số lên bảng lớp.

- Sau khi sửa bài, GV cho cả lớp đọc (xuôi, ngược) dãy số vừa hoàn thành, chú ý cách đọc các số trong các cột màu.

Ví dụ:

801 - 811 (tám trăm linh một - tám trăm mười một)

804 - 814 (tám trăm linh tư - tám trăm mười bốn)

- GV nhận xét, tuyên dương HS các nhóm HS thực hiện tốt

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm thêm 2, thêm 5.

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm bốn.

- GV sửa bài, gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc một dãy số), GV khuyến khích HS nói cách làm.

- GV mở rộng, hỏi cho HS nhắc lại:

+ Để đếm nhanh, khi nào nên đếm thêm 2, thêm 5? Cho ví dụ.

Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5

- GV cho tìm hiểu, nhận biết: trên mỗi loại quả có một thẻ số, HS tìm vị trí của số đó trên tia số.

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quà và giúp HS giải thích

Ví dụ:

+ Vị trí của cây chuối là số mấy trên tia số? (704).

+ Vị trí của số 704 ở đâu trên tia số?

(704 là số liền sau 703, bên phải số 703).

* Lưu ý: Đây là những loại cây ăn quả quen thuộc, có những HS chọn được ngay cây chuối mà không cần đọc số, xác định vị trí của số đó trên tia số. Khi đó, GV cho HS đọc tia số, xác định vị trí của cây chuối trên tia số (704) để kiểm tra lại.

- GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng và giải thich rõ ràng

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm bốn hoàn thành BT6

- GV HS nhóm bốn tìm hiểu bài và thực hiện

- GV sửa bài, mời HS các nhóm trình bày và khuyến khích HS giải thích

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác, giải thích đúng cách làm

Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT 7

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết:

+ Số kẹo: Từ ít tới nhiều số: Từ bé đến lớn.

+ Xác định bắt đầu từ số bé nhất và sắp xếp các số từ bé đến lớn: 495; 500; 542; 547

- GV sửa bài, mời HS các nhóm đọc kết quả và giải thích cách so sánh để sắp xếp số.

Ví dụ: 4 trăm bé hơn 5 trăm 495 là số bé nhất.

…..

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS có kết quả chính xác, giải thích đúng cách làm

Nhiệm vụ 8: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT8

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc đề xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm

- GV yêu cầu thực hiện cá nhân giải bài toán

- GV sửa bài, mời HS trình bày bài giải và giải thích tại sai chọn phép tính đó

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

Nhiệm vụ 9: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT9

- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát bức tranh em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu điều gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn: tìm hiểu và làm bài

+ HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn

- GV sửa bài, mời các nhóm trình bày và giải thích cách làm (kết hợp với tranh vẽ)

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của HS

C. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS chơi “ĐỐ BẠN”

- GV viết số - HS phân tích thành tổng các trăm, các chục và các đơn vị

- GV: Đố bạn, đố bạn

- GV: Tổng các trăm, các chục và các đơn vị của số 831

- GV cho HS chơi tiếp theo nhóm đôi

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS

- HS viết số ra bảng con: 345

- HS chơi theo nhóm đôi

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo nhóm đôi đếm số khối lập phương

- HS các nhóm đọc kết quả

- HS thảo luận và nhận biết

- HS đọc kết quả và giải thích

- HS lắng nghe

- HS trình bày những việc phải làm:

1) Từ cấu tạo thập phân của số, đọc số.

2) Viết số thành tổng các trăm, các chục và các đơn vị.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS trình bày cách làm

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nhận biết:

+ Trong một ô: viết số và đọc số.

+ Cách làm: thêm 1.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS thực hiện

- HS trình bày theo nhóm, viết dẫy số lên bảng lớp

- HS cả lớp đọc dãy số vừa hoàn thành

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài: Số?

- HS thảo luận nhóm bốn tìm cách làm: đếm thêm 2, thêm 5

- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ kết quả trong nhóm bốn

- HS đọc bài làm theo nhóm và giải thích cách làm.

- HS nhắc lại và cho ví dụ:

+ Thêm 2: số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”.

Ví dụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim ,...).

+ Thêm 5: Khi có các nhóm 5.

Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh, ...

- HS tìm hiểu và thực hiện bài toán

- HS trình bày và giải thích theo gợi ý của GV

- HS lắng nghe

- HS thảo luận điền các dấu thích hợp

- HS các nhóm trình bày và giải thích

+ Có thể giải thích trên hai số cụ thể

5 trăm < 6 trăm nên 579 < 603

+ Có thể giải thích khái quát: Số trăm bé hơn thì bé hơn

+ Có thể tìm tổng theo ý nghĩa cấu tạo thập phân của số

Số gồm 4 trăm và 5 đơn vị là số 405

405 = 400 + 5

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nhận biết

- HS các nhóm đọc kết quả và giải thích

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS đọc đề tóm tắt và xác định việc cần làm: Giải bài toán

Tổ 1: 68 bông hoa

Tổ 2: 93 bông hoa

Tổ 2 nhiều hơn tổ 1:…. bông hoa?

- HS thực hiện cá nhân

- HS trình bày cách làm và giải thích: Chọn phép trừ vì tìm phần chênh lệch

Bài giải:

Tổ 2 được thưởng nhiều hơn tổ 1 số bông hoa là:

93 – 68 = 25 (bông hoa)

Đáp số: 25 bông hoa

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu:

- HS trình bày cách làm

- HS quan sát tìm hiểu:

+ Con đường từ nhà bạn Sên đến nhà bà ngoại là đường gấp khúc

Sên xuất phát lúc 7 giờ thứ Bảy, ngày 19 tháng 2; Sên bò trong 24 giờ

+ HS đọc yêu cầu của bài

- HS thảo luận tìm hiểu và làm bài

+ Làm bài cá nhân và chia sẻ với bạn

- HS trình bày và giải thích

- HS lắng nghe

- HS: Đố gì, đó gì?

- HS: 831 = 800 + 30 + 1

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: MÉT

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.

- Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước mét.

- So sánh độ dài của gang tay với 1 m.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến các đơn vị đo độ dài. Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị mét và đề-xi-mét; mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Thước mét

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ĐỐ BẠN:

- GV đọc số đo đơn vị đo đề-xi-mét

- GV tiếp tục cho HS thay nhau đố cả lớp

- GV dẫn dắt vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết được tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn của đơn vị đo độ dài mét và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Nhu cầu xuất hiện đơn vị đo

GV chỉ ra vài vật cần đo. Ví dụ: cục gôm, hộp bút, bàn học, chiều dài lớp học, chiều dài bảng lớp, ...

- Yêu cầu: HS chọn đơn vị đo cho phù hợp.

Ví dụ:

• Đo cục gôm, hộp bút với đơn vị đo xăng-ti-mét.

• Đo bàn học với đơn vị đo đề-xi-mét.

• Đo chiều dài lớp học khó hơn, nếu dùng đơn vị đo xăng-ti-mét hay đề-xi-mét thì khi đó sẽ rất mất công, nếu dùng đơn vị đo là buớc chân thì không thể biết được số đo chính xác vì bước chân của từng người khác nhau.

• Đo chiều dài bảng lớp cũng vậy, nếu đo bằng sải tay thì không thể biết được số đo chính xác vì sải tay của từng người khác nhau.

- GV nêu nhu cầu xuất hiện đơn vị đo mới: Muốn đo được độ dài các đồ vật này phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn xăng-ti-mét và đề-xi-mét để thuận tiện khi đo.

Bước 2: Giới thiệu đơn vị mét

- GV giới thiệu:

+ Tên gọi: Đơn vị đo mói đó chính là mét.

Mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng).

- Kí hiệu: viết tắt là m, đọc là mét.

- Độ lớn

• GV yêu cầu HS đặt hai tay vào hai đầu thước mét cảm nhận về độ lớn của mét.

GV giới thiệu độ lớn của mét: 1 m = 10 dm, 10 dm = 1 m; 1 m = 100 cm, 100 cm = 1 m.

- Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước mét

+ Cầm thước: Các số ở phía trên, số 0 phía ngoài cùng, bên trái.

+ Đặt thước: Vạch 0 của thước trừng với một đầu của cạnh bàn. Mép thước sát mép bàn. (Luôn kiểm tra xem có đặt đúng thước theo hai yêư cầu trên không)

- Đọc số đo: Đầu còn lại của bàn trùng vạch số nào trên thước thì đọc số đo theo vạch đó (xăng-ti-mét hoặc đề-xi-mét, tuỳ theo vạch chia trên thước).

- Viết số đo.

Bước 3: Thực hành

Bài 1: Tập viết số đo theo mét

- GV viết số đo lên bảng

- GV đọc: 2 m; 5 m; 10 m; 33 m; 127 m ;...

Bài 2: Quan hệ giũa mét, đề-xi-mét và xăng-ti-mét

- GV cho HS (nhóm bốn) thảo luận, nhận biết quan hệ giữa mét với đề-xi-mét và xăng-ti-mét.

+ GV gợi ý cho HS nhìn trên thước có vạch chia đề-xi-mét để xác định 1 m dài bao nhiêu đề-xi-mét, bao nhiêu xăng-ti-mét.

- GV sửa bài, mời HS trình bày thao tác trực tiếp trên thước mét.

- Sau khi sửa bài, GV cho HS mở SGK trang 60, cùng đếm theo hình vẽ.

Bài 3: Nhận biết độ lớn của 1m

- GV cho HS (nhóm bốn) thảo luận, nhận biết: độ lớn của 1 m.

a) Mấy gang tay của em thì được 1 m?

- GV lưu ý HS đặt tay đo bắt đầu từ vạch 0 của thước và đo tới vạch 10 (vừa đo vừa đếm).

- Sau đó, GV yêu cầu HS đặt hai tay vào hai đầu thước mét (như hình vẽ trong SGK) để cảm nhận về độ lớn của mét.

+ Lưu ý HS có thể dùng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng để diễn tả/so sánh sải tay với 1 m.

Ví dụ: Sải tay em dài bằng 1 m.

b) So sánh chiều cao của em với 1 m.

- GV cho HS (nhóm bốn) thực hiện đo.

Sử dụng các từ: cao hơn, thấp hơn, cao bằng để diễn tả.

Ví dụ: Em cao hơn 1 m.

c) So sánh chiều dài bàn HS và bàn GV với 1 m.

Lưu ý HS:

- Đặt thước: Vạch 0 của thước trùng với một đầu của cạnh bàn. Mép thước sát mép bàn.

- Cầm thước: Các số ở phía trên, số 0 plúa ngoài cùng, bên trái.

Sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng để diễn tả.

Ví dụ: Chiều dài bàn học sinh ngắn hơn 1 m.

Bài 4: Ước lượng, đo độ dài theo đơn vị mét

a) Chiều dài bảng lớp

- GV yêu cầu HS tập ước lượng chiều dài bảng lớp bằng mắt để có kết luận:

+ Chiều dài khoảng .?. m.

- Sau khi ước lượng và ghi lại kết quả, GV yêu cầu HS sẽ được dùng thước để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt. Nếu kết quả sai lệch nhiều quá thì cần cảm nhận lại độ lớn 1 m qua hình ảnh chiều dài của thước mét để hướng dẫn ước lượng lại.

- GV lưu ý HS:

+ Kết quả ước lượng thường dùng từ “khoảng” (vì không có số đo chính xác).

+ Khi kiểm tra lại cần chú ý cách đặt thước.

b) Chiều dài và chiều lộng phòng học

- GV cho HS ước lượng chiều dài, chiều rộng lớp học bằng mắt để có kết luận:

+ Chiều dài khoảng .?. m.

+ Chiều rộng khoảng .?. m.

- Sau khi ước lượng, GV yêu cầu HS dùng thước để biết chính xác.

+ Chiều dài .?. m.

+ Chiều rộng .?. m.

c) Chiều cao cửa ra vào lớp học.

- GV cho HS ước lượng chiều cao của cánh cửa lớp học bằng mắt để có kết luận:

+ Chiều cao khoảng .?. m.

- Sau khi ước lượng, GV yêu cầu HS dùng thước để biết chính xác.

+ Chiều cao .?. m.

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để ôn tập các kiến thức về đơn vị đo độ dài mét

Cách tiến hành:

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu mẫu:

+ Có mấy việc phải làm?

+ Đó là những việc nào?

- GV chốt: Các em nhìn hình, xác định số đo rồi đọc câu trả lời cho nhau nghe

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi các phần a), b)

- GV sửa bài, mời các nhóm đọc kết quả và khuyến khích HS nói cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của các nhóm HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2

- GV giúp HS xác định độ lớn 1 cm hay 1 m.

- GV yêu cầu HS nhóm bốn tìm hiểu bài và nhận biết:

+ Cục tẩy, bút chì: có thể ước lượng bằng ngón tay, gang tay.

+ Cửa sổ, sợi dây, hành lang: phải ước lượng bằng bước chân, sải tay.

- GV yêu cầu HS thực hiện

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích cách làm.

Ví dụ: Cục tẩy dài 4 cm, không thể dài 4 m.

- GV nhận xét phần trình bày của HS

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV viết số đo với đơn vị mét lên bảng lớp, yêu cầu HS chuyển đổi đơn vị đo sang đề-xi-mét, xăng-ti-mét ra bảng con và đọc.

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS về nhà: Cắt một đoạn dây dài 1 m rồi dùng sợi dây đó đo chiều dài, chiều rộng một số đồ dùng như bàn, giường,...

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS: đổi sang xăng ti mét (viết trên bảng con)

- HS tiếp tục chơi

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, chọn đơn vị đo phù hợp

- HS lắng nghe

- HS đọc: mét (nhiều lần).

- HS lắng nghe ghi nhớ

- HS lắng nghe và ghi nhớ cách đo độ dài bằng thước mét

- HS nhận xét cách viết.

Vi dụ: 1 m —> viết số “1 ” cách một con chữ o viết chữ “m”.

HS viết trên bảng con 1 m đọc: một mét.

- HS viết trên bảng con.

- HS đếm

- HS trình bày

- HS mở SGK đếm theo hình vẽ:

+ 1, 2, 3,..., 10 đề-xi-mét

1 m = 10 dm hay 10 dm = 1 m.

+ 10, 20, 30,..., 100 xăng-ti-mét 1 m = 100 cm hay 100 cm = 1 m.

- HS vừa đo vừa đếm

- HS đặt hai tay vào thước để cảm nhận độ lớn của mét

- HS nhóm bốn thực hiện

- HS lắng nghe và thực hiện

- HS ước lượng và kết luận

- HS tiến hành đo và kiểm tra kết quả ước lượng

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS ước lượng và kết luận

- HS tiến hành đo để biết kết quả chính xác

- HS ước lượng và kết luận

- HS tiến hành đo để biết kết quả chính xác

- HS trình bày những việc phải làm:

1. Xác định đoạn đường mèo dã nhảy được

2. Xác định đoạn đường còn thiếu để được 1m.

3. Đọc câu trả lời

- HS thực hiện cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh

- HS đọc kết quả và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nhận biết

- HS thực hiện

- HS đọc kết quả và giải thích

- HS lắng nghe

- HS đổi đơn vị đo và đọc

- HS về nhà thưc hiện

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: KI-LÔ-MÉT

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài ki-lô-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn.

- Thực hiện được việc ước lượng bằng quãng đường khoảng 1 km.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.

- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Hình vẽ dùng cho bài học, bài luyện tập 2 và bài khám phá (nếu cần), bản đồ Việt Nam, đặc biệt chuẩn bị dữ liệu cho bài thực hành 4 (ví dụ: quãng đường từ trường rẽ trái đến ... dài 1 km; quãng đường từ trường rẽ phải đến ... dài 1 km), các bảng con ghi số đo theo bài thực hành 2 (1 số / bảng).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Ghi nhận những số liệu khi thực hiện hoạt động thực tế của bài mét

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- Trò chơi: Bắn tên

- GV: Bắn tên, bắn tên?

- GV: Tên A, tên A

- GV: Cô muốn biết chiều dài cái giường của em

- GV tiếp tục cho HS chơi theo nhóm 4

- GV dẫn dắt vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Cách tiến hành:

Mục tiêu: HS nhận biết được tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn của đơn vị đo độ dài ki-lô-mét và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Nhu cầu xuất hiện đơn vị đo

- GV chỉ ra vài vật cần đo: Đọan đường từ trường về nhà em (hay từ nhà em đến trường) dài hơn, dài bằng hay ngắn hơn 1000m?

- Yêu cầu: HS chọn đơn vị đo cho phù hợp.

Ví dụ: Đo những đoạn đường dài hơn 1000m

+ Dùng bước chân sẽ không thể đo được chính xác

+ Dùng thước đo theo đơn vị mét sẽ rất mất công.

……..

- GV nêu nhu cầu xuất hiện đơn vị đo mới: Muốn đo được những con đường, ta phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn mét để thuận tiện khi đo.

Bước 2: Giới thiệu đơn vị mét

- GV giới thiệu:

+ Tên gọi: Đơn vị đo mói đó chính là ki-lô-mét.

Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài (cả thế giới đều dùng).

- Kí hiệu: viết tắt là km, đọc là ki-lô-mét.

+ GV treo tranh cho HS quan sát hai cột mốc cây số, và giới thiệu: Khoảng cách (trong thực tế) giữa hai cột mốc này là 1 km.

+ GV giới thiệu: 1 km = 1000 m

1000 m = 1 km

Bước 3: Thực hành

Bài 1: Tập viết số đo theo ki-lô-mét

- GV viết số đo lên bảng

- GV đọc: 5 km; 61 km; 1000 km; …

Bài 2: Đọc các số đo theo các đơn vị đo độ dài

- GV đưa lần lượt bảng ghi các số đo sau cho HS đọc

Bài 3: Ôn tập về độ lớn của xăng-ti-mét, đề-xi-mét và mét

- GV yêu cầu HS (nhóm bốn), nhận biết yêu cần của bài và thay nhau đo.

- GV Lưu ý HS:

- Đặt thước: Vạch 0 của thước trùng với cổ tay (khi đo bàn tay); trùng với một đầu ngón tay trỏ (khi đo sải tay)

- Cầm thước: Các số ở phía trên, số 0 phía ngoài cùng, bên trái.

a) Đo bàn tay em

b) So sánh độ dài của sải tay em với 1 m

- GV hướng dẫn HS sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng để diễn tả.

Bài 4: Nhận biết độ lớn của 1km

- GV nói: Quãng đường từ cổng trường rẽ trái đến chợ (hoặc công viên, ngã tư ,...) dài 1 km.

- GV nói tiếp: Quãng đường từ cổng trường rẽ phải đến trường mầm non (hoặc công viên, ngã tư ,...) dài 1 km.

GV lưu ý cung cấp số liệu chính xác vì HS sẽ (cùng với PH) kiểm tra trên đường đi học (hay về nhà).

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV cho HS nhóm hai tìm hiểu bài và nhận biết:

+ Yêu cầu của bài

+ Tìm thế nào?

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh

- GV sửa bài, tổ chức cho HS chơi tiếp sức, tạo điều kiện cho HS điền/ nói theo trí nhớ

- GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát hình vẽ em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn và làm bài.

- GV mời một số nhóm trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm (kết hợp với tranh vẽ)

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần học tập của các em HS

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát hình vẽ em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

a) - Quan sát mẫu, tìm cách làm.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin: Đoạn đường đi từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.

- GV yêu cầu HS tìm thông tin trên bản đồ: khoảng cách Hà Nội - Cao Bằng là ? km.

b) GV yêu cầu HS xác định vị trí các tỉnh trên bản đồ, dựa vào đó để trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

- GV sửa bài, mời HS trình bày, khuyến khích HS vừa nói, vừa chỉ vào bản đồ.

- GV nhận xét, tổng kết

* Khám phá

- GV treo hình lên bảng lớp và hỏi:

+ Trong hình có gì?

+ Trên cột mốc ghi gì? (Biên Hoà, 408 km)

+ Bạn Ong nói gì?

- GV giải thích: Đoạn đường từ cột mốc này đến Biên Hoà dài 408 km, cũng có nghĩa là cột mốc này còn cách Biên Hoà 408 km.

* Đất nước em

- GV giới thiệu: Biên Hoà là một thành phố công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.

- GV giúp HS xác định tỉnh Đồng Nai trên bản đồ Việt Nam (SGK trang 114).

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn

Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi: ĐỐ BẠN.

- GV yêu cầu mỗi HS viết một số đo theo ki-lô-mét vào bảng con để chơi.

- GV: Đố bạn, đố bạn.

- GV đưa bảng của mình ra và nói: số này đọc thế nào?

Ví dụ: 108 km.

- GV cho HS thay nhau lên điều khiển lớp chơi

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS

- HS: Tên gì, tên gì?

- HS A: Thừa cô/ thầy, có em

- HS A: 2m, 2m

- HS A: Bắn tên, bắn tên.

- HS: Tên gì, tên gì?

- HS A: Tên B, tên B.

- HS B: Có tôi đây, có tôi đây.

- HS A: Tôi muốn biết chiều dài cái bàn của bạn.

- HS B: Hơn 1 m, hơn 1 m.

- HS B: Bắn tên, bắn tên.

……

- HS lắng nghe

- HS trả lời

- HS chọn đơn vị đo phù hợp

- HS lắng nghe

- HS đọc: ki-lô-mét (nhiều lần).

- HS lắng nghe ghi nhớ

- HS lặp lại nhiều lần

- HS nhận xét cách viết:

1 km viết số “1” cách một con chữ 0 viết chữ “km”.

+ HS viết trên bảng con 1 km đọc: một ki-lô-mét

- HS viết trên bảng con

- HS đọc theo cá nhân – tổ - lớp

- HS thực hiện theo nhóm bốn

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS đặt thước thẳng để đo bàn tay

- HS sử dụng các từ: dài hơn, ngắn hơn, dài bằng để diễn tả

- HS lắng nghe GV và ghi nhớ

- HS nhóm đôi và tìm hiểu:

+ Yêu cầu: Điền số

+ Chuyển đổi đơn vị đo

- HS thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh

- Các đội thi đua sửa tiếp sức

- HS lắng nghe

- HS trả lời:

+ Quãng đường từ A đến C đi qua B là đường gấp khúc gồm: quãng đường AB và quãng đường BC. Quãng đường từ A đến C không đi qua B là đường thẳng.

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn

- HS các nhóm trình bày và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

- HS trả lời

+ Bản đồ Việt Nam có ghi chú các quãng đường đi từ tỉnh này đến tỉnh khác.

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS đọc thông tin

- HS quan sát bản đồ, tìm thông tin

- HS quan sát bản đồ tìm thông tin và trả lời câu hỏi

- HS trình bày vừa nói, vừa chỉ vào bản đồ

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình và trả lời:

+ Đoạn đường có xe chạy, lề đường có cột mốc.

+ Cột mốc ghi: Biên Hòa 408km

+ Bạn Ong nói: Còn 408 km mới đến Biên Hoà

- HS lắng nghe GV giải thích

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS xác định vị trí của tỉnh Đồng Nai trên bản đồ

- HS viết một số đo theo ki-lô-mét vào bảng con

- HS: Đố gì, đố gì?

- HS: Một trăm linh tám ki-lô-mét.

- HS tiếp tục trò chơi

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận dạng khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.

- Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận dạng hình khối trụ, khối cầu thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật. (Lưu ý: chỉ nhận dạng khối trụ, khối cầu thông qua đồ vật hay hình ảnh, không dạy đặc điểm về cạnh, mặt.)

- Xếp dãy hình theo quy luật.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến nhận dạng hình.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Mô hình có dạng khối trụ (3 hình) và khối cầu (3 hình), hình vẽ vui học.

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 3 khối trụ và 3 khối cầu, 2 đồ vật có dạng khối trụ và 2 đồ vật có dạng khối cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cả lớp hát múa

- GV dẫn dắt vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS có thể nhận dạng được khối trụ, khối cầu và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Nhận dạng khối trụ - khối cầu

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bốn, dùng các đồ vật đem theo

+ Sắp xếp các đồ vật theo hai nhóm: dạng khối trụ và dạng khối cầu

- GV dùng các mô hình khối trụ dặt ở các vị trí khác nhau rồi giới thiệu: Đây là các khối trụ

+ Tương tự với khối cầu

- GV cho HS gọi tên các đồ vật

Ví dụ: cái li có dạng khối trụ, quả bóng có dạng khối cầu,…

- GV yêu cầu HS dùng SGK trang 66, chỉ vào các hình vẽ khối trụ, khối cầu ở phần bài học và gọi tên

Bước 2: Thực hành

Bài 1:

- GV cho HS thảo luận, nhận biết yêu cầu

- GV sửa bài, mời HS dùng SGK trang 66, chỉ vào các hình vẽ và gọi tên.

Ví dụ: bút chì - khối trụ; quyển sách - khối hộp chữ nhật, quả địa cầu - khối cầu ;...

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức về nhận dạng khối cầu – khối trụ

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT1

- GV đặt câu hỏi:

• Yêu cầu của bài là gì?

• Tìm thế nào?

+ Nhìn cột hình mẫu bên trái, dòng đầu tiên: khối cầu.

+ Những vật nào có dạng khối cầu? (quả bóng, viên bi).

- GV cho HS (nhóm đôi) dựa vào hình mẫu ở mỗi hàng để tìm đủ hình.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV sửa bài, mời nhiều nhóm trình bày.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT2

- GV cho nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết:

• Yêu cầu của bài

• Tìm thế nào?

- GV sửa bài, khuyến khích HS vẽ hình (như SGK) và giải thích.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3

- GV cho HS tìm hiểu bài:

a) Quan sát binh vẽ, em nhận biết điều gì?

b) Tương tự câu a

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm bốn: Thảo luận và làm bài.

- GV sửa bài, mời HS trình bày, GV khuyến khích HS giải thích cách làm (kết hợp với ĐDHT)

- GV nhận xét bài làm của các nhóm

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS (nhóm bốn) đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận thực hiện.

- GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS giải thích tại sao chọn các từ đó để điền (kết hợp với ĐDHT).

Ví dụ:

Dạng khối hộp Dạng khối trụ Dạng khối cầu

chữ nhật

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm

* Vui học

– GV cho HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết: gọi tên các hình khối, xác định khối trụ để tránh đường.

- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm đúng đường đi cho hai bạn nhỏ.

- GV sửa bài, mời các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS thao tác trên hình vẽ khi trình bày.

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV cho HS (nhóm bốn) dùng các khối trụ, khối cầu xếp dãy hình theo quy luật.

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS về nhà tìm các đồ vật có hình dạng khối cầu, khối trụ, khối lập phương, khối hộp chữ nhật

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS

- HS cả lớp hát mua

- HS lắng nghe

- HS sắp xếp các đồ vật mang theo theo hai nhóm: dạng khối trụ và dạng khối cầu

- HS gọi tên

- HS gọi tên các đồ vật

- HS quan sát hình, chỉ và gọi tên các hình vẽ khối trụ, khối cầu

- HS thảo luận nhận biết: kể tên đồ vật và nói chúng có dạng hình nào.

- HS quan sát hình vẽ, chỉ vào các đồ vật và gọi tên

- HS trả lời:

+ Tìm vật có dạng theo mẫu

+ Quả bóng, viên bi

- HS nhóm đôi, quan sát hình mẫu để tìm đủ hình

- HS làm bài cá nhân

- HS các nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và nhận biết:

+ Yêu cầu: Dự đoán hình vẽ được là hình gì?

+ Vẽ thử để tìm

- HS vẽ hình và giải thích:

+ Khi đặt khối trụ (như SGK), vẽ xong ta được hình tròn.

+ Khi đặt khối lập phương (như SGK), vẽ xong ta được hình vuông.

+ Khi đặt khối hộp chữ nhật (như SGK), vẽ xong ta được hình chữ nhật.

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình vẽ:

a) các hình được sắp xếp theo quy luật: 2 khối trụ xanh lá - 1 khối cầu đỏ - 2 khối trụ xanh lá - 1 khối cầu đỏ, cứ thế tiếp tục

b) các hình được sắp xếp theo quy luật: 1 khối cầu xanh lá - 1 khối cầu xanh da trời - 1 khối cầu vàng - 1 khối tiụ xanh da trời - 1 khối cầu xanh lá - 1 khối cầu xanh da trời - 1 khối cầu vàng - 1 khối trụ xanh da trời, cứ thế tiếp tục

- HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với nhóm

- HS các nhóm trình bày và giải thích

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm bốn, thực hiện bài toán

- HS các nhóm trình bày

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và nhận biết:

- HS thảo luận làm bài

- HS các nhóm trình bày

- HS thảo luận theo nhóm bốn thực hiện

- HS về nhà thực hiện

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: HÌNH TỨ GIÁC

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận dạng, gọi đúng tên hình tứ giác thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống. (Lưu ý: chỉ nhận dạng hình tứ giác thông qua đồ vật hay hình ảnh, không dạy đặc điểm về cạnh, góc ,...).

- Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận dạng hình tứ giác thông qua việc ghép hình.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Các hình mẫu (như SGK trang 70)

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Bộ xếp hình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng hát mua

- GV dẫn dắt vào bài mới.

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS có thể nhận dạng được hình tứ giác và áp dụng vào thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu hình tứ giác

- GV cho HS quan sát hình ảnh hai chiếc diều, mái nhà ,... GV giới thiệu các chiếc diều có dạng hình tứ giác.

- GV dùng các hình tứ giác đặt ở các các vị trí khác nhau rồi giới thiệu: Đây là các hình tứ giác.

- GV yêu cầu HS dùng SGK trang 70 chỉ vào các hình tứ giác ở phần bài học và gọi tên.

Bước 2: Thực hành

Bài 1: Nhận dạng hình tứ giác

- GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của đề bài

- GV yêu cầu HS (nhóm bốn) thảo luận và làm bài.

- GV sửa bài, mời HS đọc trình bày, lưu ý HS cầm hình mẫu ở các góc độ khác nhau.

Bài 2: Xếp hình tứ giác

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.

- GV mời nhiều nhóm HS trình bày (thao tác trực tiếp trên ĐDHT).

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức về nhận biết hình tứ giác

Cách tiến hành:

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1

- GV cho HS đọc đề và nhận biết yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân đếm các hình tứ giác

+ Lưu ý HS: Các hình em chọn có dạng các hình mẫu ở phần bài học không?

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả (vừa đọc vừa chỉ vào hình)

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, thảo luận rồi trả lời.

- GV mời HS trình bày trước lớp: Nói kết quả và trình bày cách làm.

- GV nhận xét, tổng kết

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS tìm vật có dạng hình tứ giác ở xung quanh

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS

- HS cả lớp tham gia hát múa

- HS lắng nghe

- HS quan sát và lắng ghe gV giới thiệu

- HS quan sát, lắng nghe và gọi tên

- HS quan sát hình trong SGK trang 70 và gọi tên

- HS đọc yêu cầu: Tìm hình tứ giác trong bộ đồ dùng học tập.

- HS thảo luận và làm bài

- HS trình bày

- HS tìm hiểu và trả lời:

+ Dùng 4 cây bút chì để xếp 1 hình tứ giác

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

- HS trình bày

- HS đọc và nhận biết: Tìm và đếm hình tứ giác

- HS thực hiện cá nhân

- HS đọc kết quả: có 4 hình tứ giác.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận với bạn bên cạnh và thực hiện

- HS trình bày trước lớp

- HS lắng nghe

- HS quan sát xung quanh, tìm vật có dạng hình tứ giác.

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: XẾP HÌNH, GẤP HÌNH

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập: Gọi tên các hình phẳng và hình khối đã học.

- Xếp hình: Dùng các hình trong bộ xếp hình để lắp ghép các hình mới.

- Gấp hình tứ giác từ tờ giấy vuông.

2. Năng lự

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học, sử dụng cộng cụ phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bộ xếp hình, một tờ giấy thủ công vuông

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Bộ xếp hình, một tờ giấy thủ công vuông

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV mời một em HS kể tên các hình khối đã học

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Điểm danh theo tên các hình khối

+ GV nói tên bốn hình khối đã học, chẳng hạn: “khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật”.

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS thực hành xếp hình

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT1

- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi: mỗi HS xếp 1 con cá.

- Khi đã xếp xong, GV khuyến khích các em tưởng tượng và mô tả.

Ví dụ: Đầu cá và vây cá là hình tam giác, mình cá là hình vuông, đuôi cá là hình tứ giác,...

* Lưu ý: Với các nhóm HS hoàn thành sớm, GV cho các em tưởng tượng và xếp một con cá theo ý thích.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV cho HS (nhóm đôi) đọc câu hỏi, thảo luận rồi trả lời.

- GV mời các nhóm HS trình bày trước lóp: Nói kết quả và trình bày cách làm (kết hợp với ĐDHT).

+ GV khuyến khích HS tìm nhiều cách.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài

- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm.

Lưu ý HS có thể xếp theo hình trong SGK, cũng có thể xếp hình thuyền buồm theo kiểu khác.

- GV nhận xét bài làm của các nhóm

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4

- GV cho HS thực hiện theo nhóm bốn: Mỗi HS xếp một hình tứ giác

+ Bước 1: Lấy một tờ giấy thủ công hình vuông

+ Bước 2: Gấp đôi theo đường chéo để tạo nếp

+ Bước 3: Mở bung tờ giấy ra

+ Bước 4: Xếp một bên cạnh hình vuông vào thẳng với nếp gấp

+ Bước 5: Xếp bên cạnh còn lại của hình vuông vào nếp gấp

+ Bước 6: Lật ngược tờ giấy đã xếp lại, ta được hình tứ giác

- Khi đã xếp xong, GV khuyến khích các em tưởng tượng và trang trí.

Lưu ý: HS có thể xếp được hình tứ giác từ một tờ giấy thủ công hình vuông rồi trang trí thành cái diều như trong SGK, cũng có thể trang trí hình tứ giác xếp được thành hình khác.

- GV nhận xét

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các đội, tổ chức cho HS thi đua ghép các que tính hành hình tứ giác

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS

- HS kể tên: khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.

- HS (cả lớp) lần lượt điểm danh theo thứ tự tên các khối hộp đó: “khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật - khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật -…”

- HS thực hành xếp hình con cá

- HS tưởng tượng và mô tả hình con cá.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện

- HS các nhóm trình bày:

- HS lắng nghe

- HS trả lời:

+ Dùng các khối lập phương để xếp hình thuyền buồm

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS thảo luận xếp thuyền nằm trên mặt bàn

- HS giải thích cách xếp hình của nhóm

- HS lắng nghe

- HS xếp hình theo các bước

- HS tưởng tượng và trang trí hình đã xếp được

- HS lắng nghe

- HS thi đua ghép hình theo đội, tìm ra đội ghép nhanh nhất

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập về số:

+ Đọc viết số, cấu tạo số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

+ Tia số.

+ Số liền trước, số liền sau.

+ So sánh các số.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến phép tính nhân.

- Ôn tập về đọc biểu đồ tranh.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bộ học toán (3 thẻ trăm, 3 thanh chục, 3 khối lập phương); hình vẽ bài tập 10 (nếu cần).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Bộ học toán (3 thẻ trăm, 3 thanh chục, 3 khối lập phương).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn

- GV: Đưa số

- GV cho HS thay nhau điều khiển lớp chơi trò chơi

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT1

- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi thay nhau.

+ Lần lượt đọc các số (ở bên phải): 132; 213; 321.

+ Đếm số khối lập phương lần lượt trong các khung ở cột bên trái. (Ví dụ: một trăm, hai trăm, ba trăm, một chục, hai chục, một đơn vị).

Có 3 trăm, 2 chục và 1 đơn vị Ta có số ba trăm hai mươi mốt: 321.

• GV lưu ý HS dựa vào cấu tạo số để chọn cách thể hiện phù hợp với số.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả và giải thích

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

* Phân tích mẫu:

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu:

+ Có mấy việc phải làm?

+ Đó là những việc gì?

- GV chốt: có hai việc, các em xác định số trăm, số chục và số đơn vị rồi viết thành tổng các trăm, các chục và các đơn vị

- GV yêu cầu HS thực hiện các phần a), b), c), d) theo mẫu

- GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS nói cách làm (có thể cho HS thao tác với các thẻ trăm, thẻ chục và khối lập phương).

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV cho HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận, nhận biết:

• Một dòng: viết số

Một dòng: đọc số.

• Cách làm:

+ Viết số: dựa vào dòng đọc số để viết tiếp các số còn thiếu (thêm 1).

+ Đọc số: dựa vào dòng viết số để đọc tiếp các só còn thiếu.

- GV yêu cầu HS thực hiện: Luân phiên viết số vào bàng con rồi đọc cho bạn nghe.

- GV sửa bài, mời HS trình bày theo nhóm (1 HS đọc số cho 1 HS viết hoặc ngược lại) viết dãy số lên bảng lớp

- Sau khi sửa bài, GV cho cả lớp đọc (xuôi, ngược) dãy số vừa hoàn thành, chú ý số liền sau của 799 là 800, số liền trước của 800 là 799.

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm bốn.

- GV sửa bài, mời các nhóm đọc số và khuyến khích HS nói cách làm.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5

- GV đọc từng cặp số cho HS viết số vào bảng con rồi so sánh

- GV sửa bài, cho HS nhận xét, chốt cách so sánh qua từng cặp số

+ So sánh số trăm, số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Số trăm bằng nhau thì so sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Số trăm và số chục đều bằng nhau thi so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Số có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn số có ít chữ số.

Ví dụ: Số có ba chữ số lớn hơn số có hai (hay một) chữ số.

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6

- GV cho HS tìm hiểu, nhận biết yêu cầu của bài và cách thực hiện.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bàỉ.

- GV sửa bài, mời các nhóm HS trình bày kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao chọn các số đó (dựa vào cách tìm số liền trưóc, số liền sau và cấu tạo thập phân của số).

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần của HS

Nhiệm vụ 7: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT7

- Gv cho HS đọc đề bài xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm: viết phép tính và câu trả lời thích hợp

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV sửa bài, mời nhiều HS trình bày phép tính và nói câu trà lời (có giải thích tại sao chọn phép tính như vậy)

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có đáp án đúng giải thích chính xác.

Nhiệm vụ 8: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT8

- GV giới thiệu: Tìm hiểu về màu yêu thích nhất của một số bạn học sinh, người ta thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện qua biểu đồ tranh trong SGK trang 75.

* Đọc và mô tả các số liệu

- GV đặt câu hỏi:

+ Biểu đồ này gồm mấy cột?

+ Mỗi cột thể hiện số bạn học sinh thích nhất màu đó, hãy kể tên các màu sắc đó.

+ Mỗi bạn được thể hiện như thế nào?

* Nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi.

- GV sửa bài, mời HS trình bày và giải thích các câu trả lời.

- Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS giữ vệ sinh môi trường (không vẽ bậy lên tường).

Nhiệm vụ 9: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT9

- GV cho HS quan sát hình vẽ, nhận biết:

+ Có mấy đoạn đường?

+ Đó là đường đi đến những nơi nào?

+ Chiều dài bao nhiêu?

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi): Trả lời các câu hỏi.

- GV sửa bài, mời HS trình bày và giải thích các câu trả lời.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 10: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT10

- GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát bức tranh, em nhận biết điều gì?

+ Đề bài yêu cầu gì? (HS đọc yêu cầu bài)

+ HS kể tên những hình khối đã học.

- GV sửa bài, treo tranh mời HS nói và khuyến khích HS đặt mô hình vào đồ vật.

Ví dụ: Khi nói: “Cái nồi có dạng khối trụ”, HS đặt khối trụ vào gần bên hình cái nồi trong tranh.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS: Dùng thể hiện số

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS trình bày:

+ Hình thứ nhất - 321

+ Hình thứ hai - 132

+ Hình thứ ba - 213

- HS lắng nghe

- HS trình bày những việc phải làm:

1. Xác định số trăm, số chục và số đơn vị.

2. Viết số thành tổng các trăm, các chục và các đơn vị.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS trình bày

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhận biết

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS trình bày theo nhóm, viết dãy số lên bảng lớp: 796; 797; 798; 799; 800.

- HS cả lớp đọc dãy số vừa hoàn thành

- HS đọc yêu cầu: Số?

- HS thảo luận tìm cách làm:

Đếm thêm 1

- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm

- HS đọc số và nói cách làm

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV đọc, viết vào bảng con và so sánh

- HS lắng nghe GV sửa bài và ghi nhớ cách so sánh

- HS tìm hiểu và nhận biết: xác định số lượng của mỗi con vật (dựa vào dữ liệu đề bài cho biết), viết số rồi so sánh.

- HS thảo luận thực hiện

- HS trình bày:

+ Số con gà là 201 (201 đứng ngay sau 200)

+ Số con vịt là 199 (199 đứng ngay trước 200)

+ Số con lợn (heo) là 202 (2 trăm và 2 đơn vị)

Nhiều con vật nhất số lớn nhất (202 là số lớn nhất, có nhiều con lợn nhất)

- HS lắng nghe

- HS đọc đề và tóm tắt:

1 luống: 5 cây bắp cải

8 luống: …. cây bắp cải?

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày: 5 cây lấy 8 lần

8 luống có số cây bắp cải là:

8 x 5 = 40 (cây)

Đáp số: 40 cây

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS trả lời:

+ Biểu đồ gồm 4 cột

+ Màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu xanh dương

+ Thể hiện bằng hình vẽ

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi

- HS trình bày:

Ví dụ: Dựa vào biểu đồ:

a) 12 bạn thích màu đỏ, 5 bạn thích màu hồng, 7 bạn thích màu vàng và 8 bạn thích màu xanh dương. (HS đếm)

b) Học sinh thích màu xanh dương nhiều hơn màu hồng là 3 em

c) Nhiều HS thích màu đỏ nhất: 12 bạn

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình vẽ và nhận biết:

+ Có 3 đoạn đường:

Từ trường đến nhà sách: 1km

Từ trường đến nhà văn hóa: 900m

Từ trường đến công viên: 750

- HS thảo luận trả lời

- HS trình bày:

Dài nhất Số lớn nhất (1 km; vì 1 km = 1000 m)

Ngắn nhất số bé nhất (750 m)

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu nhận biết:

+ Tranh vẽ một nhà bếp, trong đó có các vật dụng nhà bếp, có thực phẩm ,...

+ Tìm các vật có dạng hình khối đã học

+ Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ và khối cầu

- HS đọc kết quả

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

Đo bằng gang tay để biết vật dài bao nhiêu mét

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập đo lường: Ước lượng và đo chiều dài một số đồ vật quen thuộc theo đơn vị mét; dùng gang tay để ước lượng.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Một sợi dây dài 1m, một thước thẳng 20 cm

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- Một sợi dây dài 1m, một thước thẳng 20 cm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS dùng gang tay đo để biết vật dài bao nhiêu mét

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu:

+ Có mấy việc phải làm?

+ Đó là những việc gì?

* GV lưu ý:

+ Khi dùng thước thẳng để đo độ dài gang tay: đặt đầu ngón tay cái ngay vạch 0 của thước.

+ Khi đo sợi dây 1 m: để sợi dây thẳng, đặt đầu ngón tay cái ngay điểm mút đầu của sợi dày.

- GV yêu cầu HS thực hiện

- GV sửa bài, khuyến khích HS nói số đo và đo trên thước

- GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện tốt

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm sáu, hoàn thành BT2

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS (nhóm sáu) thực hiện đo và ghi vào phiếu

+ GV sử dụng phương pháp góc, tổ chức cho HS luân phiên đo cửa sổ và bảng lớp

- GV sửa bài, khuyến khích HS thực hành đo để minh chứng kết quả đo của minh.

GV lưu ý: số đo chỉ có tính ước lượng.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm HS thực hiện tốt

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS về nhà: Dùng gang tay đo để biết số đo theo mét của một số đồ vật: giường, bàn, cửa ra vào,...

- HS trình bày những việc phải làm:

1. Đo độ dài gang tay theo đơn vị xăng-ti-mét (dùng thước thẳng 20 cm).

2. Đo sợi dây 1 m xem được bao nhiêu gang tay

3. Đọc câu trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS thực hiện

- HS nói số do và đo trên trước

- HS lắng nghe

- HS thảo luận, nhận biết:

+ Đo chiều dài bàn học, chiều ngang cửa sổ, chiều dài bảng lớp ,...

+ Đơn vị đo: gang tay, mét.

- HS thực hiện đo và ghi kết quả

- HS lắng nghe GV sửa bài và thực hành đo để minh chứng kết quả

- HS lắng nghe

- HS về nhà thực hiện

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

KIỂM TRA

1. Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng.

a) Cho các số 2; 4; 6; 8 ; . . . ; . . . ; . . . ; . . . ; 18, 20. Các số thích hợp lần lượt điền vào những chỗ chấm là:

A. 14; 16; 18; 20

B. 12; 14; 16; 18

C. 10; 12; 14; 16

b) 50 là tích của hai số nào?

A. 8 và 5 B. 9 và 5 C. 10 và 5

c) 10 là thương của hai số nào?

A. 20 và 2 B. 18 và 2 C. 16 và 2

d) Độ dài của đường gấp khúc dưới đây là:

A. 34 cm B. 45 cm C. 59 cm

2. Đúng ghi đ , sai ghi s.

a) 180 = 100 + 8

b) 250 = 200 + 50

3. Tính rồi nối với kết quả phù hợp.

25 km + 35 km

45 km + 30 km

4. Tiếp theo là hình nào?

Khoanh vào hình em chọn dưới đây:

5. Hãy vẽ kim phút vào mỗi đồng hồ rồi điền vào chỗ chấm trong các câu sau.

Bắt đầu

a) Giờ chào cờ của trường em bắt đầu lúc 7 giờ 15 phút và kết thúc lúc 7 giờ 30 phút.

Vậy giờ chào cờ của trường em kéo dài ...... phút.

Kết thúc

Bắt đầu

b) Tiết hoạt động trải nghiệm của lớp em bắt đầu lúc 9 giờ và kết thúc lúc 9 giờ rưỡi.

Vậy tiết hoạt động trải nghiệm kéo dài ....... phút.

Kết thúc

6. Cô giáo có 25 quyển vở. Cô chia đều cho mỗi bạn 5 quyển. Hỏi có bao nhiêu bạn được cô chia vở?

Trả lời: Có ...... bạn được cô chia vở.

7. Mẹ mua 3 chục quả trứng để làm bánh. Mẹ đã sử dụng hết 18 quả trứng. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng?

Trả lời: Mẹ còn lại ...... quả trứng.

8. Số?

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện được phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính.

- Thực hiện cộng nhẩm các số tròn trăm.

- Vận dụng giải bài toán có lời văn.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời (như phần bài học).

2. Đối với học sinh

- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…

- Các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời (như phần bài học).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát múa

- GV dẫn HS vào bài học mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nắm được cách cộng không nhớ trong phạm vi 1000 và biết áp dụng để thực hành.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu phép cộng (không nhớ) dạng có ba chữ số cộng với số có một chữ số

- GV đặt vấn đề: 263 + 4 = ?

- GV yêu cầu HS hình thành số 263 từ bộ ĐDHT, tự suy nghĩ sẽ sử dụng thao tác nào để có kết quả 263 + 4

- GV mời HS thông báo kết quả

- GV nhận xét với thao tác trên ĐDHT, HS đã thực hiện gộp các khối vuông 3 đơn vị và 4 đơn vị trước. Sau đó GV nêu sự cần thiết phải xếp tính dọc khi thực hiện phép tính. (Không thể cứ dùng các thẻ bìa để tìm ra kết quả với các số có nhiều chữ số.)

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

• Đặt tính: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu cộng, kẻ vạch ngang.

• Cộng: Cộng đơn vị với đơn vị. Các chữ số còn lại hạ xuống (tức là làm từ phải sang trái).

  • 3 cộng 4 bằng 7, viết 7.
  • Hạ 6, viết 6.
  • Hạ 2, viết 2

263 + 4 = 267

- GV so sánh với kết quả khi thực hiện bằng ĐDHT, khẳng định sự thuận lợi khi thực hiện phép cộng theo cách đặt tính

- GV gọi vài HS nêu lại cách đặt tính và tính

Bước 2: Giới thiệu phép cộng (không nhớ) dạng số có ba chữ số cộng với số có ba chữ số

- GV đặt vấn đề: 213 + 224 = ?. Yêu cầu HS đặt tính rồi tính lên bảng con

- GV yêu cầu HS dùng ĐDHT để kiểm tra kết quả

+ GV cho HS so sánh với kết quả đã làm khi thực hiện tính dọc. (Lưu ý, HS nào làm sai kết quả, GV hướng dẫn để HS tự điều chỉnh)

- GV kết luận: Khi cộng số có ba chữ số với số có ba chữ số ta thực hiện như sau:

• Đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho số đơn vị dưới số đơn vị; số chục dưới số chục; số trăm dưới số trăm.

• Cộng: Cộng từ phải sang trái.

  • 3 cộng 4 bằng 7, viết 7.
  • 1 cộng 2 bằng 3, viết 3.
  • 2 cộng 2 bằng 4, viết 4.

213 + 224 = 437

Bước 3: Thực hành

- GV đọc lần lượt các phép tính cho HS thực hiện trên bảng con

361

417

778

+

361 + 417; 530 + 56; 203 + 6

- GV nhận xét và chỉnh sửa việc đặt vị trí các số đơn vị, số chục, số trăm cùng thẳng cột với nhau

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tính phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu để tính nhẩm, xem trăm là đơn vị đếm.

Như vậy: 600 + 100

+ GV nêu: 6 trăm + 1 trăm = 7 trăm

600 + 100 = 700

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: nhẩm tương tự cho các bài trong SGK.

- GV gọi kiểm tra vrệc tính nhẩm của HS.

* Lưu ý: 10 trăm = 1 nghìn

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS tính các phép tính. Sau đó so sánh với kết quả bạn kế bên.

- GV chữa bài cho HS, sau đó GV nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các bạn.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3

- GV cho HS quan sát, nhận biết ba số liên kết với nhau theo các đường nối sẽ tạo thành sơ đồ tách - gộp: số trên là tổng hai số ngay dướí nó.

Ví dụ: 656 + 100 = 756.

- GV yêu cầu HS cùng hợp tác trong nhóm để hoàn thành bàì tập, lưu ý chỉ tìm được số trên khi biết cả hai số ngay dưới.

- GV sửa bài, mời các nhóm trình bày kết quả và khuyến khích HS nêu lại cách tính.

- GV nhận xét, mở rộng giới thiệu:

+ Vai trò của hàng hải đối với nước ta.

+ Công dụng của các thùng chứa hàng (bài 1, bài 3).

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS:

• Tìm hiểu bài toán: cho gì? hỏi gì?

• Tìm cách giải bài toán

• Giải bài toán vào vở

- GV sửa bài, hỏi để HS nêu được thao tác gộp cả hai tàu để có kiện hàng tất cả

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS trao đổi cách làm trong nhóm để tìm quãng đường từ cảng Sa Kỳ đến cảng Gianh (đi qua cảng Tiên Sa).

- GV mời HS nêu phép tính và câu trả lời

- GV sửa bài, khuyến klúch HS trình bày cách giải quyết vần đề. GV nhận xét phần trình bày và kết luận của HS.

* Đất nước em

- GV giới thiệu về 3 cảng trên:

• Cảng Sa Kỳ là cảng biển và cũng là một trong năm cửa biển của tỉnh Quảng Ngãi. Là cảng đưa đón khách ra đảo Lý Sơn.

• Cảng Tiên Sa là một cảng biển tại thành phố Đà Nẵng.

• Sông Gianh là một biểu trưng địa lí của tỉnh Quảng Binh. Cửa sông có cảng biển gọi là Cảng Gianh.

- GV yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Bình trên bản đồ (SGK trang 114).

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu: Ngoài 3 cảng được nêu trong bài 5, rm hãy tìm thêm tên vài cảng biển khác ở nước ta

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS cả lớp cùng hát múa

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe, thực hiện nhóm đôi

- HS lấy 2 thẻ trăm, 6 thanh chục và 3 khối lập phương rời

+ Sử dụng thao tác gộp 4 khối lập phương với 3 khối lập phương để tính

- HS thông báo kết quả: 263 + 4 = 267

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ cách thực hiện

- HS nêu lại cách đặt tính và tính

- HS thực hiện phép tính lên bảng con

- HS dùng ĐDHT để kiểm tra lại kết quả vừa tính

+ HS nêu kết quả: 213 + 224 = 437

- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức

- HS thực hiện các phép tính ra bảng con:

203

6

209

+

530

56

586

+

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

- HS thực hiện các bài còn lại

- HS đọc kết quả

- HS lắng nghe GV

- HS thực hiện hiện tính (có thể đặt tính rồi tính hoặc tính miệng từng hàng để ra kết quả

- HS lắng nghe

- HS quan sát và nhận biết

- HS các nhóm thảo luận và thực hiện

- HS các nhóm trình ày kết quả

- HS lắng nghe

- HS hoạt động cá nhân hoàn thành toán

Bài giải

Số kiện hàng cả hai tàu chở tất cả:

150 + 223 = 373 (kiện hàng)

Đáp số: 373 kiện hàng.

- HS lắng nghe và trả lời

- HS trao đổi trong nhóm cách làm

- HS nêu phép tính và câu trả lời

134 + 235 = 369

Trả lời: Quãng đường từ cảng Sa Kỳ đến cảng Gianh (đi qua cảng Tiên Sa) dài 369 km.

- HS lắng nghe và trình bày

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS quan sát bản đồ xác định vị trí

- HS về nhà thực hiện

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: PHÉP TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính.

- Thực hiện trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.

- Củng cố quan hệ giữa phép cộng và phép trừ

- Vận dụng giải bài toán có lời văn.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời (như phần bài học).

2. Đối với học sinh

- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…

- Các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời (như phần bài học).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát múa

- GV dẫn HS vào bài học mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nắm được cách trừ không nhớ trong phạm vi 1000 và biết áp dụng để thực hành.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu phép trừ (không nhớ) dạng có ba chữ số trừ số có một chữ số

- GV đặt vấn đề: 267 - 4 = ?

- GV yêu cầu HS hình thành số 267 từ bộ ĐDHT, tự suy nghĩ sẽ sử dụng thao tác nào để có kết quả 267 - 4

- GV nhận xét với thao tác trên ĐDDH, HS đã thực hiện tách 4 khối lập phương từ 7 khối lập phương. Sau đó GV nêu sự cần thiết phải xếp tính dọc khi thực hiện phép tính. (Không thể cứ dùng các thẻ bìa để tìm ra kết quả với các số có nhiều chữ số.)

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

+ Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho số đơn vị dưới số đơn vị, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang.

+ Tính: Trừ đơn vị với đơn vị. Các chữ số còn lại hạ xuống (tức là làm từ phải sang trái).

  • 7 trừ 4 bằng 3, viết 3.
  • Hạ 6, viết 6.
  • Hạ 2, viết 2

267 - 4 = 263

- GV so sánh với kết quả khi thực hiện bằng ĐDHT, khẳng định sự thuận lợi khi thực hiện phép cộng theo cách đặt tính

- GV gọi vài HS nêu lại cách tính

Bước 2: Giới thiệu phép trừ (không nhớ) dạng số có ba chữ số trừ số có ba chữ số

- GV đặt vấn đề: 437 - 224 = ?. Yêu cầu HS đặt tính rồi tính lên bảng con

- GV yêu cầu HS dùng Đ DHT để kiểm tra kết quả

- GV cho HS so sánh với kết quả đã làm khi thực hiện tính dọc. (Lưu ý, HS nào làm sai kết quả, GV hướng dẫn để HS tự điều chỉnh)

- GV kết luận: Khi trừ số có ba chữ số cho số có ba chữ số ta thực hiện như sau:

Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho số đơn vị dưới số đơn vị; số chục dưới số chục; số trăm dưới số trăm.

Trừ: Trừ từ phải sang trái.

  • 7 trừ 4 bằng 3, viết 3.
  • 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
  • 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.

437 - 224 = 213

Bước 3: Thực hành

- GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính trên bảng con

- GV nhận xét và chỉnh sửa việc đặt vị trí các số đơn vị, số chục, số trăm cùng thẳng cột với nhau

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tính phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV yêu cầu HS nhìn vào từng phép tính; sau đó tìm kết quả bằng cách nhẩm (coi chục, trăm là đơn vị đếm).

- GV gọi HS đứng lên và nêu kết quả khi GV đọc phép tính.

Ví dụ: 700 - 300 = ?

350 - 120 = ?

…….

- GV nhận xét kết quả của HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV hướng dẫn HS chọn ba số để viết thành bốn phép tính.

Ví dụ: trong ba số: 200; 100; 300. HS viết các phép tính có liên quan với nhau, đó là:

200 + 100 = 300

100 + 200 = 300

300 - 100 = 200

300 - 200 = 100

- Tương tự, GV yêu cầu HS làm cá nhân phần còn lại, sau đó trao đồi với bạn kế bên.

- GV sửa bài, mời HS trình bày lên bảng lớp

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV hướng dẫn HS quan sát từng cột để tìm số còn thiếu trong ô. GV yêu cầu HS làm cá nhân, sau đó chia sẻ với nhóm đôi.

a) Số đơn vị: 5 + 4 = 9

Số chục: + 3 = 7. Vậy = 4

Số trăm: 7 + = 8. Vậy = 1

b) Số đơn vị: - 1 = 2. Vậy = 3

Số chục: 7 – 5 = . Vậy = 2

Số trăm: 6 - = 2. Vậy = 4

- GV sửa bài, khuyến khích HS nêu lại cách tính. GV nhận xét

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS đọc đề và suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm bốn, chia nhau tính kết quả các phép tính (tìm kết quả phép tính ở các kiện hàng). Sau đó nối với máy bay BT 252 (nối kiện hàng có kết quả 252 với máy bay BT 252).

- GV mời các nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS trao đổi cách làm trong nhóm để tìm núi Bà Đen cao hơn núi Cấm bao nhiêu mét?

- GV mời HS nêu phép tính và câu trả lời

- GV sửa bài, khuyến klúch HS trình bày cách giải quyết vần đề. GV nhận xét phần trình bày và kết luận của HS.

* Đất nước em

- GV giới thiệu về núi Bà Đen ở Tây Ninh và núi Cấm ở An Giang.

- GV yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Tây Ninh và tỉnh An Giang trên bản đồ (SGK trang 114).

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS cả lớp cùng hát múa

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

- HS lấy 2 thẻ trăm, 6 thanh chục và 7 khối lập phương rời

+ Sử dụng thao tác tách 4 khối lập phương từ khối lập phương để tính

+ HS thông báo kết quả: 267 - 4 = 263

- HS lắng nghe GV nhận xét

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ cách thực hiện

- HS nêu lại cách tính

- HS thực hiện phép tính lên bảng con

- HS dùng ĐDHT để kiểm tra lại kết quả vừa tính

+ HS nêu kết quả: 437 - 224 = 213

- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức

- HS thực hiện các phép tính ra bảng con

- HS lắng nghe

- HS thực hiện tính nhẩm các phép tính

- HS đọc kết quả

+ HS nêu: 7 trăm trừ 3 trăm bằng 4 trăm

+ HS nêu: 35 chục trừ 12 chục bằng 23 chục, tức là 230.

- HS lắng nghe GV

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

- HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn

- HS trình bày kết quả

400 + 600 = 1000

600 + 400 = 1000

1000 - 400 = 600

1000 - 600 = 400

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh

- HS viết 9 vào ô

+ HS tính nhẩm

745

134

879

+

+ Kết quả:

- HS tính nhẩm

+ HS nhẩm

673

451

222

-

+ Kết quả:

- HS lắng nghe GV sửa bài và nhận xét

- HS đọc đề và suy nghĩ

- HS thực hiện các phép tính trên các kiện hàng và nói với máy bay BT 252

- HS các nhóm trình bày kết quả và lắng nghe GV nhận xét.

- HS thảo luận nhóm làm bài

- HS nêu phép tính và câu trả lời:

986 – 705 = 281

Trả lời: Núi Bà Đen cao hơn núi Cấm 281 m.

- HS lắng nghe GV sửa bài và nhận xét

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS xác định trên bản đồ

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: NẶNG HƠN, NHẸ HƠN

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để nhận biết nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật thông thường.

- Cảm nhận được độ nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật bằng các giác quan.

- Biết cách so sánh các vật nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau từ hình ảnh bập bênh.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Chuẩn bị một số dụng cụ bập bênh và một số đồ vật để so sánh (dùng cho bài 2)

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để nhận biết nặng hơn, nhẹ hơn hay bằng nhau giữa hai vật thông thường.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu “nặng hơn”, “nhẹ hơn” hay “nặng bằng nhau” giữa hai vật

a) Tạo tình huống nhu cầu xuất hiện việc so sánh giữa hai vật

- GV tạo tình huống để HS xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau.

+ GV đưa ra hai vật ví dụ con heo bằng đất và con heo bằng nhựa. Hỏi HS có nhận xét gi về hai vật này?

+ GV đưa ra hai vật khác: ví dụ quả bóng và bong bóng. GV hỏi HS có nhận xét gì về hai vật này?

+ GV kết luận: Vậy nhìn vào hai vật, ta có thể so sánh, biết vật nào nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau hay không?

b) Giới thiệu “nặng hơn”, “nhẹ hơn” hay “nặng bằng nhau”

* Nhận biết “nặng”, “nhẹ” qua việc nâng các đồ vật trên hai tay

- GV cho HS nhóm đôi thực hiện bằng hình thức đố nhau (SGK).

Ví dụ: Hộp bút nặng hơn cây thước.

Cây bút chì nhẹ hơn quyển sách Toán.

Hai cây bút nặng bằng nhau.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong phần Bài học, dùng các từ nặng hơn, nhẹ hơn, nặng bằng nhau để so sánh khối lượng các đối tượng theo mẫu câu:

+ Giỏ màu đỏ .?. giỏ màu xanh. Vì sao em biết?

+ Giỏ màu xanh .?. giỏ màu đỏ. Vì sao em biết?

+ Hai bạn đang ngồi hên bập bênh. Hai bạn đó nặng như thế nào? Vì sao em biết?

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách so sánh các vật nặng hơn, nhẹ hơn hay bằng nhau

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi nhóm đôi.

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả so sánh và khuyến khích HS giải thích.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dùng mắt để cảm nhận độ nặng, nhẹ của các vật; sau đó HS trao đổi nhóm đôi.

- Sau khi làm xong, GV cho HS di chuyển đến góc học tập để cảm nhận độ nặng, nhẹ của các vật bằng tay và điều chỉnh bài làm của mình.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3

- GV cho các nhóm thảo luận để biết hộp nào nặng nhất. Gợi ý HS dựa vào các khối vuông trong mỗi bập bênh để so sánh.

- GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày ý kiến cá nhân.

- GV nhận xét phần trình bày của HS

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS nâng hai vạt nào đó ở hai tay để biết vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS nhận xét:

+ Cái bằng đất, cái bằng nhựa; con heo bằng đất đẹp hơn con heo bằng nhựa; con heo bằng đất nặng hơn con heo bằng nhựa; .... do cầm lên nên rút ra được nhận xét.

+ Quả bỏng lăn dưới đất, bong bóng bay trên trời; bong bóng nhẹ hơn quả bóng; ... do nhìn thấy nên rút ra được nhận xét.

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS quan sát và so sánh:

+ Giỏ màu đỏ nặng hơn giỏ màu xanh. Vì có nhiều đồ trong giỏ

+ Giỏ màu xanh nhẹ hơn giỏ màu đỏ. Vì không có đồ trong giỏ

+ Hai bạn nặng bằng nhau. Vì do cái bệp bênh nằm ngang bằng nhau.

- HS làm bài cá nhân

- HS đọc kết quả:

a) Bạn gái nặng hơn bạn trai (hay: Bạn trai nhẹ hơn bạn gái).

Vì bệp bênh nghiêng về phía bạn gái

b) Bạn trai năng hơn bạn gái (hay: Bạn gái nhẹ ơn bạn trai).

Vì bệp bênh nghiêng về phía bạn trai

c) Hai bạn nặng bằng nhau.

Vì bập bênh thăng bằng.

- HS lắng nghe

- HS cảm nhận bằng mắt và trao đổi với bạn bên cạnh:

+ Bong bóng bay nhẹ hơn quả dưa hấu.

+ Hai chú gấu bông nặng bằng nhau.

+ Quả bóng nặng hơn quả cầu lông.

+ Cái búa nặng hơn cuộn giấy.

- HS cảm nhận bằng tay và điều chỉnh bài làm của mình

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm bốn để nhận biết

- HS trình bày:

Ví dụ:

+ HS 1 nêu: Hộp thứ nhất nặng bằng 3 khối;

Hộp thứ hai nặng bằng 5 khối;

Hộp thứ ba nặng bằng 4 khối.

Vậy hộp thứ hai nặng nhất.

+ HS 2 nêu: Hộp nào nặng nhất sẽ có nhiều khối vuông nhất. Vậy hộp thứ hai nặng nhất.

+ HS 3 nêu: 5 khối vuông nặng hơn 4 khối vuông và nặng hơn 3 khối vuông. Mà hộp thứ hai nặng bằng 5 khối vuông nên hộp thứ hai nặng nhất.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: KI – LÔ - GAM

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam; tên gọi, kí hiệu.

- Làm quen với một số loại cân, quả cân và cách cân.

- Cảm nhận được độ lớn của 1 kg (mức độ nặng, nhẹ).

- Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn so với 1 kg.

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam.

- GQVĐ đơn giản liên quan đến đo khối lượng.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Cân đĩa, cân đồng hồ, cân sức khỏe và các quả cân 1kg; 2kg; 5kg

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con…

- Một số đồ vật: hộp sữa, bình nước,….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam, dụng cụ do khối lượng và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng (ki-lô-gam) và dụng cụ đo khối lượng (các loại cân)

a) Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn

- GV tạo tình huống: Cho HS xác định vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn.

- Yêu cầu HS cầm hai vật để xác định cái nào nặng hơn? Cái nào nhẹ hơn?

+ Hộp bút và quyền sách;

+ Hai cái cặp của hai bạn bất kì trong lớp.

- GV đưa vào tình huống: Hai cái cặp giống nhau, khó phân biệt cặp nào nặng hơn, cặp nào nhẹ hơn. Vậy để biết mỗi vật nặng bao nhiêu chúng ta phải cân vật đó. Ta cần đến một đơn vị đo khối lượng. Đó là đơn vị ki-lô-gam.

b) Giới thiệu đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam

- GV giới thiệu tên gọi: ki-lô-gam.

Ki-lô-gam là một đơn vị đo khối lượng (cả thế giới đều dùng).

- GV giới thiệu kí hiệu: ki-lô-gam viết tắt là kg, đọc là ki-lô-gam. Cho hai HS nhìn vào SGK đọc phần bài học trong khung.

Bài 1:

- GV cho HS viết và đọc trên bảng có nền kẻ ô:

- Độ lớn:

GV yêu cầu HS nâng quả cân 1 kg trên một bàn tay và một bàn tay còn lại nâng một hộp sữa (binh nước,...) để cảm nhận độ lớn của 1 ki-lô-gam.

Bước 2: Giới thiệu cái cân, quả cân và cách cân

a) GV giới thiệu cách cân đối với từng loại cân

- Cân đồng hồ (cân có mặt đồng hồ): Đặt vật cần cân lên đĩa cân; nhìn kim đồng hồ để xác định khối lượng cùa vật đó.

- Cân đĩa (cân có 2 đĩa cân): Đặt vật cần cân vào một đĩa; đĩa còn lại đật quả cân. Khi cân thăng bằng (kim giữa 2 đĩa cân nằm tại vạch chính giữa); cộng tất cả khối lượng trên các quả cân ta sẽ xác định được khối lượng cùa vật cần cân.

b) Thực hành đo

Bài 2:

- GV cho HS nhìn hình vẽ trong SGK để xác định khối lượng của mỗi vật theo đơn vị ki-lô-gam

- GV yêu cầu HS nêu kết quả.

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại kiến thức đã học về đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam và dụng cụ do khối lượng

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV gợi ý cho HS nhìn hình vẽ trong SGK để xác định quả nào nặng hơn hay nhẹ hơn so với 1 kg?

+ Hình thứ 1: Cho thấy đĩa cân bị lệch về phía quả đu đủ như vậy quà đu đủ nặng hơn 1 kg.

+ Hình thứ 2: Cho thấy đĩa cân bị lệch về quả cân 1 kg như vậy quả xoài nhẹ hơn 1 kg.

- GV mời HS đọc kết quả, khuyến khích HS giải thích cách chọn câu nào đúng, càu nào sai?

- GV nhận xét kết quả của HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và thực hiện các phép tính còn lại theo mẫu (có kèm theo đơn vị đo ki-lô-gam đã học)

- GV sửa bài, gọi 2 HS đọc kết quả và nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

a) – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân; sau đó trao đổi nhóm đôi.

- GV sửa bài, mời HS trình bày kết quả và khuyến klúch HS trình bày cách làm.

Vi dụ:

+ Hai đĩa cân đang ở vị trí thăng bằng.

Như vậy: 2 kg + con gà = 5 kg.

Nên con gà nặng 5 kg - 2 kg = 3 kg.

+ Hai đĩa cân thăng bằng. Nếu thay quả cân 5 kg bằng quả cân 2 kg và quả cân 3 kg thì hai đĩa cân sẽ có:

2 kg + 3 kg = 2 kg + con gà.

Cùng bớt quả cân 2 kg thì sẽ cho biết con gà nặng 3 kg.

- GV rút ra kết luận và chọn phép tính đúng:

5 - 2 = 3.

Trả lời: Con gà nặng 3 kg.

b) – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân; sau đó trao đổi nhóm đôi.

- GV sửa bài, mời HS trình bày két quả và khuyến khích HS diễn đạt cách làm.

Ví dụ:

+ Trước tiên xác định con mèo nặng mấy ki-lô-gam? (2 kg)

+ Con chó nói: “Tớ nặng hơn cậu 3 kg”. Vậy con chó nặng: 2 kg + 3 kg = 5 kg.

+ Phép tính: 2 + 3 = 5.

+ Trả lời: Con chó nặng 5 kg.

- GV nhận xét và kết luận.

C. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV tổng kết một số nội dung:

+ Các vật xung quanh ta có vật nặng, vật nhẹ.

+ Để biết chính xác vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn hay nặng bằng nhau, người ta phải cân. Cân còn giúp ta biết vật đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam.

+ Ki-lô-gam là một đơn vị đo khối lượng.

+ Tính trung thực khi sử dụng cân.

* Hoạt động thực tế

- GV: Khi soạn cặp đi học, các em cân lại chiếc cặp của mình để khi vào lớp trao đổi với các bạn cùng tổ xem cặp mỗi bạn nặng bao nhiêu ki-lô-gam, từ đó xác định được bạn nào mang cặp nhẹ nhất, cặp bạn nào nặng nhất.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS cầm các vật để xác định

- HS đọc: ki-lô-gam (nhiều lần).

- HS lắng nghe, đọc phần đóng khung

- HS viết và đọc

- HS thực hiện để cảm nhận độ lớn của 1 ki-lô-gam

- HS lắng nghe và nghi nhớ cách cân

- HS quan sát hình vẽ, xác định khối lượng mỗi vật

- HS nêu kết quả:

Chai nước 1 lít nặng 1 kg. Xô gạo nặng 5 kg. Cái cặp nặng 3 kg; 3 quyển sách và 4 hộp sữa nặng 3 kg; Bạn An nặng 30 kg.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV gợi ý và thực hiện

- HS đọc kết quả:

a) Sai - Vì đĩa cân bị lệch về phía quả đu đủ.

b) Đúng - Vì đĩa cân bị lệch về phía quả cân 1 kg.

c) Đúng - Vì quả đu đủ nặng hơn 1 kg, còn quả xoài nhẹ hơn 1 kg.

d) Sai - Vì quả xoài nhẹ hơn 1 kg; quả đu đủ nặng hơn 1 kg.

- HS lắng nghe

- HS quan sát mẫu và thực hiện tính các phép tính

- HS đọc kết quả và lắng nghe GV nhận xét

- HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ nhóm đôi

- HS trình bày kết quả

- HS lắng nghe GV kết luận

- HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ nhóm đôi

- HS trình bày kết quả

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 1000

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 1000.

- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, tên gọi các thành phần trong phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.

- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).

- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 3 thẻ trăm, 11 thẻ chục và 14 khối lập phương

2. Đối với học sinh

- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…

- 2 thẻ trăm, 5 thẻ chục và 10 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Tìm bạn”

- GV cho HS viết số vào bảng con (mỗi em tự chọn một số bất kì từ 1 đến 9).

- GV cho HS tìm bạn để hai số cộng lại bằng 14.

Hai bạn nào tìm được nhau sớm nhất thì thắng cuộc.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nắm được biện pháp cộng có nhớ trong phạm vi 1000 và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Xây dựng biện pháp cộng có nhớ trong phạm vi 1000

- GV phổ biến nhiệm vụ:

+ Áp dụng cách đặt tính đã học, thực hiện các phép tính 229 + 5 và 254 + 163.

+ Giải thích “nhớ 1 ”, “thêm 1”.

- GV sử dụng phương pháp các mảnh ghép, cho HS thảo luận nhóm đôi, mỗi nhóm thực hiện một phép tính, sau đó chia sẻ cùng nhau.

- GV mời HS trình bày trước lớp, các em có thể giải thích bằng các cách khác nhau.

+ Dùng các thẻ trăm, thẻ chục và các khối lập phương để hỗ trợ.

+ Giải thích trên phép tính (dọc) đã thực hiện.

* GV giới thiệu biện pháp tính

Để thực hiện phép cộng 229 + 5 ta có thể làm như sau: (GV vừa nói và vừa viết)

• Đặt tính: viết số 229 rồi viết số 5 sao cho các chữ số đơn vị thẳng cột với nhau, viết dấu cộng, kẻ vạch ngang.

• Tính từ phải sang trái

5 cộng 9 bằng 14, viết 4, nhớ 1.

2 thêm 1 bằng 3, viết 3.

Hạ 2, viết 2.

Vậy 229 + 5= 234.

229

5

234

+

+ GV giải thích tại sao lại “nhớ 1” trong quá trình tính.

- GV gọi vài HS nêu lại cách thực hiên phép cộng như trên.

- Kiểm tra

+ GV cho cả lớp cùng đếm theo trăm, chục trên các khối lập phương và đếm tiếp các khối lập phương rời để khẳng định kết quả đúng.

- Với phép tính 254 + 163, GV hướng dẫn HS có thể thực hiện theo trình tự:

+ Đặt tính rồi tính.

+ Dùng ĐDHT kiểm chứng kết quả.

Bước 2: Thực hành

- GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện trên bảng con

- GV sửa bài và nhận xét

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách cộng có nhớ trong phạm vi 1000

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu bài, nhận biết:

+ Yêu cầu của bài là gì?

+ Thực hiện thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV sửa bài, gọi HS trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm, khuyến khích HS nói: “Tổng của số hạng …. và …. bằng …. ”

- GV nhận xét kết quả của HS

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu bài, nhận biết:

+ Yêu cầu của bài là gì?

+ Tìm thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích cách làm (dựa vào cấu tạo thập phân của số).

Ví dụ: 500 + 20 + 6 = 526 (đó là số gồm 5 trăm, 2 chục và 6 đơn vị: 526)

- GV nhận xét, tổng kết

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài

- GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày kết quả và khuyến khích HS giải thích (theo ý nghĩ cấu tạo thập phân của số)

Ví dụ: số 738 gồm 7 trăm, 3 chục và 8 đơn vị)

……

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có kết quả chính xác

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Yêu cầu của bài là gì?

+ Tính thế nào?

- GV lưu ý HS, để thuận tiện khi tính toán, luôn ưu tiên các kết quả là số tròn trăm, tròn chục

Ví dụ: Khi tính tổng 632 + 118 + 247, hai số hạng nào có tổng các đơn vị là số tròn chục?

Ta sẽ tính tổng của hai số hạng này trước rồi cộng tiếp với số hạng còn lại.

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân làm bài trên bảng con

- GV sửa bài, gọi 2 HS trình bày phép tính trên bảng lớp và khuyến khích HS giải thích (tính tổng của hai số hạng nào trước, tại sao chọn như vậy)

- GV nhận xét, tuyên dương HS tính kết quả chính xác

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.

- GV sửa bài, mời các nhóm trình bày kết quả và khuyến khích HS giải thích cách làm.

+ GV lưu ý: HS có thể lấy kết quả của câu a cộng với số trứng của gà xám để tính kết quả câu b.

- GV nhận xét kết quả của các nhóm

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT6

- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận theo phương pháp các mảnh ghép: nhóm lẻ thực hiện câu a, nhóm chẵn thực hiện câu b.

- GV yêu cầu HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm.

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ kết quả trong nhóm.

- Sau khi chia sẻ, GV mời các nhóm HS trình bày: khuyến khích HS giải thích vì sao chọn phép tính như vậy.

- GV nhận xét kết quả

* Thử thách

- GV giới thiệu sơ lược: Quá trình sinh trưởng của con gà

- GV cho HS (nhóm 4) tìm hiểu bài, nhận biết:

1 con gà mái cân nặng bằng 2 con gà giò.

1 con gà trống cân nặng bằng 3 con gà giò.

Cả 3 con gà: 1 con gà trống, 1 con gà mái và 1 con gà giò nặng 6 kg.

+ Tìm thế nào? (thay số gà trống và gà mái bằng số gà giò tương đương)

- GV sửa bài, mời HS trình bày kết quả và giải thích

- Sau khi sửa bài, GV cho HS nói vài đặc điểm về hình dáng bên ngoài của gà trống, gà mái.

C. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học

Cách tiến hành:

- GV đọc phép tính:

224 + 192; 338 + 439; ….

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS viết số bất kì từ 1 đến 9 vào bảng con

- HS tìm bạn

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe GV phổ biến nhiệm vụ

- HS thực hiện theo nhóm đôi thực hiện phép tính và chia sẻ.

- HS trình bày và giải thích cách thực hiện

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ

- HS nêu lại

- HS cả lớp cùng thực hiện

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện phép tính 254 + 163

- HS thực hiện phép tính trên bảng con

- HS lắng nghe

- HS nhận biết:

+ Yêu cầu: số?

+ Thực hiện phép cộng để tìm tổng

- HS thực hiện cá nhân

- HS trình bày và giải thích

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, nhận biết

+ Yêu cầu: Số?

+ Tính tổng hoặc viết số theo tổng các trăm, các chục và các đơn vị.

- HS làm bài cá nhân

- HS đọc kết quả và giải thích

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm đôi, điền dấu thích hợp.

- HS các nhóm trình bày kết quả và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu của bài: Tính

- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn

- HS thực hiện tính trên bảng con

- HS lên bảng thực hiện phép tính

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu:

+ Tranh vẽ có 3 con gà, mỗi con gà có gắn một số, đó là số trứng của mình

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS có thể thực hiện như sau:

a) Tổng số trứng của gà nâu và gà trắng là thực biện phép tính cộng với hai số hạng chính là số trứng của hai con gà nâu và trắng.

b) Tổng số trứng của ba con gà là thực hiện phép tính cộng với ba số hạng là số trứng của cả ba con gà.

- HS các nhóm trình bày kết quả và giải thích

- HS lắng nghe

- HS đọc câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm: giải bài toán.

- HS thực hiện cá nhân sau đó chia sẻ trong nhóm.

- HS các nhóm trình bày và giải thích

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS tìm hiểu và nhận biết

- HS trình bày:

Gà giò Gà mái Gà trống

6 con gà giò cân nặng 6 kg

Như vậy, 1 con gà giò cân nặng 1kg;

1 con gà mái cân nặng 2kg;

1 con gà trống nặng 3kg.

Cả 3 con cân nặng 6 kg, vì 5 kg + 1 kg = 6kg

- HS thực hiện trên bảng con

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 1000

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000.

- Củng cố ý nghĩa của phép trừ, tên gọi các thành phần trong phép trừ, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép trừ.

- Bước đầu biết nhận xét (kiểm tra) các bài toán và sửa lại (nếu bài toán sai).

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 3 thẻ trăm, 11 thẻ chục và 14 khối lập phương

2. Đối với học sinh

- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…

- 2 thẻ trăm, 5 thẻ chục và 10 khối lập phương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”

- GV viết một phép tính cộng lên bảng lớp. (Không nhớ hoặc có nhớ 1 lần.)

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nắm được biện pháp trừ có nhớ trong phạm vi 1000 và áp dụng thực hành

Cách tiến hành:

Bước 1: Xây dựng biện pháp trừ có nhớ trong phạm vi 1000

- GV phổ biến nhiệm vụ:

+ Áp dụng cách đặt tính đã học, thực hiện các phép tính 234 - 5 và 417 - 163.

+ Giải thích “nhớ 1 ”, “thêm 1”.

- GV sử dụng phương pháp các mảnh ghép, cho HS thảo luận nhóm đôi, mỗi nhóm thực hiện một phép tính, sau đó chia sẻ cùng nhau.

- GV mời HS trình bày trước lớp, các em có thể giải thích bằng các cách khác nhau.

+ Dùng các thẻ trăm, thẻ chục và các khối lập phương để hỗ trợ.

+ Giải thích trên phép tính (dọc) đã thực hiện.

* GV giới thiệu biện pháp tính

Để thực hiện phép cộng 234 - 5 ta có thể làm như sau: (GV vừa nói và vừa viết)

• Đặt tính: viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các số dơn vị thẳng cột với nhau, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang

• Tính từ phải sang trái

4 không trừ được 5, lấy 14 trừ 5 bằng 9, viết 9 nhớ 1.

3 trừ 1 bằng 2, viết 2.

Hạ 2, viết 2.

Vậy 234 - 5 = 229.

234

5

229

-

- GV gọi vài HS nêu lại cách thực hiện phép trừ như trên.

- Kiểm tra

+ GV cho cả lớp cùng đếm theo trăm, chục trên các khối lập phương và đếm tiếp các khối lập phương rời để khẳng định kết quả đúng.

+ GV giải thích tại sao “bớt 1” ở số bị trừ trong bước tiếp theo sau khi “mượn” trong quá trình tính

- Với phép tính 417 - 163, GV hướng dẫn HS có thể thực hiện theo trình tự:

+ Đặt tính rồi tính.

+ Dùng ĐDHT kiểm chứng kết quả.

Bước 2: Thực hành

- GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện trên bảng con

- GV sửa bài và nhận xét

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách trừ có nhớ trong phạm vi 1000

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu bài, nhận biết:

+ Quan sát tranh em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài

- GV sửa bài, gọi HS trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm,

- GV mở rộng: Trên đây là khối lượng trung bình thường gặp của bò sữa, trâu, heo và bò vàng

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV đặt câu hỏi cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết:

+ Yêu cầu của bài là gì?

+ Tìm thế nào?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy

- GV lưu ý HS: dựa vào cách gộp hoặc tách để kiểm tra kết quả.

Ví dụ: 500 – 150 – 250 = 100

Nên 150 + 250 + 100 = 500

- GV nhận xét, tổng kết

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3

- GV cho HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm bốn

- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả và khuyến khích HS nói cách làm

- GV nhận xét kết quả của HS

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV sửa bài, mời nhiều HS trình bày bài giải, có giải thích cách làm: tại sao chọn phép tính đó?

- GV nhận xét kết quả của HS

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi thảo luận và thực hiện rồi nói kết quả

- GV sửa bài, mời các nhóm trình bày kết quả và giải thích bằng cách theo tác trên bảng

- GV nhận xét kết quả của các nhóm

* Vui học

- GV cho HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Sửa bài: GV mời nhiều HS trình bày bài giải (có giải thích cách làm: tại sao chọn phép tính đó?).

- GV nhận xét

* Thử thách

- GV cho HS (nhóm bốn) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài.

+ Tìm thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận (nhóm bốn) và thực hiện

- GV sửa bài mời HS trình bày kết quả và giải thích

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- Dựa vào phép tính trên, HS viết một phép tính trừ vào bảng con.

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe GV phổ biến nhiệm vụ

- HS thực hiện theo nhóm đôi thực hiện phép tính và chia sẻ.

- HS trình bày và giải thích cách thực hiện

- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ

- HS nêu lại

- HS cả lớp cùng thực hiện

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện phép tính 417 - 163

- HS thực hiện phép tính trên bảng con

- HS lắng nghe

- HS nhận biết:

+ Hình vẽ: có 4 con vật, tren mỗi con vật co gắn một phép tính trừ với các số đo khối lượng.

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS có thể thực hiện như sau:

a) Tìm hiểu, nhận biết: kết quả phép tính gắn trên con vật chính là khối lượng của con vật đó.

Ví dụ: 630 kg - 150 kg = 480 kg; con bò sữa nặng 480 kg.

b) Con vật nặng nhất số lớn nhất Con vật nhẹ nhất số bé nhất

- HS trình bày và giải thích

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, nhận biết

+ Yêu cầu: Số?

+ Tổng 3 số cạnh nhau trong cùng hàng đều bằng 500

- HS thảo luận thực hiện

- HS đọc kết quả và giải thích

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận tìm cách làm: bớt 15

- HS làm bài cá nhân và chia sẻ

- HS đọc kết quả

- HS lắng nghe

- HS đọc bài và xác định việc cần làm: Giải bài toán

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày bài giải:

Số ki-lô-gam xoài cát gia đình bà Ba đã thu hoạch được là:

965 – 375 = 590 (kg)

Đáp số: 590 kg xoài cát

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu nhận biết yêu cầu: kiểm tra đúng – sai, sửa.

- HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện

- HS trình bày:

471

309

770

+

a) Sai: vì 1 cộng 9 bằng 10.

Viết 0 nhớ 1, nhưng bạn không nhớ 1 chục

1

471

309

780

+

Sửa lại:

b) Đặt tính sai

c) Phép trừ nhưng lại thực hiện phép tính cộng

- HS lắng nghe

- HS đọc bài và xác định việc cần làm: Giải bài toán

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày kết quả và giải thích

192 - 105 = 87

Con lợn nặng 87 kg

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhận biết yêu cầu: Chữ số?

+ Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ hoặc sơ đồ tách – gộp số để tìm số thích hợp thay cho dấu ?

- HS thảo luận thực hiện

- HS trình bày kết quả

a) 6 cộng 1 bằng 7, viết 7.

0 không trừ được 5, mượn 1 chục, 10 trừ 5 bằng 5, viết 5.

Vậy 5 cộng 5 bằng 10, viết 0 nhớ 1.

4 thêm 1 bằng 5, 5 cộng 3 bằng 8, viết 8.

Kiểm tra:

- Cách 1: Đổi chỗ các số hạng (351 + 456 = 807).

- Cách 2: Chuyển thành phép tính trừ (807 - 456 = 351 hoặc 807 - 351 = 456).

…….

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: TIỀN VIỆT NAM

(1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được đơn vị tiền tệ của Việt Nam là đồng.

- Nhận biết được một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1 000 đồng (100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1000 đồng).

- Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.

- Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: có trách nhiệm với gia đình (ý thức tiết kiệm tiền bạc), trung thực (thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình).

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Một số tờ giấy bạc loại 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1 000 đồng và một số thẻ từ ghi 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1 000 đồng.

2. Đối với học sinh

- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…

- Một số tờ giấy bạc loại 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1 000 đồng và một số thẻ từ ghi 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1 000 đồng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị tiền Việt Nam và các tờ tiền Việt Nam trong phạm vi 1000 đồng

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng

a) Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện tiền Việt Nam

Trong cuộc vận động đóng góp ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gia đình các em đã có những tham gia nào để ủng hộ đất nước mình? (đóng góp gạo cho hệ thống ATM; đóng góp nước suối, đồ ăn cho các y bác sĩ ở các bệnh viện dã chiến; tham gia hội từ thiện;...) Nếu nhà xa, hoặc chúng ta không thể tham gia đóng góp gạo, nước, đồ ăn, ... thì chúng ta sẽ tham gia đóng góp ủng hộ bằng cách nào? (đóng góp tiền trực tiếp; hoặc gửi qua tin nhắn điện thoại, ví dụ: soạn CV n gửi 1407- trong đó n là số lần ủng hộ 20 nghìn đồng).

Vậy chúng ta có thể dùng tiền để mua bán, trao đổi, ủng hộ ,...

b) Giới thiệu đơn vị tiền Việt Nam

- GV giới thiệu “đồng” là đơn vị của tiền Việt Nam. Trên các phiếu ngân hàng thường ghi VNĐ (đọc là Việt Nam đồng; hiểu đơn vị tiền Việt Nam là đồng).

Bước 2: Giới thiệu các tờ tiền Việt Nam trong phạm vi 1000 đồng

- GV cho HS quan sát từng tờ tiền và yêu cầu HS nêu giá trị mỗi tờ tiền

  • Tờ 100 đồng: Vì sao em biết đó là tờ tiền có ghi 100 đồng?

GV chọn lọc, giới thiệu cho HS biết thêm về tờ giấy bạc 100 đồng trong các nội dung sau:

Mệnh giá

Màu chủ đạo

Miêu tả

Mặt trước

Mặt sau

Loại giấy

100 đ

Đỏ nâu

Quốc huy

Chùa Phổ Minh

Cotton

  • GV tiến hành tương tự với các tờ tiền 200 đồng; 500 đồng; 1000 đồng

Mệnh giá

Màu chủ đạo

Miêu tả

Mặt trước

Mặt sau

Loại giấy

200 đ

Đỏ nâu

Hình chủ tịch Hồ Chí Minh

Sản xuất nông nghiệp

Cotton

500 đ

Đỏ cánh sen

Hình chủ tịch Hồ Chí Minh

Phong cảnh sảng Hải Phòng

Cotton

1000 đ

Màu xanh vàng

Hình chủ tịch Hồ Chí Minh

Cảnh khai thác gỗ

Cotton

Bước 3: Thực hành

Bài 1: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự quan sát lại một số tờ tiền đã được GV phát trong nhóm. Sau đó nói cho nhau nghe:

a) Mỗi tờ tiền có giá trị bao nhiêu đồng?

b) Nói về màu sắc và hình ảnh trên mỗi tờ tiền.

- GV sửa bài, mời HS nêu lại cho cả lớp cùng nghe.

- GV nhận xét, tổng kết

Bài 2: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS sắp xếp các tờ tiền theo giá trị từ lớn đến bé

- GV sửa bài, mời các nhóm trình bày kết quả đã sắp xếp

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm sắp xếp chính xác

B. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài

Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS ý thức khi sử dụng tiền:

+ Giữ gìn tiền cẩn thận.

+ Rửa tay sau khi tiếp xúc với tiền.

+ Tiết kiệm.

+ Trung thực.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

- HS lắng nghe, trả lời các câu hỏi của GV

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS quan sát và trả lời:

+ Mặt trước mặt sau có ghi chữ Một trăm đồng và số 100

+ HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS làm việc cá nhân, quan sát tò tienf và nói cho nhau nghe

- HS nêu lại

- HS lắng nghe GV

- HS chia sẻ trong nhóm để các bạn cùng tham gia sắp xếp

- HS trình bày

- HS lắng nghe

- HS đọc và xác định

- HS lắng nghe GV nhắc nhở và ghi nhớ

- HS lắng nghe

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập về số và phép tính:

+ Viết số theo cấu tạo thập phân của số: viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

+ So sánh, sắp thứ tự các số.

+ Thực hiện các phép tính cộng, trừ.

+ Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm thành phần trong phép cộng.

+ Giải quyết vấn đề đơn giản.

- Ôn tập về đo lường:

+ Khối lượng: ki-lô-gam.

+ Độ dài: mét.

- Sử dụng các thuật ngữ: có thề, chắc chắn, không thể để diễn đạt tình huống.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Hình vẽ bài thử thách

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?

- GV: Viết hai số lên bảng. (Lưu ý: chọn số khi tính toán có nhớ không quá 1 lần.)

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.

- GV mời HS trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV đọc lần lượt từng phép tính, yêu cầu HS thực hiện trên bảng con

754 – 623 548 – 170

62 + 218 450 - 36

- GV sửa bài, khuyến khích học sinh nói lại cách đặt tính và cách tính

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết:

+ Yêu cầu của bài

+ Tìm thế nào?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi

- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy.

+ GV lưu ý HS kiểm tra lại kết quả

Ví dụ: 150 – 40 – 80 = 30 nên 40 + 30 + 80 = 150

……

- GV nhận xét phần trình bày của HS

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết.

- GV sửa bài, gọi nhiều HS trình bày, khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy, chẳng hạn:

+ có thể (chưa chắc quả còn chui qua được vòng tròn vì nhìn cách ném ...).

+ không thể (chắc chắn quả còn không chui qua được vòng tròn vì quả còn bay thấp quá hoặc cao quá ...).

+ chắc chắn (biết chắc quả còn sẽ chui qua được vòng tròn vì biết người này ném giỏi...).

- GV nhận xét phần trình bày của HS

Nhiệm vụ 5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS xác định cái đã cho và câu hỏi cùa bài toán, xác định việc cần làm

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm: tại sao chọn phép tính đó?)

- GV mở rộng, giới thiệu đôi nét về điệu múa sạp của dân tộc Thái.

Nhiệm vụ 6: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS xác định cái đã cho và câu hỏi cùa bài toán, xác định việc cần làm

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm: tại sao chọn phép tính đó?)

- GV nhận xét

* Thử thách

- GV cho HS tìm hiểu bài:

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài

- GV sửa bài, treo hình lên bảng lớp, khuyến khích các nhóm vừa trả lời vừa thao tác với tranh và ghi phép tính lên bảng lớp.

Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT7

- GV cho HS quan sát bảng, nhận biết: có mấy ngọn hải đăng, tên các ngọn hải đăng và chiều cao của từng ngọn hài đăng.

- GV yêu cầu HS đọc đề, xác định các nhiệm vụ cần làm

- GV yêu cầu HS (nhóm bốn) thảo luận và làm bài.

- GV sửa bài, khuyển khích nhiều nhóm giải thích cách làm.

- GV nhận xét

* Đất nước em

- GV giúp HS xác định vị trí các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu trên bản đồ (SGK trang 14)

- HS: Viết một phép tính (cộng hoặc trừ), gọi tên các thành phần của phép tính.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Bảng số có các cột trăm - chục - đơn vị

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS thảo luận làm bài

- HS trình bày và giải thích

a) Bàn tính thể hiện: 1 trăm, 2 chục và 7 đơn vị. Đội A: 127 bạn.

Đội B: 265 bạn ; Đội C: 174 bạn; Đội D: 261 bạn

b) Viết số thành tổng

127 = 100 + 20 + 7; 265 = 200 + 60 + 5

174 = 100 + 70 + 4; 261 = 200 + 60 + 1

c) Xác định bắt đầu từ số lớn nhất và sắp xếp các số từ lớn đến bé:

265; 261; 174; 127.

d) Thực hiện phép trừ: 265 – 127 = 138

Đội nhiều học sinh nhất hơn đội ít học sinh nhất 138 (bạn)

- HS lắng nghe

- HS thực hiện trên bảng con

- HS trình bày

- HS lắng nghe

- HS thảo luận, nhận biết:

+ Tìm số

+ Tổng 3 số trong cùng một hàng, cùng cột hay cùng hàng chéo đều bằng 150.

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS đọc kết quả và giải thích:

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu của bài: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

- HS trình bày và giải thích.

+ Đây là bài toán mở, HS có thể chọn từ tuỳ theo nhận định của mình với giải thích hợp lí.

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, xác định việc cần làm: giải bài toán

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày và giải thích cách làm:

Số bạn gái trong đội múa sạp là:

22 – 6 = 16 (bạn)

Đáp số : 16 bạn gái

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, xác định việc cần làm: giải bài toán

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày và giải thích cách làm:

Số bạn diễn và khán giả có tất cả là:

128 + 465 = 593 (người)

Đáp số: 593 người

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu:

+ Hình vẽ: có 3 con vật, các quả cân và 3 lần cân.

  • Lần thứ nhất: cân con ngỗng (con ngỗng và 3 kg cân được 10 kg).
  • Lần thứ hai: cân con mèo (con mèo và 3 kg nặng bằng con ngỗng).
  • Lần thứ ba: cân 3 con vật (con ngỗng, con mèo, con chó và 1 kg cân được 40 kg).

+ HS đọc yêu cầu của bài toán.

- HS có thể thực hiện như sau:

+ Tìm cân nặng của con ngỗng.

+ Tìm cân nặng của con mèo.

+ Tìm cân nặng của con chó.

- HS trình bày:

+ Ngỗng + 3 kg = 10 kg

Ngỗng = 10 kg - 3 kg = 7 kg

+ Mèo + 3 kg = 7 kg

Mèo = 7 kg – 3kg = 4 kg

+ Chó + 11 kg = 40 kg

Chó = 40 kg – 11 kg = 29 kg

- HS quan sát và nhận biết

- HS xác định nhiệm vụ cần làm:

a) Sắp xếp số đo chiều cao các ngọn hải đăng (từ cao đến thấp).

b) Ngọn nào cao nhất? Ngọn nào thấp nhất?

c) So sánh chiều cao của ngọn hải đăng cao nhất và thấp nhất để tìm xem cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu mét?

- HS thảo luận và làm bài

- HS trình bày:

a) Ngọn hải đăng: Từ cao đến thấp số đo: Từ lớn đến bé.

Xác định bắt đầu từ số lớn nhất và sắp xếp các số đo từ lớn đến bé:

170 m; 110 m, 102 m; 66 m.

b) Dựa vào dãy số trên, thông báo: ngọn hải đăng Vũng Tàu cao nhất và ngọn hải đăng Mũi Kê Gà thấp nhất.

c) Thực hiện phép trừ: 170 – 66 = 104

Ngọn hải đăng Mũi Kề Gà thấp hơn ngọn hải đăng Vũng Tàu 104 m

- HS xác định tren bản dồ

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: ÔN TẬP CẢ NĂM

(11 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập về số và phép tính: Viết số theo cấu tạo thập phân của số, viết số thành tồng các trăm, chục, đơn vị.

  • Khái quát cách đọc và viết số trong phạm vi 1000.
  • Tia số.
  • Uớc lượng theo nhóm chục.
  • Tính nhầm.
  • Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000.
  • Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ.
  • Củng cố khái niệm phép nhân, phép chia. Thực hiện các phép nhân, phép chia (trong bảng).
  • Giải quyết vấn đề đơn giản.

- Ôn tập về hình học và đo lường: Nhận dạng, gọi tên: điểm, đoạn thẳng, đường gấp khúc, đường thẳng, đường cong, hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.

  • Xếp hình.
  • Tính độ dài đường gấp khúc.
  • Tính toán với các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.
  • Chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
  • Xem giờ, thời điểm, khoảng thời gian.

- Một số yếu tố thống kê và xác suất:

Thu thập, phân loại, kiểm đếm, đọc, nhận xét đơn giản biểu đồ tranh.

Mô tả khả năng xảy ra với các từ: có thể, chắc chắn, không thể.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; sử dụng công cụ và phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 8 khối lập phương, bộ xếp hình, hình vẽ bài 7 (số)

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

- 8 khối lập phương, bộ xếp hình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

ÔN TẬP CÁC SỐ TRỌNG PHẠM VI 1000

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV cho HS hát múa

- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV hướng dẫn mẫu, giúp HS (nhóm đôi) nhận biết thứ tự việc cần làm: đếm theo nhóm (trăm, chục, đơn vị) - viết (viết số vào cột và viết số thành tổng các trăm, các chục và các đơn vị).

Ví dụ:

• Đếm theo cột (3 trăm, 7 chục, 4 đơn vị).

• Điền số vào ô trong bảng (ô ở cột trăm viết số 3, ô ở cột chục viết số 7 ,...).

• Viết số thành tổng các trăm, các chục và các đơn vị (viết vào bảng con).

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm

- Sau khi sửa bài, GV giúp HS khái quát hoá mối quan hệ giữa nghìn, trăm, chục, đơn vị (1 nghìn = 10 trăm, 1 trăm = 10 chục,...).

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận, nhận biết:

• Một bảng: đọc số

Một bảng: viết số.

• Cách làm:

+ Đọc số: đọc các số đã cho ở cột viết số.

+ Viết số: dựa vào cột đọc số để viết số.

- GV yêu cầu HS viết số vào bảng con rồi đọc cho bạn nghe.

- GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày theo nhóm: một HS viết số lên bảng lớp, cả lớp đọc số.

- GV giúp HS khái quát hoá cách đọc và viết các số có ba chữ số.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm.

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm bốn.

- GV sửa bài, gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc một dãy số), GV khuyến khích HS nói cách làm.

- GV mở rộng, hỏi cho HS nhắc lại: Để đếm nhanh, khi nào nên đếm thêm (hoặc đếm bớt) 2, 5 hay 10? Cho ví dụ.

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4

- GV cho HS tìm hiểu, nhận biết: Có 4 lớp gấp hạc giấy, tìm số hạc giấy của mỗi lớp gấp được.

Bài này nên dựa vào đặc điểm chỉ số lượng hạc giấy của từng lớp để tìm số thích hợp.

- GV yêu cầu HS thảo luận (nhó hai) và làm bài.

- GV sửa bài, GV giúp HS giải thích.

Ví dụ:

Lớp 2A - số tròn chục lớn nhất có hai chữ số, là 90.

Lớp 2B - nhiều hơn 2A 5 con hạc, là 95 (90 thêm 5).

Lóp 2C - số liền trước 110, là 109 (110 bớt 1).

Lóp 2D - số liền sau 110, là 111 (110 thêm 1).

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm bốn, hoàn thành bài tập

- GV sửa bài, mời các nhóm trình bày và khuyến khích HS giải thích.

- GV giúp HS khái quát hoá cách so sánh các số có ba chữ số.

+ Có thể giải thích trên hai số cụ thể (ví dụ: 4 trăm < 5 trăm ,...).

+ Có thể giải thích khái quát (ví dụ: số trăm bé hơn thì số bé hơn ,...).

+ Hoặc có thể dựa vào cấu tạo thập phân của số để so sánh (ví dụ: số 378 gồm 3 trăm, 7 chục và 8 đơn vị).

- Sau đó, GV hệ thống lại:

+ So sánh số trăm, số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hon.

+ Số trăm bằng nhau, so sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Số trăm và số chục đều bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Số có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn số có ít chữ sổ.

Ví dụ: số có 3 chữ số lớn hơn số có 2 (hay 1) chữ số.

(cũng có thể dựa vào tìm tổng theo cấu tạo thập phân của số)

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6

- GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài

a) Số: Từ lớn đến bé.

Xác định bắt đầu từ số lớn nhất và sắp xếp các số từ lớn đến bé: 614; 594; 575; 570.

Dựa vào dãy số trên, thông báo: đổi vị trí hộp xanh lá và hộp tím.

b) Số: Từ bé đến lớn.

Xác định bắt đầu từ số bé nhất và sắp xếp các số tù bé đến lớn: 369; 407; 417; 419.

Dựa vào dãy số trên, thông báo: đổi vị trí hộp cam và hộp hồng.

- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao chọn các hộp đó để đổi chỗ.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7

- GV cho HS xem tranh và nhận biết yêu cầu

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách làm và thực hiện rồi nói kết quả

- GV treo hình vẽ trên bảng lớp, mời HS nói trước lớp, vừa nói vừa thao tác trên hình vẽ

- GV sửa bài và nhận xét

- HS cả lớp hát múa

- HS lắng nghe

- HS quan sát mẫu, lắng nghe GV hướng dẫn và nhận biết

- HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ với bạn

- HS trình bày và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhận biết

- HS viết số vào bảng con rồi đọc cho bạn nghe

- HS thực hiện viết và đọc số

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS thảo luận tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10.

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm

- HS đọc kết quả theo nhóm và nói cách làm

- HS nhắc lại:

+ Thêm (hoặc bớt) 2: số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”.

Ví dụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, ...).

+ Thêm (hoặc bớt) 5: Khi có các nhóm 5.

Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh ,...

+ Thêm (hoặc bớt) 10: Khi có các nhóm 10, hoặc khi đếm số chục.

Ví dụ: Mỗi xâu bánh ú có 10 cái,...

Đặc điểm số tròn chục: số có 0 đon vị.

- HS tìm hiểu, nhận biết

- HS thảo luận và làm bài

- HS lắng nghe GV sửa bài

- HS thảo luận điền dấu thich hợp

- HS trình bày kết quả và giải thích

- HS lắng nghe GV khái quát và ghi nhớ

- HS lắng nghe GV hệ thống và ghi nhớ

- HS thảo luận và làm bài

- HS giải thích cách chọn hộp để đổi chỗ

- HS lắng nghe

- HS quan sát trah nhận biêt yêu cầu: ước lượng

- HS thảo luận và thực hiện

- HS nói trước lớp: Có 11 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 quả dâu. Em đếm: 10; 20; 30; 40; 50; ….; 100; 110.

Có khoảng 110 quả dâu

- HS lắng nghe

ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và xác định cái đã cho:

+ Hình A có bao nhiêu bút chì?

+ Hình B có bao nhiêu bút chì?

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và thực hiện

a) Tính tổng

b) Tính hiệu

- GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày phép tính và giải thích cách làm

- GV nhận xét, lưu ý HS: tìm hiệu hai số cũng là tìm xem hai số hơn kém bao nhiêu

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe.

- GV sửa bài, mời một số nhóm đọc kết quả trước lớp

- Sau khi sửa bài, GV giúp HS hệ thống lại cách cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn chục: coi chục, trăm là đơn vị đếm.

Ví dụ: 80 + 20

8 chục + 2 chục = 10 chục

80 + 20= 100.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3

- GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện trên bảng con

- GV sửa bài và nhận xét

- GV đặt câu hỏi để hệ thống hóa

+ Cách đặt tính

+ Cách tính: không nhớ, có nhớ

+ Giới thiệu cách kiểm tra (dùng mối quan hệ cộng, trừ, riêng đối với phép cộng, có thể dùng thêm tính chất giao hoán để kiểm tra

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết:

Thực hiện phép tính cộng để tìm xe, vé có tổng là 555 hay 888 để lên đúng xe.

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính ra bảng con để tìm đúng xe cho các bạn

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả các phép tính và cho biết xe mà các bạn sẽ lên

- GV mở rộng: liên hệ giáo dục HS lịch sự khi tham gia lưu thông bằng các phương tiện giao thông công cộng (lên đúng xe, ngồi đúng chỗ, trên xe không ồn ào, không xả rác ,...).

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, thử lại rồi chia sẻ với bạn.

- GV mời một số HS trình bày, khuyến khích HS gọi tên các thành phần trong phép cộng (phép trừ) rồi nói cách làm.

- GV mở rộng: giúp HS hệ thống lại cách tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ bằng cách vận dụng mối liên hệ cộng, trừ hoặc sơ đồ tách - gộp số.

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Yêu cầu của bài là gì?

+ Tìm thế nào?

GV phân tích mẫu:

80 gồm 50 và 80:

30 + 50 = 80 80 – 50 = 30

50 + 30 = 80 80 – 30 = 50

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi

- GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS giải thích cách làm (tại sao chọn số đó?)

- GV mở rộng: giúp HS hệ thống lại cách tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ (dựa vào mối liên hẹ cộng, trừ hoặc sơ đồ tách – gộp số).

Nhiệm vụ 7: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT7

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Yêu cầu của bài là gì?

+ Tìm thế nào?

GV phân tích mẫu:

36 + 42 + 12 = 90

90 – 42 – 12 = 36

90 – 12 – 36 = 42

90 – 36 – 42 = 12

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi

- GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS giải thích cách làm (tại sao chọn số đó?)

- GV mở rộng: vận dụng mối liên hệ cộng, trừ hay sơ đồ tách – gộp số, giúp HS hệ thống lại cách tìm tổng hay tìm số hạng

Nhiệm vụ 8: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT8

- GV cho HS tìm hiểu xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: giải bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm).

- GV lưu ý HS khi so sánh để tìm xem nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu có một cách làm (thực hiện phép tính trừ), nhưng có hai cách nói:

+ Nhiều hơn (khi so sánh số lớn với số bé).

+ Ít hơn (khi so sánh số bé với số lớn).

Nhiệm vụ 9: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT9

- GV cho HS tìm hiểu bài xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: Giải bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm).

- GV nhận xét phần trình bày của HS

* Đất nước em

Cuộn rơm có dạng khối trụ.

- GV giới thiệu sơ lược: Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Long An trên bản đồ (SGK trang 114).

- HS tìm hiểu bài và xác định: Đếm thêm chục, đếm tiếp số bút lẻ

+ Hình A: 64 bút chì

+ Hình B: 55 bút chì

- HS thực hiện

- HS trình bày phép tính và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS đọc kết quả trước lớp

- HS lắng nghe GV hệ thống và ghi nhớ

- HS thực hiện các phép tính ra bảng con

- HS lắng nghe GV sửa bài

- HS trả lời các câu hỏi của GV

- HS tìm hiểu và nhận biết.

- HS thực hiện các phép tính

- HS đọc kết quả

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS thảo luận nhận biết: tìm số bị che đi ở mỗi phép tính (dựa vào mối liên hệ cộng, trừ hoặc sơ đồ tách - gộp số để tìm thành phần chưa biết của phép tính).

- HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ với bạn

- HS trình bày cách làm, gọi tên các thành phần của phép cộng, phép trừ

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS tìm hiểu, nhận biết:

+ Yêu cầu của bài: Tìm số bị che

+ Lắng nghe GV phân tích mẫu

- HS thảo luận làm bài

- HS trình bày và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, nhận biết:

+ Yêu cầu: Số?

+ Lắng nghe GV phân tích mẫu

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS trình bày và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và xác định

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày bài giải:

Nam hái được ít hơn Hà số quả dâu là:

167 – 125 = 42 (quả)

Đáp số: 42 quả dâu

- HS lắng nghe

- HS đọc bài và xác định

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày bài giải

Số cuộn rơm có ở cả hai thửa ruộng là:

216 + 328 = 544 (cuộn rơm)

Đáp số: 544 cuộn rơm

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe GV giới thiệu và xác định trên bản đồ

ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu, nhận biết:

+ Quan sát hình ảnh, viết tổng các số hạng bằng nhau, tính tổng để tìm số trái thơm có tất cả.

+ Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.

+ Dùng phép nhân viết hai phép chia tương ứng.

Có 3 nhóm, mỗi nhóm 6 trái thơm:

6 + 6 + 6 = 18

Tổng có 3 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 6, 3 lần 6: 3 x 6 = 18.

Viết hai phép chia tương ứng:

18 : 3 = 6 18 : 6 = 3

- GV yêu cầu HS thực hiện các câu a, b trên bảng con.

- GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày cách làm.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết: Yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS đọc cho nhau nghe.

- GV sửa bài, tổ chức cho HS chơi “TÌM BẠN”.

• GV cho HS viết một phép tính nhân (hoặc một phép chia) trong bảng đã học.

• Theo hiệu lệnh của GV (hoặc cho cả lớp hát một bài), HS ghép được một phép nhân với hai phép chia tương ứng.

Nhóm nào ghép được trước nhất thì thắng cuộc.

GV cho nhóm đọc các phép tính trong nhóm mình cho cả lớp nhận xét.

• GV cho HS đọc bảng nhân, chia.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT3

- GV cho HS nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe

- GV sửa bài và nhận xét

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4

- GV cho HS tìm hiểu bài xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: Giải bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm: tại sao chọn phép tính đó?).

- GV nhận xét phần trình bày của HS

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT5

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu “điền dấu phép tính”

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách làm và thực hiện rồi nói kết quả

- GV sửa bài mời HS trình bày cách làm

GV lưu ý để HS nhận biết:

• Nếu kết quả tăng so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ tới phép tính cộng, phép nhân.

• Nếu kết quả giảm so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ tới phép tính trừ, phép chia.

Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT6

- GV yêu cầu nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết:

+ Yêu cầu của bài là gì?

+ Tìm thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi

- GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS giải thích cách làm tại sao lại điền như vậy

GV lưu ý HS kiểm tra kết quả bằng cách thực hiện ngược lại từ phải sang trái.

- GV nhận xét, tổng kết

- HS quan sát mẫu, lắng nghe GV hướng dẫn và nhận biết.

- HS thực hiện trên bảng con

- HS trình bày cách làm

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu:

a) Đọc bảng nhân, chia

b) Đọc cặp phép tính tương ứng.

- HS thực hiện đọc cho nhau nghe

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện

- HS đọc phép tính, cả lớp nhận xét

- HS đọc bảng nhân, chia

- HS tìm hiểu và nhận biết yêu cầu: Tính nhẩm

- HS thực hiện nhóm đôi

- HS lắng nghe

- HS đọc bài và xác định

- HS làm bài cá nhân

- HS trình bày bài giải

a) Số cây 4 tổ trồng được là

4 x 5 = 20 (cây)

Đáp số: 20 cây

b) Chuồng thỏ có tất cả số con thỏ là:

14 : 2 = 7 (con thỏ)

Đáp số: 7 con thỏ

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và nhận biết

- HS thảo luận nhóm đôi

- HS trình bày cách làm cách làm:

10 : 5 = 2 10 x 2 = 20

10 - 2 = 8 10 + 5 = 15

- HS tìm hiểu, nhận biết:

+ Yêu cầu của bài: Số?

+ Thực hiện lần lượt các phép tính từ trái sang phải

- HS thảo luận làm bài

- HS trình bày và giải thích cách làm

- HS lắng nghe

ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

- GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết:

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gi?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.

+ GV lưu ý HS đọc tên hình (của khỉ con) để tìm khỉ mẹ.

- GV sửa bài, mời HS trình bày và khuyến khích HS giải thích tại sao chọn như vậy.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV cho HS tìm hiểu bài và nhận biết:

+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm bốn: Thảo luận và làm bài.

- GV mời HS trình bày, khuyến khích HS giải thích cách làm (kết hơp với hình vẽ).

Ví dụ: a) HS chỉ vào bức tranh để xác định các loại đường.

b) Đo rồi đọc số đo, viết phép tính lên bảng, nói câu trả lời.

c) Xem đồng hồ, nói giờ, xoay kim đồng hồ để tính khoảng thời gian.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3

- GV cho HS nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu và cách thực hiện.

- GV yêu cầu HS thực hiện

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy.

- GV giúp HS hệ thống hoá mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.

Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT4

- GV giúp HS xác định khoảng thời gian 1 giờ hay 1 phút.

- GV yêu cầu HS nhóm bốn tìm hiểu bài, nhận biết:

+ Hình vẽ các việc làm quen thuộc. Xác định khoảng thời gian cần để thực hiện công việc đó.

- GV yêu cầu HS thực hiện làm bài

- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách làm.

Ví dụ: Đánh răng trong 1 phút (vì việc đánh răng diễn ra nhanh,...).

- GV nhận xét phần trình bày của HS

* Thử thách

- GV cho HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm.

- GV sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm).

- Sau khi sửa bài, GV giáo dục HS ăn uống hợp lí, tránh thừa cân, béo phi, nói vài tác hại của béo phì.

Nhiệm vụ 5: Hoạt động nhóm hai, hoàn thành BT5

- GV cho HS thực hiện theo nhóm

+ Một HS xếp 1 hình.

+ GV lưu ý HS có thể xếp hình theo mẫu trong SGK, cũng có thể xếp hình một người đang vận động khác mà em thích.

- Khi đã xếp xong, GV khuyến khích các em tưởng tượng và mô tả.

Ví dụ: Đầu là hình vuông, thân lả hình tam giác, chân là hình tứ giác ,...

- GV mở rộng, giáo dục HS tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, trí óc minh mẫn ,...

* Đất nước em

Các phiến đá có dạng hình khối trụ

- GV giới thiệu: Ghềnh Đá Đĩa (ở tỉnh Phú Yên), không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn được biết đến với địa danh Ghềnh Đá Đĩa tuyệt tác của thiên nhiên.

* Hoạt động thực tế

- GV hướng dẫn HS tìm vị trí tính Phú Yên trên bản đồ (SGK trang 114)

- HS thảo luận nhận biết:

+ Có 7 khỉ con, mỗi khỉ con gắn với một hình; có 7 khỉ mẹ, mỗi khỉ mẹ cầm bảng tên gọi một hình)

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

- HS thảo luận và làm bài

- HS trình bày và giải thích

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu, nhận biết

+ Có 3 con đường để giúp bạn Sên băng qua sông: đường đỏ, đường vàng và đường xanh lá. Có 2 đồng hồ ở 2 bờ sông.

+ HS đọc yêu cầu của bài toán

a) Nhận dạng, xác định đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc.

b) Đo rồi tính.

c) Xem đồng hồ.

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ vói bạn.

- HS trình bày và giải thích

a) Cầu màu xanh lá có dạng đường cong

Cầu màu vàng có dạng đường thẳng

Cầu màu đỏ có dạng đường gấp khúc

b) HS đo và tính kết quả

c) Sên bắt đầu lúc 8 giờ 15 phút

Sên qua khỏi cầu lúc 8 giờ 30 phút

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nhận biết: Đổi đơn vị đo

- HS thực hiện

- HS trình bày và giải thích

+ 1 km = 1000 m

1 dm = 10 cm

1 m = 10 dm = 100 cm

- HS lắng nghe GV hệ thống

- HS xác định các khoảng thời gian 1 giờ hay 1 phút

- HS thảo luận nhóm bốn tìm hiểu và nhận biết

- HS thực hiện làm bài

- HS trình bày và giải thích

- HS lắng nghe

- HS tìm hiểu và xác định việc cần làm: Giải bài toán

- HS trình bày bài giải:

Bạn đó thừa số ki-lô-gam là:

35 – 29 = 6 (kg)

Đáp số: 6 kg

- HS lắng nghe

- HS thực hiện xếp hình

- HS quan sát các tờ lịch và trả lời

- HS tưởng tượng và mô tả

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS xác định vị trí trên bản đồ

ÔN TẬP: BIỂU ĐỒ TRANH

CÓ THỂ, CHẮC CHẮN, KHÔNG THỂ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học

Cách tiến hành

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1

a) Thu thập, phân loại, kiểm đếm và thể hiện kết quả đếm trên một bảng cho sẵn.

• Thu thập

GV giới thiệu: Tìm hiểu về rau củ thu hoạch ở vườn nhà bác Năm trong một ngày, người ta thu thập được số lượng như hình vẽ (SGK trang 111).

• Phân loại

- GV đặt câu hỏi:

+ Người ta phân loại rau củ thành mấy loại? Kể tên.

• Kiểm đếm

- GV yêu cầu HS đếm số lượng của mỗi loại rau củ và ghi chép kết quả đếm.

- GV mời HS thông báo kết quả, GV viết trên bảng lớp.

• Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn.

Đặt vào khung: 1 / cái (trái, củ)

b) Đọc và nhận xét đơn giản biểu đồ tranh.

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời câu hỏi (HS nói cho nhau nghe).

- Sửa bài, GV mời HS lên bảng trình bày thao tác trên bảng lớp, khuyến khích HS giải thích.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV cho nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả và khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy.

- GV nhận xét

* Đất nước em

- GV cho HS Đếm các loại rau củ trong hình (liệt kê/kể tên để đếm cho dễ).

- GV giới thiệu: Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều tài nguyên thiên nhiên, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng cùa Việt Nam, một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sàn phẩm rau và hoa. Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa anh đào”, ...

* Hoạt động thực tế

- GV hướng dẫn HS tìm vị trí tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ (SGK trang 114).

- GV: Mỗi bữa cơm em cần ăn nhiều rau củ sẽ tốt cho sức khoẻ (vì các loại rau củ cung cấp thêm vi-ta-min và dưỡng chất cho cơ thể).

- HS quan sát hình vẽ và lắng nghe GV giới thiệu

- HS trả lời:

+ 4 loại gồm: bắp cải, cà chua, cà tím, su hào

- HS đếm số lượng mỗi loại và ghi chép

- HS thông báo kết quả

Bắp cải: 5 cái; Cà tím: 6 trái; Cà chua: 7 trái; Su hào: 8 củ

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS trình bày và giải thích

Chỉ cần nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay: Cà chua nhiều hon cà tím 1 trái

- HS lắng nghe

- HS thảo luận và nhận biết yêu cầu của bài: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

- HS thảo luận thực hiện bài

- HS đọc kết quả và giải thích

a) chắc chắn (vì cả hai khối lập phương đều màu đỏ).

b) không thể (vì cả hai khối lập phương đều màu xanh).

c) có thể (vì có một khối lập phương màu đỏ và một khối lập phương màu xanh).

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình và đếm

- HS lắng nghe GV giới thiệu

- HS xác định vị trí trên bản đồ

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập về hình học: Tri giác các hình khối bằng xúc giác

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất: yêu nước

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống; Tự nhiên và Xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Một số hình khối để chơi

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng múa hát

B. THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS dùng tay nhận biết được các hình khối

Cách tiến hành:

Trò chơi: Dùng tay nhận biết các hình khối đã học.

GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi.

GV chia HS thành 2 hay 4 đội

Mỗi lần chơi: cử 1 hoặc 2 HS/đội.

Bịt mắt và dùng tay để tìm các hình khối theo yêu cầu (trong vòng 15 giây cho mỗi yêu cầu).

Ví dụ: Tìm khối lập phương (15’)

Tìm khối trụ (15’)

Lưu ý: GV có thể lắc chuông hoặc vỗ tay đễ làm hiệu cho HS biết lúc bắt đầu và kết thúc cho mỗi yêu cầu.

Kết thúc mỗi lần chơi, đội nào tìm được nhiều hình khối nhất thì thắng 1 trận.

Kết thúc trò chơi, đội nào có nhiều trận thắng nhất thì thắng cuộc.

* Hoạt động thực tế

- GV: Tìm những vật có dạng các hình khối dã học quanh nơi em ở

- HS cả lớp cùng múa hát

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tiến hành chơi theo đội

- HS thực hiện

KIỂM TRA CUỐI NĂM

1. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

a) Số liền sau số 789 là:

A. 787 B. 800 C. 790

b) Số thích hợp để điền vào ô trống 675 <

A. 756 B. 657 C. 567

2. Tìm số bị che

a) : 5 = 3 b) 10 x = 50

Số bị che là: ………… Số bị che là:………….

3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

a) 7 dm = ................. cm b) ………. cm = 9 dm

4. Những câu bình nói là có thể hay không thể xảy ra? Em hãy điền dấu (✓) vào các câu đúng.

a) Mình đã xếp được nhiều hơn 45 ngôi sao và ít hơn 47 ngôi sao.

Có thể không thể

b) Mình đã xếp được ít hơn 20 ngôi sao và nhiều hơn 24 ngôi sao

Có thể không thể

5. Đặt tính rồi tính.

39 + 47 83 – 28 537 + 361 786 - 501

6. Tính:

4 x 5 + 18 = ………………………………..

= ………………………………..

7. Viết phép tính và kết quả vào chỗ chấm

Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:.................................

8. 45 kg gạo chia đều vào 5 bao. Hỏi mỗi bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

9. Vẽ thêm kim giờ và kim phút để đồng hồ chỉ giờ phù hợp.

7 giờ 30 tối, em ngồi vào bàn ôn bài