Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết về Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

1. Tình hình chính trị

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp:

  • Vua, chúa ăn chơi, phung phí tiền của.
  • Quan lại, binh lính đục khoét nhân dân.
  • Ruộng đất bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.
  • Nhà nước không chú trọng thủy lợi.
  • Đánh thuế nặng các loại hàng hóa.

- Hậu quả:

  • Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút.
  • Đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xảy ra nạn đói.

=> Nhân dân nổi dậy đấu tranh.

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

- Các cuộc khởi nghĩa lớn:

  • Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737).
  • Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770).
  • Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751).
  • Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751).
  • Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).

- Kết quả: Thất bại

- Ý nghĩa:

  • Làm lung lay chính quyền phong kiến Họ Trịnh.
  • Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
  • Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây mở đầu cho phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là cuộc khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ở Sơn Tây (1737).

Câu 2:  Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lê Duy Mật là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại chúa Trịnh vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa được hình thành và phát triển cùng với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và được gộp chung vào phong trào này. Ông là hoàng thân nhà Hậu Lê, con thứ vua Lê Dụ Tông. Cuộc khởi nghĩa của ông nổ ra ở Thanh Hóa.

Câu 3:  Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự suy sụp trên tất cả các lĩnh vực.

Câu 4: "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.

Câu 5: Khởi nghĩa của Lê Duy Mật diễn ra ở đâu? Kéo dài bao nhiêu năm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khởi nghĩa của Lê Duy Mật diễn ra ở Thanh Hóa và Nghệ An và kéo dài hơn 30 năm.

Câu 6:  Vị thủ lĩnh nào còn có tên là "quận He"?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Quận He" là tên thủ lĩnh Nguyễn Hữu Cầu vì ông là người bơi rất giỏi.

(He - tên một loài cá ở Biển Đông)

Câu 7: Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài có điểm gì nổi bật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào tình trạng suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

Câu 8: Ai là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam vào thế kỉ XVIII?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam vào thế kỉ XVIII. 

Câu 9:  Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như bùn nhìn trong bộ máy cầm quyền.