Ấn Độ thời phong kiến

Ấn Độ thời phong kiến

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ấn Độ thời phong kiến

Lý thuyết về Ấn Độ thời phong kiến

1. Những trang sử đầu tiên (Giảm tải)

2. Ấn Độ thời phong kiến

- Thời kì Vương triều Gúp-ta (TK IV-VI):

  • Ấn Độ bước vào thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi; thủ công nghiệp phát triển: luyện kim, dệt,...
  • Đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta suy yếu và bị diệt vong.

- Vương triều Hồi giáo Đê-li (TK XII – XVI)

  • Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn, lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li.
  • Chính sách: Quý tộc Hồi giáo cướp đoạt ruộng đất của người Ấn Độ. Thi hành chính sách cấm đạo Hin-đu.

=> Mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.

- Vương triều Mô-gôn:

  • Đầu thế kỉ XVI, người Mông Cổ tấn công Ấn Độ, lập ra vương triều Ấn Độ Mô-gôn.
  • Vua A-cơ-ba thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa.

- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

3. Văn hóa Ấn Độ

- Chữ viết: ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính, là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.

- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.

- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,..

  • Kinh Vê-đa - bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà La Môn và Hin-đu giáo.
  • Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.

- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: A-cơ-ba (1556 – 1605) là ông vua kiệt xuất của vương triều nào ở Ấn Độ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 16, ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 – 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa Ấn Độ.

Câu 2: Vương triều Hồi giáo Đê-li thống trị Ấn Độ từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI là vương triều của người

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 16, đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII – XVI)

Câu 3: Công trình nào dưới đây là biểu hiện sự phát triển cao của nghề luyện kim ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ V ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 16, những cột sắt không rỉ, có khắc chữ ở gần Đê – li, những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m được đúc vào khoảng thế kỉ V đã chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim.

Câu 4: Vào giai đoạn nào người Ấn Độ đã biết sử dụng công cụ bằng sắt một cách rộng rãi ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 7 trang 16, thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.