Phương pháp thủy luyện

Phương pháp thủy luyện

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phương pháp thủy luyện

Lý thuyết về Phương pháp thủy luyện

Phương pháp thủy luyện (phương pháp ướt)

- Nguyên tắc: Dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch ${{H}_{2}}S{{O}_{4}},\,\,NaOH,\,NaCN$ để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn như Fe, Zn

- Áp dụng điều chế các kim loại sau Mg (thường là kim loại yếu như Cu, Ag, Hg..)

- Ví dụ: 

Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua $A{{g}_{2}}S$, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:

                              $A{{g}_{2}}S+4NaCN\to 2Na\left[ Ag{{\left( CN \right)}_{2}} \right]+N{{a}_{2}}S$

Sau đó, ion $A{{g}^{+}}$ trong phức được khử bằng kim loại Zn:

                             $Zn+2Na\left[ Ag{{\left( CN \right)}_{2}} \right]\to N{{a}_{2}}\left[ Zn{{\left( CN \right)}_{4}} \right]+2Ag$

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phương pháp thuỷ luyện thường dùng để điều chế các kim loại

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp thủy luyện:

Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu,...

- Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch \[{H_2}S{O_4},\,NaOH,\,NaCN...\] để hòa tan kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn như Fe, Zn, ...

=> Chọn kim loại có tính khử yếu từ Cu về sau trong dãy điện hóa.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại đều có thể được điều chế bằng cả 2 phương pháp (thủy luyện, điện phân dung dịch) là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dãy gồm các kim loại đều có thể được điều chế bằng cả 2 phương pháp (thủy luyện, điện phân dung dịch) là Fe, Cu.

Phương pháp thủy luyện:

\[\begin{gathered}
  Zn + FeS{O_4} \to ZnS{O_4} + Fe \hfill \\
  Zn + CuC{l_2} \to ZnC{l_2} + Cu \hfill \\ 
\end{gathered} \]

Phương pháp điện phân dung dịch:

\[\begin{gathered}
  Cu\,S{O_4} + {H_2}O \to Cu + {H_2}S{O_4} + 0,5{O_2} \hfill \\
  FeS{O_4} + {H_2}O \to Fe + {H_2}S{O_4} + 0,5{O_2} \hfill \\ 
\end{gathered} \]

Câu 3: Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương pháp thủy luyện được dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu như Au, Ag, Hg, Cu => Chọn kim loại có tính khử yếu.

Câu 4: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

\[Zn + CuS{O_4} \to ZnS{O_4} + Cu\] là phương pháp thủy luyện ( kim loại mạnh đẩy kim loại yếu)

Câu 5: Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chọn phương pháp thủy luyện

Ví dụ: \[Zn + CuC{l_2} \to ZnC{l_2} + Cu.\]