III. Chống ăn mòn kim loại
1. Phương pháp bảo vệ bề mặt (cách li)
- Phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác che kín toàn bộ bề mặt kim loại.
Ví dụ: các đồ vật làm bằng sắt thường được phủ 1 lớp sơn chống gỉ.
2. Phương pháp điện hóa
- Phương pháp bảo vệ điện hóa là dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật hi sinh để bảo vệ vật liệu kim loại. Vật hi sinh đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn.
Ví dụ: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu ngâm trong nước biển. Vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe (có trong thép) nên Zn bị nước biển ăn mòn thay cho thép
Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khi đốt...) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại Zn.
Trên cửa của các đập nước bằng thép ( là hợp kim của Fe và C) thường gắn thêm Zn mỏng làm kim loại hi sinh để bảo vệ sắt. Vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe và có tốc độ ăn mòn chậm.
Tấm thép được bảo vệ bằng phương pháp điện hóa.
Để hạn chế sự ăn mòn con thuyền đi biển bằng thép, người ta gắn vào vỏ thuyển (phân ngâm dưới nước) tấm kim loại Zn do Zn có tính khử mạnh hơn Fe nhưng tốc độ ăn mòn của kẽm tương đối nhỏ nên vỏ tàu được bảo vệ trong thời gian dài.
Giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch, phủ một lớp sơn dầu không có bùn đất bám vào → như vậy kim loại được cách ly với dung dịch chất điện ly trong môi trường.
Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp Sn để ngăn cản vật tiếp xúc với các chất điện ly trong môi trường → bảo vê bề mặt