Nhân tố sinh thái

Nhân tố sinh thái

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nhân tố sinh thái

Lý thuyết về Nhân tố sinh thái

Nhân tố sinh thái

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

VD:  Về giới hạn sinh thái ở cá rô phi

 

http://img.toanhoc247.com/picture/2016/0217/tranh-3-gioi-han-sinh-thai-nhiet-do-500_1.jpg

Ổ sinh thái

Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

Các loài chim chích có ổ sinh thái khác nhau trong cùng một nơi ở 

Ví dụ về các ổ sinh thái :

 - Giới hạn sinh thái về ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của loài cây khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.

Ý nghĩa:

+ Giảm cạnh tranh.

+ Tăng khả năng sử dụng nguồn sống.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Môi trường là tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật mà tại đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.  -SGK cơ bản lớp 12 trang 150

Câu 2: Sinh vật rộng nhiệt là loài sống:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Rừng lá rộng theo mùa thuộc vĩ độ trung bình có sự chênh lệch nhiệt độ về ngày đêm và từng mùa lớn.

Câu 3: Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi VN là 5,6 độ - 42 độ C. - SGK cơ bản lớp 12 trang 151

Câu 4: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.

II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.

III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cả 4 ý cùng đúng.

Đây là kiến thức cơ bản, các em xem lại SGK Sinh học 12.

Câu 5: Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta thường gặp ếch nhái, rắn ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Mùa đông khí hậu lạnh giá, các loài ếch nhái là động vật biến nhiệt => sống trong các hốc đá ven đê hay gốc cây cổ thụ

Câu 6: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK cơ bản lớp 12 trang 150
Môi trường sống bao gồm tất cả những nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động khác của sinh vật

Câu 7: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: là thế giới sinh vật của môi trường, là những mối quan hệ tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật sống xung quanh. 

 

Câu 8: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành các …. khác nhau.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đó là sự hình thành các ổ sinh thái khác nhau -SGK cơ bản lớp 12 trang 152

Câu 9: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6ºC đến 42ºC. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhiệt độ 5,6ºC gọi là giới hạn dưới, 42ºC gọi là giới hạn trên.-SGK cơ bản lớp 12 trang 151.

Câu 10: Nhân tố sinh thái hữu sinh

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhân tố hữu sinh chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể nên gọi là nhân tố  phụ thuộc mật độ quần thể.   

Câu 11: Những sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
I. Vi sinh vật II. Chim III. Con người IV. Thực vật V. Thú VI. Ếch nhái, bò sát

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thú (trong đó có người) và chim là sinh vật hằng nhiệt.

Câu 12: Ổ sinh thái của một loài là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép để loài tồn tại và phát triển. (SGK cơ bản lớp 12 trang 152).

Câu 13: Điều kiện nào dưới dây đưa đến cạnh tranh loại trừ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi trùng nhau về nguồn thức ăn và nơi kiếm ăn => sẽ dẫn đến cạnh tranh loại trừ

Câu 14: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoảng thuận lợi: Là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. (SGK cơ bản lớp 12 trang 151).

Câu 15: Giới hạn sinh thái là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK cơ bản lớp 12 trang 151.

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

Câu 16: Loài biến nhiệt là những loài:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Sinh vật biến nhiệt: thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường (các loài vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, lưỡng cư, cá, bò sát)

Câu 17: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những loài hằng nhiệt: Có thân nhiệt ổn định, độc lập với biến đổi của nhiệt độ môi trường (chim, thú).