Công dân với các quyền dân chủ

Công dân với các quyền dân chủ

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Công dân với các quyền dân chủ

Lý thuyết về Công dân với các quyền dân chủ

a. Khái niệm

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung quyền bầu cử và quyền ứng cử  vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

- Quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

 + Đủ 18 tuổi: bầu cử.

 + Đủ 21 tuổi: ứng cử.

- Trường hợp không được thực hiện quyền:

 + Bầu cử: 

  • Bị tước quyền.
  • Chấp hành phạt tù.
  • Tạm giam.
  • Mất năng lực hành vi dân.

+ Ứng cử:

  • Không thuộc diện bầu cử.
  • Đang bị khởi tố hình sự.
  • Chấp hành án, quyết định hình sự.
  • Chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục.

- Cách thực hiện:

 + Nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng.

 + Trực tiếp và bỏ phiếu kín.

 + Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

* Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử  vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

- Là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để hình thành cơ quan quản lý Nhà nước.

- Nhân dân thực hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.

- Sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị và quyền con người.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Hiến pháp nước ta quy định người đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.

Câu 2: Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 69: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

Câu 3: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong pham vi vi cả nước.

Câu 4: Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 70: Theo nguyên tắc bầu cử bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau, đều được tự do và độc lập thể hiện trực tiếp sự lựa chọn của mình với những người trong danh sách ứng viên bằng cách tự viết phiếu, tự bỏ phiếu vào hòm kín.

Câu 5: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 69: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Câu 6: Hiến pháp nước ta quy định người có độ tuổi nào dưới đây có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.

Câu 7: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Những việc dân bàn và dân quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

Câu 8: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo mấy nguyên tắc ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo bốn nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 9: "Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.

Câu 10: Công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử đúng pháp luật là công dân thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quyền

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Nhóm quyền dân chủ cơ bản của công dân gốm : quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Vậy, công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử đúng pháp luật là công dân thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quyền dân chủ.

Câu 11: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

Câu 12: Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quyền bầu cử của công dân là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị.

Câu 13: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng con đường nào sau đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường là tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây, không phải ý nghĩa của quyền bầu cử, ứng cử?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thực hiện ý chí và nguyện vọng của mình, thông qua các đại biểu đại diện cho nhân dân ở Trung ương và địa phương do mình bầu ra. Như vậy, trừng trị hành vi vi phạm pháp luật không phải ý nghĩa của quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 15: Quyền bầu cử của công dân được quy định:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 69: Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Câu 16: Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Như vậy, công khai không phải nguyên tắc bầu cử.

Câu 17: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử trừ trường hợp bị pháp luật cấm.

Câu 18: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12: Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.

Câu 19: "Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế." thuộc nội dung nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế." thuộc nội dung ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

Câu 20: "Quy định về người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân" thuộc vấn đề nào sau đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Giáo dục công dân 12, nội dung quyền bầu cử, ứng cử quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.

Câu 21: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử là: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù; người đang bị tạm giam; người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 22: "Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân" thuộc vấn đề nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, nội dung quyền bầu cử, ứng cử quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.

Câu 23: Nội dung nào dưới đây, không phải ý nghĩa của việc công dân thực hiện đúng đắn các quyền bầu cử, ứng cử theo quy định của pháp luật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 72: Việc công dân thực hiện đúng đắn các quyền bầu cử và ứng cử theo các nguyên tắc và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta, thể hiện sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước. Như vậy, thể hiện sự tự do ngôn luận của công dân trong mọi vấn đề xã hội. không phải ý nghĩa của quyền bầu cử, ứng cử cuả công dân.

Câu 24: Độ tuổi tối thiểu để công dân thực hiện quyền bầu cử là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử.

Câu 25: Công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiến pháp quy định, công dân từ đủ 18 tuổi có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân.