Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Lý thuyết về Dãy hoạt động hóa học của kim loại

DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

I. Cách xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại

1. Thí nghiệm 1

            Cho đinh sắt vào dung dịch $CuS{{O}_{4}}$ (ống nghiệm 1) và cho mẩu dây đồng vào dung dịch $FeS{{O}_{4}}$ (ống nghiệm 2)

Hiện tượng: - Ở ống nghiệm 1, màu xanh của dung dịch đồng nhạt dần do sắt đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối: \[Fe+CuS{{O}_{4}}\to FeS{{O}_{4}}+Cu\]

- Ở ống nghiệm 2, không có hiện tượng gì do đồng không thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối

Kết luận:  Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. Ta xếp Fe trước Cu: Fe, Cu

2. Thí nghiệm 2

            Cho đinh sắt và lá đồng vào hai ống nghiệm (1) và (2) đựng dung dịch HCl.

Hiện tượng: - Ở ống nghiệm (1) có nhiều bọt khí thoát ra do sắt đã đẩy hiđro ra khỏi dung dịch HCl: $Fe+2HCl\to FeC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}$  

- Ống nghiệm 2: không có hiện tượng gì. Chứng tỏ đồng không đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch

Kết luận: Sắt đứng trước hiđro và đồng đứng sau hiđro: $Fe,\,\,H,\,\,Cu$

3. Thí nghiệm 3

             Cho mẩu natri và đinh sắt vào hai cống (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein

Hiện tượng: - Ở cốc (1) natri nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần. Dung dịch có màu đỏ do Na tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm

            $2Na+2{{H}_{2}}O\to 2NaOH+{{H}_{2}}$

- Ở cốc (2) không có hiện tượng gì

Kết luận:  Natri hoạt động hóa học hơn sắt

II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

            Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học:

    $K,\,\,Na,\,\,Ba,\,Ca,\,\,Mg,\,\,Al,\,Zn,\,\,Fe,\,\,Ni,\,\,Sn,\,\,Pb,\,\,(H),\,\,Cu,\,\,Hg,\,\,Ag,\,\,Pt,\,\,Au\,$

III. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.

1. Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng hiđro

                         $2Na+2{{H}_{2}}O\to 2NaOH+{{H}_{2}}$

2. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit HCl và ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$ loãng giải phóng ${{H}_{2}}$

            3. Kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca, Ba) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhóm kim loại có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: K, Na, Ca, Ba

Sản phẩm tạo thành là dung dịch kiềm và khí hiđro

Câu 2: Nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí $ {{H}_{2}} $ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại có khả năng tác dụng với axit clohiđric

- Nhóm kim loại tác dụng được với axit HCl là: Mg, K, Fe, Al, Na

Câu 3: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dãy các kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là:

Cu, Zn, Al, Mg, K

Câu 4: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kim loại hoạt động mạnh nhất là Ba

Câu 5: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cặp chất không xảy ra phản ứng là: $ Fe+ZnC{{l}_{2}} $

Do Fe hoạt động hóa học kém hơn Zn nên không thể đẩy Zn ra khỏi muối.

Câu 6: Kim loại nào tan được trong nước ở ngay nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kim loại tan được trong nước ở ngay nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro:

$ 2Na+2{{H}_{2}}O\to 2NaOH+{{H}_{2}} $