Vệ sinh hô hấp

Vệ sinh hô hấp

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vệ sinh hô hấp

Lý thuyết về Vệ sinh hô hấp

I, Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại

Image result for Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp

II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

- Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh: Tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé giúp tăng thể tích lồng ngực từ đó tăng dần dung tích sống.

- Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài.

- Tích cực tập thể dục thể thao, phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé, để có dung tích sống tốt

- Hiệu quả trao đổi khí còn phụ thuộc vào hệ tuần hoàn. Nếu như dung tích sống lớn, sự thông khí ở phổi tốt mà tim không có khả năng bơm đủ số máu cần thiết tới phổi hay máu không đủ số hồng cầu để tiếp nhận ${O_2}$… thì cơ thể sẽ trong tình trạng thiếu ${O_2}$ và ứ đọng $C{O_2}$

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần:

+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở

+ Nói không với thuốc lá

Câu 2: Đường dẫn khí của hệ hô hấp sẽ không thể lọc sạch bụi nếu lượng bụi đạt ngưỡng bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi có nhiều quá 100000 hạt/ml không khí sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí gây bệnh bụi phổi.

(Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 8)

Câu 3: Thông thường ở người, dung tích sống đạt lý tưởng ở độ tuổi nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

< 25 tuổi ở nam và < 20 tuổi ở nữ.

Ở độ tuổi này, cơ và xương còn phát triển nên dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu, nhờ vậy mà dung tích sống đạt lý tưởng.

(Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 8)

Câu 4: Bệnh bụi phổi gây ra bởi tác nhân nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi có nhiều quá 100000 hạt/ml không khí sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí gây bệnh bụi phổi. Như vậy tác nhân bệnh bụi phổi chính là bụi.

(Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 8)

Câu 5: Chất nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nicôtin là chất độc có nhiều trong khói thuốc lá.

(Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 8)

Câu 6: Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

CO

Khí cacbon oxit (CO) có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong

(Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 8)

Câu 7: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ tuần hoàn.

Hiệu quả trao đổi khí còn phụ thuộc vào hệ tuần hoàn. Nếu như dung tích sống lớn, sự thông khí tốt ở phổi mà tim không có khả năng bơm đủ số máu cần thiết tới phổi hay máu không đủ số hồng cầu để tiếp nhận $ {{O}_{2}} $ … thì cơ thể vẫn trong tình trạng thiếu $ {{O}_{2}} $ và ứ đọng $ C{{O}_{2}} $ .

Câu 8: Đối với hệ hô hấp, dung tích sống đạt lí tưởng khi nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dung tích sống lí tưởng: Khi dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu.

(Kiến thức cơ bản trong SGK)

Câu 9: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ N{{O}_{2}} $

Các khí thuộc loại Nitơ ôxit $ N{{O}_{x}} $ (có nhiều trong khí thải ô tô) có tác động thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao.

(Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 8)

Câu 10: Cho các hoạt động dưới đây: 1. Trồng cây xanh. 2. Xả rác đúng nơi quy định. 3. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi. 4. Xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp. Có bao nhiêu hoạt động góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có 3 hoạt động góp phần bảo vệ đường hô hấp là:

+ Trồng cây xanh

+ Xả rác đúng nơi quy định

+ Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi

Xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp sẽ làm tăng cường các khí thải độc hại, ảnh hưởng đến hô hấp chứ không có vai trò bảo vệ.

Câu 11: Ở hệ hô hấp, dung tích sống là gì?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà cơ thể hít vào và thở ra (Khái niệm cơ bản).