Điều kiện xảy ra sự ăn mòn

Điều kiện xảy ra sự ăn mòn

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Điều kiện xảy ra sự ăn mòn

Lý thuyết về Điều kiện xảy ra sự ăn mòn

1. Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học 

- Có hai điện cực, có thể là cặp Kim loại - Kim loại, Kim loại - Phi kim, Kim loại - Hợp chất hóa học. Kim loại có thế điện cực nhỏ hơn là cực âm, và bị ăn mòn.

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch các chất điện ly.

Trong thực tế quá trình ăn mòn điện hóa học diễn ra rất phức tạp, có thể bao gồm cả sự ăn mòn hóa học và sự ăn mòn điện hóa.

2. Ví dụ: 

Nhúng thanh Zn và Cu được nối với nhau bằng 1 dây dẫn vào cốc nước chứa dung dịch ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$. Thấy thanh Zn bị ăn mòn và có khí thoát ra nhanh hơn ở thanh Cu là do xảy ra sự ăn mòn điện hóa học.

Cực âm: Xảy ra sự khử : $Zn\to Z{{n}^{2+}}+2e$

Cực dương: Xảy ra sự oxi hóa : $2{{H}^{+}}+2e\to {{H}_{2}}$

Phản ứng chung của pin là : $Zn+2{{H}^{+}}\to Z{{n}^{2+}}+{{H}_{2}}$

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điều kiện xảy ra sự ăn mòn hóa học là:

Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại - phi kim hay kim loại - hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuấn nhỏ hơn là cực âm.

Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

Câu 2: Cho viên bi Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian, tốc độ ăn mòn sắt sẽ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cho viên bi vào ống đựng dung dịch HCl theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn chậm dần cho bề mặt tiết diện, giả sử nếu như là bột sắt hay vụn sắt thì phản ứng với axit sẽ xảy ra nhanh hơn.

Câu 3: Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quá trình ăn mòn điện hóa:

- Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

- Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.